Người Buôn Gió - Lý do của sự không biết
Có
lẽ nhìn bên ngoài thì đúng là từ '' làm việc''. Cả hai đều mặc thường
phục, họ ngồi đối diện nhau qua cái bàn gỗ trong trụ sở công an. Người
hỏi cung có giấy bút , còn người bị hỏi hai tay đặt trên bàn. Ở giữa họ
là khay trà mạn, cái gạt tàn và bao thuốc cùng hai cốc cà phê đá uống
dở. Một chốc người này rót nước cho mình rồi rót luôn cho người kia.
Không có tiếng quát tháo, đập bàn như ta thường hình dung cảnh tra khảo.
Chỉ có đôi lúc người hỏi cung ngiến răng ném con mắt đầy hăm doạ vào kẻ
bị hỏi. Còn kẻ bị hỏi cũng có lúc quắc cái nhìn đầy căm thù vào phía
đối diện. Nhưng giây đó qua rất nhanh, cả hai đều biết kiềm chế.
Đây là ngày làm việc thứ sáu họ làm việc liên tục, cứ đúng 8 giờ sáng
hai người đàn ông xuất hiện tại cổng trụ sở công an, họ đi qua mặt trực
ban chỉ gật đầu chào. Buổi trưa họ nghỉ giải lao ăn cơm cùng với những
người công an ở đó. Sau khi ăn mỗi người ngả lưng trên cái ghế dài tại
chỗ mình nằm nghe nhạc từ điện thoại. Đến chiều như mọi người khác, họ
đứng dậy chào nhau và ra về, ai đi đường người đó. Người bị hỏi cung đi
bộ lững thững về nơi ở tạm, anh ta hiểu có người khác sẽ đi theo mình để
xem mình có ghé vào đâu hoặc thái độ gì. Có hôm anh ta dừng lại bên bàn
cờ tướng vỉa hè, chỉ trỏ vài nước, xem một lúc rồi mới đi.
Không phải anh ta làm thế để tỏ vẻ mình là người '' trong sạch'' với
những người đang hỏi cung, họ quá rõ về nhau. Sự thản nhiên của anh ta
chỉ khiến cho những người hỏi cung hoài nghi anh ta là thành phần nguy
hiểm hơn mà thôi. Anh ta cũng không muốn họ nghĩ anh ta như vậy, như thế
chỉ khó khăn cho mình hơn. Nhưng lúc này anh ta cần làm như vậy, bởi
nhà anh cách đây gần hai ngàn cây số, anh ta có đứa con nhỏ hàng ngày
vẫn phải đón đưa đi học. Lúc này vợ anh phải nhờ ai đó đón con.
Những người đi theo không phải để quan sát anh ta sẽ gặp ai, họ hiểu anh
ta đủ khôn để không làm thế. Vậy họ theo làm gì.? Sợ anh ta bỏ trốn về
? Cũng không, anh ta bị giữ hết một số giấy tờ và đồ vật, chỉ còn vẹn
vẻn trong túi 200 nghìn. Anh ta không phải tiêu đến 200 nghìn đấy vào
việc ăn uống hay mua thuốc lá hoặc thuê phòng ngủ, vì công an đã lo cho
anh ta đủ những nhu cầu đấy. Anh ta chẳng thể đi về mà bỏ lại giấy tờ
tuỳ thân, đồ vật và 200 nghìn VNĐ không thể đi được quãng đường xa như
thế.
Những người bám theo chủ ý quan sát anh ta có sốt ruột không, có bồn
chồn hay bứt rứt muốn về nhà hay không.? Chính vì thế, anh ta phải làm
ra vẻ không có việc gì phải vội về, dù anh ta rất nhớ con. Anh ta biết
thằng bé hàng ngày về nhà không thấy bố, sẽ rất buồn và lo lắng. Anh ta
nhủ thầm - hãy cố gắng cùng với bố, con trai bé nhỏ.
Người hỏi cung càng không sốt ruột, anh ta ở thế thượng phong về không
gian cũng như thời gian. Nhà anh ta ở đây, công việc anh ta hàng ngày
làm vậy. Có mười năm nữa thì anh ta vẫn hàng ngày đặt ra những câu hỏi
cho những kẻ ngồi trước mặt. Sau ngày làm việc, có thể anh ta gặp bạn bè
nhậu lai rai, hoặc đến câu lạc bộ đàn ca tài tử luyện một vài bài vọng
cổ, thu vào điện thoại. Lúc giờ nghỉ trưa anh ta mở và mời kẻ bị hỏi
cung cùng nghe. Đôi lúc anh nhắc chuyện vợ con anh ở nhà cho kẻ bị hỏi
cung nghe, như những người bạn tâm sự với nhau. Có thể anh ta chỉ đơn
giản kể cuộc sống gia đình bình thường , kể theo kiểu tâm sự với người
nào đó, những câu chuyện nho nhỏ trong mỗi gia đình. Về bà xã thích nấu
món gì, về đứa con hay quấn bố thế nào.
Nhưng cũng có thế anh nhắc nhở kẻ đối diện phải dấy lên sự sốt ruột trở về với gia đình của hắn.
Kẻ bị hỏi cung không sốt ruột, anh ta hiểu một điều rất xương máu, nếu
nôn nóng vài ngày thì có thể sẽ dẫn đến phải nôn nóng chờ đợi nhiều năm.
Nếu không phải là mình thì cũng là người khác sẽ phải chịu cảnh đó.
Nhiều người bị hỏi cung triền miên, đã mệt mỏi, ức chế hay suy sụp nhận
hay khai ra ai đó cho tạm chấm dứt những buổi hỏi cung ròng rã không
biết bao giờ mới dứt. Những cuộc hỏi cung như những giọt nước rỏ vào đầu
một người bị bắt ngồi im. Từng câu hỏi như từng giọt nước rỏ tong tong
xuống đỉnh đầu. Những câu hỏi có khi lặp đi lặp lại đến mười lần từ ngày
này qua ngày khác. Thử hình dung xem, trong khi con nhỏ ở nhà chờ bố
đón, thân xác bị giữ ở đây chỉ để trả lời những câu hỏi lặp lại một cũ
rích. Muốn thoát khỏi câu hỏi cũ rích gây ức chế đó chỉ có một cách là
trả lời bằng câu trả lời mới. Và như mạch nước được khơi, người hỏi cung
sẽ khai thác khéo léo đến khi ra nguồn nước. Lúc đó sẽ là án tù nhiều
năm cho kẻ bị hỏi cung hay đồng bọn. Khi đó sẽ tha hồ mà chờ đợi, nôn
nóng trong trại giam.
Kẻ bị hỏi cung cúi đầu mỉm cười khi gặp lại câu hỏi cũ. Người hỏi cung cũng mỉm cười nói.
- Tôi thâý anh lãng mạn thật đấy, thỉnh thoảng anh lại mỉm cười như thú vị với gì đó trong hoàn cảnh này.
Kẻ bị hỏi cung trả lời câu hỏi với nội dung y như lần trước không sai
một chữ, không thừa cũng chả thiếu. Xong anh ta lại mỉm cười. Anh ta
đang nghĩ trong giáo án dạy hỏi cung của một cơ quan an ninh một nước
Cộng Sản ở Đông Âu có dạy rằng. Với những câu hỏi lặp đi lặp lại, thì
trước sau dẫn đến kẻ bị hỏi cung sẽ phát cáu, uất ức, gào hét hoặc khóc
lóc , van xin...tóm lại những kẻ bị hỏi thế sẽ phải phát điên. Anh ta
bật cười vì anh ta đang đặt vấn đề ngược lại, có bao giờ những kẻ đặt
câu hỏi lặp đi lặp lại thế cũng phát điên không.? Nếu như người bị hỏi
cung mất kiên nhẫn kiểm soát mình, thì cũng có lúc người hỏi cung cũng
sẽ bị mất kiểm soát vì những câu hỏi lặp đi lặp lại như vậy lắm chứ.
Cuối giờ, người hỏi cung xếp tập giấy lại nói.
- Thái độ anh làm việc rất tốt, chấp hành đúng giờ giấc, làm việc
nghiêm túc. Nhưng tôi nói thật, cả tuần mà không có hiệu quả hay gì mới
để chúng tôi xem xét dỡ bỏ biện pháp ngăn chặn, trả giấy tờ hay đồ đạc
cho anh về. Giờ anh về nghỉ ngơi, mai là chủ nhật anh cứ ở chỗ ở đó nghỉ
mà suy nghĩ, sang tuần chúng ta tiếp tục lại 8 giờ sáng ở đây.
Kẻ bị hỏi cung mân mê bao thuốc nói.
- Tôi hết thuốc lá rồi.
Người hỏi cung.
- Tí ra cửa tôi mua cho anh, cứ thế này thì anh không thấy mệt sao.?
Người bị hỏi cung nhìn thẳng vào mắt người hỏi cung như muốn bảo anh nói thêm nữa đi. Người hỏi cung hiểu ý thừa nhận.
- Và cũng mệt cả chúng tôi nữa.
Người bị hỏi cung châm điếu thuốc, có vẻ anh ta chưa muốn về, anh rót nước uống rồi hỏi.
- Ông muốn tôi kể cho ông nghe một câu chuyện đời tôi không.?
Người hỏi cung sững người, rồi anh ta cười như bắt gặp sự thú vị, anh ta hồ hởi ngồi lại và hào hứng nói.
- Kể đi nào, anh em có gì tâm sự như đàn ông với nhau , có gì mà ngại.
Người bị hỏi cung bắt kể.
- Ngày trước tôi ở trong giới giang hồ, chúng tôi hay tụ ở một điểm, ở
đó có bàn đèn thuốc phiện, có cờ bạc, có rượu, ở đó tiêu thụ luôn đồ
gian và cho dân giang hồ vay lãi. Một hôm tôi đang ngồi cùng với hai
người khác dưới nhà, hai người kia bàn chuyện sẽ '' đập hộp '' một kho
vải. Chủ '' sới'' bỗng gọi tôi lên gác và hỏi.
- Mày có định tham gia cùng chúng nó không.?
Tôi lắc đầu, ông ta chửi.
- Đm mày không tham gia, thì mày nghe chuyện chúng nó làm gì. Lỡ
chúng nó bị lộ thì nó nghi mày. Nhỡ mày bị bắt vì cái gì công an nó đánh
mày, nó bắt mày khai để chuộc tội, mày biết chuyện mày khai ra à. Cái
gì mình làm cùng thì hãy để ý, còn không thì đừng để ý đến chuyện người
khác. Còn đã là chuyện mình thì phải chọn anh em sinh tử, phải cẩn thận
chắc chắn từng chi tiết nhỏ. Nếu có thằng nó biết kế hoạch của mình mà
nó không tham gia, cũng phải huỷ luôn. Vì có trót lọt thì chắc gì vài
năm sau không bị khui ra.
Kẻ bị hỏi cung dừng lại kéo hơi thuốc, uống ngụm nước, rồi kể tiếp.
- Đó là câu chuyện thực tôi gặp, còn một câu chuyện nữa tôi thấy
trong phim. Cuốn phim mở đầu là một người Maphia bị giết, đồng bọn anh
ta mang anh ta đi chôn tại một nghĩa địa, họ muốn giấu không cho ai
biết, nhưng cũng muốn đồng bọn mình được chôn cất tử tế, họ thuê người
phu huyệt đào sẵn mộ. Khi chôn xong, tên cầm đầu hỏi người phu huyệt.
- Anh ở đây bao nhiêu năm.?
- Dạ thưa ông, hai mươi năm
- Anh có biết vùng đất kia '' gia đình '' nào quản lý không.?
- Thưa ông không ạ, tôi chỉ biết việc mình làm thôi.
- Dạ thưa ông, hai mươi năm
- Anh có biết vùng đất kia '' gia đình '' nào quản lý không.?
- Thưa ông không ạ, tôi chỉ biết việc mình làm thôi.
Tên cầm đầu quay sang đồng bọn bảo.
- Đây là một người đàn ông chân chính, anh ta ở đây đã 20 năm, chỉ
biết việc mình làm, ngoài ra anh ta không biết đến việc của ai khác.
Nói xong hắn quay lại vỗ vai như khen ngợi người phu huyệt.
- Anh có vợ con chứ.
- Tôi có vợ và hai con, tôi chỉ nghĩ đến họ.
- Tôi có vợ và hai con, tôi chỉ nghĩ đến họ.
Tên cầm đầu rút xấp tiền hài lòng trao cho phu huyệt kèm lời khuyên.
- Hãy luôn yêu thương họ như những gì anh đang làm bây giờ, hãy nhớ điều đó.
Kẻ hỏi cung ngừng lại, động tác rít thuốc và uống nước lặp lại như
trước. Đôi mắt người hỏi cung nheo lại như suy ngẫm xem đối tượng định
diễn biến tiếp thế nào. Kẻ bị hỏi cung nói như trả lời ánh mắt của người
hỏi cung.
- Ông bảo làm việc với tôi không hiệu quả, chỉ vì các ông nghĩ người
như tôi có điều kiện biết nhiều tin tức hoạt động của người khác. Ở vế
thứ nhất các ông nghĩ đúng. Quả thực tôi có điều kiện để biết người khác
làm gì. Nhưng các ông nghĩ sai về cái thứ hai, đó là tôi không biết.
Chính vì thế chúng ta sẽ còn cứ làm việc thế này. Các ông cố khai thác
những điều các ông nghĩ tôi biết, mà thực ra tôi không hề biết. Bởi vì
tôi không muốn biết, tôi có những bài học là có ngày phải ngồi đối diện
để nghe các ông tra hỏi. Sức người có hạn, tinh thần, thể xác, gia đình
đủ thứ, khó mà kìm chế. Thế nào cũng có lúc bật ra, nên tôi tính trước
là không nên biết gì về người khác làm. Bài học tôi được dạy cách đây đã
20 năm rồi. Đó là lý do tôi không biết gì chứ không phải tôi ngoan cố
hay bản lĩnh gì cả.
Người hỏi cung bật thốt.
- Được, chuyện hay. Thôi giờ về nghỉ đã, sang tuần làm tiếp.
Nhưng sang tuần họ không phải làm việc. Với 200 ngàn trong túi, kẻ bị
hỏi cung quyết định bỏ lại giấy tờ, điện thoại. Hắn đến một cửa hàng bán
băng đĩa, khi mua xong cái đĩa hắn hỏi tôi đi qua cửa sau về cho gần
được không. Chủ quán gật đầu. Hắn đi ra cổng sau gọi xe ôm mất 10 ngàn
ra đầu đường quốc lộ. Hắn nhảy luôn lên một chiếc xe khách đang ra Phan
Thiết, sau đó hắn lên tàu giá rẻ ra Bắc chỉ 150 ngàn đưa cho người soát
vé, 40 nghìn đủ ăn vớ vẩn ngày rưỡi trên tàu khi đến Vinh, nơi mà hắn có
quá nhiều đồng bọn. Một tuần sau khi hắn làm lại sim điện thoại, người
hỏi cung gọi trách.
- Sao ông không quân tử, đã nói thứ hai làm thì phải lên chứ, bỏ về không nói anh em một câu.?
Hắn trả lời.
- Tôi quân tử theo đúng lời ông, ông bảo làm việc hiệu quả ông trả
giấy tờ và đồ. Tôi nghĩ như ở hiệu cầm đồ, ông là chủ hiệu, đồ của tôi
ông giữ, tôi có tiền thì tôi chuộc, không có tiền tôi không lấy đồ. Ông
có thấy thằng chủ hiệu cầm đồ nào đi trách kẻ mang đồ đến cầm là không
chịu chuộc không.? Vả lại tôi đã kể cho ông nghe câu chuyện cuối cùng,
đó là lời chia tay ông không thấy sao.?
Tiếng cười trong điện thoại.
- Thì tôi cũng hiểu, phải báo cáo sếp, thứ hai báo xong thì thứ ba cũng để ông về. Giữ đồ của ông lại mang tiếng an ninh cướp đồ.
Kẻ bị hỏi cung cười đáp.
- Ông khỏi lo, tôi sòng phẳng, không nói thế đâu. Đã nói sòng phẳng
như cầm đồ, có tiền chuộc, không có tiền thôi. Ai lại đi nói các ông
cướp, phải không ông chủ hiệu cầm đồ.?
---------------------------------
Dạo này block nhiều anh em đấu tranh, không phải huỷ kết bạn, mà là chặn
hẳn không nhìn thấy nhau nữa. Đó không phải là có hiềm khích gì với anh
em. Mà chẳng qua cũng không tham gia được cùng anh em, nên cũng không
muốn thấy những việc anh em làm. Câu chuyện kể lại này thay cho lời xin
lỗi.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Ngô Nhân Dụng
Sự kiện đánh dấu mối rạn nứt nghiêm trọng giữa hai nước là sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới bán đảo Triều Tiên, đã chọn đến Seoul thay vì Bình Nhưỡng.
Chính vì thế, rất dễ hiểu khi Triều Tiên tìm kiếm đối tác mới và nhà tài trợ mới. Bước đi đầu tiên của Triều Tiên chính là thuyết phục được Nhật Bản nới lỏng cấm vận sau khi nước này đồng ý tái điều tra vấn đề con tin. Tiếp sau đó Bình Nhưỡng chọn châu Âu, nơi vị chủ tịch trẻ tuổi Kim Jong Un đã từng sống và học tập nhiều năm.
Với chuyến công du tới hàng loạt nước châu Âu nói trên của Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok-ju, Bình Nhưỡng đang dần phá băng quan hệ ngoại giao với phương Tây.
Đặc biệt, theo hãng Kyodo, Triều Tiên còn có kế hoạch cử Ngoại trưởng Ri Su Yong tới New York (Mỹ) vào cuối tháng 9 này để tham dự cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Nếu kế hoạch này được triển khai thì đây sẽ là lần đầu tiên một Ngoại trưởng Triều Tiên tới Mỹ trong 15 năm qua.
Dù báo chí Triều Tiên luôn có những lời lẽ thù địch, coi Mỹ là kẻ thì rõ ràng Triều Tiên vẫn đang tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ. Bản thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng từng tuyên bố sẵn sàng cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Đã có sự "mở đường" của Ngoại trưởng Mỹ, hẳn chẳng còn gì có thể ngăn được Triều Tiên xích lại gần Washington.
Chưa thể biết những cố gắng của Triều Tiên sẽ đi đến đâu nhưng rõ ràng Triều Tiên đang rời xa Trung Quốc và hướng tới những mối quan hệ mới mẻ hơn để vừa tìm kiếm sự hỗ trợ về kinh tế vừa đảm bảo an ninh của đất nước.
An Nhiên
(Đất Việt)
Ngô Nhân Dụng - Obama sẽ làm gì ở Syria?
Sau khi nói chuyện với dân Mỹ vào ngày Thứ Tư, 10 Tháng Chín, 2014, Tổng
Thống Barack Obama có vẻ nắm được tất cả các quân bài tốt trong tay để
đối phó với lực lượng Quốc Gia Hồi Giáo, ISIS hay còn gọi là ISIL, ở
Iraq và Syria. Trong nước, các lãnh tụ Quốc Hội đều đồng ý, đa số dân
chúng ủng hộ (63%). Ở nước ngoài, các nước Á Rập hoan nghênh và hứa đóng
góp, các nước lớn ở Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ, Iran im lặng không
chống. Chỉ có Nga và chính phủ Syria phản đối, tố cáo Mỹ hành động phi
pháp. Sau khi Nga đã đem xe tăng và đại pháo vào Ukraine thì những lời
lẽ của ông Putin không được ai chú ý.
Nhưng sau những hình ảnh tốt đẹp bên ngoài đó, ông Obama sẽ phải trả lời
những câu hỏi căn bản sau đây: Ðối nội, việc bỏ bom lực lượng ISIL có
cần được Quốc Hội chính thức cho phép hay không? Cuộc hành quân này có
thể sẽ kéo dài, và sau cùng chính phủ Mỹ sẽ phải làm gì với chính quyền
Bashar Assad tại Syria? Ðối ngoại, nước Mỹ sẽ lấy danh nghĩa nào khi can
thiệp vào cuộc nội chiến tại một nước như Syria? Hiện nay các nước
trong Liên Ðoàn Á Rập và Iran đều đồng ý đánh ISIL, nhưng sau này tới
lúc phải quyết định số phận chính quyền Assad họ có thể sẽ bất đồng ý
kiến với nhau. Cho nên, dù muốn hay không, Tổng Thống Obama sẽ phải
quyết định ngay bây giờ: Sẽ làm gì với chế độ Assad? Quyết định này nằm
trong chính sách chung của nước Mỹ đối với cả vùng Trung Ðông; trong đó
là các mối bang giao giữa Mỹ và các đồng minh như Israel, Á Rập Saudi,
Jordan; giữa Mỹ với các nước lớn như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và tất nhiên cả
Iran.
Tất cả các câu hỏi trên cho thấy ông Obama đang đứng trước một thử thách
lớn về ngoại giao và nội trị, một thử thách quyết định có thể đánh giá
hai nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ông phải làm sao thuyết phục Quốc Hội
Mỹ về chính sách tổng quát đó, vì các đại biểu không thể ký một ngân
phiếu trắng cho Tòa Bạch Ốc.
Trong bản thông điệp ngày 10 Tháng Chín, ông Obama nói sẽ “làm giảm khả
năng (degrade) và sau cùng sẽ tiêu diệt (destroy) ISIL.” Câu này khá mơ
hồ, nhưng các lãnh tụ hai đảng trong Quốc Hội Mỹ không ai phản đối, vì
họ không dám nói ngược với dư luận dân chúng Mỹ đang phẫn nộ sau cảnh
phiến quân giết hai ký giả Mỹ một cách dã man. Năm ngoái, ông Obama đã
dự tính dùng hỏa tiễn (cruise missiles) đánh vào kho vũ khí hóa học của
chính quyền Assad, nhưng sau không làm vì biết không đủ đa số trong Quốc
Hội Mỹ cho phép.
Theo luật pháp ông tổng thống không thể đưa quân can thiệp ở nước ngoài
quá 60 ngày nếu không được phép Quốc Hội. Ðể biện minh việc đánh ISIL,
ông Obama đã dựa trên quyết định của Quốc Hội Mỹ thường gọi là AUMF 2001
và AUMF 2002 (AUMF viết tắt Authorizations for the Use of Military
Force), khi Quốc Hội cho phép cựu Tổng Thống George W. Bush tấn công tổ
chức khủng bố “al-Qaeda và đồng lõa” tại Afghanistan và Iraq. Nhưng ISIL
không phải là al-Qaeda. Tổ chức al-Qaeda đã khai trừ ISIL, và hai bên
bắn giết nhau thật sự khi quân ISIL đánh nhóm al-Nusra Front tại Syria,
mặc dù lãnh tụ al-Qaeda, Bác Sĩ Ayman al-Zawahiri yêu cầu ngưng.
Cho nên ông Obama không thể né tránh không yêu cầu, mà Quốc Hội Mỹ cũng
không thể né tránh không biểu quyết một AUMF mới, nói rõ tên ISIS hoặc
ISIL thay chữ al-Qaeda (chúng tôi dùng ISIL vì tên gọi tắt này được Liên
Ðoàn Á Rập chính thức sử dụng). AUMF 2014 có thể viết đủ mơ hồ để không
lộ rõ ý định của chính quyền Mỹ đối với chế độ Assad tại Syria, tránh
các phản ứng bất lợi quốc tế sớm quá. Quốc Hội có thể gài thêm một điều
khoản giới hạn về không gian địa giới và thời gian, thí dụ sau hai năm
phải được tái tục (sunset clause) để ngăn tổng thống lạm quyền. Vì trong
tình trạng hiện nay, quyết định đánh ISIL của ông Obama không có giới
hạn nào, cả địa lý lẫn thời gian. Quốc Hội và dân chúng Mỹ sẽ không thể
chấp nhận tình trạng đó quá lâu.
Trên mặt ngoại giao, Ngoại Trưởng John Kerry đã được sự ủng hộ của các
nước Á Rập như Saudis, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar và United Arab
Emirates, cũng như Egypt, Iraq, Jordan và Lebanon. Ông Kerry tuyên bố
các nước Á Rập sẽ đóng vai trò dẫn đầu (leading role) trong liên minh
chống ISIL. Nhưng dẫn đầu nghĩa là gì?
Thực ra, các nước trên chỉ hứa hẹn ngăn chặn không cho các công dân của
họ đi theo ISIL, ngăn chặn các nguồn tài trợ cho ISIL, công khai bác bỏ
các lý thuyết cực đoan của ISIL khi giải thích thánh luật Hồi Giáo.
Ngoài ra, họ cũng hứa sẽ giúp các quốc gia đang bị ISIL đe dọa (Iraq,
Lebanon, Jordan, và cả Thổ Nhĩ Kỳ); hứa sẽ bắt đưa các người theo ISIL
ra tòa. Không thấy nước nào nói đến việc gửi quân đánh ISIL, cũng không
nói sẽ cho máy bay oanh tạc. Chiến dịch đánh bom chỉ một mình nước Mỹ
lo, vì chính phủ Ðức đã nói sẽ không dự, chính phủ Anh còn đang cứu xét
(chắc sẽ tham gia). Ðối với chính phủ Pháp, người ta được nghe Thủ Tướng
Haidar al-Abadi tiết lộ Pháp sẽ đánh bom quân ISIL ở Iraq, trong lúc
Tổng Thống Francois Hollande đang thăm Baghdad. Không Quân Mỹ sẽ phải
cất cánh từ khu tự trị của người Kurd trong nước Iraq khi đi đánh quân
ISIL tại Syria, vì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối không cho xuất phát từ
nước họ. Chính quyền Mỹ thông cảm vì hiện có 50 người Thổ bị quân ISIL
bắt giữ sau khi họ chiếm thành phố Mosul ở Iraq tháng trước.
Nhưng không một cuộc chiến tranh nào chỉ dùng không lực mà có thể hoàn
tất. Tổng Thống Obama đã lảng tránh vấn đề then chốt này. Sau khi Không
Quân Mỹ tiêu diệt một cứ điểm của ISIL tại Syria rồi, ai sẽ vào đó chiếm
đóng? Tất nhiên, ông Obama không muốn giúp đạo quân Syria trung thành
với nhà độc tài Bashar Assad.
Vì vậy, chính phủ Mỹ phải giúp cho các lực lượng kháng chiến chống Assad
khác, miễn không quá khích như ISIL và al-Qaeda. Trong hơn ba năm nội
chiến ở Syria, các lực lượng này rất yếu vì họ không lôi kéo được những
thanh niên cuồng tín, như nhóm al-Nusra Front hoặc ISIL. Chính quyền
Obama đã không giúp họ hết lòng vì trong nội bộ họ chia rẽ, các thủ lãnh
phần lớn sống an toàn ở nước ngoài. Bây giờ tình hình có thể thay đổi,
với sự tham dự của các nước Á Rập, đặc biệt là vương quốc Á Rập Saudi.
Hiện nay, theo ước tính của trung ương tình báo CIA, nhờ các chiến thắng
tại Iraq quân ISIL đã gia tăng gấp đôi trong ba, bốn tháng vừa qua,
hiện có từ 20 đến 31 ngàn người. Muốn chống lại họ, cần một đạo quân
tương đương trên mặt đất, Syria sẽ là bãi chiến trường cho ba phía: quân
ISIL, quân đội của Assad, và một lực lượng thứ ba, dưới danh nghĩa mới.
Việc huấn luyện đám quân này còn tùy thuộc việc chấp nhận ngân khoản
500 triệu Mỹ kim của Quốc Hội Mỹ.
Chính phủ Obama cần thuyết phục thế giới rằng việc can thiệp vào Syria,
và sau cùng là việc lật đổ chế độ Assad là một hành động có chính nghĩa,
do các nước Á Rập chủ trương và “đóng vai chính.” Cho nên, các nước Á
Rập phải góp người vào đạo quân “giải phóng” này, dù chỉ góp tượng
trưng. Liên minh này không cần xin phép Liên Hiệp Quốc. Nước Qatar và
các hầu quốc United Arab Emirates đã cho quân tham dự vào cuộc chiến lật
đổ nhà độc tài Moammar Gadhafi tại Libya năm 2011, cùng với Mỹ và các
nước Châu Âu. Hiện nay quân Lebanon đang đánh nhau với quân ISIL xâm
nhập ở biên giới. Mỹ đã viện trợ vũ khí cho chính quyền Lebanon, Hoàng
Gia Saudi đã giúp tiền, tuy vẫn có một lực lượng Hezbollah từ Lebanon
đang giúp quân đội Assad đánh ISIL. Các nước Á Rập đang cộng tác với Mỹ
đều theo giáo phái Sun Ni trong khi chế độ Assad dựa trên một thiểu số
Alawites thuộc phái Shi A; cho nên họ cũng không ngại ngần lật đổ Assad.
Trong bản thỏa hiệp của các nước Á Rập họp tại Jeddah, Á Rập Saudi vừa
qua, các nước đã hứa sẽ tham dự vào hành động quân sự, nhưng chưa nói rõ
rệt.
Hành động tham gia của Saudi quan trọng nhất, vì họ đang cho phép CIA
huấn luyện đạo quân chống cả ISIL lẫn Tổng Thống Bashar al-Assad trong
lãnh thổ vương quốc. Họ sẵn sàng góp một ngân sách đủ lớn để nuôi dưỡng,
tiếp tế cho đạo quân sau này. Ông hoàng Saud al-Faisal, ngoại trưởng
Saudi đã tuyên bố: “Việc hỗ trợ của vương quốc không có giới hạn nào.
Vương quốc quyết tâm tiêu diệt tai họa này.” Chính nhóm ISIL cũng công
khai nói muốn lật đổ hoàng gia Saudi cùng các chính quyền Á Rập khác.
Cuối cùng, liên quân Mỹ và các nước Á Rập sẽ phải lo một điều còn lại,
là phản ứng của các quốc gia đã hỗ trợ chế độ Assad. Trong ba năm nội
chiến vừa qua, Assad được hai đồng minh này giúp tiền bạc, vũ khí, và
nhân lực.
Nhưng hiện nay ông Putin còn đang lo đối phó với các nước Âu Châu và Mỹ
tại Ukraine, kinh tế Nga đang suy yếu, ông ta sẽ không còn sức để tiếp
tục bảo vệ một khách hàng mua vũ khí trong khi chính khách hàng đó đang
khánh tận. Ngày hôm qua, các nước Châu Âu đã công bố các biện pháp cụ
thể cấm vận kinh tế đối với Nga, và Mỹ ủng hộ ngay. Ngoại Trưởng Mỹ
Kerry nêu sự kiện Nga đã chiếm Crimea và tiến quân vào Ukraine để bác bỏ
lời tố cáo của Nga rằng Mỹ can thiệp vào Syria là trái với luật pháp
quốc tế.
Iran đã tiêu phí hàng tỉ Mỹ kim để hỗ trợ chính quyền Assad. Nhưng hiện
nay Iran đang cùng với Mỹ đối phó với một kẻ thù chung là ISIL. Vì vậy,
Iran không phản đối mà còn hoan nghênh việc máy bay Mỹ trở lại Iraq đánh
quân ISIL. Việc tiếp viện của Iran cho Assad còn đang gặp khó khăn vì
những “đường mòn” gửi quân và vũ khí qua Iraq đã mất sau khi quân ISIL
chiếm đóng một phần ba lãnh thổ của cả hai nước này, trong đó có vùng
biên giới.
Cả Nga lẫn Iran không thể làm gì để cứu chế độ Assad trong thời gian
tới. Chính phủ Mỹ sẽ được rộng tay hành động, nếu có quyết tâm xếp đặt
một giải pháp chính trị cho xứ Syria, sau khi tiêu diệt quân ISIL. Tổng
Thống Barak Obama chưa nói gì về giải pháp chính trị đó mà chỉ nói tới
mục tiêu quân sự là tiêu diệt quân ISIL. Có thể ông tránh không nói mục
tiêu xa này vì không dám đưa ra trước quốc hội và dân Mỹ một tham vọng
quá lớn, khó được dư luận dân chúng chấp thuận. Nhưng ai cũng hiểu rằng
việc đánh quân ISIL chỉ để tiêu diệt họ sẽ không có ý nghĩa nào cả nếu
chỉ giúp cho chính quyền Assad càng thêm vững mạnh.
Việc tiêu diệt quân ISIL sẽ khó khăn và lâu dài, vì đó là một đạo quân
cuồng tín. Nhưng việc lật đổ chế độ Assa có thể dễ và nhanh chóng hơn.
Assad có thể bị lật đổ dưới hình thức đảo chính hay bạo loạn sau khi
thất trận. Khi đó thì chính nhóm ISIL sẽ suy yếu, vì mất một nguyên nhân
tồn tại. Người Syria theo ISIL vì họ thuộc phái Sun Ni và bị ức hiếp từ
nửa thế kỷ nay. Một chính quyền mới ở Syria tụ họp được người theo phái
Sun Ni, người Thiên Chúa Giáo, và cả phái Alawites, sẽ tước bỏ vũ khí
tuyên truyền mạnh nhất của quân ISIL.
Chính phủ Mỹ có thể nhân Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc trong tháng tới đề
nghị một giải pháp chính trị cho Syria, trong đó đưa việc chống quân
ISIL lên hàng đầu. Mặc dù trong Hội Ðồng Bảo An, Nga và Trung Cộng sẽ
phản đối chính sách lật đổ Assad, nhưng tại đại hội đồng thì họ khó lôi
cuốn được đa số khi mục tiêu nêu ra chỉ là tiêu diệt nhóm ISIL.
Ông Obama có thể nhân cơ hội này chứng tỏ chính quyền của ông và đảng
Dân Chủ có khả năng quyết định mạnh trong chính sách đối ngoại. Ðó cũng
là một cách vận động trong cuộc tranh cử bầu Quốc Hội Mỹ năm nay.
(Người Việt)
Bước ngoặt "thoát Trung" của Triều Tiên
Đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên đang có chuyến công du tới hàng loạt nước châu Âu và sắp tới là Mỹ.
Từ ngày 6/9, đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên do Bí thư phụ trách đối
ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok-ju dẫn đầu đã lên đường thăm
một loạt nước châu Âu gồm: Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Ý.
Động thái này được cho là dấu hiệu của việc Bình Nhưỡng bắt đầu áp dụng phương thức tiếp cận ngoại giao chủ động hơn cũng như là bước tiến trên con đường "thoát Trung" của nước này bằng cách tìm kiếm những đối tác mới ở châu Âu.
Trong mấy chục năm qua, Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất và là người bảo trợ duy nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, quan hệ của Triều Tiên với Trung Quốc gần đây trở nên kém thân thiện so với trước, nhất là kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền.
Động thái này được cho là dấu hiệu của việc Bình Nhưỡng bắt đầu áp dụng phương thức tiếp cận ngoại giao chủ động hơn cũng như là bước tiến trên con đường "thoát Trung" của nước này bằng cách tìm kiếm những đối tác mới ở châu Âu.
Trong mấy chục năm qua, Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất và là người bảo trợ duy nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, quan hệ của Triều Tiên với Trung Quốc gần đây trở nên kém thân thiện so với trước, nhất là kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền.
Ông Kang Sok Ju (phải), bắt tay đại sứ Đức ở Triều Tiên Thomas Schaefer tại sân bay Bình Nhưỡng, trước khi sang thăm Bỉ, Thụy Sĩ, Đức và Ý |
Sự kiện đánh dấu mối rạn nứt nghiêm trọng giữa hai nước là sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới bán đảo Triều Tiên, đã chọn đến Seoul thay vì Bình Nhưỡng.
Chính vì thế, rất dễ hiểu khi Triều Tiên tìm kiếm đối tác mới và nhà tài trợ mới. Bước đi đầu tiên của Triều Tiên chính là thuyết phục được Nhật Bản nới lỏng cấm vận sau khi nước này đồng ý tái điều tra vấn đề con tin. Tiếp sau đó Bình Nhưỡng chọn châu Âu, nơi vị chủ tịch trẻ tuổi Kim Jong Un đã từng sống và học tập nhiều năm.
Với chuyến công du tới hàng loạt nước châu Âu nói trên của Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok-ju, Bình Nhưỡng đang dần phá băng quan hệ ngoại giao với phương Tây.
Đặc biệt, theo hãng Kyodo, Triều Tiên còn có kế hoạch cử Ngoại trưởng Ri Su Yong tới New York (Mỹ) vào cuối tháng 9 này để tham dự cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Nếu kế hoạch này được triển khai thì đây sẽ là lần đầu tiên một Ngoại trưởng Triều Tiên tới Mỹ trong 15 năm qua.
Dù báo chí Triều Tiên luôn có những lời lẽ thù địch, coi Mỹ là kẻ thì rõ ràng Triều Tiên vẫn đang tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ. Bản thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng từng tuyên bố sẵn sàng cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Đã có sự "mở đường" của Ngoại trưởng Mỹ, hẳn chẳng còn gì có thể ngăn được Triều Tiên xích lại gần Washington.
Chưa thể biết những cố gắng của Triều Tiên sẽ đi đến đâu nhưng rõ ràng Triều Tiên đang rời xa Trung Quốc và hướng tới những mối quan hệ mới mẻ hơn để vừa tìm kiếm sự hỗ trợ về kinh tế vừa đảm bảo an ninh của đất nước.
An Nhiên
(Đất Việt)
Đào Tuấn - Khó nuốt
Câu chuyện một huyện nghèo “bội chi ngân sách” vì “tiếp khách” cả tỉ
đồng đang gây ra những thắc mắc vô cùng chính đáng từ phía những người
đóng thuế: Đây là cá biệt hay là tình trạng chung của hơn 700 đơn vị
hành chính cấp huyện trên toàn quốc (?!).
Chi
tiếp khách 1,2 tỉ đồng. Ngân sách Nhà nước cũng như ngân sách Đảng đều
chi số tiền lớn, kéo dài nhiều năm cho việc tiếp khách, trong khi là
huyện vùng sâu thiếu đường bộ, phải chạy canô rất tốn xăng dầu, nên tiền
nhiên liệu cho canô trong 3 năm hơn 2 tỉ đồng, trong đó, gần 600 triệu
đồng phục vụ các đoàn khách.
Từ đầu năm 2007 đến giữa năm 2011 còn để lại đến nay chưa quyết toán được gần 450 triệu đồng “chi hỗ trợ cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện đi tham quan, khám bệnh”, trong khi cả huyện chỉ có 27.675ha đất canh tác, 2/3 trong đó là đất mặn.
Ngân sách Đảng chi quà tặng cán bộ hưu trí và quà tết từ gần 800 triệu đồng, trong khi vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cấp cho huyện mỗi năm chỉ có 120 triệu đồng.
Đây là câu chuyện xảy ra ở huyện nghèo Hồng Dân, Bạc Liêu - một huyện mà cơ chế quản lý tài chính có thể điển hình trong tình trạng con số bội chi 5,4 tỉ mà các cơ quan Đảng ứng từ huyện nay vẫn treo nợ. Và đây là kết quả hoạt động của một bộ máy mà ngay việc thừa biên chế cũng làm ngân sách bội chi cả tỉ đồng chỉ riêng khoản… phụ cấp.
Điều lạc quan duy nhất trong câu chuyện bội chi ngân sách ở huyện nghèo Hồng Dân là ở chỗ: Ông Trần Văn Danh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, hiện đương chức Phó Bí thư thường trực Huyện ủy - có văn bản gửi cấp trên đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính ông và người khác trong việc bội chi ngân sách.
Ông Danh phải chịu trách nhiệm trong việc vung tiền thuế bừa bãi, để xảy ra bội chi vô tội vạ, nhưng cũng cần phải cảm ơn ông, vì qua đó, những người dân, dư luận mới biết có lẽ cũng chỉ một phần sự thật việc sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Hồng Dân là cá biệt chuyện tiếp khách, quà cáp, hỗ trợ “ngoài dự toán”, bội chi, hay đây là tình trạng chung của các đơn vị hành chính cấp huyện là một câu hỏi cần phải đặt ra một cách cấp thiết. Bởi rõ ràng không thể muốn làm gì thì làm, muốn chi bao nhiêu thì chi với những đồng tiền ngân sách. Và để Hồng Dân chỉ là cá biệt thì có lẽ ngay ngày hôm nay, ngay bây giờ, Bộ Tài chính phải trả lời cho dân câu hỏi đó.
Bởi nói là tiền ngân sách nhà nước, nhưng thật ra, đó chính là tiền thuế của người dân.
Đào Tuấn
Từ đầu năm 2007 đến giữa năm 2011 còn để lại đến nay chưa quyết toán được gần 450 triệu đồng “chi hỗ trợ cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện đi tham quan, khám bệnh”, trong khi cả huyện chỉ có 27.675ha đất canh tác, 2/3 trong đó là đất mặn.
Ngân sách Đảng chi quà tặng cán bộ hưu trí và quà tết từ gần 800 triệu đồng, trong khi vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cấp cho huyện mỗi năm chỉ có 120 triệu đồng.
Đây là câu chuyện xảy ra ở huyện nghèo Hồng Dân, Bạc Liêu - một huyện mà cơ chế quản lý tài chính có thể điển hình trong tình trạng con số bội chi 5,4 tỉ mà các cơ quan Đảng ứng từ huyện nay vẫn treo nợ. Và đây là kết quả hoạt động của một bộ máy mà ngay việc thừa biên chế cũng làm ngân sách bội chi cả tỉ đồng chỉ riêng khoản… phụ cấp.
Điều lạc quan duy nhất trong câu chuyện bội chi ngân sách ở huyện nghèo Hồng Dân là ở chỗ: Ông Trần Văn Danh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, hiện đương chức Phó Bí thư thường trực Huyện ủy - có văn bản gửi cấp trên đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính ông và người khác trong việc bội chi ngân sách.
Ông Danh phải chịu trách nhiệm trong việc vung tiền thuế bừa bãi, để xảy ra bội chi vô tội vạ, nhưng cũng cần phải cảm ơn ông, vì qua đó, những người dân, dư luận mới biết có lẽ cũng chỉ một phần sự thật việc sử dụng tiền ngân sách nhà nước.
Hồng Dân là cá biệt chuyện tiếp khách, quà cáp, hỗ trợ “ngoài dự toán”, bội chi, hay đây là tình trạng chung của các đơn vị hành chính cấp huyện là một câu hỏi cần phải đặt ra một cách cấp thiết. Bởi rõ ràng không thể muốn làm gì thì làm, muốn chi bao nhiêu thì chi với những đồng tiền ngân sách. Và để Hồng Dân chỉ là cá biệt thì có lẽ ngay ngày hôm nay, ngay bây giờ, Bộ Tài chính phải trả lời cho dân câu hỏi đó.
Bởi nói là tiền ngân sách nhà nước, nhưng thật ra, đó chính là tiền thuế của người dân.
Đào Tuấn
(Lao Động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét