- 'Việt Nam cần tự do báo chí' (BBC) - Nhà báo Nguyễn Công Khế viết trên tờ New York Times rằng tự do báo chí cần thiết cho sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC) - Để báo chí tự do sẽ giúp chế độ ở VN hoàn thiện, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Công Khế nói sau khi đăng bài trên báo Mỹ.
- 'Phải cho nhân dân có tiếng nói' (BBC) - Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền, theo ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên.
- WTO: 'Mỹ sai trong vụ kiện tôm VN' (BBC) - Ủy ban của WTO kết luận Hoa Kỳ đã vi phạm nghĩa vụ thành viên WTO trong việc tính thuế đối với tôm Việt Nam.
- Kiểm phiếu tín nhiệm Quốc hội 'có vấn đề'? (BBC) - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng có một số sai sót 'lạ' và 'khó giải thích' trong kết quả phiếu tín nhiệm mới công bố của Quốc hội Việt Nam.
- Bộ Chính trị nên 'tăng quyền' Quốc hội (BBC) - Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam nên tăng quyền cho Quốc hội bằng việc để cho Quốc hội tự chủ hơn với những quyết định, theo ý kiến nhà quan sát.
- Xem phiếu tín nhiệm 'như dự báo thời tiết' (BBC) - Một độc giả so sánh kỳ lấy phiếu tín nhiệm như chương trình dự báo thời tiết thiếu chính xác nhưng vẫn có khán giả.
- Quốc hội thông qua Luật Tổ chức QH và Luật Bảo hiểm XH (RFA) - Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày hôm nay, với tỉ lệ tán thành 87,93%.
- Rào cản tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam (BBC) - Báo cáo của Đại sứ quán Anh ở Hà Nội nói tiến trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm chạp.
- Tàu ngầm thứ 3 của Việt nam sẽ được giao vào tháng 12 (RFA) - Tàu ngầm Kilo thứ ba mang tên HQ-184 Hải Phòng sẽ được công ty đóng tàu của Nga giao cho VN vào đầu tháng 12.
- Phi cơ quân sự và dân sự VN 'suýt va nhau' (BBC) - Một trực thăng quân sự đã suýt va chạm với một máy bay dân sự của Vietnam Airlines trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, giới chức Việt Nam cho biết.
- Kỳ 85: Tiên tri về tương lai Trung Quốc (II): Tiến lên Lưỡng Quảng sơn hà ngày xưa (BaoMoi) - Tào Khê và toàn tỉnh Quảng Đông ngày trước thuộc lãnh thổ Việt Nam: “Nếu (Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải) quả thật muốn trung thành với chủ trương phải giao hoàn các lãnh thổ bị lấn chiếm do chiến tranh võ trang (như Mao mong muốn) thì trước hết Trung Quốc phải giao hoàn cho Việt Nam toàn thể lãnh thổ nước Nam Việt do Triệu Vũ Vương thiết lập năm 207 trước C.N. bao gồm vùng trung nguyên Trung Quốc với các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và Việt Nam” (Luật sư Nguyễn Hữu Thống – Hoàng Sa - Trường Sa theo Trung Quốc sử).
- Đối thoại Quốc phòng, Ngoại giao Việt - Úc lần thứ 3 (RFA) - Đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng VN-Australia lần thứ 3 được tổ chức tại Canberra ngày hôm nay.
- Đài Loan thông quan lô trà Việt bị đồn nhiễm dioxin (RFA) - Trong lãnh vực thương mại, 70 container trà ô long xuất xứ từ Lâm Đồng bị lưu kho từ cuối tháng 9 ở cảng Đài Loan được thông quan.
- Đánh giá một nhà phê bình (VOA) - Đánh giá một nhà phê bình, người ta hay tập trung vào chỗ người ấy thích ai và không thích ai
- Cử tri Nhật thắc mắc về quyết định bầu cử sớm của TT. Abe (RFA) - Kết quả cuộc thăm dò vừa được hãng thông tấn Kyodo công bố sáng nay tại Nhật Bản cho thấy cử tri thắc mắc, không hiểu tại sao Thủ Tướng Shinzo Abe lại quyết định tổ chức cuộc bầu cử sớm.
- Thái Lan : Phong trào chống chính quyền quân sự dâng cao (RFI)
- Một số rạp chiếu phim ở Bangkok đã tạm ngưng chiếu bộ phim « Hunger
Games » tập mới, sau khi một số sinh viên bị câu lưu vì đã giơ ba ngón
tay chào theo kiểu bộ phim này, một hành động biểu tượng cho thái độ
chống chính quyền quân sự tại Thái Lan hiện nay.
- Một người Mỹ hoạt động nhân đạo bị bắt tại Trung Quốc (RFI) - Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một công dân Mỹ, gốc Triều Tiên, hoạt động nhân đạo trong khu vực gần biên giới với Bắc Triều Tiên. Ông Peter Hahn, 74 tuổi, chuyên hoạt động đón tiếp những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên chạy sang Trung Quốc.
- Trung Quốc : Phát hiện một tấn tiền mặt tại nhà cựu tướng Từ Tài Hậu (RFI) - Đài truyền hình Hồng Kông, hôm nay, 20/11/2014, đưa tin, cựu tướng Từ Tài Hậu cất giấu ở nhà hơn một tấn tiền mặt và đá quý.
- Nỗi Lòng Người Dân Tham Gia Giao Thông (RFA) - Hôm nay, vào lúc 16g30 ngày 19/11/2014 trên đường tỉnh lộ 533, đoạn qua xã Hồng Thành – huyện Yên Thành – tĩnh Nghệ An, CSGT huyện Yên Thành đã có hành vi “cậy quyền cậy thế xử lý vi phạm người tham gia giao thông qua trên tuyến đoạn đường này”.
- Thảm đỏ cho FDI đang gây nhiều lo ngại (RFA) - Chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài từng giúp kinh tế Việt Nam đạt tiến bộ kể từ giai đoạn đổi mới đầu thập niên 1990. Nhưng giờ đây chính sách này đang bị biến dạng và gây ra nhiều hệ lụy khiến giới chuyên gia đưa ra không ít lời cảnh báo.
- Án treo vụ giả danh con Bí thư Hà Nội (BBC) - Người giả danh con trai ông Phạm Quang Nghị để vay tiền vừa bị Hà Nội xử 36 tháng tù treo.
- Thị trưởng đắc cử người Mỹ gốc Việt 'ghi nhớ sự hy sinh của cha mẹ' (VOA) - Anh Nguyễn Bảo giành chiến thắng sát nút trước một đối thủ kỳ cựu, và chính trị gia trẻ tuổi này cho biết luôn nhớ tới những hy sinh của cha mẹ để anh có được ngày hôm nay ở Mỹ.
- Người Việt ở Ba Lan: không hối lộ cảnh sát (RFA) - “ Sẽ Không Hối Lộ” là tựa đề một bài trên nhật báo Gazeta Wyborcza phát hành tại Warsaw, Ba Lan, số ra ngày 25 tháng Tám năm nay, liên quan đến hai người Việt Nam là anh Nguyễn Thanh Nam và anh Trần Mạnh, khởi kiện hai viên cảnh sát giao thông ra tòa vì tội đòi họ nộp tiền tiền hối lộ.
- Tập Cận Bình đến New Zealand củng cố vị thế thương mại của Trung Quốc (RFI) - New Zealand vào hôm nay, 20/11/2014 đã trải thảm đỏ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân một chuyến công du hai ngày. Nhân dịp này, Wellington và Bắc Kinh đã quyết định tăng cường trao đổi thương mại song phương vốn đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây.
- Bão tuyết tàn phá miền bắc nước Mỹ (BBC) - Một trận bão tuyết lớn đã quét qua vùng đông bắc nước Mỹ, khiến bảy người thiệt mạng tại bang New York.
- Tổng thống Mỹ ra sắc lệnh trong hồ sơ nhập cư (RFI) - Tối nay, 20/11/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo các biện pháp mà ông đơn phương quyết định, liên quan đến việc hợp lệ hóa quy chế định cư cho một bộ phận trong số 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp và hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Khi sử dụng biện pháp ban bố sắc lệnh, Tổng thống Mỹ có thể làm mất đi mọi khả năng hợp tác với đa số Cộng hòa tại Nghị viện.
- Hoa Kỳ : Nổ súng tại một đại học Florida, thủ phạm bị hạ sát (RFI) - Vào khuya hôm qua, rạng sáng hôm nay, 20/11/2014, một vụ nổ súng đã xẩy ra tại thành phố Tallahassee, thủ phủ tiểu bang Florida (Hoa Kỳ) : Một người đàn ông đã nổ súng tại thư viện Đại học Bang Florida làm ba người bị thương trước khi bị cảnh sát bắn chết.
- Miến Điện: Đọ súng với quân đội, hai chục phiến quân Kachin thiệt mạng (RFI) - Quân đội vì nền độc lập Kachin, vốn hoạt động mạnh tại miền bắc Miến Điện, hôm qua, 19/11/2014, ra thông báo là 22 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong một trận giao tranh với quân đội chính phủ.
- Tìm thấy xác của hoa hậu Honduras (VOA) - Cảnh sát Honduras đã bắt giữ một số người dính líu tới cái chết của hoa hậu Maria Jose Alvarado và người chị của cô
- Nhớ chuyến đi Trường Sa năm 1988… (BaoMoi) - Kì 1: Tàu HQ-505 trên đảo Cô Lin: Tượng đài ngàn năm
- Điều thiêng liêng nhất và 6 chữ của Thủ tướng (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Với Việt Nam, phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó liên quan mật thiết và trực tiếp đến điều thiêng liêng nhất.
- 'Philippines sẽ không kiện Trung Quốc nếu có COC' (BaoMoi) - (TNO) Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết việc Manila kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là không cần thiết nếu có một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
- Tàu chiến Mỹ bám biển Đông, đề phòng Trung Quốc? (BaoMoi) - Tàu chiến Mỹ bám biển Đông 16 tháng, tuy không đề cập mục tiêu đề phòng Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông.
- Bài phát biểu của Thủ tướng - Chủ đề được báo chí quan tâm đặc biệt (BaoMoi) - Chủ quyền Biển Đông và mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc trong phần trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đại biểu Quốc hội, cử tri và báo chí rất quan tâm.
- "Mọi hoạt động ở Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế" (BaoMoi) - Chiều 20/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông phải tuân thủ nghiêm tục luật pháp quốc tế.
- TS Trần Công Trục nói rõ nguyên tắc "trước sau như một" về Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.
- Mọi hoạt động ở Biển Đông cần đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác, phát triển (BaoMoi) - Ngày 20/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc Trung Quốc công bố “Kế hoạch hành động chiến lược phát triển năng lượng 2014-2020”.
- Hàn Quốc : Phụ huynh học sinh bất bình với chế độ thi cử (RFI) - Tại Hàn Quốc, học sinh trung học vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp hàng năm cực kỳ căng thẳng. Thế nhưng nhưng ngày qua dư luận trong giới phụ huynh của hàng ngàn học sinh đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa các trường đại học đang sôi sục phẫn nộ vì những chuyện lùm xùm xung quanh kỳ thi tốt nghiệp phổ trung học tối quan trọng với cuộc đời con cái họ.
- Hàn Quốc : Giám đốc công ty phà Sewol lãnh án 10 năm tù (RFI) - Một tòa án ở thành phố Gwanju, miền Nam Hàn Quốc vào hôm nay, 20/11/2014 đã kết án Giám đốc tập đoàn khai thác phà Sewol 10 năm tù về tội ngộ sát. Chiếc phà Sewol đã bị chìm hôm 16/04, làm hơn 300 người chết, đa số là học sinh trong cùng một trường trung học.
- Bắc Triều Tiên có dấu hiệu ráo riết chuẩn bị thử hạt nhân (RFI) - Vào lúc Bình Nhưỡng dọa thử nghiệm bom nguyên tử để trả đũa nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đòi đưa Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế vì tội ác chống nhân loại, chuyên gia Viện nghiên cứu Mỹ Triều Tiên, thuộc Đại học Mỹ Johns Hopkins, vào hôm nay, 20/11/2014 tiết lộ : Dựa theo hình ảnh vệ tinh mới, Bắc Triều Tiên đã khởi động lại tiến trình trích xuất plutonium từ chất thải của lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
- Trung Quốc xét lại vụ xử tử hình một thiếu niên (RFI) - Hôm nay, 20/11/2014, ngành tư pháp Trung Quốc đã mở lại phiên xử một thiếu niên 18 tuổi, bị kết án tử hình về tội hãm hiếp và sát nhân, và đã bị hành quyết vào năm 1996 tại vùng Nội Mông. Đây có thể là trường hợp hiếm hoi ngành tư pháp nước này công nhận đã xử oan.
- Quân đội Pháp thiếu phương tiện (RFI) - Pháp hiện là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là một trong những cường quốc hàng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới. Quân đội Pháp hiện được triển khai trên nhiều mặt trận nóng ở nhiều nước. Thế nhưng, trên thực tế, quân đội này có phải hiện đại và giàu có như người ta thường nghĩ hay không ? Nhật báo cánh tả Libération trả lời câu hỏi này qua bài viết : « Quân đội với nhiệm vụ duy trì phương tiện ».
- Ukraine: chiến tranh hay hoà bình? (RFA) - Tổng thống Nga Putin bị cô lập và chỉ trích nặng nề tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vì vấn đề Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga đã bỏ về sớm hơn dự định. Từ Moskva ông phủ nhận việc đưa quân vào Ukraine, nhưng tuyên bố cương quyết bảo vệ hai xứ ly khai. Mỹ và châu Âu cùng Ukraine có thể làm gì, và liệu có xảy ra chiến tranh vì hai lãnh thổ ly khai không?
- Giới chức Mỹ kêu gọi cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine (VOA) - Cả hai viện quốc hội đều tỏ ý tán thành việc này, nhưng chính phủ của Tổng thống Obama cho đến nay vẫn chưa cung cấp trang thiết bị sát thương
- Nga kêu gọi Ukraina đứng ngoài NATO (RFI) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, khi tiếp đồng nhiệm Hungary, ngày hôm qua, 19/11/2014, tại Matxcơva, đã kêu gọi Ukraina đứng ngoài mọi liên minh, hàm ý nói đến Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO. Trước đó vài giờ, điện Kremlin đã đòi phải có bảo đảm là Ukraina không dự tính gia nhập NATO.
- Nga - Bắc Hàn thắt chặt quan hệ (RFA) - Phát biểu với báo chí ở Matxcova, đặc sứ Bắc Hàn Choe Ryong-Hae nói rằng quan hệ ngoại giao giữa Bình Nhưỡng và Liên Bang Nga sẽ bước sang một giai đoạn mới, hứa hẹn sự bền vững mà cả 2 nước đang trông chờ.
- Liên Hiệp Quốc báo động đe dọa khủng bố gia tăng (RFI) - Hôm qua, 19/11/2014, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp thảo luận các biện pháp chống khủng bố. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, các biện pháp quân sự thuần túy không thể ngăn chặn được sự lan tỏa của các nhóm khủng bố. Cần phải chú ý đến các điều kiện, môi trường thúc đẩy sự phát triển của các mạng lưới Hồi giáo cực đoan.
- Xém bị đâm vì xe tải ở Trung Quốc (BBC) - Một người đàn ông may mắn thoát chết khi đang đi bộ qua giao lộ.
- Quan ngại về an ninh thực phẩm gia tăng vì dịch Ebola (VOA) - Phần lớn những người mua sỉ từ các tỉnh không đến thị trấn vì Ebola, bởi vì các khu vực của họ đã bị cách ly. Vì thế giá cả hiện nay rất cao
- Các nước cấp viện họp tại Berlin để bàn về Quỹ Khí hậu Xanh (VOA) - Các giới chức của một nhóm những nước giàu có đang họp tại Berlin để bàn về một ngân quỹ nhằm giúp cho các nước đang phát triển ứng phó với nạn biến đổi khí hậu
- Hơn 10% đàn ông Anh từng mua dâm (BBC) - Hơn 10% đàn ông từng mua dâm và thường ở độ tuổi cuối 20 đầu 30, theo một nghiên cứu về thói quen tình dục của dân Anh.
- Ảnh vào chung kết Giải Syngenta 2014 (BBC) - Giải nhiếp ảnh Syngenta 2014 với chủ đề "Khan hiếm và Vứt bỏ" vừa công bố danh sách tác phẩm lọt vào vòng chung kết.
- Cảnh sát Nigeria bắn lựu đạn cay trong vụ xô xát ở quốc hội (VOA) - Hỗn loạn bùng ra tại quốc hội Nigeria ngày hôm nay trong lúc lực lượng an ninh tìm cách ngăn không cho Chủ tịch Hạ viện đi vào trụ sở quốc hội
- Cư dân ở mạn tây New York chật vật ứng phó với bão tuyết (VOA) - Hơn 1 mét tuyết sẽ rơi xuống thành phố Buffalo của bang New York hôm nay, 2 ngày sau khi thành phố này bị chìm ngập vì một trận bão tuyết dữ dội
- Khó bắt kịp kỳ hạn cho thoả thuận hạt nhân Iran (VOA) - Một giới chức cấp cao trong chính quyền Obama thừa nhận rằng sẽ khó, nhưng không phải là không thể, đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran trước ngày 24 tháng 11
- Xuất hiện ca Ebola đầu tiên ở Cuba (BaoMoi) - ANTĐ -Bảo vệ chủ quyền trên biển Đông: Vừa hợp tác, vừa đấu tranh; Hai máy bay suýt đụng nhau trên vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất; Cần chấn chỉnh việc liên kết xuất bản; Đã bắt giữ “sát thủ” xông vào nhà giết người; Gần 400 dân thường thiệt mạng vụ không kích ở Syria; Cuba xuất hiện ca Ebola đầu tiên; Người gốc Việt thắng cử thị trưởng ở Mỹ.... đó là những tin chính trong bản tin ngày 20-11.
- Trao 2 tổ máy phát điện cho Bộ tư lệnh cảnh sát biển (BaoMoi) - TTO - Sáng 20-11, báo Tuổi Trẻ và công ty DP Consulting đã bàn giao cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam 2 tổ máy phát điện của Cộng hòa Liên bang Đức.
- Trung Quốc sẽ tăng khai thác dầu khí ở Biển Đông (BaoMoi) - Chính phủ Trung Quốc hôm qua tuyên bố chiến lược tăng cường khai thác dầu khí ở Biển Đông và Hoa Đông.
- Trung Quốc làm phức tạp và leo thang tranh chấp trên Biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Trong khi chờ đợi giải pháp cuối cùng, xây dựng trên biển với quy mô lớn không phải là hành động mang tính xây dựng và chỉ làm phức tạp và leo thang tranh chấp.
- “Vừa hợp tác vừa đấu tranh” để bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - TT - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu sáu chữ ngắn gọn như trên khi được chất vấn về vấn đề biển Đông và Trung Quốc trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 19-11.
- Tranh chấp Biển Đông được dự đoán còn phức tạp (BaoMoi) - Các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc đã tuyên bố Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông thì rất có thể họ sẽ thực hiện việc này ở biển Đông, dẫn đến các xung đột có thể đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
- Tổ quốc giữa biển Đông (BaoMoi) - Quần đảo Trường Sa mảnh đất thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc Việt Nam. Trên vùng đất máu thịt của đất nước giữa biển Đông bao la, dù còn nhiều gian khổ, khắc nghiệt và hiểm nguy, nhưng quân và dân nơi đây luôn vững vàng vượt qua mọi thử thách, dũng cảm kiên cường ngày đêm bảo vệ và gìn giữ vùng biển, vùng đất thiêng liêng đã gắn bó hàng ngàn năm nay với “Đất Mẹ” Việt Nam.
- Trung Quốc không được phá luật quốc tế (BaoMoi) - (PetroTimes) - Theo Đài GMA News, vấn đề Biển Đông là một trong những trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này và dư luận đang hoài nghi về khả năng ASEAN và Trung Quốc thảo luận thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
- Philippines: Hy vọng Biển Đông cải thiện sau cam kết của Tập Cận Bình (BaoMoi) - (GDVN) - Philippines cũng cho rằng việc "làm ấm" mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ hậu APEC Bắc Kinh là một dấu hiệu "phát triển tích cực".
- Trung Quốc bắt đầu tung thủy phi cơ giám sát Biển Đông (BaoMoi) - Theo China News, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành “tuần tra” định kỳ tại Biển Đông và đây cũng là lần đầu tiên thủy phi cơ được đưa vào hoạt động.
- TQ xây nhà trên đảo Cây là phạm chủ quyền của VN! (BaoMoi) - (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - "Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc tiến hành xây dựng trên đó là ngang nhiên vi phạm chủ quyền".
- Trung Quốc sẽ tăng cường thăm dò khai thác dầu khí Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc muốn nâng cao sản lượng dầu khí tự thăm dò, khai thác ở các vùng biển xung quanh, phương châm là "gần nuôi xa, xa gần kết hợp", tự khai thác và...
Các ông nghị cần ngủ nhiều gật ít?
Đại biểu Quốc hội Việt Nam ngủ gật, trong khi Tổng thống Obama cũng ngáp ở Hội nghị Đông Á 2012
Câu chuyện về một số đại biểu Quốc hội Việt Nam ngủ say sưa trong
một vài kỳ họp được truyền hình trực tiếp trên VTV3 hiện đang được
cộng đồng mạng quan tâm bình luận.
Chỉ trong vòng vài giờ từ khi đăng lên trang Facebook của BBC Tiếng
Việt, hai bức hình ‘Nghị ngủ gật’ đã thu hút 1 triệu lượt xem.
Ý kiến chê bai cũng nhiều, như "Đi đêm nhiều thiếu ngủ", hay "Nhà Quốc
Hội mới xây, hàng nghìn tỷ, mát thế không ngủ hơi phí..." hoặc thông
cảm, "Ai chưa từng ngủ gật trên giảng đường giờ Triết học Mác Lê Nin thì
hãy trách các vị này".
Nhưng ý kiến bênh các vị dân biểu Việt Nam cũng có.
Chẳng hạn Facebooker Đặng Thuận Vũ viết:
"Hầu hết các đại biểu quốc hội đều lớn tuổi, các bạn cứ thử họp từ sáng
đến trưa, nghỉ một chút rồi lại họp từ trưa đến chiều, vấn đề nào cũng
căng đầu ra để tiếp nhận thông tin rồi suy nghĩ. Thử liên tục trong ba
tuần, các bạn thấy thế nào?"
Và một hướng bình luận nữa là cho rằng vì nội dung họp hành thực chất không có gì nên có đại biểu lăn ra ngủ.
Bạn Nguyễn Tuấn Thành viết: "Vì toàn văn bản soạn trước, ai cũng được biết trước thì thảo luận gì, thức làm gì."
Ách Rô thì có lời bình:
"Ngay cả những người thanh niên khi dự quốc hội còn buồn ngủ nữa mà.
Diễn văn dài dòng, không thực tế, họ đọc lên cũng chỉ để hoàn thành cuộc
họp thôi. Nếu ngôn ngữ chính trị thú vị thì chả có trường hợp này."
Thực ra, tôi không chê trách gì nhiều chuyện một số người đi họp, dù
là họp công ty hay họp Quốc hội mà mệt quá rồi ngủ gà ngủ gật.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tại các cuộc
họp châu Âu, trong Quốc hội Hoa Kỳ, đôi khi ta thấy các chính trị gia
bị chụp hình đang ngủ gật.
Các ông Barack Obama, Bill Clinton, Gordon Brown đều từng bị chụt hình ngủ gật.
Bà Hillary Clinton hồi còn làm Bộ trưởng Ngoại giao cũng bị phó nháy
ghi cảnh ngáp dài khi ngồi ngay cạnh bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện.
Riêng điểm này thì tôi hoàn toàn thông cảm với bà Clinton vì ai từ Âu Mỹ
bay sang châu Á công tác đều bị lệch múi giờ và phải cố gắng giữ không
ngủ gật khi họp hành.
Nhưng hồi 2012, một dân biểu Quốc hội Anh, ông Stephen Pound bị phê là
'thiếu nhạy cảm' vì ngủ trong giờ thảo luận về cái chết của hai quân
nhân Anh bị giết ở chiến trường Afghanistan.
Ngủ ngắn cũng tốt
Một nghiên cứu của Đại học McGill, Canada đăng trên forbes.com còn cho
rằng nghỉ ngơi bằng cách ngủ ngắn, đi dạo, nghe nhạc 15 phút có thể tăng
hệ số thông minh, IQ lên 10%.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngáp sau khi phát biểu ở hạ viện ngày 4/6/2014
Các cuộc thảo luận, chất vấn chính phủ là biểu hiện cho công chúng
thấy tính dân chủ tăng lên trong chính trường Việt Nam như đã được quốc
tế ghi nhận.
Nhưng sự ‘thiếu ngủ’ hay 'gà gật' khi thảo luận, thiếu tập trung vào
các chủ đề một cách ngắn gọn, chính xác là điều đang rất cần được cải
thiện.
Chẳng hạn sự chính xác về ngôn ngữ như trường hợp Thượng tọa Thích Thanh
Quyết chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tạo điều kiện cho người đứng
đầu chính phủ nói về Sáu chữ định hình quan hệ với Trung Quốc.
Nếu các báo Việt Nam hôm 19/11 tường thuật đúng thì “Thượng tọa cho
biết, sống phúc âm trong lòng dân tộc, nhưng cả dân tộc nói hoặc không
nói ra, người dân đều thấm thía cái giá của hòa bình ổn định. Từ khi
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế
của nước ta, sự kiên quyết của toàn Đảng, toàn dân là một tín hiệu rất
tốt cho vượng khí của nước nhà, xong cử tri muốn được nghe trực tiếp từ
Thủ tướng...”
Không hiểu nhà sư này vì thiếu ngủ hay không mà lại dùng từ ngữ bên Công
giáo (sống Phúc Âm) chứ không nói một cách bình thường hoặc theo tôn
giáo của ông là đạo Phật?
Tôi chỉ mong các đại biểu Quốc hội có cơ hội ngủ thêm vào những giờ
họp ít nội dung để có sức khoẻ và sự minh mẫn để chất vẫn mạnh mẽ, sắc
bén hơn nữa.
Thiếu ngủ cũng khiến người ta lan man.
Chẳng hạn Đại biểu Thân Đức Nam đặt câu hỏi quá dài, khiến Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải giải thích lại cho dễ hiểu: "Thủ tướng hỗ
trợ giải quyết nợ xấu như thế nào? ", theo báo Việt Nam.
Xem ra vai trò của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ còn rất cần thiết để câu hỏi có chất lượng hơn.
Nếu so với ở Anh thì vị thế của ông Nguyễn Sinh Hùng không chỉ là Chủ
tịch Nghị viện (Speaker of Parliament) mà còn như cả Lãnh tụ Hạ viện
(The Leader of the Commons), có trách nhiệm nhắc nhở, chấn chỉnh các
thành viên thuộc đảng của mình trong các kỳ họp.
Với cả sự tôn trọng cho công việc lập pháp, hành pháp tại Việt Nam,
tôi chỉ mong các đại biểu Quốc hội có cơ hội ngủ thêm vào những giờ
họp ít nội dung để có sức khoẻ và sự minh mẫn để chất vấn mạnh mẽ, sắc
bén hơn nữa.
Tức là ngủ thì tốt nhưng đừng cái gì cũng gật.
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
(BBC)
"Đại tướng quân" và trò "đâm bị thóc chọc bị gạo" của "lều báo"
Chuyện ông Trần Quốc Hải sang Campuchia sửa chữa và "chế tạo" xe bọc
thép đáng lý ra là một chuyện vui, đáng tự hào về tay nghề của một người
thợ Việt Nam nhưng qua "định hướng" của một số "lều báo", nó trở thành
một trò lố, thậm chí được lợi dụng để hướng dư luận vào trò "đâm bị
thóc, chọc bị gạo" đối với các chính sách của nước ta. Trước khi đi vào
chi tiết, cần phải khẳng định rằng tôi rất tôn trọng tâm huyết, khát
vọng sáng tạo và mến phục tài năng của cha con ông Hải. Nhưng với những
gì mà báo chí và ông đã thể hiện trong những ngày vừa qua, tôi không thể
không lên tiếng để làm rõ một số điều..
1. "Đại tướng quân"?
Sau khi ông Hải được Hoàng gia Campuchia tặng thưởng huân chương, một số
báo Việt Nam với bản chất la liếm của mình thay nhau tung hô ông Hải
thành một "Đại tướng quân" như thể ông thực sự là một quan chức cấp cao
của quân đội Campuchia. Không rõ đây là sự ấu trĩ, thô thiển của người
làm báo hay là một trò "hô phong hoán vũ" để câu khách và "xỏ mũi" dư
luận như thói quen của họ?
Huân chương của cha con ông Hải nhận được thực chất là một loại huân
chương hữu nghị của Hoàng gia Campuchia, có tên tiếng Anh là "The Royal
Order of Sahametrei". Huân chương này được dùng để trao tặng cho những
cá nhân, tổ chức nước ngoài có những đóng góp nhất định cho vương quốc
Campuchia, trên mọi lĩnh vực. Đây là một hệ thống khen thưởng có từ thời
Pháp thuộc và "nhái" theo "Bắc đẩu bội tinh" của Pháp. Khởi thủy của
Bắc Đẩu Bội Tinh là do Naponelon lập ra để tặng thưởng cho những cá nhân
hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp.
Những người được tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh sẽ trở thành một thành
viên trong Légion d'honneur (đội quân danh dự). Vì theo hình thức một
đội quân thời phong kiến ở phương tây và cho những người "có đóng góp",
những cấp bậc của hệ thống huân chương này tượng trưng cho các cấp bậc
chỉ huy trong quân đội phong kiến & theo nghĩa là "đội quân hiệp sỹ"
(nhưng là danh dự - "có tiếng mà không có miếng"). Huân chương này được
chia làm 5 cấp như sau:
1. Grand croix / Grand cross (Moha Serivodho or Mohasereivadh) - Tạm dịch "đại thập tự", hiểu là huân chương hữu nghị hạng nhất.
2. Grand officier / Grand officer (Vorsenea) - Tạm dịch "sỹ quan cao cấp", hiểu là huân chương hữu nghị hạng nhì.
3. Commandeur / Commander (Thipden) - Tạm dịch "chỉ huy", hiểu là huân chương hữu nghị hạng ba.
4. Officier / Officer (Senea) - Tạm dịch "sỹ quan", hiểu là huân chương hữu nghị hạng tư.
5. Chevalier / Knight (Assarutti) - Tạm dịch "hiệp sỹ", hiểu là huân chương hữu nghị hạng năm.
Cha con ông Hải được tặng thưởng loại thứ 2, chẳng hiểu sao được "chuyển
ngữ" thành Đại tướng quân? Hãy xem những gì mà báo chí thổi phồng dưới
đây có lố bịch không?
Và cha con ông Hải đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen trao tặng “Huân chương Đại tướng quân” – Huân chương cao quý nhất của Hoàng gia Campuchia (Lao Động - ngày 14/11/2014).
Ông Hải thật thà cho biết, số tiền đi kèm huân chương chỉ có vài ngàn USD. Tuy nhiên, sau khi phong tướng, cả gia đình ông được biệt đãi rất trịnh trọng. Cuộc sống, sinh hoạt của gia đình ông hưởng đúng tiêu chuẩn cấp tướng. (Một thế giới - ngày 13/11/2014).
Ngay cái tiêu chí đầu tiên của nghề làm báo là TRUNG THỰC, xem ra đã chẳng có báo nào thực hiện nổi!
Huân chương cha con ông Hải nhận được là loại Grand officier |
Vì là huân chương hữu nghị nên mục đích chính của nó là ghi nhận sự đóng
góp của người được tặng thưởng đối với hoàng gia, chính phủ hoặc nhân
dân Campuchia. Giá trị tiền thưởng khoảng "vài ngàn USD" (như ông Hải
thổ lộ). Và không chỉ cha con ông Hải mà trước đó có rất nhiều người
Việt Nam đã từng được tặng thưởng loại huân chương này (nhưng có lẽ
không đủ "thơm" để các "lều báo" la liếm!). Ví dụ:
- Gần đây nhất, tháng 9/2014, huân chương này được trao cho các ông Vũ
Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Vũ Mão,
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia; ông Đào Xuân Cần, Chủ nhiệm
Liên minh hợp tác xã Việt Nam; ông Nguyễn Hải Giang, Phó Chủ nhiệm Liên
minh hợp tác xã Việt Nam; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng Thư ký
Giáo hội phật giáo Việt Nam và ông Lý Quang Bích, Phó Tổng Thư ký Hội
hữu nghị Việt Nam-Campuchia. (http://www.vietnamplus.vn/don-nhan-huan-chuong-do-vuong-quoc-campuchia-trao-tang/279738.vnp)
- Tháng 7/2012, 5 cá nhân và tập thể ở Kon Tum được trao tặng huân
chương này "vì đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, xây
dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện
láng giềng tốt đẹp Việt Nam và Campuchia, giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh
Rattanakiri".
(http://dantri.com.vn/chinh-tri/campuchia-trao-tang-huan-chuong-huu-nghi-cho-5-ca-nhan-tap-the-tinh-kon-tum-618460.htm).
- Doanh nhân, cựu chiến binh Phạm Đức Quảng đã có nhiều đóng góp về kinh
tế cho Campuchia nên "là một trong số các doanh nhân đầu tiên của Việt
Nam được nhà Vua và Chính phủ Hoàng gia Campuchia trao tặng phần thưởng
cao quý: Huân chương Đại Hiệp Sĩ và tên anh được đặt cho một con đường
khu vực Bộ Tư lệnh cảnh vệ, tại Phnôm Pênh" (http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=212:nho-cau-giup-ban-la-tu-giup-minh&catid=82:gng-ngi-tt-vic-tt&Itemid=192).
......
Và theo thông tin "bên lề" của một số người có kinh nghiệm về Campuchia
thì bạn chỉ cần một khoản tiền kha khá là có thể "mua" được một cái danh
"tướng quân" bên Campuchia để được "hai bên có lính hầu đi dẹp đường"
rồi đó. Các "lều báo" Việt ta lắm tiền, thử một lần xem sao?! :D
3. Giá trị sử dụng của "xe thiếp giáp ông Hải"
Đã có nhiều bài trên các mạng xã hội phân tích về khía cạnh tính khả dụng của các xe mà ông Hải sửa chữa, "chế tạo" trong quân sự. Một trong những bài đó, bạn có thể tham khảo tại đây. Tuy nhiên, dù không phải là người có chuyên môn về quân giới, cơ khí nhưng tôi cũng xin nói thêm vài lời về những điều mà chỉ cần "nhìn ảnh, đọc báo" cũng biết. Trước hết, cần lưu ý rằng thông tin về việc cha con ông Hải sửa chữa, "chế tạo" xe thiết giáp tại Campuchia chỉ đến từ phía ông Hải và báo chí Việt Nam và được một số trang tiếng Anh đăng tải lại, nên chúng ta không có được sự đánh giá cụ thể, nghiêm túc và khoa học từ những người có chuyên môn.
Thứ nhất, ông Hải nói "nhiều xe bọc thép của họ hư hỏng, không khởi động được", "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được". Tôi không phải là không muốn tin vào những điều ông nói nhưng quả thực tôi rất thắc mắc là ở Nga, ở Ukraina họ sản xuất ra loại xe này và hàng ngày vẫn sản xuất ra các loại chiến xa tân tiến hơn, nhẽ nào họ không làm nổi cái việc cho động cơ khởi động? Về Việt Nam, xin mời ai nghi ngờ thì cứ lên google, gõ từ khóa về "nâng cấp tăng thiết giáp" thì thấy các đơn vị quốc phòng VN đang làm những gì (mà chỉ là "bề nổi" thôi nhé!).
Thứ hai, ông Hải nói về việc thay động cơ xăng bằng động cơ dầu diezel. Như vậy, ông Hải đã làm cái việc mà "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được", tức làm cho xe chạy được, bằng cách "thay động cơ" của xe (!). Quả thật là các vị "chuyên gia, kỹ sư" kia quá kém thật, có vậy mà không nghĩ ra!!! Còn chuyện "chỉ tốn 25 lít dầu diesel cho 100 km thay vì phải mất 45 lít xăng như trước kia" thì xin miễn bàn vì không có thông tin cụ thể (chẳng hạn như "công suất máy"). Nhưng xin trích ra đây một phần bài viết của ông Thanh Huy gửi cho báo BBC Việt ngữ về vấn đề này để cùng tham khảo: "Khách quan mà nhìn lại việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường khi mà ở Việt Nam số lượng người làm nghề sửa chữa thiết bị khá đông và đa số họ hoàn toàn làm được. Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diezel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định.".
Thứ ba, về chiếc xe mới mà ông Hải "chế tạo" thì ngoài các bất cập về kỹ thuật quân sự như các bài viết khác đã nói, cần phải xác định rằng đây là một chiếc xe ông Hải lắp ráp lại từ các linh kiện mà ông ấy mua được và công sức lớn nhất của ông là tạo ra bộ khung, vỏ cho nó từ thiết kế của mình (theo mẫu thiết giáp V300 của Mỹ). Điều đó có quá khó khăn với các anh thợ cơ khí khéo tay Việt Nam hay không?! Vậy ta bàn về cái phần "của ông Hải" trong chiếc xe này, tức "bộ giáp". Dù không có đủ các thông số cần thiết để đánh giá nhưng nhìn độ dày của lớp lá chắn cho xạ thủ và nắp tháp súng thì quả thật cũng rất đáng lo ngại về khả năng chống đạn của nó. Hãy tham khảo ảnh dưới để thấy một viên đạn AK có thể xuyên qua tấm thép 10mm dễ dàng thế nào.
Đã có nhiều bài trên các mạng xã hội phân tích về khía cạnh tính khả dụng của các xe mà ông Hải sửa chữa, "chế tạo" trong quân sự. Một trong những bài đó, bạn có thể tham khảo tại đây. Tuy nhiên, dù không phải là người có chuyên môn về quân giới, cơ khí nhưng tôi cũng xin nói thêm vài lời về những điều mà chỉ cần "nhìn ảnh, đọc báo" cũng biết. Trước hết, cần lưu ý rằng thông tin về việc cha con ông Hải sửa chữa, "chế tạo" xe thiết giáp tại Campuchia chỉ đến từ phía ông Hải và báo chí Việt Nam và được một số trang tiếng Anh đăng tải lại, nên chúng ta không có được sự đánh giá cụ thể, nghiêm túc và khoa học từ những người có chuyên môn.
Thứ nhất, ông Hải nói "nhiều xe bọc thép của họ hư hỏng, không khởi động được", "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được". Tôi không phải là không muốn tin vào những điều ông nói nhưng quả thực tôi rất thắc mắc là ở Nga, ở Ukraina họ sản xuất ra loại xe này và hàng ngày vẫn sản xuất ra các loại chiến xa tân tiến hơn, nhẽ nào họ không làm nổi cái việc cho động cơ khởi động? Về Việt Nam, xin mời ai nghi ngờ thì cứ lên google, gõ từ khóa về "nâng cấp tăng thiết giáp" thì thấy các đơn vị quốc phòng VN đang làm những gì (mà chỉ là "bề nổi" thôi nhé!).
Thứ hai, ông Hải nói về việc thay động cơ xăng bằng động cơ dầu diezel. Như vậy, ông Hải đã làm cái việc mà "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được", tức làm cho xe chạy được, bằng cách "thay động cơ" của xe (!). Quả thật là các vị "chuyên gia, kỹ sư" kia quá kém thật, có vậy mà không nghĩ ra!!! Còn chuyện "chỉ tốn 25 lít dầu diesel cho 100 km thay vì phải mất 45 lít xăng như trước kia" thì xin miễn bàn vì không có thông tin cụ thể (chẳng hạn như "công suất máy"). Nhưng xin trích ra đây một phần bài viết của ông Thanh Huy gửi cho báo BBC Việt ngữ về vấn đề này để cùng tham khảo: "Khách quan mà nhìn lại việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường khi mà ở Việt Nam số lượng người làm nghề sửa chữa thiết bị khá đông và đa số họ hoàn toàn làm được. Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diezel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định.".
Thứ ba, về chiếc xe mới mà ông Hải "chế tạo" thì ngoài các bất cập về kỹ thuật quân sự như các bài viết khác đã nói, cần phải xác định rằng đây là một chiếc xe ông Hải lắp ráp lại từ các linh kiện mà ông ấy mua được và công sức lớn nhất của ông là tạo ra bộ khung, vỏ cho nó từ thiết kế của mình (theo mẫu thiết giáp V300 của Mỹ). Điều đó có quá khó khăn với các anh thợ cơ khí khéo tay Việt Nam hay không?! Vậy ta bàn về cái phần "của ông Hải" trong chiếc xe này, tức "bộ giáp". Dù không có đủ các thông số cần thiết để đánh giá nhưng nhìn độ dày của lớp lá chắn cho xạ thủ và nắp tháp súng thì quả thật cũng rất đáng lo ngại về khả năng chống đạn của nó. Hãy tham khảo ảnh dưới để thấy một viên đạn AK có thể xuyên qua tấm thép 10mm dễ dàng thế nào.
Đây là một tấm thép dày 10 mm, có 2 vết đạn súng ngắn K59 và súng trường tiến công AK-47. Vết đạn súng AK-47 đã xuyên từ bên này qua bên kia tấm thép. |
Chiếc xe do ông Hải "chế tạo" |
Thứ tư, về giá cả: theo Vnexpress, ông Hải được trả công 25.000USD cho
mỗi chiếc xe được sửa chữa (chưa kể phụ tùng, trang thiết bị) và mất
200.000USD cho "tổng chi phí mua sắm thiết bị, trả tiền nhân công" (tức
chưa kể phần "tiền lời" của ông ấy) đối với xe mới. Như vậy là đắt hay
rẻ? Tham khảo một trang chuyên bán các loại tăng thiết giáp cũ thời Liên
Xô ở Ukraina, giá của các xe "đời mới" hơn loại BRDM-2 mà ông Hải "nâng
cấp", chẳng có cái nào quá 30.000USD (!). Tất nhiên, những xe này đã bị
gỡ bỏ các trang bị quân sự nhưng các bộ phận quan trọng nhất của nó là
giáp, động cơ,... thì còn nguyên vẹn. Nếu các bạn có nhu cầu thì chọn
loại nào: mua một chiếc BRDM-2 (từ 1962) không chạy được và bỏ ít nhất
50.000USD ra sửa chữa, nâng cấp (ông Hải bỏ 25.000USD ra sửa cái xe đầu
tiên và được thưởng công 25.000USD cho mỗi xe sửa) hay bỏ khoảng
40.000USD - 50.000USD (gồm vận chuyển và các phí khác - bỏ qua thuế má
vì mua cho quân đội) mua các xe thiết giáp đời 7x và gắn thêm súng ống?
Một chiếc xe BRT-60MTD, sản xuất năm 1979, được giới thiệu là trong "tình trạng tuyệt hảo" được rao bán giá 25.000USD |
Như vậy, có thể đánh giá sơ bộ, những chiếc xe của ông Hải có lẽ được lữ
đoàn 70, một lữ đoàn cảnh vệ, chống khủng bố - bạo động,.. sử dụng như
một công cụ trấn áp biểu tình (và "duyệt binh") chứ còn xét về tính năng
quân sự thực sự thì e rằng còn nhiều điều phải nói. Và như những điều
đã phân tích ở trên, có lẽ nhận xét dưới đây của một bạn trên internet
về vấn đề này khá là hợp lý và thú vị:
"Mấy ông bạn K thừa biết trang bị chơi vậy thôi, chứ làm gì có đánh nhau
trong thời gian này mà lo bại lộ chuyện áp phe làm hàng dỏm kiếm tiền.
Một thời gian sau,về hưu rồi thì xe cũng thanh lý theo , tạo điều kiện
cho đàn em sau này mua sắm cái khác kiếm ăn. Còn chuyện cải tiến tầm bắn
7m là do lo sợ dân biểu tình tiếp cận chiếm xe giống ở Ucraina, trong
khi xe thiết giáp ở K chủ yếu là dùng thị uy trấn áp biểu tình. Mai mốt
lỡ như có dân biểu tình ở K mà bị chết vì sự cải tiến này thì mối thù
Youn càng nặng hơn! Giả sử có đánh nhau với VN, mấy chiếc xe kiểng này
tiêu tùng nhanh chóng, ông Hải sẽ bị truy lùng tội làm gián điệp phá
hoại quân lực hoàng gia. Xem ra hòa bình hay chiến tranh gì thì ông Hải
cũng gặp nguy trong nay mai ! lợi bất cập hại rồi ông ơi!"
4.Chuyện "làm khoa học"
Ông Hải có vẻ như rất mê cái danh xưng "nhà khoa học". Ông và các báo la
liếm ăn theo, liên tục giật gân về việc "được gọi là nhà khoa học" để
từ đó kết luận là "ở đó làm khoa học sướng lắm, không cần bằng cấp gì
cả". Trên cơ sở đó, ông Hải và các báo cũng không quên tranh thủ "đá giò
lái" về phía Việt Nam cứ như thể đất nước này, thể chế này thực sự
không biết "trọng tài" của ông vậy.
Ngay cả việc nói nên những điều này đã chứng tỏ rằng ông Hải và các báo đang làm những việc phi khoa học.
Thứ nhất, cần làm rõ thế nào là một nhà khoa học. Theo tổng hợp của trang tự điển mở Wikipedia thì:
"Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động
mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó.
Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp
khoa học trong nghề nghiệp của họ".
Mà "phương pháp khoa học" là gì?
"Phương pháp khoa học là một bộ các kỹ thuật nhằm nghiên cứu các hiện
tượng, mục đích là để thu được kiến thức mới, hoặc chỉnh sửa và gắn kết
với các kiến thức trước. Để được coi là khoa học, phương pháp điều tra
phải được dựa vào việc thu thập chứng cứ thực nghiệm hoặc chứng cứ đo
lường được, tuân thủ theo những nguyên tắc lý luận cụ thể.".
Vậy việc "thay động cơ", "độ" lại xe hay thậm chí là lắp ráp một chiếc
xe mới từ những linh kiện có sẵn và "tấm áo" mới thì có phải là một công
việc của một nhà khoa học? Việc được một người nào đó, trong một lúc
nào đó gọi là nhà khoa học thì nghiễm nhiên ông Hải là một nhà khoa
học?!
Thứ hai, nếu thực sự ở Campuchia, người ta có thể "thích làm gì thì làm,
không cần bằng cấp, giấp phép gì cả" thì ông Hải và các ông "lều báo"
nên lấy làm tiếc cho dân Campuchia vì họ đang được bảo hộ bởi một chính
quyền không quan tâm gì đến lợi ích của họ và nên mừng vì những gì nhà
nước Việt Nam đang lo lắng cho họ. Tại sao ư? Cứ thử tưởng tượng một
"khoa học gia tự phong" nào đó nổi hứng nghiên cứu về bom, chất nổ,...
trong một khu dân cư, hay một vị nổi hứng chế xe thiết giáp để bán cho
các phe phái chống chính quyền thì sẽ thế nào? Chắc hẳn là chính quyền
Campuchia sẽ mặc kệ vì "anh làm được gì thì cứ làm" nhỉ?
Có thể ở Campuchia, người ta có chính sách thông thoáng hơn về việc "làm
khoa học" nhưng cần phải hiểu rằng, đó chưa chắc đã là thế mạnh mà rất
có thể là những lỗ hổng về việc quản lý. Chẳng có một chính quyền nghiêm
túc nào cũng như chẳng có hiệp hội khoa học nào mà dễ dãi trong việc
"làm khoa học" cả!
Ông Hải và báo chí "xỏ xiên" về những trở ngại của phía chính sách nhà
nước khi "làm khoa học" thì tôi cũng cảm thấy không được thuyết phục vì
rõ ràng, nếu gọi cách tạo ra các sản phẩm của ông Hải là "làm khoa học"
thì hàng ngày, hàng giờ vẫn có hàng trăm, hàng ngàn người trên khắp Việt
Nam đang tự do thực hiện sự sáng tạo đó đấy thôi. Thậm chí, đài truyền
hình quốc gia có hẳn chương trình Nhà sáng chế để dành riêng phục vụ nhu
cầu sáng tạo của người dân Việt.
Không biết là ông Hải có từng đăng ký chương trình này hay không nhưng
tôi nghĩ là cho dù ông ấy có đăng ký thì cũng chẳng gặt hái được kết quả
gì nhiều vì các sản phẩm của ông ấy rõ ràng chỉ là mô phỏng lại những
gì có sẵn (thêm chút cải tiến như ... đẩy xạ thủ nhô cao lên khỏi tháp
súng làm mồi cho đạn đối phương!) chứ không thỏa mãn các tiêu chí của
sáng chế, là "một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ
thuật, tính sáng tạo và áp dụng được".
5. Về những "trực thăng ông Hải"
Nhân chuyện những chiếc xe này, ông Hải và báo chí lại khơi gợi lại
chuyện những chiếc máy bay trực thăng mà ông Hải đã chế tạo. Để thấy
những gì ông Hải đã làm được đối với sản phẩm của mình và "trở ngại" từ
phía cơ quan chức năng như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết của
nhà báo Thu Uyên (VTV), người có mối liên hệ trực tiếp với sự kiện này:
Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng: (Xe bọc thép là chuyện khác, tôi không biết nên không ý kiến)
Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc đều chưa thể bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại trong Project Gallery. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này không có bản vẽ, không tiêu chuẩn kỹ thuật về khí động học, độ bền kết cấu, dung sai các phần tử, nhất là phần tử chuyển động quay, lắp ráp cũng sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng. Động cơ chế chỉ có khả năng nâng một nửa trọng lượng của vật thể. Cần lái không điều khiển được theo ý của người lái, nếu có nhấc lên khỏi mặt đất sẽ vô cùng nguy hiểm. Bộ Quốc phòng khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuyên đang hướng dẫn ông Hải các kiến thức về trực thăng |
Như vậy việc ông Hải và báo chí kêu gào về cái gọi là "bằng sáng chế"
cho những chiếc trực thăng KHÔNG BAY ĐƯỢC đó và ta thán trên báo ngoại
quốc là "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam" thực sự là
một trò hề vì áp dụng theo tiêu chí của "sáng chế" nêu trên thì không rõ
những sản phẩm này đã đạt được điều gì và quan trọng nhất, đã được thẩm
định và xác nhận như thế nào? Khi kêu gào những điều này, ông Hải và
báo chí có đưa ra được bất kỳ bằng chứng gì về sự thành công của các sản
phẩm này không? Hay họ nghĩ việc những chiếc "trực thăng không biết
bay" này được mua, đưa ra nước ngoài và trưng bày như một MÔ HÌNH là một
thành công của sự SÁNG CHẾ? Nếu vậy thì có được mấy sự khác biệt về giá
trị sử dụng giữa "sáng chế" này và các mô hình máy bay từ phế liệu
khác?
Cùng chung giá trị ... trưng bày |
Như đã nói ở phần mở đầu, tôi không hề có ý định phủ nhận tài năng và
tâm huyết của cha con ông Hải nhưng việc thổi phồng một cách quá lố về
những gì ông Hải làm được và từ đó "đâm bị thóc, chọc bị gạo" về các
chính sách, chế độ đãi ngộ nhân tài của Việt Nam của báo chí (đặc biệt
là các bài trên báo Một thế giới) là một việc làm đáng lên án. Trong
những ngày vừa qua, dư luận xã hội, đặc biệt là các "cư dân mạng" đã sôi
sục, bức xúc theo những gì mà các báo đăng tải, định hướng. Không chỉ
là trên mạng, trong hội thảo "Tự hào Việt Nam" của báo Tuổi Trẻ tổ chức
ngày 16/11/2014, có sự tham dự của ông Dương Trung Quốc (ĐBQH) và bà
Phạm Phương Thảo (cựu chủ tịch HĐND TPHCM), một cử tọa đứng tuổi đã rất
bức xúc phát biểu về vấn đề này (theo những gì được báo chí "định
hướng") trong sự đồng tình của đám đông cử tọa. Tất nhiên, khó có thể
trách dư luận được vì thực tế họ cũng chẳng phải là những người có
chuyên môn, không được mục sở thị các sản phẩm của ông Hải, lại tin
tưởng vào những gì "báo chí cách mạng" đăng tải nên tự "nuốt thuốc độc"
mà không biết. Nhưng xin thưa với "dư luận" là các bạn cũng nên chịu khó
sờ lên đầu mình mỗi khi đọc các tin tức giật gân trên báo chí, truyền
thông để xem mình có vô tình mọc thêm đôi tai dài nào không. Hãy tự trau
dồi mình trở thành những "người tiêu dùng (thông tin) thông thái" nếu
không muốn trở thành "lừa" cho "lều báo" nó chăn.
Nói đi thì phải nói lại, các nhà quản lý của các cơ quan của các cơ quan
có liên quan đến việc phát triển khoa học - công nghệ nước nhà cũng cần
phải xem xét lại các quy trình làm việc của mình đã tốt chưa, cần thêm
bớt những gì để tạo sự thông thoáng trong quy trình hành chính cho những
người ham thích sáng tạo của Việt Nam cũng như tích cực tìm cách để
khuyến khích họ. Các vị cũng nên nghĩ đến việc cần có người đại diện
đứng ra để phản bác những thông tin sai trái của báo chí đối với lĩnh
vực của mình, thậm chí kiện những tờ báo cố tình làm ảnh hưởng đến uy
tín của cơ quan mình, tránh cảnh "một mình một chợ" của giới truyền
thông như hiện nay. Làm được như thế, các vị cũng đóng góp không nhỏ vào
việc làm trong sạch môi trường thông tin truyền thông tại Việt Nam đó.
Nguyễn Thanh Tùng
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
http://en.hanoi.vietnamplus.vn/Home/Six-Vietnamese-receive-Cambodias-Royal-Order-of-Sahametrei/20149/3884.vnplus
http://www.indochinamedals.com/cambodia/cm04_royal_order_of_sahametrei.html
http://motthegioi.vn/xa-hoi/phat-ngon/dai-tuong-quan-hai-lua-viet-duoc-campuchia-cap-xe-hoi-biet-thu-hoanh-trang-121059.html
http://dantri.com.vn/chinh-tri/campuchia-trao-tang-huan-chuong-huu-nghi-cho-5-ca-nhan-tap-the-tinh-kon-tum-618460.htm
http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=212:nho-cau-giup-ban-la-tu-giup-minh&catid=82:gng-ngi-tt-vic-tt&Itemid=192
http://www.vietnamplus.vn/don-nhan-huan-chuong-do-vuong-quoc-campuchia-trao-tang/279738.vnp
http://www.moma.org/explore/inside_out/2010/10/18/a-different-kind-of-helicopter-projects-93-dinh-q-le/
http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20141111/huan-chuong-dai-tuong-quan-campuchia-tang-hai-cha-con-nguoi-viet/670134.html
http://motthegioi.vn/tieu-diem/dai-tuong-quan-hai-lua-che-tao-xe-boc-thep-lam-khoa-hoc-xu-minh-buon-lam-120598.html
http://m.laodong.com.vn/vu-khi/cha-con-hai-lua-che-tao-xe-thiet-giap-cho-campuchia-phan-2-268155.bld
http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?ArticleID=447147&ChannelID=10
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hanh-trinh-che-xe-boc-thep-cho-campuchia-cua-nong-dan-tay-ninh-3106233.html
https://www.facebook.com/beloved.mamacat/posts/10152754468769718
http://www.sovietarmor.com/catalog/armored/btr_60.html
http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/11/xe-thiet-giap-ong-hai-co-gi-ma-am-i.html
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/199320/-sieu-pham--truc-thang-cua-nong-dan-binh-duong.html
Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2014/11/dai-tuong-quan-va-tro-dam-bi-thoc-choc-bi-gao.html#ixzz3JZYzri83
Doi-Mat.vn
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook
(Đôi Mắt)
Liệu Trung Quốc có thể suy sụp một cách êm thấm không?
“Dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết
hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra,
nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh.”
Quan niệm cho rằng Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình gần như đã trở thành một sự thật trong các quan hệ quốc tế. Lập luận này cũng đơn giản thôi: trong khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, thì quân đội Trung Quốc cũng phát triển theo, và giống như các đại cường khác đã sử dụng vũ lực để thực hiện các mục tiêu đối ngoại, Trung Quốc cũng sẽ làm như thế. Nhưng mặc dù các nhà phân tích đã tốn rất nhiều bút mực để tìm hiểu các hệ lụy an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, ít ai chịu khó nghiên cứu các hậu quả tiềm năng do một sự suy sụp đột ngột và kéo dài của kinh tế Trung Quốc gây ra. Việc này có lẽ sắp thay đổi.
Như tờ Wall Street Journal gần đây đưa tin, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ xuống dốc nhanh chóng trong thập niên tới, rơi từ 7,7 phần trăm năm 2013 xuống 3,9 phần trăm trong thời khoảng 2020-2025. Một số nhà phân tích còn bi quan hơn, tiên đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể rơi xuống 1,6 hay 1,7 phần trăm. (Xin hãy so sánh những con số này với tỉ lệ tăng trưởng trung bình 10,2 phần trăm từ năm 1980 đến 2011.) Những xu thế này đã khiến một số nhà nghiên cứu trên tờ National Interest lập luận rằng Trung Quốc đang lao tới tình trạng suy sụp kinh tế và rằng chúng ta sắp chứng kiến sự cáo chung – chứ không phải là một đình hoãn tạm thời – của việc Trung Quốc trỗi dậy trong lãnh vực kinh tế.
Nếu kinh tế Trung Quốc trở nên đình đốn, việc này sẽ có những hệ lụy địa chính trị gì đối với Trung Quốc, các nước láng giềng, và với cả Hoa Kỳ? Trong tình hình đó, liệu Trung Quốc có ra khỏi con đường dẫn tới đụng độ như nhiều người đã nghĩ trước đây không, hay xung đột vẫn là một điều không thể tránh?
Trước hết, chúng ta nên có một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng nhưng cần thiết: chúng ta không có bằng chứng thực nghiệm về những biến cố tương lai, vì thế phải cần đến các giả thuyết để trả lời những câu hỏi trên. Dẫu sao, hiện có hai giả thuyết đặc biệt hữu ích được lưu hành trong giới nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất cho rằng một cuộc suy trầm kinh tế tại Trung Quốc sẽ buộc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hướng vào các công việc nội bộ của mình, không còn đủ thời gian và năng lực để gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực Thái Bình Dương (đừng nói chi với Hoa Kỳ). Thay vào đó, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ dồn hết quan tâm vào các chính sách đối nội, với hi vọng có thể sắp đặt lại “việc nhà”.
Đáng buồn là, căn cứ vào tầm mức của các tranh chấp quốc tế hiện nay của Trung Quốc, giả thuyết này không thể trở thành hiện thực. Xin nhớ rằng Trung Quốc có ít ra năm cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết xong: với Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam về quần đảo Trường Sa; với Nhật Bản về quần đảo Sensaku; với Bhutan và Ấn Độ về tranh chấp biên giới trên đất liền; và với Đài Loan về vấn đề độc lập của đảo quốc này. Khó tưởng tượng rằng những tranh chấp âm ỉ này sẽ được lắng dịu nhờ nền kinh tế Trung Quốc trở nên suy yếu.
Điều này đưa chúng ta đến giả thuyết thứ hai – một giả thuyết mà tôi cho là có khả năng trở thành hiện thực hơn. Giả thuyết này cho rằng một cuộc suy trầm kinh tế tại Trung Quốc sẽ gây khủng hoảng về tính chính đáng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì thế đảng này bèn dồn quan tâm vào những đe dọa từ ngoài vào nhằm củng cố chính nghĩa của mình đối với dân chúng. Nói cách khác, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, có lẽ sẽ châm ngòi một đám cháy quốc tế tại một hay nhiều mồi lửa nói trên.
Chúng ta đã xem vở kịch quen thuộc này trước đây. Sau Thế chiến II, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn độn, nhưng Trung Quốc không chịu nhìn vào bên trong, mà lại tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Một cách tương tự, trong đại họa kinh tế đi liền với cuộc Cách mạng Văn hóa, các lãnh đạo Trung Quốc tập trung chú ý vào Việt Nam. Zhang Lifan, một sử gia Trung Quốc, giải thích: “Lịch sử cho thấy, cứ mỗi giai đoạn có nhiều xung đột sâu sắc diễn ra trong nước, Đảng lại đẩy mạnh tinh thần bài ngoại.” Ngày nay các vụ việc cũng không khác trước.
Chỉ năm này thôi, tờ Nhân dân nhật báo, một nhật báo của Nhà nước, đã cho đăng 42 bài qui trách nhiệm các vấn đề nội bộ của Trung Quốc cho các thế lực bên ngoài. Thậm chí ngay giữa hội nghị APEC diễn ra vào tháng này (thông thường là một cơ hội bằng vàng để khoe khoang uy tín ngoại giao đối với quốc tế và giả vờ bày tỏ nhiệt tình trong việc xây dựng các nhịp cầu hữu nghị), Chủ tịch Tập Cận Bình lại công khai ca ngợi một blogger trẻ hiện đang nổi tiếng về các bài viết sặc mùi dân tộc chủ nghĩa – một số bài gần như có tinh thần bài ngoại.
Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ gì dập tắt lòng căm thù mang tính dân tộc chủ nghĩa mà họ đã tạo ra. Và nếu kinh tế Trung Quốc thực sự đình đốn, chúng ta nên dự kiến có thêm nhiều biểu hiện dân tộc chủ nghĩa inh ỏi hơn, chứ không lắng dịu đi. Chẳng may là, thật không khó để ta tưởng tượng ra một kịch bản trong đó sự cuồng nhiệt của lòng yêu nước sẽ lan tràn khắp Trung Quốc, dẫn đến việc leo thang xung đột, tính toán sai lầm hay một cuộc chiến xảy ra từ một vụ việc tình cờ.
Để giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng này, Hoa Kỳ nên duy trì sự tập trung chính xác vào chiến lược tái quân bình lực lượng hướng về châu Á, tránh dính vào các tranh chấp ngoại biên và trấn an các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đáng tin cậy, đảm bảo an ninh cho họ. Ngoài ra, Trung Quốc và các nước láng giềng phải mở thêm nhiều đường dây nóng (nghĩa là thêm nhiều “điện thoại đỏ”) để giảm bớt rủi ro là các khủng hoảng tiềm năng có thể leo thang thành xung đột vũ trang thật sự.
Các viễn ảnh hòa bình tại châu Á là không mấy hứa hẹn. Thật vậy, dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra, nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh. Tuy nhiên, như John Mearsheimer, một giáo sư tại Đại học Chicago, đã nhận xét, các giả thuyết về bang giao quốc tế vẫn còn là “những công cụ khá thô sơ” và “thậm chí các lý thuyết hay ho nhất để giải thích quá khứ và tiên đoán tương lai đều bị hạn chế.” Chúng ta nên hi vọng rằng ông nói đúng.
Andy Morimoto, The National Interest,19 tháng Mười Một 2014
Trần Ngọc Cư dịch
Andy Morimoto hiện làm việc tại Hội đồng Tư vấn Chicago về các Vấn đề Toàn cầu [The Chicago Council on Global Affairs]. Ông lấy bằng Thạc sĩ từ Đại học Chicago và bằng Cử nhân từ Đại học North Carolina tại Charlotte.
Dịch giả gửi BVN.
(Bauxite VN)
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bị Thành ủy HN hỏi thăm
Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, lạnh. Tôi tranh thủ đến thăm
sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay
và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm
lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn
nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn
coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có
con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà,
một đại tá quân đội đã nghỉ hưu.
Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với
cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ
tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ.
Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: Một
chuyên viên của UBKT Thành ủy; ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa; ông Chủ
nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa; bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí
thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc
viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 (toàn văn xem tại
đây) không và ai là người chấp bút, thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ
tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm
vào quy định của Đảng, đặc biệt là "19 điều cấm" mà Đảng không cho đảng
viên làm.
Cụ khẳng đinh chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều
tuổi đảng nhất, 75 năm tuổi đảng, nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu
tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao
đổi với nhau, đều nhất tri và đồng tình những nội dung cấp thiết phải
kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là
người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi
này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như
nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với lãnh đạo
Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối
thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này
không ?
Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư
ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu
của các anh! Còn việc đoàn “đến thăm” kết luận rằng cụ cùng 61 đảng
viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và "19 điều
cấm" không cho đảng viên làm thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính
những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay "19
điều cấm" cũng vi phạm Điều lệ Đảng !
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý
kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những
quan điểm sai trái, làm cho đảng viên và người dân hoang mang, dao động?
Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên
trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ
được hồi âm, trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương
Đảng (Khoá III), là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh
ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị
của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì? Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ
thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều,
nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình,
xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thưc và đảng
viên là những ý kiến có “động cơ xấu”, thậm chí còn bị chụp mũ là “suy
thoái, biến chất” hoặc “bị các thế lực thù địch xúi giục”! Đấy chính là
một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho
nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT
và tất cả gần 200 UVTW Đảng.
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách là việc tán phát Thư ngỏ đó trên mạng
là sai trái, làm cho các đảng viên hoang mang, dao đông, không tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của
Đảng. Nghe đến đây tôi phải xin phép cụ Vĩnh để có đôi lời với ông Chủ
nhiệm UBKT Thành ủy. Tôi nói: “Vâng, thưa đồng chí Chủ nhiệm UBKT, tôi
nguyên là cán bộ Bộ Công an, đã về nghỉ hưu 11 năm nay và là một trong
61 đảng viên ký tên vào Thư ngỏ 61. Ý kiến đồng chí vừa nói rất đúng.
Nếu có ai hoang mang, dao động và không tin vào sự lãnh của Đảng thì
người đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Phú Trọng nói
"Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay
chưa?" Đồng chí TBT không phải nói ở chỗ riêng tư mà phát biểu chính
thức trong một buổi thảo luận Tổ đại biểu ở Quốc Hội khóa XIII để góp ý
cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tháng10 năm ngoái và đã được VTV, VOA
và TTXVN loan tải rộng rãi! Chính phát biểu bi quan đó của đồng chí
TBT làm tôi thực sự dao động, hoang mang và không còn tin vào sự lãnh
đạo hiện nay của Đảng nữa, và đây cũng chính là một trong các lý do
khiến tôi ký vào Thư ngỏ 61. Lúc nãy tôi có hỏi về di chúc của Chủ tịch
HCM và đồng chi trả lời là di chúc của Bác Hồ rất đúng và tuyệt đối
đúng! Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí. Di chúc của Bác không căn
dặn Đảng ta xây dựng CNXH mà chỉ dặn Đảng xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập, giàu mạnh và xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ văn minh thôi, và trong di chúc không có một từ nào Bác đề
cập đến chủ thuyết Marx-Lenine và căn dặn nhân dân và đảng ta phải kiên
định con đường này! Vậy tại sao Đảng ta không làm theo di chúc của Bác?
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy không trả lời trực tiếp mà chuyển sang việc
đề cập đến thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ông gợi lại chuyện 75
năm trước (1939) khi cụ vào Đảng và thoát ly tham gia cách mạng thì đất
nước ta còn nghèo lắm, dân ta còn khổ lắm nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình
và sáng suốt của Đảng nên ngày nay nước ta đã hết nghèo, dân ta đã hết
khổ, nay thì nhà nào cũng có ít nhất một xe máy thì làm sao cụ lại nói
đường lối của Đảng là sai lầm, cần phải từ bỏ con đường xây dựng CNXH
theo mô hình Xô-viết ? Ông ta còn nói rằng Đảng đã và đang kiên định con
đường XHCN, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xã hội ta không có người
bóc lột người, Đảng không cho phép bọn tư bản bóc lột giá trị thặng dư
nhân dân lao động VN, hiện nay nhân dân làm theo sức và hưởng theo lao
động, mai này khi tiến lên xây dựng CNCS thì người dân sẽ làm tùy sức và
sẽ hưởng thụ theo nhu cầu! Về đối ngoại, Đảng ta cũng có chính sách
khôn khéo và cương quyết với TQ, buộc họ phải rút giàn khoan HD981 khỏi
vùng đặc quyền kinh tế của ta trước thời han. Đây rõ ràng là thắng lợi
của ta...(!?).
Cụ Vĩnh nói: “Nó rút chủ yếu là do sức ép quốc tế. TBT Nguyễn Phú Trọng
không hề có một lời nào lên án TQ. Hội nghị TW9 đang họp, cũng không hề
có một tuyên bố nào. Rồi đến Quốc Hội họp cũng không ra tuyên bố hoặc
nghị quyết lên án TQ, Chính phủ cũng vậy! Sao nay lại tự nhận là do ta
đấu tranh kiên quyết , mạnh mẽ nên buộc nó phải rút? TQ không bao giờ từ
bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta.Đảng phải hết sức cảnh giác và
phải thực sự dựa vào nhân dân và phải đặt lợi ích của đất nước,của dân
tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể thắng lợi kể cả trong xây
dựng đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc, và đừng có quá nhẹ dạ tin vào 16
chữ vàng và 4 tốt , kẻo sẽ bị lừa và dễ mất nước”!
Đại tá Trà dù đã rất kiên nhẫn ngồi nghe từ đầu, song đến đây ông không
kìm được, ông nói: “Nghe các đồng chi lập luận, tôi không thể thông!
Đồng chí khẳng định VN chỉ có thể chọn mô hình XHCN để xây dựng đất
nước, ngoài ra không có con đường nào khác. Thế thì đồng chí giải thích
tại sao lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đi hết nước tư bản này đến nước tư
bản kia để van nài họ công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị
trường? Phải chăng điều đó chứng tỏ chính Đảng không tin vào CNXH và thú
nhận học thuyết Marx-Lenine là bế tắc?”.
Không thấy vị Chủ nhịêm UBKT Thành ủy và các vị khách trả lời, tôi nói:
“Cho đến lúc này, ngay cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng như các nhà
nhà lý luận của Đảng cũng không có ai đưa ra được một định nghĩa có sức
thuyết phục thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh
tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và giao thoa cùng
nhau được! Có cái này thì không có cái kia và ngược lại”.
Cụ Vĩnh nghe vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thuyết giảng, chắc cảm thấy rất
mệt, song cụ vẫn vui vẻ nói: “Lúc nãy nghe đồng chí Chủ nhiệm UBKT Thành
ủy nói thời tôi vào Đảng và tham gia hoạt động CM đã cách đây 75 năm
rồi. Vâng, đồng chí nói đúng. Hồi đó tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông
Dương sau này đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam, và tôi thấy Đảng tôi
chọn lúc đó đều rất trong sáng và thực sự vì dân tộc và đất nước, và nó
khác xa ĐCSVN hiện nay. Mong các đồng chỉ về và phản ảnh trung thực,
đầy đủ các ý kiến ta trao đổi hôm nay, và kiểm tra giúp các đơn thư mà
tôi đã gửi lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm qua và nhắc họ cố gắng đọc và
nghiên cứu. Nếu bố trí gặp trực tiếp tôi thì tốt, nếu không thì cố gắng
hồi âm các thư tôi đã gửi.
Đoàn “khách” cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép
ra về. Ông Trưởng đoàn kính chúc cụ mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp ý
kiến xây dựng Đảng theo đúng quy định để Đảng thực sự trong sạch và vững
mạnh. Tôi về đến nhà là đã gần 6 giờ chiều, tuy khá mệt song cố gắng
ghi lại trung thực nhưng chắc không đầy đủ nội dung cuộc gặp này,kẻo để
lâu lại quên. Tôi nghĩ chắc đây chưa phải là cuộc thăm viếng và trao đổi
cuối cùng. Và cũng không riêng với cụ Vĩnh, với những khác biệt giữa
nhận thức và thực tiễn, giữa quyền hành và dân chủ như thế này, tôi nghĩ
rằng những đoàn “khách” như thế này còn “hỏi thăm sức khỏe” nhiều người
khác nữa, cho dù có góp ý với lãnh đạo đảng, nhà nước những ý kiến chân
thành, xây dựng, nhưng “khác chủ trương, khác ý lãnh đạo”!
Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Tác giả gửi BVB lúc 05:05, ngày 20-11-2014
(BVN)
Chạy việc: “Bài ca người giáo viên nhân dân”
Nếu nghề giáo là lựa chọn của yêu thích, thì đi dạy là lựa chọn giữa giành giật cơ hội, là quỳ gối để được theo nghề.
Năm 2013, cả nước có 62 trường Đại học, Cao đẳng sư phạm. Mỗi năm cho ra
hàng vạn giáo viên, chưa kể các lớp cử nhân các ngành liên quan học
thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để theo nghề giáo. Thế nhưng, lượng
giáo viên về hưu hằng năm lại chỉ bằng 1/10, 1/20 so với con số đó, số
trường mới nằm trong hệ thống tiểu học – trung học mở ra không nhiều.
Dẫn đến cung hơn cầu, và từ đó đưa tới hiện tượng quen thuộc trong hệ
thống giáo dục - nhà giáo tương lai buộc phải chạy việc.
Chạy
việc nằm trong diện tiêu cực, tham nhũng giáo dục, so với các hình thức
khác như: thu phí và các khoản đóng góp trái phép, mua bán điểm/ bằng
cấp, biển thủ và sử dụng sai ngân sách giáo dục; tham nhũng trong luân
chuyển/ điều chuyển giáo viên, học thêm/dạy thêm, tham nhũng cơ bản
trong xây dựng trường học, in ấn sách giáo khoa hay mua sắm trang thiết
bị dạy học, bệnh thành tích qua khen thưởng/ danh hiệu, ăn chặn tiền hỗ
trợ cho học sinh (vùng sâu/xa/hải đảo)... thì nó mang tính nhân-quả, tạo
ra cái vòng tròn khép kín trong tiêu cực và tất nhiên hệ quả là sự di
hại rất lớn về sau. Chính nó (chạy việc) là cái gốc là bẩn sự liêm
chính, công bằng trong giáo dục, làm suy yếu giá trị sống, nghề nghiệp
của người giáo viên. Chính nó là bước đầu để biến giáo viên thành nạn
nhân của cơ chế và dẫn đến việc người giáo viên sẽ là thủ phạm trong
việc tiến hành các hành vi tham nhũng đối với học sinh, phụ huynh.
Hình thức này xuất hiện khi một địa phương bất kỳ không cân đối được chỉ
tiêu biên chế và nhu cầu của trường, dẫn đến việc lựa chọn và tuyển
dụng giáo viên không còn dựa trên cơ sở cạnh tranh và năng lực thực sự,
mà phụ thuộc vào hoàn toàn vào hội đồng tuyển chọn.
Chạy việc cũng theo thời giá, ví như vùng 2 nông thôn (2NT) thì mất
70-80 triệu đồng (Việt Nam), thành phố thì mức giá trên 100 triệu đồng,
còn những vùng sâu – vùng xa, hải đảo thì giá chạy còn cao hơn nhiều (do
tính phụ cấp vùng miền của nó đẩy lương giáo viên lên rất cao).
Từ hợp đồng trường 10 – 20 triệu, đến hợp đồng sở 70-80 triệu, đến biên chế trên 100 triệu.
Chính yếu tố chạy việc này đã làm vô hiệu hóa lá chắn mang tên “hộ
khẩu”, nhưng lại làm nảy sinh ra thêm việc “chạy hộ khẩu” để được hưởng
quyền ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên.
Nhà giáo vốn được học về sự trung thực, nhưng khi bước ra trường, họ đối
diện với sự cô lập nếu tiếp tục giữ sự trung thực đó. Cơ chế xã hội đã
dạy lại cho họ bài học về việc biết quỳ gối và dùng tiền bôi trơn quan
hệ hay đúng hơn là biết cúi đầu, khụy gối luồn lách.
Những ai không tiền nhưng yêu nghề thì phải làm đủ việc để tích góp tiền
chạy việc, bao gồm cả đi làm công nhân trong các khu công nghiệp, chế
xuất. Nên mẫu số chung các cử nhân sư phạm khi ra trường thường phải chờ
từ 1-2 năm mới chính thức được bước vào môi trường giáo dục.
Kể cả khi có tiền rồi thì phải lo tìm các mối quen, gửi ít chỗ này, ít
chỗ kia. Có tiền, thì cũng phải có người quen sơ đến quen thân để gửi
gắm, nhiều cử nhân sư phạm mới ra trường, lơ ngơ tin tưởng “ông X quen
với trưởng phòng giáo dục huyện, bà Y là hiệu trưởng của trường…” mà bị
mất tiền, chỉ biết méo miệng mà khóc không nên lời.
Các cử nhân sư phạm ra trường hầu hết đối diện với thực tại phũ phàng đến thế.
Ngay cả khi vào đến trường, nhưng tiết dạy không đủ (dẫn đến hệ số lương
thấp, nhất là đối với diện hợp đồng) thì lại tiếp tục đút lót để được
dạy, nhằm kiếm thêm phụ cấp. Hiện tượng này xảy ra phổ biến đối với giáo
viên môn xã hội (Văn, Sử, Địa, Công nghệ, Giáo dục công dân, thể dục).
Và một khi họ đã được ổn định trong môi trường giáo dục, thì nạn năm xưa
trong tiêu cực giáo dục lại tìm cách thu hồi vốn thông qua nhận nâng
điểm, ưu ái học sinh, tăng cường dạy thêm và liên kết tham nhũng trong
quản lý…
Ngày xưa, những sinh viên sư phạm còn cao giọng hát vang “Bài ca về
người giáo viên nhân dân” thì đến bây giờ, kẻ tủi hổ xót xa, người nhanh
nhạy lo lót, cả hai đều yêu cái nghề gieo chữ, nhưng xã hội buộc họ
phải lựa chọn một con đường duy nhất để theo nghề - chạy việc.
Đó là bĩ kịch nhà giáo trong cơ chế “xin-cho” này. Và đó là lý do vì sao
nạn tiêu cực/ tham nhũng trong giáo dục vốn làm xói mòn niềm tin của
cộng đồng đối với nền giáo dục lại không thể giải quyết triệt để, tận
gốc. Dù rằng, bao năm qua, các khẩu hiệu, phong trào chống tham nhũng
trong giáo dục luôn được nhấn mạnh và phát động rầm rộ.
Hòa Cầm
(Việt Nam Thời Báo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét