Đức Thành - “Vừa hợp tác vừa đấu tranh”: Đâu là sự thật
Chiều ngày 19/11/2014, trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc Hội,
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến cụm từ “vừa hợp tác vừa đấu
tranh” để biểu thị quan điểm trong quan hệ với Trung Quốc. Thực ra cụm
từ “vừa hợp tác vừa đấu tranh” chẳng có gì mới trong đối sách với nước
láng giềng phương Bắc này. Cha ông ta cũng đã sử dụng chiến lược này rất
tốt. Chính vì thế dân tộc Việt luôn trường tồn cùng với dân tộc Hán mặc
dù lưỡi dao Hán hóa không bao giờ thôi chĩa vào dân tộc Việt chúng ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Tuy thủ tướng đã nêu quan điểm này tại diễn đàn Quốc hội với vai trò
người đứng đầu chính phủ, mà chính phủ thì là cơ quan chấp hành Quốc
hội. Nhưng Quốc hội thì chưa bao giờ có nghị quyết riêng về vấn đề đối
sách với Trung Quốc (lẽ ra đại biểu phải chất vấn Chủ tịch Quốc hội hoặc
lôi ông Tổng bí thư Đảng ra mà chất vấn vì sao không ra nghị quyết về
quan hệ với Trung Quốc). Trở lại Hiến Pháp, Quốc hội đã trao quyền lãnh
đạo nhà nước và xã hội cho Đảng Cộng sản và Đảng quán triệt đường lối
chính sách lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các nghị quyết, chỉ thị,
quyết định thì cũng chưa thấy có nghị quyết, quyết định chỉ thị hay văn
bản riêng về vấn đề quan hệ với Trung Quốc kiểu vừa hợp tác vừa đấu
tranh như Thủ tướng đề cập.
Từ trước đến nay chỉ thấy Đảng muốn dân phải ca ngợi người láng giềng
cộng sản phương Bắc kiểu bạn bè bốn tốt và 16 chữ “vàng” nhưng qua những
hành động của láng giềng lại thể hiện là ngược lại. Biển đảo của Việt
Nam chúng đến cắm dàn khoan, chúng giết chết cán bộ chiên sỹ của đã canh
giữ từng tấc đất vuông đảo của ông cha để lại vậy mà Đảng không dám
điều động quân, lương, vũ khí khí tài để cứu cán bộ chiến sỹ ta và lấy
lại biển đảo đã bị chúng xâm lược.
Nhân dân căm thù bọn bành trướng biểu tình biểu thị lòng yêu nước thì Đảng lại bắt bớ tù đày.
Trong lúc cả dân tộc sục sôi vì biển quê hương bị chúng đem giàn khoan
khủng nghênh thách thức cả dư luận thế giới. Toàn dân tộc thì mong mỏi
Quốc hội của Đảng , ban chấp hành của Đảng sớm ra cái nghị quyết để phản
đối sự xâm lăng này . Thực sự cho đến nay nhân dân vẫn trông đợi một
quyết sách tập thể về việc này mà vẫn chưa được thì lời phát biểu lạc
lõng của cá nhân Thủ tướng như vừa rồi liệu hiệu quả đến đâu.
Dù sao thì sách lược hay đối sách của người điều hành đất nước về quan
hệ bang giao với nước ngoài nhất là với quan hệ Viêt- Trung cũng đã được
phát ra, có thể cũng giải tỏa nỗi lo âu của một vài cái đầu nông cạn.
Nhưng phần lớn con dân nước Việt vẫn phải băn khoăn vì “nói vậy mà không
phải vậy” giữa vai trò cá nhân người phát ngôn là thủ tướng với vai trò
của tổ chức đáng lẽ phải ra nghị quyết để Thủ tướng phải hành động theo
nghị quyết đó, thì đằng này Thủ tướng đã phát biểu trước khi có nghị
quyết . Liệu lời nói của thủ tướng trước Quốc hội có trở thành nghị
quyết của Đảng làm kim chỉ nam cho guồng máy Nhà nước vận hành theo đúng
như lời nói của Thủ tướng.
Người Tàu cộng sản thừa thủ đoạn mánh khóe để không dùng vũ khí nóng đi
xâm chiếm lãnh thổ nước khác một cách trực diện nhưng họ đã không từ mọi
mưu hèn kế bẩn để đạt được mục đích. Họ phá hoại từ rễ cây, cọng lá của
người dân Việt , họ dùng chính sách người Việt trị người Việt một cách
cực kỳ thâm hiểm . Với chiêu bài kinh tế họ đang dần dần chiếm lĩnh các
vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng chờ cơ hội giống như ngày xưa cha
ông họ dùng khổ nhục kế thu gom vàng bạc đem chôn xuống đất yểm bùa chú
làm thần giữ của đợi cơ hội đem quân sang vơ vét đem về. Họ dùng tiền
gái mua chuộc và khống chế khóa mồm những cán bộ có chức quyền.
Về truyền thông họ cậy nước lớn người đông tuyên truyền lấn át, tung hỏa mù gây thật giả lẫn lộn trên cộng đồng quốc tế…
Đối với nhân dân nước họ, họ kích động thù hằn dân tộc, rao giảng những
thứ không có thật về lãnh thổ của họ. Có bao nhiêu nước chung đường biên
giới thì chừng ấy nước họ gieo giắt chiến tranh hoặc gây hấn.
Nhưng họ lại rất sợ đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao đa phương,
đấu tranh nghị trường khu vực và Quốc tế… Điều này người dân Việt Nam
bình thường nhất ai cũng nhận ra. Thật tiếc rằng những kênh đấu tranh đó
không được Đảng của ông Thủ tướng ra nghị quyết cho ông làm thì không
hiểu ông và chính phủ của ông sẽ đấu tranh với người Tàu cộng sản của
ông kiểu gì.
Còn nói về hợp tác với người Tàu cộng sản trong thực tế đã làm dân tộc
Việt ớn đến tận xương tủy, với Các công trình trọng điểm của quốc gia mà
chiếm tới 90% nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Khu công nghiệp Vũng Áng
chưa giải tỏa được nỗi lo của dân Việt thì nay lại xuất hiện thêm mũi
Cửa Khẻm Hải Vân.
Người dân Việt Nam hôm nay thì lo sợ bởi những kiểu đấu tranh bảo vệ
nhau trong các nhóm lợi ích liên quan đến người Tàu cộng sản hơn là cách
đấu tranh đối phó với việc xâm lấn lãnh thổ của người Tàu mà cụ thể như
vụ mũi Cửa Khẻm vừa rồi, trong khi mọi cấp mọi ngành và người dân đang
lo âu về sự mất an ninh quốc phòng trong dự án du lịch mũi Cửa Khẻm do
người Tàu làm chủ và tìm cách để ngăn chặn dự án này thì ông chủ tịch
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế lại vin vào chuyện “cấp phép đúng qui trình” để
che dấu cái sai của mình.
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ” đó là lời dặn dò của cụ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ hơn 500 năm nay cho toàn dân Việt
Chỉ mong sao Thủ tướng đừng vừa hợp tác vừa đấu tranh kiểu Cửa Khẻm.
Đức Thành
(Bauxitevn)
Ở hai phía phong bì
Ngày 20/11, chủ đề mà nhiều người sẽ bàn đến nhất, có lẽ vẫn là cái
phong bì. “Mâu thuẫn phong bì” được thể hiện trong nghề giáo rất rõ
ràng.
Thực ra, một đợt “tri ân” của phụ huynh tập trung vào một ngày cũng
không tạo ra số tiền quá lớn. Chỉ đơn giản nó đã là một tập quán lâu
năm, bây giờ kể cả thu nhập của thầy cô có viên mãn rồi, trừ khi đóng
cửa “đi trốn” vào ngày này, thì khi phụ huynh đến cũng không thể nào cứ
đẩy đi đẩy lại cái phong bì trên bàn.
Một cô giáo có thâm niên 15 năm trong nghề chia sẻ với tôi: Mỗi khi phụ
huynh đến với phong bì, người thì để trong túi quà nho nhỏ, người thì để
thẳng phong bì trên bàn nhưng tất thảy đều chung một cách nói đại ý:
Chút quà cảm ơn cô đã quan tâm đến cháu, cô đừng suy nghĩ. Phụ huynh sẽ
nằn nì bằng được. Rất mệt mỏi. Để khỏi mệt, cô đành tặc lưỡi nhận và rồi
lại rơi vào những khủng hoảng giá trị khác.
Tôi
sẽ gọi đó là “mâu thuẫn phong bì”, bởi vì ở đây, người đưa tin rằng
trách nhiệm tạo ra cái văn hóa phong bì là của kẻ nhận, còn người nhận
thì một mực nói rằng tôi cũng khó xử, trách nhiệm đầu tiên phải là của
cái ông chìa nó ra. Chuyện xin-cho này khó rạch ròi như chuyện gà có
trước hay trứng có trước.
Trong “mâu thuẫn phong bì”, không phải lúc nào người nhận và kẻ đưa cũng
cảm thấy thoải mái. Nhưng bởi vì ai cũng tin rằng trách nhiệm tạo ra
thứ văn hóa ấy là của phía bên kia nên nó cứ được duy trì theo một quán
tính kiên định.
Ở hai phía phong bì, đôi bên cùng chấp nhận một cơ chế xin-cho mà họ
hiểu rằng có thể sẽ hại mình. Phụ huynh thì gián tiếp dạy con về sự
thiếu trung thực. Thầy cô thì tự làm tổn thương lòng tự trọng và làm thu
hẹp thị trường giáo dục của chính mình.
Ở hai phía phong bì, cả hai bàn tay yếu ớt đều bị chi phối bởi một áp
lực vô hình từ chính cái phong bì. Và đó không chỉ là vấn đề của ngày
20/11 hay của nghề giáo.
Nhưng thỉnh thoảng, cũng có những người sẵn sàng hành động chống lại áp
lực vô hình đó. Mùa 20/11 này, nổi lên câu chuyện của trường THPT
Anhxtanh ở Hà Nội, nơi mà các thầy chỉ nhận “phong bì gạo” - nghĩa là
thay vì hoa và phong bì theo kiểu truyền thống, các em học sinh và phụ
huynh sẽ đem gạo đến trường, để quyên góp cho người nghèo. Nói như thầy
hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt: “Vì hoa sẽ tàn mà xã hội còn nhiều người khó
khăn”.
Thầy Đạt giải thích cơ chế phản ứng trong trường hợp này: nếu tôi truyền
cho các em cảm hứng từ việc làm từ thiện, thì chính các em sẽ “giáo dục
lại” (thầy dùng nguyên văn từ này) cha mẹ về văn hóa quà biếu. Trong
một hoạt động có ý nghĩa như thế, chính các em sẽ phản ứng, sẽ cảm thấy
xấu hổ với bạn bè và thầy cô nếu cha mẹ muốn duy trì “phong bì”, và ngăn
chặn phụ huynh.
Thầy Đạt cũng thừa nhận với tôi rằng nếu đã để phụ huynh đến nhà cầm
theo phong bì, thì cũng khó mà đẩy đi đẩy lại được, chỉ có nhận thôi. Và
các thầy đã hóa giải điều khó nói đó bằng cách triệt tiêu cái phong bì
ngay từ trong ý tưởng.
Điều quan trọng của câu chuyện trường Anhxtanh, không phải là bao nhiêu
tấn gạo đã được quyên góp, mà là ở hai phía phong bì, đã có một phía
quyết định rằng mình sẽ phải hành động để thoát khỏi sự chi phối của nó.
Ở hai phía phong bì, nếu như không phía nào tin rằng trách nhiệm thuộc
về mình, thỏa hiệp và đổ lỗi cho bên kia, thì phong bì sẽ vẫn là một tập
quán không thể gọi là văn hóa.
Đức Hoàng
(VnExpess)
Không tăng tuổi nghỉ hưu
Theo luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được QH thông qua hôm nay (20/11), tuổi nghỉ hưu vẫn là nam 60, nữ 55.
Ngoài ra, nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55
tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc người lao động từ
đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó
có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò, thì được hưởng
chế độ hưu trí.
Mức lương hưu hàng tháng từ lúc luật có hiệu lực đến 1/1/2018 được tính
bằng 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng
BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với
nữ; mức tối đa bằng 75%.
Từ 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân
tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như
sau: lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm,
năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi
năm được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Theo Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội QH Trương Thị Mai, lộ trình như thế
để người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới, giảm thiểu
tác động bất lợi với người nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ.
Vợ sinh con, chồng được nghỉ 5-14 ngày
Luật cũng quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản nếu là lao
động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ và nhờ mang thai hộ; người lao
động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng; và lao động nam đang đóng BHXH có
vợ sinh con.
Theo đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước
và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ
con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời
gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng
và có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi đã nghỉ hưởng
chế độ ít nhất được 4 tháng.
Còn lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ 5-14 ngày làm
việc tùy trường hợp, ví dụ nếu vợ sinh đôi, chồng sẽ được nghỉ 10 ngày.
Luật BHXH sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Trong sáng nay, QH cũng đã thông qua luật Tổ chức QH sửa đổi với tỉ lệ tán thành hơn 86%.
Chung Hoàng
(VNN)
Lấy phiếu tín nhiệm trước, chất vấn sau: Vẫn ngược đời muôn thuở!
Câu chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” với 49 chức danh chủ chốt trong chính
phủ vừa hạ màn. Câu chuyện chất vấn ở Quốc hội được kéo lên. Nhìn qua
thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần 2 có thể xem là việc bình thường, việc
chất vấn ở Quốc hội đã thực hiện hơn một năm nay cũng là bình thường.
Nhưng cái bình thường ấy chỉ là “có vẻ bình thường” mà cách làm thì luôn
bất bình thường.
Những cái ngược bất bình thường!
Bỏ qua chuyện dư luận đánh giá cuộc bỏ phiếu “lấy tín nhiệm”, thực chất
là cuộc đấu đá trong nội bộ. Ngay việc đích thân ngài Tổng bí thư giải
thích câu chữ phải là “lấu phiếu tín nhiệm” chứ không phải là bỏ phiếu
tín nhiệm - để xác định ai xứng đáng và ai không xứng đáng. Kết quả sẽ
xác định chuyện “đi - ở” sau kết quả kiểm phiếu, thì “lấy phiếu tín
nhiệm” mang hàm ý cảnh cáo nửa vời hơn là một mục đích rõ ràng, quyết
liệt. Nó thể hiện càng rõ khi ngay trước cuộc bỏ phiếu một ngày, thông
tin báo chí không được đưa tin, tác nghiệp..., sau đó cải chính vào gần
giờ chót cho thấy một ý định mập mờ nhằm kiểm soát cuộc lấy phiếu tín
nhiệm theo định hướng nào đó. Câu nói dân dã “đánh rắn giữa khúc” có thể
cũng chưa đúng trong cuộc lấy phiếu này vì nó mới chỉ là “xua rắn” chứ
chưa “đánh” ai cả!
Ở một tổ chức, nhất là tổ chức quyền lực chóp bu, lãnh đạo một đất nước
mà khi thực hiện một cuộc trưng cầu công khai đánh giá năng lực, uy tín
toàn diện. Nhưng đến khi có kết quả không hề thấy bấy cứ thay đổi nào,
không có bất cứ hình thức kỷ luật, cách chức với ai thì chỉ có thể hiểu
nó là trò hề, làm cho có hoặc là cuộc mặc cả quyền lực với nhau sau hậu
trường mà thôi!
Một cái ngược khác ở đây: Ngay sau khi kết quả công bố, nhìn vào thứ tự
sắp xếp có thể thấy ngay người chịu trách nhiệm cao nhất trong Chính phủ
là đương kim thủ tướng vẫn ở vị trí trung bình. Một số “tư lệnh ngành”
đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế, xã hội như ngân hàng, đầu tư,
bất chấp những sai phạm, hệ lụy dẫn đến bức tranh đen tối của Việt Nam
mấy năm qua vẫn đạt mức “tín nhiệm cao”. Nó cho thấy lá phiếu được cân
nhắc ở góc độ đánh giá cá nhân với cá nhân hơn là một biểu thị trách
nhiệm bản thân trước tập thể, trước đất nước.
Với kết quả chung cuộc “an toàn cho tất cả”, cuộc lấy phiếu tín nhiệm
khép lại, nhường chỗ cho phiên chất vấn ở Quốc hội. Vấn đề đặt ra là:
Nếu để “lấy tín nhiệm”, tại sao không chất vấn trước để lắng nghe rồi
mới bỏ phiếu? Vì nếu như thế, các bộ trưởng sẽ có cơ hội đối thoại công
khai để các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm một cách khách quan hơn. Tuy là
hoạt động được hoạch định mang tính định kỳ, nhưng tại sao không bố trí
để nó phù hợp, đúng nguyên lý của nó mà lại ngược như vậy?
Một kết quả khác nhìn thấy ngay là cuộc lấy phiếu tín nhiệm nhanh chóng
được chuyển vào hậu đài, nhường chỗ cho chất vấn tại Quốc hội. Nhưng
nhìn qua một lượt trên truyền thông, người ta dễ thấy vấn đề được “quan
tâm” nhiều hơn lại là sự cố khai man tuổi của Công Phượng, hình ảnh danh
hài Công Lý bận quần slip trên bìa cuốn sách Luật dân sự... Có thể nói
những nội dung “trời ơi” này còn nổi hơn cả độ nóng trong cuộc chất vấn
các bộ trưởng. Rõ ràng tất cả đã tạo nên một bức tranh chính trị với
những chuyện ngược đời muôn thuở.
Bỏ gốc lấy ngọn
Qua ba ngày chất vấn tại Quốc hội, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy không
khí chất vấn lần này ít kịch tính và các nội dung cũng ít có những câu
hỏi mang tầm sâu sắc, có giá trị giải quyết vấn đề triệt để. Đương
nhiên, các câu trả lời của các Tư lệnh ngành cũng vậy.
Phát biểu mở màn của ông Phạm Đức Châu (ĐBQH Quảng Trị) cho biết đến giờ
chót, sáng 17/11/2014 - ngày bắt đầu chất vấn - mới nhận được báo cáo
của Chính phủ, phải chăng là có phần từ nguyên nhân chờ kết quả cuộc lấy
phiếu tín nhiệm trước đó?
Ý kiến của ĐB Trần Du Lịch, nếu nói những nội dung liên quan cơ chế quản
lý, vấn đề nông nghiệp… thì nội dung đề xuất “bán khách sạn ở Thành phố
để hỗ trợ ngư dân” lại rơi vào cái tính toán hạn hẹp kiểu cộng trừ mà
không phải là chiến lược, thiếu tính hệ thống và không vạch ra ý nghĩa
lâu dài cho một ngành nghề.
Nói về vấn đề tham nhũng, đại biểu Nguyễn Bá Thuyên đặt ra: “Một cán bộ
phát biểu trên truyền hình là cán bộ ta chưa bao giờ đòi dân đưa hối lộ
cả mà dân cứ đưa. Tại sao phải đưa? Vì dân không có niềm tin vào anh, sợ
anh không công tâm thì họ phải đưa thôi. Cho nên cần phải xây dựng lòng
tin cho dân, làm cho dân tin”. Nhưng tại sao không là đặt vấn đề tăng
cơ chế, chính sách thực thi các quyền công dân trong Hiến pháp để người
dân dùng quyền của mình chống lại các hành vi tham nhũng? Bởi vì người
dân không có các quyền dân chủ cơ bản nên mới mất lòng tin, mới bị ép
vào cái thế không hối lộ không xong việc.
Phần chất vấn dành cho BT bộ GTVT có thể nói là sôi động nhất. Thế nhưng
có đại biểu đặt vấn đề hài hước đến mức cả người chất vấn lẫn người trả
lời phải bật cười. Tuy nội dung không có gì đáng bàn, nhưng rõ ràng có
vẻ như người ta tập trung nhiều vào BT Thăng vì ông là một người hiếm
hoi trong Chính phủ hiện nay có khả năng ứng đối và tác phong làm việc
thực tế hơn cả. Các nội dung liên quan chất vấn chỉ xoay quanh các phản
ánh mà cũng “lờ” đi nội dung có thể đặt ra giải pháp mang tính xây dựng,
giải quyết tận gốc.…
Qua chất vấn ngành Công thương và Ngân hàng thì càng nhạt, thấy rõ xu
hướng tung hứng, che đỡ lẫn nhau khá rõ nét. Khi mà các nội dung đưa ra
cũng “nhạt độ” khá nhiều nếu so với các ngành khác.
Tóm lại, các chất vấn, các nội dung mà các đại biểu khác đưa ra hầu hết
đều có chung cách đặt vấn đề và trả lời tương tự như vậy. Tựu trung vẫn
là cái vòng xoay mở ra kéo vào trên sân khấu đã được định hướng sẵn.
Chưa biết kỳ chất vấn này có màn nức nở “cố gắng hoàn thành nhiệm vụ” để
cụ Tổng đứng ra vuốt ve “nên thương cảm cho bộ trưởng” hay không?
Hãy chờ xem.
Thiên Điểu
(Việt Nam Thời Báo)
Lại buồn về "quan trí"
Chúng tôi đi dự họp và cảm thấy vừa ngạc nhiên, vừa buồn cười khi có
đại biểu chất vấn, đại ý rằng: Để thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5, rất
cần sự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về
độ an toàn của xăng này.
Tại kỳ họp lần thứ 8 của Quốc hội, chiều ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về
nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Chúng tôi đi dự họp và cảm thấy vừa ngạc nhiên, vừa buồn cười khi có đại
biểu chất vấn, đại ý rằng: Để thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5, rất
cần sự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về độ
an toàn của xăng này. Rồi ông lại nói: Năm 2011-2012 xảy ra hiện tượng
ôtô, xe máy cháy, gây thiệt hại, hoang mang cho nhân dân. Kết luận bước
đầu về nguyên nhân cháy xe chưa thỏa đáng với nhiều cử tri, trong đó có
nhiều nhà khoa học. Không ai chịu trách nhiệm về tình trạng này và không
người dân nào được bồi thường thiệt hại.
“Để người dân yên tâm, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ
Khoa học - Công nghệ cho biết, xăng E5 có an toàn không? Nếu xảy ra biến
cố như thời gian qua thì ai là người chịu trách nhiệm?”.
Giời ạ, không hiểu trước khi đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương,
vị đại biểu này có đọc các bài báo, các tài liệu về xăng sinh học nói
chung và xăng E5 nói riêng hay không? Và không hiểu ông có biết rằng,
việc sử dụng xăng sinh học E5 là một chủ trương lớn của Chính phủ, đã
được chuẩn bị từ rất lâu rồi không?
Đại biểu Quốc hội đánh cờ trong giờ họp |
Thiết tưởng, lợi ích và hiệu quả của xăng sinh học là điều không còn bàn
cãi trên cả thế giới này, duy chỉ có ông Cường là còn thắc mắc?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thong thả giải thích: “Qua các năm thực hiện thấy
rằng, chất lượng E5 đảm bảo cho động cơ ôtô hoạt động ổn định, không có
khuyết tật gì. Chính vì thế, cùng với phân tích, đánh giá và thử nghiệm
ở những phương tiện khác, Chính phủ quyết định áp dụng xăng sinh học
theo lộ trình. Theo đó, đến 1/12/2014 sẽ sử dụng thí điểm xăng sinh học
E5 tại 3 địa phương, đến 1/12/2015 sử dụng tại 7 địa phương và sau đó áp
dụng đại trà toàn quốc”.
Quảng Ngãi là địa phương đi đầu thử nghiệm xăng sinh học E5 trước thời
hạn 3 tháng. Đến nay, hoạt động của các phương tiện trên địa bàn tỉnh
hoặc phương tiện sử dụng xăng E5 mua ở Quảng Ngãi chưa xảy ra bất cứ sự
cố nào.
Tuy nhiên, với sự thận trọng vốn có, Bộ trưởng cũng trả lời thêm: “Chúng
tôi tin rằng, đó là thực tế chứng minh xăng E5 đảm bảo chất lượng. Mặc
dù vậy, với tư cách là cơ quan cung ứng xăng dầu, chúng tôi thấy vẫn cần
tiếp tục có những khẳng định về loại nhiên liệu mới này. Chúng tôi sẽ
phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học - Công nghệ để trong thời gian sớm
nhất có khẳng định về chất lượng, độ an toàn của xăng E5.
Cũng tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu phát minh ra cách so sánh cực kỳ
khập khiễng để nói về Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng
rằng, ông là đốc công hay chính khách? Ông nói rằng, không ngạc nhiên
khi dư luận nêu lên câu hỏi ấy và có hai luồng ý kiến khác nhau. Chắc
chắn chúng ta không thể có câu trả lời tuyệt đối. Vấn đề đặt ra không
chỉ riêng với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mà còn với
các tư lệnh ngành, lĩnh vực khác. Đại biểu này nói thêm: “Nhìn hình ảnh
ông Thăng lúc có mặt ở công trường này, khi ở công trình kia, “dọa” kỷ
luật người này người khác, lúc lại đu dây xuống hiện trường một vụ tai
nạn... có ý kiến cho rằng, ông giống một đốc công hơn một chính khách”.
Nhiều người khen, có người chê và cũng có người băn khoăn. Rồi ông chất
vấn, phải chăng Quốc hội chọn đốc công hơn là chính khách khi nhận xét
kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vừa qua thì ông Thăng là thành
viên Chính phủ có nhiều phiếu “tín nhiệm cao”.
Rồi đại biểu góp ý với Bộ trưởng Đinh La Thăng rằng, “…phải ngồi ở nhà
nhiều hơn, chứ không nên chạy ra đường giải quyết mấy vụ việc cụ thể,
vụn vặt ấy. Tác phong của Bộ trưởng như vậy là rất tốt, nhưng vị trí Bộ
trưởng không phải ở chỗ ấy, mà có thể thông qua bộ máy, thông qua cấp
phó hay đốc thúc cấp dưới làm. Nếu trên bảo dưới không nghe, với tác
phong của mình, Bộ trưởng Thăng có thể hạ bệ, cách chức người đó ngay”.
Thật hết hiểu nổi quan niệm của vị đại biểu này… Hình như ông muốn cán
bộ lãnh đạo của chúng ta hãy duy trì tác phong lãnh đạo kiểu “chỉ tay
năm ngón” chăng? Ai cũng biết Bộ trưởng Thăng là người có tác phong làm
việc sâu sát, cụ thể và luôn giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy
sinh từ rất lâu rồi và ở nhiều cương vị công tác khác nhau. Khi ông rời
vị trí là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để làm
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trong lời phát biểu chia tay, ông Phùng
Đình Thực, người kế nhiệm ông, đã phát biểu: “Anh Thăng là người đã
thay đổi cả một phong cách làm việc ở Tập đoàn Dầu khí, ấy là, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Lẽ ra, phải động viên, phải ủng hộ tác phong lãnh đạo gần dân, bám sát
cơ sở của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thì đại biểu này lại “khuyên”
ông Thăng nên “ngồi nhà nhiều hơn”… Thật hết hiểu nổi cho trình độ “quan
trí” của những ông nghị kiểu này.
Như Thổ
(PetroTimes)
“Luật 10-59”: Sự nhầm lẫn cố tình của tuyên huấn?
Bài “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!” của tác giả ký tên Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân (http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/24862202-su-trao-tro-cua-mot-nguoi-tung-la-luat-su.html), có đoạn viết như sau:
“Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính
người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công
Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ
man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái
chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng
Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm
1960),... là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng
thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử”.
Liên quan về “máy chém” của “chính quyền Ngô Đình Diệm”, dưới góc nhìn
lịch sử, xin được trao đổi lại với Tổng Biên tập báo Nhân Dân cùng tác
giả Vũ Hợp Lân.
La Loi 10-1959 (Luật số 10 năm 1959) bản in bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Hà Nội 1961 |
Sự thật còn bị che khuất
Sáng 26-09-2014, tại hội trường D, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và
Nhân văn TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà
(1955-1975), từ góc nhìn Lịch sử và Lưu trữ học”. Đây là hội thảo đánh
giá vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trong việc tổ chức và quản
lý khối tài liệu lưu trữ trước năm 1975, cũng như việc khai thác sử
dụng khối tài liệu này trong nghiên cứu và giảng dạy.
Hội thảo nhận được 55 bài viết tham gia, trong đó có 7 bài viết được
chọn trình bày tại hội thảo. Tất cả đều chưa được phổ biến rộng rãi.
TS. Nghiêm Kỳ Hồng, nguyên Phó cục trưởng cục Văn thư Lưu trữ nhà nước,
giảng viên Bộ môn Lưu trữ học và quản trị văn phòng, trong báo cáo
“Khái quát về lưu trữ Việt Nam Cộng hoà (1955 – 1975)”, ông đề cập
đến sự khó khăn trong hoạt động lưu trữ diễn ra trong thời chiến sự
ác liệt. Nhưng ông cũng chỉ ra, ở thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn
vẫn rất chú trọng đến việc xây dựng pháp luật lưu trữ, tiêu biểu
là luật số 020/73 “về văn khố tại Việt Nam”.
Trong báo cáo “Tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà trong nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại”, TS. Lê Huỳnh Hoa đến từ Đại học
Sư phạm TP.HCM chỉ ra rằng tài liệu về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
có hai sự kiện được ghi chép trong sách giáo khoa và một số sách,
giáo trình lịch sử khác cần được làm rõ là “Ngô Đình Diệm ban hành đạo
luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật”, và “Thời điểm ban hành
luật 10/59”. Bà cũng chỉ ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một tồn
tại trong lịch sử nhưng lại không thấy sự có mặt của nó trong sách giáo
khoa, giáo trình chính thống của Việt Nam dẫn đến sự lúng túng về các
thuật ngữ về chính thể này như Đệ nhất, Đệ nhị cộng hoà,...
PGS.TS. Trần Nam Tiến, mang đến hội thảo báo cáo “Hoạt động ngoại
giao của chính quyền Ngô Đình Diệm (1954 – 1975) qua tài liệu lưu trữ
Việt Nam Cộng Hoà”. Ông kết luận, dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính
quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định
trong ngoại giao với các nước và để lại một khối lượng tài liệu
phong phú và hệ thống, góp phần quan trọng cho nghiên cứu, phục dựng
các hoạt động ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa nói chung và thời kỳ Ngô
Đình Diệm nói riêng.
Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa
lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp
dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết
tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm
sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc
biệt”.
Luật 10-59 có phải chỉ dùng để trị cộng sản?
Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành
ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59”. Ở Phần Thứ Hai “Tổ chức
các tòa án quân sự đặc biệt”, Điều 16, “Bị can có quyền nhờ luật sư biện
hộ. Nếu bị can không có luật sư, Ủy viên Chánh phủ hay Chánh thẩm phải
triệu dụng một luật sư biện hộ cho bị can”.
Điều 19, “Trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ”.
Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho
án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59”, cho thấy
không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay
vẫn được tuyên truyền từ phía chính quyền miền Bắc. Ngoài ra, “luật
10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên
tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai
miền”, như sách giáo khoa của chính quyền miền Bắc viết khi cáo buộc
chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả
thù “những người kháng chiến cũ”.
Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thể
hiện trên sách giáo khoa, chỉ mới nêu được tên người bị chém bởi “luật
10-59” là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó,
tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về
giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân
sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha
bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây
Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43. Chưa thấy công bố tài liệu nào mô tả
về phiên tòa này, và các trình tự công tố ra sao nên cũng chưa thể khẳng
định bản án tuyên – nếu có, từ phía tòa án quân sự là đã được tuyên từ
căn cứ pháp lý của “luật 10-59”.
Đến nay cũng chưa thấy công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn
thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Cũng
nói thêm, bài viết (nói trên) của báo Nhân Dân có ghi là “Ba Cụt (tức Lê
Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956”, tình tiết thời gian này cho
thấy không phù hợp cáo buộc, vì “luật 10-59” được ký vào ngày
06-05-1959.
Chiếc máy chém được cho là dùng để chém ông Hoàng Lê Kha, hiện trưng bày
tại Bảo tàng Cần Thơ, sau thời gian dài đã được trưng bày tại Nhà Bảo
tàng Tội ác Mỹ - Ngụy (hiện được đổi tên là Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh) nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM. Chưa rõ vì sao chiếc
máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.
Tuyên huấn cần bổ túc ngay chứng cứ hình ảnh
Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến
độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa
qua. Thậm chí ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt
Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế
giới xem…
Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim
chụp ảnh lưu lại,… Tuy nhiên, sự thật lịch sử dường như vẫn chưa được
tôn trọng khi trên sách giáo khoa lẫn nhiều trang web khác của Nhà nước
Việt Nam, viết: “Hình ảnh cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do một
nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói:
“Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và
lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, Nguyễn Văn Trỗi hô to:
Hãy nhớ lấy lời tôi!/ Đả đảo đế quốc Mỹ!/ Hồ Chí Minh muôn năm!/ Việt
Nam muôn năm!” (http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/489/ArticleId/7168/PreTabId/456/Default.aspx)
Clip này hiện được đưa lên phổ biến rộng rãi trên internet và hoàn toàn không như mô tả nói trên.
Chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh
nào được công bố. Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối
cùng” bị chém bởi “luật 10-59”, cũng chưa có hình ảnh lưu trữ liên quan
được công bố.
Bút kỳ chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém
theo “luật 10-59” đã được “lê” đi chém trả thù “những người kháng chiến
cũ” ra sao. Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu
thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Tổng Biên tập báo Nhân Dân có thể tham khảo thêm những hình ảnh chụp lại
từ “Quy phạm vựng tập”, Quyển II từ 31/1/1959 đến 31/12/1959, Tòa Tổng
Thơ Ký ấn hành năm 1960, phần luật 10-59, được kèm theo bài viết này.
Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)
Ảnh TL
Ảnh TL
Tháng 12-2012, căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Hoàng Anh, UBND thành phố Bến Tre cấp phép xây dựng nhà cho ông Trần Hoàng Anh với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71 m2; tổng diện tích sàn 1.226,61 m2; công trình có 03 tầng với chiều cao là 19,96m. Tháng 5/2014, UBND Thành phố Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh. Đồng chí Trần Văn Truyền có báo cáo giải trình về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình trên là từ 07 tỷ đồng tiền của vợ chồng đồng chí dành dụm và 04 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đồng chí đang ở trong căn nhà này..
Như vậy, việc mua đất và xây dựng nhà của các con đồng chí Truyền được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với cương vị nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội. Việc làm trên của đồng chí thể hiện sự thiếu cân nhắc thận trọng và thiếu gương mẫu trong thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân đồng chí và tổ chức đảng; vi phạm mục C, khoản 1, Điều 1, Hướng dẫn số 03, ngày 15-3-2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-01-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm: “Làm những việc pháp luật không cấm, nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên”.
6. Về căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh Nghĩa Phạm
Theo TTXVN
(Một thế giới)
Kết luận Kiểm tra tài sản nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền
Ngày 21.11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo
chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách
nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng,
nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Toàn văn Thông cáo như sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Sau khi báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo:
Tại kỳ họp lần thứ 26, ngày 02-03/10/2014 và kỳ 27, ngày 29-30/10/2014 qua xem xét, thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Đồng chí Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, đồng chí đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
1. Về thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Tháng 12-1992, đồng chí Trần Văn Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210 m2 (diện tích trên thực tế là 351 m2). Việc đồng chí Trần Văn Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi đồng chí không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác.
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng chí Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.
Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở. Qua kiểm tra cho thấy, năm 1992, đồng chí Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 đồng chí lại được tỉnh bán cho căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu đồng chí Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; đồng chí Trần Văn Truyền cũng đã có đơn trả lại. Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình đồng chí Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào. Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, đồng chí lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo Nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, đồng chí đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng. Việc làm trên của đồng chí Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân đồng chí.
Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương.
Toàn văn Thông cáo như sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Sau khi báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo:
Tại kỳ họp lần thứ 26, ngày 02-03/10/2014 và kỳ 27, ngày 29-30/10/2014 qua xem xét, thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Đồng chí Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, đồng chí đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
1. Về thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Tháng 12-1992, đồng chí Trần Văn Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210 m2 (diện tích trên thực tế là 351 m2). Việc đồng chí Trần Văn Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi đồng chí không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác.
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng chí Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.
Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở. Qua kiểm tra cho thấy, năm 1992, đồng chí Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 đồng chí lại được tỉnh bán cho căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu đồng chí Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; đồng chí Trần Văn Truyền cũng đã có đơn trả lại. Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình đồng chí Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào. Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, đồng chí lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo Nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, đồng chí đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng. Việc làm trên của đồng chí Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân đồng chí.
Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương.
2. Về căn nhà tại số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre
Năm 2002, UBND tỉnh đồng ý cho gia đình đồng chí Trần Văn Truyền, được thuê căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22 m2, nhà phụ 24,48 m2, khuôn viên đất 117,69 m2. Trước khi đồng chí nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng.
Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 06 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho đồng chí căn nhà trên theo Nghị định 61/CP. Trong đơn xin mua nhà, đồng chí Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước. UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.
Như vậy, thời điểm mua căn nhà trên, đồng chí Trần Văn Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002. Bản thân đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”. Việc UBND tỉnh chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà tại Thành phố và đã được UBND Thành phố giải quyết cho đồng chí thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận.
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, đồng chí có làm đơn và được Công ty Quản lý - Kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên.
Đến tháng 3-2011, đồng chí làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh bán căn nhà này cho đồng chí và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên. Sau đó các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do Thành phố quy định hàng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách. Vào thời điểm tháng 7/2014, qua kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, đồng chí Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ đồng chí là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là nhà được tặng; con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, Khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND Thành phố Hồ Chí Minh không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của đồng chí là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong xã hội.
4. Về nhà công vụ tại số 61, đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Năm 2004, đồng chí Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, Khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với diện tích 95m2...
Tháng 10-2011, đồng chí Trần Văn Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình thì đồng chí mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.
Như vậy, sau khi đã nghỉ hưu gần 3 năm ở tỉnh Bến Tre, đồng chí Trần Văn Truyền mới trả lại nhà công vụ ở Hà Nội cho Nhà nước. Với cương vị nguyên là cán bộ cấp cao, đồng chí có khuyết điểm khi chưa thực sự gương mẫu trong sử dụng nhà công vụ.
5. Về căn nhà biệt thự tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Năm 2002, UBND tỉnh đồng ý cho gia đình đồng chí Trần Văn Truyền, được thuê căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22 m2, nhà phụ 24,48 m2, khuôn viên đất 117,69 m2. Trước khi đồng chí nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng.
Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 06 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho đồng chí căn nhà trên theo Nghị định 61/CP. Trong đơn xin mua nhà, đồng chí Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước. UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.
Như vậy, thời điểm mua căn nhà trên, đồng chí Trần Văn Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002. Bản thân đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”. Việc UBND tỉnh chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà tại Thành phố và đã được UBND Thành phố giải quyết cho đồng chí thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận.
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, đồng chí có làm đơn và được Công ty Quản lý - Kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên.
Đến tháng 3-2011, đồng chí làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh bán căn nhà này cho đồng chí và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên. Sau đó các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do Thành phố quy định hàng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách. Vào thời điểm tháng 7/2014, qua kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, đồng chí Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ đồng chí là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là nhà được tặng; con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, Khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND Thành phố Hồ Chí Minh không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của đồng chí là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong xã hội.
4. Về nhà công vụ tại số 61, đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Năm 2004, đồng chí Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, Khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với diện tích 95m2...
Tháng 10-2011, đồng chí Trần Văn Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình thì đồng chí mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.
Như vậy, sau khi đã nghỉ hưu gần 3 năm ở tỉnh Bến Tre, đồng chí Trần Văn Truyền mới trả lại nhà công vụ ở Hà Nội cho Nhà nước. Với cương vị nguyên là cán bộ cấp cao, đồng chí có khuyết điểm khi chưa thực sự gương mẫu trong sử dụng nhà công vụ.
5. Về căn nhà biệt thự tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Từ năm 2009 - 2010, con trai đồng chí Trần Văn Truyền là Trần Hoàng Anh,
cán bộ cảnh sát giao thông Công an tỉnh mua gom đất của 4 hộ dân (với
08 thửa liền kề), diện tích 16.567,4m2, tổng số tiền theo hợp đồng là
1,43 tỷ đồng (ngoài ra còn 01 lô đất gần 8.000 m2 của con gái đồng chí
là Trần Thị Ngọc Huệ mua, nhưng chưa sử dụng).
Tháng 12-2012, căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Hoàng Anh, UBND thành phố Bến Tre cấp phép xây dựng nhà cho ông Trần Hoàng Anh với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71 m2; tổng diện tích sàn 1.226,61 m2; công trình có 03 tầng với chiều cao là 19,96m. Tháng 5/2014, UBND Thành phố Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh. Đồng chí Trần Văn Truyền có báo cáo giải trình về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình trên là từ 07 tỷ đồng tiền của vợ chồng đồng chí dành dụm và 04 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đồng chí đang ở trong căn nhà này..
Như vậy, việc mua đất và xây dựng nhà của các con đồng chí Truyền được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với cương vị nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội. Việc làm trên của đồng chí thể hiện sự thiếu cân nhắc thận trọng và thiếu gương mẫu trong thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân đồng chí và tổ chức đảng; vi phạm mục C, khoản 1, Điều 1, Hướng dẫn số 03, ngày 15-3-2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-01-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm: “Làm những việc pháp luật không cấm, nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên”.
6. Về căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn gốc căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước,
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là từ việc đồng chí Trần Văn Truyền có
quen biết gia đình bà Trần Thị Lý, sinh năm 1930, trú tại Quận 9, Thành
phố Hồ Chí Minh. Bà Lý có nhận đồng chí Trần Văn Truyền làm con nuôi.
Tháng 7-2000, bà Lý có lập di chúc để lại cho con gái là Phạm Thị Kim
Anh, sinh năm 1967. Trong di chúc của bà Lý có nội dung để lại toàn bộ
tài sản cho con gái là bà Kim Anh, do bà Kim Anh toàn quyền quyết định
khi bà mất, trong đó đồng ý việc chia tài sản cho các con đỡ đầu và các
cháu.
Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có đồng chí Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ đồng chí Trần Văn Truyền là bà Phạm Thị Thuỷ 01 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2. tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Từ khi được tặng căn nhà, đồng chí Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, đồng chí nhận của bà Kim Anh 4 tỷ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre.
Tóm lại, từ 6 trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, qua kiểm tra cho thấy:
Trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan Trung ương và khi đã về nghỉ hưu, đồng chí Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và thực hiện Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm của đồng chí gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đồng chí và tổ chức đảng;
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre có khuyết điểm, vi phạm trong việc còn nể nang, không chỉ đạo thu hồi dứt điểm lô đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre; trong việc sửa chữa, cải tạo mới và bán cho đồng chí Trần Văn Truyền nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng của thành phố đồng ý bán cho con gái đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận là không đúng đối tượng, thiếu căn cứ pháp lý, có sự nể nang, vi phạm Quyết định số 118/TTg, ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2527/BXD-VP, ngày 18-12-2008 của Bộ Xây dựng và Công văn số 76/UBND-ĐTMT, ngày 20-02-2009 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với đồng chí Trần Văn Truyền
+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre
+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014.
+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có đồng chí Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ đồng chí Trần Văn Truyền là bà Phạm Thị Thuỷ 01 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2. tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Từ khi được tặng căn nhà, đồng chí Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, đồng chí nhận của bà Kim Anh 4 tỷ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre.
Tóm lại, từ 6 trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, qua kiểm tra cho thấy:
Trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan Trung ương và khi đã về nghỉ hưu, đồng chí Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và thực hiện Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm của đồng chí gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đồng chí và tổ chức đảng;
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre có khuyết điểm, vi phạm trong việc còn nể nang, không chỉ đạo thu hồi dứt điểm lô đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre; trong việc sửa chữa, cải tạo mới và bán cho đồng chí Trần Văn Truyền nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng của thành phố đồng ý bán cho con gái đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận là không đúng đối tượng, thiếu căn cứ pháp lý, có sự nể nang, vi phạm Quyết định số 118/TTg, ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2527/BXD-VP, ngày 18-12-2008 của Bộ Xây dựng và Công văn số 76/UBND-ĐTMT, ngày 20-02-2009 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với đồng chí Trần Văn Truyền
+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre
+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014.
+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
Theo TTXVN
(Một thế giới)
Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân
(xứ thiên đường chắc sắp tới cũng sẽ có các bài thể loại này nhể ;)
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào,
chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ,
và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ
này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của
Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực
bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố
phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự
nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.
Nếu như số phận quyết định vận mệnh của một người, thì sự an bài của
lịch sử cũng có khả năng dàn xếp cho một sinh mệnh có xuất thân đáng xấu
hổ.
(Luis Novaes/Epoch Times) |
Khi Giang Trạch Dân tham dự buổi thảo luận với một đoàn đại biểu tỉnh Hồ
Bắc trong một cuộc họp Quốc hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
vào ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông ta nói: “Tôi từng là Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Nồi hơi Vũ Hán từ năm 1966 đến năm 1970. Đó là vào thời kỳ
Cách mạng Văn hóa… phe tạo phản [trích dẫn nguyên văn] đã cẩn thận xem
xét hồ sơ [1] cá nhân của tôi. Được thôi, vì điều đó đã chứng tỏ rằng
tôi có một quá khứ trong sạch.”
Có lẽ những thính giả của Giang lúc ấy không hiểu được mục đích của ông
ta là gì. Tại sao Giang – Tổng bí thư của ĐCSTQ – cần tự thanh minh về
“quá khứ trong sạch” của mình?
Lý do nằm ở chỗ tiểu sử của Giang có vấn đề. Cha đẻ của ông ta, Giang
Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên
Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng. Trường
đại học mà Giang từng theo học, Đại học Trung ương Nam Kinh, thực ra
được điều hành bởi quân chiếm đóng Nhật Bản. Ông ta bịa đặt rằng đã được
người chú nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian
ấy. Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian Giang đã chìm đắm trong một vụ
bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành điệp viên cho KGB.
Và đây chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn rất nhiều, vì tiểu sử
của Giang đầy rẫy những tình tiết xấu xa. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta
có thể tự nhận rằng mình có “quá khứ trong sạch”? Khi “phe tạo phản”
kiểm tra hồ sơ của Giang, họ đã không thể biết được những rắc rối to lớn
trong quá khứ đã bị Giang giấu nhẹm.
Vào năm 2005, Giang Trạch Dân đã phát hành ầm ĩ cuốn sách “Người đã thay
đổi Trung Quốc”, một cuốn tiểu sử được xuất bản bằng cả tiếng Anh lẫn
tiếng Trung, mà ông ta đã ủy thác cho một thương nhân người Mỹ tên là
Robert Kuhn viết. Cuốn sách đã đại biểu cho nỗ lực công khai của Giang
nhằm đánh bóng tiểu sử cá nhân vốn đã được ông ta che giấu từ lâu.
Cổ nhân có câu “lạy ông tôi ở bụi này”. Trong cuốn sách tâng bốc và thêu
dệt tiểu sử của Giang, người ta để ý rằng một từ đã được lặp đi lặp lại
rất nhiều lần: yêu nước. Phần mô tả thời gian ông ta học ở Trường Đại
học Trung ương Nam Kinh của quân Nhật, với đủ tính ly kỳ, có tựa đề là
“Tôi là người yêu nước”. Nhưng lòng ái quốc là bổn phận của mỗi công
dân, là phẩm hạnh bẩm sinh, là sự trung thành với mảnh đất đã nuôi dưỡng
chúng ta. Một người có tiểu sử trong sạch chẳng cần phô trương sự yêu
nước của mình trước công chúng.
Một thực tế đơn giản là người cha đẻ của Giang đã chạy trốn và phục vụ
cho quân chiếm đóng Nhật Bản. Trong nửa sau cuộc đời, Giang luôn nhanh
chóng tránh né thảo luận về cha của mình – thậm chí theo lời người viết
tiểu sử cho Giang, ông ta đã yêu cầu người khác viết như vậy. Điều duy
nhất được đề cập đến trong cuốn tiểu sử của ông ta là, “Cha của Giang
mất năm 1973.”
Giang tuyên bố bịa đặt rằng ông ta được nhận nuôi từ năm 13 tuổi bởi gia
đình người chú – đảng viên cộng sản – Giang Thượng Thanh; nhưng nó cho
thấy việc nhận nuôi đã diễn ra không lâu sau khi người chú qua đời.
Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21. Vậy có lý do để thắc
mắc: Ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của
Giang Thượng Thanh, Giang Trạch Huệ, đã nói với Kuhn rằng gia đình họ
sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” [2]. Nếu là như vậy, thì
ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường
trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là
người đã chi trả để Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn
lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc
xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học (theo như Kuhn ám chỉ)? Nói cách
khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu Giang
Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được
vậy không?
Sự thực là cuộc sống của Giang chẳng mấy quan hệ với gia đình được khai
là đã nuôi nấng ông ta. Họ chẳng liên quan gì nhau cho đến sau khi ĐCSTQ
nắm quyền tại Trung Quốc thì Giang mới đột nhiên “nhớ lại” rằng ông ta
có một liệt sĩ đảng cộng sản (người chú) trong gia đình? Ông ta đã phát
minh ra một tiểu sử, trong đó ông ta từ bỏ người bố đẻ và trở thành con
nuôi của một người đã khuất. Tuy nhiên, phần này của câu chuyện sẽ được
chúng tôi trở lại sau.
Trên đây không phải ám chỉ rằng tính cách hay giá trị của một người chỉ
là sản phẩm đơn thuần từ thân thế của người đó. Thay vào đó, nó gợi ý
rằng chúng ta có thể bắt đầu vạch trần bản chất dối trá của Giang bằng
cách xem xét xuất thân, mà đa phần được che giấu và ngụy tạo, cũng như
quá khứ của ông ta. Trong những năm gần đây, Giang còn đi xa hơn nữa khi
nói bóng gió rằng cha ông ta – một tên Hán gian – thực ra là một anh
hùng khi chiến đấu với quân Nhật. Theo như lời của người em họ Trạch Huệ
thì “Cả gia đình tôi đều theo cách mạng” [3] “Đàn ông nhà họ Giang đều
đi đánh giặc” [4] và “Tất cả đều tham gia cách mạng, chiến đấu với quân
xâm lược Nhật Bản và Quốc Dân đảng” [5]. Đối với những độc giả tại Trung
Quốc mà không biết những tình tiết về thân thế gia đình họ Giang, những
lời phát ngôn như vậy rất dễ lừa gạt họ.
Cái loa tuyên truyền chính thức của chính quyền ĐCSTQ, Nhân dân Nhật
báo, đã đưa tin vào ngày 11 tháng 12 năm 2009 rằng Giang Trạch Dân và
lãnh đạo Nga lúc đó là Boris Yeltsin đã ký tại Bắc Kinh ba hiệp ước về
biên giới Nga-Trung. Nhưng thật khó tin, cuộc họp như vậy lại không được
đề cập trong cuốn tiểu sử do Kuhn viết, trong khi những thứ vặt vãnh
như là Giang đã hát một bài hát nào đó lúc nào và ở đâu, và những chi
tiết không quan trọng về cuộc họp của ông ta với các lãnh đạo nổi tiếng
lại được ghi trong đó. Tại sao Kuhn bỏ qua một cuộc họp cấp quốc gia, và
về một vấn đề quan trọng như ký hiệp ước biên giới với Yeltsin? Nguyên
là trong cuộc họp đó, Giang đã công nhận về mặt ngoại giao tất cả các
hiệp ước không công bằng [với Nga] từ cuối thời Mãn Thanh – những hiệp
ước mà không một chính phủ Trung Quốc tiền nhiệm nào thừa nhận. Thứ mà
Giang đã ký hoàn toàn là điều ước của kẻ bán nước, trong đó làm mất
những vùng đất hợp pháp mà các thế hệ sau có thể phải đi đòi lại. Hiệp
ước này nhượng cho Nga hơn 1 triệu km vuông đất màu mỡ – vùng đất rộng
gấp hơn 30 lần đảo Đài Loan. Thấy rằng lực lượng người Hoa lớn mạnh trên
toàn thế giới có thể bắt ông ta phải giải thích về hiệp ước bán nước,
Giang Trạch Dân đã cố gắng tô vẽ lại quá khứ của mình. Ông ta không nhận
ra rằng, thủ đoạn đó chỉ là tự chuốc lấy thất bại mà thôi.
Trong cuốn sách của ông ta, Giang tự cho mình là một lãnh đạo có trách
nhiệm, người quan tâm sâu sắc đến cuộc sống và sự đau khổ của người dân
Trung Quốc. Nhưng hãy xem Giang đang làm gì trong trận lụt lớn ập vào
Trung Hoa năm 1998. Vào đầu tháng 9, khi vô số người đang phải chiến đấu
với nạn lụt và ở bên bờ vực của cái chết, thì Giang mời một số nam nữ
diễn viên điện ảnh tới một bữa tiệc tại tổ hợp lãnh đạo Trung Nam Hải ở
Bắc Kinh. Kuhn miêu tả nó là “khoảnh khắc ngẫu hứng của Giang Trạch
Dân”. Lúc gặp mặt, Giang đã hát song ca với một nữ ca sĩ những bản tình
ca thời xưa của Nga, chẳng hạn như “Chiều Matxcơva” (Moscow Nights) [6].
Nghe kể rằng trong lúc hưng phấn, ông ta cùng mọi người hát bài “Đại
dương là quê hương tôi”. Kuhn tô vẽ rằng “đặc biệt là Giang”, vào giây
phút ấy, dường như “vượt khỏi những hạn chế của nghệ thuật” [7]. Thật là
nực cười. Trong khi người dân Trung Quốc đang vật lộn trong vô vọng với
sóng lũ, lụt lội, nước lớn như đại dương, thì Giang đang hát bài “Đại
dương là quê hương tôi” với những người bạn gái ở Trung Nam Hải. Đáng
buồn thay, nhưng cũng không ngạc nhiên gì lắm khi mà Giang, một người
sẵn sàng che giấu xuất thân Hán gian để leo lên địa vị cao, chẳng mấy
quan tâm đến sự sống chết của người dân.
Trong tác phẩm của Kuhn, Giang xuất hiện như một hình mẫu sống đạm bạc
và đấu tranh chống tham nhũng. Khi sự gia tăng tham nhũng tại Trung Quốc
trong những năm qua còn chưa bị phanh phui, ít người biết được căn
nguyên không ở đâu khác ngoài Giang Trạch Dân cùng gia tộc ông ta. Vì
vậy mà những đứa con trai thiếu năng lực và bằng cấp của ông ta, đã xoay
sở để xây dựng gia đình Giang trở thành một đế chế giàu có. Có thể nói,
chúng là “Trung Quốc đệ nhất tham”.
Người ta đã đồn đãi từ lâu rằng Giang từng lặn lội giữa đêm tuyết rơi để
đến đưa bánh sinh nhật cho bồ nhí của chủ tịch Thượng Hải lúc ấy là Lý
Tiên Niệm. Lý đang có khách vào lúc ấy, nên Giang đã đứng đợi nhiều giờ
đồng hồ ở bên ngoài để chứng tỏ lòng trung thành. Câu chuyện này thật
quá ly kỳ và không thể xác thực được. Vì một số lý do lạ lùng – có lẽ là
lương tâm cắn rứt? – trong tiểu sử của mình, Giang đã cố gắng bảo vệ
việc đưa bánh, điều đó thực sự đóng vai trò xác thực câu chuyện kỳ lạ
này. Giang nói với độc giả rằng ông ta quan tâm tới lãnh đạo của mình và
đó là “chiếc bánh cuối cùng trong khách sạn” [8]. Ông ta cũng tuyên bố
rằng mục đích của ông ta là đạt đến sự đồng thuận và “xây dựng mối quan
hệ với nhân vật then chốt” [9]. Giả sử rằng chúng ta chấp nhận luận điểm
này, thế cũng bằng như nói ở Trung Quốc không có tham nhũng và hối lộ –
chẳng phải mỗi hành động kiểu như thế chỉ là để “quan tâm đến lãnh đạo”
hay “đạt được sự đồng thuận và xây dựng mối quan hệ”? Điều này cũng
tương đương với hợp pháp hóa tham nhũng.
Việc Giang Trạch Dân thăng quan tiến chức nhanh chóng phụ thuộc vào hai
yếu tố. Thứ nhất là việc ngụy tạo câu chuyện về xuất thân gia đình liệt
sĩ của ông ta, điều giúp Giang giành được đồng minh chính trị với Uông
Đạo Hàm và Trương Ái Bình; cả hai người này sau đó đã liên tục nâng đỡ
Giang. Điều đáng nói là hai người này là bạn với người chú của Giang.
Thứ hai là khả năng nịnh nọt thượng cấp và chiếm cảm tình từ lãnh đạo
Đảng. Cuối cùng thì hai điểm này đã cho phép Giang đoạt được ngai vàng.
Sau khi giành được quyền lực, Giang Trạch Dân như mắc bệnh điên và bắt
đầu làm những trò hề như nhảy múa và hát hò trong các cuộc giao lưu
ngoại giao quốc tế. Giang hoàn toàn không màng đến các nghi lễ ngoại
giao cùng sự tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa, làm tổn hại thể diện quốc
gia. Vì thế, Giang giành được danh hiệu “thằng hề”. Trong một buổi gặp
gỡ với Nhà vua Tây Ban Nha, ông ta đột nhiên rút ra một chiếc lược và tự
chải đầu, để những người ở đó nhìn thấy rõ. Một dịp khác, khi ông ta
được tặng Huân chương, ông ta không thể chờ được và chộp lấy chiếc Huân
chương rồi tự đeo cho mình. Một lần, đang trong bữa tiệc quốc gia, ông
ta thình lình mời khiêu vũ một đệ nhất phu nhân nước bạn. Ông ta từ ghế
nhảy lên hát bài “O Sole Mio,” vừa dạo phím piano vừa dán cặp mắt đắm
đuối vào các quý cô. Những trò hề của ông ta đã trở thành kho chuyện
cười cho giới báo chí Tây phương. Chúng ta hãy xem cuộc gặp của ông ta
với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Giang đã viếng thăm Hoa Kỳ vào năm
1993 và 1997, và Clinton đã viếng thăm Trung Quốc vào năm 1998. Mỗi lần
họ gặp nhau, Giang lại chơi một số nhạc cụ hoặc hát. Sau khi biểu diễn,
ông ta lần nào cũng yêu cầu Clinton chơi kèn saxophone, điều mà Clinton
từ chối một cách kiên quyết, dù cho ông là một chuyên gia âm nhạc. Vào
năm 1997, trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Giang, một nhà báo đã nêu ra vấn
đề Tây Tạng trong một cuộc họp báo. Giang đã bất ngờ hát to bài “Nhà ở
nơi xa” trước sự bối rối của các ký giả. Điển hình là Giang thường nhắc
lại bài diễn văn Gettysburg của cựu lãnh đạo Abraham Lincoln. Khi nói
chuyện với các sinh viên, trả lời các cuộc phỏng vấn báo chí, hay thậm
chí viếng thăm nước ngoài, Giang thường kiếm cớ để nhắc lại bài diễn văn
này. Khi được yêu cầu, ông ta ngoan ngoãn nhắc lại; khi không được yêu
cầu, ông ta cũng nhắc lại y hệt. Nào có ra hình thù của một nguyên thủ
quốc gia?
Một điều còn phi lý hơn nữa là sự ám ảnh của Giang trong việc nói ngoại
ngữ. Trong lần viếng thăm Châu Mỹ La-tinh, Giang – bất chấp tuổi tác và
lờ đi các vấn đề quan trọng của quốc gia – đã dành vài tháng tham dự một
lớp học tiếng Tây Ban Nha tăng cường. Giang hành xử như một thằng hề,
vô tình giành được ngai vàng, nên khó có thể thay đổi bản tính phô
trương của mình. Trong bản tiếng Trung của cuốn tiểu sử, ông ta lý sự:
“Nếu bạn không thể giao tiếp với người khác vì sự khác biệt ngôn ngữ,
làm sao bạn có thể trao đổi ý tưởng hay đạt được thoả thuận?” Nhưng chỉ
hiểu được vài ba thứ thông thường, rồi với kỹ năng ngôn ngữ vụng về đó,
làm sao đủ để Giang có được sự giao tiếp nhanh nhạy và biểu cảm. Nhiều
nguyên thủ quốc gia nói ngôn ngữ mẹ đẻ và cần một thông dịch viên. Chẳng
lẽ họ không thể đạt được những thoả hiệp trong các giao lưu ngoại giao?
Có lẽ lãnh đạo của các quốc gia cộng sản thường hay bảo thủ, cho nên
nhiều lãnh đạo Tây phương coi nhân vật “dễ bị kích động” Giang Trạch Dân
như một kẻ lập dị của Đảng, và thấy những màn biểu diễn của ông ta thật
là khôi hài.
Các lãnh đạo có tài năng thực sự và nhìn xa trông rộng không mất thời
gian và công sức vào những trò nực cười như vậy. Lý do Giang Trạch Dân
hoạt bát và “dễ bị kích động” liên quan đến khả năng pha trò vặt vãnh
của ông ta giống như chú hề trong một số vở hí kịch. Các chính trị gia
phương Tây đã trải thảm đỏ hoan nghênh Giang, không phải vì tài năng của
ông ta, mà là vì các hợp đồng trong túi ông ta và triển vọng khai thác
thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc trong những năm gần đây là nhờ tác động bởi hơn 500 tỷ đô-la
vốn đầu tư nước ngoài, cùng với một lực lượng lao động rẻ mạt và vô
cùng cần mẫn. Với sự đầu tư lớn như vậy, lao động rẻ, và nhiều nhân tài
Trung Quốc tham gia, tất nhiên sản lượng phải cao. Nhưng đây không phải
là công lao của Giang. Ngược lại, sự bất tài của Giang, tính kiêu ngạo,
đố kỵ, và bảo thủ chính trị của ông ta đã cản trở sự cải cách chính trị,
đi kèm với sự xuống cấp về giá trị đạo đức và nạn tham nhũng tràn lan.
Hậu quả là dẫu nền kinh tế có phát triển thế nào, cái giá phải trả là sự
cạn kiệt tài nguyên khổng lồ và sự suy thoái về sinh thái, môi trường
và xã hội. Thực ra, sự thịnh vượng kinh tế bề mặt của Trung Quốc được
đánh đổi với sự bền vững của môi trường. Giang đã làm hại tương lai của
đất nước, để cải cách chính trị dậm chân tại chỗ nếu không muốn nói là
thụt lùi, đưa tới sự lạm dụng nhân quyền và thiếu tự do tín ngưỡng. Khi
đặt trong bối cảnh lịch sử, sự thống trị của Giang cuối cùng vẫn là ô
nhục; ông ta đã nợ người dân Trung Quốc quá nhiều.
Giang để cho Kuhn miêu tả mình như là một người có năng lực giải quyết
vấn đề một cách thông minh. Nhưng trên thực tế, khi một cuộc khủng hoảng
ập tới – dù đó là lụt lội, đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade,
bầu cử dân chủ ở Đài Loan, hay dịch bệnh SARS – Giang luôn luôn đẩy
người khác lên tuyến đầu và hèn nhát đứng đằng sau. Khi dịch bệnh SARS
lan rộng tại Bắc Kinh, Giang đã tham sống sợ chết và chạy trốn xuống
Thượng Hải để tỵ nạn. Nhưng trong bản tiếng Trung cuốn tiểu sử của mình,
ông ta tuyên bố rằng ông ta đã “một mực ở lại Thượng Hải”, để che đậy
sự trốn chạy của mình. Sự thật là, chỉ vài ngày trước chuyến bay, Giang
đã ở Bắc Kinh để phát biểu tại Đại Lễ đường Nhân dân và Hội nghị Hiệp
thương Chính trị Nhân dân. Dựa trên cơ sở nào mà ông ta sử dụng câu “một
mực ở lại Thượng Hải” để chạy tội cho chính mình?
Khi không lập bè kết phái hay đi công du nước ngoài để hát hò và thể
hiện, điều Giang Trạch Dân để tâm nhất là khẩn cấp đàn áp Pháp Luân
Công. Khi thế giới bên ngoài chỉ thấy được Giang phân phát những cuốn
sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công trong các cuộc họp ngoại giao, không
mấy người biết được sự phản ứng nhanh chóng của Giang sau vụ can thiệp
vào tín hiệu truyền hình của các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 5
tháng 3 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công đã can thiệp vào tám kênh
truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân và chiếu đoạn phim dài 45 phút
về cuộc đàn áp đối với họ. Khi kể về buổi tối ngày hôm đó, cuốn sách
của Kuhn trích lời một người bạn thân của Giang tại Trường Xuân. Người
đó nói rằng 10 phút sau khi sự can thiệp kết thúc (9 giờ 10 phút tối),
Giang Trạch Dân đã nổi khùng và gọi điện: “Các phần tử Pháp Luân Công
đang phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp của Trường Xuân!” “Ai là bí
thư Thành ủy hay thị trưởng thành phố?” [10] Sự phản ứng nhanh chóng
của Giang, với một sự kiện xảy ra ở một nơi cách xa Bắc Kinh, hơn nữa
còn đe dọa người Bí thư Thành ủy, đã cho thấy rằng Giang thực ra là tổng
chỉ huy của cuộc đàn áp Pháp Luân Công; ông ta là người chỉ thị trực
tiếp về vấn đề này; và chính ông ta đã ra các mệnh lệnh. Ngược lại, khi
Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị đánh bom, Giang Trạch Dân chẳng
xuất đầu lộ diện trong nhiều ngày.
Trong cuốn tiểu sử của mình, Giang luôn cố gắng tự biện hộ cho bản thân,
với thủ pháp là trích dẫn câu nói của chính mình, để tạo ra bất cứ hình
ảnh nào mà ông ta thích và tô vẽ mọi thứ. Nhưng có quan chức Trung Quốc
nào bị kết án tham nhũng, mà lại chưa từng tuyên bố trong một cuộc họp
rằng ông ta “chống tham nhũng”? Hành động có sức thuyết phục hơn lời
nói. Điều này lại càng đúng với một nhân vật lẻo mép và thích hát hò như
Giang Trạch Dân.
Việc Giang bất hiếu với người cha đẻ của mình, bất trung với các tổ
chức, và thiếu trung thực với nhân dân đã khiến ông ta trở thành kẻ “bất
nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín” [11] – một tên hề mang lại
tai họa cho đất nước Trung Hoa. Việc cho phép Giang Trạch Dân hoang ngôn
và viết lại tiểu sử chính là làm hại các thế hệ sau.
Tiểu sử của Giang, bạn có thể nói, tương ứng với cuộc đời của ông ta: đầy rẫy dối trá và mâu thuẫn.
Nếu thế hệ chúng ta có thể đảm trách sứ mệnh là nhân chứng của lịch sử,
vậy thì hãy trả lại cho lịch sử bộ mặt thật của Giang Trạch Dân. Đây là
trách nhiệm không thể thoái thác của tất cả chúng ta.
-------------------------
Ghi chú:
[1] Dưới sự thống trị của cộng sản tại Trung Quốc, những ghi chép về
mỗi cá nhân, gọi là “lý lịch”, được lưu giữ bởi nhà cầm quyền, trong đó
có chi tiết về những hành vi của mỗi cá nhân, nhận thức chính trị, xuất
thân gia đình, việc xuất ngoại và nhiều thứ khác như là một phương tiện
để giám sát và kiểm soát dân chúng.
[2] Robert Lawrence Kuhn, “Người đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân” (New York: Crown, 2004), tr 31.
[3] Kuhn, Người đã thay đổi Trung Quốc, tr 33.
[4] Sách đã dẫn, tr 32.
[5] Sách đã dẫn, tr 34.
[6] Sách đã dẫn, tr 366.
[7] Sách đã dẫn, tr 369.
[8] Sách đã dẫn, tr 125.
[9] Sách đã dẫn, tr 124.
[10] Sách đã dẫn, tr 490.
[11] Điều này trái ngược với những đức hạnh chính yếu của con người được miêu tả bởi đức Khổng Tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
(Đại Kỷ Nguyên)
Thu hồi nhà, đất của ông Trần Văn Truyền
Dưới đây là những kết luận của UB kiểm tra TƯ
UB Kiểm tra TƯ đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công
văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng),
theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với đồng chí Trần Văn Truyền
+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu
trên trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre và UB Kiểm tra TƯ.
+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định
xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre
+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5
Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của
pháp luật.
+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong
việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi
thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 06 Lê Quý Đôn,
thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng
Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND Thành phố
Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014.
+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên
quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong
việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận
Phú Nhuận.
(VNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét