Hệ
số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn - sản lượng. Hệ số này phản ánh
cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP.
Vốn là nhân tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là
một nền kinh tế phát triển dựa nhiều vào vốn như Việt Nam.
Trong
bài viết này, chúng tôi tập trung đưa ra kết quả tính toán hệ số ICOR
cho ba khu vực sở hữu để đánh giá khu vực nào là khu vực sử dụng vốn
hiệu quả nhất .
Theo
báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố
mới nhất cho năm 2011, GDP theo giá so sánh 1994 ước 584 nghìn tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư theo giá thực tế 877,9 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu
tố giá, có thể thấy vốn đầu tư theo giá so sánh ước khoảng 338.5 nghìn
tỷ đồng.
Về
mặt chuẩn tắc, hệ số ICOR phải được tính cho một giai đoạn, vì đồng vốn
thường có độ trễ và phải sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. Vốn
tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư
qua các năm, tính đến thời điểm đó. Theo quốc tế, để tính toán giá trị
vốn tại thời điểm nào đó, người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi
trừ đi khấu hao tài sản cố định
Xét
cả ba giai đoạn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt
động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực
này nhận được nhiều ưu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tư, và cũng là
khu vực được kỳ vọng nhiều về thu hút lao động và phát triển công nghệ.
Trong cả giai đoạn 2000-2011, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu
vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Còn xét trong giai đoạn 2006-2011,
phải bỏ ra tới 17,42 đồng vốn mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Cũng
cần lưu ý thêm, trong nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khu
vực FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như
tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ, còn công nghệ chủ yếu là lạc
hậu, đã khấu hao hết.
Đứng
thứ hai về mặt sử dụng vốn là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn
2000-2011, khu vực này bỏ ra 7,54 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng
thêm. Trong giai đoạn 2006-2011, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi
khi phải đầu tư 7,98 đồng mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.
Ấn
tượng nhất vẫn là khu vực ngoài Nhà nước. Mặc dù trong giai đoạn vừa
qua, khu vực này chịu tác động nhiều nhất của khủng hoảng kinh tế, chính
sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng, tiếp cận
nguồn vốn vay khó khăn... nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại hiệu quả
nhất. Ngay cả trong giai đoạn 2006-2011, mức đầu tư để tạo ra 1 đồng giá
trị tăng thêm của khu vực này cũng chỉ là 4,32 đồng. Đây phải chăng là
một nghịch lý khi với đóng góp vào GDP lên đến khoảng 50%, thực chất có
thể thấy khu vực ngoài Nhà nước lại là đầu tàu kéo cả nền kinh tế, dù
không được ưu đãi về mặt chính sách như khu vực doanh nghiệp Nhà nước và
FDI?
ICOR theo 3 khu vực sở hữu cho 3 giai đoạn từ 2000-2011
NGUYỄN VIỆT PHONG, BÙI TRINH
-Việt Nam đầu tư gần 11 tỷ đô la ra nước ngoài - VOA -
Tính tới cuối năm 2011, Việt Nam đã chi 10,8 tỷ đô la trong 627 dự án tại 55 nước và lãnh thổ trên thế giới, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố được Tân Hoa xã trích thuật ngày 6/1.
Trong số này, Lào là quốc gia chiếm nhiều nguồn vốn đầu tư từ Việt Nam nhất, với 3,4 tỷ đô la. Tiếp theo là Campuchea với 2,1 tỷ Mỹ kim, và Venezuela là đích đến thứ ba thu hút 1,8 tỷ đô la từ các nhà đầu tư Việt Nam.
Trong danh sách các nước có các dự án đầu tư quy mô lớn của Việt Nam còn có Nga, Malaysia, Peru, và Mozambique.
Các tập đoàn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam bao gồm tập đoàn dầu khí PetroVietnam, Viettel, và Tổng Công ty cao su Việt Nam.
Nguồn: The Jakarta Post, Xinhua
-- Cán cân quyền lực vàng thế giới đã thay đổi thế nào? (VnEconomy).- Giá bất động sản tăng gần 80% trong 3 năm (VnEconomy).-- Bộ trưởng Công thương: “EVN tăng giá điện 5% là có trách nhiệm với nhân dân” (DT). - Là n sóng sáp nhập ngân hàng bắt đầu? (ĐV).
- Bộ trưởng Cao Đức Phát ơi, cứu chúng tôi! (PLTP).- Cột tháp điện gió bị Mỹ kiện chống bán phá giá: Hàng Trung Quốc dưới lốt Việt? (SGTT).
- Máy bay A380 bị phát hiện có vết nứt — (BBC). - Xuất khẩu gạo năm 2012 sẽ gặp nhiều khó khăn (TTXVN).
- Kinh tế Nhật Bản có nguy cơ giảm phát trong 2012 (DVT/Bloomberg).
- Xa vời giấc mơ nhà thu nhập thấp (Tầm nhìn). - Lữ hành, khách sạn: Vẫn vướng nhiều quy định về tiền tệ (SGTT).
- Rau xanh, thực phẩm đội giá do rét (TQ). - Đầu tư sản phẩm xanh, một vốn bốn lời (SGTT). - Dịch vụ đổi tiền lẻ: Ngân hàng khó, “chợ đen” chặt chém (CAND).Sân bay Đồng Hới và nhiều cuộc tình “mang con bỏ chợ “ ! -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét