Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Hãy nghiêm cấm quân đội làm kinh tế

Chặn nguy cơ một 'xã hội chết'

Mặc dù xây dựng nền tảng đạo đức xã hội luôn là điều cốt yếu, nhưng cũng cần có những quy định pháp lý để chống bệnh vô cảm. Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết".

Không khó nhận ra bệnh vô cảm, nhưng làm sao để chữa được bệnh thì không hề đơn giản. Sự mất lòng tin trong xã hội, sự ích kỷ, tính thực dụng trong lối sống của một bộ phận xã hội làm cho bệnh thêm nặng.

Tạo cho xã hội sức đề kháng

Để chữa trị căn bệnh "ung thư tâm hồn" này,  cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết phải tạo cho xã hội một sức đề kháng. Đó chính là việc xây dựng và không ngừng nhân lên những yếu tố tích cực trong xã hội. Một môi trường xã hội tốt, lành mạnh sẽ tạo được sức đề kháng cao với căn bệnh này. Ngược lại, trong một môi trường xã hội xấu, nơi mà tiêu cực lấn át tích cực thì bệnh vô cảm sẽ lây lan.

Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết"- cái chết trước hết từ trong tâm hồn.

Phải bền bỉ xây dựng văn hóa ứng xử, tạo đời sống tinh thần phong phú, mà ở đó các giá trị tinh thần, đạo đức của xã hội được xác lập rõ ràng, thể hiện mạnh mẽ, để ai làm những điều xấu cũng phải sợ, cũng phải ngại. Nếu cái tốt, cái thiện ở thế thượng phong, nếu ở đâu người tốt cũng biết đoàn kết, hợp lực tạo nên sức mạnh thì ở đó chắc chắn cái xấu, cái ác sẽ từng bước bị đẩy lùi,  sự vô cảm sẽ mất dần đi.

Tất cả chúng ta đều phải day dứt trước câu hỏi: Bây giờ đời sống của người Việt Nam mình khấm khá hơn trước rất nhiều nhưng tại sao bệnh vô cảm lại nặng hơn?  Như thế càng thấy rõ, không phải cứ nghèo là vô cảm, không phải cứ túng là làm liều.

Thuốc chữa bệnh vô cảm nằm ở sự truyền phổ sâu sắc những giá trị truyền thống của dân tộc, thẩm thấu vào trong đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại thì những giá trị đó lại càng cần nhân rộng, không được để cho những làn sóng lai tạp, xô bồ che lấp, lấn át những giá trị truyền thống.

Khi bệnh vô cảm trong xã hội càng lây lan thì sự gắn kết, tình người càng bị mai một. Xã hội cần có ngọn lửa nhân ái lan tỏa, những người hoạn nạn càng cần ngọn lửa nhân ái sưởi ấm họ. Đó chính là tiêu chí của một xã hội văn minh, một xã hội có đạo đức.

Cuộc chiến chống bệnh vô cảm cần được triển khai trong từng gia đình, trước hết là giáo dục con cháu bằng các hành vi ứng xử mẫu mực của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi.

Tôi từng chứng kiến một việc đáng buồn: Hôm đó, chúng tôi đang đi trên một đường phố thì thấy một cụ già gầy guộc, quần áo cáu bẩn, ngồi bên vỉa hè chìa tay xin ăn. Một cháu bé chừng 8 tuổi đi cùng với bố mẹ liền đưa cho cụ già gói bánh cháu đang cầm trên tay. Cụ già nói, giọng thều thào: "Cảm ơn cháu". Lập tức, người mẹ sẵng giọng nói với cháu bé: "Ăn mày giả vờ đấy con ạ". Cháu bé ngơ ngác không hiểu mình đã làm sai điều gì.
vô cảm, cơ quan công quyền, tai nạn, tung clip, móc túi, xe điên, iPhone, công lý, ngược đãi trẻ, đút lót, phong bì, pháp luật, đạo đức công vụ
Vô cảm là một căn bệnh đáng sợ của xã hội. Ảnh minh họa
Cần những quy định pháp lý

Mặc dù xây dựng nền tảng đạo đức xã hội luôn là điều cốt yếu, nhưng cũng cần có những quy định pháp lý để chống bệnh vô cảm. Nếu thấy bệnh nhân nguy kịch mà nhân viên y tế từ chối việc cứu chữa thì dù với bất cứ lý do gì cũng phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gặp người bị nạn trên đường mà không cứu sẽ bị truy cứu với những chế tài riêng.

Trách nhiệm công vụ thể hiện đạo đức công vụ, đạo đức xã hội. Đối với hệ thống công quyền, để trị bệnh vô cảm, cần cải cách hành chính một cách mạnh mẽ hơn, đưa ra những quy định khoa học, cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của từng người trong guồng máy công vụ để nếu một người không làm đúng chức trách của mình thì lập tức bị bật ra khỏi hệ thống. Nếu một nền hành chính được thực thi một cách khoa học thì sẽ dần dần sẽ tạo ra một thói quen, buộc những ai ở trong guồng máy cũng phải làm hết chức phận của mình.

Bên cạnh việc xây dựng một nền hành chính khoa học để quản trị tốt thì cần tăng cường giáo dục để cho những "công bộc" - những người ăn lương của nhà nước bằng tiền đóng thuế của dân - phải cảm thấy mình có trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân; trước những đòi hỏi, những bức bách, thậm chí những bất hạnh của người dân thì không thể làm quay mặt làm ngơ. Và cần tăng cường thanh tra công vụ thường xuyên, bất chợt, đột xuất dưới nhiều hình thức khác nhau để bắt bệnh thật chính xác, kịp thời, từ đó sẽ thưởng phạt nghiêm minh.

Không gì có thể thay thế việc khơi dậy lòng nhân ái và dũng khí trong mỗi con người,   tinh thần trách nhiệm và dũng khí của các cơ quan chức năng trước những ngang trái và bất công.

Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được triển khai rộng khắp là hướng tới một xã hội như vậy.

Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết"- cái chết trước hết từ trong tâm hồn.
Hồ Quang Lợi
(Tuần Việt Nam)

Báo Việt nam đăng tin sai sự thật, phỉ báng Pháp Luân Công ( Phần II)

Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen (R -Fla) nói chuiyện  tại một cuộc biểu tình ngày 20 tháng 7 năm 2007 tưởng niệm năm thứ tám chế độ TC đàn áp Pháp Luân công.  Hạ viện Hoa kỳ đã bỏ phiếu 412-1 vào ngày 16 tháng 3, 2010 kêu gọi chấm dứt cuộc khủng bố này tại Trung Quốc. (Epochtimes)
Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen (R -Fla) nói chuiyện tại một cuộc biểu tình ngày 20 tháng 7 năm 2007 tưởng niệm năm thứ tám chế độ TC đàn áp Pháp Luân công. Hạ viện Hoa kỳ đã bỏ phiếu 412-1 vào ngày 16 tháng 3, 2010 kêu gọi chấm dứt cuộc khủng bố này tại Trung Quốc. (Epochtimes)

Pháp Luân Công không chống phá nhà nước ta, không tuyên truyền chống ĐCSTQ.

Trên mạng vietnamnet.vn ngày 23/6/2012 thấy chạy dòng tin rất hấp dẫn: “Tránh cung cấp thông tin ‘một chiều’ cho báo chí”.
Đó là tiêu đề bài tường trình về hội nghị báo chí của bộ Thông tin tại Đà Nẵng cho biết rằng đại biểu dự hội nghị đề xuất nâng cao chất lượng họp báo; việc cung cấp thông tin cho báo chí cần kịp thời, đầy đủ, tránh hiện tượng “nói một chiều” chỉ có lợi cho cơ quan, đơn vị…

Đại hội tán dương một chính sách “đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân và của báo chí, đảm bảo sự công khai, minh bạch hóa thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin chính xác của người dân về mọi mặt đời sống”.

Đây thật sự là một tin tốt cho người dân và báo chí truyền thông; tuy nhiên, trong thực tế chưa có gì bảo đảm và hiện tượng “nói một chiều” vẫn xảy ra đều đều.
Bài báo tiêu đề: “Kịp thời thu hồi tài liệu phát tán trái phép” do hai tác giả có bút danh Minh Tân và Thoại Nhân đăng trên Báo Công an Thành phố Đà Nẵng (CAĐN) thứ Sáu ngày 13 tháng 06 năm 2014 là một trường hợp điển hình.

Hai nhà báo đưa tin môt chiều, xuyên tạc và vu khống Pháp Luân Công, đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của những người tập luyện Pháp Luân Công chân chính. Chúng tôi sẽ lần lượt nêu rõ nội dung hoàn toàn sai sự thật mà bài báo đã viết về Pháp Luân Công.

1. Cáo buộc hoạt động hoạt động phát tờ rơi giảng rõ sự thật của PLC là tuyên truyền chống nhà nước.[1]

Báo CAĐN nêu dẫn các vụ phân phát các tờ rơi, các tài liệu Pháp Luân Công tại thành phố Pleiku mới đây trong tháng 5, bị Công An TP Pleiku thu hồi.
Dư luận chắc chắn sẽ đặt câu hỏi về tính trung thực của báo cáo liên quan đến cái gọi là “các đối tượng”, “những kẻ lạ mặt” phân phát các tờ rơi, các tài liệu Pháp Luân Công, vì bài báo không nêu rõ danh tánh của “các đối tượng”, “những kẻ lạ mặt” vv…cũng như không lập biên bản thu hồi các tài liệu. Điều này có thể gây ngộ nhận vì nội dung của tài liệu có thể bị xuyên tạc, hay có thêm bớt tài liệu giả bởi các viên chức thu hồi. Ngoài ra, những kẻ phát tài liệu mà Báo CAĐN gọi là “các đối tượng”, “những kẻ lạ mặt” không bảo đảm là học viên PLC. Vì vậy, viêc “Cảnh giác trước hoạt động tuyên truyền trái phép” của báo CAĐN là vô hiệu, vì không chính xác, không đáng tin cậy và chắc chắn không lừa gạt được dân chúng. Đặc biệt, cho rằng việc phân phát các tờ rơi là hoạt động tuyên truyền là hoàn toàn vu khống, vì nội dung tài liệu của PLC thường là giới thiệu các bài tập khí công và các bài giảng tu luyện nâng cao tâm tính, hay là nói rõ sự thật về cuộc đàn áp PLC, về tội ác mổ cắp nội tạng sống của học viên PLC, không phải là tuyên truyền.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công đã nói rõ trong sách “Chuyển Pháp Luân”, tài liệu căn bản dạy Pháp Luân Công, rằng việc tham gia tập luyện PLC là tùy nơi người học viên “Chư vị không muốn tu, [thì] không ai cưỡng chế chư vị tu, [nếu làm thế] thì cũng tương đương với làm việc xấu”. Sự thật quá rõ ràng: nếu anh không muốn tập PLC, thì không ai ép buộc anh phải tập. Làm sao mà gọi đó là tuyên truyền, là dụ dỗ, ép buộc? Phải chăng vì chế độ ĐCSTQ đã quen tuyên truyền, “nói không thành có”, vu khống, bịa đặt, dàn dựng sự kiện để lừa gạt công chúng, ép buộc người ta phải tin gì nó nói, mặc dù là nói dối, vu khống. Ví dụ: Theo mạng Minh Huệ [Minghui.org], Giang Tạch Dân, cưu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ngụy tạo 1400 trường hợp tử vong của những người không phải là học viên PLC để vu khống họ chết vì tập PLC.
Ông Wang Ku bị bênh gan chết năm 1998. Không có gì bất thương về cái chết của Wang, nhưng ông bị liệt kê như là một trong 1.400 trường hợp chết vì tập PLC. Vợ ông Wang Ku đã tuyên bố: “Cái chết của chồng tôi đã được phổ biến trên các tờ báo để tấn công Pháp Luân công. Chồng tôi qua đời vì bệnh gan, (diagnosed bệnh gan cirrhosis năm 1984, và chết năm 1998) và nó không có gì dính dấp với Pháp Luân công bởi vì ông không bao giờ tập PLC”. Xem toàn bài đăng trên Minghui [2].

2. Vu khống Pháp Luân Công tuyên truyền chống đảng Cộng sản Trung Quốc.

Báo CAĐN viết: “Năm 1999, những kẻ cầm đầu Pháp Luân Công kích động các “đệ tử” tiến hành nhiều cuộc biểu tình, bao vây trụ sở các cơ quan Nhà nước, gây rối TTCC ở Trung Quốc…”
Không có báo cáo nào nói rằng những kẻ cầm đâu Pháp Luân Công kích động các “đệ tử” tiến hành nhiều cuộc biểu tình, bao vây trụ sở các cơ quan Nhà nước, gây rối trật tự công cọng (TTCC) ở Trung Quốc. Đó là cuộc thỉnh cầu và cuộc gặp Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ, là cuộc gặp gỡ ôn hòa chưa từng có ở Trung Quốc, nó không phải là cuộc biểu tình.

Vào ngày 25 tháng 4, 1999 tại Trung Nam Hải, khu vực trụ sở của lãnh đạo Đảng, cựu Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ đã gặp đại diện của những người tu luyện đang tập trung bên ngoài khu vực này. Cuộc gặp này diễn ra rất ôn hòa, cởi mở và mang lại nhiều hy vọng cho những người tham gia và đã kết luận được 3 điểm đồng thuận:
(1) Sẽ thả các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân, thành phố gần Bắc Kinh. (2) Sẽ đảm bảo môi trường hợp pháp cho các học viên để tập luyện; (3) Và các sách Pháp Luân Công sẽ không bị cấm xuất bản nữa.

Ngoài ra, bài báo lặp lại thông tin nói láo của chế độ TC:
“Sau đó, Lý Hồng Chí và một số thành viên cốt cán phải trốn sang Mỹ nhưng vẫn tiếp tục phát triển Pháp Luân Công, thành lập tổ chức Tổng hội Pháp Luân Công, tuyên truyền chống đảng Cộng sản Trung Quốc.“

Báo CAĐN đã lặp lại thông tin phát xuất từ Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng Đại sư Lý Hồng Chí và một số thành viên cốt cán phải trốn sang Mỹ tiếp tục phát triển Pháp Luân Công. Thông tin “nói một chiều” này là sai sự thật vì Đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra nước ngoài kể từ năm 1995.
Ngày 13 tháng 03 năm 1995, Đại sư khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của Đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Một lớp học đủ bảy ngày  mở đầu ở Paris, sau đó là một đợt thứ hai vào tháng 5 ở Thụy Điển. Cho đến trước ngày 20/7/1999, ngày Giang Trạch Dân chủ tịch nhà nước Trung Cộng phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, thì Đại sư Lý Hồng Chí đã đang sống tại Hoa Kỳ và là một công dân vĩnh viễn của Hoa Kỳ. Hoàn toàn không có việc trốn chạy sang Mỹ. Đây hoàn toàn là đặt điều, vu khống bởi Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhằm che đậy tội ác chống lại loài người của họ. Đại sư Lý Hồng Chí chỉ hướng dẫn một phương pháp tập luyện nâng cao sức khỏe và tinh thần mà không thu nhận tiền bạc, tặng vật của bất kỳ ai.

Cáo buộc về việc thành lập tổ chức Tổng hội Pháp Luân Công, tuyên truyền chống đảng Cộng sản Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt. Việc Pháp Luân Công được phép thành lập tổ chức hợp pháp là một việc bình thường và được pháp luật Hoa Kỳ công nhận. Cho đến nay, tổ chức Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới vẫn hoạt động bình thường theo luật pháp quốc gia sở tại. Những học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam và học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã và đang vạch trần tội ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công, lạm dụng tình dục, cưỡng bức lao động tại các nhà tù ở TQ. Đó là kêu gọi lương tâm của người dân thế giới và các tổ chức nhân quyền nhân đạo đứng lên để ngăn chặn tội ác chống lại loài người, chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân đạo. Đó là giảng rõ sự thât về tội ác mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm cách che đậy, không thể nào gọi đó là chống phá Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Việc giảng rõ sự thât về tội ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã được thế giới quan tâm và ủng hô. Đã có nhiều chính phủ phản đối việc đàn áp này và họ biết rõ Pháp Luân Công là nạn nhân của ĐCSTQ và PLC cần được thế giới nói lên tiếng nói công lý vách trần tội ác phản nhân loại nhằm tiêu diệt PLC. Trái với sự phỉ báng, vu khống, bôi nhọ đê tiện, PLC đã được 114 nước công nhận, ngợi khen sự đóng góp của PLC về mặt an sinh xã hội, luân lý đạo đức, và ích lợi sức khỏe cho hàng triệu người dân trên toàn thế giới.

Xin đơn cử vài trường hợp minh chứng cho sự đóng góp lớn lao [4] của PLC cho nhân loại:
-Theo một phóng viên báo Minh Huệ, PLC đã nhận được 1.684 giải thưởng và bằng công nhận sự đóng góp nổi bật của môn tập đối với việc cải thiện tâm tính, bản thể và tinh thần của mọi người. 314 nghị quyết đã được thông qua và đã có 1.154 lá thư bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công [5].
-Vào ngày 13 tháng 5 năm 2011, Kỷ niệm 12 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, kỷ niệm 19 năm ngày phổ truyền Pháp Luân Đại Pháp, và cũng là sinh nhật Sư Phụ Lý Hồng Chí, các tổ chức chính phủ ở nhiều quốc gia khác nhau đã vinh danh Pháp Luân Công với nhiều giải thưởng và nhiều danh hiệu khác, bao gồm “Ngày Sư Phụ Lý Hồng Chí”, “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”, “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”, và “Tháng Pháp Luân Đại Pháp”. Những lá thư công nhận đánh giá cao các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và lên án mạnh mẽ cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
-Kể từ ngày 06 tháng 5 năm 2011, gần 100 bằng công nhận và những lá thư chúc mừng từ các quan chức chính phủ đã được đăng tải trên trang Web Minh Muệ Net, bao gồm từ Thủ tướng Canada, MPs, các nghị sĩ Quốc hội, các Thống đốc, các thành viên Thượng, Nghị viện Tiểu bang, các Thị trưởng, các thành viên hội đồng thành phố v.v…
-Ngoài ra, Thượng viện bang New York đã thông qua một Nghị quyết ngày 03 tháng 5 năm 2011, công nhận tháng 5 năm 2011 là Tháng Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới và khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại sức khỏe tốt hơn và tâm an bình cho hàng triệu người dân trên toàn thế giới.

3. Xuyên tạc Pháp Luân Công được các thế lực thù địch ở nước ngoài hậu thuẫn để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Cụm từ “ Thế lực thù địch” mà báo CAĐN sử dụng đã được chế độ TC dùng để chỉ bất kỳ quốc gia, tổ chức, đoàn thể hay nhóm nào mà chế độ nghi là chống nhà nước, thậm chí một vài cá nhân sống trong lảnh thổ của họ. Nghĩa là ai cũng có thể bị chế độ TC cáo buộc là một thế lực chinh trị thù địch của chế độ.

Tại Việt Nam, tuyệt đối không có thế lực thù địch ở nước ngoài hậu thuẫn PLC để chống phá Đảng và Nhà nước ta vì PLC là một nhóm tập luyện khí công hòa bình, không tham gia chính trị, không mưu cầu chính trị và không phải là thế lực chính trị. Trái lại, nhờ sự đóng góp về phương diện lợi ích sức khoẻ, về văn hoá, luận lý đạo đức, an sinh xã hội, và do đó PLC có được sự hậu thuẫn của hơn 100 quốc gia mà ĐCSTQ cho là thế lực thù địch. Thử hỏi, đó là đóng góp cho nhà nước hay là chống phá nhà nước?

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​cá nhân của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
(Đại Kỷ Nguyên)

Malaysia cho Mỹ lập căn cứ máy bay do thám trên lãnh thổ quốc gia

Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ  tham gia đợt tìm kiếm máy bay mất tích MH 370 của Malaysia Airlines  hồi tháng 4 năm 2014.
Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ tham gia đợt tìm kiếm máy bay mất tích MH 370 của Malaysia Airlines hồi tháng 4 năm 2014.
Phát biểu tại viện nghiên cứu Carnegie, có trụ sở tại Washington DC, ngày 08/09 vừa qua, đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy các hoạt động tác chiến của Hải quân Mỹ (CNO), cho biết, chính phủ Malaysia đã đồng ý mở rộng việc sử dụng lãnh thổ quốc gia như một căn cứ cho máy bay do thám Mỹ. Thông tin này được báo chí quốc tế loan tải ngày hôm nay, 14/09/2014.
Theo đô đốc Greenert, chính phủ Kuala Lumpur đã chấp thuận để Hoa Kỳ triển khai phi đội máy bay do thám P-8s ở miền đông Malaysia. Đây là một phi đội mới của Hải quân Hoa Kỳ, có nhiệm vụ do thám và phát hiện tàu ngầm. Theo vị tướng này, do vị trí căn cứ nói trên gần Biển Đông, Hoa Kỳ có cơ hội giám sát và cần phải tiếp tục khai thác cơ hội này.
Tuy nhiên, ngày 12/09, văn phòng của đô đốc Greenert cho biết, việc chấp thuận cho Mỹ dùng sân bay trên lãnh thổ Malaysia không liên quan đến phi đối P-8s. Còn phát ngôn viên Hải quân Mỹ thì cải chính, theo đó, đô đốc Greenert không nói đến việc Malasyia chấp thuận các hoạt động của máy bay do thám P-8s. Ông chỉ đang thảo luận để thúc đẩy các cơ hội trong tương lai, đáp ứng các vấn đề nổi lên trong khu vực, và có liên quan đến các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH 370 của Malaysia Airlines.

Cho đến nay, Washington không có các thỏa thuận quân sự chính thức với Kuala Lumpur, cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Malaysia. Hai nước chỉ hợp tác theo từng trường hợp cụ thể, như tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích, và máy bay do thám P-8s được dùng vào việc này.
Cũng trong ngày 12/09, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng Washington « không có kế hoạch hiện diện quân sự thường trực tại Malasyia » và « mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại Malasyia đều cần có sự cho phép và hợp tác toàn diện của chính phủ Malaysia ».
Theo giới quan sát, cho dù Mỹ có thể chưa chấp nhận đề nghị của Malaysia hoặc sẽ đồng ý trong tương lai, nhưng đây là một thông điệp rõ ràng mà Hoa Kỳ muốn gửi tới Trung Quốc. Các động thái hung hăng của Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Trong tháng Tám, Bắc Kinh và Washington đã đổ tránh nhiệm cho nhau trong vụ một máy bay tiêm kích Trung Quốc bay sát gần máy bay tuần tra do thám P-8 của Mỹ, trong không phận quốc tế, gần đảo Hải Nam.
Đức Tâm
(RFI) 

Cuốn sách chưa ra mắt: "Trần Trọng Tân - Lòng son trước mọi thử thách"

Trong công việc viết chân dung nhân vật của tôi, chả có ai là dễ dàng, mỗi người khó một kiểu. Với cuốn sách viết chân dung ông Trần Trọng Tân - một trong những thủ trưởng cũ của tôi, thì giống như “một cuộc đấu” với thời gian. Mà bây giờ nó mới chỉ kịp là bản thảo gửi đến nhà xuất bản. Đó cũng là một điều ân hận.

Nhiều khâu trong việc viết sách đã tiến hành trong suốt thời gian ông lâm bệnh phải nằm viện.

Trần Trọng Tân (thứ hai từ phải qua) cùng các đồng chí của TW Cục. Ảnh tư liệu
Cuộc đời ông Trần trọng Tân - một Ủy viên TW Đảng, đại biểu Quốc Hội, Phó bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, trưởng Ban Tuyên Huấn cả TW và TP - trải qua nhiều trọng trách, gắn bó với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Hơn 10 tuổi đã tình cờ thấy cha giấu cái gì trên máng xối, tò mò lấy xuống thì đó là một lá cờ Búa Liềm. Ông được chính người chú họ - Trần Quốc Thảo (sau này thành Thường vụ đặc khu ủy Saigon- Gia định) - đã giác ngộ con đường cứu nước.

Ông Hai Tân đã từng làm những việc khá lạ, người trẻ tuổi ngày nay và ngay đồng chí bạn bè, ngay con cháu ông chắc bất ngờ và khó lòng hình dung ra: vì tự học tiếng Nhật nên khi cuộc Khởi nghĩa giành Chính quyền, ông được giao thay mặt Ủy Ban Cách mạng lâm thời Huyện giao tiếp vận động quân Nhật. Đã từng là thành viên của Đội biệt động đường số 9 tham gia đánh địch dọc biên giới Việt-Lào. Ông có tên Lào là Thao Khami.

Năm 1950, còn trẻ lắm - 24 tuổi - đã là Bí thư Tỉnh Ủy Quảng Trị. Nếu không có yêu cầu cuả Bí thư Khu Ủy lúc đó là Nguyễn Chí Thanh yêu cầu giữ lại ngay trên đường ông đã đi tới Nghệ An để ra Việt Bắc, thì ông đã thành trợ lý cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Về lại Quảng Trị, lại được giao…chỉ huy đội lính Com-măng đô trốn sang làm hàng binh. Chính thời kỳ ở Quảng Trị, ông đã là người tổ chức cho nhà thơ Chế Lan Viên vào Đảng.

Thử thách gay go nhất với ông, cũng như thời kỳ chiến tranh cả dân tộc chịu đựng và chiến đấu - ông được lệnh vào miền Nam năm 1961. Lại đi qua Lào theo đường Tây Trường Sơn.Đơn vị nhận được lệnh của Đại tướng Võ nguyên Giáp là vừa đi, vừa phải giúp bạn Lào diệt các đồn địch để mở rộng vùng Giải phóng của Lào tiếp giáp với Lao Bảo, vùng Giải phóng của ta, tạo hành lang cho bộ đội vào Nam.

Ở vùng mới giải phóng của Lào, ông được giao giúp cho Bí thư Tỉnh ủy của Lào xây dựng Chính quyền Cách mạng từ Bản đến Mường.Mãi gần nửa năm, đơn vị mới vào đến căn cứ TW Cục miền Nam ở rừng Mã Đà.TW Cục chỉ định làm Tổng biên tập Tạp chí Tiền Phong và Ủy viên Ban Tuyên Huấn TW Cục do Bí Thư Nguyễn văn Linh lảm trưởng ban và phó Ban Trần Bạch Đằng.

Chính thời kỳ này, ông lo đón tiếp và giúp các phóng viên nổi tiếng của nước ngoài như Monica (Ba Lan), Wilfred Burchett (Úc), Madeleine Riffaud (Pháp)… vào miền Nam viết bài về cuộc kháng chiến. Ông củng từng làm công tác quần chúng ở cơ sở trong phong trào miền Nam phá ấp chiến lược.

Công tác ở Trung ương cục, ông trực tiếp trải qua những trận càn nổi tiếng của Mỹ. Sáu năm sau, được điều động vào nội thành Sai on hoạt động bí mật, và tham gia chiến dịch Mậu Thân tại đây.

Để sống được ở Saigon, ông đóng vai giáo viên dạy trường tư và chuyển qua lại tới 19 chỗ ở để đảm bảo bí mật. Bị bắt năm 1969, và từ đây là cuộc thử thách lớn nhât, cho đến tận khi đất nước thống nhất năm 1975 ông ra khỏi nhà tù và tham gia công việc ngay tại Côn đảo trong lúc chờ tiếp quản.

Chuyện ở tù Chuồng Cọp bây giờ chúng ta đã biết qua nhiều hồi ký, qua việc đi du lịch ra tận nơi nhìn tận mắt. Nhưng cuộc chiến đấu của những người tù còn phải kéo dài hơn ta tưởng. Không ít người oan khuất và tất cả họ đều phải trải qua sự xác minh nghiêm khắc của Tổ chức Đảng.

Như nhiêù người tù khác, ông Hai Tân cũng không ngoại lệ. Có dư luận liên quan tới ông những … 5 vấn đề, trong đó ngoài những lầm lẫn thông tin dễ xác minh, có 2 việc khó: Địch tra tấn khai thác, đã khai thế nào, việc có số anh em tù đốt số hồ sơ sau khi Côn đảo giải phóng, có liên quan gì tới ông khi đó làm “Phó bí thư Đảo Ủy lâm thời ”…

Trong đời viết, đây là lần đầu tiên tôi may mắn được sự giúp đỡ đặc biệt, tiếp cận được hồ sơ hỏi cung người tù Trần Trọng Tân của Chính quyền Sai Gòn còn lưu lại, nguyên cả con dấu, người ký các báo cáo. Từ Trung tâm cải huấn Côn Sơn cho tới Bộ tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Saigon. Còn đó cả các “tang vật “ liên quan. Tấm hình của người ra thăm nuôi, cái trát tòa đòi, thẻ căn cước tù do địch chụp, hình lúc bị thẩm vấn, hình căn nhà nơi bị bắt. Tôi đọc nguyên văn lời kết luận của Trung tâm cải huấn: ”Hạnh kiểm rất xấu, Thành phần ngoan cố khó cải tạo, tinh thần cộng tác: Chống đối.”

Tôi cũng tiếp cận Bản kết luận của Ban Bí thư TW Đảng sau khi Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ xác minh, do Ủy viên Bộ chính trị, thường trực Ban Bí thư Lê Thanh Nghị ký, kết luận rất rõ ràng về phẩm chất tốt đẹp của ông Trần trọng Tân.

Ông bảo với bạn bè lúc vui:”Làm người Cộng sản không phải dễ”.

Ông có một gia đình truyền thống có cốt cách từ thời ông cha. Các con cháu trưởng thành. Ông có mối tình thời trẻ rất đặc biệt nhưng không thành, và có một người vợ "phúc lớn cho tôi là gặp trúng bà vợ thế này”

Bây giờ thì người Cộng sản ấy đã yên nghỉ sau một đời dài cống hiến, qua bao thăng trầm. Hỏi vì sao thích làm công việc Tuyên Huấn khó nhất? Ông bảo,” là vì muốn làm tốt, luôn phải học cái mới, hiểu biết phải sâu rộng. Mà tôi thì thích học lắm “
Nguyễn Thị Ngọc Hải
14-9-14
(Viet-studies) 

Hiu hắt xích lô

Trong cơn mưa chiều tầm tã, thi thoảng chúng tôi gặp những người lớn tuổi lầm lũi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả…

Hiu hắt xích lô
Nghề đạp xích lô quá khổ cực và bấp bênh - Ảnh: Như Lịch

Cả buổi sáng đứng ở chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) là một trong số ít khu chợ còn khá nhiều xích lô “tập kết”, chúng tôi nhận thấy hầu như không có hành khách trẻ tuổi nào leo lên xích lô. Thay vào đó, đại đa số người đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi chợ. Ngoài ra, cũng có một số người thuê xích lô chở hàng hóa thuần túy.

Vắng bóng người trẻ

Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh

Ông Nguyễn Văn Minh


“Chở người trẻ, họ luôn hối thúc chạy nhanh lên, phải đạp hộc tốc nên tôi không muốn chở. Nhưng mà nói cho ngay, hơn 10 năm nay rồi, cũng không có người trẻ nào đi xe xích lô của tui cả”. Ông Võ Văn Na (còn gọi là Sáu Na, 61 tuổi), một người có thâm niên 34 năm mưu sinh bằng nghề xích lô ở khu vực chợ Thiếc bộc bạch như vậy.

Do thường xuyên dầm mưa dãi nắng nên đôi tay ông Sáu Na bị lột từng mảng da, lam nham như bị phỏng. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở. Vì vậy, bên người ông lúc nào cũng “thủ” sẵn chai thuốc hít giúp giãn phế quản. Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10.000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh.

Ngay trong giới xích lô, cũng hiếm có người nào còn trẻ. 53 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh tự nhận mình là người trẻ nhất trong số các bác tài ở khu chợ Thiếc. Ông Minh bày tỏ: “Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh”. Ông Minh nhẩm tính: Trước đây, quanh khu chợ Thiếc có hơn 20 xe xích lô, nhưng hiện giờ còn khoảng 6 chiếc. “Hồi trước, xích lô đắt khách, vì xe buýt và taxi không có, xe ôm ít. Còn bây giờ, xã hội phát triển, ít ai còn muốn ngồi xích lô nữa. Đã vậy, rất nhiều tuyến đường cấm xích lô“, ông Minh bộc bạch.

Vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường

Trời chuyển mưa đột ngột. Đang đậu xe gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM), một ông già gầy gò vội phủ tấm bạt nhỏ rồi chui vào chiếc xích lô của mình. Lát sau, dường như không chịu nổi cơn mưa nặng hạt, ông liêu xiêu chạy vào chợ. Ông bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất. Qua sự góp chuyện của một số tiểu thương, người bán vé số, chúng tôi biết được phần nào về ông: Ông tên là Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10.000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”.

Đêm nào có dịp đi ngang đường Âu Cơ (khu vực P.9, Q.Tân Bình), chúng tôi đều trông thấy ông Dương Lý Hải, 66 tuổi, quê ở tỉnh Bạc Liêu, trải ni lông nằm ngủ trước một cửa hàng bán xe gắn máy. Và lần nào cũng vậy, trên chiếc xích lô của ông đều có phơi bộ đồ cũ mặc trong ngày mà ông vừa giặt. Tâm sự với chúng tôi, ông Hải kể rằng ông lên TP.HCM chạy xe xích lô từ năm 1978. Hồi ấy, ông cùng vợ con thuê nhà trọ ở. Đến năm 1988, vợ ông chết vì bị ung thư, ông đưa ba đứa con về quê rồi trở lên TP.HCM. Từ đó đến nay, ông sống lang thang ngoài đường phố. Thời gian trước, ông thường ngủ ở góc đường Lữ Gia và Nguyễn Thị Nhỏ (Q.11). Nhưng sau một lần bị trộm khoắng sạch đồ đạc, ông đi tìm chỗ ngủ mới và được chủ tiệm xe gắn máy trên cho tá túc.

“Chủ cửa hàng bảo tôi vô trong tiệm ngủ, nhưng tôi ngủ vỉa hè quen rồi. Có gió trời dễ ngủ, còn ở trong nhà thấy ngột ngạt, không quen”, ông Hải thật thà nói. Ông cho hay, có những ngày ông kiếm được 100.000 - 150.000 đồng từ nghề đạp xích lô. Thế nhưng, cũng có nhiều hôm mưa gió ế ẩm, ông đành đi ngủ với cái bụng đói...
Hiu hắt xích lô
Chỗ ngủ hằng đêm của một người đạp xích lô

“Buông ra là đói”

Khác với nhiều bác tài khác “rút quân” sau giờ chợ tan, ông Nguyễn Văn Bảng (56 tuổi, quê Bến Tre, ở trọ trên đường Lý Nam Đế, Q.11) vẫn đạp xe lòng vòng cho đến tận chiều tối để kiếm khách vãng lai quanh khu chợ Thiếc. Thoạt nhìn, chiếc xích lô của ông Bảng có vẻ sáng loáng, bắt mắt. Ông Bảng tiết lộ, tâm lý khách thường thích đi những xích lô mới cho sạch sẽ, nên ông bỏ công… bọc giấy kiếng và sơn một số bộ phận cho chiếc xe. Lý giải vì sao đeo bám nghề đạp xích lô, ông Bảng thổ lộ: “Hồi trẻ ở dưới quê mần ruộng, sau ruộng cũng không còn nên tui trôi dạt lên đây. Mình không có trình độ, cũng không đủ sức khỏe làm thợ hồ, bốc vác như người khác, nên chỉ biết đạp xích lô kiếm sống. Nghề  này lao lực lắm, nhưng buông nó ra là đói”. Được biết, sau khi trừ các khoản ăn uống (chừng 70.000 đồng/ngày) và tiền phòng trọ, mỗi năm, ông cố gắng dành dụm từ 500.000 - 1 triệu đồng để gửi về cho con, cháu ở dưới quê.

Ông Võ Văn Na cho hay cách đây mấy năm, ông từng giao nộp chiếc xe xích lô cho địa phương để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. “Tui chờ xin việc làm mãi không có, nên đành phải mua lại chiếc xích lô cũ này và quay trở lại nghề đạp xích lô”, ông Na giãi bày.

“Ba trong một” là biệt danh của ông Nguyễn Hữu Huấn (54 tuổi, ngụ Q.10). Bởi lẽ, hằng ngày ông như con thoi xoay trở giữa ba loại việc: chạy xe xích lô, chạy xe ôm, đẩy thuê hàng hóa vô chợ Nguyễn Tri Phương. Ông Huấn khoe rằng nhờ làm cật lực vậy mà ông mới nuôi nổi một đứa con vào đại học. Tuy nhiên, ông không khỏi tâm tư khi đề cập đến nghề xích lô gắn bó lâu nay: “Điều chúng tôi cần là được hỗ trợ công việc phù hợp, chứ không chỉ là mấy triệu đồng”.

Gần 9 giờ tối, thấy ông Lý Nam vẫn còn lặng lẽ đạp xích lô tìm khách trên đường Vĩnh Viễn (Q.10), chúng tôi ngoắc xe lại. Chiếc xe cũ kêu cót két và từ từ lăn bánh. Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp nếm trải cảm giác “sống chậm”, thong thả ngắm nhìn phố xá và dòng xe cộ tấp nập lướt qua...
Như Lịch
(Thanh niên)

Hải Phòng náo loạn vì 600 người cai nghiện phá trại, tràn vào trung tâm thành phố


Chiều tối ngày 14/9/2014, Hải Phòng rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi xảy ra vụ 600 người đang cai nghiện ma túy tại "Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Hải Phòng" (thuộc xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) phá cổng trại giam, tràn cả vào thành phố.
Có tin nói rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc cán bộ trại tự ý nâng thời gian cưỡng bức cai nghiện từ 2 năm lên thành 4 năm, cộng với tình trạng ngược đãi đã dẫn đến vụ vỡ trại lúc 16 giờ chiều cùng ngày.
Sau khi xảy ra vụ phá trại, lực lượng công an đã được huy động nhằm chốt chặn một số tuyến đường, đồng thời bắc loa kêu gọi người dân đóng chặt cửa.

Video và hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy đoàn người cai nghiện lên tới hàng trăm thanh niên đi bộ dưới lòng đường, có công an sắc phục theo dõi và bám sát.
Tại một số nơi, người dân hai bên đường đứng quan sát, thỉnh thoảng xuất hiện cả những tiếng hô hào, cổ vũ náo nhiệt.
Đây là vụ vỡ trại cai nghiện lần thứ 3 xảy ra liên tiếp tại Hải Phòng trong vài năm gần đây.
Theo báo VNExpress, trước đó không lâu, cũng tại trại cai nghiện này đã xảy ra vụ 10 người cai nghiện bỏ trốn lên núi và tuyệt thực.
Khi trời bắt đầu tối, có tin nói rằng lực lượng công an đã tiến hành trấn áp khi đoàn người cai nghiện đi vào những khu vực đông dân cư tại trung tâm TP Hải Phòng.
Hàng trăm người cai nghiện sau khi phá cổng trại đi bộ hướng về trung tâm Hải Phòng
Ngược đãi, cưỡng bức lao động
Các trại cai nghiện ở Việt Nam trước đây đều là những trại tù, sau được chuyển thành những trại cai nghiện và đổi tên thành “Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội”.
Đây đều là những đơn vị trực thuộc nhà nước, do các cán bộ nhà nước trực tiếp điều hành và quản lý.
Trên thực tế, các trại cai nghiện được lập ra với mục đích chính là cưỡng bức sức lao động và tiền bạc của những người sử dụng ma túy. Cán bộ trại cai nghiện thường là những người không có chuyên môn, người nghiện không được điều trị cai nghiện đúng cách, thường xuyên bị tra tấn và bạo hành thân thể.
Ước tính có hàng chục ngàn người, gồm trẻ em và người già đang bị giam giữ trong các trại cai nghiện tại Việt Nam. Đây được xem là nguồn lao động khổng lồ và rẻ mạt của chính phủ cộng sản Việt Nam.
Hồi năm 2011, Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) đã công bố bản báo có có tên “Quần đảo Cai nghiện: Lao động cưỡng bức và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở miền nam Việt Nam”, ghi lại lời kể của các nhân chứng mô tả những người bị cưỡng bức lao động trong các trại cai nghiện không khác gì nô lệ.
Ông Joe Amon, giám đốc ban Y tế và Nhân quyền của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “Hàng chục ngàn người, nam có, nữ có, cả trẻ em nữa, đang bị giam giữ trái ý muốn trong các trung tâm cưỡng bức lao động do nhà nước quản lý ở Việt Nam. Đó không phải là điều trị cai nghiện; cần đóng cửa các trung tâm và trả tự do cho những người đó.”
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính phủ Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn các trung tâm này và tiến hành ngay một cuộc điều tra độc lập, kỹ lưỡng về các hành vi tra tấn, ngược đãi, giam giữ tùy tiện và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện của nước này”.
Nhà cầm quyền CSVN sau đó lập tức phản bác các cáo buộc của HRW, đồng thời tuyên bố các trại cai nghiện ở Việt Nam là “nhân đạo, hiệu quả và có lợi cho các người nghiện, cộng đồng và xã hội.”
Hồi tháng 4/2014, một thanh niên 28 tuổi tên Lê Trọng Nhân đã dùng dao lam cắt cổ tự vẫn sau khi bị các cán bộ một trại cai nghiện tại Sóc Trăng ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn. Rất may, nạn nhân sau đó đã được cứu chữa kịp thời.
(DLB)

Hãy nghiêm cấm quân đội làm kinh tế

Viettel là một tập đoàn kinh tế của quân đội. Ảnh minh họa.
Trong tương lai không xa, các doanh nghiệp này sẽ tạo ra một đế chế riêng, có thể đi theo con đường của quân đội Ai Cập (với hơn nửa triệu binh lính, chi phối 1/3 nền kinh tế), và trở thành những kiêu binh.

Vấn đề về nghĩa vụ quân sự trong thời gian qua được đặc biệt quan tâm trở lại. Khi mà các mối đe dọa tiềm tàng ngày một lớn, nhất là Trung Quốc.

Trong phiên làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam sáng ngày 14/08 cũng đã bàn về Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).

Nhiều ý kiến góp ý về việc gia tăng thời gian tại ngũ, mở rộng đối tượng nhập ngũ… Vấn đề bình đẳng, sức mạnh quốc phòng lại nổi lên. Nhưng thực chất nó là gì?

Việt Nam không phải là Hàn Quốc

Lâu nay, Việt Nam vẫn luôn nhấn mạnh nền quốc phòng toàn dân, coi đó là sự cụ thể hóa chính sách quốc phòng. Chiến lược này huy động mọi nguồn lực xã hội vào việc phòng thủ quốc gia, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô.

Việc tiến hành các đợt nhập ngũ (bắt buộc) hằng năm cũng phục vụ cho chính chiến lược đó.

Do vậy, trong thời gian gần đây, vấn đề về việc sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự thu hút được nhiều sự quan tâm. Có một điểm đáng lưu ý là nhiều ý kiến lại đồng tình về việc giảm các đối tượng ưu tiên, yêu cầu công chức – viên chức, sinh viên phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Và coi đó là sự bình đẳng.

Tuy nhiên, có thật là “bình đẳng” hay không khi mà bản thân khái niệm đó hầu như không căn cứ vào tình hình thực tế đất nước. Cụ thể ở đây là, Việt Nam hoàn toàn khác so với Hàn Quốc (đất nước mà một số vị đại biểu đem ra dẫn chứng về tính kỷ luật trong nghĩa vụ quân sự của họ), khi không phải đặt vào trạng thái chiến tranh thường trực. Vì vậy, đòi hỏi huy động lực lượng trí thức “xếp búp nghiên lên đường”, hay vì ngày trước “thỉnh thoảng tôi còn thấy gọi công chức, viên chức đi nghĩa vụ quân sự” như bà Bộ trưởng Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ra. Để rồi, cứ “đến tuổi cứ đi nghĩa vụ quân sự rồi về làm gì thì làm” như lời ông Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Sinh Hùng nói trong phiên thảo luận Luật là hoàn toàn phi lý.


Phải chăng muốn khỏa lấp?

Trong khi đó, việc cho rằng, cần nâng cao chất lượng bộ đội vì thế đòi phải lấy cán bộ, công viên chức, sinh viên từ năm 2015 lại càng không phù hợp thực tiễn. Ít nhất là nó khiến cho xã hội bị quân sự hóa một cách không cần thiết, nếu đặt nó bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nền kinh tế tri thức, cải cách thể chế, hành chính, các vấn đề về văn hóa – xã hội – giáo dục. Mà đội ngũ có học vấn cao, chuyên môn kỹ thuật, cán bộ công nhân viên chức là những lực lượng nòng cốt trong vấn đề đó.

Suy cho cùng, nghĩa vụ quân sự, bên cạnh là sự thiêng liêng, nhiệm vụ cao cả thì nó phải là một sự bình đẳng thực sự, chứ không phải bình đẳng một nửa (trong đối tượng ưu tiên), và bình đẳng đó phải căn cứ vào tình hình thực tiễn quốc gia, cũng như thời đại (chủ yếu là thiết bị quân sự hiện đại, lực lượng binh lính thiện chiến). Và hiểu theo một cách nào đó, thì bình đẳng trong nghĩa vụ quân sự thực ra là cách nói khác đi của nền quốc phòng toàn dân. Thế nhưng, thay vì tìm kiếm yếu tố chất để phát huy tính bình đẳng tổng lực đó thì các vị đại biểu Quốc hội lại hiểu thô hơn (theo việc đếm đầu người nhập ngũ – về lượng).

Tại sao lại như thế? Có phải chăng việc đòi hỏi kiểu bình đẳng như thế trong thực hiện nghĩa vụ quân sự đang khỏa lấp một vấn đề nhức nhối ở quân đội Việt Nam hiện giờ, đó là tính chính quy, tinh nhuệ?

Hậu quả quân đội làm kinh tế

Trong khi việc sửa lại nghĩa vụ quân sự đang có xu hướng kêu gọi giảm đối tượng ưu tiên, gần như là đặt xã hội vào tình trạng quân sự hóa thì vấn đề chấn chỉnh lại nhiệm vụ, tính chính quy, tinh nhuệ của quân đội lại có nhiều vấn đề.

Trong dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự, có đề cập đến việc tăng thời gian tại ngũ lên 24 tháng (thay vì 18 tháng như trước đây), điều này là cần thiết, nhằm đảm bảo người người lính có thể nắm vững được kỹ thuật, chiến thuật, sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị, tạo ra tính chuyên nghiệp.

Nhưng việc tăng cường huấn luyện đối với người lính trong thời gian nghĩa vụ quân sự liệu có tạo ra sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân không, khi mà bản thân nền quốc phòng đất nước đang có xu hướng kinh tế hóa? Cụ thể, trong khi hầu hết các quốc gia có nền quân sự mạnh trên thế giới, nghiêm cấm quân đội làm kinh tế, và ngay cả nước láng giềng Trung Quốc cũng cấm điều này từ năm 1998 thì Việt Nam lại cho phép quân đội được làm điều đó thông qua các công ty, xí nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng từ năm 1975 đến nay.

Hiện tại, 40 doanh nghiệp Quân đội mẹ vẫn đang hoạt động (hàng trăm công ty, xí nghiệp con), có mặt hầu hết trong việc cung ứng các dịch vụ, sản xuất xã hội, từ dịch vụ viễn thông, xây dựng nhà đất, khai thác khoáng sản, hải sản cho đến sản xuất đồ dân dụng, dịch vụ du lịch, in ấn… Các doanh nghiệp quân đội này tạo ra hàng trăm ngàn việc làm, dẫn đến sự phình to ảnh hưởng ở trong nước lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, đây không phải là tín hiệu vui như nhiều người nhầm tưởng, mà ngược lại, nếu vấn đề quân đội làm kinh tế không chấm dứt, thì nó sẽ trở thành một hiểm họa bắt nguồn từ hai nguyên nhân.

Đầu tiên, là sự tham gia của các doanh nghiệp quân đội khiến cho tính cạnh tranh trong Luật Doanh nghiệp trở nên kém đi. Vì có một luật ngầm dành riêng cho thể loại doanh nghiệp này, do vậy hầu như nó vẫn được ưu ái hơn so với các doanh nghiệp tư nhân, đặc quyền hơn so với các doanh nghiệp nhà nước khác, hay nói cách khác, đặt trong sự cạnh tranh, thì doanh nghiệp quân đội có những quyền hạn mang tính đặc trưng. Nhất là về ưu tiên cấp đất đai sản xuất, đối tượng tiêu thụ, thuế, ưu ái trong việc trúng thầu... lẫn trong thanh tra các vụ án liên quan đến quân đội. Chính điều này tạo ra tính phi cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh. Đặt doanh nghiệp phi quân đội (nhất là doanh nghiệp tư nhân) gặp nhiều khó khăn, làm giảm nguồn thu thuế, ảnh hưởng đến ngân sách chu cấp cho nền quốc phòng hằng năm.

Vấn đề thứ hai, không phải ngẫu nhiên mà ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc… nghiêm cấm quân đội làm kinh tế. Vì các nước đó xác định quân đội sinh ra phải là lực lượng vũ trang, với sứ mệnh duy nhất là cầm súng bảo vệ quốc gia, chứ không phải là xen ngang vào hoạt động kinh tế, khiến cho nhiệm vụ chính bị chểnh mảng. Do đó, khi một lượng lớn sĩ quan, binh lính thay vì tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu thì giờ đây lại nghiêng hẳn trọng tâm vào hoạt động kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chính quy, tinh nhuệ trong quân đội vì nó làm thất thoát nguồn lực con người trong bộ máy quốc phòng đất nước trong nhiệm vụ chính. Trong khi đó, lại tìm cách bù lấp sự thâm hụt về sức mạnh chính quy đó sang bên dân sự, khi đưa công nhân viên chức nhà nước, sinh viên vào quân đội để huấn luyện thường xuyên.

Tình trạng trên nếu kéo dài, thì trong tương lai không xa, các doanh nghiệp này sẽ tạo ra một đế chế riêng và không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào; chi phối hoàn toàn nền kinh tế, chính trị, làm tê liệt mọi cải cách xảy ra nếu đụng chạm đến lợi ích quân đội (cổ phần hóa thông qua đề án 2013-2015); đi theo con đường của quân đội Ai Cập (với hơn nửa triệu binh lính, chi phối 1/3 nền kinh tế), và trở thành những kiêu binh.

Làm sao tinh nhuệ?

Từ năm 2007, ông Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ngay trong hội nghị TW 4 (khóa X) đã nhấn mạnh rằng, hiện nay việc cho phép quân đội làm kinh tế là không còn phù hợp so với thời điểm (1975 – 1990) vì “quân đội hay công an cũng thế thôi, đều có nhiệm vụ chính trị rất rõ ràng là phải tập trung bảo đảm an ninh quốc gia.”

Nhưng từ đó đến nay, vấn đề đưa quân đội trở lại nhiệm vụ chính như thế nào? Hoàn toàn không có thay đổi, mà chỉ là sự biến thể để quân đội ngày càng hoạt động sâu hơn, mạnh hơn trong nền kinh tế thông qua sự vươn vai của các doanh nghiệp này trong các lĩnh vực đời sống, đồng thời đi từ công ty, xí nghiệp lên thành tập đoàn.

Trong khi đó, tại phiên thảo luận về dự thảo luật Doanh nghiệp sửa đổi gần đây (21/04/2014), ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phong An Ninh lại cho rằng, quy định “sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội và công an không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp” là không hợp thời.

Thực chất của nghĩa vụ quân sự chính là sự tăng cường sức mạnh phản vệ tổng hợp, đồng thời, trong thời điểm xảy ra chiến tranh thông qua sự duy trì huấn luyện chặt chẽ và khả năng sẵn sàng chiến đấu trước đó. Muốn đạt được như thế, một nền quốc phòng toàn dân cần sự tập trung vào tính tinh nhuệ, chính quy, làm chủ được các trang thiết bị quân sự hiện đại được mua bằng tiền thuế của dân, thực hiện tốt chiến lược “bất cân xứng” với các nước có tiềm họa, thay vì là một nền quốc phòng mang tính đại trà và “bình đẳng”, tạo cớ cho quân đội hình thành nên những doanh nghiệp phá hỏng tính cạnh tranh.
Hòa Cầm
(Việt nam Thời báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét