Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á

  • Chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” có hợp lý? (RFA) - Trả lời tại Quốc hội VN ngày 19/11/2014 về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính VN như TQ thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
  • Đà Nẵng bất bình vì Huế cho Trung Quốc thuê một phần Hải Vân (RFA) - Chuyện nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cho người Trung Quốc thuê một phần đèo Hải Vân để xây dựng khu du lịch sinh thái là một chuyện động trời, vượt quá sức chịu đựng của những người có ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc.
  • Dự án của nước ngoài trên 'yết hầu' đèo Hải Vân (BaoMoi) - TP - Rất nhiều tướng lĩnh, chuyên gia, nhà nghiên cứu… cùng phản đối Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine ngay tại vị trí hiểm yếu trên đèo Hải Vân giữa hai địa phương Huế - Đà Nẵng.
  • Việt Nam: Đề nghị tịch thu nhà đất của ông Trần Văn Truyền (RFI) - Các bất động sản có giá trị lớn của ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam đã bị đề nghị tịch thu, theo kết luận công bố hôm nay 21/11/2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp bị yêu cầu tịch biên tài sản, trong khi lâu nay đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bị chỉ trích là dung dưỡng cho nạn tham nhũng.
  • Thủ tướng Nhật giải thể Hạ viện (RFI) - Chỉ hai năm sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định giải thể Hạ viện và cho tổ chức bầu cử trước thời hạn, với hy vọng tạo ra một đà mới cho kế hoạch thúc đẩy kinh tế đầy tham vọng của ông, « Abenomic ». Thủ tướng Nhật cũng muốn lùi lại thời điểm tăng thuế giá trị gia tăng (TVA) đợt hai vì việc tăng thuế đợt một đã làm cho kinh tế bị suy thoái.
  • LHQ chỉ trích quân đội Thái việc tạm giữ 6 sinh viên chống đối (RFA) - Liên Hiệp Quốc hôm qua chỉ trích quân đội Thái về việc tạm giữ 6 sinh viên chống đối trong tuần này. Những người này đã ra dấu ba ngón tay chào lên cao được lấy cảm hứng từ bộ phim ‘the Hunger Games’, tạm dịch là “Đấu Trường Sinh Tử”. Kiểu chào này đã bị coi là một biểu tượng không chính thức chống lại vụ đảo chính của quân đội Thái hồi tháng 5 vừa qua, và đã khiến hàng chục sinh viên bị bắt giữ do sử dụng kiểu chào này.
  • 'Đấu trường sinh tử' ở Bangkok (BBC) - Thêm một thanh niên bị cảnh sát Thái bắt giữ do làm động tác chào như trong bộ phim ăn khách “Hunger Games” Mockingjay.
  • Người Hong Kong biểu tình đòi chính phủ Anh bảo vệ quyền lợi (RFA) - Từ chiều hôm 21/11 ở Hong Kong, một nhóm những nhà tranh đấu cho dân chủ đã biểu tình trước cửa tòa Tổng Lãnh Sự Anh, đòi London phải thực hiện đúng những cam kết đã đưa ra với dân chúng hồi 1997 trước khi trao trả vùng đất này lại cho Trung Quốc.
  • Obama hợp thức hóa người không giấy tờ, đối lập Cộng hòa phản ứng mạnh (RFI) - Hôm qua 20/11/2014, Tổng thống Hoa Kỳ lên truyền hình giải thích với công chúng các lý do khiến ông ban hành một quyết định mới hợp thức hóa cho hàng triệu người lao động không có giấy tờ, chủ yếu đến từ Châu Mỹ Latinh. Quyết định của Barack Obama, sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2015, gây phấn chấn cho rất nhiều người hiện đang phải sống trong cảnh chui lủi.
  • Obama hợp thức hóa 5 triệu người nhập cư không giấy tờ (RFI) - Tối qua, Tổng thống Hoa Kỳ có cuộc nói chuyện trên truyền hình để giải thích với người Mỹ lý do vì sao ông lại thông qua các biện pháp hợp thức hóa cho hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ, đang liên tục phải sống trong nỗi sợ bị trục xuất. 
  • Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi (BaoMoi) - Sự tự tin ngày càng tăng đối với năng lực quân sự đã khuyến khích Trung Quốc thúc đẩy tham vọng lãnh thổ
  • Europol phá vỡ một mạng lưới người Việt nhập cư lậu (RFI) - Hai mươi sáu người tham gia vào một mạng lưới đưa người Việt Nam nhập cư lậu vào Châu Âu vừa bị Europol bắt giữ. Các nghi phạm bị cáo buộc các tội buôn người, rửa tiền và giả mạo giấy tờ. Đây là thông báo của Cơ quan cảnh sát Châu Âu hôm qua, 20/11/2014.
  • Tổng thống Pháp và người tình Julie : Những bức ảnh mới (RFI) - Mười một tháng sau những chứng cứ đầu tiên về mối liên hệ bí mật giữa Tổng thống Pháp François Hollande và nữ nghệ sĩ Julie Gayet, hôm nay một tạp chí Pháp lại công bố ba bức ảnh mới về mối quan hệ đặc biệt này.
  • Hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc : Kiểm duyệt Internet (RFI) - Trong mảng thời sự quốc tế, báo chí Pháp hôm nay rất quan tâm đến Trung Quốc với hai hồ sơ Hồng Kông và hội nghị Internet ở Ô Trấn, bên cạnh những hồ sơ về thánh chiến, Ukraina, nhập cư Mỹ... Về Đại hội Internet Toàn cầu mở ra ngày 19/11 vừa qua tại Trung Quốc, báo Libération đã chạy một tựa mỉa mai ở trang quốc tế : " Thay vì bãi bỏ kiểm duyệt Internet, Bắc Kinh lại mơ ước xuất khẩu " mặt hàng này.
  • Đức: Không có an ninh tại châu Âu nếu Nga không hợp tác (RFI) - Nhân chuyến viếng thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố « an ninh của châu Âu, trong trung hạn và dàn hạn chỉ được bảo đảm nếu có Nga ». Tuy nhiên, lãnh đạo Đức khẳng định sẽ không bỏ rơi Ba Lan nếu tình thế đòi hỏi.
  • NATO chặn đứng 400 vụ máy bay Nga toan xâm nhập không phận (RFI) - Các phi cơ tiêm kích của các nước thành viên NATO đã phải xuất kích đến 400 lần trong năm nay để ngăn chận các máy bay Nga, đây là con số cao chưa từng thấy kể từ thời chiến tranh lạnh đến nay. Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltanberg hôm qua 20/11/2014 tại Estonia cho biết như trên.
  • Thế giới : Nạn béo phì ngày càng trầm trọng (RFI) - Hơn 2,1 tỷ người trên thế giới, tức là gần 30% dân số toàn cầu, đang bị dư cân hoặc béo phì, và xu hướng này sẽ chiếm phân nửa số người lớn trên thế giới từ đây cho đến năm 2030.
  • Iran: Đàm phán hạt nhân quan trọng nhất bắt đầu tại Vienna (RFI) - Việc thương lượng về hồ sơ nguyên tử Iran hôm nay 21/11/2014 bắt đầu bước vào giai đoạn tối hậu, mà mỗi bên đều phải chấp nhận những nhượng bộ khó khăn nếu không muốn vuột mất cơ hội đạt được một thỏa thuận lịch sử.
  • Rumani tạm giữ lãnh đạo viện Công tố vì nghi ngờ tham nhũng (RFI) - Hôm nay, 21/11/2014, viện công tố chống tham nhũng Rumani ra thông cáo cho biết, bà Alina Bica, lãnh đạo viện công tố chống tội phạm có tổ chức và chống khủng bố (DIICOT), đã bị tạm giữ trong khuôn khổ điều tra vụ án tham nhũng về một hồ sơ bất động sản của Nhà nước.
  • Trung Quốc mở phiên tòa xử phạt một nhà báo nổi danh (RFI) - Nhà báo Cao Du, một nữ phóng viên Trung Quốc được đồng nghiệp trong và ngoài nước mến phục bị đưa ra tòa án Bắc Kinh xử kín ngày hôm nay 21/11. Bị quy tội « tiết lộ bí mật quốc gia », nhà báo từng bị tù nhiều năm vì quyết tâm tìm hiểu sự thật Thiên An Môn 1989, có thể bị án chung thân.
  • Hoa Kỳ cảnh báo khả năng phá hoại của tin tặc từ TQ (RFA) - Hôm qua (21/11) khi lên tiếng trong buổi điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Liên Bang Mỹ, Đô Đốc Mike Rogers, người đang điều hành hệ thống an ninh tình báo Hoa Kỳ cho biết bọn tin tặc từ Trung Quốc và một hai nước khác có thể phá hoại hệ thống điện toán được Hoa Kỳ sử dụng để điều khiển các hoạt động về điện lực, hàng không và tài chánh.
  • Trung Quốc bị cáo buộc gây căng thẳng với Mỹ (RFI) - Hôm qua, 20/11/2014, một ủy ban của Nghị viện Hoa Kỳ, nhận định rằng dưới thời ông Tập Cận Bình, sự chậm trễ trong cải cách, kết hợp với những chính sách, biện pháp thương mại không bình đẳng và môi trường làm ăn không thuận lợi cho các nhà đầu tư ngoại quốc, đã làm cho quan hệ kinh tế Mỹ-Trung thêm căng thẳng.
  • Mêhicô: Biểu tình lớn đòi công lý cho sinh viên mất tích (RFI) - Tối qua, 20/11/2014, hàng chục ngàn người đã tuần hành trên đường phố ở thủ đô Mêhicô đòi công lý trong vụ 43 sinh viên bị mất tích ở Iguala vào cuối tháng Chín vừa qua. Cuộc tuần hành diễn ra một cách ôn hòa. Tuy nhiên, vào lúc cuối, nhiều kẻ bịt mặt đã đối đầu với cảnh sát.
  • Joe Biden đến Kiev một năm sau cách mạng Maidan (RFI) - Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay 21/11/2014 gặp gỡ Tổng thống Ukraina Petro Porochenko tại Kiev vào thời điểm đất nước này kỷ niệm một năm cuộc cách mạng Maidan, phong trào nổi dậy đã lật đổ chế độ thân Nga Viktor Ianoukovitch.
  • Đạo diễn nổi tiếng Mike Nichols qua đời (VOA) - Nhà đạo diễn phim, kịch và truyền hình Hoa Kỳ, Mike Nichols, một trong các thành viên được ca ngợi nhiều nhất trong kỹ nghệ giải trí, đã qua đời, thọ 83 tuổi
  • Động đất 5,4 độ richter ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Sáng nay 21.11, một trận động đất mạnh 5,4 độ richter đã xảy ra ở Biển Đông vào khoảng 10 giờ 29 phút (giờ Việt Nam), Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC) cho biết.
  • Trao 2 tổ máy phát điện ủng hộ Cảnh sát biển (BaoMoi) - TT - Sáng 20-11, báo Tuổi Trẻ và Công ty DP Consulting đã bàn giao cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển VN hai tổ máy phát điện của Cộng hòa liên bang Đức để trang bị cho tàu cảnh sát biển VN.
  • Mỹ đổi chiến lược quân sự, Philippines chi 2 tỷ USD (BaoMoi) - TP - Nhằm đẩy nhanh lộ trình triển khai chiến lược quân sự mới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phác thảo những thay đổi chiến lược quân sự Mỹ, tập trung ngân sách vào các công nghệ và cách mạng hóa vũ khí, đặc biệt là các hệ thống robot, chương trình tự động hóa, tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) ngày 20/11 thông tin.
  • Biển Đông: Đương đầu với 'công cụ chính trị' (BaoMoi) - Tại TQ, đã có những nhóm "học giả quốc doanh" với nhiệm vụ tuyên truyền các thông tin hay niềm tin mang tính chính trị, ngay cả khi những điều đó đi ngược căn cứ khoa học, logic khách quan hay chuẩn mực về đạo đức của giới hàn lâm.

Một nền báo chí tự do cho Việt Nam: Bài viết gây xôn xao dư luận

Trong bài viết đăng trên tờ the New York Times hôm 19 tháng 11, nguyên Tổng Biên Tập báo Thanh Niên kêu gọi một nền báo chí tự do cho Việt Nam. Ông Nguyễn Công Khế nói đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép truyền thông hoạt động tự do, và đó là điều kiện thiết yếu để Việt Nam có thể tiếp tục nỗ lực cởi trói kinh tế và chính trị. Ông cảnh báo rằng có làm như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới lấy lại được niềm tin của nhân dân hầu có thể sống còn.
Bài viết này đã gây xôn xao dư luận cả trong lẫn ngoài nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh cho dân chủ đang sống ở Hoa Kỳ, người đã thành lập Diễn Đàn Dân chủ, một tờ báo chui vào năm 1990, nhận định về bài báo này như sau:  
“Bài báo này tôi nghĩ, ra rất là đúng lúc, cái vấn đề tự do báo chí đáng nhẽ ra phải được đặt ra lâu rồi. Một cái tiếng nói như Nguyễn Công Khế không đủ để tạo thêm được cái niềm tin. Bây giờ có cởi trói cho tự do báo chí, thì tôi nghĩ là cái niềm tin cũng không chắc đã lấy lại đươc, trừ phi có những cái hành động mạnh mẽ hơn nữa, may ra thì Đảng Cộng sản còn có hy vọng là tồn tại được ở trong nền chính trị Việt Nam trong những thập niên tới.”
Từ trong nước, nhà báo độc lập từng lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do báo chí, ông Nguyễn Khắc Toàn từng bị tù đầy vì lập trường kiên cường của ông ủng hộ dân chủ, tự do và một chế độ đa nguyên, cho biết ý kiến về bài báo của ông Nguyễn Công Khế:
“Tôi rất hoan nghênh cái lập trường của anh Nguyễn Công Khế đã công khai đòi nhà nước, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải thực hiện trước mắt là cái quyền tự do báo chí cho xã hội Việt Nam. Thì đây là một cái đòi hỏi rất chính đáng và rất cần thiết. Tiếng nói của anh ấy đã góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi tự do hoá ở Việt Nam, trong đó có một cái quyền rất căn bản của xã hội và của nhân dân Việt Nam, đó là cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.”
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đồng ý với quan điểm với ông Khế rằng đã có một số thay đổi lớn trong giới truyền thông Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, và nhà nước Việt Nam đang mất dần sự kiểm soát đối với giới truyền thông. Ông nói:
“Cái sự quản lý, cái sự kiểm soát, cái sự kìm kẹp của bộ máy nhà nuớc, bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Ban Tuyên giáo, đã quá lỗi thời và lạc hậu, cho nên những gì mà anh Nguyễn Công Khế đã làm việc, đã đứng trong cái hệ thống truyền thông quốc doanh này và anh ấy đã nói là hoàn toàn chính xác.”
Trong bài viết đăng trên báo New York Times, ông Nguyễn Công Khế nói tự do báo chí, tự do ngôn luận là tốt cho đất nước và cũng tốt cho chế độ, nhưng giới quan sát trong và ngoài Việt Nam tin rằng chế độ cầm quyền toàn trị của Cộng sản Việt Nam khó có thể sống chung với tự do báo chí. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho biết:
“Tôi nghĩ rằng phải có một bản Hiến Pháp hoàn toàn mới, mà không những vậy mà còn phải có một tiến trình để đi đến một bản Hiến Pháp mới, và cái tiến trình ấy nó đòi hỏi một cái quốc hội khác, một cái quốc hội lập hiến. Mà quốc hội lập hiến chỉ có thể xảy ra khi ta có một cuộc bầu cử thật sự tự do và đa đảng. Do đó tôi nghĩ rằng phải thay đổi chế độ thì chúng ta mới có thể có được một nền tự do trong đó có tự do báo chí. ”
Ông Nguyễn Khắc Toàn nói:
“Đảng Cộng sản và chế độ toàn trị mà Đảng đang duy trì không thể sống chung được với cái nền tự do báo chí, cũng như là tôn trọng các quyền con người thực sự ở đất nước này.”
Là một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong hơn hai thập niên đã từng đứng đầu tờ báo có số lượng độc giả lớn nhất nước, ông Nguyễn Công Khế là một nhân vật từng có ảnh hưởng rất lớn. Liệu ông có gặp khó khăn như những nhà đấu tranh cho các quyền dân chủ và tự do báo chí? Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chia sẻ quan điểm của ông về phản ứng có thể có từ phía chính quyền Việt Nam:
“Tôi tin chắc rằng hiện nay ban Tuyên giáo ở trung ương và Bộ Chính trị Việt Nam và bộ máy kiểm soát, kìm kẹp truyền thông của nhà nước là hiện nay rất bối rối. Đàn áp Nguyễn Công Khế, bịt miệng Nguyễn Công Khế, bắt Nguyễn Công Khế… thì bối cảnh ngày nay không cho phép làm những chuyện đó, nhất là Nguyễn Công Khế là một đảng viên Cộng sản từng đứng đầu một tờ báo tương đối có uy tín trong nước, có số lượng độc giả rất lớn ở trong và ở ngoài nước.”
Ông Nguyễn Khắc Toàn là một cựu chiến binh và cũng là phóng viên tự do, ông từng bị tù đày vì đã đấu tranh để dân chủ hoá đất nước và đòi các quyền tự do, trong đó có tự do báo chí. Cùng với luật sư Lê thị Công Nhân, ông là người đồng sáng lập Công đoàn Việt Nam độc lập để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho những người lao động ở trong nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà đấu tranh để dân chủ hoá Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, ông cũng là một trong những nhà đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, và tự do báo chí, từng bị cầm tù lâu năm ở Việt Nam vì những hoạt động của ông. Ông được phóng thích và sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình từ năm 1998.
Hoài Hương
(VOA)

Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á

Ảnh: Thinkstock

Từ rất lâu, đại văn hào Shakespeare đã viết rằng thận trọng thì quan trọng hơn là dũng cảm một cách hồ đồ. Ở châu Á, thận trọng cũng được coi là cách sống thích hợp hơn cả.
Có thể hiệu quả ở phương Tây, nhưng cách nói thẳng thừng lại rất dễ gây hiểu lầm ở phương Đông.
Nói ra những điều mình nghĩ có thể giúp quan hệ đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn ở New York hay Newcastle nhưng lại làm sứt mẻ tình cảm nếu ở Nam Kinh.
“Tự do ngôn luận” theo cách hiểu ở Hyde Park, London lại có thể bị coi là nói năng linh tinh trong phòng họp ở Bắc Kinh.
Dù là chuyện gì đi nữa – chính trị, tôn giáo, văn hóa – thì vẫn có những chủ đề nhạy cảm. Thế cho nên tốt nhất là người nước ngoài không nên hỏi quá nhiều nếu muốn giữ quan hệ tốt.
Thế nhưng làm sao để tránh được những chủ đề nhạy cảm này thì còn khó hơn.
Làm sao để lấy lòng người châu Á? Có cách gì để tránh bị lỡ lời, vạ miệng? Làm thế nào để không động chạm đến những điều cần kiêng kỵ?
Dưới đây là 10 lời khuyên chung nhằm giữ cho những cuộc trò chuyện của bạn không làm mối quan hệ Đông – Tây bị rối tung lên. Tất nhiên việc áp dụng cụ thể còn tùy thuộc vào từng quốc gia nơi bạn đến.
1) Nên góp ý khéo
Nếu bạn muốn góp ý về những thứ chưa hay trong công việc của đồng nghiệp người châu Á, hãy luôn kèm vào đó những ý tích cực.
“Ở Nhật Bản tôi từng chứng kiến mối quan hệ quan trọng của một người Mỹ với một quan chức Nhật bị tổn thương vì anh người Mỹ nói trước nhiều người rằng: “Ông chẳng hiểu chính ông đang nói cái gì,” Mark Michelson, Chủ tịch Diễn đàn CEO châu Á ở Hong Kong nói.
“Dù là văn hóa nào đi nữa thì bạn cũng không nên làm người khác mất mặt; bạn nên góp ý với tinh thần xây dựng. Ở châu Á, việc lên giọng hay xỉa tay vào mặt người khác sẽ gây hậu quả rất tai hại.”
2) Đừng nhắc tới Thượng đế hay Chúa Trời một cách bừa bãi
Đừng chỉ trích Thượng đế của người khác.
“Ở Ấn Độ, có ba cấp độ mộ đạo khác nhau: mộ đạo, rất mộ đạo và cực kỳ mộ đạo,” nhà phê bình ẩm thực Marryam Reshi nói.
Ở nhiều vùng Hồi giáo, ví dụ như một số nơi ở Malaysia, nhiều lãnh tụ tôn giáo cho rằng loài chó rất bẩn thỉu và tiếp xúc với chó có thể bị coi là có tội. Một nhà tài trợ cho sáng kiến gần đây theo đó khuyến khích người Hồi giáo ở Malaysia hãy “vuốt ve chó” đã bị dọa giết.
3) Tránh xa chủ đề nóng
Ngôi chùa Tây Tạng. Ảnh: Think Stock
Dù là người phiên dịch cho bạn trông có trẻ trung đến mấy đi nữa, hay vị lãnh đạo cơ quan nào đó ở Trung Quốc trông rất ngầu, “những nhận xét về ba địa danh” Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn – vẫn có thể bị hiểu lầm là can thiệp của nước ngoài vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, theo Mike Chinoy, một nhà nghiên cứu ở Viện Mỹ - Trung.
Thêm vào đó, “đừng khen Nhật Bản khi bạn đang ở Hàn Quốc, hay khen Trung Quốc khi đang trên đất Nhật,” Micha Peled viết. Ông là đạo diễn của phim China Blue và nhiều bộ phim tài liệu khác.
“Ở Philippines, đừng đùa cợt về đồ ăn của Đức Giáo hoàng” trong lúc với người Nam Hàn, “nhắc đến Bắc Hàn cũng không được khuyến khích,” Nicholas Tse, giám đốc khách sạn Seoul JW Marriott viết trong một email.
4) Đừng bình luận về chính sách chính trị
“Có lẽ tốt nhất là không nên nhắc tới hình phạt bằng roi ở Singapore,” Mitchell Farkas, giám đốc công ty FarFilms có trụ sở ở Trung Quốc nói.
“Một người Mỹ từng bình luận phản đối Bumiputra (Malaysia – chính sách phát triển các dân tộc bản xứ) được nêu trong Hiến pháp Malaysia và quên mất rằng hệ thống của Hoa Kỳ đối với người da đỏ bản địa cũng tương tự,” A Najib Ariffin, giám đốc một viện nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ ở Kuala Lumpur nói. “Điều này khiến chủ nhà giận dữ, và họ câu trả lời đơn giản của họ là không làm ăn tiếp với anh ta nữa.”
Một email khác của nhà làm phim Micha Peled, viết: “Ở Ấn Độ, đừng nói với họ rằng hệ thống phân biệt đẳng cấp của họ là lạc hậu hoặc hỏi vì sao họ không làm hòa với Pakistan.”
5) Đừng nói lời bất kính
Phụ nữ Thái Lan với mũ mang hình vua. Ảnh: Chumsak Kanoknan/Getty Images
Ở Thái Lan, đừng bao giờ đưa ra bình luận nào có thể gây hiểu nhầm là mang ý tiêu cực về quốc vương hay các vị hoàng thân quốc thích. Hãy luôn luôn bày tỏ lòng kính trọng. “Nếu bị hỏi bất ngờ, cứ nói là ông là người tuyệt vời,” Peter Muennig, phó giáo sư ở trường Y tế Cộng đồng Mailman của Đại học Columbia khuyên.
Tất cả những gì được cho là xúc phạm và làm chủ nhà phật lòng đều có thể khiến bạn phải vào tù ở Thái Lan.
6) Đừng bình luận về vẻ bề ngoài
Gu thẩm mỹ về thế nào là đẹp có thể khác nhau đến không ngờ. “Đừng bao giờ nhận xét về tóc của một doanh nhân Nhật Bản,” nhà chủng tộc học Meyumi Ono nói.
“Đừng đùa về chuyện bị hói, phải dùng tóc giả, hay kiểu chải ngược mấy sợi tóc mỏng ra đằng trước – mà người Nhật gọi là ‘mã vạch’. Và cũng đừng bình luận về mùi cơ thể của người ta.”
7) Đừng khen bừa
Điều khiến Tse, người gốc Trung Quốc lớn lên ở Anh, khó chịu nhất là khi mọi người khen: “Bạn nói tiếng Anh giỏi quá!”. Người châu Á ngồi đối diện với bạn có thể được sinh ra ở Hoa Kỳ hay Anh Quốc hoặc đã nhiều năm đi học ở các nước này.
“Suy đoán là cả một vấn đề lớn,” Michelson ở Diễn đàn CEO châu Á nói. “Đừng cố khái quát hóa khi nói chuyện với người châu Á.”
8) Hãy để ý tới cử chỉ, hành động
Đừng gắp miếng đồ ăn cuối cùng trên đĩa. Ảnh: Thinkstock
Khi chúc tụng nhau, dù bạn có nói những lời hoa mỹ đến mấy mà không để ý cử chỉ thì cũng bằng không.
“Nhớ là khi chạm ly, bạn phải giữ sao cho chiếc ly của mình thấp hơn ly của người lớn tuổi hơn hay cấp trên,” nhà chủng tộc học Ono nhắc.
Điều này đặc biệt đúng ở Trung Quốc. Quan trọng không kém là “chớ bao giờ từ chối các món đặc sản,” Ono nói thêm.
Thế nhưng bạn vẫn phải tỏ ra chừng mực khi ăn uống, theo ông Chinoy từ Viện nghiên cứu Mỹ-Trung, người đã có nhiều năm kinh nghiệm ăn tiệc.
“Không nên gắp miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa – người chủ xị sẽ rủa thầm vì như vậy tức là họ sẽ phải gọi thêm đồ ăn.”
Cũng đừng cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm. Ở Hàn Quốc và nhiều nơi khác, điều này trông giống như đang thắp nhang "bát cơm quả trứng" cho người vừa quá cố vậy. Nhưng húp canh soàn soạt thì lại được coi là khen đồ ăn ngon, ông Michelson chỉ ra.
9) ‘Vâng’ không có nghĩa là đồng ý
Đây là một trong những vấn đề lớn nhất khiến hai bên có thể hiểu nhầm nhau.
“Tôi từng được nghe chuyện một nhà quản lý bị mất việc chỉ vì anh ta nghĩ công ty đối tác ở Hàn Quốc đã nói “vâng” về vụ bán 51% cổ phần – trong khi từ ‘vâng’ đó chỉ có nghĩa là họ đã nắm được vấn đề,” Chinoy kể.
“Ở Trung Quốc, khi từ ‘không’ được nói ra quá nhanh, có nghĩa là họ muốn bạn nằn nì thêm nữa, dù là chính thức hay không chính thức.”
Thế nhưng ở Nhật Bản, Thái Lan và phần lớn các nước châu Á khác, người ta không bao giờ thốt ra từ ‘không’.
Thay vì đó, họ tìm các lý do khác nhau để tránh né, trì hoãn và điều đó được coi là cách làm lịch sự hơn.
Đôi khi vấn đề chỉ đơn giản là có được một câu trả lời cụ thể.
10) Khi nào cần im lặng
Ở Hong Kong, nơi những cuộc chuyện trò qua điện thoại nghe như hét vào tai nhau, vấn đề chính là làm sao bạn có thể hét át đi được tiếng nói chuyện của người khác.
Nhưng ở Nhật, “mọi cuộc trò chuyện qua điện thoại bị coi là xâm phạm một cách bất lịch sự không gian công cộng,” Ono nói. Với những cuộc hội thoại công việc, im lặng thường là cách tốt hơn cả.
“Người phương Tây luôn nghĩ rằng họ phải trò chuyện để lấp cái khoảng trống im lặng khó chịu ấy, Michelson nói, nhưng “cuối cùng thì những điều không được nói ra lại có giá trị hơn những gì đã được nói ra".
John Kich
(BBC)

Alan Phan - Những So Sánh Bất Tiện…

Ba thứ không thể che đậy về lâu dài: mặt trời, mặt trăng và sự thật (Kinh Phật)
Tôi còn nhớ những ngày đầu thập niên 1980’s khi đang làm việc cho một ngân hàng đầu tư cỡ trung ở Wall Street. Công ty cho tôi 2 anh phụ tá trẻ, vừa được tuyển mộ sau khi tốt nghiệp đại học. Một anh người gốc Việt, tháo vát, chăm chỉ, đúng hẹn, thông minh. Tôi rất thích anh, nên một hôm, khi công ty tìm hẹn được đối tác của một phi vụ M&A quan trọng, tôi chọn anh đi theo nhóm “chào hàng” của tôi. Anh từ chối và đề nghị để anh Mỹ trắng Daniel thay vào vị trí.
Tôi quá bực nên mắng mỏ anh đủ điều về cơ hội để toả sáng trong công ty mà tôi đã ưu ái dành cho anh. Anh rụt rè giải thích là Daniel sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với khách hàng và anh sợ nhận lãnh những thử thách quá lớn. Tôi giận thêm,” Em tốt nghiệp Wharton, thứ hạng cao, kỹ năng tốt…Thằng Daniel hơn em chỗ nào?” “Làm sao mình sánh được với mấy người Âu Mỹ?”
truthSau lần chửi rủa đó, có lẽ anh giận tôi, nên xin công ty thuyên chuyển qua phòng vụ khác. Nhưng sau này, tôi biết là anh đã lấy lại được cái tự tin và bản tính xuất sắc của cá nhân, khi nghe anh đã trở thành một sao sáng tại một ngân hàng đầu tư lớn.
Không chỉ riêng người Việt, phần lớn người Á Đông và nhiều dân tộc khác, cái mặc cảm thua kém, lệ thuộc người Âu Mỹ vẫn tiềm tàng khắp nơi khắp lúc. Tôi nhớ khi đại diện cho GE Capital ở Đông Nam Á, vào khoảng cuối 1980’s, tôi không sao lấy được cuộc hẹn với một ngài Bộ Trưởng của Mã Lai sau vài tháng cố gắng. Tuy nhiên, khi GE gởi cho tôi một người phụ tá trẻ từ Mỹ, thư ký tôi dùng tên “Anglo Saxon” của anh ta và lấy được hẹn ngay ngày hôm sau.
Hiện nay, những dân tộc coi mình ngang cơ với người Âu Mỹ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…đã tạo ra được những quốc gia có thể cạnh tranh hữu hiệu với Âu Mỹ trên trận chiến kinh tế, tài chánh toàn cầu. Họ đã vứt bỏ những mặc cảm của lịch sử, sẵn sàng minh bạch so sánh những điểm mạnh yếu…để lên kế hoạch cho dân tộc và quốc gia đạt những mục tiêu cao xa và đáng kính.
Điều kiện tiên quyết: phải nhận rõ thực tại của mình, hiểu khoảng cách với các nước phát triển về tư duy, kiến thức và kỹ năng cũng như biết tìm giải pháp để thâu ngắn khoảng cách thua kém này trong thời gian nhanh nhất.
Nói cách khác, chính phủ và người dân phải can đảm điều nghiên những số liệu, dữ kiện…nhiều khi rất bất tiện và xấu hổ, trong một không gian hoàn toàn tự do, để rút ra những bài học quý giá trong tiến trình xây dựng, thực hiện. Trên hết, phài trung thực và khoa học. Tôi luôn đòi hỏi mình và đối tác phải làm báo cáo SWOT (strength-weakness-opportunities-threats) theo định kỳ để so sánh tiến bộ của mình với mọi đối thủ. Đây là kim chỉ nam của hành trình để biết mình “đúng hướng” trong mục tiêu. Dĩ nhiên, trên hết, phài trung thực và khoa học.
Tại những quốc gia mới hội nhập như Trung Quốc hay Việt Nam, theo thói quen, kiến thức của xã hội dường như phải định hướng và bóp méo để tránh cho chính phủ và người dân những “bất tiện” đến từ sĩ diện hảo và nhu cầu lợi ích nhóm. Chính phủ thì chỉ biết “tuyên vận”, kiểm duyệt mọi góc nhìn trái chiều và đặt bộ máy truyền thông dưới gọng kềm chặt chẽ. Phần lớn người dân thì không muốn biết những vấn nạn phức tạp của quốc gia; họ chăm chú vào nhu cầu cá nhân và gia đình với cách quản trị kiến thức hời hợt, dễ tính…như thể thao, scandals và cướp-hiếp-giết.
Liên minh này tối kỵ những so sánh khoa học bằng con số; họ thích nói về “tự hào dân tộc”, về “văn hoá truyến thống”, về “lịch sử oanh liệt”, về “chỉ số hạnh phúc”…Câu nói ấn tượng nhất là “cái xứ mình nó thế”. Những so sánh với các quốc gia khác về thu nhập thực sự mỗi người dân, về chỉ số ô nhiễm môi trường, về bộ máy y tế, giáo dục, về kỹ năng lao động, về nợ công hay chất lượng quan chức …là điều ai cũng dị ứng, ngay cả cấm kỵ.
Bài “Bất Động Sản và Kinh Tế Thị Trường” (1) tuần rồi của tôi tạo ra một dư luận khá hào hứng vì tôi dám đụng chạm đến cái “tự hào của dân tộc” khi so sánh Việt Nam với Mỹ.
Trong bài viết, tôi chỉ nói về một căn nhà trung bình của Mỹ (4 phòng ngủ 2 phòng tắm khoảng 400 mét vuông kể cả đất vườn) trong một thành phố trung bình (Cleveland, Buffalo, Lake Forrest), có giá trung bình (từ 70 đến 120 ngàn đô la). Nếu so sánh với một căn nhà cùng diện tích và cấu trúc tại một thành phố trung bình ở Việt Nam (có lẽ như Tiền Giang, Quảng Nam, Bắc Ninh?), giá tại Việt Nam sẽ cao gấp 2 lần. Trong khi đó, thu nhập trung bình của một người Mỹ gấp 40 lần thu nhập trung bình của người Việt (80 ngàn đô mỗi năm so với 2 ngàn đô). Tôi không hề đụng chạm gì đến môi trường sinh sống, tự do dân chủ hay đẳng cấp văn hoá văn minh giữa hai nước và hai dân tộc.
Qua góc nhìn tài chánh, quan điểm của tôi là tiền thì đâu cũng là tiền dù tỷ giá đô la có lên xuống, nhưng trị giá của một căn nhà tương đương không thay đổi. Khi chúng ta sử dụng chiếc xe Toyota Camry, dù ta mua có 20 ngàn đô la tại Mỹ và 60 ngàn đô la tại Việt Nam, chiếc Camry vẫn là chiếc Camry.
Tương tự, bài viết “Những con số biết nói” của Blog Việt Nam Văn Hiến (2) là một so sánh làm nhiều người khó chịu và tức tối. Bộ máy tuyên vận thích nói về chiến thắng ở Biển Đông, về chuyện các nhà đầu tư quốc tế đang xếp hàng xin mua nợ xấu của VMAC, về chuyện BDS sẽ khởi sắc vào thời điểm cuối năm, về nền kinh tế vĩ mô đang hồi phục nhanh chóng (tôi không nhớ là chính phủ báo cho biết là nó bị bệnh từ lúc nào?).
Tóm lại, những con số trình bày qua SWOT của quốc gia là những sự thật rất bất tiện cho bộ máy quan chức. Do đó, họ phải uốn nắn những thống kê chính thức cho đẹp, phải tránh nói về những con số của các tổ chức quốc tế, và phân tâm người dân cùng các ông Tây ba lô bằng những viễn tượng huy hoàng của một đất nước có dân số vàng đầy tiềm năng.
Nếu có ai thắc mắc thì câu trả lời chuẩn là “so sánh với Âu Mỹ là khập khễnh. Làm sao mình bằng họ được?”. Nếu Nhật Bản giữ thái độ này 70 năm trước khi thua trận thế chiến, nếu Singapore an phận với định mệnh của một nhược tiểu chỉ có 1,5 triệu dân khi độc lập…thì thế hệ 9X của họ sẽ không thể ngẩng cao đầu với thế giới. Nói cho cùng, thực chất của sĩ diện là cái sĩ diện ngầm của tự tin và hành động.
Tuy nhiên, chém gió cho ngày tháng đỡ tẻ nhạt vậy thôi. Lúc này, khi rảnh rỗi, ngồi đọc tin tức về Việt Nam, tôi hay ngáp dài, thay vì cười hề hề…(chọc cho các dư luận viên ném đá cũng là một hình thức giải trí rẻ tiền). Chuyện phiếu tín nhiệm quốc hội, chuyện “nếm phân” của ông Bộ Trưởng, chuyện sân bay Long Thành, chuyện tái chin qua lại rồi cấu trúc cơ chế, chuyện bong bóng chứng khoán, chuyện chữ vàng chữ tốt với TQ, chuyện tuổi tác của một cầu thủ đá bóng, chuyện thật giả của chiếc xách tay của một siêu mẫu….bắt đầu buồn chán như một phim tình thơ mộng  trở thành một hài kịch vô duyên…mà không chịu chấm dứt.
Không phải chỉ ông già Alan, cả 90 triệu người đang bị lưu đày trên quê hương của họ.
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
(1)  www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/bat-dong-san-va-kinh-te-thi-truong.html
(2)  www.gocnhinalan.com/nhung-cuon-sach-hay/viet-nam-nhung-con-biet-noi.html
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét