Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Cuộc chiến bị lãng quên - Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ

Chính trị – Xã hội

Malaysia cho Mỹ lập căn cứ máy bay do thám trên lãnh thổ quốc gia  -(RFI)   —  Đài Loan không từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông   -(RFI)
Trung Quốc từng bước thôn tính Biển Đông  -(NV)   —  Cựu Thủ tướng Nhật nói về tranh chấp trên Biển Đông  -(GDVN)
TTK ASEAN nói về quan hệ với TQ  -(BBC /nghe xem) -Tổng thư ký ASEAN – Hiệp hội Đông Nam Á, ông Lê Lương Minh, trả lời phỏng vấn BBC bên lề một hội nghị của ASEAN ở London về quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh có những căng thẳng trong thời gian gần đây.
Vẫn thấy bị oan dù đã ra tù  -(RFA)





Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.Khi một cây bút ra đi  -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)  – Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. ==>>

Bao giờ CSVN mới thấy sự nguy hại trong chính sách ” Ngoại giao du dây”?  -(DCCT)   —  Phật giáo Hoà Hảo bị CSVN coi là kẻ thù  -(Dannews)
Hàng trăm trẻ ‘thất học ngắt quãng’ vì… lên ba?  -(VNN) -Hàng trăm cháu bé độ tuổi lên 3 ở xã Yên Bình (huyện Thạch Thất, Hà Nội) phải ở nhà vì… không có lớp để học. Nói theo cách của người dân nơi đây, là con cái của họ bị thất học ở độ tuổi thứ 3.    — Hà Tĩnh: Trường học 31 tỷ cho trâu bò tránh nắng Photo  -(VNN)

Biểu tình trươc dinh Độc Lập sáng Chủ nhật 14/9/2014  -(Danquyen)   ===>>>

https://www.youtube.com/watch?v=EaBp3Suwt7U
https://www.youtube.com/watch?v=QZ9kG7HKJZk&feature=youtu.be
Mang tiếng  -(Bùi bảo Trúc – NV) – Ðáng nói hơn nữa là hệ thống đại học của Việt Nam rất tồi. Ðại học mở ra khắp hang cùng ngõ hẻm, trường sở nhếch nhác, ban giảng huấn thiếu khả năng. Không một đại học Việt Nam nào lọt được vào danh sách 500 trường đại học giỏi nhất thế giới. Chi tiết này cũng đủ nói lên phẩm chất và giá trị của các trường đại học Việt Nam. Trong khi đó, các nước Ðông Nam Á không có nhiều tiến sĩ như Việt Nam như Thái Lan, Indonesia cũng có đại học được ghi trong danh sách 500 đại học theo bảng xếp hạng của QS World University Rankings năm 2014. Ðó là chưa nói tới các đại học Hàn Quốc, Hương Cảng, Singapore…
Triển Lãm Chúng Tôi Muốn Biết  -(Trần Khải – VB)
CUỐN SÁCH CHƯA RA MẮT : - “TRẦN TRỌNG TÂN-LÒNG SON TRƯỚC MỌI THỬ THÁCH”  – Nguyễn thị Ngọc Hải -(Vietstudies) -Cuộc đời ông Trần trọng Tân – một Ủy viên TW Đảng, đại biểu Quốc Hội, Phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, trưởng Ban Tuyên Huấn cả TW và TP – trải qua nhiều trọng trách, gắn bó với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Hơn 10 tuổi đã tình cờ thấy cha giấu cái gì trên máng xối, tò mò lấy xuống thì đó là một lá cờ Búa Liềm. Ông được chính người chú họ – Trần Quốc Thảo (sau này thành Thường vụ đặc khu ủy Saigon- Gia định) – đã giác ngộ con đường cứu nước.
 Cải Cách Ruộng Đất xưa và nay   -(DLB)   —  Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất  Trần Mạnh Hảo (Danlambao)   —  Đấu tố năm 2014 -(DLB)
Tuyên bố của Khối 8406 nhân việc ra tù của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa -(DLB)
 Thấy gì qua kế hoạch vay 1 tỷ đôla của Chính phủ?   –   Phan Châu Thành (Danlambao)
 Việt Nam: Số người chết nhiều hơn thời chiến tranh (Phần 1) -(DLB)   —   Đảng Cộng sản một lần nữa đe dọa đồng bào ta -(DLB)
Thư của nông dân Dương Nội mời dự phiên tòa công khai ngày 19/9/2014 -(DLB)   —  Côn an chuẩn bị ghép tội Dân Oan lập Phong trào để lật đổ chế độ -(DLB)
Phải chăng lịch sử chọn cộng sản Việt Nam?   –   Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao)
No-U Sài Gòn đồng hành với chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết -(DLB)    —  Tào cắt râu, Hồ che râu – Kẻ gian người tặc -(DLB)
Gần 5,000 năm văn hiến, 90 triệu dân, vị trí Việt Nam ở đâu? -(DLB)

Kiến nghị, thư ngỏ: Người ta chờ đợi bước tiến mới. Nhưng tiến như thế nào?  -(Danquyen)

Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 3)  -(Danquyen)  -Nguyễn thị Từ Huy   —  Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (Phần 2)  -(RFA)   >>>   Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 1)

Kinh tế

Chống độc quyền… kiểu Việt Nam  -(TVN)
Hình ảnh 20 năm: Đỉnh cao và vực sâu của BĐS   -(VEF)

Thế giới

Bão Kalmaegi đổ bộ vào Philippines  -(RFA)
Một cuộc biểu tình chống các dự án gây ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc
Trung Quốc “tung tiền” giúp Ấn Độ phát triển cơ sở hạ tầng  -(RFA)   —  Bắc Kinh khởi công dự án dẫn khí đốt từ Trung Á về Trung Quốc  -(RFI)   —  Nga – Trung đang chuẩn bị hơn 30 dự án hợp tác kinh tế -(RFI)   —   Phong trào công nhân có thể làm thay đổi xã hội Trung Quốc -(RFI)   —  Hàng ngàn người biểu tình chống dự án lò đốt rác tại Quảng Đông -(RFI)
Một cuộc biểu tình chống các dự án gây ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc  -DR ==>>
Bắc Hàn kết án công dân Mỹ Matthew Miller 6 năm tù khổ sai  -(RFA)   —  Bắc Triều Tiên tuyên án một người Mỹ 6 năm tù khổ sai   – (VOA)  —  Bắc Triều Tiên kết án lao động khổ sai một công dân Mỹ   -(RFI)   —  CHDCND Triều Tiên xử công dân Mỹ 6 năm cải tạo  -(TT)

Chỗ đứng của Mạc Ngôn?  -(Dannews)

Australia phái binh sĩ, máy bay đến Trung Ðông để chống IS – (VOA)   —   Úc gửi 600 lính vào liên minh quốc tế chống ISIS  -(RFA)   —   Hàng chục thanh niên Indonesia chiến đấu cho ISIS  -(RFA)  —  Nhiều thanh niên Philippines bị tình nghi làm việc cho ISIS   -(RFA)   —   Thủ tướng Anh thề đập tan nhóm Nhà nước Hồi giáo – (VOA)  —  Nhà nước Hồi giáo hành quyết con tin người Anh, Luân Đôn họp khẩn - (VOA)   —  Hơn 900 người từ Pháp sang Trung Đông tham gia thánh chiến- (VOA)   —  Hội nghị quốc tế về chiến lược với ISIS sắp diễn ra ở Paris  -(RFA)
Vấn đề Ukraine sẽ được bàn thảo tại hội nghị ở Paris – (VOA)   —  Thủ tướng Ukraine nói ông Putin muốn hủy diệt Ukraine – (VOA)  —  Ukraine: Võ khí phương Tây trợ giúp đang được đưa đến Ukraine – (VOA)   —  Ukraina: Căng thẳng lại gia tăng tại miền đông - (VOA)
Đức Giáo Hoàng làm lễ cưới cho những cặp ‘sống trong tội lỗi’ – (VOA)   —  Ngôi sao điện ảnh Nhật Bản Yoshiko Yamaguchi qua đời – (VOA)
Chìm phà ở Philippines, 2 người thiệt mạng, nhiều người mất tích – (VOA)
Chính phủ Nepal khuyến khích những người di cư “hãy chọn điểm đến là các quốc gia Kitô giáo” -(DCCT)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học- Xã hội

https://www.youtube.com/watch?v=-_vizJN-E9s

Dân nhậu Việt: Lùng chó, bẫy chuột, vợt nhện Campuchia  -(VEF)
Xe quá tải vượt trạm cân trên quốc lộ huyết mạch  -(VNN)
Chủ hụi bỏ nhà trốn, bỏ lại người con thiểu năng   -(TT) –   >>>  Bà ngoại bé Ngân: Ngân không phải con ruột Minh   >>>  Mới hoạt động, Tòa hành chính Đà Nẵng cháy tầng hầm   >>>  “Chịu hết xiết”, dân dựng chướng ngại “chống” xe ben    >>>   Ngạt khí trong quán karaoke: nạn nhân thứ 10 tử vong

Kẻ xấu kích động hơn 400 học viên cai nghiện bỏ trốn  -(GDVN)    —  Hải Phòng náo loạn vì 600 người cai nghiện phá trại, tràn vào trung tâm thành phố   -(DLB)

-Cuộc chiến bị lãng quên

BBC

Kevin Doyle

Phnom Penh

Người lính Nguyễn Thành Nhân ở hàng ngồi thứ hai từ trái qua
Vào ngày 30/4 năm 1975, những chiếc trực thăng cuối cùng của người Mỹ tháo chạy một cách nhục nhã khỏi Sài Gòn trong lúc những chiếc xe tăng của quân đội Bắc Việt ào ạt tiến vào thủ đô của miền Nam Việt Nam.
Thắng lợi trước người Mỹ được kỷ niệm hằng năm ở Việt Nam như là một chiến thắng trước thế lực xâm lược nước ngoài trong một cuộc chiến giải phóng dân tộc.

Ít được nhắc đến hơn là sự rút lui thầm lặng của quân đội Việt Nam sau một cuộc chiến rất tai tiếng của chính họ vốn đã chấm dứt 25 năm trước đây vào chính tháng này.

Cứu tinh hay xâm lược?

Đó là một cuộc chiến mà quân đội Việt Nam, lúc đầu được triển khai như những vị cứu tinh nhưng ngay sau đó lại bị xem là những kẻ xâm lược, đã trả một cái giá cao ngất về nhân mạng trong một cuộc chiến du kích tàn khốc kéo dài cả chục năm.
Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, các cựu chiến binh Việt Nam vẫn còn bị ám ảnh bởi những ký ức về cuộc chiến với quân đội của Pol Pot.
Một số người tự hỏi vì sao người Campuchia không còn biết ơn một quân đội đã giúp giải phóng họ khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo.
“Bất cứ ai trở về nguyên vẹn từ chiến trường Campuchia đều là may mắn,” ông Nguyễn Thành Nhân, 50 tuổi, một cựu chiến binh tham chiến ở Campuchia và là tác giả của một cuốn tự truyện viết về cuộc chiến ở Campuchia, nói.

Đây là mộôt trang trong nhật ký của ông Nhân mô tả trận chiến năm 1986
Được đưa đến Campuchia khi mới 20 tuổi, ông Nhân đã chiến đấu từ năm 1984 cho đến 1987 trong một đơn vị chiến đấu tiền phương ở gần biên giới Thái Lan-Campuchia – nơi những trận chiến đẫm máu nhất với Khmer Đỏ đã diễn ra.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam không bao giờ xác nhận chính thức con số thương vong của họ, khoảng 30.000 binh sỹ Việt Nam được cho là đã thiệt mạng trước khi họ rút quân vào tháng Chín năm 1989.
Bản gốc của cuốn tự truyện này bị Chính phủ Việt Nam cấm. Cuốn sách kể lại những gian khổ của người lính Việt Nam và tình đồng đội của họ trong lúc họ phải tìm cách để giữ mạng ở một nơi mà người dân cưu mang họ vào ban ngày và đối mặt với kẻ thù vào ban đêm.
Cũng giống như những người lính Mỹ trẻ đã chiến đấu ở Việt Nam, những năm tháng của ông Nhân ở Campuchia đã để lại những vết thương tâm lý không thể phai mờ. Đến bây giờ ông Nhân vẫn còn gặp ác mộng vào ban đêm và những ký ức vào ban ngày vẫn gợi lại cho ông nỗi kinh hoàng của cuộc chiến.

‘Vết thương lòng’


Pol Pot được cho là căm thù Việt Nam
“Khi những người đồng đội bỏ mạng, đó là mất mát vô cùng lớn,” ông Nhân nói, “Trong suốt thời gian xảy ra cuộc chiến, chiến sự không ngừng nghỉ. Chúng tôi không có thời gian để suy ngẫm. Chúng tôi phải kiên cường để chiến đấu tiếp. Nhưng hơn 30 năm sau, những ký ức quay trở lại, hết lần này đến lần khác.”
“Vết thương trên cơ thể không nặng lắm nhưng nỗi đau của chúng tôi là đau trong lòng. Nhiều người lính khi họ quay lại chiến trường một hai năm sau họ đã hóa điên,” ông nói.
Tình cảnh của họ cũng giống như sự ám ảnh của người lính Mỹ cách nay một thế hệ đã đến Việt Nam với niềm tin rằng họ đến để cứu một đất nước để rồi họ nhận ra rằng nhiều người dân xem họ là kẻ thù.
“Những người lính Mỹ nghĩ rằng họ đang giúp người Việt Nam. Sau đó, họ đã vỡ mộng” ông Nhân nói, “Chúng tôi, những người lính ở Campuchia, cũng giống như vậy.”

Khmer Đỏ đã đẩ̀y hàng triệu người dân Campuchia đến chỗ chết
Việt Nam bắt đầu đưa quân vào Campuchia vào cuối tháng 12 năm 1978 để lật đổ Pol Pot. Hai triệu người Campuchia đã chết dưới tay Khmer Đỏ.
Quân đội của Pol Pot cũng đã tiến hành những cuộc đột kích đẫm máu xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam mà họ vốn xem là kẻ thù lịch sử, đốt phá làng mạc và tàn sát người dân Việt Nam.
Pol Pot sau đó đã bỏ chạy và thủ đô Phnom Penh được đặt dưới sự kiểm soát của người Việt Nam.
Những người dân Campuchia sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ lúc đầu chào đón những người lính Việt Nam như những chiến sỹ giải phóng. Tuy nhiên những năm sau đó, quân đội Việt Nam vẫn còn ở Campuchia và đến lúc đó, nhiều người Campuchia đã xem họ như những kẻ chiếm đóng.

Những chứng tích về tội ác của Khmer Đỏ vẫn còn đó
Cuộc chiến Campuchia là một cuộc chiến rất tai tiếng của Việt Nam, Giáo sư Carlyle Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc, nhận định.
“Quân đội Việt Nam đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc đánh đuổi lực lượng chiếm đóng và đùng một cái mọi thứ đảo ngược. Họ phải xâm lược Campuchia và chiếm đóng đất nước này và sau đó đã thành công trong việc dựng lên một chính phủ và lên kế hoạch rút quân,” ông Thayer nói.

‘Không mang ơn’


Một bích chương cổ động cho tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Không giống như những cuộc chiến chống Mỹ và chống Pháp, cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia không được nhắc nhiều với công chúng, vị giáo sư Úc cho biết thêm.
Khi những người lính trở về từ chiến trường Campuchia một cách lặng lẽ không giống như những cuộc chiến trước đó. Họ có cảm giác họ ‘bị quên lãng’.
Campuchia cũng không thể hiện sự mang ơn. Đây là một đất nước mà sự thù địch với Việt Nam vẫn còn rất phổ biến.
Ngày nay, nhiều người ở Campuchia vẫn muốn quên rằng Việt Nam đã cứu đất nước của họ khỏi cuộc cách mạng tàn ác của Pol Pot.
Cứ mỗi vài tháng, một hội cựu chiến binh tham chiến ở Campuchia lại gặp gỡ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại một cuộc gặp ở một ngày Chủ nhật gần đây, họ bắt đầu với một bài diễn văn chào đón ngắn rồi sau đó họ cụng ly với rượu đế.

Đài tưởng niệm những người lính Việt Nam ở Phnom Penh
Khi được hỏi về cuộc chiến thì họ đổi thái độ một cách thấy rõ. Những gì xảy ra ở Campuchia không phải là chuyện họ muốn nói đến.
Một cựu chiến binh có tên là Lê Thanh Hiếu, có lẽ là vì phép lịch sự, đã kể lại một cảnh tượng mà ông không thể quên trong những ngày đầu tiên ông đến Campuchia vào năm 1979.
Đơn vị của ông Hiếu đã truy đuổi quân Khmer Đỏ đến biên giới với Thái Lan. Ông nhớ lại ông đã nhìn thấy người dân Campuchia nằm chết đói bên vệ đường.
“Người chết ở khắp nơi. Họ chết vì đói,” ông Hiếu, giờ đã 54 tuổi, nói, “Chúng tôi không có cơm gạo để cho họ. Chúng tôi chỉ có khẩu phẩn của quân đội cho mình mà thôi.”

Tro cốt của những ngườ lính Việt Nam cũng được đem về nước khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia
Tuy nhiên, ‘đứng trước tình cảnh đó những người lính Việt Nam không thể không cứu người’ và họ đã dùng khẩu phần của mình để nấu cháo loãng cứu đói’.
“Tôi không muốn trải qua cảnh này để bây giờ có cái kể cho anh nghe,” ông Hiếu nói.
Việt Nam không muốn lãng quên hoàn toàn cuộc chiến với Campuchia, ông Nhân nói, mà Việt Nam chỉ muốn nhớ cuộc chiến này như là một cuộc tấn công thần tốc, thắng lợi để lật đổ Pol Pot.
Bị lãng quên nhất, theo ông Nhân, là 10 năm bị tấn công theo kiểu đánh rồi chạy và những người cựu chiến binh vẫn còn hằn sâu vết thương từ cuộc chiến.
“Đối với tôi, sự thật cần được nói ra,” ông nói.
“Đôi khi tôi nghĩ rằng những người đã chết là may mắn. Họ đã yên nghỉ. Còn chúng tôi phải sống khổ mỗi ngày. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục sống.”

Trộm vặt: Tật xấu của người Việt

Lại có thêm 6 người Việt ăn cắp tại Nhật Bản bị bắt giữ! Có phải nhiều người bây giờ chỉ muốn giàu nhanh mà không chịu bỏ công sức và cách duy nhất là ăn cắp?


Có điều gì mỉa mai, chua chát hơn khi chỉ một tuần sau ngày diễn đàn Tôi tự hào là người Việt Nam được tổ chức nhằm quảng bá cho cuốn sách cùng tên thì xảy ra vụ 6 người Việt ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Điều tra cho thấy nhóm người này đã ra tay hơn 100 lần và tuồn hàng về bán ở Việt Nam.

Chuyện bình thường?

Trong khi vụ việc đáng xấu hổ này được truyền thông Nhật đồng loạt đưa tin thì trên mặt báo ở Việt Nam, đó chỉ là một cái tin nhỏ. Điều đáng nói, đây chẳng phải là vụ đầu tiên người Việt ăn cắp ở Nhật Bản bị phát hiện.
Trộm vặt: Tật xấu của người Việt

Hồi đầu năm nay, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị phía Nhật bắt giữ vì tình nghi buôn mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản về Việt Nam. Trước đó, vào tháng 12-2013, 4 thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 20 bị phát hiện đang ăn cắp quần áo, mỹ phẩm tại một siêu thị ở Tokyo. Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Theo Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, số người Việt bị bắt vì ăn cắp trong siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng 1 đầu năm nay, chỉ quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt.

Và không chỉ ở Nhật. Ở Thái Lan, ở Singapore và vài quốc gia khác cũng đã có trường hợp người Việt, thậm chí người có học thức, có vai vế, bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản của người bản xứ.

Tháng 6-2013, bức ảnh do một du học sinh tại Nhật Bản chụp tấm biển cảnh báo được viết cả bằng tiếng Việt và tiếng Nhật đã gây xôn xao dư luận: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”.

Thế nhưng dư luận xôn xao một hồi rồi cũng lắng xuống. Không có ai, không một tổ chức xã hội nào có sáng kiến gì để đánh thức công luận, tìm giải pháp để hạn chế nạn ăn cắp này cũng như xây dựng hình ảnh của người Việt trong mắt các dân tộc khác. Vì sao như vậy? Phải chăng với người Việt, ăn cắp là chuyện bình thường?

Dạy dỗ và làm gương

Nhiều người cho rằng người Việt ăn cắp vì nghèo nhưng thực tế cho thấy những người Việt ăn cắp nói trên không hề nghèo (tài khoản của một phụ nữ trong nhóm có đến gần 2 tỉ đồng). Như vậy, gốc rễ của vấn đề là họ quá tham lam và nghèo lòng tự trọng.

Ông Ito Junichi, một doanh nhân Nhật Bản, góp một cái nhìn khách quan: “Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người Việt thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ”. Cũng theo ông Ito Junichi, điều đáng lo ngại là người Việt Nam thường coi rẻ những người lao động chân tay. Ở Nhật, sinh viên khi ra trường đi làm, việc đầu tiên của họ là dọn dẹp vệ sinh. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. “Việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội” - ông Ito Junichi nhận định.

Nhiều người cho rằng lượng người Việt ăn cắp chỉ là thiểu số. Đúng là số người này so ra không nhiều trong 90 triệu dân nhưng đã làm ảnh hưởng đến cả bộ mặt của một dân tộc. Muốn trả lại giá trị và hình ảnh tốt đẹp cho người Việt thì trước tiên phải xây dựng những con người biết tự trọng.

Để làm được điều này, giáo dục đóng vai trò quan trọng. Giáo dục đạo đức trong nhà trường thay vì rao giảng những điều xa xôi, xơ cứng cần quay trở lại dạy học sinh biết quý trọng những giá trị gần gũi như lòng hiếu thảo, vị tha, trung thực…

Tuy nhiên, giáo dục chỉ là một phần của giải pháp. Giáo dục sẽ vô hiệu nếu thiếu sức mạnh của sự làm gương. Khi tham nhũng, mà thực chất là ăn cắp của công, lan tràn từ viên cảnh sát giao thông đứng ngoài đường cho đến những quan chức ngồi trong công sở thì sẽ dẫn đến hình thành một tâm lý chung trong nhiều người: “Ai cũng ăn, việc gì mình không ăn?”. Khi người lớn công khai làm những việc đó hằng ngày, hằng giờ thì khó mà hy vọng thế hệ trẻ sống theo những điều tốt đẹp được dạy trong trường.

“Không nên tiên đoán về tương lai, chúng ta đang tạo ra nó hằng ngày” - TS Alan Phan, một trong những tác giả tham gia biên soạn cuốn Tôi tự hào là người Việt Nam đã viết. Ông cho biết đã từng gặp những “người Việt xấu xí” trên khắp nẻo đường thế giới nhưng ông vẫn luôn còn niềm tin vào người Việt. Vấn đề là làm sao để tạo ra tương lai tốt đẹp hằng ngày để có thể tiếp tục tin? Trước tiên, hãy đừng tự hào suông về quá khứ  nữa mà hãy nhìn thẳng vào những khuyết tật hôm nay của người Việt và tìm cách loại bỏ chúng. Có như vậy thì trong tương lai chúng ta mới có thể tự tin nói rằng: “Vâng, tôi là người Việt Nam!”. 
Muốn trả lại giá trị và hình ảnh tốt đẹp cho người Việt thì trước tiên phải xây dựng những con người biết tự trọng.


Trộm vặt: Tật xấu của người Việt
Vì đâu nên nỗi?

Trộm quần áo bị bêu riếu trên báo chí Nhật Bản đã là nhục. Hôi tài sản của người tử nạn và tống tiền người nhà nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách ở Sa Pa mới còn kinh khiếp hơn. Hỡi ôi bản sắc văn hóa Việt Nam, phải chăng xấu hổ và biết nhục dường như đã ngày càng khan hiếm?

Vì đâu nên nỗi con em nhà giàu người Việt phải “tỵ nạn” giáo dục, bỏ nhiều tiền mua lấy sự dạy dỗ làm người ở nước ngoài. Vì sao nên nỗi tội phạm ngày càng lan vào đám trẻ, mức độ hung hãn và vô nhân tính ngày càng tăng?

Vì đâu nên nỗi, xin hãy hỏi những ông bà vung vãi tiền dân cho những dự án mua ụ nổi ụ chìm hoang đường, cho các dự án giao thông càng triển khai ngày càng trở nên đắt đỏ và đằng sau đó chồng chất nợ cho con cháu mai sau. Vì sao chỉ lên án kẻ đạo chích thèm miếng ăn, manh quần, tấm áo mà không dám lên án những nhóm lợi ích tham lam xâu xé tài nguyên quốc gia.

Ít ai tốt toàn diện hoặc xấu hoàn toàn. Nền tảng giáo dục và môi trường sống, điều kiện sống có thể thay đổi hành vi con người. Người Nhật thường được khen nhờ được giáo dục và nuôi dưỡng trong những nền tảng tốt đó. Đa phần người Việt không được như vậy nên ranh giới giữa tốt và xấu cứ mong manh. Người xấu cứ làm điều xấu và người tốt - khi gặp phải điều kiện dung túng cho hành vi xấu - thì cũng khó giữ được phẩm hạnh của mình.

Làm cho mọi điều trong xã hội được ngay ngắn, phải là nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Vì lẽ ấy, như một bổn phận công dân, hãy tham gia và làm những điều dù là nhỏ nhất, để cho xã hội này được ngay ngắn.

PHẠM DUY NGHĨA


Thấy mà xấu hổ!

Không như ở Việt Nam, các siêu thị ở Nhật Bản không có hàng rào kiểm soát hay yêu cầu khách phải gửi túi xách. Việc quản lý hàng chỉ dựa ý thức của khách nên nếu muốn lấy trộm là việc không khó. Nhiều người Việt thấy vậy nên nổi lòng tham. Ban đầu, họ lấy để xài cá nhân, sau bán lại cho những người Việt khác ham giá rẻ.

Theo tôi, các siêu thị đều nhận biết các vụ ăn cắp của người Việt nhưng họ không truy cứu vì nghĩ rằng món hàng giá trị không lớn và có chút cảm thông cho người nghèo. Tuy nhiên, khi việc ăn cắp tái diễn nhiều lần và có dấu hiệu cho thấy được tổ chức thành đường dây, họ mới bắt giữ.

Không ít người Việt ở Nhật còn là “chuyên gia” trốn vé tàu điện. Lúc mới sang, tôi hay bắt chuyện với đồng hương trên tàu nhưng sau thì dè dặt hơn vì đa số người Việt đi tàu điện chui; khi biết tôi có mua vé thì ai cũng nhìn với ánh mắt lạ lẫm. Điều đáng buồn khi họ không hề nghèo và có trình độ kỹ sư.

Dẫu biết rằng ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu nhưng trước cảnh đồng hương mình gian lận ở xứ người làm tôi rất khó chịu và xấu hổ. Tôi chưa cảm thấy sự kỳ thị từ người bản xứ đối với người mình nhưng tình trạng này nếu cứ diễn ra thì nhất định hình ảnh người Việt trong mắt họ sẽ ngày càng méo mó.

Nguyễn Đăng Anh Kiệt, kỹ sư từng làm việc ở Nhật

Ăn cắp quen tay

Chuyện ăn cắp vặt của người Việt ở nước ngoài, theo tôi biết là khá thường xuyên. Đây là hành vi có chủ ý, là thói xấu không thể chấp nhận được. Một số người Việt khi đi siêu thị, trung tâm thương mại ở nước ngoài ban đầu không có ý định ăn cắp nhưng khi vào rồi ngắm nghía cái này cái kia mới bắt đầu nổi lòng tham và lấy cắp, hậu quả là bị phát hiện, bị bêu xấu, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người Việt nói chung. Vài lần như vậy thành quen và từ đó sinh ra tật chôm chỉa…

Tật xấu này hoàn toàn có thể loại bỏ nếu họ nhận thức được vấn đề, tầm quan trọng của hình ảnh người Việt ở nước ngoài.

Đại diện một doanh nghiệp lữ hành tại TP HCM

T.Kim - T.Phươngghi
(Người Lao động)

Vài suy nghĩ về sứ mệnh nhà trường phổ thông

Có một câu hỏi thú vị thế này về chương trình học phổ thông: Tại sao trẻ em miền núi lại phải học tiếng Anh, phải học toán, lý, hóa, văn, sử, địa hay ngôn ngữ – những môn học được coi là phức tạp, thay vì học những kiến thức thực tiễn cần thiết để áp dụng phát triển nông lâm nghiệp nơi các em sống để xóa đói giảm nghèo?
Câu hỏi này không chỉ áp dụng riêng với học sinh miền núi, nông thôn hay hải đảo xa xôi. Ngay cả những giáo sư như Văn Như Cương hay Nguyễn Lân Dũng ở Hà Nội cũng cho rằng nên cắt bỏ nhiều kiến thức ‘hàn lâm’ như tích phân, đạo hàm mà sau khi học xong người học ‘quên luôn’ hay chẳng dùng tới trong cuộc sống hàng ngày.
Xin góp vài ý kiến cho câu hỏi lớn này. Trước tiên chúng ta hãy cùng suy nghĩ về quá trình một con người được ‘xã hội hóa’ và vai trò của nhà trường.
Từ khi lọt lòng tới khi trưởng thành, một con người đã được ‘dạy dỗ’ (nói ‘hàn lâm’ là được ‘xã hội hóa’) bởi môi trường gia đình và cộng đồng. Các em tiếp nhận những giá trị văn hóa gia đình và địa phương, cũng như những kinh nghiệm, tập tục. Nếu gia đình là nhà nông, rất có khả năng em biết đi chăn trâu, làm lúa trước khi tới trường. Nếu cộng đồng em là một làng nghề nhất định, càng có nhiều khả năng em giỏi nghề đó mà không cần sách vở.
Vậy có phải sứ mệnh của nhà trường phổ thông chỉ là để giúp tạo ra những con người phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương và gia đình?
Người viết cho rằng chúng ta cần cẩn trọng với quan điểm này.
Nhà trường thực sự ra đời (được tổ chức với trường ốc, sách vở, thầy trò) khi có khái niệm lãnh thổ quốc gia và hình hài của nó chịu sự chi phối mãnh liệt của quá trình thành lập nhà nước [1]. Theo nhà xã hội học Emile Durkheim, nhà trường từ khi ra đời đã luôn phải giằng co giữa ‘cái thiêng’ (the sacred) và ‘cái phàm’ (the profane) [2]. Nguyên từ ‘profane’ là ‘pro’ (trước) và ‘fane’ (cái đền) – cái phàm là những cái gì bên ngoài ngôi đền học vấn (như gia đình, nhà thờ, nhà nước, và hiện nay là những áp lực xã hội khác, đặc biệt là kinh tế). Sứ mệnh nguyên thủy của nhà trường là nhằm tạo ra con người với thứ văn hóa khác với văn hóa ‘dân gian’ của gia đình hay cộng đồng. Thứ văn hóa ấy bao gồm thứ tri thức khái niệm giúp người học vươn rộng tư duy khỏi hàng rào bờ giậu hay lũy tre làng. Sự thành công của giáo dục của nhà trường được xác định bằng việc người học có thể dùng tri thức lĩnh hội được để thực hành và đối nhân xử thế ở bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào trong quốc gia-nhà nước của cá nhân đó [3]. Sứ mệnh khai phóng ấy tạo thành cái ‘thiêng liêng’ của nhà trường.
Nếu nhà trường chỉ giúp ‘nối dài’ kiến thức (theo kiểu kinh nghiệm, tay chân truyền thống) từ gia đình và cộng đồng địa phương, thì tốt nhất không nên có nhà trường, mà chỉ cần một hệ thống đào tạo nghề từ khi các em bé vượt qua 5 tuổi.
Một địa phương muốn phát triển nông, lâm hay lĩnh vực truyền thống của mình theo hướng hiện đại hóa đòi hỏi nhiều yếu tố: chiến lược phát triển, mô hình quản lý nhà nước và những thể chế có hiệu quả, minh bạch hay không? chính sách nhà nước trong việc phát triển nông thôn hay miền núi có thu hút được những nhân lực chất lượng cao, vốn là những người được đào tạo bài bản và hệ thống về chuyên môn ngành nghề nông, lâm nghiệp ở đại học hay cao đẳng hay không? (các trường nghề trung cấp chỉ giúp đào tạo nhân lực ở mức trình độ giới hạn).
Nếu giáo dục đại học vẫn còn là ‘tinh hoa’, có sự chọn lọc người học, thì nhà trường phổ thông lại rất cần trang bị cho họ một phông nền văn hóa khai phóng, bất kể họ từ tầng lớp hay hoàn cảnh gia đình, địa phương nào trong một quốc gia. Cái cách mà đa phần nhà trường hiện nay làm là không giúp người học thực sự hiểu bản chất khái niệm, thay vào đó là một mớ những thông tin chắp vá, học thuộc mà không hiểu nguyên lý đến nơi đến chốn. Điều này dẫn tới tình trạng coi khinh lý thuyết khái niệm. Phải hiểu lý thuyết khái niệm có được từ những môn học như toán lý hóa, văn sử địa hay ngôn ngữ vốn được hình thành theo bề dày lịch sử nhân loại [4], trước khi vội kết luận thế nào là suông hay không, cũng như vội đón nhận những khẩu hiệu rất thời thượng như ‘năng lực’ hay ‘kĩ năng’. Lý thuyết từ các môn học ấy suông hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn đào tạo giáo viên và giá trị của một xã hội. Giá trị ấy là: tôn trọng tri thức khai phóng con người, thay vì thứ tri thức chỉ để học gạo, để vì mảnh bằng con con giúp sinh tồn.

Nguyễn Thị Kim Quý
12/9/2014
---------------------
Tài liệu tham khảo
[1] Green, Andy. 2013[1990]. Education and State Formation: Europe, East Asia and the USA. London: Palgrave Macmillan
[2] Durkheim, Emile. 1977. The Evolution of Educational Thought: lectures on the Formation and Development of Secondary Education in France (English trans. Collins, Peter). London: Routledge & Kegan Paul.
[3] Young, Michael. 2011. What Are Schools For? In Daniels, H., Lauder, H., & Porter, J., Knowledge, Values, and Educational Policy: A Critical Perspective. London: Routledge.
[4] như [3]
(Văn Việt) 

-Thấy gì qua kế hoạch vay 1 tỷ đôla của Chính phủ?

Trích một Còm hay :  – Tác giả phân tích rất rõ ràng! Và qua phân tích trên tôi nhớ đến 1 chuyện vui vui (không biết thật hay không):
Một người nọ mượn bạn mình 10$ hẹn 1 tháng trả, đến tháng anh ta nói với bạn cho mượn thêm 100$, sau đó trả người bạn này 10$, đến tháng sau lại hỏi mượn thêm 1000$, rồi trả 100$, đến tháng sau nữa khi gặp người bạn nọ anh ta kêu: “Thôi, cho anh luôn tiền anh đang nợ tôi, đừng hỏi mượn tôi 10.000$!”
Có lẽ chính quyền csVN tính áp dụng chiêu này chăng?
Đằng sau các công bố về Nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam
Tôi vốn không tin mọi con số thống kê của Chính phủ Việt Nam (CPVN), nhất là các con số tài chính, vì tôi biết chúng được “hình thành qua chế biến” như thế nào, qua những trường hợp cụ thể nơi tôi đã làm việc nhiều chục năm (cả ở cấp công ty – vi mô, đến cấp tập đoàn, tổng cục… – hơi… vĩ mô). Nhưng nhiều khi, nhìn vào các con số thống kê của CPVN hiện nay chúng ta có thể thấy và chỉ ra một vài sự thật hay sự giả dối thô thiển đằng sau các con số đó. Và đó là giá trị của chúng – các con số thống kê của CPVN – đối với tôi…
Sau đây là Bảng các số liệu về tình trạng nợ công và nợ nước ngoài 10 năm cuối cùng, từ 2003 đến 2012 (Nguồn: Bộ Tài chính VN và EIU) và ước tính cho năm 2013 (đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 13/9/2014):
(Ghi chú: * Cột (3), (4) và (6) gồm số liệu gốc của Bộ TC công bố; ** Cột (2), (5) là các số liệu được tính ra từ các số liệu công bố nhóm * của Bộ TC và EIU để phân tích; *** Số liệu dự đoán của tác giả cho 2014;)
Theo logic tự nhiên và nội dung số liệu thì cột (2) cộng cột (3) thành cột (4), nên cột (2) và (3) phải là số liệu thống kê gốc, còn cột (4) chỉ là số liệu hệ quả thứ cấp, được tính toán ra. Thế nhưng Bộ Tài chính VN chỉ công bố số liệu (3) và (4), là số liệu mà CPVN muốn khống chế được, nên tôi/ta phải tự tính “ngược” ra số liệu cột (2), để phân tích. Tương tự với cột (5) tính ra từ cột (6) trừ cột (4)… Từ đó chúng ta dễ dàng nhận ra sự vô lý của số liệu trong cột (2)-Nợ công trong nước và cột (5)-Nợ tư nước ngoài, đó là…
Nợ công trong nước – cột (2) suốt hơn chục năm nay không thay đổi, giữ ở mức khoảng 30%GDP ư?! Chúng ta biết mấy chục năm nay toàn bộ nguồn vốn trong nước được CPVN ưu tiên dành cho chính mình và các đơn vị kinh tế nhà nước để chúng “làm chủ đạo”, tạo nên nợ công khủng trong nước, rồi từ đó tạo nên nợ xấu quốc gia trong nước… Con số nợ xấu quốc gia được theo dõi cho thấy nó liên tục tăng, từ dưới 1% đến 3%, rồi 6% tổng dư nợ (nhiều quan điểm độc lập cho rằng số đó là 9-12% dư nợ)… Thế mà Nợ công trong nước suốt thời gian đó “dậm chân tại chỗ” ở mức ngất ngưởng và nguy hiểm là 30%GDP như CP công bố ư? Theo tôi, nó cũng phải tỷ lệ thuận với tổng tín dụng trong nước trong thời gian đó, và con số đó thì đã tăng gấp hàng chục lần trong 10 năm qua, nên nợ công trong nước hiện nay ít nhất phải khoảng 65%GDP (tăng hơn 2 lần) mới hợp lý…
Nợ tư nước ngoài – cột (5) từ hơn chục năm nay liên tục giảm từ 31%GDP năm 2003 xuống đến 14%GDP năm 2013? Thật là một sự thần kỳ… quá vô lý! Kinh tế tư nhân đóng góp năm 2003 chỉ khoảng 20%GDP mà vay nợ nước ngoài đã đến 31%GDP, và đến 2013 tạo ra 35%GDP thì chỉ vay nợ nước ngoài có 14%GDP? Lẽ ra, hai con số đó phải tỷ lệ thuận chứ không phải tỷ lệ nghịch với nhau… Vì thế, con số hợp lý ở đây, theo dự đoán của tôi, là khoảng trên 45%GDP.
Từ đó, chúng ta có bức tranh thật hơn một cút về nợ công nước ngoài của VN năm 2014 là 72%GDP và nợ công của VN là 92%GDP… Những con số trên còn “rất dè dặt”, thấp xa với nhiều ước tính của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, cho rằng chúng phải ở khoảng 125%GDP và 165%GDP…
Không muốn bạn đọc sa đà vào các con số thống kê luôn được ngụy tạo của CPVN, điều tôi muốn nói ở đây qua phần trên là, các con số công bố của Bộ tài chính VN về tình hình nợ công nước ngoài đều là được CP vẽ ra cho “đẹp” (để “giữ cho” nợ công nước ngoài VN “an toàn” dưới 45%GDP và nợ công VN dưới 65%GDP), nên tình trạng thực về nợ công nước ngoài đằng sau chúng phải là rất “xấu” mà chúng ta nên nhìn ra, và đó mới là lý do thực buộc CPVN hiện nay lại phải có kế hoạch tái cơ cấu nợ công nước ngoài gấp…
Kế hoạch vay thêm 1 tỷ đôla của CPVN – con nợ đến kỳ đi vay
Chúng ta biết, sau khi cả khối XHCN gồm LX và Đông Âu sụp đổ năm 1990 VN không chỉ rơi vào khủng hoảng chính trị và đã quay ngoắt 180 độ từ đánh Tàu sang thần phục Tàu cộng ở Thành Đô, mà cũng rơi vào khủng hoảng kinh tế. Đó là do các món nợ quốc tế sau chiến tranh mà VN không có khả năng trả khi chúng đến hạn (chưa nói đến các món nợ kinh tế khủng để CSVN tiến hành chiến tranh, do LX và Tàu cộng cho vay…). Thế là kế hoạch vay nợ mới để đảo nợ cũ chưa thể trả phải được đưa ra với tên Kế hoạch tái cơ cấu nợ quốc tế (nợ công) của VN năm 1990…
Món nợ mới của VN từ tái cơ cấu nợ công năm 1990 đó là trái phiếu Brady qua các cartels tài chính gọi là CLB Paris và CLB London, trị giá “chỉ” 585,3 triệu đôla Mỹ thời hạn 18 năm và 30 năm (CPVN không công bố chi tiết mỗi loại trái phiếu trên trị giá bao nhiêu…) đến nay CPVN vẫn chưa trả xong…
10 năm sau, năm 2000, khi hai loại trái phiếu Brady kia đều còn kỳ hạn, CPVN đã tái cơ cấu lại nợ đó lần nữa, và mua lại một phần trái phiếu của mình, vay thêm nợ quốc tế mới. Lý do là CPVN cố gắng chỉnh đốn hệ thống và tình trạng tài chính của VN là để xin gia nhập WTO, nhưng chi tiết cụ thể cũng không được công bố… Đó là lần tái cơ cấu nợ công thứ hai, sau 10 năm.
Gần 20 năm sau, năm 2010, CPVN lại phải tái cơ cấu nợ quốc tế của mình lần thứ ba, khi các khoản nợ cũ từ năm 1990 và 2000, và các khoản nợ mới sau 2000 (nhất là trái phiếu chính phủ 750 triệu đôla năm 2005 huy động từ thị trường Mỹ mà CPVN dành hoàn toàn cho VNS) đến hạn và VN lại không có khả năng trả nợ (đến hạn) đó… Thế là CPVN phải phát hành trái phiếu mới qua thị trường Singapore trị giá 1 tỷ đôla, để tái cơ cấu nợ quốc tế của quốc gia, đồng thời cấp vốn cho các tập đoàn KTNN khác VNS là PVN, EVN và VNL (mà CPVN công bố đó là mục đích duy nhất). Thực ra, mục đích chính vay nợ 1 tỷ đôla từ Sing là để tái cơ cấu các món nợ từ 2005 bắt đầu đến hạn của VNS (750 triệu từ Mỹ và 600 triệu từ London) và các tập đoàn khác, vì chúng vẫn đều là nợ chính phủ… Đó là lần thứ ba, sau 10 năm nữa.
Nay, CPVN đang lại dự kiến vay thêm (vào đầu năm 2015?) 1 tỷ đôla nữa để tái cơ cấu nợ công. Lần này, CP đưa ra lý do rất “ngon”: để giảm lãi suất của các món nợ cũ, qua đó giảm áp lực trả nợ lên CP hiện nay mà không làm tăng nợ quốc gia. Đây sẽ là đợt vay nợ để tái có cấu nợ công của CPVN lần thứ tư, kể từ khi nó có định hướng kỳ lạ là chuyên “đi vay để giảm nợ”? Và, cứ xung quanh mỗi lần “đi vay có chu kỳ” đó là một lần kinh tế VN mấp mé khủng hoảng? 1990, 2000, 2005, 2010 và … 2015?
Thấy gì qua kế hoạch vay thêm 1 tỷ đô lần này, năm 2015?
Thứ nhất, lý do cần vay thêm 1 tỷ đôla chắc chắn không phải là để khai thác tỷ giá/lãi suất vay nợ thấp trên thị trường quốc tế hiện nay. Điều đó nhiều người đã chỉ ra rõ ràng trên cả báo lề dân và lề đảng, rằng nếu vì thế thì có thể lợi bất cập hại, và đó chỉ là cách nói dối trơ trẽn để che dấu các lý do thực như mất khả năng trả nợ đến hạn, nợ công đã vượt mức nguy hiểm từ lâu…
Thứ hai, chúng ta thấy ngay là chu kỳ phải “đi vay để giảm nợ” của CPVN hay nền kinh tế VN đã rút ngắn, từ khoảng 10 năm trước đó xuống còn 5 năm. Điều đó nói lên tính ổn định tài chính của nền kinh tế này đã đi xuống rất nhanh, quá nhanh? Hay là, tốc độ “bốc hơi vốn” của kinh tế VN đã gia tăng cùng tốc độ đi vay quốc tế?
Thứ ba, đây là vấn đề nghiêm trọng – tái cơ cấu nợ công nước ngoài – mà mọi nền kinh tế đều phải có Quỹ tích lũy dự phòng cho nó hay/và Quỹ dự trữ ngoại tệ để cho các tình huống thiếu ngoại tệ đó. CPVN không công bố gì về Quĩ tích lũy dự phòng cho nợ công quốc tế (có hay không và tình trạng thế nào?), nhưng CPVN liên tục công bố (qua Thống đốc NHNN) về quĩ dự trữ ngoại tệ của VN, theo đó những năm gần đây quĩ này liên tục tăng trưởng mạnh và đã đạt con số đến trên 20 tỷ đô là rồi xấp xỉ 30 tỷ đô la. Vậy tại sao CPVN không dùng chỉ dưới 5% của cái quĩ dự phòng ngoại tệ quốc gia xấp xỉ 30 tỷ đôla đó cho việc tái cơ cấu giảm áp lực trả nợ công quốc tế của quốc gia? Còn lý do nào để sử dụng quĩ dự trữ ngoại tệ quốc gia hợp lý hơn? Thật không hiểu được?! Anh đang rêu rao mình có 20-30 tỷ đôla dự trữ mà chính anh cần gấp chỉ 1 tỷ thôi lại không thể chi ra và phải đi vay thêm? Điều đó chỉ có thể giải thích rằng, cái quĩ dự trữ ngoại tệ quốc gia đó của Thống đốc NHNN, và tất nhiên là của CPVN với thủ tướng của nó, là rỗng tuếch, chỉ là cái bánh vẽ nên không ai “cắn” được… dù “ai” đó đang rất cần cắn một miếng nhỏ tí 1/20 hay 1/30 cứu thể diện vỡ nợ quốc gia, và dù “ai” đó là chính chủ của nó – CPVN?
Thứ tư, nếu mục đích thực của kế hoạch vay thêm 1 tỷ đô sắp tới của CPVN không phải là đảo nợ để có lãi suất thấp hơn, thì đó là gì? Theo tôi, có hai mục đích chính hiện nay đứng sau khoản vay 1 tỷ sắp tới, đó là: 1) đắp nợ: đầy lùi xa hơn kỳ hạn trả nợ của các khoản nợ sắp hết hạn (như trái phiếu Brady 30 năm từ 1990) hay tới hạn (như các khoản 750 tr., 600 tr., 1 tỷ đô… và nhiều khoản khác tạo nên tổng nợ công quốc tế của quốc gia hiện nay), dù tổng nợ sẽ lại tăng lên…; và: 2)có tiền chi trả tiếp cho các dự án đầu tư công tràn lan mà CP đang giao cho các TĐNN triển khai dở dang…, nếu không thì chẳng những các công trình đó không đưa vào khai thác được (sic, chuyện nhỏ!) mà chúng cũng không thể được quyết toán, khóa sổ, tức là cả hệ thống tài chính quốc gia sẽ bị bung ra be bét hết!…, hoặc nếu không nữa thì các TĐNN sẽ chết hết đồng loạt đợt 2, sau đợt 1 là Vinashin và Vínalines đã chết thảm không được chôn rồi… và, nếu không thì số tiền đã bỏ vào các dự án công dở dang đó cũng sẽ thành… bùn – cùng với các công trình đó.
Thứ năm, ngoài ra, kế hoạch vay thêm 1 tỷ đôla của CPVN làm lộ ra và khẳng định những sự thật bi đát và bất ổn khác của kinh tế ”định hướng XHCN” của VN hiện nay, đó là: 1) mặc dù kinh tế đang “phát triển dương” trên 5% nhiều năm nay như CPVN công bố, nó vẫn không có nguồn thu ngân sách để trả nợ cho sự phát triển ngoạn mục đó! Vậy có điều gì không ổn ở đây? Hay đó là sự phát triển thực âm?; 2) Các Tập đoàn KTNN lớn của VN không chỉ không có khả năng trả nợ cũ đã vay mà không có chút uy tín nào để đi vay thêm nữa (như họ đã từng có khoảng giữa 2000-2010, và CP từng đẩy họ đi “tự vay tao trả” tràn lan…), ngay cả khi thị trường vốn thế giới nay đang dư thừa (nên lãi suất thấp), và dù Moody rồi S&P liên tục tăng rating của VN lên B+ hay B1 thời gian qua. Vậy có điều gì không ổn ở đây? Vẫn là: Các số liệu đều sai bét?!
Thứ sáu, CPVN đã không thể khống chế nợ công quốc gia (NCQG) để nó không quá ngưỡng nguy hiểm 65%GDP và mức nợ công nước ngoài (NCNN) dưới mức “nhạy cảm – dễ chết” 45%GDP, bằng cách hy sinh hay thao túng đồng tiền trong nước, hay để nợ công trong nước (NCTN) mức cao mãi, bởi vì NCTN cộng NCNN vẫn phải bằng NCQG, hay ngưỡng nguy hiểm của NCTN chỉ là 20%GDP thôi… Trong khi đó, CPVN lại chỉ biết công bố và thực hiện mục tiêu khống chế NCQG và NCNN bằng cách… gia tăng NCTN!
Như chúng ta đã thư phân tích ngay phần đầu, từ khoảng năm 2000 đến nay, theo con số của chính Bộ Tài Chính của CPVN, NCTN của VN đã đạt ngưỡng 30%GDP và luôn ở đó suốt hơn thập kỷ qua, đến nay, 2013 vẫn là 30%GDP, dự kiến 2014 là 31-32%… Tại sao có chuyện như vậy – nợ công trong nước luôn ở mức 30% GDP trong hơn chục năm qua trong khi nợ công nước ngoài tăng gấp gần ba lần, từ 11%GDP lên đến 27%GDP? Tại vì CPVN liên tục tự xóa nợ công trong nước của chính mình mà không cần tuyên bố phá sản hay phá giá đồng tiền nội tệ (để nó tự phá giá dần)… việc mà chỉ có các chính phủ “thiên tài” cộng sản làm được.
Con số NCTN bị CPVN cố tình bỏ qua mấy chục năm nay, dù “nó” đã chìm sâu trong ngưỡng nguy hiểm của nó từ lâu đến 50%, nói lên điều gì? Nó nói rằng, CPVN chỉ biết in tiền ra vô tội vạ để “điều tiết” nền kinh tế suốt hơn 20 năm qua, và tiền đó (nội… quá tệ, hay tệ in tiền… quá tội… lỗi) mà CPVN in rất giỏi đó không cứu nền kinh tế, vì không thể mang tội tệ in tràn lan đi mua ngoại tệ được (dù vẫn luôn cướp được giá trị mới tạo ra của thành phần kinh tế chủ chốt trong nước là KT tư nhân (chiếm đến 35%GDP) và của… kiều hối (trên 10 tỷ đôla hay 5%GDP)… Nay thì thành phần KT Tư nhân của VN cũng đã bị “định hướng” bóp nghẹt chết hàng loạt – phần nửa thì chết hẳn và phần nửa đang ngắc ngoải rồi, nên chẳng thể cõng KTNN và CPVN được nữa, và vì thế CPVN chỉ còn cách đi vay thêm ngoại tệ cho mình và các con cưng là KTNN đang khát sữa ngoại mà thôi. Giá mà CPVN có thể trả nợ quốc tế bằng các… “gói hỗ trợ kinh tế” nhỉ, thì 1 tỷ đô đó chỉ là hơn 20 ngàn tỷ vnđ chỉ là con muỗi! CPVN có thể phù phép ra cả đàn muỗi trăm con như thế, như đã sinh ra những con “hộ trợ doanh nghiệp”, “cứu bất động sản”, “hỗ trợ cải cách ngân hàng”, “đồng tàu cá vỏ sắt”… con nào con đó đều trên tỷ đô, đã và đang ra sức làm… tê liệt nền kinh tế VN!
Chúng ta nên nhớ, “con muỗi” Brady chỉ có nửa tỷ đôla từ 24 năm nay vẫn sống nhăn răng góp phần làm CPVN “đau đầu”, còn kinh tế VN thì mộng mị, thì hàng vài chục “con muỗi bự hơn” mà CPVN đã tạo ra đã làm kinh tế VN chết/sắp chết lâm sàng là điều tất yếu!
Kế hoạch để chết theo định hướng?
Trong kinh tế hay lĩnh vực nào cũng có khái niệm “những kế hoạch chết”, là những kế hoạch không được thực hiện hay thực hiện không thành, bị chết. Nhưng “kế hoạch để chết” thì có lẽ chưa có, vì đó là… di chúc kinh tế rồi, mà “di chúc” thì nền kinh tế “định hướng” này chỉ thực hiện một thứ thôi, đó là di chúc của Hồ, phần kinh tế (nếu có hay hiểu được), cụ thể hóa của nó có phải là “kế hoạch đi vay để giảm nợ” của CPVN hiện nay hay không thì chỉ đảng CSVN diễn giải được… và không phải đề tài của bài này.
Nhưng tôi thấy, dường như CPVN luôn đưa ra và cố gắng thực hiện những “kế hoạch để chết” hay “di chúc kinh tế” như thế một cách vô thức… Và những kế hoạch đi vay để tái cấu trúc nợ nước ngoài như thế này là một loại “di chúc kinh tế” như thế. Di chúc, là vì nó để lại “di sản” kinh tế cho đời sau, chưa phải ngay bây giờ hay cho “thế hệ nhiệm kỳ” này. Để chết, là vì di sản đó thực sự là tai họa kinh tế, sẽ góp phần tích cực dẫn đến cái chết của cả nền kinh tế VN…
Kế hoạch “Đi vay để giảm nợ” như thế của CPVN, thực chất là như người nghèo phải đi bán máu trả nợ, nhưng với CPVN thì đó không phải bán máu mình mà là bán máu con cháu mình, bán máu các thế hệ tương lai chưa lớn hay chưa được sinh ra của đại đa số dân Việt! Có ai có thể để lại di sản hay “di chúc kinh tế” cho đời sau tàn độc hơn di sản bán trước máu con cháu mình để trả nợ hay che giấu cho tội lỗi sai lầm của mình đã cố tình mắc phải trong quá khứ và hiện tại như CPVN không?!
Trong cơn cùng cực, người nghèo có thể phải đi bán máu mình để nuôi con, nhưng chưa từng có ai đê tiện đến mức bán máu con cháu để nuôi mình như CSVN đã và đang làm!
Có dân tộc nào mà thế hệ sau chưa kịp sinh ra đã bị “di chúc kinh tế” của cha ông chúng ấn đầu chúng xuống kiếp bùn đen “nô lệ đã gán nợ” như đảng CSVN đang làm với tương lai dân tộc Việt thế này không?!
Tôi biết, dù có cảnh báo thế nào thì với CPVN là vô ích, và tôi không nói với họ. Họ nhất định sẽ đi vay 1 tỷ đôla đầu năm 2015 tới, tức trong vài tháng tới nữa thôi, bởi vì đó là cách duy nhất để họ vượt qua khủng hoảng mất khả năng trả nợ đến hạn – tức nguy cơ phá sản chính phủ, thể chế. Duy nhất, là bởi vì có một cách khác để họ vay nợ không phải trả ngay (tức là giảm áp lực trả nợ đến hạn ngay) là… vay Tàu cộng, thì CPVN cũng không thể đi vay được, mà phải là đảng CSVN vay cơ… Mà đảng CSVN thì đã vay Tàu cộng quá nhiều (nghe đâu đang nợ 870 tỷ đôla từ các món nợ chiến tranh), đã thế chấp cả chủ quyền quốc gia và đã cắt cả đất biên giới, biển, đảo… cho Tàu cộng nhiều đợt rồi mà vẫn không yên vì Tàu cộng vẫn đang đòi cắt tiếp… Với lại, vay Tàu cộng thì phải giấu dân im lặng mà làm như từ đầu đến nay họ vẫn làm chứ, sao mà lên kế hoạch vay nợ được…
Cho nên, không chỉ 1 tỷ đô la sẽ vay đầu năm 2015 mà, theo tôi, CSVN sẽ vay nhiều tỷ đôla tiếp nữa đến 2020, vay đến khi chế độ này chết sập hẳn không ai cho vay nữa thì mới thôi, vì đó là những “Kế hoạch vay để chết” mà. Kẻ vay – các lãnh đạo đảng CSVN tất nhiên hy vọng “vay để chết chậm hơn”, còn họ sẽ không chết, nhưng dân tộc và đất nước VN sẽ chắc chết – một cái chết kinh tế thảm khốc nhưng chẳng bất ngờ gì. Dân Việt đã và sẽ còn phải ngụp lặn trong cái di sản kinh tế tan hoang như hố bùn đáy của nhân loại mà CSVN sẽ để lại đó. Chả lẽ cả dân tộc ta cứ chịu ngụp lặn mãi thế rồi kéo nhau cùng xuống hố đó hết hay sao?!
Đó là tôi nói với chính mình, với bạn – những con dân Việt chưa bao giờ lên kế hoạch vay nợ ai mà vẫn đang mang nợ cả thế giới, đầm đìa…và còn đầm đìa nữa… Dân nước càng nợ đầm đìa, các quan cộng sản và họ hàng con cháu chúng càng sống phè phỡn xa hoa… và “xuất khẩu”…
Huhuhu… hay là: Không! Quá lắm rồi! Không thể chịu được nữa!!!?
 

-Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 3)

Nguyễn thị Từ Huy – RFA

Bài trước đề cập đến trách nhiệm của hệ thống quản lý, bộ máy lãnh đạo và cơ chế chính trị trong việc hủy hoại nguồn năng lực trí tuệ, khiến cho đất nước không thể nào phát triển được trong một thời đại mà chất xám là yếu tố chính làm nên sức mạnh của các cá nhân và các quốc gia.
Bài này nói đến trách nhiệm của cộng đồng chung, tức là của mỗi cá nhân đối với việc năng lực trí tuệ bị kìm hãm và mất mát.
Nguồn lực chất xám hiện nay bị lãng phí theo nhiều cách. Tôi tạm phân loại như sau.
Chảy máu chất xám ra nước ngoài : những người có năng lực buộc phải ra đi, tìm công việc ở nước ngoài, một số lưu vong (vì ở lại cũng sẽ hoặc ngồi tù hoặc bị vô hiệu hóa, trường hợp của các trí thức miền Nam từng làm việc dưới chính quyền Sài Gòn trước 75, trường hợp của các trí thức miền Bắc đấu tranh cho tự do tư tưởng, như Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, hoặc muốn được sống và làm việc trong môi trường tự do, như họa sĩ Nguyễn Đai Giang…, chỉ xin kể một vài trường hợp làm ví dụ), một số chủ động ra đi để tìm cách bảo vệ và phát triển năng lực của họ (trong số này phải kể đến rất nhiều lưu học sinh học xong không về nước, có một số trở về nhưng rồi lại phải tìm cách ra đi, do không muốn năng lực của mình bị chết mòn vì miếng cơm manh áo).
Chảy máu chất xám khu vực : những người có năng lực rời khu vực nhà nước chuyển sang làm việc cho các tổ chức tư nhân hoặc công ty nước ngoài đóng ở Việt Nam.
Chảy máu chất xám tại chỗ : những người có năng lực làm việc trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân không thể phát triển được các năng lực của mình, trái lại những năng lực đó cùn mòn, mất mát dần cùng với thời gian. Theo tôi, thất thoát năng lực trí tuệ theo hình thức này là vô cùng lớn và góp phần quan trọng dẫn đến mọi tình trạng trì trệ hiện nay. Sự xói mòn trí tuệ thường nhật, ngày này qua ngày khác. Đây là sự lãng phí kinh khủng nhất, đau đớn nhất, và tủi nhục nhất.
Ngoài ra còn có thể kể đến một số trường hợp bị ngồi tù, và sau khi ra tù bị vô hiệu hóa, hoặc bị vô hiệu hóa bằng cách cô lập, theo dõi, không cho làm việc, tài năng bị hủy diệt một cách đau xót. Những ví dụ mà giờ đây không ai có thể phủ nhận được : Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường… gần đây có Phạm Minh Hoàng.
Và sự trù dập, trừng phạt đối với họ đã tạo ra một làn sóng sợ hãi lan ra cả toàn bộ xã hội, đặt tất cả mọi người vào tình trạng sợ hãi, cái tình trạng khiến cho các khả năng của trí tuệ không thể nào phát triển được, khiến cho người ta chỉ còn nghĩ, nói và viết những gì « được phép », « an toàn ». Đây là cách thức hủy hoại năng lực trí tuệ ghê gớm nhất và « hiệu quả » nhất. Trong cái khung « được phép » và « an toàn » đó, mọi khả năng phát minh và sáng tạo đều có thể tiêu biến hết.
Phần lớn  các bài viết về vấn đề này tập trung các lý giải vào trách nhiệm quản lý của nhà nước, của cơ chế, của các chính sách cụ thể (những lý do này được phép xuất hiện trên báo chính thống), hoặc tập trung vào nguyên nhân cốt lõi nằm ở tính độc tài của hệ thống chính trị độc đảng (lý do này chủ yếu xuất hiện trên truyền thông lề dân). Các lý giải ấy,  từ phương diện quản lý và lãnh đạo, theo tôi, đều rất đúng, và đã đề cập phần nào ở bài trước, nên không lặp lại ở đây nữa. Nếu có thể nói thêm điều gì thì đó là : thực tế quản lý hiện nay cho thấy, cơ chế đảng trị không chỉ gây ra hiện tượng chảy máu chất xám trên toàn cục, mà ngay cả một số người bộc lộ ra là có tư tưởng dân chủ thì khi đứng ở cương vị quản lý một đơn vị họ cũng không thu hút được những người có năng lực, hơn thế, họ cũng làm chảy máu chất xám như thường. Một vài người có khả năng trong công việc dù rất muốn hợp tác, kể cả chấp nhận thiệt thòi, nhưng cũng không thể hợp tác được với họ. Và lý do vẫn là bởi cách điều hành mang tính « cộng sản » (tức là thiếu dân chủ, và thiếu năng lực quản lý) của họ mà họ không tự nhận thấy.
Trong bài này, tôi bổ sung thêm, hoặc đúng hơn là nói rõ thêm (vì cũng có một số người đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh kia của vấn đề) về một nguyên nhân khác. Nguyên nhân đó là : cộng đồng chung đã không ủng hộ và không bảo vệ (hoặc không bảo vệ nổi) những người có năng lực.
Đối với môi trường làm khoa học như các trường đại học hay viện nghiên cứu, phần lớn những người có năng lực ra đi (và thường là ra nước ngoài, hoặc ra làm việc ở khu vực tư nhân và thường là trường hợp này phải bỏ chuyên môn ) là bởi họ không thể làm chuyên môn với chế độ lương hiện tại. Với mức đãi ngộ như hiện nay họ không thể sống được, chứ đừng nói làm nghiên cứu hay sáng chế. Và để làm chuyên môn đòi hỏi họ phải tập trung thời gian và công sức, họ sẽ không có thời gian để làm thêm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Muốn phát triển chuyên môn, chẳng có cách nào khác là phải ra nước ngoài.
Một nguyên nhân quan trọng khiến những người có năng lực ra đi :  họ ra đi để bảo vệ nhân phẩm của họ. Bởi họ không muốn thỏa hiệp với môi trường chung, cái môi trường không ủng hộ họ, nếu họ muốn giữ nhân cách. Nếu họ thỏa hiệp với môi trường (mà người ta có thể dùng một thứ ngôn từ mỹ miều để đòi hỏi họ : « nhập gia tùy tục »), nghĩa là họ sẽ phải bằng lòng để cho nhân cách của mình tha hóa, để cho nhân phẩm của mình bị xúc phạm bởi chính mình. Nhẽ ra phải cùng nhau đòi tăng lương cho xứng đáng với công việc và phẩm giá của mình, thì tất cả đều chấp nhận mức lương phi lí, mức lương chết đói, đồng thời lại chấp nhận làm những việc khiến cho đạo đức suy đồi, năng lực chuyên môn giảm sút, để có thể sống sót (hay thậm chí làm giàu), và lấy cái « tinh thần » « nhập gia tùy tục » buộc tất cả mọi người cùng phải tha hóa, và như thế thì sẽ tạo nên cả một tập thể tha hóa. Nhiều tập thể tha hóa cộng lại sẽ tạo thành cả một xã hội tha hóa. Những người có một chút tự trọng, một chút ý thức về giá trị và nhân phẩm của bản thân, sẽ không chịu đựng nổi điều đó. Nói cách khác, họ ra đi vì muốn được làm người.
Tôi chỉ lấy một ví dụ rất nhỏ, một ví dụ giữa hàng ngàn vạn ví dụ trong công việc hàng ngày của một giảng viên đại học. Còn những ví dụ trầm trọng hơn, độc giả có thể tìm thấy dễ dàng trên báo chí và truyền thông các loại.
Bạn tham gia vào một hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, bạn đánh giá rằng luận văn đó rất kém, không đáp ứng trình độ thạc sĩ, và bạn thấy độ lượng lắm thì có thể cho 4 điểm, và bạn dự định sẽ cho luận văn đó 4 điểm. Nhưng bạn sẽ làm thế nào khi người hướng dẫn luận văn nhất định cho rằng đó là một luận văn khá, và cho 8 điểm, và đồng thời cả hội đồng cũng nhất trí cho luận văn đó vào loại khá, tức là trên 6 điểm, và nhất là khi chủ tịch hội đồng lại là một giáo sư được cho là có uy tín về chuyên môn cũng đồng ý như vậy ? Đó là chưa kể đến trường hợp ông giáo sư đó còn là thầy của bạn, và các thành viên hội đồng cũng là thầy cô của bạn. Chỉ có hai khả năng : bạn giữ nguyên điểm 4 và làm mất lòng tất cả hội đồng, hoặc bạn thỏa hiệp với hội đồng, cho luận văn đó đạt chuẩn. Nhưng dù sao, một mình bạn cho điểm 4 thì luận văn vẫn được thông qua vì hội đồng sẽ lấy điểm trung bình cộng. Và bạn chẳng có cách nào khác là phải chấp nhận cái kết quả được đa số tán thành ấy. Kết quả ấy cũng đồng nghĩa với việc một bằng dởm sẽ được cấp hợp pháp. Và bạn sẽ chẳng làm được gì hết, trừ phi bạn đưa việc đó lên báo. Nhưng nếu bạn đưa việc đó ra công luận thì bạn sẽ không thể nào làm việc tiếp với tập thể đó được nữa. Người ta sẽ lập tức quy cho bạn cái tội « nói xấu tập thể ». Bạn sẽ bị cô lập bởi chính cộng đồng trong đó bạn làm việc. Từ ví dụ này ta thấy rõ cộng đồng đang ủng hộ cái gì, và tẩy chay cái gì. Làm sao xã hội có thể có được nhiều bằng dởm đến thế nếu các hội đồng khoa học tại các trường đại học không đồng ý thông qua các luận văn kém chất lượng ? Làm sao có bằng tiến si 200 triệu nếu các hội đồng khoa học không chấp nhận điều đó ? Có các tiến sĩ dởm, các bằng cấp dởm là do có sự ủng hộ của tất cả mọi người ở tất cả các cấp trong hệ thống.
Một người có ý thức về nhân phẩm, trọng sự trung thực không thể nào tồn tại trong môi trường đó mà có thể tự cảm thấy yên ổn được. Và thế là người đó sẽ ra đi. Nhiều người mà tôi đã tiếp xúc ở trong trường hợp tương tự.
Còn nhiều người thì không thể chấp nhận nổi ngay từ ngưỡng cửa vào cơ quan, nếu họ phải xin xỏ, chạy chọt, bị đặt vào một tình thế : trả nhiều trăm triệu đồng để thu về mỗi tháng từ ba đến bốn triệu đồng. Cái mà họ không chấp nhận được không chỉ là tình trạng phi lý đó, mà còn là họ không muốn « bán » mình, không muốn tự chà đạp lên nhân phẩm của họ.
Đấy là một ví dụ về những trường hợp phổ biến. Còn có những trường hợp ít phổ biến hơn, nhưng người nào đã lâm vào sẽ cảm nhận rất rõ.
Nếu bạn là nạn nhân của một vụ « thanh trừng » hoặc « đàn áp » với đủ mọi bằng chứng rõ ràng, thì cộng đồng nơi bạn làm việc, hoặc cộng đồng chung, vẫn có thể cho rằng đấy chỉ đơn giản là một « tai nạn nghề nghiệp » hoặc là bạn sai (với đường lối hiện hành) thì bạn phải chịu lấy, một mình. Và cộng đồng vẫn có thể ăn ngon ngủ yên, không cần thấy rằng mình cũng phải có chút ít trách nhiệm với đồng nghiệp. Một ví dụ điển hình là Nhã Thuyên (tôi sẽ còn trở lại với vụ việc này, bởi có thể nhìn thấy rất nhiều điều từ câu chuyện của Nhã Thuyên). Chẳng phải toàn bộ cộng đồng trí thức Việt Nam cho đến hiện nay vẫn không thể nào bảo vệ nổi Nhã Thuyên hay sao ? Đã có một vài phản ứng như thư ngỏ phản đối hiệu trưởng ĐHSPHN, nhưng ông hiệu trưởng này cho đến nay không chịu trả lời, không chịu có bất kỳ hành động sửa sai nào. Bộ Giáo dục cũng không hề có một can thiệp nào trước sự vi phạm luật giáo dục trầm trọng đến như thế. Tóm lại Nhã Thuyên cho đến nay vẫn phải chịu bất công.
Những khả năng mà Nhã Thuyên từng có (thể hiện trên bản luận văn thạc sĩ) liệu có mất đi hay không ? Điều đó một phần phụ thuộc vào lựa chọn và vào ý chí của Nhã Thuyên, và phần quan trọng, phụ thuộc vào việc cộng đồng có làm gì để bảo vệ những năng lực đó hay không. Mở ngoặc để nói rằng, Bakhtin, người đã khiến cho châu Âu và thế giới nể trọng vì những đóng góp cho lý thuyết về thi pháp học, đã bị đi đày ở Xi-bê-ri vì bị kết tội chống nhà nước Xô-viết, nhưng sau đó, từ những năm 50 của thế kỷ trước, ông đã được đứng trên bục giảng đại học của nước Nga, thậm chí còn giữ chức vụ trưởng khoa. Ít ra người Nga đã bảo vệ những tài năng của họ, sau những sai lầm mang tính hệ thống mà không một chế độ cộng sản nào tránh được.
Hơn một nửa thế kỷ sau, Phạm Minh Hoàng, một trường hợp tương tự Bakhtin, không còn có cơ hội ở đại học Việt Nam. Tương tự, đối với Nhã Thuyên giờ đây mọi cánh cửa đại học ở Việt Nam dường như đã đóng lại. Điều mà cộng đồng chuyên môn có thể làm là đấu tranh cho Nhã Thuyên có được một vị trí trong đại học, bằng cách đó mà bảo vệ các năng lực của Nhã Thuyên. Ít ra thì cũng phải có những trường sẵn sàng nhận Nhã Thuyên vào làm việc. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra trong thực tế. Và những người làm chuyên môn trong giới đại học phải chịu trách nhiệm về chuyện này. Chính chúng ta, chứ không phải ai khác, đã góp phần làm hủy hoại năng lực trí tuệ của đồng nghiệp của chúng ta. Chúng ta đứng nhìn người khác bị hủy hoại, đứng nhìn người khác chịu bất công mà không nghĩ rằng phải làm điều gì đó cho họ, cũng tức là cho chính chúng ta.
Cộng đồng chung đã và đang hủy hoại năng lực trí tuệ  theo những cách như vậy. Mỗi người đang hủy hoại năng lực của chính mình và của người khác theo những cách thức như vậy.

Hoặc trường hợp khác, giả dụ bạn vì một lý tưởng tiến bộ mà đi ngược lại với cách vận hành trì trệ của cộng đồng, đi ngược lại với các « chuẩn » mà cộng đồng đang tuân theo, có những hành động nhằm bảo vệ công lý và lẽ phải theo quan niệm của bạn, và nếu chẳng may vì thế mà bạn bị rơi vào tình trạng khó khăn (bị chính quyền sách nhiễu hoặc cô lập, chẳng hạn) thì rất có thể bạn sẽ thấy xung quanh bạn đột nhiên nhiều người, bạn bè hay đồng nghiệp, rơi vào tình trạng bận bịu, họ sẽ chẳng có thời gian dành cho bạn nữa. Và dù bạn có một vài khả năng nhất định, bạn được đào tạo bài bản và thậm chí đã có một số thành quả khẳng định năng lực của bạn trong công việc, thì đột nhiên bạn sẽ thấy người ta đối xử với bạn như một người rất kém cỏi, người ta sẽ đẩy bạn xuống hàng những người mới ra trường và kém năng lực, và người ta sẽ đoan chắc với bạn rằng bạn sẽ không thể nào vượt qua được kỳ kiểm tra tối thiểu nhất mà một người mới ra trường cũng có thể vượt qua. Trong số những « người ta » ấy có cả những người đã tỏ ra cùng lý tưởng với bạn. Vì sao vậy ? Vì người ta cần có lý do để cho rằng bạn bị đối xử như vậy là hợp lý, người ta cần có lý do để cùng với chính quyền cô lập bạn, mà lại vẫn không phải là về phe chính quyền. Không ai nhận bạn làm việc là vì bạn kém cỏi, hoặc vì bạn có nhiều nhược điểm (hay gây gổ với đồng nghiệp, chẳng hạn) chứ chẳng phải vì cộng đồng không ủng hộ bạn, chứ chẳng phải vì mọi người sợ gì đâu. Thật tuyệt để có thể ăn ngon ngủ yên khi người khác phải chịu bất công một mình, phải vậy không?
Toàn bộ cộng đồng trí thức (nếu ở Việt Nam có một cộng đồng như vậy, tôi vẫn phải tự hỏi mình rằng ở Việt Nam có một cộng đồng trí thức không, hay cũng chỉ có những phe nhóm giữa những người làm chuyên môn, giống như các phe nhóm giữa những người làm chính trị, mà thôi ?) phải chịu trách nhiệm về tình trạng lãng phí nghiêm trọng về nguồn năng lực chất xám hiện nay, cũng như về mọi vấn đề khác trong xã hội. Bởi tình trạng hiện nay được tạo ra và được duy trì là nhờ chính sự thỏa hiệp của tất cả mọi người, nhờ việc họ chấp nhận tất cả mà không phản ứng, nhờ việc họ tự nguyện làm một bộ phận giúp cho toàn bộ cỗ máy vận hành với sức mạnh hủy hoại của nó, tự nguyện chấp nhận bị hủy hoại bởi chính cái cỗ máy do mình góp phần tạo ra.
Ý thức được điều đó cũng có nghĩa là mỗi cá nhân phải nhận lấy trách nhiệm của mình.
Nếu mỗi người không thấy được trách nhiệm của mình, tức là 90 triệu người này đều không chịu nhận lấy phần trách nhiệm của mình, thì việc một nhóm nhỏ vài chục người có thể khuynh loát toàn bộ xã hội là điều chẳng có gì khó hiểu.
Nói riêng trong lĩnh vực khoa học, và hẹp hơn là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, những người viết, nghiên cứu cũng như sáng tác, ở thời điểm này, phải hiểu rằng chừng nào còn sự lãnh đạo độc tài của một chính đảng duy nhất (cho dù tên gọi của nó là gì, đảng lao động hay đảng cộng sản…), chừng nào còn tồn tại Hội đồng Lý luận Trung ương, và chừng nào cái Hội đồng này còn là nơi tập hợp của những đại diện tiêu biểu cho sự hạn hẹp cả về kiến thức lẫn về nhận thức và đạo đức nghề nghiệp như Phan Trọng Thưởng, chừng đó còn chưa thể có môi trường cho tự do học thuật và tự do sáng tạo, chừng đó vòng kim cô vẫn tiếp tục siết chặt.

Tuy nhiên, có chịu để cho đầu mình chui vào vòng kim cô đó hay không, có cam chịu đánh mất tự do nghiên cứu và tự do sáng tác của mình hay không, điều đó chỉ tùy thuộc vào từng cá nhân, và mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm, phải tự lựa chọn. Dĩ nhiên, mỗi sự lựa chọn đều có cái giá phải trả. Nhưng không ai có thể đổ tội cho Hội đồng Lý luận Trung ương hay ông Phan Trọng Thưởng hay một ông X, Y, Z nào đó trong việc tự mình tước đoạt tự do của mình.
Trường hợp tác phẩm «Đèn cù » mới đây của Trần Đĩnh là một ví dụ cho thấy rằng tự do nghĩ và viết của mỗi người là do chính mỗi người định đoạt. Trần Đĩnh đã tự quyết định ông ấy viết gì, viết như thế nào, trong thời gian bao lâu, lúc nào thì công bố, và công bố ở đâu. Dĩ nhiên, trong việc đó Hội đồng lý luận Trương và chế độ kiểm duyệt ở Việt Nam không có giá trị một xu đối với ông ấy. Chừng nào mỗi nhà văn, mỗi viên chức, mỗi giáo chức hành động được như Trần Đĩnh, chừng đó Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ tự khắc chui vào cái thùng rác lịch sử của nó, không còn giá trị một xu đối với bất kỳ ai.
Những ai còn than phiền và đổ lỗi cho đảng, cho bộ máy đàn áp tư tưởng, cho chế độ kiểm duyệt, những người đó thực sự đã tự hủy diệt chính mình, tự chối bỏ chính mình trong tư cách là một giá trị riêng biệt, tự phủ nhận khả năng tự quyết định của mình, tự từ chối tồn tại với tư cách là một cá nhân độc lập và tự chủ. Nhờ sự tự phủ nhận đó mà bộ máy đàn áp và cơ chế độc tài sẽ tiếp tục tồn tại. Những người đó chỉ còn là một thành phần cấu tạo của đám đông. Nhìn chung xã hội Việt Nam hiện nay, nếu dựa vào định nghĩa của Hannah Arendt mà xét, thì vẫn còn là một xã hội đám đông được cấu thành từ những phân tử trơ ì mất khả năng phản ứng, chứ không phải là một cộng đồng được cấu thành từ những cá nhân có tự do quyết định và tự do hành động, có trách nhiệm đối với người khác và đối với xã hội.
Trở lại với vụ Nhã Thuyên, nếu cả giới đại học và nghiên cứu mà chịu để cho ông Thưởng và vài tay bồi bút không có trình độ chuyên môn khuynh loát đến như vậy, thì phải thấy rằng chúng ta đang yêu nô lệ đến mức như thế nào. Nếu không phải là trong tình trạng yêu sự nô lệ thì cũng là đang trong một tình trạng quá sợ hãi, hoặc quá vô cảm.

Aung San Suu Kyi nói : « Nhà tù đích thực duy nhất, đó chính là nỗi sợ. Và tự do đích thực duy nhất, đó là tự giải phóng khỏi nỗi sợ ». («La seule véritable prison, c’est la peur. Et la seule vraie liberté, c’est de se libérer de la peur.». Trích trong cuốn Aung San Suu Kyi – un portrait en mots et en images)
Cần phải nhìn thấy lỗi của đảng. Nhưng đổ lỗi cho đảng không phải là cách giải quyết vấn đề. Và không thể nào giải quyết vấn đề nếu chỉ ngồi yên nhìn đảng phạm hết lỗi này đến lỗi khác, mà không làm gì cả. Nếu như đảng nhất quyết chỉ nhận phần lãnh đạo toàn diện, triệt để, vĩnh viễn, nhưng lại nhất quyết không chịu nhận trách nhiệm trước các vấn nạn của xã hội và sự yếu kém của đất nước ; nếu đảng không chịu nhận trách nhiệm, thì mỗi một công dân phải nhận lấy cả cái phần trách nhiệm mà đảng đã từ chối. Mỗi một cá nhân phải nhận lấy phần trách nhiệm của mình, trước hết là ở vị trí công việc của mình, sau nữa là đối với môi trường sống của mình, môi trường hẹp và môi trường rộng, tức là đối với đất nước của mình. Nếu không như vậy thì chỉ có mất mát mà thôi : mất đạo đức, mất văn hóa, mất giáo dục, mất nhân phẩm… tức là mất con người, và sau cùng là mất nước.

Việc phái đoàn lãnh đạo cao cấp Việt Nam vừa sang « thần phục » Trung Quốc, việc hơn 10 ngàn lao động nước ngoài trong đó chủ yếu là người Tàu vừa được « tuyển dụng » ở Hà Tĩnh, cho thấy, đúng như nhận xét của André Menras, rằng Trung Quốc đang « đánh dấu lãnh thổ của mình ngay trong lòng Việt Nam! ». Nó cũng cho thấy sự lựa chọn của lãnh đạo đương nhiệm ở Việt Nam: đất nước được sử dụng làm công cụ để phục vụ cho lợi ích cá nhân của những người lãnh đạo và để duy trì quyền lực của đảng cầm quyền. Cùng với dàn khoan 981, những sự kiện hậu giàn khoan đã bộc lộ đầy đủ các triệu chứng của một dân tộc đang bước vào con đường nô lệ.

Giờ đây đã là lúc cấp bách, Việt Nam cần phải có những người dám nhận trách nhiệm lớn đối với đất nước, cái trách nhiệm mà đảng đã và đang từ chối.

Giống như người nông dân Nguyễn Huệ xưa kia đã đứng lên nhận lấy cái trách nhiệm mà các vua triều Lê mạt đã từ chối.
Paris, 28/8/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (Phần 2)
Cầu hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét