-Đối mặt với thay đổi, Việt Nam cần làm gì?
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Trung Quốc từ những năm qua tiến hành các biện pháp gây hấn nhằm có thể chiếm cứ các vùng biển quanh Hoa Lục. Điều đó khiến cục diện thế giới biến chuyển do phản ứng không chỉ của các quốc gia liên quan mà cả các nước khác.
Trước biến chuyển bất lợi đối với Việt Nam là quốc gia bị Bắc Kinh
o ép nhiều nhất, Hà Nội hiện phải vượt qua những gì để có thể giữ vững
được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia bị tác động trực tiếp bởi những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông nhất là trong thời gian gần đây. Sau khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào, Trung Quốc cho tàu va đâm tàu kiểm ngư của Việt Nam, và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau đó tiếp tục bắt bớ, tấn công các tàu cá của ngư dân Việt tại khu vực Hoàng Sa và cả tại Vịnh Bắc Bộ.
Hà Nội lên tiếng phản đối nhưng không có hành động cụ thể nào để có thể bảo vệ ngư dân Việt Nam cũng như buộc Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Hồi ngày 12 tháng 8 vừa qua, thủ tướng Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hà Nội tổ chức hội nghị đối ngoại đa phương lần đầu tiên để tổng kết chính sách ngoại giao trong thời gian qua và đề ra phương hướng cho thời gian tới.
Có mâu thuẫn trong việc tiếp tục hành trình đối tác chiến lược và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ của mình. Đối với Trung Quốc luôn úp mở, thì Việt Nam luôn giữ chính sách 3 không ‘không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự, và không dựa vào nước này để chống nước kia’. Cái 3 không này thì nhằm vào hai nước quan trọng nhất trong mối quan hệ của mình đối với bên ngoài là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tức là cũng muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động chính sách này thì làm sao bảo vệ được mình. Bởi vì chính sách ‘đong đưa’ này đưa đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng kép: vừa thất bại về kinh tế, vừa bị Trung Quốc đe dọa về chủ quyền.
Quan hệ với Hoa Kỳ
Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 10 quốc gia, trong đó Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện lại là quốc gia đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Trong thời gian qua, Hà Nội có những động thái được cho là xích lại gần với Washington. Thực tế cho thấy trong tình thế hiện nay chỉ có Hoa Kỳ lên tiếng và có thể giúp Việt Nam đối phó với những hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông mà thôi.
Bàn về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Đặng Xương Hùng phát biểu:
Thông điệp của ông John McCain là muốn Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới có những bước nhảy vọt trong quan hệ giữa hai nước. Điều đó chứng tỏ mối quan tâm của Hoa Kỳ với tình hình khu vực, nhất là khi phải đối phó với sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.
Thông điệp rõ ràng như vậy.
Ông này cũng chỉ ra những thách thức mà Hà Nội cần phải vượt qua:
Theo tôi thách thức thứ nhất đối với Việt Nam là vẫn lo ngại sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc. Theo tôi dưới con mắt của những nhà lãnh đạo Mỹ thì mối quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với Việt Nam; và ngược lại phía Trung Quốc cũng suy nghĩ như vậy. Đã nhiều lần chúng ta đã là những con tốt trên bàn cờ quốc tế rồi. Chúng ta phải trả giá rất nhiều từ khi đất nước chia cắt bởi Hiệp định Geneve, rồi Thông cáo Thượng Hải 72 là sự mặc cả giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều sự kiện khác để chúng ta thấy đất nước mình bị thí trên bàn cờ vì lợi ích quan hệ của họ, vì lợi ích quan hệ của các nước lớn khác. Điều này cần có sự khôn ngoan. Nhất là trong tình hình hiện nay cần phải tăng cường mối quan hệ với Mỹ trên tinh thần xây dựng mối quan hệ lòng tin để làm sao nước Mỹ có thể với tinh thần nhân bản, tinh thần là người dẫn dắt trật tự thế giới, họ sẽ dành cho Việt Nam một sự hợp tác rất hiệu quả và dần dần sức mạnh của đất nước mạnh lên, và lúc đó việc nói chuyện với Trung Quốc không còn là vấn đề của riêng mình nữa mà có thể lúc đó người Mỹ cũng phải bảo vệ mối quan hệ Mỹ- Việt như bảo vệ lợi ích của chính quốc gia mình.
Thách thức thứ hai là những cam kết và sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc đã quá sâu. Các thỏa thuận cả công khai lẫn bí mật với Trung Quốc đã quá sâu, để cho giới lãnh đạo hiện nay cân nhắc thoát ra khỏi là rất khó khăn. Tôi nghĩ với họ, thách thức này là lớn nhất. Bởi vì họ mất rất nhiều: quyền lợi cá nhân, gia đình, phe nhóm, chỉ có lợi cho dân tộc, cho nhân dân thôi. Tuy nhiên nếu thoát được điều này thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng giải thoát được cho bản thân họ và lịch sử sẽ tha thứ.
Thách thức thứ ba là thách thức ý thức hệ vì chỉ có dựa vào ý thức hệ Trung Quốc mới có thể thao túng Việt Nam một cách dễ dàng như vậy.
Thách thức thứ tư là sự phân hóa, chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo đảng.
Ông Đặng Xương Hùng cũng nêu rõ yêu cầu về một lãnh tụ đủ sức lèo lái đất nước trong thời điểm này.
Một số đảng viên trong đảng Cộng sản, cũng như trí thức trong và ngoài nước đều lên tiếng kêu gọi lãnh đạo Hà Nội hiện nay phải kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về những xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời phải từ bỏ ý thức hệ cộng sản, đổi mới theo hướng dân chủ, tự do nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu lâu nay và sự kiềm tỏa của Trung Quốc. Tuy nhiên dường như đến nay những lời khuyên chân thành đó vẫn chưa được lắng nghe.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia bị tác động trực tiếp bởi những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông nhất là trong thời gian gần đây. Sau khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào, Trung Quốc cho tàu va đâm tàu kiểm ngư của Việt Nam, và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau đó tiếp tục bắt bớ, tấn công các tàu cá của ngư dân Việt tại khu vực Hoàng Sa và cả tại Vịnh Bắc Bộ.
Hà Nội lên tiếng phản đối nhưng không có hành động cụ thể nào để có thể bảo vệ ngư dân Việt Nam cũng như buộc Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Hồi ngày 12 tháng 8 vừa qua, thủ tướng Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hà Nội tổ chức hội nghị đối ngoại đa phương lần đầu tiên để tổng kết chính sách ngoại giao trong thời gian qua và đề ra phương hướng cho thời gian tới.
Muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động chính sách này thì làm sao bảo vệ được mình. Bởi vì chính sách ‘đong đưa’ này đưa đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng kép: vừa thất bại về kinh tế, vừa bị TQ đe dọa về chủ quyềnÔng Đặng Xương Hùng, một viên chức ngoại giao Hà Nội tại Thụy Sỹ công khai từ bỏ đảng Cộng sản và xin tỵ nạn tại đó, nói đến đường lối ngoại giao của Hà Nội như sau:
Ông Đặng Xương Hùng
Có mâu thuẫn trong việc tiếp tục hành trình đối tác chiến lược và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ của mình. Đối với Trung Quốc luôn úp mở, thì Việt Nam luôn giữ chính sách 3 không ‘không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự, và không dựa vào nước này để chống nước kia’. Cái 3 không này thì nhằm vào hai nước quan trọng nhất trong mối quan hệ của mình đối với bên ngoài là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tức là cũng muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động chính sách này thì làm sao bảo vệ được mình. Bởi vì chính sách ‘đong đưa’ này đưa đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng kép: vừa thất bại về kinh tế, vừa bị Trung Quốc đe dọa về chủ quyền.
Quan hệ với Hoa Kỳ
Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 10 quốc gia, trong đó Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện lại là quốc gia đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Trong thời gian qua, Hà Nội có những động thái được cho là xích lại gần với Washington. Thực tế cho thấy trong tình thế hiện nay chỉ có Hoa Kỳ lên tiếng và có thể giúp Việt Nam đối phó với những hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông mà thôi.
Bàn về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Đặng Xương Hùng phát biểu:
Thông điệp của ông John McCain là muốn Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới có những bước nhảy vọt trong quan hệ giữa hai nước. Điều đó chứng tỏ mối quan tâm của Hoa Kỳ với tình hình khu vực, nhất là khi phải đối phó với sự trỗi dậy hung hăng của Trung QuốcSau chuyến đi (Mỹ) của ông Nghị, ông John McCain sang Hà Nội ngay. Điều này chứng tỏ Hà Nội và Washington cấp thiết rất cần nhau. Trong thông cáo báo chí của chuyến đi, ông John McCain cũng nói Hoa Kỳ và Việt Nam có một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh có những sự kiện xảy ra gần đây ở Biển Đông. Việc ông ấy đưa ra hết những cam kết của Mỹ với tất cả những nội dung mà Việt Nam đang quan tâm, ví dụ Hiệp ước Đối tác Thái Bình Dương tiêu chuẩn cao, công nhận nền kinh tế thị trường, tăng cường hợp tác quân sự, nâng cao khả năng theo dõi lịnh vực hàng hải và bảo vệ chủ quyền, nới lỏng lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương. Tuy nhiên trong kỳ này ông cũng rất khôn khéo không làm lo ngại phía Trung Quốc, đó là cam kết chỉ giúp Việt Nam trong phạm vi phòng thủ thôi.
Ông Đặng Xương Hùng
Thông điệp của ông John McCain là muốn Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới có những bước nhảy vọt trong quan hệ giữa hai nước. Điều đó chứng tỏ mối quan tâm của Hoa Kỳ với tình hình khu vực, nhất là khi phải đối phó với sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.
Thông điệp rõ ràng như vậy.
Ông này cũng chỉ ra những thách thức mà Hà Nội cần phải vượt qua:
Theo tôi thách thức thứ nhất đối với Việt Nam là vẫn lo ngại sự cân bằng giữa Mỹ với Trung Quốc. Theo tôi dưới con mắt của những nhà lãnh đạo Mỹ thì mối quan hệ với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với Việt Nam; và ngược lại phía Trung Quốc cũng suy nghĩ như vậy. Đã nhiều lần chúng ta đã là những con tốt trên bàn cờ quốc tế rồi. Chúng ta phải trả giá rất nhiều từ khi đất nước chia cắt bởi Hiệp định Geneve, rồi Thông cáo Thượng Hải 72 là sự mặc cả giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều sự kiện khác để chúng ta thấy đất nước mình bị thí trên bàn cờ vì lợi ích quan hệ của họ, vì lợi ích quan hệ của các nước lớn khác. Điều này cần có sự khôn ngoan. Nhất là trong tình hình hiện nay cần phải tăng cường mối quan hệ với Mỹ trên tinh thần xây dựng mối quan hệ lòng tin để làm sao nước Mỹ có thể với tinh thần nhân bản, tinh thần là người dẫn dắt trật tự thế giới, họ sẽ dành cho Việt Nam một sự hợp tác rất hiệu quả và dần dần sức mạnh của đất nước mạnh lên, và lúc đó việc nói chuyện với Trung Quốc không còn là vấn đề của riêng mình nữa mà có thể lúc đó người Mỹ cũng phải bảo vệ mối quan hệ Mỹ- Việt như bảo vệ lợi ích của chính quốc gia mình.
Thách thức thứ hai là những cam kết và sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc đã quá sâu. Các thỏa thuận cả công khai lẫn bí mật với Trung Quốc đã quá sâu, để cho giới lãnh đạo hiện nay cân nhắc thoát ra khỏi là rất khó khăn. Tôi nghĩ với họ, thách thức này là lớn nhất. Bởi vì họ mất rất nhiều: quyền lợi cá nhân, gia đình, phe nhóm, chỉ có lợi cho dân tộc, cho nhân dân thôi. Tuy nhiên nếu thoát được điều này thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng giải thoát được cho bản thân họ và lịch sử sẽ tha thứ.
Thách thức thứ ba là thách thức ý thức hệ vì chỉ có dựa vào ý thức hệ Trung Quốc mới có thể thao túng Việt Nam một cách dễ dàng như vậy.
Thách thức thứ tư là sự phân hóa, chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo đảng.
Ông Đặng Xương Hùng cũng nêu rõ yêu cầu về một lãnh tụ đủ sức lèo lái đất nước trong thời điểm này.
Một số đảng viên trong đảng Cộng sản, cũng như trí thức trong và ngoài nước đều lên tiếng kêu gọi lãnh đạo Hà Nội hiện nay phải kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về những xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời phải từ bỏ ý thức hệ cộng sản, đổi mới theo hướng dân chủ, tự do nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu lâu nay và sự kiềm tỏa của Trung Quốc. Tuy nhiên dường như đến nay những lời khuyên chân thành đó vẫn chưa được lắng nghe.
-Vai trò của các mạng truyền thông xã hội
Nguyễn Hưng Quốc -VOA
Tôi chơi facebook đã được trên 5 tháng. Càng chơi càng thích. Thế
giới facebook đa dạng vô cùng. Nhảm nhí: nó có thừa. Khoe khoang để tự
sướng: cũng có thừa. Nhưng tôi chỉ chú ý nhiều nhất đến các trang
facebook nghiêm túc, ở đó, người viết và người đọc bày tỏ những thao
thức về tình hình chính trị Việt Nam.
Phải nói ngay, những bài viết cũng như những ý kiến phản hồi về chính trị như vậy khá giống nhau. Khác ở góc nhìn. Khác ở giọng điệu. Và khác ở tiểu tiết. Nhưng nhìn chung, tất cả đều nhắm vào hai vấn đề chính: Một, lên án sự độc tài và bày tỏ ước vọng dân chủ hóa để đất nước được tự do và phát triển; và hai, lên tiếng báo động trước âm mưu xâm lấn của Trung Quốc và phê phán thái độ nhu nhược và bất lực của chính quyền Việt Nam.
Bản thân tôi, từ mấy tháng vừa qua, cũng chỉ tập trung vào hai vấn đề chính ấy.
Từ góc độ một nhà văn, chỉ quanh đi quẩn lại với hai loại đề tài ấy, nguy cơ rất dễ thấy: trùng lặp, đơn điệu và nhàm. Tôi biết vậy nhưng lại không thể thoát được. Có hai lý do: Một, đó là những ám ảnh lớn cứ đau đáu trong lòng; và hai, tôi nghĩ, trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, mọi tiếng kêu gào đều cần thiết. Bởi không phải ai cũng hiểu tất cả những thảm họa đất nước đang đối diện. Nếu hiểu, chưa chắc mọi người đã biết phải làm gì. Hơn nữa, tiếng kêu gào, tự nó, cũng là một thứ vũ khí. Một tiếng kêu gào đơn độc của một cá nhân là một sự tuyệt vọng của nạn nhân. Nhưng khi tiếng kêu gào ấy được vang âm và bắt gặp sự đồng điệu của đám đông, nó sẽ trở thành một bản hùng ca của những người ra trận. Khi cả hàng triệu người cùng gào, tiếng kêu của họ sẽ trở thành những bài ca chiến thắng.
Nhưng làm cách nào để cả triệu người cùng gào? Có hai điều kiện: Một, do một tác nhân bên ngoài khiến mọi người phẫn nộ và quên cả sợ hãi để dám xuống đường gào thét phản đối lại bạo quyền (như những gì đã xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi vào đầu năm 2011); và hai, khi mọi người ý thức rõ những bất công mà mình đang gánh chịu là một sự phi lý, không thể chấp nhận được (như những gì xảy ra tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980). Điều kiện thứ nhất có thể đến một cách bất ngờ, không thể lường trước; còn điều kiện thứ hai thì cần thời gian để chín muồi Các trang truyền thông xã hội có thể góp phần đắc lực để thúc đẩy quá trình chín muồi của điều kiện thứ hai này.
Để làm được điều ấy, người ta không cần phải kích động hay xúi giục ai cả. Các trang truyền thông xã hội, khi cố gắng vạch trần bộ mặt thật của chế độ, chỉ nhắm đến một mục tiêu đơn giản và rất khả thi: giành quyền viết lại lịch sử. Ở đây có hai khía cạnh cần chú ý: Một, như nhiều học giả từng ghi nhận, lịch sử bao giờ cũng được viết bởi những người thắng cuộc; và hai, lịch sử ấy nhắm vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất, huyền thoại hóa các chiến công của họ, và thứ hai, bôi nhọ kẻ thù. Ở cả hai khía cạnh này, chính quyền Việt Nam, từ năm 1954 và đặc biệt, từ năm 1975, khi cả nước được thống nhất, được chính quyền Việt Nam thực hiện một cách đầy tự giác và triệt để. Họ bôi nhọ chính quyền miền Nam là ngụy quyền và Mỹ, kẻ từng giúp chính quyền miền Nam, là đế quốc và thực dân kiểu mới. Họ cũng tích cực tô vẽ hình ảnh của họ như những bậc anh hùng được cả thế giới ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến nổi nhiều người ngoại quốc từng nằm mơ thấy mình là người Việt, dĩ nhiên, là Việt xã hội chủ nghĩa. Không những anh hùng, họ còn là những con người mới xã hội chủ nghĩa đẹp đẽ, nói theo hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để yêu nhau” hoặc một câu thơ của Chế Lan Viên: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta”.
Từ trước đến gần đây, chính quyền là những kẻ duy nhất có quyền viết lịch sử. Quyền ấy, không ai được chia sẻ cả. Ngay cả những người từng nắm giữ những chức vụ cao cấp với họ cũng không được quyền chia sẻ. Đó là lý do tại sao cuốn hồi ký Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Trần Văn Trà, vị tướng trong quân đội của họ, cũng bị thu hồi. Lý do? Nó lệch ra ngoài, dù chỉ một chút, thứ lịch sử chính thống của họ. Đó cũng là lý do tại sao gần đây, chính quyền Việt Nam ra lệnh tất cả các cuốn hồi ký, của bất cứ người nào, cũng phải qua kiểm duyệt trước khi được in. Các loại sách khác có thể được xuất bản qua phương thức liên kết với tư nhân hay tổ chức xã hội. Trừ hồi ký.
Bây giờ, với sự phát triển ào ạt của các trang mạng xã hội như blog hay facebook, người dân có thể lên tiếng bày tỏ quan điểm cũng như kinh nghiệm của mình, thế độc quyền của những người cai trị bị thách thức. Họ không thể kiểm duyệt hay cấm đoán hết được. Những câu chuyện người thật việc thật, hoàn toàn có thực, được tung lên internet. Qua những câu chuyện ấy, người ta có thể nhìn thấy chính quyền mang một bộ mặt khác hẳn. Họ độc đoán. Họ tàn bạo. Họ có những chính sách lầm lẫn một cách tai hại. Hay nói theo cách nói cô đúc được lưu hành trên internet lâu nay: Họ “lấy thù làm bạn, hèn với giặc, ác với dân”; còn về chiến lược, họ loay hoay giữa hai hướng: theo Mỹ thì mất đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, họ thà chọn mất nước.
Với những lịch sử như thế, vai trò độc quyền của những kẻ chiến thắng bị hẹp lại; các huyền thoại của họ, do đó, có nguy cơ bị phá vỡ dần dần. Với một chế độ độc tài, huyền thoại là một trong những trụ cột chính trên đó người ta xây dựng quyền lực. Khi huyền thoại bị phá vỡ hoặc xói mòn, nền tảng của chế độ cũng lung lay.
Làm chế độ lung lay, dù một cách tiệm tiến, tự nó, đã là một thành tích quan trọng rồi.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bên trong, Tòa án Hiến pháp nghe kháng cáo của ứng cử viên tổng thống vừa thất cử – một cựu tướng lãnh và là con rể của người lãnh đạo độc tài cũ của Indonesia – tố cáo rằng cuộc bầu cử hồi tháng Bảy đã bị gian lận và cần phải hủy bỏ.
Bên ngoài, người ủng hộ ông ta đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động để xông vào tòa án. Cảnh sát đã dùng vòi rồng và hơi cay.
Nhưng khi các thẩm đưa phán quyết từ chối bản kháng cáo tháng trước, một điều kỳ lạ đã xảy ra: ứng cử viên thất cử đã miễn cưỡng chấp nhận thất bại.
Cuộc tranh cử tổng thống sôi động nhất trong lịch sử Indonesia đã đi đến một kết thúc thật ấn tượng và hòa bình. Tháng tới, Joko Widodo, thống đốc Jakarta, sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, bước lên nấc thang sau cùng từ một người con của một ông thợ mộc ở khu ổ chuột trở thành người lãnh đạo của quốc gia đông dân hàng thứ tư trên thế giới.
Mười sáu năm sau khi Suharto, tổng thống độc tài, tham nhũng và tàn bạo mà chính phủ của ông đã được quân đội hậu thuẫn để cai trị Indonesia trong 32 năm qua, đã buộc phải từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bất bạo động, Indonesia đã trở thành một mẫu mực cho sự chuyển giao quyền lực dân chủ trong hòa bình, ở Đông Nam Á, một khu vực mà dân chủ đang ngày càng trở nên hiếm hoi.
Tại Thái Lan, quân đội vừa lật đổ một chính phủ dân cử vào tháng Năm, lần thứ hai trong tám năm. Malaysia và Campuchia đã bị sa lầy trong tình trạng hỗn loạn chính trị kể từ các cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái, trong đó phe đối lập ở cả hai nước đều tuyên bố là bầu cử gian lận. Ở Malaysia, Campuchia và Singapore chưa từng có một cuộc bàn giao quyền lực một cách dân chủ cho phe đối lập chính trị.
Philippines đã có các cuộc bầu cử dân chủ, nhưng mất giá trị vì bị gian lận và bạo lực, và hai vị tổng thống sau cùng của Philippines đã bỏ tù những người tiền nhiệm của họ.
Và đó là những nền dân chủ. Việt Nam vẫn là quốc gia dưới sự cai trị độc đảng của cộng sản kể từ khi thống nhất đất nước, và Myanmar đang bước những bước đầu tiên hướng đến cởi mở sau nhiều chục năm sống dưới chế độ quân phiệt.
Indonesia, ngoài cuộc bầu cử tổng thống, đã tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử vào tháng Tư, trong đó có gần 140 triệu người đi bỏ phiếu, tỉ lệ cử tri đi bầu là 75 phần trăm. Tất cả các đảng phái tranh cử đều công nhận kết quả.
Marcus Mietzner, một chuyên gia về Indonesia tại Đại học Quốc gia Australia cho biết,
Một lý do chính cho sự thành công của Indonesia là, không giống như ở Thái Lan, các nhà lãnh đạo dân sự sau Suharto ở Indonesia đã đẩy quân đội ra khỏi vùng ảnh hưởng chính trị. Các nhà lập pháp đã thông qua việc sửa đổi hiến pháp loại bỏ những nghế dân biểu dành cho quân đội trong Hạ viện và mở ra các cuộc bầu cử trực tiếp, từ tổng thống xuống hàng thị trưởng.
Sĩ quan quân đội hiện dịch bị cấm giữ chức quyền trong chính phủ và không được hoạt động đảng phái chính trị, và sau cùng, quân đội Indonesia đã buộc phải bán tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại của họ.
Quân đội Thái Lan, mặt khác, đã nhiều lần khẳng định quyền lực của họ trong các cuộc khủng hoảng chính trị trong suốt giai đoạn lịch sử hiện đại – đã có hàng chục cuộc đảo chính thành công từ những năm 1930 – và quân đội tự cho họ là chính đáng vì là lực lượng bảo vệ duy nhất của chế độ quân chủ.
Một tiến bộ dân chủ quan trọng đối với Indonesia, theo giới quan sát, là bước táo bạo tản quyền tự chủ đến mọi vùng miền xa xôi trên khắp quần đảo một năm ngay sau khi Suharto từ chức vào tháng Năm 1998. Sự tản quyền đó đã phá vỡ độc quyền chính trị của Jakarta và ngăn chặn được sự xuất hiện của một lực lượng chính trị thống trị quốc gia mới.
Đổi mới đó cũng cho các đảng phái chính trị nhỏ hơn một cách để sống còn ngay cả khi họ không thắng trong cuộc bầu cử trên toàn quốc. “Những lực lượng thua ở những khu trung tâm vẫn có thể nắm giữ quyền lực tại các tỉnh, huyện; điều này khiến họ chấp nhận kết quả của những cuộc tranh cử,” Mietzner nói.
Dĩ nhiên chuyển hướng cho tự chủ ở vùng miền đã phải một qua gian đoạn hỗn loạn, bị ảnh hưởng xấu vì các bản án dành cho hàng chục sứ quân tham nhũng ở các khu vực.
Trường hợp ông Joko là một ví dụ điển hình về sự thành công của đổi mới này. Sinh ra trong một khu ổ chuột ven sông tại thành phố Surakarta ở giữa đảo Java, người thợ mộ 53 tuổi đã hai lần được bầu làm thị trưởng và dùng kết quả đắc cử thống đốc Jakarta năm 2012 làm dàn phóng vào sân khấu chính trị quốc gia.
Ông Joko sẽ là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Indonesia không xuất thân từ nhóm tinh hoa chính trị thời Suharto, hoặc là một cựu tướng lãnh quân đội, và là người đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng thống mà đã có kinh nghiệm điều hành chính phủ.
Ông Joko sẽ tuyên thệ nhậm chức vào 20 tháng 10 trong với sự tham dự của cựu Tổng thooang tiền nhiệm, Susilo Bambang Yudhoyono, theo hiến pháp đã không được phép tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba. Một chính trường như thế chưa bao giờ thấy ở Malaysia, Campuchia, Singapore (và Việt Nam – TM).
Simon Tay, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, cho biết khái niệm bàn giao quyền lực cho khối đối lập chính trị đã trở thành một khái niệm xa lạ ở những quốc gia này vì các giới lãnh đạo ở các nước đó đã nắm giữ quyền lực quá lâu.
“Toàn bộ hệ thống cai trị, họ không biết đến bất cứ điều gì khác,” Simon Tay nói. “Bản chất của cuộc thay đổi chính trị sẽ rất sâu rộng, và có một nỗi sợ hãi rằng đất nước Indonesia mà họ từng biết sẽ không còn nữa.”
Indonesia đã chứng minh rằng thực tế không phải như vậy.
Những năm đầu tiên trong cuộc dân chủ hóa là hỗn loạn, nét đặc thù là những cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc, tình trạng bất ổn giữ các sắc tộc đã giết chết hàng ngàn người, các cuộc khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đọa và mối e ngại quân đội sẽ bẻ cong luật dân sự. Người lãnh đạo đầu tiên được bầu một cách dân chủ từ bốn mươi năm, Abdurrahim Wahid, đã bị buộc tội, vào năm 2001, sau chưa đầy hai năm nhậm chức vì bị cáo buộc là tham nhũng và thiếu năng lực, sau khi cuộc đấu đá căng thẳng với phe đối lập ở Quốc hội.
Tuy vậy, Indonesia vẫn kiên trì, và trong năm 2004, cử tri đã chọn Yudhoyono trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Indonesia. Trước đó, Tổng thống do cơ quan lập , bị Suharto kiểm soát chặt chẽ, bầu chọn.
Đối thủ của ông Yudhoyono, bà Megawati Sukarnoputri, tổng thống đương nhiệm và là con gái lớn của Sukarno, người sáng lập của Indonesia, chấp nhận thất cử, từ chức, mặc dù bà từ chối tham dự lễ nhậm chức của Yudhoyono.
Cuộc bầu cử mới nhất tại Indonesia không phải là không có vấn đề. Kẻ thua cuộc, Prabowo Subianto, chấp nhận thất bại, nhưng ông vẫn tiếp tục tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã hỏng vì có gian lận lớn. Sau khi bị Tòa án Hiến pháp phủ quyết, Prabowo đã đi kiện chính phủ tại Tòa án hành chính nhà nước, và đã đơn kiện của ông đã bị từ chối hồi tuần trước. Liên minh các đảng phái chính trị ủng hộ Prabowo, chiếm đa số khi Quốc hội triệu tập vào tháng Mười, đã đe dọa hình thành một ủy ban đặc biệt để điều tra cuộc bầu cử.
Trong khi một ủy ban như vậy ở Quốc hội sẽ không có thẩm quyền để hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử, nó có thể gây ảnh hưởng xấu cho tính hợp pháp của ông Joko đối với dân biểu Hạ Viện.
Giới phân tích chính trị, tuy nhiên, nói điều này khó xảy ra vì một số các đẩng trong liên minh dự kiến sẽ bỏ cánh của ông Prabowo trong vài tuần tới và đi với phe của ông Joko, và làm cho phe của Joko chiếm đa số trong quốc hội tạo điều kiện dễ dàng cho chính phủ thông qua các dự luật.
“Có vẻ như Prabowo không muốn chấp nhận thất bại, nhưng cái gọi là ‘liên minh đối lập vĩnh viễn’ của ông sẽ có thay đổi đáng kể trong những ngày sắp tới,” Ikrar Nusa Bhakti, một học giả khoa học chính trị tại Viện Khoa học Indonesia ở Jakarta cho biết. Ông nói tiếp,
Nguồn: In Southeast Asia, Indonesia Is an Unlikely Role Model for Democracy. By JOE COCHRANE, The New York Times. Sept. 4, 2014.
Diễn Đàn: Tiếp theo khu Eden (và quán nước Givral nổi tiếng), mấy năm trước, nay tới lượt toà Thương xá Tax đang bị đập phá, tiếng là để “giải phóng mặt bằng” cho công trình xây dựng nhà ga tàu điện ngầm ở khu trung tâm T.p. H.C.M. nhưng tương lai sẽ là một trung tâm thương mại mới, một toà nhà hơn 40 tầng; thời Eden bị phá, nhường chỗ cho khu Vincom 1, người ta không cần đến cái cớ xây nhà ga métro. Thương xá Tax vốn là Grands Magasins Charner thời Pháp, được khánh thành cách đây đúng 90 năm, và có thể coi như một trong những di sản kiến trúc Pháp cuối cùng ở trung tâm Sài Gòn – khu Lê Lợi, Nguyễn Huệ hiện nay. Những quyết định của chính quyền san bằng các khu phố, kể cả những căn nhà có giá trị kiến trúc, lịch sử, hay những hàng cây cổ thụ…, đã gặp không ít phản ứng không đồng tình của người dân. Bài trả lời phỏng vấn của Tiến sĩ Khảo cổ Nguyễn Thị Hậu với báo Pháp Luật T.p. HCM đề cập tới nhiều khía cạnh cơ bản trong mối tương quan thường bị coi nhẹ giữa bảo tồn và phát triển. Bài đã đăng một phần trên báo Pháp Luật T.p. HCM (báo giấy) ngày 7/9/2014, dưới đây là toàn văn do tác giả gửi cho Diễn Đàn.
Hồng Thu (HT): Trong tình hình qui hoạch khu trung tâm Sài Gòn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân như hiện nay, bà có suy nghĩ gì?
Nguyễn Thị Hậu (NTH): Đừng để cho người dân có cảm xúc tiêu cực. Đó là điều không quá khó đối với người làm công tác quản lý. Vấn đề là chỉ là tư duy thôi, nếu đặt bảo tồn ngang với cái phát triển thì phải có một phương thức khác. Người ta thường nghĩ bảo tồn sẽ làm hạn chế phát triển hoặc đã phát triển thì dứt khoát phải phá bảo tồn. Tôi không nghĩ thế, bởi vì qui hoạch đô thị các nước xung quanh có rất nhiều bài học mà mình có thể học được. Không khó chút nào. Cho nên quan trọng là tư duy của mình có thực sự coi trọng bảo tồn hay không. Điều này xuất phát từ hai vấn đề: Một là do anh không hiểu giá trị cần phải bảo tồn hoặc hai là bản thân anh không coi trọng việc bảo tồn.
HT: Như vậy cán cân giữa bảo tồn và phát triển sẽ nghiêng về phát triển hơn?
NTH:Rõ ràng lúc nào cán cân cũng nghiêng về phát triển nhưng để cố gắng bảo tồn được thì có những phương thức, cách thức thực hiện và cách thức truyền đạt thông tin đến cộng đồng như thế nào cho có sự đồng thuận hay ít nhất không bị phản ứng ngược. Làm gì thì cũng phải có một quá trình chứ không phải ra quyết định rồi làm ngay mà cộng đồng không được biết? Ít nhất chuyện chặt hàng cây cổ thụ đường Lê Lợi và phá bỏ thương xá Tax người dân chỉ biết thông báo cuối cùng là sẽ phá và người ta bất ngờ nhìn thấy tận nơi là cây đã bị chặt, thế thôi. Nếu người dân được biết cụ thể khu vực đó sẽ tiến hành làm những gì thì có thể người ta hiến kế, trong quá trình trao đi đổi lại người dân cũng hiểu nhiều hơn về vấn đề. Hoặc người có chuyên môn, sáng kiến sẽ đưa ra được một biện pháp tốt hơn. Bởi vì để xây dựng cái mới không nhất thiết phải đập phá cái cũ.
HT: Nhưng trong tình hình bây giờ, cây đã chặt, đường sá đã bị đào bới, bà nghĩ có cách nào để khắc phục hay đành buông xuôi “lỡ rồi, cứ làm luôn”?
NTH: Cũng có khi họ nghĩ “lỡ làm thì làm luôn” thật, bởi vì có nghe phản ánh thì cũng đã quyết định rồi. Trong thực tế, từ quyết định cho đến thực hiện còn có một qui trình. Vấn đề là các cấp quản lý thành phố có coi trọng tiếng nói của người dân hay không. Người dân ở đây bao gồm cả người bình thường, người có chuyên môn, những nhà khoa học… Tất cả những người góp ý cho thành phố này đều với tư cách đầu tiên là một công dân của một đô thị. Quan điểm của tôi về đô thị, trước hết nó phải là của cộng đồng người dân, sau đó mới là của các nhà quản lý.
HT: Như vậy rõ ràng người dân có quyền tham gia vào quá trình qui hoạch kiến trúc đô thị?
NTH: Đó là qui chế dân chủ cụ thể hơn là qui chế dân chủ cơ sở. Nhưng thực tế diễn ra thì sao? Tất cả các qui hoạch chung về tuyến nhà ga thì người dân không được biết rộng rãi, thường xuyên mà chỉ công bố trong một lúc nào đó. Trong khi dân mình thì luôn bị sự bận rộn cơm áo đời sống hàng ngày cuốn đi. Ví dụ để chuẩn bị làm nhà ga thì cần có một tấm pa nô dựng lên ngay tại đó, cho biết kế hoạch triển khai, hình thức thực hiện như thế này, thế này… từ trước đó khoảng một năm thì mọi việc sẽ khác. Kể cả thương xá Tax, trước đây vấn đề cũng được đặt ra vào khoảng năm 2006,2007. Khi đó báo chí cũng lên tiếng rồi chuyện cũng im luôn, không thấy nhắc lại cho đến nay. Giá mà trước khi trở lại chuyện thương xá Tax, các cấp quản lý qui hoạch đưa lên báo chí cho người ta hiểu toàn cảnh câu chuyện, rằng chúng tôi từng đặt ra vấn đề vào năm đó và hiện tại chúng tôi có những băn khoăn gì khi tiến hành qui hoạch. Sau đó chính quyền có làm theo góp ý của người dân hay không thì còn tùy thuộc vào những tính toán cụ thể nhưng ít nhất người dân cũng được biết thông tin. Đó mới là sự minh bạch, công khai và dân chủ.
HT: Có những giá trị gì mà bà nghĩ không nên động vào?
NTH: Nếu nhìn tổng thể Sài Gòn thì thời Bến Nghé – thành Gia Định hầu như không còn dấu tích gì cả, may chăng có còn là còn trong lòng đất. Cái này thuộc về công tác khảo cổ mà từ lâu ít người quan tâm. Tính về đô thị Sài Gòn thì có những tuyến đường đặc trưng mà người ta thường biết đến từ thời Pháp ở thế kỷ 19. Từ sau năm 1954 thì các công trình mới của thời Việt Nam cộng hòa xây dựng. nhưng hầu như chưa có những nghiên cứu cụ thể để thấy được giá trị của chúng. Tôi cho rằng mỗi thời có một kiểu kiến trúc đặc trưng, đẹp hay không đẹp thì thuộc về chuyên môn, tôi không dám đánh giá. Nhưng với một đô thị, người ta nhìn nhận lịch sử của nó đầu tiên qua lịch sử kiến trúc đô thị. Quay trở lại đô thị Sài Gòn, người ta thường đánh giá nó ở lịch sử 100 năm từ thời Pháp thuộc, kể cả qui hoạch, kể cả kiến trúc. Nói đến đô thị Sài Gòn thì chắc chắn người ta phải nói đến khu trung tâm Sài Gòn. Đó là trung tâm hành chính của thành phố, cũng là trung tâm chính trị khác với Chợ Lớn là trung tâm thương mại buôn bán. Trung tâm Sài Gòn dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, văn hóa và khảo cổ, tôi nhận thấy có ít nhất các điểm, các tuyến này cần phải hết sức cẩn trọng khi động vào, đó là phạm vi trong các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ mở rộng ra đến dọc Bến Bạch Đằng, hẹp hơn là đường Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch – Đồng Khởi xuống đến đường Tôn Đức Thắng, rồi khu vực chợ Bến Thành, đường Hàm Nghi… Các điểm cần lưu ý, là khu vực dinh Độc lập xây dựng trong khu vực Vườn ông Thượng thời Nguyễn. Điểm thứ hai là từ nhà thờ Đức Bà dọc đường Đồng Khởi xuống đến điểm thứ ba là khách sạn Majectic. Điểm thứ tư là chợ Bến Thành. Bốn điểm này quây lại thành khu vực lõi của đô thị Sài Gòn từ thời Nguyễn cho đến thời Pháp. Đụng vào cái lõi này phải hết sức cẩn trọng, nó không khác khu vực Hồ Gươm ngoài Hà Nội. Lịch sử thì mình không so sánh được về thời gian nhưng giá trị văn hóa lịch sử thì tôi nghĩ không chỉ phụ thuộc vào độ dài thời gian mà phụ thuộc chủ yếu vào quá trình xây dựng và đặc điểm của nó. Đó là khu vực mà người Pháp đã qui hoạch trở thành trung tâm với những công trình điển hình.
HT: Trong trường hợp những công trình này xuống cấp thì phải làm sao, thưa bà?
NTH: Tôi cho rằng cần phải bảo tồn theo kiểu trùng tu nguyên trạng. Khu vực Vincom 1 thì quá xấu rồi nhưng Vincom 2 thì còn mang dáng cổ điển, dù sao cũng hòa nhập cảnh quang chung và đặc biệt làm cho người ta vẫn nhớ lại ký ức xa xưa. Trước kia phá bỏ Eden tôi cũng rất tiếc vì Khu Eden vẫn có thể cải tạo được. Khu nhà đối diện Vincom 1 trên đường Đồng Khởi cũng vậy. Khách sạn Caravel xây lên cao tầng đặt cạnh Nhà hát thành phố làm cho Nhà hát lớn không giữ được vẻ đẹp cổ điển và làm tổng thể khu vực này xấu đi vì mất đi những nét cổ xưa. Đó là kinh nghiệm để không nên xây một tòa nhà như thế ở khu vực trung tâm Nguyễn Huệ – Lê Lợi. Nếu từng công trình đơn lẻ thì có thể đẹp về kiến trúc nhưng đặt nó cạnh công trình mang dấu ấn lịch sử thì làm hỏng cả cảnh quan. Nhìn qui hoạch kiến trúc đô thị và giá trị của nó thì nên nhìn tổng thể chứ đừng chỉ thấy cục bộ ở một công trình cụ thể nào đó mà mình muốn thay đổi. Thương xá Tax cũng là một trường hợp như vậy. Cứ nhìn như thế thì thành phố này sẽ còn bị phá thêm nhiều công trình có giá trị văn hóa lịch sử khác. Phải chăng vì nhìn từng “điểm” mà không nhìn trên “diện” nên người ta đã dễ dàng phá bỏ mọi cái. Cũng như cánh cửa ngôi nhà cổ bị hỏng, người ta có thể nào thản nhiên tháo bỏ và lắp vào đó một cánh cửa EuroWindow dù rất đẹp, rất hiện đại? Hiểu được sự trái khoáy này mới thấy sự cần thiết của ngành qui hoạch đô thị chứ không đơn giản là kiến trúc đô thị. Nếu chỉ chú trọng xây mới từng công trình thì rất có thể sau này người ta bỗng thấy công trình cổ xấu quá trong tổng thể những công trình mới hiện đại xung quanh, và thế là người ta sẽ đập bỏ đi, “tội lỗi” lúc này bỗng dưng thuộc về công trình cổ.
HT: Ẩn đằng sau bộ mặt qui hoạch khu vực trung tâm thành phố là cái hồn, là ký ức, những câu chuyện. Với tư cách là một công dân của thành phố, bà có tiếc nuối điều gì?
NTH: Tôi sống ở thành phố này ngót ngét 40 năm. Cả quãng đời tuổi trẻ, trưởng thành cho đến hôm nay tôi gắn bó với Sài Gòn. Sài Gòn với tôi thân thuộc lắm. Khu trung tâm với lễ hội, đường hoa, đường sách, bắn pháo hoa đêm giao thừa… Nhà thờ Đức Bà, nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, thương xá Tax… in sâu trong trí nhớ. Nó là ký ức của người Sài Gòn, nó là đặc điểm để khách xa nhận diện Sài Gòn. Không chỉ tôi mà những bạn trẻ gắn bó với Sài Gòn trên dưới chục năm, kể cả những người từng gắn bó với Sài Gòn gần cả đời, đi xa Sài Gòn mười mấy 20 năm cũng đều mang cảm xúc như vậy. Giá trị một vùng đất nằm ở ký ức của con người. Công trình, cảnh quan không có giá trị khi không được ký ức con người ghi nhận. Xóa bỏ công trình, cảnh quan nhiều khi chính là xóa bỏ ký ức con người, về lâu dài chính là góp phần xóa bỏ lịch sử, cả lịch sử ký ức và lịch sử bằng vật thể cụ thể. Trước đây khi phà Thủ Thiêm biến mất, nhường cho đường hầm Thủ Thiêm thì tôi cũng tiếc, nhưng cái tiếc đó chỉ là hoài niệm bởi tôi hiểu sự thay đổi đó là cần thiết mà quan trọng hơn là vì hợp lý. Xây đường tàu điện ngầm cho thành phố là cần thiết nhưng có nhất thiết vì vậy mà dứt khoát phải chặt cây hay không? Cải tạo khu vực trung tâm là cần thiết nhưng có nhất thiết phải đập bỏ thương xá Tax để xây lên tòa nhà 40 tầng hay không? Thú thật tôi nghe cụm từ “40 tầng” tôi rất dị ứng, không phải tôi dị ứng với cái mới mà chỉ là tôi không thể nào hình dung được có một tòa nhà cao tương tự Bitexco mọc lên ngay chỗ đó, rồi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau đó phía bên kia đường Nguyễn Huệ cũng mọc lên một tòa nhà sừng sững tương tự với lý do để cho đối xứng.
HT: Từng lên tiếng ủng hộ quan điểm bảo vệ di tích Ba Son với ụ tàu cổ cũng như từng nêu ý kiến về nhiều nội dung qui hoạch tại TP.HCM thì lần này với qui hoạch khu trung tâm, với ý kiến như trên, bà có ngại bị qui kết là bảo thủ khi muốn bảo lưu cái cũ, phản đối cái mới?
NTH: Tôi không thay đổi quan điểm của mình. Lý do đơn giản, làm một người dân ở đô thị, tôi cũng có nhiều bức xúc về cơ sở hạ tầng đô thị. Nhưng đồng thời là người làm công tác bảo tồn, quan điểm của tôi phải có sự “thỏa hiệp” nhất định giữa bảo tồn và phát triển. Từng làm ở Viện Nghiên cứu và Phát triển, tôi hiểu nhu cầu của thành phố nên tôi không khăng khăng bảo vệ cái cũ hoàn toàn dưới góc độ nghề nghiệp của mình mà không nhìn thấy cái khó của các ngành nghề khác. Ngay trong việc đề nghị bảo vệ di tích Ba Son thì tôi cũng chỉ đề nghị bảo tồn những gì đáng bảo tồn chứ đâu có đề nghị bảo vệ toàn bộ cụm cảng đó. Như là hai ụ tàu thì phải bảo vệ vì chúng được xây dựng trên cơ sở ụ tàu từ thời Nguyễn Ánh và nó cũng là cơ sở công nghiệp đầu tiên mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Rõ ràng nó có giá trị về mặt lịch sử công nghiệp, chưa kể lịch sử cách mạng. Trong qui hoạch khu trung tâm thành phố cũng vậy, tôi rất hiểu nhu cầu phát triển của thành phố, là một công dân tôi cũng muốn sống trong một thành phố phát triển hiện đại, trong một số trường hợp mình phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng phải hiểu cái gì có thể đánh đổi còn cái gì thì không.
HT: Hiện tại, bà hình dung gì về một viễn cảnh trung tâm Sài Gòn với cách thức qui hoạch kiến trúc như hiện nay?
NTH: Là người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, tôi cực kỳ bi quan. Sài Gòn khi đó sẽ là một thành phố hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng nhưng sẽ rất giống những nơi mình đã đến. Với những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm Sài Gòn thì tôi nhận thấy chẳng khác gì kiến trúc của nhiều thành phố trên thế giới. Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn cảm giác về nét riêng của Sài Gòn. Nét riêng không cứ “cổ” mới là riêng. Cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng. Đáng nói là ngay cả cái mới mình cũng chưa có cái gì gọi là nét riêng. Tất cả các đô thị Việt Nam đang bắt đầu có kiến trúc như nhau, từ đô thị ở đồng bằng, ở miền núi đến miền biển; từ đô thị lâu đời như Hà Nội cho đến các đô thị trẻ hơn như Sài Gòn và các thành phố của các tỉnh. Khoảng từ đầu những năm 2000 đến nay chúng càng trở nên giống hệt nhau. Trong khi đó, sự đa dạng mới làm nên bản sắc văn hóa. Tìm ra đâu đặc trưng năng động, phóng khoáng, bao dung của Sài Gòn khi mà diện mạo của nó cũng y chang các thành phố khác?
HT: Nhưng giả sử có người nói rằng năng động, phóng khoáng, bao dung là cái hồn của Sài Gòn, không liên quan đến vỏ ngoài kiến trúc đô thị thì bà nghĩ sao?
NTH: Con người không thể tách rời môi trường sống bao gồm cả cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn. Vì sao thế hệ trước người ta luôn nhớ và yêu quý Sài Gòn cũng bởi người ta sống trong khung cảnh đó, gần như cả trăm năm không thay đổi, nếu có thay đổi cũng chỉ diễn ra ở ngoại vi trung tâm. Ký ức về tình cảm đối với thành phố sẽ được di truyền qua từng thế hệ, nếu không còn gì để nhắc nhớ thì không còn ký ức. Mà khi cư dân không có tình yêu, không được củng cố tình cảm đối với nơi họ sống thì làm sao có thể hết mình xây dựng và bảo vệ nó? Còn bây giờ, khi khoảng cách giữa kinh tế và văn hóa cách nhau ngày càng xa thì liệu vài chục năm nữa người Sài Gòn có còn mang cốt cách đặc trưng vốn có? Cuộc sống cần thay đổi tốt hơn cả vật chất và tinh thần nhưng hình như hiện nay người ta quan tâm nhiều hơn cho sự thay đổi về vật chất mà ít quan tâm gìn giữ những giá trị tinh thần…
Sài Gòn 6/9/2014
Nguồn: Bảo tồn và Phát triển: Tôi cực kỳ bi quan!. Nguyễn Thị Hậu.Trò chuyện với Hồng Thu – báo Pháp Luật T.p. HCM. 07/09/2014.
DCVOnline – Đọc thêm Chia tay Thương xá Tax. Nguyễn Ngọc Chính. DCVOnline minh họa.
Quãng đường khá dài, tổng cộng đi rải rác khắp các nhà phải đến hàng trăm cây số. Người chở tôi là em trai của Hồ Đức Hoà, cậu không hề tỏ vẻ mệt mỏi, vì thế tôi cũng không có lý do gì để cơn mệt mỏi trong người trỗi dậy. Lúc này họ mới bị bắt, tôi cần đi đến các nhà để động viên gia đình họ và lấy thông tin viết bài về họ cho dư luận hiểu về con người họ.
Nhiều người nhìn hành động tôi làm lúc đó, họ suy đoán tôi là người Việt
Tân. Họ cho rằng chỉ là người của Việt Tân mới tận tâm như vậy. Họ cho
rằng tôi đang đi thực hiênh nhiệm vụ Việt Tân giao và chi phí do Việt
Tân cung cấp. Những suy nghĩ đó của họ làm tôi thất vọng về một số người
đấu tranh, có lẽ họ không biết rằng đôi khi những kẻ lưu manh, vô học
vẫn có những tình cảm bạn bè, và có những hành động làm vì bạn bè mà chả
cần vụ lợi gì. Tôi không thanh minh cho việc làm của mình là trong
sáng, tôi chỉ e nó bị vấy bẩn sẽ ảnh hưởng đến những anh em ở trong tù.
Chả lẽ họ sống và tranh đấu rồi khi sa cơ, chỉ có người trong tổ chức họ
mới quan tâm. Còn bạn bè xa lánh họ sao.? Vậy hành động của họ là xấu
sao.?
Chính vì thế, tôi phải thanh minh những gì tôi làm với anh em Vinh là tình cảm bạn bè. Họ xứng đáng được những tình cảm như vậy.
Đất Nghệ An cằn cỗi, mùa đông gió mưa lạnh tê tái cắt da cắt thịt, mùa hè nóng như lò lửa. Tôi có nhiều bạn bè sống nghĩa tình ở đó. Không phải bạn bè đấu tranh thôi đâu. Tôi còn có những người anh em chí thiết trong nhóm của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Ngoài ra tôi còn có những bạn bè thời tôi làm dân lưu manh nữa. Tất cả những người anh em dù ở địa vị nào, làm công việc gì, khác biệt trái ngược nhau thế nào họ đều chung một điểm là sẵn sàng giúp đỡ khi tôi cần đến họ.
Vinh là nơi duy nhất tôi có thể nói, đặt chân đến đó tôi không phải dùng đến tiền. Chuyện đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ hay giặt quần áo hay cần đồ đạc gì những người anh em ở Vinh sẵn sàng cung cấp. Người cả đời không liên quan gì đến chuyện đấu tranh, không chút lăn tăn khi lái xe ô tô đưa tôi đi đến những nơi nóng bỏng. Người chỉ lo làm ăn chân chính, con cái học hành, công việc thành đạt không quan tâm đến chính trị. Nhưng khi tôi nói muốn ở nhờ nhà họ để tránh công an, họ sắp xếp chu đáo, tận tình không hề e sợ.
Một mảnh đất đầy ắp nghĩa tình như thế, quên sao được.
Bởi thế tôi nhớ mùa đông năm 2011, hai anh em chúng tôi trên chiếc xe gắn máy hiệu Honda đi hàng trăm cây số trong mưa gió giá lạnh đến từng nhà anh em bị bắt. Giờ thì cũng không còn mấy ai nhắc nhớ đến họ.
Bây giờ Việt Nam vào mùa cưới, những ai chưa từng làm nhân vật chính trong đám cưới chắc trái tim ít nhiều sẽ xao xuyến, rung động trước những hình ảnh mùa cưới đang đến gần. Hình ảnh những chàng trai, cô gái bưng trầu cau lễ vật ăn hỏi hay những tiếng xôn xao náo nhiệt từ ngôi nhà bạt dựng lên đầu thôn, cuối xóm. Những ngôi nhà mà bạt mà cổng kết bằng lá dừa có chữ Tân Hôn hoặc Vu Quy.
Có vài lần nhà quản giáo nào cưới con họ, tôi được chở đi làm những việc chuẩn bị cho đám cưới. Dựng rạp, dán trang trí, trông xe, khiêng vác. Những lần như thế tôi được đối xử như người nhà, tôi không phải mặc quần áo tù. Tôi chứng kiến những chú rể trạc tuổi mình, cô dâu trạc tuổi người yêu mình tràn trề hạnh phúc trước những lời chúc của mọi người. Ở tuổi 25, lúc ấy tôi không vững chắc như bây giờ, nhìn những hình ảnh họ và nghĩ thân phận mình, nhớ đến người yêu mình. Những lúc tôi và người yêu bàn chuyện tương lai...đó là những cảm xúc chua chát, buồn, cay đắng mà khó có thể tả được.
Tôi đi tù, người yêu đến thăm một lần rồi thôi. Nhà cô ấy nghèo, ở trong một xóm nhỏ bên Gia Lâm, mãi tít trong làng Thượng Cát gần ra ven sông Đuống. Sau lần thăm ấy một thời gian, cô yêu và lấy người khác. Có bạn tù mới vào đội, nhà gần đó kể cho tôi nghe. Tôi biết chồng cô ấy là người làm ăn tử tế, tôi cũng cảm thấy được an ủi dù rất buồn.
Lúc chứng kiến những đám cưới như thế, tôi hình dung cô dâu đang vén váy cưới chui vào xe hoa kia là người yêu mình.
Làm tự giác tôi cũng được chứng kiến những đôi tình nhân gặp nhau. Có cô chung thuỷ hàng tháng đều đặn thăm người yêu, có cô đến một vài lần rồi thôi. Có cô đến xin người yêu thôi không chờ đợi để đi lấy chồng. Nhưng thường thì các cô đều đặn đi thăm chiếm chỉ vài phần trăm. Có trường hợp cô gái quay ra yêu đồng bọn của người yêu. Cả hai dẫn nhau đến thăm và thông báo sẽ cưới nhau. Những nam tù nhân trong trường hợp ấy đều rất buồn, có người suy sụp bỏ ăn, có người phẫn uất tìm cách trốn trại, có người còn định tự vẫn.
Giờ tôi hiểu vì sao tôi được làm tự giác, làm tự giác phải có tiền đóng bảo lãnh, hoặc có thân nhân quyền thế bảo lãnh, hoặc là thân nhân của chính quản giáo. Những sự bảo lãnh chắc chắn để tù nhân không bỏ trốn. Tôi được nhận làm tự giác vì tôi thắng được nỗi đau của mình, những người quản giáo nhận ra điều đó từ khi đó. Còn tôi bây giờ, đã gần 20 năm mới nhận được ra một góc của mình.
Tôi trở về nhà trong một ngày thu, nắng vàng nhẹ, gió tháng 10 mơn man dịu dàng trên mặt, tôi nhìn trên đường đi những xe hoa lác đác. Qua bên sông tìm lối cũ đến cái xóm nhỏ ngày trước hay qua. Nhà cửa xây dựng san sát, khó lắm tôi mới tìm ra đường vào nhà người yêu cũ. Bố mẹ người yêu cũ ngập ngừng khó khăn khi tiếp tôi. Chỉ có cô em út là sinh viên đại học là vẫn đối xử chân tình với tôi như một người anh. Cô không né tránh tôi như người ta vẫn tránh một tên tù về. Sau này đám cưới cô út, tôi có đi dự, cô út đứng ra viết thiếp mời tôi. Tôi hỏi có ngại gặp lại chị em không. Cô út bảo em cưới em mời anh, từ lúc em 11 tuổi đến giờ, em luôn quý mến anh dù anh có làm gì đi nữa.
Tự nhiên tôi lan man về chuyện của mình là bởi tôi nghĩ đến xóm nhỏ Yên Hoà. Nơi mà người tù nhân Hồ Đức Hoà trạc tuổi tôi đã từng dự định làm đám cưới cho mình vào đầu đông năm 2011 ấy. Trước lúc bị bắt, Hoà xây ngôi nhà mới trên đất bố mẹ cho, ngôi nhà khi tôi đến còn chưa quét sơn, cửa sổ còn chưa lắp, cầu thang chưa có lan can. Nếu Hoà không bị bắt, chắc lúc tôi đến ngôi nhà đã hoàn thiện, sẽ có trên bức tường sơn mới ấy một khung ảnh cưới của Hoà và vợ.
Hồ Đức Hoà chịu án tù mười mấy năm. Nếu về chắc anh cũng gần 50 tuổi.
Bây giờ đang là mùa cưới, mùa của những đôi uyên ương se kết hạnh phúc cuộc đời. Bạn tôi, Hồ Đức Hoà đang ở trại giam nào, anh có nghĩ gì trong lúc này. Người vợ sắp cưới của anh còn chờ đợi anh không.?
Nhưng tôi tin rằng dù thế nào, sau này anh sẽ có người vợ tốt và có thằng con trai thông minh , thương bố như tôi.
Tôi trải qua ,tôi hiểu, dù có bản lĩnh đến đâu, trong hoàn cảnh như vậy, vào mùa như vậy trong năm. Những người lưu đày chưa từng làm đám cưới đều chua chát trong lòng. Có lẽ người ấy sẽ không khóc ban ngày, nhưng khi đêm xuống, ký ức trở về, hiếm người ngăn nổi dòng nước mắt trong cảnh cô độc khi nhìn qua hàng song sắt phi 20.
Một chiều hè đổ lửa, tôi đến Thái Bình, tìm mãi đến nhà em Ngọc, người yêu của Pau Le Son. Ăn với gia đình em bữa cơm, an ủi động viên em cũng như cho gia đình em thấy em đã yêu một người tốt. Tìm được một người đàn ông tốt trong đời, thì dù có vài năm chờ đợi cũng xứng đáng. Cuộc đời của một người phụ nữ quan trọng nhất là tìm được một người đàn ông tốt làm chồng. Chứ không phải là làm sao để không bị cô đơn trong quãng thời gian nào đó của cuộc đời.
Mối tình của Lê Văn Sơn là mối tình đầu chớm đơm hoa, mối tình của Hồ Đức Hoà là mối tình sắp đến lúc sắp kết trái. Cả hai người đều bị bắt tù vì dấn thân đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trong muôn vàn những gì họ chịu đựng, đói , rét, bệnh tật của nhà tù, họ còn có những nỗi đau về tâm hồn mà khó ai có thể nhận thấy mà ái ngại cho họ.
Hôm nay tình cờ tôi nghe được bản nhạc Qua Xóm Nhỏ, lời ca buồn khiến tôi nhớ đến các bạn.
Chiều nay tìm về thăm xóm ấy nghe kể rằng một ngày cuối đông
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Có cô em nho nhỏ dẹp thương mong
Bước xuống thuyền hoa kết bằng muôn màu sắc hồng
Những người lưu manh như tôi trước kia, sự mất mát là điều trừng phạt. Chúng tôi chấp nhận nó như tính cách đỏ đen của chúng tôi khi cờ bạc, thua là mất sạch. Vì thế chúng tôi vượt qua. Chúng tôi mất hạnh phúc bởi những toan tính tầm thường của bạc tiền cho cá nhân mình.
Các anh không như lũ chúng tôi, tuy là mất mát về tình cảm, nhưng điều mất mát của các anh là bởi những gì cao cả mà các anh theo đuổi. Cho tất cả người dân trong đất nước này, vì thế tôi nghĩ các anh dù có thế nào, hãy tự hào về những gì mình đã mất đi.
Xin gửi đến các anh bản Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp như một lời động viên, chia sẻ. Với tôi, lúc nào cũng nhớ đến các anh, dù ở đâu trên trái đất này, tôi vẫn luôn nhớ đến các anh.
Hỡi người anh thương
Ở Anh quốc, khi lái xe dọc các Motorway hay là đường cao tốc, thỉnh thoảng có tấm biển nhắc nhở:
“Tiredness can kill, take a break (sự mệt mỏi sẽ giết bạn, hãy nghỉ ngơi).
Quả vậy, các lái xe tải và xe khách ở Anh không được phép lái liên tục quá 4.5 tiếng đồng hồ, cứ sau 4.5 giờ lái xe, họ bị buộc phải nghỉ ngơi 45 phút và không làm bất kì việc gì khác ngoài nghỉ ngơi.
Sau thời gian đó, nếu tiếp tục lái xe, thì cứ 2 giờ lái, họ phải nghỉ 30 phút.
Nghỉ, nghĩa là dừng xe tắt máy, ở Anh trên mọi đường có rất nhiều nơi đỗ xe, tôi lái xe trên bất đường nào đều có những biển thông báo:
“Nơi dừng xe cách đây 1 dặm, nửa dặm…“
Lái xe có thể ngủ 1 giấc hay uống càfe hay chơi bất kì thứ gì, làm việc gì đó khác là phạm luật.
Ví dụ anh lái xe tải mà trong thời gian nghỉ 45 phút lại tranh thủ lôi sổ sách ra tính toán kiểm đếm hàng hóa là sai, điều đó bị cấm.
Thời gian làm việc trong tuần cũng phải được tính toán để lái xe được nghỉ ngơi theo nhịp sinh học.
Kiểm tra
Cảnh sát có thể kiểm tra bất kì lúc nào, tôi thấy các xe ô tô tải và khách đều sử dụng máy ghi lại toàn bộ hành trình tên là EOBR (Electronic on-board recorder) trên một cái đĩa mỏng dính.
Cảnh sát sẽ kiểm tra hành trình bằng cách đọc những gì ghi trên đĩa đó, để biết chắc chắn người lái xe không lái quá thời gian cho phép.
Mục đích của chính phủ là ngăn chặn các tai nạn do lái xe mệt mỏi do loạn nhịp đồng hồ sinh học, do không ngủ và do các mệt mỏi tích lũy trong quá trình làm việc dài.
Tai nạn ở Việt Nam xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, ở phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi xin phép chỉ bàn đến thời gian làm việc của lái xe.
Khi đi xe khách, liệu các bạn đã gặp lái xe ngủ gật?
Họ ngủ trong khi lái xe, gà gật, choàng tỉnh dậy, ngơ ngác và phanh cuống cuồng, chính tôi trong một chuyến đi xe khách phải châm thuốc lá liên tục cho một anh lái xe, vì thấy mắt anh lờ đờ, nháy mắt rất chậm và ngáp ngủ, tôi biết anh đang ngủ gật và không chịu dừng xe nghỉ theo lời khuyên của tôi.
Năm ngoái, Bộ Giao thông Vận tải vừa ra văn bản tăng cường quản lý hoạt động của xe khách giường nằm và xe khách chạy đêm.
Theo đó với xe có hành trình chạy liên tục từ 4 tiếng trở lên, phải đảm bảo mỗi lái xe chỉ lái liên tục tối đa 4 tiếng sau đó phải thay ca cho lái xe khác (thời điểm chạy đêm tính từ 8 giờ tối hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau).
Nhưng có vẻ như văn bản này lọt thỏm trong vô vàn các văn bản khác mà không một ai giám sát, kiểm tra lẫn chế tài. Các lái xe vẫn lái liên tục và không ai kiểm soát.
Giải pháp
Chính phủ cần bắt buộc các nhà xe và đơn vị kinh doanh vận tải lắp hệ thống kiểm tra hành trình EOBR (Electronic on-board recorder) để công an có thể kiểm tra và phạt nặng, thậm chí thu bằng lái, với những lái xe chạy quá thời gian quy định mà không nghỉ.
Nguyễn Quảng
Phải nói ngay, những bài viết cũng như những ý kiến phản hồi về chính trị như vậy khá giống nhau. Khác ở góc nhìn. Khác ở giọng điệu. Và khác ở tiểu tiết. Nhưng nhìn chung, tất cả đều nhắm vào hai vấn đề chính: Một, lên án sự độc tài và bày tỏ ước vọng dân chủ hóa để đất nước được tự do và phát triển; và hai, lên tiếng báo động trước âm mưu xâm lấn của Trung Quốc và phê phán thái độ nhu nhược và bất lực của chính quyền Việt Nam.
Bản thân tôi, từ mấy tháng vừa qua, cũng chỉ tập trung vào hai vấn đề chính ấy.
Từ góc độ một nhà văn, chỉ quanh đi quẩn lại với hai loại đề tài ấy, nguy cơ rất dễ thấy: trùng lặp, đơn điệu và nhàm. Tôi biết vậy nhưng lại không thể thoát được. Có hai lý do: Một, đó là những ám ảnh lớn cứ đau đáu trong lòng; và hai, tôi nghĩ, trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, mọi tiếng kêu gào đều cần thiết. Bởi không phải ai cũng hiểu tất cả những thảm họa đất nước đang đối diện. Nếu hiểu, chưa chắc mọi người đã biết phải làm gì. Hơn nữa, tiếng kêu gào, tự nó, cũng là một thứ vũ khí. Một tiếng kêu gào đơn độc của một cá nhân là một sự tuyệt vọng của nạn nhân. Nhưng khi tiếng kêu gào ấy được vang âm và bắt gặp sự đồng điệu của đám đông, nó sẽ trở thành một bản hùng ca của những người ra trận. Khi cả hàng triệu người cùng gào, tiếng kêu của họ sẽ trở thành những bài ca chiến thắng.
Nhưng làm cách nào để cả triệu người cùng gào? Có hai điều kiện: Một, do một tác nhân bên ngoài khiến mọi người phẫn nộ và quên cả sợ hãi để dám xuống đường gào thét phản đối lại bạo quyền (như những gì đã xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi vào đầu năm 2011); và hai, khi mọi người ý thức rõ những bất công mà mình đang gánh chịu là một sự phi lý, không thể chấp nhận được (như những gì xảy ra tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980). Điều kiện thứ nhất có thể đến một cách bất ngờ, không thể lường trước; còn điều kiện thứ hai thì cần thời gian để chín muồi Các trang truyền thông xã hội có thể góp phần đắc lực để thúc đẩy quá trình chín muồi của điều kiện thứ hai này.
Để làm được điều ấy, người ta không cần phải kích động hay xúi giục ai cả. Các trang truyền thông xã hội, khi cố gắng vạch trần bộ mặt thật của chế độ, chỉ nhắm đến một mục tiêu đơn giản và rất khả thi: giành quyền viết lại lịch sử. Ở đây có hai khía cạnh cần chú ý: Một, như nhiều học giả từng ghi nhận, lịch sử bao giờ cũng được viết bởi những người thắng cuộc; và hai, lịch sử ấy nhắm vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất, huyền thoại hóa các chiến công của họ, và thứ hai, bôi nhọ kẻ thù. Ở cả hai khía cạnh này, chính quyền Việt Nam, từ năm 1954 và đặc biệt, từ năm 1975, khi cả nước được thống nhất, được chính quyền Việt Nam thực hiện một cách đầy tự giác và triệt để. Họ bôi nhọ chính quyền miền Nam là ngụy quyền và Mỹ, kẻ từng giúp chính quyền miền Nam, là đế quốc và thực dân kiểu mới. Họ cũng tích cực tô vẽ hình ảnh của họ như những bậc anh hùng được cả thế giới ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến nổi nhiều người ngoại quốc từng nằm mơ thấy mình là người Việt, dĩ nhiên, là Việt xã hội chủ nghĩa. Không những anh hùng, họ còn là những con người mới xã hội chủ nghĩa đẹp đẽ, nói theo hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để yêu nhau” hoặc một câu thơ của Chế Lan Viên: “Ôi ta là ta mà ta vẫn cứ mê ta”.
Từ trước đến gần đây, chính quyền là những kẻ duy nhất có quyền viết lịch sử. Quyền ấy, không ai được chia sẻ cả. Ngay cả những người từng nắm giữ những chức vụ cao cấp với họ cũng không được quyền chia sẻ. Đó là lý do tại sao cuốn hồi ký Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Trần Văn Trà, vị tướng trong quân đội của họ, cũng bị thu hồi. Lý do? Nó lệch ra ngoài, dù chỉ một chút, thứ lịch sử chính thống của họ. Đó cũng là lý do tại sao gần đây, chính quyền Việt Nam ra lệnh tất cả các cuốn hồi ký, của bất cứ người nào, cũng phải qua kiểm duyệt trước khi được in. Các loại sách khác có thể được xuất bản qua phương thức liên kết với tư nhân hay tổ chức xã hội. Trừ hồi ký.
Bây giờ, với sự phát triển ào ạt của các trang mạng xã hội như blog hay facebook, người dân có thể lên tiếng bày tỏ quan điểm cũng như kinh nghiệm của mình, thế độc quyền của những người cai trị bị thách thức. Họ không thể kiểm duyệt hay cấm đoán hết được. Những câu chuyện người thật việc thật, hoàn toàn có thực, được tung lên internet. Qua những câu chuyện ấy, người ta có thể nhìn thấy chính quyền mang một bộ mặt khác hẳn. Họ độc đoán. Họ tàn bạo. Họ có những chính sách lầm lẫn một cách tai hại. Hay nói theo cách nói cô đúc được lưu hành trên internet lâu nay: Họ “lấy thù làm bạn, hèn với giặc, ác với dân”; còn về chiến lược, họ loay hoay giữa hai hướng: theo Mỹ thì mất đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, họ thà chọn mất nước.
Với những lịch sử như thế, vai trò độc quyền của những kẻ chiến thắng bị hẹp lại; các huyền thoại của họ, do đó, có nguy cơ bị phá vỡ dần dần. Với một chế độ độc tài, huyền thoại là một trong những trụ cột chính trên đó người ta xây dựng quyền lực. Khi huyền thoại bị phá vỡ hoặc xói mòn, nền tảng của chế độ cũng lung lay.
Làm chế độ lung lay, dù một cách tiệm tiến, tự nó, đã là một thành tích quan trọng rồi.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-Indonesia, một mẫu mực dân chủ khó ngờ ở Đông Nam Á
DCVOnline
Joe Cochrane (TNYT) | Trà Mi lược dịch
“Mặc dù Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới và có hơn 300 sắc tộc khác nhau, tiến trình dân chủ hóa đang đi đúng hướng. Quân đội đã chấp nhận quyền dân sự tối cao, và đó là điều quan trọng.” – Ikrar Nusa Bhakti.
Thống đốc Jakarta, Joko Widodo, sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Indonesia vào tháng tới. Nguồn: Darren Whiteside / Reuters.
JAKARTA, Indonesia – Có lúc người ta tưởng quá khứ đen ngòm đã trở lại Indonesia.Bên trong, Tòa án Hiến pháp nghe kháng cáo của ứng cử viên tổng thống vừa thất cử – một cựu tướng lãnh và là con rể của người lãnh đạo độc tài cũ của Indonesia – tố cáo rằng cuộc bầu cử hồi tháng Bảy đã bị gian lận và cần phải hủy bỏ.
Bên ngoài, người ủng hộ ông ta đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động để xông vào tòa án. Cảnh sát đã dùng vòi rồng và hơi cay.
Nhưng khi các thẩm đưa phán quyết từ chối bản kháng cáo tháng trước, một điều kỳ lạ đã xảy ra: ứng cử viên thất cử đã miễn cưỡng chấp nhận thất bại.
Cuộc tranh cử tổng thống sôi động nhất trong lịch sử Indonesia đã đi đến một kết thúc thật ấn tượng và hòa bình. Tháng tới, Joko Widodo, thống đốc Jakarta, sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, bước lên nấc thang sau cùng từ một người con của một ông thợ mộc ở khu ổ chuột trở thành người lãnh đạo của quốc gia đông dân hàng thứ tư trên thế giới.
Mười sáu năm sau khi Suharto, tổng thống độc tài, tham nhũng và tàn bạo mà chính phủ của ông đã được quân đội hậu thuẫn để cai trị Indonesia trong 32 năm qua, đã buộc phải từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bất bạo động, Indonesia đã trở thành một mẫu mực cho sự chuyển giao quyền lực dân chủ trong hòa bình, ở Đông Nam Á, một khu vực mà dân chủ đang ngày càng trở nên hiếm hoi.
Tại Thái Lan, quân đội vừa lật đổ một chính phủ dân cử vào tháng Năm, lần thứ hai trong tám năm. Malaysia và Campuchia đã bị sa lầy trong tình trạng hỗn loạn chính trị kể từ các cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái, trong đó phe đối lập ở cả hai nước đều tuyên bố là bầu cử gian lận. Ở Malaysia, Campuchia và Singapore chưa từng có một cuộc bàn giao quyền lực một cách dân chủ cho phe đối lập chính trị.
Philippines đã có các cuộc bầu cử dân chủ, nhưng mất giá trị vì bị gian lận và bạo lực, và hai vị tổng thống sau cùng của Philippines đã bỏ tù những người tiền nhiệm của họ.
Và đó là những nền dân chủ. Việt Nam vẫn là quốc gia dưới sự cai trị độc đảng của cộng sản kể từ khi thống nhất đất nước, và Myanmar đang bước những bước đầu tiên hướng đến cởi mở sau nhiều chục năm sống dưới chế độ quân phiệt.
Indonesia, ngoài cuộc bầu cử tổng thống, đã tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử vào tháng Tư, trong đó có gần 140 triệu người đi bỏ phiếu, tỉ lệ cử tri đi bầu là 75 phần trăm. Tất cả các đảng phái tranh cử đều công nhận kết quả.
Marcus Mietzner, một chuyên gia về Indonesia tại Đại học Quốc gia Australia cho biết,
“Không còn nghi ngờ gì nữa, Indonesia hiện là nước dân chủ nhất Đông Nam Á, và đây là điều không ai có thể dự đoán vào năm 1998.”Thành quả của Indonesia trên các mặt khác vẫn còn nhiều chỗ có thể cải thiện được. Tham nhũng vẫn còn hoành hành trong quốc gia với 250 triệu dân, tín hữu cái tôn giáo thiểu số vẫn còn bị phân biệt đối xử và hành hung, và theo Human Rights Watch, các thành viên của lực lượng công an của nhà nước vẫn được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” dù có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Nhưng hầu hết các lãnh vực nêu trên đã có tiến bộ lớn kể từ thời còn chế độ độc tài.
Một lý do chính cho sự thành công của Indonesia là, không giống như ở Thái Lan, các nhà lãnh đạo dân sự sau Suharto ở Indonesia đã đẩy quân đội ra khỏi vùng ảnh hưởng chính trị. Các nhà lập pháp đã thông qua việc sửa đổi hiến pháp loại bỏ những nghế dân biểu dành cho quân đội trong Hạ viện và mở ra các cuộc bầu cử trực tiếp, từ tổng thống xuống hàng thị trưởng.
Sĩ quan quân đội hiện dịch bị cấm giữ chức quyền trong chính phủ và không được hoạt động đảng phái chính trị, và sau cùng, quân đội Indonesia đã buộc phải bán tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại của họ.
Quân đội Thái Lan, mặt khác, đã nhiều lần khẳng định quyền lực của họ trong các cuộc khủng hoảng chính trị trong suốt giai đoạn lịch sử hiện đại – đã có hàng chục cuộc đảo chính thành công từ những năm 1930 – và quân đội tự cho họ là chính đáng vì là lực lượng bảo vệ duy nhất của chế độ quân chủ.
Một tiến bộ dân chủ quan trọng đối với Indonesia, theo giới quan sát, là bước táo bạo tản quyền tự chủ đến mọi vùng miền xa xôi trên khắp quần đảo một năm ngay sau khi Suharto từ chức vào tháng Năm 1998. Sự tản quyền đó đã phá vỡ độc quyền chính trị của Jakarta và ngăn chặn được sự xuất hiện của một lực lượng chính trị thống trị quốc gia mới.
Đổi mới đó cũng cho các đảng phái chính trị nhỏ hơn một cách để sống còn ngay cả khi họ không thắng trong cuộc bầu cử trên toàn quốc. “Những lực lượng thua ở những khu trung tâm vẫn có thể nắm giữ quyền lực tại các tỉnh, huyện; điều này khiến họ chấp nhận kết quả của những cuộc tranh cử,” Mietzner nói.
Dĩ nhiên chuyển hướng cho tự chủ ở vùng miền đã phải một qua gian đoạn hỗn loạn, bị ảnh hưởng xấu vì các bản án dành cho hàng chục sứ quân tham nhũng ở các khu vực.
Trường hợp ông Joko là một ví dụ điển hình về sự thành công của đổi mới này. Sinh ra trong một khu ổ chuột ven sông tại thành phố Surakarta ở giữa đảo Java, người thợ mộ 53 tuổi đã hai lần được bầu làm thị trưởng và dùng kết quả đắc cử thống đốc Jakarta năm 2012 làm dàn phóng vào sân khấu chính trị quốc gia.
Ông Joko sẽ là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Indonesia không xuất thân từ nhóm tinh hoa chính trị thời Suharto, hoặc là một cựu tướng lãnh quân đội, và là người đầu tiên đảm nhận chức vụ tổng thống mà đã có kinh nghiệm điều hành chính phủ.
Ông Joko sẽ tuyên thệ nhậm chức vào 20 tháng 10 trong với sự tham dự của cựu Tổng thooang tiền nhiệm, Susilo Bambang Yudhoyono, theo hiến pháp đã không được phép tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba. Một chính trường như thế chưa bao giờ thấy ở Malaysia, Campuchia, Singapore (và Việt Nam – TM).
Simon Tay, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, cho biết khái niệm bàn giao quyền lực cho khối đối lập chính trị đã trở thành một khái niệm xa lạ ở những quốc gia này vì các giới lãnh đạo ở các nước đó đã nắm giữ quyền lực quá lâu.
“Toàn bộ hệ thống cai trị, họ không biết đến bất cứ điều gì khác,” Simon Tay nói. “Bản chất của cuộc thay đổi chính trị sẽ rất sâu rộng, và có một nỗi sợ hãi rằng đất nước Indonesia mà họ từng biết sẽ không còn nữa.”
Indonesia đã chứng minh rằng thực tế không phải như vậy.
Những năm đầu tiên trong cuộc dân chủ hóa là hỗn loạn, nét đặc thù là những cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc, tình trạng bất ổn giữ các sắc tộc đã giết chết hàng ngàn người, các cuộc khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đọa và mối e ngại quân đội sẽ bẻ cong luật dân sự. Người lãnh đạo đầu tiên được bầu một cách dân chủ từ bốn mươi năm, Abdurrahim Wahid, đã bị buộc tội, vào năm 2001, sau chưa đầy hai năm nhậm chức vì bị cáo buộc là tham nhũng và thiếu năng lực, sau khi cuộc đấu đá căng thẳng với phe đối lập ở Quốc hội.
Tuy vậy, Indonesia vẫn kiên trì, và trong năm 2004, cử tri đã chọn Yudhoyono trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Indonesia. Trước đó, Tổng thống do cơ quan lập , bị Suharto kiểm soát chặt chẽ, bầu chọn.
Đối thủ của ông Yudhoyono, bà Megawati Sukarnoputri, tổng thống đương nhiệm và là con gái lớn của Sukarno, người sáng lập của Indonesia, chấp nhận thất cử, từ chức, mặc dù bà từ chối tham dự lễ nhậm chức của Yudhoyono.
Cuộc bầu cử mới nhất tại Indonesia không phải là không có vấn đề. Kẻ thua cuộc, Prabowo Subianto, chấp nhận thất bại, nhưng ông vẫn tiếp tục tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã hỏng vì có gian lận lớn. Sau khi bị Tòa án Hiến pháp phủ quyết, Prabowo đã đi kiện chính phủ tại Tòa án hành chính nhà nước, và đã đơn kiện của ông đã bị từ chối hồi tuần trước. Liên minh các đảng phái chính trị ủng hộ Prabowo, chiếm đa số khi Quốc hội triệu tập vào tháng Mười, đã đe dọa hình thành một ủy ban đặc biệt để điều tra cuộc bầu cử.
Trong khi một ủy ban như vậy ở Quốc hội sẽ không có thẩm quyền để hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử, nó có thể gây ảnh hưởng xấu cho tính hợp pháp của ông Joko đối với dân biểu Hạ Viện.
Giới phân tích chính trị, tuy nhiên, nói điều này khó xảy ra vì một số các đẩng trong liên minh dự kiến sẽ bỏ cánh của ông Prabowo trong vài tuần tới và đi với phe của ông Joko, và làm cho phe của Joko chiếm đa số trong quốc hội tạo điều kiện dễ dàng cho chính phủ thông qua các dự luật.
“Có vẻ như Prabowo không muốn chấp nhận thất bại, nhưng cái gọi là ‘liên minh đối lập vĩnh viễn’ của ông sẽ có thay đổi đáng kể trong những ngày sắp tới,” Ikrar Nusa Bhakti, một học giả khoa học chính trị tại Viện Khoa học Indonesia ở Jakarta cho biết. Ông nói tiếp,
“Mặc dù Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới và có hơn 300 sắc tộc khác nhau, tiến trình dân chủ hóa đang đi đúng hướng. Quân đội đã chấp nhận quyền dân sự tối cao, và đó là điều quan trọng.”© 2014 DCVOnline
Nguồn: In Southeast Asia, Indonesia Is an Unlikely Role Model for Democracy. By JOE COCHRANE, The New York Times. Sept. 4, 2014.
-Bảo tồn và Phát triển: Tôi cực kỳ bi quan!
DCVOnline
Nguyễn Thị Hậu
Cuộc sống cần thay đổi tốt hơn cả vật chất và tinh thần nhưng hình như hiện nay người ta quan tâm nhiều hơn cho sự thay đổi về vật chất mà ít quan tâm gìn giữ những giá trị tinh thần…Diễn Đàn: Tiếp theo khu Eden (và quán nước Givral nổi tiếng), mấy năm trước, nay tới lượt toà Thương xá Tax đang bị đập phá, tiếng là để “giải phóng mặt bằng” cho công trình xây dựng nhà ga tàu điện ngầm ở khu trung tâm T.p. H.C.M. nhưng tương lai sẽ là một trung tâm thương mại mới, một toà nhà hơn 40 tầng; thời Eden bị phá, nhường chỗ cho khu Vincom 1, người ta không cần đến cái cớ xây nhà ga métro. Thương xá Tax vốn là Grands Magasins Charner thời Pháp, được khánh thành cách đây đúng 90 năm, và có thể coi như một trong những di sản kiến trúc Pháp cuối cùng ở trung tâm Sài Gòn – khu Lê Lợi, Nguyễn Huệ hiện nay. Những quyết định của chính quyền san bằng các khu phố, kể cả những căn nhà có giá trị kiến trúc, lịch sử, hay những hàng cây cổ thụ…, đã gặp không ít phản ứng không đồng tình của người dân. Bài trả lời phỏng vấn của Tiến sĩ Khảo cổ Nguyễn Thị Hậu với báo Pháp Luật T.p. HCM đề cập tới nhiều khía cạnh cơ bản trong mối tương quan thường bị coi nhẹ giữa bảo tồn và phát triển. Bài đã đăng một phần trên báo Pháp Luật T.p. HCM (báo giấy) ngày 7/9/2014, dưới đây là toàn văn do tác giả gửi cho Diễn Đàn.
Hồng Thu (HT): Trong tình hình qui hoạch khu trung tâm Sài Gòn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân như hiện nay, bà có suy nghĩ gì?
Nguyễn Thị Hậu (NTH): Đừng để cho người dân có cảm xúc tiêu cực. Đó là điều không quá khó đối với người làm công tác quản lý. Vấn đề là chỉ là tư duy thôi, nếu đặt bảo tồn ngang với cái phát triển thì phải có một phương thức khác. Người ta thường nghĩ bảo tồn sẽ làm hạn chế phát triển hoặc đã phát triển thì dứt khoát phải phá bảo tồn. Tôi không nghĩ thế, bởi vì qui hoạch đô thị các nước xung quanh có rất nhiều bài học mà mình có thể học được. Không khó chút nào. Cho nên quan trọng là tư duy của mình có thực sự coi trọng bảo tồn hay không. Điều này xuất phát từ hai vấn đề: Một là do anh không hiểu giá trị cần phải bảo tồn hoặc hai là bản thân anh không coi trọng việc bảo tồn.
HT: Như vậy cán cân giữa bảo tồn và phát triển sẽ nghiêng về phát triển hơn?
NTH:Rõ ràng lúc nào cán cân cũng nghiêng về phát triển nhưng để cố gắng bảo tồn được thì có những phương thức, cách thức thực hiện và cách thức truyền đạt thông tin đến cộng đồng như thế nào cho có sự đồng thuận hay ít nhất không bị phản ứng ngược. Làm gì thì cũng phải có một quá trình chứ không phải ra quyết định rồi làm ngay mà cộng đồng không được biết? Ít nhất chuyện chặt hàng cây cổ thụ đường Lê Lợi và phá bỏ thương xá Tax người dân chỉ biết thông báo cuối cùng là sẽ phá và người ta bất ngờ nhìn thấy tận nơi là cây đã bị chặt, thế thôi. Nếu người dân được biết cụ thể khu vực đó sẽ tiến hành làm những gì thì có thể người ta hiến kế, trong quá trình trao đi đổi lại người dân cũng hiểu nhiều hơn về vấn đề. Hoặc người có chuyên môn, sáng kiến sẽ đưa ra được một biện pháp tốt hơn. Bởi vì để xây dựng cái mới không nhất thiết phải đập phá cái cũ.
HT: Nhưng trong tình hình bây giờ, cây đã chặt, đường sá đã bị đào bới, bà nghĩ có cách nào để khắc phục hay đành buông xuôi “lỡ rồi, cứ làm luôn”?
NTH: Cũng có khi họ nghĩ “lỡ làm thì làm luôn” thật, bởi vì có nghe phản ánh thì cũng đã quyết định rồi. Trong thực tế, từ quyết định cho đến thực hiện còn có một qui trình. Vấn đề là các cấp quản lý thành phố có coi trọng tiếng nói của người dân hay không. Người dân ở đây bao gồm cả người bình thường, người có chuyên môn, những nhà khoa học… Tất cả những người góp ý cho thành phố này đều với tư cách đầu tiên là một công dân của một đô thị. Quan điểm của tôi về đô thị, trước hết nó phải là của cộng đồng người dân, sau đó mới là của các nhà quản lý.
HT: Như vậy rõ ràng người dân có quyền tham gia vào quá trình qui hoạch kiến trúc đô thị?
NTH: Đó là qui chế dân chủ cụ thể hơn là qui chế dân chủ cơ sở. Nhưng thực tế diễn ra thì sao? Tất cả các qui hoạch chung về tuyến nhà ga thì người dân không được biết rộng rãi, thường xuyên mà chỉ công bố trong một lúc nào đó. Trong khi dân mình thì luôn bị sự bận rộn cơm áo đời sống hàng ngày cuốn đi. Ví dụ để chuẩn bị làm nhà ga thì cần có một tấm pa nô dựng lên ngay tại đó, cho biết kế hoạch triển khai, hình thức thực hiện như thế này, thế này… từ trước đó khoảng một năm thì mọi việc sẽ khác. Kể cả thương xá Tax, trước đây vấn đề cũng được đặt ra vào khoảng năm 2006,2007. Khi đó báo chí cũng lên tiếng rồi chuyện cũng im luôn, không thấy nhắc lại cho đến nay. Giá mà trước khi trở lại chuyện thương xá Tax, các cấp quản lý qui hoạch đưa lên báo chí cho người ta hiểu toàn cảnh câu chuyện, rằng chúng tôi từng đặt ra vấn đề vào năm đó và hiện tại chúng tôi có những băn khoăn gì khi tiến hành qui hoạch. Sau đó chính quyền có làm theo góp ý của người dân hay không thì còn tùy thuộc vào những tính toán cụ thể nhưng ít nhất người dân cũng được biết thông tin. Đó mới là sự minh bạch, công khai và dân chủ.
HT: Có những giá trị gì mà bà nghĩ không nên động vào?
NTH: Nếu nhìn tổng thể Sài Gòn thì thời Bến Nghé – thành Gia Định hầu như không còn dấu tích gì cả, may chăng có còn là còn trong lòng đất. Cái này thuộc về công tác khảo cổ mà từ lâu ít người quan tâm. Tính về đô thị Sài Gòn thì có những tuyến đường đặc trưng mà người ta thường biết đến từ thời Pháp ở thế kỷ 19. Từ sau năm 1954 thì các công trình mới của thời Việt Nam cộng hòa xây dựng. nhưng hầu như chưa có những nghiên cứu cụ thể để thấy được giá trị của chúng. Tôi cho rằng mỗi thời có một kiểu kiến trúc đặc trưng, đẹp hay không đẹp thì thuộc về chuyên môn, tôi không dám đánh giá. Nhưng với một đô thị, người ta nhìn nhận lịch sử của nó đầu tiên qua lịch sử kiến trúc đô thị. Quay trở lại đô thị Sài Gòn, người ta thường đánh giá nó ở lịch sử 100 năm từ thời Pháp thuộc, kể cả qui hoạch, kể cả kiến trúc. Nói đến đô thị Sài Gòn thì chắc chắn người ta phải nói đến khu trung tâm Sài Gòn. Đó là trung tâm hành chính của thành phố, cũng là trung tâm chính trị khác với Chợ Lớn là trung tâm thương mại buôn bán. Trung tâm Sài Gòn dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, văn hóa và khảo cổ, tôi nhận thấy có ít nhất các điểm, các tuyến này cần phải hết sức cẩn trọng khi động vào, đó là phạm vi trong các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ mở rộng ra đến dọc Bến Bạch Đằng, hẹp hơn là đường Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch – Đồng Khởi xuống đến đường Tôn Đức Thắng, rồi khu vực chợ Bến Thành, đường Hàm Nghi… Các điểm cần lưu ý, là khu vực dinh Độc lập xây dựng trong khu vực Vườn ông Thượng thời Nguyễn. Điểm thứ hai là từ nhà thờ Đức Bà dọc đường Đồng Khởi xuống đến điểm thứ ba là khách sạn Majectic. Điểm thứ tư là chợ Bến Thành. Bốn điểm này quây lại thành khu vực lõi của đô thị Sài Gòn từ thời Nguyễn cho đến thời Pháp. Đụng vào cái lõi này phải hết sức cẩn trọng, nó không khác khu vực Hồ Gươm ngoài Hà Nội. Lịch sử thì mình không so sánh được về thời gian nhưng giá trị văn hóa lịch sử thì tôi nghĩ không chỉ phụ thuộc vào độ dài thời gian mà phụ thuộc chủ yếu vào quá trình xây dựng và đặc điểm của nó. Đó là khu vực mà người Pháp đã qui hoạch trở thành trung tâm với những công trình điển hình.
HT: Trong trường hợp những công trình này xuống cấp thì phải làm sao, thưa bà?
NTH: Tôi cho rằng cần phải bảo tồn theo kiểu trùng tu nguyên trạng. Khu vực Vincom 1 thì quá xấu rồi nhưng Vincom 2 thì còn mang dáng cổ điển, dù sao cũng hòa nhập cảnh quang chung và đặc biệt làm cho người ta vẫn nhớ lại ký ức xa xưa. Trước kia phá bỏ Eden tôi cũng rất tiếc vì Khu Eden vẫn có thể cải tạo được. Khu nhà đối diện Vincom 1 trên đường Đồng Khởi cũng vậy. Khách sạn Caravel xây lên cao tầng đặt cạnh Nhà hát thành phố làm cho Nhà hát lớn không giữ được vẻ đẹp cổ điển và làm tổng thể khu vực này xấu đi vì mất đi những nét cổ xưa. Đó là kinh nghiệm để không nên xây một tòa nhà như thế ở khu vực trung tâm Nguyễn Huệ – Lê Lợi. Nếu từng công trình đơn lẻ thì có thể đẹp về kiến trúc nhưng đặt nó cạnh công trình mang dấu ấn lịch sử thì làm hỏng cả cảnh quan. Nhìn qui hoạch kiến trúc đô thị và giá trị của nó thì nên nhìn tổng thể chứ đừng chỉ thấy cục bộ ở một công trình cụ thể nào đó mà mình muốn thay đổi. Thương xá Tax cũng là một trường hợp như vậy. Cứ nhìn như thế thì thành phố này sẽ còn bị phá thêm nhiều công trình có giá trị văn hóa lịch sử khác. Phải chăng vì nhìn từng “điểm” mà không nhìn trên “diện” nên người ta đã dễ dàng phá bỏ mọi cái. Cũng như cánh cửa ngôi nhà cổ bị hỏng, người ta có thể nào thản nhiên tháo bỏ và lắp vào đó một cánh cửa EuroWindow dù rất đẹp, rất hiện đại? Hiểu được sự trái khoáy này mới thấy sự cần thiết của ngành qui hoạch đô thị chứ không đơn giản là kiến trúc đô thị. Nếu chỉ chú trọng xây mới từng công trình thì rất có thể sau này người ta bỗng thấy công trình cổ xấu quá trong tổng thể những công trình mới hiện đại xung quanh, và thế là người ta sẽ đập bỏ đi, “tội lỗi” lúc này bỗng dưng thuộc về công trình cổ.
HT: Ẩn đằng sau bộ mặt qui hoạch khu vực trung tâm thành phố là cái hồn, là ký ức, những câu chuyện. Với tư cách là một công dân của thành phố, bà có tiếc nuối điều gì?
NTH: Tôi sống ở thành phố này ngót ngét 40 năm. Cả quãng đời tuổi trẻ, trưởng thành cho đến hôm nay tôi gắn bó với Sài Gòn. Sài Gòn với tôi thân thuộc lắm. Khu trung tâm với lễ hội, đường hoa, đường sách, bắn pháo hoa đêm giao thừa… Nhà thờ Đức Bà, nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, thương xá Tax… in sâu trong trí nhớ. Nó là ký ức của người Sài Gòn, nó là đặc điểm để khách xa nhận diện Sài Gòn. Không chỉ tôi mà những bạn trẻ gắn bó với Sài Gòn trên dưới chục năm, kể cả những người từng gắn bó với Sài Gòn gần cả đời, đi xa Sài Gòn mười mấy 20 năm cũng đều mang cảm xúc như vậy. Giá trị một vùng đất nằm ở ký ức của con người. Công trình, cảnh quan không có giá trị khi không được ký ức con người ghi nhận. Xóa bỏ công trình, cảnh quan nhiều khi chính là xóa bỏ ký ức con người, về lâu dài chính là góp phần xóa bỏ lịch sử, cả lịch sử ký ức và lịch sử bằng vật thể cụ thể. Trước đây khi phà Thủ Thiêm biến mất, nhường cho đường hầm Thủ Thiêm thì tôi cũng tiếc, nhưng cái tiếc đó chỉ là hoài niệm bởi tôi hiểu sự thay đổi đó là cần thiết mà quan trọng hơn là vì hợp lý. Xây đường tàu điện ngầm cho thành phố là cần thiết nhưng có nhất thiết vì vậy mà dứt khoát phải chặt cây hay không? Cải tạo khu vực trung tâm là cần thiết nhưng có nhất thiết phải đập bỏ thương xá Tax để xây lên tòa nhà 40 tầng hay không? Thú thật tôi nghe cụm từ “40 tầng” tôi rất dị ứng, không phải tôi dị ứng với cái mới mà chỉ là tôi không thể nào hình dung được có một tòa nhà cao tương tự Bitexco mọc lên ngay chỗ đó, rồi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau đó phía bên kia đường Nguyễn Huệ cũng mọc lên một tòa nhà sừng sững tương tự với lý do để cho đối xứng.
HT: Từng lên tiếng ủng hộ quan điểm bảo vệ di tích Ba Son với ụ tàu cổ cũng như từng nêu ý kiến về nhiều nội dung qui hoạch tại TP.HCM thì lần này với qui hoạch khu trung tâm, với ý kiến như trên, bà có ngại bị qui kết là bảo thủ khi muốn bảo lưu cái cũ, phản đối cái mới?
NTH: Tôi không thay đổi quan điểm của mình. Lý do đơn giản, làm một người dân ở đô thị, tôi cũng có nhiều bức xúc về cơ sở hạ tầng đô thị. Nhưng đồng thời là người làm công tác bảo tồn, quan điểm của tôi phải có sự “thỏa hiệp” nhất định giữa bảo tồn và phát triển. Từng làm ở Viện Nghiên cứu và Phát triển, tôi hiểu nhu cầu của thành phố nên tôi không khăng khăng bảo vệ cái cũ hoàn toàn dưới góc độ nghề nghiệp của mình mà không nhìn thấy cái khó của các ngành nghề khác. Ngay trong việc đề nghị bảo vệ di tích Ba Son thì tôi cũng chỉ đề nghị bảo tồn những gì đáng bảo tồn chứ đâu có đề nghị bảo vệ toàn bộ cụm cảng đó. Như là hai ụ tàu thì phải bảo vệ vì chúng được xây dựng trên cơ sở ụ tàu từ thời Nguyễn Ánh và nó cũng là cơ sở công nghiệp đầu tiên mà người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Rõ ràng nó có giá trị về mặt lịch sử công nghiệp, chưa kể lịch sử cách mạng. Trong qui hoạch khu trung tâm thành phố cũng vậy, tôi rất hiểu nhu cầu phát triển của thành phố, là một công dân tôi cũng muốn sống trong một thành phố phát triển hiện đại, trong một số trường hợp mình phải chấp nhận sự đánh đổi. Nhưng phải hiểu cái gì có thể đánh đổi còn cái gì thì không.
HT: Hiện tại, bà hình dung gì về một viễn cảnh trung tâm Sài Gòn với cách thức qui hoạch kiến trúc như hiện nay?
NTH: Là người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, tôi cực kỳ bi quan. Sài Gòn khi đó sẽ là một thành phố hiện đại với nhiều tòa nhà cao tầng nhưng sẽ rất giống những nơi mình đã đến. Với những kiến trúc hiện đại đang hiện hữu ở khu trung tâm Sài Gòn thì tôi nhận thấy chẳng khác gì kiến trúc của nhiều thành phố trên thế giới. Cảnh quan chung sẽ khiến người ta hoàn toàn không còn cảm giác về nét riêng của Sài Gòn. Nét riêng không cứ “cổ” mới là riêng. Cái mới, cái hiện đại vẫn có thể có bản sắc riêng. Đáng nói là ngay cả cái mới mình cũng chưa có cái gì gọi là nét riêng. Tất cả các đô thị Việt Nam đang bắt đầu có kiến trúc như nhau, từ đô thị ở đồng bằng, ở miền núi đến miền biển; từ đô thị lâu đời như Hà Nội cho đến các đô thị trẻ hơn như Sài Gòn và các thành phố của các tỉnh. Khoảng từ đầu những năm 2000 đến nay chúng càng trở nên giống hệt nhau. Trong khi đó, sự đa dạng mới làm nên bản sắc văn hóa. Tìm ra đâu đặc trưng năng động, phóng khoáng, bao dung của Sài Gòn khi mà diện mạo của nó cũng y chang các thành phố khác?
HT: Nhưng giả sử có người nói rằng năng động, phóng khoáng, bao dung là cái hồn của Sài Gòn, không liên quan đến vỏ ngoài kiến trúc đô thị thì bà nghĩ sao?
NTH: Con người không thể tách rời môi trường sống bao gồm cả cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn. Vì sao thế hệ trước người ta luôn nhớ và yêu quý Sài Gòn cũng bởi người ta sống trong khung cảnh đó, gần như cả trăm năm không thay đổi, nếu có thay đổi cũng chỉ diễn ra ở ngoại vi trung tâm. Ký ức về tình cảm đối với thành phố sẽ được di truyền qua từng thế hệ, nếu không còn gì để nhắc nhớ thì không còn ký ức. Mà khi cư dân không có tình yêu, không được củng cố tình cảm đối với nơi họ sống thì làm sao có thể hết mình xây dựng và bảo vệ nó? Còn bây giờ, khi khoảng cách giữa kinh tế và văn hóa cách nhau ngày càng xa thì liệu vài chục năm nữa người Sài Gòn có còn mang cốt cách đặc trưng vốn có? Cuộc sống cần thay đổi tốt hơn cả vật chất và tinh thần nhưng hình như hiện nay người ta quan tâm nhiều hơn cho sự thay đổi về vật chất mà ít quan tâm gìn giữ những giá trị tinh thần…
Sài Gòn 6/9/2014
Nguồn: Bảo tồn và Phát triển: Tôi cực kỳ bi quan!. Nguyễn Thị Hậu.Trò chuyện với Hồng Thu – báo Pháp Luật T.p. HCM. 07/09/2014.
DCVOnline – Đọc thêm Chia tay Thương xá Tax. Nguyễn Ngọc Chính. DCVOnline minh họa.
Người Buôn Gió - Qua xóm nhỏ nghe bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp
Một chiều mùa đông mưa lạnh, tồi ngồi đằng sau trước xe máy của một
người anh em Vinh đến Yên Hoà. Đó là điểm cuối cùng trong chuyến đi vòng
quanh tỉnh Nghệ An bằng xe máy. Tỉnh Nghệ An khá rông, những người anh
em ở Vinh bị bắt trong năm 2011 ở rải rác khắp người giáp miền núi Đức
Thọ của Hà Tĩnh, người giáp Nghi Sơn, Thanh Hoá.
Quãng đường khá dài, tổng cộng đi rải rác khắp các nhà phải đến hàng trăm cây số. Người chở tôi là em trai của Hồ Đức Hoà, cậu không hề tỏ vẻ mệt mỏi, vì thế tôi cũng không có lý do gì để cơn mệt mỏi trong người trỗi dậy. Lúc này họ mới bị bắt, tôi cần đi đến các nhà để động viên gia đình họ và lấy thông tin viết bài về họ cho dư luận hiểu về con người họ.
Người Buôn Gió |
Chính vì thế, tôi phải thanh minh những gì tôi làm với anh em Vinh là tình cảm bạn bè. Họ xứng đáng được những tình cảm như vậy.
Đất Nghệ An cằn cỗi, mùa đông gió mưa lạnh tê tái cắt da cắt thịt, mùa hè nóng như lò lửa. Tôi có nhiều bạn bè sống nghĩa tình ở đó. Không phải bạn bè đấu tranh thôi đâu. Tôi còn có những người anh em chí thiết trong nhóm của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Ngoài ra tôi còn có những bạn bè thời tôi làm dân lưu manh nữa. Tất cả những người anh em dù ở địa vị nào, làm công việc gì, khác biệt trái ngược nhau thế nào họ đều chung một điểm là sẵn sàng giúp đỡ khi tôi cần đến họ.
Vinh là nơi duy nhất tôi có thể nói, đặt chân đến đó tôi không phải dùng đến tiền. Chuyện đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ hay giặt quần áo hay cần đồ đạc gì những người anh em ở Vinh sẵn sàng cung cấp. Người cả đời không liên quan gì đến chuyện đấu tranh, không chút lăn tăn khi lái xe ô tô đưa tôi đi đến những nơi nóng bỏng. Người chỉ lo làm ăn chân chính, con cái học hành, công việc thành đạt không quan tâm đến chính trị. Nhưng khi tôi nói muốn ở nhờ nhà họ để tránh công an, họ sắp xếp chu đáo, tận tình không hề e sợ.
Một mảnh đất đầy ắp nghĩa tình như thế, quên sao được.
Bởi thế tôi nhớ mùa đông năm 2011, hai anh em chúng tôi trên chiếc xe gắn máy hiệu Honda đi hàng trăm cây số trong mưa gió giá lạnh đến từng nhà anh em bị bắt. Giờ thì cũng không còn mấy ai nhắc nhớ đến họ.
Bây giờ Việt Nam vào mùa cưới, những ai chưa từng làm nhân vật chính trong đám cưới chắc trái tim ít nhiều sẽ xao xuyến, rung động trước những hình ảnh mùa cưới đang đến gần. Hình ảnh những chàng trai, cô gái bưng trầu cau lễ vật ăn hỏi hay những tiếng xôn xao náo nhiệt từ ngôi nhà bạt dựng lên đầu thôn, cuối xóm. Những ngôi nhà mà bạt mà cổng kết bằng lá dừa có chữ Tân Hôn hoặc Vu Quy.
Tôi từng là một tù nhân may mắn được nhìn những đám cưới. Ở tù dù chuyển
chỗ nào, một thời gian là tôi được làm tự giác. Có nghĩa là được đi lại
ra ngoài nhà dân, được cán bộ chở đi làm những việc cho nhà cán bộ.
Hoặc sai đi đâu đó ra ngoài làm gì.
Có vài lần nhà quản giáo nào cưới con họ, tôi được chở đi làm những việc chuẩn bị cho đám cưới. Dựng rạp, dán trang trí, trông xe, khiêng vác. Những lần như thế tôi được đối xử như người nhà, tôi không phải mặc quần áo tù. Tôi chứng kiến những chú rể trạc tuổi mình, cô dâu trạc tuổi người yêu mình tràn trề hạnh phúc trước những lời chúc của mọi người. Ở tuổi 25, lúc ấy tôi không vững chắc như bây giờ, nhìn những hình ảnh họ và nghĩ thân phận mình, nhớ đến người yêu mình. Những lúc tôi và người yêu bàn chuyện tương lai...đó là những cảm xúc chua chát, buồn, cay đắng mà khó có thể tả được.
Tôi đi tù, người yêu đến thăm một lần rồi thôi. Nhà cô ấy nghèo, ở trong một xóm nhỏ bên Gia Lâm, mãi tít trong làng Thượng Cát gần ra ven sông Đuống. Sau lần thăm ấy một thời gian, cô yêu và lấy người khác. Có bạn tù mới vào đội, nhà gần đó kể cho tôi nghe. Tôi biết chồng cô ấy là người làm ăn tử tế, tôi cũng cảm thấy được an ủi dù rất buồn.
Lúc chứng kiến những đám cưới như thế, tôi hình dung cô dâu đang vén váy cưới chui vào xe hoa kia là người yêu mình.
Làm tự giác tôi cũng được chứng kiến những đôi tình nhân gặp nhau. Có cô chung thuỷ hàng tháng đều đặn thăm người yêu, có cô đến một vài lần rồi thôi. Có cô đến xin người yêu thôi không chờ đợi để đi lấy chồng. Nhưng thường thì các cô đều đặn đi thăm chiếm chỉ vài phần trăm. Có trường hợp cô gái quay ra yêu đồng bọn của người yêu. Cả hai dẫn nhau đến thăm và thông báo sẽ cưới nhau. Những nam tù nhân trong trường hợp ấy đều rất buồn, có người suy sụp bỏ ăn, có người phẫn uất tìm cách trốn trại, có người còn định tự vẫn.
Giờ tôi hiểu vì sao tôi được làm tự giác, làm tự giác phải có tiền đóng bảo lãnh, hoặc có thân nhân quyền thế bảo lãnh, hoặc là thân nhân của chính quản giáo. Những sự bảo lãnh chắc chắn để tù nhân không bỏ trốn. Tôi được nhận làm tự giác vì tôi thắng được nỗi đau của mình, những người quản giáo nhận ra điều đó từ khi đó. Còn tôi bây giờ, đã gần 20 năm mới nhận được ra một góc của mình.
Tôi trở về nhà trong một ngày thu, nắng vàng nhẹ, gió tháng 10 mơn man dịu dàng trên mặt, tôi nhìn trên đường đi những xe hoa lác đác. Qua bên sông tìm lối cũ đến cái xóm nhỏ ngày trước hay qua. Nhà cửa xây dựng san sát, khó lắm tôi mới tìm ra đường vào nhà người yêu cũ. Bố mẹ người yêu cũ ngập ngừng khó khăn khi tiếp tôi. Chỉ có cô em út là sinh viên đại học là vẫn đối xử chân tình với tôi như một người anh. Cô không né tránh tôi như người ta vẫn tránh một tên tù về. Sau này đám cưới cô út, tôi có đi dự, cô út đứng ra viết thiếp mời tôi. Tôi hỏi có ngại gặp lại chị em không. Cô út bảo em cưới em mời anh, từ lúc em 11 tuổi đến giờ, em luôn quý mến anh dù anh có làm gì đi nữa.
Tự nhiên tôi lan man về chuyện của mình là bởi tôi nghĩ đến xóm nhỏ Yên Hoà. Nơi mà người tù nhân Hồ Đức Hoà trạc tuổi tôi đã từng dự định làm đám cưới cho mình vào đầu đông năm 2011 ấy. Trước lúc bị bắt, Hoà xây ngôi nhà mới trên đất bố mẹ cho, ngôi nhà khi tôi đến còn chưa quét sơn, cửa sổ còn chưa lắp, cầu thang chưa có lan can. Nếu Hoà không bị bắt, chắc lúc tôi đến ngôi nhà đã hoàn thiện, sẽ có trên bức tường sơn mới ấy một khung ảnh cưới của Hoà và vợ.
Hồ Đức Hoà chịu án tù mười mấy năm. Nếu về chắc anh cũng gần 50 tuổi.
Bây giờ đang là mùa cưới, mùa của những đôi uyên ương se kết hạnh phúc cuộc đời. Bạn tôi, Hồ Đức Hoà đang ở trại giam nào, anh có nghĩ gì trong lúc này. Người vợ sắp cưới của anh còn chờ đợi anh không.?
Nhưng tôi tin rằng dù thế nào, sau này anh sẽ có người vợ tốt và có thằng con trai thông minh , thương bố như tôi.
Tôi trải qua ,tôi hiểu, dù có bản lĩnh đến đâu, trong hoàn cảnh như vậy, vào mùa như vậy trong năm. Những người lưu đày chưa từng làm đám cưới đều chua chát trong lòng. Có lẽ người ấy sẽ không khóc ban ngày, nhưng khi đêm xuống, ký ức trở về, hiếm người ngăn nổi dòng nước mắt trong cảnh cô độc khi nhìn qua hàng song sắt phi 20.
Một chiều hè đổ lửa, tôi đến Thái Bình, tìm mãi đến nhà em Ngọc, người yêu của Pau Le Son. Ăn với gia đình em bữa cơm, an ủi động viên em cũng như cho gia đình em thấy em đã yêu một người tốt. Tìm được một người đàn ông tốt trong đời, thì dù có vài năm chờ đợi cũng xứng đáng. Cuộc đời của một người phụ nữ quan trọng nhất là tìm được một người đàn ông tốt làm chồng. Chứ không phải là làm sao để không bị cô đơn trong quãng thời gian nào đó của cuộc đời.
Mối tình của Lê Văn Sơn là mối tình đầu chớm đơm hoa, mối tình của Hồ Đức Hoà là mối tình sắp đến lúc sắp kết trái. Cả hai người đều bị bắt tù vì dấn thân đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trong muôn vàn những gì họ chịu đựng, đói , rét, bệnh tật của nhà tù, họ còn có những nỗi đau về tâm hồn mà khó ai có thể nhận thấy mà ái ngại cho họ.
Hôm nay tình cờ tôi nghe được bản nhạc Qua Xóm Nhỏ, lời ca buồn khiến tôi nhớ đến các bạn.
Chiều nay tìm về thăm xóm ấy nghe kể rằng một ngày cuối đông
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Có cô em nho nhỏ dẹp thương mong
Bước xuống thuyền hoa kết bằng muôn màu sắc hồng
Những người lưu manh như tôi trước kia, sự mất mát là điều trừng phạt. Chúng tôi chấp nhận nó như tính cách đỏ đen của chúng tôi khi cờ bạc, thua là mất sạch. Vì thế chúng tôi vượt qua. Chúng tôi mất hạnh phúc bởi những toan tính tầm thường của bạc tiền cho cá nhân mình.
Các anh không như lũ chúng tôi, tuy là mất mát về tình cảm, nhưng điều mất mát của các anh là bởi những gì cao cả mà các anh theo đuổi. Cho tất cả người dân trong đất nước này, vì thế tôi nghĩ các anh dù có thế nào, hãy tự hào về những gì mình đã mất đi.
Xin gửi đến các anh bản Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp như một lời động viên, chia sẻ. Với tôi, lúc nào cũng nhớ đến các anh, dù ở đâu trên trái đất này, tôi vẫn luôn nhớ đến các anh.
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Đâu dễ riêng cho mình
Dệt mộng thắm kết uyên ương.
Hiệp hội Vì Dân trợ giúp trẻ thơ Việt Nam ở Cambodia
Houston,
TX (07/09/2014) - Vào ngày 25/07/2014, ông Nguyễn Công Bằng đã đại
diện Hiệp Hội Thiện nguyện Vì Dân chính thức ký văn bản phối hợp với
hội Minority Rights Organization (MIRO) để tiến hành chương trình trợ
giúp giáo dục cho 80 trẻ thơ thuộc các gia đình nghèo khó ở tỉnh
Kampong Chhnang (Cambodia).
Chương trình có tên“Support of School Attendance for Needy Children in Kampong Chhnang”, dạy 2 ngôn ngữ (Khmer & Vietnamese), được ViDan Foundation bảo trợ cho 6 tháng đầu (từ 08/2014 – 02/2015) với ngân khoản là $9.692.00. Ngân khoản đầu tiên ($4.300 mỹ kim) đã được chuyển gửi hoàn tất vào ngày 29/7/2014. Phần còn lại sẽ được chuyển gửi vào trung tuần tháng 10/2014.
Ba mục đích chính yếu của chương trình là: 1. Để tăng số lượng trẻ em trong hai làng có cơ hội đi học trường công lập; 2. Để giúp một số trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm được việc làm tốt hơn trong tương lai; và 3. Để cải thiện quan hệ xã hội với các nhóm dân cư khác trong làng.
Một mục tiêu quan trọng khác là qua chương trình này, hội MIRO sẽ có điều kiện vận động chính quyền địa phương hợp thức hoá tình trạng khai sinh của các em học sinh bằng hình thức “Thư Xác Nhận trẻ sinh ra ở Cambodia”, trong thời gian chờ đợi được cấp giấy khai sinh chính thức. Đây là một bước tiến quan trọng để các em có thể tiếp tục học lên những lớp cao hơn trong hệ thống trường công lập Cambodia. Qua cuộc khảo sát tại chỗ của hội MIRO, hai làng Kandal and Chong Koh (ở Kampong Chhnang) hiện có tổng cộng 471 gia đình gốc Việt Nam.
Theo dự án, ViDan Foundation sẽ bảo trợ chi phí tổ chức 2 lớp bậc Tiểu học cho 80 em học sinh nghèo, bao gồm tiền ăn trưa cho học sinh, thù lao cho 4 giáo viên (Việt ngữ và Khmer), sắm ghe xuồng đưa đón, mua sách vở, học cụ, v.v… Dự án sẽ được chăm sóc bởi 3 nhân viên người bản xứ do hội MIRO tuyển chọn. Cơ sở vật chất là một ngôi trường khá khang trang được khánh thành vào năm 2013 bởi một nhóm Mạnh thường quân Việt Nam ở Úc Châu.
Để tạo thêm điều kiện hoạt động hiệu quả cho dự án này và các dự án khác trong thời gian tới, Hiệp Hội Vì Dân sẽ có người đại diện liên lạc và phối hợp tại chỗ với MIRO trong tiến trình thực hiện chương trình.
Hiện nay, với ngân quỹ hạn hẹp đang có, Hiệp Hội đã cố gắng hết sức để khởi động dự án với hy vọng là sẽ nhận được sự yểm trợ thường xuyên của các thân hữu hảo tâm, để có đủ điều kiện tiếp tục duy trì và phát triển chương trình trong thời gian tới.
Mặt khác, Hội cũng vừa bắt đầu chương trình trợ giúp cho các lớp Xoá Nạn Mù Chữ ở vùng Hố Lương (Neak Loeung, Prey Veng), giúp cho khoảng 200 trẻ thuộc các gia đình lao động người Việt nghèo khó ở khu vực này có điều kiện học Việt ngữ.
Đây là một trường học tư được thành lập từ thập niên ’80, và trong thời gian qua, học sinh phải đóng học phí 200 riels (tương đương 5 xu Mỹ) mỗi ngày để được đi học chữ Việt.
Nay với sự bảo trợ của Câu lạc bộ Hoa-Mai (một phân hội của ViDan Foundation), kể từ tháng 8/2014, các em sẽ không phải đóng tiền để được đi học (xem video clip liên hệ)
Vì được đi học miễn phí, số lượng học sinh đã tăng nhanh đến gần con số 200 em. Khát khao được học chữ Việt của các em là động lực thúc đẩy Hội cố gắng bảo trợ thêm cho trường này, mặc dù ngân quỹ hoạt động hiện còn rất hạn hẹp so với nhu cầu. Hiệp Hội rất mong sẽ có nhiều vị Mạnh thường quân quan tâm và bảo trợ điều đặn cho chương trình Xoá Nạn Mù Chữ ở đây.
Trong thời gian gần đây, Hiệp Hội Vì Dân đã nhận được khá nhiều đề nghị hoạt động trợ giúp nhân đạo ở Việt Nam và Cambodia. Tất cả ý kiến, đề nghị đều hợp lý so với nhu cầu khẩn thiết của nhiều đồng bào kém may mắn, đặc biệt là các trẻ thơ đang sống vất vưỡng, không tương lai ở Cambodia. Tuy nhiên, dù toàn thể thành viên Hội đều hoạt động KHÔNG lương song bất cứ chương trình nào cũng cần có một ngân khoản bảo trợ cần thiết. Do vậy, Hiệp Hội rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, khích lệ của các đồng bào có lòng ở khắp nơi. Mỗi người một chút, ngân khoản gom lại sẽ giúp Hội có đủ điều kiện chăm lo cho việc học chữ cho gần 300 trẻ thơ kém may mắn.
Thư từ liên lạc chi phiếu ủng hộ cho Hội là:
Đồng bào muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email: paypal@vidan.us
Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: anhtrinh@hoamai.us
Thông tin chi tiết về chương trình trợ giúp giáo dục ở Kampong Chhnang đang được phổ biến ở địa chỉ mạng: http://vidan.us/index.php/hmh-projects/183-183
Thay mặt cho Câu lạc bộ Hoa-Mai / Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân, chúng tôi chân thành cảm ơn sự yểm trợ nhiệt tình của các Mạnh thường quân ở khắp nơi. Sự ủng hộ ý kiến và tài chánh của nhiều người là yếu tố quan trọng giúp cho các chương trình trợ giúp nhân đạo có điều kiện duy trì và phát triển.
Trân trọng kính thông báo và chia sẻ.
Anh TrinhVidan Foundation
Chương trình có tên“Support of School Attendance for Needy Children in Kampong Chhnang”, dạy 2 ngôn ngữ (Khmer & Vietnamese), được ViDan Foundation bảo trợ cho 6 tháng đầu (từ 08/2014 – 02/2015) với ngân khoản là $9.692.00. Ngân khoản đầu tiên ($4.300 mỹ kim) đã được chuyển gửi hoàn tất vào ngày 29/7/2014. Phần còn lại sẽ được chuyển gửi vào trung tuần tháng 10/2014.
Ba mục đích chính yếu của chương trình là: 1. Để tăng số lượng trẻ em trong hai làng có cơ hội đi học trường công lập; 2. Để giúp một số trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm được việc làm tốt hơn trong tương lai; và 3. Để cải thiện quan hệ xã hội với các nhóm dân cư khác trong làng.
Một mục tiêu quan trọng khác là qua chương trình này, hội MIRO sẽ có điều kiện vận động chính quyền địa phương hợp thức hoá tình trạng khai sinh của các em học sinh bằng hình thức “Thư Xác Nhận trẻ sinh ra ở Cambodia”, trong thời gian chờ đợi được cấp giấy khai sinh chính thức. Đây là một bước tiến quan trọng để các em có thể tiếp tục học lên những lớp cao hơn trong hệ thống trường công lập Cambodia. Qua cuộc khảo sát tại chỗ của hội MIRO, hai làng Kandal and Chong Koh (ở Kampong Chhnang) hiện có tổng cộng 471 gia đình gốc Việt Nam.
Theo dự án, ViDan Foundation sẽ bảo trợ chi phí tổ chức 2 lớp bậc Tiểu học cho 80 em học sinh nghèo, bao gồm tiền ăn trưa cho học sinh, thù lao cho 4 giáo viên (Việt ngữ và Khmer), sắm ghe xuồng đưa đón, mua sách vở, học cụ, v.v… Dự án sẽ được chăm sóc bởi 3 nhân viên người bản xứ do hội MIRO tuyển chọn. Cơ sở vật chất là một ngôi trường khá khang trang được khánh thành vào năm 2013 bởi một nhóm Mạnh thường quân Việt Nam ở Úc Châu.
Ảnh ngôi trường do người Việt ở Úc Châu xây dựng, sẽ được dùng cho chương trình.
Ảnh: Quốc Việt (RFA)
Để tạo thêm điều kiện hoạt động hiệu quả cho dự án này và các dự án khác trong thời gian tới, Hiệp Hội Vì Dân sẽ có người đại diện liên lạc và phối hợp tại chỗ với MIRO trong tiến trình thực hiện chương trình.
Hiện nay, với ngân quỹ hạn hẹp đang có, Hiệp Hội đã cố gắng hết sức để khởi động dự án với hy vọng là sẽ nhận được sự yểm trợ thường xuyên của các thân hữu hảo tâm, để có đủ điều kiện tiếp tục duy trì và phát triển chương trình trong thời gian tới.
***
Mặt khác, Hội cũng vừa bắt đầu chương trình trợ giúp cho các lớp Xoá Nạn Mù Chữ ở vùng Hố Lương (Neak Loeung, Prey Veng), giúp cho khoảng 200 trẻ thuộc các gia đình lao động người Việt nghèo khó ở khu vực này có điều kiện học Việt ngữ.
Cảnh lớp học Việt ngữ "Xoá Nạn Mù Chữ" ở Neak Loeung (tỉnh Prey Veng)
Ảnh: Duong D. Nguyen (CPC)
Đây là một trường học tư được thành lập từ thập niên ’80, và trong thời gian qua, học sinh phải đóng học phí 200 riels (tương đương 5 xu Mỹ) mỗi ngày để được đi học chữ Việt.
Nay với sự bảo trợ của Câu lạc bộ Hoa-Mai (một phân hội của ViDan Foundation), kể từ tháng 8/2014, các em sẽ không phải đóng tiền để được đi học (xem video clip liên hệ)
Vì được đi học miễn phí, số lượng học sinh đã tăng nhanh đến gần con số 200 em. Khát khao được học chữ Việt của các em là động lực thúc đẩy Hội cố gắng bảo trợ thêm cho trường này, mặc dù ngân quỹ hoạt động hiện còn rất hạn hẹp so với nhu cầu. Hiệp Hội rất mong sẽ có nhiều vị Mạnh thường quân quan tâm và bảo trợ điều đặn cho chương trình Xoá Nạn Mù Chữ ở đây.
***
Trong thời gian gần đây, Hiệp Hội Vì Dân đã nhận được khá nhiều đề nghị hoạt động trợ giúp nhân đạo ở Việt Nam và Cambodia. Tất cả ý kiến, đề nghị đều hợp lý so với nhu cầu khẩn thiết của nhiều đồng bào kém may mắn, đặc biệt là các trẻ thơ đang sống vất vưỡng, không tương lai ở Cambodia. Tuy nhiên, dù toàn thể thành viên Hội đều hoạt động KHÔNG lương song bất cứ chương trình nào cũng cần có một ngân khoản bảo trợ cần thiết. Do vậy, Hiệp Hội rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, khích lệ của các đồng bào có lòng ở khắp nơi. Mỗi người một chút, ngân khoản gom lại sẽ giúp Hội có đủ điều kiện chăm lo cho việc học chữ cho gần 300 trẻ thơ kém may mắn.
Thư từ liên lạc chi phiếu ủng hộ cho Hội là:
Hoa-Mai Humanitarian Club
c/o: ViDan Foundation Inc.
PO Box 842064, Houston, TX 77284-2064
Đồng bào muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email: paypal@vidan.us
Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui lòng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: anhtrinh@hoamai.us
Thông tin chi tiết về chương trình trợ giúp giáo dục ở Kampong Chhnang đang được phổ biến ở địa chỉ mạng: http://vidan.us/index.php/hmh-projects/183-183
Thay mặt cho Câu lạc bộ Hoa-Mai / Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân, chúng tôi chân thành cảm ơn sự yểm trợ nhiệt tình của các Mạnh thường quân ở khắp nơi. Sự ủng hộ ý kiến và tài chánh của nhiều người là yếu tố quan trọng giúp cho các chương trình trợ giúp nhân đạo có điều kiện duy trì và phát triển.
Trân trọng kính thông báo và chia sẻ.
Anh TrinhVidan Foundation
Liên Sơn : Hào Anh - sản phẩm một xã hội khuyết tật
(VNTB) - Câu chuyện về người thanh niên tên Hào Anh đuổi cha mẹ ra khỏi
nhà trong thời gian qua đã khiến dư luận xã hội hoang mang, bức xúc.
Hào Anh - Ảnh: Gia Bách (Thanhnien) |
Người ta nhắc đến Hào Anh như một trường hợp từng bị xâm phạm thân thể/
tinh thần khi em làm thuê trại tôm giống Minh Đức, là sự “bất hiếu” khi
đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Chứ không ai nhắc đến em như là một hệ quả của
từ sự vô tâm của những người làm cha mẹ, sự thiếu đạo đức của truyền
thông, và sự vô trách nhiệm của chính quyền cơ sở.
Tổng thể của những điều đó, đã biến Hào Anh trở thành “một sản phẩm” của một xã hội khuyết tật.
Hào Anh - chữ Hiếu của con và trách nhiệm người mẹ
Ngay khi vào phản ánh sự việc, báo chí Việt Nam dẫn dắt dư luận xã hội
tấn công Hào Anh bằng cách nhân danh chữ Hiếu. Thậm chí báo Thanh Niên
trong cuộc phỏng vấn Hào Anh cũng đặt mục “Con ân hận vì bất hiếu với
mẹ”.
Một Hào Anh ăn chơi sa đọa, ngược đãi bố (dượng), mẹ (Phạm Thị Thoa),
không xứng đáng với số tiền mà các mạnh thường quân quyên góp - đó là
những gì đã và đang diễn ra. Câu chuyện Hào Anh vì thế cũng xoay quanh
sự tố cáo của bà Thoa đối với con trai mình, sự rao giảng đạo đức của
báo chí một chiều và những hồi âm (comment) giận dữ của người đọc.
Nhưng ít ai chịu khó tìm hiểu một Hào Anh sinh ra tại ấp Ngọc Tuấn (thị
trấn Cái Nước, Đầm Dơi, Cà Mau) đã sớm chịu cảnh gia đình ly tán, khi
người mẹ vì hạnh phúc riêng mà ngăn cấm cha ruột Hào Anh đến với con.
Cũng vì lo cho bản thân mình hơn con, nên khi 12 tuổi (2008), Hào Anh đã
bị buộc nghỉ học và cho đi làm thuê.
14 tuổi, Hào Anh được bà Thoa cho đi làm thuê tại trại tôm giống Minh
Đức với lương tháng là 500 ngàn đồng. Và cũng chính nơi đây, em bị vợ
chồng chủ trại là Giang-Thơm hành hạ với các biện pháp như thời trung cổ
(tưới nước sôi, treo ngược lên cây rồi bị đá vào ngực và sườn trong 30
phút, trói – nhét bông gòn vào miệng rồi dán kín băng keo, đổ formol vào
vết thương trước đó, bắt nuốt bao tay cắt nhỏ, mảnh thau nhựa, giấy
dơ…), để lại thương tật là 66,83% và sự khủng hoảng tinh thần không bao
giờ dứt.
20 tháng trời Hào Anh bị hành hạ với đủ chiêu trò thời trung cổ, bà Thoa
đã ở đâu, làm gì, ngoài việc bình thản nhận đều tay 500 ngàn
đồng/tháng?
Chỉ khi báo chí lên tiếng, và tiền tài trợ đổ về, thì người mẹ và người
cha dượng mới tìm gặp người con sau 2 năm (2008-2010) tại bệnh viện.
Giọt nước mắt, nhưng theo cùng là lời biện hộ: Trước đây cháu có gọi về
nói cuộc sống ổn định, vợ chồng chủ thương. Tui mừng rơi nước mắt. Không
ngờ họ lại đối xử với con tôi như vậy.
Cái sự “không ngờ” đó của bà Thoa đã khiến Hào Anh phải sống trong địa
ngục 20 tháng trời, nhưng nó cũng dẫn đến sự lên án của truyền thông,
đưa đến số tiền tài trợ là hơn 630 triệu đồng và 2.500 USD.
Hào Anh lại trở về với người mẹ. Nhưng rồi bà Thoa đã “yêu thương”,
“giáo dục” để bồi đắp kiểu gì để đến năm 16 tuổi, Hào Anh lại nghỉ học.
Đến tháng 08/2014, bà Thoa và chồng bị đuổi ra khỏi nhà. Vẫn là những
giọt nước mắt, nhưng lần này đi kèm lời tố cáo, đổ lỗi con mình ngược
đãi, “bất hiếu”. Tuyệt nhiên, không có một lời lẽ nào nhìn nhận lại
trách nhiệm, nghĩa vụ của mình (một người mẹ) bao năm qua nuôi dạy Hào
Anh như thế nào!
Tất nhiên, lời tố cáo bị đuổi ra khỏi nhà của bà Thoa là không sai.
Nhưng liệu khi sống trong căn nhà (cùng người chồng trẻ) được xây nên
bởi tiền của những nhà hảo tâm, bà Thoa có hiểu được, hay tìm cách bồi
đắp sự mất mát quá lớn về mặt tuổi thơ, bị tước đoạt quyền học hành, bị
lãnh đạm tình yêu thương của cha mẹ (ruột) lẫn dượng, và chấn thương tâm
lý do bị bạo hành trước đó của con mình?
Việc Hào Anh có những hành vi sai trái đối với bố mẹ, suy cho cùng cũng
là cách cân bằng tâm lý và khoảng trống mà em phải chịu đựng, điều mà em
không tìm thấy nó ở đấng sinh thành.
Thế nên, nếu Hào Anh lỗi một, thì bà Thoa phải lỗi mười. Trách nhiệm của
người mẹ, nghĩa vụ người mẹ có đủ để bà Thoa tố ngược lại người con là
ngược đãi, đòi hỏi con phải đối xử tốt (phụng dưỡng) với mình hay không?
Ngay như Đức Khổng Tử - vốn định ra chữ Hiếu cho nền tảng xã hội, cũng
cho rằng: Vua phải cho ra vua, bấy giờ bề tôi mới ra bề tôi. Cha phải
cho ra cha, thì con mới ra con (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử).
Do đó, Hào Anh có thể bị phạt hành chính “buộc các thành viên trong gia
đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ” (Nghị định 167/2013), nhưng Hào Anh
không thể bị buộc tội bất hiếu.
Cái gì cũng cần phải làm tròn bổn phận người trên mới có thể được đối
đãi tốt bởi kẻ dưới, có trách nhiệm gieo chữ Hiếu Nghĩa thì con cháu mới
có thể Nghĩa Hiếu. Đó không phải là sự đòi hỏi. Đó là sự làm gương.
Xã hội và truyền thông: ít “đặt câu hỏi ngược”
Ở Việt Nam tồn tại một nghịch lý, đó là rất dễ bị truyền thông dắt mũi
bằng những hoàn cảnh thương tâm, bi xót đánh mạnh vào tâm lý ít “đặt câu
hỏi ngược” của người Việt.
Truyền thông mô tả đó đã khiến cho cho xã hội trở nên mất đi sự tỉnh
táo, để nhận ra điều gì đã-đang-diễn ra với những hoàn cảnh đó. Nó được
biểu hiện thông qua việc đưa tin thiếu trước, hụt sau, không cho người
đọc nhận biết cái thực chất ở phía sau là gì.
Chính lối truyền thống đó đã khiến cho xã hội trở nên dễ cả tin, làm nên
truyền thống “cho con cá, không cho cần câu” đối với các hoàn cảnh đặc
biệt của xã hội. Một hiện tượng phổ biến trong xã hội mà “vật chất quyết
định ý thức”.
Chính vì vậy, đã dẫn đến một “cái tát vào lòng thiện của xã hội” như nhà
nghiên cứu tâm lý, giảng viên ĐHSP Hà Nội, Nguyễn An Chất nhận xét.
Cái tát đó là kết quả của việc một núi tiền mà các nhà hảo tâm bỏ ra
nhưng lại không quan tâm nó được sử dụng ra sao, như thế nào cho tốt
nhất ở một đứa trẻ vốn bị cho nghỉ học sớm, lao động năm 12 tuổi, bị bạo
hành trong 20 tháng, bị bỏ rơi trong 4 năm tiếp theo.
Tất cả được truyền thông Việt Nam dẫn dắt một cách khéo léo, khiến dư
luận và bản thân những nhà hảo tâm bị dắt mũi tin rằng mình đã làm một
việc tốt, nhưng sự thực là hoàn toàn ngược lại.
Từ việc, truyền thông đưa tin và kêu gọi hỗ trợ, đưa số tài khoản để
người dùng chuyển vào. Tất cả đều giao cho truyền thông làm hết. Việc
giữ quỹ và đưa cho Hào Anh vào năm 18 tuổi cũng là một thỏa thuận giữa
truyền thông và chính quyền huyện Đầm Dơi lúc đó. Người hảo tâm cứ nghĩ
mình đã giúp được một người, dư luận cứ nghĩ là với số tiền đó Hào Anh
sẽ có một cuộc đời mới, báo chí cứ nghĩ là mình đã làm tròn trách nhiệm
phát động và quản lý tiền, còn chính quyền cứ nghĩ việc giao phó giữ quỹ
tiền là hết trách nhiệm.
Một núi tiền và ai cũng nghĩ là hết trách nhiệm. Thành ra tâm lý của Hào
Anh như thế nào? Quá trình học tập và nhận thức của Hào Anh chuyển biến
ra sao thì không một ai quan tâm đến? Báo chí im lặng, chính quyền lặng
im, xã hội không ai biết gì nữa.
Đến tháng 08/2014, Hào Anh nổi lên nhờ báo chí, nhưng không phải sự phản
ảnh về trường hợp bị lạm dụng mà ngược lại người mẹ trở thành “nạn
nhân” khi bà bị đuổi ra khỏi nhà cùng chồng.
Lần này, thay vì tìm hiểu rõ trách nhiệm của mình về cách chia sẻ lòng
hảo tâm, tìm hiểu lại hoàn cảnh gia đình, khoảng trống tâm lý và cả câu
chuyện quản lý của chính quyền thì truyền thông lại chạy theo hướng “độc
quyền” khai thác hành vi của Hào Anh dựa trên những lời tố cáo của
người mẹ. Và tất nhiên, Hào Anh gần như không có cơ hội lên tiếng.
Chính vì vậy, sự phản ảnh về Hào Anh trong thời gian qua có bao nhiêu
phần trăm trong đó là sự thật? Bao nhiêu trong đó còn chứa đựng sự tình,
oan khuất? Dư luận không cần biết, báo chí đưa sao thì tin vậy. Hào Anh
trở thành tâm điểm cho dư luận lên án qua sự “mô tả” của truyền thông,
truyền thông lên án qua sự “mô tả” của người mẹ. Cứ thế mà phán xét như
chính mình là người trong cuộc. Bất chấp những gì đang xảy ra đằng sau.
Đoàn thể, chính quyền và “sự rất tiếc”
Câu chuyện của Hào Anh không dừng ở mặt truyền thông, trách nhiệm của
người mẹ mà còn là sự lơ là, vô cảm của cộng đồng lẫn đoàn thể, chính
quyền.
Điều này không phải là một suy nghĩ phiến diện, khi mà sự bạo hành kéo dài, nhưng lại không bị tố giác hoặc phát giác sớm.
Người dân xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi) lúc đó (2010) cho rằng, nếu báo thì
chính quyền liệu có bảo vệ họ hay không khi mà vợ chồng Giang –Thơm luôn
miệng “khoe” cho xã hội đen thanh toán mỗi khi xích mích với ai.
Lúc đó (2010), dư luận đặt ra câu hỏi: nhóm côn đồ này là ai mà khiến
cho người dân sợ hãi và chính quyền không thể “nắm được tình hình” trong
suốt 20 tháng trời. Trong khi có cả một danh sách dài về các cơ quan,
đoàn thể ở xã ấp (hệ thống chính trị cơ sở), từ ông ấp trưởng cho đến
Mặt trận tổ quốc, Công an, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh…
Chỉ khi lên báo thì các cuộc kiểm điểm từ ấp, xã mới diễn ra. Từ ông
Phạm Đức Lý (lúc đó) “với tư cách là chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh, cá
nhân tôi thấy có lỗi với nhân dân vì đã không nắm được vụ việc đáng tiếc
này”, cho đến ông Đoàn Quốc Khởi - Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi (lúc đó)
- cũng điệp khúc: Rất đáng tiếc và thương tâm khi vụ hành hạ dã man em
Hào Anh lại xảy ra ở ấp văn hóa Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh. Đối tượng gây
án và bị hại trong vụ án này đều là người nơi khác đến làm ăn nên chính
quyền cũng chưa quan tâm đúng mức.
Không một cá nhân nào của chính quyền bị xử lý, kỷ luật ngoài việc bày
tỏ sự “đáng tiếc” và chối bỏ trách nhiệm. Và không ai nghĩ rằng, sự
“đáng tiếc” đó lại kéo dài đến tận hiện nay (2014).
Từ khi bị phát hiện bạo hành cho đến khi Hào Anh xuất viện, UBND xã Ngọc
Chánh, UBND huyện Đầm Dơi… đã làm gì cho Hào Anh. Chính quyền có thực
sự thấy “hối tiếc” để quan tâm đến em hơn không? Hay chỉ là việc đứng ra
quản lý một số tiền lớn từ các nhà hảo tâm vì áp lực của dư luận. Để
rồi quên Hào Anh cần gì.
Khi bước vào học, Hào Anh đã được chính quyền quan tâm đúng mức như thế
nào khi em học thua sút bè bạn, rồi quyết định bỏ học vào năm 16 tuổi?
Từ đó đến trước khi vụ việc ngược đãi bố mẹ diễn ra, chính quyền ở đâu
khi Hào Anh thay vì được giáo dục hướng thiện và dạy nghề thì lại phải
đi bốc vác thuê, phụ café...?
Sau khi sự cố “đuổi bố mẹ” được thông tin rộng rãi trên mặt báo, ông
Triệu Tấn Phát, Phó chủ tịch UBND Tp. Cà Mau mới đề cập đến biện pháp
giáo dục, chia sẻ, gợi mở để Hào Anh hòa nhập cộng đồng cũng như tạo
việc làm cho em. Nhưng cũng không quên đá trách nhiệm về chính quyền
huyện Đầm Dơi khi được hỏi về sự “quản lý” đối với Hào Anh.
Có phải chính từ sự “đáng tiếc” điển hình đó của chính quyền xã Ngọc
Chánh, huyện Đầm Dơi lẫn Tp. Cà Mau đã góp phần dẫn đến một Hào Anh như
ngày hôm nay?
Sự đòi hỏi chính quyền quan tâm đối với Hào Anh của 4 năm trước và 4 năm sau vì thế giống nhau ở điểm: thờ ơ và đổ lỗi.
Trong khi đó, chính quyền lại nhận được sự “quan tâm ngược” từ dư luận
khi số tiền tiết kiệm 743 triệu đồng lại phát sinh lãi chỉ khoảng 70
triệu đồng, trong khi 100 triệu đồng của nhà hảo tâm – Lê Ân lại phát
sinh lên đến 50 triệu đồng? Có phải đây là một sự cố “đáng tiếc” nữa hay
không?
Kết
Hào Anh nay đã 18, em đã lớn, em phải tự chịu trách nhiệm về những hành
vi mình gây ra, và không ai có thể biện hộ cho hành vi đó. Nhưng não trẻ
em như bọt biển, ném vào chỗ nào thì nó sẽ hút cái môi trường đó. Một
Hào Anh không lo học nghề, thay đổi bốn lần xe, sắm laptop, iphone… cũng
đi ra từ chính môi trường thiếu trách nhiệm ấy. Vậy nên, đừng mải lo
chĩa mũi giáo vào hành vi của em, mà quên rằng Hào Anh của ngày hôm nay
chính nhờ vào sự “góp phần” không nhỏ từ người mẹ vô trách nhiệm, một bộ
máy chính trị cơ sở “đáng tiếc” và phủi bỏ trách nhiệm, một nền báo chí
chụp giựt, một xã hội thích giải quyết mọi việc bằng núi tiền.
Nói vậy, để biết rằng, bên cạnh việc nghiêm khắc với hành vi, thì cũng có sự cảm thương với những gì em đã trải qua và đối mặt.
Để biết rằng, nếu việc Hào Anh nhuộm lại tóc, hay viết lá thư “xin lỗi
đấng sinh thành” và hứa sẽ tu tâm dưỡng tính (?) là màn kịch mà chính
quyền sở tại và bà Thoa bày ra để xoa dịu được dư luận xã hội và cho
rằng, mọi chuyện lùm xùm với Hào Anh sẽ chấm hết (bao gồm rũ bỏ trách
nhiệm giáo dục, giáo dưỡng), thì một Hào Anh lệch lạc nhận thức, với các
hành vi nguy hiểm hơn cho gia đình, xã hội sẽ xuất hiện trong một tương
lai không xa.
Có thể là chưa đầy 4 năm sau!
Liên Sơn
(Việt Nam Thời Báo)
Đi tìm nguyên nhân tai nạn ô tô ở VN
Ở Anh quốc, khi lái xe dọc các Motorway hay là đường cao tốc, thỉnh thoảng có tấm biển nhắc nhở:
“Tiredness can kill, take a break (sự mệt mỏi sẽ giết bạn, hãy nghỉ ngơi).
Quả vậy, các lái xe tải và xe khách ở Anh không được phép lái liên tục quá 4.5 tiếng đồng hồ, cứ sau 4.5 giờ lái xe, họ bị buộc phải nghỉ ngơi 45 phút và không làm bất kì việc gì khác ngoài nghỉ ngơi.
Sau thời gian đó, nếu tiếp tục lái xe, thì cứ 2 giờ lái, họ phải nghỉ 30 phút.
Nghỉ, nghĩa là dừng xe tắt máy, ở Anh trên mọi đường có rất nhiều nơi đỗ xe, tôi lái xe trên bất đường nào đều có những biển thông báo:
“Nơi dừng xe cách đây 1 dặm, nửa dặm…“
Lái xe có thể ngủ 1 giấc hay uống càfe hay chơi bất kì thứ gì, làm việc gì đó khác là phạm luật.
Ví dụ anh lái xe tải mà trong thời gian nghỉ 45 phút lại tranh thủ lôi sổ sách ra tính toán kiểm đếm hàng hóa là sai, điều đó bị cấm.
"Ví dụ anh lái xe tải mà trong thời gian nghỉ 45 phút lại tranh thủ lôi sổ sách ra tính toán kiểm đếm hàng hóa là sai, điều đó bị cấm." - Nguyễn QuảngVà thời gian lái xe không được quá chín tiếng một ngày, nếu lái xe làm việc tăng thêm một giờ thành 10 giờ/ ngày, thì chỉ được hai ngày trong một tuần.
Thời gian làm việc trong tuần cũng phải được tính toán để lái xe được nghỉ ngơi theo nhịp sinh học.
Kiểm tra
Cảnh sát có thể kiểm tra bất kì lúc nào, tôi thấy các xe ô tô tải và khách đều sử dụng máy ghi lại toàn bộ hành trình tên là EOBR (Electronic on-board recorder) trên một cái đĩa mỏng dính.
Cảnh sát sẽ kiểm tra hành trình bằng cách đọc những gì ghi trên đĩa đó, để biết chắc chắn người lái xe không lái quá thời gian cho phép.
Mục đích của chính phủ là ngăn chặn các tai nạn do lái xe mệt mỏi do loạn nhịp đồng hồ sinh học, do không ngủ và do các mệt mỏi tích lũy trong quá trình làm việc dài.
Tai nạn ở Việt Nam xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, ở phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi xin phép chỉ bàn đến thời gian làm việc của lái xe.
Ở Việt nam, thời gian nghỉ của lái xe tải và xe
khách hoàn toàn không ai quan tâm, không hề có một điều luật nào bắt lái
xe phải nghỉ ngơi sau nhiều giờ chạy xe liên tục, một lái xe tải hay xe
khách xuyên Việt lái liền tù tì 6h hay 8h không nghỉ là chuyện thường,
và khi đổi cho một lái khác, họ ngủ gà gật trên xe và tiếp tục cầm lái,
sau 1700km xuyên Việt, cơ thể họ gần như kiệt sức, và lại sẵn sàng cho
chuyến lộn ra.
Những xe chạy tuyến ngắn cũng không khá hơn, khi bận rộn, họ phải quay đầu liên tục cho mau chuyến. Nếu đổi lái khác, thì họ cũng chỉ nghỉ ngơi một cách mệt mỏi trên chiếc xe đang tiếp tục hành trình.
Vào những ngày lễ, các lái xe khách ở Việt nam rất bận rộn, họ phải tranh thủ chạy để bù vào những ngày vắng khách, một lái xe có thể lái 12h một ngày là thường.
Ngủ gật
Những xe chạy tuyến ngắn cũng không khá hơn, khi bận rộn, họ phải quay đầu liên tục cho mau chuyến. Nếu đổi lái khác, thì họ cũng chỉ nghỉ ngơi một cách mệt mỏi trên chiếc xe đang tiếp tục hành trình.
Vào những ngày lễ, các lái xe khách ở Việt nam rất bận rộn, họ phải tranh thủ chạy để bù vào những ngày vắng khách, một lái xe có thể lái 12h một ngày là thường.
Khi đi xe khách, liệu các bạn đã gặp lái xe ngủ gật?
Họ ngủ trong khi lái xe, gà gật, choàng tỉnh dậy, ngơ ngác và phanh cuống cuồng, chính tôi trong một chuyến đi xe khách phải châm thuốc lá liên tục cho một anh lái xe, vì thấy mắt anh lờ đờ, nháy mắt rất chậm và ngáp ngủ, tôi biết anh đang ngủ gật và không chịu dừng xe nghỉ theo lời khuyên của tôi.
"Các lái xe hãy lưu ý, đừng cố lái xe khi bạn mệt, với một chiếc xe tải hay khách nặng tới 30 tấn lao với tốc độ đến 80km/h, bạn có thể giết chính mình và những người vô tội khác khi ngủ gật" - Nguyễn QuảngNgay cả khi muốn dừng xe nghỉ cũng không hề dễ, các đường cao tốc hay đường quốc lộ đều không thiết kế nơi đỗ xe, khi mệt mỏi, họ cũng không có nơi dừng xe an toàn để nghỉ, công an sẽ bắt phạt nếu dừng xe sai chỗ, và dừng ở các nhà ăn của tư nhân thì buộc phải ăn. Ở những nơi không quen biết mà dừng xe, rất có thể anh sẽ bị chủ nhà đuổi đi.
Năm ngoái, Bộ Giao thông Vận tải vừa ra văn bản tăng cường quản lý hoạt động của xe khách giường nằm và xe khách chạy đêm.
Theo đó với xe có hành trình chạy liên tục từ 4 tiếng trở lên, phải đảm bảo mỗi lái xe chỉ lái liên tục tối đa 4 tiếng sau đó phải thay ca cho lái xe khác (thời điểm chạy đêm tính từ 8 giờ tối hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau).
Nhưng có vẻ như văn bản này lọt thỏm trong vô vàn các văn bản khác mà không một ai giám sát, kiểm tra lẫn chế tài. Các lái xe vẫn lái liên tục và không ai kiểm soát.
Chính phủ cần bắt buộc các nhà xe và đơn vị kinh doanh vận tải lắp hệ thống kiểm tra hành trình EOBR (Electronic on-board recorder) để công an có thể kiểm tra và phạt nặng, thậm chí thu bằng lái, với những lái xe chạy quá thời gian quy định mà không nghỉ.
Hệ thống đường xá cần thiết kế thêm nơi dừng xe
đủ rộng cho mỗi 30 km đường quốc lộ, để lái xe có nơi dừng xe khi họ
mệt, những nhà thầu làm đường chỉ được duyệt khi trong thiết kế có nơi
dừng xe cho các tài xế đường dài.
Và các lái xe hãy lưu ý, đừng cố lái xe khi bạn mệt, với một chiếc xe tải hay khách nặng tới 30 tấn lao với tốc độ đến 80km/h, bạn có thể giết chính mình và những người vô tội khác khi ngủ gật.
Ví dụ nhỏ, khi bạn buồn ngủ, một cú nhắm mắt để ngáp chả có nghĩa gì khi bạn đang ngồi trên sô pha xem vô tuyến, nhưng khi đang lái xe với tốc độ cao, thì trong khoảng thời gian của cú ngáp đó, xe đã đi được trên 50 mét. Liệu có an toàn không với cặp mắt nặng trĩu và liên tục ngáp?
Đến đích sớm làm gì, nếu bạn không chắc 100% an toàn?
Và các lái xe hãy lưu ý, đừng cố lái xe khi bạn mệt, với một chiếc xe tải hay khách nặng tới 30 tấn lao với tốc độ đến 80km/h, bạn có thể giết chính mình và những người vô tội khác khi ngủ gật.
Ví dụ nhỏ, khi bạn buồn ngủ, một cú nhắm mắt để ngáp chả có nghĩa gì khi bạn đang ngồi trên sô pha xem vô tuyến, nhưng khi đang lái xe với tốc độ cao, thì trong khoảng thời gian của cú ngáp đó, xe đã đi được trên 50 mét. Liệu có an toàn không với cặp mắt nặng trĩu và liên tục ngáp?
Đến đích sớm làm gì, nếu bạn không chắc 100% an toàn?
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Anh
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả đang sinh sống tại nước Anh.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét