Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Dấu hiệu cải cách chính trị Việt Nam?


-Nguồn:Dấu hiệu cải cách chính trị Việt Nam? A hint of reforms in Vietnamese politics (Straits Times 18-1-12) -- Bài của David Koh ◄◄
 

David Koh/The Straits Times Singapore
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Các lễ lạc mừng tết năm nay tại Việt Nam được phấn khởi với hy vọng về một khả năng cải cách chính trị. Tại cuộc họp thứ tư của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) kết thúc vào ngày 31 tháng 12, người tổng bí thư đã cảnh báo rằng nếu không cải cách, đảng sẽ phải bị diệt vong.

Đàng CSVN, đảng chính trị duy nhất đưọc phép hoạt động trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải tạo đủ tăng trưởng và phát triển cũng như các phúc lợi về chính trị để người dân có thể cảm thấy đảng xứng đáng được hưởng sự độc quyền chính trị, mà họ đã cài đặt vào Hiến pháp (Điều Bốn) vào năm 1992 khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ.
Dù Đảng đã từng tuyệt vời trong sự bền bỉ từ năm 1986 bằng những cải cách "đổi mới" hiện đang được biết đến, nhưng những năm gần đây, các khó khăn kinh tế vĩ mô (nạn lạm phát cao và suy giảm lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), việc chậm tăng trưởng lên các thứ hạng cao hơn trong nền kinh tế của thế giới và tình hình tham nhũng ngày càng xấu đi cùng thứ hạng xấu trong đồi truỵ chính trị giữa hàng ngũ quan liêu đã tăng nhiệt - và đòi hỏi đến các nhu cầu cải cách về chính trị.
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của đảng vào tháng Giêng năm ngoái, các cuộc tranh luận đã bắt đầu về việc sửa chữa "lỗi hệ thống". Một đảng viên cao cấp cho biết đảng đã luôn suy nghĩ đến những cải cách về chính trị nhưng họ muốn các cải cách ấy phải được thích hợp và chỉ đến một bước sau những cải cách về kinh tế để duy trì được ổn định về chính trị. Ông nói thêm, trong vài năm tới đây, sự tập trung sẽ chuyển đến việc nâng cấp cơ chế nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển.
Một bằng chứng về việc chính trị kềm hãm kinh tế là hiệu suất kém của các doanh nghiệp quốc doanh. Với mức tỷ lệ gia tăng vốn (mức đơ lường số vốn cần thiết để tạo ra các sản lượng kế tiếp) là 7.8 từ 2001-07, các doanh nghiệp quốc doanh quá kém cỏi so với lĩnh vực đầu tư tư nhân và nước ngoài, vốn chỉ có được tỷ lệ tương ứng ở mức 3.2 và 5.2. Doanh nghiệp quốc doanh làm thất thoát lượng tiền cực lớn và là một cái ống xả vĩ đại cho nạn tham nhũng trong giới cán bộ.
Công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin là một ví dụ không chỉ về nạn tham nhũng mà còn cho thấy các công ty không thể phát triển quá nhanh và đã sử dụng kinh phí vô trách nhiệm như thế nào. Nó là kết quả của một hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản nhà nước, ý tưởng cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa có thể tài trợ và điều hành các công ty trong nền kinh tế thị trường và trở thành động lực cho sự tăng trưởng.
Mặc dù đã có những kế hoạch giảm bớt số lượng doanh nghiệp quốc doanh để từ đó giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, nhưng chính phủ tin rằng vẫn phải có một giới hạn trong việc cắt giảm một số doanh nghiệp quốc doanh như công ty Điện lực Việt Nam đang trợ cấp cho sức tiêu thụ năng lượng của công chúng. Nhưng điều này không giải thích được lý do tại sao các doanh nghiệp quốc doang lại nên nhanh chóng đa dạng hóa và nhận lấy những vị trí nguy hiểm, chẳng hạn như việc đầu cơ vào bất động sản.
Trong thông điệp năm mới của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận rằng các lợi ích từ kinh doanh hết sức ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, ngụ ý muốn kiềm chế những ảnh hưởng ấy. Hầu hết mọi người sẽ hoan nghênh điều này, sự kềm chế này có thể không ăn khớp với việc tạo nên các ngành công nghiệp có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và sẽ đặt ra một hành động cân bằng khó khăn cho chính phủ.
Tình hình cũng trở nên rõ ràng hơn là có thể có những thay đổi về hiến pháp. Các quyền về con người, được hiểu như những quyền cơ bản, là một phần của chương trình nghị sự, cùng với việc giới hạn một số quyền hạn nhà nước đối với các cá nhân, như việc bảo vệ người bị buộc tội.
Có các cuộc tranh luận về việc Hiến pháp nên thúc đẩy các chức năng như thế nào cũng như định rõ những giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước - Quốc hội, Chính phủ và ngành tư pháp. Đã có những cuộc tranh luận về việc tăng thêm quyền hạn của chính phủ trong quan hệ đến quyền hạn của các ngành khác. Một tòa án tư pháp cũng đang được thảo luận, với một số thích mô hình của Pháp trong khi những người khác lại cảm thấy điều này có thể chính trị hóa hệ thống tòa án và không nên khuyến khích vì lợi ích của hiệu quả cai trị.
Nhưng việc một tòa án như thế có được thẩm quyền quyết định của Đảng hay không có thể là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất vì độ nhạy cảm của nó. Từ lâu Điều Bốn đã từng là tai ương của giới chỉ trích, những người nghĩ rằng đảng có quá nhiều quyền lực và cao hơn nhà nước, với việc các nhà lãnh đạo hàng đầu không thể kiểm soát được các thẩm quyền kiểu thái ấp ở các tỉnh. Trong khi việc loại bỏ Điều Bốn là hầu như bất khả thi, giới chỉ trích đã đề xuất chuyển nó vào một điều luật với các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của Đảng để sự minh bạch có thể tạo nên những ranh giới.
Người tổng bí thư hiện nay có thể để lại một di sản tích cực trong lĩnh vực này. Từng được xem là một giáo sư và một nhà thông thái rởm, ông Nguyễn Phú Trọng đã chưa bao giờ tạo ấn tượng nơi các đồng nghiệp của mình từ các quyết định hoặc vượt ra ngoài quy luật thông thường. Từng được lựa chọn bởi vì ông đã sống một cuộc sống không tì vết và có thể ổn định một con tàu, hiện nay ông là người nắm giữ ngọn cờ trong khi đảng và đất nước đang ở ngã ba đường. Chỉ có những suy nghĩ chứ chưa hề có kế hoạch cụ thể hoặc lộ đồ gì. Loại bỏ Điều Bốn có lẽ không có trong các quân bài đồng thời đảng cũng không muốn hạn chế quyền lực của riêng mình. Thử nghiệm cuối cùng sẽ ở trong việc thực hiện, vốn là điểm yếu nhất trong việc quản lý nhà nước của Việt Nam.
Có khả năng các cải cách chính trị là một cuộc sửa đổi Hiến pháp với những tầm nhìn lớn hơn về nhân quyền, phân định rõ ràng hơn về vai trò và giới hạn của các cơ quan nhà nước, và, có lẽ, sẽ có văn kiện chính thức hóa - một xã hội mới nhỏ gọn - nêu rõ các giới hạn quyền lực của đảng. Thậm chí có thể cho phép nhiều cạnh tranh hơn và việc lựa chọn các quan chức đảng hàng đầu dựa trên thành tích. Tiền trình của một quốc gia thực sự vĩ đại chẳng bao giờ êm thắm và sẽ sự thú vị khi nghe đến một cuộc tranh luận được thực hiện lành mạnh từ trong một quốc gia cộng sản.
Tác giả David Koh là một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Nguồn: The Straights Times/Singapore

THIS year's Tet (New Year) celebrations in Vietnam have been buoyed by the hope of possible political reforms. At the fourth meeting of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (CPV) that ended on Dec 31, the general secretary warned that it must reform itself or perish.
The CPV, the only political party allowed in socialist Vietnam, must produce enough growth and development as well as political well-being for the people to feel that it deserves its political monopoly, which it inserted into the country's Constitution (Article Four) in 1992 as Eastern Europe's communist bloc was collapsing.


While the CPV was superb in persisting since 1986 with the now well known 'renovation' reforms, in recent years, macroeconomic troubles (high inflation and declining foreign direct investment), the slow rise up the world's economic ranks and worsening graft and debauchery among political and bureaucratic rank and file have raised the temperatures - and demands for political reforms.

Before the party's 11th National Congress in January last year, debates had already begun about repairing 'system errors'. A senior member said the party had always considered political reforms but wanted them to be appropriate and one step behind economic reforms so political stability would be maintained. In the next few years, he added, attention will turn to upgrading the system for promoting development goals.

An example of politics holding back economics is the poor performance of state-owned enterprises. With an incremental capital output ratio (a measure of the amount of capital needed to generate the next unit of output) of 7.8 from 2001-07, they compared badly with the private and foreign investment sectors, which had ratios of 3.2 and 5.2 respectively. State-owned enterprises drain huge amounts of money and are huge funnels for corruption among officials.

State-run shipbuilder Vinashin is an example of not just corruption but also of how it is not possible for companies to grow too quickly, using funding that it was unaccountable for. It is a result of a state capitalism ideology, the idea that socialist states can fund and run companies in the market economy and become engines of growth.

Although there are plans to reduce the number of state-owned enterprises and thus lower the budget burden, the government believes there is a limit to cuts as some state-owned enterprises such as Electricity of Vietnam are subsidising public energy consumption. But this does not explain why state-owned enterprises should diversify quickly and take risky positions, such as in real estate speculation.

In his New Year message, Prime Minister Nguyen Tan Dung admitted that business interests hugely influence policymaking, implying that curbing such influences would be desirable. Most people would welcome this, but this may not dovetail with creating industries to compete with foreign enterprises and will pose a tough balancing act for the government.

It has also become clearer what could be on the table for constitutional reforms. Human rights, understood as basic material rights, are part of the agenda, along with limits on some state powers over individuals, like protection of the accused.

There are debates on how the Constitution should promote the functions of as well as clearly set out the limits to the powers of state institutions - the National Assembly, the government and the judiciary. There have been debates on increasing the government's powers relative to those of the other branches. A judiciary review court is being discussed, with some preferring the French model but others feeling that this could politicise the court system and should be discouraged for the sake of effective governance.

But whether such a court has jurisdiction over decisions by the CPV is likely to be the most controversial and least debated topic because of its sensitivity. Article Four has long been the bane of critics who think the party has too much power and is above the state, with top leaders unable to control provincial fiefdoms. While removing Article Four is virtually impossible, critics have proposed articulating it into a law with specific provisions on the CPV's powers and responsibilities so that the clarity creates boundaries.

The current general secretary might leave a positive legacy in this area. Long seen as pedantic and professorial, Mr Nguyen Phu Trong has never quite impressed his peers with decisiveness or going beyond the conventional. Chosen because he lives a spotless life and could steady a ship, he is now holding the flag while the party and country are at a crossroads. There are only thoughts but no concrete plans or road maps yet. Getting rid of Article Four is probably not in the cards nor is the party likely to curb its own powers. The ultimate test is in implementation, the weakest point in Vietnam's governance.

Likely political reforms are a revised Constitution with greater human rights provisions, clearer delineation of roles and limits of organs of state, and, perhaps, a formalised document - a new social compact - stating the limits of party power. And possibly even allowing greater competition and selection of top party officials based on merit. The course of a truly great nation will never run smooth and it would be enjoyable to listen to a healthily and robustly conducted debate that belies a communist country.

The writer is a senior fellow at the Institute of Southeast Asian Studies.


--Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp phiên thứ nhất.nhandan.'Sự lạc quan vô tận' (BBC 17-1-12) -- Ý kiến của Phạm Thị HoàiNụ Tầm Xuân và Rồng Thiêng hội tụ (TVN).-Thắp một ngọn nến (TN).- GS Tương Lai: TIỄN NĂM MÈO (Người Lót Gạch).- Những giải pháp nhỏ mà có tác động lớn (SGTT).- Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH  –  (BBC). -
Xuân Quê hương và “chiếc áo đẹp” của vị Thứ trưởng Ngoại giao (TVN).- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo điều tra vụ trả thù người chống tiêu cực (Chinhphu.vn).



Vụ án Nông trường Sông Hậu chính thức khép lại (TTXVN).  - Bà Ba Sương được đình chỉ điều tra (VNE).- Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng với bà Trần Ngọc Sương (VNN).  - Miễn truy tố bà Trần Ngọc Sương (DV).  - Chúc mừng bà Ba Sương! (Quê choa).-




- Phùng Hồ Hải: Lãng phí (Tia Sáng).  - Ai trị được tham nhũng và lạm dụng chức quyền? (TVN).Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2012 (TS 16-1-12) -- Bài của chuyên gia Phạm Chi Lan
Linh Hoàng – Đôi Lời với Nhà kinh tế Phạm Chi Lan – (Dân Luận). -


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết các nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học (TN). – Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm và chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp (QĐND).-


Vinashin không trả nợ lần thứ ba  –  (BBC).-

-Trịnh Kim Tiến – Có hay không hành vi đánh đập?  – (FB Trinh Kim Kim/ Dân Luận).- Alan Phan: Tôi yêu đất nước tôi… (TVN).- Phỏng vấn ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Petrolimex: Bảo đảm chất lượng xăng dầu: Khó tránh tiêu cực (VEF).- Luật pháp biến dạng (TN).- Bắt quả tang thư ký tòa án nhận hối lộ (NLĐ).- Bình Dương: Nhận “quà” 100 triệu đồng, chỉ bị khiển trách (PLTP).- Đua nhau “xẻ thịt” đất công ở Cần Thơ (DV).-- Bộ trưởng Huệ: “Tôi dùng Internet thường xuyên để tiếp thu ý kiến dân” (DT).Có nên hợp pháp hoá nghề "buôn phấn bán hương"? Báo CAND-Chánh án vừa học cấp III vừa học đại học? (TT).



Về tốp lãnh đạo mới ở Trung Quốc
Young dragons rising in China  (Australian 17-1-12) 
Kinh tế Trung Quốc có sẽ sụp đổ? China's success challenges a failed economic consensus (Guardian 17-1-12) - Bài này rất lạc quan cho Trung Quốc (chẳng hạn như nói là hiện Trung Quốc có thặng dư ngân sách nên có thể đưa ra một stimulus package mới, không như Mỹ hay châu Âu), nên đọc để biết những ý kiến khác nhau.
--
Đà Nẵng không “cấm cửa” dân nhập cư--

Rời Vietnamnet, Nguyễn Anh Tuấn làm gì? (VOV).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét