Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Từ Đại cục đến Đại nhục - Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Từ Đại cục đến Đại nhục

* BÙI VĂN BỒNG

Chưa có một nhiệm kỳ nào, các vị lãnh đạo cao nhất (Tứ trụ) lại sang Tàu thăm và ký nhiều Tuyên bố chung như nhiệm kỳ 11 này. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc và ký Tuyên bố chung ngày 15-10-2011. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc và ký Tuyên bố chung Việt-Trung ngày 22-6-2013. Tiếp đến, Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam và cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Tuiyên bố chung ngày 15-19-2013.

Có điều, dư luận cho rằng: TBT Nguyễn Phú Trọng, về mặt đảng, sao lại ký Tuyên bố chung giữa hai nhà nước? Rồi nữa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới ký Tuyên bố chung tháng 6 - 2013, thì chỉ 4 tháng sau Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại ký Tuyên bố chung. Hình như các vị thi nhau ký TBC với TQ, để rồi làm gì, mang lại cái gì?

Đặc biệt trong Tuyên bố chung do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký ngày 22-6-2013 nêu rõ: “… 4 - Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

“Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

“Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

“Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.” …

Tuyên bố chung do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường ký, nêu rõ: “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”,..

Trong các Tuyên bố chung cũng như các cuộc gặp gỡ “hữu nghị” song phương”, phía Trung Quốc đều nhấn mạnh “tất cả vì Đại Cục”, “vì phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt”, “giữ vững “lòng tin chiến lược”…

Thực chất, “ông anh 20” (16+4) nói những từ rất xa rộng, rất mênh mông, “lòng tin chiến lược” và “ đại cục’ là gì thì khó ai lường, ít ai suy đoán hết nội dung, ý nghĩa. Nhất là lúc nào nhà càm quyền Trung Nam Hải cũng lải nhải nhắc đi nhắc lại hai từ vì “Đại Cục”.

‘Đại cục’, được các nhà lãnh đọa Việt Nam hiểu là vì việc lớn, vì nghĩa lớn, trong quan hệ hai nước: “Việt Nam, người láng giềng “cùng chung ‎ thức hệxã hội chủ nghĩa“, từng “thắm tình hữu nghị, núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông” vốn “sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng,vận mệnh tương quan”.

Liên tục và dày đặc Tuyên bố chung, với những lời lẽ, mỹ từ, câu chữ “hay” là thế, “ngon ăn” là thế, nhưng: Tuyên bố nói dzậy, thực tế không phải dzậy”. Ký vào tuyên bố chung thì cứ ký, nhưng ký xong, phía Trung Quốc phủi tay luôn.

Chưa nói đến ngay sau Tuyên bố chung, nhà cầm quyền Trung Nam Hải đều có ngay “chứng minh ngược”, Chúng cho tàu đánh cá tràn ngập biển Đông; chặt cột cờ trên tàu đánh cá của ngư dân VN rồi ném cờ đỏ sao vàng xuống biển; tiếp tục cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam; tập trận ngay khu vực quần đảo Trường Sa, vũng biển chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục nâng cấp cái gọi là thành phố Tam Sa, cho tàu cá khiêu khích, cho tàu ngư chính ngăn cản tàu cá Việt Nam ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam…

Hiện nay, đã hơn 40 ngày, giàn khoan HD 981 lù lù trụ bám trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam với sự tăng cường tới 120 tàu ngư chính, tàu hải giám và cả tàu chiến, cả máy bay rung dọa, yểm trợ.

Thế nhưng, để tránh xung đột vũ trang, không đễảy ra chiến tranh, một trong những biện phaps cần kíp 'đấu tranh hòa bình' là phát đơn kiện Trung Quốc len Tòa án Quốc tế thì VN vẫn chưa thấy động thái nỗ lực nào. Theo TS.Trần Đình Bá: "Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy. Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4 thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu thế hệ đã gìn giữ.”

Thực tế cho thấy, cả mấy chục lần rồi, Trung Quốc không hề đếm xỉa gì đến cái "cực lực phản đối" qua người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam. TS. Phạm Chí Dũng cho rằng: “ Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện. Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”

Mọi nỗ lực đơn phương muốn trực diện trao đổi giữa lãnh đạo hai nước đều bị TQ từ chối thăng thừng. Phía nhà cầm quyền Trung Nam Hải mặc kệ, phớt lờ, bất cần, lại cố tình ‘dựng hiện trường giả’ đổ vấy cho phía Việt Nam “gây sự”, đâm tàu Trung Quốc…

Trong kh đó, TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị gặp Tập Cận Bình ít nhất hai lần, nhưng đều bị từ chối. Trung Quốc còn cắt ‘đường dây nóng’ như thỏa thuận giữa nhà cầm quyền hai nước, nhưng phía Trung Quốc lại cắt kết nối, gây khó dễ. Đặc biệt, dù cho đại tường Phùng Quang Thanh “dịu nhẹ”, coi sự xâm lấn trắng trợn của Trung Quốc như “chuyện trong nhà”, “anh em va chạm”; và rằng “quan hệ hữu nghị 2 nước vẫn tốt đẹp”…, rồi “chỉ đàm phán song phương”, nhưng nay nhà cầm quyền Trung Nam Hải thẳng thừng, trịch thượng, khinh suất nói rằng không chấp nhận đàm phán..

Xưa nay, các nhà lãnh đạo nước ta vì sự cả rin, chủ quan, tầm nhìn hẹp, ít suy lý và...vì gì nữa mà bị Trung Quốc chới "béo ngậy" những quả lừa đau không kêu được. Thế nên, các nhà lãnh đạo chóp bu Việt Nam mới “sáng mắt ra”, vì quá tin vào “lòng tin chiến lược”, tin vào các ‘Tuyên bố chung’, nhất là tin vào cái gọi là vì “Đại Cục”, nay rước về nỗi đau tâm khảm: Đại Nhục, không những nhục cho các vị mà cái lớn hơn là nhục quốc thể!
BVB

Đề xuất LS. Lê Công Định và TS. Cù Huy Hà Vũ tham gia vụ kiện TQ

http://media.tinmoi.vn/2014/06/07/kien-trung-quoc.jpg

1. Một ngày u ám, một quan chức cao cấp của Chính phủ (xin giấu tên) nhắn qua một khách hàng Vip của tôi, rằng cấp trên định mời luật sư tham vấn để hình thành một nhóm luật sư chuẩn bị kiện Trung Quốc ra tòa án hoặc trọng tài quốc tế.
2. Tại một nhà hàng trong một tòa nhà của khách hàng vip này, vị quan chức cao cấp này cùng một vị trung tướng an ninh (cũng xin được giấu tên) nói chuyện thân mật với tôi. Hai vị ngỏ ý:
a. Dư luận và người dân Việt Nam đang gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc do những vấn đề tại biển Đông. Cá nhân ông có thể giúp Nhà nước như thế nào, ví dụ có thể lập một nhóm luật sư để giúp Nhà nước chuẩn bị kiện Trung Quốc được không?
b. Nếu kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế phải nắm chắc phần thắng mới kiện, ý ông thế nào?
3. Chắc nhiều người phì cười cho rằng ông luật sư TVH thật là hão huyền, viển vông. Nhà nước có đầy giáo sư, tiến sĩ luật và nhiều chuyên gia pháp lý nghiên cứu về Luật Biển và Công pháp quốc tế, cớ gì phải mời một ông luật sư chuyên kiến nghị gây khó cho Nhà nước.
Việc mời luật sư để tham vấn cho chuẩn bị vụ kiện là điều tất yếu phải làm. Nhà nước định kiện Trung Quốc, đương nhiên phải mời luật sư tham vấn. Người đó có thể là luật sư này hay luật sư kia, nhưng cũng có thể là tôi. Còn các giáo sư, tiến sĩ luật, chuyên gia pháp lý hàng đầu khác (không phải là những luật sư chuyên nghiệp), tuy có hiểu biết rộng, sâu nhưng chưa chắc là những luật sư giỏi và thành công. Nếu họ có thể là một luật sư giỏi, thành công, họ đã chuyển nghề thành luật sư chuyên nghiệp, vì những luật sư hàng đầu ở bất cứ nước nào cũng có thu nhập và danh tiếng hơn so với các giáo sư, tiến sĩ luật đơn thuần.
Một bạn trẻ học luật tại Mỹ cho biết, các giáo sư luật tại Mỹ thừa nhận họ thường không thành công lắm trong các vụ kiện mà họ nhận làm luật sư trong khi luật sư đối phương chỉ là những luật sư chuyên nghiệp bậc trung. Các giáo sư luật phân bua rằng, họ không có những mãnh khóe của những luật sư chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm, và với sự tự trọng, họ cũng không chấp nhận những mánh khóe, những cài bẫy lẫn nhau khi hành nghề luật sư.
Việt Nam kiện Trung Quốc chẳng khác “kiến kiện voi” (dùng hình tượng của tướng Nguyễn Chí Vịnh). Tôi đã có kinh nghiệm “kiến kiện voi”, đã giúp một người tiêu dùng Việt Nam kiện một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, kết quả đại diện tập đoàn này phải xuống nước, thỏa thuận bồi thường cho người tiêu dùng.
Vậy nếu chính quyền có chọn tôi làm luật sư tham vấn cũng không có gì lạ.
4. Nhận lời đề nghị của 02 vị quan chức này, tôi có ý kiến như sau:
a. Việc kiện hay không kiện Trung Quốc phải chuẩn bị kỹ, không thể vì bất cứ một sức ép nào, dù từ dân chúng hay từ Trung Quốc. Việc kiện giữa hai nước là biểu hiện văn minh, không có nghĩa “hất nước bỏ đi”, nhiều nước vẫn có quan hệ bình thường, thậm chí hữu hảo trong và sau khi kiện lẫn nhau.
b. Nhà nước cần thành lập một nhóm công tác đặc biệt gồm một số cán bộ, công chức là những chuyên gia pháp lý giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ. Người lãnh đạo nhóm này có quyền báo cáo trực tiếp với các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước để quyết định các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện.
Tôi đề cử một tiến sỹ luật rất thông minh, có khả năng nghiên cứu, quyết đoán và tranh biện xuất sắc là ông Nguyễn Văn Thanh (hiện là Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, có vợ là một bà Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Thanh đã có bằng tiến sĩ luật tại Đức từ gần 30 năm trước, giỏi tiếng Anh và tiếng Đức) sẽ là người phụ trách nhóm này. Ông Nguyễn Văn Thanh sẽ tự lựa chọn những thành viên của tổ công tác này.
c. Bên cạnh nhóm công tác trên, một nhóm luật sư, luật gia người Việt có tâm huyết (không phải là cán bộ, công chức) sẽ được thành lập, mỗi người trong nhóm phải thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ. Trước mắt tôi nhận vai trò điều hành tạm thời nhóm này trong một thời gian.
Về nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt này, tôi đề xuất luật sư Lê Công Định (giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quốc tế), tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (giỏi tiếng Pháp, chuyên gia về công pháp quốc tế) và một số luật sư khác, kể cả người đã từng làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đang hành nghề luật sư tại Mỹ (ví dụ luật sư Nguyễn Hữu Thống, đã có nghiên cứu sâu về biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa), và luật sư thành thạo tiếng Trung.
5. Khi 02 quan chức này lo ngại, nhóm gồm những luật sư, luật gia như trên sẽ có khuynh hướng chống Nhà nước Việt Nam, không đáng tin cậy và không thể bảo vệ được lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Tôi giải thích rằng mời những người như vậy có những lợi sau:
- Đây là những luật sư, tiến sĩ luật yêu nước, đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Trung Quốc và biển Đông, họ luôn có thái độ đấu tranh vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Việt Nam.
- Phần lớn trong số họ là những người có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc hành nghề luật sư, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuy chưa hành nghề luật sư nhưng đã có những hoạt động như một luật sư chuyên nghiệp.
- Những người này đã có những uy tín nhất định trong giới luật và người Việt trong và ngoài nước, có những quan hệ nhất định với giới luật nước ngoài. Nếu họ nhận lời tham gia nhóm luật sư, luật gia người Việt để giúp Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc về biển Đông, chắc chắn họ sẽ làm hết mình, không chỉ vì uy tín, danh dự của họ mà còn vì lòng yêu nước.
- Một đội ngũ luật sư, luật gia như vậy cùng với nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới biết rằng, Nhà nước Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng, thành phần dân tộc Việt ở khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, quá khứ để quyết tâm bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước xâm lấn của Trung Quốc. Một sự hòa hợp, hòa giải dân tộc Việt thực sự có thể khởi đầu từ đây.
6. Tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước sẽ tập hợp tất cả những tài liệu, chứng cứ lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang lưu giữ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa…. Nhóm này tập hợp những tài liệu mà các chính quyền của Việt Nam đã phát hành, gửi, công bố liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông; kể cả những biên bản các cuộc trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết, ghi nhận những vấn đề giữa hai nước tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
7. Nhóm công tác của Nhà nước sẽ yêu cầu lãnh đạo cao nhất của đất nước phê chuẩn nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt. Lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ tối đa cho những nhân sự này, một cách kín đáo và lịch sự. Hai nhóm này sẽ thống nhất những bước chuẩn bị, nhằm hoàn thành các công việc nghiên cứu, tập hợp tài liểu, chuẩn bị khác trong thời gian nhanh nhất khoảng từ 3 – 6 tháng.
8. Công việc của nhóm luật sư, luật gia người Việt tập trung nghiên cứu, tập hợp những tài liệu, vấn đề sau:
a. Các tài liệu mà Trung Quốc cho rằng chứng minh họ có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông
b. Các ý kiến, lập luận của các học giả Trung Quốc biện hộ cho Trung Quốc có chủ quyền tại biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa. Những ý kiến này thông thường được đăng tải trên các báo có uy tín, tạp chí chuyên ngành của thế giới, nêu trong những bài phát biểu tại những hội nghị quốc tế liên quan.
c. Những ý kiến, lập luận của các học giả, chuyên gia Trung Quốc bác bỏ về những lập luận, chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
d. Những ý kiến của các học giả, chuyên gia nước ngoài (không phải Trung Quốc và người Việt) về những lập luận của Trung Quốc và Việt Nam về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Những quan điểm của họ về những cách thức giải quyết xung đột, tranh chấp biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
e. Thu thập về các vụ án đã và đang được thụ lý, xét xử tại các tòa án, trọng tài quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển, giải thích Luật Biển và tương tự, đặc biệt vụ Philippines kiện Trung Quốc đã được Tòa trọng tài Unclos thụ lý.
f. Lập danh sách các chuyên gia, học giả, thẩm phán, luật sư quốc tế có uy tín trong lĩnh vực Luật Biển, công pháp Quốc tế (cùng lý lịch khoa học, hành nghề của họ).
g. Những chi phí để tiến hành các vụ kiện này
Do những công việc trên đồ sộ, phức tạp nên nhóm công tác của Nhà nước cũng phải phối hợp, cùng tham gia, chịu trách nhiệm. Một đội ngũ phiên dịch (Anh, Trung, Tây Ban Nha, Pháp, Đức) sẽ được trưng tập để trợ giúp 02 nhóm này trong việc sưu tập, dịch các tài liệu liên quan.
9. Giai đoạn nghiên cứu các nội dung nêu trên nếu khẩn trương có thể làm trong khoảng từ 3-6 tháng, hoặc cũng có thể bị kéo dài hơn. Sau khi nghiên cứu kỹ, nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt sẽ đề xuất:
a. Những vụ việc Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế.
b. Danh sách các luật sư quốc tế (cùng lý lịch chi tiết của họ) có thể được mời và dự kiến chi phí phải trả cho họ.
10. Nếu Nhà nước quyết tâm chuẩn bị kiện và sẵn sàng kiện, tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước cần trình lãnh đạo cấp cao một hoặc một số công hàm gửi Trung Quốc để đề xuất với Trung Quốc: tất cả những tranh chấp về biển, đảo và những vấn đề khác liên quan đến biển đảo tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu không giải quyết thông qua đàm phán trong một thời hạn nhất định, hai bên sẽ chấp nhận để một tòa án hoặc trọng tài quốc tế giải quyết theo đề nghị của một hoặc cả hai bên. Tất nhiên, khả năng lớn Trung Quốc không chấp nhận đề nghị này, nhưng cho dù Trung Quốc không chấp nhận sẽ tạo một áp lực mãnh mẽ đối với Trung Quốc trên trường quốc tế.
11. Về chi phí đi kiện, nếu Nhà nước lo ngại chi phí quá lớn (phải trả thù lao và chi phí ở mức khá cao mới thuê được những luật sư, chuyên gia giỏi), tôi sẵn sàng thuyết phục các đại gia Việt Nam (xin không nêu tên) trợ giúp đến 50% chi phí đi kiện. (Đây cũng là một thế mạnh của tôi so với những luật sư khác).
12. Nếu Nhà nước đồng ý với các đề xuất về các khả năng kiện do nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt đưa ra, sẽ mời một nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam kiện Trung Quốc. Nhóm luật sư quốc tế này với quan điểm khách quan, độc lập sẽ đưa ra (i) các ý kiến, quan điểm về những vụ kiện có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc về biển Đông, (ii) đánh giá về các chứng cứ, tài liệu, quan điểm, lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, (iii) đưa ra lời khuyên để lựa chọn một hoặc vài vụ kiện mà theo họ Việt Nam có cơ hội khả quan nhất. Thời gian để các vị luật sư quốc tế nghiên cứu, đưa ra ý kiến khoảng từ 1 – 2 tháng.
13. Dựa trên ý kiến của nhóm công tác của Nhà nước, nhóm luật sư, luật gia người Việt và nhóm luật sư quốc tế, những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam sẽ quyết định hướng kiện Trung Quốc. Như vậy, thời gian chuẩn bị ít nhất phải là một năm.
Sau khi Nhà nước Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc, nhiệm vụ của nhóm luật sư, luật gia người Việt chấm dứt. Nhà nước sẽ chọn ra những chuyên gia trong nhóm này tham gia nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Riêng tôi, đến đó nhiệm vụ sẽ hoàn thành, vì tôi không có khả năng trực tiếp tranh tụng tại tòa án, trọng tài quốc tế.
(Cho dù Nhà nước không mời, một số nội dung trên vẫn được một nhóm luật sư, luật gia người Việt triển khai theo những cách thức thích hợp).
Trần Vũ Hải
12-06-2014
(Blog Nguyễn Xuân Diện) 

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?


Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy? (trang web của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Hình minh họa chụp từ trang web của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Screen capture
Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.

Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.
Không đồng thuận và thiếu quyết tâm

Trước đó các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc không đánh đổi chủ quyền đất nước lấy hữu nghị viển vông và xem xét việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc, đã làm cho nhân dân tưởng rằng việc loan báo chính thức khởi kiện sẽ sớm diễn ra. Điều mong đợi là sẽ có vụ kiện ngay trong lúc giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu vũ trang máy bay bảo vệ của Trung Quốc đang quấy rối trên vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc từng nói là giàn khoan sẽ hoạt động thăm dò địa chất từ 2/5 tới 15/8/2014. Liệu trong vòng 2 tháng sắp tới Việt Nam sẽ khởi kiện hay không, đây là câu hỏi chờ đợi được giải đáp.

Trả lời Nam Nguyên tối 11/6/2014 TS Trần Đình Bá, thành viên Hội khoa học kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

“ Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy. Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4 thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu thế hệ đã gìn giữ.”

Sự chậm trễ khởi kiện Trung Quốc mà quyền quyết định thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy một sự thiếu đồng thuận ở thượng tầng chính trị. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập hiện sống và làm việc tại TP.HCM nhận định:

Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. File Photo.
“Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện.

Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”
Chưa kiện hay không kiện?

Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự nêu nghi vấn về việc nhà nước Việt Nam nghe theo khuyến cáo của Trung Quốc là không được khởi kiện. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhận định:

“ Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”

Trên báo chí Việt Nam nhiều giới chức nhà nước vẫn còn lập đi lập lại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng việc khởi kiện giống như đổ bát nước đầy xuống đất. Ngoài ra nhiều giới chức nhà nước còn lo ngại Trung Quốc cấm vận kinh tế nếu Hà Nội muốn thoát vòng kềm tỏa của Bắc Kinh.

TS Trần Đình Bá từ Hà Nội bày tỏ ý kiến:

“ Nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như đâm tàu vào ngư dân hành động rất man rợ mà cả thế giới người ta lên án, khi xem băng ghi hình ai cũng phẫn nộ. Tính mạng của ngư dân trên biển làm sao để bảo vệ? Bây giờ phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra vấn đề, họ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì càng phải gương mẫu chấp hành Luật biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng uy thế nước lớn ép nước nhỏ, bắt nạt nước nhỏ. Thời thế bây giờ là của thế giới phẳng, mọi việc đều công khai với quốc tế và đưa lên màn hình, mọi việc không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn đưa ra giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”

Giới luật gia, học giả trí thức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã bày tỏ rất nhiều ý kiến về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Qua vụ giàn khoan HD 981 Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Philippines thừa biết vụ kiện không mang lại những kết quả cụ thể vì Trung Quốc không ra tòa hoặc phán quyết không có tính cách ràng buộc nhưng Manila vẫn kiên quyết hành động.

Những vướng mắc liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hoặc thỏa thuận bí mật Thành Đô 1990 được cho là những rào cản trên con đường khởi kiện của Việt Nam. Tuy vậy đã có rất nhiều góp ý để hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng hoặc chỉ kiện về giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp mà không kiện về chủ quyền. Về rào cản thứ hai, nếu như không có một thỏa thuận ngầm tại Hội nghị Thành Đô 1990 như lời đồn đại, thì vì cớ gì mà Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lại không dám công khai thông tin về Hội nghị này dù đã trải qua 24 năm.
  Nam Nguyên, phóng viên RFA 
2014-06-12  

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tuyên bố có thể tự thiêu để phản đối sự áp bức của chính quyền CSVN

H3

Một người tuyên bố có thể tự thiêu để phản đối sự áp bức của chính quyền CSVN
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người Đà Nẳng, vừa cho biết có thể anh ta sẽ tự thiêu để phản đối chính quyền CSVN, qua việc bị hệ thống chính quyền đàn áp anh và gia đình, khiến anh không còn nơi cư trú, vợ con không yên ổn sinh sống, học hành như mọi người.
Được biết trước đây, anh Nguyễn Văn Thạnh sinh sống ở số 54 đường Nguyễn Công Trứ, Sơn Trà, TP Đà Nẳng. Năm 2013, khi anh Thạnh tham gia nhóm tranh đấu Con Đường Việt Nam, cùng tham gia phong trào xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược và đòi dân chủ, công lý tại Việt Nam, thì chế độ CSVN đã theo dõi, cho công an giả làm côn đồ nhiều lần đánh anh trọng thương phải cấp cứu, buộc nơi anh thuê nhà phải đuổi vợ chồng anh và con nhỏ ra đường.
Sau nhiều lần phải chuyển nhà vì bị công an khu vực sách nhiễu không cho ở, lần này, ngày 8 tháng 6, khi anh Nguyễn Văn Thạnh tìm được nơi ở mới, vừa chuyển đồ dọn nhà đến thì chủ nhà hốt hoảng chạy lại xin lỗi, thú thật là công an gây khó dễ, không cho anh ở.

(SBTN)

Anh Nguyễn Văn Thạnh cho biết khi chủ nhà vừa đi ra khỏi, xin cho rút lại hợp đồng đã ký cho mướn nhà, thì lập tức có một vị công an khu vực tự tiện bước vô nhà, hạch hỏi vợ chồng anh đủ thứ chuyện rồi đi ra.

Anh Nguyễn Văn Thạnh nói rằng anh quá mệt mỏi với cách thức chính quyền CSVN truy bức vợ và con anh để không cho họ được sống yên ổn. Anh Thạnh cũng tuyên bố rằng có thể anh sẽ chọn cách tự thiêu để phản đối hành động đàn áp của CSVN đối với người thân của anh.

Trong một bài viết của mình, blogger Người Buôn Gió có tố cáo hành động truy bức của chế độ CSVN với gia đình anh Nguyễn Văn Thạnh, trong việc khiến anh nhiều lần phải chạy trốn, tìm nơi cư trú ngay trên đất nước của mình.

"Hình ảnh chuyến xe chở đồ đạc và số phận của chủ nhân đồ đạc là vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng khiến người ta liên tưởng đến những hình ảnh trong phim đen trắng cách đây hơn 60 năm. Những thước phim kể về người Do Thái chạy trốn sự săn lùng của chủ nghĩa phát xít", blogger Người Buôn Gió nhấn mạnh trong bài viết của anh, "tôi lạnh người khi theo dõi những sự kiện công an truy bức mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã chịu đựng".

Phong trào Con đường Việt Nam lẫn bản thân anh Nguyễn Văn Thạnh đều hoạt động trên đường lối ôn hòa. Việc đánh đập và truy bức đến đường cùng với cả gia đình một người tranh đấu ôn hòa, có thể được xem là bằng chứng rõ ràng để tố chính sách hai mặt và phi nhân của chế độ CSVN hiện nay. (N. Khanh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét