- Gia đình nạn nhân MH370 nhận bồi thường (BBC) - Gia đình các nạn nhân vụ mất tích máy bay MH370 sẽ được nhận khoản chi trả đầu tiên trong tổng số tiền bồi thường.
- VN - Đài Loan đàm phán bồi thường (BBC) - Đài Loan và VN sẽ gặp thường xuyên để giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan bị thiệt hại sau vụ bạo động tháng trước.
- Theo “đảng quang vinh”, lâm nguy vận nước (RFA) - Theo dõi các sự kiện hơn một tháng qua, kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, người ta thấy ở đó có đủ sắc thái bi hùng, kiêu hãnh, bạc nhược, hèn hạ và hài hước...
- Philippines-VN: 'Cáo buộc đẩy giá gạo' (BBC) - Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines bị tố tham ô 25 triệu USD tiền "lại quả" trong hợp đồng nhập khẩu gạo bị đội giá từ Vinafood 2.
- Cơ hội rửa hận: 'Hà Lan gặp Tây Ban Nha' (BBC) - Liệu Hà Lan có cơ hội trả món nợ World Cup khi gặp lại đội Tây Ban Nha vốn hạ họ để đoạt cúp bốn năm về trước.
- Trọng tài thổi trận mở màn là 'bê bối' (BBC) - Hậu vệ Dejan Lovren của Croatia nói trọng tài cho Brazil quả penalty không nên được cho điều khiển trận đấu ở World Cup.
- Bên lề sân cỏ - 2 (RFI) - Từ Chủ nhật vừa qua (08/06), hải quân Brazil đã cho đặt tên lửa phòng không trên tầng 15 của một toà nhà nằm cách sân vận động nổi tiếng Maracana của Rio de Janeiro 600 mét. Hệ thống vũ khí hạng nặng này được triển khai trong kế hoạch kiểm soát bầu trời trong thời gian diễn ra Cúp thế giới đã gây những tranh cãi sôi nổi trên các mạng xã hội ở Brazil. Cũng trong kế hoạch này, không quân Brazil đã cho mở rộng thêm vùng cấm bay từ 13 km lên 18,5 km xung quanh các sân vận động của 12 thành phố đón tiếp các trận đấu của Cúp thế giới.
- Brazil nhập cuộc bằng chiến thắng Croatia không thuyết phục (RFI) - Đội tuyển Brazil đã mở màn Cúp thế giới bằng một chiến thắng 3-1 trước Croatia trên sân Arena Corinthians tại Sao Paulo. Cả bốn bàn thắng đều của các cầu thủ Brazil : Một bàn phản lưới nhà của hậu vệ Marcelo, cú đúp của ngôi sao Neymar và bàn ấn định tỷ số của Oscar.
- World Cup Brazil 2014: Sau trận mở màn (RFA) - Hôm qua trên sân nhà, đội tuyển Brazil đã thắng đội tuyển Croatia với tỷ số 3-1 trong trận mở màn World Cup 2014. Chiến thắng này khiến người dân xứ sở của điều Samba vui mừng, vì ít nhất, đội tuyển quốc gia của họ đã đạt được 1 chân vào vòng 16, trong khi đội Croatia sẽ còn vất vả ở 2 trận còn lại của vòng bảng.
- Hành trình sáu tháng tới World Cup (BBC) - Một cổ động viên Hà Lan lái xe qua 10 nước và xuyên rừng Amazon để xem ‘cơn lốc màu da cam’ đối đầu với Tây Ban Nha tại Brazil.
- Hãng lữ hành TQ 'ngưng hoạt động' ở VN (BBC) - Nhiều công ty lữ hành của Trung Quốc đã ngưng hoạt động ở Việt Nam, theo một lãnh đạo du lịch trong nước.
- Cơn lốc da cam 'không hạnh phúc' (BBC) - Cây viết Dũng Lê nói đội Hà Lan hiện tại 'không hạnh phúc' nhưng nên 'quên hôm nay và nghĩ tới ngày mai'.
- Gia đình tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu kêu cứu (RFI) - Gia đình của thanh niên Công giáo Đặng Xuân Diệu kêu cứu về tình trạng của tù nhân lương tâm này, hiện đã tuyệt thực, nhịn đói 50 ngày. Đặng Xuân Diệu là một trong số 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị đưa ra xét xử trong phiên tòa sơ thẩm ngày 08 và 09/01/2013.
- Phạm Chí Dũng : Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới (RFI) - Thời gian gần đây, đã có những chuyển động mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong các lãnh vực từ giáo dục, quân sự đến ngoại giao. Trong hoàn cảnh bị Bắc Kinh ức hiếp mọi bề, đặc biệt là tình hình Biển Đông luôn căng thẳng, phải chăng khuynh hướng ngả dần về phương Tây đang trở thành một xu thế không cưỡng lại được để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay ? Dư luận đang sốt ruột chờ đợi, vì có lẽ không còn nhiều thời gian cho các nhà lãnh đạo Việt Nam.
- Chuyện trái bóng và giàn khoan (RFA) - Cách đây 26 năm, tức năm 1988, trong lúc người dân mãi mê theo dõi giải bóng đá Châu Âu và xuýt xoa với giải vô địch bị vuột mất của Liên Xô trong trận chung kết Liên Xô gặp Hà Lan thì ngoài khơi Việt Nam, có 64 người con Việt Nam vĩnh viễn nằm xuống bởi họng súng của Trung Quốc, hầu như mọi thông tin bị bưng bít.
- Hỗ trợ ngư dân bằng tàu cá bọc sắt (RFA) - Tàu vỏ sắt cho ngư dân ra Hoàng Sa và Trường Sa, thay vì những chiếc tàu gỗ mà cứ bị rượt đuổi và húc cho vỡ ra cả hơn tháng qua, đang là vấn đề được chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi gấp rút thực hiện.
- Dự án ngân hàng cho nhà nông Indonesia (BBC) - Một số ngân hàng lớn ở Indonesia thử nghiệm dự án mới nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng tới vùng nông thôn.
- Ukraine phản đối 'xe tăng Nga xâm nhập' (BBC) - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin việc xe tăng Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine là "không thể chấp nhận được".
- Tổng thống Ukraina trình bày kế hoạch hòa bình với Putin (RFI) - Tổng thống Ukraina,ông Petro Porochenko hôm qua 12/06/2014 trong cuộc đối thoại thực thụ đầu tiên đã giới thiệu với Vladimir Putin kế hoạch hòa bình cho miền đông thân Nga, nhưng phàn nàn về việc các xe tăng Nga xâm nhập Ukraina.
- Báo chí Cuba lên tiếng về vụ các diễn viên ba-lê đào thoát (RFI) - Việc tám nghệ sĩ múa của Nhà hát ba-lê Cuba bỏ trốn khi đi trình diễn ở Puerto Rico là« rất đáng tiếc, nhưng có thể thông cảm được». Một trang mạng tin tức Cuba hôm 12/06/2014 nhận xét như trên, chấm dứt sự im lặng thường thấy nơi báo chí nước này về các vụ đào thoát ra nước ngoài của các nghệ sĩ hay vận động viên.
- Thái Lan có chính phủ lâm thời trước cuối tháng 9 (RFI) - Tướng Prayut Chan-O-Cha hôm nay 13/06/2014 thông báo, tập đoàn quân sự Thái Lan từ nay cho đến tháng 9 sẽ thành lập một chính phủ lâm thời để giám sát các cải cách, tiến đến việc tổ chức bầu cử trong vòng một năm tới. Vị tướng lên nắm quyền sau vụ đảo chính hôm 22/5, không nói rõ là chính phủ này sẽ gồm các thành viên dân sự hay là các quân nhân.
- Lập chính phủ lâm thời Thái Lan trong vòng 3 tháng (RFA) - Người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha hôm nay cho biết một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9 sắp tới.
- Phản bác lý sự “chủ quyền” của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Gần đây, trong một số hội nghị, hội thảo quốc tế, một số quan chức cao cấp, tướng lĩnh, nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc lên tiếng khẳng định, ngay từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, tức thời nhà Hán, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động hàng hải ở Biển Đông và phát hiện ra quần đảo "Tây Sa" (Hoàng Sa) và Trung Quốc có chủ quyền ở quần đảo "Nam Sa" (Trường Sa)… Tất cả những “lý lẽ” ấy đều nhằm biện minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích, ta sẽ thấy chúng chỉ là những lập luận vô căn cứ từ phía Trung Quốc.
- Thêm 14 người bị khởi tố sau vụ biểu tình bạo động chống Trung Quốc (VOA) - Hàng loạt các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc nổ ra tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong hai ngày 13 và 14/5, khiến 4 công dân Trung Quốc thiệt mạng
- Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến căng thẳng kéo dài (BaoMoi) - QĐND - Những hành động sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự phản đối của dư luận quốc tế.
- Cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam (BaoMoi) - Cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại với hành động ngang ngược của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông.
- Hội nghị quốc tế bác danh nghĩa chủ quyền của TQ (BaoMoi) - Cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco (năm 1951) gồm 51 quốc gia tham dự.
- TQ nói Nhật có 'hành vi mạo hiểm' (BBC) - Truyền thông TQ chỉ trích Nhật có hành vi 'mạo hiểm' khi tung ra video cho thấy máy bay quân sự giữa hai nước suýt va chạm.
- Bắc Kinh ra Sách Trắng đe dọa dân chủ, Hồng Kông sôi sục (RFI) - Le Monde và Le Figaro, hai tờ báo lớn của nước Pháp số ra hôm nay, 13/06/2014, đặc biệt quan tâm đến các phản ứng giận dữ tại Hồng Kông, sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố Sách Trắng, tái khẳng định chính quyền trung ương có toàn quyền quyết định số phận của khu vực, nguyên là thuộc địa của Anh Quốc, vốn được thừa hưởng các quyền tự do rộng rãi, từ hơn một thế kỷ nay. Lo sợ không thể kiểm soát nổi một xã hội Hồng Kông tự do, chính quyền Bắc Kinh muốn phá bỏ các cam kết trước đây.
- Trung Quốc chỉ trích nghị quyết của Hạ viện Nhật Bản về Hoàng Sa (RFI) - Hôm qua, 12/06/2014, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích việc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Nhật Bản thông qua một nghị quyết về Hoàng Sa.
- Tokyo bác bỏ tin chiến đấu cơ Nhật bay sát máy bay Trung Quốc (RFI) - Hôm qua, 12/06/2014, Trung Quốc khẳng định rằng hôm thứ Tư, 11/06 vừa qua, hai chiếc F-15 của Nhật Bản đã bay sát một chiếc TU-154 gần đến 30 mét,“ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của chuyến bay”. Trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chiếu một đoạn video cho thấy vụ việc xảy ra tại nơi mà vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn lên nhau.
- Irak : Bagdad trong gọng kìm của Thánh chiến Hồi giáo (RFI) - Phần lớn lãnh thổ miền bắc Irak rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo Irak và Trung Đông, một tổ chức cực đoan muốn thành lập quốc gia Hồi giáo bao gồm Irak và Syria. Sau khi chiếm một loạt các thành phố lớn, các chiến binh theo hệ phái Suni tiến về thủ đô Bagdad. Các công ty Mỹ bắt đầu di tản nhân viên.
- CÔTE D (RFI) - Sau một năm xem xét hồ sơ, hôm qua, 12/06/2014, Tòaán hình sự quốc tế - CPI - có trụ sở tại La Haye Hà Lan, đã quyết định đưaông Laurent Gbagbo, cựu Tổng thống Côte d’Ivoire ra xét xử với tội danh phạm tộiác chống nhân loại.
- Mỹ 'xem xét mọi biện pháp' để giúp Iraq (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chính phủ của ông đang xem xét "mọi biện pháp", trong đó có hành động quân sự, để giúp Iraq chống lại phiến quân Hồi giáo.
- Hoa Kỳ buộc phải nhúng tay trở lại Irak (RFI) - Trước thế tấn công như gió lốc của lực lượng« thánh chiến hồi giáo» tại Irak đe dọa chiếm lấy thủ đô Bagdad, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết« không loại trừ» một giải pháp nào. Washington bị chỉ trích là« không có chiến lược» ở Syria láng giềng của Irak, mảnh đất mầu mỡ cho phe Hồi giáo cực đoan, cuồng tín, xây dựng lực lượng.
- Trung Quốc hứa giúp Iraq ổn định an ninh (RFA) - Trung Quốc cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh ở Iraq và đề nghị trợ giúp chính phủ Baghdad tất cả mọi thứ trong khả năng của mình.
- Đài Loan, Việt Nam bàn về đền bù cho các công ty thiệt hại vì bạo động (RFI) - Đài Loan và Việt Nam dự kiến họp mỗi tháng hai lần để bàn về vấn đề bồi thường thiệt hại cho những doanh nghiệp Đài Loan bị đốt phá trong đợt bạo loạn chống Trung Quốc vào giữa tháng trước. Trưởng phái đoàn của Đài Loan sẽ là Thứ trưởng Kinh tế Thẩm Vĩnh Tân, còn đứng đầu phái đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.
- Hàn Quốc cải tổ nội các sau vụ đắm tàu Sewol (RFI) - Hôm nay, 13/06/2014, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã cải tổ nội các, thay thế 7 Bộ trưởng, trướcáp lực và chỉ trích của công luận sau vụ đắm tàu Sewol làm hơn 300 người thiệt mạng, đa số là học sinh trung học, vào tháng Tư vừa qua.
- Trao đổi thư tín với thính giả (13.06.2014) (RFA) - “Đại tướng Bộ trưởng Phùng nói quan hệ Việt-Trung vẫn tốt đẹp mà sao bà con ngư dân nói vậy? Xịt vòi rồng, đâm vỡ tàu Việt mà là tốt đẹp à? Tin bộ trưởng hay ngư dân đây?"
- Afghanistan tổ chức bầu cử lần hai (RFA) - Hôm nay thứ bảy, người Afghanistan sẽ đi bầu cử lần thứ hai trong vòng 10 tuần lễ, để bầu chọn một tân tổng thống.
- Người đứng đầu phe Hồi giáo Shiite kêu gọi chiến đấu (RFA) - Đại giáo chủ Ayatollah Ali al-Sistani của phe Hồi giáo Shiite hôm thứ sáu kêu gọ
- Nực cười, phẫn nộ, nhưng hãy coi chừng Trung Quốc (RFA) - ... cung cách đó quả là đã kéo lùi Bắc Kinh về với tinh thần thời chiến tranh lạnh, chẳng khác nào Bắc Hàn ngày nay vẫn còn là một xã hội cô lập, ngủ quên trên thời gian, hệt như đang dừng lại bên một cái đồng hồ chết và cứ thế mà vùi đầu mãi trong các thập niên 1950-1970...
- Công an TQ bắt một luật sư hoạt động nhân quyền (RFA) - Công An Trung Quốc hôm thứ sáu chính thức bắt giam ông Phổ Chí Cường, một luật sư hoạt động nhân quyền nổi tiếng với những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do phát biểu...
- Liệu bà Aung San Suu Kyi có được ứng cử tổng thống? (RFA) - Một Ủy ban Quốc hội Myanmar đã bỏ phiếu chống lại đề nghị sửa đổi một điều khoản trong Hiến pháp có nội dung ngăn cấm lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi ứng cử Tổng thống.
- Tòa án Tân Cương xét xử vụ nổ Thiên An Môn (RFA) - Tòa án Trung Quốc ở Urumqi Tân Cương hôm nay xét xử vụ tấn công bằng xe chở nhiên liệu gây nổ xảy ra hồi năm ngoái ở Quảng trường Thiên An Môn-Bắc Kinh. Vụ xử án diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch càn quét các thành phần chống đối ở vùng Tân Cương.
- Trung Quốc nói không đưa tàu hải quân đối phó Việt Nam (RFA) - Trung Quốc hôm nay nói rằng không triển khai tàu hải quân đối phó với phía Việt Nam trong vụ giàn khoan HD 981 hạ đặt ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
- Trung Quốc nói không đưa tàu hải quân đối phó Việt Nam (RFA) - Trung Quốc hôm nay nói rằng không triển khai tàu hải quân đối phó với phía Việt Nam trong vụ giàn khoan HD 981 hạ đặt ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
- Hoa Kỳ có'một loạt các chọn lựa'để giúp Iraq (VOA) - Tổng thống nói rằng các phần tử tranh đấu ISIL, những người đã chiếm được nhiều nơi của Iraq, là một mối đe dọa đối với chính phủ Baghdad và người dân trên khắp nước
- Tổng thống Obama: Sẽ không gửi binh sĩ Hoa Kỳ qua Iraq (VOA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không đưa quân trở lại để chiến đấu ở Iraq bất chấp sự kiện các phần tử nổi dậy Hồi giáo chiếm đóng nhiều nơi
- Các nữ sinh Nigeria bị bắt cóc vẫn còn mất tích sau hai tháng (VOA) - Các cuộc biểu tình trên cả nước và trên thế giới đòi đưa các bé trở về và các nước trên toàn cầu đã đưa ra sự giúp đỡ - Thế nhưng các bé gái vẫn mất tích
- Nhóm chủ chiến Hồi giáo Sunni thực hiện những vụ hành quyết bừa bãi (VOA) - Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay bày tỏ sự lo ngại trước tình hình ngày càng xấu đi ở Iraq, viện dẫn các báo cáo về những vụ hành quyết bừa bãi
- Tăng sĩ Shia tại Iraq kêu gọi con dân đất nước gia nhập lực lượng bảo an (VOA) - Các phần tử chủ chiến Hồi giáo thuộc tổ chức Quốc gia Hồi giáo và Cận Ðông tiếp tục đạt được những thắng lợi nhỏ trong cuộc tiến quân về phía nam dọc theo Sông Euphrates
- Một số người Mỹ gốc Somali tham gia cuộc chiến chống chính phủ Syria (VOA) - Các nhà điều tra liên bang Mỹ nói 15 người Mỹ gốc Somali mới đây đã lên đường sang Syria để gia nhập với thành phần chủ chiến Hồi giáo đang chiến đấu để lật đổ chính phủ al-Assad
- Nữ tài tử Mỹ Ruby Dee qua đời (VOA) - Nữ diễn viên Mỹ Ruby Dee từng đoạt giải Oscar, nổi tiếng về các hoạt động bênh vực dân quyền không kém gì tài diễn xuất, qua đời tại New York thọ 91 tuổi
- ẤnÐộ hứa tạo điều kiện dễ dàng để thu hút giới đầu tư (VOA) - Thủ tướng Modi, hứa sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, và đề xuất các chính sách thân thiện với kinh doanh
- 57 người bị thương trong tai nạn phàở Macau (VOA) - Hơn 50 người bị thương khi một chiếc phà cao tốc của Hong Kong đâm vào một bức tường đá chặn sóng gần khu giải trí sòng bài Macau
- Quân nhân Mỹ trong vụ trao đổi tùnhân Taliban về nước (VOA) - Các giới chức quân đội Mỹ nói Bergdahl đã rời bỏ vị trí của anh ở Afghanistan hồi năm 2009. Một số người từng là đồng đội của Bergdahl nói anh đã tự ý bỏ đơn vị
- Trung Quốc nói sẽ không đưa tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan (VOA) - TQ đưa ra tuyên bố giữa những cáo buộc của Việt Nam rằng Bắc Kinh điều động trên trăm tàu các loại bao gồm 6 tàu chiến, 4 máy bay quân sự để uy hiếp, xua đuổi tàu Việt Nam
- Hoa Kỳ cứu xét các giải pháp trợ giúp Iraq (VOA) - Hoa Kỳ đang cứu xét một loạt các giải pháp để đáp lại việc các phần tử Hồi Giáo cực đoan đang tiến công trên toàn lãnh thổ Iraq và kiểm soát được nhiều phần đất ở miền bắc
- Tổng Thống Nam Triều Tiên cải tổ Nội các (VOA) - Tổng Thống Park Geun-hye thay thế 7 thành viên nội các. Cuộc cải tổ nội các sâu rộng này là cuộc cải tổ đầu tiên của bà Park từ khi lên nắm quyền hồi tháng 2 năm ngoái
- 6 người chết trong một tai nạn ròrỉ khíđộc ở Ấn Độ (VOA) - Một vụ rò rỉ khí độc tại một nhà máy thép do chính phủ điều hành ở trung bộ Ấn Độ đã làm 6 người thiệt mạng và ít nhất 30 người khác bị thương
- Chính phủ Ukraine tái chiếm thành phố Mariupol (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov nói rằng các lực lượng chính phủ Ukraine đã giương quốc kỳ Ukraine lên tòa hành chính của thành phố này hôm thứ Sáu
- Mỹ, cộng đồng quốc tế tìm cách giúp Iraq đối phóvới phe nổi dậy (VOA) - Tổng thống Obama, người đã chấm dứt 9 năm chiến tranh của Hoa Kỳ tại Iraq vào năm 2011, hứa sẽ giúp Iraq và nói sẽ không loại trừ giải pháp nào
- Brazil ăn mừng chiến thắng trong trận mở màn World Cup (VOA) - World Cup khai mạc ở Brazil với tỷ số thắng 3-1 cho nước đăng cai. Gần 80.000 người hâm mộ dự trận đấu ở Sao Paulo và hàng triệu người theo dõi trên các màn ảnh truyền hình
- Thiếu hiểu biết làm phương hại quan hệ Việt - Nga (BaoMoi) - Báo Nước Nga Xô Viết hôm 7-6 đã cho đăng bài viết có tựa đề “Việt Nam - không phải Ukraine” của tác giả VM Mazyrin nhằm phản bác những luận điệu sai trái trong bài “Hợp tác Nga - Trung cao hơn mọi tuyên bố” của tác giả Dmitry Kosyrev đăng trên trang của hãng tin Ria-Novosti (đã bị gỡ bỏ) trước đó. Tác giả VM Mazyrin là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và Việt Nam, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga. Xin được lược dịch bài viết trên.
- Nhật Bản triệu tập đại sứ Trung Quốc phản đối về hành động nguy hiểm (BaoMoi) - Nhật Bản ngày 12-6 đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa để bày tỏ phản đối về việc các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay một cách nguy hiểm gần sát 2 máy bay quân sự của Nhật Bản trên bầu trời biển Hoa Đông.
- Mỹ kêu gọi kiềm chế các hoạt động gây căng thẳng của Trung Quốc (BaoMoi) - Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 11-6 đã kêu gọi xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để kiềm chế có hiệu quả các hoạt động gây căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực này.
- Thế giới 24h: Kim Jong Un giận đỏ mặt (BaoMoi) - Nhà lãnh đạo Triều Tiên nổi giận trước những dự báo thời tiết sai; Nga cáo buộc Ukraina sử dụng "vũ khí bị cấm"... là các tin nóng.
- Mục tiêu kép của Trung Quốc gây hấn Biển Đông (BaoMoi) - (Toquoc)- Giải tỏa sức ép đối nội và khai phát Biển Đông để giành quyền chủ động chiến lược.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành thái hậu Dương Vân Nga, tại sao không?
Hạ Đình Nguyên
Đây không phải là cách nói đùa về chuyển hóa giới tính, mà là chuyện
nghiêm túc về một hành vi cao cả có thật, lưu truyền muôn đời trong
lịch sử dân tộc Việt của Thái hậu Dương Vân Nga, rất đáng cho hậu thế
noi gương.
Thái hậu Dương Vân Nga
Khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng người con trưởng là Đinh Liễn đột ngột băng hà vì bị Đỗ Thích ám sát sau một cuộc rượu, thì triều đình rơi vào rối loạn, quần thần ngơ ngác, chia rẽ, chỉ còn Thái hậu Dương Vân Nga là đại biểu quyền lực cao nhất.
Xưa cũng giống nay, khi nước Việt suy yếu, hay có vấn đề nội bộ bất ổn, thì giặc nhà Tống phương Bắc đem quân sang xâm chiếm nước ta. Chúng hùng hổ tiến quân tràn qua biên giới. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cấp báo tình hình về kinh thành. Thái hậu Dương Vân Nga triệu tập các quan Đại thần, thuyết phục và tuyên bố giao quyền lãnh đạo tối cao Quốc gia cho tướng quân Lê Hoàn, trao áo bào – tượng trưng uy quyền và pháp lý của vương triều – cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua, ổn định triều đình, làm yên lòng dân, thống lãnh toàn quân đối đầu với giặc. Ông đã đập tan cuộc xâm lăng của giặc Tống, giữ được nền độc lập quốc gia, lập nên nhà Tiền Lê. Công của Lê Hoàn là sáng chói trong lịch sử giữ nước, nhưng trong đó lấp lánh một hạt kim cương hiếm có của lịch sử là hình ảnh của Thái hậu Dương Vân Nga, là động lực khơi dậy lòng yêu nước của quan, quân và dân của nước Đại Cồ Việt, là thái độ khẳng khái dứt khoát trước kẻ xâm lược, không tham quyền cố vị, thông minh và thực tiễn. Bà lại trở thành Hoàng hậu, vợ của vua mới, đã đem tình riêng ra mà hộ trì việc nước. Hậu thế không ai chê trách, chỉ trừ một đám hủ nho u mê.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày nay, thế nước trong cơn khó khăn tương tự.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuy không phải là Thái hậu của thời phong kiến, nhưng ông là tượng trưng cho vương quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho. Tuy là vai trò tối cao của một đảng thôi, nhưng vì đảng ấy là duy nhất, lại là đảng nắm quyền cai trị toàn diện đất nước, thì gọi vai trò của ông theo từ ngữ xưa, là “Hoàng Đế’ cũng chênh lệch không nhiều.
Sau mấy năm tại vị, ông chưa làm được điều gì có thể gọi là thành công, nếu không nói là từ thất bại này đến thất bại khác (kết sổ thì cũng rõ ràng), chứng tỏ cái tài thì không có, nhưng vớt vát cũng có cái đức, vì chưa tai tiếng gì mấy. Phong cách ông hiền lành, nho nhã, lại ham sách vở, và đặc biệt mê giáo điều xã hội chủ nghĩa. Vì là con người của giáo điều nên ông có đức tính trung thành và có lập trường kiên định: Đã định cái gì rồi thì kiên quyết không chịu thay đổi, mặc cho thời thế có xoay vần! Kế tục đời Tổng Bí thư trước là Nông Đức Mạnh, ông Trọng trung thành với tình hữu nghị gói trong 16 chữ bằng giấy do Trung Quốc tặng cho, xem như bảo vật, ông đem dạy cho dân chúng từ trẻ nít đến người già học thuộc. Ông trân trọng đem tấm thân “tứ đại giả hợp” của mình sang tận Đại quốc anh em, để ký cái văn kiện xác định họ là “Đối tác chiến lược và toàn diện”, là cụm ngôn từ thời thượng nhất, biểu trưng giá trị cao nhất thế giới hiện nay về sự gắn kết giữa hai quốc gia, rồi lập thêm đường dây nóng cho hai nguyên thủ Quốc gia, để có chuyện gì rắc rối giữa hai nước thì gọi nhau…Để chứng tỏ sự trung thành với tình hữu nghị thiêng liêng, ông không tiếc lời chửi mắng con dân trong nước dám biểu tình chống lại mối quan hệ khắn khít đó, ông cho đánh đập, nhục mạ, đứa thì bị bỏ tù, đứa thì bị hăm he “xử lý”. Tuy nhiên, bọn “đối tác chiến lược toàn diện” ấy có mưu mô thâm hiểm, từng bước trở quẻ, láo toét! Văn kiện chúng xé toẹt, đường dây nóng chúng đem ướp đá lạnh, khi gọi chúng không thưa. Chúng ào ạt đem tàu chiến, máy bay đến bao vây lãnh hải, truyền thông của chúng chửi ta ra rả ngày đêm, bằng những từ ngữ thậm tệ, nói ngược, nói dối, phao vu…, xin lỗi, như bọn côn đồ, dao búa.
Từ ngày chúng đem tàu giàn khoan vào lãnh hải nước ta, cả tháng trời ông nín lặng, nghẹn ngào không nói được lời nào, nhất là vụ ướp đá lạnh đường dây nóng làm ông bị quê. Ông im lặng vì sợ hãi? Vì nhục? Vì không biết ứng phó ra sao? Vì tổn thương tình cảm kiên định hun đúc lâu nay? Hay vì nó làm đảo lộn nếp tư duy giáo điều trong ông, về tính “biện chứng” của tình “hữu nghị”? Những người cấp dưới cùng tâm trạng và quan điểm với ông cũng im re, hoặc cố vớt vát biện hộ cho thái độ tránh né cầu an của mình, bằng cụm từ “ổn định để phát triển”, lại bị Thủ tướng Dũng mắng cho, là cái “ổn định viển vông”, vốn là một dạng lệ thuộc. Giặc đến mà không chống, vì lý do“ổn định”, là ổn định cái nỗi gì! Lòng dân hết sức phẫn nộ. Phẫn nộ kẻ cướp đã đành, lại phẫn nộ kẻ hèn nhát tạo thuận lợi cho giặc.
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lèo lái và chủ trì, thì Hiến pháp là văn kiện cao nhất “sau cương lĩnh của Đảng”, thì ông Tổng Bí thư lại là người có vai trò tối cao với sự hưng vong của quốc gia. Ông mặc nhiên được phép đóng vai là người có “bàn tay sạch”, và thường là không chịu trách nhiệm về những thất bại cụ thể. Nhưng nếu cái cương lĩnh mơ hồ của Đảng mà sai, thì có lẽ đó là do “Chúa” chăng, và không ai được quyền nhắc tới? Ví dụ Hội nghị Thành Đô là cái gì, mà trở thành “Kinh Thánh” với 16 chữ được ví như vàng? Hay gần đây, cái “Tuyên bố chung” do chính ông Tổng Bí thư Trọng ký với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, đã đem an ninh của quốc gia giao cho đối phương, chẳng khác chuyện Mỵ Châu vì yêu đương quá mùi mà đem “nỏ Thần” giao cho Trọng Thủy?
Tuyên bố chung tám điểm ký ngày 15. 10. 2011 tại Bắc Kinh có các dòng sau đây:“Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính, tư pháp; . . .tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.”. Vậy là không sót thứ gì trong lục phủ ngũ tạng được thực hiện hơn 3 năm qua, tính từ ngày ký, chứ đâu chỉ có mỗi cái nỏ Thần như chuyện Mỵ Châu?Trong khi Bắc Kinh đang tiến hành đủ trò khả ố, bất lương với nước ta, thì thử hỏi, đó là văn kiện gì? Là văn kiện hợp thức hóa cho kế hoạch thâm nhập toàn diện của Bắc Kinh vào an ninh nội địa Việt Nam? Thực chất là “ủng hộ” họ xâm nhập vào nước ta, chứ ta thì không thể bước qua biên giới họ. Chữ “lẫn nhau” sao đầy mờ ám và mê muội! Các cuộc biểu tình của nhân dân ở Vũng Áng, Đồng Nai… do đâu mà trở thành bạo động, manh động mà nhân dân, kể cả cái trời ơi “Việt Tân”, đều ngơ ngác khi bị lên án là thủ phạm? Không phải là kết quả của sự “ủng hộ lẫn nhau” đó sao? Cái “Thông cáo chung” ấy đã đến lúc cần phải đem ra “xử lý” được chưa? Khi lên chức Tổng Bí thư, ông tưởng đã đem về cho đất nước một văn kiện thành tích trang trọng, bỗng hóa thành nghiêm trọng! Nghiêm trọng hơn rất nhiều cái “thành tích ảo” mà ông nói là cần chấm dứt ngay, với Bộ trưởng Luận vừa rồi về nền giáo dục be bét.
Trong lúc tình hình dầu sôi lửa bỏng của cả nước, của khu vực và thế giới, ông im hơi đi vào cái “tổ thảo luận” của Quốc hội, luận thuyết với bậc đàn em về cái công thức rất rẻ tiền: “tín nhiệm cao-tín nhiệm-tín nhiệm thấp”, “không được tín nhiệm thì nghỉ”, rồi chừng như thỏa mãn – cái thỏa mãn của anh tiểu nông có lòng dạ nhỏ nhen của thời chưa có internet: “có khối anh sợ!”, tưởng tượng là ông đang mỉm cười hài lòng. Vui thật! Ngày xưa có những ông vua chỉ thích chơi gà chọi. Nhưng còn chính ông thì sao nhỉ? Nếu hỏi nhân dân thì biết ngay. Nếu hỏi Đảng trung ương, thì chịu thua, vì đó là chuyện riêng về ghế bàn của họ, không dính tới nhân dân, nhưng chuyện bàn về cái ghế lại cực kỳ quan trọng, vì nó liên quan đến vận mệnh Quốc gia, như cái ghế mà ông Tổng đang ngồi.
Hai trụ triều đình
Cũng cần nói qua về hai trụ triều đình kia cho có chút công bằng. Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng, theo ông nhà báo Kami nhận xét, là người không có lập trường. Hình tượng về ông là ngọn cỏ thơ mộng, gió chiều nào ta nghiêng theo chiều ấy, gió chưa mạnh ta lao xao ẻo lả đợi thời. Về ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tuy chức cao nhưng thích làm chuyện thâm thấp, ông muốn nép mình trong bụi mận gai. Là Chủ tịch nước, nhưng ông chỉ thích nói chuyện với một số cử tri quen quen của mấy phường ở Quận 1, nơi mà ông có tư cách là dân biểu. Nói ở chỗ không xứng tầm xem như không nói. Ông giấu mất cái chức Chủ tịch nước của mình. Nhớ ngày nào ông rất hăng hái, tích cực đăng đàn, hô hào nhân dân bắt sâu với tất cả quyết tâm hằn học. Nhưng nếu có dịp êm ả, ông cũng thỏ thẻ như kiểu thân tình, như mới đây, trong dịp tiếp Tân Đại sứ Trung quốc Hồng Tiểu Dũng, 19. 5.2014, ông nói với họ:“phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước”. Họ đã “đóng góp” hết sức thiết thực đấy thôi, ở giàn khoan, trong đất liền như vụ Vũng Áng, Đồng Nai, và các thứ công trình kéo dài nham nhở. Cầu nối to không tới đâu, bây giờ mong cái cầu nối nhỏ, lại tiếp tục bài ca “hữu nghị, hợp tác toàn diện”! Nhẫn nại lặp lại dòng chữ rất ê chề này, đã tỏ rõ là ông có đức kiên trì chịu đựng trước họa xâm lăng. Kẻ lớn không mắng xéo được thằng nhỏ Tiểu Dũng ấy lấy một lời, nói xuôi xị như nước đổ lá môn, nhược bằng chẳng nói câu nào còn hơn!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong tình thế nội bộ bất nhất và bạc nhược như thế, chỉ riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dũng cảm bức phá và bước lên phía trước, với những tuyên bố chống xâm lược, đưa ra nhiều phát biểu phù hợp với yêu cầu củng cố sức mạnh dân chủ của nhân dân, tạo khí thế cho toàn dân chống xâm lược. Lời tuyên bố của ông có tính thống nhất, và duy nhất (trong nội bộ), xuyên suốt từ mấy năm nay,với lập trường kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, chống bành trướng xâm lược, chủ trương dân chủ hóa thể chế, và có đường lối đối ngoại phù hợp xu hướng thời đại, đã được sự đồng tình ngày càng rộng lớn của nhân dân. Ông là người đầu tiên lên tiếng tại Quốc hội, khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, là người đầu tiên đề xuất Quốc hội làm luật biểu tình, là người đưa ra thông điệp tại Hội nghị Shangri-La làm rõ lập trường đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới, là thông điệp đầu năm bộc lộ tư tưởng dân chủ hóa việc nội trị, là tuyên bố tại Philippines về lập trường chống bành trướng, cùng thế giới bảo vệ Biển Đông, là những phát biểu minh bạch khẳng khái trước những quan điểm lưng chừng trong nội bộ lãnh đạo mang màu sắc ôn hòa giả hiệu đầy nguy hiểm trước các sách lược tấn công của Bắc Kinh. Ông đang trở thành chỗ dựa của nhân dân, và là một điểm tin cậy trong liên minh các nước bảo vệ Biển Đông.
Nhưng bản thân ông còn mang một vệt mờ, và dường như đã phai, trong nhân dân về những sai lầm kinh tế của những năm qua, dù còn để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tất nhiên nó sẽ ám ảnh ông cho đến ngày mai, nhưng ai cũng biết, ông phải điều hành một chính phủ dưới sự chi phối tòan diện của bộ máy Đảng, từ trung ương đến địa phương.
Và cũng dường như có một số người rất quan tâm đến khuyết điểm này để khoét sâu và đả kích, tất nhiên là có nhiều lý do, vì lý do cái ghế ngồi chẳng hạng, song lý do lớn nhất là nương theo chiều tác động của Bắc Kinh muốn triệt hạ ông Dũng – vì ông ấy chống đại cục của họ rõ ràng nhất. Giờ đây, từ “hữu nghị” bộc lộ chiều sâu xấu xa nhuộm đầy máu của nó. “Hữu nghị” của Bắc Kinh là vì mục tiêu Việt Nam. “Hữu nghị” của Việt Nam (một số ai đó) là vì mục tiêu “cái ghế”, tức là muốn kiếm cái ghế dưới bóng râm “hữu nghị”. Nhưng cần cái ghế để mà chống Bắc Kinh, thì cái ghế đó không thể đến từ “hữu nghị viển vông”, mà phải đến từ nhân dân với tinh thần quyết chống trả đối phương. Với ý nghĩa này, toàn dân sẽ thành một sức mạnh ủng hộ người dám bước lên phía trước theo hướng này. Nhiều người cho rằng nên cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 891. Nhờ nó mà soi rõ mặt nhau. Nhờ nó mà từ đây – không phải thêm một lần nào nữa, cho dù với người mê man nhất – cũng không còn ảo tưởng về cái “hữu nghị” khốn cùng của hơn nửa thế kỷ qua, dưới các cụm từ “Xã hội chủ nghĩa anh em”, “cùng là Đảng Cộng sản”, “môi hở răng lạnh” của một tình trạng hàm ếch nặng nề.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nên theo gương Thái hậu Dương Vân Nga: Trao ghế Tổng Bí Thư cho người khác.
Với bản chất hiền lành và ưa mơ mộng xa vời về chủ nghĩa xã hội, có lẽ ông là người ít tham vọng, lại trong sáng và giản dị, như ông từng “cưỡi xe đạp” đi thăm bạn, như ông đã từng tin theo một cách hoang tưởng, vào tình hữu nghị tốt đẹp chân phương Việt – Trung, Nay bầu trời đã hoàn toàn khác. Chúng ranh mãnh một cách phũ phàng với tấm lòng chân thực của ông. Đại-cục-xã-hội-chủ-nghĩa-anh-em đã tan tành, vỡ vụn thành những đống ba dớ không còn dùng mót được việc gì. Phải chủ động xé bỏ cái văn kiện “Hội nghị Thành Đô” thôi. Còn cái “Thông cáo chung” mà ông ký kết thì chúng đã giày nát dưới chân rồi. Thế thì ông làm Tổng Bí thư với cái nghĩa gì đây? Với ai đây? Xin nói rõ: không có nhân dân! Vì không một ai muốn đi theo ông trên con đường viễn mơ sự hoàn thiện ở cuối thế kỷ. Không đa đoan nên không ứng phó nổi với tình thế, từ nay đến hết nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông, là thời gian chết của dân tộc. Cả đất nước căng thẳng hằng ngày hằng giờ, và toàn diện. Bắc Kinh đang tiến công ta trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, ngoại giao, tình báo, tư tưởng, văn hóa, thực phẩm, từ trong đất liền, tới ngoài biển đảo, với quy mô khu vực và thế giới…
Với vai trò cao nhất đang giữ, ông tỏ rõ là kẻ vô tích sự!
Còn hơn thế nữa, ông là đại biểu của một thế lực đang bế tắc về mọi phương diện, từ lý thuyết đến hành động, từ động tác đến lời nói, có tác dụng là vật cản của dân tộc đang quyết sống chết, thoát vòng vây của Bắc Kinh.
Điều dũng cảm nhất và cao cả nhất ông có thể làm, là trao quyền Tổng Bí thư cho người khác. Trước mắt, không ai khác hơn là ông Nguyễn Tấn Dũng, làm Tổng chỉ huy lâm thời cho giai đoạn chuyển mình của đất nước để thoát khỏi quỹ đạo của Đại Hán Bắc Kinh.
Lời tuyên bố của ông công khai trên truyền thông với ý nghĩa là, vì cuộc chiến đấu giành độc lập cho đất nước và bảo vệ hòa bình cho Biển Đông, ông sẵn sàng hy sinh vai trò và chức vụ đang nắm giữ, để cho cuộc đấu tranh được mạnh mẽ và hiệu quả hơn, và lá phiếu của ông sẽ tạo được đa số trong Bộ Chính trị. Cuộc chuyển giao quyền lực được thực hiện êm ả là phù hợp tình hình hiện nay.
Làm được điều này có ba điều lợi lớn sau đây:
1) Về bản thân. Toàn dân sẽ hoan nghênh ông, vì đất nước chấm dứt được tình trạng trì trệ, trì kéo, lếtbết của cỗ xe tứ mã không biết chạy về đâu. Ông tự thắng mình bằng cái tâm cao cả (Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường). Hành độngnày của ông là lời hiệu triệu vô cùng giá trị với toàn dân. Ông ngang bậc thánh nhân là có thể.
2) Về Đảng. Do ông mở đầu cho một quyết tâm chống giặc cướp, cũng là mở đầu cho cuộc chấn hưng đạo đức bằng chính sự làm gương của bản thân mình, nó sẽ đem lại tác động rộng lớn trong bộ máy cầm quyền của Đảng ông. Từ đó, văn hóa từ chức sẽ phát triển. Sự tự trọng và tôn trọng nhân cách sẽ từng bước hình thành một thứ văn hóa đích thực. Nhân dân Nhật, Hàn làm được, nhân dân Việt Nam dần dần cũng làm được. Bộ máy Đảng các ông sẽ từ từ đẩy lùi cái văn hóa thô lậu của mua bán chức quyền trong Đảng đang phát triển hà rầm bấy lâu nay, nó vượt xa cái hệ giá trị của sáng kiến kỳ bí màu mè, là “lấy phiếu tín nhiệm” theo cách may rủi có vẻ cờ bạc. Nói thật về một thực tế, hiện nay nhân dân không hề “kính trọng” các quan chức chút nào, mà chỉ có sợ về bạo lực và các thủ đoạn khác của kẻ cầm quyền. Nhưng hà tất phải đòi hỏi kính trọng? Bình đẳng và tôn trọng nhân cách, tôn trọng luật pháp là đủ. Đảng từng bước chuyển hóa theo nền văn hóa nhân bản, từ bỏ con đường nguy hiểm do Đảng Cộng sản Trung Quốc cài đặt và tẩm hóa chất, để hướng về một xã hội bình đẳng, dân chủ và một nhà nước pháp quyền – nó vốn là những thành tựu trên con đường trải nghiệm của nhân loại.
3)Về Tổ quốc. Nếu trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có khuôn mặt mà Bắc Kinh “yên tâm”, thì nay đương nhiên là họ sẽ vô cùng thất vọng. Không nhắc đến lịch sử xa xưa, chỉ nói đến những thế hệ Cộng sản. Đã có một Tổng Bí thư Lê Duẩn từng đốp chát thẳng với Mao Trạch Đông, hay vỗ mặt Đặng Tiểu Bình qua trận chiến 1979, thì cũng có một Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tính sai nước cờ mà thảm bại ở Thành Đô (thua về trí), một Tổng Bí thư Nông Đức Manh lỡ cúi gập người gần 90 độ trước cái uy phong của Hồ Cẩm Đào (thua về khí), mà thực hành chăm chỉ 16 chữ vàng cho đến lúc hưu, làm cho nhân dân vừa xấu hổ vừa tức giận, thì tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị Hồ Cẩm Ðào gài bằng cái bẫy “thông cáo chung” quá tử tế, để sau đó cho đàn em Tập ra đòn. Đau là cái đau chung của non nước, nhục là nỗi nhục chung của dân tộc, chẳng phải của riêng ai. Cái hưng vong của tổ quốc thì lịch sử phải ghi thẳng thắn. Chúng ta trả đòn thù bằng cách sửa mình để vươn lên chân chính. Lịch sử Việt Nam không hẹp hòi với tấm tình của Mỵ Châu, nhưng ghi lại một điển hình nông nổi như một bài học. Lại có một tấm gương Dương Vân Nga lộng lẫy ít nơi nào có. Ta cũng có một Tổng Bí thư Trường Chinh biết sửa sai cuối đời, đặt nền tảng cho một sự chuyển hướng căn cơ.
Thế giới sẽ đón nhận tin vui khi nghe ông Tổng Bí thư trao Vương miện. Tập Cận Bình thì rất lo âu vì thế cờ đã xoay hướng. Giá trị hành vi này của ông như sự “bấm nút” của thời đại vũ khí nguyên tử.
Gỡ nhục cho mình, tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác, như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm! Đất nước sẽ phát triển, Biển Đông sẽ bình yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể được tôn vinh về nhân cách.
Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì! Cái vinh quang chân chính sao không nắm lấy?
“Ông đứng làm chi đấy, hỡi ông?
Trơ trơ như đá, “lẳng” như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”
(Nguyễn Khuyến)
Đây chỉ là bài thơ vịnh một ông “phỗng” bằng đá./.
12-6-2014
H. Đ.N.
Tác giả gửi BVN
Thái hậu Dương Vân Nga
Khi vua Đinh Tiên Hoàng cùng người con trưởng là Đinh Liễn đột ngột băng hà vì bị Đỗ Thích ám sát sau một cuộc rượu, thì triều đình rơi vào rối loạn, quần thần ngơ ngác, chia rẽ, chỉ còn Thái hậu Dương Vân Nga là đại biểu quyền lực cao nhất.
Xưa cũng giống nay, khi nước Việt suy yếu, hay có vấn đề nội bộ bất ổn, thì giặc nhà Tống phương Bắc đem quân sang xâm chiếm nước ta. Chúng hùng hổ tiến quân tràn qua biên giới. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cấp báo tình hình về kinh thành. Thái hậu Dương Vân Nga triệu tập các quan Đại thần, thuyết phục và tuyên bố giao quyền lãnh đạo tối cao Quốc gia cho tướng quân Lê Hoàn, trao áo bào – tượng trưng uy quyền và pháp lý của vương triều – cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua, ổn định triều đình, làm yên lòng dân, thống lãnh toàn quân đối đầu với giặc. Ông đã đập tan cuộc xâm lăng của giặc Tống, giữ được nền độc lập quốc gia, lập nên nhà Tiền Lê. Công của Lê Hoàn là sáng chói trong lịch sử giữ nước, nhưng trong đó lấp lánh một hạt kim cương hiếm có của lịch sử là hình ảnh của Thái hậu Dương Vân Nga, là động lực khơi dậy lòng yêu nước của quan, quân và dân của nước Đại Cồ Việt, là thái độ khẳng khái dứt khoát trước kẻ xâm lược, không tham quyền cố vị, thông minh và thực tiễn. Bà lại trở thành Hoàng hậu, vợ của vua mới, đã đem tình riêng ra mà hộ trì việc nước. Hậu thế không ai chê trách, chỉ trừ một đám hủ nho u mê.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày nay, thế nước trong cơn khó khăn tương tự.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tuy không phải là Thái hậu của thời phong kiến, nhưng ông là tượng trưng cho vương quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho. Tuy là vai trò tối cao của một đảng thôi, nhưng vì đảng ấy là duy nhất, lại là đảng nắm quyền cai trị toàn diện đất nước, thì gọi vai trò của ông theo từ ngữ xưa, là “Hoàng Đế’ cũng chênh lệch không nhiều.
Sau mấy năm tại vị, ông chưa làm được điều gì có thể gọi là thành công, nếu không nói là từ thất bại này đến thất bại khác (kết sổ thì cũng rõ ràng), chứng tỏ cái tài thì không có, nhưng vớt vát cũng có cái đức, vì chưa tai tiếng gì mấy. Phong cách ông hiền lành, nho nhã, lại ham sách vở, và đặc biệt mê giáo điều xã hội chủ nghĩa. Vì là con người của giáo điều nên ông có đức tính trung thành và có lập trường kiên định: Đã định cái gì rồi thì kiên quyết không chịu thay đổi, mặc cho thời thế có xoay vần! Kế tục đời Tổng Bí thư trước là Nông Đức Mạnh, ông Trọng trung thành với tình hữu nghị gói trong 16 chữ bằng giấy do Trung Quốc tặng cho, xem như bảo vật, ông đem dạy cho dân chúng từ trẻ nít đến người già học thuộc. Ông trân trọng đem tấm thân “tứ đại giả hợp” của mình sang tận Đại quốc anh em, để ký cái văn kiện xác định họ là “Đối tác chiến lược và toàn diện”, là cụm ngôn từ thời thượng nhất, biểu trưng giá trị cao nhất thế giới hiện nay về sự gắn kết giữa hai quốc gia, rồi lập thêm đường dây nóng cho hai nguyên thủ Quốc gia, để có chuyện gì rắc rối giữa hai nước thì gọi nhau…Để chứng tỏ sự trung thành với tình hữu nghị thiêng liêng, ông không tiếc lời chửi mắng con dân trong nước dám biểu tình chống lại mối quan hệ khắn khít đó, ông cho đánh đập, nhục mạ, đứa thì bị bỏ tù, đứa thì bị hăm he “xử lý”. Tuy nhiên, bọn “đối tác chiến lược toàn diện” ấy có mưu mô thâm hiểm, từng bước trở quẻ, láo toét! Văn kiện chúng xé toẹt, đường dây nóng chúng đem ướp đá lạnh, khi gọi chúng không thưa. Chúng ào ạt đem tàu chiến, máy bay đến bao vây lãnh hải, truyền thông của chúng chửi ta ra rả ngày đêm, bằng những từ ngữ thậm tệ, nói ngược, nói dối, phao vu…, xin lỗi, như bọn côn đồ, dao búa.
Từ ngày chúng đem tàu giàn khoan vào lãnh hải nước ta, cả tháng trời ông nín lặng, nghẹn ngào không nói được lời nào, nhất là vụ ướp đá lạnh đường dây nóng làm ông bị quê. Ông im lặng vì sợ hãi? Vì nhục? Vì không biết ứng phó ra sao? Vì tổn thương tình cảm kiên định hun đúc lâu nay? Hay vì nó làm đảo lộn nếp tư duy giáo điều trong ông, về tính “biện chứng” của tình “hữu nghị”? Những người cấp dưới cùng tâm trạng và quan điểm với ông cũng im re, hoặc cố vớt vát biện hộ cho thái độ tránh né cầu an của mình, bằng cụm từ “ổn định để phát triển”, lại bị Thủ tướng Dũng mắng cho, là cái “ổn định viển vông”, vốn là một dạng lệ thuộc. Giặc đến mà không chống, vì lý do“ổn định”, là ổn định cái nỗi gì! Lòng dân hết sức phẫn nộ. Phẫn nộ kẻ cướp đã đành, lại phẫn nộ kẻ hèn nhát tạo thuận lợi cho giặc.
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lèo lái và chủ trì, thì Hiến pháp là văn kiện cao nhất “sau cương lĩnh của Đảng”, thì ông Tổng Bí thư lại là người có vai trò tối cao với sự hưng vong của quốc gia. Ông mặc nhiên được phép đóng vai là người có “bàn tay sạch”, và thường là không chịu trách nhiệm về những thất bại cụ thể. Nhưng nếu cái cương lĩnh mơ hồ của Đảng mà sai, thì có lẽ đó là do “Chúa” chăng, và không ai được quyền nhắc tới? Ví dụ Hội nghị Thành Đô là cái gì, mà trở thành “Kinh Thánh” với 16 chữ được ví như vàng? Hay gần đây, cái “Tuyên bố chung” do chính ông Tổng Bí thư Trọng ký với Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, đã đem an ninh của quốc gia giao cho đối phương, chẳng khác chuyện Mỵ Châu vì yêu đương quá mùi mà đem “nỏ Thần” giao cho Trọng Thủy?
Tuyên bố chung tám điểm ký ngày 15. 10. 2011 tại Bắc Kinh có các dòng sau đây:“Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính, tư pháp; . . .tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.”. Vậy là không sót thứ gì trong lục phủ ngũ tạng được thực hiện hơn 3 năm qua, tính từ ngày ký, chứ đâu chỉ có mỗi cái nỏ Thần như chuyện Mỵ Châu?Trong khi Bắc Kinh đang tiến hành đủ trò khả ố, bất lương với nước ta, thì thử hỏi, đó là văn kiện gì? Là văn kiện hợp thức hóa cho kế hoạch thâm nhập toàn diện của Bắc Kinh vào an ninh nội địa Việt Nam? Thực chất là “ủng hộ” họ xâm nhập vào nước ta, chứ ta thì không thể bước qua biên giới họ. Chữ “lẫn nhau” sao đầy mờ ám và mê muội! Các cuộc biểu tình của nhân dân ở Vũng Áng, Đồng Nai… do đâu mà trở thành bạo động, manh động mà nhân dân, kể cả cái trời ơi “Việt Tân”, đều ngơ ngác khi bị lên án là thủ phạm? Không phải là kết quả của sự “ủng hộ lẫn nhau” đó sao? Cái “Thông cáo chung” ấy đã đến lúc cần phải đem ra “xử lý” được chưa? Khi lên chức Tổng Bí thư, ông tưởng đã đem về cho đất nước một văn kiện thành tích trang trọng, bỗng hóa thành nghiêm trọng! Nghiêm trọng hơn rất nhiều cái “thành tích ảo” mà ông nói là cần chấm dứt ngay, với Bộ trưởng Luận vừa rồi về nền giáo dục be bét.
Trong lúc tình hình dầu sôi lửa bỏng của cả nước, của khu vực và thế giới, ông im hơi đi vào cái “tổ thảo luận” của Quốc hội, luận thuyết với bậc đàn em về cái công thức rất rẻ tiền: “tín nhiệm cao-tín nhiệm-tín nhiệm thấp”, “không được tín nhiệm thì nghỉ”, rồi chừng như thỏa mãn – cái thỏa mãn của anh tiểu nông có lòng dạ nhỏ nhen của thời chưa có internet: “có khối anh sợ!”, tưởng tượng là ông đang mỉm cười hài lòng. Vui thật! Ngày xưa có những ông vua chỉ thích chơi gà chọi. Nhưng còn chính ông thì sao nhỉ? Nếu hỏi nhân dân thì biết ngay. Nếu hỏi Đảng trung ương, thì chịu thua, vì đó là chuyện riêng về ghế bàn của họ, không dính tới nhân dân, nhưng chuyện bàn về cái ghế lại cực kỳ quan trọng, vì nó liên quan đến vận mệnh Quốc gia, như cái ghế mà ông Tổng đang ngồi.
Hai trụ triều đình
Cũng cần nói qua về hai trụ triều đình kia cho có chút công bằng. Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng, theo ông nhà báo Kami nhận xét, là người không có lập trường. Hình tượng về ông là ngọn cỏ thơ mộng, gió chiều nào ta nghiêng theo chiều ấy, gió chưa mạnh ta lao xao ẻo lả đợi thời. Về ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tuy chức cao nhưng thích làm chuyện thâm thấp, ông muốn nép mình trong bụi mận gai. Là Chủ tịch nước, nhưng ông chỉ thích nói chuyện với một số cử tri quen quen của mấy phường ở Quận 1, nơi mà ông có tư cách là dân biểu. Nói ở chỗ không xứng tầm xem như không nói. Ông giấu mất cái chức Chủ tịch nước của mình. Nhớ ngày nào ông rất hăng hái, tích cực đăng đàn, hô hào nhân dân bắt sâu với tất cả quyết tâm hằn học. Nhưng nếu có dịp êm ả, ông cũng thỏ thẻ như kiểu thân tình, như mới đây, trong dịp tiếp Tân Đại sứ Trung quốc Hồng Tiểu Dũng, 19. 5.2014, ông nói với họ:“phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước”. Họ đã “đóng góp” hết sức thiết thực đấy thôi, ở giàn khoan, trong đất liền như vụ Vũng Áng, Đồng Nai, và các thứ công trình kéo dài nham nhở. Cầu nối to không tới đâu, bây giờ mong cái cầu nối nhỏ, lại tiếp tục bài ca “hữu nghị, hợp tác toàn diện”! Nhẫn nại lặp lại dòng chữ rất ê chề này, đã tỏ rõ là ông có đức kiên trì chịu đựng trước họa xâm lăng. Kẻ lớn không mắng xéo được thằng nhỏ Tiểu Dũng ấy lấy một lời, nói xuôi xị như nước đổ lá môn, nhược bằng chẳng nói câu nào còn hơn!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong tình thế nội bộ bất nhất và bạc nhược như thế, chỉ riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dũng cảm bức phá và bước lên phía trước, với những tuyên bố chống xâm lược, đưa ra nhiều phát biểu phù hợp với yêu cầu củng cố sức mạnh dân chủ của nhân dân, tạo khí thế cho toàn dân chống xâm lược. Lời tuyên bố của ông có tính thống nhất, và duy nhất (trong nội bộ), xuyên suốt từ mấy năm nay,với lập trường kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, chống bành trướng xâm lược, chủ trương dân chủ hóa thể chế, và có đường lối đối ngoại phù hợp xu hướng thời đại, đã được sự đồng tình ngày càng rộng lớn của nhân dân. Ông là người đầu tiên lên tiếng tại Quốc hội, khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, là người đầu tiên đề xuất Quốc hội làm luật biểu tình, là người đưa ra thông điệp tại Hội nghị Shangri-La làm rõ lập trường đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới, là thông điệp đầu năm bộc lộ tư tưởng dân chủ hóa việc nội trị, là tuyên bố tại Philippines về lập trường chống bành trướng, cùng thế giới bảo vệ Biển Đông, là những phát biểu minh bạch khẳng khái trước những quan điểm lưng chừng trong nội bộ lãnh đạo mang màu sắc ôn hòa giả hiệu đầy nguy hiểm trước các sách lược tấn công của Bắc Kinh. Ông đang trở thành chỗ dựa của nhân dân, và là một điểm tin cậy trong liên minh các nước bảo vệ Biển Đông.
Nhưng bản thân ông còn mang một vệt mờ, và dường như đã phai, trong nhân dân về những sai lầm kinh tế của những năm qua, dù còn để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tất nhiên nó sẽ ám ảnh ông cho đến ngày mai, nhưng ai cũng biết, ông phải điều hành một chính phủ dưới sự chi phối tòan diện của bộ máy Đảng, từ trung ương đến địa phương.
Và cũng dường như có một số người rất quan tâm đến khuyết điểm này để khoét sâu và đả kích, tất nhiên là có nhiều lý do, vì lý do cái ghế ngồi chẳng hạng, song lý do lớn nhất là nương theo chiều tác động của Bắc Kinh muốn triệt hạ ông Dũng – vì ông ấy chống đại cục của họ rõ ràng nhất. Giờ đây, từ “hữu nghị” bộc lộ chiều sâu xấu xa nhuộm đầy máu của nó. “Hữu nghị” của Bắc Kinh là vì mục tiêu Việt Nam. “Hữu nghị” của Việt Nam (một số ai đó) là vì mục tiêu “cái ghế”, tức là muốn kiếm cái ghế dưới bóng râm “hữu nghị”. Nhưng cần cái ghế để mà chống Bắc Kinh, thì cái ghế đó không thể đến từ “hữu nghị viển vông”, mà phải đến từ nhân dân với tinh thần quyết chống trả đối phương. Với ý nghĩa này, toàn dân sẽ thành một sức mạnh ủng hộ người dám bước lên phía trước theo hướng này. Nhiều người cho rằng nên cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 891. Nhờ nó mà soi rõ mặt nhau. Nhờ nó mà từ đây – không phải thêm một lần nào nữa, cho dù với người mê man nhất – cũng không còn ảo tưởng về cái “hữu nghị” khốn cùng của hơn nửa thế kỷ qua, dưới các cụm từ “Xã hội chủ nghĩa anh em”, “cùng là Đảng Cộng sản”, “môi hở răng lạnh” của một tình trạng hàm ếch nặng nề.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nên theo gương Thái hậu Dương Vân Nga: Trao ghế Tổng Bí Thư cho người khác.
Với bản chất hiền lành và ưa mơ mộng xa vời về chủ nghĩa xã hội, có lẽ ông là người ít tham vọng, lại trong sáng và giản dị, như ông từng “cưỡi xe đạp” đi thăm bạn, như ông đã từng tin theo một cách hoang tưởng, vào tình hữu nghị tốt đẹp chân phương Việt – Trung, Nay bầu trời đã hoàn toàn khác. Chúng ranh mãnh một cách phũ phàng với tấm lòng chân thực của ông. Đại-cục-xã-hội-chủ-nghĩa-anh-em đã tan tành, vỡ vụn thành những đống ba dớ không còn dùng mót được việc gì. Phải chủ động xé bỏ cái văn kiện “Hội nghị Thành Đô” thôi. Còn cái “Thông cáo chung” mà ông ký kết thì chúng đã giày nát dưới chân rồi. Thế thì ông làm Tổng Bí thư với cái nghĩa gì đây? Với ai đây? Xin nói rõ: không có nhân dân! Vì không một ai muốn đi theo ông trên con đường viễn mơ sự hoàn thiện ở cuối thế kỷ. Không đa đoan nên không ứng phó nổi với tình thế, từ nay đến hết nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông, là thời gian chết của dân tộc. Cả đất nước căng thẳng hằng ngày hằng giờ, và toàn diện. Bắc Kinh đang tiến công ta trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, ngoại giao, tình báo, tư tưởng, văn hóa, thực phẩm, từ trong đất liền, tới ngoài biển đảo, với quy mô khu vực và thế giới…
Với vai trò cao nhất đang giữ, ông tỏ rõ là kẻ vô tích sự!
Còn hơn thế nữa, ông là đại biểu của một thế lực đang bế tắc về mọi phương diện, từ lý thuyết đến hành động, từ động tác đến lời nói, có tác dụng là vật cản của dân tộc đang quyết sống chết, thoát vòng vây của Bắc Kinh.
Điều dũng cảm nhất và cao cả nhất ông có thể làm, là trao quyền Tổng Bí thư cho người khác. Trước mắt, không ai khác hơn là ông Nguyễn Tấn Dũng, làm Tổng chỉ huy lâm thời cho giai đoạn chuyển mình của đất nước để thoát khỏi quỹ đạo của Đại Hán Bắc Kinh.
Lời tuyên bố của ông công khai trên truyền thông với ý nghĩa là, vì cuộc chiến đấu giành độc lập cho đất nước và bảo vệ hòa bình cho Biển Đông, ông sẵn sàng hy sinh vai trò và chức vụ đang nắm giữ, để cho cuộc đấu tranh được mạnh mẽ và hiệu quả hơn, và lá phiếu của ông sẽ tạo được đa số trong Bộ Chính trị. Cuộc chuyển giao quyền lực được thực hiện êm ả là phù hợp tình hình hiện nay.
Làm được điều này có ba điều lợi lớn sau đây:
1) Về bản thân. Toàn dân sẽ hoan nghênh ông, vì đất nước chấm dứt được tình trạng trì trệ, trì kéo, lếtbết của cỗ xe tứ mã không biết chạy về đâu. Ông tự thắng mình bằng cái tâm cao cả (Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường). Hành độngnày của ông là lời hiệu triệu vô cùng giá trị với toàn dân. Ông ngang bậc thánh nhân là có thể.
2) Về Đảng. Do ông mở đầu cho một quyết tâm chống giặc cướp, cũng là mở đầu cho cuộc chấn hưng đạo đức bằng chính sự làm gương của bản thân mình, nó sẽ đem lại tác động rộng lớn trong bộ máy cầm quyền của Đảng ông. Từ đó, văn hóa từ chức sẽ phát triển. Sự tự trọng và tôn trọng nhân cách sẽ từng bước hình thành một thứ văn hóa đích thực. Nhân dân Nhật, Hàn làm được, nhân dân Việt Nam dần dần cũng làm được. Bộ máy Đảng các ông sẽ từ từ đẩy lùi cái văn hóa thô lậu của mua bán chức quyền trong Đảng đang phát triển hà rầm bấy lâu nay, nó vượt xa cái hệ giá trị của sáng kiến kỳ bí màu mè, là “lấy phiếu tín nhiệm” theo cách may rủi có vẻ cờ bạc. Nói thật về một thực tế, hiện nay nhân dân không hề “kính trọng” các quan chức chút nào, mà chỉ có sợ về bạo lực và các thủ đoạn khác của kẻ cầm quyền. Nhưng hà tất phải đòi hỏi kính trọng? Bình đẳng và tôn trọng nhân cách, tôn trọng luật pháp là đủ. Đảng từng bước chuyển hóa theo nền văn hóa nhân bản, từ bỏ con đường nguy hiểm do Đảng Cộng sản Trung Quốc cài đặt và tẩm hóa chất, để hướng về một xã hội bình đẳng, dân chủ và một nhà nước pháp quyền – nó vốn là những thành tựu trên con đường trải nghiệm của nhân loại.
3)Về Tổ quốc. Nếu trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có khuôn mặt mà Bắc Kinh “yên tâm”, thì nay đương nhiên là họ sẽ vô cùng thất vọng. Không nhắc đến lịch sử xa xưa, chỉ nói đến những thế hệ Cộng sản. Đã có một Tổng Bí thư Lê Duẩn từng đốp chát thẳng với Mao Trạch Đông, hay vỗ mặt Đặng Tiểu Bình qua trận chiến 1979, thì cũng có một Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tính sai nước cờ mà thảm bại ở Thành Đô (thua về trí), một Tổng Bí thư Nông Đức Manh lỡ cúi gập người gần 90 độ trước cái uy phong của Hồ Cẩm Đào (thua về khí), mà thực hành chăm chỉ 16 chữ vàng cho đến lúc hưu, làm cho nhân dân vừa xấu hổ vừa tức giận, thì tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị Hồ Cẩm Ðào gài bằng cái bẫy “thông cáo chung” quá tử tế, để sau đó cho đàn em Tập ra đòn. Đau là cái đau chung của non nước, nhục là nỗi nhục chung của dân tộc, chẳng phải của riêng ai. Cái hưng vong của tổ quốc thì lịch sử phải ghi thẳng thắn. Chúng ta trả đòn thù bằng cách sửa mình để vươn lên chân chính. Lịch sử Việt Nam không hẹp hòi với tấm tình của Mỵ Châu, nhưng ghi lại một điển hình nông nổi như một bài học. Lại có một tấm gương Dương Vân Nga lộng lẫy ít nơi nào có. Ta cũng có một Tổng Bí thư Trường Chinh biết sửa sai cuối đời, đặt nền tảng cho một sự chuyển hướng căn cơ.
Thế giới sẽ đón nhận tin vui khi nghe ông Tổng Bí thư trao Vương miện. Tập Cận Bình thì rất lo âu vì thế cờ đã xoay hướng. Giá trị hành vi này của ông như sự “bấm nút” của thời đại vũ khí nguyên tử.
Gỡ nhục cho mình, tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác, như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm! Đất nước sẽ phát triển, Biển Đông sẽ bình yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể được tôn vinh về nhân cách.
Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì! Cái vinh quang chân chính sao không nắm lấy?
“Ông đứng làm chi đấy, hỡi ông?
Trơ trơ như đá, “lẳng” như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”
(Nguyễn Khuyến)
Đây chỉ là bài thơ vịnh một ông “phỗng” bằng đá./.
12-6-2014
H. Đ.N.
Tác giả gửi BVN
Thoát Trung” và “Thoát Cộng” – Nhu cầu cấp bách của Việt Nam ngày nay
Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới. Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều nhà trí thức và các đoàn thể thảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối tượng Trung Hoa và Cộng sản mang ý nghĩa ra sao? Tại sao phải thoát? Phải bắt đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục trong diễn trình này là gì?
Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. Mời quý vị cùng nghe.
(Audio PV nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai)
************
- Trần Quang Thành: Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, vấn đề thoát Trung hiện nay đang được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước, ông có bình luận gì về vấn đề này?
- Nguyễn Khắc Mai: Đây là vấn đề lớn mà cũng cấp thiết lại có ý nghĩa chiến lược đối với dân, với nước cho nên mọi người nên quan tâm và tìm mọi cách thực hiện.
Tôi cũng đánh giá rất cao cuộc trao đổi vừa rồi của một số nhà nghiên cứu Chu Hảo, Trần Ngọc Vương, Giáp Văn Dương, Đinh Hoàng Thắng, Vy Khải, v.v.Có nhiều ý kiến khác nhau không phải chống nhau nhưng nhiều ý kiến phong phú về vấn đề này, anh thì nghĩ như thế nào?
- TQT: Tôi rất hoan nghênh những nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vận mệnh của đất nước và có ý kiến về vấn đề thoát Trung.Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai muốn thoát Trung chúng ta phải làm những việc gì?
- NKM: Có mấy ý kiến đặc biệt là về sự cần thiết phải thoát Trung. Mình xác định là thoát Trung thì không phải là bài Hoa cũng không phải là bài văn hóa Trung Hoa, điều đó là vô nghĩa. Hai nữa thoát Trung là dứt bỏ hẳn không có quan hệ gì nữa thì cũng không phải là vậy.
Chúng ta quan hệ với Trung Hoa trên một tư cách hết sức bình đẳng, đàng hoàng và cái chính là thoát khỏi cái sự ràng buộc của một cái vòng kim cô mà họ đến áp đặt cho mình. Trước hết là về chính trị không thể trở thành một nhà nước đánh đu theo họ, phụ họa theo họ, làm theo lợi ích của họ. Bởi họ luôn muốn giữ mình, giữ cái đảng cộng sản Việt Nam, giữ cái nhà nước Việt Nam này trong cái vòng kiềm tỏa của họ. Chẳng qua là họ lợi dụng thôi và họ đã lợi dụng được do sự yếu kém của mình về sự hiểu biết, về tinh thần về khí phách mình yếu nên họ lợi dụng được. Hai nữa là người ta đã đặt vấn đề sự tồn vong của một chính đảng với cái tồn vong của dân tộc nó khinh trọng khác nhau nên nó quá đề cao cái việc nếu không bám vào Trung Hoa thì vị thế của cái đảng cộng sản nó hỏng, nó mất đi, điều đó không đúng. Vị thế của chính đảng nó nằm trong việc anh phục vụ dân tộc anh nhân dân anh như thế nào, họ nghĩ quẩn nghĩ nhầm, nghĩ rất thấp.
Bấy giờ tại hội nghị Thành Đô ngay những người tử tế đàng hoàng như Nguyễn Cơ Thạch và những anh em mà tôi biết. Tôi cũng có những bạn bè ở trong ngành ngoại giao lúc bấy giờ, về sau họ có nói với tôi đấy là sự mở đầu cho một thời kỳ Bắc thuộc mới và họ cay đắng lắm. Thế nghĩa là trong cái đất nước này không phải ai cũng đồng tình với những luận điểm như vậy, bám lấy Trung Hoa để giữ gìn một cái chế độ là không đúng. Quan trọng nhất là có cái chế độ cho nó tử tế, nó đàng hoàng để phục hưng dân tộc để phát triển đất nước. Kể từ khi bám lấy Trung Quốc thì rõ ràng là mình thua thiệt nhiều, cái gì cũng thua thiệt cả. Từ nhiều năm nay tôi đã suy nghĩ về cái mà tôi gọi là “hiệu ứng bóng đè”. Tôi lấy tên của tác phẩm văn học “Bóng đè” để nói về cái hiệu ứng này. Hiệu ứng này nó lớn lắm, nguy hiểm lắm như một cái bóng lớn nó đè lên thân phận của dân tộc mình trên mọi phương diện: chính trị, văn hóa, ngoại giao… Nguy cơ rất lớn.
Điều tôi rất suy nghĩ là cái mộc mạc mà cha ông mình trao gửi từ hồi vua Hùng đã có câu chuyện là muốn thoát khỏi cái bóng đè này tức thoát khỏi cái xâm lăng đô hộ của họ thì mình phải lớn, lớn nhanh, lớn như thổi thì mình mới thoát được. Hiện nay bài học lớn từ thời vua Hùng đặt ra là mình phải lớn nhanh về thể chế, về chính trị để tạo nên một sức mạnh mới của dân tộc, tự chủ, tự cường, độc lập để giúp cho mình có cơ hội hợp tác liên kết với tất cả các dân tộc tiến bộ văn minh trên thế giới, để giúp cho nội lực Việt Nam phát triển. Cái bóng đè này nó không bao giờ muốn cho Việt Nam lớn lên, mạnh lên.Nó kìm hãm lại và những chính sách như vậy thật là ngu ngốc và nó chả có ích lợi gì cho dân tộc. Lớn nhanh lên về chính trị tức là sự đổi mới thể chế phải mạnh hơn nữa.Không phải là để giữ quyền lực cho nhóm này hay nhóm kia mà vấn đề là để cho dân tộc này nó trưởng thành nhanh có sức mạnh mới để đối phó với mối nguy hiểm từ bên ngoài và có nội lực để phát triển. Phải lớn nhanh về kinh tế, một chu kỳ 30 năm thì một dân tộc từ lạc hậu, nhờ công nghệ tin học, nhờ những phát triển mới của khoa học của kinh tế của công nghiệp mà một dân tộc từ chỗ kém cỏi và lạc hậu trong vòng 30 năm có thể xây dựng xong hạ tầng cơ sở về kinh tế.Họ xây dựng xong hạ tầng giao thông, họ xây dựng xong hạ tầng của giáo dục.Tạo ra một nền giáo dục, một nền khoa học tiên tiến mạnh mẽ. Họ tạo ra một cơ sở hạ tầng cái mà người ta gọi là vốn xã hội.Chất lượng của con người, chất lượng của xã hội đổi mới trong đó có nhân cách của con người và nhân cách của dân tộc ấy nó cao thượng hẳn lên, nó tốt đẹp hẳn lên. Người ta chỉ cần trong vòng 30 năm thì họ phát triển được, nhưng chúng ta cũng có 30 năm, từ 1986 đến nay là 28 năm thì chúng ta chưa tạo dựng được ra những hạ tầng như vậy, giờ cũng vẫn còn tiếp tục loay hoay… Hạ tầng cơ sở vật chất, đường xá giao thông liên lạc cũng chưa được, đường sắt vẫn sử dụng của thời Pháp thuộc, còn hạ tầng đặc biệt về giáo dục về khoa học thì ta không làm tốt được. Trong khi đó Hàn quốc họ cho ta cái số liệu chi tiêu về đầu tư thấp hơn chúng ta.Ta chi tiêu 2 mà không xong, họ chi tiêu 1 mà họ đã hoàn thành, hoàn chỉnh được mọi chuyện. Bây giờ họ trở nên một dân tộc tiến bộ, một nền văn hóa, kinh tế tầm cỡ trên thế giới. Chúng ta chậm trễ như thế nên chúng ta tiếp tục phải đánh đu và ngày càng lộ rõ. Điều này rất nguy hiểm nên phải thoát ra để tiếp nhận năng lực của nhân loại tiến bộ và làm cho nhanh chóng sự trưởng thành phát triển của xã hội Việt Nam. Từ đó nỗ lực của Việt Nam tăng trưởng để có thể đối phó với những âm mưu ví dụ như chúng ta đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng từ chủ nghĩa bá quyền đại Hán của Trung Hoa. Hiện nay, họ đang hưng phát, họ không tuân theo cái phát triển hòa bình đâu. Phát triển hòa bình là cái trò lừa đảo.Người Trung hoa có mặt tốt là họ để lại một nền văn minh rất lớn nhưng họ cũng có mặt xấu là tráo trở, xỏ lá gian xảo rất lớn. Mình đang đứng trước một tình hình là một Trung Hoa khi phát triển thì rất nhiều biểu hiện của lối hành xử như chủ nghĩa đế quốc. Tức là cũng muốn vẽ lại bản đồ địa chính trị. Ngay cả như Nga cũng đang đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ… tưởng là nó tử tế nhưng không phải. Nó vẫn tiếp tục cái con đường kiểu chủ nghĩa đế quốc, cũng đòi vẽ lại bản đồ địa chính trị. Ucraine là rõ ràng nhất để mà thấy nước Nga vẫn còn trong một tâm thức Đại Nga lạc hậu, mà phía bên này là tâm thức Đại Hán lạc hậu và đấy là rất nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam và cho khu vực cho nên là phải thoát thôi chả có cách nào khác.Nhưng mà muốn thoát thì không phải một sớm, một hôm. Phải nhận thức tại sao ta bị kìm hãm trong một thế yếu kém kéo dài, phải nhìn ra. Giới tinh hoa tức giới trí thức phải tỉnh, phải biết, phải phân tích. Việt Nam có một cái kỳ lạ 50 năm nay có việc gì thì người ta nghĩ phải có một cái nghị quyết của Đảng thì mới làm được. Các nước văn minh tiên tiến thì họ không làm như vậy. Bất cứ việc gì của dân tộc họ, của xã hội họ thì việc đầu tiên là của giới trí thức phải phân tích, phải nghiền ngẫm, phải đối chiếu hai ba phương diện, hai ba phương án và cuối cùng mới đem lại kiến thức cho đám chính trị họ lựa chọn. Nhưng mình lại làm ngược lại, đem cái tư tưởng hẹp hòi thiển cận, thậm chí rất xấu của cái nhóm chính trị để áp đặt vào trong xã hội. Như thế xã hội mình không phát triển được. Nên giới trí thức phải hành động, phải nghiên cứu vì đây là vấn đề cấp bách, vấn đề lớn của đất nước. Kinh tế phải quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc. Chính trị quan hệ với họ nhưthế nào để không bị lệ thuộc. Văn hóa quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc và đặc biệt là chính sách đối ngoại của mình như thế nào để không bị cầm tù, không bị lệ thuộc. Nó ép mình, bắt mình là phải chơi với anh này, chơi với anh kia, không được chơi với người nọ không được chơi với người kia hết sức vô lý.Đấy là vấn đề mà giới trí thức phải hành động và vừa rồi cái hội thảo thoát Trung là một việc làm đầu tiên thôi chứ còn phải tiếp tục phân tích, suy nghĩ, tạo ra một nhận thức xã hội, một dư luận xã hội mới thì mới mong là chúng ta sẽ thoát khỏi cái vòng kim cô bá quyền Đại Hán. Cho nên cái ông Nguyễn Tấn Dũng nói gì thì nói ông đặt ra những cái vấn đề rất hay “đừng đánh đổi chủ quyền lấy một cái hữu nghị viển vông lệ thuộc” thế thì tội gì mà mình không làm. Thế nhưng tôi biết là trong cái lãnh đạo họ không đồng tình với nhau đâu. Nó có nhiều phe phái lắm cho nên thoát cái lệ thuộc này không phải là đơn giản cho nên là nhân dân phải hành động vượt qua tất cả cái lạc hậu trì trệ, thậm chí cả những cái phản động đang còn tồn tại trong nội tại xã hội của Việt Nam hiện nay. Nhân dân phải vượt lên vượt qua những vấn đề này để khẳng định mình.
- TQT:Theo ông thì có những trở lực nào cản trở việc thoát Trung?
- NKM: Cái lớn nhất hiện nay là đường lối chính trị của cái Đảng cộng sản Việt Nam. Là cái cản trở trước.Kể cả những người, người ta yêu nước, người ta nhìn thấy những mối nguy hiểm của Trung Hoa rất sớm, cả giới trẻ thì cũng bắt bớ họ, lên án họ, thậm chí định đưa ra xử cái việc là tại sao lại phê phán Trung Hoa, ví dụ như vụ xử cô Phương Uyên. Đấy là giới trẻ nó nhìn rất là sáng tỏ, nó rất là nhạy cảm nó nêu lên. Thế mà anh không thấy được vấn đề anh lạc hậu hơn nó anh bị những cái chi phối mà do tâm thức lạc hậu của anh, do có thể có sự ràng buộc về tiền tài, về gái gú nên anh không nhìn thấy, anh bị những lợi ích vật chất đê hèn như thế mà anh không trở thành một cái nhân cách cao thượng để nhìn thấy sáng tỏ vấn đề. Thế thì đáng lẽ những trường hợp ấy thì anh phải phát triển lên anh phải nuôi dưỡng nó, nuôi dưỡng những ý nghĩ tiên tiến tiến bộ, anh để cho nhân dân trao đổi trò chuyện với nhau nhiều ý kiến khác nhau làm sáng tỏ vấn đề. Mãi đến khi nó dồn anh vào chân tường tức là nó đem đặt dàn khoan vào ngay trước lỗ mũi của anh, nhân dân quyết định thì anh mới đi theo. Đấy là cái lạc hậu của anh, lạc hậu của kẻ cầm quyền. Cho nên vấn đề lớn nhất là những người cầm quyền phải thức tỉnh nếu họ muốn xứng đáng là bộ phận điều khiển chỉ huy quản lý đất nước, xa hội.Dứt khoát họ phải nghe theo dân để có đời sống tử tế và có sự phục vụ… có giá trị, còn nếu không thì gương của Lê Chiêu Thống đấy, gương của Trần Ích Tắc đấy. Rất là nhiều tấm gương trong lịch sử để lại là trước sự nguy khốn, uy hiếp của Trung Hoa thì trong nội bộ luôn luôn nảy sinh những kẻ Việt gian phản động, bây giờ phải khắc phục cái này.
- TQT:Dư luận xã hội nói rằng “muốn thoát Trung trước hết chúng ta phải “thoát Cộng”, ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
- NKM: Thực ra là cái chủ nghĩa cộng sản nó tỏ ra là một cái sự hổ lốn, hồ đồ. Cho nên thoát Cộng có nghĩa là thoát khỏi một cái tư tưởng hổ lốn, hồ đồ và lạc hậu chả có gì khác. Anh bám víu vào một số cái ý tưởng mơ hồ, không tưởng không ra không tưởng, ảo tưởng không ra ảo tưởng và anh đã nhận thức được là trăm năm nữa không có nó đâu nhưng mà anh vẫn bám theo. Thế thì vấn đề là phải từ bỏ ngay cái mà tôi gọi là mô hình Xô viết, mô hình chính trị toàn trị sao chép của Liên xô cũ. Mình bị Nga rồi Tàu nó lôi sang, Mạc Tư Khoa nó lôi sang Bắc kinh mà hiện nay thì nó vẫn lôi sang để nó đào tạo đấy. Đào tạo từ anh lính cho đến những anh cán bộ chính trị tuyên huấn tuyên hiếc. Nó lôi sang nó đào tạo. Mình phải thấy rõ cái điều này là mình đang có nhận thức hồ đồ về một cái thứ chủ nghĩa mà không đâu vào đâu cả và đang thấy đấy ông Trọng nói trăm nữa không có chủ nghĩa xã hội đâu! Nhưng mà ta vẫn đánh đu theo như thế để làm gì? Mà rõ ràng cái đường lối này nó không phát triển đối với dân tộc. Cho nên là phải đổi mới, tôi nghĩ là phải đổi mới một cách quyết liệt. Ngay trong lãnh đạo hiện nay cũng có người đã nhận thức ra vấn đề này đấy. Nhưng mà họ đặt ra một cách đang còn dè dặt chưa dám phát động nhân dân suy nghĩ, nghiền ngẫm theo cách ấy, chẳng hạn như ông Dũng ông nêu là phải đổi mới, phải cải cách thể chế. Cải cách thể chế nghĩa là gì, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa… và phải để cho giới trí thức bàn luận rõ cái này. Cho nên là nói là muốn thoát Trung nhưng thực chất vấn đề là thoát cái việc hồ đồ hủ lậu hiện nay… Cách đây mấy năm thì tôi đang biểu hiện về chữ Việt có nghĩa như là sự thăng hoa siêu việt lên, vượt khỏi cái hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, vượt khỏi cái đối thủ gây cho mình cái cản trở cái khó khăn, gây cho mình cái lạc hậu, đặc biệt là phải thoát để vươn lên siêu việt, vượt lên chính mình để có nhân cách mới. Nhân cách của từng người và nhân cách của cái dân tộc này, trí tuệ sáng suốt, đàng hoàng làm chủ để phát triển…
Mà cái ông Hồ không biết vì thế nào mà ông cũng có một cái cảm nhận cũng là nhạy cảm, trong di chúc ông nói rằng phải có một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.Càng ngày càng thấy hư hỏng, càng ngày càng thấy cũ kỹ. Thế thì phải hiểu sao về những cái này? Cho nên tôi nghĩ là chưa bao giờ mà ý nghĩa của cái chữ Việt cần phải nghiền ngẫm suy nghĩ để mình có thể chọn lựa thái độ, cách ứng xử, đặc biệt là tìm những con đường mới, tìm những giá trị mới tìm những năng lực mới cho từng người cũng như cho từng cộng đồng dân tộc cho từng cái chính đảng cũng như là cho cái bộ máy nhà nước. Tôi có viết một bài gọi là Việt Nam hậu HD981. Trong đó tôi nói rõ là sau cái giàn khoan, sau cái ngày 02/05/2014 dân tộc này đã phải sống khác trước.Không đổi mới nhanh, không vượt lên nhanh thì chúng ta sẽ càng ngày càng thua thiệt cho nên thoát Trung chính là vấn đề làm sao cho Việt Nam thăng hoa, Việt Nam siêu việt lên một giai đoạn mới, một sự phát triển mới, tôi cũng xin mạo muội đưa ý kiến như thế.
- TQT: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
T.Q.T. – N.K.M.
Các tác giả gửi cho BVN
Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới. Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều nhà trí thức và các đoàn thể thảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối tượng Trung Hoa và Cộng sản mang ý nghĩa ra sao? Tại sao phải thoát? Phải bắt đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục trong diễn trình này là gì?
Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. Mời quý vị cùng nghe.
(Audio PV nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai)
************
- Trần Quang Thành: Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, vấn đề thoát Trung hiện nay đang được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước, ông có bình luận gì về vấn đề này?
- Nguyễn Khắc Mai: Đây là vấn đề lớn mà cũng cấp thiết lại có ý nghĩa chiến lược đối với dân, với nước cho nên mọi người nên quan tâm và tìm mọi cách thực hiện.
Tôi cũng đánh giá rất cao cuộc trao đổi vừa rồi của một số nhà nghiên cứu Chu Hảo, Trần Ngọc Vương, Giáp Văn Dương, Đinh Hoàng Thắng, Vy Khải, v.v.Có nhiều ý kiến khác nhau không phải chống nhau nhưng nhiều ý kiến phong phú về vấn đề này, anh thì nghĩ như thế nào?
- TQT: Tôi rất hoan nghênh những nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vận mệnh của đất nước và có ý kiến về vấn đề thoát Trung.Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai muốn thoát Trung chúng ta phải làm những việc gì?
- NKM: Có mấy ý kiến đặc biệt là về sự cần thiết phải thoát Trung. Mình xác định là thoát Trung thì không phải là bài Hoa cũng không phải là bài văn hóa Trung Hoa, điều đó là vô nghĩa. Hai nữa thoát Trung là dứt bỏ hẳn không có quan hệ gì nữa thì cũng không phải là vậy.
Chúng ta quan hệ với Trung Hoa trên một tư cách hết sức bình đẳng, đàng hoàng và cái chính là thoát khỏi cái sự ràng buộc của một cái vòng kim cô mà họ đến áp đặt cho mình. Trước hết là về chính trị không thể trở thành một nhà nước đánh đu theo họ, phụ họa theo họ, làm theo lợi ích của họ. Bởi họ luôn muốn giữ mình, giữ cái đảng cộng sản Việt Nam, giữ cái nhà nước Việt Nam này trong cái vòng kiềm tỏa của họ. Chẳng qua là họ lợi dụng thôi và họ đã lợi dụng được do sự yếu kém của mình về sự hiểu biết, về tinh thần về khí phách mình yếu nên họ lợi dụng được. Hai nữa là người ta đã đặt vấn đề sự tồn vong của một chính đảng với cái tồn vong của dân tộc nó khinh trọng khác nhau nên nó quá đề cao cái việc nếu không bám vào Trung Hoa thì vị thế của cái đảng cộng sản nó hỏng, nó mất đi, điều đó không đúng. Vị thế của chính đảng nó nằm trong việc anh phục vụ dân tộc anh nhân dân anh như thế nào, họ nghĩ quẩn nghĩ nhầm, nghĩ rất thấp.
Bấy giờ tại hội nghị Thành Đô ngay những người tử tế đàng hoàng như Nguyễn Cơ Thạch và những anh em mà tôi biết. Tôi cũng có những bạn bè ở trong ngành ngoại giao lúc bấy giờ, về sau họ có nói với tôi đấy là sự mở đầu cho một thời kỳ Bắc thuộc mới và họ cay đắng lắm. Thế nghĩa là trong cái đất nước này không phải ai cũng đồng tình với những luận điểm như vậy, bám lấy Trung Hoa để giữ gìn một cái chế độ là không đúng. Quan trọng nhất là có cái chế độ cho nó tử tế, nó đàng hoàng để phục hưng dân tộc để phát triển đất nước. Kể từ khi bám lấy Trung Quốc thì rõ ràng là mình thua thiệt nhiều, cái gì cũng thua thiệt cả. Từ nhiều năm nay tôi đã suy nghĩ về cái mà tôi gọi là “hiệu ứng bóng đè”. Tôi lấy tên của tác phẩm văn học “Bóng đè” để nói về cái hiệu ứng này. Hiệu ứng này nó lớn lắm, nguy hiểm lắm như một cái bóng lớn nó đè lên thân phận của dân tộc mình trên mọi phương diện: chính trị, văn hóa, ngoại giao… Nguy cơ rất lớn.
Điều tôi rất suy nghĩ là cái mộc mạc mà cha ông mình trao gửi từ hồi vua Hùng đã có câu chuyện là muốn thoát khỏi cái bóng đè này tức thoát khỏi cái xâm lăng đô hộ của họ thì mình phải lớn, lớn nhanh, lớn như thổi thì mình mới thoát được. Hiện nay bài học lớn từ thời vua Hùng đặt ra là mình phải lớn nhanh về thể chế, về chính trị để tạo nên một sức mạnh mới của dân tộc, tự chủ, tự cường, độc lập để giúp cho mình có cơ hội hợp tác liên kết với tất cả các dân tộc tiến bộ văn minh trên thế giới, để giúp cho nội lực Việt Nam phát triển. Cái bóng đè này nó không bao giờ muốn cho Việt Nam lớn lên, mạnh lên.Nó kìm hãm lại và những chính sách như vậy thật là ngu ngốc và nó chả có ích lợi gì cho dân tộc. Lớn nhanh lên về chính trị tức là sự đổi mới thể chế phải mạnh hơn nữa.Không phải là để giữ quyền lực cho nhóm này hay nhóm kia mà vấn đề là để cho dân tộc này nó trưởng thành nhanh có sức mạnh mới để đối phó với mối nguy hiểm từ bên ngoài và có nội lực để phát triển. Phải lớn nhanh về kinh tế, một chu kỳ 30 năm thì một dân tộc từ lạc hậu, nhờ công nghệ tin học, nhờ những phát triển mới của khoa học của kinh tế của công nghiệp mà một dân tộc từ chỗ kém cỏi và lạc hậu trong vòng 30 năm có thể xây dựng xong hạ tầng cơ sở về kinh tế.Họ xây dựng xong hạ tầng giao thông, họ xây dựng xong hạ tầng của giáo dục.Tạo ra một nền giáo dục, một nền khoa học tiên tiến mạnh mẽ. Họ tạo ra một cơ sở hạ tầng cái mà người ta gọi là vốn xã hội.Chất lượng của con người, chất lượng của xã hội đổi mới trong đó có nhân cách của con người và nhân cách của dân tộc ấy nó cao thượng hẳn lên, nó tốt đẹp hẳn lên. Người ta chỉ cần trong vòng 30 năm thì họ phát triển được, nhưng chúng ta cũng có 30 năm, từ 1986 đến nay là 28 năm thì chúng ta chưa tạo dựng được ra những hạ tầng như vậy, giờ cũng vẫn còn tiếp tục loay hoay… Hạ tầng cơ sở vật chất, đường xá giao thông liên lạc cũng chưa được, đường sắt vẫn sử dụng của thời Pháp thuộc, còn hạ tầng đặc biệt về giáo dục về khoa học thì ta không làm tốt được. Trong khi đó Hàn quốc họ cho ta cái số liệu chi tiêu về đầu tư thấp hơn chúng ta.Ta chi tiêu 2 mà không xong, họ chi tiêu 1 mà họ đã hoàn thành, hoàn chỉnh được mọi chuyện. Bây giờ họ trở nên một dân tộc tiến bộ, một nền văn hóa, kinh tế tầm cỡ trên thế giới. Chúng ta chậm trễ như thế nên chúng ta tiếp tục phải đánh đu và ngày càng lộ rõ. Điều này rất nguy hiểm nên phải thoát ra để tiếp nhận năng lực của nhân loại tiến bộ và làm cho nhanh chóng sự trưởng thành phát triển của xã hội Việt Nam. Từ đó nỗ lực của Việt Nam tăng trưởng để có thể đối phó với những âm mưu ví dụ như chúng ta đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng từ chủ nghĩa bá quyền đại Hán của Trung Hoa. Hiện nay, họ đang hưng phát, họ không tuân theo cái phát triển hòa bình đâu. Phát triển hòa bình là cái trò lừa đảo.Người Trung hoa có mặt tốt là họ để lại một nền văn minh rất lớn nhưng họ cũng có mặt xấu là tráo trở, xỏ lá gian xảo rất lớn. Mình đang đứng trước một tình hình là một Trung Hoa khi phát triển thì rất nhiều biểu hiện của lối hành xử như chủ nghĩa đế quốc. Tức là cũng muốn vẽ lại bản đồ địa chính trị. Ngay cả như Nga cũng đang đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ… tưởng là nó tử tế nhưng không phải. Nó vẫn tiếp tục cái con đường kiểu chủ nghĩa đế quốc, cũng đòi vẽ lại bản đồ địa chính trị. Ucraine là rõ ràng nhất để mà thấy nước Nga vẫn còn trong một tâm thức Đại Nga lạc hậu, mà phía bên này là tâm thức Đại Hán lạc hậu và đấy là rất nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam và cho khu vực cho nên là phải thoát thôi chả có cách nào khác.Nhưng mà muốn thoát thì không phải một sớm, một hôm. Phải nhận thức tại sao ta bị kìm hãm trong một thế yếu kém kéo dài, phải nhìn ra. Giới tinh hoa tức giới trí thức phải tỉnh, phải biết, phải phân tích. Việt Nam có một cái kỳ lạ 50 năm nay có việc gì thì người ta nghĩ phải có một cái nghị quyết của Đảng thì mới làm được. Các nước văn minh tiên tiến thì họ không làm như vậy. Bất cứ việc gì của dân tộc họ, của xã hội họ thì việc đầu tiên là của giới trí thức phải phân tích, phải nghiền ngẫm, phải đối chiếu hai ba phương diện, hai ba phương án và cuối cùng mới đem lại kiến thức cho đám chính trị họ lựa chọn. Nhưng mình lại làm ngược lại, đem cái tư tưởng hẹp hòi thiển cận, thậm chí rất xấu của cái nhóm chính trị để áp đặt vào trong xã hội. Như thế xã hội mình không phát triển được. Nên giới trí thức phải hành động, phải nghiên cứu vì đây là vấn đề cấp bách, vấn đề lớn của đất nước. Kinh tế phải quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc. Chính trị quan hệ với họ nhưthế nào để không bị lệ thuộc. Văn hóa quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc và đặc biệt là chính sách đối ngoại của mình như thế nào để không bị cầm tù, không bị lệ thuộc. Nó ép mình, bắt mình là phải chơi với anh này, chơi với anh kia, không được chơi với người nọ không được chơi với người kia hết sức vô lý.Đấy là vấn đề mà giới trí thức phải hành động và vừa rồi cái hội thảo thoát Trung là một việc làm đầu tiên thôi chứ còn phải tiếp tục phân tích, suy nghĩ, tạo ra một nhận thức xã hội, một dư luận xã hội mới thì mới mong là chúng ta sẽ thoát khỏi cái vòng kim cô bá quyền Đại Hán. Cho nên cái ông Nguyễn Tấn Dũng nói gì thì nói ông đặt ra những cái vấn đề rất hay “đừng đánh đổi chủ quyền lấy một cái hữu nghị viển vông lệ thuộc” thế thì tội gì mà mình không làm. Thế nhưng tôi biết là trong cái lãnh đạo họ không đồng tình với nhau đâu. Nó có nhiều phe phái lắm cho nên thoát cái lệ thuộc này không phải là đơn giản cho nên là nhân dân phải hành động vượt qua tất cả cái lạc hậu trì trệ, thậm chí cả những cái phản động đang còn tồn tại trong nội tại xã hội của Việt Nam hiện nay. Nhân dân phải vượt lên vượt qua những vấn đề này để khẳng định mình.
- TQT:Theo ông thì có những trở lực nào cản trở việc thoát Trung?
- NKM: Cái lớn nhất hiện nay là đường lối chính trị của cái Đảng cộng sản Việt Nam. Là cái cản trở trước.Kể cả những người, người ta yêu nước, người ta nhìn thấy những mối nguy hiểm của Trung Hoa rất sớm, cả giới trẻ thì cũng bắt bớ họ, lên án họ, thậm chí định đưa ra xử cái việc là tại sao lại phê phán Trung Hoa, ví dụ như vụ xử cô Phương Uyên. Đấy là giới trẻ nó nhìn rất là sáng tỏ, nó rất là nhạy cảm nó nêu lên. Thế mà anh không thấy được vấn đề anh lạc hậu hơn nó anh bị những cái chi phối mà do tâm thức lạc hậu của anh, do có thể có sự ràng buộc về tiền tài, về gái gú nên anh không nhìn thấy, anh bị những lợi ích vật chất đê hèn như thế mà anh không trở thành một cái nhân cách cao thượng để nhìn thấy sáng tỏ vấn đề. Thế thì đáng lẽ những trường hợp ấy thì anh phải phát triển lên anh phải nuôi dưỡng nó, nuôi dưỡng những ý nghĩ tiên tiến tiến bộ, anh để cho nhân dân trao đổi trò chuyện với nhau nhiều ý kiến khác nhau làm sáng tỏ vấn đề. Mãi đến khi nó dồn anh vào chân tường tức là nó đem đặt dàn khoan vào ngay trước lỗ mũi của anh, nhân dân quyết định thì anh mới đi theo. Đấy là cái lạc hậu của anh, lạc hậu của kẻ cầm quyền. Cho nên vấn đề lớn nhất là những người cầm quyền phải thức tỉnh nếu họ muốn xứng đáng là bộ phận điều khiển chỉ huy quản lý đất nước, xa hội.Dứt khoát họ phải nghe theo dân để có đời sống tử tế và có sự phục vụ… có giá trị, còn nếu không thì gương của Lê Chiêu Thống đấy, gương của Trần Ích Tắc đấy. Rất là nhiều tấm gương trong lịch sử để lại là trước sự nguy khốn, uy hiếp của Trung Hoa thì trong nội bộ luôn luôn nảy sinh những kẻ Việt gian phản động, bây giờ phải khắc phục cái này.
- TQT:Dư luận xã hội nói rằng “muốn thoát Trung trước hết chúng ta phải “thoát Cộng”, ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
- NKM: Thực ra là cái chủ nghĩa cộng sản nó tỏ ra là một cái sự hổ lốn, hồ đồ. Cho nên thoát Cộng có nghĩa là thoát khỏi một cái tư tưởng hổ lốn, hồ đồ và lạc hậu chả có gì khác. Anh bám víu vào một số cái ý tưởng mơ hồ, không tưởng không ra không tưởng, ảo tưởng không ra ảo tưởng và anh đã nhận thức được là trăm năm nữa không có nó đâu nhưng mà anh vẫn bám theo. Thế thì vấn đề là phải từ bỏ ngay cái mà tôi gọi là mô hình Xô viết, mô hình chính trị toàn trị sao chép của Liên xô cũ. Mình bị Nga rồi Tàu nó lôi sang, Mạc Tư Khoa nó lôi sang Bắc kinh mà hiện nay thì nó vẫn lôi sang để nó đào tạo đấy. Đào tạo từ anh lính cho đến những anh cán bộ chính trị tuyên huấn tuyên hiếc. Nó lôi sang nó đào tạo. Mình phải thấy rõ cái điều này là mình đang có nhận thức hồ đồ về một cái thứ chủ nghĩa mà không đâu vào đâu cả và đang thấy đấy ông Trọng nói trăm nữa không có chủ nghĩa xã hội đâu! Nhưng mà ta vẫn đánh đu theo như thế để làm gì? Mà rõ ràng cái đường lối này nó không phát triển đối với dân tộc. Cho nên là phải đổi mới, tôi nghĩ là phải đổi mới một cách quyết liệt. Ngay trong lãnh đạo hiện nay cũng có người đã nhận thức ra vấn đề này đấy. Nhưng mà họ đặt ra một cách đang còn dè dặt chưa dám phát động nhân dân suy nghĩ, nghiền ngẫm theo cách ấy, chẳng hạn như ông Dũng ông nêu là phải đổi mới, phải cải cách thể chế. Cải cách thể chế nghĩa là gì, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa… và phải để cho giới trí thức bàn luận rõ cái này. Cho nên là nói là muốn thoát Trung nhưng thực chất vấn đề là thoát cái việc hồ đồ hủ lậu hiện nay… Cách đây mấy năm thì tôi đang biểu hiện về chữ Việt có nghĩa như là sự thăng hoa siêu việt lên, vượt khỏi cái hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, vượt khỏi cái đối thủ gây cho mình cái cản trở cái khó khăn, gây cho mình cái lạc hậu, đặc biệt là phải thoát để vươn lên siêu việt, vượt lên chính mình để có nhân cách mới. Nhân cách của từng người và nhân cách của cái dân tộc này, trí tuệ sáng suốt, đàng hoàng làm chủ để phát triển…
Mà cái ông Hồ không biết vì thế nào mà ông cũng có một cái cảm nhận cũng là nhạy cảm, trong di chúc ông nói rằng phải có một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.Càng ngày càng thấy hư hỏng, càng ngày càng thấy cũ kỹ. Thế thì phải hiểu sao về những cái này? Cho nên tôi nghĩ là chưa bao giờ mà ý nghĩa của cái chữ Việt cần phải nghiền ngẫm suy nghĩ để mình có thể chọn lựa thái độ, cách ứng xử, đặc biệt là tìm những con đường mới, tìm những giá trị mới tìm những năng lực mới cho từng người cũng như cho từng cộng đồng dân tộc cho từng cái chính đảng cũng như là cho cái bộ máy nhà nước. Tôi có viết một bài gọi là Việt Nam hậu HD981. Trong đó tôi nói rõ là sau cái giàn khoan, sau cái ngày 02/05/2014 dân tộc này đã phải sống khác trước.Không đổi mới nhanh, không vượt lên nhanh thì chúng ta sẽ càng ngày càng thua thiệt cho nên thoát Trung chính là vấn đề làm sao cho Việt Nam thăng hoa, Việt Nam siêu việt lên một giai đoạn mới, một sự phát triển mới, tôi cũng xin mạo muội đưa ý kiến như thế.
- TQT: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
T.Q.T. – N.K.M.
Các tác giả gửi cho BVN
Ông Phạm Văn Đồng và nỗi đau nước Việt
Nếu như có một cõi tâm linh, nơi mà con người sau khi chết vẫn nhận
biết, thì ông Phạm Văn Đồng chắc hẳn là người đang đau khổ. Vì vấn đề
liên quan đến cá nhân ông đang mang lại một nỗi đau quá lớn cho dân
tộc.
Không có lẽ người Việt mất Hoàng Sa, sau hơn 3 thế kỷ chiếm hữu, với những công trình mà người Việt và người Pháp xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa, lại chỉ bằng một văn bản, mà rất có thể chỉ có Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng tự quyết định với nhau? Hay ông Phạm Văn Đồng chỉ là người thừa hành trước một Hồ Chí Minh bao trùm uy tín, quyết định mọi vấn đề ngày đó?!
Sản phẩm của cơ chế độc đảng, độc quyền
Việc kiện China lên các tòa án liên quan để đòi lại Hoàng Sa (cũng như một phần Trường Sa) còn “thiên nan, vạn nan”. Dẫu sao, vẫn còn một phần may mắn cho con dân nước Việt, đó là, Hoàng Sa khi đó thuộc Việt Nam cộng hòa (VNCH) quản lý.
Nếu như miền Bắc với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ngày đó, thực sự có cơ chế “Tam quyền phân lập”, thực hiện theo Hiến pháp 1946, thì cụ Phạm Văn Đồng có làm được điều “bút sa gà chết” như vậy không? Rõ ràng là không!
Đưa Việt Nam đi theo con đường độc đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, là thắng lợi lớn nhất mà Mao và các học trò của ông ta đã làm được cho đất nước China trong gần 85 năm qua. Phải chăng, vì vậy mà, mặc dù là một tên đồ tể, gây nên cái chết của 77 triệu người (chủ yếu là người Tàu), nhưng Đảng cộng sản China hôm nay vẫn bắt Nhân Dân China tôn thờ Mao?
Bài học không chỉ riêng đối với ông Phạm Văn Đồng
Hôm nay, khi mà mâu thuẫn giữa “hai đảng anh em”, đã không còn có thể che dấu với việc China chủ động lấy mặt nạ ra khỏi khuôn mặt thật của họ thông qua sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HY981), thì rất có thể còn nhiều điều bất ngờ sẽ được phía China công bố về sau.
Được biết, hôm 09.06.2014, China đã gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc, theo đó, ngoài “công thư Phạm Văn Đồng” như dư luận đã biết; thì China còn gửi thêm 02 tài liệu, đó là: (1) Sách lớp 9 phổ thông toàn tập, NXB Giáo dục Hà Nội – 1974; và (2) Tập bản đồ thế giới, do Cục đo đạc và bản đồ Phủ Thủ tướng, xuất bản tại Hà Nội năm 1972; trong đó Việt Nam gián tiếp công nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà China gọi là Tây Sa và Nam Sa; đó chính là những bất ngờ mới, rồi đây liệu rằng Bắc Kinh sẽ còn có tung ra thêm tài liệu hay thỏa thuận gì nữa?
Với lịch sử quan hệ bí mật giữa “hai đảng anh em” Việt Nam – China trong gần 85 năm qua, những người Việt quan tâm đến vận mệnh Đất Nước, chắc chắn tin rằng, không chỉ riêng ông Phạm Văn Đồng đang phải buồn lòng nơi chín suối, mà sẽ còn có nhiều vị nữa. Ngay cả là đối với các vị làm Tổng Bí thư từ sau “Hội nghị Thành Đô” (9/1990) về sau, như các ông (đang còn sống): Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… rất có thể, tội lỗi của các ông này còn nặng hơn ông Phạm Văn Đồng ngày trước.
Tạm kết
Xung quanh việc tranh chấp chủ quyền của Quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và China mà hai bên đã lên án, phản bác lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông vừa rồi; dù muốn hay không nghĩ đến, nhưng người Việt hôm nay, phần nào phải công nhận rằng: Chính nghĩa đang dần thuộc về VNCH. Nếu như cho rằng, với mọi người trên Đất Nước Việt Nam thì “Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, tối thượng”, thì chính nghĩa lại đang thuộc về VNCH.
Sau đây là một đoạn thể hiện điều nhận định trên, khi trong bài viết “Có sẽ bị “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông?”, của tác giả Dương Danh Huy, đăng trên trang Bauxite Việt Nam, ngày 11.6.2014, có đoạn:
“Một trong những điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam cho là hào quang của mình là vai trò của họ trong phong trào Việt Minh giành độc lập cho Việt Nam. Họ cũng cho rằng vai trò của họ trong cuộc chiến 1954-1975 là một hào quang. Nhưng giả sử điều thứ nhì có đúng đi nữa thì hào quang đó cũng có một bóng tối, đó là khi đối diện với câu hỏi “Có nói Hoàng Sa, Trường Sa là của dân tộc Việt hay không?” họ đã chọn trả lời sai. Dù trả lời sai đó có không làm cho Việt Nam mất chủ quyền pháp lý đi nữa, thì đó cũng là một bóng tối về luân lý. Nhưng, quan trọng hơn, nếu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà Việt Nam lâm vào tình huống phải “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông thì vị trí của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam sẽ cực kỳ đen tối, không hào quang nào có thể soi sáng nổi. Tất nhiên, điều quan trọng hơn tất cả là nếu điều đó xảy ra thì tương lai của Việt Nam sẽ cực kỳ đen tối”.
Nếu như Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay, không có những thay đổi táo bạo, mang tính quyết định, nhưng hợp với lòng Nhân Dân và xu thế lịch sử, tranh thủ thời cơ được sự ủng hộ của Nhật Bản, Hoa Kỳ… thì chính họ, chứ không phải ai khác, sẽ đóng đinh lên tấm ván thiên cho Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự vớt vát cuối cùng đối với danh dự những cá nhân phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đang nằm trong tay các vị thuộc Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay.
13.6.2014
Hoàng Mai.
Tác giả gửi BVN
Không có lẽ người Việt mất Hoàng Sa, sau hơn 3 thế kỷ chiếm hữu, với những công trình mà người Việt và người Pháp xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa, lại chỉ bằng một văn bản, mà rất có thể chỉ có Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng tự quyết định với nhau? Hay ông Phạm Văn Đồng chỉ là người thừa hành trước một Hồ Chí Minh bao trùm uy tín, quyết định mọi vấn đề ngày đó?!
Sản phẩm của cơ chế độc đảng, độc quyền
Việc kiện China lên các tòa án liên quan để đòi lại Hoàng Sa (cũng như một phần Trường Sa) còn “thiên nan, vạn nan”. Dẫu sao, vẫn còn một phần may mắn cho con dân nước Việt, đó là, Hoàng Sa khi đó thuộc Việt Nam cộng hòa (VNCH) quản lý.
Nếu như miền Bắc với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ngày đó, thực sự có cơ chế “Tam quyền phân lập”, thực hiện theo Hiến pháp 1946, thì cụ Phạm Văn Đồng có làm được điều “bút sa gà chết” như vậy không? Rõ ràng là không!
Đưa Việt Nam đi theo con đường độc đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, là thắng lợi lớn nhất mà Mao và các học trò của ông ta đã làm được cho đất nước China trong gần 85 năm qua. Phải chăng, vì vậy mà, mặc dù là một tên đồ tể, gây nên cái chết của 77 triệu người (chủ yếu là người Tàu), nhưng Đảng cộng sản China hôm nay vẫn bắt Nhân Dân China tôn thờ Mao?
Bài học không chỉ riêng đối với ông Phạm Văn Đồng
Hôm nay, khi mà mâu thuẫn giữa “hai đảng anh em”, đã không còn có thể che dấu với việc China chủ động lấy mặt nạ ra khỏi khuôn mặt thật của họ thông qua sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HY981), thì rất có thể còn nhiều điều bất ngờ sẽ được phía China công bố về sau.
Được biết, hôm 09.06.2014, China đã gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc, theo đó, ngoài “công thư Phạm Văn Đồng” như dư luận đã biết; thì China còn gửi thêm 02 tài liệu, đó là: (1) Sách lớp 9 phổ thông toàn tập, NXB Giáo dục Hà Nội – 1974; và (2) Tập bản đồ thế giới, do Cục đo đạc và bản đồ Phủ Thủ tướng, xuất bản tại Hà Nội năm 1972; trong đó Việt Nam gián tiếp công nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà China gọi là Tây Sa và Nam Sa; đó chính là những bất ngờ mới, rồi đây liệu rằng Bắc Kinh sẽ còn có tung ra thêm tài liệu hay thỏa thuận gì nữa?
Với lịch sử quan hệ bí mật giữa “hai đảng anh em” Việt Nam – China trong gần 85 năm qua, những người Việt quan tâm đến vận mệnh Đất Nước, chắc chắn tin rằng, không chỉ riêng ông Phạm Văn Đồng đang phải buồn lòng nơi chín suối, mà sẽ còn có nhiều vị nữa. Ngay cả là đối với các vị làm Tổng Bí thư từ sau “Hội nghị Thành Đô” (9/1990) về sau, như các ông (đang còn sống): Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… rất có thể, tội lỗi của các ông này còn nặng hơn ông Phạm Văn Đồng ngày trước.
Tạm kết
Xung quanh việc tranh chấp chủ quyền của Quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và China mà hai bên đã lên án, phản bác lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông vừa rồi; dù muốn hay không nghĩ đến, nhưng người Việt hôm nay, phần nào phải công nhận rằng: Chính nghĩa đang dần thuộc về VNCH. Nếu như cho rằng, với mọi người trên Đất Nước Việt Nam thì “Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, tối thượng”, thì chính nghĩa lại đang thuộc về VNCH.
Sắc lệnh (năm 1961 – sau 3 năm so với “công thư Phạm Văn Đồng”) của
Tổng thống VNCH, đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành
lập xã Định Hải gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trực thuộc quận Hòa Vang,
Quảng Nam. Nguồn ảnh: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=300199313473807&set=a.105781389582268.13743.100004512214081&type=1
Sau đây là một đoạn thể hiện điều nhận định trên, khi trong bài viết “Có sẽ bị “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông?”, của tác giả Dương Danh Huy, đăng trên trang Bauxite Việt Nam, ngày 11.6.2014, có đoạn:
“Một trong những điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam cho là hào quang của mình là vai trò của họ trong phong trào Việt Minh giành độc lập cho Việt Nam. Họ cũng cho rằng vai trò của họ trong cuộc chiến 1954-1975 là một hào quang. Nhưng giả sử điều thứ nhì có đúng đi nữa thì hào quang đó cũng có một bóng tối, đó là khi đối diện với câu hỏi “Có nói Hoàng Sa, Trường Sa là của dân tộc Việt hay không?” họ đã chọn trả lời sai. Dù trả lời sai đó có không làm cho Việt Nam mất chủ quyền pháp lý đi nữa, thì đó cũng là một bóng tối về luân lý. Nhưng, quan trọng hơn, nếu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà Việt Nam lâm vào tình huống phải “ngửi phân Trung Quốc ngàn năm” ở Biển Đông thì vị trí của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam sẽ cực kỳ đen tối, không hào quang nào có thể soi sáng nổi. Tất nhiên, điều quan trọng hơn tất cả là nếu điều đó xảy ra thì tương lai của Việt Nam sẽ cực kỳ đen tối”.
Nếu như Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay, không có những thay đổi táo bạo, mang tính quyết định, nhưng hợp với lòng Nhân Dân và xu thế lịch sử, tranh thủ thời cơ được sự ủng hộ của Nhật Bản, Hoa Kỳ… thì chính họ, chứ không phải ai khác, sẽ đóng đinh lên tấm ván thiên cho Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự vớt vát cuối cùng đối với danh dự những cá nhân phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đang nằm trong tay các vị thuộc Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay.
13.6.2014
Hoàng Mai.
Tác giả gửi BVN
Tập Cận Bình: Chủ động uy hiếp, chủ động tấn công trên Biển Đông
(GDVN) - Kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ
chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang,
sẽ áp dụng trên Biển Đông.
The Economist: "Đồng chí" ngày càng tồi tệ Đa Chiều: Trung Quốc 3 mũi giáp công ép Việt Nam, khó tránh xung đột Tân Hoa Xã: Thương mại biên giới Việt - Trung suy giảm nghiêm trọng
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13/6 bình luận, Tập Cận
Bình đang điều chỉnh chiến lược quân sự quy mô lớn trên Biển Đông nên
việc thị uy sức mạnh cơ bắp với máy bay, tàu chiến ở gần vị trí giàn
khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
của Việt Nam - PV) không có gì là lạ.
Trên thực tế, ngay từ tháng 12/2012 Tập Cận Bình lần đầu tiên đề ra phương châm phát triển quân đội "gọi là đến, đến là đánh, đánh là thắng" ngay trong chuyến tuần du phương Nam, thị sát đại quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải. Tập Cận Bình nói câu này khi đang đứng trên chiến hạm của hạm đội Nam Hải. Đó chính là biểu hiện của của chủ động phòng ngự, chủ động uy hiếp và chủ động tấn công, Đa Chiều bình luận.
Việc Bắc Kinh điều ít nhất 6 chiến hạm hiện đại bậc nhất và ít nhất 4 máy bay quân sự ra gần giàn khoan 981 theo Đa Chiều là biểu hiện của sự chuyển ngoặt trong chủ trương của Bắc Kinh, từ chỗ chỉ "nói mồm" tới chỗ "động tay chân", kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông.
Theo Đa Chiều, giữa lúc Biển Đông đang leo thang căng thẳng (vì những hành vi gây hấn của Bắc Kinh - PV) quân đội Trung Quốc không hề do dự phô diễn sức mạnh cơ bắp ngoài dàn khoan 981 rõ ràng là đã có tính toán rất kỹ, điều đó cho thấy sự thay đổi trong mô hình xử lý vấn đề Biển Đông của Tập Cận Bình. Điều này càng nổi bật khi so sánh vụ giàn khoan 981 với những vụ căng thẳng trên Biển Đông (do Trung Quốc gây hấn) trước đó.
Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã điều 5 tàu gồm 1 tàu khảo sát, 1 tàu hộ vệ, 1 tàu hậu cần và 2 tàu "chấp pháp" ra (xâm nhập trái phép) bãi Cỏ Mây để phản ứng với Philippines trong vụ kiện đường lưỡi bò và tòa án ra thời hạn để Bắc Kinh nộp bản thuyết trình quan điểm. Tháng 8 năm ngoái khi đối đầu với Philippines ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc cũng điều động 1 tàu hộ vệ và 1 tàu hậu cần quân sự tham gia.
Trong khi tháng 4/2012 xảy ra khủng hoảng Scarborough Bắc Kinh không sử dụng lực lượng quân sự mà chỉ dùng tàu Hải giám, Ngư chính và các thủ đoạn trừng phạt kinh tế (cấm nhập khẩu chuối, hạn chế du lịch đến Philippines). Suốt 3 tháng căng thẳng liên tục, tàu chiến Trung Quốc không hề xuất hiện ở khu vực này mà tập trận ở vùng biển phía Bắc Philippines. Nó còn được gọi là "mô hình Scarbrough", "chiến thuật cải bắp", "chiến lược cờ vây" dùng "tàu cá", tàu "chấp pháp" ở vòng trong, tàu quân sự đứng xa vòng ngoài.
Trên thực tế, ngay từ tháng 12/2012 Tập Cận Bình lần đầu tiên đề ra phương châm phát triển quân đội "gọi là đến, đến là đánh, đánh là thắng" ngay trong chuyến tuần du phương Nam, thị sát đại quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải. Tập Cận Bình nói câu này khi đang đứng trên chiến hạm của hạm đội Nam Hải. Đó chính là biểu hiện của của chủ động phòng ngự, chủ động uy hiếp và chủ động tấn công, Đa Chiều bình luận.
Việc Bắc Kinh điều ít nhất 6 chiến hạm hiện đại bậc nhất và ít nhất 4 máy bay quân sự ra gần giàn khoan 981 theo Đa Chiều là biểu hiện của sự chuyển ngoặt trong chủ trương của Bắc Kinh, từ chỗ chỉ "nói mồm" tới chỗ "động tay chân", kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông.
Theo Đa Chiều, giữa lúc Biển Đông đang leo thang căng thẳng (vì những hành vi gây hấn của Bắc Kinh - PV) quân đội Trung Quốc không hề do dự phô diễn sức mạnh cơ bắp ngoài dàn khoan 981 rõ ràng là đã có tính toán rất kỹ, điều đó cho thấy sự thay đổi trong mô hình xử lý vấn đề Biển Đông của Tập Cận Bình. Điều này càng nổi bật khi so sánh vụ giàn khoan 981 với những vụ căng thẳng trên Biển Đông (do Trung Quốc gây hấn) trước đó.
Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã điều 5 tàu gồm 1 tàu khảo sát, 1 tàu hộ vệ, 1 tàu hậu cần và 2 tàu "chấp pháp" ra (xâm nhập trái phép) bãi Cỏ Mây để phản ứng với Philippines trong vụ kiện đường lưỡi bò và tòa án ra thời hạn để Bắc Kinh nộp bản thuyết trình quan điểm. Tháng 8 năm ngoái khi đối đầu với Philippines ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc cũng điều động 1 tàu hộ vệ và 1 tàu hậu cần quân sự tham gia.
Trong khi tháng 4/2012 xảy ra khủng hoảng Scarborough Bắc Kinh không sử dụng lực lượng quân sự mà chỉ dùng tàu Hải giám, Ngư chính và các thủ đoạn trừng phạt kinh tế (cấm nhập khẩu chuối, hạn chế du lịch đến Philippines). Suốt 3 tháng căng thẳng liên tục, tàu chiến Trung Quốc không hề xuất hiện ở khu vực này mà tập trận ở vùng biển phía Bắc Philippines. Nó còn được gọi là "mô hình Scarbrough", "chiến thuật cải bắp", "chiến lược cờ vây" dùng "tàu cá", tàu "chấp pháp" ở vòng trong, tàu quân sự đứng xa vòng ngoài.
Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh, Đa Chiều bình luận. |
Thời kỳ trước 2013, Mã Hiểu Thiên khi đó là Phó Tổng tham mưu trưởng
Trung Quốc có lần đã nói với Trung tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học
viện Quốc phòng Việt Nam rằng Trung Quốc hy vọng Việt Nam không "làm
phức tạp, lớn chuyện, đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông",
"lấy đại cục duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và giữ gìn quan hệ 2
nước làm trọng".
Nhưng lần này thì khác, sau vụ giàn khoan 981 và Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, Phòng Phong Huy - Tổng Tham mưu trưởng Trung Quốc thăm Mỹ lớn tiếng tuyên bố cái gọi là sẽ không chấp nhận bất kỳ sự "can thiệp và phá hoại" nào từ bên ngoài với "chủ quyền" của họ trên Biển Đông, kiên quyết không rút giàn khoan. Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng cao giọng cảnh báo Việt Nam "chớ phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, thành đại sai lầm"?!
Trong 2 năm 2011-2012, mỗi khi xảy ra căng thẳng trên Biển Đông (do những hành động gây hấn của Bắc Kinh), Trung Quốc thường công khai đề xuất đàm phán và không hề có biểu hiện dùng sức mạnh quân sự uy hiếp. Nhưng sang 2 năm 2013, 2014 thì quân đội Trung Quốc đã chủ động lên gân cùng với Bộ Ngoại giao nước này gây sức ép lên đối phương. Không những điều tàu chiến máy bay ra khu vực giàn khoan, chiến đấu cơ của Trung Quốc còn liều lĩnh áp sát máy bay quân sự Nhật Bản ở Hoa Đông 2 lần liên tục cách nhau chưa đầy 1 tháng.
Thủ đoạn Trung Quốc uy hiếp quân sự trên Biển Đông rõ ràng là một sự thay đổi căn bản trong chiến lược của Tập Cận Bình, đây là điểm khác biệt rõ nét so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Ấy vậy mà ngày 13/6, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo nói rằng Trung Quốc không điều chiến hạm bảo vệ giàn khoan, mà tàu chiến máy bay Trung Quốc chỉ "đi ngang qua" giàn khoan, và "đứng xa chỗ tàu Việt Nam quấy rối giàn khoan"?1 Thật nực cười, trẻ con cũng không tin được.
Sự hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông ngày một gia tăng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Cũng chính Đa Chiều đã bình luận, Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh, hy vọng ông đừng đẩy những người dân Trung Quốc lương thiện vào nơi lửa đạn, mất xương máu vô ích chỉ để thực hiện giấc mộng bá quyền, bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong một thế giới văn minh, bởi chiến tranh không phải trò đùa.
Nhưng lần này thì khác, sau vụ giàn khoan 981 và Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, Phòng Phong Huy - Tổng Tham mưu trưởng Trung Quốc thăm Mỹ lớn tiếng tuyên bố cái gọi là sẽ không chấp nhận bất kỳ sự "can thiệp và phá hoại" nào từ bên ngoài với "chủ quyền" của họ trên Biển Đông, kiên quyết không rút giàn khoan. Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng cao giọng cảnh báo Việt Nam "chớ phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, thành đại sai lầm"?!
Trong 2 năm 2011-2012, mỗi khi xảy ra căng thẳng trên Biển Đông (do những hành động gây hấn của Bắc Kinh), Trung Quốc thường công khai đề xuất đàm phán và không hề có biểu hiện dùng sức mạnh quân sự uy hiếp. Nhưng sang 2 năm 2013, 2014 thì quân đội Trung Quốc đã chủ động lên gân cùng với Bộ Ngoại giao nước này gây sức ép lên đối phương. Không những điều tàu chiến máy bay ra khu vực giàn khoan, chiến đấu cơ của Trung Quốc còn liều lĩnh áp sát máy bay quân sự Nhật Bản ở Hoa Đông 2 lần liên tục cách nhau chưa đầy 1 tháng.
Thủ đoạn Trung Quốc uy hiếp quân sự trên Biển Đông rõ ràng là một sự thay đổi căn bản trong chiến lược của Tập Cận Bình, đây là điểm khác biệt rõ nét so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Ấy vậy mà ngày 13/6, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo nói rằng Trung Quốc không điều chiến hạm bảo vệ giàn khoan, mà tàu chiến máy bay Trung Quốc chỉ "đi ngang qua" giàn khoan, và "đứng xa chỗ tàu Việt Nam quấy rối giàn khoan"?1 Thật nực cười, trẻ con cũng không tin được.
Sự hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông ngày một gia tăng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Cũng chính Đa Chiều đã bình luận, Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh, hy vọng ông đừng đẩy những người dân Trung Quốc lương thiện vào nơi lửa đạn, mất xương máu vô ích chỉ để thực hiện giấc mộng bá quyền, bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong một thế giới văn minh, bởi chiến tranh không phải trò đùa.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét