-Mẹ nhà báo Hoàng Hùng bị “chất vấn” vụ viết đơn khiếu nại
-(NLĐO) – Cơ quan điều tra không cho luật sư Nguyễn Văn Đức, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đại diện bị hại và ông Lê Hoàng Minh, em trai nhà báo Hoàng Hùng tham gia buổi làm việc.
Ngay
sau khi có thông tin TAND tỉnh Long An lần thứ 2 trả toàn bộ hồ sơ để
điều tra lại vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại, ngày 19-1, Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Long An đã mời bà Nguyễn Thị Kim Nga, mẹ cố nhà báo
Hoàng Hùng, đến trụ sở để làm việc.
Như vậy, đúng vào ngày tròn một năm xảy ra vụ án làm kinh động dư luận cả nước (ngày 19-1-2011), ngành công an mới lần đầu tiên tổ chức mời người đại diện của phía bị hại lên tiếp xúc.
“Họ nói sắp tới làm lại (điều tra lại-PV) và hỏi tui có nhớ nội dung tờ đơn, lâu nay có ai đến trao đổi gì về vụ nhà báo Hoàng Hùng không. Tui nói là rất bức xúc vì một năm kéo dài rồi mà chưa đưa vụ án ra xét xử nên tui than phiền với luật sư Đức (Luật sư Nguyễn Văn Đức, Công ty Luật Biển Đông – PV) và nhờ giúp cho. Tui sợ làm việc kiểu này, có khi tui chết trước con dâu (Liễu-PV) mà vẫn chưa nhìn thấy kết quả xét xử như thế nào. Tui buồn lắm!” - Bà Nga nói.
Do bà Nga đã già yếu (75 tuổi) và không biết đọc, ngày 19-1, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà là Luật sư Nguyễn Văn Đức đã từ TPHCM về Long An để trợ giúp pháp lý cho bà Nga, nhưng ông không được CSĐT chấp nhận cho tham gia buổi làm việc nói trên.
Trong khi đó, em trai của nhà báo Hoàng Hùng, ông Lê Hoàng Minh, cũng không được đi theo mẹ vào trong phòng tiếp xúc với cán bộ công an.
Về việc này, luật sư Phan Trung Hoài, Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phân tích như thế nào và vai trò của Luật sư Nguyễn Văn Đức trong vụ án này ra sao? Mời bạn đọc đón đọc trên báo giấy Người Lao Động số ra ngày mai, 20-1.
Như vậy, đúng vào ngày tròn một năm xảy ra vụ án làm kinh động dư luận cả nước (ngày 19-1-2011), ngành công an mới lần đầu tiên tổ chức mời người đại diện của phía bị hại lên tiếp xúc.
Mẹ nhà báo Hoàng Hùng tiếp xúc với luật sư ngay sau khi làm việc với cơ quan điều tra. Ảnh: Minh Sơn
Trao
đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngay sau khi làm việc với cơ quan
CSĐT, bà Nguyễn Thị Kim Nga cho biết cán bộ điều tra chủ yếu hỏi về nội
dung đơn bà gửi cho chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, thủ tướng Chính
phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an... đề nghị chỉ đạo điều tra lại vụ giết chết
con trai của bà bằng chất đốt, tại sao biết viết, làm sao viết được tờ
đơn như vậy, ai viết dùm...“Họ nói sắp tới làm lại (điều tra lại-PV) và hỏi tui có nhớ nội dung tờ đơn, lâu nay có ai đến trao đổi gì về vụ nhà báo Hoàng Hùng không. Tui nói là rất bức xúc vì một năm kéo dài rồi mà chưa đưa vụ án ra xét xử nên tui than phiền với luật sư Đức (Luật sư Nguyễn Văn Đức, Công ty Luật Biển Đông – PV) và nhờ giúp cho. Tui sợ làm việc kiểu này, có khi tui chết trước con dâu (Liễu-PV) mà vẫn chưa nhìn thấy kết quả xét xử như thế nào. Tui buồn lắm!” - Bà Nga nói.
Do bà Nga đã già yếu (75 tuổi) và không biết đọc, ngày 19-1, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà là Luật sư Nguyễn Văn Đức đã từ TPHCM về Long An để trợ giúp pháp lý cho bà Nga, nhưng ông không được CSĐT chấp nhận cho tham gia buổi làm việc nói trên.
Trong khi đó, em trai của nhà báo Hoàng Hùng, ông Lê Hoàng Minh, cũng không được đi theo mẹ vào trong phòng tiếp xúc với cán bộ công an.
Về việc này, luật sư Phan Trung Hoài, Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phân tích như thế nào và vai trò của Luật sư Nguyễn Văn Đức trong vụ án này ra sao? Mời bạn đọc đón đọc trên báo giấy Người Lao Động số ra ngày mai, 20-1.
Quý Lâm
TAND tỉnh Long An đã trả toàn bộ hồ sơ vụ án sát hại nhà báo Lê Hoàng Hùng cho VKSND tỉnh này để làm thủ tục trả về CQĐT Công an tỉnh Long An lần thứ hai điều tra bổ sung
Lý do được TAND tỉnh Long An đưa ra để trả hồ sơ lần này là chưa đủ cơ sở để xét xử bị can Trần Thúy Liễu phạm tội giết người. Đây thực sự là tín hiệu khả quan đến đúng vào ngày giỗ đầu của nhà báo Hoàng Hùng (Báo Người Lao Động).
Ông Đinh Văn Sang, Viện trưởng VKSND tỉnh Long An, cho biết hiện cơ quan này đang làm các thủ tục hoàn trả hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra. Trước đó, ngày 20-7-2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã ra bản kết luận điều tra gồm 3 trang giấy A4 nêu nguyên nhân bà Liễu đốt chồng là do Hoàng Hùng ghen tuông khi biết vợ có quan hệ tình cảm với ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5 Chi cục QLTT Long An), mâu thuẫn vợ chồng gay gắt, bị chồng đánh nhiều lần.
Bạn đọc (phải) ủng hộ tiền, chung tay giúp đỡ hai con gái của cố nhà báo Hoàng Hùng tại Báo Người Lao Động. Ảnh: PHẠM DŨNG
Sau
khi nhận kết luận điều tra trên, VKSND tỉnh Long An đã quyết định trả
hồ sơ do còn thiếu sót những tình tiết, chứng cứ mà VKSND không thể tự
bổ sung được, yêu cầu Cơ quan CSĐT làm rõ một số vấn đề như chưa tổ chức
thực nghiệm hiện trường; lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng trước khi
chết có căn cứ hay không; động cơ, mục đích phạm tội của bị can; xác
minh thời gian của ông Nguyễn Văn Tâm; hai điểm mồi lửa…
Ngày
26-9-2011, CQĐT tỉnh Long An có kết luận điều tra bổ sung nhưng nội
dung cũng không khác gì so với lần đầu. Từ kết quả điều tra của Cơ quan
CSĐT, ngày 20-10-2011, VKSND tỉnh Long An ra cáo trạng truy tố bà Trần
Thúy Liễu về tội giết người, không có đồng phạm.
Không
đồng tình với nội dung cáo trạng, Báo Người Lao Động lên tiếng bằng
loạt bài điều tra “Lật lại hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại”
(từ ngày 23 đến 29-11-2011), phân tích những bất thường trong lời khai
của bị can, nhân chứng; động cơ giết người không thuyết phục; những điểm
bất thường trong việc thực hiện hành vi giết người của bà Liễu; ông
Nguyễn Văn Tâm có liên quan đến vụ án hay không; kể cả việc đi tìm nhân
chứng của vụ án… với mong muốn sự thật được làm sáng tỏ để công lý được
thực thi và hương hồn người đồng nghiệp xấu số thực sự yên nghỉ.Tiếp đó,
ngày 28-11-2011, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đã ký công văn gửi
lãnh đạo các cơ quan Trung ương và Chánh án TAND tỉnh Long An đề nghị
xem xét, chỉ đạo điều tra lại một cách toàn diện, khách quan vì vụ án có
dấu hiệu lọt người, lọt tội.
Đề nghị Bộ Công an điều tra
Ngày
30-11-2011, bà Nguyễn Thị Kim Nga (SN 1937, mẹ nhà báo Hoàng Hùng) đã
có đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án TAND Tối cao Trương
Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Công
an Trần Đại Quang và Chánh án TAND tỉnh Long An Lê Văn Lợi đề nghị xem
xét, chỉ đạo điều tra lại vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại đêm 18
rạng sáng 19-1-2011 tại nhà riêng ở phường 6, TP Tân An - Long An. Trong
đơn, bà Nga cho rằng nội dung kết luận điều tra và bản cáo trạng còn
nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa phản ánh đúng sự thật của vụ án. Bà đề
nghị giao vụ án cho Bộ Công an điều tra.
|
Nhóm Phóng viên
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung (TT). - Tòa án trả hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (SGGP). - Ấm áp tình thân (NLĐ).-Tin vào công lý (NLĐ).-Nhà báo Hoàng Hùng đã khai gì với cơ quan điều tra trước khi chết?-- Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Tòa chưa bày tỏ chính kiến (TT). Dấu hiệu bất thường trong vụ án nhà báo bị sát hại (ĐĐK). --Tòa chưa bày tỏ chính kiến vụ nhà báo bị đốt -Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Trả hồ sơ điều tra bổ sung lần hai
Người Lao Động
Lý do được TAND tỉnh Long An đưa ra để trả hồ sơ lần này là chưa đủ cơ sở để xét xử bị can Trần Thúy Liễu phạm tội giết người. Đây thực sự là tín hiệu khả quan đến đúng vào ngày giỗ đầu của nhà báo Hoàng Hùng (Báo Người Lao Động). Ông Đinh Văn Sang, ...
Điều tra bổ sung vụ án nhà báo Hoàng HùngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tòa trả hồ sơ vụ ký giả bị đốt để điều tra lạiNgười Việt
Trả lại hồ sơ, điều tra bổ sung vụ nhà báo bị đốtVTC
Thanh Niên -Tuổi Trẻ -Sài gòn Giải PhóngVụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Tòa vẫn đang nghiên cứu hồ sơ
Mẹ nhà báo Hoàng Hùng gởi đơn lên Chủ tịch nước, Thủ tướng...
-Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Bộ Công an vào cuộc mới mong sáng tỏ
Bà Nguyễn Thị Kim Nga (mẹ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng) nhận định việc cơ quan điều tra cho rằng bà Trần Thúy Liễu đốt chết chồng vì bị ghen tuông, đánh đập là sự phỉ báng, bôi nhọ người đã khuất
Ngày 30-11, bà Nguyễn Thị Kim Nga (SN 1937, mẹ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao Động) đã có đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và Chánh án TAND tỉnh Long An Lê Văn Lợi đề nghị xem xét, chỉ đạo điều tra lại vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại đêm 18 rạng sáng 19-1-2010 tại nhà riêng ở phường 6, TP Tân An - Long An.
Quá đỗi bất ngờ!
Trong
đơn, bà Nguyễn Thị Kim Nga cho rằng nội dung kết luận điều tra và bản
cáo trạng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa phản ánh đúng sự thật của vụ
án. “Khi đọc bản kết luận điều tra và cáo trạng, tôi quá đỗi bất ngờ vì
nó khác xa so với thông tin được đăng tải trên báo, nhất là những nội
dung trong loạt bài “Lật lại hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại”
trên Báo Người Lao Động. Vậy đâu là sự thật trong vụ án con tôi bị sát
hại? Kết quả điều tra của Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Long An đúng hay
thông tin trên báo đúng? Những câu hỏi này, đến nay vẫn chưa được cơ
quan chức năng trả lời một cách thỏa đáng” - mẹ nhà báo Hoàng Hùng viết.
Về
việc kết luận điều tra và cáo trạng xác định một mình bà Trần Thúy Liễu
giết chồng do bức xúc vì bị nhà báo Hoàng Hùng ghen tuông, đánh đập, bà
Nga cho rằng đây là lời khai hoàn toàn bịa đặt. “Hoàng Hùng là một
người chồng, người cha rất mẫu mực; hết lòng thương yêu, chăm sóc, lo
lắng cho vợ con. Do đó, việc nói rằng con tôi bị giết vì đánh đập vợ là
một sự phỉ báng, bôi nhọ người đã khuất” – bà Nga khẳng định.
Không được thông báo bất kỳ thông tin gì
Theo
bà Nga, từ ngày xảy ra vụ án mạng đến nay, bà không được thông báo bất
kỳ thông tin gì về kết quả điều tra, truy tố... “Có phải việc điều tra,
truy tố có gì đó “bí mật” đến mức không thể thông báo cho gia đình người
bị hại?” - bà Nga đặt nghi vấn.
Bà
Nga cũng đặt câu hỏi vì sao Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Long An không
đưa lời sinh cung của con bà vào hồ sơ vụ án. “Là mẹ chồng, tôi tin
Trần Thúy Liễu không thể một mình giết Hoàng Hùng mà chắc chắn phải có
đồng phạm. Người đó là ai? Ông Nguyễn Văn Tâm có mối liên hệ nào với cái
chết của con tôi hay không? Vụ án này còn quá nhiều điều uẩn khúc mà
các cơ quan pháp luật ở tỉnh Long An chưa làm rõ!” - bà Nga viết.
Cuối
đơn, bà Nga viết: “Nguyện vọng của tôi - một người vợ liệt sĩ, có chồng
hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc - là nên giao vụ
án này cho Bộ Công an điều tra mới hy vọng làm sáng tỏ sự thật”.
15 phút với bị can Trần Thúy Liễu
Nghe
bà Trần Thúy Nga (chị ruột bà Trần Thúy Liễu, vợ cố nhà báo Hoàng Hùng)
nói mẹ các cháu rất nhớ con nên chúng tôi xin phép cho cháu Lê Hồng
Châu, con gái út anh Hoàng Hùng, về thăm mẹ. Là người giám hộ của Châu,
tôi cũng muốn gặp Liễu nên sáng 30-11 đã cùng cháu Châu vào thăm mẹ ở
trại giam.
Trông
Liễu có phần tươi tỉnh hơn hồi mới bị bắt. Vừa trông thấy Châu, chị đã
bật khóc và chồm người qua bàn nắm chặt lấy tay con. “Mẹ nhớ con…”. Chỉ
nói được vậy, Liễu úp mặt vào tay con nấc nghẹn. Cháu Lê Hồng Châu cũng
khóc: “Con cũng nhớ mẹ… Mẹ ngủ được không? Mẹ ăn được không?...”. Liễu
vẫn nắm chặt tay con: “Mẹ không ngủ được. Mấy bữa nay biết sắp ra tòa,
mẹ không ăn được… Mẹ nghe dì Hai (bà Trần Thúy Nga) nói ban đêm con
không ngủ được phải không?”.
Cuộc
trò chuyện của hai mẹ con cứ đứt quãng vì Liễu không lúc nào nín khóc.
Tôi đưa cho Liễu xem những bức hình chụp hai cháu Hồng Nhung và Hồng
Châu trong những lần cùng các cô chú trong cơ quan của ba họp mặt, đi
nghỉ mát…, Liễu vừa xem vừa khóc và xin cán bộ quản giáo cho giữ lại một
tấm hình của các con nhưng không được chấp nhận. “Mẹ ơi, có gì thì khai
hết đi để còn về với con. Mẹ khai đi, nếu không, con sẽ giận mẹ luôn,
con sẽ không ngủ, sẽ không vô thăm mẹ nữa…” - cháu Châu tức tưởi. Liễu
úp mặt vào tay con, đôi vai rung rung. Cháu Châu lại khóc: “Mẹ ơi, mẹ
nghe con nói không? Con thăm mẹ lần này, không biết chừng nào mới được
thăm nữa. Con sắp thi rồi. Mẹ ráng giữ gìn sức khỏe…”.
Liễu ngẩng lên nhìn con rồi nhìn chúng tôi, mắt đỏ hoe. Chị dặn con cắt tóc cho gọn gàng, ráng học giỏi, không được thức khuya. Bà
Trần Thúy Nga cũng khuyên em: “Có gì thì em khai thật đi để còn cơ hội
về với con. Không có ai thương mình bằng người thân của mình đâu”. Tôi
hỏi Liễu có biết tin tức gì về diễn tiến vụ án không thì Liễu gật đầu:
“Mấy anh bị án tử ở bên cạnh có đọc báo cho em nghe…”.
Tôi
dặn Liễu cố gắng giữ gìn sức khỏe; cháu Châu rất ngoan, học giỏi. Tôi
cũng bảo dù đồng nghiệp, bạn bè của anh Hoàng Hùng hết lòng đùm bọc các
cháu nhưng không gì có thể thay thế tình mẹ. Các cháu vẫn cần có mẹ, vẫn
mong mẹ được khoan hồng và quan trọng nhất là trong thâm tâm, các cháu
vẫn tin mẹ không trực tiếp làm chuyện ác với ba. Liễu nắm tay tôi, giọng
đứt quãng: “Cám ơn các anh chị… Nhờ chị chăm sóc con em giùm... Em biết
em đã sai…”.
Cháu Lê Hồng Châu (thứ hai từ trái sang) trong chuyến dã ngoại cùng CBCNV Báo Người Lao Động. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Khi
người cán bộ quản giáo thông báo hết giờ gặp gỡ, Liễu luýnh quýnh chụp
lấy tay con, giữ chặt. Cháu Châu cũng hốt hoảng: “Mẹ… Mẹ giữ sức khỏe
nghe mẹ…”. 15 phút thăm nuôi ngắn ngủi qua nhanh. Liễu cứ bịn rịn không
rời tay con đến nỗi người cán bộ quản giáo phải nhắc lại. Đến lúc đó,
chị mới chịu buông tay con.
“Mình
về thôi con”- tôi ôm bé Châu vào lòng. Cháu vẫn đứng nhìn theo cho đến
khi bóng mẹ khuất hẳn sau mấy bức tường rồi mới chịu quay ra. Cháu nói
với tôi, giọng nghẹn ngào: “Không biết chừng nào con mới được gặp mẹ
nữa…”.
Hoàng Mai
|
NHÓM PHÓNG VIÊN
-Mẹ nhà báo Hoàng Hùng gửi đơn lên Chủ tịch Quốc hội (VOV).
Vụ án Nhà báo Hoàng Hùng vẫn đang được dư luận quan tâm.
(VOV)
- Đơn của bà Nguyễn Thị Kim Nga trình bày nhiều khúc mắc, kiến nghị
liên quan đến vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt thời gian vừa qua.
Ngày
30/11, bà Nguyễn Thị Kim Nga (SN 1937, ngụ ấp 4, xã Nhị Thành, huyện
Thủ Thừa, Long An - mẹ nhà báo Hoàng Hùng, cũng là người đại diện quyền
lợi hợp pháp cho bị hại) cho biết, bà đã gửi đơn đến Chánh án TAND tỉnh
Long An, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao, Viện
trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ công an, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội… để nghị xem xét vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại dã man.
Theo
đơn trình bày, gần 1 năm kể từ ngày nhà báo Hoàng Hùng (Phóng viên báo
Người Lao Động) bị đốt tại nhà riêng ở khu dân cư Đại Dương (phường 6,
TP Tân An) giữa đêm khua, bà Nga luôn theo dõi và đặt niềm tin vào việc
điều tra của cơ quan điều tra công an tỉnh Long An.
Thế
nhưng, trước những thông tin, chứng cứ của các cơ quan tố tụng ở Long
An đưa rất bất ngờ và khác xa với thực tế. Theo kết luận điều tra và bản
cáo trạng xác định một mình bị can Trần Thúy Liễu (con dâu bà Nga) giết
chết chồng mà nguyên nhân xuất phát từ việc nhà báo Hoàng Hùng (con
trai bà Nga) thường ghen tuông, đánh đập vợ.
Là
mẹ ruột của nhà báo Hoàng Hùng, bà Nga hiểu rất rõ tính nết con mình,
bà khẳng định: “Việc cho rằng con trai tôi bị giết do thường ghen tuông,
đánh đập Trần Thúy Liễu là hoàn toàn bịa đặt, không đúng sự thật”. Bà
nói thêm, Hoàng Hùng là một người chồng, người cha rất mẫu mực, hết lòng
thương yêu, chăm sóc, lo lắng cho vợ con. Do đó, việc nói rằng Hoàng
Hùng bị giết vì đánh đập vợ là một sự phỉ báng, bôi nhọ người đã khuất.
Cũng
theo bà Nga, trong những ngày nhà báo Hoàng Hùng nằm điều trị tại bệnh
viện Chợ Rẫy, TP HCM, cán bộ điều tra công an tỉnh Long An đã nhiều lần
gặp Hoàng Hùng, hỏi han và ghi chép rất nhiều, nhưng trong hồ sơ vụ án
không có lời khai của con bà?
Bà
Nga cho rằng, các cơ quan tố tụng ở Long An đã bỏ nhiều công sức, thời
gian, di chuyển trên quãng đường đi về cả trăm cây số không phải chỉ để
hỏi những chuyện không liên quan vụ án. Nhưng rất tiếc những chi tiết
trao đổi giữa cán bộ điều tra và nhà báo Hoàng Hùng lại không được công
khai.
Bà
Nga cũng không tin Trần Thúy Liễu (con dâu bà) một mình giết được Hoàng
Hùng mà chắc chắn phải có đồng phạm? Vậy người đó là ai? Ông Nguyễn Văn
Tâm (nguyên đội trưởng đội Quản lý Thị trường) có mối liên hệ nào với
các chết của nhà báo Hoàng Hùng hay không? - theo công văn gửi Đảng ủy
khối các cơ quan cấp tỉnh, trong đó có nêu “ông Tâm có dấu hiệu che dấu
tội phạm”.
Đó là những câu hỏi không riêng gì gia đình bà Nga, mà dư luận cũng đang quan tâm đến nhân vật này./.
Cao Nguyên – Vụ nhà báo bị đốt: “Còn nhiều điều hết sức khó hiểu” (TT).- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Không đơn giản là vợ giết chồng (NLĐ)Vụ nhà báo bị đốt: Đề nghị xem xét lại VietNamNet -Liên quan đến vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng (phóng viên báo Người Lao Động) bị phóng hỏa sát hại, ban biên tập báo này vừa có văn bản gửi các cơ quan tố tụng cấp cao, đề nghị xem xét lại kết quả điều tra, tránh bỏ lọt người, lọt tội. ...
Vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Có dấu hiệu sót người, lọt tộiLao động
Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Tiếp tục kiến nghị trả hồ sơ điều tra lạiTuổi Trẻ
Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Lọt người, lọt tội?Dân Trí
Thanh Niên -Sài gòn Giải Phóng -Người Lao Động
- Báo Người Lao Động kiến nghị điều tra lại vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại
Trong công văn, Báo Người Lao Động nêu 5 vấn đề cho thấy có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội.
Sau khi đăng tải loạt bài “Lật lại hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại”, ngày 28-11, ông Đỗ Danh Phương, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động,
đã ký công văn gửi đến ông Trương Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao; ông
Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng
VKSND Tối cao và ông Lê Văn Lợi, Chánh án TAND tỉnh Long An, đề nghị xem
xét, chỉ đạo điều tra lại một cách toàn diện, khách quan vụ án nhà báo
Lê Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị sát hại đêm 18 rạng sáng 19-1-2010 tại nhà riêng ở phường 6, TP Tân An – Long An.
Báo Người Lao Động cho
rằng kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An và cáo
trạng của VKSND tỉnh Long An truy tố một mình bà Trần Thúy Liễu là có
dấu hiệu lọt người, lọt tội, chưa xác định đúng sự thật khách quan của
vụ án. Bởi các lý do sau:
Thứ nhất, qua nhiều nguồn tin, Báo Người Lao Động được
biết các cơ quan tố tụng tỉnh Long An đã không đưa lời sinh cung của bị
hại Lê Hoàng Hùng vào hồ sơ vụ án. Việc để lời sinh cung của nạn nhân
ra ngoài hồ sơ là một sai lầm nghiêm trọng của cơ quan tố tụng khi giải
quyết vụ án.
Thứ hai, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như hoạt động nghiệp vụ báo chí, Báo Người Lao Độngxác
định trước và sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, điều trị tại bệnh
viện, ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5, Chi cục QLTT
tỉnh Long An) đã nhiều lần đến nhà gặp gỡ bà Liễu để động viên, hướng
dẫn bà Liễu cách khai nhằm đối phó với cơ quan chức năng.
Ông Đỗ Danh Phương, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, đọc điếu văn đưa tiễn nhà báo Hoàng Hùng
Đặc
biệt, ông Tâm còn rất nhiều lần gọi điện, nhắn tin vào số điện thoại
của bà Liễu. Trong báo cáo của giám đốc Công an tỉnh Long An gửi Đảng ủy
khối các cơ quan tỉnh Long An đã xác định ông Tâm có dấu hiệu che giấu
tội phạm. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không làm rõ nội dung của những
cuộc gọi điện thoại, tin nhắn này xem có liên quan đến vụ án hay không
và vì sao có sự liên lạc một cách bất thường giữa bà Liễu và ông Tâm?
Đáng nói hơn, trong cả kết luận điều tra và bản cáo trạng cũng không
nhắc gì đến việc này.
Thứ ba, việc
tiến hành thực nghiệm điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An là
chưa phù hợp với quy định của pháp luật; chưa phù hợp với hiện trường
vụ án.
Thứ tư, lời
khai của nhân chứng, người liên quan, bị can còn rất nhiều mâu thuẫn
nhưng chưa được các cơ quan tố tụng tỉnh Long An tiến hành đối chất, xác
minh làm rõ.
Thứ năm, động cơ, mục đích phạm tội của bà Trần Thúy Liễu chưa được rõ ràng và không phù hợp với diễn biến của vụ án.
Từ những vấn đề nêu trên, Báo Người Lao Động đề
nghị lãnh đạo TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Công an xem xét, nghiên
cứu và có hướng chỉ đạo điều tra lại vụ án một cách toàn diện, khách
quan, tránh bỏ lọt tội phạm.
Các nhà báo lên tiếng
Có
rất nhiều nhà báo đã đeo bám và thông tin liên tục về vụ án nhà báo
Hoàng Hùng bị sát hại, chúng tôi xin trích đăng ý kiến của hai nhà báo:
Nhà báo Tâm Phúc (Báo Pháp Luật TPHCM):
Cần làm rõ những lời khai mâu thuẫn
Trong
vụ án này, lời khai của các nhân chứng có nhiều mâu thuẫn nhưng cơ quan
tố tụng không làm sáng tỏ. Việc cơ quan điều tra dựa vào lời khai của
bà Trần Thúy Liễu để kết luận động cơ giết chồng là do nhà báo Hoàng
Hùng thường ghen tuông, cự cãi và đánh bà nhiều lần dẫn đến mâu thuẫn
gay gắt… là chưa có cơ sở. Bởi qua lời trình bày của các nhân chứng là
người thân của bà Liễu như: ông Trần Văn Mến, bà Trần Thúy Loan, Lê Hồng
Nhung, Lê Hồng Châu (là cha ruột, chị ruột và các con của bà Liễu) cho
thấy giữa bà Liễu và nạn nhân không có mâu thuẫn gì lớn.
Tôi
đồng tình với 5 nội dung của Ban Biên tập Báo Người Lao Động gửi cơ
quan tố tụng cấp cao hơn, đề nghị: “Xem lại kết quả điều tra vụ án sát
hại nhà báo Lê Hoàng Hùng”. Trong đó, quan trọng nhất là cần phải giải
mã nội dung bản sinh cung của nạn nhân. Đây là bản cung rất quan trọng
của người trong cuộc. Vì sao nội dung trong bản sinh cung lại không được
thể hiện trong hồ sơ vụ án?
Nhà báo Đăng Nguyên (Báo Sài Gòn Giải Phóng):
TAND tỉnh Long An nên trả hồ sơ để điều tra lại!
Theo
tôi, có nhiều vấn đề liên quan đến vụ án mà các cơ quan tố tụng tỉnh
Long An vẫn chưa làm sáng tỏ. Đơn cử, trong bản kết luận điều tra của Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã không đưa lời khai của bị hại Lê
Hoàng Hùng (lúc còn sống) vào hồ sơ vụ án. Rồi ông Nguyễn Văn Tâm nhiều
lần đến nhà gặp bà Liễu để hướng dẫn bà Liễu cách khai nhằm đối phó với
cơ quan chức năng... nhưng trong bản kết luận điều tra và bản cáo trạng
không hề nhắc gì đến việc này...
Ngay
bản cáo trạng của VKSND tỉnh Long An cũng có xuất hiện “tình tiết mới”
so với bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An. Cụ
thể, trong hai bản kết luận điều tra không thấy xuất hiện nhân chứng
Trần Trọng Nghĩa nhưng tại sao đến bản cáo trạng của VKSND tỉnh Long An
thì bất ngờ xuất hiện tên của nhân chứng này?
Là
một trong những người có mặt tại hiện trường sau khi nhà báo Hoàng Hùng
bị đốt vào rạng sáng 19-1 và theo dõi đưa tin vụ án này từ đó đến nay,
tôi nghĩ, để tránh tình trạng lọt người, lọt tội và bảo đảm đúng sự thật
khách quan của vụ án, bằng thẩm quyền luật pháp cho phép, TAND tỉnh
Long An nên trả hồ sơ để Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An điều tra lại
vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại.
|
- Những ngày cuối của nhà báo Hoàng Hùng -
10 ngày chống chọi với sự hủy diệt, nhà báo Hoàng Hùng - một phóng viên dạn dày kinh nghiệm - đã “đầu hàng” số phận. Anh ra đi trong đau đớn tột cùng, mang theo bí mật về vụ trọng án. Đó không đơn giản chỉ là bi kịch gia đình...
Nhà báo Hoàng Hùng (giữa) cùng các đồng nghiệp trong một lần nhận giải báo chí tại Hội Nhà báo TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Chiều
29-1 nhằm 26 Tết, chúng tôi nghẹn ngào, đau xót truyền cho nhau thông
tin: “Hoàng Hùng đã ra đi”. Nước mắt đã rơi không cần che giấu trên
gương mặt thất thần của nhiều đồng nghiệp, dù trước đó chúng tôi phần
nào tiên lượng được tình hình để chuẩn bị tâm lý đón chờ tin dữ...
Chúng tôi đã không cứu được anh!
Còn
nhớ, những ngày đầu nhập viện, nhà báo Hoàng Hùng còn khỏe, nói chuyện
mạch lạc, rõ ràng, thỉnh thoảng nhăn mặt vì đau. Bạn bè, đồng nghiệp đến
thăm, anh gật đầu chào và trò chuyện, ngay cả khi trả lời câu hỏi của
các điều tra viên Công an tỉnh Long An. Do yêu cầu cách ly khắt khe của
bác sĩ để tránh nhiễm khuẩn tối đa cho anh, chúng tôi chỉ vội vàng nói
lời động viên anh trong những cơ hội tiếp xúc ngắn ngủi.
Khi
anh mới nhập viện, Ban Biên tập Báo Người Lao Động đã chủ động làm việc
với Ban Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy về kế hoạch và khả năng cứu chữa cho
anh. Không khí trong phòng làm việc của ban giám đốc bệnh viện lúc đó
căng thẳng đến ngột ngạt. “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức bằng tất cả năng
lực, phương tiện và thiết bị đang có. Nhưng xin các đồng chí đừng thất
vọng nếu có tin chẳng lành. Về lý thuyết, cơ hội sống của một người tuổi
51 mang độ phỏng 49% như anh Hoàng Hùng là bằng 0!”- bác sĩ Trần Đoàn
Đạo, Trưởng Khoa Bỏng, trầm tư. Nghe những lời này, ban biên tập cùng
anh em phóng viên lặng người. “Chúng tôi trông cậy cả vào các anh. Hết
bao nhiêu tiền, chúng tôi không tiếc, miễn cứu được Hoàng Hùng”- ông Đỗ
Danh Phương, tổng biên tập báo, khẩn thiết.
Nhưng
những vết phỏng phía sau lớp băng trắng kia đã giết chết anh nhanh
chóng. Chiều 29-1, anh thực sự ra đi vĩnh viễn. Không ngờ, khái niệm sốc
phỏng được các bác sĩ tiên liệu đã xảy ra, nhanh chóng quật ngã một
“chiến binh” của làng báo miền Tây Nam Bộ chỉ trong vỏn vẹn 10 ngày
chống chọi.
Chiều
cuối năm, trước cổng Nhà Vĩnh biệt Bệnh viện Chợ Rẫy, phóng viên của
các báo đồng nghiệp buồn bã đến chờ đưa tin về cái chết của anh. Chưa
bao giờ chúng tôi tác nghiệp cùng nhau trong hoàn cảnh đau thương ngập
lòng đến thế...
Những bí mật chưa được lý giải
“Vĩnh
biệt nhà báo Hoàng Hùng...”. Bản tin chiều 29-1 trên Báo Người Lao Động
online tràn ngập lời chia buồn của các đồng nghiệp và bạn đọc ở khắp
mọi nơi. Một đồng nghiệp ở An Giang viết: “Trăm ngàn lời không thể nói
hết nỗi lòng của một người đồng nghiệp. Từng lăn xả vào những điểm nóng
để có được thông tin đáng giá nhất, tôi hiểu được anh đã phải vất vả như
thế nào trong quá trình tác nghiệp. Mong anh yên tâm về cõi vĩnh hằng,
chúng tôi - những người ở lại - quyết tâm sẽ sống, làm việc và chiến đấu
như anh, bằng đạo đức của một nhà báo chân chính. Vĩnh biệt Hoàng
Hùng...!!...”.
Với
chúng tôi, nhà báo Hoàng Hùng ra đi đã để lại một sự mất mát quá lớn,
những đề tài điều tra còn dang dở. Trước 10 ngày bị đốt, anh vẫn đang
đeo đuổi một vụ án ly hôn kỳ lạ do TAND tỉnh Long An xét xử. Một vụ ly
hôn nhưng thẩm phán Lê Văn Lắm (người trực tiếp xét xử, sau đó bị kỷ
luật với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng và cảnh cáo về mặt chính quyền,
không đưa danh sách tái bổ nhiệm thẩm phán) ban hành đến 2 bản án. Phát
hiện điều bất thường, anh đến TAND tỉnh Long An đăng ký làm việc để làm
rõ nhiều vấn đề như bản án này xử có đúng thẩm quyền, việc phân chia tài
sản dựa vào đâu, vì sao xử một lần lại có 2 bản án...? Lãnh đạo tòa hẹn
sẽ trả lời anh sau, tuy nhiên, chưa đến thời gian hẹn thì Hoàng Hùng đã
gặp nạn.
Nhắc
lại những ngày anh Hoàng Hùng nằm viện và giờ phút hấp hối của anh
mình, anh Lê Hoàng Tuấn (em ruột nhà báo Hoàng Hùng) rơm rớm nước mắt:
“Những ngày đầu anh còn khỏe, tôi hỏi anh về hung thủ đã tưới xăng đốt
anh nhưng anh chỉ lặng im khóc rồi quay mặt đi. Chỉ khi nào tôi hỏi:
“Anh khỏe không?” thì anh mở mắt đáp: “Anh Hai khỏe”, hoặc hỏi chuyện gì
khác thì anh trả lời. Hai ngày cuối, dường như anh muốn nói gì nhiều
lắm, tôi thấy anh mấp máy môi nhưng không thể nghe anh nói. Tối 28-1,
anh Hùng la hét rất lớn trong hơn một giờ. Không chịu nổi tiếng thét vì
đau đớn quằn quại về thể xác lẫn tinh thần của anh mình, tôi phải bịt
tai. Vậy mà vẫn quặn thắt ruột gan vì thương anh quá đỗi”.
Cũng
theo lời anh Tuấn, trong những lần ít ỏi đến bệnh viện, bà Liễu (Trần
Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng) vẫn dành phần lớn thời gian trò chuyện
qua điện thoại di động với ai đó, không mấy quan tâm đến sức khỏe của
chồng. Có phóng viên đến, bà Liễu ngăn cản không cho anh tiếp xúc. “Khi
thấy anh Hùng đã yếu, bà Liễu nói với tôi chở đại về nhà, khi nào chết
thì chết. Tôi cự, bà ta bỏ về mất tiêu” - anh Tuấn buồn bã kể.
Nhà
báo Hoàng Hùng ra đi đã mang theo nhiều bí mật chưa được lý giải. Hy
vọng trong những ngày đầu còn tỉnh táo ở bệnh viện, những bí mật này đã
được anh tiết lộ với các điều tra viên và nó được ghi vào bản sinh cung?
Vượt qua nỗi đau
Khi
anh Hoàng Hùng mất và vợ anh vướng vào vòng lao lý, một trong những
điều Ban Biên tập và các đồng nghiệp ở Báo Người Lao Động lo lắng nhiều
nhất là tương lai các con anh. Hai cháu Hồng Nhung và Hồng Châu còn quá
non nớt, rất cần sự quan tâm, chăm lo, dạy dỗ để các cháu khôn lớn. Đúng
lúc ấy, bạn đọc cả nước đã dang rộng vòng tay. Các cháu được đùm bọc,
chở che và học tập ở một môi trường rất tốt.
Mới
đây, khi chúng tôi đến chúc mừng các thầy cô của cháu Lê Hồng Châu nhân
ngày 20-11, một vị lãnh đạo của trường kể: “Hôm trước, cháu bị đau mắt
phải nghỉ học về quê mấy ngày. Đến khi trở lại trường, vừa trông thấy
cháu, các bạn đã mừng rỡ chạy xô đến kêu “Châu ơi, Châu à” rồi ôm chầm
lấy cháu. Châu học giỏi và rất ngoan, tính tình lại chan hòa nên bạn bè
đều yêu quý. Các anh chị cứ yên tâm, chúng tôi sẽ chăm lo cho cháu chu
đáo”.
Hiểu
được tấm lòng của thầy cô, bè bạn và những đồng nghiệp của ba, cháu
Châu rất ngoan, chăm học và tích cực tham gia các hoạt động của trường.
Một lần, tôi đón cháu về nhà chơi, sáng hôm sau cháu đòi lên trường sớm
“vì con phải trang trí lớp để thứ hai chấm điểm thi đua. Con là lớp phó
phong trào mà”. Cháu còn tâm sự: “Con quen rồi. Ở trường, các thầy cô
rất thương con, các bạn cũng vậy nên con bớt buồn chứ hồi mới lên đây,
con khóc hoài; nhất là ngày thứ bảy, chủ nhật, các bạn về hết…”.
Trong
ngôi nhà nhỏ của chúng tôi, giờ đây có một chiếc giường dành cho cháu;
một ngăn tủ để quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng… của cháu để mỗi
khi rảnh rỗi, chúng tôi lại đón cháu về. Điều đó chỉ đơn giản là vì
chúng tôi muốn nuôi dưỡng trong lòng cháu một cảm giác ấm áp của gia
đình, nơi đó có ba má và các chị...
Hồng Vân
|
Lời “tiên tri” từ bài ai điếu
Ngày
29-1-2011, Báo Người Lao Động đăng bài “Giết người vẫn ung dung” của
Trần Hải Nguyên (bút danh của nhà báo Hoàng Hùng) viết về một vụ án giết
người, nghi bỏ lọt người lọt tội ở huyện Đức Hòa - Long An. Trưa, khi
tôi đang ở nhà đọc bài báo ấy thì nhận được tin nhắn của đồng nghiệp:
“Anh Hoàng Hùng đi rồi”. Một cảm giác nghèn nghẹn dâng trào, rất khó tả.
Vậy đây là bài báo cuối cùng của anh đến với công chúng, được đăng
trong ngày cuối cùng anh còn trên cõi đời này… Một sự trùng hợp!
Đêm
ấy, trong ca trực xuất bản, tôi lấy dòng tin nhắn nói trên (Anh Hoàng
Hùng đi rồi) làm đầu đề cho bài viết về anh trên Báo Người Lao Động. Rồi
cùng các đồng nghiệp trong cơ quan xuống nhà viếng anh. Tôi thắp nhang
rồi ra ngoài ngồi quan sát. Nhiều người vào bên trong để nghe bà Trần
Thúy Liễu vừa khóc vừa kể lại cảnh anh bị “kẻ xấu” hãm hại.
Tôi
được giao viết gấp điếu văn cho lễ truy điệu anh sau đó một ngày. Đã
sẵn những tư liệu và cảm xúc, tôi viết ngay và xong sau 1 giờ, trong đó
có đoạn đáng nhớ: “… Chúng ta càng xót xa hơn khi anh ra đi để lại mẹ
già và hai con thơ. Con không cha như nhà không nóc - các con anh từ đây
sẽ vắng bóng người cha kính yêu...”. Nhiều người đã khóc khi nghe bài
ai điếu và đoạn trên được một số báo trích đăng lại.
Và,
rất tinh tường, không ít bạn đọc đã gọi điện thoại đến báo, hỏi vì sao
trong điếu văn viết là “anh ra đi để lại mẹ già và hai con thơ” mà không
hề nhắc đến vợ anh? Phải chăng báo đã nghi ngờ bà Liễu là thủ phạm?...
Khi
ấy, không thể giải thích một cách thỏa đáng cho bạn đọc, song đúng 20
ngày sau (20-2), bà Liễu ra tự thú. Lại một sự trùng hợp!
An Quý
|
Nhóm phóng viên Thời sự
- "Tối 28-1, anh Hùng la hét rất lớn trong hơn một giờ đồng hồ…”
(NLĐO)- 10 ngày chống chọi với sự hủy diệt, nhà báo Hoàng Hùng-
người phóng viên dạn dày kinh nghiệm đã “đầu hàng” số phận. Anh ra đi
trong đau đớn tột cùng, mang theo bí mật về vụ trọng án. Đó không đơn
giản chỉ là bi kịch gia đình...
-Lật lại vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Bất thường từ những lời khai Sự thay đổi lời khai của bị can và các nhân chứng đều hướng đến mục đích chứng minh bà Trần Thúy Liễu là hung thủ duy nhất
Chiều
29-1, 26 Tết, chúng tôi nghẹn ngào, đau xót truyền cho nhau thông tin:
“Hoàng Hùng đã ra đi”. Nước mắt đã rơi không cần che giấu trên gương mặt
thất thần của nhiều đồng nghiệp, dù trước đó chúng tôi phần nào tiên
lượng được tình hình để chuẩn bị tâm lý đón chờ tin dữ...
Những ngày đầu vào bệnh viện Chợ Rẫy, nhà báo Hoàng Hùng còn khỏe, nói chuyện mạch lạc, rõ ràng, thỉnh thoảng nhăn mặt vì đau. Bạn bè, đồng nghiệp đến thăm, anh gật đầu chào và trò chuyện. Ngay khi trả lời câu hỏi của các điều tra viên Công an tỉnh Long An, anh vẫn còn tỉnh táo, mạch lạc.
Những ngày đầu vào bệnh viện Chợ Rẫy, nhà báo Hoàng Hùng còn khỏe, nói chuyện mạch lạc, rõ ràng, thỉnh thoảng nhăn mặt vì đau. Bạn bè, đồng nghiệp đến thăm, anh gật đầu chào và trò chuyện. Ngay khi trả lời câu hỏi của các điều tra viên Công an tỉnh Long An, anh vẫn còn tỉnh táo, mạch lạc.
Những
lần vào bệnh viện thăm nhà báo Hoàng Hùng, chúng tôi đều gặp anh Lê
Hoàng Tuấn, em trai anh. Người đàn ông khắc khổ ấy không rời anh trai
suốt thời gian điều trị.
Nhắc
lại những ngày anh Hoàng Hùng nằm viện và giờ phút hấp hối của anh
trai, anh Tuấn, rơm rớm nước mắt: “Những ngày đầu anh còn khỏe, tôi hỏi
anh về hung thủ đã tưới xăng đốt anh nhưng anh chỉ lặng im khóc rồi quay
mặt đi. Chỉ khi nào tôi hỏi: “Anh khỏe không?” thì anh mở mắt đáp: “Anh
Hai khỏe”, hoặc hỏi chuyện gì khác thì anh trả lời.
Anh Lê Hoàng Tuấn (bìa phải) theo xe đưa thi thể anh Hoàng Hùng vào Nhà Vĩnh biệt của bệnh viện
Hai
ngày cuối, dường như anh muốn nói gì nhiều lắm, tôi thấy anh mấp máy
môi nhưng không thể vào để nghe anh nói. Tối 28-1, anh Hùng la hét rất
lớn trong hơn một giờ đồng hồ. Không chịu nổi tiếng thét vì đau đớn quằn
quại về thể xác lẫn tinh thần của anh trai, tôi phải xin y tá hai cục
bông gòn nhét vào tai. Vậy mà vẫn quặt thắt ruột gan vì thương anh quá
đỗi”.
Cũng
theo lời anh Tuấn, trong những lần ít ỏi lên bệnh viện, bà Liễu (Trần
Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng) vẫn dành phần lớn thời gian trò chuyện
qua điện thoại di động với ai đó, không mấy quan tâm đến sức khỏe của
chồng. “Khi thấy anh Hùng đã yếu, bà Liễu nói với tôi chở đại về nhà,
khi nào chết thì chết. Tôi cự, bà ta bỏ về mất tiêu”-anh Tuấn buồn bã
kể.
Nhà
báo Hoàng Hùng ra đi đã mang theo nhiều bí mật chưa được lý giải. Hy
vọng trong những ngày đầu còn tỉnh táo ở bệnh viện, những bí mật này đã
được anh tiết lộ với các điều tra viên và nó đã được ghi vào bản sinh
cung?
Mời bạn đọc đón đọc chi tiết trên Báo Người Lao Động số ra ngày mai, 27-11.
NLĐO
Trong vụ án này, tại CQĐT Công an tỉnh Long An, từ nhân chứng đến bị can đều có những lời khai bất nhất, lời khai sau phủ nhận lời khai trước. Vì sao?
Bà Liễu: Tiền hậu bất nhất
Trước
hết, đó là lời khai về sợi dây dù mà bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo
Hoàng Hùng) khai đã mua. Ngày 21-2 (sau khi ra tự thú một ngày), bà Liễu
có những lời khai “mua khoảng 10 m dây dù”. Tuy nhiên, từ ngày 23-2,
bỗng dưng bà Liễu khai sợi dây dù dài thêm 2 m nữa. Vậy thực chất dây dù
dài bao nhiêu, trong khi cơ quan điều tra khẳng định đoạn dây dù dài
10,05m? Có phải do bà Liễu tự mua dây dù hay ai mua giúp cho bà?
Cơ quan Công an tỉnh Long An kiểm tra hiện trường sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt. Ảnh: MINH SƠN
Về
tờ báo dùng để châm lửa đốt nhà báo Hoàng Hùng, bà Liễu có nhiều lời
khai khác nhau. Ngày 20-2, bà Liễu khai: “Tôi xé một tờ báo cuộn tròn
lại”. Ngày 21-2, bà Liễu khai: “Tôi xé ra 1 trang dùng tay bóp lại cho
tờ báo thu nhỏ theo hình trụ để dễ châm lửa”. Ngày 27-2, khai “xé hơn
1/2 tờ báo rời ngay tại bàn kiếng, nhồi lại còn khoảng 1 tấc”... Vậy tờ
báo dùng để đốt nhà báo Hoàng Hùng có kích thước, trọng lượng, hình dáng
ra sao? Điều này rất quan trọng để xác định tờ báo ấy khi được quăng ra
có thể “đáp” trúng mục tiêu cách xa 2 m hay không? Điều này cũng rất
quan trọng để xác định một mình bà Liễu đốt hay có ai giúp sức?
Về
thao tác đốt nạn nhân, bà Liễu có những lời khai khác nhau về thứ tự,
cách thức thực hiện hành vi. Bà Liễu khai sau khi châm lửa vào tờ báo,
bỏ hộp quẹt gas vào túi quần rồi bắt đầu thực hiện việc ném bịch xăng và
ném báo tờ báo đang cháy vào. Lúc thì bà Liễu lại khai hất xăng vào
giường trước, sau đó ném tờ báo đang cháy vào. Trong khi đó, tại hiện
trường thể hiện hai hướng cháy: một hướng cháy từ dưới lên, hướng khác
cháy từ trên xuống. Vậy có ai giúp bà Liễu ném bịch xăng hoặc thực hiện
đồng thời việc đốt ở hai hướng? Một mình bà Liễu rất khó làm được điều
đó.
“Tôi vẫn đốt anh Hùng”!
Về
mâu thuẫn vợ chồng, bà Liễu luôn khẳng định: “Tôi bị anh Hùng đánh đập
nhiều lần, tôi cũng chẳng than phiền với ai hết”, nhưng cũng chính bà
khai sau đó: “Những lần gọi điện thoại hay gặp nhau, tôi tâm sự hoàn
cảnh gia đình, Tâm (ông Nguyễn Văn Tâm-PV) đặt vấn đề với tôi và tôi
cũng cảm thấy mình bị thiếu thốn nên đồng ý cho Tâm thương tôi”.
Để
xem xét sự quyết liệt của bị cáo khi phạm tội, CQĐT đã hỏi bà Liễu: Nếu
đêm 18-1 ngủ chung phòng như thường lệ, bà có thực hiện việc đốt nhà
báo Hoàng Hùng không? Ngày 27-2, bà Liễu lạnh lùng khai: “Tôi vẫn đốt
anh Hùng vì tôi quá tức giận”. Tuy nhiên, ngày 12-8, cũng câu hỏi đó, bà
Liễu nói: “Tôi sẽ không đốt vì có bé Châu (con gái út nhà báo Hoàng
Hùng ngủ chung phòng với ba mẹ- PV). Còn có làm nữa hay không thì chưa
tính tới”.
Bà Trần Thúy Liễu có những lời khai bất nhất tại cơ quan điều tra. Ảnh: MINH SƠN
Bà Liễu nói chuyện với ai sau khi đốt chồng?
Những
lời khai trước đây, cháu Lê Hồng Nhung (con gái đầu của nhà báo Hoàng
Hùng) luôn khẳng định: “Giữa ba và mẹ tôi sống hòa thuận, ít khi cãi
nhau, thời gian gần đây không có cự cãi hay mâu thuẫn gì”. Tuy nhiên đến
ngày 10-9, cháu Nhung thay đổi lời khai: “Giữa ba và mẹ tôi có cự cãi
đánh nhau 2-3 lần… Khoảng một tháng trước khi xảy ra vụ việc mẹ đốt ba,
mẹ có kêu ba bán nhà nhưng ba không chịu. Từ đó, giữa ba và mẹ thường
hay cự cãi nhau về việc bán nhà, còn việc ba mẹ có đánh nhau không thì
tôi không thấy, không biết”.
Ngoài
ra, cháu Nhung có nhiều lời khai về việc bà Liễu “nói chuyện điện thoại
với ai đó” sau khi xảy ra cháy (theo những lời khai của cháu Châu và
cháu Nhung, người điện thoại gọi cấp cứu và gọi cho người thân bà Liễu
là Châu và Nhung, không phải bà Liễu- PV), nhưng về sau cháu Nhung lại
khai: “Khi xảy ra cháy, tôi thấy mẹ cầm điện thoại” và lý giải: “Do nhớ
không chính xác”. Vậy cháu Nhung có những lời khai khác nhau vì mục đích
gì?
Cửa tầng trệt đóng hay mở?
Về
lời khai cửa tầng trệt đóng hay mở sau khi vụ án xảy ra, ngày 1-2, ông
Trần Văn Mến (cha bà Liễu) khai: “Tôi quay qua nhà Liễu thì cửa đã mở
(…)’’. Tuy nhiên, ngày 11-2 ông Mến khai: “Tôi nghe tiếng la lớn, tôi
chạy ra, cửa chính ở tầng trệt đóng kín, cửa rào phía trước nhà khép lại
không có khóa. Tôi vừa đứng đó thì Nghĩa và Công Anh (Nguyễn Trọng
Nghĩa và Nguyễn Công Anh - hai người tham gia chữa cháy) cũng vừa chạy
tới’’.
Cũng
về việc cửa tầng trệt đóng hay mở, nhân chứng Nguyễn Công Anh ngày 19-1
có lời khai: “Lúc đến nơi, cửa rào nhà ông Hùng vẫn còn đóng...”. Ngày
19-4, anh Công Anh lại có lời khai: “Khi chạy đến nhà ông Hùng thì thấy
ông Mến chạy qua, cửa rào và cửa chính tầng trệt đã mở”.
Trong
khi đó, ngày 19-1, anh Nghĩa cũng khai tương tự: “Tôi chạy qua thì thấy
cửa rào, cửa tầng trệt nhà anh Hùng đã mở (…)”. Nhưng ngày 21-2, anh
Nghĩa khai: “Khi chạy tới phía trước nhà anh Hùng thì thấy cửa rào khép
lại, cửa chính của tầng trệt đóng kín (…).
Vì
sao các nhân chứng quan trọng này lại có những lời khai bất nhất, lúc
thì cửa đóng, lúc mở? Nếu thực sự cửa rào, cửa tầng trệt nhà đã mở, thì
ai mở và mở để làm gì? Đó là những tình tiết và câu hỏi rất quan trọng
trong vụ án.
Dường
như sự thay đổi lời khai của bị can và các nhân chứng đều hướng đến mục
đích chứng minh bà Trần Thúy Liễu là hung thủ duy nhất và động cơ giết
người đơn giản chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng như kết luận điều tra của CQĐT
Công an tỉnh Long An?
Kỳ tới: Những ngày cuối của nhà báo Hoàng Hùng
Nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tố tụng
Theo
luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM) thông thường sự việc
mới xảy ra, người ta sẽ nói theo sự thật những điều mắt thấy tai nghe.
Về sau do tác động từ dư luận, báo chí hoặc theo suy nghĩ của họ sẽ dẫn
đến có sự thay đổi lời khai. Trường hợp lời khai giữa bị can, nhân
chứng… có sự mâu thuẫn, CQĐT phải tiến hành đối chất để làm rõ. Nói tóm
lại, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa vào những lời khai nào phù hợp
tình tiết, chứng cứ khách quan của vụ án cũng như xem xét lời khai đó
có bị tác động bởi yếu tố gì hay không để đánh giá, chứng minh sự việc.
Còn
theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM), lời khai không
phải là tất cả chứng cứ và không phải là cơ sở để buộc tội bị can, bị
cáo. Nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là áp dụng khoa học hình
sự, thực nghiệm điều tra để phân tích rõ ràng, công tâm, chứng minh lời
khai nào là có căn cứ.
|
NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ
-Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Vì sao bà Liễu, nhân chứng thay đổi lời khai?
(NLĐO) – Việc xác định cửa tầng trệt nhà của anh Hoàng Hùng đóng hay mở vào thời điểm xảy ra vụ án, các thao tác đốt chồng của bà Liễu cực kỳ quan trọng vì qua đó sẽ thể hiện có hay không có đồng phạm trong vụ án. Tuy nhiên, lời khai bà Liễu cũng như các nhân chứng thay đổi liên tục và mâu thuẫn đến khó hiểu.
Bà
Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng) khai với cơ quan điều tra
là đã dùng tờ báo cuộn tròn lại để mồi lửa và quăng vào giường nhà báo
Hoàng Hùng sau khi đã quăng bịch xăng vào. Tờ báo có diện tích bao
nhiêu, được cuộn lại như thế nào thể hiện qua lời khai của bà Liễu được
“biến hình” liên tục.
Lúc thì xé 1 tờ báo cuộn tròn lại, lúc thì xé hơn ½ tờ báo, nhồi lại còn khoảng 1 tấc (10cm)... Những lần sau đó, xuất hiện lời khai “tờ báo vò lại’’ và nhiều lời khai chỉ nói dùng tờ báo để châm lửa mà thôi (kể cả trong kết luận điều tra).
Vậy
tờ báo được dùng là ½ tờ, 1 tờ hay hơn 1 tờ? Có được cuộn, vò, hay bóp
lại hay để vậy? Xác định được điều này sẽ xác định được tờ báo liệu có
đáp trúng mục tiêu khi ném cách xa 2m hay không? Điều này đã không được
cơ quan điều tra làm rõ.
Một
chi tiết quan trọng trong vụ án là bà Liễu không hề hấn gì sau khi
quăng xăng, châm lửa đốt nhà báo Hoàng Hùng. Vậy bà đã dùng những thao
tác gì, nhanh gọn đến mức nào để có thể an toàn 100% như vậy? Lời khai
này của bà trong hồ sơ vụ án cũng thay đổi liên tục về trình tự mở nút
bịch xăng, châm lửa vào tờ báo, cho hộp quẹt vào túi quần...
Đáng
chú ý nhất là có lúc bà khai ném bọc ni lông đựng xăng vào giường, lúc
thì hất xăng vào. Ném và hất là hai hành động hoàn toàn khác nhau và sẽ
cho kết quả cháy khác nhau. Cơ quan điều tra có làm rõ sự khác biệt này?
Bà Liễu đã ném hay hất xăng để gây ra một vụ cháy khủng khiếp như thế này?
Thậm chí, lời khai về mức độ mâu thuẫn gia đình trong gia đình nhà báo Hoàng Hùng cũng không thống nhất trong các lời khai.
Bà Liễu luôn khẳng định hay bị nhà báo Hoàng Hùng đánh đập nhưng không than phiền với ai. Tuy nhiên, cũng chính bà khai: “những lần gọi điện thoại hay gặp nhau, tôi tâm sự hoàn cảnh gia đình, Tâm đặt vấn đề với tôi và tôi cũng cảm thấy mình bị thiếu thốn nên đồng ý cho Tâm thương tôi’’.
Những
lời khai trước đây, cháu Lê Hồng Nhung (và cả cháu Lê Hồng Châu) luôn
khẳng định, “giữa ba và mẹ tôi sống hòa thuận, ít khi cãi nhau, thời
gian gần đây không có cự cãi hay mâu thuẫn gì’’. Tuy nhiên, sau đó,
Nhung khai “giữa ba và mẹ tôi có cự cãi đánh nhau 2-3 lần…”.
Quan trọng hơn, sau khi xảy ra cháy, Nhung khai “mẹ đang nói chuyện điện thoại với ai đó’’ (theo những lời khai của Châu và Nhung thể hiện, người điện thoại gọi cấp cứu và gọi cho người thân bà Liễu là Châu và Nhung - PV), nhưng về sau Nhung lại khai: ‘’khi xảy ra cháy, tôi thấy mẹ cầm điện thoại’’.
Cũng như vậy, lời khai của bà Trần Thúy Loan (chị ruột, sống cạnh nhà bà Liễu) về mối quan hệ vợ chồng của nhà báo Hoàng Hùng cũng thay đổi. Lúc thì không có mâu thuẫn gì, lúc thì “nghe bên nhà Liễu có tiếng cự cãi, đánh nhau, tôi qua can ngăn’’.
Cửa tầng trệt căn nhà của anh Hoàng Hùng vào thời điểm xảy ra vụ án đóng hay mở?
Ảnh chụp vào tháng 2-2011
Về
xác định cửa tầng trệt đóng hay mở khi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt rất
quan trọng để xác định bà Liễu có đồng phạm hay không. Thời điểm xảy ra
cháy, có 3 nhân chứng quan trọng tham gia chữa cháy đó là ông Trần Văn
Mến (cha ruột bà Liễu), Nguyễn Công Anh, Trần Trọng Nghĩa. Tuy nhiên,
lời khai của ba nhân chứng này về việc cửa đóng hay mở thay đổi liên tục
và không thống nhất với nhau.
Đặc biệt, lời khai của ông Mến còn không thống nhất với lời khai của anh Phạm Tuấn Phước (con rể bà Trần Thúy Nga, chị bà Liễu) về việc đóng mở cửa sân thượng.
Anh
Phước khai: “ông ngoại (ông Mến) kêu tôi đi cùng lên lầu xem có ai
không. Khi lên tới sân thượng thì phát hiện cửa sân thượng ra phía sau
mở ra bên ngoài, tôi có đi ra nhưng không thấy ai. Sau đó tôi có hỏi
Nhung thì Nhung nói cửa ra phía sau sân thượng hôm trước Nhung và sau đó
là Châu đã bóp khóa lại’’. Nhung cũng khẳng định việc này, chỉ có ông
Mến cho rằng không phát hiện điều gì.
Sự
thật chỉ có 1 nên lời khai cũng phải chỉ có 1. Vậy tại sao từ bà Liễu
đến các nhân chứng đều thay đổi lời khai liên tục. Phải chăng những thay
đổi trong các lời khai này hướng đến mục đích chứng minh bà Trần Thúy
Liễu là hung thủ duy nhất và động cơ giết người chỉ vì mâu thuẫn vợ
chồng? Lời khai nào sẽ có giá trị nhất để cơ quan công an căn cứ vào đó
kết luận vụ án?
Mời bạn đọc đón đọc chi tiết trên Báo Người Lao Động số ra ngày mai, 26-11.
-- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Vì sao bà Liễu, nhân chứng thay đổi lời khai? Dân Trí
Việc
xác định cửa tầng trệt nhà của anh Hoàng Hùng đóng hay mở vào thời điểm
xảy ra vụ án, các thao tác đốt chồng của bà Liễu cực kỳ quan trọng vì
qua đó sẽ thể hiện có hay không có đồng phạm trong vụ án. Tuy nhiên, lời
khai bà Liễu cũng như các nhân ...
Vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại: Những tình tiết cần được làm rõ Thanh Niên
Vụ nhà báo bị đốt: Động cơ không thuyết phục 24 giờ
Con gái Hoàng Hùng nghi 'người thứ ba' giết bố VietNamNet -
- Vụ sát hại nhà báo Hoáng Hùng: Động cơ giết người không thuyết phục (NLĐ).
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo) (Blog) -Người Lao Động
Vụ nhà báo Lê Hoàng Hùng bị sát hại: Những tình tiết cần được làm rõ Thanh Niên
Vụ nhà báo bị đốt: Động cơ không thuyết phục 24 giờ
Con gái Hoàng Hùng nghi 'người thứ ba' giết bố VietNamNet -
- Vụ sát hại nhà báo Hoáng Hùng: Động cơ giết người không thuyết phục (NLĐ).
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo) (Blog) -Người Lao Động
-Bóng đen ông Hoàng Hùng khai sau bị đốt là ai?Những
lời khai của cựu nhà báo Hoàng Hùng trước khi chết hẳn là manh mối quan
trọng giúp cơ quan công an truy tìm hung thủ. Tuy nhiên, lời sinh cung
của anh không được đưa vào kết luận điều tra và cáo trạng.
Trong cuộc sống của vợ chồng nhà báo Hoàng Hùng có những bất đồng, những buổi “cơm không lành, canh không ngọt”. Nhưng liệu những mâu thuẫn rất đỗi bình thường đó có đủ để bà Liễu nhẫn tâm ra tay đốt chồng?
Trong
vụ án này, lạ một điều là trước và trong ngày 18-1, sinh hoạt gia đình
của nhà báo Hoàng Hùng vẫn diễn ra bình thường, không hề có sự cãi vã,
thậm chí ngay trong đêm 18-1, vợ chồng, con cái họ vẫn quan tâm đến
nhau.
Một ngày như mọi ngày
Theo
lời khai của bà Trần Thúy Liễu với Cơ quan Điều tra (CQĐT) tỉnh Long
An, cách hôm xảy ra vụ án 10 ngày, nhà báo Hoàng Hùng có đánh bà do
ghen. Vì thế, đến tối 16-1, bà Liễu “có suy nghĩ mua xăng để đốt cảnh
cáo anh Hùng”.
Tiếp
đó, sáng 17-1, bà chở con đi học, xong đi chợ rồi đến tiệm tạp hóa mua
dây dù, ra cây xăng mua xăng. Về đến nhà, bà cho dây dù và xăng vào tủ
trong phòng ngủ của anh Hoàng Hùng, đi xuống dọn dẹp, nấu cơm, sinh hoạt
bình thường.
Trong
ngày 18-1, cả gia đình cùng ăn cơm trưa, cơm tối với nhau. Bà Liễu vẫn
làm nhiệm vụ đưa đón con, lo cơm nước như mọi ngày. Nhà báo Hoàng Hùng
viết bài ở bàn vi tính, đến chiều thì rời nhà đi uống cà phê.
Tối
hôm ấy, sau khi đi đón cháu Châu học múa ở trung tâm về, bà Liễu còn
điện thoại hỏi anh Hoàng Hùng có ăn uống gì không để mua về.
Trước
khi về phòng ngủ, anh Hùng ghé qua phòng bà Liễu và hai con hỏi xem đã
ngủ chưa, “bé Châu gọi ba vào ngủ chung cho vui, tôi lên tiếng ngủ chung
đi, mùng rộng lắm nhưng anh Hùng đi lên trước ngủ”- bà Liễu khai.
Vậy
mà, chỉ vài giờ sau, lúc 1 giờ ngày 19-1, “giật mình dậy, thấy trong
lòng buồn buồn’’, bà Liễu đã lạnh lùng thực hiện hành vi đốt chồng.
Thật
ra, động cơ, mục đích phạm tội suy cho cùng chỉ bà Liễu là người rõ
nhất. Thế nhưng với những gì đã diễn ra cho thấy việc bà Liễu khai
“nguyên nhân dùng xăng đốt anh Hùng là do bị anh Hùng đánh nên tức giận
nảy sinh ý định đốt để cảnh cáo” là khó thuyết phục, không phù hợp với
nhân chứng, căn cứ khác của vụ án.
Trước
hết, xét theo diễn biến tâm lý tội phạm, hoặc là vì nóng giận, thiếu
kiềm chế trong lúc cãi vã, đánh nhau dẫn đến lỡ tay giết người hoặc bị
đè nén uất ức do bị ức hiếp, hành
hạ trong một thời gian dài khiến người ta thù hận, nung nấu ý định trả
thù, chờ cơ hội ra tay để rồi khi mâu thuẫn gay gắt xảy ra, như giọt
nước tràn ly, thôi thúc thực hiện tội phạm.
Trong
vụ án này, không có dấu hiệu nào cho thấy giữa bà Liễu và nhà báo Hoàng
Hùng mâu thuẫn gay gắt đến mức hình thành động cơ với mục đích muốn
giết chết nạn nhân.
Hơn
nữa, một khi đã cố ý tước đoạt sinh mạng nạn nhân, điều mà bà Liễu đạt
được sau hành vi phạm tội là gì? Đó cũng là điều rất quan trọng để làm
rõ động cơ, mục đích của người phạm tội? Không ai dám làm một việc tày
trời như thế để rồi như bà Liễu khẳng định: “Tôi cũng chẳng được gì
đâu’’.
Đó
là chưa nói đến chính bà Liễu từng nhận xét về chồng trước khi ra tự
thú: “Từ trước đến nay, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày giữa vợ
chồng tôi rất hòa thuận, không có mâu thuẫn, cự cãi gì với nhau (…). Qua
sự việc anh Hùng bị cháy, tôi nghĩ anh Hùng viết bài phản ánh trong
công việc nên bị thù ghét. Về quan hệ tình cảm nam nữ thì anh Hùng không
có. Anh sống rất chung thủy’’. Điều này cũng được chính các con và
người thân bà Liễu thừa nhận.
Vậy
ngoài việc bị chồng đánh và đòi bán nhà không được như lời khai của bà
Liễu, còn nguyên nhân nào phía sau đó mà CQĐT vẫn chưa xoáy vào tận cùng
để tiếp cận sự thật của vụ án?
Hành vi thực hiện tội phạm nhiều sơ hở
Liệu
bà Liễu có thể một mình thực hiện hàng loạt hành vi đốt chồng hay
không? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi rất trăn trở sau khi được tận mắt
chứng kiến thân thể bị cháy từ đầu đến chân của nhà báo Hoàng Hùng và
hiện trường vụ án, cũng như đọc đi đọc lại những lời khai về hành vi
thực hiện tội phạm của bà Liễu.
“Tôi
giật mình dậy, đi ra ngoài xé tờ báo ở chỗ bàn kiếng, ghế salon phòng
khách, tôi bóp nhỏ lại để trên tam cấp, tôi bước ra ngoài lan can bỏ dây
dù xuống, lại mở tủ lấy
xăng ra. Tôi nghe có mùi xăng trong tủ. Tôi ngồi xuống bên hông tủ mở
gút bịch xăng ra và cầm bịch xăng bên tay phải, đi lại lấy giấy báo và
quẹt gas, lại đối diện giường ngủ anh Hùng cách khoảng 2 m, tôi ngồi
xuống để giấy báo xuống bên chân trái và bật quẹt châm vào báo cháy, tôi
lấy hộp quẹt bỏ túi quần đứng lên, ném bịch xăng vào ngang giường (có
mùng), sau đó ném tờ báo vào, tôi đi nhanh và gần tới phòng tôi chạy vào
mùng thì lúc đó anh Hùng tới kêu: “Em ơi, cứu anh”. Tôi mới chui ra đưa
anh Hùng vào nhà tắm để xối nước…’’- bà Liễu thuật lại.
Khó
hiểu nằm ở chỗ bà Liễu mua 20.000 đồng xăng bơm vào bịch ni lông (chỉ
đựng được cỡ hơn 1 lít), để vào tủ quần áo gần 2 ngày trong phòng ngủ mà
nhà báo Hoàng Hùng không ngửi thấy mùi xăng.
Bà
Liễu khai tay phải cầm bịch xăng đã mở, tay trái bật quẹt, khoảng cách
rất gần nhưng bà không hề hấn gì. Trong khi đó, nạn nhân nằm trong mùng
khoảng cách 2 m, bị ném xăng vào ngang giường lại cháy từ ngón chân lên đến đỉnh đầu.
Chưa
kể, tờ báo khi ném cách 2 m liệu có còn cháy và đáp trúng mục tiêu hay
bay lơ lửng rồi tắt ngúm? Lượng xăng chỉ 20.000 đồng, khoảng 1,2 lít
(tính theo thời giá khi đó) có thể đốt cháy đến 3/4 tấm nệm; drap
giường, mùng mền bị cháy gần hết…?
Một
điểm đặc biệt quan trọng là hiện trường thể hiện hai hướng cháy: một
hướng cháy từ dưới lên và hướng còn lại từ trên xuống, đồng thời tro
than đọng lại vào giữa và cuối giường. Dù kết luận điều tra bổ sung của
CQĐT Công an tỉnh Long An cho rằng: “Điểm xuất phát cháy tập trung ở
phần giữa và cuối giường, có ít nhất từ hai điểm cháy (do xăng sẽ văng
tung tóe ra khi ném bịch xăng), sau đó cháy lan lên phía trên đầu
giường…”, nhưng xem ra lời giải thích này không thuyết phục.
Ngoài
ra, bà Liễu khai vừa chạy về phòng nằm xuống thì anh Hoàng Hùng đã chạy
đến kêu cứu. Thực nghiệm điều tra xác định: “Thời gian từ khi bị can
ném bịch xăng và tờ báo đang cháy vào nơi nạn nhân ngủ với độ dài đoạn
chạy là 13,05 m mất thời gian là 8,94 giây’’. Với một lượng xăng ít ỏi,
khoảng cách thời gian rất ngắn và nạn nhân gần như phản ứng ngay lập
tức, có thể bị phỏng độ II, III, 49% diện tích cơ thể?
“Con mong mẹ khai đúng sự thật…”
Gặp
chúng tôi mới đây, cháu Lê Hồng Châu, con gái út của cố nhà báo Hoàng
Hùng, khoe: “Hôm trường con tổ chức lễ hội Halloween, con viết kịch bản
rồi dàn dựng cho các bạn diễn luôn”. Tôi đùa: “Vậy là con có gien làm
báo của ba rồi”. Nhắc đến ba, đôi mắt cháu đượm buồn: “Con nhớ ba
lắm…!”.
Tôi
quyết định nói với cháu về việc vụ án của mẹ sắp được đưa ra xét xử.
Cháu cúi mặt: “Lần trước gặp mẹ, con thấy mẹ ốm nhom, tóc rụng nhiều. Mẹ
cứ ôm con mà khóc…”. Tôi hỏi cháu có tin mẹ đã đốt ba không, cháu có vẻ
nghĩ ngợi, lát sau mới nói: “Con không nghĩ mẹ con làm chuyện đó một
mình. Chắc chắn phải có người khác làm với mẹ”.
Rồi
cháu kể, đêm xảy ra vụ hỏa hoạn, khi nghe tiếng ba (nhà báo Hoàng Hùng)
kêu cứu, Châu đang ngủ với mẹ trong phòng bên cạnh thức dậy chạy ra thì
thấy lửa cháy phừng phừng. “Con thấy ba con chạy vô nhà tắm. Con luýnh
quýnh không biết làm gì thì mẹ đẩy con vô phòng, đóng cửa lại, bảo con
đừng sợ. Lúc đó, con nghĩ chắc ba con làm báo nên có người ghét, tìm
cách hại ba. Do mẹ đóng cửa phòng, con không ra được nên chạy đến mở cửa
sổ kêu cứu. Sau đó dượng Tư (tức ông Nguyễn Văn Sữa) chạy qua dập lửa.
Con với mẹ ở trong phòng cho tới khi người ta dập tắt lửa rồi mới ra”.
Tôi
hỏi cháu có nghĩ mẹ làm việc đó là vì giận ba do ba đánh chửi mẹ hay
không thì cháu lắc đầu, giọng nghẹn lại: “Ba con hiền lắm, không bao giờ
ba nói nặng lời với mẹ; đánh mẹ thì lại càng không. Chỉ có mẹ đánh ba
con thôi. Có lần bị mẹ đánh, ba phải chạy qua nhà dì Hai. Ai nói ba con
đánh chửi mẹ là nói bậy. Bây giờ, con chỉ mong mẹ khai đúng sự thật để
được khoan hồng. Nếu mẹ có tội thì mẹ phải bị xử phạt nhưng con vẫn cầu
mong trời, Phật phù hộ để mẹ con không phải chịu mức án nặng nhất… Ba
con đã mất rồi, chị em con chỉ còn có mẹ...”.
Khi
nói những điều này, giọng cháu nghẹn lại khiến chúng tôi không cầm được
nước mắt. Mới 13 tuổi nhưng cháu đã phải gánh chịu những nỗi đớn đau,
mất mát quá lớn...
Hồng Vân
|
Kỳ tới: Bất thường từ các lời khai
Nhóm Phóng viên Thời sự
-Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Một phút "buồn buồn", bà Liễu đốt chồng?
-(NLĐO) - Rạng sáng 19-1, bà Liễu đang ngủ thì "giật mình dậy, thấy trong lòng buồn buồn" rồi lạnh lùng tưới xăng đốt chồng. Động cơ nào khiến bà hành động man rợ như vậy? Phải chăng chỉ đơn giản xuất phát từ một phút “buồn buồn” vì có những lúc gia đình “cơm không lành, canh không ngọt”?
-Trong kết luận điều tra, bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng) cho biết nguyên nhân dẫn đến bà giết chồng là vì bức xúc chuyện bị chồng đánh đập do có quan hệ tình ái với ông Nguyễn Văn Tâm.
Thế nhưng, động cơ gây án này khó mà thuyết phục khi được gắn với những diễn biến tâm lý của bà Liễu trước lúc gây án, công cụ gây án và hiện trường vụ án.
Mùng mền, rap giường gần như cháy rụi
Theo hồ sơ vụ án, trước và trong ngày 18-1, một ngày trước khi xảy ra vụ án, giữa bà Liễu và anh Hoàng Hùng không xảy ra bất hòa. Bà Liễu vẫn đưa đón con đi học, nấu nướng và gia đình ăn tối với nhau.
Thậm chí, trong đêm xảy ra vụ việc, bà Liễu còn khai: “Bé Châu gọi ba vào ngủ chung cho vui, tôi lên tiếng ngủ chung đi, mùng rộng lắm nhưng anh Hùng đi lên trước ngủ’’.
Vậy
mà, chỉ vài tiếng sau, bà thức dậy, “thấy trong lòng buồn buồn” và tưới
xăng, đốt chồng bỏng từ đầu đến chân. Một hành động giết người man rợ
như vậy liệu có thể xuất phát từ một tâm trạng “bằng phẳng” như vậy?
Đó là chưa kể chính bà Liễu từng nhận xét về chồng trước khi ra tự thú: “Từ trước đến nay, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày giữa vợ chồng tôi rất hòa thuận, không có mâu thuẫn, cự cãi gì với nhau. Qua sự việc anh Hùng bị cháy, tôi nghĩ anh Hùng viết bài phản ánh trong công việc nên bị thù ghét. Về quan hệ tình cảm nam nữ thì anh Hùng không có. Anh sống rất chung thủy’’. Điều này cũng được chính các con và người thân bà Liễu thừa nhận.
Vì
vậy, điều gì đã khiến bà Liễu làm một việc tày trời như thế để rồi lại
khẳng định: “Tôi cũng chẳng được gì đâu’’?Ngoài việc bị chồng đánh và
đòi bán nhà không được, còn nguyên nhân nào phía sau đó mà CQĐT vẫn chưa
xoáy vào tận cùng để tìm ra sự thật?
Có lẽ nguyên nhân tận cùng của vụ án sẽ tìm thấy được nếu rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện hành vi giết chồng của bà Liễu.
Bà Liễu khai, trước khi đốt chồng 2 ngày, bà mua 20.000 đồng xăng (khoảng hơn 1 lít), đựng trong bịch ni lông và giấu trong tủ quần áo của nhà báo Hoàng Hùng.
Vậy
trong 2 ngày đó, tại sao nhà báo Hoàng Hùng không phát hiện ra khi
chính bà Liễu khai rằng khi mở tủ lấy xăng đốt chồng, bà đã ngửi thấy
mùi xăng?
Khai với công an, bà Liễu tả rất chi tiết các thao tác tưới xăng, châm lửa... Theo đó, bà đứng cách giường nhà báo Hoàng Hùng 2 m, cầm bịch xăng quăng vào giường, quăng tiếp tờ báo cũ vò nát đã châm lửa vào và chạy về phòng. Khi bà Liễu vừa nằm xuống thì anh Hoàng Hùng đã chạy đến kêu cứu và được đẩy vào buồng tắm dội nước ngay tức khắc.
Vậy với khoảng cách 2 m, với chiếc giường ngủ có giăng mùng, với lượng xăng khiêm tốn, với cái tàn lửa nhẹ như bông thì liệu có đủ để ngọn lửa bùng cháy dữ dội, thiêu rụi mùng mền, ¾ rap giường, nám đen một góc phòng và làm anh Hoàng Hùng bị phỏng độ II, III, 49% diện tích cơ thể?
Chi tiết diễn biến tâm lý và hành động của bà Liễu trong đêm 19-1? Những diễn biến này mâu thuẫn như thế nào với lời khai các nhân chứng và hiện trường vụ án?
Mời bạn đọc theo dõi trên Báo in Người Lao Động số ra ngày mai, 25-11.
NLĐO
Ông Nguyễn Văn Tâm có vai trò gì trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại hay chỉ đơn thuần là người thứ ba như kết luận điều tra và cáo trạng thể hiện...?
Trong
quá trình điều tra, Cơ quan Điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Long An từng
xác định ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5 - Chi
cục QLTT tỉnh Long An) có gọi điện thoại và nhắn tin nhiều lần cho bà
Trần Thúy Liễu, trong đó có cả việc ông Tâm đến gặp, chỉ bà Liễu cách
khai để đối phó với CQĐT. Nhưng những tình tiết khác lạ này không hề
được đề cập trong kết luận điều tra lẫn cáo trạng. Nội dung những lá thư
tay bà Liễu gửi ông Tâm cũng không được nhắc đến…
Đơn giản là người thứ ba (?!)
Trong
kết luận điều tra của CQĐT cũng như cáo trạng của VKSND tỉnh Long An,
tên ông Nguyễn Văn Tâm được nhắc đến một lần trong kết luận điều tra và 3
lần trong cáo trạng, với tư cách là người thứ ba khiến tình cảm vợ
chồng nhà báo Hoàng Hùng rạn nứt. Vai trò của ông Tâm trong vụ án này
chỉ được thể hiện đơn giản như xuất phát từ việc bà Liễu có quan hệ tình
dục, có thai với ông Tâm, nhiều lần cùng ông Tâm qua Campuchia đánh
bạc, ông Hoàng Hùng đã ghen tuông và đánh bà Liễu.
Tuy
nhiên, theo tài liệu chúng tôi thu thập được, trong một báo cáo gửi Ban
Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Long An, Đảng ủy khối các cơ
quan tỉnh này cho biết ông Tâm có các sai phạm: Nhiều lần đi cùng bà
Liễu đến các nhà nghỉ và tại nhà riêng của bà Liễu để quan hệ tình dục;
nhiều lần qua Campuchia đánh bạc; giao khăn lạnh và nhận tiền ở các quán
trên địa bàn ông Tâm phụ trách, đổi lại, các quán này sẽ không bị kiểm
tra hành chính.
Những lá thư tay của bà Liễu gửi cho ông Tâm. Ảnh: MINH SƠN
Đặc
biệt, sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, ông Tâm thường xuyên liên lạc
với bà Liễu, đến nhà bà Liễu 2 lần để động viên, hướng dẫn bà Liễu cách
trình bày đối phó với CQĐT, dặn bà Liễu cứ an tâm giữ gìn sức khỏe, đừng
sợ, công an muốn bắt phải có chứng cứ, nếu không thì phải bồi thường.
Chính vì vậy, bà Liễu đã chậm ra tự thú, gây khó khăn cho công tác điều
tra. Làm việc với CQĐT, ông Tâm cũng đã thừa nhận có gọi điện, nhắn tin
và đến nhà bà Liễu 2 lần sau khi vụ án xảy ra.
Một
điều đáng lưu ý là theo Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Long An, trong
công văn số 376/CV-CAT (PC45) ngày 20-5-2011 của công an tỉnh này đã xác
định: “Nguyễn Văn Tâm có biểu hiện che giấu tội phạm…”. Tuy nhiên,
trong các kết luận điều tra lẫn cáo trạng lại không hề có một chữ đề cập
chi tiết này, dù là để phủ định.
“Bỏ quên” 1.000 tin nhắn và những lá thư tay bất thường
Quá
trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An xác định trong
khoảng thời gian từ giữa tháng 12-2010 đến cuối tháng 1-2011, ông Tâm đã
liên lạc (gọi và nhắn tin) cho bà Liễu hơn 1.000 lần. Hai thời điểm
quan trọng nhất của vụ án là ngày 18-1 và 19-1 (trước và sau khi nhà báo
Hoàng Hùng bị sát hại), qua xác minh, ông Tâm đã gọi và nhắn cho
bà Liễu khoảng 16 lần (ngày 18-1, có cả cuộc gọi lúc 5 giờ sáng) và 17
lần (ngày 19-1).
Trước
khi bà Liễu đi tự thú vào khoảng 21 giờ ngày 20-2, ông Tâm cũng có
liên lạc với bà Liễu nhiều lần. Chính ông Tâm cũng thừa nhận từ khi sự
việc nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, “mỗi ngày tôi thường điện thoại hoặc
nhắn tin một lần để hỏi thăm tình hình sức khỏe Hoàng Hùng và động viên
Liễu”.
Trả
lời báo chí thời điểm đó, CQĐT cho rằng khi xác định được nội dung các
cuộc gọi cũng như tin nhắn giữa ông Tâm với bà Liễu sẽ có những cứ liệu
quan trọng để điều tra rõ ràng thêm vụ án. Trong đó, sẽ xác định ông
Tâm có liên quan gì đến việc bà Liễu sát hại chồng.
Vấn
đề đặt ra là, xác định được cuộc gọi và tin nhắn vào thời điểm đó chắc
chắn sẽ không mấy khó khăn để CQĐT nắm bắt được nội dung cuộc trao đổi
giữa bà Liễu và ông Tâm. Vậy CQĐT có tiến hành xác minh hay không? Xác
minh như thế nào? Kết quả ra sao? Vì sao tình tiết quan trọng này không
được đề cập trong kết luận điều tra lẫn cáo trạng?
Một
số thư tay bà Liễu viết gửi ông Tâm (theo lời của cháu Nhung với CQĐT)
trước khi tự thú có dấu hiệu thông cung, không đơn giản là những lá thư
thể hiện mối quan hệ tình cảm ngoài luồng giữa ông Tâm và bà Liễu, cũng
không được đề cập. Xin trích đăng lại một số nội dung như sau: “Nó điều
tra A (anh - PV) sao rồi? Trả lời ghi giấy em biết. Anh
không nói e (em - PV) cho vay ai hết nhe (…). Để nó điều tra hướng
khác. Nó hỏi ngày em với anh điện thoại bao nhiêu lần? Nó đang nghi em
thương anh mà hại Hùng đó. Em quá mệt mỏi, dù cái gì em cũng không bỏ
anh đâu. Điều tra em tới 8 giờ tối luôn. Anh mấy giờ? Hỏi em với anh có
dính líu tình cảm, tiền? Em trả lời rồi, tôi không dính líu gì hết…”; “…
Còn phần đất, em chưa chia tiền cho Hùng, cho nên anh dấu (giấu - PV)
luôn, nhe. Khai
ra nhiều nó lôi kéo người này, người kia mệt lắm. Nay mai em tính đất
khác cho anh. Lúc đó Hùng không chịu bán, em nghĩ cất nhà em bán đại,
cho nên em kêu anh không có nói mua bán đất đai hay tiền gì hết. Anh an
tâm đi (…). Anh trả lời ghi giấy, bỏ trong bao thư nhe, gởi trước 12 giờ
để em biết…”; “Em khai có mượn 150 nhưng trả bớt 120 rồi (…). Sao anh
ác quá vậy, đã nghi ngờ em quen anh dữ lắm, còn khai tiền trong đó làm
gì! Rắc rối vô cùng, anh an tâm đi, không mất mát đâu. Dữ (giữ - PV)
giấy mượn tiền có gì đưa nó”.
Qua
những dòng tin nhắn, các cuộc điện thoại và những bức thư tay này, liệu
ông Tâm chỉ đơn thuần là hỏi thăm sức khỏe, động viên bà Liễu hay đóng
vai trò “mắt xích” quan trọng trong vụ án? Hoặc ít nhất là việc che giấu
tội phạm vẫn chưa được CQĐT Công an tỉnh Long An làm rõ.
Đêm xảy ra vụ án, ông Tâm hẹn gặp bà Liễu làm gì?
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, lúc 19 giờ ngày 18-1, bà Liễu rủ cháu Lê Hồng
Nhung đi xem chợ hoa kiểng ở công viên. Tới khoảng 19 giờ 40 phút, ông
Nguyễn Văn Tâm điện thoại cho bà Liễu ra quán Thuyền Chèo uống nước. Khi
ba người vào quán, bà Liễu la cháu Nhung vụ bỏ nhà đi, cháu Nhung cằn
nhằn lại rồi bỏ đi, chỉ còn lại bà Liễu và ông Tâm. Như vậy, trong
thời gian cháu Nhung bỏ đi, nội dung cuộc nói chuyện giữa ông Tâm và bà
Liễu đêm xảy ra vụ án là gì? Sau cuộc gặp này, khoảng 5 giờ sau, nhà
báo Hoàng Hùng bị sát hại. Dường như CQĐT vẫn chưa quyết liệt làm rõ
điều này.
|
“Tôi nghi bác Tâm thuê người khác làm!”
Trong
bản tường trình với CQĐT ngày 1-2 của cháu Lê Hồng Nhung (con gái lớn
nhà báo Hoàng Hùng) có nêu nhiều tình tiết đáng quan tâm. Theo đó, trong
lúc ở Bệnh viện Chợ Rẫy, “mẹ dặn tôi nói là bác Tâm chỉ là bạn bè hay
tới lui nhà tôi làm khăn và cũng thường hay đi uống cà phê với ba tôi.
Còn riêng khoản nợ nần thì nói ba mẹ đều biết và thống nhất với nhau”.
Cháu
Nhung cũng cho biết có một buổi tối khi nhà báo Hoàng Hùng còn điều trị
tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Tâm đến nhà “nói với mẹ tôi là: “Em đừng sợ,
không có chứng cứ thì bắt em phải đền bù tiền danh dự nữa đó!” (…). Tôi
kêu bác Tâm đi về đi, mẹ tôi nói để bác Tâm ở lại mẹ dặn có gì biết mà
khai với công an nữa”.
Tôi
biết mẹ tôi đánh bài thua nhiều hơn ăn. Hơn nữa, mẹ tôi rất hay cho
tiền bác Tâm và rất lo cho gia đình bác Tâm. Trong quá trình sự việc xảy
ra, tôi có nghi ngờ 2 đối tượng sau: 1. Là mẹ tôi làm vậy để dễ dàng
bán nhà và dễ dàng ở gần bác Tâm hơn (...). 2. Là do bác Tâm thuê người
khác làm việc này để được ở bên mẹ tôi dễ dàng và không ai làm vướng bận
(…). Sự việc mẹ tôi quan hệ tình cảm với bác Tâm, ba tôi biết rất rõ mà
không nói ra là do sĩ diện của ba tôi ngoài xã hội.
Cố
kìm nén để lo cho tôi và em tôi ăn học. Ngoài ra, trong lúc mẹ tôi theo
ba tôi lên Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi có nghe út Hằng nói với chị Thảo (em
và cháu bà Liễu- PV) là: “Làm lần này cho xong luôn đó’’. Trước đó, vào
sáng 17-1, mẹ tôi có kêu tôi đem 2 triệu đồng ra ngoài quán Đồng Tháp
gần nhà út Hằng đưa cho cậu Tèo”.
|
Kỳ tới: Động cơ giết người không thuyết phục
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Đi tìm nhân chứng
Điểm đáng lưu ý trong hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của VKSND tỉnh Long An là sự xuất hiện của 2 nhân chứng nhưng cả hai hiện đã “biến mất” khỏi Long An
Hai nhân chứng này là
Trần Trọng Nghĩa và Nguyễn Công Anh. Trước cơ quan chức năng, lời khai
của cả hai sẽ cực kỳ quan trọng bởi họ là những người đầu tiên tiếp cận
vụ cháy, nhiệt tình cứu chữa và đóng vai trò đắc lực trong việc đưa nhà
báo Hoàng Hùng đi cấp cứu. Lời khai của 2 nhân chứng này phần nào sẽ
giúp cơ quan điều tra biết được thời điểm nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, cửa
tầng trệt nhà nạn nhân đóng hay mở, từ đó xác định có hay không việc
người ngoài đột nhập để mở rộng hướng điều tra.
Ra Bắc, lên Tây Nguyên
Lúc
xảy ra vụ việc, Trần Trọng Nghĩa và Nguyễn Công Anh cư ngụ tại một căn
nhà đang xây dở dang, nằm cách nhà nạn nhân khoảng 40 m, qua một khúc
cua xéo. Khi chúng tôi đến, căn nhà trống hoác, không có ai. Nhìn vào
bên trong có thể đoán được nhà vắng chủ đã lâu, các vật dụng bám từng
mảng bụi. Chúng tôi hỏi thăm nhiều người nhưng chẳng ai biết Nghĩa và
Anh hiện giờ ở đâu.
Phóng viên Báo Người Lao Động trao đổi với vợ anh Nghĩa tại nhà riêng ở xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Chiều
14-11, chúng tôi đến Công an phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An với hy
vọng tìm được manh mối. Sau khi kiểm tra sổ đăng ký tạm trú, một cán bộ
tiếp dân cho biết Trần Trọng Nghĩa có đăng ký tạm trú ở khu dân cư Đại
Dương, hộ khẩu thường trú ở
xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, còn Nguyễn Công Anh
không biết có tạm trú hay không. Từ thông tin này, chúng tôi tức tốc lên
đường đi Thái Bình.
Biết
mục đích của chúng tôi, ông Lại Văn Tĩnh, Phó Công an xã Quốc Tuấn, đã
tích cực tra cứu hồ sơ và tìm được một người tên là Trần Trọng Nghĩa (SN
1978, kỹ sư xây dựng), thường trú tại địa phương, hiện đang làm việc
tại tỉnh Long An. Chúng tôi tìm đến nhà anh Nghĩa. Vợ anh là chị Phạm
Thị Phương cho biết sau khi giúp công an lấy lời khai, anh Nghĩa về quê
một thời gian rồi quay vào Nam, lên Lâm Đồng xây chùa.
Cách
TP Đà Lạt 42 km về phía Nam có “làng” chùa nổi tiếng nằm gần đập thủy
điện Đại Ninh, thuộc huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Nơi này có trên 50 cơ
sở thờ tự gồm chùa, tịnh thất, tịnh xá, niệm Phật đường... Phóng viên
đáp chuyến xe đò trưa từ TPHCM đến Đức Trọng thì trời đã chạng vạng. Một
sự tình cờ may mắn, chúng tôi gặp vị sư thầy đang đứng bên vệ đường đợi
xe chở hàng cho chùa. Sư cho biết ở Phương Liên tịnh xá đang xây tòa
bảo tháp, có mấy nhóm thợ xây từ nhiều nơi về làm.
Lúc
này đường vắng, nhiều sương và khí trời khá lạnh. Sư thầy bảo chúng tôi
ngồi cùng xe để vào “làng” chùa. Một người đàn ông làm công quả ở đây
chỉ cho tôi ngọn đồi phía bên kia thung lũng, cho biết thợ xây tháp đã
về bên đó nghỉ ngơi. Người đàn ông này còn lấy xe máy chở chúng tôi đi.
Lên gần đến đỉnh đồi, chúng tôi bắt gặp một tốp thợ đang dạo bộ xuống
dốc. Hỏi đến người thứ ba, chúng tôi biết được có một người tên Nghĩa từ
Long An lên, đang trọ trong Tâm Liên Đài Thất.
Nơi đất Phật, thuật lại chuyện đau lòng
Bên
trong Tâm Liên Đài Thất, một người đàn ông vóc dáng nhỏ nhắn, tóc cắt
sát đầu trông không khác mấy so với người xuất gia, đang quỳ thắp nhang
trước tượng Phật. Đợi khi anh quay ra bàn trà ngồi, chúng tôi gõ cửa
trình bày lý do đường đột tìm đến đây. Sau một thoáng dè dặt và vài câu
chuyện của người tha phương, anh mới đồng ý vào chủ đề vụ nhà báo bị đốt
cháy vào cái đêm giáp Tết ấy.
Người
kỹ sư kể rằng buổi tối hôm đó, anh ngủ sớm sau một ngày làm việc ngoài
công trường. Tiếng kêu vọng sang làm anh tỉnh giấc và ánh lửa lóe lên từ
ngôi nhà hàng xóm lôi bước chân anh chạy đến xem có chuyện chẳng lành
gì xảy ra. Hình ảnh đầu tiên là cảnh Hồng Nhung (con gái nhà báo Hoàng
Hùng) đứng trên ban công tầng một kêu “Chú ơi, cứu với!”, phía sau lưng
cô bé là lửa. Anh Nghĩa hét: “Nhảy xuống đi”.
Anh Nghĩa đang theo làm công quả tại một ngôi chùa ở huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Ảnh: NGUYỄN QUYẾT - QUÝ LÂM
Nghe
phía trên có giọng đàn ông kêu “nước, nước...”, anh Nghĩa cuống chân
chạy trở về tìm được một vỏ thùng sơn. Cuối cùng, anh cũng múc được 2/3
thùng nước. Mang lên đến phòng nhà báo Hoàng Hùng, anh Nghĩa chuyền
thùng nước cho Nguyễn Công Anh (đang ở phía trong phòng) dội lên chiếc
giường đang cháy. “Trong khoảnh khắc tiếp cận đám cháy, tôi nhớ hình ảnh
ông Sữa tập trung ra sức dập lửa, ông Hoàng Hùng đứng tại cửa nhà tắm,
hai cô con gái nạn nhân là Nhung và Châu chạy lăng xăng. Tôi không để ý
đến bà Liễu và kỳ thực không biết bà ta có tham gia chữa cháy hay có
động thái gì khác hay không”- Trần Trọng Nghĩa chậm rãi kể.
Đến
đây, chúng tôi đặt câu hỏi: “Cơ quan điều tra mời anh lấy lời khai bao
nhiêu lần?”. Anh Nghĩa đáp: “Hai lần”. “Vậy anh đã trình bày ra sao?”.
Một lúc suy nghĩ, anh Nghĩa ấp úng: “Như đã kể cho các anh nghe!”. “Theo
chúng tôi được biết, anh đã khai khác nhau trong 2 lần khác nhau. Đó là
chi tiết cửa nhà bà Liễu đóng/mở. Ngay sau vụ việc xảy ra, anh khai với
cơ quan công an là cửa tầng trệt nhà nạn nhân mở, tháng sau thì khai là
nó đóng kín?”- chúng tôi đặt nghi vấn. Vẻ bối rối, anh Nghĩa lắc đầu:
“Tôi thực sự không nhớ. Trong cái cảnh hỗn loạn đó, tôi chạy đi chạy về 2
lần. Đến lần mang nước qua thì cửa đã mở. Còn trước đó, tôi không nhớ
nó đóng hay mở nữa”.
Cũng
theo anh Nghĩa, sau vụ việc nói trên, anh tham gia phục vụ lấy lời khai
theo yêu cầu của công an rồi tập trung lo chuyện gia đình và công việc
riêng. Hỏi lý do vì sao lại lưu lạc đến xứ này, Nghĩa cho biết đang theo
làm công quả bởi phát tâm từ thiện. Tiễn chúng tôi ra về trên quãng dốc
vọng vang tiếng chuông chùa gần xa, Nghĩa nói môi trường nhà Phật nơi
đây làm cho anh vơi đi nhiều nỗi buồn, trong đó có nỗi ám ảnh vụ cháy
kinh hoàng mà anh chứng kiến gần một năm trước.
Như
vậy, nhân chứng Trần Trọng Nghĩa có hai lời khai khác nhau, chưa kể lời
khai của anh còn có những điểm khác biệt với các nhân chứng Nguyễn Công
Anh, Nguyễn Văn Sữa, Trần Văn Mến… Những mâu thuẫn này Cơ quan CSĐT
Long An chưa làm rõ nhưng lại dựa vào lời khai lần sau để đi đến kết
luận “anh Trần Trọng Nghĩa chạy đến trước sân nhà Liễu đều xác định cửa
chính tầng trệt khóa kín không vô được”. Kết luận như vậy có chính xác
và khách quan không? Và, nếu cửa khóa thì ai là người đã mở cửa cho anh
Nghĩa và Công Anh vào nhà tham gia chữa cháy?
Mất dấu Nguyễn Công Anh
Ngày
17-11, chúng tôi đến Công an TP Hà Tĩnh nhờ tra cứu dữ liệu của một
người có tên là Nguyễn Công Anh, SN 1988, trú tại TP này. Trung tá Đào
Quang Ngọc, Đội phó Đội Tham mưu Công an TP Hà Tĩnh, rất niềm nở và sẵn
sàng tìm kiếm theo yêu cầu của phóng viên.
Tuy
nhiên, sau nhiều giờ tra cứu, trung tá Ngọc lắc đầu: “Cả TP này có đến
vài trăm ngàn dân, chỉ có thông tin như vậy thì quá khó để tìm kiếm!”. Chúng
tôi tiếp tục liên hệ với thượng tá Nguyễn Tiến Nam, Trưởng Công an TP
Hà Tĩnh. Ông khẳng định: “Thông tin về người này không có địa chỉ cụ thể
ở xã, phường nào nên không đủ dữ kiện tìm kiếm!”.
Hộ khẩu thường trú của Nguyễn Công Anh tại thị trấn Bến Lức đã bị xóa
Chúng
tôi lại quay về Công an thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
thì được thượng sĩ Nguyễn Mạnh Khang cho biết Nguyễn Công Anh có hộ khẩu
ở số nhà 138, khu phố 7, thị trấn Bến Lức. Bà chủ nhà 138 cho biết:
“Công Anh là cháu họ ở xa có đến xin vào hộ khẩu nhưng hiện đã cắt hộ
khẩu về xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang ngày
26-9-2011”.
Chúng
tôi tiếp tục đến Công an xã Tân Hòa Thành thì được ông Nguyễn Ngọc
Thuần, Phó Công an xã, cho biết: “Từ trước đến nay, trong sổ bộ của công
an xã không có ai tên Nguyễn Công Anh chuyển hộ khẩu đến đây hay tạm
trú!”.
Về
lời khai của nhân chứng Nguyễn Công Anh với cơ quan điều tra, theo tìm
hiểu của chúng tôi, lúc đầu, Công Anh khai mình đến hiện trường thì cả
cửa rào và cửa chính nhà của nhà báo Hoàng Hùng đã mở. Lúc khác,
Công Anh lại khai là cửa rào và cửa chính nhà bị đóng kín và người mở
cửa cho anh vào tham gia chữa cháy là con của nhà báo Hoàng Hùng.
Tuy
nhiên, chúng tôi được biết khi làm việc với cơ quan công an, hai con
nhà báo Hoàng Hùng đều khẳng định không mở cửa. Vậy ai là người mở cửa
cho nhân chứng này vào nhà tham gia chữa cháy?
Quang Nhật-Minh Sơn
|
Nhóm phóng viên THỜI SỰ
Kỳ tới: Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Nạn nhân khai gì sau khi lâm nạn?
Kỳ tới: Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Nạn nhân khai gì sau khi lâm nạn?
Những nội dung nhà báo Hoàng Hùng đã khai với cơ quan điều tra trước khi chết ít nhiều đều liên quan đến việc anh bị đốt ra sao, nghi ai là hung thủ, phù hợp hay mâu thuẫn với lời khai của bà Liễu và các nhân chứng…
Những ngày đầu nhà báo Hoàng Hùng nằm viện, tinh thần anh vẫn còn rất minh mẫn, tỉnh táo, Cơ quan điều tra (CQĐT) Công
an tỉnh Long An liên tục cử người vào lấy lời khai của anh. Nhưng vì
sao lời sinh cung của anh không được đưa vào kết luận điều tra và cáo
trạng?
Lời sinh cung bị gạt bỏ
Trong bản tường trình ngày 22-1-2011 của cháu Lê Hồng
Nhung (con gái đầu của nhà báo Hoàng Hùng) thể hiện trong buổi tối
18-1, trước khi đi chợ hoa chơi (19 giờ 30 phút), “mẹ tôi còn khóa cửa
rất cẩn thận và đưa chìa khóa cho tôi giữ. Nhưng đến khi ba tôi về, đẩy
cửa vào nhà mới phát hiện cửa đã bị mở và chỉ khép hờ lại. Do lúc đó ba
tôi lu bu lo viết bài nên đến khi (21 giờ 30 phút) mẹ tôi, tôi và em tôi
về, lên lầu ngủ, ba tôi quên hỏi chuyện cửa nẻo. Ba tôi nói với tôi
chuyện này lúc trưa hôm qua (ngày 21-1, khi đó nhà báo Hoàng Hùng đang
nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - PV) lúc tôi vào thăm ”.
Căn phòng nơi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt. Nhà kế bên là của ông Nguyễn Văn Sữa. Ảnh: MINH SƠN
Đây
là một chi tiết đáng chú ý vì đêm đó, trước khi đi ngủ, nhà báo Hoàng
Hùng đã khóa cửa nhưng sau khi xảy ra cháy, các con anh và bà Liễu đều
khẳng định “khi xuống tầng trệt, thấy cửa đã mở’’ và không ai trong số
họ là người mở cửa.
Trong
quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, VKSND tỉnh Long An cũng yêu cầu
làm rõ lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng có hay không có căn cứ, phải
có kết luận rõ ràng. Thế nhưng, kết luận điều tra bổ sung của CQĐT Công
an tỉnh Long An chỉ trả lời ngắn gọn: “CQĐT đã
tiến hành ghi âm, sang đĩa và chưa phát hiện gì có liên quan đến vụ
án”, gạt bỏ lời sinh cung của nạn nhân ra khỏi hồ sơ vụ án.
Không thể bỏ qua nhân chứng Nguyễn Văn Sữa
Theo yêu cầu của VKSND tỉnh Long An, ngày 20-9, CQĐT Công an tỉnh Long An đã
dựng lại hiện trường bà Liễu nhận tội đốt chết nhà báo Hoàng Hùng. Việc
thực nghiệm điều tra được tiến hành vào ban ngày, trời nắng, ánh sáng
tốt trong khi thời điểm xảy ra vụ án mạng là 1 giờ sáng. Chưa tính đến
tâm lý lo lắng của người phạm tội, chỉ riêng hành vi lén lút hành động
giữa đêm khuya so với hành vi được thực hiện giữa ban ngày, ánh sáng tốt
đã là hoàn toàn khác biệt.
Đặc
biệt, ông Nguyễn Văn Sữa (anh rể bà Liễu), nhân chứng tham gia chữa
cháy đầu tiên, đã không được CQĐT mời đến để thực nghiệm các thao tác
chữa cháy. Cần nhắc lại, ông Sữa có lời khai: Khi nghe tiếng kêu cứu,
ông leo qua lan can nhà ông Hoàng Hùng, “tôi không nhìn thấy lửa cháy
bên trong, chỉ nhìn thấy đám cháy ở gần cửa rất lớn, ngọn lửa qua khỏi
đầu và lùa ra cửa nên không thể vào được’’. Vì vậy, ông Sữa leo trở về
nhà lấy chiếc mền nỉ cuộn tròn lại, ném mền qua trước rồi lại leo qua
lan can như lần đầu.
Mẹ nhà báo Hoàng Hùng thắp nhang tưởng nhớ con Ảnh: MINH SƠN
“Tôi
lấy mền dùng hai tay căng ra giơ lên chụp xuống đám cháy ở gần cửa ra
vào và dùng tay lấy mền dập những chỗ cháy. Thấy Nhung đứng ở cửa cầu
thang, tôi mới kêu Nhung lấy nước dập lửa. Nhung chạy đi đâu không biết,
sau đó xách lên 2 bình nước Lavie loại 5 lít, tôi một bình, Nhung 1
bình dập lửa” (lời khai của ông Sữa). Vậy động tác ông Sữa nhiều lần leo
qua leo lại lan can, dùng mền chụp xuống đám lửa trong bối cảnh ngọn
lửa cháy lớn “qua khỏi đầu’’ và rất nóng là như thế nào? Điều này cũng
hoàn toàn không được đề cập trong kết luận điều tra lẫn cáo trạng.
Về chiều
dài sợi dây dù có tại hiện trường có phải là 12 m hay không cũng không
được làm rõ. Thay vào đó, CQĐT lấy một sợi dây dù khác có chiều dài như
trong kết luận điều tra (12 m) để bà Liễu tiến hành thắt nút.
Trong
khi đó, trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Cục CSĐT Tội phạm về trật
tự xã hội phía Nam (C45B) - Bộ Công an cho biết C45B đã có văn bản đề
nghị Công an tỉnh Long An thông báo lịch thực nghiệm hiện trường để cục
cử cán bộ xuống cùng tham gia hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ nhưng đơn vị này
đã âm thầm tiến hành mà không quan tâm đến chỉ đạo của cấp trên!
Chiếc hộp quẹt gas màu trắng biến mất
Trong
bản ảnh do CQĐT chụp tại khu vực nhà nạn nhân ngay sau khi vụ án xảy ra
với sự chứng kiến của nhiều phóng viên cho thấy cơ quan công an có thu
giữ một hộp quẹt gas màu trắng. Tuy nhiên, gia đình bà Liễu khẳng định
không phải quẹt gas của nhà bà. Làm việc với CQĐT, cháu Lê Hồng Châu
(con gái út của nhà báo Hoàng Hùng) khai rằng: “Nhà tôi không có cái
quẹt gas màu trắng. Tôi nhớ hình như nhà dì Tư (bà Trần Thúy Loan, vợ
ông Sữa - PV) có một cái màu trắng đục”. Thế nhưng, trong bản kết luận
điều tra và cáo trạng không thấy nhắc đến chiếc hộp quẹt này mà chỉ thể
hiện tang vật thu giữ chỉ có: một quẹt gas vỏ nhựa màu đỏ, một quẹt gas
vỏ nhựa xanh, một quẹt gas vỏ nhựa màu vàng. Như vậy, hộp quẹt gas màu
trắng là của ai và vì sao “có mặt” tại thời điểm án mạng xảy ra mà không
được lý giải trong bản kết luận điều tra?
Tấm
nệm nạn nhân nằm khi bị đốt, khi khám nghiệm hiện trường, CQĐT đã cắt
một mảnh giữ lại nhưng tang vật thu giữ thể hiện trong kết luận điều tra
và cáo trạng không nhắc đến. Trong khi đó, tình tiết này cũng rất quan
trọng bởi mỗi chất liệu nệm, mức độ cháy, thời gian cháy và số lượng
xăng dùng để đốt cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt, việc xác minh thời gian
vào đêm 18-1, ông Tâm đi đâu, làm gì, ai làm chứng, lời người làm chứng
có đáng tin cậy? Tất cả cũng chỉ được trả lời chung chung: “Thời gian từ
21 giờ ngày 18-1, ông Nguyễn Văn Tâm ngủ tại nhà, không có đi đâu’’.
Nhân chứng lo sợ “xã hội đen”
Ngay
sau bài “Đi tìm nhân chứng” đăng trên Báo Người Lao Động, kỹ sư xây
dựng Trần Trọng Nghĩa đã 2 lần liên lạc với phóng viên, tỏ ý lo sợ “xã
hội đen” sẽ tìm đến anh.
Như
chúng tôi đã thông tin, anh Nghĩa cùng với Nguyễn Công Anh là 2 nhân
chứng quan trọng có mặt tại hiện trường ngay sau khi kẻ thủ ác phóng hỏa
đốt cháy nhà báo Hoàng Hùng vào rạng sáng 19-1-2011. Đến thời điểm này,
trong khi Trần Trọng Nghĩa lên Lâm Đồng làm công quả tại một ngôi chùa
thì Nguyễn Công Anh còn mù mờ tung tích. Tới đây, có thể 2 người này sẽ
được mời tham dự phiên tòa xét xử bà Trần Thúy Liễu tại Long An.
Nếu
thực tế có một thế lực nào đó đe dọa các nhân chứng như anh Nghĩa nói,
cơ quan chức năng phải có biện pháp theo dõi và bảo vệ họ.
|
Có bóng người nhảy ra lan can...
Ngay
sau khi nhà báo Hoàng Hùng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị,
phóng viên các báo đã trực tiếp gặp anh để hỏi về vụ việc. Báo Người Lao Động xin trích dẫn lại:
“Tại
Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Lê Hoàng Hùng cho biết khoảng 0 giờ -1 giờ sáng
19-1, khi ông đang ngủ tại nhà riêng thì bị một người đột nhập vào nhà,
đổ hóa chất lên người và châm lửa đốt… Ông Hùng chỉ kịp nhìn thấy bóng
một người nhảy ra khỏi lan can, sau đó do thân thể bị cháy, ông Hùng
chạy vào toilet ở lầu 1 để dội nước và kêu người thân giúp đỡ. Vợ và con
ông Hùng ngủ ở lầu 2 của căn nhà, khi chạy xuống thì lửa đã cháy gần
khắp cơ thể...”
(Tuổi Trẻ ngày 20-1-2011)
“Chiều
20-1, tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Hùng cho
biết một số thông tin vào đêm anh gặp nạn: “Đêm đó, tôi viết bài xong
khoảng 23 giờ, khoảng 23 giờ 30 phút đi ngủ, trước khi ngủ tôi có uống
một ly sữa”. Khi hỏi anh thấy gì khi phát hiện lửa cháy? Anh Hùng cho
biết: “Lúc mơ màng ngủ, tôi nghe có tiếng động, tôi nghĩ vợ tôi đi vào,
nhưng khi quay lại nhìn thì thấy lửa đã cháy bủa vây và hình như tôi
thấy có một bóng người”. Anh có biết bóng người đó là ai không? Anh Hùng
lặng thinh không nói (!?)”.
(Sài Gòn Giải Phóng ngày 11-2-2011)
“Ông
Hùng cho rằng có thể nguyên nhân vụ việc xuất phát từ công việc ông
đang làm. Có thể hung thủ đã điều nghiên từ trước nên biết rất rõ vị trí
trong nhà. Nhà báo Hoàng Hùng cho biết thêm khi bị đốt cháy, tỉnh dậy
ông có thấy một bóng người chạy vọt ra ban-công, lúc đó khoảng 1 giờ 30
phút ngày 19-1. “Do hôm đó tôi làm việc ở lầu 1 rồi ngủ luôn tại đây, mà
phòng này có rất nhiều cửa sổ” - nạn nhân nói”.
(Thanh Niên ngày 21-1-2011)
|
Kỳ tới: Ông Tâm liên quan đến vụ án?
NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ
-Cháu Nhung từng nghi ông Tâm thuê người giết nhà báo Hoàng Hùng -(NLĐO) – Cháu Lê Hồng Nhung (con gái đầu của nhà báo Hoàng Hùng) từng nghi ông Nguyễn Văn Tâm thuê người giết cha mình, còn Công an tỉnh Long An thì nhận định ông Tâm có dấu hiệu che giấu tội phạm. Thế nhưng, trong kết luận điều tra, ông Tâm chỉ đơn giản là người thứ ba.
Theo
kết luận điều tra của Cơ quan điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Long An, do
ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5 - Chi cục QLTT tỉnh
Long An) và bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) có quan hệ tình
cảm với nhau nên giềng mối gia đình nhà báo Hoàng Hùng rạn nứt. Ghen
tuông, nhà báo Hoàng Hùng đánh đập bà Liễu nên bà sinh lòng thù hận và
ra tay giết chồng.
Nhưng trong khoảng thời gian trước và sau khi nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (giữa tháng 12-2010 đến cuối tháng 1-2011), ông Tâm đã gọi điện và nhắn tin cho bà Liễu đến ...1.000 lần !
Thời điểm đó, CQĐT cho rằng khi xác định được nội dung liên lạc giữa hai bên sẽ xác định được ông Tâm có liên quan gì đến việc bà Liễu sát hại chồng. Vậy CQĐT có xác minh không? Xác minh như thế nào? Kết quả ra sao? Việc đó đã không đã không được thể hiện trong hồ sơ vụ án.
Đó là chưa kể trước khi bà Liễu tự thú, giữa ông Tâm và bà có trao đổi nhiều bức thư tay. Nội dung thư không chỉ đơn thuần là hỏi thăm sức khỏe, động viên bà Liễu mà có dấu hiệu thông cung.
Ông Nguyễn Văn Tâm
Những nghi vấn nói trên từng được CQĐT đặt ra trong quá trình điều tra vụ án. Đơn cử, theo Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Long An, trong công văn số 376/CV-CAT (PC45) ngày 20-5-2011 của Công an tỉnh này đã xác định: “Nguyễn Văn Tâm có biểu hiện che giấu tội phạm…”.
Thậm chí, những biểu hiện nghi vấn trên còn thể hiện trong lời khai của cháu Lê Hồng Nhung với CQĐT.
Trong
đó có chi tiết ông Tâm đến nhà gặp bà Liễu khi nhà báo Hoàng Hùng đang
nằm viện. Khi cháu Nhung bảo ông Tâm về thì bà Liễu bảo “để bác Tâm ở
lại mẹ dặn có gì biết mà khai với công an nữa”.
Biết được phần nào mối quan hệ tình cảm giữa bà Liễu và ông Tâm, trong bảng tường trình với CQĐT vào ngày 1-2, cháu Nhung nghi ngờ rằng: “Bác Tâm thuê người khác làm việc này để được ở bên mẹ tôi dễ dàng và không ai làm vướng bận”.
Ông Tâm đã hiện diện từ khi nào và như thế nào trong mái ấm của nhà báo Hoàng Hùng? Ông chỉ đơn giản là người thứ ba hay có liên quan gì đến cái chết của nhà báo Hoàng Hùng? Những nghi ngờ của cháu Nhung trong các bản tường trình nói trên có cơ sở hay không?
Mời bạn đọc theo dõi trên báo in Người Lao Động số ra ngày mai, 24-11.
(NLĐO) – Trước khi chết, nhà báo Hoàng Hùng liên tục được CQĐT Long An lấy lời khai, phóng viên các báo tiếp cận tìm hiểu vụ việc. Những thông tin mà anh cung cấp hẳn là manh mối quan trọng để công an truy tìm hung thủ. Vậy anh đã khai gì? Tại sao CQĐT Long An không đưa vào hồ sơ vụ án?
Sau
khi nhà báo Hoàng Hùng bị đốt vào lúc rạng sáng 19-1, ngoài việc được
CQĐT Long An liên tục đến lấy lời khai thì phóng viên các báo cũng đến
thăm hỏi, tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Trên các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng sau đó đều thông tin khi bị đốt, anh Hoàng Hùng thấy có một bóng người nhảy khỏi lan can lầu 1. Khi được hỏi bóng người đó là ai thì anh lặng thinh không nói.
Tại kết luận điều tra, CQĐT Long An khẳng định bà Liễu không có đồng phạm, một mình lên kế hoạch và hành động.
Vậy bóng đen mà anh Hoàng Hùng đề cập đến khi trả lời phỏng vấn của các báo là ai? Có liên quan gì đến vụ án? Anh có cung cấp chi tiết này cho CQĐT Long An không? Tại sao những lời khai của anh không được đưa vào hồ sơ vụ án với lời giải thích ngắn gọn: “CQCSĐT đã tiến hành ghi âm, sang đĩa và chưa phát hiện gì có liên quan đến vụ án”?
Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM (giữa) và TBT Báo Người Lao Động (bìa trái)
thăm Nhà báo Hoàng Hùng tại BV Chợ Rẫy
Ngoài việc “loại bỏ” những lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng, kết luận điều tra còn “bỏ quên” nhiều chi tiết một cách khó hiểu.
Thứ nhất, đó là lời khai của cháu Lê Hồng Nhung (con nhà báo Hoàng Hùng) liên quan đến việc đóng và mở cửa tầng trệt đêm xảy ra vụ án. Trong đó có chi tiết quan trọng là khi đang nằm viện, anh Hoàng Hùng có nói chuyện với cháu Nhung về việc cửa nhà bị mở khi anh về nhà vào đêm xảy ra vụ việc dù trước đó Nhung và bà Liễu rời nhà có khóa cửa cẩn thận.
Thứ hai, khi xảy ra vụ cháy, ông Nguyễn Văn Sữa nhiều lần nhảy qua nhảy lại lan can để tham gia dập lửa. Ông đã khai việc chữa cháy đó nhưng thế nào với CQĐT và tại sao nó không được thể hiện chi tiết trong hồ sơ vụ án?
Thứ 3, đó là các vật chứng quan trọng trong vụ án biến mất như sợi dây dù, chiếc hộp quẹt gas màu trắng không phải của gia đình anh Hoàng Hùng, tấm nệm nhà báo Hoàng Hùng nằm ngủ lúc bị đốt…
Một chi tiết khác rất quan trọng mà CQĐT đề cập rất sơ sài đó là: Vào đêm xảy ra vụ việc, ông Tâm đi đâu, làm gì, ai làm chứng, lời người làm chứng có đáng tin cậy?
Anh Hoàng Hùng đã nói gì trước khi chết? Ông Sữa, cháu Nhung đã cung cấp gì cho CQĐT? Những vật chứng quan trọng của vụ án đã biến mất như thế nào? Thông tin chi tiết mời bạn đọc đón xem trên báo in Người Lao Động số ra ngày mai, 23-11.
NLĐO
- Lật lại hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Đi tìm nhân chứng
- Lật lại hồ sơ vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại
- Lật lại vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại -
(NLĐO)- Vụ án nhà báo Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị sát hại tại nhà riêng xảy ra đã gần một năm. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày giỗ đầu của anh nhưng việc điều tra vẫn chưa làm những ai quan tâm "tâm phục khẩu phục".
Trong
khoảng thời gian này, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An đã
hoàn thành việc điều tra, khởi tố, truy tố và sắp tới sẽ đưa ra xét xử
vào tháng 12-2011.
Tuy
nhiên, vụ án còn có quá nhiều điểm chưa rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn.
Quá trình điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An như thế nào?
Lời khai các nhân chứng ra sao? Ông Nguyễn Văn Tâm, nguyên đội trưởng
Đội QLTT số 5 - Chi cục QLTT Long An, có liên quan đến vụ án hay không?
Nhà báo Hoàng Hùng đã khai gì trước khi mất…?
Quyết
định lật lại hồ sơ vụ án khi VKSND tỉnh Long An vừa chuyển toàn bộ hồ
sơ và cáo trạng sang tòa án cùng cấp để chuẩn bị đưa ra xét xử, Báo Người Lao Động chúng
tôi chỉ có một mục đích duy nhất là mong muốn sự thật của vụ án được
sáng tỏ để công lý được thực thi và hương hồn người đồng nghiệp xấu số
thực sự yên nghỉ.
Loạt bài sẽ được khởi đăng trên báo in Người Lao Động từ ngày mai, 21-11, mời bạn đọc theo dõi.
Dưới đây là tóm tắt 5 vấn đề chính cần làm rõ trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng
Thứ nhất: Lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng
Trong
quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của VKSND tỉnh Long An cho cơ
quan CSĐT Công an tỉnh này có nội dung: “Điều tra làm rõ lời sinh cung
của Lê Hoàng Hùng trước khi chết có hay không có căn cứ, phải kết luận
rõ ràng”.
Tuy
nhiên, tại bản kết luận điều tra bổ sung ngày 26-9-2011, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Long An chỉ thể hiện: “Lời sinh cung của bị hại Lê Hoàng
Hùng, CQĐT đã tiến hành ghi âm và sang đĩa, chưa phát hiện gì có liên
quan đến vụ án”.
Thứ hai: Nội dung liên lạc giữa ông Tâm và bà Liễu
Trong
quá trình làm việc với CQĐT, ông Nguyễn Văn Tâm thừa nhận sau khi nhà
báo Hoàng Hùng bị đốt, ngoài việc đến nhà gặp gỡ bà Trần Thúy Liễu - vợ
nhà báo Hoàng Hùng, ông còn nhiều lần gọi điện thoại cho bà Liễu để hỏi
thăm sức khỏe, nhưng trong hồ sơ vụ án không thấy CQĐT làm rõ vấn đề
này.
Thứ ba: Thực nghiệm điều tra không đúng quy định
Công
tác thực nghiệm điều tra vừa qua của CQĐT và VKSND tỉnh Long An chưa
phù hợp với diễn biến của vụ án, như điều kiện, thời gian, không gian
tiến hành thực nghiệm… Sự việc xảy ra vào lúc 1 giờ sáng, điều kiện
trong phòng không có ánh sáng, chỉ có ánh đèn néon từ bên ngoài hắt vào
nhưng khi tiến hành thực nghiệm, CQĐT cho bà Liễu diễn lại trong điều
kiện ban ngày, ánh sáng tự nhiên, thời tiết tốt, là không đúng quy định.
Thứ tư: Lời khai nhân chứng mâu thuẫn
Khi
vụ việc xảy ra, có một số nhân chứng là những người đầu tiên có mặt tại
hiện trường, tham gia chữa cháy như ông Nguyễn Công Anh, Trần Trọng
Nghĩa, Nguyễn Văn Sữa, Trần Văn Mến... Họ đã được CQĐT lấy lời khai với
tư cách người làm chứng, nhưng những lời khai này còn nhiều điểm mâu
thuẫn.
Thứ năm: Em gái ông Tâm khai gian
Bà
Nguyễn Thị Nhiệm, em ruột ông Nguyễn Văn Tâm, đã có lời khai gian dối
với CQĐT liên quan đến việc chuyển lá thư của bà Liễu cho ông Tâm, trong
đó có việc trao đổi về nội dung đối phó với CQĐT, CQĐT. Bà Nhiệm đã
thừa nhận hành vi khai gian với CQĐT, nhưng trong bản kết luận điều tra,
điều tra bổ sung, bản cáo trạng không thấy nhắc đến.
Tòa soạn Báo Người Lao Động
-Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Cần làm rõ nhiều vấn đề khuất tất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét