Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tin thứ Sáu, 21-11-2014 - THÀNH ỦY HÀ NỘI “NẮN GÂN” TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Biển Đông: Đương đầu với ‘công cụ chính trị’ (TVN). “Tại TQ, đã có những nhóm ‘học giả quốc doanh’ với nhiệm vụ tuyên truyền các thông tin hay niềm tin mang tính chính trị, ngay cả khi những điều đó đi ngược căn cứ khoa học, logic khách quan hay chuẩn mực về đạo đức của giới hàn lâm“. – Việt Nam “đặt hàng” học giả quốc tế 3 vấn đề lớn về Biển Đông (Infonet).
- Trung Quốc tuyên bố tăng cường khai thác dầu khí ở Biển Đông, Hoa Đông (DT). – TQ Lặng Lẽ Hút Dầu (Việt Báo). – Tập Cận Bình ngang ngược, có thể tức nước vỡ bờ (DLB). – Trung Quốc thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông nhằm mưu đồ gì? (Infonet). – Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình: “Mọi hoạt động ở Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế” (TTXVN).
- ‘Philippines sẽ không kiện Trung Quốc nếu có COC’ (TN). – Tàu chiến Mỹ bám biển Đông, đề phòng Trung Quốc? (MTG). – Chiến lược của Úc từ Thái Bình dương đến Ấn Độ dương (RFI).
- Thảm đỏ cho FDI đang gây nhiều lo ngại (RFA). “Nếu Trung Quốc đổ vào Việt Nam 100 tỷ đô hay 1.000 tỷ đô thì họ sẽ mua đứt đất nước Việt Nam này thì sẽ ra sao. Tất cả những chuyện ấy lãnh đạo nhà nước cần phải suy nghĩ xem chúng ta có nên trải thảm đỏ ra để mà mời mà rước Trung Quốc vào đầu tư ở Việt Nam hay không… và có ảnh hưởng gì về vấn đề kinh tế vì nếu Trung Quốc vào đây đầu tư ồ ạt thì liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đứng vững hay không“.
- USD giả từ Trung Quốc vào Việt Nam (DT). “Một vụ vận chuyển 200.000 USD giả từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Theo đánh giá của lực lượng Hải quan làm nhiệm vụ, đây là vụ vận chuyển đô-la giả lớn nhất từ trước đến nay“.
- Tận mắt bồ câu “gián điệp” có ký tự lạ giống chữ Trung Quốc (KT). “Ngư dân nghi ngờ các con chim này có gắn chip để theo dõi bà con đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa“.
H1- Đại tá Nguyễn Đăng Quang: THÀNH ỦY HÀ NỘI “NẮN GÂN” TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH (Tễu/ BVB). “Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh! Còn việc đoàn ‘đến thăm’ kết luận rằng cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và ’19 điều cấm’ không cho đảng viên làm thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay ’19 điều cấm’ cũng vi phạm Điều lệ Đảng !
- Đoàn Thanh Liêm: Đôi Lời Với Mấy Chú Công An (Việt Báo). “Đúng là những việc làm đó nó trái ngược quá đỗi với luân thường đạo lý mà cha ông chúng ta vẫn thường dạy bảo uốn nắn cho con cháu từ ngàn xưa. Các chú đều đã có gia đình, có con có cháu đàng hòang cả rồi. Vậy thì các chú phải biết ráng sức mà ‘ăn hiền, ở lành’ hầu còn có thể để lại cái phúc đức cho con cháu mình sau này nữa chứ…
- Nhờ bài viết trên báo Nhân Dân mà nhiều người có dịp tìm hiểu thêm về lịch sử VNCH: “Luật 10-59”: Sự nhầm lẫn cố tình của tuyên huấn? (VNTB). “Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội ‘Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt’.
- Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955 (NCLS).
- Phạm Trần: Tuyên giáo CSVN mắc bệnh tâm thần nặng (DLB).
- ‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’ (BBC). – ‘Phải cho nhân dân có tiếng nói’ (BBC). Ông Nguyễn Công Khế: “Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi“. – Tác dụng ngược của kiểm duyệt thông tin (Diễn Ngôn). – Việt Nam: Chính quyền bảo đảm quyền tự do… độc thoại (BS).
- Tâm sự của con gái Thầy Đinh Đăng Định nhân dịp kỷ niệm ngày Hiến Chương nhà giáo VN 20-11-2014 (Dân Luận).  – Nguyễn Thượng Long: Nhớ Trầm Lâm… một nhà giáo bị bỏ quên (DLB/ Dân Quyền).
- Khẩn thiết mong các nhà giáo (VNTB). “Liệu có thể chăng, bắt đầu bằng một phong trào không đến nỗi khó làm như thế này: Các hiệu trưởng, các nhà giáo tích cực chủ động tiếp cận hoặc gửi thư công khai mời các cán bộ chóp bu, các đại biểu Quốc hội đến trường mình giao lưu với học sinh về chủ đề Tổ Quốc và Quyền Dân ?” – Tư duy về Dân trí (DLB).
- Chu Mạnh Sơn: Nỗi Lòng Người Dân Tham Gia Giao Thông (RFA). “Họ cũng không phạt một đồng đối với các lỗi vi phạm mà chủ nhân là con cháu trong ngành của họ vi phạm. Còn những người dân khác khi đã bị CSGT tóm cổ vì có lỗi tham gia giao thông mà không có Ông lớn Bà lớn nào giúp đỡ thì coi như tốn kém chi phí không ít“.
H1
- Tiểu thương An Đông Plaza tiếp tục đóng sạp phản đối chủ đầu tư (VNE). – Tiểu thương ở An Đông Plaza lại đồng loạt phản đối chủ đầu tư (CATP). =>
- Căn cứ nào mặc định tất cả được tín nhiệm? (VNN). Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga: “Quy định 3 mức như dự thảo dẫn đến việc chưa cần tiến hành lấy phiếu thì đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm. Cử tri có thể đặt câu hỏi rằng sau cả năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt có dấu hiệu đi xuống, vậy thì dựa trên căn cứ thực tiễn, khoa học và pháp lý nào mà QH lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu?” – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: ‘Tại sao ấn định lãnh đạo đều được tín nhiệm?’ (VNE).
- Chất vấn, phiếu tín nhiệm chỉ là hình thức? (BBC). – Kiểm phiếu tín nhiệm Quốc hội ‘có vấn đề’? (BBC). Ông Nguyễn Minh Thuyết: “Thế rồi tôi tra ở trong danh sách các vị Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc hội, thì có ông chỉ có 480 phiếu thôi. Tức là cộng hàng ngang là được 480 phiếu. Có bà thì được 482, có ông thì lại được 484, thành ra tôi không [hiểu] tại sao các con số nó lại khác nhau như thế? Và như thế, ta có thể giải thích thế nào về những phiếu không hợp lệ?“.
- Thanh Hải: Xem phiếu tín nhiệm ‘như dự báo thời tiết’ (BBC). “Chương trình Bỏ phiếu đến mùa thứ hai vẫn còn thu hút, nhưng chắc lượng người xem sẽ giảm mạnh ở kỳ sau; vì đoán trước được kết quả thì cũng chán, đặc biệt là ai thì vẫn ngồi đấy cả thôi. Dân thì vẫn tự lo cho mình là chính chứ không trông mong gì những quyết sách của triều đình sẽ mang lại những điều đột biến“.
- Lãnh đạo trên 50% “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức (KP). “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ thì có thể xin từ chức”.
H1- Trên 99% công chức “chuẩn mực”: ĐBQH bật cười, không tin! (ĐV). ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp, Cần Thơ: “Nếu có tới 99% công chức hoàn thành nhiệm vụ thì tôi cho rằng Bộ Nội vụ không cần phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính nữa“.
- Chuyện loạ Việt Nam: Một cơ quan có 17 lãnh đạo và 3 nhân viên (Lê Anh Hùng). - Những trường hợp cán bộ nhà nước thuộc diện tinh giản biên chế (PLTP). – Rồi sẽ chẳng có ai bị tinh giảm! (MTG).
- Lê Chân Nhân: Lời hứa với nhân dân không thể là hứa hão (DT). “Nhân dân cả nước cũng sẽ tin tưởng không còn tình trạng tuyển dụng công chức theo ‘hậu duệ’, ‘tiền tệ’, ‘quan hệ’, mà chọn những sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ khó trả lời trong kỳ họp tới, nếu như bộ máy công quyền vẫn là 30% kẻ cắp ô và những người ‘lười biếng’, ‘chỉ ham làm lãnh đạo’.  Hy vọng lời hứa với nhân dân không thể là hứa rồi để đấy“.
- Năng suất lao động Việt Nam: 400.000 và 400 (VnEconomy). “Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với thế giới và ngay cả khu vực. Số liệu thống kê của Tổ chức Năng suất Châu Á cho thấy năng suất lao động của chúng ta thấp hơn hai lần so với năng suất bình quân của khu vực ASEAN. So sánh với một số nước, chúng ta thấp hơn Singapore tới 14 lần, thấp hơn Thái Lan gần 2 lần“.
- Dân không chờ nghe chuyện hoang đường: Quản lý thị trường nếm phân! (NĐB).
- Cục trưởng Cục Hàng không VN: Có chuyện con ông cháu cha (ĐV). “Ông Lại Xuân Thanh: Thực ra câu Bộ trưởng khẳng định thì nó dành nói chung cho toàn nguồn nhân lực của ngành hàng không VN, chứ không riêng lực lượng KSVKL.  Nhưng cũng có thể là do nguyên nhân tuyển đầu vào toàn con ông cháu cha, nhưng đây cũng là cảnh báo của Bộ trưởng về nguyên nhân này, nhắn nhủ đừng để xảy ra như vậy, theo tôi nó chỉ mang tính cảnh báo“.
- Phi cơ quân sự và dân sự VN ‘suýt va nhau’ (BBC). “Khi máy bay của Vietnam Airlines đang ở độ cao khoảng 152m thì chiếc trực thăng quân sự ‘cắt ngang phía trước’, ở khoảng cách chỉ khoảng 60m“. – Sân bay Tân Sơn Nhất ngưng trệ vì đài không lưu mất điện (NLĐ). – An toàn bay liên tục bị uy hiếp (NLĐ).
H1- Mục tiêu khác của Dự án Long Thành: Đất ở sân bay Tân Sơn Nhất (DLB).
- Thẻ căn cước công dân có thể thay hộ chiếu (VNE).
- Đặt tên con phải phù hợp với văn hóa truyền thống và phong tục (Infonet). – Chưa siết quy định đặt tên con “đúng thuần phong mỹ tục” (DT).
- TP. Hà Nội chỉ đạo xử lý doanh nghiệp “chào” phí làm sổ đỏ “choáng váng” (DT).
- Thêm công ty thuộc Bộ Giao thông bị đòi nợ (ĐV).
- Khi bí thư huyện ủy viết thư xin lỗi dân (TT).
- Thiếu tá công an rút súng đe dọa tổ liên ngành (TN).
- Thực nghiệm hiện trường vụ CSGT trạm Suối Tre bắn chết lãnh đạo (PLTP).
- Án treo vụ giả danh con Bí thư Hà Nội (BBC). “... sau đó lại vay 15.000 đô la Mỹ từ một người khác với lý do chữa bệnh, vẫn dưới danh nghĩa con trai ông Nghị“. Có lẽ do các quan chức quen kiếm tiền bằng kiểu lừa đảo này, nên những kẻ xấu chỉ cần “mượn” tên các quan chức cũng có thể kiếm tiền dễ dàng.
- TAND tỉnh Đồng Nai xét xử tội “Lừa đảo” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”: Cơ quan tố tụng đồng thuận làm trái luật (NCT).
- Làm giả giấy tờ để ngân hàng giải ngân hơn 60 tỷ đồng (TP).
- Đà Nẵng: Hàng trăm công nhân đình công vì bị hành xử lạ lùng (LĐ).
- Vấn đề Kampuchia : Tranh chấp lãnh thổ (Trương Nhân Tuấn).
H1<= Ảnh: MTG. – “Đại tướng quân” và trò “đâm bị thóc chọc bị gạo” của “lều báo” (Đôi mắt). “Huân chương của cha con ông Hải nhận được thực chất là một loại huân chương hữu nghị của Hoàng gia Campuchia, có tên tiếng Anh là ‘The Royal Order of Sahametrei’. Huân chương này được dùng để trao tặng cho những cá nhân, tổ chức nước ngoài có những đóng góp nhất định cho vương quốc Campuchia, trên mọi lĩnh vực. Đây là một hệ thống khen thưởng có từ thời Pháp thuộc và “nhái” theo “Bắc đẩu bội tinh” của Pháp“. – Một góc nhìn khác về sự kiện Hai Lúa làm xe tăng: Suy nghĩ tản mạn về công nghệ… dân gian! (Diễn Đàn).
- Thị trưởng đắc cử người Mỹ gốc Việt ‘ghi nhớ sự hy sinh của cha mẹ’ (VOA). “Mẹ tôi có thai 8 tháng khi bà tháo chạy khỏi Việt Nam vào giữa đêm khuya khoắt, bất chấp nguy hiểm đối với tính mạng của bà, và của bào thai chính là tôi. Tôi sau đó sinh ra trong trại tị nạn. Lý do họ ra đi là bởi vì chính phủ không đối xử tốt với họ. Tôi muốn chính phủ tại đây hoạt động tốt, một cách có trách nhiệm, vì quyền lợi của tất cả mọi người”.
- Người Việt ở Ba Lan: không hối lộ cảnh sát (RFA). “Ngành công an Ba Lan, một nước xã hội chủ nghĩa cũ, ngay khi chuyển đổi sang thể chế mới thì rất nhiều tàn du trong lực lượng vũ trang và biên phòng vẫn còn lại, kỷ luật kỷ cương không phải lúc nào cũng được như ở các nước Tây Âu hay ở Mỹ. Cộng lại với việc mà người Việt Nam muốn xuề xòa muốn được việc của mình mà hơn nữa làm việc ở đây không hợp pháp. Cảnh sát Ba Lan hay biên phòng Ba Lan sẵn sàng nhận tiền của người Việt Nam để bỏ qua những lỗi mà người Việt Nam phạm phải“.
- Hồng Kông: người biểu tình đột nhập cơ quan lập pháp thành phố (Infonet).
- Hồng Kông điều động 3000 cảnh sát giải tán người biểu tình (KT).
- Sinh viên Hồng Kông từ chối phát biểu ở Mỹ (NLĐ).
- Xuất hiện dấu hiệu lạ liên quan tới biểu tình ở Hong Kong (Tin Tức).
H1- Trung Quốc : Phát hiện một tấn tiền mặt tại nhà cựu tướng Từ Tài Hậu (RFI). “... đã phát hiện hơn một tấn tiền mặt, bao gồm đô la Mỹ, euro và nhân dân tệ, được cất giấu ở tầng hầm ngôi nhà. Ông Từ còn tích trữ hàng trăm cân đá quý, rất nhiều đồ cổ. 10 xe tải quân đội đã được huy động để chuyên chở số tiền và các đồ quý đưa về cơ quan điều tra“. – Ngoại tệ mạnh, đá quý “chất cao như núi” trong nhà Từ Tài Hậu (LĐ). =>
- Liệu Trung Quốc có thể suy sụp một cách êm thấm không? (National Interest/ BVN). - Đánh dấu 2 năm nắm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình: Những “chông gai” trên con đường ngoại giao của Trung Quốc (DT).
- Trung Quốc – Top 10 quốc gia ít làm từ thiện nhất thế giới (Infonet).
- Một người Mỹ hoạt động nhân đạo bị bắt tại Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc xét lại vụ xử tử hình một thiếu niên (RFI).
- Bắc Hàn lại dọa thử hạt nhân (BBC). – Bắc Triều Tiên dọa thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân nữa (VOA). – Bắc Triều Tiên lại dọa thử nghiệm hạt nhân (RFI). “Hành động gây hấn này từ phía Hoa Kỳ buộc chúng ta phải tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân mới. Khả năng răn đe quân sự của chúng ta sẽ được tăng cường vô giới hạn để bảo vệ đất nước chống lại mọi cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và mọi mưu toan xâm lăng vũ trang“.
- Bắc Triều Tiên có dấu hiệu ráo riết chuẩn bị thử hạt nhân (RFI).

- Có món nợ còn lớn hơn cả… nợ công? (BizLive). “Để đời sống hàng triệu nông dân, ngư dân còn khó khăn, bất an là những nội dung các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)cho rằng, Chính phủ còn nhiều hạn chế trong điều hành, giải quyết từ các phiên trả lời chất vấn trước. ‘Món nợ’ này của Chính phủ đối với dân còn hơn nợ xấu hay nợ công“.
Trên 99% công chức ‘chuẩn mực’: Công chức Việt tốt hơn Mỹ? (ĐV). ĐBQH Trương Trọng Nghĩa TP.HCM: “nếu đúng là 99% công chức VN hoàn thành nhiệm vụ theo nghĩa đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả thì chắc chắn chất lượng công chức VN phải đứng hàng nhất nhì thế giới, cao hơn cả Mỹ. Nhưng như vậy thì cần gì phải cải cách hành chính nữa“?
- Ai bị tinh giản biên chế? (NLĐ). Không ai cả, vì 99% công chức làm việc hiệu quả mà… – Quốc hội thông qua phương án giảm lương hưu (TBKTSG).
- Tín nhiệm và không tín nhiệm (TN). “… ở ta, ‘ấy phiếu tín nhiệm’ chỉ giống như một sự thăm dò và cảnh báo. Tại sao nói như vậy? Là bởi vì trong Nghị quyết 35 và dự thảo sửa đổi có quy định về “hệ quả” đối với người được lấy phiếu tín nhiệm: hơn 50% phiếu “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; 2/3 số phiếu “tín nhiệm thấp” sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm (thực chất là bất tín nhiệm). Nhưng với việc thiết kế lấy phiếu 3 mức cho thấy, hệ quả này không bao giờ xảy ra (xác suất của việc lựa chọn “tín nhiệm thấp” chỉ là trên 33%). Điều này có nghĩa rằng chế độ trách nhiệm chính trị không bao giờ được vận hành ở các cơ quan dân cử“. – Người được lấy phiếu tín nhiệm phải kê khai tài sản (LĐ).
KINH TẾ
- Các giải pháp xử lý nợ công, nợ xấu có tính khả thi cao (VOV).  – Liệu nợ xấu thực sự đã được hóa giải bớt? (Vietstock).
- Đầu tư công: Biết tiết kiệm nhờ… thiếu tiền? (VEF).
H1- Vào chợ mỗi ngày TTCK 21-11-2014 (VietFin). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 21/11 (ĐTCK).
- “Ông trùm ngân hàng” Đặng Văn Thành được vợ con vực dậy sau cú sốc thế nào? (Soha).
- Nhìn lại thị trường bất động sản tháng 10: Ấm dần đều! (ĐTCK). – Tổng quan chuyển động BĐS ngày 20-11-2014 (VietFin).
- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Lo Việt Nam sẽ chỉ còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (TGTT).
- Việt Nam không bán phá giá cá da trơn vào thị trường Mỹ (HNM). – Việt Nam phản đối Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên cá da trơn (DT).
- Lợi nhuận từ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc về bên thứ ba (SM).
- Doanh nghiệp XK sang Mỹ phải dùng phần mềm có bản quyền (HQ).
- CTCCorp: Sau sự rút lui của ông Đặng Thành Tâm, đến lượt Saigon Tourist thoái vốn (Vietstock).
- ‘Điện hạt nhân là lựa chọn tốt’ cho VN (BBC).
- WTO: ‘Mỹ sai trong vụ kiện tôm VN’ (BBC).
- Tập Cận Bình đến New Zealand củng cố vị thế thương mại của Trung Quốc (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
H1<= Thầy Mai Khắc Đôn. – Các thầy dạy vua triều Nguyễn (kỳ 1): Phạm Phú Thứ thầy vua Tự Đức   –   Các thầy dạy vua triều Nguyễn (kỳ 2): Trần Văn Dư – thầy hai vua   —   Các thầy dạy vua triều Nguyễn (kỳ 3): Mai Khắc Đôn – thầy vua Duy Tân (PLTP).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 132 – “quản” mà không … “quản” (Nhật Tuấn).
- ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ (KỲ 4) (Văn Việt).
- Tô Súp Nóng Cho Người Không Nhà (Việt Báo).
- Sự thật và nhân đạo, chọn cái nào? (THĐP).
- Bờ kia- phần 2 (Da Màu).
- Ít đi để nhiều hơn (TT). “Nhưng trăm xây không bằng một phá. Với những gì đã phá mất rồi, phải cần rất lâu cái sự chững lại của phát triển kinh tế, để cả xã hội thanh tẩy lại chính mình“.
- “Ai biết chắc chắn đúng mới xin giơ tay”! (Người ĐT/ Quê Choa).
- Thăng trầm chữ Việt (TT/ NCLS).
- Chuju Kitchen – Không gian mới thưởng thức ẩm thực Thái Lan và Hồng Kông (Kênh 14).
- Phát hiện kho cổ vật ở Lào khi dò mìn từ thời chiến (Zing).  – Nhiều hiện vật có niên đại 2.500 năm được phát hiện tại miền Nam Lào (VOV).
- Ảnh vào chung kết Giải Syngenta 2014 (BBC).

- Đánh giá một nhà phê bình (Blog VOA). “Điều chúng ta cần làm và có thể làm là: thứ nhất, phê bình các luận điểm của hắn; thứ hai, phê bình việc chứng minh các luận điểm ấy của hắn; cuối cùng, thứ ba, phê bình cái hệ mỹ học mà hắn bênh vực hay khen ngợi. Theo tôi, nếu biết dừng lại ở những giới hạn như thế, chúng ta có thể bảo vệ được văn hoá phê bình, giúp phê bình giữ được tính chất trí thức và trách nhiệm của nó, đồng thời, trong đời sống, giảm thiểu được vô số những cuộc cãi cọ lằng nhằng vừa vô duyên vừa vô ích“.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đọc thư của Bộ trưởng Bộ GDĐT gửi thầy cô (FB Nguyen Tuan). “Nói chung, toàn bộ lá thư không có một thông điệp nào đáng nhớ, chứ chưa nói đến đáng chú ý. Phong cách và câu chữ thì vẫn quá cũ, chẳng khác gì thời bao cấp. Còn cách viết thì phải nói là quá lạ lùng, với 2 câu văn dài thườn thuợt, mà lại chẳng ăn khớp với nhau. Kể ra thì cũng đáng tiếc, vì một người kí tên là ‘GS TS’ và ‘tổng tư lệnh’ của một ngành chuyên về giáo dục (tức kể cả dạy văn) nhưng lại viết một lá thư ngắn còn chưa đạt. Tôi không biết các thầy cô dạy văn nghĩ gì về lá thư này?
- Va Li – Gửi bác bộ trưởng bộ giáo dục (Dân Luận). – Luận về cái sự… học (Baron Trịnh). – Giáo dục và câu chuyện “gãi từ vai trở xuống” (GDVN).
H1- Bức xúc với chương trình “vô duyên” của VTV3 trong Ngày Nhà giáo (TTXVN). – Cộng đồng mạng tranh cãi về câu chuyện “Nhặt xương cho thầy” (aFamily). – Bức xúc từ câu chuyện “Nhặt xương cho thầy” (TT). =>
Đề án sách giáo khoa: Chưa rõ mục tiêu (PLTP).  - Việt Nam chưa có đội ngũ chuyên nghiệp về chương trình sách giáo khoa (GDVN). – Cái gốc là chương trình chứ không phải sách giáo khoa! (PLTP). – Đổi mới SGK, đừng để 5-10 năm “nói lại một lần” (Infonet).
- 10 “style” thầy cô khó quên trong cuộc đời học sinh (Kênh 14).
- Chuyện của một thầy giáo mầm non ở Mù Căng Chải (Infonet).
- Thầy giáo “không chuyên” dạy tiếng Anh cho trẻ miền núi (KT).
- Nghiêm Phương Mai dịch – Maria Montessori và hòa bình thế giới (KHN).
- Thời “nhất quỷ nhì ma” của Tổng thống Putin qua lời kể cô giáo (DT).
- Cần Thơ: Sôi động Triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ năm 2014 (GDTĐ).
- Hàn Quốc : Phụ huynh học sinh bất bình với chế độ thi cử (RFI). “Hệ thống giáo dục như vậy còn buộc học sinh phải mất cả ngày không nghỉ, hết học trên lớp lại phải đi học thêm. Học sinh chỉ còn vài tiếng ngủ buổi đêm“.
- Nông dân sáng chế máy biến rác thải thành phân hữu cơ (DT).
- Sự sống ‘nơi tận cùng Trái Đất’ (BBC).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Ngày định mệnh khiến vợ chồng trong đám cưới cổ tích chia lìa (NĐT/ Infonet). – Cô dâu của đám cưới cổ tích suy kiệt trong bệnh viện (Zing).
H1<- Thương bé gái 11 tuổi sống lay lắt từng ngày sau 6 lần mổ tim, thay hộp sọ (DT).
- Điều chuyển công tác bác sĩ phó khoa vụ bé 7 tháng tử vong (DT).
- Quan ngại về an ninh thực phẩm gia tăng vì dịch Ebola (VOA).
- Tìm thấy xác của hoa hậu Honduras (VOA).
- Hơn 10% đàn ông Anh từng mua dâm (BBC).
- Xém bị đâm vì xe tải ở Trung Quốc (BBC).
- Cư dân ở mạn tây New York chật vật ứng phó với bão tuyết (VOA). “Các nhà dự báo thời tiết nói rằng tổng số tuyết của trận bão này sẽ nhiều bằng số tuyết mà thành phố này thường có trong cả mùa đông“.
- Các nước cấp viện họp tại Berlin để bàn về Quỹ Khí hậu Xanh (VOA).

QUỐC TẾ
- Cựu chỉ huy IS giúp quân đội tiêu diệt phiến quân (KP).
- Giới chức Mỹ kêu gọi cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine (VOA). – Mỹ sẽ viện trợ đợt xe quân sự Humvee đầu tiên cho Ukraine (TTXVN). – Nga kêu gọi Ukraina đứng ngoài NATO (RFI).
- Liên Hiệp Quốc báo động đe dọa khủng bố gia tăng (RFI).
- Khó bắt kịp kỳ hạn cho thoả thuận hạt nhân Iran (VOA).
- Thái Lan : Phong trào chống chính quyền quân sự dâng cao (RFI).
- Miến Điện: Đọ súng với quân đội, hai chục phiến quân Kachin thiệt mạng (RFI).
- Tổng thống Mỹ ra sắc lệnh trong hồ sơ nhập cư (RFI). – Tổng thống Obama sắp ký mệnh lệnh hành pháp về di trú (VOA).
- Hàn Quốc : Giám đốc công ty phà Sewol lãnh án 10 năm tù (RFI). – Giám đốc công ty điều hành phà Sewol lãnh án 10 năm tù (VOA).
- Hoa Kỳ : Nổ súng tại một đại học Florida, thủ phạm bị hạ sát (RFI).
- Cảnh sát Nigeria bắn lựu đạn cay trong vụ xô xát ở quốc hội (VOA).
- Quân đội Pháp thiếu phương tiện (RFI).

* RFA: + Sáng 20-11-2014; + Tối 20-11-2014

* RFI: 20-11-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 20-11-2014; + Bản tin video tối 20-11-2014

3110. THÀNH ỦY HÀ NỘI “NẮN GÂN” TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH

Tễu/ Bùi Văn Bồng
20-11-2014

GHI NHANH CUỘC “KHÁCH THĂM” NHÀ CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH

Đại tá NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, lạnh. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu.
Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ. 
Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: Một chuyên viên của UBKT Thành ủy; ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa; ông Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa; bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 không và ai là người chấp bút, thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm vào quy định của Đảng, đặc biệt là “19 điều cấm” mà Đảng không cho đảng viên làm. 
Cụ khẳng đinh chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều tuổi đảng nhất, 75 năm tuổi đảng, nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao đổi với nhau, đều nhất tri và đồng tình những nội dung cấp thiết phải kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với lãnh đạo Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này không ?
Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh!  Còn việc đoàn “đến thăm” kết luận rằng cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và “19 điều cấm” không cho đảng viên làm  thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay “19 điều cấm” cũng vi phạm Điều lệ Đảng !
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những quan điểm sai trái, làm cho đảng viên và người dân hoang mang, dao động? Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ được hồi âm, trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương Đảng (Khoá III), là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì? Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều, nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình, xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thưc và đảng viên là những ý kiến có “động cơ xấu”, thậm chí còn bị chụp mũ là “suy thoái, biến chất” hoặc “bị các thế lực thù địch xúi giục”! Đấy chính là một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT và  tất cả gần 200 UVTW Đảng.
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách là việc tán phát Thư ngỏ đó trên mạng là sai trái, làm cho các đảng viên hoang mang, dao đông, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng. Nghe đến đây tôi phải xin phép cụ Vĩnh để có đôi lời với ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy. Tôi nói: “Vâng, thưa đồng chí Chủ nhiệm UBKT, tôi nguyên là cán bộ Bộ Công an, đã về nghỉ hưu 11 năm nay và là một trong 61 đảng viên ký tên vào Thư ngỏ 61. Ý kiến đồng chí vừa nói rất đúng. Nếu có ai hoang mang, dao động và không tin vào sự lãnh của Đảng thì người đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Phú Trọng nói “Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”  Đồng chí TBT không phải nói ở chỗ riêng tư mà phát biểu chính thức trong một buổi thảo luận Tổ đại biểu ở Quốc Hội khóa XIII để góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tháng10 năm ngoái và đã được VTV, VOA và TTXVN loan tải rộng rãi!  Chính phát biểu bi quan đó của đồng chí TBT làm tôi thực sự dao động, hoang mang và không còn tin vào sự lãnh đạo hiện nay của Đảng nữa, và đây cũng chính là một trong các lý do khiến tôi ký vào Thư ngỏ 61. Lúc nãy tôi  có hỏi về di chúc của Chủ tịch HCM và đồng chi trả lời là di chúc của Bác Hồ rất đúng và tuyệt đối đúng! Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí. Di chúc của Bác không căn dặn Đảng ta xây dựng CNXH mà chỉ  dặn Đảng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giàu mạnh và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thôi, và trong di chúc không có một từ nào Bác đề cập đến chủ thuyết Marx-Lenine và căn dặn nhân dân và đảng ta phải kiên định con đường này! Vậy tại sao Đảng ta không làm theo di chúc của Bác?
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy không trả lời trực tiếp mà chuyển sang việc đề cập đến thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ông gợi lại chuyện 75 năm trước (1939) khi cụ vào Đảng và thoát ly tham gia cách mạng thì đất nước ta còn nghèo lắm, dân ta còn khổ lắm nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng nên ngày nay nước ta đã hết nghèo, dân ta đã hết khổ, nay thì nhà nào cũng có ít nhất một xe máy thì làm sao cụ lại nói đường lối của Đảng là sai lầm, cần phải từ bỏ con đường xây dựng CNXH theo mô hình Xô-viết ? Ông ta còn nói rằng Đảng đã và đang kiên định con đường XHCN, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xã hội ta không có người bóc lột người, Đảng không cho phép bọn tư bản bóc lột giá trị thặng dư nhân dân lao động VN, hiện nay nhân dân làm theo sức và hưởng theo lao động, mai này khi tiến lên xây dựng CNCS thì người dân sẽ làm tùy sức và sẽ hưởng thụ theo nhu cầu!  Về đối ngoại, Đảng ta cũng có chính sách khôn khéo và cương quyết với TQ, buộc họ phải rút giàn khoan HD981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta trước thời han. Đây rõ ràng là thắng lợi của ta…(!?).
Cụ Vĩnh nói: “Nó rút chủ yếu là do sức ép quốc tế. TBT Nguyễn Phú Trọng không hề có một lời nào lên án TQ. Hội nghị TW9 đang họp, cũng không hề có một tuyên bố nào. Rồi đến Quốc Hội họp cũng không ra tuyên bố hoặc nghị quyết lên án TQ, Chính phủ cũng vậy! Sao nay lại tự nhận là do ta đấu tranh kiên quyết , mạnh mẽ nên buộc nó phải rút? TQ không bao giờ từ bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta.Đảng phải hết sức cảnh giác và phải thực sự dựa vào nhân dân và phải đặt lợi ích của đất nước,của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể thắng lợi kể cả trong xây dựng đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc, và đừng có quá nhẹ dạ tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt , kẻo sẽ bị lừa và dễ mất nước”!
Đại tá Trà dù đã rất kiên nhẫn ngồi nghe từ đầu, song đến đây ông không kìm được, ông nói: “Nghe các đồng chi lập luận, tôi không thể thông! Đồng chí khẳng định VN chỉ có thể chọn mô hình XHCN để xây dựng đất nước, ngoài ra không có con đường nào khác. Thế thì đồng chí giải thích tại sao lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đi hết nước tư bản này đến nước tư bản kia để van nài họ công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường? Phải chăng điều đó chứng tỏ chính Đảng không tin vào CNXH và thú nhận học thuyết Marx-Lenine là bế tắc?”.
Không thấy vị Chủ nhịêm UBKT Thành ủy và các vị khách trả lời, tôi nói: “Cho đến lúc này, ngay cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng như các nhà nhà lý luận của Đảng cũng không có ai đưa ra được một định nghĩa có sức thuyết phục thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và giao thoa cùng nhau được! Có cái này thì không có cái kia và ngược lại”.
Cụ Vĩnh nghe vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thuyết giảng, chắc cảm thấy rất mệt, song cụ vẫn vui vẻ nói: “Lúc nãy nghe đồng chí Chủ nhiệm UBKT Thành ủy nói thời tôi vào Đảng và tham gia hoạt động CM đã cách đây 75 năm rồi. Vâng, đồng chí nói đúng. Hồi đó tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương sau này đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam, và tôi thấy Đảng tôi chọn lúc đó đều rất trong sáng và thực sự vì dân tộc và đất nước, và nó khác xa  ĐCSVN hiện nay. Mong các đồng chỉ về và phản ảnh trung thực, đầy đủ các ý kiến ta trao đổi hôm nay, và kiểm tra giúp các đơn thư mà tôi đã gửi lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm qua và nhắc họ cố gắng đọc và nghiên cứu. Nếu bố trí gặp trực tiếp tôi thì tốt, nếu không thì cố gắng hồi âm các thư tôi đã gửi.
Đoàn “khách” cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về. Ông Trưởng đoàn kính chúc cụ mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng Đảng theo đúng quy định để Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh. Tôi về đến nhà là đã gần 6 giờ chiều, tuy khá mệt song cố gắng ghi lại trung thực nhưng chắc không đầy đủ nội dung cuộc gặp này,kẻo để lâu lại quên. Tôi nghĩ chắc đây chưa phải là cuộc thăm viếng và trao đổi cuối cùng. Và cũng không riêng với cụ Vĩnh, với những khác biệt giữa nhận thức và thực tiễn, giữa quyền hành và dân chủ như thế này, tôi nghĩ rằng những đoàn “khách” như thế này còn “hỏi thăm sức khỏe” nhiều người khác nữa, cho dù có góp ý với lãnh đạo đảng, nhà nước những ý kiến chân thành, xây dựng, nhưng “khác chủ trương, khác ý lãnh đạo”!
NĐQ
Tác giả gửi BVB lúc 05:05, ngày 20-11-2014
____________
*Tễu: 
Cuộc gặp ngày 19.11 là cuộc gặp thứ 2 đối với Tướng Vĩnh trong thời gian 1 tháng trở lại đây. Lần trước, người đến viếng thăm chỉ ở cấp Quận, gồm: Phó Bí thư Quận ủy Đống Đa dẫn đầu và tùy tòng là các cán bộ đảng của Phường Kim Liên, quận Đống Đa. 

Lần này, nâng cấp lên cấp Thành phố: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Hà Nội Trần Trọng Dực và tùy tòng.


Lần sau, chắc là Bí thư Thành ủy và tùy tòng. 

*Cụ Vĩnh đã 75 năm tuổi đảng. Nhưng đảng đang cân nhắc, dỗ cụ không ý kiến ý cò gì nữa thì sẽ phát huy hiệu 75 năm tuổi đảng. Cụ bảo: Chẳng phát thì tôi cũng 75 năm tuổi đảng, phát hay không là tùy các anh!

3109. NHÂN NGÀY 20-11, TIẾC CHO MỘT THỜI ĐàQUA

TRỊNH KHẢ NGUYÊN
20-11-2014
Ai đã học, học chữ, học nghề thì phải nên biết ơn những người đã dạy mình. Tôi, từ ngày đầu đi học đến bây giờ, đã học trong trường học, trong trường đời với nhiều thầy- cô, với những vị đáng kính trong gia đình,xin gọi chung là các Thầy. Những gì tôi biết hôm nay là nhờ công của các vị, nhân ngày 20.11 kính bày tỏ lòng biết ơn các Thầy.
Kỹ niệm về thời đi học thì rất nhiều, một bài viết ngắn nầy không thể kể hết được, chỉ ghi lại vài điều. Trong thời đi học có những điều nhớ như in, lại có những điều học trước quên sau. Nhưng có như thế mới là… học trò.
Thưở đi học dù nhỏ hay lớn đều thích nghe kể chuyện. Có một thầy đã viết một quyển sử Việt Nam bằng thơ lục bát (sách có tên, nhưng tôi quên) thầy mang đến lớp đọc giới thiệu .Tôi nhớ vài trích đoạn,nếu không đúng nguyên văn, xin thầy tha lỗi :
Mở đầu:
       Làm con phải nhớ ông cha,
Làm dân phải nhớ nước nhà từ xưa.
       Họ nào trước đã làm vua,
Chiến tranh mấy thuở được thua thế nào
Một đoạn khác:
       Mà trong ngọc diệp kim chi,
Lũ Trần Ích Tắc sao đi đầu hàng.
     Trong khi biến cố rộn ràng,
Kẻ trung người nịnh đôi hàng tỏ ngay.
Hay:
     Biên Hòa, Gia Định, Định Tường,
Bên ta thua trận phải nhường đất đai.
   Pháp toan bảo hộ lâu dài,
Mà vua ta lại hiểu sai tình hình,
 Cho người qua tới Pháp đình,
Lo bề chuộc những tỉnh thành mất đi,
  Điều đình chẳng được việc chi,
Bắt Phan Thanh Giản đi về uổng công.  
Rõ ràng đọc mấy đoạn thơ nầy dễ nhớ các sự kiện lịch sử hơn là học một bài sử, nhớ Trần Ích Tắc, tôn thất nhà Trần, đã chạy sang cầu cứu Tàu qua “giúp” Việt Nam, nhớ việc Pháp chiếm ba tỉnh miền đông Nam kỳ là BH,GĐ,ĐT và biết cụ Phan là trưởng phái đoàn của Việt Nam sang Pháp lo điều đình chuộc lại ba tỉnh đã bị chiếm.
Rất tiếc, không biết vì sao, quyển “thơ sử” Việt Nam đã không lưu hành ngay từ lúc ấy.
Thầy có kể (sơ) về ông Hoàng Xuân Hản, ông thuộc hàng thầy của thầy chúng tôi về tuổi tác và trình độ. Ông đậu Thạc sĩ toán bên Pháp năm 1936, nhưng văn học, sử học ông cũng giỏi.Ông soạn quyển “DANH TỪ KHOA HỌC”rất có ích cho cả thầy trò lúc bấy giờ . Ông còn là một trong những người có công trong việc Việt hóa chương trình giáo dục. Có thời ông về Việt Nam làm việc, nhưng sau lại sang Pháp dạy học, nghiên cứu rồi mất bên ấy.
Lúc đó nghe thầy kể về ông Trần Đức Thảo, ông Nguyễn Mạnh Tường, chúng tôi rất ngưởng mộ sự học hành của các ông. Ông TĐT du học Pháp đổ Thạc sĩ triết học. Thầy nói rằng, trong hệ giáo dục của Pháp, ngành triết, bằng thạc sĩ là bằng cao nhất. Ông TĐT đỗ cùng khóa với ông J.P.Sartre, một triết gia hiện sinh tên tuổi của Pháp. Ông đã viết nhiều bài phê bình ông J.P.Sartre, nghe vậy chúng tôi càng nể hơn, dù không thể đọc nỗi các bài viết bằng chữ Pháp của ông. Sau nầy đọc được quyển “Triết lý đi về đâu” ông viết bằng chữ Việt. Thập niên 60, ông J.P.Sartre được nhiều người biết tên, còn triết lý hiện sinh như thế nào, thú thật đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu. Nhưng một lần, sau 1975 không lâu, nghe người ta nói rằng triết lý hiện sinh chủ trương yêu cuồng sống vội, chỉ biết hôm nay.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, thầy nói là người Á Châu đầu tiên trẻ nhất đậu hai bằng Tiến sĩ văn chương và Tiến sĩ luật bên Pháp. Ông NMT khi về nước có đề nghị mở lại trường Luật Hà Nội đã bị giải thể sau 1954. Nhưng lãnh đạo không chấp thuận vì có vị cho rằng chế độ XHCN không cần luật sư.
Khoa bảng thứ thiệt và có tài như ông TĐT, NMT nếu ở lại Pháp thì chắc không thiếu trường đại học mời. Biết đâu hai vị sẽ nổi tiếng về tư tưởng Duy vật của mình giữa thủ đô của một nước Duy tâm. Chỉ nói về kiến thức thì chắc chắn hai ông biết rõ về Duy vật. Nhưng nghịch lý là mang tư tưởng Duy vật về xứ XHCN mà bị cho là phản.
Cuối đời hai ông sống rất hẩm hiu, bị cô lập, bị chính học trò của mình tố khổ vì tội…biết nhiều. Ông TĐT phải trở qua Pháp và chết bên đó (đọc thêm bài “Chuyện vui về ông Trần Đức Thảo). Tiếc cho những người tài bị bạc đãi và xót cho cảnh học trò trở mặt với thầy.
Thời của các vị HXH, TĐT, NMT trên toàn quốc số người du học không nhiều, số đậu Thạc sĩ, Tiến sĩ đếm đúng trên đầu các ngón tay. Thời trước thiếu thông tin, chỉ giới học hành khoa cử mới biết về các vị HXH, TĐT, NMT… Bây giờ thì mở google “xợt” một cái là biết hết.
Hiện nay cũng có nhiều thầy tài giỏi như các thầy lớp trước, một số vị đang ở trong nước thì than phiền giáo dục, một số khác lại không muốn làm thầy ở quê nhà.
Tôi và chắc nhiều người khác cũng thế, trong đời đi học, đã học với nhiều thầy thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Một số các thầy lớn tuổi thuộc lớp cha chú của tôi đã sống, đi học trong thời Pháp thuộc. Các thầy đã học tại các trường nghe rất Pháp“ école X, collègeY, lycée Z” tức trường tiểu học, trung học với một chương trình nặng tiếng Pháp, dĩ nhiên cũng có tiếng Việt, nên các vị giỏi chữ Pháp, nói tiếng “Tây”, đọc sách Pháp dễ dàng. Các vị hay đệm tiếng Pháp trong lúc nói chuyện. Đây là “bệnh” của những người học ngoại ngữ từ hồi nào đến giờ. Ví dụ như trong những bài “công dân giáo duc” dạy về chế độ dân chủ có ba “quyền” phân biệt, độc lập với nhau là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, thầy chua thêm mấy chữ (le pouvoir législatif, le pouvoir exécutif, le pouvoir judiciaire). Nhờ cái “chua” nầy mà tôi biết thêm mấy tiếng “Tây”, như vậy cũng tốt, không nở bề ngang cũng nở bề dọc.
Còn về “Tam quyền phân lập” thì đó là ý tưởng đã có cách đây hơn hai thế kỷ và hiện nay nhiều nước đã áp dụng sự phân quyền nầy. Người Việt Nam biết “Tam quyền phân lập” cũng khá lâu, có lẽ từ thời thầy của thầy tôi kia, cách đây đã gần trăm năm, nhưng đến nay thì “Tam quyền phân lâp” chỉ là mơ ước đối với nhiều người, nhưng là điều “bất khả thi” đối với một số người khác. Tôi nhớ lời thầy dạy “nghe, biết, không bằng thấy”.
Nền giáo dục của Pháp nói chung, các trường học nói riêng, lúc bấy giờ có mục đích chính là tạo ra những người làm việc cho chính quyền bảo hộ. Đôi khi Pháp cũng muốn cho dân ta mất gốc, theo các thầy, chẳng hạn Pháp lấy sử của họ dạy cho dân Việt, như Tổ tiên chúng ta là những người Gaulois (nos âncestres sont des Gaulois). Phải nói rằng đó là cách của mấy “anh Tây” cổ lỗ, vụng về, trắng trợn chỉ gây ra hiệu ứng ngược. Có người Việt nào chấp nhận điều ấy đâu, Gaulois là tổ tiên của người Pháp, Lạc Long Quân và Âu Cơ mới là tổ tiên của dân Việt (dù là truyền thuyết ). Tây, Tàu… đô hộ ta, muốn đồng hóa, làm ngu dân ta là điều không ngạc nhiên. Nhưng rất đáng ngạc nhiên là chính ta dạy cho dân mình (mất gôc) nhận họ hàng từ… Ông Lê-Nin ở nước Nga/ Mà em cảm thấy rất là Việt Nam. (Câu nầy trong một bài học thuộc lòng Cấp Một-Tiểu học) hoặc… Bên ni biên giới là nhà/ Bên kia biên giới cũng là quê hương.
Song một phần nào đấy, nền giáo dục của Pháp lúc ấy cũng góp phần vào việc giáo dục người Việt. Theo các thầy, ngay cả những thầy Pháp đã dạy cho các thầy chúng tôi những vấn đề như tự do, công bằng, thân hữu (liberté-égalite-fraternité). Lúc ấy các trường đại học, cao đẳng còn hiếm hoi, chỉ kể đến một số trường trung học do Pháp mở ra cách đây hằng trăm năm như Chu Văn An (Albert Sarraut) ở Hà Nội, Quốc Học ở Huế, Pétrus Ký (Lê Hồng Phong) ở Sài Gòn, là nơi đã đào tạo ra những vị tài danh của Việt Nam trong nhiều lãnh vực. Nhiều người vẫn tự hào là những cựu học sinh của các trường ấy.
Phần khác, nhờ học tiếng Phấp, đọc được các sách báo “tiến bộ” của người Pháp viết/ dịch, các thầy biết về các tư tưởng trên. Chính các vị chống Pháp cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của giáo dục/ sách báo Pháp. Như thế sách báo tốt cũng góp phần giáo dục tốt còn những sách báo tệ thì chỉ làm ngu dân.
Thời (chúng) tôi đi học, dù không có “Ngày 20.11”, nhưng học sinh vẫn quí mến các thầy, thỉnh thoảng cũng có ngoại lệ. Thầy dạy không theo chỉ tiêu hoặc ý kiến chỉ đạo nào. Học sinh tiếp thu, vận dụng thoải mái theo cách của mình miễn “nghe” hợp lý, không cực đoan là được. Thậm chí thầy trò không đồng quan điểm, nhưng không ảnh hưởng gì tới việc dạy, việc học. Trước 1975 thấy rõ, đôi trường hợp, thầy trò ở hai “phía”, nhưng cũng chẳng có vấn đề gì. Bởi sự giáo duc khi trước đặt trên nền DÂN TỘC-NHÂN BẢN-KHAI PHÓNG. Bây giờ con cái chúng tôi học, làm bài theo khuôn, thầy chấm bài, đặc biệt là các môn “xã hội” theo khuôn. Ví dụ “phân tích một bài thơ” thì bài làm phải có các ý A, B, C đã định trước, nếu khác thế là không đạt. Giáo dục như vậy là cái khuôn tạo ra các con người giống nhau.
Bây giờ, hằng năm đến ngày 20.11 lại được nghe Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo/ Tiên học lễ -Hậu học văn… tôi lại nghĩ về những thầy đã dạy mình, nhớ những chuyện thầy kể về những vị thầy tiền bối đáng kính như Hoàng Xuân Hản, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường … rồi tiếc vu vơ.

3112. Thảm đỏ cho FDI đang gây nhiều lo ngại

RFA – Việt ngữ
Nam Nguyên
20-11-2014
Công nhân Trung Quốc làm việc tại Dự án Formosa (Hà Tĩnh) đa số là lao động phổ thông. Ảnh: báo LĐ
Công nhân Trung Quốc làm việc tại Dự án Formosa (Hà Tĩnh) đa số là lao động phổ thông. Ảnh: báo LĐ
Chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài từng giúp kinh tế Việt Nam đạt tiến bộ kể từ giai đoạn đổi mới đầu thập niên 1990. Nhưng giờ đây chính sách này đang bị biến dạng và gây ra nhiều hệ lụy khiến giới chuyên gia đưa ra không ít lời cảnh báo.
Mặt trái của FDI
Nếu không có sự tham gia tích cực của dòng vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) thì Việt Nam chẳng thể từ chỗ có thu nhập đầu người 118 USD/năm vào năm 1990, mà có thể bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với GDP đầu người đạt 1960 USD vào năm 2013. Đây là những số liệu chính thức của Tổng Cục Thống kê Việt Nam. Tuy vậy trong vài năm qua, giới trí thức chuyên gia bắt đầu nói tới mối lo và cảnh báo về mặt trái của FDI. Sự ưu tư không những về mặt kinh tế xã hội mà luôn cả lĩnh vực an ninh quốc phòng.
TS Nguyễn Quang A nhà phản biện độc lập làm việc ở Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS nhận định rằng đã đến lúc cần điều chỉnh chính sách ưu đãi quá mức với các dự án FDI nếu mặt trái của các dự án này là lợi bất cập hại cho Việt Nam. Ông nói:
“Hiện nay Việt Nam để cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hơi dễ dãi, những dự án mà ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, có thể lên đến nhiều tỷ đô la. Vì cách quản lý không được cẩn trọng cho nên người ta chạy theo điều gọi là trải thảm đỏ mà không cân nhắc kỹ, thí dụ dự án thép ở Vũng Áng rồi hàng loạt dự án lọc dầu ở Việt Nam. Việt Nam nếu mà dễ dãi với đầu tư nước ngoài thì Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của những nơi mà người ta trốn thuế môi trường để sangViệt Nam tha hồ gây ô nhiễm, không những gây ô nhiễm mà còn thu lời bộn mang về.
Tôi nghĩ rằng với những đầu tư như thế thì Việt Nam không cần phải trải thảm đỏ. Việt nam phải cấm ngặt và thậm chí là đuổi thẳng cánh và điều này không ảnh hưởng gì đến đầu tư nước ngoài thực sự của những người không muốn lợi dụng những kẽ hở của Việt Nam hay lạm dụng những điều đó để mưu lợi cho mình. Đấy là chưa nói đến chuyện về an ninh quốc gia.”
Năm 2013 tổng vốn FDI đăng ký vào các dự án đạt hơn 22 tỷ USD, thực tế giải ngân 11,5 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu cùng năm khu vực FDI chi phối gần 70%. Mặc dù các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chí ít cũng mang lại công việc làm cho công nhân Việt Nam, nhưng càng ngày càng có nhiều chuyên gia cảnh báo mặt trái của chính sách trải thảm đỏ mời gọi FDI, điển hình là thất thu thuế vì chuyển giá, khai lỗ mà chính phủ hầu như không thể ngăn chặn. Việc ưu đãi quá mức doanh nghiệp FDI vô hình chung còn xóa sổ một số lớn doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cạnh tranh không cân sức, chưa kể trong hai năm vừa qua có nhiều dự án trải thảm đỏ cho nhà đầu tư Trung Quốc, giao đất ở các khu vực trọng yếu cho Trung Quốc.
Hiểm họa tiềm ẩn của việc giao đất
Đỉnh đèo Hải Vân. Khu vực trên đỉnh đèo Hải Vân có vị trí quan trọng, nhưng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đơn phương cấp phép cho dự án du lịch của Trung Quốc
Đỉnh đèo Hải Vân. Khu vực trên đỉnh đèo Hải Vân có vị trí quan trọng, nhưng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đơn phương cấp phép cho dự án du lịch của Trung Quốc
Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội nhận định:
“Chúng ta mở cửa đất nước cho bao nhiêu cường quốc vào để đầu tư hoạt động kinh tế. Nhưng chúng ta không giữ được đất mình, không giữ được sức cạnh tranh và như vậy biết bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam phải chết.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ở Hà Nội từng nhiều lần cảnh báo mặt trái của FDI những năm vừa qua, thí dụ như hiện tượng chuyển giá, khai lỗ để trốn thuế nhưng vẫn mở rộng kinh doanh và Việt Nam chưa có công cụ hữu hiệu để kiểm soát. Ngoài ra doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi đã phát triển mạnh chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu đè bẹp doanh nghiệp Việt Nam. Báo Đất Việt bản tin trên mạng ngày 7/3/2014 trích lời bà Phạm Chi Lan cảnh báo về lĩnh vực bất động sản. Theo lời nữ chuyên gia, nếu tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho nhà đầu tư nước ngoài được tự do mua bán bất động sản ở Việt Nam thì trong tương lại không xa lắm, Việt Nam sẽ là nước của những họ Tập, họ Đặng của Trung Quốc hay họ Kim, họ Lee của Hàn Quốc và người Việt Nam sẽ lại là những người làm thuê, làm thuê ở dạng gia công, thậm chí thay vì mua nhà bằng gói 30.000 tỷ không được thì lại đi thuê nhà của mấy ông kinh doanh nước ngoài.
Cùng một vấn đề, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành Trung Quốc gia tăng đầu tư ở Việt Nam, một phần vào bất động sản. Ông nói:
“Trung Quốc vào mua những dự án bất động sản tức đất đai của Việt Nam với giá rẻ bèo của những người phát triển dự án bất động sản bây giờ buộc phải bán tháo bán đổ đi thì sẽ như thế nào. Nếu đi xa hơn một chút nữa, nếu Trung Quốc đổ vào Việt Nam 100 tỷ đô hay 1.000 tỷ đô thì họ sẽ mua đứt đất nước Việt Nam này thì sẽ ra sao. Tất cả những chuyện ấy lãnh đạo nhà nước cần phải suy nghĩ xem chúng ta có nên trải thảm đỏ ra để mà mời mà rước Trung Quốc vào đầu tư ở Việt Nam hay không…và có ảnh hưởng gì về vấn đề kinh tế vì nếu Trung Quốc vào đây đầu tư ồ ạt thì liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đứng vững hay không.
Hiện bây giờ đầu tư nước ngoài đã chiếm 68% xuất khẩu rồi, cả đất nước Việt Nam này bao nhiêu trăm nghìn doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 32%. Liệu ngày nào Trung Quốc đầu tư vào đây như thế thì ngoại thương Việt Nam sẽ ra sao tất cả chuyện ấy chúng ta cần phải suy nghĩ.”
Nhìn vào thực tế, chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài kể cả dòng vốn FDI Trung Quốc chưa được các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam điều chỉnh. Nói cách khác Bộ Chính trị đảng Cộng sản chưa có chỉ đạo để sửa đổi. Điển hình là chỉ cách đây chưa lâu hồi tháng 10/2013 nhà đầu tư Trung Quốc đã được cấp giấy phép sử dụng 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm núi Hải Vân để xây dựng khu du lịch nghĩ dưỡng tổng vốn 250 triệu USD. Điều đáng nói là mũi Cửa Khẻm khống chế Vịnh Đà Nẵng và có vị trí chiến lược có thể chia cắt đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Theo giới chuyên gia, từ vụ việc mới nhất này nhà nước Việt Nam có nhu cầu cấp thiết là sửa đổi một cách hợp lý đối với chính sách trải thảm đỏ biệt đãi nhà đầu tư nước ngoài.

3111. Việt Nam: Chính quyền bảo đảm quyền tự do… độc thoại

Trịnh Hữu Long
20-11-2014
H1
Trong chuyến vận động cho blogger Nguyễn Hữu Vinh  và Nguyễn Thị Minh Thúy tại Washington DC., nhà báo-blogger Đoan Trang đã có cuộc trò chuyện với ông Scott E. Flipse, Giám đốc Truyền thông, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách của Ủy ban về Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ. Ông Scott E. Flipse đã có nhiều nhận xét thẳng thắn về quan điểm và thái độ của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền và các quyền tự do.
Cuộc trò chuyện, diễn ra ngày 14/11, cũng có sự có mặt của ông Mark Kearney, thành viên Tiểu ban Nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ.

Đoan Trang (ĐT): Với tư cách những blogger Việt Nam, chúng tôi thật sự muốn công luận chú ý đến vụ án ABS, vì xét nhiều khía cạnh, đây là một trường hợp rất đặc biệt, rất có ý nghĩa. Trước hết, ông Nguyễn Hữu Vinh là một trong các blogger có ảnh hưởng ở Việt Nam kể từ năm 2007. Các ông biết đấy, blog và mạng xã hội xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005 với sự ra đời của Yahoo! 360°, và ABS bắt đầu làm blog vào năm 2007, cùng tháng, cùng năm với việc blogger Điếu Cày thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
BS đã dịch nhiều bài báo tiếng Anh sang tiếng Việt để phổ biến trên blog của mình. Ông cũng đăng tải nhiều tài liệu về quan hệ Việt-Trung, về chiến tranh biên giới, tranh chấp chủ quyền biển đảo, chính trị quốc tế, v.v. Rất nhiều vấn đề khi đó còn bị coi là nhạy cảm về chính trị ở Việt Nam. Tinh thần chung của trang blog BS là Phá Vòng Nô Lệ, và đó cũng là khẩu hiệu (slogan) của nó. Ông từng nhiều lần thổ lộ rằng mơ ước duy nhất của ông là Việt Nam trở thành một nước dân chủ tự do. Ông muốn làm điều đó bằng cách nâng cao nhận thức của cộng đồng, bằng cách khai dân trí, làm cho người dân hiểu được về các giá trị dân chủ, tự do. Một khi họ biết thế nào là quyền con người, quyền tự do, nhà nước pháp quyền, họ sẽ tự biết cần phải làm gì – ông nghĩ như vậy.
Cách tiếp cận của ABS rất ôn hòa, phi bạo lực. Vì thế, tôi thật sự rất sửng sốt khi chính quyền bắt giữ ông ấy.
Scott E. Flipse: Theo bạn thì đâu là nguyên nhân sâu xa khiến ông Vinh bị bắt? Vì ông ấy đã đăng tải những điều phức tạp? Hay vì một lý do nào đó liên quan đến Trung Quốc? Hay còn lý do nào khác nữa?
ĐT: Tôi nghĩ có nhiều lý do, mà trước hết, có thể vì ông ấy rất có ảnh hưởng. Trang blog BS đã gần như là một điểm tập kết trên mạng cho những người biểu tình trong mùa hè 2011. Là một nhà báo công dân, ông Vinh cũng tham gia nhiều sự kiện quan trọng: những vụ cưỡng chế đất đai, những cuộc gặp mặt của các blogger ủng hộ dân chủ.
Thứ hai, có thể là do nguồn gốc gia đình. Sinh thời, cha của Nguyễn Hữu Vinh từng là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. Bản thân Nguyễn Hữu Vinh là một sĩ quan an ninh trước khi ông ấy lập blog. Khi còn nhỏ, ông ấy từng được gặp Hồ Chí Minh…
Scott E. Flipse: Bác Hồ?
ĐT: Vâng. Nói chung, kiểu người phản tỉnh như ABS thường bị an ninh và chính quyền Việt Nam rất ghét; họ coi những người như ông ấy là “kẻ phản bội”. Và thứ ba, ông ấy có nhiều thông tin, nhiều kinh nghiệm về chế độ. Bản thân ABS vốn là công an cho tới khi ông bỏ việc và thành lập một công ty riêng, đó là công ty thám tử tư đầu tiên ở Việt Nam. Theo tôi biết thì tới 99% vụ việc mà họ nhận là vợ theo dõi chồng ngoại tình và ngược lại (cười).
Scott E. Flipse: Haha, có khi ở Mỹ cũng thế đấy!
ĐT: Có lẽ thế. Đối với nhiều người trong giới nhà báo và blogger chúng tôi thì ông ấy là một người bạn rất tốt. Nói đơn giản thế này: Trang BS là một nguồn cung cấp thông tin tổng hợp cho chúng tôi. Và đôi khi, có những bài báo bị kiểm duyệt, không thể xuất bản, thì tác giả của nó có thể gửi nó cho BS đăng tải hoặc xử lý thế nào đấy… Bằng cách đó, ông ấy đã đem đến rất nhiều thông tin cho cộng đồng. Tôi cho rằng đó là một đóng góp lớn cho xã hội, và nó thể hiện đúng niềm tin của ông ấy: Con đường duy nhất để Việt Nam chuyển hóa dân chủ một cách ôn hòa, là phải thông qua giáo dục, khai dân trí, cho người dân hiểu được về quyền của mình (human rights education).
Scott E. Flipse: Công an cho rằng đó là một tội ư?
ĐT: Họ nói “đây là một vụ án nghiêm trọng, có tổ chức”. Thật ra, BS bị buộc tội là đã đăng tải, tôi xin nhấn mạnh là chỉ mới đăng tải thôi, 24 bài viết lên hai website mà họ cho là của ông ấy. Quả thật, ngay cả điều đó có đúng sự thật đi chăng nữa thì 24 bài viết cũng hết sức ôn hòa; nhiều bài chủ yếu kêu gọi một sự thay đổi từ bên trong Đảng Cộng sản. Còn hơn cả ôn hòa nữa kia.
Scott E. Flipse: Để tôi kể bạn nghe chuyện này. Cách đây ít lâu, tôi đã đến Việt Nam. Trong một buổi họp của chúng tôi với Bộ Công an, một quan chức cấp cao của Bộ – ngồi đối diện tôi, ở phía bên kia bàn – đã nói thế này: “Ở Việt Nam, người dân có thể phát biểu bất cứ điều gì họ muốn, chỉ với một điều kiện là họ không được tập hợp lại. Một khi họ tập hợp lại thì khi đó sẽ là một tội hình sự, liên quan đến vấn đề an ninh”.
ĐT: Trời ơi, họ nói như thế với ông thật sao?
Scott E. Flipse: Đúng thế đấy.
ĐT: Nhưng đó rõ ràng là vi phạm quyền tự do hội họp…
Scott E. Flipse: Với họ, điều quan trọng không phải là bạn nói gì, mà quan trọng là khi những điều bạn nói khiến cho mọi người tập hợp lại, tổ chức lại; hoặc là khi bạn nói một điều gì đó, rồi bạn gặp một người khác và các bạn quyết định phát biểu điều đó cùng nhau. Đấy chính là khía cạnh tổ chức, và là cái mà chính quyền Việt Nam không chấp nhận, chứ không phải là chuyện quan điểm của bạn. Bạn được tự do nói, nhưng không được tự do tổ chức.
ĐT: Vậy trường hợp của BS chắc là như thế. Vào lúc cao điểm, trang mạng của ông ấy đạt tới hơn 200.000 lượt đọc một ngày, cao hơn nhiều so với báo chí quốc doanh nói chung.
Scott E. Flipse: Hầu hết từ Việt Nam?
ĐT: Hơn 2/3 người đọc là từ Việt Nam. Ông biết không, thật sự tôi rất muốn đánh động công luận về vụ việc này. Bắt người vì Điều 258 quá dễ. Nhưng quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin cần phải được bảo vệ. Nếu ABS được bảo vệ, thì cũng có nghĩa là các blogger khác sẽ được bảo vệ. Vậy mà ông ấy đã bị giam từ tháng 5 tới nay, và bị từ chối nhiều quyền của người bị tạm giam, như quyền được tiếp xúc với gia đình, quyền được thông tin…
Scott E. Flipse: Bao giờ thì họ xử ông Vinh?
ĐT: Tôi chẳng biết. Không một ai trong chúng tôi có thể tiếp xúc với ông ấy cả. Luật sư cũng rất khó khăn mới được gặp ông ấy.
Scott E. Flipse: Ông ấy bị giam ở đâu?
ĐT: Trại B14, ở ngoại thành Hà Nội. Đó cũng là một trại giam của công an.
Scott E. Flipse: (lắc đầu) Oh, no… Còn cô Minh Thúy, cô ấy cũng bị giam cùng nơi đó à?
ĐT: Tôi cũng không biết nữa. Chắc vậy, trong quá trình điều tra, công an thẩm vấn cả hai và có lẽ họ sẽ để hai người ở cùng trại cho tiện việc đi lại của họ.
Scott E. Flipse: Có thể chúng tôi sẽ liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đại sứ quán cũng rất nhiều việc, nhưng chúng tôi hy vọng có thể coi đây là việc cần phải ưu tiên.
ĐT: Cảm ơn ông. Nhưng quả thật, chúng tôi muốn nhiều hơn thế nữa. Chúng tôi muốn một cơ chế bảo hiến, mặc dù tôi biết chuyện này chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam. Nói thế nào nhỉ, chúng tôi không chỉ muốn một yêu cầu “trả tự do ngay lập tức cho ABS”. Mà chúng tôi muốn luật pháp Việt Nam phải được sửa đổi, Bộ luật Hình sự và các bộ luật quan trọng khác cần phải được cải tiến. Ông nghĩ liệu có cách nào để chúng tôi thực hiện được những đòi hỏi đó không?
Scott E. Flipse: Bạn biết đấy, Bộ luật Hình sự Việt Nam có rất nhiều điều luật cần xem xét lại. Điều 258, 79, 88, 89, cả 44 nữa… tất cả đều đã được thảo luận – một số thì do Mỹ đưa ra, một số thì do EU đưa ra – trong các cuộc đàm phán song phương. Nhưng họ chưa thay đổi gì cả.
Tôi có cảm giác là, hiện nay, cũng có một cơ hội nào đó, xét bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Tôi tin rằng quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam đang phần nào tiến triển hơn vì vấn đề Trung Quốc. Có lẽ sẽ có một cơ hội nào đó chăng.
Tôi không biết chuyện cơ chế bảo hiến thì thế nào, nhưng tôi nghĩ đến cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR. Tại các vòng UPR, tất cả các vấn đề luật pháp đều đã được đưa ra rồi, nhưng Việt Nam đều nói đó là việc của họ. Tôi vẫn tin rằng nước Mỹ có một số tác động đòn bẩy nào đấy đối với Việt Nam, vì Việt Nam cần Mỹ trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Chúng ta sử dụng điều đó như thế nào để tạo sự thay đổi, mới là câu hỏi đặt ra. Nói chung, nếu có được những quan chức cấp cao của Chính phủ Hoa Kỳ, như Ngoại trưởng John Kerry chẳng hạn, lên tiếng, thì sẽ rất có ích.
ĐT: Những blogger như chúng tôi đã nhiều lần muốn vận động chính sách ngay trong nước. Tại sao lại không thể chứ? Đã đến lúc phải làm gì đó. Nói thật với các ông, thật sự là một nỗi khổ tâm khi lúc nào cũng phải tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong những vấn đề mà đáng ra người Việt Nam, cả chính quyền lẫn người dân, phải ngồi lại với nhau để giải quyết. Nhưng chúng tôi không biết phải làm gì nữa. Họ không nghe chúng tôi. Những tiếng nói của người dân đơn giản là không bao giờ được chính quyền đếm xỉa đến.
Scott E. Flipse: Tôi hiểu. Tôi nhìn nhận thấy có một sự bất an trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, vì chính những điều các bạn đang làm: quyền tự do biểu đạt, tự do Internet, tự do tôn giáo, vận động nhân quyền… Đó là những điều mà chính quyền coi là mối đe dọa, bạn biết đấy, có những thể chế độc tài đã sụp đổ vì những điều ấy. Họ sẽ nghĩ, “cách mạng ôn hòa” ư, hay là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”? Trung Quốc cũng thế. (Scott E. Flipse là một chuyên gia về Trung Quốc – PV). Bắc Kinh không thấy có mối đe dọa từ bên ngoài nào cả. Tất cả các nguy cơ, các mối đe dọa, đều là từ bên trong hết. Và chính quyền Việt Nam cũng suy nghĩ hệt như thế, mặc dù rõ ràng là Việt Nam có một mối đe dọa lớn từ bên ngoài, là Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bạn thì nói đơn giản đó là quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin… nhưng tôi tin đây là những vấn đề quan trọng nhất, những vấn đề sống còn của chế độ. Không phải là chuyện quyền, hay tự do, hay điều tốt cho người dân, mà đây là vấn đề an ninh. Chính quyền của các bạn nghĩ như vậy. Đó là quan sát của tôi về chính quyền Việt Nam.
ĐT: Tôi hiểu điều đó. Cũng như tôi hiểu rằng, luôn có một sự mâu thuẫn giữa quyền con người và an ninh quốc gia. Tiếc rằng các chính thể độc tài luôn lợi dụng vấn đề an ninh quốc gia để chà đạp quyền con người. Nói chung, cuộc đấu tranh vì các quyền tự do, dân chủ còn dài lắm. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên cho ông về các diễn biến trong vụ án blogger ABS.
Ảnh: Ông Scott E. Flipse (phải) và ông Mark Kearney với tập hồ sơ về blogger ABS và Nguyễn Thị Minh Thúy. Ảnh chụp tại một văn phòng của Hạ viện Mỹ, ngày 14/11.
Ông Scott E. Flipse làm việc ở Ủy ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ từ năm 2003. Ông có bằng tiến sĩ về lịch sử quan hệ quốc tế, cũng là một chuyên gia về chính sách của Hoa Kỳ, đặc biệt ở Trung Quốc, Đông Nam Á, và Nam Á. Scott E. Flipse cũng rất có rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nhân quyền, nhất là tự do tôn giáo, và hiểu khá sâu về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét