-Lối rẽ và đại lộ ánh sáng
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng
Trên mỗi chặng đường phát triển có nhiều lối rẽ nhưng đại lộ đi về phía ánh sáng chỉ có một.
Định đề này có thể giúp đánh giá khách quan các động thái ngoại giao
trong nước từ ngày giàn khoan HD981 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam.Đa phần giới quan sát hiện đang tập trung giải mã các hoạt động ngoại giao quan trọng gần đây của Việt Nam. Đó là chuyến công du có phần được coi là “pha đóng thế bí hiểm” của Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang Mỹ (21-27/7). Sau nữa là chuyến thăm không kém phần bất ngờ của Đặc sứ Tổng Bí thư Lê Hồng Anh hai ngày tới Bắc Kinh (26-27/8).
Những đón đợi trước mắt
Hẳn nhiên là Washington cảm nhận ngay tức khắc sức nặng của lời cám ơn lẫn các thông điệp từ ông Phạm Quang Nghị so với những điều (được giả sử cho là) từ Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.Còn thỏa thuận Trung-Việt 3 điểm tuy không mới nhưng các nhà phân tích vẫn cố “truy lùng” giữa các con chữ trong mỗi bản thông cáo để tìm ra sự khác biệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong cách công bố kết quả.
Không lạ là người Mỹ đã đáp lại mau lẹ chuyến thăm của ông Nghị bằng chuyến công cán mang nhiều hứa hẹn của TNS McCain đến Hà Nội (8/8). Còn người Tàu, chẳng có ai ngạc nhiên là họ vẫn tiếp tục xây dựng các đảo đã từng chiếm đóng, tổ chức các tour du lịch ra Hoàng Sa, Trường Sa, xây thêm các trạm hải đăng, xua hàng vạn tàu cá xuống Biển Đông. Trí nhớ của họ về thỏa thuận 3 điểm tỏ ra rất ngắn (Ngày 4/9 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải họp báo phản đối).
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã được biến thành các đảo nhỏ nhờ việc Trung Quốc “giương Đông kích Tây”, tranh thủ thời gian dư luận mải chú ý vào giàn khoan để cải tạo hạ tầng suốt mấy tháng qua. Trung Quốc cũng đang ngày đêm biến đảo Gạc Ma của Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Trong khi đó, dư luận đón đợi nhiều từ chuyến thăm Mỹ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị. Thước đo kết quả trước mắt vẫn là hàng loạt nghị trình đang được khai triển trong quan hệ Mỹ-Việt.
Còn những nỗi lo “hậu giàn khoan” vẫn hiển hiện. Nhân Quốc khánh Việt Nam, Trung Quốc đã gửi sang những thông điệp không thể rõ ràng hơn. Ba ngày liên tục ba thông điệp. Thứ nhất, ngày 2/9 báo Đảng của Trung Quốc đe nẹt: “Việt Nam không được bắt cá hai tay!”. Thông điệp thứ hai, ngày 3/9 vẫn tờ báo Đảng ấy:“Đừng để bang giao Trung-Việt trở thành nạn nhân cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ!” (Ý bài này khuyên nên dâng đất, hiến đảo để giữ đại cục?). Đến ngày 4/9, tờ báo này chạy tít lớn: “Việt Nam nên từ bỏ thái độ cơ hội!”
Thiết tưởng khỏi phải bình luận gì thêm về thỏa thuận 3 điểm.
Các giá trị phổ quát
Tết Độc Lập năm nay vẫn chưa thấy truyền thông nhắc lại diễn văn nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 2/9/1945 đánh giá Hoa Kỳ từng đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Nhưng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ngày 8/8/2014 tại Hà Nội rằng “Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” thì xu thế nâng cấp “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ lên tầm “đối tác chiến lược” thêm nhiều triển vọng.
Bởi vì, Tổng thống Barack Obama và Tổng trưởng Quốc phòng Chuck Hagel có nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương Liên quân Mỹ Martin Dempsey trước khi ông tướng bốn sao sang Hà Nội ngày 13/8/2014: “Nơi ông cần đến bây giờ là Việt Nam”.Tuyên bố “đúp” này đã chuyển tải một thông điệp có thể kiểm chứng đối với Hà Nội trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Washington.
Còn khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Đặc sứ Lê Hồng Anh tại Bắc Kinh ngày 27/8 “đã là láng giềng thì không thể dọn đi nơi khác…”, chúng ta nghe như tiếng vọng ngàn xưa của một “lời nguyền địa-chính trị”. Tuy nhiên, thế “cực chẳng đã” ấy giờ đây không còn là thế “trứng chọi đá” như ngày nào…
Nhưng nếu rồi vẫn cứ “lối cũ ta về” thì rõ ràng là nguy hiểm. Không một thế lực nào có thể bắt một dân tộc vốn đã mang trong mình “gene” trội “không có gì quý hơn độc lập tự do” lại phải đi vào lối rẽ của vong thân và phụ thuộc.
Điều mà Trung Quốc bận tâm hiện nay là việc liệu mối quan hệ “đối tác toàn diện” Việt-Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh bành trướng sức mạnh quân sự đến mức nào. Nếu Mỹ tăng cường vị thế ở Việt Nam, kết hợp với lực lượng sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Philippines thì có thể tạo ra các tam-tứ giác an ninh để “cân bằng và đối trọng” với những lấn lướt của Trung Quốc trên cả đất liền lẫn Biển Đông Nam Á (tức Biển Đông) và các biển khác ở châu Á.
“Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại.“
Tiến về phía ánh sáng hay lạc lối vào tăm tối là thế lưỡng nan không chỉ của riêng Việt Nam. Những vạc dầu đang sôi ở cả Âu lẫn Á thách thức sự lựa chọn thông minh của mọi quốc gia, lớn và nhỏ.
Tại Hội nghị lần đầu tiên về ngoại giao đa phương ở Hà Nội, ngày 12/8, người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định rõ cục diện đa cực cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Việt Nam sẽ phấn đấu hết sức mình để tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Nhưng muốn đạt được điều đó, phải dứt khoát từ bỏ các lối rẽ có thể dẫn đến bị nô dịch về tư tưởng, trở thành độc tài và mang tính tự hủy diệt. Hãy bước tiếp trên con đường dân chủ hóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân. Đó chính là con đường thuận thiên, hợp với lòng người và xu thế thời đại.
Thời đại và thế giới đã đổi thay. Việt Nam không thể không thay đổi, nếu muốn từ các lối rẽ dễ gây hiểu nhầm cho chính cả đối tác lẫn đối tượng chuyển dịch dần ra đại lộ đi về phía ánh sáng, hướng tới các giá trị phổ quát mà nhân loại đã tích lũy được bao đời nay.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan.
Ukraine và nỗi ám ảnh của Việt Nam
Không người Việt Nam nào muốn có chiến tranh, dù với Trung Quốc, Mỹ
hay Cambodia. Chúng ta đã phải trả giá quá nhiều trong lịch sử bằng
xương máu, hận thù, và chia rẽ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tỉnh táo,
không để nỗi sợ Trung Quốc ám ảnh dẫn đến các quyết định sai lầm.
Thứ nhất, Việt Nam không có nguy cơ phải đối mặt với những đòi hỏi ly khai như miền Đông của Ukraine, nơi có nhiều người Nga sinh sống. Nga không thể đưa quân đội xâm chiếm Ukraine vì như vậy trở thành kẻ đi xâm lược, chắc chắn sẽ đối đầu với toàn bộ châu Âu và Mỹ. Chính vì vậy, Nga đã sử dụng lực lượng ly khai để gây rối Ukraine nhằm làm suy yếu Ukraine cũng như tạo thế gây ảnh hưởng sau này. Tiến xa hơn, Nga dựa vào ly khai để thiết lập một vành đai an toàn trước NATO.
Trung Quốc không thể đưa quân vào Việt Nam vì không có lực lượng ly khai cho Trung Quốc dựa vào. Nếu xâm lược chắc chắn sẽ bị lên án bởi toàn thế giới. Khi đó, Châu Á và thế giới sẽ tập hợp để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, có một khả năng Trung Quốc có thể can thiệp nếu họ viện lý do “người Trung Quốc ở Việt Nam bị tàn sát” – để bảo vệ công dân của mình họ sẽ đưa quân vào Việt Nam. Đây chính là điều Việt Nam phải thận trọng khi đồng ý cho hàng nghìn công nhân Trung Quốc tập hợp sâu trong lãnh thổ của mình. Họ có thể tạo thành cớ để Trung Quốc can thiệp quân sự vào Việt Nam, chưa nói đến các nguy cơ an ninh khác.
Thứ hai, cái giá Nga phải trả cho việc sát nhập Creame và gây rối ở Ukraine là rất lớn. Nước Nga bị cô lập như thời chiến tranh lạnh, có điều khác là nước Nga yếu hơn Liên Xô rất nhiều, và nước Nga không còn đồng minh Đông Âu cũng như các nước XHCN nữa. Nga còn lựa chọn duy nhất là bắt tay với Trung Quốc dẫn đến mất dần vị thế của một “cường quốc” mà Putin đang khao khát tìm lại. Cái thế của Nga càng ngày càng yếu, đến mức Tổng thống Putin phải viện dẫn đến thông điệp “nước Nga là một cường quốc hạt nhân” để nhắc nhở phương Tây.
Trung Quốc hiểu cái giá quá lớn họ phải trả nếu đưa quân vào Việt Nam vì họ có thể phải đối mặt với một sự bao vây tương tự. Chỉ với những gây hấn gần đây trên biển Hoa Đông và Biển Đông mà những chuyển dịch chiến lược về kinh tế, an ninh và ngoại giao đã được khởi động ở Châu Á. Một nước Nhật rũ bỏ sự tự ti sau chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu chủ động liên kết với Úc, Ấn Độ và ASEAN để tạo thế an ninh mới. Một nước Mỹ xoay trục về châu Á, bố trí thêm quân ở Úc, Philippines, Singapore và hàn gắn quan hệ đồng minh với Hàn Quốc và Nhật Bản. Những dịch chuyển về dòng vốn, đầu tư và quan hệ kinh tế cũng bắt đầu diễn ra vì rủi ro ở thị trường Trung Quốc tăng lên cùng sự hung hăng của họ với các nước láng giềng. Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nếu xâm lược nước khác, điều mà Trung Quốc không muốn.
Thứ ba, nước Nga đã sai lầm khi xem nhẹ ý chí của người dân Ukraine trong việc xây dựng một nhà nước độc lập và dân chủ. Chính sự “già néo đứt dây” của người Nga trong việc muốn Ukraine mãi là vệ tinh của mình đã dẫn đến các cuộc biểu tình và lật đổ xoay chuyển tình thế. Cho dù chính quyền của tổng thống Viktor Yanukovych cố trì hoãn sự “quay lại châu Âu” của Ukraine nhưng đã thất bại. Suy cho cùng, ý nguyện của quảng đại quần chúng nhân dân sẽ lái con tàu của đất nước đi theo hướng họ muốn.
Trung Quốc cũng hiểu tinh thần độc lập, tự cường và khát khao tự do của người Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn duy trì được sự tồn tại của mình. Tinh thần ấy vẫn còn chảy trong huyết quản và đã được đánh thức khi giàn khoan HD981 được kéo vào Biển Đông. Chính vì vậy, bất cứ thỏa thuận nào tạo sự lệ thuộc vào Trung Quốc cũng sẽ không được chấp nhận. Hơn nữa, Trung Quốc cũng hiểu rằng Việt Nam đã có các quan hệ kinh tế, văn hóa và chính trị đa dạng và chằng chịt với các nước trên thế giới, nên việc ép Việt Nam không dễ như trước đây.
Nhiều người so sánh Việt Nam đang đứng trước sự kiện lịch sử giống như những năm 1990 khi Liên Xô sụp đổ. Khi đó, chúng ta phải xác lập lại quan hệ chính trị, kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc trong hội nghị Thành Đô. Bây giờ, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào Biển Đông chúng ta cũng phải xác định lại quan hệ chính trị, kinh tế và ngoại giao với người láng giềng to lớn này. Tuy nhiên, thế và lực của chúng ta đã khác, chúng ta không cô độc như những năm 1990, chúng ta đã có quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh với nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, Châu Âu, Nhật, Úc và Hàn Quốc. Chúng ta là thành viên của ASEAN, và quan trọng hơn chúng ta có lẽ phải.
Duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc là quan trọng vì không có nước nào phát triển nếu không có ổn định chính trị trong nước, cũng như hòa bình với các nước láng giềng. Điều này không những đúng cho Việt Nam mà đúng cho cả Trung Quốc. Chính vì vậy, chúng ta đừng tự ti, đừng lo sợ khi đàm phán với người khổng lồ Trung Quốc. Vì nếu chúng ta để nỗi sợ che mờ lý chí, rất có thể chúng ta lại nín nhịn, tiếp tục bỏ lỡ cơ hội đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển xuôi chiều với thế giới. Lại bỏ lỡ cơ hội để dân tộc độc lập và tự do, ấm no và hạnh phúc.
Thứ nhất, Việt Nam không có nguy cơ phải đối mặt với những đòi hỏi ly khai như miền Đông của Ukraine, nơi có nhiều người Nga sinh sống. Nga không thể đưa quân đội xâm chiếm Ukraine vì như vậy trở thành kẻ đi xâm lược, chắc chắn sẽ đối đầu với toàn bộ châu Âu và Mỹ. Chính vì vậy, Nga đã sử dụng lực lượng ly khai để gây rối Ukraine nhằm làm suy yếu Ukraine cũng như tạo thế gây ảnh hưởng sau này. Tiến xa hơn, Nga dựa vào ly khai để thiết lập một vành đai an toàn trước NATO.
Trung Quốc không thể đưa quân vào Việt Nam vì không có lực lượng ly khai cho Trung Quốc dựa vào. Nếu xâm lược chắc chắn sẽ bị lên án bởi toàn thế giới. Khi đó, Châu Á và thế giới sẽ tập hợp để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, có một khả năng Trung Quốc có thể can thiệp nếu họ viện lý do “người Trung Quốc ở Việt Nam bị tàn sát” – để bảo vệ công dân của mình họ sẽ đưa quân vào Việt Nam. Đây chính là điều Việt Nam phải thận trọng khi đồng ý cho hàng nghìn công nhân Trung Quốc tập hợp sâu trong lãnh thổ của mình. Họ có thể tạo thành cớ để Trung Quốc can thiệp quân sự vào Việt Nam, chưa nói đến các nguy cơ an ninh khác.
Thứ hai, cái giá Nga phải trả cho việc sát nhập Creame và gây rối ở Ukraine là rất lớn. Nước Nga bị cô lập như thời chiến tranh lạnh, có điều khác là nước Nga yếu hơn Liên Xô rất nhiều, và nước Nga không còn đồng minh Đông Âu cũng như các nước XHCN nữa. Nga còn lựa chọn duy nhất là bắt tay với Trung Quốc dẫn đến mất dần vị thế của một “cường quốc” mà Putin đang khao khát tìm lại. Cái thế của Nga càng ngày càng yếu, đến mức Tổng thống Putin phải viện dẫn đến thông điệp “nước Nga là một cường quốc hạt nhân” để nhắc nhở phương Tây.
Trung Quốc hiểu cái giá quá lớn họ phải trả nếu đưa quân vào Việt Nam vì họ có thể phải đối mặt với một sự bao vây tương tự. Chỉ với những gây hấn gần đây trên biển Hoa Đông và Biển Đông mà những chuyển dịch chiến lược về kinh tế, an ninh và ngoại giao đã được khởi động ở Châu Á. Một nước Nhật rũ bỏ sự tự ti sau chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu chủ động liên kết với Úc, Ấn Độ và ASEAN để tạo thế an ninh mới. Một nước Mỹ xoay trục về châu Á, bố trí thêm quân ở Úc, Philippines, Singapore và hàn gắn quan hệ đồng minh với Hàn Quốc và Nhật Bản. Những dịch chuyển về dòng vốn, đầu tư và quan hệ kinh tế cũng bắt đầu diễn ra vì rủi ro ở thị trường Trung Quốc tăng lên cùng sự hung hăng của họ với các nước láng giềng. Chính vì vậy, Trung Quốc sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nếu xâm lược nước khác, điều mà Trung Quốc không muốn.
Thứ ba, nước Nga đã sai lầm khi xem nhẹ ý chí của người dân Ukraine trong việc xây dựng một nhà nước độc lập và dân chủ. Chính sự “già néo đứt dây” của người Nga trong việc muốn Ukraine mãi là vệ tinh của mình đã dẫn đến các cuộc biểu tình và lật đổ xoay chuyển tình thế. Cho dù chính quyền của tổng thống Viktor Yanukovych cố trì hoãn sự “quay lại châu Âu” của Ukraine nhưng đã thất bại. Suy cho cùng, ý nguyện của quảng đại quần chúng nhân dân sẽ lái con tàu của đất nước đi theo hướng họ muốn.
Trung Quốc cũng hiểu tinh thần độc lập, tự cường và khát khao tự do của người Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn duy trì được sự tồn tại của mình. Tinh thần ấy vẫn còn chảy trong huyết quản và đã được đánh thức khi giàn khoan HD981 được kéo vào Biển Đông. Chính vì vậy, bất cứ thỏa thuận nào tạo sự lệ thuộc vào Trung Quốc cũng sẽ không được chấp nhận. Hơn nữa, Trung Quốc cũng hiểu rằng Việt Nam đã có các quan hệ kinh tế, văn hóa và chính trị đa dạng và chằng chịt với các nước trên thế giới, nên việc ép Việt Nam không dễ như trước đây.
Nhiều người so sánh Việt Nam đang đứng trước sự kiện lịch sử giống như những năm 1990 khi Liên Xô sụp đổ. Khi đó, chúng ta phải xác lập lại quan hệ chính trị, kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc trong hội nghị Thành Đô. Bây giờ, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào Biển Đông chúng ta cũng phải xác định lại quan hệ chính trị, kinh tế và ngoại giao với người láng giềng to lớn này. Tuy nhiên, thế và lực của chúng ta đã khác, chúng ta không cô độc như những năm 1990, chúng ta đã có quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh với nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, Châu Âu, Nhật, Úc và Hàn Quốc. Chúng ta là thành viên của ASEAN, và quan trọng hơn chúng ta có lẽ phải.
Duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc là quan trọng vì không có nước nào phát triển nếu không có ổn định chính trị trong nước, cũng như hòa bình với các nước láng giềng. Điều này không những đúng cho Việt Nam mà đúng cho cả Trung Quốc. Chính vì vậy, chúng ta đừng tự ti, đừng lo sợ khi đàm phán với người khổng lồ Trung Quốc. Vì nếu chúng ta để nỗi sợ che mờ lý chí, rất có thể chúng ta lại nín nhịn, tiếp tục bỏ lỡ cơ hội đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển xuôi chiều với thế giới. Lại bỏ lỡ cơ hội để dân tộc độc lập và tự do, ấm no và hạnh phúc.
Bình Lê
(Diễn Ngôn)
-VN ‘cần cảnh giác TQ’
BBC
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ
Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet,
cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác
trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên
bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
Ông cũng nói với BBC rằng giữa lãnh đạo và người dân ‘có ý kiến khác nhau’ về cách đối phó với Trung Quốc.Tướng Vĩnh đã đưa ra ý kiến trên trong bài viết đăng trên trang Bauxite Việt Nam hôm thứ Hai ngày 8/9 với tiêu đề: ‘Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp’.
‘Có tội với Tổ quốc’
“Nếu giới cầm quyền nước ta không sớm tố cáo, đấu tranh, lại bưng bít thông tin, không để cho nhân dân đấu tranh… để đến khi căn cứ quân sự của Trung Quốc hoàn thành sẽ trở thành sự uy hiếp nặng nề đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta,” ông viết.“Không hành động, không chuẩn bị là có tội với Tổ quốc.”
Nói chuyện với BBC, Tướng Vĩnh nói: “Các lãnh đạo cứ hòa giải với Trung Quốc nên không quan tâm đến việc họ xây dựng căn cứ trên quần đảo Trường Sa.”
“Bao giờ tôi cũng muốn hòa bình ổn định (với Trung Quốc). Nhưng Trung Quốc có dừng lại đâu? Họ đang xây dựng bãi Gạc Ma thành căn cứ quân sự.“
Thiếu tướng NguyễnTrọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc
Khi được hỏi về việc Việt Nam mới đây cử ông Lê Hồng Anh sang Bắc Kinh, ông Vĩnh trả lời:
“Bao giờ tôi cũng muốn hòa bình ổn định với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc có dừng lại đâu? Họ đang xây dựng bãi Gạc Ma thành căn cứ quân sự.”
Vị tướng cao tuổi này cũng thừa nhận rằng làm căng với Trung Quốc là không có lợi với Việt Nam nhưng nói thêm rằng Hà Nội ‘phải làm bạn với nhiều nước lên chứ không phải chỉ mật thiết với một mình Bắc Kinh’.
Ông chỉ trích các nhà lãnh đạo Việt Nam ‘vẫn cứ sợ và vẫn cứ tin Trung Quốc’ và ‘không rút ra được bài học’ từ sau vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
“Giữ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc thì tôi đồng ý, nhưng lãnh đạo Trung Quốc thì không bao giờ hữu nghị với chúng tôi,” ông nói.
“Phải vừa hợp tác vừa đấu tranh. Cái gì vi phạm lợi ích quốc gia thì đấu tranh,” ông nói thêm.
Định Hướng Kinh Tế của Việt Nam
Kinh tế Việt Nam bị “định hướng” thế nào và theo tốc độ nào?
Trích từ tác giả: Phan C. Thành – 7 Sep 2014
Có thể nói, nền kinh tế VN được “định hướng xuống hố” rõ ràng từ sau
1990, tại Thành Đô. Như vậy, qúa trình xuống hố của VN đã được một phần
tư thế kỷ. Thành tựu đạt được là chúng ta đã kịp đi giật lùi so với thế
giới khoảng… 50-100 năm, tùy việc ta so sánh mình với nước nào! (Nhân
tiện, có lẽ VN nên đề nghị Ủy ban Olympic Quốc tế đưa vào thêm môn thi
“đi giật lùi” để người Việt chắc chắn chiếm trọn bộ huy chương?!)
Thế nào là “đi giật lùi” trong kinh tế? Là, ví dụ, 25 năm trước thu
nhập tính theo đầu người PPP của Việt Nam xấp xỉ của Hàn quốc, thì nay
chỉ bằng khoảng chưa được 5% (khoảng 2,000 USD/người/năm của VN so với
trên 20,000 USD của Hàn) mà để đạt mức hôm nay của Hàn quốc thì VN (với
tốc độ này) cần… ít nhất 50 năm nữa… Nhưng khi đó, 50 năm nữa, PPP của
Hàn quốc sẽ lại đi trước ta bao nhiêu năm nữa rồi? Hu hu… giống như con
rùa đuổi con thỏ mà cách vượt qua thỏ duy nhất của họ nhà rùa là lừa bịp
thỏ – như sách giáo khoa vẫn đang dạy bọn trẻ ư?
Tuy thế, chúng ta vẫn chưa đạt được cái “đích đáy” mà “định hướng
XHCN” hướng tới, nghe đâu đến tận cuối thế kỷ này vẫn “chưa chắc được”,
hu hu, lại phải dừng lại: hu hu hu… Thành tựu cụ thể đến nay là chúng ta
đã phá tan hoang đất nước và xã hội VN ngàn năm văn hiến, đã xài gần
hết mọi nguồn lực tài nguyên cha ông gìn giữ ngàn năm để lại (còn giấu
dân cắt xẻo vài miếng trả nợ Tàu cộng…), và đã còn vay nợ tương lai –
bắt con cháu Việt chưa sinh ra đã mang nợ vài trăm tỷ đôla với những món
nợ còn đang gia tăng nhanh chóng…
Cho nên, nếu tin theo đảng nói thì đến cuối thể kỷ này chúng ta mới
sẽ thành …, yên tâm đi? Và với tốc độ đi giật lùi vô địch thế giới như
thế thì đến khi thành …chúng ta sẽ đang ở tình trạng đi sau nhân loại
mấy trăm năm đây, và đó là cái gì nhỉ? Ôi, tôi không thể tưởng tượng
được ra nó – XHCN đó sẽ là cái gì nữa?! Đơn giản là, vì nền kinh tế nước
ta hiện không có chỗ để “đi giật lùi” mãi như thế! Và đó chính là “vấn
đề kinh tế vĩ mô” mà tôi muốn nói ở phần sau.
“Kinh tế học vĩ mô” của nền kinh tế “định hướng giật lùi”…
Bản chất của mọi nền kinh tế mà Loài người đã và đang thực hành là
phát triển đi lên bằng cách gia tăng giá trị cho các xã hội và quốc gia
thông qua lao động và sáng tạo của các công dân của nó, theo qui luật
thị trường tự do, cộng lại thành kết quả đi lên của cả nền kinh tế. Tức
là, giá trị mới tạo ra trong thị trường lao động và sáng tạo, bởi mọi
công dân, cộng lại… Hay nôm na: kinh tế vĩ mô là tổng sigma của các kinh tế vi mô nơi các giá trị mới được tạo ra…
Nhưng trong nền kinh tế với “định hướng giật lùi” của Việt Nam hôm
nay thì khác. Vì không có thị trường (với các qui luật tự do của nó), mà
chỉ có “định hướng XHCN”, nên giá trị mới được “định hướng” trong kế
hoạch “định hướng” XHCN (dự kiến) rằng các công dân sẽ tạo ra nó, và nó
sẽ lại được “định hướng” đem “giao cho” các công dân để thực hiện tạo ra
các giá trị mới đó, theo chỉ đạo của đảng (tất nhiên, rất sáng suốt),
và vì thế đảng “định hướng” luôn sự phân phối (tiềm lực kinh tế xã hội)
và tái phân phối (giá trị mới sẽ tạo ra) từ khi nó chưa được tạo ra,
không cần (vì đảng không cho phép) “Bàn tay vô hình” của Ricardo hay
Adam Smith gì ở VN cả, vì đã có “bàn tay của đảng” lo rồi, “định hướng”
hết rồi…
Vì “phải” nói theo các khái niệm kinh tế vĩ mô (đã lỡ từ đầu hô to tự
nhận là “nhà kinh tế vĩ mô”!), nên nghe nó rắc rối, phức tạp vậy thôi.
Nhưng trong thực tế, (và ta sẽ xét qua ví dụ) thì sẽ thấy “kinh tế vĩ mô
có định hướng giật lùi” cũng khá đơn giản, dù rất tinh vi nên vẫn ít
người nhận ra bản chất của nó – nếu không là “nhà kinh tế vĩ mô có định
hướng giật lùi”, hi hi…
Ví dụ (vĩ mô): Đảng “định hướng” năm tới 2015 GDP của VN sẽ phải là
200 tỷ đô (khoảng 4 triệu tỷ đồng, trong đó đã có cả nguồn lực phải bỏ
vào và giá trị mới sẽ tạo ra), và đảng “giao cho” thành phần kinh tế nhà
nước (KTNN) nhiệm vụ thực hiện 30% (60 tỷ đô), kinh tế tư nhân 30% (60
tỷ đô) và FDI 40% (80 tỷ đô).
Đồng thời, đảng “giao cho” kinh tế tư nhân và FDI phải tự lo nguồn
lực để thực hiệm nhiệm vụ, còn mọi nguồn lực quốc gia (đất đai, vốn tài
chính, mọi chính sách ưu đãi…) đảng sẽ “giao cho” các tập đoàn kinh tế
nhà nước là chính để chúng “làm chủ đạo” nền kinh tế. Tóm lại, năm 2015,
đảng sẽ giữ lại ngay 80 tỷ đô trong số 120 tỷ do KTNN và KT tư nhân sẽ
tạo ra (còn 80 tỷ đô của FDI thì đảng có chính sách ưu đãi “giữ chân tư
bản bóc lột” bằng miễn thuế dài hạn rồi, nên đảng không thu được gì, chỉ
tính trên giấy cho oai thôi). 80 tỷ đô hay 1,6 triệu tỷ đồng đó để
đảng: quản lý kinh tế (nuôi bộ máy nhà nước), bảo vệ đất nước, hỗ trợ
kinh tế tư nhân bằng quản lý (nước bọt) và “phục vụ hành là chính”, đảng
quản lý xã hội… tất cả mất 30 tỷ đô, đảng giao vốn cho KTNN (mất 50 tỷ
đô, hay 1 triệu tỷ đồng)…
Tóm lại, đảng ăn trước, “cắt trước” các giá trị mà nền kinh tế sẽ
tạo ra trong năm tới, thông qua kế hoạch “định hướng”, đảng chiếm dụng
cả nguồn lực kinh tế quốc gia và giá trị sẽ tạo ra cùng lúc… Rồi sau đó…
tiếp… quản lý “vi mô”…
Ví dụ tiếp, “vi mô” nhưng ở tầm phổ biến “vĩ mô”: Một tập đoàn KTNN
nhận một dự án khủng xây dựng hạ tầng kinh tế, nhà nước giao việc và vốn
qua “chỉ định” thầu, trị giá 200 triệu đô. Tuy nhiên, vì nhà nước chỉ
định và giao vốn và quản lý chung, nên chỉ giao cho Tập đoàn KTNN đó 140
triệu đô (quyền được vay ngân hàng nhà nước) để thực hiện dự án quyết
toán trước là 200 triệu đô đó. Như vậy, nhà nước có ngay 60 triệu đô từ
dự án đó, để “xài chung”.
Đó là qui đinh bất thành văn – Chính phủ luôn giữ lại khoảng 25-30%
giá trị công trình khi duyệt và giao công trình, nếu ai đó không nhận
thì có ngay Tập đoàn khác xin nhận, “chạy” mọi cửa để được nhận “chỉ
định” thầu đó…
Đến lượt mình, TĐ KTNN đó chia nhỏ việc và lại “chỉ định” thầu cho
các công ty con và công ty tay trong của mình, giao giá tổng cộng 70
triệu đô để các nhà thầu phụ là các công ty con trong tập đoàn phải thực
hiện đến 90% hạng mục công việc khó nhai (nếu họ không làm được thì tự
gọi thầu phụ bên ngoài), còn 70 triệu đô giao các công ty tư nhân sân
sau của các sếp lớn trong Tập đoàn và trong Bộ chủ quản để thực hiện 10%
khối lượng công việc dễ xơi bôi bác…
Tất nhiên, các công ty con và các nhà thầu phụ ngoài không có lựa
chọn nào khác ngoài nhận thầu theo giá đó của Tập đoàn (khoảng 40% giá
thật của công trình), họ thường hoặc lỗ hoặc gian dối hạ chất lượng công
trình, và thường là cả hai, nhưng trước mắt họ có việc để nuôi quân là
quan trọng nhất.
Họ sẽ “gỡ gạc” lại bằng cách chây ì thời hạn gấp đôi ba lần “kế hoạch
nhà nước” giao mà Tập đoàn không thể đuổi họ ra được (vì là “quân mình”
hoặc vì họ đã dấn quá sâu và biết quá nhiều – nếu là thầu phụ ngoài),
rồi họ đòi tăng “chi phí phát sinh” khoảng 50%… Tập đoàn luôn phải đồng ý
tăng “chi phí phát sinh ngoài dự kiến”, thường khoảng thêm 50% giá
“giao” ban đầu, đôi khi cao hơn, tới 100% (như các nhà thầu Tàu…). Và
phần “phát sinh” này thường họ cũng phải “cưa đôi cưa ba”…
Tại sao Nhà nước và Tập đoàn thường dễ dàng chấp nhận tăng giá công
trình sau khi công trình đã bị kéo dài vô thời hạn, ngoài lý do có “cưa
đôi cưa ba”? Là bởi vì, nếu không chấp nhận để kết thúc công trình và
đưa vào sử dụng (dù chất lượng rất rất thấp) thì họ không thể quyết toán
và khóa sổ công trình được, và các khoản họ đã “cắt” từ trước (30% ở
cấp nhà nước và 30-40% nữa cho Tập đoàn) có nguy cơ… nuốt không trôi
trên sổ sách và cả trong miệng những kẻ không được nuốt! (Dù họ nuốt
“đô” đã trôi hết, tiêu hóa đã hết thành các “lâu đài nguy nga” của các
quan đỏ trong thực tế từ lâu rồi…)
Tóm lại, điều tôi muốn nói về nền “kinh tế định hướng giật lùi” này,
có ba ý: Thứ nhất, giá trị gia tăng ở đó bị đảng/chính phủ cướp trắng
trước khi được làm ra (ở hai cấp trung ương và tập đoàn); Thứ hai, đa số
những người làm ra giá trị cộng thêm cho xã hội để đất nước đi lên chỉ
nhận được khoảng 30-40% giá trị họ tạo ra do chính cái cơ cấu “định
hướng” từ trên xuống dưới trong nền kinh tế được sáng tạo áp dụng thành
“chỉ định” thầu như tôi đã chỉ ra qua một ví dụ trên, không đủ cho họ
sống phục hồi sức lao động sáng tạo, làm họ chết dần chết mòn…; Thứ ba,
trong nền kinh tế “định hướng giật lùi”, chỉ có chi phí là cứ “sinh ra”
thêm để “cưa với nhau”, còn lợi nhuận thì đã bị bóp chết từ trước ở
trung ương, ngược lại với kinh tế tư bản là chi phí đi trước sinh ra
lợi nhuận sau khi có doanh thu kỳ vọng, rồi mới nộp thuế về nuôi chính
phủ trung ương…
Trên đây là ví dụ “kinh tế vi mô” thật 99% mà tôi từng là giám đốc
tổng thầu của một tập đoàn KTNN và quản lý thực hiện một công trình trị
giá ban đầu đúng khoảng 200 triệu đô, nhưng chỉ được giao cho các nhà
thầu “của mình” giá chỉ khoảng 40% số đó để họ phải thực hiện toàn bộ
công trình…
Là một kỹ sư, là một nhà kinh tế thực hành (tôi có bằng master cho cả
hai từ Châu Âu), trước hết là một con người, tôi không thể chấp nhận
công trình “trị giá 250 triệu đô” mà tôi biết nó có chất lượng vô cùng
thấp vì chỉ được đầu tư có 80 triệu đô, và biết nó trở thành mối nguy
hại cho xã hội mà trực tiếp là cho những người sử dụng khai thác nó sau
này… Tôi đã nhìn thấy rõ, đất nước mất 250 triệu đô để có một mối nguy
hại khổng lồ trong tương lai gần để lại cho con cháu ư? Còn trong hiện
tại, người ta chỉ có thể lỗ dài dài khi khai thác công trình kinh tế trị
giá có 80 triệu đô nhưng phải khấu hao nó theo giá thành 200 triệu đô
“ban đầu” + 50 triệu “phát sinh” mà tập đoàn/nhà nước đã vay quốc tế và
phải trả dần. Ai trả? Con cháu người Việt chúng ta…
Trở lại với “kinh tế vĩ mô định hướng giật lùi”, như vậy, trong nền
kinh tế đó, giá trị mới vẫn được người lao động, những công dân của nó,
tạo ra, nhưng tiềm lực kinh tế quốc gia lại không gia tăng vì nó (giá
trị mới) bị cướp ngay trước khi nó được sinh ra bởi “định hướng” (đã cụ
thể hóa thành các kiểu “chỉ định” thầu hay “đấu thầu” công… rất khai),
rồi “bốc hơi” hết, cho nên nó mới đi giật lùi.
Chính vì cách vận hành như thế mà tập đoàn Vinashin sau khoảng 10 năm
“cất cánh” đã sập hoàn toàn trước năm 2010, vì không tích tụ được giá
trị gia tăng để trả nợ. Rồi cũng như thế, đến lượt Vinalines… và còn
nhiều tập đoàn khác trong “danh sách chờ” phá sản, cho đến khi “cả lũ
xuống hố” hết.
Theo tôi, có ba nhóm trong thứ tự “xếp hàng” đi giật lùi, đó là: 1)
đầu tiên là các công ty sản xuất dịch vụ cho doanh nghiệp B to B
(Businesses to Businesses) “đi” trước (như Vinashin: dịch vụ đóng tàu,
không phải sản xuất ra con tàu mới, Vinalines: dịch vụ vận tải, hàng
chục vạn công ty TNHH loại DN VVN đã phá sản…) ; 2) tiếp đến các công ty
dịch vụ cả B to B và dịch vụ đại chúng B to C (Businesses to Customers )
“đi” theo (Agribank & cả hệ thống ngân hàng, TTCK: dịch vụ tài
chính, Petrolimex: dịch vụ cung cấp xăng dầu, Xây dựng và BĐS, Nông
nghiệp…); 3) rồi đến các công ty khai thác tài nguyên và cung cấp sản
phẩm đại chúng (Điện lực: tài nguyên điện năng, TKS: Than và khoáng sản,
Dầu khí: tài nguyên dầu khí…) Bao giờ đến nhóm thứ ba phá sản thì chúng
ta đã đứng ngay trước thời điểm hoàn tất “cả nước xuồng hố” hay thành
công CNXH.
Vừa rồi, tôi có gặp một số bạn bè cũ – có mấy người bạn đã kể than
phiền với tôi cái cơ cấu ăn chia bất di bất dịch là 100%-30%-30%+25%
trong tất cả các dự án lớn hiện nay trong các ngành điện lực, xăng dầu,
xây dựng, TKS, và nhất là dầu khí… thì tôi thấy nó y như trong Vinashin
và Vinalines đã sập mà tôi biết rõ, nên tôi buồn rầu nghĩ: Đang phá sản
nhóm công ty thứ hai và đã chuẩn bị đến nhóm thứ ba. Tốc độ là khoảng 5
năm khai tử một nhóm. Nhóm 1 khoảng 2010 thì nhóm 2 là 2015 và có thể
nhóm 3 sẽ nhanh hơn nữa. Cái ngày “chúng ta thành công” cũng sắp tới
rồi, chắc chỉ khoảng 5 năm +/-1 hay +/-2 nữa mà thôi?
Phan C. Thành
(Blog Alan Phan)
Thư của phi công Mai Trọng Tuấn gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
.Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
——-00O00——-
- Kính gửi: Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng
- Kính gửi: Bộ Trưởng Đinh La Thăng
Tối 03/09/14, anh Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng Không, có điện
mời tôi vào Tân Sơn Nhất để tham gia cùng chuyến bay (SIM) thử nghiệm.
Tôi cám ơn anh Thanh và nói lại với anh rằng: không cần thiết tôi phải có mặt. Bằng kinh nghiệm của người lái, tôi cũng có thể biết được kết quả tương đối.
Ngày 04/09/14, đọc báo tôi biết kết quả số liệu mà Cục Hàng Không công bố.
Tôi không nghi ngờ và cũng không bất ngờ với con số này (85km và 5 phút với Boeing 777). Tôi tin anh em tổ lái thực hiện tốt việc bay thử (SIM).
Nếu tính đúng về cự ly và thời gian cho máy bay, từ lúc cất cánh rời mặt đất đến lúc hạ cánh chạm đất (trong trường hợp bình thường), có thể thông số sẽ cộng thêm một ít nữa (quãng 10km về cự ly và 1 phút về thời gian).
Vì hướng cất cánh cơ bản của Tân Sơn Nhất là 250o, từ Đông sang Tây. Sau khi cất cánh lại phải vòng ngược về phía Đông để tới An Lộc (điểm rẽ đi Buôn Mê Thuột).
Tôi cho rằng con số đường bay thẳng ngắn hơn quãng trên 90km , thế cũng là tốt rồi.
Nhớ lại tháng 03/2009, sau khi tôi tái đề xuất về đường bay thẳng (1983), Thủ tướng có văn bản hỏi Cục Hàng Không.
Cục Hàng Không có công văn 1588/CHK.QLĐHB, ngày 11/05/2009, do Cục trưởng Phạm Quý Tiêu ký, báo cáo Thủ tướng. Ở trang 2, dòng 25 thừa nhận: “đường bay thẳng ngắn hơn 142 km so với đường bay hiện tại” (nguyên văn).
Cứ cho rằng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc sực nhớ ra:
Về sau, Cục Hàng Không điều chỉnh, nắn lại đường bay (không qua Đà Nẵng).
Lấy 2 con số (đều là của Cục Hàng Không công bố) thì đường bay nắn, chỉnh, đã rút ngắn được: 142-85=57km.
Tôi chưa tin lắm vào con số này. Nhưng nếu là đúng, thì trong 5 năm qua, sự điều chỉnh của Cục Hàng Không đã tiết kiệm được cho Nhà nước và nhân dân là rất lớn: 57 x 2 x 50 chuyến/ngày x 365 ngày x 5năm = 10.402.500 km (bằng 259 lần bay vòng quanh trái đất).
Nếu tính tiền thuê máy bay, người lái, lao động, tiền mua nhiên liệu, v.v. là một con số rất lớn, chưa tính đến thời gian của khách.
Nay nếu rút ngắn được 85 km cho 1 chiều, thì con số sẽ lớn hơn nhiều.
Nếu Bộ trưởng giao thông vận tải thương lượng với bạn về chi phí quá cảnh, để các hãng Hàng không bay không bị lỗ, chỉ cần hoà vốn đã là tốt rồi.
Tôi đã hoàn thành trách nhiệm với lương tâm của mình.
Tôi không có ý kiến gì về vấn đề này nữa.
Tôi cám ơn anh Thanh và nói lại với anh rằng: không cần thiết tôi phải có mặt. Bằng kinh nghiệm của người lái, tôi cũng có thể biết được kết quả tương đối.
Ngày 04/09/14, đọc báo tôi biết kết quả số liệu mà Cục Hàng Không công bố.
Tôi không nghi ngờ và cũng không bất ngờ với con số này (85km và 5 phút với Boeing 777). Tôi tin anh em tổ lái thực hiện tốt việc bay thử (SIM).
Nếu tính đúng về cự ly và thời gian cho máy bay, từ lúc cất cánh rời mặt đất đến lúc hạ cánh chạm đất (trong trường hợp bình thường), có thể thông số sẽ cộng thêm một ít nữa (quãng 10km về cự ly và 1 phút về thời gian).
Vì hướng cất cánh cơ bản của Tân Sơn Nhất là 250o, từ Đông sang Tây. Sau khi cất cánh lại phải vòng ngược về phía Đông để tới An Lộc (điểm rẽ đi Buôn Mê Thuột).
Tôi cho rằng con số đường bay thẳng ngắn hơn quãng trên 90km , thế cũng là tốt rồi.
Nhớ lại tháng 03/2009, sau khi tôi tái đề xuất về đường bay thẳng (1983), Thủ tướng có văn bản hỏi Cục Hàng Không.
Cục Hàng Không có công văn 1588/CHK.QLĐHB, ngày 11/05/2009, do Cục trưởng Phạm Quý Tiêu ký, báo cáo Thủ tướng. Ở trang 2, dòng 25 thừa nhận: “đường bay thẳng ngắn hơn 142 km so với đường bay hiện tại” (nguyên văn).
Cứ cho rằng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc sực nhớ ra:
Về sau, Cục Hàng Không điều chỉnh, nắn lại đường bay (không qua Đà Nẵng).
Lấy 2 con số (đều là của Cục Hàng Không công bố) thì đường bay nắn, chỉnh, đã rút ngắn được: 142-85=57km.
Tôi chưa tin lắm vào con số này. Nhưng nếu là đúng, thì trong 5 năm qua, sự điều chỉnh của Cục Hàng Không đã tiết kiệm được cho Nhà nước và nhân dân là rất lớn: 57 x 2 x 50 chuyến/ngày x 365 ngày x 5năm = 10.402.500 km (bằng 259 lần bay vòng quanh trái đất).
Nếu tính tiền thuê máy bay, người lái, lao động, tiền mua nhiên liệu, v.v. là một con số rất lớn, chưa tính đến thời gian của khách.
Nay nếu rút ngắn được 85 km cho 1 chiều, thì con số sẽ lớn hơn nhiều.
Nếu Bộ trưởng giao thông vận tải thương lượng với bạn về chi phí quá cảnh, để các hãng Hàng không bay không bị lỗ, chỉ cần hoà vốn đã là tốt rồi.
Tôi đã hoàn thành trách nhiệm với lương tâm của mình.
Tôi không có ý kiến gì về vấn đề này nữa.
Xin Cám Ơn Thủ Tướng và Bộ Trưởng
Mai Trọng Tuấn
(Blog Kim Dung)
-Vietnam News luôn đến từ hôm qua?
Robert Banks
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ London, Anh Quốc
Trong thời đại truyền thông mạng, tin tức
khắp thế giới ngày càng được lan tỏa từ nhiều nguồn phong phú khác nhau.
Việt Nam với khoảng 36 triệu người dùng internet, cũng không là ngoại
lệ.
Các trang tin tức trên mạng và di động phát triển và lan rộng nhanh
chóng. Dù thế, báo in vẫn hiện diện trong đời sống hàng ngày từ bao lâu
nay.Trong trí nhớ từ rất xưa của người Việt, tên tuổi như báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Nhân Dân luôn là nơi để người đọc được biết về các chính sách, tham vọng, thành tựu của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khi đó, với lớp độc giả là các nhà ngoại giao quốc tế, doanh nhân, chính trị gia và người nước ngoài sống lâu năm ở Việt Nam, người ta có thể mong đợi Việt Nam News – có thể coi là nguồn tin bằng tiếng Anh chính của quốc gia này – có cách đưa tin cân bằng hơn. Câu trả lời là Không.
Với lượng ấn bản 35.000 mỗi ngày và lượng độc giả khoảng 120.000, tờ báo này nhỏ nhưng khá ảnh hưởng.
Kể từ khi xuất bản lần đầu năm 1991, tờ báo đã cung cấp cho người đọc tiếng Anh các diễn tiến ở Việt Nam, cho thấy đây là quốc gia phát triển nhanh. Báo cũng thu được một khoản nhỏ từ quảng cáo nhưng phần lớn là vốn nhà nước do đây là cơ quan chịu trách nhiệm đưa tin tích cực về Việt Nam ra với thế giới.
“Chỉ có các đảng viên kỳ cựu được trao vị trí này [Tổng biên tập] và phải chịu áp lực rất căng thẳng; bất kỳ lỗi nào cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và kết thúc cả một sự nghiệp.“
Robert Banks
Điều hành tờ báo xuất bản hàng ngày này là cả một đội quân nhà báo, biên tập viên, người soát lỗi và các nhà quản lý.
Tuy nhiên, chỉ có một vài người được lựa chọn có trách nhiệm quyết định nội dung. Kế hoạch đưa tin tức thuộc thẩm quyền các ban của Bộ Nội vụ và Ban Tuyên giáo.
Tổng biên tập chịu trách nhiệm cho sản phẩm cuối cùng và thường phải làm việc qua đêm để kiểm tra chế bản cuối từng trang một trước khi xuất bản.
Chỉ có các đảng viên kỳ cựu được trao vị trí này và phải chịu áp lực rất căng thẳng; bất kỳ lỗi nào cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và kết thúc cả một sự nghiệp – cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, bà Vũ Kim Hạnh bị cách chức do cho đăng một bài báo nói ông Hồ Chí Minh từng có vợ người Trung Quốc.
Người ta cũng yêu cầu phải có văn phong rất hình thức, và cách viết mới mẻ, sáng tạo không được tán thành. Tin tức, theo cách hiểu của họ, là việc rất nghiêm túc và phải được trình bày theo cách phù hợp.
Đội ngũ viết bài là nhóm người có độ tuổi, nền tảng và tham vọng khác nhau. Một số phóng viên lớn tuổi có vị trí giám sát, nhưng đa số người làm việc ở đây khá trẻ và rất nhiều người mới tốt nghiệp đại học.
Họ thông minh và thân thiết, cực kỳ tôn trọng cơ quan và rất vui vẻ chấp nhận vị trí của mình trong dây chuyền tổ chức này.
“Các phóng viên không phàn nàn gì mà cứ thế ngày ngày lâm vào vòng luẩn quẩn viết hàng loạt bài kiểu như ‘Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị lâu dài với Seychelles’.“
Robert Banks
Kết quả là báo chí điều tra trở thành của hiếm và các bài báo thì được khuyến khích sao cho viết càng khô khốc càng tốt.
Các phóng viên không phàn nàn gì mà cứ thế ngày ngày lâm vào vòng luẩn quẩn viết hàng loạt bài kiểu như ‘Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị lâu dài với Cộng hòa Seychelles’.
Mỗi ngày Việt Nam News có một bài điểm nhấn trên trang nhất về phát triển mới vượt bậc của đất nước, hòa nhập nhanh chóng với thế giới và những bước tiến lớn trong phúc lợi xã hội.
Bên trong là các bài báo về di sản văn hóa truyền thống như hát dân ca, nghệ thuật cồng chiêng, được nhắc đi nhắc lại.
Bài phân tích tin quốc tế thường chỉ có độ dài nhất định về một sự kiện nào đó đã diễn ra, theo kiểu mà một số độc giả thường xuyên vẫn gọi đùa là khẩu hiệu ‘ngày hôm qua là tin tức của ngày hôm nay’.
Chủ nghĩa bảo thủ này đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách của phòng tin, từ người chụp ảnh tới hiệu đính viên người nước ngoài được thuê để soát lỗi ấn bản – những người mà ý kiến của họ không được màng đến và cũng không được mong đợi trừ khi có liên quan đến ngữ pháp và cú pháp.
Tuy nhiên, với một số chủ đề nhạy cảm, phóng viên đôi khi cũng bày tỏ ý kiến của mình. Cuộc khủng hoảng gần đây trên Biển Đông tạo ra lòng giận dữ chân thật và tình cảm yêu nước đầy trách nhiệm để cho thấy vị trí cứng rắn của Việt Nam.
Thêm vào nỗi niềm này là truyền thông Trung Quốc cũng thường xuyên tấn công Việt Nam và cả người Việt.
Thế nên đây là sự kiện giải vây cho rất nhiều người khi họ được phép bày tỏ quan điểm chống Tàu trong thời gian xảy ra tranh chấp giàn khoan.
Tương tự, phóng viên trên khắp Việt Nam thương tiếc cái chết của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp – người chỉ huy chiến thắng trước quân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ – và thấy vinh dự khi được tưởng niệm ông.
Nhưng nhiều người cũng thấy khó chịu khi tin tức bị đình lại, và tin này lại do chính truyền thông quốc tế đưa ra trước tiên trong lúc các lãnh đạo Việt Nam tranh cãi về cách phản ứng.
Người dân có thể suy ra từ sau những dòng chữ rằng các bài báo so sánh vị đại tướng với lãnh đạo cấp cao hiện nay thường không được nhà cầm quyền thích thú lắm.
Bên cạnh những vấn đề này, chủ đề bàn luận trong phòng tin thường xoay quanh các vấn đề như kỳ nghỉ sắp tới, cái gì đang mốt trên Facebook và kế hoạch liên hoan văn phòng. Thực tế đang là vậy và chắc sẽ còn tồn tại lâu ở Việt Nam.
Hai mươi năm tới, những nhân viên này có lẽ vẫn làm công việc đó, những ý nghĩ riêng thì giấu cho riêng mình trong lúc ngoan ngoãn tường thuật về quyết định sáng suốt mới nhất của chính phủ Việt Nam.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả từng làm việc ở Việt Nam.
- Mỹ lần đầu tiên oanh kích Nhà nước Hồi giáo tại miền Tây Irak (RFI) - Trong khi chờ đợi ra đời một liên minh quốc tế lớn nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo, theo sáng kiến của Washington, Hoa Kỳ tiếp tục các vụ oanh kích tại Irak. Hôm nay 07/09/2014, lần đầu tiên không quân Hoa Kỳ tấn công các vị trí của Nhà nước Hồi giáo tại miền Tây, căn cứ địa của lực lượng này. Cũng hôm nay, Liên đoàn Ả Rập chuẩn bị một nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của Irak chống lại quân thánh chiến Hồi giáo.
- IS mất ngọn núi chiến lược quan trọng (BBC) - Các lực lượng kháng chiến chống IS của người Kurd vừa giành lại một ngọn núi chiến lược để tiiến về Mosul.
- Người Khmer Krom họp về vùng Nam Bộ (BBC) - Một trong những vấn đề được người Khmer Krom trong buổi tập hợp ở Phnom Penh thảo luận là các yêu sách với vùng đất nay là Nam Bộ, VN.
- Đi tìm nguyên nhân tai nạn ô tô ở VN (BBC) - Ý kiến nói về nguyên nhân chính đằng sau các vụ tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam và so sánh giữ an toàn với Anh Quốc.
- 'Bàn thắng của U19 VN đậm chất Arsenal' (BBC) - Bàn thắng của ngôi sao U19 Việt Nam, Công Phượng, vào lưới tuyển Úc đậm chất đẹp mắt của Arsenal, theo bình luận viên Quang Huy.
- Một bức tranh thu nhỏ của giới cầm bút Việt Nam tại Úc (2) (VOA) - Nếu Lê Văn Tài đến với văn học từ hội hoạ, Hoàng Ngọc-Tuấn từ âm nhạc, Nguyễn Minh Quân lại đến với văn học từ khoa học
- Việt Nam : Tọa đàm về Kiểm điểm nhân quyền bị chính quyền làm khó (RFI) - Hôm thứ Sáu 05/09/2014, tại Dòng Chúa Cứu thế, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra cuộc Tọa đàm để phổ biến các kết quả của cơ chế Kiểm điểm định kỳ về nhân quyền toàn cầu (UPR) năm 2014 của Việt Nam, do liên minh ba nhóm xã hội dân sự tổ chức. Nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam và đại diện các sứ quán Hoa Kỳ,Úc, Thụy Sĩ đã tham dự. Khách sạn New World - nơi Tọa đàm dự định tổ chức - buộc phải từ chối thực hiện hợp đồng do chính quyềnáp lực. Một số khách mời bị an ninh ngăn cản.
- Trung Quốc xây căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để biến nơi đây thành căn cứ quân sự, theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (trụ sở ở Canada).
- Báo Trung Quốc thừa nhận đang cải tạo Gạc Ma (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay.
- Khả năng sản xuất của Việt Nam? (RFA) - Vào dịp Trung Thu sản phẩm lồng đèn từ Trung Quốc với giá hạ hơn vẫn còn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Nhân đó vấn đề sản xuất những mặt hàng đơn giản như đồ chơi trẻ em hay lồng đèn lại được nêu ra: các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa trong nước đã nỗ lực ra sao và những rào cản nào ngăn họ phát huy năng lực sản xuất?
- Ý đồ nguy hiểm trên biển Đông (BaoMoi) - Giới quan sát cảnh báo nhiều nước sẽ bị đe dọa về mặt chiến lược khi Trung Quốc tăng cường không lực phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa.
- Trò chơi đu dây cơ hội (RFA) - Sau vụ công nhân bạo loạn, đập phá các nhà máy trong khu công nghiệp Bình Dương hồi tháng 5, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì đã qua Hà Nội chỉ bảo cho "những đứa con hoang ngỗ ngược" Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu.
- LIÊN HOAN PHIM VENISE: (RFI) - Thân phận con người, phong cách thể hiện ngoại hạng, bộ phim« A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence» (tạm dịch là Trên cành cây, bồ câu suy gẫm sự đời) của đạo diễn Thụy Điển Roy Andersson, hôm qua 06/09/2014 đã được Liên hoan phim quốc tế Mostra de Venise,Ý, trao giải« Sư tử vàng».
- COMMENT VONT LES AFFAIRES : Bài 28 : Một người khách hàng bị phật ý (RFI) - Mời quý thính giả theo dõi chương trình học tiếng Pháp trong kinh doanh :"Comment vont les Affaires ?", tìm hiểu công ty Paragem, một công ty Pháp và làm quen với Đăng Minh.
- Tổng thống Mỹ: sẽ tường trình chiến lược tiêu diệt quân ISIS (RFA) - Thứ Tư tuần này Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đọc bài diễn văn quan trọng, trình bày cho người dân Hoa Kỳ biết chiến lược mà ông sẽ thực hiện chung với các quốc gia đồng mình, để đạt được mục tiêu đã đề ra là tiêu diệt Nhà nước Hồi Giáo ISIS.
- TT Obama giải thích quyết định ngưng thực thi biện pháp về di dân (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc hoãn thực thi một lệnh hành pháp về di dân cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11 không phải là một động thái chính trị
- Cố vấn an ninh Mỹ đến Trung Quốc (RFI) - Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Susan Rice đến Trung Quốc trong ngày hôm nay 07/09/2014. Trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều căng thẳng, Nhà Trắng muốn chứng tỏ với Bắc Kinh là đối tác không thể thiếu.
- Ngoại trưởng Trung Quốc đến Canberra (RFA)
- Cả Australia lẫn Trung Quốc đều hy vọng sẽ ký kết bản hiệp ước tự do
mậu dịch vào cuối năm nay. Đó là lời phát biểu được ngoại trưởng Julie
Bishop của Australia đưa ra trong cuộc họp báo ở Canberra hồi chiều nay
khi đón tiếp Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
- Ukraina : Ngừng bắn bị đe dọa sau các đụng độ tại Marioupol và Donetsk (RFI) - AFP cho biết, thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ tối thứ Sáu, theo Kiev và Matxcơva, về cơ bản được tôn trọng trong ngày hôm qua, 06/09/2014. Tuy nhiên, đêm qua, rạng sáng nay 07/09/2014, một loạt vụ oanh kích mới tại thành phố cảng chiến lược Marioupol và thành phố Donetsk– căn cứ của phe nổi dậy– đe dọa thỏa thuận này.
- Ukraina: Ân xá Quốc tế tố cáo tội ác chiến tranh (RFI) - Ít giờ trước thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và phe thân Nga, hôm thứ Sáu, 05/09, các điều tra viên của tổ chứcÂn xá Quốc tế (Amnesty International) đã đến nhiều khu vực tại miền Đông Ukraina để thu thập thông tin. Hôm nay 07/09/2014, tổ chức nhân quyền này ra thông cáo cáo buộc các bên tham chiến phạm nhiều tộiác nghiêm trọng, và lênán sự can thiệp của Nga vào cuộc xung đột Ukraina.
- Bắc Triều Tiên cử sứ giả sang Châu Âu (RFI) - Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, một viên chức cao cấp của chế độ Bình Nhưỡng đi công tác« bất thường» tại ChâuÂu. Từ hôm qua 06/09, Kang Sok Ju, một trong những Bí thư của đảng Lao động Bắc Triều Tiên đến Vương quốc Bỉ và lần lượt ghé qua Thụy sĩ,Ý và Đức. Về mặt chính thức, Kang Sok Ju, 75 tuổi, đặc trách đối ngoại của đảng cầm quyền, nhưngông cũng là anh em bạn dì của cố lãnh đạo Kim Jong Il.
- Bắc Triều Tiên định ngày xử người Mỹ Matthew Miller (VOA) - Bắc Triều Tiên định ngày 14 tháng 9 này sẽ đưa ông Matthew Miller, một trong 3 người Mỹ bị bắt tại nước này ra tòa xét xử
- Trung Quốc : Gia đình các nạn nhân MH370 tố cáo công an (RFI) - Hôm nay 07/09/2014, theo Reuters, sáu tháng sau khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích, nhiều thân nhân nạn nhân tố cáo bị công an Trung Quốc bắt bớ và hành hạ.
- Đập thủy điện Trung Quốc gây hại môi trường Miến Điện (RFI) - Dòng sông Thanlwin của Miến Điện bị cạn kiệt, tỷ trọng muối gia tăng sát hại thủy sản và đe dọa đời sống của hàng triệu dân Miến Điện. Thủ phạm là các đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng nguồn bất chấp hệ quả gây ra cho dân tộc láng giềng. Thế mà Miến Điện, vì lý do phát triển kinh tế, cũng có kế hoạch xây thêm 6 đập. Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh giác.
- Myanamar bỏ cuộc đầu phiếu trước tổng tuyển cử (RFA) - Ủy ban Bầu cử Myanmar tuyên bố hủy bỏ cuộc đầu phiếu vào tháng 11 chọn 35 đại biểu quốc hội, trước khi diễn ra tổng tuyển cử năm 2015.
- Istanbul thương lượng mua hệ thống chống tên lửa của Pháp (RFI) - Sau khi gặp khó khăn từ phía Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay 07/09/2014 thông báo đang thương lượng với Pháp để mua hệ thống chống tên lửa tầm xa . Công ty vũ khí Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ do bán vũ khí cho Iran và Syria.
- Đài Loan: 900 nhà hàng sử dụng "dầu cống rãnh" (RFA) - Văn Phòng Kiểm Soát An Toàn Thực Phẩm Đài Loan cho hay hơn 900 nhà hàng sử dụng loại dầu ăn tái chế từ rác thải, vật liệu nhiễm độc do một nhà máy ở Bình Đông sản xuất.
- Ngoại trưởng Mỹ vinh danh nhà tranh đấu Munir của Indonesia (VOA) - Ngoại trưởng Mỹ biểu dương nhà hoạt động chống tham nhũng và tranh đấu cho nhân quyền người Indonesia Munir Said Thalib nhân đánh dấu 10 năm ngày ông Munir qua đời.
- Hơn 300 người thiệt mạng vì lũ lụt ở Pakistan, Ấn Độ (VOA) - Mưa mùa và lũ quét tại những khu vực rộng lớn ở miền bắc Pakistan và Ấn Ðộ làm hơn 300 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương và hàng vạn người mất hết nhà cửa
- Thi cứu hộ trên biển Đà Nẵng (BaoMoi) - (TNO) Chiều 7.9, cuộc thi cứu hộ bãi biển, với chủ đề Ngày hội của những người canh giữ biển, đã diễn ra tại Công viên Biển Đông (TP.Đà Nẵng), thu hút gần 200 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư tham gia.
- Lần đầu huấn luyện thủy phi cơ tại vùng biển Đông Bắc (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên Quân chủng Hải quân tổ chức huấn luyện bay cho Phi đội EC-225 và Phi đội Thủy phi cơ DHC-6 tại khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh.
- Tướng TQ: "Nhật Bản quan tâm an ninh hàng hải, muốn can dự Biển Đông" (BaoMoi) - (GDVN) - Khu vực Biển Đông là một nơi trọng yếu đối với tuyến đường năng lượng của Nhật Bản, tích cực thực hiện chiến lược "nam tiến" đi qua Biển Đông.
- Đã về rồi đừng bao giờ trở lại (BaoMoi) - Biển của ta
Đâu phải ao nhà của họ
mà bỗng dưng thả bè cắm sào
- Bản đồ đá: Tác phẩm độc đáo của lòng yêu nước (BaoMoi) - Sau những ngày “dậy sóng” ở Biển Đông và gần tới ngày kỷ niệm 69 năm Quốc khánh, thật bồi hồi khi nhớ lại dịp trò chuyện với ông Nguyễn Văn Minh, chủ nhân tấm bản đồ Việt Nam bằng đá có một không hai, thấm đẫm một tình yêu Tổ quốc nồng nàn.
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Đồng loạt cảnh báo! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 3-9, tại cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã bày tỏ hy vọng, tân nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ giúp xoa dịu căng thẳng trong quan hệ song phương.
- 3 tàu chiến Trung Quốc án ngữ phi pháp Gạc Ma nhằm "biến tốt thành xe" (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp).
- Sức sống mãnh liệt từ phim tài liệu về biển đảo (BaoMoi) - (VOH) - Phim tài liệu, mặc dù là một thể loại khá đặc biệt nhưng từ lâu đã có một chỗ đứng rất riêng trong lòng người yêu thích môn nghệ thuật thứ 7. Và trong những ngày cả nước cùng hướng về biển Đông, thì những thước phim tài liệu quý bỗng trở nên càng quý giá hơn rất nhiều, bởi nó không đơn thuần chỉ mang giá trị nghệ thuật của điện ảnh mà còn mang giá trị, của lòng yêu nước, yêu dân tộc. Đây dường như một minh chứng cụ thể nhất về tình yêu quê hương biển đảo của ông cha ta từ thời xa xưa.
-Sainte Livrade, ký ức cuối cùng của cuộc chiến Đông Dương trên đất Pháp
Người việt ở CAFI làng Sainte Livrade sur Lot. Nguồn : Mairie de Sainte-Livrade-sur-Lot
Anh Vũ -RFI
Bên cạnh những sự kiện nóng đó nhật báo Libération có một bài phóng sự dài về một khu làng đặc biệt của những người « hồi hương » từ Đông Dương từ khi Pháp rút khỏi xứ thuộc địa này năm 1956. « Một khu phố cho ký ức ».Tác giả bài phóng sự nhận định, Trung tâm đón tiếp kiều dân Pháp (Cafi) này là kết quả của thất bại cay đắng của nước Pháp ở xứ thuộc địa Đông Dương. Năm 1956, 2 năm sau thất thủ ở Điện Biên Phủ và hiệp định Genève chấm dứt cuộc chiến tại Đông Dương, nước Pháp vội vã sơ tán các kiều dân của mình về nước. Gần 400 nghìn kiều dân Pháp đã rời khỏi Đông Dương trong hoàn cảnh đó.
Trong số những người được xếp vào diện kiều dân Pháp có nhiều người đã phục vụ cho chính quyền bảo hộ bị quy kết là phản bội tổ quốc, những người con lai có cha là người Pháp, mẹ là người bản xứ. Họ được đưa xuống tàu về Pháp. Số « kiều dân » như vậy có khoảng 5000 người,sau đó được đưa rải rác đến nhiều trại đón tiếp ở chính quốc.
Có gần 1200 người, đa phần là người Việt Nam, trong số đó có 700 trẻ em, sau 3 tháng hành trình lên đênh trên biển được đưa đến Sainte Livrade sur Lot, một xã nhỏ trong vùng Lot- et-Garonne có 6000 dân ở miền tây nam nước Pháp.
Những người « hồi hương Đông Dương » được đưa đến tạm trú trong một trại lính bỏ hoang từ năm 1947. Đón họ là những dãy lều trại xây bằng gạch, mái lợp tôn nối tiếp nhau theo kiểu trại lính. Nơi trú thân của các kiều dân hồi hương này không có cách nhiệt, hệ thống sưởi ấm, khu vệ sinh chung cho hai lô nhà ở bên ngoài. Đến nơi với hai bàn tay trắng, những người hồi hương từ Đông Dương được cấp các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống như chăn màn, bát đĩa, giường và 20 cân than cho mỗi tuần để sưởi ấm trong mùa đông.
Ban đầu những người dân này được đặt dưới sự bảo trợ của quân đội nên phải tuân theo kỷ luật quân sự. Việc đi lại ra ngoài bị hạn chế đến 22 giờ, như lệnh giới nghiêm. Phải nhiều năm sau đó các quy định sinh hoạt khắt khe theo kiểu trại lính mới dần được xóa bỏ và phải cho đến tận năm 1981 nhà nước Pháp mới trao lại cho chính quyền địa phương Sainte Livrade sur Lot quyền quản lý hoàn toàn khu cư dân Pháp đặc biệt này.
Thời gian trôi đi nhanh chóng, những người hồi hương này đã sống hơn nửa thế kỷ trong khu định cư « tạm bợ » đó cùng với nhiều thế hệ con cháu họ đã lớn lên và hội nhập tốt vào xã hội Pháp. Cộng đồng này cũng đã mở rộng lên tới 2000 cư dân, sống gần như khép kín, tự cung cự cấp trong sự thờ ở của chính quyền địa phương. Trong khu trại này có một nhà thờ công giáo và một ngôi chùa Phật giáo, một trường học riêng và một cửa hàng khô bán đồ châu Á.
Chỉ còn vài tuần nữa chính quyền địa phương sẽ cho san bằng khu làng của họ để xây dựng lại mới. Việc làm của chính quyền là có lợi cho cuộc sống của những cư dân Sainte LivradesurLot nhưng vô tình đã làm xóa đi những hồi ức về một quãng đường đời long đong theo những biến cố của lịch sử, của những cư dân trong làng. Thế hệ con cháu của những kiều dân Pháp bất đắc dĩ đó đã phải đấu tranh rất nhiều với chính quyền để giữ lại những nét tập tục sinh hoạt rất Đông Dương của cha mẹ họ đã mang tới đây, cho dù ngày nay có nhiều điều mà những đứa con của Đông Dương này không muốn nhắc đến nữa.
Paris đã tránh bị khủng bố giữa ngày Quốc khánh
Chắc chắn hàng tựa trên trang nhất của Libération : « 14 tháng Bảy 2014 Vụ khủng bố mà Paris đã tránh được » không khỏi khiến nhiều người Pháp ớn lạnh xương sống. Cụ thể, đó là nghi phạm Mehdi Nemmouche, bị bắt hôm 30 tháng 5 vừa rồi trong vụ xả súng giết 4 người tại Bảo tàng Do thái ở Bruxelles, đã lên kế hoạch tiến hành một vụ tấn công khủng bố lớn ngay trong lễ diễu hành mừng Quốc khánh Pháp 14/7.
Theo tờ báo : « Được tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông tại Irak ( EI) cử đến châu Âu để tiến hành các cuộc tấn công, Medhi Nammouche đã lên kế hoạch làm « ít nhất một vụ tấn công tại Pháp, ngay giữa thủ đô Paris ». Đây là nội dung trích ra từ biên bản thẩm vấn của Tổng cục an ninh nội địa Pháp với Nemmouche, trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 5 đến 2 tháng 6, liên quan đến vụ sát hại 4 người tại Bảo tàng Do thái ở Bruxelles.
Libération dẫn lại thông tin đã được nhật báo Le Monde đăng tải hồi cuối tuần qua, theo đó Nemmouche từng có mặt ở Syria trong hàng ngũ của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo và là một trong những cai ngục giam giữ các con tin phương Tây bị tổ chức này bắt cóc. Thông tin trên đã được nhà báo Pháp Nicolas Henin, một con tin đã được giải thoát cho biết rõ, chính Nemmouche là kẻ đã giữ và tra tấn ông. Nicolas Henin kể lại : « Khi Nemmouche không hát thì hắn ta tra tấn. Hắn nằm trong nhóm nhỏ người Pháp khi tới nơi đã đã gây kinh hoàng cho khoảng năm chục tù nhân người Syria ở phòng giam bên cạnh. Đêm đến là việc tra tấn bắt đầu và kéo dài cho giờ cầu nguyện sáng ».
Nhật báo Libération đặt câu hỏi tại sao nhà báo Pháp bây giờ mới tiết lộ. Lý do là vì, theo tờ báo, những con tin được tự do nhận được yêu cầu không nói với báo chí về điều kiện bị giam giữ của họ để khỏi gây hệ lụy đến những con tin còn bị giữ. Như vậy là với phát giác của Le Monde, điều cấm kỵ này đã bị phá vỡ, và không ai có thể biết được hậu quả sẽ ra sao đối với 7 hay 8 con tin phương Tây vẫn còn đang nằm trong tay Nhà nước Hồi giáo.
Libération bình luận : « Việc Nemmouche, có xuất xứ từ miền bắc nước Pháp, là một trong những kẻ giam giữ bốn con tin Pháp cho thấy một thực tế nguy hiểm hơn đó là hiện đang có hàng trăm thậm chí hàng nghìn chiến binh thánh chiến từ các nước phương tây ra đi đang mong muốn du nhập cuộc thánh chiến trở lại khi trở về nước, trong đó Pháp và Anh là hai nước đứng đầu danh sách. Vậy có nên chăng công bố công khai những thông tin như vậy ? Libération đặt vấn đề.
Người ta đã thấy rõ từ sau vụ hành hình hai con tin Mỹ, những đao phủ của Nhà nước Hồi giáo không còn chút gì ngần ngại ra tay hạ sát con tin nữa. Báo Le Monde rồi nhà báo Nicolas Henin đã quyết định vén màn bí mật, Libération khẳng định đã chọn đưa ra cho độc giả tất cả những chi tiết thông tin mà tờ báo có được.
Liên minh quốc tế truy quét Nhà nước Hồi giáo đang hình thành
Trước những hành động tàn bạo và sức lan tràn khắp vùng Trung Cận Đông của Nhà nước Hồi giáo, theo Le Monde « cuộc phản công vào Nhà nước Hồi giáo đang được định hình », tựa của tờ báo trên trang nhất.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa lâu dài đối với các nước thành viên NATO. Tại hội nghị thượng đỉnh Nato ở Newport cuối tuần qua ,Tổng thống Obama đã quy tụ xung quanh Hoa Kỳ các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cùng nhiều nước vùng vịnh tham gia tấn công Nhà nước Hồi giáo.
Theo Le Monde, các nước phương Tây biết là trong cuộc tấn công này tập hợp được các nước trong vùng tham gia là điều không thể thiếu vì để tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo còn phải cần « hành động mạnh trên bộ », các đòn không kích hay tiếp viện vũ khí chưa đủ, trong khi liên quân thì không ai muốn tham chiến trực tiếp trên bộ và chỉ muốn dựa vào lực lượng của địa phương trong vùng.
Theo Le Monde, trong chuyện này còn một vấn đề khó : Hành động ở Syria thế nào khi mà phương Tây đang đối đầu, không muốn hợp tác với chế độ Bachar al-Assad ?
Ukraina : Ngừng bắn mong manh và thất bại của Petro Porochenko
Chuyển qua vùng miền đông Ukraina, mặc dù thỏa thuận ngừng bắn đã được ký hôm mùng 5/9 nhưng nhiều nơi trong vùng miền đông vẫn chưa im tiếng súng, Kiev và phe ly khai đổ lỗi cho nhau vi phạm lệnh ngừng bắn.
Xã luận báo le Monde chạy tựa : Tại Ukraina, một lệnh ngừng bắn quá mong manh. Trong khi đó một bài viết khác trên le Monde nhận định « Chiến thắng của lực lượng thân Nga, thất thế lớn cho Petro Porochenko ».
Đặc phái viên của Le Monde nhận định : « Lệnh ngừng bắn thỏa thuận được tại Minsk hôm 5/9 vừa qua đã thừa nhận một người thắng cuộc trong cuộc chiến tranh đang xé nát miền đông Ukraina từ 5 tháng qua : Đó là Vladimir Putin. Với tăng cường tiếp viện ồ ạt cho lực lượng ly khai, kể từ giữa tháng 8, Tổng thống Nga đã đánh quỵ quân đội Ukraina và đề cập thương lượng về quy chế các vùng miền đông Ukraina trên thế mạnh. Vị trí của kẻ thất bại giờ thuộc về người đồng nhiệm Ukraina ».
Tờ báo nhắc lại, khi lên nhậm chức hôm 25/5, tổng thống Porochenko hứa sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến và duy trì thống nhất Ukraina. Đến giờ thì ông Porochenko, đứng đầu một đội quân rệu rã, có thể sẽ phải nhượng bộ cho lãnh đạo phe nổi dậy cả một mảng lãnh thổ lớn. Người từng hứa là « không bao giờ đàm phán với quân khủng bố » sắp tới sẽ phải ngồi cùng bàn đàm phán với quân nổi dậy.
Theo tờ báo, thứ Sáu vừa qua, tổng thống Ukraina cho biết là « rất hài lòng » với thỏa thuận đạt được tại thủ đô Belarus, và ông hy vọng thỏa thuận sẽ là « cơ sở cho một giải pháp hòa bình » cho cuộc xung đột. Nhưng trên thực tế ông Porochenko đã phải ngậm đắng nuốt cay, thậm chí còn không dám thông báo lệnh ngừng bắn, như ông đã bị hố trước đó hai ngày.
Buộc phải ký lệnh ngừng bắn tại Minsk, giờ đây vị thế của tổng thống Petro Porochenko ở trong nước cũng bị lung lay thêm, cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn vào ngày 26/10 đang đe dọa chiếc ghế tổng thống của ông Porochenko.
Xcotlen phe đòi độc lập chiếm ưu thế
Một thời sự khác liên quan đến vấn đề tách nhập lãnh thổ đang bắt đầu nhen nhóm ở Xcotlen cũng đang được các báo chú ý đến nhiều. Chỉ còn 10 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về việc vùng đất này tách ra độc lập với Vương quốc Anh, các cuộc thăm dò dư luận tại chỗ cho thấy những người ủng hộ Xcotlen độc lập chiếm 51% , số người chống là 49%.
Nhật báo Le Figaro cho biết đây là lần đầu tiên số người ủng hộ một nước Xcotlen độc lập chiếm đa số trong các cuộc thăm dò dự luận. Nữ hoàng Anh Elizabeth chắn hẳn sẽ rất lo lắng và không khỏi « hoang mang » trước viễn ảnh vương quốc của bà bị tan vỡ. Le Figaro nhận xét thấy « làn gió hỏang loạn đang thổi ở Luân Đôn ».
Libération cũng có chung nhận định trong bài viết mang hàng tựa « Người Xcotlen làm vương quốc chấn động ». Tuy nhiên đó vẫn chỉ là thăm dò dư luận, câu trả lời cuối cùng sẽ có sau ngày 18/9 tới đây khi 4,2 triệu dân Xcotlen từ 16 tuổi trở lên sẽ đi bỏ phiếu trả lời cho câu hỏi rất đơn giản : « Xcotlen có nên chăng trở thành một nước độc lập ? » và câu trả lời mới là quan trọng có thể gây ra nhiều phức tạp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét