Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tin thứ Bảy, 22-11-2014 - “Công lý” khóc cười và dao trâu mổ… dự án

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Hoa Kỳ ra nghị quyết tranh chấp biển (BBC). “Ông Faleomavaega nhắc lại những điều mà ông gọi là ‘hành động gây hấn’ trong khu vực của Trung Quốc, bao gồm việc cắt dây cáp tàu thăm dò của Việt Nam hồi năm 2011, dùng súng đe dọa ngư dân Việt Nam và thành lập thành phố Tam Sa“.
- Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết phản đối vũ lực trên biển Đông (TT). – Nghị quyết 714: H.Res.714 (QH Mỹ). – Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động phi pháp tại Biển Đông và Hoa Đông (SM).  – Trung Quốc xâm nhập Senkaku bất chấp nghị quyết của Mỹ về Hoa Đông (VOV).
- Trung Quốc cam kết đối thoại trong tranh chấp khu vực (VNE). “Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm nay cho biết nước này muốn tăng cường đối thoại để quản lý tranh chấp với các nước láng giềng“. Song phương hay đa phương? – Một thế kỷ châu Á hay một thế kỷ châu Á tiếp tục lưỡng nan và thiếu tin cậy  (TCPT).
- CHLB Đức quan tâm sự ổn định, tự do hàng hải trên Biển Đông (CP).
- Vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc ở biển Đông ? (Trương Nhân Tuấn). – “VỪA HỢP TÁC, VỪA ĐẤU TRANH” VỚI KẺ THÙ XÂM LƯỢC … ĐƯỢC SAO ? (Đỗ Minh Tuyên). “Tất cả các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã và đang trong tình trạng thiểu năng nên không thể phân biệt giữa tình bạn và kẻ thù… giữa láng giềng và quân xâm lược…? hay giữa họ và kẻ thù xâm lược còn những điều gì khuất tất không thể giải bày với người dân của Đất nước mình…?
- Chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” có hợp lý? (RFA). Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn: “Vấn đề ‘Vừa hợp tác vừa đấu tranh’ với Trung Quốc ở khu vực biển Trường Sa chỉ có nghĩa là hai bên khai thác trên thềm lục địa của Việt Nam, nhưng Việt Nam cố gắng ‘tranh đấu’ để hưởng nhiều hơn Trung Quốc một chút. Còn trong trường hợp khi Trung Quốc đã tuyên bố ‘vùng nhận diện phòng không’ trên khu vực bắc quần đảo Trường Sa, dĩ nhiên Việt Nam không thể ‘hợp tác’ được với Trung Quốc rồi, mà tranh đấu thế nào, thật tình là nan giải“.
H1- ‘Cần một loạt biện pháp để phát triển quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015′ (VOA).
- Tàu ngầm Kilo thứ ba sẽ được giao cho Việt Nam vào tháng 12 (VOA).
- Mổ xẻ “vũ khí” khai thác dầu mới TQ: Tàu khoan Con Hổ (ĐV).
- VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC GÌ TỪ CÁC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỪA QUA? (TNM).
- Phó Tổng tham mưu trưởng chống dự án Hải Vân (RFA). GS Chu Hảo: “Việc lần đầu tiên một dự án lớn có liên quan đến an ninh quốc phòng mà những tướng lĩnh đang còn giữ cương vị trọng trách hiện tại lên tiếng thì đó là một điều mới. Bởi vì trước đây nhiều dự án cũng liên quan đến những vấn đề an ninh quốc phòng nhưng bản thân tôi chưa thấy có một phản ứng nào thẳng thắn mạnh mẽ và công khai từ những quan chức quốc phòng hiện đương chức“.
- Không thiếu chỗ, sao chọn đèo Hải Vân? (TT). – Dự án du lịch Hải Vân: Không thể bất chấp an nguy (TVN). “Sự an nguy với đất nước là điều không thể đánh đổi với bất cứ mối lợi nào, lại càng không cho phép bị thao túng vì những toan tính lợi ích riêng tư, cục bộ“.
- “Công lý” khóc cười và dao trâu mổ… dự án (TVN). “Nhưng từ vụ việc Thần Công lý đến vụ việc Dự án của Thừa Thiên- Huế  cho thấy sự nhạy cảm chính trị, sự sáng suốt lẫn trách nhiệm quản lý của các quan chức có trách nhiệm ở các ngành, các cấp cũng rất cần được dùng ‘dao trâu’… mổ xẻ“.
- Đôi dòng trăn trở từ sự kiện đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần (THĐP). “Ôi, Việt Nam yêu dấu của chúng ta, dù đã trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn… nhưng “Họ để lại gì cho dân tộc ngoài nước Việt hiện tại, yếu kém về mọi mặt. Số phận đất nước cứ như thế mãi sao?” (1) Thậm chí bây giờ nhiều người còn nghi ngờ về cuộc chiến chống Mỹ. Nhiều người đặt câu hỏi: giá như cuộc chiến không xảy ra thì Miền Nam có thể đã phát triển như Hàn quốc bây giờ“.
- Nhà báo tự do Trương Minh Đức gởi đơn tố cáo & yêu cầu Công An Bình Dương và Bộ Công an sớm điều tra, trả lời vụ truy sát và cướp tài sản (DLB). “Nhóm người này do trung tá có tên là Hòa trực tiếp chỉ huy vụ truy sát và cướp mà tôi đã nhìn được tận mặt, bởi tên trung tá Hòa này là người đã đánh tôi tại đồn công an phường Mỹ Phước – huyện Bến Cát vào lúc nửa đêm 11 rạng sáng 12-09-2014. Lý do mà ông Hòa đánh tôi vào đêm 12-09-2014, ông Hòa bắt tôi ký vào những bài báo copy từ trên mạng internet, tôi không đồng ý ký nên ông Hòa đã đánh tôi 3 cái vào be sườn làm tôi rất đau đớn!
H1- Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc Lãnh sự quán Hoa Kỳ thúc đẩy chương trình Chúng Tôi Muốn Biết (MLBVN). =>
- Dân Oan nhiều nơi đến Tòa án Tối Cao biểu tình phản đối cán bộ cộng sản cưỡng chế cướp đất đai tài sản của dân (DLB). – 19-11-2014: DÂN OAN DƯƠNG NỘI – ĐÓN ĐẦU ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, TỐ CÁO TỘI ÁC CỦA QUÂN CƯỚP ĐẤT (Trịnh Bá Phương/ TNM). - Dương Nội: Lý tưởng và nhà tù  (DCCT).  - Dân oan Hải dương kêu oan khẩn cấp ! (Xuân VN). – LUẬT PHÁP RỪNG RÚ (Trịnh Bá Tư/ TNM).
- Hãy xem người dân Thủ Thiêm sống trong “Thiên Đường xã hội chủ nghĩa không có cảnh người bóc lột người”!!! (DLB). – Video: Người dân Việt Nam đòi công lý (Nguyen Trinh).
- Họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo (Nguyễn Tường Thụy). “Ngoài những nhà giáo đã về hưu, số trong 9 nhà giáo có mặt hôm nay có 3 thầy không được giảng dạy nữa do các hoạt động dân chủ. Đó là thầy Phan Hùng, thầy Đỗ Danh Ngọc, thầy Vũ Hùng“.
LỄ CẦU AN CHO CỤ HỘI TRƯỞNG GIÁO HỘI TRUNG ƯƠNG PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY (Cựu TNLT).
- Tục ngữ nói “bỏ đao thành Phật”; tôi không đồng ý như thế, nhưng cũng hoan nghênh những kẻ bỏ đao. Nhưng như thế nào là bỏ đao? (FB Caubay Thiem). “Câu trả lời, đấy là những kẻ khi nắm quyền thì cùng hung cực ác, tham lam, xu nịnh, tráo trở, độc địa… Và quan trọng hơn hết là chúng luôn luôn đặt quyền lợi cá nhân lên trên tiền đồ của dân tộc. Vì quyền lợi cá nhân chúng hè theo đảng, theo giặc để hại dân hại nước, bất kể hậu quả. Chúng không bị ai lừa mà hoàn toàn tỉnh táo nhận biết tội ác. Mà vẫn làm!  Đến khi già rồi về hưu, giàu có, no nê rồi, chúng vẫn còn ham muốn. Đó là lòng tham mong người đời ca tụng! Vì thế chúng ‘bỏ đao’!
- Có ai biết Nguyễn Tuấn không? (NV). Cả gia đình anh đi vượt biên. Và anh đã trải qua thảm cảnh khi chứng kiến cảnh cha mẹ và người thân của mình chết hết trong chuyến vượt biên kinh hoàng đó. Anh là người duy nhất trong gia đình còn sống sót. Anh đã đến Mỹ gần 40 năm trước, nhưng có lẽ nỗi ám ảnh trong chuyến đi đó quá lớn để anh không thể nào vượt qua được, anh không thể sống làm một bình thường như bao nhiêu con người khác ở Mỹ.
Anh đã không chết trên biển mà chết trên cạn, bởi bao năm qua anh sống cũng như chết. Cuộc đời của anh, cuộc đời của một người tị nạn mang trong mình tất cả những nỗi đau thương, mất mát, nỗi đau thương đó không chỉ của riêng anh, mà của cả dân tộc này.
- Cái chết trên cạn của một người vượt biển (NV). “Một người như anh Nguyễn Tuấn không có một giấy tờ tùy thân, không có địa chỉ, số phôn, nhưng khi anh chết, chính cái ‘Không có gì’ của anh nói lên được tất cả tiểu sử của một người Việt Nam di tản. Nói lên thảm nạn của chiến tranh Việt Nam đã mang đến những đau thương, bất hạnh gì cho người dân Việt“.
- Thủ tướng chỉ lãnh đạo chứ không làm quản lý ? (QĐND). – Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Thủ tướng phải làm quá nhiều việc? (Infonet).  “Nếu làm nhiều việc thì Thủ tướng không làm được Thủ tướng. Thủ tướng là người lãnh đạo chứ không phải quản lý. Nếu giao quá nhiều việc cho Thủ tướng thì đất nước không làm việc lớn được”. Loay hoay mấy chục năm trời mới nhận ra điều này. – Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng quyền cho Thủ tướng (TN).
- 10 phát ngôn ấn tượng từ nghị trường (Baron Trịnh). – Hai mươi phát ngôn “bả đậu” của giới lãnh đạo Việt Nam (Dân News).
- Ông Trần Văn Truyền và những câu nói chống tham nhũng nổi bật (MTG). “Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ… Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi… Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó“. Ông Truyền nói về ông?
- Facebooker Bùi Việt Hà bình luận: “Trong 1 hệ thống đầy rẫy tham nhũng, người lãnh đạo cao nhất của cơ quan phòng chống tham nhũng lại dính tham nhũng. Nhưng hệ thống cơ quan pháp quyền không thể làm gì được vì ông là cán bộ cao cấp được TW quản lý. Chỉ sau khi TW kết luận là tham nhũng, vi phạm pháp luật thì các cơ quan quyền lực mới dám vào cuộc. Một hệ thống như vậy sẽ rất thiếm khuyết và rất khó thay đổi được cho dù các lãnh đạo cao nhất có ‘quyết tâm’ cao đến đâu đi nữa. Vì vậy đã từ lâu các nhà làm luật đã đề nghị cần luật hóa sự lãnh đạo của Đảng nhưng điều này hiện nay vẫn chưa thực hiện được“.
H1- Thấy gì từ vụ bất ngờ thu hồi tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền? (VNTB). “Chi tiết đáng chú ý là việc truy vấn và công bố tài sản của ông Trần Văn Truyền là do Ủy ban kiểm tra đảng trung ương – một cơ quan vẫn thường nép mình và bị xem là hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên sự xuất hiện có vẻ khá đột ngột của cơ quan này đối với vụ ‘đồng chí Trần Văn Truyền’ lại dường như tái hiện phần nào đó vai trò của Ủy ban kỷ luật đảng Trung Quốc”.
- Vụ ông Truyền thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước (LĐ). Chớ quá lạc quan để rồi… lạc lối. Phải chờ xem những con sâu to khác có tiếp tục bị diệt hay là chỉ diệt con sâu này để biểu diễn màn “chống tham nhũng triệt để” của các cụ. - Vụ ông Truyền: Không có vùng cấm cho bất cứ ai (VNN). Nhớ lời ông Thiệu: Đừng nghe… hãy nhìn… – Thôi đừng nói nữa, thế giới này bị ngập trong lời nói đủ rồi (THĐP).
- Những So Sánh Bất Tiện… (Alan Phan). “Chuyện phiếu tín nhiệm quốc hội, chuyện “nếm phân” của ông Bộ Trưởng, chuyện sân bay Long Thành, chuyện tái chin qua lại rồi cấu trúc cơ chế, chuyện bong bóng chứng khoán, chuyện chữ vàng chữ tốt với TQ, chuyện tuổi tác của một cầu thủ đá bóng, chuyện thật giả của chiếc xách tay của một siêu mẫu….bắt đầu buồn chán như một phim tình thơ mộng  trở thành một hài kịch vô duyên…mà không chịu chấm dứt. Không phải chỉ ông già Alan, cả 90 triệu người đang bị lưu đày trên quê hương của họ”.
- Huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa: Chánh thanh tra bị tố gian lận thẻ đảng, bằng cấp (DV).
- Chắt chiu trả nợ cho Vinashin (NLĐ). “Đến nay, SBIC đã cơ cấu xong các khoản nợ nước ngoài. Vay trong nước đã xử lý được hơn 50% và đang chuyển sang tái cơ cấu nợ giai đoạn 2. Các khoản nợ còn lại phải trả trong 10-12 năm nữa mới xong với lãi suất thấp”. – Tiền của dân nằm trong đống sắt vụn này: Ụ nổi vụ Dương Chí Dũng nợ tiền: Không biết “đuổi” đi đâu! (ĐV).
- Sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất: Cực kỳ nghiêm trọng và chưa thể tính tổn thất (LĐ). “Sự cố này đã gây ra tình huống vô cùng nghiêm trọng bởi khi đó có 54 máy bay đang hoạt động trong vùng trời TP HCM, trong đó 8 máy bay đã nằm trong vùng chuẩn bị hạ cánh. Ngoài ra, trong thời gian mất điện đã có 92 máy bay bay vào vùng trời. Trong khi đó, Tân Sơn Nhất không có khả năng tiếp nhận máy bay, ảnh hưởng các chuyến bay chuẩn bị cất cánh đến TP HCM“.
- Phạt báo Giáo dục Việt Nam 50 triệu đồng vì thông tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng (PLTP). “Hành vi vi phạm của tờ báo này là đã ‘thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng’ khi đăng bài ”Ghế cao’ cộng ‘Văn hóa lùn’ = ?’ vào ngày 17/10“. Nói bài báo đưa “thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” nhưng không nói sai ở chỗ nào, ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao. – Mời xem lại nội dung bài báo bị phạt: “Ghế cao” cộng “văn hóa lùn” = ? (BVN).
- Hải Dương muốn trụ sở nguy nga: Phải lùi hoặc… (ĐV).
- ĐB Nguyễn Anh Sơn: Thanh niên đô thị, con lãnh đạo rất ít đi bộ đội (Infonet).
- Công an gây tai nạn giao thông: Không thể có ngoại lệ (PLTP).
- Ai đã “chống lưng” cho những “sản phẩm chết người” tuồn vào VN? (ĐSPL).
- Hầu tòa về tội tham ô, cựu giám đốc Bệnh viện tâm thần hóa điên (ĐSPL).
- Các cuộc biểu tình Hong Kong đứng trước ngã ba đường (VOA).
- Cựu thống đốc Hồng Kông: đừng sợ ‘đương đầu’ TQ vì quyền dân chủ ở HK (DCCT).
- Trung Quốc bị cáo buộc gây căng thẳng với Mỹ (RFI). – Quan hệ Mỹ – Trung xấu đi (NLĐ).
- Trung Quốc mở phiên tòa xử phạt một nhà báo nổi danh (RFI).
- Các phiên tòa nêu nghi vấn về cải cách tư pháp ở Trung Quốc (VOA). “Hội Ân xá Quốc tế đã ghi nhận hơn 100 người ở lục địa Trung Quốc bị bắt giữ chỉ vì lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong, vì thế đây là một sự vi phạm thô bạo quyền tự do phát biểu, do đó đấy là một cảm giác một hệ thống song hành, nơi họ muốn quảng bá pháp trị trong đa số trường hợp nhưng khi có điều gì bị coi như nhạy cảm chính trị một cách độc đoán, thì họ vứt hết các luật lệ ra ngoài cửa sổ?“.
- Hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc : Kiểm duyệt Internet (RFI).
- Sập bẫy hối lộ tình dục (*): Khôn 3 năm dại 1 giờ (NLĐ).
- ‘Đảng viên vẫn phải gọi nhau là đồng chí’ (BBC). “Quy định này vốn được thực thi từ năm 1965, khi giới lãnh đạo Đảng tuyên bố rằng các từ xưng hô chức danh trên dưới “là tập quán xấu của chế độ cũ“.
Dollars- Trung cộng, nước lớn nhưng bủn xỉn! (Dân News). “Việt Nam dù nghèo, sống trong chế độ khắc nghiệt vẫn xếp hạng 79, trong khi đó Trung cộng, dù nước lớn nhưng xếp tận thứ 128, gần cuối bảng“.
- Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật, bất chấp Bình Nhưỡng (RFI). – Mỹ, Nam Triều Tiên tập trận giữa lúc căng thẳng tăng cao với miền Bắc (VOA).
- Tình báo Bắc Triều Tiên truy lùng một sinh viên tại Paris (RFI).
- Phá tường ô nhục – Bá Linh đu dây (NV).
KINH TẾ
- Nợ xấu trên 3% không được mua cổ phiếu của ngân hàng (TT). – Tác động từ Thông tư 36: Các công ty chứng khoán nói gì? (BizLive).  – Hậu Thông tư 36: Bao nhiêu ngân hàng có nợ xấu vượt 3%? (BizLive). – Áp dụng Thông tư 36: Dư nợ dành cho đầu tư cổ phiếu sẽ là bao nhiêu? (Infonet/ CafeF). – Lấy dự phòng lấp nợ xấu (DNSG).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 21-11-2014 (VietFin). – Chứng khoán 21-11: Một phiên, hai trạng thái đối nghịch (TBKTSG). – Chứng khoán chiều 21/11: Phục hồi bất thành (VnEconomy). - Chứng khoán chiều 21/11: Thị trường “rực đỏ” sau khi Thông tư 36 được công bố (BizLive).  – Blog chứng khoán: Đừng cố khôn hơn thị trường (VnEconomy).
H1- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 21-11-2014 (VietFin). – Ngân hàng hồ hởi “đếm” lãi (CT).
- Hạ lãi suất cho vay, câu chuyện tại từng ngân hàng (ĐTCK). – Lãi suất huy động tiếp tục giảm (NLĐ).
- Đối tác ngoại quỵt nợ, “giỡn mặt” luật pháp (PLTP).
- Giải quyết hồ sơ thuế quá hạn – lỗi do đâu? (HQ).
- Ý thức của người lao động chưa cao (NLĐ). – Business Insider: Dr. Travis Bradberry – 12 cách để tăng hiệu quả công việc và kiểm soát bản thân (Dân Luận).
- Đinh thép Việt bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp (PLTP).
- Giá dầu thô sụt giảm có lợi cho kinh tế Ấn Độ (VOA).
- Trung Quốc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 2 năm (VTV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 133 – Thằng Mao “ít” đánh thằng Mao “nhiều”… (Nhật Tuấn).
- Chả biết Thư đi đâu    —   25 năm ra chợ    –    NƠI PHÍA NAM DÃY NÚI MỜ…    –   NGÀY XƯA NGƯỜI ĐẸP… (Tương Tri).
- VŨ BẰNG nói láo hay nói thật ? (Lê Thiếu Nhơn).
- Nhà văn Duyên Anh (Phan Nguyên).
- Cha tôi thường ở nhà nhưng đã lâu rồi tôi chưa được gặp ông (THĐP).
- So sánh với nguời khác, tại sao không (THĐP).
- Xu hướng nhạc bình dân (NV).
- Con gái cố nhạc sĩ Thanh Bình về nhận sổ tiết kiệm của cha (ĐSPL).
H1- Tên Saigon (hay Saigòn) đã bị viết thành Sài Gòn như thế nào? (FB Huỳnh Duy Lộc). Vì giả định rằng Saigon là một từ tiếng Pháp (người Pháp đã ghi lại tên Saigon của thành phố lớn nhất ở Nam Kỳ, đọc là Ségon) nên người ta không ngần ngại phiên âm nó thành một từ tiếng Việt gồm 2 âm tiết (2 từ tố) và viết là Sài Gòn, khác hẳn với cách viết của người Saigon trước năm 1975 là Saigon, Sàigon hoặc Saigòn. Ảnh Saigon xưa. Nguồn: Reds.vn =>
- Chuẩn bị di dời tượng đài Trần Nguyên Hãn (TN). Khi Saigon đã bị đổi tên, thì khó mà giữ được những gì còn lại trong thành phố này…
- Cái “Vô” trong tranh thủy mặc (Da Màu).
- TÌNH HÌNH DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT SANG HOA KỲ VÀ NHỮNG DẤU HỎI (Hồ Hải).
- Ngọc Quyên: Luân Đôn ‘phải lòng’ bánh mì Việt Nam? (BBC).
- Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á (BBC).
- Trần Trọng Linh: Âm nhạc và đời sống tâm thức người Việt (BBC).
- Hunger Games III, khi nữ quyền lên ngôi Hollywood ? (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cô gái Việt ở Nepal viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục (VNN).
- Thư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (tưởng tượng) gửi quí vị nhà giáo (FB Nguyen Tuan).
- 42% trẻ em cho rằng “được học hành là một quyền của trẻ em” (DT).
H1<- Người thầy tài hoa (GDTĐ).
- Gói quà phát nổ ở khu tập thể giáo viên ngày 20-11 (TT). – ‘Gói quà ngày 20.11′ phát nổ, 1 người chết: Tang thương bao trùm khu tập thể giáo viên (TN).
- Phát sóng ‘Nhặt xương cho thầy’, VTV bị phạt 30 triệu đồng (TN). – Phản hồi của Đài THVN về việc phát sóng “Nhặt xương cho thầy” (VTV).
- Thói quen học tập xấu xí cần tránh (Kênh 14).
- Bài tập về nhà trong tương lai có thể sẽ là… chơi điện tử (Kênh 14).
- Đình chỉ học 1 năm đối với 24 sinh viên nhờ người thi hộ (TT).
- Tự hào y học Việt Nam (FB Nguyen Tuan). “Tôi gõ ‘Luong TN and thyroidectomy’ và ‘Tran NL and thyroidectomy’ và ‘Tran LN and thyroidectomy’, mà vẫn không tìm được một công trình nào của ông (2). Điều này làm niềm tự hào của tôi bị ‘chặn’ lại một chút, bởi vì chưa có một công trình gì trình làng thế giới, tôi tự hỏi làm sao có thể nói rằng ‘thế giới công nhận’? Có lẽ nên xem lại, và đừng nói như thế“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bé gái sơ sinh bị bỏ bên đường với một mảnh giấy (PLTP).
- Europol phá vỡ một mạng lưới người Việt nhập cư lậu (RFI).
- Lấy chồng ngoại vì tiền, khó ngăn cản? (PLTP).
- ‘Sự giàu có mang lại bất hạnh’ (BBC).
- Cô dâu đeo vàng kín người trong lễ cưới (TP). =>
- Thế giới : Nạn béo phì ngày càng trầm trọng (RFI). “Gần 30% dân số toàn cầu, đang bị dư cân hoặc béo phì, và xu hướng này sẽ chiếm phân nửa số người lớn trên thế giới từ đây cho đến năm 2030“.
- WHO: Không còn dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo (VOA).
- Rắn lục đuôi đỏ ở đâu ra mà nhiều thế? (ĐSPL). – Công an cùng người dân mở màn đợt truy bắt rắn lục đuôi đỏ (LĐ).
QUỐC TẾ
- Thủ tướng Nhật giải thể Hạ viện (RFI). – Thủ tướng Nhật Abe giải tán Quốc hội (BBC). – Thủ tướng Nhật Bản giải tán Hạ viện (VOA).
- Obama ‘giúp’ người nhập cư trái phép (BBC). – Obama hợp thức hóa 5 triệu người nhập cư không giấy tờ (RFI). – Obama hợp thức hóa người không giấy tờ, đối lập Cộng hòa phản ứng mạnh (RFI). – Phản ứng về kế hoạch cải cách di trú của Tổng thống Obama (VOA). “Nếu quý vị đã ở Mỹ hơn 5 năm; nếu quý vị có con là công dân Mỹ hay cư dân hợp pháp; nếu quý vị đăng ký, vượt qua được một cuộc kiểm tra thành tích tội phạm, và nếu quý vị sẵn sàng đóng khoản thuế hợp lý, quý vị có thể nộp đơn xin ở lại nước này một cách tạm thời mà không sợ bị trục xuất”. – Người gốc Châu Mỹ Latinh dè dặt hoan nghênh pháp lệnh về di trú (VOA).
- Joe Biden đến Kiev một năm sau cách mạng Maidan (RFI). – Ông Biden nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ trong chuyến thăm Ukraine (VOA).
- Đức: Không có an ninh tại châu Âu nếu Nga không hợp tác (RFI).
- NATO chặn đứng 400 vụ máy bay Nga toan xâm nhập không phận (RFI).
- Iran: Đàm phán hạt nhân quan trọng nhất bắt đầu tại Vienna (RFI). – Ngoại trưởng Mỹ, Iran gặp nhau vào lúc hạn chót đến gần (VOA).
- Mexico: Cảnh sát đụng độ với người biểu tình về vụ sinh viên mất tích (VOA). – Mêhicô: Biểu tình lớn đòi công lý cho sinh viên mất tích (RFI).
- Quân đội Myanmar ‘đánh nhầm’ phiến quân (BBC).
- ‘Đấu trường sinh tử’ ở Bangkok (BBC).
- Cựu Tổng thống Burkina Faso có mặt tại Ma Rốc (VOA).
- Tổng thống Pháp và nghệ sĩ Julie Gayet : Những bức ảnh mới (RFI).
- Rumani tạm giữ lãnh đạo viện Công tố vì nghi ngờ tham nhũng (RFI).
* RFA: + Sáng 21-11-2014; + Tối 21-11-2014

* RFI: 21-11-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 21-11-2014

3114. “Công lý” khóc cười và dao trâu mổ… dự án

TVN
Kỳ Duyên
22-11-2014
H1
Từ vụ việc Thần Công lý đến vụ việc Dự án của Thừa Thiên- Huế cho thấy sự nhạy cảm chính trị, sự sáng suốt lẫn trách nhiệm quản lý của các quan chức có trách nhiệm ở các ngành, các cấp cũng rất cần được dùng “dao trâu” … mổ xẻ.
I-Tuần qua, dư luận xã hội có phần gay gắt với vụ VTV24 quyết làm cho ra nhẽ việc Đội trưởng bóng đá U19 Công Phượng có gian lận tuổi (19 hay 21) hay không. Ngạc nhiên là số đông ý kiến trên các trang mạng XH lại… chê cách đấu tranh chống tiêu cực của nhà đài “hiếu thắng, quyết năm ăn năm thua” với một cái lỗi không lớn, khiến thiên hạ bảo dao trâu mổ gà. Thì có một vụ việc nghiêm trọng bỗng trở nên hài hước, khiến ai cũng buồn cười. Người Việt đúng là dân tộc lạc quan nhất thế giới.
Đó là trên bìa cuốn sách Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 của NXB Lao động –Xã hội có in hình biểu tượng vị Thần Công lý ở nước Việt. Nhưng rất khác với biểu tượng Thần Công lý quen thuộc mà nhân loại thường được chiêm ngưỡng.
Đó là tượng Nữ thần Công lý, cầm thanh gươm thể hiện cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của tòa án; một chiếc cân phân định cái thiện cái ác, biểu tượng cho sự nghiêm minh không thiên vị; một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý mù lòa, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài (theo Wikipedia mở Tiếng Việt).
Còn biểu tượng Thần Công lý nước Việt có gương mặt của một diễn viên hài quen thuộc- cũng có cái tên giống biểu tượng- Công Lý. Nhưng khác hẳn biểu tượng Nữ thần, “Nam thần” này mình trần trụi, cơ bắp cuồn cuộn hai “múi”, mặc độc chiếc quần xà lỏn, đang gắng cân bằng trên đôi vai chiếc cân giống… đôi quang gánh, đứng trên quả địa cầu. Hệt một anh gánh lúa, đứng trên sân khấu xiếc, và gương mặt tươi cười như trước mặt có các phóng viên ảnh tác nghiệp.
Khỏi phải nói. Sau phút ngỡ ngàng, người Việt nào nhìn biểu tượng Thần Công lý nước Việt cũng phì cười.
Và cũng khỏi phải nói, sau phút phì cười một cách bản năng, nhiều người bỗng bất bình.
Vì nhìn vào cái hình ảnh khiên cưỡng và thiếu thẩm mỹ lẫn biểu cảm của biểu tượng, người đọc có quyền suy luận bởi “thông điệp” của hình ảnh khá phản cảm, khi nó được in trên một cuốn sách về luật Dân sự. Không phải vô lý khi nhiều ý kiến đa chiều của chính giới luật sư, những người đang trên hành trình gắng sức xây dựng một nền tư pháp nghiêm cẩn, có chất lượng, bất bình trước hình ảnh như nhạo báng nghề nghiệp giới luật, đặt câu hỏi: Công lý ở đây chỉ là tên một diễn viên hài?
Giờ thì đúng là dao trâu mổ… Thần Công lý
Thẩm phán Phạm Công Hùng (TAND tối cao), Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) bức xúc: “Đó là sự thiếu văn hóa của người thực hiện cuốn sách này khi đưa một hình ảnh hài không ra hài, bi không ra bi. Luật sư Đức còn cho rằng đó là sự nhạo báng và bôi bác (TT, ngày 17/11).
Trong khi đó, luật sư Vũ Thái Hà “nghiêm trọng” hơn: Việc đưa hình ảnh phản cảm này trên trang bìa không thể được gọi là thiếu sót mà hẳn là có dụng ý nào đó?
Còn ở góc nhìn sâu sắc, có phần suy ngẫm không kém, luật sư Bùi Quang Nghiêm điềm tĩnh: Dưới góc độ những người làm văn hóa, họ có cách nhìn nhận về ngành luật khác với chúng tôi chăng?
Chỉ một hình minh họa, mà đã cho bạn đọc cách nhìn đa chiều, và nó “đụng chạm” đến cả sự nghiêm cẩn lẫn những sự hạn chế, bất cập của một nền tư pháp.
Tuy nhiên, sự hạn chế, hay bất cập của một nền tư pháp là một chuyện. Việc danh chính ngôn thuận ra đời một cuốn sách về luật pháp, phổ biến kiến thức cho người dân am hiểu và thực thi pháp luật theo bổn phận và trách nhiệm công dân lại là một việc khác. Nó đòi hỏi chuẩn xác, mô phạm và tường minh đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Đây là việc tối thiểu mà bất cứ ai làm nghề dính líu đến chữ nghĩa, xuất bản hẳn phải nắm rất vững. Nó cho thấy tính chuyên nghiệp hay ngược lại…Đủ biết xuất bản văn hóa phẩm đòi hỏi sự chỉn chu, chuẩn mực và văn hóa đến thế nào.
H1Còn nhân vật trung tâm- nghệ sĩ hài Công Lý thì … dở khóc dở cười. Chuyên đóng vai hài trên sân khấu, để lại cho đời những tiếng cười vừa khoáng đạt, vừa thâm thúy, và cứ ló mặt ra là thiên hạ đã cười; nhưng khi bất đắc dĩ đóng vai hài trong đời, Công Lý chả cười nổi, ngược lại, anh rất … khó chịu.
Bởi anh này đã không được NXB hỏi ý kiến, không biết tý gì kể cả khi diện mạo của mình “chường” trên trang bìa cuốn sách với đủ sự đàm tiếu lẫn suy diễn này nọ- một cách ứng xử rất thiếu tôn trọng. Công Lý chỉ được NXB gọi điện đánh tiếng xin lỗi khi cuốn sách đã tai tiếng. Nhưng Công Lý cho biết, anh sẽ ủy quyền cho luật sư làm việc chứ không gặp NXB.
Và điều này mới là đáng chú ý. Khi mọi việc được tìm hiểu ngọn nguồn, càng thấy cái tính thiếu chuyên nghiệp, sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngang nhiên và mặt trái của cơ chế xuất bản sách liên kết hiện nay, vô cùng lỏng lẻo, trôi nổi, trong khi đồng tiền thì được người ta nắm… rất chặt. Đây chính là nguồn gốc của mọi sự lình xình xung quanh câu chuyện “Thần Công Lý”.
Theo tìm hiểu của báo Tuổi trẻ (ngày 17/11), anh NVL (23 tuổi), chính là tác giả của bức hình Thần Công lý trên bìa sách cho biết, đó là một sản phẩm đồ họa được đăng tải trên diễn đàn Vietdesigner.net cách đây 02 năm, với chủ đề của diễn đàn “cán cân Công lý”. Bức hình đó ra đời và tồn tại trên diễn đàn này đến sáng 17-11.
Vậy mà ngay cả khi bức hình đó chễm chệ trên bìa cuốn sách, anh NVL cũng chẳng thấy ai ở NXB Lao động- XH hỏi ý kiến mình.
Vậy ai là người đưa Thần Công lý “lên ngôi”? Trả lời Một thế giới, ngày 17/11, đại diện NXB Lao động- XH cho biết, đó là phía đối tác của họ- Nhà sách Lao động (t/p HCM) cho thêm vào. Nhà sách này chính là đối tác liên kết để làm sách liên kết với NXB Lao động- XH, mà cuốn sách có hình Thần Công lý chỉ là một sản phẩm “cộng sinh” của hai bên.
Cũng theo vị đại diện này, maquette bìa sách được NXB Lao động- XH duyệt hoàn toàn không có hình ảnh nghệ sĩ hài Công Lý, tên cuốn sách cũng bị thay đổi so với bản duyệt. Như vậy hình ảnh Thần Công lý do chính Nhà sách Lao động đưa vào. Nhưng đó chưa phải kết thúc. Một cuốn sách nữa về luật Hình sự cũng mang tên của NXB Lao động- XH, cũng đụng chạm vấn đề cán cân công lý, khác chăng cán cân công lý lần này, một bên đựng chiếc đồng hồ, một bên đựng cả xấp tiền đô (la). Có lẽ chỉ NXB mới hiểu được thông điệp bí hiểm của họ.
Mặc dù quy chế xuất bản, quy chế làm sách liên kết đã được ban hành từ rất lâu, nhưng cái sợi dây liên kết “cộng sinh” này, tiếc thay không phải dây tơ hồng, nên một khi NXB bán cho đơn vị liên kết cái giấy phép thì tiếp theo đó sẽ là Anh đi đường anh, tôi đường tôi/ Tình nghĩa đôita có thế thôi. Chỉ khi phạm luật, họ mới gặp nhau trước … Thần Công lý.
Vì thế, nói như báo Lao động, ngày 18/11, “Ở VN, Xuất bản cũng là một diễn viên hài”. Giật dây cho diễn viên hài này, là vị đạo diễn tài ba và ma quỷ, có tên- đồng tiền.
Nhưng tham thì thâm và tùy tiện, cẩu thả cũng … thì thâm. Mới đây, NXB Lao động – XH bị phạt 252 triệu đồng cho việc xuất bản hai cuốn sách đều liên quan đến công lý nói trên.
Cứ tưởng Thần Công lý đã là chuẩn mực của chân lý. Hóa ra, để đạt tới sự chuẩn mực ở nước Việt này, thần cũng … long đong lắm!
                                                       ****************
II- Cũng là chuyện đồng tiền, mà đồng tiền ở đây thì lớn gấp vạn đồng tiền của vụ việc Thần Công lý nói trên, nhưng nó cũng đang phải chịu sự mổ xẻ, thông qua một dự án lớn gây ầm ĩ và tai tiếng tuần qua.
Đó là vụ việc tỉnh Thừa Thiên- Huế, năm 2013 đã cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm – mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân.
H1
Theo VTC News ngày 19/11, dự án khu du lịch này có diện tích khoảng 200 ha tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) được giao cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong) đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên – Huế từ tháng 10/2013.
Tại đây, nhà đầu tư sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 05 sao (450 phòng), trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng (220 căn hộ cao cấp), 350 căn hộ biệt thự và khu dịch vụ du lịch, nhà hàng, bãi tắm… với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD.
Dự án sẽ triển khai theo 03 giai đoạn trong thời gian 10 năm 2013-2023. Để tiến hành dự án, UBND tỉnh này đã đầu tư một con đường dài 05 km, với tổng kinh phí 50 tỷ đồng, vừa đưa vào sử dụng.  Nhưng mới rậm rạp, dự án đã bị phản đối dữ dội và lo ngại của dư luận xã hội. Đặc biệt là UBND t/p Đà Nẵng và Bộ Quốc phòng.
Vì sao?
Theo cái lý của UBND t/p ĐN, thì đây là khu vực giáp ranh giữa hai địa phương, chưa được phân định địa giới hành chính rạch ròi nên Thừa Thiên – Huế không thể tùy tiện cấp phép cho doanh nghiệp vào đầu tư dự án. Thậm chí, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã có văn bản gửi Thủ tướng CP, đề nghị cho dừng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine tại khu vực rừng Hải Vân mà tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cấp phép.
Còn khi trao đổi với báo GDVN, ngày 19/11 về vị trí hiểm yếu của khu vực này, một đại tá của Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho biết, vị trí đó hết sức quan trọng trong quốc phòng an ninh. Nó án ngữ ngay vịnh Đà Nẵng, có tầm quan sát rộng bao quát vịnh Đà Nẵng và cả vịnh Lăng Cô. Ảnh hưởng đến cảng quân sự vùng 03 Hải quân. Về mặt tác chiến phòng thủ, nếu án ngữ tại địa điểm trên thì việc xâm nhập bờ biển rất dễ dàng, nguy hiểm cho quốc phòng- an ninh… Hơn nữa, Đà Nẵng có đơn vị hành chính huyện đảo Hoàng Sa, việc để một dự án nước ngoài án ngữ ngay địa điểm trên cũng gây nguy hiểm cho vùng biển đảo nước ta…
Ở góc độ nghiên cứu, trả lời báo Lao Động, ngày 20/11, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân nhận xét: Chỉ cần một cái viễn vọng kính đặt ở mũi Cửa Khẻm người ta có thể nắm được những động tĩnh diễn ra trên vịnh Đà Nẵng – Chân Mây. Lúc ấy tàu bè nào của Việt Nam còn dám ra vào bảo vệ những gì còn lại của Hoàng Sa, Trường Sa?
Liên quan đến vị trí hiểm yếu này, một số sỹ quan của Bộ Quốc phòng cũng lên tiếng, khẳng định “dự án này nằm ở vị trí chiến lược về quân sự, chắc chắn Bộ Quốc phòng sẽ không đồng ý cho triển khai”. Thậm chí một số khác cho rằng, cấp phép triển khai dự án tại khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng có thể “được thì ít mà mất thì nhiều”.
Nghĩa là tất cả các ý kiến của các ngành, từ quốc phòng đến nghiên cứu lịch sử, đều có xu hướng “chống” lại Dự án World Shine của Thừa Thiên- Huế?
Công bằng mà nói, về tình, mục đích phát triển của Thừa thiên- Huế rất đáng được ủng hộ. Ở cái xứ Thần Kinh- kinh đô triều Nguyễn một thời rực rỡ vàng son thật ra đến thời này vẫn là… xứ nghèo. Có một câu ca dao mà đọc lên, nhiều người Huế thấy ám ảnh cho thân phận mảnh đất mình sống: Quê em ở giữa hai đèo/ Ấm no thỉnh thoảng đói nghèo thường xuyên.
Mặt khác, Thừa Thiên- Huế là đất của các di tích lịch sử, của các địa danh văn hóa, của lăng tẩm vua chúa một thời. Mỗi tấc đất của xứ này như có bóng dáng của những tập quán, lề thói cung đình xa xưa. Vì thế Thừa thiên- Huế là nơi có nhiều địa danh cần được bảo tồn. Nhưng cũng vì thế, mà vô tình rất khó… phát triển. Dường như ở nơi này, bảo tồn khó song hành với phát triển. Đụng đâu cũng vướng chuyện bảo tồn. Mà thời hội nhập, thì kinh tế đất Thần kinh cũng cần phát triển và hội nhập.
Nhưng ngay cả khi nói chữ tình, thì việc làm của Thừa Thiên- Huế cũng vẫn rất… thiếu tình ở chỗ này:
Năm 1997, Thủ tướng CP đã có công văn chỉ đạo: Trong khi chờ xem xét và giải quyết đường địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng tại khu vực đèo Hải Vân, để tránh tình hình phức tạp xảy ra, TTCP yêu cầu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo chặt chẽ các ngành chức năng của địa phương và chính quyền các quận, huyện vùng giáp ranh không thực hiện những hoạt động làm phức tạp tình hình và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại khu vực này.
Cũng theo ông Chủ tịch UBND t/p Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, đối chiếu với bản đồ địa giới hành chính được lập theo Chỉ thị 364/CT (ngày 6/11/1991) của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã; và bản đồ nền hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ Tài nguyên- Môi trường cung cấp thì phần diện tích dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô – Việt Nam” (200ha) nằm trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế (Infonet, ngày 07/11).
Chả lẽ, Thừa Thiên- Huế định làm một việc kiểu ăn cơm trước kẻng, để cuối cùng, lấy cái sự đã rồi đó…. là một sức ép ủng hộ cho quyết định của tỉnh?
Còn về lý, khi quyết định đầu tư dự án, Thừa thiên – Huế căn cứ vào QĐ 1771/ 2008 của TTCP nêu rõ định hướng phát triển không gian các phân khu chức năng của Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Mũi Khẻm và hòn Sơn Chà nằm trong phần diện tích khu kinh tế này. Mặt khác, cũng theo Thừa Thiên- Huế, trước khi cho phép dự án triển khai, UBND tỉnh đã lấy ý kiến Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về an ninh quốc phòng, cùng các ngành đi kiểm tra thực địa từng vị trí một. Cuối cùng tất cả đều thống nhất theo chủ trương của tỉnh, không một người phản đối.
Người viết không bàn về ý kiến đồng tình của Bộ Chỉ huy bộ đội biên phỏng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh về an ninh quốc phòng, bởi ý kiến của các sĩ quan Bộ Quốc phòng đã như một sự minh triết về vị thế và vị trí hiểm trở của khu vực dự án này triển khai.
Mà muốn bàn về thời điểm quyết định của TTCP năm 2008 với thời điểm hiện nay 2014, khi mà vấn đề Biển Đông, vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa, thì việc triển khai một dự án của một quốc gia nhiều tham vọng, vào một vị trí địa lý hiểm yếu của nước Việt, cho thấy UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích phát triển du lịch mà tỏ ra quá thiếu nhạy cảm, nếu không nói là quá mơ hồ về chính trị. Điều mà người dân Huế nói riêng, người dân Việt nói chung lại rất tỉnh táo, và nhìn ra rất rõ.
Đến thời điểm này, mọi việc vẫn chưa ngã ngũ. Vì còn chờ đợi quyết định của TTCP.
Nhưng từ vụ việc Thần Công lý đến vụ việc Dự án của Thừa Thiên- Huế  cho thấy sự nhạy cảm chính trị, sự sáng suốt lẫn trách nhiệm quản lý của các quan chức có trách nhiệm ở các ngành, các cấp cũng rất cần được dùng “dao trâu”… mổ xẻ.

Hoa Kỳ ra nghị quyết tranh chấp biển

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vừa nhất trí thông qua nghị quyết về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Kết quả biểu quyết được chủ tịch Ủy ban này, Dân biểu Ed Royce, thông báo sau phiên điều trần hôm 20/11.
Nghị quyết, mang mã số H.Res-714 được ủy ban của Hạ viện Mỹ phê chuẩn với sự đồng thuận tuyệt đối.
Được Dân biểu Dân chủ Eni Faleomavaega đề xuất hồi tháng Chín năm nay, nghị quyết lên án các hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây hấn, cản trở các quyền tự do tại vùng biển và không phận quốc tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nghị quyết này cũng chỉ trích việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông và kêu gọi nước này không có các hành động tương tự trên những vùng biển khác trong khu vực.
Dân biểu Faleomavaega cũng thúc giục chính phủ Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với các giải pháp ôn hòa, mang tính tập thể trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như đối với quyền tự do hàng hải, quyền sử dụng vùng trời và vùng biển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương theo khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Nghị quyết đồng thời kêu gọi các nước ASEAN cũng như đồng mình, đối tác của Hoa Kỳ và các bên có yêu sách thúc đẩy việc thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong buổi điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 20/11, ông Faleomavaega nhắc lại những điều mà ông gọi là 'hành động gây hấn' trong khu vực của Trung Quốc, bao gồm việc cắt dây cáp tàu thăm dò của Việt Nam hồi năm 2011, dùng súng đe dọa ngư dân Việt Nam và thành lập thành phố Tam Sa.
Ông cũng nói ông "muốn tán dương lập trường ôn hòa nhưng kiên định của Việt Nam, vốn đã dẫn đến việc Trung Quốc phải rút lui giàn khoan HD981".
(BBC)


Âm nhạc và đời sống tâm thức người Việt

Âm nhạc và hội hoạ là những loại hình nghệ thuật luôn gắn bó với lịch sử của nhân loại từ thuở sơ khai của loài người. Hai loại hình văn hoá này đã ổn định và gắn bó với đời sống tinh thần của loài người trước khi hình thành xã hội tôn giáo và chính trị.
Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn "Tiếng trúc-Tiếng tơ" tại Paris, 2014Hàng triệu bức tranh cổ được tìm thấy trong những vách núi cùng với những hiện vật cổ là những loại nhạc cụ được chế tác từ tự nhiên như xương động vật hay những bộ gõ bằng đá.
Những hiện vật trên được tìm thấy ở gần như hầu hết các tộc người, điều đó minh chứng cho sự tồn tại của hội hoạ và âm nhạc trong đời sống văn hoá và tâm linh của con người.
Âm nhạc cổ Việt Nam cũng nằm trong cái quy luật chung của nhân loại với lời ca tiếng hát chứa đựng những khát vọng sống trong sáng của một cộng đồng.
Tối 07/11 vừa qua, tại phòng hoà nhạc của bảo tàng Guimet, một thánh địa của bảo tàng cổ vật Á Châu tại Paris-Pháp đã diễn ra một sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế về âm nhạc cổ Việt Nam với tên gọi: Tiếng Trúc-Tiếng Tơ.
Nhà nghiên cứu văn hoá Đàm Quang Minh với nghệ sỹ cải lương Hương Thanh là những người có công đầu trong việc kết nối và đưa âm nhạc truyền thống cổ việt nam đến với thính giả và những học giả âm nhạc tại Pháp. Chương trình còn có sự tham gia của RFI (Radio France Internationale), France Musique và đại sứ Unesco tại Pháp.
Ông Đàm Quang Minh theo học nghành văn hoá và tôn giáo tại trường đại học Sorbonne, một trường đại học danh tiếng bậc nhất tại Paris-Pháp. Ông đã bỏ ra hơn 20 năm nghiên cứu về âm nhạc cổ Việt Nam.
Trong buổi ra mắt chương trình âm nhạc truyền thống Việt Nam với thính giả Pháp ông đã đích thân rước cây Đàn Đáy của lão nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909-2001), bà là một trong những đại diện của thể loại nhạc Ca Trù, người có công đưa Ca Trù lên bản đồ âm nhạc thế giới.
Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn "Tiếng trúc-Tiếng tơ" tại Paris, 2014Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn "Tiếng trúc-Tiếng tơ" tại Paris, 2014
Đây là cuộc hội ngộ âm nhạc giữa các nghệ sỹ đến từ nhiều miền khác nhau:
Nghệ sỹ nhân dân: Nguyễn Xuân Hoạch (Đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tam - Hát xẩm, ca trù)
Nghệ sỹ Nhân dân: Ngô Thanh Hoài (Hát chèo, ngâm thơ)
Nghệ sỹ ưu tú: Đặng Công Hưng (Hát văn - đàn nguyệt)
Nghệ sỹ ưu tú: Đoàn Thanh Bình (Hát chèo, ca trù)
Nghệ sỹ ưu tú: Vũ Ngọc (Bộ gõ)
Đàm Quang Minh (Trống chầu)
Nghệ sỹ: Nguyễn Thanh Hà (đàn tranh)
Nghệ sỹ Hương Thanh đảm nhiệm phần cổ nhạc hai miền Trung-Nam
Điều hiếm hoi gặp được ở đây là các nghệ sỹ, nghệ nhân này đều là đại diện chính tông cho bộ môn của mình về nghề và tâm nghề trong làng cổ nhạc Việt Nam.
Trong đêm diễn, tài năng và tinh thần nghệ thuật của họ đã đem lại cho khán thính giả một bữa tiệc âm thanh bằng tất cả những sắc mầu, giai điệu, tiết tấu của nhạc cổ Việt Nam.

Tiếng Trúc-Tiếng Tơ
Chương trình được mở màn bằng câu ngâm Dâng Hương theo lối hát Cửa Đình, đệm đàn Đáy do Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Xuân Hoạch thể hiện. Ông đã tận tâm se lại những sợi dây tơ theo lối cổ của cây đàn này, một di vật của lão nghệ nhân Quách Thị Hồ.
Câu ngâm cổ này chính là lý tưởng của nhạc cổ Việt Nam: "Thông Thông nhai khí nhiễu Trường Yên. Ái đại cung đình thấu cửu thiên".
Tạm dịch: Hơi ấm ngạt ngào trốn Đế Kinh. Miếu đường lồng lộng chữ anh minh.
Nối tiếp là làn điệu chèo cổ (Sa lệch chênh) đượm chất trữ tình hoài niệm để minh hoạ cho nỗi nhớ thương cổ đô Thăng Long với những câu thơ của bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua giọng hát của nghệ sĩ Đoàn Thanh Bình.
Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn "Tiếng trúc-Tiếng tơ" tại Paris, 2014Chất giọng vàng của nghệ sỹ nhân dân Ngô Thanh Hoài khi ngâm những vần thơ của Nguyễn Duy đã thể hiện được sức nặng tâm linh của ca nhạc cổ Việt Nam.
Tình yêu âm nhạc miền Trung đã được bộc lộ qua những câu hò Huế và điệu Lý Tình Tang của nghệ sỹ Hương Thanh.
Nghệ sỹ Công Hưng với chất giọng quyến rũ ma mị, với ngón đàn nguyệt long lanh đã đưa thính giả vào cõi tâm linh huyền bí của thể hát Chầu Văn.
Nghệ thuật Ca Trù hát khuôn với bài "Thét Nhạc" hát theo lối cửa đình thể hiện qua giọng ca tiếng phách của Nghệ sỹ ưu tú Đoàn Thanh Bình và đàn Đáy Xuân Hoạch, trống chầu Đàm Quang Minh đã thể hiện được phong thái trang nghiêm đĩnh đạc mà trữ tình kín đáo của thể nhạc được trân trọng nhất khi xưa ở miền Bắc.
Bài ca "Anh Xẩm" của thi sỹ Tản Đà qua giọng hát, tiếng đàn Hồ đậm chất dân gian của Xuân Hoạch như muốn đưa người nghe về tận xa xăm chốn quê xưa.
Tâm sự sâu sắc của bài "Dạ cổ hoài lang" với chất giọng Hương Thanh đã đem đến cho khán giả ấn tượng sâu đậm về miền quê Nam Bộ.
Buổi hoà nhạc diễn ra khoảng một tiếng rưỡi, với thần thái nghiêm trang, trong không gian cổ kính của khán phòng hoà nhạc Guimet. Những câu ca tiếng nhạc đầy sức mạnh nội tâm của từng nghệ sỹ đã cho khán thính giả được nghe và trải nghiệm không khí và âm hưởng nhạc cổ Việt Nam với những chân giá trị của nó.
Qua đêm diễn này, bằng quyền năng đặc biệt của người nghệ sỹ, bằng ký ức và hoài niệm về một miền văn hoá cội nguồn mà mỗi nghệ sỹ tích luỹ được, các nghệ nhân âm nhạc cổ truyền Việt nam như muốn kể một câu chuyện về một miền ký ức, một nỗi khát vọng về cái thời khi mà người còn biết sống với người, biết yêu cỏ cây muông thú, biết thành kính với những di sản mà cha ông để lại.
Buổi diễn đã kết thúc trong cái lặng bất thần khi tiếng nhạc kết thúc rồi vỡ oà trong những tràng vỗ tay và những làn nước mắt.
Nhiều người đã khóc khi họ nhận thấy âm nhạc là thứ ngôn ngữ duy nhất tồn tại trong khoảnh khắc này. Khoảng cách về ngôn ngữ và văn hoá, khoảng cách giữa nghệ sỹ và thính giả không còn tồn tại.
Ở đây giữa khán phòng hoà nhạc này, bao nhiêu màu da, bao nhiêu tôn giáo, bao nhiêu tầng lớp xã hội - mọi khoảng cách không còn nữa. Chỉ tồn tại một tình cảm duy nhất đó là Tình Yêu.Thế mới biết sức mạnh của văn hoá và âm nhạc là như thế.
Buổi biểu diễn với sự thành thật mộc mạc trong hành động nghệ thuật các nghệ nhân ca cổ nhạc đã khiến ta suy ngẫm về những chân giá trị nghệ thuật. Nó cho ta nhiều câu hỏi về chân giá trị của văn hoá nghệ thuật ngày hôm nay.
Giá trị của âm nhạc cổ truyền đối với đời sống hiện đại
Theo quan điểm chung của các nghệ sỹ thì họ muốn đưa ra một chuẩn mực của âm nhạc cổ Việt Nam. Vì giữa cái thời cực thịnh của công nghệ truyền thông, những lò bát quái của công nghệ làm đẹp,
và làm ra cái đẹp, thông qua ống kính vạn hoa của phương tiện truyền thông những giá trị chuẩn của văn hoá bị bóp méo để phục vụ cho mục đích giải trí văn nghệ bản năng.
Nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn "Tiếng trúc-Tiếng tơ" tại Paris, 2014Trong khi văn hoá và văn nghệ là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Văn nghệ nhằm mục đích giải trí trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể.
Còn văn hoá bao hàm nghĩa rộng hơn được tích luỹ bởi kỹ năng sống của nhiều tộc người trong lịch sử, nó tạo ra tính chất và bản sắc dân tộc.
Giữ được cái chuẩn trong văn hoá nghĩa là định hình tính chất và bản sắc của một tộc người.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, âm nhạc cổ Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm ỉ nuôi dưỡng bao thế hệ người Việt. Gần một nghìn năm Bắc thuộc người Việt vẫn không bị đồng hoá với người Hán.
Vượt qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc với hai cường quốc Pháp và Mỹ, âm nhạc cổ Việt Nam vẫn oằn lưng bền bỉ gánh chịu cùng với những người con đất Việt đi qua thử thách khó khăn.
Những nghệ sỹ ca nhạc cổ truyền trong đêm diễn "Tiếng Trúc -Tiếng Tơ" ngay giữa trung tâm Paris hoa lệ không chỉ cho thính giả và những học giả âm nhạc Pháp thấy rằng: Chúng tôi cũng có một nền văn hoá triết học có thể đứng ngang hàng với bất cứ nền văn minh cổ đại nào trên thế giới.
Cá nhân là một người nghệ sỹ và thích quan sát những chuyển động của văn hoá, tôi đã may mắn có mặt trong suốt quá trình chuẩn bị cho đêm diễn và có nhiều thời gian tiếp xúc với các nghệ sỹ.
Tình yêu nghề của mỗi nghệ sỹ truyền cho tôi rất nhiều năng lượng. Một khoảng khắc đẹp của đời một người nghệ sỹ như tôi khi có được những trải nghiệm và chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời cùng với họ.
Tình yêu âm nhạc của họ không chỉ đơn thuần là một cái nghề mà hơn hết họ còn đem theo mình một sứ mệnh vô cùng lớn lao, sứ mệnh ngàn đời mà cha ông tổ tiên đã gìn giữ và đã truyền lại cho thế hệ sau.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nghệ sỹ tạo hình đang sống tại Geneva, Thụy Sĩ.Theo quan điểm chung của các nghệ sỹ thì họ muốn đưa ra một chuẩn mực của âm nhạc cổ Việt Nam. Vì giữa cái thời cực thịnh của công nghệ truyền thông, những lò bát quái của công nghệ làm đẹp,
và làm ra cái đẹp, thông qua ống kính vạn hoa của phương tiện truyền thông những giá trị chuẩn của văn hoá bị bóp méo để phục vụ cho mục đích giải trí văn nghệ bản năng.
Trong khi văn hoá và văn nghệ là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Văn nghệ nhằm mục đích giải trí trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể.
Còn văn hoá bao hàm nghĩa rộng hơn được tích luỹ bởi kỹ năng sống của nhiều tộc người trong lịch sử, nó tạo ra tính chất và bản sắc dân tộc.
Giữ được cái chuẩn trong văn hoá nghĩa là định hình tính chất và bản sắc của một tộc người.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, âm nhạc cổ Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm ỉ nuôi dưỡng bao thế hệ người Việt. Gần một nghìn năm Bắc thuộc người Việt vẫn không bị đồng hoá với người Hán.
Vượt qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc với hai cường quốc Pháp và Mỹ, âm nhạc cổ Việt Nam vẫn oằn lưng bền bỉ gánh chịu cùng với những người con đất Việt đi qua thử thách khó khăn.
Những nghệ sỹ ca nhạc cổ truyền trong đêm diễn "Tiếng Trúc -Tiếng Tơ" ngay giữa trung tâm Paris hoa lệ không chỉ cho thính giả và những học giả âm nhạc Pháp thấy rằng: Chúng tôi cũng có một nền văn hoá triết học có thể đứng ngang hàng với bất cứ nền văn minh cổ đại nào trên thế giới.
Cá nhân là một người nghệ sỹ và thích quan sát những chuyển động của văn hoá, tôi đã may mắn có mặt trong suốt quá trình chuẩn bị cho đêm diễn và có nhiều thời gian tiếp xúc với các nghệ sỹ.
Tình yêu nghề của mỗi nghệ sỹ truyền cho tôi rất nhiều năng lượng. Một khoảng khắc đẹp của đời một người nghệ sỹ như tôi khi có được những trải nghiệm và chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời cùng với họ.
Tình yêu âm nhạc của họ không chỉ đơn thuần là một cái nghề mà hơn hết họ còn đem theo mình một sứ mệnh vô cùng lớn lao, sứ mệnh ngàn đời mà cha ông tổ tiên đã gìn giữ và đã truyền lại cho thế hệ sau.
Trần Trọng Linh
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nghệ sỹ tạo hình đang sống tại Geneva, Thụy Sĩ.
(BBC)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét