Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới - Thua Tàu trên mặt trận thông tin?

Chính trị – Xã hội

Người biểu tình cầm khẩu hiệu "Trung Quốc hãy ra khỏi biển Tây Philippines" trước tòa đại sứ Trung Quốc, ngày 12/6/2014.
Biểu tình chống TQ trước sứ quán TQ ở Philippines  -(VOA) -Người biểu tình cầm khẩu hiệu “Trung Quốc hãy ra khỏi biển Tây Philippines” trước tòa đại sứ Trung Quốc, ngày 12/6/2014. -Hình trên
Tấm ảnh này được cho là hình chụp Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo đạc Bản đồ, cơ quan in bản đồ chính thức của Chính phủ Việt Nam trực thuộc Phủ thủ tướng, xuất bản năm 1972.  -(BBC FB)
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/q71/s720x720/10419491_839021259443951_6531996303888735355_n.jpg
*** Đảng “ta” và nhà nước CHXHCN VN hãy kiểm tra cái hình này xem có “bọn thế lực thù địch…bọn tùm lum” nó tung “hình ảnh thất thiệt” để vu oan giá họa cho đảng “ta” và nhà nước yêu “tổ quốc VN XHCN” nhất trần ai
Hoa Kỳ đề nghị chấm dứt khiêu khích trên Biển Đông   -(RFI)   >>>   Tam giác Nhật-Úc-Ấn : Liên minh trên biển đang tượng hình
Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?   -(RFA)  —   Trung Quốc ‘Quốc tế hóa’ Tranh chấp Biển Đông?  -(VOA)
Bản tin 20H: Nhiều giải pháp yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan   -(TP)
Trưng bày tội ác của tàu Trung Quốc  -(NLĐ)   –   Ngư dân đồng loạt kiện Trung Quốc đâm tàu ở Hoàng Sa  – (VNE)   —  Thêm một tàu cá vỏ thép hùng dũng ra khơi - (TT).  –  Tàu Trung Quốc tìm mọi cách giăng bẫy tàu thực thi pháp luật của Việt Nam  -(SGGP).
Tàu cá vỏ thép “khủng” nhất TQ dùng ăn cướp Trường Sa - (ĐV)   —   Tàu Trung Quốc dùng loa chống bạo động có thể gây thủng màng nhĩ  -(TN)   —  Tàu Trung Quốc giật lùi về mũi tàu kiểm ngư Việt Nam để ăn vạ, vu cáo - (TN)—   ‘Ngư dân’ TQ cắt tóc 3 phân, tàu gắn lê … rất hung hãn  -(MTG)   —   Tình hình Biển Đông: Tàu TQ gắn lê phá băng đâm tàu VN - (Infonet)   —   Tàu TQ giở thủ đoạn tạo hiện trường giả để quay phim  - (VNN)


Tin khẩn cấp đêm 12/06/2014 ở Việt Nam  -(Dannews) -Vào lúc 21g00 tại Việt Nam, những tín hữu Mennonite tiếp tục bị trấn áp dã man.
Mục sự Nguyễn Hồng Quang
Vào lúc 21g00, nhà của mục sư Nguyễn Hồng Quang bất ngờ bị bị công an Bình  Dương sách nhiễu và tấn công không lý do. Công an Bình Dương dẫn theo nhiều côn đồ bao vây đập phá các cửa kính, cắt hết   điện nước và thi nhau ném đá xanh vào nhà và hội Thánh. Việc tấn công này tàn nhẫn đến mức mọi người chứng kiến tin rằng công an CSVN đang cố  tình truy sát mục sư Nguyễn Hồng Quang và   các tín hữu đang có mặt bên trong. Tất cả đều kinh hoàng trước sự vô nhân tính của giới cầm quyền nhưng sẳn lòng hy sinh cho niềm tin của mình.
Mục sự Nguyễn Hồng Quang   ===>>>
Hội thánh Mennonite Bình Dương bị bố ráp, sách nhiễu  -(RFA)  — Đêm nay, nhà cầm quyền tiếp tục đàn áp Giáo Hội Tin Lành Menonite? – (DCCT)
Du học sinh VN và cộng đồng người Việt hải ngoại  -(RFA)  –   Phân ưu cùng gia đình người lao động VN thiệt mạng vì tai nạn ở Thái Lan  -(RFA)
Nhà nước ‘đừng vừa đá bóng vừa thổi còi’  -(BBC)   >>>  “Nợ công đang lên quá nhanh”  (Nghe)
“Việt Nam phản bác tất cả thông tin trong văn bản Trung Quốc gửi LHQ”  - (DT)  —   “Việt Nam kiềm chế song vẫn bảo lưu quyền phòng vệ chính đáng”    – (TTXVN)   –  Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: “Việt Nam hoan nghênh tinh thần của Liên Hợp Quốc”   -(LĐ)
Tp. Mỹ Tho: cán bộ phường cướp nhà dân khi dân đi vắng  -(DCCT)
Trung Cộng gửi kháng thư tố cáo Việt Nam gây bất ổn biển Đông !  -(CTM)   >>>  Côn an, mật vụ khủng bố, ngăn chặn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham dự đại lễ   >>>   Công an và nhà cầm quyền Bình Dương đập phá Hội thánh Mennonite, đánh đập tín đồ

Theo “đảng quang vinh”, lâm nguy vận nước  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA)
Trung Quốc – Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ  -(Cao huy Huân – VOA) -Không ngày nào bật ti vi lên hay lật báo ra mà không thấy xuất hiện hai từ “Trung Quốc”. Trung Quốc đã thành công trong công cuộc quảng bá tên tuổi quốc gia của họ ra năm châu bốn bể.
Nếu tôi là một luật sư giúp Việt Nam  kiện Trung Quốc về biển Đông, tôi sẽ đề nghị  bổ sung thêm luật sư Lê Công Định,  tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tham gia giúp  – (Tình huống giả tưởng, có thể có thật)  -(Tễu)
TIN MỚI NHẬN: TÒA PHÚC THẨM ĐÃ LÉN LÚT XỬ KÍN NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO   -(Tễu)
Thượng cấp Tầu Cộng đã ra chỉ lệnh, Thủ tướng hãy cẩn thận.  -(Badamxoe)
Nếu phải đánh nhau?  -(Nguoibuongio)  – Thả tù nhân lương tâm, cải thiện tự do ngôn luận..để phương Tây trợ giúp khí tài, phương tiện giữ chủ quyền ? Chấp nhận cuộc chiến kéo dài đi với phương Tây  là bán nước.?  -Hay chấp nhận để mất chủ quyền vào tay TQ bây giờ, giữ vững sự lãnh đạo của ĐCSVN dưới sự bảo trợ của TQ , ổn định chính trị ” bền vững , lâu dài ” để phát triển kinh tế, sức mạnh quốc phòng là yêu nước.?
Một người tuyên bố có thể tự thiêu để phản đối sự áp bức của chính quyền CSVN  -(Ngu vu Quoc FB) -Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người Đà Nẳng, vừa cho biết có thể anh ta sẽ tự thiêu để phản đối chính quyền CSVN, qua việc bị hệ thống chính quyền đàn áp anh và gia đình, khiến anh không còn nơi cư trú, vợ con không yên ổn sinh sống, học hành như mọi người.
Nguồn tin này NVQ dẫn từ SBTN :
http://www.sbtn.tv/vi/tin-vi%E1%BB%87t-nam/m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-c%C3%B3-th%E1%BB%83-t%E1%BB%B1-thi%C3%AAu-%C4%91%E1%BB%83-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-s%E1%BB%B1-%C3%A1p-b%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-csvn.html
Thiên Đường nói dối  – ( Minh Văn)
Tại sao các nước đang phát triển tỏ ra đề kháng trước uy lực pháp quyền  -(Book Hunter)  -Lời người dịch: Nguyên tác Anh ngữ của bản dịch là: “Why developing countries prove so resistant to the rule of law?” của Barry R. Weingast, Chương II trong sách của James J. Heckman, Robert L. Nelson, Lee Cabatingam (eds.), Global Perspectives on the Rule of Law, Routledge Cavendisch, 2010, 29–51. Barry R. Weingast hiện là Giáo sư Chính trị học, Đại Học Stanford, Hoa Kỳ.
Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Hệ thống triều cống hiện đại của Trung Quốc  -(Phan Ba)   >>>   Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Trung Quốc và Nga – hai đối tác không tương xứng
Bài viết của Trần Văn Thạch trên báo La Lutte 1935  – Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền áp bức  :Trong vùng Lái Thiêu – Thủ Dầu Một : -  Hơn 2000 thợ lò gốm đình công  -(Diễn đàn)   >>>   Điều tra về nông dân Rạch Giá — Trần Văn Thạch  >>>   Làm cách mạng XHCN hay cách mạng dân chủ theo hướng xã hội chủ nghĩa — Trần Văn Tý   >>>   Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản
“Việt Nam – Trung Hoa, …Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông!”  – DCVOnline – Trước tình hình đang căng thẳng giữa hai nước “vừa là đồng chí vừa là anh em” cộng sản Trung Hoa (TC) và cộng sản Việt Nam (VC), chúng tôi xin giới thiệu một số bài cũ (đã viết từ gần 10 năm trước) về những quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quan hệ TC-VC.
Diễn biến thương mại Việt Nam – Trung Quốc  -(Danquyen)
Thoát Trung” và “Thoát Cộng” – Nhu cầu cấp bách của Việt Nam ngày nay  -(Basam)  -Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Đỗ Hòa Hới – Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX  -(DL)  >>>  Phạm Kỳ Đăng – Con mồi muốn tránh binh đao   >>>    Những Hình Ảnh Đặc Biệt của World Cup Ngày Xưa

Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các “bằng chứng” của Trung Quốc  -(GDVN)   >>>   Tàu Trung Quốc bám sát, dàn hàng ngang để chặn lối tàu ngư dân    >>>   Trung Quốc sợ một trận Trân Châu Cảng kiểu Việt Nam?   >>>   Vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sắp có dông mạnh, biển động
Ngư dân không muốn đóng tàu vỏ sắt  -(GDVN)   >>>  Báo TQ ca ngợi khả năng của đặc công Việt Nam để dễ bề vu vạ?   >>>  The Economist: “Đồng chí” ngày càng tồi tệ
Chuyên gia Mỹ: Bắc Kinh sai lầm nếu nghĩ Washington không dám động binh  –   (TNO)   >>>  Mưa to kéo dài ở khu vực giàn khoan Hải Dương-981   >>>    Tàu tuần duyên Trung Quốc đến biển Đông thực hiện ‘sứ mệnh’   >>>   Kéo tàu cá và 11 ngư dân gặp nạn ngoài biển vào bờ
Đào đắp ở Trường Sa: ‘Trung Quốc đã đi quá xa’    -(ĐV)   >>>   Dã tâm ăn cướp dưới chiêu bài hữu nghị của Trung Quốc    >>>  Mỹ sẽ “bóp nghẹt yết hầu” trên biển của Trung Quốc?    >>>   Giàn khoan 981: Cẩn trọng Trung Quốc lợi dụng thời tiết xấu
“Một mét vuông lãnh thổ cũng không để vào tay kẻ khác”  -(Bizlive) – Một Quần đảo  đâu phải một mét vuông.
Việt Nam là nạn nhân chính sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc  -(Bizlive)   >>>  Đại sứ quán Việt Nam tổ chức hội thảo về Biển Đông tại Nam Phi
Biển Đông: Cần ngăn chặn nạn hô-li-gân cả trong quan hệ quốc tế   – (Dân trí)  – Tại Hội thảo về tình hình Biển Đông ở Nam Phi, học giả Viện nghiên cứu Johannesburg, ông Muhamed Nur Nordien cho rằng thế giới không thể làm ngơ trước việc các nước lớn hù dọa các nước nhỏ và cần ngăn chặn nạn hô-li-gân, không chỉ trong bóng đá khi World Cup đang diễn ra, mà cả trong quan hệ quốc tế.
VN là nạn nhân chính sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc  -(DT)   >>>   Tàu Trung Quốc bám sát tàu Kiểm ngư ở khoảng cách 50m
Vụ 17 tầng cao ốc xây chui: Có dấu hiệu “chống lưng” của các cơ quan chức năng?  –  (Dân trí)
Kê khai tài sản hình thức không chống được tham nhũng  -(Dân trí) -   >>>    Bao nhiêu cán bộ cấp cao về hưu mới lộ tài sản “khủng”?
Phạm Chí Dũng : Việt – Mỹ lộ dần những tín hiệu mới  -(RFI)   >>>    Trung Quốc chỉ trích nghị quyết của Hạ viện Nhật Bản về Hoàng Sa    >>>  Gia đình tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu kêu cứu

Kinh tế

Giá vàng tăng lên 36,95 triệu đồng/lượng  -(TN)  >>>     Điều chỉnh giá bán điện tối đa trong khung 1.835 đồng/kWh
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines bị tố “đi đêm” với VINAFOOD II  -(Bizlive)
Công ty VN dính nghi án ‘đi đêm’ bán gạo cho Philippines    -(ĐV)   >>>   Xuất khẩu gạo phụ thuộc TQ: Thói quen “sẵn bán, sẵn đào”     >>>  Việt Nam yếu vì nền kinh tế gia công toàn diện!
Lãi suất qua đêm tiếp tục giảm xuống 2,08%  -(Bizlive)   >>>  Lại lo đầu ra khi vải thiều chính vụ   >>>  Tràn ngập linh chi Trung Quốc đội lốt nấm Hàn  >>>   Nợ công Việt Nam vượt 905 USD/người
Bị phạt gần 7 tỷ vì trả lương nhân viên bằng… bánh pizza  -(DT)

Thế giới

Nga đệ trình nghị quyết về Ukraine lên LHQ -(RFA)   —   Freedom House : Gần 80% các nước Liên Xô cũ dưới ‘‘chế độ độc đoán’’  -(RFI)
Nga – Trung, một liên minh mập mờ giữa hai nhà vô địch cờ vua – cờ vây  -(RFI)
Thái Lan : Một lãnh tụ chống giới quân sự có nguy cơ bị 14 năm tù  -(RFI)   —   Thái Lan: quân đội muốn người dân được xem World Cup miễn phí -(RFA)
NATO cho rằng không có vai trò trong cuộc xung đột ở Iraq -(RFA)   —  Irak : Phiến quân Hồi giáo cực đoan tiến về Bagdad  -(RFI)   –  Phiến quân Hồi giáo Sunni đe dọa tiến quân vào Baghdad   -(VOA)    –   Irak : Lực lượng thánh chiến tuyên bố làm chủ tỉnh Ninive  -(RFI)
Bắc Hàn từ chối thương thảo về nhà truyền giáo Nam Hàn bị bắt -(RFA)   —  Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế mở hội thảo về Bắc Triều Tiên
Malaysia truy tìm hải tặc tấn công tàu dầu MT Budi Mesra Dua -(RFA)
Quan chức Trung Quốc lại trấn an về tình hình Tân Cương -(RFA)   —   Ông Trương Chí Quân sẽ thăm Đài Loan vào cuối tháng sáu -(RFA)   —   Đường dây buôn lậu khổng lồ giữa Trung Quốc và Mêhicô bị phá   -(RFI)
Tòa yêu cầu bỏ lệnh cấm du hành đối với cựu Tổng thống Pakistan  -(VOA)   —   Pakistan lên án các vụ không kích bằng máy bay không người lái   -(VOA)   —   Tư pháp Pakistan cho phép cựu Tổng thống Musharraf xuất cảnh  -(RFI)
Nhật Bản triệu Đại sứ TQ để phản đối vụ máy bay bay quá gần  -(VOA)   —   Nhật triệu đại sứ Trung Quốc phản đối vụ áp sát máy bay  -(RFI)
Úc ủng hộ Nhật tăng cường khả năng phòng thủ  -(RFI)
Hai vận động viên quần vợt Cuba trốn sang Mỹ   -(RFI)
Công nghiệp máy bay không người lái thương mại dự kiến tăng nhanh   -(VOA)  —   Con số lao động trẻ em giảm chậm  -(VOA)

Châu Âu khó chịu vì phòng thí nghiệm dưới lòng đất của Trung Quốc  -(Bizlive)
Kỳ 1 – Chiến tranh Mỹ – Trung – nếu bắt đầu sẽ ra sao?   -(MTG)   >>>  Kỳ 2: Mục tiêu của chiến tranh Mỹ – Trung   >>>   Kỳ cuối – Mỹ – Trung ai sẽ chiến thắng?

Trận mở màn: Brazil 3-1 Croatia -(BBC)  >>>  Bàn tròn trực tuyến đón World Cup   >>  Trang tin tổng hợp World Cup Brazil 2014   >>>   Mở màn World Cup: Brazil phải thắng?   >>>  Sao Paulo, nơi trái bóng bắt đầu lăn
World Cup sắp khai diễn ở Brazil  -(VOA)  >>>  Brasil nhắm mục tiêu đoạt vô địch World Cup lần thứ 6   >>>  Biểu tình khắp Brazil khi World Cup sắp khai diễn
Bên lề sân cỏ – 1  -(RFI)   >>>   Brazil 2014 : Ngày hội lớn của bóng đá thế giới khai cuộc   >>>   Bóng đá, một đòn bẩy ngoại giao   >>>   Chính quyền Trung Quốc không cho gấu trúc «tiên tri » World Cup  >>>  Brazil 2014 : Ngày hội lớn của bóng đá thế giới khai cuộc
GIẢI MÃ “kèo” World Cup: Tây Ban Nha vs Hà Lan  -(Soha)

13 tháng 6 2014 -Bảng A – Mexico  – 23:00  – Cameroon

Bảng B – 14 tháng 6 2014  – Tây Ban Nha – 02:00 – Hà Lan

14 tháng 6 2014 – Chile – 05:00 – Úc

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Thu, chi sai cả trăm triệu tại Trường THCS dân tộc nội trú Quan Hóa  -(GDVN)


Em chém chết anh sau giờ khai mạc World Cup  -(Zing)
Lừa bán cục kim loại giá 255 triệu USD  -(TN)
Nữ sinh làm “chuyện người lớn” lấy tiền… đóng học phí  -(DT)   >>>   Uy hiếp bạn gái mới quen làm trò “người lớn”
Hà Nội: Ông lão 62 tuổi sát hại bạn gái trên giường  -(Soha)

Những kẻ "ấu trĩ tả khuynh trong chính trị" đang lợi dụng tình hình nóng bỏng trên Biển Đông

Từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Ngay lập tức, Chính phủ đã có những phản ứng mạnh mẽ bằng cách đưa tàu của lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư ra yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sát cánh cùng với hai lực lượng trên là ngư dân của các tỉnh, thành trong nước. Bất chấp hiểm nguy, ngư dân vẫn kiên cường bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống để khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
http://fvpoc.org/wp-content/uploads/2014/05/Le-thi-phuong-anh.jpg

Tuy nhiên, trước thiện chí của Việt Nam, phía Trung Quốc đã có những hành động ngang ngược, hung hăng, vô nhân đạo như xịt vòi rồng, đâm va vào các tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển của ta, đâm chìm hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Nhưng nhận thức được tình hình, thống nhất cao trong chỉ đạo và hành động, các lực lượng Việt Nam đã khôn khéo đấu tranh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tố cáo sự phi nghĩa, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ra toàn thế giới, từng bước tạo dựng mặt trận chính trị trên khắp thế giới để vạch trần âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Nhưng trong tình hình cả dân tộc sục sôi, thì đâu đó vang lên tiếng nói của những kẻ “ấu trĩ tả khuynh trong chính trị”. Luận điểm của họ không có gì mới nhưng hành động của họ mang tính chất “thừa nước đục thả câu”, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tìm mọi cách tuyên truyền, xuyên tạc nhằm chia rẽ Đảng với nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân hiểu lầm chủ trương, biện pháp, hành động của Đảng. Họ cố tuyên truyền rằng: Đảng là lực lượng đối đầu với nhân dân, thống trị nhân dân, khác hoàn toàn với thực tế hơn 84 năm qua. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã gắn bó máu thịt với nhân dân, nhân dân luôn cần có Đảng để soi đường chỉ lối, tập hợp đội ngũ, lực lượng để giành thắng lợi trong mọi cuộc cách mạng.
Những người này là ai? Đó là những người tự nhận mình là nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho “dân oan”, thành viên của các “hội dân sự”, thậm chí còn có một số thanh niên, sinh viên - lớp người sinh ra sau chiến tranh, một số người trước đây là cán bộ, đảng viên nhưng do nhận thức không đúng về tình hình đất nước, về chủ trương, đường lối của Đảng, bản lĩnh chính trị không vững vàng, bản thân họ gặp phải những mâu thuẫn lợi ích trong cuộc sống và chưa được giải quyết thỏa đáng cũng tham gia vào “đội ngũ” này.
Những người này đưa ra khẩu hiệu “Vì một quốc gia cường thịnh cần phải thay đổi”. Nhưng thực chất của khẩu hiệu và hành động của họ là gì?
Thứ nhất, họ thường xuyên sử dụng các mạng xã hội, nhất là facebook làm phương tiện tuyên truyền xuyên tạc và tuyên bố “Facebook là nỗi sợ của Đảng Cộng sản” ???!!...
Thứ hai, không chỉ thường xuyên tuyên truyền sai lệch, gần đây, lợi dụng tình hình căng thẳng trên Biển Đông, họ xuyên tạc lịch sử, đường lối, chủ trương đấu tranh của ta, nói Đảng, Chính phủ ta hèn nhát, gọi các cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước là Hán nô; thậm chí kêu gọi biểu tình, làm cách mạng hoa hồng đòi lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam thay bằng sự lãnh đạo của các tổ chức được họ gọi là “hội dân sự”??!.. Họ xuyên tạc Công hàm năm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký! Xa hơn nữa, họ kích động chiến tranh, thù hằn dân tộc, nhưng đúng là chỉ có những kẻ ấu trĩ mới không phân biệt được hai khái niệm nhà cầm quyền Trung Quốc với nhân dân Trung Quốc.
Thứ ba, họ tự cho rằng chủ nghĩa cộng sản sắp sụp đổ và là thời cơ để thay đổi, đổi mới. Họ mong muốn xây dựng “một quốc gia cường thịnh”, điều này hoàn toàn chính xác và cũng là mong ước của 90 triệu người Việt Nam. Nhưng tiếc thay, cái “quốc gia dân chủ” là “dân chủ nhập khẩu, rập khuôn từ các nước Phương Tây”, Họ đòi thả hết những phần tử phản động đã bị kết án như Lê Thị Phương Anh, Phạm Anh Vũ, Đỗ Nam Trung... mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”.
Như vậy, với kiểu chực chờ nói xấu, vu khống, xuyên tạc này nên bất kỳ hành động nào của Đảng, Nhà nước ta đều bị họ bôi nhọ, tô đen, làm cho một số đồng bào ở hải ngoại thiếu thông tin trong nước, một số thanh niên, sinh viên bản lĩnh chính trị chưa vững vàng, kiến thức lịch sử còn nhiều lỗ hổng đã chao đảo, nghe theo luận điệu sai lệch của họ. Nhưng họ không biết được rằng, càng điên cuồng chống phá bao nhiêu, càng bịa đặt, vu khống, xuyên tạc bao nhiêu thì sự thật vẫn là sự thật, chính những thông tin rộng rãi, đa chiều từ internet, phản ánh chân thực những gì đang diễn ra tại Việt Nam, trên Biển Đông và thế giới, bản thân những người này tự bóc trần sự “ấu trĩ” tả khuynh của mình.
Tất cả những biện pháp mà Đảng, Chính phủ ta tiến hành đều thể hiện đường lối ngoại giao kiên quyết, khéo léo, có sự kế thừa từ truyền thống hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của cha ông ta để lại, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về đối nội, đối ngoại, an ninh quốc phòng. Hơn nữa, để rộng đường dư luận, để thế giới hiểu rõ về đường lối, chủ trương của ta, Chính phủ đã tạo điều kiện để các nhà báo nước ngoài ra tận khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền của ta. Đặc biệt, với bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, trong bầu không khí nóng tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La (Singapore) vừa qua, dư luận yêu chuộng hòa bình quốc tế hoàn toàn ủng hộ Việt Nam. Tất cả đều khẳng định, cho tới nay, Việt Nam vẫn giữ được cách hành xử đúng mực và hòa bình. Điều này khẳng định một lần nữa, quan điểm của Nhà nước ta trước sau như một, kiên trì giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 cũng như xu thế của thời đại ngày nay, đó là hòa bình, hội nhập và hợp tác. Đồng thời, chủ trương này cũng đúng với đạo lý của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay: Đem đại nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo. Hơn nữa, trải theo chiều dài lịch sử đất nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối đầu với họa xâm lăng, với chiến tranh nên dân tộc này, đất nước này khát khao hòa bình hơn ai hết. Vì vậy, bất kỳ ai kích động chiến tranh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, kẻ đó có tội với nhân dân.
Chúng ta tin tưởng rằng với quyết tâm xây dựng niềm tin chiến lược, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, với đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân dân Việt Nam cùng với Đảng và Chính phủ sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược từ bên ngoài, mưu đồ phản động từ bên trong.
ĐOÀN TƯ
(Báo Khánh hòa)

Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore ngày 31/05/2014. REUTERS/Pablo Martinez Monsivais/Pool
Thời gian gần đây, đã có những chuyển động mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong các lãnh vực từ giáo dục, quân sự đến ngoại giao. Trong hoàn cảnh bị Bắc Kinh ức hiếp mọi bề, đặc biệt là tình hình Biển Đông luôn căng thẳng, phải chăng khuynh hướng ngả dần về phương Tây đang trở thành một xu thế không cưỡng lại được để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay ? Dư luận đang sốt ruột chờ đợi, vì có lẽ không còn nhiều thời gian cho các nhà lãnh đạo Việt Nam.

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà bình luận Phạm Chí Dũng về vấn đề này.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã dành cho RFI Việt ngữ cuộc phỏng vấn hôm nay. Thưa anh, chính phủ Việt Nam vừa chấp thuận chủ trương cho thành lập trường đại học Fulbright của Hoa Kỳ. Theo anh đây có phải là một tín hiệu đáng quan tâm trong mối quan hệ Việt - Mỹ?



Nhà bình luận Phạm Chí Dũng



Vấn đề đại học Fulbright tuy chỉ là một việc nhỏ trong nghị trình làm việc giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng nếu chúng ta gắn kết sự việc này với những tín hiệu và chuyển động khác thì có thể thấy một “quyết tâm” nào đó, đang manh nha hình thành từ một nhóm chính khách nào đó trong đảng, nhằm thúc đẩy tiến trình giao hảo nhanh hơn đôi chút.

Vào năm 2013, ngau sau chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ý tưởng lập đại học Fulbright đã bắt đầu được nêu ra. Đây là đại học phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên rất có thể là khi đó quan hệ Việt - Mỹ mới chỉ tái khởi động nên tiến trình xây dựng đại học này vẫn khá chậm, và tính đến nay đã mất gần một năm.

Tuy nhiên tôi vẫn nhận ra một điểm khá đặc biệt: trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình các đại học và cao đẳng ở Việt Nam đã lạm phát đến 400 trường và do đó từ năm 2013 Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương không cho thành lập mới đại học, cả công lập lẫn tư thục, việc xuất hiện chủ trương “đặc cách” cho thành lập đại học Fulbright chính là một dấu hiệu cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam đang muốn chứng tỏ đôi chút thiện chí với Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ đe dọa Việt Nam từ Trung Quốc là quá lớn.

RFI : Anh vừa đề cập đến những chuyển động mang tính tín hiệu khác. Đó là tín hiệu nào vậy thưa anh ?

Chính xác là những tín hiệu được chủ động phát ra từ giới quân sự Hoa Kỳ.

Chúng ta có thể nhận ra là không phải vô cớ mà chỉ hai tuần sau khi xảy ra vụ việc giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 và do sức ép liên tục từ Bắc Kinh đối với Hà Nội, Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương - ông Locklear - đã bắn tiếng trên hãng tin Reuteurs về khả năng Mỹ và Việt Nam có thể hình thành “đối tác chiến lược”. Thành thật mà nói, trong tình cảnh nguy nan như hiện nay, một đối tác chiến lược đủ mạnh là một mơ ước của giới chính khách yếu đuối Hà Nội.

Vào năm trước, thỏa thuận chung Việt - Mỹ tuy bao hàm khá nhiều nội dung mang tính “toàn diện”, nhưng cần chú ý là mức độ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam mới chỉ dừng lại ở cấp độ “đối tác toàn diện” chứ không đề cập gì đến khả năng “đối tác chiến lược”. Nhưng một khi chính người Mỹ chủ động bắn tín hiệu về triển vọng đối tác chiến lược thì có thể hiểu điều đó bao gồm cả yếu tố an ninh và quốc phòng. Đặc biệt là quốc phòng - chính là điều mà nhà cầm quyền Việt Nam và Bộ Quốc phòng quốc gia này đặc biệt trông dựa vào.

Vậy là một lần nữa, lại một lần nữa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra “giao lưu hải quân” ở Đà Nẵng. Vào tháng 4/2013, cuộc giao lưu này diễn ra một cách khiêm tốn chỉ với ba tàu hải quân của Mỹ “đến chơi”. Còn lần này, có vẻ không khí chộn rộn hơn, thậm chí Hải quân Mỹ còn giao lưu với cả sinh viên Việt Nam và được báo chí cấp tiến của Việt Nam dành cho những lời lẽ khá nồng nhiệt.

Chỉ có thể xây dựng một quan hệ chiến lược về quốc phòng với Mỹ, người Việt Nam mới nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh để đối phó với tham vọng khống chế Biển Đông và cả đất liền của Trung Quốc. Bằng chứng sống động và gần gũi nhất là mới vào cuối tháng 4/2014 ngay trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Philippines, hai quốc gia này đã ký kết với nhau một bản hiệp ước về tương trợ quốc phòng.

Ngay lập tức, những động tác “ném đá dò đường” của Trung Quốc đối với các đảo nhỏ của Philippines lắng hẳn đi, còn Manila tuyên bố không ngần ngại tiếp tục chương trình kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và trong thực tế họ đã bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải Philippines.

Chúng ta cũng thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam lại chọn Manila - nơi diễn ra một diễn đàn kinh tế về hình thức - để lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông đủ cam đảm đưa ra nhận xét về “hữu nghị viển vông” đối với Trung Quốc. Đó là bằng chứng gần nhất và sáng nhất cho thấy Thủ tướng Dũng không còn đường lùi. Đường tiến duy nhất của ông ta hiện nay và trong ít ra vài năm tới chỉ còn là tình hữu nghị không hề viển vông từ phía chính phủ Hoa Kỳ.

RFI : Sau sự bắn tiếng của Tư lệnh Locklear, đến lượt Tổng thống Obama lên tiếng. Đây có phải là tín hiệu không hề viển vông không thưa anh ?

Đó là tín hiệu tốt lành, nhất là trong bối cảnh quá nhạy cảm hiện thời. Nếu Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên lên tiếng “thoát Trung” trong hai nhiệm kỳ thủ tướng của ông, thì Obama cũng lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ tổng thống nói thẳng về khả năng Mỹ có thể đưa quân đến biển Đông. Điều quân để làm gì? Tất nhiên để bảo vệ sự an toàn của công dân Mỹ ở ngoài biên giới Mỹ. Nhưng người Mỹ còn thòng thêm một câu vốn là truyền thống của họ: bảo vệ các đồng minh của Mỹ. Như vậy ai là đồng minh của Mỹ?

Chúng ta đã thấy bài học của Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đã cộng tác quân sự với Mỹ từ hơn ba chục năm qua. Còn Philippines cũng là một đồng minh quân sự và được Mỹ bảo vệ cho đến giờ này. Tất cả những quốc gia ấy có bị Trung Quốc hiếp đáp như đối với Việt Nam không? Câu trả lời là không hoặc rất ít. Âu đó cũng là một bài học phản tỉnh cho Nhà nước Việt Nam khi họ chọn quan hệ đu dây mà chẳng đi tới đâu, thậm chí còn bị lật ngửa như mới đây.

RFI : Có phải vì không đi tới đâu trong mối quan hệ đu dây mà Hà Nội đã quyết định để Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đi Mỹ ?

Đây lại là tín hiệu phản hồi, xuất hiện từ phía Việt Nam. Hầu như ngay sau khi Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương Locklear lên tiếng về triển vọng “đối tác chiến lược”, một cuộc điện đàm trực tiếp đã diễn ra giữa ông Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tất nhiên người ta có thể hiểu đó là cuộc điện đàm do ông Minh chủ động đề xuất. Nhưng khác hẳn với lời đề xuất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh “đàm phán” mà đã bị Tập Cận Bình thẳng thừng từ chối, theo một tiết lộ của báo The New York Times, ông Phạm Bình Minh đã lập tức nhận được lời mời “thăm Hoa Kỳ” của ông Kerry. Sự việc này lại diễn ra ngay sau lời tuyên bố có vẻ hơi can đảm của ông Nguyễn Tấn Dũng ở Manila về thực chất mối quan hệ Việt - Trung.

Người ta cho rằng rất có thể nhóm chính khách ưu tiên chọn lá bài phương Tây đã quyết định phải hành động, phải tiến một bước đủ dài và đủ mạnh để thoát khỏi cái bóng nặng nề vẫn kềm tỏa họ từ lâu nay. Mà muốn như vậy thì chỉ còn cách đi Washington chứ không thể cứ mãi ngồi họp ở Văn phòng trung ương đảng được.

RFI : Nhưng cho tới nay, ông Phạm Bình Minh vẫn chưa đi Mỹ, cũng chưa có lịch trình công du Hoa Kỳ nào được công bố ?

Đây là một bí ẩn. Trước đây có thông tin là ông Phạm Bình Minh đã “xếp hành lý vào va-li” và chỉ còn chờ lên đường ra sân bay Nội Bài. Thế nhưng việc cho tới giờ vẫn bặt tăm hơi chuyến đi Mỹ của ông lại cho thấy một điều gì đó không được ổn lắm. Giới quan sát bình luận rằng có khả năng ông Minh không nhận được sự đồng thuận từ một số ủy viên nào đó trong Bộ Chính trị, cho dù thủ trưởng trực tiếp của ông Minh là ông Nguyễn Tấn Dũng có thể còn sẵn sàng đi xa hơn cả nước Mỹ.

RFI : Thủ tướng Việt Nam còn có thể đi xa đến đâu, theo anh ?
Đến đại hội 12 của đảng vào năm 2016, vì ngay trước mắt có vẻ đại hội này còn quan trọng hơn cả TPP và vấn đề đối tác chiến lược với Mỹ. Nhưng muốn tiến đến đại hội 12 với vị thế một ứng cử viên nặng ký cho chức vụ cao nhất trong đảng, ông Dũng lại phải được lòng dân chứ không chỉ được lòng đa số các ủy viên trung ương. Tôi cho rằng ông Dũng đang phải ngày càng lập trình về yếu tố lòng dân.

Vào thời nhà Hồ bị quân Minh đe dọa, khi Hồ Quý Ly ước ao “có được trăm vạn quân để chống giặc Minh”, con trai Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã trả lời cha “quân không thiếu, chỉ sợ lòng dân không theo”. Quả báo đã đến với nhà Hồ khi dân chúng, vốn trước đó bị triều đình đàn áp tàn bạo, đã không còn thiết tha gì với vận mệnh xã tắc. Khi gần một trăm vạn quân Minh tràn vào nước Nam, nhà Hồ chỉ cầm cự được hơn 6 tháng thì thảm bại. Đất nước bị nô thuộc, còn cha con Hồ Quý Ly bị bắt đưa thẳng về Trung Quốc.

Bây giờ cũng tương tự vậy thôi. Nếu một cuộc chiến tranh được kích động từ Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có thể dựa vào 3/4 trong số gần 200 ủy viên trung ương đảng để chiến đấu, hay ông ta phải dựa vào 90 triệu dân chúng? Có lẽ đó là lý do để ông Dũng trở thành người duy nhất trong bộ tứ triều đình đưa ra một vài tuyên bố có vẻ cứng rắn đối với Bắc Kinh. Và đó cũng là lý do để ông thấy rằng nếu không biết khoan sức dân thì đến một ngày nào đó sẽ chẳng còn ai đi biểu tình chống Trung Quốc hay chiến đấu với Trung Quốc.

RFI : Điều anh vừa nói có phải là lý do để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù đã gật đầu với việc cấm và đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc vào ngày 18/05/2014, nhưng lại chủ động đề nghị Quốc hội đưa Luật Biểu tình vào chương trình luật năm 2015, thay vì để đến năm 2020 như dự kiến cách đây có vài tháng ?

Chính xác là như vậy. Một sự thay đổi đột ngột đến mức khó tin từ phía ông Dũng. Mới vào đầu năm 2014, Chính phủ đã dự kiến sẽ chỉ ban hành Luật Biểu tình sau năm 2016, và theo lộ trình là phải đến năm 2020 mới ra được luật này. Trước đó vào năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam cũng như gây ra hàng loạt thương vong cho ngư dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn trước Quốc hội và trở thành người đầu tiên trong Bộ Chính trị yêu cầu cần có luật biểu tình. Thế nhưng từ đó đến nay tất cả vẫn im hơi lặng tiếng, dự thảo Luật Biểu tình được giao cho Bộ Công an soạn thảo nhưng tới giờ vẫn chẳng thấy bóng dáng đâu. Còn ông Dũng có vẻ chẳng còn giữ được “quyết tâm” của ông về ban hành luật này.

Tất cả hầu như là một sự bất nhất đến khó mà cảm thông và còn như sỉ nhục đối với quốc dân đồng bào. Ngay vào kỳ họp Quốc hội tháng 11/2013 khi thông qua Hiến pháp mới, Luật Biểu tình đã không hề được đả động. Nhưng đến tháng cuối của năm 2013, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - lại bất ngờ thông báo là Quốc hội có thể sẽ ban hành Luật Lập hội và Luật Biểu tình « trong thời gian tới ». Thời gian tới là khi nào thì chẳng ai làm rõ. Hay theo cái cách của Hiến pháp năm 1992, đến nay đã hơn hai chục năm mà vẫn chẳng một ai luật hóa các quyền tự do lập hội và tự do biểu tình?

Nhưng bây giờ thì đúng là “gặp thời thế, thế thời phải thế” - như cụ Ngô Thời Nhậm đã phán. Đến như một ông nghị có truyền thống “phản biểu tình” như Hoàng Hữu Phước mà cũng thay đổi quan điểm chuyển sang ủng hộ Luật Biểu tình chỉ sau một đêm, thì chúng ta có thể thấy thời vận đang thay đổi nhanh thế nào. Khi báo chí trong nước hỏi lý do vì sao ông Phước lại thay đổi quan điểm đột ngột như vậy, ông ta lập tức trả lời rằng đó chỉ là cách hiểu khác nhau về ngôn từ.

Hẳn là tình thế đã trở nên bức bách đến mức mà một đại biểu Quốc hội “kiên cường” như Hoàng Hữu Phước mới phải thay đổi, còn những tờ báo kiên định nhất của đảng cũng mới bắt đầu hé lộ ý tưởng “chấp nhận các khuyến nghị UPR”. Tôi cho rằng đây cũng là một tín hiệu mới. Nếu vào cuộc UPR (kiểm điểm định kỳ phổ quát) vào tháng 2/2014 ở Thụy Sĩ, phái đoàn Hà Nội còn hùng hồn tuyên bố Việt Nam đã thực hiện đến hơn 80% khuyến nghị của các quốc gia trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì nay giọng điệu của Bộ Ngoại giao có vẻ đã đổi khác. Âu đó cũng là một sự cách điệu về ngôn từ.

RFI : Với những tín hiệu cách điệu đó, anh có hy vọng câu chuyện dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện hơn trong thời gian tới?

Vấn đề này lại phụ thuộc vào một tín hiệu khác là Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ mới diễn ra ở Washington vào giữa tháng 5/2014.

Cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay được dẫn dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ năm ngoái là Tom Malinowski, phụ trách về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không thú vị chút nào.

Điểm đáng ghi nhận đầu tiên chính là sự có mặt trực tiếp của chính Tom Malinowski sau cuộc đối thoại vừa qua, trong khi sau cuộc đối thoại năm ngoái đã không hề xuất hiện Dan Baer - trưởng đoàn Mỹ. Cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ năm 2013 cũng chỉ là bắt đầu cho mối quan hệ được tái lập sau thời gian bị bỏ ngỏ, và vào thời điểm đó các viên chức Mỹ có vẻ không hề hài lòng trước sự trì hoãn cố tật của phía Việt Nam. Dan Baer còn không được gặp gỡ một số nhân vật bất đồng chính kiến mà ông đề nghị đến thăm.

Nhưng vào năm nay thì khác hẳn. Tháng 3/2014, bà Wendy Sherman Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về chính trị còn được gặp Hội Anh em Dân chủ - một tổ chức dân sự độc lập ngay tại Hà Nội. Vào ngày 20/5/2014, Phái đoàn Liên minh châu Âu cũng lần đầu tiên tổ chức được một cuộc hội thảo với một số hội đoàn dân sự độc lập của Việt Nam ngay tại Hà Nội, tạo nên một sự kiện chưa từng có đối với xã hội dân sự ở đất nước này.

Còn sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vừa qua, Tom Malinowski nhận định: “Sở dĩ có hy vọng cao rằng Đối thoại Nhân quyền năm nay đạt tiến bộ, xuất phát từ đối thoại TPP. Cho nên, cuộc Đối thoại Nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay”.

Thực ra chúng ta có thể chuẩn bị nâng ly chúc mừng Nhà nước Việt Nam. Lần gặp gỡ của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker với ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào đầu tháng 6/2014 - một tháng sau Đối thoại Nhân quyền - đã phác ra một bức tranh không đến nỗi quá xấu xí: TPP có cơ hội được kết thúc vào cuối năm nay, và do đó người Việt cũng có thể tạm gột rửa vết dơ Trung Quốc trên mặt mình.

Thậm chí Tom Malinowski còn cho rằng “Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự”. Quả thực, nửa cuối năm nay có vẻ là cơ hội gần cuối cho giới đàm phán Hà Nội, vì nếu đến năm sau khi tất cả các ứng cử viên Hoa Kỳ đều phải tất bật vì chuyện vận động tranh cử, sẽ chẳng còn mấy ai tha thiết vận động cho Việt Nam vào TPP nữa.

Tom Malinowski còn nêu ra một ví von ẩn dụ rất tượng hình: “Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn”. Chúng ta nên đặc biệt để ý đến câu nói này. Ví von này mang một phong cách mà chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh tự tin của giới chính trị gia phương Tây.

Biểu đạt cảm hứng này cũng gián tiếp cho thấy chưa bao giờ từ năm 1945 đến nay, dân tộc Việt Nam phải chứng kiến một Nhà nước Việt Nam cô đơn và chia rẽ đến thế, bất chấp phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và hàng chục đối tác chiến lược toàn diện mà nhà nước này đã “dày công vun đắp” suốt hàng chục năm qua. Họ cô đơn trước quốc tế và cô độc trước cả dân chúng của họ.

Với quốc tế và với đa số trong giới nghị sĩ Mỹ, sẽ không thể có TPP cho Việt Nam nếu không có nhân quyền. Và với 153 nghị sĩ chiếm đến 2/3 đảng Dân chủ vừa nêu ra một thư yêu cầu đối với Đại diện thương mại Mỹ, sẽ không thể có TPP nếu Việt Nam không chấp nhận thành lập công đoàn độc lập cho 5 triệu công nhân. Những người cầm quyền Việt Nam không thể cứ đẩy người dân vào nỗi cô độc vô cùng tận để trám chỗ cho nỗi cô đơn chưa biết làm cách nào giải tỏa của chính thể.

RFI : Lần đầu tiên trong các cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, trưởng đoàn Hoa Kỳ nhắc tới từ “quân sự” nhằm khẳng định quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền. Làm cách nào và ai sẽ xử lý cuộc “khủng hoảng Việt Nam” lần này?

Không ai có thể làm thay cho Nhà nước Việt Nam. Nếu một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như Phùng Quang Thanh đã gây phản cảm nặng nề nơi công luận, bởi biểu hiện buồn thảm và sợ sệt đến thế của viên đại tướng này trong những lời ve vuốt “nước bạn” tại Diễn đàn Shangri-la, làm sao chính thể cầm quyền ở Việt Nam có hy vọng gì dùng quân đội để đối đầu với một lực lượng quân sự đông gấp 3-4 lần của Trung Quốc, nếu một cuộc chiến tranh mang tên “Mười sáu chữ vàng” xảy ra?

Tôi xin nhắc lại câu lời tự sự của Trưởng đoàn đàm phán đối thoại nhân quyền Mỹ: “Liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được”, và “Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới”. Trong hoàn cảnh nguy cơ từ Trung Quốc ngày càng cận kề, nếu nhà nước và giới quân sự Việt Nam không hành động nhanh chóng, quyết đoán với đôi chút thành tâm, họ sẽ mất đi chút ít cơ hội còn lại và rơi vào lịch sử của nhà Hồ mất nước.

Tuy nhiên với tín hiệu từ cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào tháng 5/2014, tôi có thể hy vọng rằng những ngày sắp tới, hay chính xác là những tháng sắp tới sẽ có được một số chuyển biến. Tôi có cảm giác rằng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại vừa đạt được một thỏa thuận không chính thức nào đó, theo đó sắp tới sẽ có thêm một đợt thả tù nhân lương tâm, tiếp theo đợt thả tù chính trị trong hai tháng Ba và Tư năm nay.

Xu hướng ngả dần về phương Tây cũng dần phải trở thành một xu thế không cưỡng lại được, bất chấp một lực lượng nhân sự “thân Trung” nào đó vẫn có thể tìm cách phá bĩnh. Tiến độ này sẽ cho thấy xu thế hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được nâng dần về cấp độ, và không loại trừ sự có mặt dày hơn và có ý nghĩa răn đe hơn của Hạm đội 7 ở Biển Đông trong thời gian tới.

Nhưng muốn có được những kết quả đó, nội bộ Việt Nam phải có một đột biến về nhân tố khởi phát cho chuyển động. Nhiều người đang nhìn vào ông Nguyễn Tấn Dũng như một nhân tố có thể xử lý “khủng hoảng Việt Nam”. Thế nhưng cũng nhiều người không kém lại cho rằng ông Dũng chỉ là vị lãnh đạo viển vông khi nêu ra tính từ “viển vông” đối với Trung Quốc, trong khi thực chất ông ta sẽ chẳng làm gì hết.

Nhưng làm gì thì làm và nói gì thì nói, thật ra thời gian chẳng còn nhiều cho bất kỳ chính khách nào. Đã đến lúc cần xác định rằng đã qua thời kỳ “Lũ chúng ta nằm trong giường chiếu hẹp” mà phải thật sự tiến ra đường phố với một lòng thành tâm tối thiểu, cùng một quyết tâm không nhìn về phía sau. Chỉ có thế mới đảm bảo tương lai chính trị cho các chính khách Việt Nam và cũng là phần nào cứu nguy cho cái dân tộc Việt quá nhiều đắng cay này.

Còn nếu giới chính trị cứ bùng nhùng như hiện nay thì tương lai của họ chắc chắn sẽ là “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”.

RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ về vấn đề những tín hiệu mới trong quan hệ Việt-Mỹ.
Thụy My
Theo RFI 

Nguyễn Văn Tuấn - Thua Tàu trên mặt trận thông tin?

Nhiều khi đọc tin tức từ Việt Nam tôi cảm thấy bức bối, khó chịu và bất lực. Trong khi Việt Nam đang bàn về có nên kiện Tàu ra tòa án quốc tế, thì họ đã làm trước ta. Trong khi các quan chức ngoại giao bận rộn họp báo ở Hà Nội thì ở bên Mĩ họ đã lên đài CNN xuyên tạc ta.

Nay Bộ ngoại giao Tàu cộng còn đệ trình lên LHQ rằng VN khiêu khích họ. Họ toàn nói ngược, nhưng nói trước VN. Những bản tin như thế làm tôi bực mình vì chẳng biết các quan chức VN ở đâu mà không “phản công” kịp thời, và để cho Tàu làm trước và tự tung tự tác như thế. Tôi tự tin rằng nếu mình trong vai trò có trách nhiệm mình sẽ làm hết mình để huy động chuyên gia hay chính mình phản bác từng điểm một của Tàu và tận dụng mọi thời cơ và thời gian. Nhưng mình chẳng có vai trò gì, mà chỉ là người xem từ xa, và do đó cảm thấy bất lực.
Thật ra, Việt Nam cũng thua Tàu cộng trên mặt trận khoa học. Trên các tập san khoa học quốc tế, tính đến nay có khoảng 50 bài nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa. Trong số này phân nửa là xuất phát từ Tàu cộng. Việt Nam chỉ có 3 công trình liên quan, và phần lớn chỉ từ Ts Nguyễn Hồng Thao. Tôi tự hỏi mấy người làm về khoa học xã hội trong Viện KHXH ở đâu và làm gì trong mấy chục năm qua? Rất có thể thời gian qua, họ không được quan tâm đến vấn đề này thì cấp trên không cho phép vì đảng vẫn còn “nồng ấm” với Tàu. Cũng có thể họ có quan tâm nhưng vì chưa làm quen với văn hoá công bố quốc tế và văn hoá khoa học, nên tiếng nói từ Việt Nam còn rất hạn chế. Nhưng trong học thuật, chứng từ rất quan trọng, và bài báo khoa học là chứng từ. Thành ra, khi xem xét chứng cứ, giới học thuật sẽ nghiêng về Tàu cộng hơn là Việt Nam.
Tôi nghĩ vấn đề Biển Đông là rất hệ trọng, đòi hỏi phải có sự can thiệp và tiếng nói của cấp cao nhất của Nhà nước. Ấy thế mà các lãnh đạo, ngoại trừ thủ tướng, đều im lặng. Người Tây phương có câu “im lặng đáng sợ” rất thích hợp trong bối cảnh hiện nay. Trong không khí im lặng đáng sợ đó thì có dấu hiệu đùn đẩy. Ngư dân “được” khuyến khích ra vùng biển tranh chấp để hứng chịu những cú húc của Tàu cộng, và thậm chí chịu chết. Nhà nước không kiện Tàu cộng nhưng đùn đẩy việc làm đó cho … ngư dân! Bao nhiêu thiết bị hiện đại và đắc tiền không phát hiện Tàu cộng đang xây công trình ở Gạc Ma, nhưng ngư dân phát hiện và … tố giác! Người bình thường như chúng ta đọc những tin đó còn phì cười, huống chi là Tàu cộng. Nếu muốn “chơi game” thì cũng nên chọn cách chơi cho sòng phẳng và chính danh, chứ cứ núp ló như thế thì còn gì là thể diện quốc gia. Tàu cộng chúng nó “chơi game” cấp thấp, chẳng lẽ VN cũng thấp như chúng hay sao?
Trong khi chính quyền tỏ thái độ nhũn nhặn, khiêm cung và núp ló với kẻ thù (có thể xem Tàu cộng là kẻ thù), thì trong nước người đấu tranh chống kẻ thù một cách ôn hòa lại bị sách nhiễu. Đọc lá thư của thi sĩ Đỗ Trung Quân và thư trả lời của Nhà văn Nguyên Ngọc tôi rất sốc. Tôi không ngờ một người hiền lành như ĐTQ mà bị an ninh giam lỏng như anh mô tả. Đọc thư của Nhà văn Nguyên Ngọc tôi mới biết những ai kí tên vào Văn đoàn Độc lập Việt Nam đều bị — không ít thì nhiều — sách nhiễu. Tại sao lại đối xử với người dân mình một cách thù hằn như thế, trong khi với kẻ thù thì lại tỏ qua quá nhẫn nhịn và khiêm cung?
VN đang thua Tàu cộng trên mặt trận thông tin, và đó là sự thật. Chúng ta thua không phải vì chúng ta bất tài hay thiếu lẽ phải, mà vì những qui trình mang tính thiết chế giới hạn khả năng ứng phó của các quan chức và giới khoa học. Trong môi trường phải chờ “ý kiến cấp trên” thì việc phản bác quá chậm trễ và chẳng có tác dụng gì. Trong môi trường mà quan chức dè dặt và sợ hãi cái ghế của mình thì im lặng có lẽ là lựa chọn duy nhất của họ. Nếu trong môi trường tự do học thuật và tự do tư tưởng, mỗi khi có quan điểm sai trái và bất lợi cho VN, các học giả ở ngoài có thể phản bác lập tức. Do đó, để không thua Tàu cộng trong mặt trận thông tin, cần phải tháo gỡ những cái gọi là “chờ ý kiến cấp trên” cho giới học thuật, và trả tự do cho các văn nghệ sĩ.
Nguyễn Văn Tuấn
(Blog Nguyễn Văn Tuấn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét