Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI: Hàng ngàn hộ dân khổ vì… đất rừng giao trên... giấy!

Tấn Huỳnh Minh
Nguồn: tác giả gửi ttngbt blog


-Một diện tích đất mênh mông, nhưng lại giao chỉ trên... giấy tờ. Hơn 20 năm, qua nhiều đời lãnh đạo, lối ra vẫn bế tắc. Hậu quả, hàng ngàn hộ dân khốn khổ không hợp thức hoá được nhà đất, bị mất đất không có điều kiện sản xuất nhưng không được giải quyết
Ngày 17-12-1985, ông Trần Minh Chánh, phó chủ tịch UBND huyện Thống Nhất (nay là huyện Trảng Bom), ký quyết định số 176/QĐ-UBH giao 2.415ha đất cho Trạm trồng rừng TN, tại khu Sông Mây để trồng rừng.
Về mặt pháp lý, UBND huyện Thống Nhất ký quyết định số 176/QĐ-UBH là vượt thẩm quyền và vi phạm các khoản 2,3 mục V Quyết định số 201-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước quy định về việc giao đất và thu hồi đất
Về mặt thực tế, Quyết định 176 giao 2.415ha đất rừng cho TTR TN. Nhưng chỉ là giao chung chung trên giấy, hầu hết đất ấy do dân khai phá, dân quản lý hàng chục năm; việc giao đất không phân ranh, cắm mốc giới thực địa; tứ cận ghi trong quyết định lại không đúng thực tế và bao gồm luôn cả khu dân cư hiện hữu của người dân trước năm 1975, gồm luôn cơ sở tôn giáo, chợ, trường học... thành đất rừng (phía nam giáp quốc lộ 1A). Về phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, không phải đất rừng mà là ruộng lúa 2-3 vụ, thuộc cánh đồng Sông Mây. Đặc biệt còn bao gồm luôn 40,2 ha đất quốc phòng do đơn vị công binh C19 quản lý và khu dân cư Đồng Lách, xã Hối Nai 3 v.v.... (phía tây giáp TP.Biên Hoà)
Mặt khác như Trả lời cử tri của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Báo cáo số 195/BC-TNMT ngày 21/9/2006 trong quá trình quản lý, sử dụng đất trồng rừng được giao đơn vị không thực hiện đúng theo điều 3 của Quyết định 176/QĐ.UBH “Sau khi có quyết định, Trạm trồng rừng phải tổ chức đền bù công khai phá đất, hoa màu và các công trình khác. Việc đền bù về công khai phá đất đai, hoa màu và các công trình trên đất, trạm trồng rừng phải bàn bạc, thống nhất với UBND các xã và nhân dân để đền bù theo đúng chính sách Nhà nước đã ban hành. Tóm lại, UBND huyện Thống Nhất (cũ) được các cơ quan tham mưu không chính xác đã ký một quyết định vượt thẩm quyền, không sát với thực tế, đồng thời không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đúng như TT tỉnh khẳng định việc giao đất và quản lý sử dụng đất theo Quyết định 176 của UBND huyện Thống Nhất là "không được chặt chẽ, quá trình giao đất không kiểm tra thực tế, không thu hồi đất, không đền bù cho dân..., không xây dựng luận chứng quy hoạch sử dụng đất...", và không có sự điều chỉnh cụ thể đã dẫn đến tình trạng hàng ngàn hộ dân khốn khổ không hợp thức hoá được nhà đất, bị mất đất không có điều kiện sản xuất kể cả khiếu nại kéo dài cũng không được giải quyết.Đã vậy ngày 29/11/2011 một lần nữa UBND huyện Trãng Bom làm càn, thực hiện cưỡng chế bất hợp pháp, đàn áp cướp đất đang trồng cây tràm của 12 hộ gia đình con của Ông Huỳnh Văn Giáp tại ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trãng Bom tỉnh Đồng Nai.Việc cưỡng chế không có Quyết định cưỡng chế, chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như đã quy định tại các điều 29, 30 và 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và các bước tiếp theo đúng như quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai…Từ đó đã xâm hại nghiêm trọng đến tinh thần, tài sản cây trồng và quyền lợi hợp pháp của 12 hộ gia đình trên làm cho hơn 100 nhân khẩu lâm vào cùng khổ. Chính quyền của dân, do dân và vì dân như vậy sao???. Dùng quyền lực cướp đi mãnh đất do dân khai phá từ trước năm 1975, nơi mà gia đình từng nuôi giấu cán bộ CM nằm vùng và không bồi thường thỏa đáng là tàn nhẫn và vô đạo đức. Chính phủ Việt Nam có biết và có biện pháp xử lý hành vi tham nhũng áp bức người dân như ở Trãng Bom không???



















Cảm ơn t/g đã gửi bài.

-
Tham khảo 
Bài cách đây 5 năm , mà bây giờ ...
Thứ Năm, 12/04/2007 12:23
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI:

Hàng ngàn hộ dân khổ vì… đất rừng giao trên... giấy!

Thứ Năm, 12/04/2007 12:23

Một diện tích đất mênh mông, nhưng lại giao chỉ trên... giấy tờ. Hơn 20 năm, qua nhiều đời lãnh đạo, lối ra vẫn bế tắc. Hậu quả, hàng ngàn hộ dân khốn khổ không hợp thức hoá được nhà đất, khiếu kiện tùm lum; chính quyền địa phương cũng rối như tơ vò...

Chỉ quản lý được 330,7ha(?)
Năm 1982, huyện Thống Nhất (viết tắt là TN, một phần hiện nay là huyện Trảng Bom) thành lập Trạm trồng rừng TN, với chức năng trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. Ngày 17-12-1985, UBND huyện TN ra Quyết định số 176/QĐ.CT.UBH giao 2.415ha đất cho Trạm trồng rừng (TTR) TN, tại khu Sông Mây để trồng rừng.
Lẽ ra, sau khi có quyết định trên, TTR phải thực hiện tiếp nhận, quản lý 2.415ha đất và tiến hành trồng rừng. Song lạ lùng thay, từ lúc triển khai Quyết định 176, với 2.415ha, diện tích đất trồng rừng do TTR TN trồng và quản lý trên thực tế chỉ vỏn vẹn... 280ha!
Trái lại, phần lớn diện tích thuộc 2.415ha đất rừng trên, nay không hề thấy rừng đâu, chỉ thấy hàng trăm nhà máy, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp... mọc lên như nấm sau mưa.
Cụ thể, theo báo cáo của UBND huyện Trảng Bom, hơn 800ha đất thay vì trồng rừng, địa phương đã giao xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp... Khoảng 1.000ha thành các khu dân cư, chợ búa, trường học.
Và mới đây (30.6.2006), kết luận thanh tra của tỉnh xác định: Xí nghiệp giống cây trồng nguyên liệu giấy (thừa kế 2.415ha đất rừng từ TTR TN) chỉ quản lý trên thực tế có... 330,7ha đất rừng (?).
Đất trồng rừng - chỉ giao trên... giấy
Ông Huỳnh Kim Tấn - Phó Văn phòng UBND huyện Trảng Bom - bức xúc: Quyết định 176 nói là giao 2.415ha đất rừng cho TTR TN. Nhưng oái oăm, đó mới chỉ là giao chung chung trên giấy mà thôi. Không phân ranh, chẳng cắm mốc giới thực địa; tứ cận ghi trong quyết định lại không đúng thực tế.
Những khu dân cư hiện hữu từ trước năm 1975 cũng bị quy hoạch treo thành... đất rừng (?!).
Thí dụ: Phía nam giáp quốc lộ 1A lại bao gồm luôn cả khu dân cư hiện hữu của người dân trước năm 1975, gồm luôn cơ sở tôn giáo, chợ, trường học... thành đất rừng. Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, không phải đất rừng mà là ruộng lúa 2-3 vụ, thuộc cánh đồng Sông Mây. Bao gồm luôn 40,2 ha đất quốc phòng do đơn vị công binh C19 quản lý. Phía tây giáp TP.Biên Hoà là giáp khu dân cư Đồng Lách, xã Hối Nai 3 v.v...
Với những phi lý khi thực hiện Quyết định 176, thay vì TTR phải kiến nghị điều chỉnh, hoặc chính quyền địa phương huyện TN phải huỷ bỏ quyết định trên; đằng này, suốt 20 năm qua, TTR TN và những đơn vị kế thừa sau này vẫn không ý kiến gì, UBND huyện TN cũng... quên lửng quyết định giao đất trên giấy kể trên. Từ đó, mới phát sinh vô số hậu quả sau này...
Dân kêu trời, chính quyền kêu khổ!
Ông Đồng Văn Khiêm (ngụ xã Bắc Sơn) cho biết: "Chúng tôi không hiểu mấy ổng ngồi trên mây hay sao mà ra một quyết định xa lạ với thực tiễn đến vậy? Hậu quả là đất đai người dân không thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bởi chính quyền cho rằng, đất chúng tôi đã bị quy hoạch, giao cho TTR để trồng rừng".
Ông Huỳnh Kim Tấn - Phó Văn phòng UBND huyện Trảng Bom - than thở: "Thật khó xử cho chúng tôi lắm. Quyết định 176 giao đất là vậy, nhưng trên thực tế, đất ấy do dân khai phá, dân quản lý hàng chục năm nay. Hơn nữa, đã thành khu dân cư từ bao đời...
Vậy làm sao đây? Nếu cấp sổ đỏ cho người dân, thì vi phạm Quyết định 176. Nhưng nếu cứng nhắc, tuân thủ Quyết định 176, thì không sát thực tế, người dân khổ, họ khiếu kiện, khiếu nại tràn lan".
Chính vì vậy, huyện Trảng Bom sau này đã buộc phải "xé rào", cấp sổ đỏ cho các hộ sử dụng đất tại các khu dân cư, với 7.376 thửa đất, tương ứng 502,2ha đất. Tuy nhiên, vẫn không thể ổn định, khi mà Quyết định 176 vẫn tồn tại.
Hiện vẫn còn khoảng 1.000 hộ dân, với hơn 800 ha đất, tại các xã Hố Nai 3, Bình Minh, Bắc Sơn và thị trấn Trảng Bom chưa thể được cấp sổ đỏ, vì vướng Quyết định 176. Bên cạnh đó, khi TTR TN bị giải thể và thành lập Lâm trường nguyên liệu giấy Trị An (thuộc Sở NNPTNT), không còn trực thuộc huyện, việc bàn giao đất giữa TTR với lâm trường cũng không cụ thể ngoài thực địa, chỉ gói gọn trên... giấy.
Rồi từ Lâm trường nguyên liệu giấy thành Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ (thuộc Tổng Công ty Giấy VN), việc bàn giao trên cũng chỉ trên... sổ sách. Hậu quả tới hôm nay, vụ 2.415ha đất rừng trên giấy, đang là vấn nạn cho địa phương. Theo UBND huyện Trảng Bom: Đây là thể hiện sự thiếu trách nhiệm của tập thể lãnh đạo huyện TN lúc bấy giờ.
Theo Cao Hùng (Lao Động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét