Sống dưới bóng "quyền lực vô hình"
Từ lâu đã thành thông lệ, sau màn đọc "kính thưa", "kính gửi" của vài
quan chức, diễn đàn trao đổi ngay lập tức được dựng lên và vận hành bởi
số ít nhà khoa học "lão làng"tóc đã muối tiêu.
Nhiều nghiên cứu đã ca ngợi tập quán "trọng xỉ" như nét đẹp văn hóa của
người Việt. Ấy là việc dành kính trọng, ưu tiên cho người già. Điều này
thể hiện qua nhiều thế ứng xử như dành chỗ ngồi trang trọng nhất, lễ
mừng thọ hay tiếng nói của họ luôn có trọng lượng... Tập quán này phổ
biến ở nhiều cộng đồng khác ở nước ta cũng như trên thế giới và đây được
coi là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến ở xã hội nông nghiệp.
Đây là một giá trị văn hóa nhân văn, cần được lưu giữ. Điều cần bàn ở đây là việc làm sao để nét đẹp ứng xử này không bị lạm dụng, thành vật cản cho phát triển bởi trong nhiều trường hợp, tâm lí trọng tuổi tác đã bị biến tướng
Đây là một giá trị văn hóa nhân văn, cần được lưu giữ. Điều cần bàn ở đây là việc làm sao để nét đẹp ứng xử này không bị lạm dụng, thành vật cản cho phát triển bởi trong nhiều trường hợp, tâm lí trọng tuổi tác đã bị biến tướng
"Ma cũ" và "ma mới"
Như một thứ thông lệ ở nhiều nơi, kẻ vào sau luôn phải "nhún nhường" với người trước. Ở chừng mực nào đó, thâm niên công tác như một thứ quyền lực vô hình, mặc nhiên gắn với đâu đó đặc quyền nhất định dù cho trong khá nhiều trường hợp, người có ít thâm niên hơn lại có năng lực, những đóng góp cụ thể và hiệu quả hơn.
Ở nhiều cơ quan, việc xét lên lương trước hạn hay đi nước ngoài từ lâu ngầm định ưu tiên cán bộ có thâm niên hay sắp về hưu. Nghịch lí ở chỗ việc này cứ "tự nhiên" được quyết định mà không gặp bất cứ ý kiến phản biện nào. Nhiều trường hợp người được xét lên lương không có thành tích gì nổi bật; người được cử đi nước ngoài không có chuyên môn phù hợp, không có đủ trình độ ngoại ngữ. Tiền thuế của dân hồn nhiên được sử dụng mà hiệu quả đem lại cứ thầm lặng đến vô cùng...
Việc thi nâng ngạch ở nhiều cơ quan khoa học cũng vậy. Hệ số lương được coi như một trong yêu cầu bắt buộc, quyết định đến việc ai đó có đủ tiêu chuẩn thi hay không. Mà hệ số lương thì đa phần đồng nghĩa với số năm công tác. Dẫn đến không ít cán bộ trẻ có năng lực, có thành tích nhưng vẫn phải "sống mòn" đếm thời gian đến ngày lên lương và do đó, đồng lương của họ thấp hơn so với đâu đó nhiều đồng nghiệp có thâm niên hơn dẫu cho cống hiến cả vô hình và hữu hình của người "đứng sau" lại vượt trội so với của kẻ "ngồi trước". Thời gian thì trôi chậm và lòng người cứ phân ưu.
Rồi nữa, trong nhiều hội thảo khoa học, từ lâu đã thành thông lệ, sau màn "kính thưa" của vài vị quan chức, diễn đàn trao đổi ngay lập tức được dựng lên và vận hành bởi số ít nhà khoa học "lão làng". Đa phần những trao đi đổi lại này chỉ diễn ra giữa một nhóm nhà khoa học chí ít thì tóc cũng đã muối tiêu và càng đáng tiếc hơn khi đa phần người nghe cứ mệt nhoài đến độ lạc lối nếu muốn tìm kiếm những điều mới mẻ từ các thảo luận đó. Cán bộ trẻ nên ngoan ngoãn ngồi tít phía sau, tốt nhất là im lặng mà nghe hay làm gì khác thì tùy miễn là đừng có ý kiến này, ý kiến nọ. Chân lí chưa bao giờ sẵn sàng nhìn về phía tương lai mà dường như vẫn còn mải chìm đắm đâu đó trong hào quang quá khứ?
Để măng mọc khi tre chưa già
Cổ nhân đã từng dạy “con hơn cha là nhà có phúc” và vị GS lừng danh Trần Quốc Vượng đã “chua” thêm một câu là “trò hơn thầy, đức nước càng dày”.
Thông điệp gửi gắm quá rõ: một xã hội chỉ phát triển khi thế hệ sau tiến xa hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn. Điều này đúng ra phải là hiển nhiên bởi lớp đi sau được kế thừa từ người đi trước, có nền móng nhất định để tiếp bước, phát triển hơn.
Lí thuyết là vậy nhưng trên thực tế, để “măng mọc” trước khi “tre già”, một trong những việc cần làm là thay đổi quan niệm “sống lâu lên lão làng” hay tránh đồng nhất tuổi tác với các giá trị khác. “Manh áo” chẳng bao giờ làm nên “thầy tu”, tuổi tác không nhất thiết phải là sự bảo đảm cho chân lí. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong phạm vi các cơ quan khoa học.
Sẽ là một cú hích quan trọng cho hoạt động nghiên cứu khoa học nước nhà nếu có những chính sách đặc thù, khuyến khích, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển. Cứ nhìn quy định thi nghiên cứu viên, giảng viên chính hay cao cấp hiện nay sẽ thấy sự bất cập của nó đã hạn chế các nhà khoa học trẻ thế nào.
Muốn thi từ nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính, ứng viên phải có 9 năm công tác liên tục, với hệ số lương tối thiểu là 3,66. Yêu cầu này là 6 năm ở ngạch nghiên cứu viên chính đối với ứng viên muốn thi lên bậc cao cấp. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cứ phải là 9 năm ở bậc này và 6 năm với bậc khác?
Ai cũng biết rằng cùng trong khoảng thời gian ấy, mỗi nhà khoa học, do nhiều lí do có thể sức cống hiến khác nhau. Thành tựu khoa học của một người 25 tuổi vì thế không nhất thiết phải ít hơn so với đồng nghiệp 35 tuổi.
Gần đây, một dự thảo mới được xây dựng, đề xuất cứ ai có bằng tiến sĩ sẽ được mặc định chuyển lên bậc “chính” hay từ phó giáo sư trở lên sẽ tự động được coi là bậc “cao cấp”. Và thế là tấm áo tuổi tác được thay bằng tấm áo học vị. Thay vì “sống lâu lên lão làng”, người ta rồi đây sẽ đua nhau “làm” tiến sĩ, phó giáo sư để được nâng ngạch, vừa oai, vừa tự động được tăng lương…
Một thực tế buồn là chúng ta có quá ít quỹ tài trợ nghiên cứu dành cho các nhà khoa học trẻ trong khi điều này khá phổ biến ở nhiều nước. Hầu hết các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu do chính phủ tài trợ hiện nay quy định học hàm, học vị, ngạch nghiên cứu nhất định. Nghiên cứu viên thì đương nhiên không được giao chủ nhiệm đề tài cấp bộ là một ví dụ. Điều này dẫn đến một hệ quả nguy hại là nhiều nhà khoa học trẻ không có cơ hội, nguồn lực cần thiết để tổ chức nghiên cứu theo hướng mình say mê. Sức trẻ, sự nhiệt huyết, tính sáng tạo, tất cả nội lực của họ phần lớn chỉ dùng vào việc “điếu đóm” trong các đề tài do người khác chủ nhiệm. Nhiều khi nằm ngoài hướng quan tâm của họ.
“Măng” chưa mọc, làm sao có “tre”?
Như một thứ thông lệ ở nhiều nơi, kẻ vào sau luôn phải "nhún nhường" với người trước. Ở chừng mực nào đó, thâm niên công tác như một thứ quyền lực vô hình, mặc nhiên gắn với đâu đó đặc quyền nhất định dù cho trong khá nhiều trường hợp, người có ít thâm niên hơn lại có năng lực, những đóng góp cụ thể và hiệu quả hơn.
Ở nhiều cơ quan, việc xét lên lương trước hạn hay đi nước ngoài từ lâu ngầm định ưu tiên cán bộ có thâm niên hay sắp về hưu. Nghịch lí ở chỗ việc này cứ "tự nhiên" được quyết định mà không gặp bất cứ ý kiến phản biện nào. Nhiều trường hợp người được xét lên lương không có thành tích gì nổi bật; người được cử đi nước ngoài không có chuyên môn phù hợp, không có đủ trình độ ngoại ngữ. Tiền thuế của dân hồn nhiên được sử dụng mà hiệu quả đem lại cứ thầm lặng đến vô cùng...
Việc thi nâng ngạch ở nhiều cơ quan khoa học cũng vậy. Hệ số lương được coi như một trong yêu cầu bắt buộc, quyết định đến việc ai đó có đủ tiêu chuẩn thi hay không. Mà hệ số lương thì đa phần đồng nghĩa với số năm công tác. Dẫn đến không ít cán bộ trẻ có năng lực, có thành tích nhưng vẫn phải "sống mòn" đếm thời gian đến ngày lên lương và do đó, đồng lương của họ thấp hơn so với đâu đó nhiều đồng nghiệp có thâm niên hơn dẫu cho cống hiến cả vô hình và hữu hình của người "đứng sau" lại vượt trội so với của kẻ "ngồi trước". Thời gian thì trôi chậm và lòng người cứ phân ưu.
Rồi nữa, trong nhiều hội thảo khoa học, từ lâu đã thành thông lệ, sau màn "kính thưa" của vài vị quan chức, diễn đàn trao đổi ngay lập tức được dựng lên và vận hành bởi số ít nhà khoa học "lão làng". Đa phần những trao đi đổi lại này chỉ diễn ra giữa một nhóm nhà khoa học chí ít thì tóc cũng đã muối tiêu và càng đáng tiếc hơn khi đa phần người nghe cứ mệt nhoài đến độ lạc lối nếu muốn tìm kiếm những điều mới mẻ từ các thảo luận đó. Cán bộ trẻ nên ngoan ngoãn ngồi tít phía sau, tốt nhất là im lặng mà nghe hay làm gì khác thì tùy miễn là đừng có ý kiến này, ý kiến nọ. Chân lí chưa bao giờ sẵn sàng nhìn về phía tương lai mà dường như vẫn còn mải chìm đắm đâu đó trong hào quang quá khứ?
Để măng mọc khi tre chưa già
Cổ nhân đã từng dạy “con hơn cha là nhà có phúc” và vị GS lừng danh Trần Quốc Vượng đã “chua” thêm một câu là “trò hơn thầy, đức nước càng dày”.
Thông điệp gửi gắm quá rõ: một xã hội chỉ phát triển khi thế hệ sau tiến xa hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn. Điều này đúng ra phải là hiển nhiên bởi lớp đi sau được kế thừa từ người đi trước, có nền móng nhất định để tiếp bước, phát triển hơn.
Lí thuyết là vậy nhưng trên thực tế, để “măng mọc” trước khi “tre già”, một trong những việc cần làm là thay đổi quan niệm “sống lâu lên lão làng” hay tránh đồng nhất tuổi tác với các giá trị khác. “Manh áo” chẳng bao giờ làm nên “thầy tu”, tuổi tác không nhất thiết phải là sự bảo đảm cho chân lí. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong phạm vi các cơ quan khoa học.
Sẽ là một cú hích quan trọng cho hoạt động nghiên cứu khoa học nước nhà nếu có những chính sách đặc thù, khuyến khích, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát triển. Cứ nhìn quy định thi nghiên cứu viên, giảng viên chính hay cao cấp hiện nay sẽ thấy sự bất cập của nó đã hạn chế các nhà khoa học trẻ thế nào.
Muốn thi từ nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính, ứng viên phải có 9 năm công tác liên tục, với hệ số lương tối thiểu là 3,66. Yêu cầu này là 6 năm ở ngạch nghiên cứu viên chính đối với ứng viên muốn thi lên bậc cao cấp. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cứ phải là 9 năm ở bậc này và 6 năm với bậc khác?
Ai cũng biết rằng cùng trong khoảng thời gian ấy, mỗi nhà khoa học, do nhiều lí do có thể sức cống hiến khác nhau. Thành tựu khoa học của một người 25 tuổi vì thế không nhất thiết phải ít hơn so với đồng nghiệp 35 tuổi.
Gần đây, một dự thảo mới được xây dựng, đề xuất cứ ai có bằng tiến sĩ sẽ được mặc định chuyển lên bậc “chính” hay từ phó giáo sư trở lên sẽ tự động được coi là bậc “cao cấp”. Và thế là tấm áo tuổi tác được thay bằng tấm áo học vị. Thay vì “sống lâu lên lão làng”, người ta rồi đây sẽ đua nhau “làm” tiến sĩ, phó giáo sư để được nâng ngạch, vừa oai, vừa tự động được tăng lương…
Một thực tế buồn là chúng ta có quá ít quỹ tài trợ nghiên cứu dành cho các nhà khoa học trẻ trong khi điều này khá phổ biến ở nhiều nước. Hầu hết các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu do chính phủ tài trợ hiện nay quy định học hàm, học vị, ngạch nghiên cứu nhất định. Nghiên cứu viên thì đương nhiên không được giao chủ nhiệm đề tài cấp bộ là một ví dụ. Điều này dẫn đến một hệ quả nguy hại là nhiều nhà khoa học trẻ không có cơ hội, nguồn lực cần thiết để tổ chức nghiên cứu theo hướng mình say mê. Sức trẻ, sự nhiệt huyết, tính sáng tạo, tất cả nội lực của họ phần lớn chỉ dùng vào việc “điếu đóm” trong các đề tài do người khác chủ nhiệm. Nhiều khi nằm ngoài hướng quan tâm của họ.
“Măng” chưa mọc, làm sao có “tre”?
Một nền khoa học phát triển cần có các chính sách cụ thể khuyến khích sự
phát triển của giới trẻ. Điều đó đảm bảo không chỉ tính kế thừa, liên
tục mà còn sức sáng tạo, lan tỏa, phát triển cho không chỉ nền khoa học
mà cả xã hội.
Đã và đang có nhiều đề nghị tăng thời gian làm việc cho các nhà khoa học có học hàm, học vị, còn khả năng, sức lực cống hiến. Nếu chính sách này bị lợi dụng không đúng đối tượng sẽ vô tình kìm hãm cơ hội phát triển của người trẻ.
Tấm áo tuổi tác, giống như học hàm, học vị vì thế không và đừng bao giờ trở thành vật trang trí. Lịch sử nhân loại đã minh chứng đấy thôi. Bao phát kiến vĩ đại được viết nên bởi những mái đầu xanh. Nhiều trong số họ còn chưa kịp có bất cứ học hàm, học vị gì để lưu danh hậu thế.
Nguyễn Công Thảo
Đã và đang có nhiều đề nghị tăng thời gian làm việc cho các nhà khoa học có học hàm, học vị, còn khả năng, sức lực cống hiến. Nếu chính sách này bị lợi dụng không đúng đối tượng sẽ vô tình kìm hãm cơ hội phát triển của người trẻ.
Tấm áo tuổi tác, giống như học hàm, học vị vì thế không và đừng bao giờ trở thành vật trang trí. Lịch sử nhân loại đã minh chứng đấy thôi. Bao phát kiến vĩ đại được viết nên bởi những mái đầu xanh. Nhiều trong số họ còn chưa kịp có bất cứ học hàm, học vị gì để lưu danh hậu thế.
Nguyễn Công Thảo
(Tuần Việt Nam)
Một lần nữa - TPP lại lỗi hẹn?
Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP năm 2010. |
Theo voatiengviet.com, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước Việt Nam, hôm
8/8/2014 đã lên tiếng khẩn thiết kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thúc đẩy các
mối quan hệ kinh tế đầu tư, thương mại song phương tạo điều kiện để Việt
Nam gia nhập Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
ủng hộ một giải pháp ôn hòa cho Biển Đông. Đề nghị này được ông Sang
nêu lên sau cuộc họp hôm 5/8/2014 tại Hà Nội giữa ông và TNS Bob Corker,
đại diện Tổng thống Obama. TNS Bob Corker có cho ông Sang biết là chính
phủ Hoa kỳ quyết tâm kết thúc vòng đàm phán gia nhập TPP vào khoảng
ngày 12 đến 18 tháng 9 năm 2014.
Sự kiện này làm nhớ lại hôm 7/10/2013, bên lề hội nghị APEC tại Bali,
Indonesia, Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ Penny Pritzker cũng cho biết Tổng
thống Barack Obama kêu gọi 12 nước tham gia vòng đàm phán hãy nỗ lực
kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2013.
Sau đó 45 ngày, tại vòng đàm phán Salt Lake City từ ngày 19 đến ngày 24
tháng 11 năm 2013, sau những buổi họp đầy mâu thuẫn giữa Mỹ và các thành
viên khác của TPP, những vấn đề chủ yếu như quyền sở hữu trí tuệ (IPR),
cải tổ định chế các tập đoàn nhà nước, xí nghiệp quốc doanh và nhiều
vấn đề gai góc khác nữa vẫn còn tồn đọng, cần nhiều vòng đàm phán nữa
mới hy vọng giải quyết xong. Do vậy, TPP đã một lần lỗi hẹn với sự mong
đợi của Tòa Bạch Ốc.
Hôm 24/4/2014 vòng đàm phán TPP lại được nhắc lại một lần nữa tại Tokyo,
nhân chuyến công du Nhật Bản của Tổng thống Obama. Trong cuộc họp
thượng đỉnh tại Tokyo giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Shinzo Abe,
chính phủ Nhật dứt khoác từ chối mở cửa thị trường cho những nông sản
như gạo, đường, thịt bò, thịt heo, cùng các loại sản phẩm chế biến từ
nông sản, sữa, và ngũ cốc. Nhà lãnh đạo Mỹ phải nhìn nhận rằng vòng đàm
phán TPP còn nhiều phức tạp, không thể kết thúc trước cuối năm 2014.
Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ Penny Pritzker cho biết Tổng thống Obama kêu
gọi 12 nước tham gia vòng đàm phán hãy nỗ lực kết thúc vòng đàm phán
TPP vào cuối năm 2013.Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ Penny Pritzker cho
biết Tổng thống Obama kêu gọi 12 nước tham gia vòng đàm phán hãy nỗ lực
kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2013.
Sau chuyến đi, Tổng thống Obama và một số quan chức Hoa Kỳ lạc quan
tuyên bố đã có bước đột phá trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật. Nhưng
phía Nhật lại nói rằng Tokyo và Washington sẽ không đạt được thỏa thuận
về kinh tế liên quan đến TPP cho đến trước mùa thu năm nay, nghĩa là
trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama. Nhưng dường như
vẫn còn một số vướng mắc trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật. Do vậy,
rất có thể vòng đàm phán sắp tới cũng không thể nào kết thúc trước cuối
năm 2014 như Tổng thống Obama mong đợi. Như vậy, TPP lại một lần nữa rất
có thể sẽ lỗi hẹn với Tòa Bạch ốc.
Gần đây có một sự cố lớn lao chi phối ý nghĩa tồn vong của TPP. Theo
nguồn tin AP, sau gần 3 thập niên các hãng xưỡng Mỹ dọn sang Trung Quốc
để khai thác nguồn nhân công rẻ mạt của nước này, các doanh nghiệp Trung
Quốc đang tràn vào Hoa Kỳ để tận dụng lực lượng lao động Mỹ. Ví dụ, hồi
tháng 5/2014 tại bang Alabama Tổ Hợp Golden Dragon Precise Copper Tube
Group của Trung Quốc đã xây dựng một nhà máy cỡ trung ở vùng Pine
Hill-Alabama-và mướn 300 nhân công địa phương. Tại Moraine (Ohio),
Lancaster County (South Carolina), Gregory (Texas), TQ đã khai trương
nhiều hãng xưởng thu nhận hàng trăm, hàng ngàn công nhân Mỹ. (1)
Sở dĩ có hiện tượng ngược chiều này vì từ lâu các nhà đầu tư, các nhà
kinh tế Hoa Kỳ đã hoan nghênh các xí nghiệp, các nhà đầu tư Trung Quốc
với bảng hiệu quảng cáo: Hoa Kỳ là vùng đất đầu tư tốt nhất, với nền an
ninh bảo đảm nhất, năng lượng dồi dào nhất, lương bổng ít cách biệt, giá
năng lượng và thị trường ít biến động. Đặc biệt ở các tiểu bang miền
Nam lao động kỹ thuật cao lại rẻ, giá đất ở đây cũng thấp v.v. Do đó,
theo một công trình nghiên cứu của Rhodin Group, năm 2013, các công ty
Trung Quốc đã đầu tư vào Hoa Kỳ một số vốn kỷ lục là $14 tỷ USD, thu hút
ít nhất là 70,000 nhân công Mỹ. Đây là một con số không ai dám nghĩ đến
10 năm trước đây.
Theo lịch sử, thì Hoa kỳ xin gia nhập tổ chức Mậu dịch Tự do Pacific-4
(tiền thân của TPP) vào tháng 9/2008, nghĩa là đúng 2 năm 4 tháng sau
khi Tổ chức Pacific-4 do 4 nước Singapore, Chile, Brunei, New Zealand
thành lập (2005) và có hiệu lực (2008). Qua tầm nhìn của Hoa Kỳ,
Pacific-4 là một tổ chức mậu dịch đa dạng giống như nền kinh tế APEC. Hy
vọng sẽ có nhiều quốc gia trên bờ Thái Bình Dương tham gia. Qua lăng
kính màu hồng của Hoa kỳ, Pacific-4 hóa thân thành
Trans-Pacific-Partnership (TPP).
Hôm 24/4/2014 vòng đàm phán TPP lại được nhắc lại một lần nữa tại Tokyo,
nhân chuyến công du Nhật Bản của Tổng thống Obama.Hôm 24/4/2014 vòng
đàm phán TPP lại được nhắc lại một lần nữa tại Tokyo, nhân chuyến công
du Nhật Bản của Tổng thống Obama.
Chính phủ Obama coi đây là may mắn bất ngờ, một di sản từ Trời rơi
xuống. Liền sau đó, năm 2009. Quyền Đại diện Thương mại Hoa Kỳ,
Demetrios Marantis, đơn phương thiết lập hàng loạt tiêu chuẩn đầy tham
vọng dành cho những ai muốn gia nhập TPP. Một trong những tiêu chuẩn đó
được coi như là cứu cánh của TPP: “Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của
doanh nghiệp Mỹ, xây dựng những doanh nghiệp cỡ nhỏ và cỡ trung là cột
trụ là xương sống của nền kinh tế TPP, nguồn chính yếu tạo ra công ăn
việc làm cho Hoa Kỳ nhằm giảm bớt nạn thất nghiệp đang gia tăng tại Mỹ.
Nhờ đó TPP có thể qui tụ các nhà đầu tư xuất khẩu lớn của Hoa kỳ…”. (2)
Qua quá trình các hãng xưởng của Trung Quốc tràn vào nước Mỹ trong hai
năm vừa qua, Trung Quốc đã chủ động thuê mướn cả trăm ngàn lao động,
giúp Mỹ giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tăng lượng xuất khẩu, phải chăng
Trung Quốc đã vô tình thỏa mãn yêu cầu của Demetrios Marantis? Phải
chăng, nhờ vào một loạt chiến thuật kinh tế tinh vi, Trung Quốc đã vượt
qua những rào cản và xâm nhập vào nước Mỹ, và tước đoạt “cứu cánh” của
TPP trên tay Mỹ ngay trên nước Mỹ với sự ghi ơn của các tập đoàn kinh
tế, đầu tư của Mỹ? Phải chăng Trung quốc sẽ trở thành “siêu thành viên”
của TPP?
Dù sao đi nữa chúng ta cũng phải hiểu việc Chính phủ Hoa Kỳ gửi Evan
Medeiros hôm 14/7, và Bob Corker hôm 5/8 sang Hà Nội nhằm thuyết phục
Việt Nam cố gắng “sửa mình” để sớm được gia nhập TPP là những cố gắng
của Tòa Bạch ốc nhằm phục hồi tiềm năng và sức mạnh của TPP, một trong
những mũi nhọn quan trọng hỗ trợ cho Chiến lược xoay trục về châu Á Thái
bình Dương của Mỹ.
04.09.2014
------------------------------
(1) Nhà máy, Doanh nghiệp Trung quốc bắt đầu lan tràn trên đất Mỹ
(2) Hiệp Định TPP đang từng bước trở thành hiện thực
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Công thức thịnh vượng nào cho Việt Nam?
Động lực phát triển của một dân tộc có thể gói gọn trong ba chữ EEC -
emotion (cảm xúc); enlightenment (sự khai sáng) và coordination (tính
phối thuộc) - Ts. Vũ Minh Khương, ĐHQG Singapore phân tích động lực phát
triển của một dân tộc.
VietNamNet trân trọng giới thiệu cuộc đối thoại trực tuyến với Ts. Vũ Minh Khương quanh chủ đề: Việt Nam và cơ hội trỗi dậy từ thách thức.
Giấc mơ Việt Nam
Nhà báo Việt Lâm: Xin chào quý độc giả Vietnamnet. Vươn lên thịnh vượng có lẽ là khát vọng chung của mọi dân tộc. Lâu nay các nhà chính trị, kinh tế trên toàn thế giới vẫn đi tìm câu trả lời: Vì sao có quốc gia thành công nhưng cũng có không ít nước thất bại mặc dù họ có cùng xuất phát điểm thậm chí chia sẻ những tương đồng về văn hóa và chính trị? Liệu có công thức chính sách nào cho mọi quốc gia trên đường đi đến phồn vinh hay không? Câu hỏi đó có lẽ càng trở nên đau đáu với mọi người dân Việt Nam. Để góp phần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rất quan trọng này, VietNamNet tổ chức thảo luận trực tuyến với ông Vũ Minh Khương, Tiến sỹ về kinh tế học phát triển tại Đại học Harvard và hiện là Giáo sư Đại học Quốc gia Singapore. Ông cũng là nhân vật quen thuộc với bạn đọc hơn 10 năm qua với các bài viết sắc sảo và tâm huyết về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
- Trước hết, xin được bắt đầu cuộc thảo luận ngày hôm nay của chúng ta với những chia sẻ của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cách đây chưa lâu trên báo Tuổi Trẻ. "Cách đây bốn, năm mươi năm thì Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương, sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam hiện có 90.000 người sống tại Hàn Quốc chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc ở Việt Nam làm ông chủ còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì làm ôsin, nghe mà xót lòng!". Ông nghĩ sao về suy tư trên?
TS Vũ Minh Khương: Tôi rất đồng cảm với ý kiến sâu sắc và đầy xúc cảm của anh Vũ Ngọc Hoàng. Tôi cũng đã gặp anh Vũ Ngọc Hoàng và ấn tượng với con người đầy tâm huyết này. Chúng ta cùng chia sẻ sự trăn trở về vận mệnh của đất nước. Nhìn lại câu chuyện của Hàn Quốc, đây cũng là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Bởi năm 1960, Hàn Quốc và Philippines tương đồng về mọi mặt. Thậm chí, Philippines lợi thế hơn rất nhiều như sự hỗ trợ của quốc tế, dân trí khá tốt, tiếng Anh thông thạo. Lúc đó mọi người dự báo rằng, một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ kém xa Philippines và Philippines đã sẵn sàng cho sự phát triển thịnh vượng. Thế nhưng ba mươi năm sau, nhìn lại Hàn Quốc đã tổ chức được Olympic thế giới và khẳng định được vị thế một dân tộc đang trỗi dậy rất mạnh mẽ.
Vì sao dân tộc họ đi được nhanh như thế? Việc trì trệ có thể nhiều lý giải, nhưng để cất cánh thì rõ ràng có bài học rất lớn mà các nước muốn trỗi dậy phải học hỏi. Robert Lucas, một giáo sư Mỹ nổi tiếng, kinh tế gia đoạt giải Nobel có nói rằng: "nếu ta hiểu được thấu đáo con đường đi đến phồn vinh của một dân tộc thì chắc chắn ta sẽ làm ra được một cái thần kỳ khác tương tự như thế".
Hơn 10 năm nay sau khi rời công việc của Chính phủ (TS. Vũ Minh Khương từng là Chánh văn phòng Thành uỷ Hải Phòng - xem thêm Chuyện về một TS Harvard người Việt), tôi cũng đã tìm hiểu với một lòng đau đáu như Việt Lâm vừa nói, rằng có một ngày nào đó không xa đâu, kỉ niệm 100 năm độc lập của Việt Nam ta, dân tộc mình sẽ ngẩng đầu hùng cường và có thể đi khắp thế giới để chia sẻ kinh nghiệm thành công. Chúng ta thoát khỏi chiến tranh và chấp nhận muôn vàn hi sinh để một ngày nào đó chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta không chỉ vươn tới phồn vinh mà còn chia sẻ kinh nghiệm với thế giới làm sao để bồi đắp hòa bình, xây dựng tình hữu nghị và thịnh vượng chung.
VietNamNet trân trọng giới thiệu cuộc đối thoại trực tuyến với Ts. Vũ Minh Khương quanh chủ đề: Việt Nam và cơ hội trỗi dậy từ thách thức.
Giấc mơ Việt Nam
Nhà báo Việt Lâm: Xin chào quý độc giả Vietnamnet. Vươn lên thịnh vượng có lẽ là khát vọng chung của mọi dân tộc. Lâu nay các nhà chính trị, kinh tế trên toàn thế giới vẫn đi tìm câu trả lời: Vì sao có quốc gia thành công nhưng cũng có không ít nước thất bại mặc dù họ có cùng xuất phát điểm thậm chí chia sẻ những tương đồng về văn hóa và chính trị? Liệu có công thức chính sách nào cho mọi quốc gia trên đường đi đến phồn vinh hay không? Câu hỏi đó có lẽ càng trở nên đau đáu với mọi người dân Việt Nam. Để góp phần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi rất quan trọng này, VietNamNet tổ chức thảo luận trực tuyến với ông Vũ Minh Khương, Tiến sỹ về kinh tế học phát triển tại Đại học Harvard và hiện là Giáo sư Đại học Quốc gia Singapore. Ông cũng là nhân vật quen thuộc với bạn đọc hơn 10 năm qua với các bài viết sắc sảo và tâm huyết về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
- Trước hết, xin được bắt đầu cuộc thảo luận ngày hôm nay của chúng ta với những chia sẻ của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cách đây chưa lâu trên báo Tuổi Trẻ. "Cách đây bốn, năm mươi năm thì Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương, sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam hiện có 90.000 người sống tại Hàn Quốc chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc ở Việt Nam làm ông chủ còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì làm ôsin, nghe mà xót lòng!". Ông nghĩ sao về suy tư trên?
TS Vũ Minh Khương: Tôi rất đồng cảm với ý kiến sâu sắc và đầy xúc cảm của anh Vũ Ngọc Hoàng. Tôi cũng đã gặp anh Vũ Ngọc Hoàng và ấn tượng với con người đầy tâm huyết này. Chúng ta cùng chia sẻ sự trăn trở về vận mệnh của đất nước. Nhìn lại câu chuyện của Hàn Quốc, đây cũng là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Bởi năm 1960, Hàn Quốc và Philippines tương đồng về mọi mặt. Thậm chí, Philippines lợi thế hơn rất nhiều như sự hỗ trợ của quốc tế, dân trí khá tốt, tiếng Anh thông thạo. Lúc đó mọi người dự báo rằng, một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ kém xa Philippines và Philippines đã sẵn sàng cho sự phát triển thịnh vượng. Thế nhưng ba mươi năm sau, nhìn lại Hàn Quốc đã tổ chức được Olympic thế giới và khẳng định được vị thế một dân tộc đang trỗi dậy rất mạnh mẽ.
Vì sao dân tộc họ đi được nhanh như thế? Việc trì trệ có thể nhiều lý giải, nhưng để cất cánh thì rõ ràng có bài học rất lớn mà các nước muốn trỗi dậy phải học hỏi. Robert Lucas, một giáo sư Mỹ nổi tiếng, kinh tế gia đoạt giải Nobel có nói rằng: "nếu ta hiểu được thấu đáo con đường đi đến phồn vinh của một dân tộc thì chắc chắn ta sẽ làm ra được một cái thần kỳ khác tương tự như thế".
Hơn 10 năm nay sau khi rời công việc của Chính phủ (TS. Vũ Minh Khương từng là Chánh văn phòng Thành uỷ Hải Phòng - xem thêm Chuyện về một TS Harvard người Việt), tôi cũng đã tìm hiểu với một lòng đau đáu như Việt Lâm vừa nói, rằng có một ngày nào đó không xa đâu, kỉ niệm 100 năm độc lập của Việt Nam ta, dân tộc mình sẽ ngẩng đầu hùng cường và có thể đi khắp thế giới để chia sẻ kinh nghiệm thành công. Chúng ta thoát khỏi chiến tranh và chấp nhận muôn vàn hi sinh để một ngày nào đó chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta không chỉ vươn tới phồn vinh mà còn chia sẻ kinh nghiệm với thế giới làm sao để bồi đắp hòa bình, xây dựng tình hữu nghị và thịnh vượng chung.
TS Vũ Minh Khương (trái) và nhà báo Việt Lâm. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Bí kíp EEC
Nhà báo Việt Lâm:Được biết ông cũng là tác giả của cuốn sách gây chú ý trong giới làm chính sách và nghiên cứu kinh tế với tựa đề "The Dynamics of Economic growth: Policy insights from comparative and analyses in Asia (tạm dịch: Những động lực của tăng trưởng kinh tế: Góc nhìn chính sách từ các phân tích so sánh ở châu Á). Qua phân tích mô hình phát triển của 16 quốc gia Châu Á, ông thấy có thể đúc kết những bài học nào?
TS. Vũ Minh Khương: Quá trình phát triển của các dân tộc tổng kết lại bằng tiếng Anh chỉ có 3 chữ "EEC". E thứ nhất là emotion, trong tiếng Anh người ta còn chơi chữ tốt hơn: "E stands for Energy" nghĩa là năng lượng, motion là chuyển động. Đây là cội nguồn và động lực trung tâm của mọi quá trình cải biến. Bởi vì phát triển kinh tế không phải chỉ là quá trình đầu tư đơn thuần mà đây là công cuộc cải biến vĩ đại đòi hỏi sự chuyển động rất lớn, nói cách khác con người phải có xúc cảm rất cao. Emotion có hai trạng thái quan trọng. Trạng thái thấp của emotion chỉ đơn thuần là cảm xúc, thường là nghi kỵ, bi quan, ức chế. Nếu chỉ đơn thuần giải phóng năng lượng xúc cảm ở trạng thái thấp như thế sẽ gây ra những rối loạn, thậm chí phức tạp và bất ổn. Chẳng hạn chúng ta thấy ở cấp độ quốc gia, công ty thì đơn từ kiện tụng triền miên.
Tuy nhiên, nếu nâng được xúc cảm lên cấp độ cao hơn, "aspiration", là khát vọng, là sự lo lắng cho vận mệnh dân tộc và ý thức trách nhiệm với tương lai. Khi xúc cảm ở dạng này được giải phóng ra thì năng lượng vô cùng lớn. Tổng thống Park Chun Hee khi khởi xướng cuộc cải cách cho Hàn Quốc, đã tuyên bố rõ: "Tôi mong muốn từng ngày làm cho Hàn Quốc đuổi kịp Nhật Bản". Đó là lời thề thiêng liêng, lời tuyên thệ về phồn vinh của dân tộc. Động lực xúc cảm này truyền tải rất mạnh mẽ đến giới tinh hoa. Cái hay là trước đó, dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn, các tập đoàn, công ty tham nhũng triền miên nhưng ông Park Chun Hee không bắt tù họ, mà mời họ cùng ngồi với Chính phủ để bàn bạc làm gì để dân tộc Hàn Quốc tiến lên, đối phó được với sự đe doạ của bên ngoài và tình thế thế giới đang khắc nghiệt như thế. Họ đã chụm đầu với nhau và đi những bước thần kỳ.
Phải nói rằng dân tộc Hàn Quốc ngày đấy còn đói khát, khổ sở hơn nước ta rất nhiều. Đầu tư nước ngoài không đáng kể, chỉ có một số trợ giúp nhất định của Mỹ và bồi thường chiến tranh của Nhật Bản. Nhưng dân tộc họ tràn đầy xúc cảm, khát vọng vươn lên, từ người lãnh đạo đến doanh nghiệp và người dân.
Chữ E thứ 2 là Enlightenment, nghĩa là độ khai sáng, mà độ khai sáng phải luôn luôn trau dồi, phải nhận thức rõ bối cảnh thế giới, tri thức về thế giới của mình phải thông suốt. Tư duy của mình phải học hỏi, mở mang, quý trọng đồng bào mình, quý trọng các cộng đồng xung quanh, phải liên tục học hỏi. Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của sự khai sáng từ cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản đến các cải cách của các nước sau này như Hàn Quốc, Singapore, thậm chí Trung Quốc với cải cách của Đặng Tiểu Bình. Điều quan trọng nhất là người lãnh đạo phải khai sáng, nếu không sẽ bị sa lầy vào những khủng hoảng không cần thiết như Nga hoặc Trung Quốc hiện nay. Những biểu hiện có thể thấy là họ hà khắc với dân tộc thiểu số, không coi trọng láng giềng, coi thường quy luật phát triển của lịch sử. Ngay cả trong chống tham nhũng, lẽ ra phải xây dựng những cơ chế khiến người ta không tham nhũng được, thay vì phát động đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Khi độ khai sáng có dấu hiệu đi xuống, chắc chắn đất nước ấy sẽ gặp khó khăn trên con đường phát triển trong thời gian tới.
Tôi muốn lưu ý rằng, enlightenment là yếu tố luôn luôn tự khai sáng chính mình chứ không phải anh có khai sáng rồi là yên tâm. Đây là quá trình học hỏi không ngừng, luôn luôn xem lại mình và nhìn lại người khác, nhìn sang người khác để thấy cái hay của người khác để học hỏi, cái dở của người khác để tránh. Đấy là trách nhiệm của người lãnh đạo, trách nhiệm của tri thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của từng người dân.
Chữ C - chân kiềng thứ ba là Coordination - tính phối thuộc, đòi hỏi đội ngũ có năng lực. Động lực phát triển của một dân tộc phải được hiện thực hoá thành những chương trình hành động cụ thể, dưới sự dẫn dắt, điều hành và phối hợp của những con người cụ thể.
Nhà báo Việt Lâm:Vậy ông nhìn nhận ra sao về ba yếu tố này ở Việt Nam hiện nay?
Ts. Vũ Minh Khương: Tôi thấy tương đối vui vì xúc cảm và khai sáng của người Việt Nam mình trong vài chục năm đổi mới vừa qua có sự vượt bậc. Tôi có thể cảm nhận được điều này khi nói chuyện với những người dân bình thường, trí thức, doanh nghiệp và cả lãnh đạo Chính phủ. Tôi cho rằng đây là bước tiến rất quan trọng để làm tiền đề cho sự trỗi dậy của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tính phối thuộc sẽ là trở ngại, thách thức lớn cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tính phối thuộc thế nào cho chặt chẽ phải dựa vào chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển tức là mình đi đến đâu trong vòng 30 năm tới bởi thời gian gấp rút lắm rồi. Nếu một dân tộc hi sinh hàng triệu con người, mất mát hàng thập kỷ vì chiến tranh mà năm 2045 lại tỏa đi các nơi làm thuê, tôi cho rằng chưa xứng đáng là đã sản sinh ra những con người vĩ đại như Trần Hưng Đạo, Bác Hồ (Hồ Chí Minh), Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy chúng ta phải xứng đáng hơn với thế hệ đi trước.
Xét những trùng hợp thú vị về những dấu mốc thời gian quan trọng của Việt Nam, 1945, 1975 thì nếu năm 2015 chúng ta khởi đầu bằng công cuộc cải cách vĩ đại như thế, để ba thập kỷ tới, vào năm 2045 tròn 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ thực sự cất cánh. Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được điều thần kỳ đó. Tôi đã các cuộc nói chuyện với một số nhà lãnh đạo Chính phủ về những vấn đề mà chúng ta đang trao đổi và càng thấy tự tin hơn. Bởi tôi thấy chúng ta có những con người sẵn sàng đảm đương và làm hết lòng với những công việc được phân công. Điều đó rất đáng quý.
Nhà báo Việt Lâm:Được biết ông cũng là tác giả của cuốn sách gây chú ý trong giới làm chính sách và nghiên cứu kinh tế với tựa đề "The Dynamics of Economic growth: Policy insights from comparative and analyses in Asia (tạm dịch: Những động lực của tăng trưởng kinh tế: Góc nhìn chính sách từ các phân tích so sánh ở châu Á). Qua phân tích mô hình phát triển của 16 quốc gia Châu Á, ông thấy có thể đúc kết những bài học nào?
TS. Vũ Minh Khương: Quá trình phát triển của các dân tộc tổng kết lại bằng tiếng Anh chỉ có 3 chữ "EEC". E thứ nhất là emotion, trong tiếng Anh người ta còn chơi chữ tốt hơn: "E stands for Energy" nghĩa là năng lượng, motion là chuyển động. Đây là cội nguồn và động lực trung tâm của mọi quá trình cải biến. Bởi vì phát triển kinh tế không phải chỉ là quá trình đầu tư đơn thuần mà đây là công cuộc cải biến vĩ đại đòi hỏi sự chuyển động rất lớn, nói cách khác con người phải có xúc cảm rất cao. Emotion có hai trạng thái quan trọng. Trạng thái thấp của emotion chỉ đơn thuần là cảm xúc, thường là nghi kỵ, bi quan, ức chế. Nếu chỉ đơn thuần giải phóng năng lượng xúc cảm ở trạng thái thấp như thế sẽ gây ra những rối loạn, thậm chí phức tạp và bất ổn. Chẳng hạn chúng ta thấy ở cấp độ quốc gia, công ty thì đơn từ kiện tụng triền miên.
Tuy nhiên, nếu nâng được xúc cảm lên cấp độ cao hơn, "aspiration", là khát vọng, là sự lo lắng cho vận mệnh dân tộc và ý thức trách nhiệm với tương lai. Khi xúc cảm ở dạng này được giải phóng ra thì năng lượng vô cùng lớn. Tổng thống Park Chun Hee khi khởi xướng cuộc cải cách cho Hàn Quốc, đã tuyên bố rõ: "Tôi mong muốn từng ngày làm cho Hàn Quốc đuổi kịp Nhật Bản". Đó là lời thề thiêng liêng, lời tuyên thệ về phồn vinh của dân tộc. Động lực xúc cảm này truyền tải rất mạnh mẽ đến giới tinh hoa. Cái hay là trước đó, dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn, các tập đoàn, công ty tham nhũng triền miên nhưng ông Park Chun Hee không bắt tù họ, mà mời họ cùng ngồi với Chính phủ để bàn bạc làm gì để dân tộc Hàn Quốc tiến lên, đối phó được với sự đe doạ của bên ngoài và tình thế thế giới đang khắc nghiệt như thế. Họ đã chụm đầu với nhau và đi những bước thần kỳ.
Phải nói rằng dân tộc Hàn Quốc ngày đấy còn đói khát, khổ sở hơn nước ta rất nhiều. Đầu tư nước ngoài không đáng kể, chỉ có một số trợ giúp nhất định của Mỹ và bồi thường chiến tranh của Nhật Bản. Nhưng dân tộc họ tràn đầy xúc cảm, khát vọng vươn lên, từ người lãnh đạo đến doanh nghiệp và người dân.
Chữ E thứ 2 là Enlightenment, nghĩa là độ khai sáng, mà độ khai sáng phải luôn luôn trau dồi, phải nhận thức rõ bối cảnh thế giới, tri thức về thế giới của mình phải thông suốt. Tư duy của mình phải học hỏi, mở mang, quý trọng đồng bào mình, quý trọng các cộng đồng xung quanh, phải liên tục học hỏi. Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của sự khai sáng từ cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản đến các cải cách của các nước sau này như Hàn Quốc, Singapore, thậm chí Trung Quốc với cải cách của Đặng Tiểu Bình. Điều quan trọng nhất là người lãnh đạo phải khai sáng, nếu không sẽ bị sa lầy vào những khủng hoảng không cần thiết như Nga hoặc Trung Quốc hiện nay. Những biểu hiện có thể thấy là họ hà khắc với dân tộc thiểu số, không coi trọng láng giềng, coi thường quy luật phát triển của lịch sử. Ngay cả trong chống tham nhũng, lẽ ra phải xây dựng những cơ chế khiến người ta không tham nhũng được, thay vì phát động đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Khi độ khai sáng có dấu hiệu đi xuống, chắc chắn đất nước ấy sẽ gặp khó khăn trên con đường phát triển trong thời gian tới.
Tôi muốn lưu ý rằng, enlightenment là yếu tố luôn luôn tự khai sáng chính mình chứ không phải anh có khai sáng rồi là yên tâm. Đây là quá trình học hỏi không ngừng, luôn luôn xem lại mình và nhìn lại người khác, nhìn sang người khác để thấy cái hay của người khác để học hỏi, cái dở của người khác để tránh. Đấy là trách nhiệm của người lãnh đạo, trách nhiệm của tri thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của từng người dân.
Chữ C - chân kiềng thứ ba là Coordination - tính phối thuộc, đòi hỏi đội ngũ có năng lực. Động lực phát triển của một dân tộc phải được hiện thực hoá thành những chương trình hành động cụ thể, dưới sự dẫn dắt, điều hành và phối hợp của những con người cụ thể.
Nhà báo Việt Lâm:Vậy ông nhìn nhận ra sao về ba yếu tố này ở Việt Nam hiện nay?
Ts. Vũ Minh Khương: Tôi thấy tương đối vui vì xúc cảm và khai sáng của người Việt Nam mình trong vài chục năm đổi mới vừa qua có sự vượt bậc. Tôi có thể cảm nhận được điều này khi nói chuyện với những người dân bình thường, trí thức, doanh nghiệp và cả lãnh đạo Chính phủ. Tôi cho rằng đây là bước tiến rất quan trọng để làm tiền đề cho sự trỗi dậy của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, tính phối thuộc sẽ là trở ngại, thách thức lớn cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tính phối thuộc thế nào cho chặt chẽ phải dựa vào chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển tức là mình đi đến đâu trong vòng 30 năm tới bởi thời gian gấp rút lắm rồi. Nếu một dân tộc hi sinh hàng triệu con người, mất mát hàng thập kỷ vì chiến tranh mà năm 2045 lại tỏa đi các nơi làm thuê, tôi cho rằng chưa xứng đáng là đã sản sinh ra những con người vĩ đại như Trần Hưng Đạo, Bác Hồ (Hồ Chí Minh), Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy chúng ta phải xứng đáng hơn với thế hệ đi trước.
Xét những trùng hợp thú vị về những dấu mốc thời gian quan trọng của Việt Nam, 1945, 1975 thì nếu năm 2015 chúng ta khởi đầu bằng công cuộc cải cách vĩ đại như thế, để ba thập kỷ tới, vào năm 2045 tròn 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ thực sự cất cánh. Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được điều thần kỳ đó. Tôi đã các cuộc nói chuyện với một số nhà lãnh đạo Chính phủ về những vấn đề mà chúng ta đang trao đổi và càng thấy tự tin hơn. Bởi tôi thấy chúng ta có những con người sẵn sàng đảm đương và làm hết lòng với những công việc được phân công. Điều đó rất đáng quý.
TS Vũ Minh Khương. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Xoay lợi ích nhóm thành lợi ích dân tộc
Nhà báo Việt Lâm:Đúng là như ông nói, các yếu tố về cảm xúc và khai sáng đã hiện diện đây đó. Ở nhiều nước khác, có khi các nhà lãnh đạo phải lo lắng trước tình trạng thờ ơ của dân chúng với chính trị nhưng ở Việt Nam, người dân rất quan tâm và trăn trở trước thời cuộc. Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu ý kiến góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng hay đường lối phát triển của đất nước. Mới đây thôi, cũng có hàng chục triệu ý kiến tham gia thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta cũng được chứng kiến không ít nhà lãnh đạo đã chia sẻ suy tư về khoảng cách phát triển giữa VN với thế giới. Rõ ràng đang có một nguồn cảm xúc rất cháy bỏng cho sự trỗi dậy của đất nước. Nhưng mặt trái của nó lại là nếu như năng lượng cảm xúc không hoá giải thành hành động cụ thể thì có thể dẫn tới sự mệt mỏi, hoài nghi, thậm chí một ngày nào đó sẽ biến thành sự vô cảm. Ông nghĩ sao về nguy cơ này?
Nhà báo Việt Lâm:Đúng là như ông nói, các yếu tố về cảm xúc và khai sáng đã hiện diện đây đó. Ở nhiều nước khác, có khi các nhà lãnh đạo phải lo lắng trước tình trạng thờ ơ của dân chúng với chính trị nhưng ở Việt Nam, người dân rất quan tâm và trăn trở trước thời cuộc. Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu ý kiến góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng hay đường lối phát triển của đất nước. Mới đây thôi, cũng có hàng chục triệu ý kiến tham gia thảo luận việc sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta cũng được chứng kiến không ít nhà lãnh đạo đã chia sẻ suy tư về khoảng cách phát triển giữa VN với thế giới. Rõ ràng đang có một nguồn cảm xúc rất cháy bỏng cho sự trỗi dậy của đất nước. Nhưng mặt trái của nó lại là nếu như năng lượng cảm xúc không hoá giải thành hành động cụ thể thì có thể dẫn tới sự mệt mỏi, hoài nghi, thậm chí một ngày nào đó sẽ biến thành sự vô cảm. Ông nghĩ sao về nguy cơ này?
Tôi cảm nhận được nguy cơ này đang cận kề. Đây là lúc cần nhất
đến vai trò người lãnh đạo. Tất nhiên giới trí thức, giới doanh nhân
cũng như tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều phải có trách nhiệm trong công
cuộc đổi thay này của đất nước. Nhưng rõ ràng người lãnh đạo phải là
người khởi xướng. Vai trò của người lãnh đạo khởi đầu từ đâu tôi sẽ bàn
sau nhưng trước khi đi vào bước cụ thể chúng ta phải thống nhất với nhau
về nguyên lý hành động đã.
Về nguyên lý, chúng ta hoàn toàn có thể biến những hạn chế hiện nay thành sức mạnh. Chẳng hạn như ba vấn đề mà người ta cứ hay than phiền ở VN hiện nay, như "bệnh thành tích", lợi ích nhóm hay chủ nghĩa bảo thủ. Nếu có một chiến lược tốt, hoàn toàn có thể xoay chuyển chúng theo hướng tích cực.
Ví dụ như bệnh thành tích. Ở nước ngoài người ta nói bệnh thành tích là tốt chứ, bởi vì người ta cố gắng làm để đạt được chỉ số tốt. Vậy thay vì chạy theo điểm số, tại sao không chọn thành tích đem lại sự đổi thay cho đất nước, tôn trọng nhân dân, dân chủ hóa như là thành tích tối thượng mà lãnh đạo các cấp cũng như nhân dân được hưởng.
Nhóm lợi ích xét ở mặt nào đó cũng có ý nghĩa tích cực, bởi lẽ con người ai cũng có lợi ích riêng. Vậy nhà lãnh đạo làm sao xoay lợi ích riêng, lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia, giống như để cho Huyndai, Samsung, LG không chỉ phồn vinh thịnh vượng mà còn đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước. Cái đấy thực ra chỉ cần một cú click để xoay trục nếu có sự phối thuộc tốt.
Thứ ba, chúng ta hay than phiền nhóm này, nhóm kia bảo thủ. Thế nhưng chính Đảng Bảo thủ của bà Thatcher lại là người khởi xướng cuộc cải cách nước Anh một cách kỳ vĩ bởi họ có nguyên lý bảo thủ đảm bảo sự tồn vong của dân tộc họ. Chúng ta cũng có những nguyên lý bảo thủ, chứ không phải nói cứ học Tây hết đi là không được. Vấn đề là xoay những nguyên lý đó theo hướng phục vụ lợi ích dân tộc, vì một mục tiêu cháy bỏng đưa đất nước tới hùng cường.
(còn tiếp)
Về nguyên lý, chúng ta hoàn toàn có thể biến những hạn chế hiện nay thành sức mạnh. Chẳng hạn như ba vấn đề mà người ta cứ hay than phiền ở VN hiện nay, như "bệnh thành tích", lợi ích nhóm hay chủ nghĩa bảo thủ. Nếu có một chiến lược tốt, hoàn toàn có thể xoay chuyển chúng theo hướng tích cực.
Ví dụ như bệnh thành tích. Ở nước ngoài người ta nói bệnh thành tích là tốt chứ, bởi vì người ta cố gắng làm để đạt được chỉ số tốt. Vậy thay vì chạy theo điểm số, tại sao không chọn thành tích đem lại sự đổi thay cho đất nước, tôn trọng nhân dân, dân chủ hóa như là thành tích tối thượng mà lãnh đạo các cấp cũng như nhân dân được hưởng.
Nhóm lợi ích xét ở mặt nào đó cũng có ý nghĩa tích cực, bởi lẽ con người ai cũng có lợi ích riêng. Vậy nhà lãnh đạo làm sao xoay lợi ích riêng, lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia, giống như để cho Huyndai, Samsung, LG không chỉ phồn vinh thịnh vượng mà còn đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước. Cái đấy thực ra chỉ cần một cú click để xoay trục nếu có sự phối thuộc tốt.
Thứ ba, chúng ta hay than phiền nhóm này, nhóm kia bảo thủ. Thế nhưng chính Đảng Bảo thủ của bà Thatcher lại là người khởi xướng cuộc cải cách nước Anh một cách kỳ vĩ bởi họ có nguyên lý bảo thủ đảm bảo sự tồn vong của dân tộc họ. Chúng ta cũng có những nguyên lý bảo thủ, chứ không phải nói cứ học Tây hết đi là không được. Vấn đề là xoay những nguyên lý đó theo hướng phục vụ lợi ích dân tộc, vì một mục tiêu cháy bỏng đưa đất nước tới hùng cường.
(còn tiếp)
(Tuần Việt Nam)
Chống tham nhũng đã đến lúc phải làm thật hơn, quyết liệt và mạnh mẽ hơn
Nạn tham nhũng đang làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng bị giảm
sút nghiêm trọng. Kỳ họp Quốc hội nào vấn đề chống tham nhũng cũng được
bàn luận sôi nổi cả trong và ngoài hội trường. Đảng đã có Nhiều Nghị
quyết, Nhà nước đã có pháp luật chống tham nhũng…nhưng nạn tham nhũng
vẫn chưa giảm. Bởi chúng ta chưa thực sự cương quyết và chưa dám làm
thật chăng?
Nước ta không thiếu luật cũng như không thiếu các công cụ phòng chống
tham nhũng. Từ những năm 90 ở thế kỷ trước, Quốc hội đã ra nghị quyết về
chống tham nhũng, rồi Bộ luật Hình sự, Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Cán bộ công chức... và nhất
là Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời nhằm phòng ngừa và chống tham
nhũng. Nhà nước ta cũng có tòa án, viện kiểm sát, công an, cơ quan
thanh tra, hải quan, thuế..., có Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng.
Địa chỉ chống tham nhũng cũng đã rõ, đó là ở chốn công quyền nơi tiền
công quỹ được coi như là “tiền chùa”, không của riêng ai cả nên người
ta không những không xót mà còn tìm mọi cách tư túi được càng nhiều
càng tốt. Dù với hình thức nào thì đầu vào của tham nhũng vẫn là quyền
lực, đầu ra của tham nhũng vẫn là tiền. Cứ nhắm vào những địa chỉ có
quyền lực, nắm nhiều tiền công quỹ mà kiểm soát để ngăn ngừa, không để
xảy ra tham nhũng và cũng nhắm vào đó để kiểm tra, thanh tra, điều tra
sẽ tìm ra những kẻ tham nhũng.
Công cụ đã có, nhân lực đã có, địa điểm đã có, vậy mà kết quả chống
tham nhũng trong thời gian qua vẫn chỉ mới dừng ở hai chữ: khiêm tốn.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này thì lại chưa được chỉ ra một cách
cụ thể và rõ ràng. Và giải pháp khắc phục thì vẫn chỉ dừng lại ở mức
kêu gọi, thức tỉnh lương tâm theo kiểu “cán bộ tham nhũng phải biết xấu
hổ”. Đã biết xấu hổ thì đã không tham nhũng! Còn nhớ ở Quốc hội khóa
10, 11, các đại biểu Quốc hội đã ví von “đánh từ vai trở xuống thì làm
sao chống được tham nhũng?”, hoặc “quét cầu thang mà quét từ dưới lên
thì làm sao sạch?”. Luật phòng chống tham nhũng dù có chặt chẽ, sắc bén
đến mấy, nếu không được đem ra sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng người,
đúng tội thì cũng vô giá trị.
Vì thế, nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước cần có chế tài mạnh mẽ
hơn, các cơ quan chức năng phải làm thật hơn, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
“Phải thật thà nhúng tay vào việc” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng dạy. Chúng ta đã nói nhiều, đã nhận thức đầy đủ tác hại cũng như
ích lợi của việc chống tham nhũng; Chúng ta cũng đã nhiều lần nêu quyết
tâm cao. Bây giờ chỉ cần hành động nữa thôi.
Điều quan trọng là Ban Chỉ đạo chống tham nhũng cần làm rõ thẩm quyền
của các thành viên trong các tổ chức chống tham nhũng trên cơ sở tạo sự
độc lập cao độ để phát huy hết khả năng và cũng là để quy trách nhiệm
rõ ràng khi không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời
phải phát động toàn dân chống tham nhũng, tạo điều kiện cho toàn dân
chống tham nhũng. Đúng như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: Nếu cả
dân tộc cùng chống tham nhũng, thì không có kẻ nào thoát tội.
Phùng Văn Mùi
(Văn Hóa Nghệ An)
Kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái, quán cà phê cũng vắng
HÀ NỘI (NV) - Trong khi chính quyền Việt Nam tiếp tục công bố các số
liệu cho thấy kinh tế “bắt đầu khởi sắc” thì thực tế lại chứng minh đời
sống của dân chúng càng ngày càng tồi tệ hơn trước.
Trung Thu năm ngoái đã ảm đạm. Trung Thu năm nay còn ảm đạm hơn. (Hình: News Zing) |
Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2014, Tổng Cục
Thống Kê Việt Nam cho biết, tốc độ tăng GDP so với cùng kỳ năm ngoái là
5,18% và đó là mức tăng GDP nửa đầu năm cao nhất trong ba năm vừa qua.
Còn cơ cấu nền kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2014 được Tổng Cục Thống
Kê Việt Nam nhận định “vẫn theo hướng tích cực.”
Tuy nhiên những báo cáo khác, khác xa báo cáo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của Ngân Hàng HSBC cho biết, trong 9 tháng qua, chỉ số mua hàng của giới quản trị, thường được gọi tắt là PMI (chỉ số có tính khái quát về hoạt động sản xuất dựa trên các yếu tố như: đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng, lượng hàng tồn kho) tiếp tục sụt giảm. Hồi tháng 7, PMI tại Việt Nam là 51.7 điểm, sang tháng 8, PMI chỉ còn 50.3 điểm.
Còn báo cáo của Kantar Worldpanel (doanh nghiệp đa quốc gia chuyên nghiên cứu về thị trường qua nghiên cứu hành vi người tiêu dùng) về thị trường hàng tiêu dùng nhanh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, Sài Gòn và Cần Thơ thì cho biết, dân chúng ở cả bốn thành phố này đang có khuynh hướng bỏ các nhà hàng, quán ăn, thậm chí cà quán cà phê để tiết kiệm.
Theo Kantar Worldpanel, mức độ tiêu dùng ở các thành phố lớn tiếp tục giảm vì tác động của tăng trưởng thiếp tục thấp dần. Mức mua các loại thức uống như bia và cà phê hòa tan để dùng tại nhà, tăng tương ứng với tình trạng mức tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê giảm.
Nhiều người bảo rằng, có thể cảm nhận mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam đang càng ngày càng trầm trọng hơn qua sự ảm đạm của mùa Trung Thu.
Năm ngoái, cũng vào dịp này, Bloomberg - hãng tin kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới có một phóng sự về mùa Trung Thu ở Việt Nam, qua đó cảnh báo mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam càng ngày càng trầm trọng
Lúc ấy, Bloomberg nhận định, từ năm 2004, thị trường bán lẻ ở Việt Nam bắt đầu chựng lại và đi xuống vì càng ngày càng nhiều người quyết định “thắt lưng buộc bụng,” cắt giảm tối đa việc mua sắm từ những đồ xa xỉ như xe hơi, ti vi công nghệ cao đến các loại thực phẩm thiết yếu.
Bloomberg cảnh báo đó sẽ là lý do làm hàng hóa tồn đọng và các doanh nghiệp phải nỗ lực chống đỡ gánh nặng nợ nần vì vốn liếng bị bất động hóa, không những không sinh lợi mà giới chủ còn phải oằn mình trả lãi. Theo Bloomberg, thái độ lạnh nhạt của người tiêu dùng Việt Nam, tại một trong những thời kỳ mua sắm bận rộn nhất trong năm, chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy, mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam trầm trọng hơn trước.
Năm nay, dù đã áp dụng nhiều phương thức khuyến mãi nhưng các cửa hàng bán bánh Trung Thu ế ẩm đến mức người ta tin sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân trắng tay.
Báo cáo mới nhất của HSBC cho biết, tốc độ tăng sản lượng tiếp tục chậm lại trong tháng 8 và là chậm nhất trong 11 tháng vừa qua vì số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống, số lượng đơn đặt hàng xuất cảng mới cũng giảm. Mức tồn kho hàng thành phẩm của tháng 8 được HSBC tiết lộ là cao nhất trong 13 tháng vừa qua. (G.Ð)
Tuy nhiên những báo cáo khác, khác xa báo cáo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của Ngân Hàng HSBC cho biết, trong 9 tháng qua, chỉ số mua hàng của giới quản trị, thường được gọi tắt là PMI (chỉ số có tính khái quát về hoạt động sản xuất dựa trên các yếu tố như: đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng, lượng hàng tồn kho) tiếp tục sụt giảm. Hồi tháng 7, PMI tại Việt Nam là 51.7 điểm, sang tháng 8, PMI chỉ còn 50.3 điểm.
Còn báo cáo của Kantar Worldpanel (doanh nghiệp đa quốc gia chuyên nghiên cứu về thị trường qua nghiên cứu hành vi người tiêu dùng) về thị trường hàng tiêu dùng nhanh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, Sài Gòn và Cần Thơ thì cho biết, dân chúng ở cả bốn thành phố này đang có khuynh hướng bỏ các nhà hàng, quán ăn, thậm chí cà quán cà phê để tiết kiệm.
Theo Kantar Worldpanel, mức độ tiêu dùng ở các thành phố lớn tiếp tục giảm vì tác động của tăng trưởng thiếp tục thấp dần. Mức mua các loại thức uống như bia và cà phê hòa tan để dùng tại nhà, tăng tương ứng với tình trạng mức tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê giảm.
Nhiều người bảo rằng, có thể cảm nhận mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam đang càng ngày càng trầm trọng hơn qua sự ảm đạm của mùa Trung Thu.
Năm ngoái, cũng vào dịp này, Bloomberg - hãng tin kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới có một phóng sự về mùa Trung Thu ở Việt Nam, qua đó cảnh báo mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam càng ngày càng trầm trọng
Lúc ấy, Bloomberg nhận định, từ năm 2004, thị trường bán lẻ ở Việt Nam bắt đầu chựng lại và đi xuống vì càng ngày càng nhiều người quyết định “thắt lưng buộc bụng,” cắt giảm tối đa việc mua sắm từ những đồ xa xỉ như xe hơi, ti vi công nghệ cao đến các loại thực phẩm thiết yếu.
Bloomberg cảnh báo đó sẽ là lý do làm hàng hóa tồn đọng và các doanh nghiệp phải nỗ lực chống đỡ gánh nặng nợ nần vì vốn liếng bị bất động hóa, không những không sinh lợi mà giới chủ còn phải oằn mình trả lãi. Theo Bloomberg, thái độ lạnh nhạt của người tiêu dùng Việt Nam, tại một trong những thời kỳ mua sắm bận rộn nhất trong năm, chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy, mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam trầm trọng hơn trước.
Năm nay, dù đã áp dụng nhiều phương thức khuyến mãi nhưng các cửa hàng bán bánh Trung Thu ế ẩm đến mức người ta tin sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân trắng tay.
Báo cáo mới nhất của HSBC cho biết, tốc độ tăng sản lượng tiếp tục chậm lại trong tháng 8 và là chậm nhất trong 11 tháng vừa qua vì số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống, số lượng đơn đặt hàng xuất cảng mới cũng giảm. Mức tồn kho hàng thành phẩm của tháng 8 được HSBC tiết lộ là cao nhất trong 13 tháng vừa qua. (G.Ð)
(Người Việt)
Không được đổ nợ xấu lên đầu dân
Bong bóng bất động sản nổ. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng vùn vụt tăng. Vấn đề ngày càng nóng trên các diễn đàn.
Bong bóng bất động sản nổ khiến nợ xấu ngân hàng tăng vùn vụt (Ảnh minh họa) |
Để giải quyết nợ xấu, trong giới chuyên gia đã hình thành nhiều luồng ý
kiến khác nhau. Một trong những luồng ý kiến đó là: Hoặc cần có một
nguồn tiền thực sự để mạnh tay tái cấp vốn cho các ngân hàng, đặc biệt
là các ngân hàng quốc doanh. Để họ có thể xóa những món nợ biết chắc là
không thể thu hồi được, ví dụ như nợ của DN nhà nước… hoặc tăng quyền
lực cho VAMC (Cty TNHH Một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam).
Cụ thể là VAMC cần được chủ động trong các thủ tục pháp lý, thủ tục mua các khoản nợ xấu có vướng mắc về pháp lý. Sau khi mua rồi thì tìm nhà đầu tư để bán, và bán xong rồi thì hoàn tất được thủ tục về quyền sở hữu và quyền sử dụng cho nhà đầu tư. Có thể những quyền này của VAMC sẽ xung đột với những quy định của pháp luật hiện tại…
Hàng trăm DN nhà nước đang chuẩn bị múa tay chào mừng, nếu đề xuất trên được chấp nhận. Đầu tư ngoài ngành, quản lý kém, làm ăn thua lỗ, tham ô, làm thất thoát, mua thiết bị rởm, thiết bị đồng nát của nước ngoài về đắp chiếu…
DN nhà nước nào chả ôm một cục nợ ngân hàng to đùng? Trong tổng số nợ khổng lồ của khối DN nhà nước đó, số nợ “biết chắc không thể thu hồi được” đã lên đến con số hàng trăm ngàn tỷ. Xóa nợ. OK. Nhưng vấn đề là Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra “một nguồn tiền thực sự” để có thể mạnh tay tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh?
Lấy từ ngân sách thì chắc chắn không được rồi. Mỗi năm ngân sách thu được mấy trăm ngàn tỷ, thì thiếu trước hụt sau, năm nào cũng bội chi. Lại còn phải trả nợ nước ngoài, đến nỗi mới rồi, như báo chí đưa tin, là Chính phủ phải vay nước ngoài 1 tỷ USD nợ mới để trả nợ cũ.
Không thể lấy từ ngân sách thì chỉ còn cách là Ngân hàng Nhà nước sẽ in thêm tiền. Lúc đó cơn bão lạm phát lập tức bùng nổ. Và hậu quả là toàn dân lãnh đủ.
Hàng triệu công nhân vừa mới khấp khởi mừng vì đến tận… năm 2015, lương mới được tăng 15%, nếu gặp cú “vô lê” này, thì lương hình thức tuy tăng, nhưng lương thực tế lại giảm do lạm phát. Làm như vậy chẳng khác gì đổ khối nợ xấu khổng lồ đó của hệ thống ngân hàng lên đầu người dân?
Bơm tiền cho khối ngân hàng quốc doanh để ngân hàng xóa nợ xấu cho DN nhà nước. Nợ xấu sẽ được giải quyết. Những báo cáo của các ngân hàng lại sạch sẽ.
Còn những DN nhà nước thì lại tiếp tục mạnh tay vay tiền ngân hàng để “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”, vì đã có niềm tin rằng nếu không trả được, thì lại sẽ được xóa. Nợ xấu sẽ lại phát sinh, và cái thòng lọng nợ xấu lại tiếp tục siết, càng ngày càng chặt.
Còn việc tăng quyền cho VAMC, dù những quyền đó xung đột với những quy định của pháp luật hiện tại, thì thật lạ lùng.
Đã gọi là “những quy định của pháp luật”, thì mọi cá nhân, tổ chức đều phải chấp hành. Xã hội có ổn định được hay không là do pháp luật có điều chỉnh được hành vi của toàn xã hội trong khuôn khổ của nó hay không.
Cho một DN được những quyền “xung đột" (nói thẳng ra là vi phạm) với những quy định của pháp luật hiện tại, thì khác nào đặt DN đó lên trên luật pháp? Và đã cho được một DN rồi, thì người ta có thể lại cho tiếp được DN thứ hai, thứ ba… Khi đó, xã hội sẽ ra sao?
Vũ Hữu Sự
Cụ thể là VAMC cần được chủ động trong các thủ tục pháp lý, thủ tục mua các khoản nợ xấu có vướng mắc về pháp lý. Sau khi mua rồi thì tìm nhà đầu tư để bán, và bán xong rồi thì hoàn tất được thủ tục về quyền sở hữu và quyền sử dụng cho nhà đầu tư. Có thể những quyền này của VAMC sẽ xung đột với những quy định của pháp luật hiện tại…
Hàng trăm DN nhà nước đang chuẩn bị múa tay chào mừng, nếu đề xuất trên được chấp nhận. Đầu tư ngoài ngành, quản lý kém, làm ăn thua lỗ, tham ô, làm thất thoát, mua thiết bị rởm, thiết bị đồng nát của nước ngoài về đắp chiếu…
DN nhà nước nào chả ôm một cục nợ ngân hàng to đùng? Trong tổng số nợ khổng lồ của khối DN nhà nước đó, số nợ “biết chắc không thể thu hồi được” đã lên đến con số hàng trăm ngàn tỷ. Xóa nợ. OK. Nhưng vấn đề là Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra “một nguồn tiền thực sự” để có thể mạnh tay tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh?
Lấy từ ngân sách thì chắc chắn không được rồi. Mỗi năm ngân sách thu được mấy trăm ngàn tỷ, thì thiếu trước hụt sau, năm nào cũng bội chi. Lại còn phải trả nợ nước ngoài, đến nỗi mới rồi, như báo chí đưa tin, là Chính phủ phải vay nước ngoài 1 tỷ USD nợ mới để trả nợ cũ.
Không thể lấy từ ngân sách thì chỉ còn cách là Ngân hàng Nhà nước sẽ in thêm tiền. Lúc đó cơn bão lạm phát lập tức bùng nổ. Và hậu quả là toàn dân lãnh đủ.
Hàng triệu công nhân vừa mới khấp khởi mừng vì đến tận… năm 2015, lương mới được tăng 15%, nếu gặp cú “vô lê” này, thì lương hình thức tuy tăng, nhưng lương thực tế lại giảm do lạm phát. Làm như vậy chẳng khác gì đổ khối nợ xấu khổng lồ đó của hệ thống ngân hàng lên đầu người dân?
Bơm tiền cho khối ngân hàng quốc doanh để ngân hàng xóa nợ xấu cho DN nhà nước. Nợ xấu sẽ được giải quyết. Những báo cáo của các ngân hàng lại sạch sẽ.
Còn những DN nhà nước thì lại tiếp tục mạnh tay vay tiền ngân hàng để “Gánh vàng đi đổ sông Ngô”, vì đã có niềm tin rằng nếu không trả được, thì lại sẽ được xóa. Nợ xấu sẽ lại phát sinh, và cái thòng lọng nợ xấu lại tiếp tục siết, càng ngày càng chặt.
Còn việc tăng quyền cho VAMC, dù những quyền đó xung đột với những quy định của pháp luật hiện tại, thì thật lạ lùng.
Đã gọi là “những quy định của pháp luật”, thì mọi cá nhân, tổ chức đều phải chấp hành. Xã hội có ổn định được hay không là do pháp luật có điều chỉnh được hành vi của toàn xã hội trong khuôn khổ của nó hay không.
Cho một DN được những quyền “xung đột" (nói thẳng ra là vi phạm) với những quy định của pháp luật hiện tại, thì khác nào đặt DN đó lên trên luật pháp? Và đã cho được một DN rồi, thì người ta có thể lại cho tiếp được DN thứ hai, thứ ba… Khi đó, xã hội sẽ ra sao?
Vũ Hữu Sự
(Nông Nghiệp)
Hà Sĩ Phu - Hy vọng cuộc tranh luận trong Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là hữu ích
Thưa các anh.
Hà Sĩ Phu |
Bước đầu, chúng ta đã có thể thở phào, khi được nghe cả 2 anh Phạm
Chí Dũng và Ngô Nhật Đăng phát biểu trên RFA, nói chung là đúng mực và
xây dựng. Nhưng bây giờ phải ngồi lại với nhau, thẳng thắn bàn những
việc căn bản. Nội quy tuy đã có như trong quá trình hình thành cần kịp
thời tu chỉnh. Tôi xin phép được góp mấy ý kiến, mong được cả 2 trang
Web và Facebook đều chấp nhận đăng.
Kính thư
Hsp
Vừa qua, một số bài tranh cãi nảy lửa giữa mấy thành viên chủ chốt trong Hội nhà báo Độc lập (ngay lúc sơ sinh mới tròn 2 tháng tuổi) không khỏi làm cho nhiều người lo lắng trước nguy cơ tan vỡ, nói ví von thì “khiến cho kẻ thù khoái trí người thân đau lòng”.
Hsp
Vừa qua, một số bài tranh cãi nảy lửa giữa mấy thành viên chủ chốt trong Hội nhà báo Độc lập (ngay lúc sơ sinh mới tròn 2 tháng tuổi) không khỏi làm cho nhiều người lo lắng trước nguy cơ tan vỡ, nói ví von thì “khiến cho kẻ thù khoái trí người thân đau lòng”.
Nhưng cuộc giãi bày tâm tư trong một bài phỏng vấn của chính hai “đối
thủ” trẻ đang “so găng” (nói vui thế cho thân mật), nhà báo kiêm chủ bút
Phạm Chí Dũng và blogger Ngô Nhật Đăng, đã khiến cho những người trong
cuộc tạm thời có thể thở phào, cơn giông bão tạm qua để cùng ngồi lại
với nhau bàn lại những chuyện căn bản. Mong sao sự “thở phào” này không
trở thành vô duyên.
Cuộc tranh cãi trong một hội có tên là “hội nhà báo độc lập” thì tất
nhiên xoay quanh quan niệm làm báo và viết báo. Cái đích hướng tới thì
quá lớn: phải dân chủ hóa đất nước để hồi sinh một dân tộc đã quá mệt
mỏi, chán chường, nhân tâm ly tán, đang lao vào sống gấp hoặc sống cam
chịu, để tìm lại sức chiến đấu cho một cuộc vừa chống nội xâm vừa chống
ngoại xâm, đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội và bảo vệ đất nước trước họa
ngoại xâm đã đến bên thềm! Nhiệm vụ đã khó tày trời lại phải tiến hành
trong điều kiện chưa được tự do và hầu như tay trắng! Thật là một bài
toán đố hóc búa, trong tình hình như vậy thì giữa những người tiên phong
nếu không tranh cãi kịch liệt mới là chuyện lạ. Tôi mừng vì đã có tranh
cãi, mà tranh cãi quyết liệt, và hy vọng sẽ được tiến triển theo chiều
hữu ích.
Thật vậy, có hai luồng suy nghĩ:
- nên tìm sức mạnh ở tính có tổ chức, có chỉ đạo nhất quán, có điều lệ bài bản tương đối, có một đầu mối chỉ huy (coi là phương án 1),
- hay bước đầu cứ tạm lỏng lẻo, mạnh dạn khơi dậy tính năng động đa dạng rồi từ thực tế sẽ phát hiện, sàng lọc và hun đúc ra cái tối ưu (coi là phương án 2)? Phương án nào có độ an toàn và hiệu quả cao, có độ phiêu lưu (rủi ro) thấp nhất?
Thực ra xã hội loài người vốn đã phải đối mặt với hai con đường này quá nhiều rồi. Phương án 1 sẽ là tuyệt vời nếu có một minh quân, một thủ lĩnh tuyệt vời muôn năm, và phương pháp là cho thủ lĩnh đó càng độc quyền càng tốt, càng nhanh đến đích. Nhưng nếu có rủi ro thì rủi ro sẽ cực lớn khó lòng cứu vãn, kiểu được ăn cả ngã về không!. Chủ nghĩa CS đã đi đúng con đường đó và kết quả là đảng CS đã “ăn cả” còn nhân dân thì đã “về không”, vì biết bao người “chân chính” đã đinh ninh là tìm được Minh… quân rồi nên quyết lao theo, không tiếc cả mạng sống! Vẻ bề ngoài thì đó là bản lĩnh, là kiên quyết nhưng thực chất đó là tư duy ngại khó nên muốn liều đi thẳng một phen cho đơn giản.
Phương án thứ hai thì “cứ phải có nhiều để chọn lọc”! Tất nhiên đã nhiều thì tốt xấu cùng xuất hiện, xen kẽ nhau, nên phải thi đua, phải cạnh tranh, phải cọ xát. Các thủ lĩnh ham quyền thường không ưa sự thi đua “mất thì giờ” này, nhưng nhân dân thì được lợi.
Nêu ra hai đường lối ấy chẳng qua là điển hình hóa rành mạch cho dễ hiểu thôi. Trường hợp cụ thể của Hội nhà báo độc lập chúng ta không phải điển hình như vậy đâu, có mặt thế này, có mặt thế khác, nên phải dung hòa.
Để khỏi mất thì giờ, xin cho phép tôi, với tư cách một hội viên, thử nêu mấy giải pháp dung hòa như sau:
1/ Vẫn có tính tổ chức của một hội nghề nghiệp nhưng tạm thời chỉ nên lỏng lẻo. Đừng “bắt” Hội trưởng Phạm Chí Dũng phải chịu trách nhiệm quá nặng nề, cái gì cũng đổ lên đầu Chủ tịch hội thì TS Dũng không chịu nổi đâu. Nói chữ nghĩa thì đó là sự phân quyền, đồng thời phân trách nhiệm, sẽ nói rõ trong những phần sau
.
2/ Là Hội nhà báo tất nhiên phải ra báo, nhưng ngoài ra còn những hoạt động khác. Cần có một tờ báo của hội (đang là Việt Nam thời báo), nhưng ông Phạm Chí Dũng không làm trưởng Ban biên tập, để có thì giờ lo công việc chung. Ban Biên tập cũng không nên quá thuần nhất.
3/ Ngoài tờ báo chính thức của Hội, các cá nhân hội viên hoặc các nhóm hội viên cùng ý tưởng có thể ra các Blog hay Facekook khác nhau (nghĩa là có thể nhiều chứ không phải chỉ một Facebook của ông Ngô Nhật Đăng hiện nay). Báo của nhóm nào thì nhóm ấy phải chịu trách nhiệm mọi mặt về tờ báo của mình. Ban Chấp hành Hội chỉ có trách nhiệm liên đới.
4/ Vì có trách nhiệm liên đới nên khi một nhóm nào định ra báo cần thảo luận trước với BCH, trên manchette phải có 2 dòng, một dòng “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” và dòng dưới là tên cụ thể của nhóm, của phân hội ra báo đó. Các báo của nhóm (hay phân hội) được quyền tự biên tập, không cần BCH hội phải duyệt. Nhưng sự tự do ấy cần theo tinh thần hợp tác, nhìn nhau mà làm, khi có vấn đề quan trọng thì cần phối hợp, và điều này không cản trở quyền tự do tư tưởng và tinh thần tự do báo chí của hội viên.
5/ Tổ chức nào, càng sơ khai càng phải coi trọng tính “nội bộ”. Những ý kiến trao đổi cá nhân hoặc trao đổi nội bộ, muốn đăng công khai phải được sự đồng ý của cá nhân đó hoặc tập thể đó. Vi phạm nét văn hóa trao đổi này sẽ phá vỡ sự đoàn kết, phá vỡ sự tin cậy để đàm thoại, và dẫn đến sự phân ly không thể khác.
6/ Vì nhu cầu ra báo nên ngoài sự phân chia thành 3 chi hội Bắc-Trung-Nam có thể thành lập các nhóm hay các phân hội theo sự tương đồng về ý tưởng, về sở trường, sở thích. Các nhóm hãy đặt một tên cho nhóm mình để dễ xưng danh, dễ gọi. Một mặt về phía hội viên cần chia nhỏ để dễ gặp nhau, dễ sinh hoạt, nhưng một mặt không để tình trạng BCH hội bị đơn độc như thời gian vừa qua. Ở Hà nội và nhất là Sài gòn cần bổ sung thêm người vào BCH , đại diện được nhiều thế mạnh khác nhau, để cùng hỗ trợ nhau. Thực tế vừa qua Chủ tịch Hội phải gánh quá nhiều việc trong khi lại đơn độc, thiếu sự hỗ trợ của một tập thể các ủy viên.
Mấy ý chắc còn vội vàng, xin mạnh dạn góp vào công việc của Hội, và xin chúc thành công.
Đà Lạt 7/9/2014 Hà Sĩ Phu
Thật vậy, có hai luồng suy nghĩ:
- nên tìm sức mạnh ở tính có tổ chức, có chỉ đạo nhất quán, có điều lệ bài bản tương đối, có một đầu mối chỉ huy (coi là phương án 1),
- hay bước đầu cứ tạm lỏng lẻo, mạnh dạn khơi dậy tính năng động đa dạng rồi từ thực tế sẽ phát hiện, sàng lọc và hun đúc ra cái tối ưu (coi là phương án 2)? Phương án nào có độ an toàn và hiệu quả cao, có độ phiêu lưu (rủi ro) thấp nhất?
Thực ra xã hội loài người vốn đã phải đối mặt với hai con đường này quá nhiều rồi. Phương án 1 sẽ là tuyệt vời nếu có một minh quân, một thủ lĩnh tuyệt vời muôn năm, và phương pháp là cho thủ lĩnh đó càng độc quyền càng tốt, càng nhanh đến đích. Nhưng nếu có rủi ro thì rủi ro sẽ cực lớn khó lòng cứu vãn, kiểu được ăn cả ngã về không!. Chủ nghĩa CS đã đi đúng con đường đó và kết quả là đảng CS đã “ăn cả” còn nhân dân thì đã “về không”, vì biết bao người “chân chính” đã đinh ninh là tìm được Minh… quân rồi nên quyết lao theo, không tiếc cả mạng sống! Vẻ bề ngoài thì đó là bản lĩnh, là kiên quyết nhưng thực chất đó là tư duy ngại khó nên muốn liều đi thẳng một phen cho đơn giản.
Phương án thứ hai thì “cứ phải có nhiều để chọn lọc”! Tất nhiên đã nhiều thì tốt xấu cùng xuất hiện, xen kẽ nhau, nên phải thi đua, phải cạnh tranh, phải cọ xát. Các thủ lĩnh ham quyền thường không ưa sự thi đua “mất thì giờ” này, nhưng nhân dân thì được lợi.
Nêu ra hai đường lối ấy chẳng qua là điển hình hóa rành mạch cho dễ hiểu thôi. Trường hợp cụ thể của Hội nhà báo độc lập chúng ta không phải điển hình như vậy đâu, có mặt thế này, có mặt thế khác, nên phải dung hòa.
Để khỏi mất thì giờ, xin cho phép tôi, với tư cách một hội viên, thử nêu mấy giải pháp dung hòa như sau:
1/ Vẫn có tính tổ chức của một hội nghề nghiệp nhưng tạm thời chỉ nên lỏng lẻo. Đừng “bắt” Hội trưởng Phạm Chí Dũng phải chịu trách nhiệm quá nặng nề, cái gì cũng đổ lên đầu Chủ tịch hội thì TS Dũng không chịu nổi đâu. Nói chữ nghĩa thì đó là sự phân quyền, đồng thời phân trách nhiệm, sẽ nói rõ trong những phần sau
.
2/ Là Hội nhà báo tất nhiên phải ra báo, nhưng ngoài ra còn những hoạt động khác. Cần có một tờ báo của hội (đang là Việt Nam thời báo), nhưng ông Phạm Chí Dũng không làm trưởng Ban biên tập, để có thì giờ lo công việc chung. Ban Biên tập cũng không nên quá thuần nhất.
3/ Ngoài tờ báo chính thức của Hội, các cá nhân hội viên hoặc các nhóm hội viên cùng ý tưởng có thể ra các Blog hay Facekook khác nhau (nghĩa là có thể nhiều chứ không phải chỉ một Facebook của ông Ngô Nhật Đăng hiện nay). Báo của nhóm nào thì nhóm ấy phải chịu trách nhiệm mọi mặt về tờ báo của mình. Ban Chấp hành Hội chỉ có trách nhiệm liên đới.
4/ Vì có trách nhiệm liên đới nên khi một nhóm nào định ra báo cần thảo luận trước với BCH, trên manchette phải có 2 dòng, một dòng “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” và dòng dưới là tên cụ thể của nhóm, của phân hội ra báo đó. Các báo của nhóm (hay phân hội) được quyền tự biên tập, không cần BCH hội phải duyệt. Nhưng sự tự do ấy cần theo tinh thần hợp tác, nhìn nhau mà làm, khi có vấn đề quan trọng thì cần phối hợp, và điều này không cản trở quyền tự do tư tưởng và tinh thần tự do báo chí của hội viên.
5/ Tổ chức nào, càng sơ khai càng phải coi trọng tính “nội bộ”. Những ý kiến trao đổi cá nhân hoặc trao đổi nội bộ, muốn đăng công khai phải được sự đồng ý của cá nhân đó hoặc tập thể đó. Vi phạm nét văn hóa trao đổi này sẽ phá vỡ sự đoàn kết, phá vỡ sự tin cậy để đàm thoại, và dẫn đến sự phân ly không thể khác.
6/ Vì nhu cầu ra báo nên ngoài sự phân chia thành 3 chi hội Bắc-Trung-Nam có thể thành lập các nhóm hay các phân hội theo sự tương đồng về ý tưởng, về sở trường, sở thích. Các nhóm hãy đặt một tên cho nhóm mình để dễ xưng danh, dễ gọi. Một mặt về phía hội viên cần chia nhỏ để dễ gặp nhau, dễ sinh hoạt, nhưng một mặt không để tình trạng BCH hội bị đơn độc như thời gian vừa qua. Ở Hà nội và nhất là Sài gòn cần bổ sung thêm người vào BCH , đại diện được nhiều thế mạnh khác nhau, để cùng hỗ trợ nhau. Thực tế vừa qua Chủ tịch Hội phải gánh quá nhiều việc trong khi lại đơn độc, thiếu sự hỗ trợ của một tập thể các ủy viên.
Mấy ý chắc còn vội vàng, xin mạnh dạn góp vào công việc của Hội, và xin chúc thành công.
Đà Lạt 7/9/2014 Hà Sĩ Phu
(FB Việt Nam Thời Báo)
Trương Nhân Tuấn - Khổ ghê, người Việt Nam nào lấy đất Kampuchia Krom ?
Nếu xét lại một cách sâu xa (trên vấn đề pháp lý) thì không có người VN nào « lấy đất » của Kampuchia hết cả.
Nam Kỳ lục tỉnh được vua nhà Nguyễn ký nhượng cho Pháp vào các hiệp ước
năm 1862 và 1874. Nếu đất đó là « của » Kampuchia, thì đáng lẽ năm 1863,
khi ký hiệp ước để nhận sự bảo hộ của Pháp, thì vua Miên phải lên tiếng
phản đối (hoặc bảo lưu) cho Pháp biết vùng đất đó là của mình. Sự im
lặng của Miên (qua các hành vi của nhà Nguyễn năm 1862 và 1874) là nhìn
nhận đất đó thuộc chủ quyền của VN.
Trong khi đó, các triều vua nhà Nguyễn tiếp nối (cho đến Bảo Đại), cũng như tất cả các đảng phái chính trị VN, quốc gia cũng như cộng sản, đều có chung mục đích đánh Pháp để dành độc lập và thống nhất (ba kỳ) đất nước. Những yêu sách này đã thể hiện liên tục trong suốt lịch sử Việt Nam thời cận đại.
Vì vậy Quốc hội Pháp quyết định trả Nam Kỳ lại cho Bảo Đại (hậu duệ nhà Nguyễn), mà không trả cho Sihanouk, vào tháng 3 năm 1949 là điều hợp lý.
Phía Kampuchia đã nhiều lần nhìn nhận chủ quyền của VN tại vùng đất Nam Kỳ, qua các yêu cầu đòi phân định lại biên giới, với chính quyền thực dân Pháp, sau đó với các chính quyền của VN. Theo đó toàn bộ vùng Khmer Krom thuộc về VN.
Điển hình nhất, bộ bản đồ Kampuchia (do sở Địa dư Đông dương ấn hành năm 1953), được Sihanouk yêu cầu thế giới tôn trọng « lãnh thổ của Kampuchia », thì theo đó toàn bộ các tỉnh Nam Kỳ cũng thuộc về VN.
Vì vậy, trên phương diệp pháp lý, phía Kampuchia không có lý do nào để lên tiếng đặt lại yêu sách về lãnh thổ với VN.
Lãnh thổ Thái Lan hiện thời bao gồm ¾ lãnh thổ của Khmer ngày xưa. Trên đất Thái Lan, cũng có đông đảo người Miên sinh sống, (như một sắc dân Khmer Krom ở VN). Không thấy người Miên nào đòi lại đất từ người Thái.
Những người nông dân thật thà chấc phác Kampuchia đã bị các thế lực (chống VN) tuyên truyền nhằm xách động tinh thần dân tộc.
Điều mà người ta không bao giờ quên là dân Khmer, trong lịch sử, đã nhiều lần phát động tinh thần bài xích người Việt, đã tàn sát người Việt (cáp duồn), trong khi phía người Việt thì chưa bao giờ làm các việc dã man tương tự.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Bắc Kinh Thu Giữ Hộ Chiếu Của Các Quan Chức Chính Quyền
Biện pháp mới của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn quan chức tham nhũng đào tẩu khỏi Trung Quốc
Một người dân Trung Quốc đang cầm hộ chiếu trên tay. Mới đây, chính quyền thành phố Bắc Kinh ban hành quy định các công chức phải giao nộp hộ chiếu và hạn chế ra nước ngoài với nhiều thủ tục phê duyệt nghiêm ngặt. (Omar Havana/Getty Images) |
Truyền thông nhà nước đưa tin, để ngăn
chặn các quan chức tham nhũng chạy trốn, gần đây, Bắc Kinh đã đưa ra quy
định hạn chế ra nước ngoài đối với công chức và yêu cầu các quan chức
giao nộp hộ chiếu.
Mới đây, chính quyền thành phố Bắc Kinh
ban hành quy định cán bộ từ cấp phòng trở lên sẽ không được phép ra nước
ngoài vì lý do cá nhân thông thường. Trong một số trường hợp đặc biệt,
công chức có thể xin phép lãnh đạo cấp cao hơn để được phê duyệt ra nước
ngoài theo một quy trình nghiêm ngặt.
Toàn bộ những người giữ vị trí lãnh đạo
quan trọng trong nhà nước như quản lý về nhân lực, tài chính, những
người tiếp cận với các tài liệu mật… phải qua kiểm tra gắt gao thì mới
được phép đi nước ngoài.
Quy định mới cũng yêu cầu công chức phải nộp lại hộ chiếu cho phòng tổ chức cán bộ ngay khi từ nước ngoài về.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh cũng tăng
cường giám sát những công chức bị nghi ngờ có kế hoạch đào tẩu. Khi
thấy dấu hiệu chạy trốn của công chức, những người khác trong cơ quan
phải báo cáo theo từng cấp lên chính quyền thành phố trong vòng 48 giờ.
Những quy định mới được ban hành sau
cuộc thanh trừng hồi đầu năm nay đối với những “quan chức chạy trốn” có
vợ hoặc chồng và con cái định cư ở nước ngoài (thường là mang theo một
phần tài sản). Đầu năm nay, nhà nước ban hành quy định những người như
vậy sẽ không được cân nhắc cho các vị trí cao hơn.
Trốn chạy của quan chức tham nhũng trở
thành vấn đề cấp bách trong những năm gần đây. Theo số liệu báo cáo của
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, trong năm 2013, đã có 762 quan chức bị
bắt khi đang trên đường chạy trốn với tổng số tiền và hàng hóa phi pháp
lên đến 10 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,6 tỉ đô la Mỹ).
Trang tin tiếng Hoa tại hải ngoại Boxun
dẫn lời các quan chức tại Cục Hàng không Dân sự cho biết năm 2012 có hơn
350 quan chức chạy trốn nhưng không thành. Họ đã bị hải quan bắt giữ
tại sân bay Bắc Kinh với hơn 300 tỉ nhân dân tệ (tương đương 4,9 tỉ đô
la Mỹ).
Để hạn chế và ngăn chặn các vụ chạy trốn
tương tự, ĐCSTQ bắt đầu tiến hành điều tra các quan chức chạy trốn tại
tất cả tỉnh thành trong năm nay.
Chỉ riêng tại tỉnh Quảng Đông tổng số
quan chức chạy trốn được công bố lên đến 2.190 người. Hơn 10 tỉnh, thành
phố tuyên bố “không tiện tiết lộ về số lượng quan chức chạy trốn”.
Nhiều tỉnh, thành phố khác im lặng về vấn đề này.
Chương Tây Tiên (Zhang Xixian), giáo sư
tại Trường Trung ương Đảng phát biểu với truyền thông Trung Quốc rằng
chính quyền tỉnh muốn giữ im lặng bởi con số quan chức chạy trốn quá lớn
khiến họ lo ngại nếu tiết lộ sẽ gây ảnh hưởng chính trị tiêu cực.
(Đại Kỷ Nguyên)
Trung Quốc lên giọng dạy các nước ứng xử ở Biển Đông
(VTC News) - Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc nói trong cuộc gặp
với người đồng cấp Australia Bishop hôm 7/9, Bộ trưởng Ngoại giao Vương
Nghị ngang nhiên đưa ra 4 điểm cần tôn trọng của các bên liên quan trong
vấn đề Biển Đông.
Theo đó, trong cuộc đối thoại chiến lược ngoại giao giữa Australia –
Trung Quốc diễn ra ở Sydney hôm 7/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị ngang nhiên nêu ra 4 điểm cần tôn trọng trong vấn đề Biển
Đông.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị |
Ông Vương nói các bên có tranh chấp cần 'tôn trọng thực tế lịch sử',
đồng thời nói vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với các đảo nhỏ thuộc quần
đảo Trường Sa là vấn đề lịch sử nan giải, từ đó đưa ra điều kiện để
giải quyết ổn thỏa vấn đề này là 'các bên liên quan cần hiểu rõ lịch sử
để có cách nhìn khách quan và công bằng'.
Điểm thứ hai mà ông Vương nói tới là các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông Vương ngang nhiên cho rằng 'Trung Quốc luôn là nước mẫu mực trong việc duy trì thực thi các nguyên tắc và luật lệ quốc tế, Trung Quốc đã thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm theo luật pháp quốc tế'.
Điểm thứ ba là cần tôn trọng hiệp định đối thoại trực tiếp giữa các nước vì đây là cơ sở giúp giải quyết tranh chấp giữa các nước một cách ổn thỏa, phù hợp với tinh thần quốc tế là giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại. Hơn nữa, điều này cũng đã được quy định rõ trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Cuối cùng, ông Vương nhấn mạnh các bên cần tôn trọng 'nỗ lực của Trung Quốc trong việc cùng ASEAN duy trì trật tự hòa bình ở Biển Đông'.
Trung Quốc luôn rao giảng về việc thực thi luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông trong khi hành động lại đi ngược hoàn toàn với những gì họ nói.
Cụ thể là việc Trung Quốc đã gây bức xúc trong dư luận thế giới khi ngang nhiên vẽ ra đường 9 đoạn đứt khúc ở Biển Đông, hay còn gọi là đường lưỡi bò bao trọn 90% diện tích Biển Đông mà không có bất cứ chứng cứ pháp lý xác thực nào.
Mới đây nhất hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Sau hai tháng hoạt động thăm dò trái phép, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương-981.
Điểm thứ hai mà ông Vương nói tới là các bên cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông Vương ngang nhiên cho rằng 'Trung Quốc luôn là nước mẫu mực trong việc duy trì thực thi các nguyên tắc và luật lệ quốc tế, Trung Quốc đã thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm theo luật pháp quốc tế'.
Điểm thứ ba là cần tôn trọng hiệp định đối thoại trực tiếp giữa các nước vì đây là cơ sở giúp giải quyết tranh chấp giữa các nước một cách ổn thỏa, phù hợp với tinh thần quốc tế là giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại. Hơn nữa, điều này cũng đã được quy định rõ trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Cuối cùng, ông Vương nhấn mạnh các bên cần tôn trọng 'nỗ lực của Trung Quốc trong việc cùng ASEAN duy trì trật tự hòa bình ở Biển Đông'.
Trung Quốc luôn rao giảng về việc thực thi luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông trong khi hành động lại đi ngược hoàn toàn với những gì họ nói.
Cụ thể là việc Trung Quốc đã gây bức xúc trong dư luận thế giới khi ngang nhiên vẽ ra đường 9 đoạn đứt khúc ở Biển Đông, hay còn gọi là đường lưỡi bò bao trọn 90% diện tích Biển Đông mà không có bất cứ chứng cứ pháp lý xác thực nào.
Mới đây nhất hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Sau hai tháng hoạt động thăm dò trái phép, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương-981.
Tố Ngôn (theo Huanqiu.com)
(VTC)
Một bức tranh thu nhỏ của giới cầm bút Việt Nam tại Úc
Giống Hoàng Ngọc-Tuấn, Võ Quốc Linh cũng sinh tại Nha Trang (năm 1959).
Và cũng giống Hoàng Ngọc-Tuấn, Võ Quốc Linh cũng trải qua vô số nhà tù
(chủ yếu vì “tội” vượt biên và không có hộ khẩu), trong đó có nhiều nhà
tù chung với Hoàng Ngọc-Tuấn. Trước, trong và ngoài nhà tù, Võ Quốc Linh
làm rất nhiều thơ, nhưng lại cũng giống Hoàng Ngọc-Tuấn, lúc còn ở
trong nước, anh không gửi thơ đăng ở đâu cả, vậy mà, lạ, thơ anh vẫn
được nhiều bạn bè ghi nhớ. Anh chỉ thực sự xuất bản thơ khi anh đã sang
tị nạn tại Úc (1986), thoạt đầu, trên Tập Họp, và sau, trên Việt cũng
như Tiền Vệ. Giữa các tờ báo này, chỉ có một thay đổi nhỏ: Trước, anh
chỉ làm thơ; sau, ngoài việc làm thơ, anh còn viết bút ký, trong đó, bài
“Nhớ Lê Thành Nhơn” (1) và “Lê Văn Tài giữa cõi vô trú xứ” (2) được
nhiều người ưa thích.
Nếu
Lê Văn Tài đến với văn học từ hội hoạ, Hoàng Ngọc-Tuấn từ âm nhạc,
Nguyễn Minh Quân (sinh năm 1960) lại đến với văn học từ khoa học. Tốt
nghiệp bác sĩ y khoa ở Việt Nam năm 1984, Nguyễn Minh Quân sang Úc năm
1990. Ở Úc, sau khi thi lại bằng hành nghề bác sĩ Y khoa, anh nhận được
học bổng nên chuyển sang học Hoá học và tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1996.
Được giữ lại làm việc ở trường Victoria University, ngoài một số giờ
đứng lớp, cả ngày anh lui cui trong phòng thí nghiệm. Sự ra đời của Việt
làm thức dậy ở anh một niềm đam mê từ lâu bị đè nén: anh bèn quay sang
viết về văn học; trong văn học, anh chọn một góc cạnh khá hiểm hóc: lý
thuyết; trong lý thuyết, anh nhảy thẳng vào một khu vực còn rất mới mẻ,
thậm chí, rất xa lạ với đại đa số giới nghiên cứu Việt Nam: chủ nghĩa
hậu hiện đại và giải kiến tạo (deconstruction). Những bài viết về lý
thuyết văn học rõ ràng, mạch lạc và sâu sắc của anh được đăng đi đăng
lại ở Việt Nam, như là những tài liệu quý báu hiếm hoi về lý thuyết văn
học đương đại đối với giới cầm bút trong nước.
Trẻ hơn Nguyễn Minh Quân một tuổi, Chim Hải ra đời tại Phan Rí, lớn lên,
làm kế toán ở Phan Thiết, rồi vượt biên đến đảo Bidong, Malaysia năm
1983; hai năm sau, sang định cư tại Úc. Trong hai năm ở Bidong, Chim Hải
làm thơ khá nhiều. Những bài thơ ấy, thoạt đầu, được đăng trên các tờ
báo trên đảo; sau, trên các tuần báo tại Úc, và cuối cùng, được in thành
tập với nhan đề Vần thơ cho anh (1988). Sau đó, vừa học vừa đi làm việc
để sinh sống, chị vẫn tiếp tục làm thơ, đăng ở nhiều nơi; nhưng khi
tham gia trên Việt, chị xuất hiện với một phong cách khác: về hình thức,
tự do; về ngôn ngữ, gân guốc; về cảm xúc, có độ nén rất cao; và về nghệ
thuật, thành thực mà nói, hay hơn hẳn.
Trong khi tất cả những người trên đều sinh ở miền Nam, Tạ Duy Bình ra
đời tại Hà Nội (năm 1964 - trên giấy tờ ghi 1967). Ở Hà Nội, anh học
kịch câm tại Nhà hát Tuổi trẻ, sau đó, trở thành diễn viên kịch câm. Năm
1988, nhân chuyến đi tham dự Liên hoan quốc tế những người viết kịch
trẻ tại Canberra, anh quyết định xin tị nạn tại Úc. Ở Úc, anh tham gia
vào một số ban kịch, rồi, năm 1995, cùng Bruce Keller, thành lập
Citymoon Theatre, ở đó, anh vừa viết kịch bản vừa làm đạo diễn và làm cả
diễn viên. Tốt nghiệp Thạc sĩ về Sân khấu tại Đại học Wollongong, Tạ
Duy Bình có hai kịch bản bằng tiếng Anh được xuất bản: “Conversations
with Charlie” in trong số đặc biệt về “Diaspora: Negotiating
Asian-Australia” của tạp chí Journal of Australian Studies &
Australian Cultural History do trường Đại học Queensland xuất bản (2000)
và “Monkey Mother” in trong cuốn Three Plays by Asian Australians do
Don Batchelor biên tập (Playlab xuất bản tại Brisbane năm 2000). Một vở
kịch khác của anh, Yellow is Not Yellow, hoàn thành với sự tài trợ của
Western Sydney Artists Fellowship Award năm 2005, đã được trình diễn thử
nghiệm năm 2010 tại Riverside Theatre, Parramatta, Sydney (3). Tạ Duy
Bình chỉ bắt đầu làm thơ từ năm 1999, và hầu như chỉ đăng trên tạp chí
Việt, và sau đó, trên Tiền Vệ.
Lúc Lê Văn Tài đã thành danh như một hoạ sĩ ở Huế, Nguyễn Hoàng Văn mới
ra đời (năm 1965), và mười năm sau, lúc anh bộ đội Lê Văn Tài về Đà
Nẵng, Nguyễn Hoàng Văn vẫn còn lơ ngơ ở một trường tiểu học nhỏ xíu ở
Hội An. Năm 1989, anh vượt biên, đến được Hong Kong, và năm 1994, được
sang Úc định cư. Tại Úc, anh ghi danh học tại trường Victoria
University, chuyên ngành về Ngoại thương và Á châu học. Đang là sinh
viên, anh viết bài thường xuyên cho một số tờ báo Việt ngữ ở Sydney vừa
để thoả mãn nhu cầu viết lách vừa như một sinh kế. Chủ yếu là bình luận
thời sự. Khi tạp chí Việt ra đời, anh tham gia ngay từ số 2. Ngòi bút
anh cũng chuyển hướng: từ chuyện xã hội và chính trị sang lãnh vực văn
học và văn hoá. Anh viết nhanh và viết nhiều, đến năm 2002, lúc Việt
đình bản, anh đã đủ bài để in hẳn thành một cuốn sách, cuốn Văn hoá,
giới tính và văn học, với một phong cách được khen ngợi là “thông minh
một cách tinh quái” (4).
Nguyễn Hoàng Tranh ra đời một năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc
(1976) tại một làng quê hẻo lánh ở Tuy Hoà. Năm 14 tuổi, anh cùng với mẹ
và chị em sang Úc đoàn tụ với người cha đã vượt biên từ hơn 10 năm
trước. Tại Úc, sau khi học xong trung học, anh vào đại học, học về Kinh
tế và Luật, sau đó, tốt nghiệp, trở thành luật sư; và sau đó nữa, trở
thành giám đốc một công ty luật khá thành đạt ở Sydney.
Ngay từ lúc còn là học sinh và sinh viên, Nguyễn Hoàng Tranh đã làm thơ.
Nhưng cũng giống như trường hợp của Lê Văn Tài và Hoàng Ngọc-Tuấn, tạp
chí Việt đã mang đến cho anh một sự thay đổi có tính đột biến. Anh vất
bỏ cả hàng mấy chục bài thơ sáng tác lúc trước. Anh hầu như biến thành
một người khác. Với một phong cách khác. Và hay. Anh được mời vào Ban
biên tập tạp chí Việt. Từ đó, anh viết rất nhiều. Chỉ trong vòng mấy
năm, anh xuất bản hai tập thơ: Thở (2003) và Chữ (2005).
Sinh năm 1982, Phan Quỳnh Trâm trẻ hơn Nguyễn Hoàng Tranh sáu tuổi và
sang Úc cũng muộn hơn, lúc đã 18 tuổi. Nhưng cũng giống như Nguyễn Hoàng
Tranh, ở đại học, chị học một ngành rất xa văn chương: Khoa học điện
toán; sau đó, đi làm trong lãnh vực truyền thông và ngân hàng. Giống
Hoàng Ngọc-Tuấn, đam mê đầu tiên của Phan Quỳnh Trâm là ở âm nhạc. Chính
Tiền Vệ đã lôi cuốn chị vào thế giới văn chương với tư cách một người
cầm bút. Khác Nguyễn Hoàng Tranh, Phan Quỳnh Trâm không những viết bằng
tiếng Việt mà còn viết cả bằng tiếng Anh; không những sáng tác mà còn
dịch thuật.
Cùng thế hệ với Phan Quỳnh Trâm, Tú Trinh (sinh năm 1983), chỉ mới sang
Úc từ năm 2008, sau khi đã tốt nghiệp đại học (ngành Ngữ Văn) và làm
việc (trong ngành truyền thông); hơn nữa, đã có một số bài thơ được đăng
tải trên báo chí ở Việt Nam (chủ yếu là báo Mực Tím và Tuổi Trẻ). Sang
Úc, chị học Thạc sĩ về Truyền thông; sau đó, làm việc trong chương trình
Việt ngữ của đài SBS. Trong thời gian đi học cũng như khi đi làm, chị
vẫn viết, thoạt đầu, chỉ giới hạn trong sáng tác, và ở sáng tác, chỉ tập
trung vào một thể loại: thơ; nhưng sau, cũng giống Phan Quỳnh Trâm, chị
mở rộng sang một lãnh vực khác: dịch thuật; và một thế giới khác: làm
thơ bằng tiếng Anh, dù một cách hoạ hoằn.
Ở trên là phác hoạ chân dung của một số người cầm bút Việt Nam tại Úc.
Ngoài họ, ở Úc, có cả hàng trăm người cầm bút; trong số đó, chỉ giới hạn
trong phạm vi văn học, cũng có đến vài chục người viết khá thường xuyên
và ít nhiều có tên tuổi. Tuy nhiên, tôi chỉ chọn một số người đủ để
minh họa cho tính chất đa dạng của các cây bút Việt Nam hiện đang sống
tại Úc. Đa dạng về phái tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa phương lúc còn ở
Việt Nam, thời điểm sang Úc định cư cũng như về thể loại họ ưa thích.
Điểm chung duy nhất của họ là : Họ đến, hoặc thực sự đến, với văn học từ
tạp chí Việt và/hoặc Tiền Vệ. Có thể nói Việt và Tiền Vệ là hai điểm
xuất phát hoặc tập hợp chính của giới cầm bút Việt Nam tại Úc.
Nếu nhìn rộng ra những người từng ít nhiều cộng tác với tạp chí Việt và
Tiền Vệ, chúng ta dễ dàng nhận thấy họ có mấy đặc điểm chính:
Thứ nhất, về tuổi tác, giới cầm bút Việt Nam ở Úc khá trẻ. Chỉ có bốn
người trưởng thành trước 1975: Huy Tưởng, Lê Văn Tài, Trần Đình Lương và
Đông Phương. Nhìn rộng hơn, bên ngoài Việt và Tiền Vệ, chúng ta cũng có
thể thấy một số người khác nữa. Trong cuốn Văn học miền Nam, Tổng quan,
nhà văn Võ Phiến có liệt kê danh sách và tiểu sử của 374 người cầm bút ở
miền Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 (5). Trong số đó, chỉ có bốn
người định cư tại Úc: Đoàn Nhật Tấn, Thiếu Mai, ký giả Lô-răng Phan Lạc
Phúc và Lệ Hằng (6). Đoàn Nhật Tấn chỉ là một nhà giáo, chỉ viết sách về
giáo dục; Thiếu Mai, vốn viết rất ít và viết cũng không hay, hơn nữa,
ngay từ trước 1975, đã ngưng cầm bút từ lâu. Chỉ có Phan Lạc Phúc và Lệ
Hằng là có thể được xem là nhà văn. Nhưng văn của Lệ Hằng khá bình dân,
còn văn của Phan Lạc Phúc lại nặng về báo chí. Thành ra, có thể nói, văn
học Việt Nam tại Úc hoàn toàn thiếu vắng những đại thụ hay cổ thụ từ
trước. Điều này khiến văn học tại Úc khác hẳn văn học tại Mỹ, Pháp hay
Canada. Ở các quốc gia ấy, một thời gian khá dài, chính những người cầm
bút đã nổi tiếng trước 1975 đóng vai trò đầu đàn, nắm giữ những tờ báo
văn học có uy tín nhất, như ở tờ Văn Học Nghệ Thuật là Võ Phiến và Lê
Tất Điều; ở tờ Văn Học là Nguyễn Mộng Giác; ở tờ Văn là Mai Thảo và sau
đó, Nguyễn Xuân Hoàng. Chỉ mãi đến đầu thập niên 1990, với tờ Hợp Lưu
của Khánh Trường và tờ Tạp chí Thơ của Khế Iêm, mới thấy xuất hiện một
lớp chủ bút trẻ hơn. Nhưng dù trẻ, họ cũng vẫn là những người đã trưởng
thành trước 1975. Điều ấy khiến Nguyễn Mộng Giác, ngay từ cuối thập niên
1990, đã lên tiếng báo động về tình trạng mà ông gọi là “lão hoá” trong
sinh hoạt văn học (7).
Ở Úc, không có “lão” và cũng không bị “lão hoá”. Các thế hệ kế tiếp nhau
khá liên tục. Trong số các cây bút tham gia trên tờ Việt và Tiền Vệ, có
một số người sinh trong thập niên 1940 (Huy Tưởng (8), Trần Đình Lương,
Đông Phương và Lê Văn Tài), thập niên 1950 (Thường Quán, Uyên Nguyên,
Hoàng Ngọc-Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc, Võ Quốc Linh, Lê Nguyên Tịnh); một số
người khác trong thập niên 1960 (Vi Hoà, Chim Hải, Lê Trung Tự, Hoàng
Ngọc Trâm, Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Minh Quân, Tạ Duy Bình), thập niên
1970 (Nguyễn Hoàng Tranh, Hoàng Ngọc Thư), hoặc thập niên 1980 (Phan
Quỳnh Trâm, Tú Trinh), và thậm chí, thập niên 1990 (Trần Tịnh Danh).
Thứ hai, do tính chất đa thế hệ ấy, giới cầm bút không ngừng được tiếp
máu. Sau khi Việt bị đình bản (cuối năm 2001), một số người cầm bút bỗng
dưng biến mất: Nguyễn Minh Quân, Vi Hoà, Phạm Miên Tưởng, Đông Phương;
một số khác viết ít hẳn: Uyên Nguyên, Võ Quốc Linh, Chim Hải (9), Trần
Đình Lương. Nhưng ngay sau đó lại xuất hiện một lớp khác: Nguyễn Hoàng
Tranh, Đinh Hồng Nghi và Hoàng Ngọc Thư. Khi ba người vừa kể bị khựng
lại, lại xuất hiện ào ạt một lớp mới với những Phan Quỳnh Trâm, Tú
Trinh, Lê Nguyên Tịnh, Lê Trung Tự, Hoàng Ngọc Trâm và gần đây nhất,
Trần Tịnh Danh.
Thứ ba, một số khá đông hoạt động trên nhiều loại hình nghệ thuật khác
nhau: Ngoài tư cách nhà văn hay nhà thơ, Lê Văn Tài còn là hoạ sĩ, Bạt
Xứ còn là nhiếp ảnh gia, Trần Đình Lương còn là nhiếp ảnh gia và họa sĩ,
Hoàng Ngọc-Tuấn còn là nhạc sĩ, Tạ Duy Bình còn là kịch tác gia, đạo
diễn và diễn viên sân khấu.
Thứ tư, số người hoạt động trên hai ngôn ngữ, hoặc dưới hình thức dịch
thuật hoặc dưới hình thức sáng tác song ngữ, vừa tiếng Việt vừa tiếng
Anh, cũng nhiều: Hoàng Ngọc-Tuấn, Thường Quán, Lê Văn Tài, Trần Đình
Lương, Nguyễn Minh Quân, Lê Nguyên Tịnh, Phan Quỳnh Trâm, Tú Trinh,
Hoàng Ngọc Trâm, Tạ Duy Bình, Lê Trung Tự, Trần Tịnh Danh, Lê Liễu Chi…
Thứ năm, họ bao quát khá nhiều lãnh vực trong văn học. Về nghiên cứu,
phê bình và lý luận văn học, có Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn,
Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Hoàng Văn. Thuộc thế hệ trẻ hơn, Phan Quỳnh
Trâm, ngoài việc làm thơ và dịch thuật, cũng viết một số bài có tính
chất lý luận văn học. Về truyện, có Hoàng Ngọc-Tuấn, Hoàng Ngọc Thư,
Nguyễn Như Núi, Trần Tất Đạt. Về kịch, có Tạ Duy Bình. Về thơ là nhiều
nhất, gồm hầu hết những người còn lại.
Cuối cùng, dù viết nhiều hay ít, hầu như tất cả những người trên đều có
một đặc điểm giống nhau: khao khát với cái mới. Mới so với mặt bằng văn
học tiếng Việt. Và mới cả với chính họ nữa.
Khát vọng đối với cái mới ấy thể hiện trên ba lãnh vực: dịch thuật, phê bình / lý luận và sáng tác.
Nguyễn Hưng Quốc
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết
trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh
quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
***
Chú thích:
1. Có thể đọc trên Tiền Vệ: http://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=60
2.Nguyễn Hưng Quốc (biên tập) (2013), Thơ Lê Văn Tài, California: Văn Mới, tr. 426-434.
3. Xem phần giới thiệu vở kịch trên Tiền Vệ: http://tienve.org/home/stage
/view Stage.do?action=viewArtwork&artworkId=4937
4.Nguyễn Hưng Quốc, “Lời giới thiệu”, in trong cuốn Văn hoá, giới tính và văn học (Văn Mới, California, 2004), tr. 9-11.
5. Nhà xuất bản Văn Nghệ (California), in lần thứ ba, năm 2000.
6.Huy Tưởng cũng đã xuất bản và nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975
nhưng vì anh sang Úc muộn (năm 2010) và từ lúc sang Úc, không viết lách
được gì nữa nên không tính trong số này.
7.Nguyễn Mộng Giác, “Tình trạng lão hoá trong sinh hoạt văn học”, tạp
chí Văn Học (California) số 153-4 (1&2/1999), tr. 4-10.
8.Tất cả các bài thơ Huy Tưởng đăng trên Việt và Tiền Vệ, cho đến nay – tháng 9/2013) đều được sáng tác lúc còn ở Việt Nam.
9. Từ cuối năm 2012, Chim Hải bắt đầu làm thơ lại khá nhiều.
(VOA)
Hà Nội sống lại với thời cải cách ruộng đất
Nhiều hiện vật quý, tài liệu gốc về công cuộc cải cách ruộng đất năm
1946 - 1957 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Với diện tích trưng bày khoảng 230m2, chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957” giúp công chúng có dịp tiếp cận trực tiếp với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các cơ quan lưu trữ, các bảo tàng ở Hà Nội và địa phương.
Với diện tích trưng bày khoảng 230m2, chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957” giúp công chúng có dịp tiếp cận trực tiếp với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các cơ quan lưu trữ, các bảo tàng ở Hà Nội và địa phương.
Một trong những tư liệu về cải cách ruộng đất được trưng bày tại bảo tàng
Đây là những tư liệu, hiện vật quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được giới thiệu đến đông đảo công chúng với quy mô lớn. Các hiện vật được tổ chức theo hai phần chính: Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất và Cải cách ruộng đất 1946-1957. Nhiều hiện vật quý vốn là đồ dùng sinh hoạt, của cải của tầng lớp địa chủ trước cải cách ruộng đất, nhiều tư liệu liên quan đến chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất được giới thiệu. Cuộc trưng bày cũng có một nội dung nhỏ về Sửa chữa sai lầm và một số bài học kinh nghiệm qua công cuộc cải cách ruộng đất.
Cuộc trưng bày nhằm đưa lại một cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc ở nước ta giai đoạn 1946-1957, là hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Một số hình ảnh được trưng bày trong triển lãm:
Đây là những tư liệu, hiện vật quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được giới thiệu đến đông đảo công chúng với quy mô lớn. Các hiện vật được tổ chức theo hai phần chính: Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất và Cải cách ruộng đất 1946-1957. Nhiều hiện vật quý vốn là đồ dùng sinh hoạt, của cải của tầng lớp địa chủ trước cải cách ruộng đất, nhiều tư liệu liên quan đến chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất được giới thiệu. Cuộc trưng bày cũng có một nội dung nhỏ về Sửa chữa sai lầm và một số bài học kinh nghiệm qua công cuộc cải cách ruộng đất.
Cuộc trưng bày nhằm đưa lại một cách nhìn thực tiễn, khoa học, khách quan về cuộc vận động cách mạng ruộng đất trong tiến trình lịch sử dân tộc ở nước ta giai đoạn 1946-1957, là hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Một số hình ảnh được trưng bày trong triển lãm:
Áo dài của của tầng lớp địa chủ
Đồ dùng trong nhà địa chủ
Áo bông bụp của tầng lớp bần cố nông
Căn bếp lụp xụp của người nghèo
Mâm cơm sau cải cách ruộng đất
Hình ảnh con trâu gắn liền với người nông dân
T.L
(VNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét