Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

IRAN TÌM CÁCH GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG TẠI MỸ LATINH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 18/1/2012
TTXVN (Pari 11/1)

Ngay đầu năm 2012, trong bối cảnh chịu sức ép ngày càng tăng, Chính quyền Iran vẫn tỏ ra không hề nao núng và nhất quyết không khoan nhượng trước mọi cảnh báo của các nước phương Tây, không chấp nhận lùi bước trước các biện pháp trừng phạt của nước ngoài. Một kịch bản liên quan đến Iran và phương Tây đang ngày càng hiện hữu: lệnh cấm vận dầu lửa mà châu Âu áp đặt đối với Iran và hành động trả đũa của Iran tại eo biển Hormuz, một lạch cảng chiến lược nằm giữa Vịnh Pécxích và Biển Oman chứng kiến sự vận chuyển gần 20% khối lượng dầu thô của thế giới.
Trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng như vậy, Tổng thống Iran đã có chuyến thăm rất đáng chú ý ở Mỹ Latinh. Sau Vênêxuêla, ông Ahmadinejad sẽ đặt chân tới Nicaragoa, Cuba và Êcuađo. Chuyến thăm lần thứ 6 kể từ năm 2005 của ông Ahmadinejad được đánh giá mang nhiều ý nghĩa chiến lược đối với Iran, trong đó những được mất và cả những mặt hạn chế đã được phân tích rõ ràng qua cuộc phỏng vấn mới đây giữa báo Le Monde với Azadeh Kian, chuyên gia về Iran và cũng là chuyên gia chính trị – xã hội học thuộc Đại học Pari 7, với nội dung chính như sau:
+ Mục đích chuyến thăm của ông Mahmoud Ahmadinejad là gì?
- Chuyến thăm của Tổng thống Iran mang một mục đích kép. Một mặt, trong bối cảnh Iran ngày càng gặp khó khăn trên phương diện quan hệ đối ngoại, ông Ahmadinejad muốn tìm cách lôi kéo một số nước Mỹ Latinh vào con đường của mình và được hưởng sự ủng hộ của các nước này trong khuôn khổ các thể chế lớn của quốc tế mà Iran đang gặp vấn đề, đặc biệt tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Mặt khác, Ahmadinejad cũng muốn tìm cách lách khỏi các biện pháp cấm vận của quốc tế, nhất là Mỹ và các nước châu Âu, đối với lĩnh vực ngân hàng của Iran.
+ Có nên xem đây là một mong muốn phá vỡ thế cô lập trong “tuyệt vọng” và khắc phục các khó khăn kinh tế trong nước của Iran?
- Hoàn toàn đúng như vậy. Vả lại xét ở khía cạnh kinh tế, cân nhắc lại khác trái với người tiền nhiệm Mohammad Khatami (1997-2005), người có xu hướng “thân châu Âu” hơn, kể từ khi đắc cử năm 2005, ong Ahmadinejad đã cho đầu tư rất nhiều vào khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt nhất là Vênêxuêla. Tại nước này, Iran đã tham gia khá nhiều dự án liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhà ở, phát triển công nghệ, hợp tác về tài chính – ngân hàng, tất nhiên không thể bỏ qua lĩnh vực thăm dò và lọc dâu. Đây hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên nếu xét Vênêxuêla là quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất khu vực Nam Mỹ (theo OPEC, trữ lượng dầu được chứng thực cuối năm 2010 của Vênêxuêla lên tới 296,50 tỉ thùng, lớn nhất thế giới; và sản lượng dầu của nước này hiện nay đạt 2,3 triệu thùng/ngày). Ở góc độ tư tưởng, ông Ahmadinejad cũng biết rất rõ Iran có thể trông cậy vào đối tác Vênêxuêla. Cặp Mahmoud Ahmadinejad và Hugo Chavez quả thực đang chia sẻ tài hùng biện chống chủ nghĩa đế quốc và chống Mỹ.
+ Lựa chọn thực hiện chuyến công đu tới nơi gọi là “khu vực sân sau” của Mỹ có phải là một cảnh báo đối với Mỹ?
- Trong mọi trường hợp, rõ ràng là chế độ Iran đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Mỹ Latinh. Nếu không tin có thể nhìn số lượng ngày càng tăng các nhà ngoại giao Iran có mặt tại khu vực này trong những năm gần đây sẽ rõ. Thậm chí giới quan sát còn nhận thấy lực lượng Al-Qods (đội quân tinh nhuệ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran được thành lập từ đầu những năm 1990) đang nỗ lực đặt chân đến Nam Mỹ. Quan sát này không có gì vô lý, bởi phần cốt tử trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Hồi giáo Iran được hoạch định bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng nhiều hơn là Bộ Ngoại giao nước này. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp đều không thể tin sự hiện diện của Iran tại Nam Mỹ sẽ trở thành mối đe dọa đối
với Mỹ.
+ Khác với năm 2009, Tổng thống Iran không ghé qua Braxin. cần phải suy luận thế nào về điều này?
- Sự việc này phản ánh một sự xoay chiều rõ rệt, đặc biệt so với thời điểm tháng 5/2010, khi Braxin phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ tìm giải pháp cho vấn đề hạt nhân gai góc của Iran thông qua thỏa thuận trao đổi urani. Khác với người tiền nhiệm Lula da Silva, người luôn duy trì một mối quan hệ vừa chặt chẽ vừa thân tình với Ahmadinejad, Tổng thống Dilma Rousseff không muốn làm hỏng quan hệ với Mỹ chỉ vì xích lại gần chế độ Hồi giáo Iran. Rõ ràng quan hệ giữa hai nước không hoàn toàn đối xứng: năm 2010, Braxin là đối tác thương mại thứ 10 của Iran, trong khi Têhêran chỉ là đối tác đứng thứ 27 của Brasilia…
+ Thế tại sao Iran cũng ưu tiên Nicaragoa, Cuba và Êcuađo?
- Theo quan điểm của Iran, 3 nước này có chế độ hoặc chống Mỹ, hoặc giữ khoảng cách với chính sách của Mỹ từ nhiều năm nay và điều này rõ ràng phải có lợi cho Têhêran. Ngoài ra, Cộng hòa Hồi giáo Iran còn nhận ra ở đây một lợi ích rất quan trọng khác: cả 3 nước này đều đang là thành viên của các thể chế quốc tế và Têhêran rất cần tiếng nói của họ. Nếu như chế độ Hồi giáo đầu tư vào các nước này, cũng như vào các nước châu Phi, thì đó không hẳn là vì mục đích thu lợi về kinh tế mà ngược lại, Iran hy vọng có thể nhận được sự ủng hộ nào đó về chính trị trong những thời điểm cần thiết. Vì thế luôn có một tầm vóc chiến lược trong bước đi của Tổng thống Iran.
+ Chuyến công du tới Mỹ Latinh chắc hẳn cũng có những tính toán đối nội?
- Hoàn toàn đúng. Mahmoud Ahmadinejad muôn chứng minh cho người dân Iran rằng đất nước họ không hề bị cô lập như lời rao giảng của phương Tây hoặc bất cứ ai. Đó sẽ là một cách để nói với dân chúng: “Nếu châu Âu và Mỹ muốn tẩy chay chúng ta thì đó không phải là cách xử sự của các nước khác”. Mục đích là trấn an toàn bộ cử tri khi các cuộc bầu cử lập pháp đang tới gần (đầu tháng 3 tới), đặc biệt trong bối cảnh các phe phái cải cách tuyên bố sẽ không tham gia lần đầu tiên kể từ khi chế độ Hồi giáo ra đời năm 1979.
Cần nói thêm, đây cũng là dịp để ông Ahmadinejad củng cố vị thế quốc tế ở thời điểm các mối căng thẳng gia tăng giữa nhà lãnh đạo này với Giáo chủ All Khamenei và một sô nhân vật bảo thủ, trong đó có Chủ tịch Quốc hội All Larijani. Từ nhiều tháng nay, đội ngũ cận sự xung quanh Mahmoud Ahmadinejad, đặc biệt là Chánh Văn phòng nội các Esfandiar Rahim Mashaie, đã liên tục gặp rắc rối vì những vấn đề liên quan đến chính trị nội bô. Thành thử, uy tín chính trị trong nước của Ahmadinejad đang trên đà giảm sút…
+ Trong bối cảnh hiện nay, Têhêran có thể rút ra được điều gì từ chuyến thăm của Ahmadinejad?
- Trước đòi hỏi phải đấu tranh chống luận điệu cho rằng mình bị cô lập, đối với bản thân ông Ahmadinejad, thắng lợi duy nhất có thể thu được sau chuyến thăm lần này là xuất hiện trong một tâm thế mạnh trước những kẻ thích gièm pha ông ta. Ngược lại, đối với Iran, quả thực không có bất cứ một lợi lộc cụ thể nào. Như đã nói ở trên, kể từ khi nắm quyền lãnh đạo đất nước, Ahmadinejad đã cung cấp tài chính cho rất nhiều dự án ở Mỹ Latinh nhất là trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Thế nhưng, bản thận người dân Iran lại chưa bao giờ được hưởng một sự hào phóng như vậy cho dù họ luôn có nhu cầu rất bức bách trong vấn đề này./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét