Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Bốn sáng kiến 'thoát Trung' - Trung Quốc mở chiến dịch chống lại Việt Nam

Bà Đầm Xòe - Thượng cấp Tầu Cộng đã ra chỉ lệnh, Thủ tướng hãy cẩn thận.

Báo chí – tờ Tuần báo Bắc Kinh của Tầu Cộng hôm nay đã chính thức tấn công vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng chỉ lệnh “ hữu nghị” và “đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác”. (nguyên văn: “trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” lại “đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác”.
4

Chỉ lệnh này thông báo rằng có “những người”, tức nhiều người – “ủng hộ Trung Quốc”, tức là có nhiều tay sai, mật thám cho Hán Tầu là người Việt đang nằm trong nội bộngười Việt, “nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung”, tức bọn Việt gian sắt đá một lòng với thượng cấp Tầu Cộng, “ thì một số lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam”, tức là có số ít, một nhúm người, “mà đứng đầu là thủ tướng Nguyên Tấn Dũng lại “đặt lợi ích quốc gia”, tức lợi ích của đất nước Việt Nam, “lên trên tất cả mọi thứ khác”, tức là có thứ khác quan trọng hơn cả lợi ích quốc gia.

Có thứ gì quan trọng hơn lợi ích quốc gia?

Nếu giàn khoan HD – 981 không hiện diện xâm lược ở biển Đông thì người Việt Nam không thể hiểu được cái quan trọng hơn lợi ích quốc gia là cái thứ gì. Nhờ có nó mà người Việt Nam bây giờ mới hiểu được cái quan trọng hơn lợi ích quốc gia là tình hữu nghị 4 tốt ,16 chữ vàng và thỏa thuận Thành Đô năm 1990 của những tên Việt gian, đại diện cho Cộng sản Việt Nam nhập nước Việt Nam vào nước của Tầu Cộng.

Các bạn cứ dò từng chữ mà xem mấy dòng chỉ lệnh trên có phản ảnh đúng nội dung Bà Đầm xòe vừa diễn giải ra không? Tôi tin không người Việt Nam yêu nước nào lại có thể hiểu khác mà được.

Đó là ý lệnh thứ nhất thượng cấp Tầu Cộng thông báo cho bọn Việt gian đang nằm tại Việt Nam.

Ý lệnh thứ hai tuy là nêu “một số” nhưng “chỉ mặt” đích danh chí có tên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Điều đó buộc những tên Việt gian phải hiểu, đó là một mật lệnh của thượng cấp ở Bắc Kinh ngầm ra lệnh cho bọn Việt gian đã đến lúc phải thanh toán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tôi thật sự toát mồ hôi khi đọc mấy dòng này trên tờ Tuần báo Bắc Kinh. Tôi sợ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị bọn chúng hành thích. Tôi sợ những điều tiên tri của một người có tên là Trần Dần ( ông Trần Dần này sinh giờ Dần, ngày Dần, tháng Dần, năm Dần) hiện đang sống tại Mỹ cách đây bảy, hay tám năm đã từng tiên đoán: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị Tầu Cộng ám sát năm 2014, sẽ thành hiện thực. Tất nhiên ông ta không cho biết, thủ tướng bị ám sát nhưng có chết hay không?

Với những diễn biến xâm lược ngày một leo thang của Tầu Cộng, với một thái độ rõ ràng trong bảo vệ lãnh thổ, chỉ trích tình hữu nghị “viễn vông” chỉ biến đất nước từng bước thành con mồi cho Tầu Cộng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị Tầu Cộng đưa vào đích ngắmhạ sát là điều ai cũng có thể hiểu được.

- Vậy, nhân dân Việt Nam chúng ta phải làm gì?

+ Chúng ta phải sát cánh bên thủ tướng.

- Thủ tướng phải làm gì?

+ Thủ tướng phải cảnh giác tối cao bọn Việt gian;

đồng thời kiên quyết , khôn khéo đẩy bọn chúng ra xa nơi ở, nơi làm việc, nơi Thủ tướng thường xuyên xuất hiện những kẻ mở mồm ra là hữu nghị, là quý trọng, kiên định 4 tốt 16 chữ vàng;

nhanh mạnh hơn nữa trong đổi mới thế chế;

nhanh mạnh hơn nữa trong xác lập quan hệ đối tác chiến lược, lập liên minh toàn diện với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và những cường quốc dân chủ và kinh tế khác trên thế giới (trừ Tầu Cộng).

Bà Đầm xòe cho rằng, đó là cách Thủ tướng tránh bị Tầu Cộng ám sát hữu hiệu nhất. Hoặc giả Thủ tướng có bị áp sát nhưng sự sống của Thủ tướng thì mãi mãi vẫn còn.

Không có con đường thứ hai nào khác.

Nó là con đường sống duy nhất của Thủ tướng và dân tộc.
Bà Đầm Xòe
(Blog Bà Đầm Xòe) 

Bốn sáng kiến 'thoát Trung'


Như báo chí và các nhà phân tích đã nêu rõ trong mấy tuần nay, Việt Nam rõ ràng là đang nằm trong một thế kẹt. Chúng ta cần phải thoát Trung, về địa chính trị, kinh tế và văn hoá, điều đấy thì đã có sự đồng thuận cao.

Nhưng thoát đi đâu, thoát như thế nào, thoát nhanh hay chậm, đó là những câu hỏi khó, gây nhiều tranh cãi.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi tổng hợp và đưa ra bốn sáng kiến chính, thuyết phục, và bảo đảm hiệu quả.

Ba trong số đó có thể làm luôn, cái thứ tư cần thời gian lâu dài.
Chuyển thủ đô vào Phú Quốc

Đây là một động tác địa chính trị mang tính chiến lược.

Trong khi Việt Nam chưa thành công trong thương lượng với Mexico để hai quốc gia đổi chỗ cho nhau (và qua đó đổi láng giềng) thì chúng ta hoàn toàn có thể dời thủ đô từ Hà Nội, nơi quá gần Trung Quốc và bị cô lập, đến Phú Quốc, quây quần với Thái Lan, Campuchia, và Malaysia, có thể nói là ở ngay trong lòng của bạn bè ASEAN.

Lúc đó họ sẽ hỗ trợ và bảo vệ chúng ta được hiệu quả hơn.

Nhất là khi kênh đào Kra cắt đôi bán đảo Thái Lan được triển khai xong, nối liền Ấn Độ Dương và Biển Đông (hy vọng các bạn Thái đủ khôn ngoan để không chọn một nhà thầu Trung Quốc), thì hải quân Indonesia có thể có mặt ở Dương Đông (thủ phủ của Phú Quốc) trong nháy mắt.

Ngoài ra, Singapore đã cam kết đầu tư xây casino to nhất Đông Nam Á ở đây, và trong ngành ngoại giao, ai cũng biết là những người đánh bạc là những sứ giả hoà bình tốt nhất. Hãy cứ nhìn vào Macao mà xem.

Cuối cùng, rất đáng lưu ý là Miến Điện, trước khi làm động tác thoát Trung ngoạn mục là quyết định dừng đập thuỷ điện Myitsone, thì đã dời thủ đô từ Yangoon về Nay Pyi Taw, để đặt tiền đề cho hành động táo bạo này. Một trường hợp rất đáng nghiên cứu để noi theo.
Thất nghiệp ra biển
 
Việt Nam cần 'chuyển thủ đô vào Phú Quốc'

Đây là một động tác thoát Trung về kinh tế. Trong khi đồ chơi, băng vệ sinh phụ nữ, hoa quả, iPhone, khai thác bauxite, nhà máy nhiệt điện...đều do Trung Quốc làm thì tuyệt vời thay, chúng ta vẫn tự đánh bắt hải sản được.

Ta cần phát huy thế mạnh này, và tôi hoàn toàn đồng ý với Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Dương khi ông kêu gọi các địa phương tạo điều kiện để “nhân dân không có việc làm, công nhân không có việc làm đi học nghề đánh bắt hải sản, để cùng đi ra biển.”(VietnamNet).

Sẽ có độ trễ nhất định trong quá trình triển khai (vì phải mở các khoá dạy bơi trước), nhưng những lớp “tân ngư dân” đầu tiên (tới từ Bình Dương?) hoàn toàn có thể ra biển trước mùa mưa bão.

Trung Quốc sẽ phải kính nể trước cảnh tượng trùng trùng các ngư dân mới dong thuyền đánh cá ra khơi.

Nhân tiện, cũng xin lưu ý là khi chuyển thủ đô xuống Phú Quốc rồi thì sẽ rất thuận tiện để lãnh đạo trung ương trực tiếp điều phối chiến dịch học bơi và đóng tầu này.

Tuy nhiên, tôi cũng tán thành việc ông Đỗ Văn Dương lờ đi đám trí thức, không cho họ ra biển cùng.

Bởi vì chắc chắn họ sẽ tạo ra thị trường mua bán chứng chỉ bơi giả, rồi học hộ, thi bơi hộ...rất là phức tạp.
Tấm gương hoa hậu

Thoát Trung về văn hoá là một bài toán khó. Họ Khổng giáo, Nho giáo, thì ta cũng Khổng giáo, Nho giáo.

Họ vẽ bậy lên đền đài ở Ai Cập, cho trẻ em tè trên đường phố Hồng Kong, xả rác ra bờ biển quê nhà, thì ta cũng na ná như vậy.

Vậy ta có thể ưu việt hơn họ ở chỗ nào?

Tôi thú nhận là ý kiến xuất sắc về hoa hậu không phải là của tôi, mà là của Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, khi ông bình luận về quy định mới của Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 là các thí sinh phải còn trinh. Theo ông, trinh tiết là nhằm “thể hiện lối sống để cho công chúng có thể học tập.”(VTC News).

Đây rõ ràng là một chiến lược bất ngờ để vượt xa Trung Quốc về mặt đạo đức xã hội.

Tiếp viên Hàng không Việt Nam sẽ sang làm ở Trung Quốc?

Ông Lê Như Tiến còn đề nghị cụ thể “dựa vào dư luận xã hội, tai mắt cử tri” để phát hiện ra xem thí sinh đã có quan hệ tình dục hay chưa.
'Vô vàn thiệt hại'

Đây là một chiến lược quân sự nhằm làm đối phương kiệt sức bằng những thiệt hại không lớn, nhưng số lượng thì vô vàn.

Chiến lược này cần nhiều thời gian, nhưng chiến tranh du kích lại vốn là sở trường của chúng ta.

Các đề xuất cụ thể gồm: bí mật tuồn các bác sĩ thẩm mỹ sang hành nghề ở Trung Quốc, đặc biệt lưu ý lập phòng khám nơi gần sông; đưa các tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vào làm ở các đường bay Nhật Bản - Trung Quốc để làm Trung Quốc mất uy tín với Nhật; bố trí cho hai anh em họ Dương và các đồng nghiệp hiện đang trong tù vào lãnh đạo các công ty đóng tầu của Trung Quốc; đánh tráo vắc-xin tiêm phòng và các tài liệu quy định chống dịch sởi của họ bằng vắc-xin và các quy định của ta; làm tương tự như vậy với các quy trình xả lũ thuỷ điện...

Nếu làm được những việc trên, theo tôi, chỉ sau một thời gian ngắn, xã hội Trung Quốc sẽ bấn loạn, lòng người không yên, tự họ phải rút các nguồn lực trên biển về để đối phó ở quê nhà.

Đến lúc đó, thực ra vấn đề “thoát Trung” không còn cần phải đặt ra nữa.

Đặng Hoàng Giang  
Gửi tới Diễn Đàn BBC từ Hà Nội
Bài viết thể hiện cách hành văn hài hước và quan điểm riêng của bạn Đặng Hoàng Giang từ Hà Nội.
(BBC)

“Việt Nam – Trung Hoa, …Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông!”

"...Trước tình hình đang căng thẳng giữa hai nước “vừa là đồng chí vừa là anh em” cộng sản Trung Hoa (TC) và cộng sản Việt Nam (VC), chúng tôi xin giới thiệu một số bài cũ (đã viết từ gần 10 năm trước) về những quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quan hệ TC-VC..."

Nhân Đọc Quyển “Hồi Ức Và Suy Nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao của CHXHCN Việt Nam

Thế Hệ 1975

Tôi rất thích thú khi được đọc quyển “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao của nước CHXHCN Việt Nam. Tuy sanh ra thuộc thế hệ 1975 nhưng tên tuổi của ông Trần Quang Cơ thì tôi đã từng nghe đến. Có những sự kiện được tiết lộ trong quyển sách làm cho những người theo dõi tình hình trong nước phải chú ý. Sau đây là những suy nghĩ của tôi khi đọc quyển sách của ông Trần Quang Cơ, quyển sách mà gần đây được phổ biến trên internet.

Việt Nam can thiệp vào chuyện nội bộ của Campuchia


Sau 10 năm đi làm “nghĩa vụ quốc tế” tại Campuchia, 26 tháng 9 năm 1989, đoàn quân CSVN trở lại Việt Nam. Nguồn: Wikipedia.org

Trong thời điểm các nước đang ngoại giao để tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia thì ta thấy rằng các nước nhỏ hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các nước lớn. Trong lịch sử thế giới, sự lệ thuộc của những nước nhỏ vào những nước lớn thì lúc nào cũng có, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều làm ta chú ý trong quyển sách này là tình hình của Campuchia hầu như hoàn toàn do các nước khác sắp xếp, các phe phái người Campuchia không có quyền quyết định gì trong việc giải quyết vấn đề của đất nước họ. Việt Nam trong thời điểm được miêu tả trong quyển hồi ức thì chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Ngược lại, những nước nhỏ như Campuchia và Lào lại chịu sự chi phối của những nước lớn hơn như Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, v.v.

Việt Nam không những chi phối Campuchia mà còn can thiệp sâu vào những chuyện nội bộ của Campuchia. Việt Nam mang quân sang Campuchia và sau đó còn đóng quân trong một thời gian rất dài. Khi bị thế giới phản đối đòi phải rút quân thì Việt Nam vẩn muốn giải quyết vấn đề nội bộ của Campuchia, không tôn trọng chủ quyền và quyền quyết định của người Campuchia. Từ vấn đề Việt Nam chiếm đóng Campuchia, đến quan điểm của đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề “diệt chủng” của Khmer Đỏ, đến “giải pháp Đỏ”, đến “công thức 6+2+2+2+1” cho ta thấy Việt Nam can thiệp rất sâu và thao túng vấn đề nội bộ của Campuchia.

Cũng liên quan đến vấn đề một nước can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác thì những năm gần đây nhà nước Việt Nam thường phản đối rằng những nước chỉ trích Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo, v.v. là can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Qua vấn đề này ta thấy rằng lý do “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam” mà nhà nước Việt Nam thường đưa ra để bác bỏ những chỉ trích về những vi phạm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo là một lý do không chính đáng và không logic. Khi Việt Nam đem quân sang Campuchia và can thiệp trắng trợn vào chuyện nội bộ của Campuchia thì đảng Cộng Sản Việt Nam gọi đó là “nghĩa vụ quốc tế”, còn khi các nước thường xuyên viện trợ cho Việt Nam gợi ý đảng CSVN về những quyền vi phạm về dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo thì đảng CSVN thường dựa vào lý do “can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”. Ta có thể nói rằng đảng CSVN thường dùng lý do không chính đáng đó để mị dân, tránh né dư luận quốc tế, và tự bào chửa cho việc Việt Nam vi phạm những công ước quốc tế về dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo mà Việt Nam đã ký kết.

Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không vì quyền lợi của tổ quốc

Tôi lấy làm thất vọng khi biết được có những nhân vật chóp bu trong đảng CSVN có quyền quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước không đặc quyền lợi của tổ quốc lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Thật buồn cười khi ta thấy khi phe xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng, bộ chính trị đảng CSVN vẩn đánh giá rằng “dù bành trướng thế nào Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa!” Và đảng CSVN cũng muốn cùng Trung Quốc “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Điều này cho chúng ta thấy rằng vì muốn bang giao với Trung Quốc, bộ chính trị đảng CSVN đã không nghĩ đến việc bảo vệ tổ quốc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Bộ chính trị chỉ có một số người nhưng họ có toàn quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng lớn đối với đất nước, đối với dân tộc, và họ không xem quyền lợi của tổ quốc là gì cả. Những quyết định của bộ chính trị rất mờ ám và toàn dân không được biết.

Cũng cần phải nói thêm rằng trước khi phe xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và khi còn chổ dựa Liên Xô thì đảng CSVN sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Vào năm 1988, khi xảy ra những cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Trường Sa thì Việt Nam công khai phản đối Trung Quốc và phản đối một cách mạnh mẻ. Tôi nhớ lúc đó tôi còn học lớp 7, vào một ngày thứ Hai, trong giờ chào cờ ông thầy hiệu trưởng ở trường tôi có dành một chút thời gian đứng trước bản đồ để giải thích cho học sinh nghe về chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Tất nhiên lúc đó bọn học sinh chúng tôi cũng đã được nghe thầy hiệu trưởng giảng về mưu đồ của “bọn bành trướng Bắc Kinh”.

Đó là những gì xảy ra trước khi Việt Nam vẩn còn chỗ dựa ở Liên Xô. Nhưng sau khi không còn có thể dựa vào Liên Xô nữa thì đảng CSVN đành phải khúm núm với Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”, bảo vệ quyền lợi của đảng CS và không màng gì đến quyền lợi của đất nước. Những miêu tả của ông Trần Quang Cơ trong quyển hồi ức cho ta thấy điều đó. Thêm vào đó, những sự kiện gần đây như hiệp ước trên bộ và trên biển giửa Việt Nam và Trung Quốc, mà nhiều người nghĩ Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc rất nhiều, và sự kiện các ngư phủ Thanh Hoá bị hải quân Trung Quốc bắn trên lãnh hải Việt Nam cho ta thấy vì bảo vệ quyền lợi của họ, bộ chính trị và đảng CSVN bất chấp tất cả, kể cả hy sinh quyền lợi của dân tộc và mạng sống của thường dân vô tội Việt Nam.

Lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc và quyền lợi của Trung Quốc

Ngược lại với sự ích kỷ, hy sinh quyền lợi dân tộc của đảng CSVN, qua quyển hồi ức này ta thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đặt quyền lợi dân tộc của họ lên trên hết. Họ luôn muốn thực hiện ý đồ bành trướng của họ để làm lợi cho người Trung Hoa. Ông Trần Quang Cơ cũng nói đến việc “Trung Quốc uốn mình để thích nghi với thế cực”. Đảng CS Trung Quốc đã sẵn sàng thân với Liên Xô và Hoa Kỳ khi cần thiết để củng cố quyền lợi của họ. Đảng CS Trung Quốc không ngần ngại bang giao với một nước khác ý thức hệ với họ giống như Hoa Kỳ. Trong khi đó, cũng là đảng CS, nhưng đảng CSVN vẫn muốn “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Hiện tại, tuy đã bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Mỹ nhưng vẩn có nhiều vị trong bộ chính trị đảng CSVN vẩn xem Hoa Kỳ là kẻ thù, vẫn lo ngại Hoa Kỳ dùng “diễn tiến hòa bình” để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ


Đại sứ CHXHCNVN tại Ý, Nguyễn Anh Vũ, trình bày với báo giới cuộc xâm lăng năm 1979 của TC. Nguồn: OntheNet.

Cũng liên quan đến “diễn biến hòa bình”, Việt Nam nên có thái độ như thế nào trong mối quan hệ với Hoa Kỳ? Ông Trần Quang Cơ có nêu lên bốn sai lầm lớn nhất trong đường lối ngoại giao của đảng CSVN trong đó có vấn đề dính líu sâu vào nội bộ của Campuchia và bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1977. Ông Trần Quang Cơ cũng đã dự báo rằng “TQ là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe dọa đối với chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ cũng như đối với an ninh và phát triển của VN”. Ông Trần Quang Cơ cũng đề nghị Việt Nam nên thúc đẩy bang giao với Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc. Ông ta cũng gợi ý chính phủ Việt Nam nên có những chính sách hợp lý để tranh thủ sự đóng góp của các Việt Kiều cho tổ quốc.

Tôi rất đồng ý với ông Trần Quang Cơ ở những điểm nêu trên. Rất tiếc là đảng CSVN chưa làm được những điều nàỵ Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn không được dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Qua quyển hồi ức ta thấy được sự lừa bịp của đảng CS Trung Quốc đối với đảng CS Việt Nam ở Thành Đô, thái độ xấc xược của ông Từ Đôn Tín và những nhân vật ngọai giao khác của Trung Quốc. Ta cũng thấy được sự ngây thơ và yếu kém về ngoại giao của các nhân vật như Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười khi họ muốn đối thoại trực tiếp với Trung Quốc mà không thông qua bộ ngoại giao. Ta cũng thấy được sự không bình đẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua sự kiện gần đây ở Vịnh Bắc Bộ khi các ngư dân Thanh Hóa bị hải quân Trung Quốc bắn chết, sau đó Trung Quốc còn vu khống họ là những hải tặc, và thái độ bạc nhược của Việt Nam không dám phải đối mạnh mẽ để bênh vực cho những ngư dân vô tội. Trong khi đó, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẩn chưa được gần gũi lắm. Việt Nam vẩn còn e ngại Hoa Kỳ là kẻ thù củ và “diễn biến hòa bình” của Mỹ. Tiềm năng của các Việt Kiều vẩn chưa được tận dụng thích đáng.

Nói tóm lại, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ với tất cả các nước, kể cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, trên cơ sở bình đẳng thật sự và tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt là Việt Nam nên tiến lại gần Hoa Kỳ hơn nữa và tận dụng mối quan hệ đó để làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc và để bảo vệ quyền lợi của tổ quốc trước sự đe dọa của nước láng giềng phương Bắc. Chính phủ Việt Nam cũng nên có những chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho các Việt Kiều về giúp tổ quốc và những lợi ích của dân tộc, chứ không phải giúp riêng đảng CSVN.

Tuổi trẻ Việt Nam nên làm gì?


[Tình Hữu Nghị Việt Nam - Trung Hoa (越南—中国) | Sáng tác: Đỗ Nhuận, Ca sĩ: Trần Dũng]
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, đặc biệt là những chuyển biến có ảnh hưởng đến Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam nên làm gì để đóng góp cho đất nước?

Qua quyển hồi ức của ông Trần Quang Cơ tôi thấy rằng tất cả người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, nên tìm hiểu sự thật để biết rõ những quyết định quan trọng của đảng CSVN làm ảnh hưởng đến quyền lợi tổ quốc và dân tộc. Tất nhiên chúng ta sẽ không tìm hiểu được hết tất cả những gì xẩy ra ở thượng tầng, tuy nhiên chúng ta biết càng nhiều sự thật thì càng tốt. Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa chúng ta có rất nhiều phương tiện đệ tìm hiểu sự thật, chẳng hạn như qua internet, báo, đài từ nhiều nguồn khác nhau.

Tuổi trẻ Việt Nam cũng nên đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ thật sự. Bởi vì chỉ có tự do dân chủ thật sự, không độc tài, mới cho phép chúng ta tìm hiểu và bày tỏ ý kiến về những vấn đề hệ trọng của đất nước, giống như vấn đề đưa quân sang một nước khác và vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, v.v.

Chỉ có tự do và dân chủ thật sự thì mới cho phép chúng ta bầu ra những người đại diện cho dân, vì quyền lợi của đất nước và dân tộc. Chỉ có những người đại diện cho dân chính đáng đó mới có quyền quyết định một cách công khai những vấn đề quan trọng đối với quốc gia dân tộc, chứ không phải như hiện giờ: những người trong bộ chính trị không là những đại diện thật sự của nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong mờ ám và không có lợi cho quốc gia, dân tộc.

U.S.A. 15/04/2005

Bài hát Tình Hữu Nghị Việt Nam - Trung Hoa (越南—中国)

Đôi điều suy nghĩ về “Hồi ức và Suy nghĩ”

Người Sài Gòn

Ba mươi năm rồi cũng qua đi, qua rồi cái thời người dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm và qua rồi cái cảnh con heo chỉ ăn lục bình và rau muống để chờ ngày hóa kiếp. Đất nước cũng đã thay đổi với ngần thời gian ấy, nhưng những vết hằn trong tâm trí người dân khó mà đổi thay, những bàng hoàng của những năm đầu sống trong xã hội mới chưa nguôi ngoai thì những lần đổi tiền trong nửa đầu thập niên 80 như những vết cắt làm điêu đứng bao con người Việt… Những vết hằn kia khó mà phôi phai, những vết cắt kia khó mà liền da bởi những bất công vẫn xảy ra hàng ngày ở mọi nơi, bởi những định kiến mà chính quyền hiện tại dành cho những gì có liên quan đến chế độ cũ, bởi những khối đen vô hình luôn đè lên đời sống xã hội và đời sống chính trị của người dân.

Trong vô vàn nỗi đau 30 năm không thể không kể đến nỗi đau của những bà mẹ mất con, nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất bố, của những chàng trai bỏ lại một phần thân thể và quãng đời tuổi trẻ ở chiến trường K (Kampuchia). Cho đến ngày hôm nay nhiều người không hiểu ngoài lí do “Nghĩa vụ quốc tế cao cả” mà chính quyền đưa ra thì còn lí do nào khác đã đẩy con em họ vào cuộc chiến đó? Một cuộc chiến được cho là “Nghĩa vụ quốc tế cao cả” mà sao có nhiều thanh niên thời đó “trốn nghĩa vụ” đến như vậy?

Không một ai được giải thích thấu đáo về lí do của cuộc chiến nhưng hậu quả của nó thì mọi người đều thấy rõ! Những thương phế binh một chân tuổi bốn mươi tìm không khó ở đất nước này nhất là ở miền Đông và Tây Nam bộ; Một xã có đến hàng trăm thương binh, nhiều gia đình có 3 con là liệt sĩ… Thế có ai đã hỏi về những hậu quả của Cuộc chiến Biên giới Tây Nam ngoài hậu quả trên, xin thưa đó là tâm trạng hoang mang của giới trẻ vào những đợt khám nghĩa vụ quân sự và hơn tất cả là đất nước bị quốc tế cô lập ròng rã hơn mười năm trường.

Tôi cũng như bao người khác đã không tin đó là sự thật; tin rằng cuộc chiến trên là nghĩa vụ cao cả; tin rằng giai đoạn khó khăn đó là thời kỳ quá độ để đất nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội mà sách giáo khoa về môn lịch sử bậc trung học luôn nhắc đến; tin rằng “người Mỹ” không bang giao với Việt Nam là do họ “bại trận” trong Cuộc chiến Việt Nam. Nhưng qua cuốn hồi ký của Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, tôi phần nào hình dung ra được nguyên nhân của những sự việc trên…

Than ôi! Trong Cuộc chiến Biên giới Tây Nam phía sau của cái gọi là “Nghĩa vụ Quốc tế cao cả” là một sự thật quá phũ phàng xương máu người Việt chỉ là công cụ để bành trướng Chủ nghĩa Cộng Sản theo ý chủ quan của người Cộng Sản. Hay xương máu người Việt đổ xuống trong cuộc nội chiến Nam Bắc vẫn chưa bảo đảm sự an toàn cho vị thế của Đảng Cộng Sản trên đất nước này nên họ cần phải xây dựng tiếp những thành trì bảo vệ… Vì thế chiến trường K là nơi để Đảng Cộng Sản nướng bao sinh linh người Việt, tại sao vấn đề ý thức hệ lại được đặt cao hơn cuộc sống cơ cực của dân tình, không lẽ đất nước được thu về một mối vẫn chưa là mục đích sau cùng của cuộc nội chiến Nam Bắc mà Đảng Cộng Sản cho là “Cuộc chiến đánh đuổi Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngụy quyền”, là “Công cuộc Giải phóng Dân tộc”. Và Chiến trường K cũng là nơi Đảng Cộng Sản nhấn chìm tương lai đất nước Việt Nam tiếp theo những việc làm sai lầm đối với người Việt, sao không chấp nhận cuộc bầu cử đa đảng ở Kampuchia để đất nước có được nhiều mối bang giao rộng rãi hơn, âu điều đó có lợi cho dân tộc Việt Nam hơn cả.

Suốt hơn hai mươi năm trường đời sống người dân thiếu thốn mọi bề, cứ nghĩ rằng đất nước bị nước Mỹ cô lập nhưng nay mới thấy đất nước rơi vào tình trạng bị quốc tế cô lập là do chính sách ngoại của Đảng và Nhà nước. Chính sách ngoại giao không lấy lợi ích của dân tộc làm trung tâm và càng thất vọng hơn khi thấy trong quá khứ và cho đến hiện tại Chính quyền đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội bang giao với những quốc gia Phương Tây chỉ vì chính sách ngoại giao không khôn khéo; Chẳng hạn như trong vấn đề bang giao với Hoa Kỳ cơ hội đã đến từ nửa cuối thập niên 70, nếu ngay từ thời điểm đó chính quyền giữ đường lối ngoại giao trung lập, quyết tâm xây dựng đất nước thì…

Đó là những ưu tư trăn trở cho quá khứ, cho những hậu quả gây ra từ những sai lầm của Đảng Cộng Sản mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu, chúng làm cho tim ta đau nhói mỗi thấy một đoàn người ở vùng quê miền Bắc vào lập nghiệp ở Đồng Tháp Mười, nơi mà cuộc sống cũng khác gì cuộc sống của họ nơi cố hương, khác chăng là họ không còn lo vỡ đê sông Hồng mà thay vào đó họ phải chống chọi với những cơn lũ của sông Cửu Long mà hơn mười năm nay lũ miền Tây Nam bộ trở nên hung hăng và đầy phẫn nộ… Do Trung Quốc xây quá nhiều đập nước ở thượng nguồn sông Mê-Kông.

Không chỉ có sông Mê-Kông, biên giới phía bắc và cả vấn đề Biển Đông. Chính quyền Trung Quốc tỏ thái độ không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nhưng người dân sẽ bàng hoàng hơn khi biết được sự nhân nhượng một cách nhu nhược và khó hiểu của Chính quyền Việt Nam. Người dân nào biết được Hiệp định Biên giới Việt-Trung đã cướp đi Thác Bản Dốc và Ải Nam Quan đã gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam, Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ đã khoét sâu vào hải phận của Việt Nam. Và sẽ thật tê tái lòng khi người dân biết được ngư dân Thanh Hóa, qua báo chí được kêu gọi giúp đỡ, bị lính tuần duyên Trung Quốc sát hại bị Bộ

Ngoại giao Trung Quốc gán cho cái tội cướp biển. Chính quyền Việt Nam đâu rồi?

Đọc qua cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” mới thấy sự nhu nhược của chính quyền trong nước trước Trung Quốc là một sự dễ hiểu; trong quá khứ họ đã “cúi đầu” nhận Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm “người thầy” hướng dẫn họ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên đất nước này, hướng dẫn họ “cải tạo” người dân… Cho nên ngày nay, vì Chủ nghĩa Xã hội vì lý tưởng Cộng Sản mà họ phải im lặng khi người dân bị ngoại bang sát hại. Im lặng trước tội ác cũng chính là thỏa hiệp với nó; người dân đất nước tôi phải sống với chế độ độc tài Cộng Sản cho đến bao giờ đây? ngày nào còn sống với nó dân tộc tôi còn phải chịu hai gộng kềm: một là đảng Cộng Sản Việt Nam, hai là đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sài Gòn, tháng 4, 2005


2008: Tấm bản đồ TC định dùng trong cuộc xâm lăng (dài 31 ngày) Việt Nam do South China Morning Post [Hoa Nam Tảo Báo] đăng tải. Chính phủ CHXHCNVN đã chính thúc phản đối TC về dự án xâm lăng này. Nguồn: What If (China invades Vietnam edition), DAVE SCHULER. 2008

Theo DCVOnline

Việt Nam không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về biển với Trung Quốc

giankhoanHD981_14
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi ròng 4/5/14

Việt Nam đã ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc tràn ra khắp nước sau khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng biển có tranh chấp. Nhưng giới hữu trách chưa từ bỏ sự chống đối nhắm vào hoạt động của Trung Quốc, và đã phái tàu đến quấy nhiễu công tác khoan dầu, cứu xét việc kiện trước tòa án quốc tế đòi giải quyết vụ tranh chấp và ve vãn các đồng minh trong khu vực như Philippin. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown ghi nhận chi tiết về chính sách ngoại giao nhiều rủi ro đằng sau nỗ lực này.

Trung Quốc đã làm khó Việt Nam trong tuần này qua việc gửi một "văn thư xác định lập trường" cho Liên Hiệp Quốc về hoạt động của giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ đôla trong một phần của Biển Ðông mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.

Trung Quốc tố cáo Việt Nam là đâm vào tàu thuyền của họ, cử người nhái và "các điệp viên dưới nước" vào vùng hải phận mà họ nói không thể tranh cãi được là của Trung Quốc.
carlthayer02
Giáo sư Carl Thayer

Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các vụ tranh chấp giữa các nước cùng đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, nhưng biến chuyển này có thể đặt Việt Nam vào thế khó xử, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Giáo sư Thayer nhận định:

"Phải chăng Trung Quốc tìm cách khiêu khích một cuộc tranh luận ở đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến các nước phải đưa ra quyết định hoặc có hành động hoặc giữ im lặng ? Tìm cách cô lập hóa Việt Nam thông qua việc buộc các nước quan tâm hơn về Trung Quốc phải im lặng bởi vì họ không muốn bị coi là đẩy ra chỗ công khai, như Brunei, chỉ tìm cách tránh né hay lẩn trốn".

Việt Nam không thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và vẫn còn lệ thuộc nặng vào Bắc Kinh về giao thương. Việt Nam được cho là đang cứu xét đưa vụ việc ra trước tòa về vùng biển có tranh chấp, nhưng có thể phải mất nhiều năm để đưa vụ kiện ra trước một tòa án quốc tế.

Theo giáo sư Thayer, một chọn lựa có thể là lợi dụng sự thách thức của Philippines về tính hợp pháp của những khẳng định chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở La Haye. Ông nói tiếp:

"Ðường lối tốt nhất về mặt chính trị, nếu không thể hàn gắn được bang giao với Trung Quốc, là cùng với Philippines tìm cách tăng thêm sự khẳng định trong tư cách là một nước bạn của Philippines".

Liên minh của Việt Nam với Philippines đã thể hiện một cách nhẹ nhàng hôm thứ hai khi nước này mở các cuộc đấu bóng đá, bóng chuyền và kéo co với thủy thủ trên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.
dongnama01

Trước đây, hai chính phủ sẽ e ngại tổ chức một sự kiện như thế, vì sợ rằng sẽ có vẻ như "câu kết" với nhau chống lại Trung Quốc, theo nhận định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii.

Tuy nhiên, mọi sự nay đã đi tới một điểm mà cả hai nước có thể tăng cường và bày tỏ tình đoàn kết.

Ông Vuving nói Việt Nam cũng có thể trông đợi sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực:

"Ấn Ðộ ở cách xa nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam vì thế nhìn vào lợi ích cốt lõi của cả hai nước, tôi cho rằng các đồng minh vô tình này, nếu muốn dùng từ ấy, sẽ là Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ".

Việt Nam đã tiến gần hơn về phía Hoa Kỳ ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng hoảng về giàn khoan trong một "đường lối hòa giải liên tục để đối lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc", theo nhận định của ông Vuving.

Nhưng bộ chính trị Việt Nam cũng chia rẽ về mức độ thân cận mà họ tiếp xúc với Washington. Một số không muốn cải cách chính trị, và một số khác đã đầu tư quyền lợi vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông nhận định:

"Tôi nghĩ về cơ bản, nhưng người chủ trương cách tân muốn lại gần Hoa Kỳ hơn, không phải chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để cải cách kinh tế nữa. Nhưng ngay lúc này, thì phe này không có đại diện nhiều trong bộ chính trị".

Trong khi đó, ngay trong nước Việt Nam đang chuẩn bị về lâu về dài. Hôm thứ hai, Quốc Hội đã thông qua một kế hoạch dự chi 760 triệu đôla để hỗ trợ cho ngư dân và đội tuần duyên.

Ngân khoản sẽ được dùng để mua thiết bị tuần tra và xây dựng tàu đánh cá ngoài khơi cho Ðội Tuần Duyên Việt Nam, cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và ngư phủ.

Khoản này bao gồm việc xây dựng 3 ngàn tàu đánh cá bọc thép, theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Ngư nghiệp Việt Nam. Ðội tàu hiện nay khoảng 100 ngàn chiếc là tàu gỗ.

Ông Mưu nói các chính sách khai thác tài nguyên trong hải phận Việt Nam không phải là mới, nhưng vấn đề đã trở nên "nóng hơn" sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ngoài biển.

Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc là đâm vào tàu của họ trên 1 ngàn 400 lần, một lần khiến một tàu đánh cá bị chìm.

Bất chấp các mối nguy hiểm ngày càng nhiều, ông Mưu nói các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển.
Marianne Brown
Trà Mi (VOA) dịch

Nhà nước 'đừng vừa đá bóng vừa thổi còi'

Tiến trình cải cách khu vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam bị cho là còn chậm

Nợ công đang lên quá nhanh trong khi luật chi tiêu ngân sách thiếu hiệu quả, theo ý kiến chuyên gia.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 12/6, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng cho rằng sự mập mờ giữa quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp sẽ tiếp tục dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, làm cản trở công cuộc cải cách khối doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính.

Trước đó, hôm cuộc họp hôm 11/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo nợ công đang "đe dọa an ninh tài chính vĩ mô".

Ông Hùng cũng chỉ trích việc biện pháp lấy nợ để chi trả nợ hiện nay là "không an toàn".

Trong ngày 12/6, Quỹ tiền tệ Quốc tế được tờ Wall Street Journal dẫn lời nhận định nợ công tại Việt Nam đang tăng đến một mức "đáng chú ý" và khuyến cáo chính phủ nên cải thiện chất lượng của các khoản chi tiêu.
Giải thích các khoản chi

BBC: Ông đánh giá thế nào về tình hình nợ công cũng như thâm hụt ngân sách hiện nay?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến của các đại biểu quốc hội đã đề cập đến tình trạng đáng lo ngại của nợ công vừa qua.

Hiện nợ công đang lên quá nhanh. Việt Nam lại ở trong tình trạng lấy nợ mới trả cho nợ cũ và các khoản thu ngân sách không đủ cho chi tiêu thường xuyên.

Bộ trưởng Tài chính có nêu lên là phải tăng thu ngân sách đến 12-14% trong những năm tới thì mới đảm bảo được.

Nhưng với tình hình hiện nay thì điều đó rất khó thực hiện.

Tôi nghĩ cần cải tổ rất mạnh mẽ lại luật chi tiêu ngân sách.

Chính phủ Việt Nam cần trở thành một chính phủ hoạt động có hiệu quả và chuyên nghiệp. Có như vậy mới tránh việc nợ công không kiểm soát được và gây ra những hệ quả về tài chính tiền tệ và khả năng chi trả của ngân sách của Việt Nam.

BBC: Theo ông thì làm sao để cải thiện chất lượng các khoản chi tiêu ngân sách?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Tất cả các khoản chi tiêu ngân sách đều cần kèm theo trách nhiệm giải trình và phải có kết quả nhất định nào đấy. Không thể nào có những khoản chi tiêu mà không giải thích được.

Ví dụ hiện nay, các khoản chi tiêu ngân sách dùng cho các chuyến đi của các đoàn của Quốc hội, chính phủ đi tham quan, nghiên cứu ở nước ngoài không biết kết quả như thế nào nhưng rất tốn kém.

Hay như việc sử dụng xe công, nhà công vụ và thăm viếng lẫn nhau, cũng hết sức lãng phí.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng những việc này là hoàn toàn không phù hợp với tình hình hiện nay.

Việt Nam đang đứng trước sự xâm lăng thực sự của Trung Quốc nên cần xem xét lại các khoản chi tiêu thưởng xuyên và phải thực sự có một chính phủ tiết kiệm, công khai minh bạch, có sự giám sát của báo chí, của quần chúng.

'Vừa đá bóng vừa thổi còi'




IMF cảnh báo tranh chấp trên Biển Đông có thể ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư

BBC: Quỹ tiền tệ Quốc tế vừa qua có cảnh báo về những hậu quả đối với nền kinh tế nếu nhà nước chậm trễ trong việc cải cách khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Ông đánh giá thế nào về tiến trình cải cách hai mảng này trong thời điểm hiện nay?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Chính phủ thì đã tỏ quyết tâm sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong vòng hai năm, từ 2014-2015.

Trong hai tháng đầu năm, 30 doanh nghiệp nhà nước đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO).

Tuy nhiên, cả 30 doanh nghiệp này lại không thu hút được nhà đầu tư vì không đủ sự hấp dẫn.

Tôi cho rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước thực sự đang diễn ra rất chậm.

Điều quan trọng hơn lúc này là cần cải cách các quy chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, tách quản lý nhà nước với chủ sở hữu, tránh tình trạng vừa đá bóng lại vừa thổi còi, vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý nhà nước, dẫn đến nhiều điều không minh bạch.

Điều đó đang diễn ra tại Bộ Công thương trong việc quản lý giá xăng dầu và giá điện.

BBC: Quỹ tiền tệ Quốc tế cho rằng tranh chấp trên biển hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Ông nghĩ sao về điều này?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Nhà cầm quyền Trung Quốc đã giẫm đạp lên tất cả những cam kết mà họ đã ký.

Với những hành động hung hăng và ngày càng hiếu chiến hơn, Việt Nam cần phải tính toán đến phương án xấu nhất và phải có những biện pháp đề phòng để tránh thiệt hại không cần thiết khi Bắc Kinh ra đòn.

Tôi mong rằng những điều đó không xảy ra, nhưng đã là người quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước thì phải tính đến những phương án xấu nhất để có biện pháp đề phòng.
(BBC)
 

Vụ sai phạm đất đai tại Đà Nẵng: Thủ tướng đã giao Bộ Công an làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái

Kết luận thanh tra về những vi phạm đất đai trị giá 3.400 tỷ tại Đà Năng là “có đủ căn cứ pháp luật”- Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định trong phiên chất vấn trước QH sáng nay, 12.6.

Câu hỏi đầu tiên trong phiên chất vấn là của ĐHQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Văn Rinh. Theo ông Rinh, sau khi có kết luận thanh tra về sai phạm đất đai tại Đà Nẵng với tổng số tiền sai phạm lên tới 3.400 tỷ, Đà Nẵng đã phủ nhận kết luận này. Điều này khiến dư luận phân tâm, và ông Rinh đề nghị Tổng thanh tra chính thức có ý kiến.
Theo Tổng Thanh tra, việc thanh tra sai phạm đất đai của Đà Nẵng được nắm tình hình từ trước năm 2010. Năm 2011, Thanh tra Chính phủ, dưới thời Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền đã thực hiện thanh tra và đây là thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TƯ. Dự thảo sau đó được gửi tới các bộ ngành và sau khi ban hành văn bản kết luận, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến đồng ý của Thủ tướng và đề nghị Đà Nẵng thực hiện kết luận này.
Sau khi có ý kiến khác nhau, đặc biệt sự chưa đồng tình của Đà Nẵng- ông Tranh nói- Để đảm bảo khách quan, Thủ tướng đã giao một số bộ ngành gồm Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét lại và các bộ đều khẳng định Thanh tra Chính phủ kết luận đúng pháp luật và có cơ sở. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Công an làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái.
Cho đến nay, có thể khẳng định kết luận thanh tra vi phạm đất đai tại Đà Nẵng là có đủ căn cứ pháp luật. Bộ Chính trị đã giao kiểm tra Ban cán sự và cá nhân đồng chí lãnh đạo Đã Nẵng lúc đó- ông Tranh nói- Đến hôm nay, Đà Nẵng đã thực hiện kết luận thanh tra, có báo cáo về việc làm rõ trách nhiệm các lãnh đạo thời kỳ 2003-2011, và cam kết thực hiện ý kiến của Thủ tướng để kết luận có hiệu lực, hiệu quả.
(Lao động)

Việt Nam phải cách mạng để tồn tại

"...chuyện Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nào thân Tàu, ai qụy lụy Tàu và ai sẵn sàng thỏa hiệp với Bắc Kinh để được tại chức an thân đã rõ chưa, hay cần Trung Quốc đặt thêm vài chục giàn khoan cỡ HD-981 ở Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ, hay cạnh đảo Lý Sơn, hoặc gần đảo Phú Quốc..."

"Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…." là lời kinh sám hối của Tín đồ đạo Công giáo phải học thuộc từ khi biết đọc và hiểu Giáo lý của đạo.

Đem câu này áp dụng cho hoàn cảnh "trên đe dưới búa" cực kỳ nguy nan trước  hiểm họa mất dần chủ quyền đất nước vào tay người Tàu phương bắc thì Việt nam cần có Cách mạng để tồn tại.

Nhưng trước khi có Cách mạng, người dân Việt Nam cần biết những nguyên nhân đưa đất nước đến hoàn cảnh bi đát ngày nay.

Trước nhất, 3 nguyên Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh, nếu còn chút liêm sỉ là người Việt Nam và  muốn không bị lịch sử lên án phản quốc, họ cần  chứng minh mình vô tội trong các thỏa hiệp với Trung Quốc.

Chuyện Đỗ Mười

Người đầu tiên là Ông Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng Bí thư đảng Khóa 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là người, cùng với nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ấy là Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương đảng (1986-1997), đã tháp tùng Tổng Bí thư đảng Khóa 6 Nguyễn Văn Linh đi phó Hội nghị  bí mật ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) trong hai ngày 03 và 04/09/1990.  Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch Nhà nước Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Mục đích "lúc đầu", theo Hồi ký Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngọai giao thì Hội nghị Thành Đô nhằm vào hai vấn đề chính: Campuchia vấn đề bình thường hòa quan hệ  Việt-Trung.

Ngoài ra ông Nguyễn Văn Linh còn ôm mộng sang Thành Đô để "Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa !".

Hồi ký Trần Quang Cơ thuật lại rằng chính ông Linh đã nói với  Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, trong một cuộc gặp mặt giữa hai người hồi tháng 6/1990 rằng: "Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin. Những người cộng sản chân chính phải đoàn kết để bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc luôn tấn công vào chủ nghĩa xã hội. Chúng tuyên bố đến cuối thế kỷ này sẽ làm cho chủ nghĩa xã hôi biến mất."

Nhưng tại Thành Đô, phía Trung Quốc đã hoàn toàn chủ động và lái Việt Nam đi theo ý muốn của Bắc Kinh để ép phe Heng Samrin-Hun Sen thân Việt Nam phải chấp nhận giải pháp chính trị "hòa hợp dân tộc" với phe bại trận Khmer đỏ thân  Trung Quốc,  khi ấy đã phải dạt về biên giới Thái Lan.

Và đây cũng là cái giá Việt Nam phải trả để được bình thường hóa với Trung Quốc, sau 11 năm Trung Quốc đem 600.000 quân tấn công 6 tỉnh  Việt Nam dọc biên giới hai nước năm 1979.

Tuy nhiên, phe Heng Samrin - Hun Sen sau đó đã quay ra hận thù Việt Nam vì Hà Nội đã xen vào  "chuyện nội bộ của người Campuchia".

Ông Trần Quang Cơ viết về thất bại chính trị này của Việt Nam trong Hồi ký Trần Quang Cơ: "Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9/1990 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố."

Ông Cơ còn  vạch trần "giấc mơ" hão huyền của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mong được hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ Chủ nghĩa xã hội, sau khi khối Liên bang Sô viết tan rã: " Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc Mỹ, thực hiện " giải pháp Đỏ " ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hóa quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia.

Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia."

Về chuyện này, ông Trần Quang Cơ  còn bổ sung thêm  phát biểu của Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch tại phiên họp kiểm điểm của Bộ Chính trị, sau Hội nghị Thành Đô: "Liên Xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thỏa thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta…".

Ông Võ Văn Kiệt bổ túc thêm: "Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô  (Phạm Văn Đồng)trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng (Đặng Tiểu Bình,người thực sự nắm quyền ở Trung Quốc thời gian này)thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy".

Hồi ký của nguyên Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ kết luận: "Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ " diễn biễn hoà bình " của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm "giải pháp Đỏ".

Ngoài những việc bất lợi về mặt ngọai giao cho Việt Nam của Hội nghị Thành Đô do ông Trần Quang Cơ tiết lộ, còn có Văn kiện  chính trị quan trọng hơn được gọi là "Kỷ yếu của  hội nghị"  do chính Lý Bằng sọan để cho hai Tổng Bí thư và Thủ tướng hai nước cùng ký nhưng không được ông Cơ  viết ra, có thể ông không được biết hay biết mà bị cấm.

Hai ông Linh và Đồng đã qua đời nên bây giờ chỉ còn lại ông Đỗ Mười là người biết rõ đầu đuôi câu chuyện ở Thành Đô, nhất là hai bên đã đồng ý với nhau và cam kết với nhau những gì trong "Kỷ yếu hội nghị" 1990.

Cho đến nay, 24 năm sau Hội nghị Thành Đô, cả hai nuớc Việt-Trung đều kín miệng về nội dung "Kỷ yếu hội nghị", nhưng theo tiết lộ của Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1987 thì phía Trung Quốc đã buộc Việt Nam không được nhắc đến 2 vấn đề gai góc có lợi cho Trung Quốc nhưng vô cùng tai hại và hiểm độc đối với Việt Nam, đó là: 1) Chuyện Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ tháng 1/1974 và, 2) Cuộc chiến xâm lược của 600.000 quân Trung Quốc vào 6 tỉnh  biên giới Việt Nam  năm 1979.

Riêng chuyện quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma và 7 bãi đá ngầm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa năm 1988 dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười thì cho đến nay, Việt Nam không dám đánh đuổi quân xâm lược mà còn đang "sống chung hòa bình" ở đó như không có chuyện gì xẩy ra, dù rằng 64 lính của quân đội Việt Nam đã bị quân Trung Quốc giết chết trong cuộc chiến 1988.

Bây giờ thì lịch sử Biển Đông đã rẽ sang khúc quanh mới có lợi cho Trung Quốc khi Bắc Kinh "tự do" đặt giàn khoan tìm kiếm dầu Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 02/05/2014. Trung Quốc cũng đang có kế họach xây dựng một "căn cứ hải-không quân" nổi ở Trường Sa để  xác nhận chủ quyền và khống chế Việt Nam và các nước  có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh.

Như vậy, nếu ông Đỗ Mười còn là người Việt Nam yêu nước và không muốn tên mình bị lịch sử bôi đen thì hãy can đảm xác quyết với nhân dân có hay không chuyện ông đã cùng với ông Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng cam kết với hai lãnh đạo Trung Quốc, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước  Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng tại Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 rằng Việt Nam sẽ "không bao giờ nhắc đến chuyện Hoàng Sa 1974 và cuộc chiến tranh biên giới 1979"?

Trong khi chờ đợi câu trả lời, và có thể chẳng bao giờ có, của ông thì ông Đỗ Mười và tất cả lãnh đạo của đảng Đảng Cộng sản Việt Nam cần đọc lại  đọan dưới đây trong Hồi ký lịch sử của ông Trần Quang Cơ:

"Ngày 5-10/11/91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Paris, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hóa mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/1979.

Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc "bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đề quốc" thì họ đã xác định quan hệ với ta là "thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu" (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). 

Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta."

Bộ ba Phiêu-Mạnh-Trọng

Trong trường hợp của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ông chỉ cần trả lời với nhân dân xem ông có nhượng đất và nhượng biển cho Trung Quốc khi ký hai Hiệp định "Phân định biên giới trên đất liền" và "Phân định vịnh Bắc Bộ" trong hai năm 1999 và năm 2000?

Mục  Nam Quan đã mất, 2/3 Thác Bản Giốc  đẹp nhất và một phần Vịnh Bắc Bộ đã thuộc về Trung Quốc có phải là bằng chứng không?

Ông Phiêu cũng cần cho dân biết có bao nhiêu cây số vuông, kể cả điểm cao 1509, hay núi  Lão Sơn thuộc tỉnh Hà Giang (tên cũ là Hà Tuyên) đã nằm gọn trong tay Trung Quốc sau cuộc chiến Biên giới thứ hai từ tháng 4  năm 1984 đến tận năm 1990?

Đối với nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thì điều quan trọng nhất là tại sao ông đã "tự ý ký thỏa hiệp để cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite ở vùng đất chiến lược Tây Nguyên" để bây giờ chịu thua lỗ không gỡ ra được mà còn nguy hiểm cho an ninh quốc gia?

Ông Mạnh cũng cần phải trả lời thắc mắc tại sao ông  đã để cho  90% dự án kinh tế chiến lược lọt vào các Công ty Trung Quốc  và không ngăn cản các địa phương cho người Tàu thuê đất trồng rừng và  xây dựng cơ sở dọc theo duyên hải  trong hàng chục năm khi ông tại chức trong hai khóa đảng từ 2001 đến 2011?

Đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người kế vị ông Mạnh từ tháng 01/2011 cũng phải giải thích với lịch sử tại sao ông đã ra lệnh cho Công an ngăn cản, bắt giam và đàn áp thô bạo những người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển đảo và giết hại ngư dân Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2011 đến nay.

Ông Trọng cũng có trách nhiệm đã để cho Thương lái Trung Quốc tự do hoành hành và phá hoại kinh tế Việt Nam ; để cho hàng hóa Trung Quốc tự do nhập lậu vào thị trường để  giết các doanh nghiệp trong nước và  để cho các Công ty Trung Quốc tự do đem  hàng nghìn lao động phổ thông vào Việt Nam cướp việc của dân Việt?

Ông cũng cần cho dân biết tại sao Nhà nước  đã  dành nhiều đặc quyền, đặc lợi cho Công ty Trung Quốc trúng thầu các dự án kinh tế quan trọng ; cho các doanh nghiệp Tàu Bắc Kinh thuê đất từ 50 đến 70 năm tại các địa điểm chiến lược như Vũng Áng (Hà Tĩnh) và Cửa Việt (Qủang Trị)?

Song song với kế họach "mở rộng lãnh thổ cho Tàu vào nhà", ông Tổng Bí thư đảng Đảng Cộng sản Việt Nam còn để cho hàng chục nghìn dân Tàu nhập cư bất hợp pháp và  lập các khu phố, vùng dân cư xen kẽ với xóm làng và thành phố Việt Nam từ Nam ra Bắc?

Ngoài ra, trong cương vị "lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội", ông còn  cấm không cho dân và cựu chiến binh tổ chức truy điệu và tưởng niệm những chiến sỹ và đồng bào Việt Nam đã hy sinh trong 3 cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược tiêu biểu nhất trong Thế kỷ 20 tại Hoàng Sa (1974), Cuộc chiến biên giới 1979 và trận Trường Sa năm 1988?

Rồi ông cũng hành động đầy nghi ngờ khi bác yêu cầu của Quốc hội muốn Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.  Giữa lúc Trung Quốc tuyên bố thành lập Thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trung Sa (bãi cạn scarborough có tranh chấp với Phi Luật Tân) và Trường Sa năm 2012 và nhiều ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc gỉa dạng Hải giám, Kiểm ngư đánh đập tàn nhẫn, thuyền cá bị tấn công và cướp đi tài sản và ngư cụ thì ông Trọng bảo "tình hình Biển Đông không có gì mới" !

Lê Đức An

Cuối cùng là Đại tướng Lê Đức Anh cũng có bổn phận  phải bạch hóa "hồ sơ thân Trung Quốc" của ông khi giữ Bộ  trưởng Quốc Phòng trong giai đọan  16/02/1987 – 10 tháng 08/1991 và Chủ tịch Nước từ  23/09/ đến 24/09/ năm 1997.

Hồi ký "Hồi ức và Suy nghĩ" của nguyên Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ đã nói rất rõ vai trò "khuynh loát" và "đi đêm" với các sứ gỉa Trung Quốc của ông khi Việt Nam bị Trung Quốc ép tham gia vào "giải pháp Đỏ" để tìm giải pháp chính trị cho Kampuchea.

"Giải pháp Đỏ" là kế hoạch  chính trị của Trung Quốc nhằm tạo thế  "liên hiệp bình đẳng" cho phe Khmer đỏ (thân Bắc Kinh) tại bàn hội nghị với phe  Heng Samrin-Husen (thân Việt Nam) để thành lập Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia (Supreme National Council, SNC), sau khi Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi chiến trường Kampuchea năm 1989.

Ông Lê Đức Anh đã sát cánh với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng  Đỗ Mười  làm theo ý muốn  của Trung Quốc để, một mặt bảo đảm thế chính trị cho Khmer đỏ  sau khi đã "bằng lòng không lập lại vấn đề "tội diệt chủng giết trên 1 triệu người Kampuchea" của Khmer đỏ và mặt khác giúp Trung Quốc duy trì "ảnh hưởng của họ ở Kampuchea"

Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Ngọai giao Việt Nam lúc đó thì giải pháp này bất lợi cho cả Việt Nam lẫn phe Heng Sanrin-Hun Sen nên  Bộ Trưởng Ngọai giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ quyết liệt chống đối nhưng bất thành vì có bàn tay của Lê Đức Anh thúc sau lưng hai ông Linh và Mười.

Vì lập trường "chống giải pháp Đỏ" của Trung Quốc mà Ngọai trượng Nguyễn Cơ Thạch không được tham dự Hội nghị Thành Đô. Và cũng tại Thành Đô, phiá Trung Quốc đã công khai yêu cầu phiá Việt Nam lọai ông Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Bộ Ngọai giao, theo nhiều bài viết không hề bị cải chính của một số cựu viên chức cap cấp đảng, trong đó có Cụ nguyên đại sứ Nguyễn Trộng Vĩnh

Quả nhiên tại Đại hội đảng kỳ VII tháng 6/1991, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị phe Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Lê Đức Anh lọai ra khỏi Bộ Chính trị và mất luôn chức Bộ trưởng Ngọai giao, theo yêu cầu của Trung Quốc !

Sau khi thay Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư, ông Đỗ Mười đã mau mắn chứng minh sự "tuân phục Bắc Kinh" của mình, theo Hồi ký của ông Trần Quang Cơ ghi lại: "Ngày 9/7/91, vừa được bầu làm Tổng bí thư, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử Đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước.

Trước đó ít ngày–ngày 11/6/91 – Bộ Ngoại giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao hai nước.


Ngày 17/7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp Thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5/8 đến 10/8.

Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử Đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp Đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao…

Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thỏa thuận với cấp Đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ "Đặc phái viên" thành "đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam" tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà.

Hồng Hà lúc đó là Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một Thứ trưởng Ngoại giao là uỷ viên Trung ương đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc."

Thế rồi chuyện "hạ mình xin lỗi"  Trung Quốc của Lê Đức Anh đã diễn ra, theo ông Trần Quang Cơ kể tiếp: "Ngày 28/7/91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Đại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương mới..., Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có Ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8/91, Giang tỏ ý hài lòng: "Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam"

Đặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Đại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Đức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Đôn Tín tới 2 lần, chiều 29/7 và tối 31/7 để tạ lỗi(?).

Mở đầu cuộc gặp chiều 29/7, Lê Đức Anh đã nói:

"Năm ngoái khi đồng chí Từ Đôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra (!) Đồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và của tôi... Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm".

Chuyện "không hay ho lắm" hay "là một việc đau lòng" chính là cuộc va chạm bằng ngôn ngữ gay gắt mà trước khi bị mất chức, Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã "dạy cho Đặc phái viên, Trưởng đoàn đàm phán Từ Đôn Chính một bài học" khi họ Từ sang Hà Nội ép ông Thạch chấp nhận "giải pháp Đỏ" ngồi lên đầu đồng minh Heng Samrin-Hunsen.

Như vậy thì chuyện Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nào thân Tàu, ai qụy lụy Tàu và ai sẵn sàng thỏa hiệp với Bắc Kinh để được tại chức an thân đã rõ chưa, hay cần Trung Quốc đặt thêm vài chục giàn khoan cỡ HD-981 ở Trường Sa và Vịnh Bắc Bộ, hay cạnh đảo Lý Sơn, hoặc gần đảo Phú Quốc thì đảng Đảng Cộng sản Việt Nam mới "sáng mắt sáng lòng"?

Và nếu tất cả các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng và Lê Đức Anh  không trả lời được  những thắc mắc trong bài này thì liệu Việt Nam có cần một Cuộc Cách Mạng  để giữ nước?
Phạm Trần,
06/2014
ethongluan

Trung Quốc mở chiến dịch chống lại Việt Nam

Trung Quốc đang ngày càng trở nên chủ động hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam liên quan đến cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu ở ngoài khơi Biển Đông.

Đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu nước sâu vào hoạt động trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc Khu Đặc quyền Kinh Tế (EEZ) của nước này. Vụ việc đã dẫn đến một số cuộc đụng độ ngoài biển và các cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc trong đất liền, và cho đến nay thì cuộc khủng hoảng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặt khác, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang nổ lực vận động quốc tế để tìm kiếm sự hỗ trợ cho các tuyên bố mâu thuẫn của họ.

Từ lúc đầu, Việt Nam đã cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách quay lại hình ảnh các cuộc đụng độ với tàu hải quân Trung Quốc và cho công bố các đoạn clip này. Các lãnh đạo Việt Nam, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đều mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế “tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc” ngừng vi phạm luật biển quốc tế.

Gần một tháng qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục bác bỏ những cáo buộc của Việt Nam trong các cuộc họp báo và các phương tiện truyền thông do Bắc Kinh kiểm soát. Tuy nhiên, Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh dư luận cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố các tài liệu cho rằng nước này có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như chứng minh các hành động khiêu khích lâu nay đến từ phía Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc đã yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lưu hành các tài liệu này đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đó có thể là một phản ứng trực tiếp đến nỗ lực riêng của Việt Nam trong việc tiếp cận với Liên Hiệp Quốc thông qua công hàm ngoại giao.

Giữa những tuyên bố chủ quyền chồng chéo như hiện nay thì rất khó để nhận ra liệu Việt Nam và Trung Quốc có mô tả các sự kiện tương tự với nhau hay không. Việt Nam cho biết tàu hải quân Trung Quốc đang tích cực tuần tra vùng biển gần giàn khoan, và đã nhiều lần đâm cũng như quấy rối tàu Việt Nam. Ngược lại phía Trung Quốc, thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này, thẳng thừng từ chối Trung Quốc không có bất kỳ “tàu chiến” nào trong khu vực mặc dù Bắc Kinh thừa nhận có gửi “tàu chính phủ” đến khu vực vì phía Việt Nam liện tục gây gián đoạn các hoạt động của giàn khoan. Theo Trung Quốc thì tàu Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các sự cố đâm tàu.

Trong cuộc chiến PR, Bắc Kinh đã bắt đầu tận dụng cuộc biểu tình bạo lực chống Trung Quốc hồi tháng Năm tại Việt Nam để mưu tìm lợi thế của họ. Các cuộc biểu tình chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Việt Nam đã biến thành bạo lực vào giữa tháng Năm vừa qua với các vụ cướp bóc và đốt cháy các nhà máy nước ngoài (nhiều trong số đó là nhà máy Đài Loan và Hàn Quốc chứ không phải Trung Quốc). Ngay sau khi các cuộc bạo loạn xảy ra, Trung Quốc đòi hỏi Hà Nội gia tăng biện pháp an ninh để bảo vệ công dân Trung Quốc, cũng như kêu gọi Hà Nội đền bù thiệt hại cho các công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện nay thì Trung Quốc đã bắt đầu cáo buộc chính phủ Việt Nam trực tiếp “thao túng” các cuộc bạo loạn vừa qua.

Đây không phải là việc trùng hợp ngẫu nhiên. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã cẩn thận kiểm soát câu chuyện đối với các cuộc bạo loạn, kết cuộc là bản tin đầu tiên đã được Tân Hoa xã phát hành muộn hơn rất nhiều so với những câu chuyện từ phía truyền thông Đài Loan. Trung Quốc hiện đang liên tục đổ lỗi rằng phía Hà Nội trực tiếp gây ra các cuộc bạo loạn (không chỉ vì Hà Nội không ngăn cản mà thậm chí còn tích cực khuyến khích các cuộc biểu tình bạo lực) nhằm mưu tìm các bước tiến mới trong chiến dịch dư luận quốc tế.

Cho đến nay, Trung Quốc không chỉ chống lại Việt Nam bằng lời lẽ. Tờ South China Morning Post cho biết Bộ Thương mại đã ra lệnh cấm các doanh nghiệp nhà nước đấu thầu các hợp đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bộ trưởng giao thông vận tải Việt Nam đánh giá thấp tầm quan trọng đối với tuyên bố trên và nói rằng nếu không có Trung Quốc thì Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm các nhà đầu tư từ các nước khác. Tuy Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng thị phần trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lại rất nhỏ, chỉ xếp hạng thứ 11 trong năm 2012.

Cho đến nay Trung Quốc không có ý định thay đổi việc gia tăng các chiến dịch chống lại Việt Nam. Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng hiện vẫn còn có rất nhiều các nước lớn khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lập luận của Trung Quốc. Địa chính trị là yếu tố qua trọng nhất ở đây bất kể Bắc Kinh hoặc Hà Nội có đưa ra bất kỳ lý lẽ đạo đức gì. Tuy nhiên, bằng cách phản đối lại các cáo buộc từ phía Việt Nam, Trung Quốc cố gắng nhắc nhở tất cả mọi người rằng vụ tranh chấp này có hai khía cạnh – và thừa cơ hội này Bắc Kinh muốn cho các quốc gia lâu nay phụ thuộc vào quan hệ kinh tế và chính trị với Trung Quốc có thêm lý do để họ ủng hộ Bắc Kinh.

Shannon Tiezzi
Bảo Anh chuyển ngữ
CTV Phía Trước
 
China's Campaign Against Vietnam

It’s been over a month since a Chinese oil rig began drilling in waters Vietnam claims as part of its Exclusive Economic Zone (EEZ). The move sparked naval clashes and violent anti-China protests, and the crisis shows no signs of abating. On the contrary, both Vietnam and China are increasingly turning abroad to support their conflicting narratives.

Vietnam has been seeking outside support since the very beginning, as evidenced by its strategy of filming naval confrontations with Chinese vessels and releasing the footage. Vietnamese leaders, all the way up to Prime Minister Nguyen Tan Dung, have explicitly called on the international community “to continue strongly demanding China” stop its violations of international maritime law.

For nearly a month, China was content to rebut Vietnam’s accusations in regular press conferences and Chinese media articles. However, China is increasingly ramping up its own efforts to win the war for international opinion. China’s Foreign Ministry released a lengthy document outlining China’s claims to the Paracel Islands and cataloging Vietnamese provocations. In addition, as Zach noted, China asked UN Secretary General Ban Ki-moon to circulate the document in the UN General Assembly. That may have been a direct response to Vietnam’s own efforts to reach out to the UN through a diplomatic note.

Amidst the completing claims, it can be difficult to realize that Vietnam and China are describing the same events. Vietnam says that Chinese naval ships are aggressively patrolling the waters near the rig, and have repeatedly rammed and otherwise harassed Vietnamese boats. China, through a Foreign Ministry spokesperson, flatly denied that China has any “warships” in the area, although it acknowledges  that “government vessels” have been sent to the area “due to Vietnam’s continuous, forceful, and illegal disruptions.” According to China, Vietnamese ships are responsible for the ramming incidents.

In the PR war, China has increasingly begun started to leverage the May anti-China riots in Vietnam to its advantage. Protests against China’s oil rig turned violent in mid-May, with protestors looting and burning foreign factories (many of which were Taiwanese and South Korean rather than Chinese). In the immediate aftermath of the riots, China limited itself to demanding increased security measure to protect Chinese citizens, as well as calling for Hanoi to compensate affected firms for their losses. Now, however, China has started directly accusing Vietnam’s government of “condoning” the riots.

This is no coincidence. From the beginning, China carefully controlled the story of the riots, resulting in Xinhua’s first news reports being released significantly later than stories from Taiwanese media outlets.  That China is now consistently blaming Hanoi directly for the riots (not just for failing to prevent them, but for actively encouraging them) represents a new step in the campaign for international opinion.

China is not only hitting back at Vietnam with rhetoric, either. South China Morning Post reports that the Ministry of Commerce has banned state-owned enterprises from bidding on contracts in Vietnam. Vietnam’s transport minister downplayed the significance of the move, saying that the void left by Chinese firms could easily be filled by investors from other countries. While China is Vietnam’s top trading partner, its share of Vietnam’s foreign direct investment is much smaller, only ranking 11th in 2012.

China’s increased campaign against Vietnam is likely not meant to change any minds. Beijing is well aware that many of the major regional players, including Japan and the United States, will not be swayed by China’s arguments. Geoopolitics is the major factor here, no matter how many moral arguments both Beijing and Hanoi use against each other. However, by hitting back against Vietnam, China reminds everyone that there are two sides to this story — and provides countries that are dependent on economic and political ties with China with moral justification for backing Beijing in the clash. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc

Bình luận của giáo sư Trần Hữu Dũng:Tại sao chính phủ Việt Nam không phản bác từng điểm của cáo bạch này mà lại chỉ biết than vãn là "Trung Quốc tuyệt tình" ?!!!! (Bị thằng chồng vũ phu đánh đập, thừa chết thiếu sống, mà vẫn ôm chân nó, nước mắt ràn rụa: "Anh không yêu em nữa sao?")
◄◄ (Một bài trả lời điển hình về phía Việt Nam là bài: Trung Quốc tiếp tục bịa đặt, vu khống trắng trợn Việt Nam (VN+ 11-6-14), nhưng chính bài này cũng phớt lờ: (a) Công hàm Phạm Văn Đồng, (b) bản đồ thế giới của Cục Khảo Sát, (c) bài trong sách Địa lý lớp Chín. Giọng điệu bài trả lời này là giọng điệu tuyên giáo, nói cho dân Việt Nam nghe. Tình hình trầm trọng lắm rồi, chẳng còn thời giờ đâu để mị dân.
I. Hoạt động của giàn khoan HYSY 981
Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan bên trong khu vực tiếp giáp Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (xem Phụ lục 1/5 về những địa điểm hoạt động) với mục đích tìm kiếm dầu và khí đốt. Khi công đoạn đầu của hoạt động đã hoàn tất, công đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 27 tháng Năm. Hai vị trí hoạt động cách Đảo Trung Kiến thuộc Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lý và nằm trong đường cơ sở hải phận Quần đảo Tây Sa, cách xa khu bờ biển thuộc đất liền của Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.
Công ty Trung Quốc đã tiến hành thăm dò trong khu vực biển này từ 10 năm qua, bao gồm các hoạt động địa chấn và thăm dò giếng dầu. Hoạt động khoan dò do HYSY 981 thực hiện lần này là sự tiếp tục của một quá trình thăm dò thường xuyên và nằm đúng trong chủ quyền và thẩm quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
II. Hành động khiêu khích của Việt Nam
Ngay sau khi hoạt động thăm dò của Trung Quốc vừa khởi sự, Việt Nam đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu vũ trang đến khu vực và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc, họ đã đâm vào các tàu của nhà nước Trung Quốc làm nhiệm vụ dẫn dắt và bảo vệ trong khu vực ấy. Cùng lúc, Việt Nam cũng đã đưa người nhái và những thiết bị dưới nước vào khu vực để thả một lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi trong khu vực biển. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo vệ của Trung Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng 1.416 lần.
Những hành động nói trên của phía Việt Nam là những vi phạm nghiêm trọng đối với lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe doạ trầm trọng đến sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và giàn khoan HYSY 981, và là những vi phạm trắng trợn đến luật lệ quốc tế quan yếu, bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Công ước về ngăn ngừa các hành động bất hợp pháp vi phạm an toàn lưu thông hàng hải và Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp vi phạm sự an toàn của nền tảng cố định nằm trên thềm lục địa. Những hành động này cũng gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trong khi dùng bạo lực một cách phi pháp để gây rối hoạt động bình thường trên biển của công ty Trung Quốc, Việt Nam lại còn dung dưỡng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong nước. Vào giữa tháng Năm, hàng nghìn phần tử vô pháp luật tại Việt Nam đã tiến hành việc đánh đập, đập phá, hôi của và đốt cháy các công ty của Trung Quốc và của một số quốc gia khác. Họ đã giết hại một cách dã man bốn người có quốc tịch Trung Quốc và gây tổn thương hơn 300 người khác, và đã gây ra những thiệt hại tài sản to lớn.
III. Phản ứng của Trung Quốc
Các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định.
Để đối phó với hành động khiêu khích trên biển của Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và và đã tiến hành những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Các tàu của chính phủ Trung Quốc đã được điều đến hiện trường với mục đích bảo đảm an toàn hoạt động, qua đó đã giữ gìn trật tự qui trình sản xuất và hoạt động trên biển và an toàn hàng hải một cách hiệu quả. Trong khi đó, kể từ ngày 2 Tháng Năm, Trung Quốc đã có hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam ở các cấp độ khác nhau, yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt hành động phá rối phi pháp của mình. Tuy thế, thật đáng tiếc là việc gây rối phi pháp của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.
IV. Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc
1. Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, không gì bác bỏ được.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa. Trong triều đại Bắc Tống (960-1126 Sau Công nguyên), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa và đưa hải quân đến tuần tra các vùng biển ấy. Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân Quảng Đông của nhà Thanh đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật Bản đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Tây Sa. Sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, chiếu theo một loạt các văn bản quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã cử quan chức cấp cao đi tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa vào tháng 11 năm 1946 để tiến hành lễ tiếp nhận các hòn đảo, một tấm bia đá đã được dựng lên để kỷ niệm việc bàn giao và sau đó quân đội đã trấn thủ ở đấy. Vì thế, Quần đảo Tây Sa, vốn từng bị một quốc gia khác chiếm đóng bất hợp pháp đã được trả về thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập Văn phòng Quản lý các Quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Vào tháng Giêng năm 1974, quân đội và nhân dân Trung Quốc đã đánh đuổi đội quân xâm lược của chính quyền Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo San Hô và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Tây Sa để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp vào năm 1992 và công bố các điểm cơ sở và đường cơ sở thuộc lãnh hải của quần đảo Tây Sa vào năm 1996, trong đó đều khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và giới hạn các vùng lãnh hải của các đảo. Năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã thành lập những cơ quan hành chính cho thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng thuộc Quần đảo Tây Sa.
2. Trước năm 1974, không một chính phủ kế thừa nào của Việt Nam đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa. Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.
Trong một cuộc họp với đại diện lâm thời Lý Chí Dân thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam vào ngày 15 tháng Sáu năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã long trọng tuyên bố rằng "theo dữ liệu của Việt Nam, các Quần đảo Tây Sa và Nam Sa trong lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc." Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người cũng có mặt tại cuộc họp, đã trích dẫn cụ thể dữ liệu của Việt Nam và chỉ ra rằng, "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã là một phần của Trung Quốc vào thời nhà Tống."
Ngày 4 tháng Chín năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bản tuyên bố (xem Phụ lục 2/5), trong đó nói rằng bề rộng phạm vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ rằng "quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa ... ". Ngày 06 tháng Chín, báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã công bố trên trang nhất toàn bộ văn bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc. Ngày 14 tháng Chín, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao (xem Phụ lục 3/5) đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, long trọng tuyên bố rằng "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc đưa ra ngày 04 tháng Chín năm 1958 " và "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định này".
Ngày 09 tháng Năm năm 1965, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành một tuyên bố liên quan đến các “khu vực chiến sự” của quân đội Mỹ tại Việt Nam do chính quyền Hoa Kỳ chỉ định. Tuyên bố nói rằng "Việc Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson chỉ định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các vùng biển lân cận với giới hạn khoảng 100 dặm từ bờ biển của Việt Nam và một phần của lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thuộc quần đảo Tây Sa là ‘khu vực chiến sự’ của quân đội Hoa Kỳ ... là sự đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các nước láng giềng ... "
Trong tập Bản đồ Thế giới in vào tháng Năm năm 1972 của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam đã ghi quần đảo Tây Sa theo tên Trung Quốc (xem Phụ lục 4/5). Sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1974 có một bài dạy mang tên "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (xem Phụ lục 5/5). Trong đó viết, "Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Bồ, Châu Sơn... làm thành một bức Trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc...."
Nhưng giờ đây chính phủ Việt Nam lại đảo ngược lời nói của mình bằng cách tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Tây Sa của Trung Quốc. Đó là một vi phạm trắng trợn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không được đảo ngược thừa nhận pháp lý và các tiêu chí căn bản trong quan hệ quốc tế.
V. Giải quyết tình hình một các đúng đắn
Trung Quốc là một lực lượng trung thành trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải và thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực. Trung Quốc kiên quyết duy trì mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các tiêu chí căn bản của quan hệ quốc tế và các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế. Trung Quốc không bao giờ muốn có bất kỳ một mối bất ổn trong khu vực láng giềng của mình.
Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Các kênh liên lạc giữa Trung Quốc và Việt Nam đang mở ra. Trung Quốc kêu gọi Việt Nam cần ghi nhớ các lợi ích chung của các mối quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền về chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, ngay lập tức chấm dứt tất cả các hình thức phá rối các hoạt động của Trung Quốc và triệu hồi tất cả các tàu thuyền và nhân sự ra khỏi khu vực để giảm bớt căng thẳng và khôi phục lại sự bình yên trên biển càng sớm càng tốt. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực của mình để giao tiếp với Việt Nam nhằm giải quyết tình hình hiện nay một cách đúng đắn.
VI. Phụ lục
  • Phụ lục 1/5: Bản đồ các vị trí hoạt động của công ty Trung Quốc
  • Phụ lục 2/5: Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của Trung Quốc được công bố vào ngày 4 tháng Chín năm 1958
  • Phụ lục 3/5: Những ghi chú gửi ngày 14 tháng Chín năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đến Thủ tướng Chu Ân Lai thuộc Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Phụ lục 4/5: Bìa của Bản đồ Thế giới của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam in vào tháng 5 năm 1972, và các trang về Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore
  • Phụ lục 5/5: Bài học mang tên "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" trong sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành vào năm 1974
Bình luận của giáo sư Trần Hữu Dũng:Tại sao chính phủ Việt Nam không phản bác từng điểm của cáo bạch này mà lại chỉ biết than vãn là "Trung Quốc tuyệt tình" ?!!!! (Bị thằng chồng vũ phu đánh đập, thừa chết thiếu sống, mà vẫn ôm chân nó, nước mắt ràn rụa: "Anh không yêu em nữa sao?") ◄◄ (Một bài trả lời điển hình về phía Việt Nam là bài: Trung Quốc tiếp tục bịa đặt, vu khống trắng trợn Việt Nam (VN+ 11-6-14), nhưng chính bài này cũng phớt lờ: (a) Công hàm Phạm Văn Đồng, (b) bản đồ thế giới của Cục Khảo Sát, (c) bài trong sách Địa lý lớp Chín. Giọng điệu bài trả lời này là giọng điệu tuyên giáo, nói cho dân Việt Nam nghe. Tình hình trầm trọng lắm rồi, chẳng còn thời giờ đâu để mị dân.



I. Hoạt động của giàn khoan HYSY 981
Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan bên trong khu vực tiếp giáp Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (xem Phụ lục 1/5 về những địa điểm hoạt động) với mục đích tìm kiếm dầu và khí đốt. Khi công đoạn đầu của hoạt động đã hoàn tất, công đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 27 tháng Năm. Hai vị trí hoạt động cách Đảo Trung Kiến thuộc Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lý và nằm trong đường cơ sở hải phận Quần đảo Tây Sa, cách xa khu bờ biển thuộc đất liền của Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.
Công ty Trung Quốc đã tiến hành thăm dò trong khu vực biển này từ 10 năm qua, bao gồm các hoạt động địa chấn và thăm dò giếng dầu. Hoạt động khoan dò do HYSY 981 thực hiện lần này là sự tiếp tục của một quá trình thăm dò thường xuyên và nằm đúng trong chủ quyền và thẩm quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
II. Hành động khiêu khích của Việt Nam
Ngay sau khi hoạt động thăm dò của Trung Quốc vừa khởi sự, Việt Nam đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu vũ trang đến khu vực và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc, họ đã đâm vào các tàu của nhà nước Trung Quốc làm nhiệm vụ dẫn dắt và bảo vệ trong khu vực ấy. Cùng lúc, Việt Nam cũng đã đưa người nhái và những thiết bị dưới nước vào khu vực để thả một lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi trong khu vực biển. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo vệ của Trung Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng 1.416 lần.
Những hành động nói trên của phía Việt Nam là những vi phạm nghiêm trọng đối với lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe doạ trầm trọng đến sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và giàn khoan HYSY 981, và là những vi phạm trắng trợn đến luật lệ quốc tế quan yếu, bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Công ước về ngăn ngừa các hành động bất hợp pháp vi phạm an toàn lưu thông hàng hảiNghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp vi phạm sự an toàn của nền tảng cố định nằm trên thềm lục địa. Những hành động này cũng gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trong khi dùng bạo lực một cách phi pháp để gây rối hoạt động bình thường trên biển của công ty Trung Quốc, Việt Nam lại còn dung dưỡng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong nước. Vào giữa tháng Năm, hàng nghìn phần tử vô pháp luật tại Việt Nam đã tiến hành việc đánh đập, đập phá, hôi của và đốt cháy các công ty của Trung Quốc và của một số quốc gia khác. Họ đã giết hại một cách dã man bốn người có quốc tịch Trung Quốc và gây tổn thương hơn 300 người khác, và đã gây ra những thiệt hại tài sản to lớn.
III. Phản ứng của Trung Quốc
Các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định.
Để đối phó với hành động khiêu khích trên biển của Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và và đã tiến hành những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Các tàu của chính phủ Trung Quốc đã được điều đến hiện trường với mục đích bảo đảm an toàn hoạt động, qua đó đã giữ gìn trật tự qui trình sản xuất và hoạt động trên biển và an toàn hàng hải một cách hiệu quả. Trong khi đó, kể từ ngày 2 Tháng Năm, Trung Quốc đã có hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam ở các cấp độ khác nhau, yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt hành động phá rối phi pháp của mình. Tuy thế, thật đáng tiếc là việc gây rối phi pháp của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.
IV. Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc
1. Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, không gì bác bỏ được.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa. Trong triều đại Bắc Tống (960-1126 Sau Công nguyên), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa và đưa hải quân đến tuần tra các vùng biển ấy. Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân Quảng Đông của nhà Thanh đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật Bản đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Tây Sa. Sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, chiếu theo một loạt các văn bản quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã cử quan chức cấp cao đi tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa vào tháng 11 năm 1946 để tiến hành lễ tiếp nhận các hòn đảo, một tấm bia đá đã được dựng lên để kỷ niệm việc bàn giao và sau đó quân đội đã trấn thủ ở đấy. Vì thế, Quần đảo Tây Sa, vốn từng bị một quốc gia khác chiếm đóng bất hợp pháp đã được trả về thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập Văn phòng Quản lý các Quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Vào tháng Giêng năm 1974, quân đội và nhân dân Trung Quốc đã đánh đuổi đội quân xâm lược của chính quyền Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo San Hô và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Tây Sa để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp vào năm 1992 và công bố các điểm cơ sở và đường cơ sở thuộc lãnh hải của quần đảo Tây Sa vào năm 1996, trong đó đều khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và giới hạn các vùng lãnh hải của các đảo. Năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã thành lập những cơ quan hành chính cho thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng thuộc Quần đảo Tây Sa.
2. Trước năm 1974, không một chính phủ kế thừa nào của Việt Nam đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa. Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.
Trong một cuộc họp với đại diện lâm thời Lý Chí Dân thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam vào ngày 15 tháng Sáu năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã long trọng tuyên bố rằng "theo dữ liệu của Việt Nam, các Quần đảo Tây Sa và Nam Sa trong lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc." Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người cũng có mặt tại cuộc họp, đã trích dẫn cụ thể dữ liệu của Việt Nam và chỉ ra rằng, "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã là một phần của Trung Quốc vào thời nhà Tống."
Ngày 4 tháng Chín năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bản tuyên bố (xem Phụ lục 2/5), trong đó nói rằng bề rộng phạm vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ rằng "quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa ... ". Ngày 06 tháng Chín, báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã công bố trên trang nhất toàn bộ văn bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc. Ngày 14 tháng Chín, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao (xem Phụ lục 3/5) đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, long trọng tuyên bố rằng "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc đưa ra ngày 04 tháng Chín năm 1958 " và "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định này".
Ngày 09 tháng Năm năm 1965, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành một tuyên bố liên quan đến các “khu vực chiến sự” của quân đội Mỹ tại Việt Nam do chính quyền Hoa Kỳ chỉ định. Tuyên bố nói rằng "Việc Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson chỉ định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các vùng biển lân cận với giới hạn khoảng 100 dặm từ bờ biển của Việt Nam và một phần của lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thuộc quần đảo Tây Sa là ‘khu vực chiến sự’ của quân đội Hoa Kỳ ... là sự đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các nước láng giềng ... "
Trong tập Bản đồ Thế giới in vào tháng Năm năm 1972 của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam đã ghi quần đảo Tây Sa theo tên Trung Quốc (xem Phụ lục 4/5). Sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1974 có một bài dạy mang tên "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (xem Phụ lục 5/5). Trong đó viết, "Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Bồ, Châu Sơn... làm thành một bức Trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc...."
Nhưng giờ đây chính phủ Việt Nam lại đảo ngược lời nói của mình bằng cách tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Tây Sa của Trung Quốc. Đó là một vi phạm trắng trợn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không được đảo ngược thừa nhận pháp lý và các tiêu chí căn bản trong quan hệ quốc tế.
V. Giải quyết tình hình một các đúng đắn
Trung Quốc là một lực lượng trung thành trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải và thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực. Trung Quốc kiên quyết duy trì mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các tiêu chí căn bản của quan hệ quốc tế và các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế. Trung Quốc không bao giờ muốn có bất kỳ một mối bất ổn trong khu vực láng giềng của mình.
Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Các kênh liên lạc giữa Trung Quốc và Việt Nam đang mở ra. Trung Quốc kêu gọi Việt Nam cần ghi nhớ các lợi ích chung của các mối quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền về chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, ngay lập tức chấm dứt tất cả các hình thức phá rối các hoạt động của Trung Quốc và triệu hồi tất cả các tàu thuyền và nhân sự ra khỏi khu vực để giảm bớt căng thẳng và khôi phục lại sự bình yên trên biển càng sớm càng tốt. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực của mình để giao tiếp với Việt Nam nhằm giải quyết tình hình hiện nay một cách đúng đắn.
VI. Phụ lục
Phụ lục 1/5: Bản đồ các vị trí hoạt động của công ty Trung Quốc
Phụ lục 2/5: Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của Trung Quốc được công bố vào ngày 4 tháng Chín năm 1958
Phụ lục 3/5: Những ghi chú gửi ngày 14 tháng Chín năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đến Thủ tướng Chu Ân Lai thuộc Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Phụ lục 4/5: Bìa của Bản đồ Thế giới của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam in vào tháng 5 năm 1972, và các trang về Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore
Phụ lục 5/5: Bài học mang tên "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" trong sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành vào năm 1974
Bình luận của giáo sư Trần Hữu Dũng:Tại sao chính phủ Việt Nam không phản bác từng điểm của cáo bạch này mà lại chỉ biết than vãn là "Trung Quốc tuyệt tình" ?!!!! (Bị thằng chồng vũ phu đánh đập, thừa chết thiếu sống, mà vẫn ôm chân nó, nước mắt ràn rụa: "Anh không yêu em nữa sao?") ◄◄ (Một bài trả lời điển hình về phía Việt Nam là bài: Trung Quốc tiếp tục bịa đặt, vu khống trắng trợn Việt Nam (VN+ 11-6-14), nhưng chính bài này cũng phớt lờ: (a) Công hàm Phạm Văn Đồng, (b) bản đồ thế giới của Cục Khảo Sát, (c) bài trong sách Địa lý lớp Chín. Giọng điệu bài trả lời này là giọng điệu tuyên giáo, nói cho dân Việt Nam nghe. Tình hình trầm trọng lắm rồi, chẳng còn thời giờ đâu để mị dân.



I. Hoạt động của giàn khoan HYSY 981
Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan bên trong khu vực tiếp giáp Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (xem Phụ lục 1/5 về những địa điểm hoạt động) với mục đích tìm kiếm dầu và khí đốt. Khi công đoạn đầu của hoạt động đã hoàn tất, công đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 27 tháng Năm. Hai vị trí hoạt động cách Đảo Trung Kiến thuộc Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lý và nằm trong đường cơ sở hải phận Quần đảo Tây Sa, cách xa khu bờ biển thuộc đất liền của Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.
Công ty Trung Quốc đã tiến hành thăm dò trong khu vực biển này từ 10 năm qua, bao gồm các hoạt động địa chấn và thăm dò giếng dầu. Hoạt động khoan dò do HYSY 981 thực hiện lần này là sự tiếp tục của một quá trình thăm dò thường xuyên và nằm đúng trong chủ quyền và thẩm quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
II. Hành động khiêu khích của Việt Nam
Ngay sau khi hoạt động thăm dò của Trung Quốc vừa khởi sự, Việt Nam đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu vũ trang đến khu vực và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc, họ đã đâm vào các tàu của nhà nước Trung Quốc làm nhiệm vụ dẫn dắt và bảo vệ trong khu vực ấy. Cùng lúc, Việt Nam cũng đã đưa người nhái và những thiết bị dưới nước vào khu vực để thả một lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi trong khu vực biển. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo vệ của Trung Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng 1.416 lần.
Những hành động nói trên của phía Việt Nam là những vi phạm nghiêm trọng đối với lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe doạ trầm trọng đến sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và giàn khoan HYSY 981, và là những vi phạm trắng trợn đến luật lệ quốc tế quan yếu, bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Công ước về ngăn ngừa các hành động bất hợp pháp vi phạm an toàn lưu thông hàng hảiNghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp vi phạm sự an toàn của nền tảng cố định nằm trên thềm lục địa. Những hành động này cũng gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trong khi dùng bạo lực một cách phi pháp để gây rối hoạt động bình thường trên biển của công ty Trung Quốc, Việt Nam lại còn dung dưỡng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong nước. Vào giữa tháng Năm, hàng nghìn phần tử vô pháp luật tại Việt Nam đã tiến hành việc đánh đập, đập phá, hôi của và đốt cháy các công ty của Trung Quốc và của một số quốc gia khác. Họ đã giết hại một cách dã man bốn người có quốc tịch Trung Quốc và gây tổn thương hơn 300 người khác, và đã gây ra những thiệt hại tài sản to lớn.
III. Phản ứng của Trung Quốc
Các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định.
Để đối phó với hành động khiêu khích trên biển của Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và và đã tiến hành những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Các tàu của chính phủ Trung Quốc đã được điều đến hiện trường với mục đích bảo đảm an toàn hoạt động, qua đó đã giữ gìn trật tự qui trình sản xuất và hoạt động trên biển và an toàn hàng hải một cách hiệu quả. Trong khi đó, kể từ ngày 2 Tháng Năm, Trung Quốc đã có hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam ở các cấp độ khác nhau, yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt hành động phá rối phi pháp của mình. Tuy thế, thật đáng tiếc là việc gây rối phi pháp của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.
IV. Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc
1. Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, không gì bác bỏ được.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa. Trong triều đại Bắc Tống (960-1126 Sau Công nguyên), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa và đưa hải quân đến tuần tra các vùng biển ấy. Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân Quảng Đông của nhà Thanh đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật Bản đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Tây Sa. Sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, chiếu theo một loạt các văn bản quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã cử quan chức cấp cao đi tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa vào tháng 11 năm 1946 để tiến hành lễ tiếp nhận các hòn đảo, một tấm bia đá đã được dựng lên để kỷ niệm việc bàn giao và sau đó quân đội đã trấn thủ ở đấy. Vì thế, Quần đảo Tây Sa, vốn từng bị một quốc gia khác chiếm đóng bất hợp pháp đã được trả về thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập Văn phòng Quản lý các Quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Vào tháng Giêng năm 1974, quân đội và nhân dân Trung Quốc đã đánh đuổi đội quân xâm lược của chính quyền Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo San Hô và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Tây Sa để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp vào năm 1992 và công bố các điểm cơ sở và đường cơ sở thuộc lãnh hải của quần đảo Tây Sa vào năm 1996, trong đó đều khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và giới hạn các vùng lãnh hải của các đảo. Năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã thành lập những cơ quan hành chính cho thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng thuộc Quần đảo Tây Sa.
2. Trước năm 1974, không một chính phủ kế thừa nào của Việt Nam đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa. Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.
Trong một cuộc họp với đại diện lâm thời Lý Chí Dân thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam vào ngày 15 tháng Sáu năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã long trọng tuyên bố rằng "theo dữ liệu của Việt Nam, các Quần đảo Tây Sa và Nam Sa trong lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc." Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người cũng có mặt tại cuộc họp, đã trích dẫn cụ thể dữ liệu của Việt Nam và chỉ ra rằng, "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã là một phần của Trung Quốc vào thời nhà Tống."
Ngày 4 tháng Chín năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bản tuyên bố (xem Phụ lục 2/5), trong đó nói rằng bề rộng phạm vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ rằng "quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa ... ". Ngày 06 tháng Chín, báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã công bố trên trang nhất toàn bộ văn bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc. Ngày 14 tháng Chín, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao (xem Phụ lục 3/5) đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, long trọng tuyên bố rằng "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc đưa ra ngày 04 tháng Chín năm 1958 " và "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định này".
Ngày 09 tháng Năm năm 1965, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành một tuyên bố liên quan đến các “khu vực chiến sự” của quân đội Mỹ tại Việt Nam do chính quyền Hoa Kỳ chỉ định. Tuyên bố nói rằng "Việc Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson chỉ định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các vùng biển lân cận với giới hạn khoảng 100 dặm từ bờ biển của Việt Nam và một phần của lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thuộc quần đảo Tây Sa là ‘khu vực chiến sự’ của quân đội Hoa Kỳ ... là sự đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các nước láng giềng ... "
Trong tập Bản đồ Thế giới in vào tháng Năm năm 1972 của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam đã ghi quần đảo Tây Sa theo tên Trung Quốc (xem Phụ lục 4/5). Sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1974 có một bài dạy mang tên "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (xem Phụ lục 5/5). Trong đó viết, "Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Bồ, Châu Sơn... làm thành một bức Trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc...."
Nhưng giờ đây chính phủ Việt Nam lại đảo ngược lời nói của mình bằng cách tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Tây Sa của Trung Quốc. Đó là một vi phạm trắng trợn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không được đảo ngược thừa nhận pháp lý và các tiêu chí căn bản trong quan hệ quốc tế.
V. Giải quyết tình hình một các đúng đắn
Trung Quốc là một lực lượng trung thành trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải và thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực. Trung Quốc kiên quyết duy trì mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các tiêu chí căn bản của quan hệ quốc tế và các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế. Trung Quốc không bao giờ muốn có bất kỳ một mối bất ổn trong khu vực láng giềng của mình.
Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Các kênh liên lạc giữa Trung Quốc và Việt Nam đang mở ra. Trung Quốc kêu gọi Việt Nam cần ghi nhớ các lợi ích chung của các mối quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền về chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, ngay lập tức chấm dứt tất cả các hình thức phá rối các hoạt động của Trung Quốc và triệu hồi tất cả các tàu thuyền và nhân sự ra khỏi khu vực để giảm bớt căng thẳng và khôi phục lại sự bình yên trên biển càng sớm càng tốt. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực của mình để giao tiếp với Việt Nam nhằm giải quyết tình hình hiện nay một cách đúng đắn.
VI. Phụ lục
Phụ lục 1/5: Bản đồ các vị trí hoạt động của công ty Trung Quốc
Phụ lục 2/5: Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của Trung Quốc được công bố vào ngày 4 tháng Chín năm 1958
Phụ lục 3/5: Những ghi chú gửi ngày 14 tháng Chín năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đến Thủ tướng Chu Ân Lai thuộc Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Phụ lục 4/5: Bìa của Bản đồ Thế giới của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam in vào tháng 5 năm 1972, và các trang về Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore
Phụ lục 5/5: Bài học mang tên "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" trong sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành vào năm 1974
Diên Vỹ chuyển ngữ từ Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
  (Dân luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét