- Khánh Hòa: Hơn 2,5 tỷ đồng tặng cho quân dân huyện đảo Trường Sa (ĐĐK).
- Trung Quốc tráo trở hay logic độc bá biển Đông? (PN Today).
- Quân Trung Quốc bất ngờ tập trận hậu cần về đêm (PN Today). - Điếu Ngư – Tàu sân bay Trung Quốc đầu tiên? (VnMedia).
- Nhật Bản – Trung Quốc: Đảo nhỏ, tranh chấp lớn (AFP/GD&TĐ). - Thẩm vấn người Nhật lên đảo Senkaku/Điếu Ngư (VnMedia). - Nhật xoa dịu Trung Quốc (VNE). - Dân TQ biểu tình chống Nhật vì đảo tranh chấp (TT). - Mỹ, Nhật tập trận chung (VNE). - Một lý giải khác về cuộc tranh chấp vùng biển Đông Á(PNTP).
- Indonesia hợp tác với Trung Quốc sản xuất tên lửa chống tàu (Petrotimes).
- Nghệ An dừng việc thi công hầm thủy điện Nậm Pông (TTXVN). - Công nhân khoan trúng mìn khiến sập hầm thủy điện (VNE). - Sập hầm thủy điện: Nạn nhân bàng hoàng kể phút sinh tử (VTC).
- Thêm chuyện lạ quanh cây cầu tai tiếng nhất Hà Nội? (PN Today). - Quốc lộ “rùa bò”, tăng vốn hơn 650 tỷ rồi…sửa (VNN).
- Đổ lỗi cho nhau về ‘hố địa ngục’ (ĐV). - “Đường Lê Văn Lương nứt đôi do nền rỗng!” (VnMedia). - Hố “tử thần” trên đường Lê Văn Lương vẫn tiếp tục sụt lún (TN).
- Bán hàng đa cấp: Sẽ không để “tự tung tự tác” như hiện nay (VH). - Thanh Hóa bắt 1 giám đốc chi nhánh công ty MB24 (TTXVN).
- Ông Dương Trung Quốc: “Nên coi mại dâm là loại kinh doanh có điều kiện” (PN Today).
- Bà Cốc Khai Lai có thể thoát án tử hình? (Infonet). - Bản án cho vợ Bạc Hy Lai bị hoài nghi (VNE). -‘Chiếc ghế hổ’ ở Trùng Khánh (VNE).
KINH TẾ- Thống đốc lý giải nợ xấu cao (VnEco).
- Tăng trưởng tín dụng đã đạt trên… 1% (VnEco).
- CPI Hà Nội tăng cao nhất 6 tháng (VNE).
- Tài sản EVN phải đánh giá lại (VNE).
- Toàn cảnh kinh tế – tài chính VN 20-8-2012. - Tổng quan chuyển động ngành tài chính ngân hàng 20-8-2012. - Tổng quan chuyển động ngành BĐS 20-8-2012. - Vào chợ mỗi ngày TTCK 20-8-2012 (VF).
- Giá vàng trên các thị trường châu Á đã được đẩy lên (TTXVN). - Vàng SJC móp méo lại bị ép giá (VNE).
- Hy Lạp tạm thoát nguy cơ vỡ nợ (VNE).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Cải lương dành cho thiếu nhi: “Làm hoài nó sẽ sống!” (VH).
- Thi Vân Yên Tử: Câu chuyện cần đi đến hồi kết (ĐĐK). - “Tai nạn” từ… bạn văn (GD&TĐ).
- Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc: Liên hoan trong thầm lặng? (ĐĐK).
- Đạo diễn Việt kiều Victor Vũ: Đam mê làm phim ngay trên quê hương mình (ĐĐK). - Phim Việt gian nan đến gần công chúng (KP).
- NHỮNG ĐỘC ĐÁO CỦA MÀU THỜI GIAN – (Văn chương + ) - BÀI THƠ DUY NHẤT CÓ ĐƯỢC LỜI BÌNH CỦA CHÍNH TÁC GIẢ THI NHÂN VIỆT NAM - (Văn chương +).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Hội nghị Diên Hồng về dạy sử trong trường phổ thông (VH).
- Phỏng vấn GS Phạm Minh Hạc: Đào tạo tại chức: Mục đích dạy, học bị sai lệch (VOV).
- Chuyện ‘chào bán bản thân’ của những du học sinh xuất sắc (VNN). - Nhiệt huyết thủ khoa giảm nhiều bởi cơm áo mưu sinh.
- Choáng học phí ngất ngưởng mầm non công lập (VnMedia). - Mùa tựu trường: “Điệp khúc” đóng tiền mua máy điều hòa, máy chiếu (PNTP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- ‘Cần di chuyển hết cây xà cừ ra khỏi nội thành Hà Nội’ (Infonet).
- Taxi mù “chặt chém” du khách (TT).
- 5 người bất tỉnh trong bồn chứa giấy (VNE).
- Người Rục Lại ở hang (LĐ).
QUỐC TẾ- Bao giờ hòa bình quay về lại Syria? (VOV). - Phương Tây hối hả tuồn vũ khí vào Syria (VnMedia). - Nga tố phương Tây cấp vũ khí cho phe đối lập Syria (TTXVN).
- Mexico “thay máu” cảnh sát sân bay (NLĐ).
- Vì sao Ecuador dang tay bảo vệ ông chủ WikiLeaks? (DT). - Tại sao “đế chế” WikiLeaks sụp đổ?(CafeF).
Phòng chống DBHB: Khó khăn, thách thức càng lớn, càng phải kiên định
(nhắn với tờ QĐND là viết bài thì nên có dẫn nguồn số liệu thì mới thuyết phục được!!!)
QĐND - Thời gian gần đây, một số cá nhân ở trong nước và nước ngoài đã
lợi dụng tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn để
tung lên mạng các bài viết xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế của
Việt Nam. Họ nhận định rằng "nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái nghiêm
trọng, đang bên bờ vực sụp đổ khi hàng trăm nghìn doanh nghiệp bị phá
sản; hệ thống ngân hàng có nguy cơ sụp đổ, đang bị lợi ích nhóm dẫn dắt,
điều phối, gây mất cân đối toàn diện; nền kinh tế chủ đạo dựa vào các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã bị… chệch hướng... Một tờ báo điện tử ở
nước ngoài đã giật tít với tựa đề: “Sự cáo chung của sự thần kỳ Việt
Nam”, với những nhận định phiến diện về kinh tế đất nước, làm mất lòng
tin vào các chính sách kinh tế của Nhà nước Việt Nam.
Trong mấy năm gần đây, kinh tế thế giới luôn phải đối mặt với khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tạo nên vòng xoáy suy giảm
mới. Hàng loạt nền kinh tế từ Đông sang Tây, kể cả những nền kinh tế có
nền tảng phát triển vững chắc như Mỹ, các quốc gia châu Âu đều rơi vào
chu kỳ suy giảm mạnh, chật vật đối phó với chỉ số tăng trưởng âm, hàng
loạt ngân hàng sụp đổ, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao... Việt
Nam trong 26 năm đổi mới, với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hẳn
nhiên ngày càng trở nên dễ bị tổn thương khi kinh tế thế giới có biến
động.
Không thể phủ nhận thực tế là hiện nay, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khó
khăn và nảy sinh hàng loạt thách thức, nhưng không vì thế mà vội vàng
quy chụp rằng đường lối kinh tế Việt Nam là sai lầm. Nền kinh tế Việt
Nam dù đang gặp nhiều khó khăn, song nhìn chung nhiều chỉ tiêu vĩ mô vẫn
có những chuyển biến tích cực. GDP trong mấy tháng đầu năm 2012 có thấp
hơn trước đây và kế hoạch đề ra, song nền kinh tế từ đầu năm đến nay
vẫn tăng trưởng dương, tốc độ tăng GDP tính chung 6 tháng đầu năm đạt
4,38%. (GDP tăng nhưng mà lạm phát mấy năm nay phi như ngựa, thử hỏi sức mua đồng tiền từ năm 2007 đến nay còn lại bao nhiêu % - còn lấy GDP ra mà so thì tốc độ GDP của VN so với mấy ông ở Châu Phi vẫn còn kém nhé - không tin search Google mà xem!!!)
Trước những khó khăn, thách thức về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã có những nhận định, đánh giá chính xác tình hình và đề ra những chủ
trương lãnh đạo kịp thời, gắn liền với các giải pháp, biện pháp cụ thể,
đáp ứng những yêu cầu cấp bách và những đòi hỏi của nền kinh tế. Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, khóa XI (tháng 10-2011) đã quyết định
tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,
xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu thị trường tài chính, tái
cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội và Nghị quyết 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đồng thời thực hiện hàng loạt chính sách
hỗ trợ như: Các gói hỗ trợ doanh nghiệp; hoãn, giảm thuế, hạ lãi suất,
xử lý nợ xấu… Các giải pháp, tái cơ cấu nền kinh tế được Chính phủ triển
khai mạnh mẽ. Đặc biệt, Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 gắn liền với mục tiêu
cơ cấu DNNN hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, làm
nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực
lượng quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn
định kinh tế vĩ mô; nâng cao sức cạnh tranh.... Đề án cũng hướng đến sắp
xếp, giải thể, phá sản các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, gây nên rào
cản và sức ì đối với nền kinh tế. Chính phủ cũng đang triển khai tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng, sàng lọc và phát huy hiệu quả hoạt động ngân
hàng, giúp lưu thông dòng tiền trong nền kinh tế, thực hiện nghiêm những
chỉ đạo điều hành, quy định của chính sách tài khóa, tiền tệ.
Các Nghị quyết và điều hành hợp lý với chính sách tài khóa, tiền tệ đã
và đang phát huy hiệu quả. Điều đó thể hiện ở những tín hiệu tích cực
của nền kinh tế như lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm dần, từ
24% đến 26% của thời điểm cuối năm 2011, đến nay đã giảm xuống còn 11%
đến 16% tùy từng nhóm ngành, đối tượng. Nợ cũ của doanh nghiệp được Ngân
hàng nhà nước chỉ đạo đưa về mức lãi suất 15%/năm từ giữa tháng 7-2012,
nhằm chia sẻ khó khăn, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ xấu, vượt
khó khăn, phát triển sản xuất. Tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao
trên thế giới và trung bình của khu vực (GDP 6 tháng đầu năm 2012 tăng
4,38%); tình trạng nợ xấu từ 10% xuống còn dưới 8%; lạm phát năm 2012 dự
báo sẽ ở mức 6-7% và sẽ vẫn dừng ở mức 1 con số trong năm 2013. Tình
hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2012 vừa được Chính phủ họp đánh giá
đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra. Theo báo
cáo của Chính phủ, tính chung 7 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất
khẩu ước đạt trên 62,9 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Riêng
trong tháng 6-2012 đã đạt trạng thái xuất siêu khoảng 300 triệu USD.
Không chỉ thể hiện ở các chỉ số kinh tế, nhiều tổ chức quốc tế gần đây
đã đưa ra những nhận định tích cực về nền kinh tế Việt Nam, khẳng định
về triển vọng trung hạn, Việt Nam vẫn là nơi đầu tư ít rủi ro nhất, điểm
đến và sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức xếp
hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (Hoa Kỳ) đã vừa nâng triển vọng của
Việt Nam từ tiêu cực lên mức ổn định, các rủi ro về kinh tế vĩ mô và ổn
định tài chính đối với Việt Nam đã giảm xuống nhờ Chính phủ đã có các
biện pháp thắt chặt tài chính thành công. Ngày 23-7 vừa qua, Ngân hàng
quốc tế ANZ đã đưa ra dự báo về kinh tế Việt Nam, GDP sẽ tăng trưởng ở
mức 5,5 - 5,7% (so với mức 6 - 6,5% Quốc hội giao). Ngân hàng HSBC mới
đây cũng đưa ra nhận định nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó
khăn nhất.
Để tránh bị dao động trước những nhận định phiến diện, sai lệch về kinh
tế, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, nắm vững đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong điều hành kinh tế, cũng như
tiếp thu, quán triệt các nghị quyết về điều hành kinh tế vĩ mô, chính
sách tài khóa gắn liền với các giải pháp chủ yếu. Hơn nữa, mỗi cán bộ,
đảng viên cũng cần trang bị những kiến thức kinh tế, tài chính để đủ sức
“miễn dịch” trước luận điệu xuyên tạc, đánh giá thiếu khách quan của
các thế lực thù địch.
Trải qua gần một thế kỷ lãnh đạo đất nước, Đảng, Nhà nước ta thấu hiểu
hơn ai hết tầm quan trọng của việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự
chủ, vững mạnh để xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng-an ninh, đem lại
no ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và khu vực trong những năm đổi mới đã giúp Đảng, Nhà nước
ta luôn sáng tạo, đủ sức xử lý tốt các vấn đề nảy sinh, vượt qua những
biến động bất thường của nền kinh tế thế giới. Và đây không phải là lần
đầu tiên, những đối tượng cực đoan, thù địch lợi dụng tình hình kinh tế
để đưa ra những nhận định sai lệch, xuyên tạc, bóp méo sự điều hành kinh
tế của Đảng, Nhà nước, từ những đánh giá, dự báo về suy thoái về kinh
tế để tiến công vào đường lối chính trị, đường lối kinh tế của Đảng.
“Chiêu trò” đó thực ra cũng chỉ là kiểu nói bừa để lừa bịp mà thôi!
Trung Kiên
Nguồn: QĐND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét