Người Mỹ vinh danh các tổng thống của mình bằng một ngày lễ vào giữa tháng Giêng. Trước ngày lễ này, họ thường nhắc đến một quyển sách của ông Anthony Pitch, một cư dân thủ đô Washington và là một hướng dẫn viên du lịch.
Ông Pitch hay tạo ấn tượng với du khách đến Washington bằng những câu đố có lời giải trong sách của ông.
Cuốn sách có tên “Exclusively Presidential Trivia” gồm hơn 650 câu hỏi cần phải động não mới có thể trả lời đúng về người đứng đầu ngành hành pháp Hoa Kỳ.
Ông Pitch cũng viết những cuốn sách khảo cứu về những đề tài như vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln và vụ binh sĩ Anh phóng hoả Washington năm 1814. Tuy nhiên cuốn sách về những câu đố tổng thống hoàn toàn dùng để vui chơi.
Ông Pitch đưa ra những sự kiện ít người biết đến để kích thích trí nhớ và khuyến khích mọi người quan tâm đến lịch sử. Chẳng hạn như những câu:
Lee Harvey đứng cách Tổng thống Kennedy bao xa khi bắn Tổng thống vào năm 1963 tại Dallas - giả sử như bạn tin là anh ta bắn Tổng thống Kennedy? Trả lời: 81 mét.
Tổng thống nào có hơi bất lịch sự khi đi thăm lâu đài Taj Mahal tại Ấn Độ đã la to lên để xem có nghe tiếng vang của ông hay không? Trả lời: Lyndon Johnson.
Bạn có biết Jimmy Carter đã từng làm việc tại Tòa Bạch Ốc với tư cách người đầu bếp trong chính quyền Franklin Roosevelt? Sự thật là như vậy nhưng ông này chỉ trùng tên với Tổng thống Jimmy Carter.
Hy vọng câu này bạn trả lời được: Có bao nhiêu thủ phủ các bang được đặt theo tên các tổng thống?
Một đồng nghiệp của tôi đoán 40. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ có 4: Jefferson City, bang Missouri; Lincohn, bang Nebraska; Madison, bang Wisconsin; và Jackson, bang Mississippi. Cũng có tên Clinton, bang Iowa, nhưng không phải là thủ phủ của bang.
Đây là câu hỏi cuối cùng: nếu cả hai tổng thống và phó tổng thống chết khi tại chức, ai thay thế?
Trả lời: Chủ tịch Hạ viện. Nói đến Chủ tịch Hạ viện thì ngay cả nhiều người Mỹ cũng không biết, tên của Chủ tịch Hạ viện hiện nay. Đó là ông John Boehner
Khoan đã, tại sao Bill Clinton, Jimmy Carter, hai cha con ông Bush và Tổng thống Obama không có hình trên con tem nào cả? Cho đến năm ngoái, Bưu điện Mỹ có một qui luật nghiêm nhặt là khi một người còn sống, kể cả tổng thống, thì người đó sẽ không xuất hiện trên con tem.
-
MỘT SỐ XU HƯỚNG ĐỊA-CHÍNH TRỊ CỦA THẾ GIỚI NĂM 2012-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM MỘT SỐ XU HƯỚNG ĐỊA-CHÍNH TRỊ CỦA THẾ GIỚI NĂM 2012 Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ sáu, ngày 6/1/2012 TTXVN (Pari 30/12) Theo các phân tích, bình luận trên tờ “Courrier International” và “The Economist” số ra mới đây, năm 2012 được xem là một năm quan trọng với những cuộc đối đầu, tranh luận về các ý tưởng, học thuyết. Trên bình diện tư tưởng, thông qua các cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga, Pháp, Mỹ, Vênêxuêla, Mêhicô, Đài Loan, Kênia, có thể cả ở Aicập, với Đại hội Đảng Cộng sản ở Trung Quốc, các cuộc đấu tranh giữa cánh Tả và cánh Hữu, giữa những tư tưởng dân chủ và các chế độ chuyên chế, sẽ diễn ra. Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng tài chính trong thế giới phương Tây làm mất đi tính chính đáng của học thuyết chủ nghĩa tư bản tự do, trong khi sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc làm dấy lên ý tưởng về ưu thế vượt trội của hệ thống một đảng lãnh đạo, khác với các tư tưởng đa nguyên, đa đảng của phương Tây.
Năm
2012, hơn bao giờ hết, các hệ tư tưởng, quan điểm sẽ đối đầu nhau. Ở
phương Tây, giới chính trị sẽ quay trở lại với chính sách tập trung giảm
thâm hụt ngân sách, với những lựa chọn khó khăn bắt buộc phải thực
hiện. Các chủ đề chính được nêu ra trong các cuộc bầu cử sắp tới, trong
cương lĩnh tranh cử của các ứng cử viên Tổng thống, không những chỉ chia
sẻ các thành quả của sự tăng trưởng, mà còn phải nêu lên tính cộng đồng
trách nhiệm, chia sẻ với nhau cả những nỗi đau, mất mát giữa các nước,
giữa các cộng đồng khi tất cả đều trong cơn khủng hoảng và tìm cách tháo
gỡ khó khăn.
2012
cũng sẽ là thời điểm để đưa ra các lập trường cứng rắn: Phe Cộng hòa Mỹ
bác bỏ mọi khoản thuế mới. Cánh Tả phương Tây lên án giới chủ ngân
hàng, trong khi cánh Hữu lên tiếng chỉ trích những thành phần quan liêu,
máy móc. Cuộc đối đầu về hệ tư tưởng này có thể sẽ buộc các nước phương
Tây thực hiện cải cách lĩnh vực công và các lĩnh vực kém hiệu quả. Tự
do hóa thị trường lao động, tự do hóa tài sản và dịch vụ ở châu Âu có
thể giúp mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế trở lại. Mỹ có thể bị buộc
phải giảm thâm hụt ngân sách, chấm dứt các thủ đoạn bầu cử và đưa ra các
biện pháp quyết liệt trong chính sách tiền tệ. Các cuộc cải cách, đối
đầu về tư tưởng trong thế giới phương Tây có thể cũng phải nhận những
quả đắng. Các cuộc nổi dậy, đụng độ của người dân với chính quyền ở Luân
Đôn, Aten trong năm 2011 chỉ là bước dạo đầu của một giai đoạn căng
thẳng về các vấn đề xã hội. Các chính sách siết chặt sự kiểm soát của
các nước phương Tây đối với người nhập cư và người nước ngoài cũng được
dự báo trước.
Tuy
nhiên, các nền dân chủ phương Tây không phải là những nước duy nhất bị
tấn công, chịu tác động nặng nề. Các chế độ chuyên chế cũng bị tấn công.
“Mùa Xuân Arập” đã xua tan tư tưởng cho rằng một số dân tộc không muốn
có nền dân chủ Mức thu nhập trung bĩnh trong một số vùng của Trung Quốc
đã đạt tới ngưỡng giống như người dân Hàn Quốc và Đài Loan một thời đòi
hỏi quyền tự do, dân chủ hơn nữa, khi điều kiện kinh tế tạm đủ. Các nhà
lãnh đạo Trung Quốc không những phải chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, mà còn phải quan tâm đến các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu như y tế và
giáo dục. Hoạt động của một số bộ máy công quyền trở nên bấp bênh và
nhiều -vấn đề nảy sinh: khoảng 40% số tiền vào túi các quan chức chính
quyền địa phương đến từ việc bán đất. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khóa
mới như ông Tập Cận Bình hiểu rất rõ những điểm yếu cốt tử của hệ thống
và nhiệm vụ của họ sẽ không hề dễ dàng. Cuộc tranh luận về các hệ tư
tưởng đang diễn ra. Các nền dân chủ đang có những lý lẽ tốt nhất, đặc
biệt ở những nước mới nổi. Từ Trung Quốc đến Braxin, qua Ấn Độ, những
nước đã biết dỡ bỏ các rào cản kinh tế, đã thành công trong việc mang
lại sự giàu có hơn cho người dân, song đồng thời khoảng cách giàu nghèo
cũng vì thế ngày càng tăng. Chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa bài ngoại
hay chủ nghĩa bảo hộ vẫn còn là những sự lựa chọn được yêu thích bất
chấp các sức ép chính trị. 2012 có thể là một năm nhiều khó khăn và
thách thức đối với nhiều nước và thế giới.
Sự trở lại của xu thế dân tộc chủ nghĩa
Năm
2012, các nhà lãnh đạo của các siêu cường, phần lớn phải tập trung cho
chiến dịch tranh cử, sẽ có xu hướng chú trọng đến các vấn đề trong nước,
thậm chí theo đuổi khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, và chính vì vậy, sẽ
có nhiều bất lợi cho các mối quan hệ quốc tế.
Kịch
bản kể trên gây nhiều, lo lắng, bởi năm 2012 sẽ đòi hỏi những nồ lực
hợp tác quốc tế rất lớn nhằm đưa thế giới thoát khỏi bầu không khí căng
thẳng của khủng hoảng kinh tế. Những nền tảng cơ bản của hệ thống toàn
cầu hóa có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vẫn
được chú ý và trông đợi nhiều nhất. Chính vì vậy, nước Mỹ trước cuộc bầu
cử tổng thống vào tháng 11/2012, hầu như không thể tiến tới ký kết một
hiệp ước quốc tế, dù trong lĩnh vực thương mại hay biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phải đối đầu với một ứng cử viên đảng Cộng
hòa chắc chắn sẽ lật lại vấn đề về vai trò truyền thống của nước Mỹ, vốn
được xem là nước bảo đảm cho hệ thống thương mại quốc tế.
Với
Trung Quốc, năm 2012 cũng là một năm quan trọng với những thay đổi về
ban lãnh đạo và chính trị trong nước theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa. Ở
thời điểm tương lai của đồng euro đang là trung tâm của cuộc thảo luận
kinh tế toàn cầu, toàn thế giới sẽ phải dõi theo tiến trình chính trị ở
châu Âu, cũng như cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Trong cuộc bầu cử sắp tới
ở Pháp, Tổng thống đương nhiệm Sarkozy đang ở thế yếu hơn so với ứng cử
viên của đảng Xã hội Hollande. Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu có thể
sẽ khiến ông Sarkozy chú ý hơn đến vai trò lãnh đạo trong Liên minh châu
Âu (EU) của Pháp, song đồng thời cũng phải có nhượng bộ trước những
quan điểm dân túy.
Sự
trở lại của ông Putin trên cương vị “Tổng thống Nga vào tháng 3/2012,
cũng sẽ đánh dấu sự quay lại của xu thế dân tộc chủ nghĩa trong bầu
không khí chính trị quốc tế. Nếu như Tổng thống Nga đương nhiệm Medvedev
đã chứng tỏ niềm tin của ông trong các mối quan hệ quốc tế và đã biết
làm việc với Mỹ nhằm tái khởi động quan hệ Nga-Mỹ, thì với ông Putin rõ
ràng là có sự thiếu tin tưởng và dễ mang tính khiêu khích hơn. Xu hướng
này sẽ quay lại trong quan hệ giữa Nga và quốc tế trong năm tới.
Trong
các nhà lãnh đạo của 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc, Thủ tướng Anh David Cameron dường như chắc chắn hơn cả sẽ nắm
quyền đến cuối năm 2012. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tống thống Pháp
Sarkozy sẽ phải tham gia cuộc tranh cử đầy rủi ro, mà cũng có thể họ
thất bại. Tại Nga và Trung Quốc, quá trình chuyển giao quyền lực, thông
qua bầu cử hay Đại hội Đảng, đã được báo trước. Ngoài các nước lớn, các
cuộc bầu cử từ Vênêxuêla đến Đài Loan, các thay đổi từ tầng lớp lãnh đạo
cấp cao trong năm 2012, có thể dẫn đến những tác động vượt ra khỏi
đường biên giới những nước này.
Quản trị châu Âu
Trong
cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), có hai
lĩnh vực đối đầu nhau: các thị trường và giới chính trị. Năm 2012, khi
các phe nhóm chính trị chia rẽ, thì cuộc khủng hoảng khu vực sẽ thêm
phần phức tạp hơn. Điều quan trọng là phải giải quyết các tranh chấp,
mâu thuẫn chính trị nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt khủng hoảng.
Năm
2012, các kế hoạch khắc khổ và cứu trợ dành cho châu Âu tiếp tục được
thực hiện, song hành với việc đổi mới và tăng cường quản lý đồng euro.
Vấn đề tạo ra các thể chế mới sẽ được đặt ra. Rất có thể một dạng như
Quỹ tiền tệ quốc tế thu nhỏ của châu Âu (EMF) sẽ được thành lập, được
cung cấp đủ vốn để cứu trợ các nước gặp khó khăn và dành cho các nước
này khoảng thời gian để thích ứng và phục hồi kinh tế. Một cỗ máy điều
tiết ngân hàng liên Âu và một quỹ cứu trợ có thể đảm bảo rằng các ngân
hàng lớn châu Âu sẽ không quá bị lệ thuộc vào sự suy yếu của các nước đi
vay dễ bị tôn thương nhất. Để ngăn cản các thị trường rơi vào tình
trạng bấp bênh hơn, EU có thể tổ chức một hệ thống cho vay tập trung,
nơi tất cả các nước có thể đáp ứng nhu cầu vay nợ của mỗi chính phủ. Tuy
nhiên, để có thể tạo ra chính sách chung đồng nhất trong châu Âu là rất
khó, với nhiều mâu thuẫn đan xen. Pháp và Đức có thể từ chối ủng hộ ủy
ban châu Âu nếu như họ không thực sự tin tưởng. Các nước nhỏ hơn trong
EU và Tòa án Hiến pháp Đức có thể chống lại việc thành lập một ủy ban
liên chính phủ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Nhiêu
nhà lãnh đạo quốc gia thành viên EU không thích vai trò của Nghị viện
châu Âu. Hơn nữa, nhiều chính phủ không thích các nước khác giám sát hay
xen vào lĩnh vực ngân sách công của họ. EU đã từng bị bóp chẹt trong 8
năm vì mưu đồ tái cấu trúc liên minh: trước hết là việc soạn thảo Hiến
pháp mới (từng bị bác bỏ và bị bỏ rơi), sau đó được làm mới bằng Hiệp
ước Lixbon, phải khó khăn lắm mới bắt đầu có hiệu lực vào năm 2009.
Trong việc cải cách khu vực đồng tiền chung châu Âu, cũng cần phải phác
thảo việc thành lập Quỹ tiền tệ châu Âu (EMF) và một Cơ cấu ngân hàng
châu Âu hiệu quả. Sau đó, cần tiến xa hơn nữa trong việc đề ra các chế
tài trừng phạt. Một số chế tài có thể được áp dụng ở cấp độ quốc gia. Ví
dụ có thể buộc các thành viên khu vực đồng euro đưa vào trong Hiến pháp
của họ mức trần thâm hụt ngân sách hay mức trần nợ công được phép, hay
buộc họ thành lập các cơ quan thống kê độc lập. Những chế tài mới sẽ cần
thiết cho việc xây dựng một hiệp ước mới và điều này cần có thời gian.
Giới phân tích cho rằng nếu khu vực đồng euro mắc sai lầm trong việc
giải quyết cuộc khủng hoảng trong năm 2012, thì chính từ khu vực này,
một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới sẽ bắt đầu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến
thế giới.
Xu hướng chung của một số ngành, lĩnh vực trên thế giới trong năm 2012
Triển
vọng kinh tế thế giới trong năm 2012 không mấy sáng sủa. Bộ phận phân
tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist dự báo tăng
trưởng kinh tế thế giới ở mức 3,3%, so với mức 3,7% năm 2011. Tuy nhiên,
nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới (tăng trưởng dưới 3%) vẫn rất cao.
Các nền kinh tế phát triển tiếp tục thụt lùi, đặc biệt ở châu Âu. Sự xói
mòn lòng tin của người tiêu dùng, các nhà đầu tư và giới kinh doanh, có
thể gây bất ổn các thị trường, vấn đề tiêu dùng và việc làm tiếp tục
đình trệ ở Mỹ, dù Oasinhtơn đang có kho dự trữ kỷ lục lên đến 2000 tỉ
USD. Trung Quốc đang nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng của thế giới và giữ sự
năng động của nền kinh tế. Thương mại thế giới có thể tăng 5,2% vào năm
2012, chỉ bằng 1/2 so với mức tăng năm 2010.
Trong
lĩnh vực quốc phòng, Mỹ sẽ tiếp tục chi nhiều hơn cho lĩnh vực này, dù
ngân sách Lầu Năm Góc sẽ giảm 5%, khoảng gần 700 tỉ USD vào năm 2012.
Đây là mức giảm ngân sách hàng năm đầu tiên kể từ những năm 1990. Ngân
sách quốc phòng Mỹ giảm có thể do việc rút quân ở Irắc và giảm đáng kể
sự hiện diện của quân Mỹ ở Ápganixtan. Các nước châu Âu cũng sẽ giảm
ngân sách quốc phòng. Trung Quốc cũng đã thông báo tăng ngân sách quốc
phòng, dù con số ngân sách hàng năm, có thể lên tới 150 tỉ USD, vẫn còn
là một ẩn số. Nga và Ấn Độ cũng sẽ tăng ngân sách quốc phòng, có thể cho
phép Nga đứng thứ ba thế giới về chi tiêu dành cho quổc phòng.
Trong
lĩnh vực năng lượng, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng khoảng 3%
trong năm 2012. Sự phục hồi sản xuất dầu lửa ở Libi và việc phát triển
khai thác dầu tại Irắc giúp làm tăng thêm thị phần dầu lửa của OPEC và
cho phép nguồn cung dầu lửa tăng nhanh hơn nguồn cầu. Vì vậy, giá dầu
trong năm 2012 sẽ bình ổn, cho dù vẫn còn các yếu tố bay hơi, bấp bênh
trong ngắn hạn do đặc trưng của thị trường. Giá dầu Brent sẽ quanh mức
90 USD/thùng, so với mức 110 USĐ/thùng năm 2011./.
- EU sẽ mở văn phòng đại diện ở Myanmar (NLĐ). – Ngoại trưởng Anh: Các biện pháp chế tài Miến Điện vẫn có hiệu lực — (VOA). – Liên Hiệp Châu Âu sắp mở văn phòng đại diện tại Miến Điện — (RFI).– Trường Sa cho tôi lòng yêu nước và lý tưởng sống (ND). – Tiếp sức cho tàu đánh cá (TN). – Điều tra vụ tàu cá bị tàu lạ đâm, 10 ngư dân đâm chìm (PLTP). -
-- Tổng thống Obama công bố sách lược quốc phòng mới — (VOA). – Mỹ vẫn ưu tiên hiện diện tại châu Á, tuy cắt giảm ngân sách quốc phòng — (RFI). – Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á — (RFI). – Đồng minh hoan nghênh chiến lược quốc phòng mới của Mỹ (VOV).– Việt-Trung cam kết tăng cường quan hệ hợp tác giữa quốc hội hai nước — (VOA). – Quan chức công an Trung – Việt hợp tác — (BBC). -Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có sụp đổ trong năm 2012? (Phamvuluaha).
- Chinese media lashes out at US plans to bolster military in Asia (National). – – Pentagon plan changes game in Asia . -The risks of America’s Asia strategy (CNN). - – The Pentagon Pivots to Asia (CFR).
--"Chuyển hướng chiến lược trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á x-cafevn.org
- -Trong năm qua, Washington đã tăng cường quan hệ của mình với Đông
nam Á trong nhiều phương cách mang tính biểu tượng và quan trọng. Hoa Kỳ
đã là quốc gia đầu tiên không thuộc khối ASEAN thiết lập một phái đoàn
chuyên trách tại Jakarta, chỉ định và thông qua một đặc phái viên và
điều phối viên chính sách đến Miến Điện, mở rộng và thắt chặt quan hệ
song phương với hầu hết các quốc gia Đông nam Á, đặc biệt là Indonesia,
Việt Nam, Malaysia và Cambodia. - -Chiến lược hải quân Trung Quốc - Mỹ: China Takes Aim at U.S. Naval Might (WSJ 4-1-12)
- Vietnam, India Join to Face China (Asia Sentinel). - Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong Chính sách Hướng Đông (VOV).
Đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn phát triển (VN+ 6-1-12) -- "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ làm hết mình để cùng với Ấn Độ tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược". Chịu chú Ba Dũng quá xá! Chú vẫn ăn nói thiệt là bình dân!
Việt Nam - Ấn Độ - Trung Quốc: Vietnam, India Join to Face China (Asia Sentinel 6-1-12)
Đông Nam Á năm 2012: Southeast Asia: What to Expect in 2012 (CFR 3-1-12) - Joshua Kurlantzick
Mỹ - Trung Quốc : The U.S. Military's New Plan to Deter China (Atlantic 5-1-12) -- Power Play (FP 5-1-12)--"It's time for the U.S. to stand up to China. And cutting the Pentagon's budget isn't going to help
Việt Nam - Ấn Độ - Trung Quốc: Vietnam, India Join to Face China (Asia Sentinel 6-1-12)
Đông Nam Á năm 2012: Southeast Asia: What to Expect in 2012 (CFR 3-1-12) - Joshua Kurlantzick
Mỹ - Trung Quốc : The U.S. Military's New Plan to Deter China (Atlantic 5-1-12) -- Power Play (FP 5-1-12)--"It's time for the U.S. to stand up to China. And cutting the Pentagon's budget isn't going to help
Tương lai dân số Trung Quốc: China's 'Demographic Tsunami' (Businessweek 6-1-12)
-- Mỹ “đưa quân sang Israel để đánh Iran” (TN). - Israel – Mỹ tập trận lớn chưa từng có (NLĐ), nhưng lúc 9h: Tin này đã không còn trên báo NLĐ, mời bà con xem ở đây. - Tổng thống Iran thăm 4 nước Mỹ Latinh (VOV). - Phương Tây phòng tránh Iran đóng eo biển Hormuz (TTXVN). – Giá dầu sẽ tăng vọt nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz (VOV). –Canada xem Iran là hiểm họa chiến tranh — (RFI).
-- Nga : Phong trào chống Putin tìm kiếm một tiếng nói chung — (RFI). - Nga và kế hoạch tách Mỹ khỏi châu Âu (TVN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét