Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Đừng để ‘chết vì ngu, chết vì lú lẫn’

  • Giặc thì gần, chiến tranh thì xa (RFA) - Những nụ cười của các ông Phạm Bình Minh, Nguyễn Phú Trọng và cái ôm chặt thắm tình hữu nghị của ông Nguyễn Tấn Dũng, là bức tranh tương phản với toàn bộ cuộc tranh luận, cãi cọ vô bổ suốt hơn một tháng nay trong dư luận xã hội.
  • Máy tính cơ quan chính phủ VN bị hack (BBC) - Đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường xác nhận nhiều máy tính của cơ quan này đã bị tấn công bằng mã độc, nhưng cũng cho biết không có dữ liệu mật nào bị đánh cắp.
  • HD-981: Quốc hội Việt Nam không ra nghị quyết dù lên án Trung Quốc (RFI) - Kết thúc kỳ họp thứ Bảy vào hôm qua, 24/06/2014, Quốc hội Việt Nam, qua phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đã công khai« lênán» việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng Biển Đông của Việt Nam. Tuy nhiên Quốc hội đã không ra hẳn một nghị quyết, hay một tuyên bố riêng biệt về Biển Đông, cho dù đã có nhiều lời kêu gọi được đưa ra trong thời gian gần đây.
  • Việt Nam tận dụng hình ảnh để vạch trần sự hung bạo của tàu Trung Quốc (RFI) - Trong những ngày gần đây, tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan HD-981 ở Biển Đông đã bị tố cáo là có đấu pháp ngày càng hung bạo hơn nhắm vào đội tàu Việt Nam. Trước bằng chứng cụ thể bằng hình ảnh do phía Việt Nam công bố - mới đây là vào ngày 23/06/2014, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tố ngược lại là phía Việt Nam mới là bên gây hấn nhưng không đưa ra được hình ảnh nào để chứng minh cho lập luận của mình.
  • Giáo dục tiểu học: Năng lực và thành tích (RFA) - Căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục Việt Nam thể hiện ở mọi cấp học. Hệ quả là các cháu bé bị tác động ảnh hưởng đến phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
  • Cú ngoạm của Suarez gây sốc dư luận thế giới (RFI) - Sau khi đội tuyểnÝ bị Uruguay tiễn về nước trong một trận cầu căng thẳng, dư luận bóng đá trên khắp thế giới không quan tâm đến thất bại của đội bóng châuÂu bằng cú ngoạm của cầu thủ đội bóng Nam Mỹ Luis Suarez vào vai hậu vệÝ Giorgio Chiellini. Hành động xấu chơi của Suarez ngay lập tức đã gây bão dư luận trên báo chí và đặc biệt trên các trang mạng xã hội.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Thất bại quá sớm của các cường quốc bóng đá châu Âu (RFI) - Trong những ngày qua, lần lượt tới ba nhà cựu vô địch thế giới đến từ châuÂu, nơi vẫn được coi là trung tâm của bóng đá thế giới, đã phải rời Brazil về nước trước vòng đấu bảng kết thúc. Đầu tiên là Tây Ban Nha, đến Anh rồi hôm qua (24/06/2014) đến lượt đội tuyểnÝ bị đội bóng Nam Mỹ Uruguay loại tức tưởi. Số phận của Bồ Đào Nha cũng đang rất mong manh.
  • Ba ấn tượng về tuần hai World Cup (BBC) - Bình luận viên Quang Huy, Tiến Đức và Lân Trung nói về ấn tượng từ tuần hai World Cup trước tọa đàm trực tuyến vào 19:30 thứ Năm.
  • Bắc Kinh nỗ lực bịt miệng giới truyền thông tranh đấu (RFI) - Về thời sự ChâuÁ, Libération hôm nay có bài« Trung Quốc,‘‘bức trường thành câm lặng’’», ghi nhận tình trạng nhân quyền tiếp tục xấu đi trầm trọng tại nước này, với việc Bắc Kinh có một loạt biện pháp và hành động nhằm gia tăng đànáp các luật sư, nhà báo, nhà tranh đấu… từ nhiều tuần nay.
  • Tư nhân dùng công quỹ Trung Quốc để mua vườn nho Pháp (RFI) - Nạn thamô tại Trung Quốc ngày càng bị phơi bày raánh sáng. Bản báo cáo của Cơ quan Kiểm toán Trung Quốc công bố hôm nay 25/06/2014 đã nêu lên nhiều vụ lạm dụng công quỹ. Động trời nhất có lẽ là việc một số chính quyền địa phương và tập đoàn tư nhân sử dụng tiền nhà nước để mua ... vườn nho ở Pháp hay đi đánh bạc ở Mỹ. 
  • Ukraina : Vận động ngoại giao để cứu vãn lệnh ngừng bắn (RFI) - Theo AFP, các cuộc trao đổi, thảo luận ngoại giao hôm nay đang diễn ra cấp tập theo các hướng. Mục tiêu là cứu vãn lệnh ngừng bắn tại Ukraina, đang có nguy cơ bị huỷ sau vụ lực lượng ly khai thân Nga bán hạ một chiếc trực thăng của quân đội chính quy làm 9 người thiệt mạng vào.
  • Cao ngạo lạc lõng (VOA) - Ðúng là thái độ của những kẻ tự nhận là 'Con Trời'. Không coi ai ra gì dưới mắt của họ
  • Philippines: "phụ nữ giải trí" đòi công lý trước sứ quán Nhật (RFA) - Có sáu cụ bà người Philippines trên 80 tuổi cùng những người ủng hộ các cụ biểu tình trước sứ quan Nhật tại Phi vào hôm nay để đòi công lý cho các phụ nữ nước này bị quân đội Thiên Hoàng ép làm phụ nữ giải trí khi Nhật bản chiếm đóng Phi hồi thế chiến thứ hai.
  • Trung Quốc chỉ trích Philippines ủng hộ Nhật (RFA) - Trung quốc lên tiếng chỉ trích Philippines khi tổng thống nước này là ông Aquino ủng hộ việc Nhật bản tìm cách sửa đổi hiến pháp để quân đội Nhật có thể tham chiến ở nước ngoài.
  • Máy bay dân sự Pakistan bị nhắm bắn khi hạ cánh (RFI) - Vào tối qua, 24/06/2014, một chiếc máy bay của hãng hàng không Pakistan International Airlines khi đang đáp xuống phi trường quốc tế Peshawar ở miền tây bắc Pakistan, thì bị trúng đạn. Peshawar là nơi quân đội chính phủ đang mở chiến dịch tấn công quân Taliban.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Một chiếc máy bay chữa cháy xả nước xuống hầu ngăn chặn trận cháy rừng ngày 25 tháng 6 năm 2014 gần Jerusalem
  • Kinh tế Mỹ suy giảm nhiều hơn dự đoán (VOA) - Báo cáo từ Bộ Thương mại cho biết sản lượng nền kinh tế giảm đi 2,9 phần trăm vào tháng Giêng, tháng Hai, và tháng Ba và mức sụt giảm này kém hơn nhiều so với ước tính trước đây
  • Libya tổ chức bầu cử quốc hội (VOA) - Cử tri Libya đã đi đầu phiếu hôm nay để bầu một quốc hội mới, giữa lúc nước này đang tìm cách chấm dứt tình trạng xáo trộn
  • LHQ: Số người Ukraine thất tán tăng cao (VOA) - Một giới chức cấp cao về nhân quyền của LHQ nói rằng trong 2 tuần lễ qua, số người thất tán tại Ukraine tăng gấp đôi, lên tới hơn 46.000 người và có thể còn cao hơn
  • Trung Quốc có thể là nước mua nhiều UAV quân sự nhất (BaoMoi) - ANTĐ - Máy bay không người lái (UAV) đóng vai trò trung tâm trong cuộc cạnh tranh về ưu thế kinh tế và địa chính trị ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc phản ứng thế bố trí tên lửa của Nhật Bản (BaoMoi) - Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây, Bắc Kinh sẽ thực hiện các "hành động mạnh mẽ và hiệu quả" để đối phó với kế hoạch triển khai các tên lửa chống tàu của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ở gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Đại học Luật TP.HCM trao tiền ủng hộ lực lượng bảo vệ biển Đông (BaoMoi) - Ngày 25.6, GS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng và PGS-TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Trường đại học Luật TP.HCM, đến Tòa soạn Báo Thanh Niên trao số tiền 70 triệu đồng gửi đến lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
  • Đặc biệt trên báo in ngày 26.06.2014 (BaoMoi) - Biển báo làm khổ lái xe; Không ai kiểm dịch thịt chó; Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh ở biển Đông; Lời xin lỗi từ một chuyến bay; Tiếp sức du học miễn phí; Bộ tem quý về Hoàng Sa và Trường Sa; Những thông tin nóng hổi về World cup; Ấn Độ tăng cường năng lực quân sự trước Trung Quốc… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 26.6.2014.
  • Thêm hành động bành trướng (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Theo Tân Hoa xã (THX), hai bản đồ “Địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc, do Nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam vẽ, đã được Cục thông tin địa lý đo lường quốc gia Trung Quốc phê chuẩn và chính thức xuất bản phát hành.
  • Báo cáo viên Thành ủy tìm hiểu về tình hình biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Ngày 25-6, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Thành ủy định kỳ tháng 6-2014. Tại hội nghị, báo cáo viên các quận huyện và các trung tâm bồi dưỡng chính trị sẽ được cung cấp nhiều nội dung quan trọng như: Đề cương báo cáo những nội dung chủ yếu của kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa 13. Một số hoạt động chống phá của các thế lực thù địch thời gian gần đây.
  • Triển lãm tranh chủ đề Việt Nam tại Paris (BaoMoi) - Một triển lãm tranh vẽ với chủ đề Việt Nam đang diễn ra tại gallery Martel ở Paris, là kết quả từ chuyến đi đến xứ sở hình chữ S bên bờ Biển Đông của họa sĩ người Ý Lorenzo Mattotti, cũng là tác giả tập sách du lịch Việt Nam do Công ty thời trang Louis Vuitton xuất bản vào tháng 5/2014.
  • Sốt ruột tình hình biển Đông (BaoMoi) - Ngoài các vấn đề dân sinh như đổi mới giáo dục, quy hoạch treo..., cử tri TP HCM đặc biệt quan tâm đến việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
  • Tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam (BaoMoi) - Theo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia vừa ra tuyên bố lên án việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời huy động một lực lượng lớn tàu hộ tống các loại, gồm cả tàu quân sự, có máy bay yểm trợ, liên tục tiến công tàu cảnh sát biển, đâm và làm hư hỏng nặng các tàu kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực này, làm một số người Việt Nam bị thương. Tuyên bố nêu rõ, các hành động nêu trên của Trung Quốc không chỉ vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), trái với các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Trung Quốc, trái với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, mà còn hết sức nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực. Các hành động này của phía Trung Quốc tác động hết sức tiêu cực đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, của các hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia và cộng đồng Việt kiều sinh sống tại Vương quốc Cam-pu-chia.
  • Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào thăm Việt Nam (BaoMoi) - Chiều 25-6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã tiếp Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Xủn-thon Xay-nha-chắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào dẫn đầu đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Đồng chí Xủn-thon Xay-nha-chắc khẳng định, Lào sẽ làm hết sức mình cùng với Việt Nam giữ gìn và không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển lên tầm cao mới.
  • Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Bình Chánh, quận 7 (BaoMoi) - (VOH) - Tổ Đại biểu Quốc hội do Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ Trưởng Bộ Y tế; ông Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế; ông Lê Trọng Sang - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh Xã hội TPHCM đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Huyện Bình Chánh vào sáng 25/6.
  • Kỳ I: Thương hiệu bay dịch vụ Việt Nam (BaoMoi) - QĐND - Nếu ai đó đã một lần được ngồi trên máy bay của Công ty Trực thăng miền Nam (VNHS) (thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (VNH), hay còn gọi là Binh đoàn 18) ra giàn khoan, hẳn sẽ rất ấn tượng với cảm giác bồng bềnh, xốn xang khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Trong những ngày tháng 6, tôi lại được bay ra giàn khoan. Nói ví von như anh em ở đây, là “Đi du ngoạn trên bầu trời thềm lục địa phía Nam”. Phía trên là trời xanh, phía dưới là biển biếc, làm cho những người ngồi trên trực thăng ngất ngây, lại càng thêm yêu đất nước hàng ngàn năm kiên cường, bất khuất, hiên ngang bên bờ biển Đông này.
  • Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri (BaoMoi) - QĐND - Chiều 25-6, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri tại Quân khu 9 với sự tham dự của hơn 500 cử tri. Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã báo cáo tóm tắt nội dung và kết quả làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII vừa qua. Trong đó, Quốc hội đã tập trung nhiều cho công tác lập pháp, giám sát tối cao, thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ cũng thông báo nhanh cho cử tri về việc Quốc hội đã bổ sung vào chương trình nội dung nghe báo cáo của Chính phủ, chủ trương và giải pháp của Việt Nam trong giải quyết vấn đề này. Sau khi nghe báo cáo kết quả tại kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XIII, các cử tri tỏ rõ sự hài lòng về sự thành công tại kỳ họp này; đồng thời cử tri cũng đã đề đạt nhiều ý kiến tâm huyết để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ và của Quốc hội.
  • Bạn sẽ được “Đến với Trường Sa” (BaoMoi) - Chiều nay (24.6), Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Đến với Trường Sa”. Buổi triển lãm với mục đích giới thiệu vẻ đẹp của quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và toàn bộ vùng biển của Việt Nam đến với quần chúng. Qua đây, Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép tại vùng viển chủ quyền của Việt Nam. Họa sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Trong mấy năm qua, với sự giúp đỡ của Bộ tư lệnh Hải quân, nhiều nghệ sĩ tạo hình là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được đi thực tế tại quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Các nghệ sĩ đã cùng với các chiến sĩ Hải quân hành trình trên những chuyến tàu vượt biển, đến với quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, động viên các chiến sĩ vững vàng tay súng bảo vệ tổ quốc và ghi nhận thực tế, ký họa, giúp các chiến sĩ và trẻ em trên đảo vẽ tranh, giao lưu cùng các chiến sĩ để có những cảm xúc chân thực. Khi trở về đất liền, các nghệ sĩ đã sáng tác nhiều tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống và chiến đấu nơi đảo xa”.
  • Bản tin 20H: Hàn Quốc đánh lừa truyền thông, cứu sống binh sĩ tự sát (BaoMoi) - TPO - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lo ngại các phương tiện truyền thông sẽ gây nên sự chậm trễ trong việc đưa viên trung sỹ đi cấp cứu sau khi anh tự tử nhưng không thành. Để lừa các phóng viên, 2 xe cứu thương đã được sử dụng, một xe chở viên trung sỹ thật, xe còn lại chở một binh sỹ khác được che kín người và mặt.
  • Mối nguy từ việc quy tất cả về tranh chấp chủ quyền (BaoMoi) - TTCT - LTS: Ngoài cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của đất nước trên thực địa, trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở khu vực Hoàng Sa, còn một cuộc đấu tranh mạnh mẽ khác của giới học giả Việt Nam trên các diễn đàn học thuật.

Tô Văn Trường – Đừng để ‘chết vì ngu, chết vì lú lẫn’

Diễn đàn thế kỷ
Ngày 23/6: Tàu Kiểm ngư 951 bị tàu Trung Quốc đâm va, gây biến dạng.
Ngôn từ nào cũng phải hợp ngữ cảnh thì mới có sức sống. Dùng sai ngữ cảnh thì nó lãng nhách như Trung Quốc hiện nay đã không dấu giếm bộ mặt xâm lược đối với Việt Nam mà hai bên vẫn gọi nhau bằng ‘đồng chí’ thì chẳng khác nào ‘sấm giữa trời quang’.

Cách gọi đó không chỉ vô duyên, mà còn rất phũ phàng, ghẻ lạnh những người đã và đang bảo vệ biển và ngư dân ta đang vật lộn, kiên cường bám biển, không quản ngại hy sinh, gian khổ bị tàu Trung Quốc ‘đâm húc’ ngoài Biển Đông, nhất là từ gần hai tháng nay. Người dân có quyền đặt ra câu hỏi với những người đang giữ trọng trách quản lý điều hành đất nước: phải chăng hai chữ ‘đồng chí’ trong hoàn cảnh nầy chứa đựng sự bí ẩn cũng như ‘sự kiện  Thành đô’, như cụm từ ‘nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên’, ‘vì đại cục’… Dường như một loạt chữ ‘đồng’ như đồng chí, đồng đội, đồng bào… đang bị lặng lẽ thủ tiêu hoặc thay thế bằng đồng tiền và đồng bọn! Thật kinh hoàng! Hay là việc sử dụng từ đồng chí trong ngôn ngữ ngoại giao là để đấu tranh, mang ý nghĩa cao siêu mà dân không hiểu chăng!? Chẳng biết nên hi…hi, ha…ha hay hu…hu đây !!!
Gọi nhau là ‘đồng chí’ trong hoàn cảnh hiện nay, phải chăng là muốn tái khẳng định Việt Nam và Trung Quốc vẫn cùng chung một ý thức hệ vì đồng là cùng và chí là chí hướng hay ý thức hệ. Không lẽ lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay vẫn cố xích lại gần giới cầm quyền và bành trướng Trung Quốc dù bị nó lừa, khinh rẻ, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và bộc lộ rõ mưu đố biến Biển Đông thành ao nhà của chúng? Nếu duy danh định nghĩa thì Việt Nam và Trung Quốc hiện nay chẳng đồng với nhau về chí hướng cũng như quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Có ‘đồng’ chăng là trong một số trường hợp các vị tham nhũng có quyền lợi mờ ám gắn bó với nhau thôi! Bàn về hai chữ ‘đồng chí’, ngay từ hơn 50 năm trước đây, nhà thơ Việt Phương trong bài thơ nổi tiếng mọi thời “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi” (trong tập thơ Cửa mở) đã viết những dòng thơ rất sâu sắc và rất đáng suy ngẫm về hai từ ‘đồng chí’ này : “Ta cứ tưởng đã là đồng chí rồi thì không ai xấu nữaTrong lòng ta chỉ có chỗ của yêu thươngĐã chọn đường đi không ai dừng ở giữaMạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường!” Cho đến bây giờ, nếu cứ tiếp tục thực sự vẫn coi Trung Quốc là đồng chí thì chắc chắn sẽ bị một ‘phát đạn đồng chí’ bắn thẳng vào tim và hậu quả sẽ thảm khốc và không thể tránh khỏi một dòng máu đỏ! Việt Nam sẽ chết một cách tức tưởi trong u mê và lú lẫn! Đừng để sau này lịch sử và con cháu viết lại những dòng cay đắng “Ngu thì chết, chứ bệnh tật gì đâu” hay “Chết vì ngu, chết vì lú lẫn”
Sự kiện Biển Đông là thách thức lớn đồng thời tạo cơ hội lớn cho Việt Nam cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tộc, thực hiện dân chủ hóa để hòa nhập với cộng đồng thế giới văn minh. Nếu cứ tiếp tục u mê, lú lẫn và ngộ nhận coi Trung Quốc là đồng chí, là cùng chung một ý thức hệ thì hậu quả sẽ khôn lường. Việt Nam sẽ ngày càng thụt lùi, xa rời thế giới văn minh và lấn sâu vào vũng bùn của Trung Quốc. Cái bí ẩn trong từ ‘đồng chí’ cũng như cái bí mật của ‘Thành Đô’, hay nhận thức chung ở tầm cao, vì đại cục…Muốn giải mật mã này, suy cho cùng chỉ duy nhất có một chữ ‘kiện’ có nghĩa là phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về xâm chiếm Hoàng Sa và bành trướng phi lý ‘đường lưỡi bò’ ở biển Đông. Chỉ có kiện thì toàn dân mới biết, sẽ biết người làm sai, nhất là làm rõ ‘đồng chí’, bốn tốt, 16 chữ chữ vàng là cái gì. Không kiện là mất lòng dân, mà kiện lỡ nó lòi ra cái gì thì còn có thời gian mà sửa. Kể cả nhận lỗi để thành tâm mà sửa. Chậm trễ, hết thời cơ thì dân tộc ta sẽ mãi mãi bị trầm luân.

Những văn kiện oan nghiệt

PTS: Chính phủ ta tuyên bố : Nước Việt-nam thuộc chủ quyền của  Nhân dân Việt nam .Chính phủ Mỹ không có quyền đưa quân đến chiến đấu ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Việt -nam và ở vùng biên kế cận Việt nam .
   Cái này đúng thôi, vì sợ Đế quốc Mỹ nó xâm chiếm để cai trị Nhân dân ta, nó bóc lột nhân dân ta , nó tạo cho xã hội ta những kẻ ngồi không ăn bám bóc lột nhân dân để vinh thân phì da, và nhất là để “giải phóng Miền nam” thống nhất, để tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN, và nhất định phải bảo vệ cái tổ quốc XHCN, như cái sổ hưu chớ – Không hiểu bọn Liên xô- Trung cộng đem đủ thứ vào Miền bắc VN là cái gì- Quên, là anh em một nhà.- Nay đừng kêu gào đừng trách ai cả , coi kỳ lắm, đã bảo rước thằng ăn cướp vào nhà nó ngồi ì đuổi không đi, rồi mà.
   Tác giả dẫn chứng cái sắc lệnh của Chính thể VNCH làm chi (tôi cũng đã làm tay sai liếm gót giày ĐQ Mỹ) , lấy của VNDHCH yêu tổ quốc XHCN là đủ rồi , Chính thể  VNCH bán nước, hại dân, tôn thờ chủ nghĩa ngoại lai vong bản,…đã bị cách mạng (Việt cọng) chưởi nhiều rồi, tôi nghĩ là đừng nhắc đến VNCH nữa, riêng tôi cảm thấy buồn và mặc cảm khi thấy nhắc lại thì nhớ ngay cái tội bán nước và vay nợ máu nhân dân- Còn lúc đó anh em lính chúng tôi chỉ biết Tổ quốc Việt nam, Trung cộng nó cướp thì có thua cũng đánh, thà chúng tôi hy sinh chớ không chịu mất nước, nhưng khổ nỗi vận tàn cho nên Mỹ là Đồng minh mà chơi không đẹp, 40 năm rồi, hiện nay mất còn ai làm gì thì làm đi, cũng tại Đồng bào MN và đám chính khách lưu manh ngu xuẩn thời VNCH mà chúng tôi bị vạ lây- Già rồi, muốn yên, lớp trẻ nay có học nhiều ,tùy mà lo vận mệnh cho chính Tổ quốc VN của mình, còn muốn làm nô thuộc thì xin mời- Bọn Bắc kinh nó có qua thì cỡ như chúng tôi nó có giết cũng đủ đời rồi.

Boxitvn

Nguyệt Quỳnh
Có lẽ không có gì cay đắng hơn phải làm công dân của nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhất là trong những ngày này. Phải ngồi nhìn sự nhu nhược của lãnh đạo trước từng tấc đất đã mất, từng tấc biển đang mất dần trong sự hung hăng lấn chiếm của quân thù. Sự nhu nhược vượt quá mức chịu đựng, thể hiện ngay từ các phát biểu của các tướng lĩnh trong quân đội. Một quốc gia độc lập với một lịch sử hào hùng, nay trở thành một nước chư hầu, mất hết cả khả năng phản kháng.
Điều cần phải nói là sự phản bội đã bắt đầu ngay từ những năm tháng, khi người dân đặt hết niềm tin và cả sinh mạng của mình vào sự lãnh đạo của đảng. Công hàm Phạm Văn Đồng đã được ký kết vào cái giai đoạn mà đảng được tin yêu nhất. Giai đoạn 1954-1959 là khoảng thời gian mà dân chúng miền Bắc sẵn sàng chấp nhận thiếu thốn, sẵn sàng hy sinh mạng sống, dưới ngọn cờ của đảng để bảo vệ độc lập nước nhà.

Nhưng lòng ái quốc và niềm tin của người dân đã bị phản bội. Trong lúc đưa hàng ngàn thanh niên vào miền Nam với danh nghĩa chống Mỹ xâm lược, nhân dân không hề biết rằng sau lưng họ, cấp trên đã ký tặng đất đai của tổ quốc cho Trung Cộng. Phạm Văn Đồng đã lẳng lặng ký công hàm công nhận lãnh hải “lưỡi bò” thuộc về Trung Cộng vào ngày 14/09/1958. Cho đến nay, những tài liệu gây nhiều ngỡ ngàng đau đớn này đang được Trung Cộng trưng ra làm bằng chứng trước thế giới. Rõ ràng lãnh đạo CSVN sẵn sàng đặt lợi ích trước mắt của đảng lên trên mọi điều thiêng liêng và trên cả danh dự của chính đảng CSVN.
clip_image001
 clip_image003
Bảy năm sau kể từ ngày ông Phạm Văn Đồng đặt bút ký bức công hàm oan nghiệt này, ngày 10/5/1965 báo Nhân Dân lại một lần nữa khẳng định Hoàng Sa là của Tàu. Nguyên văn: Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập “khu tác chiến” của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: “Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ”, đây là đe dọa trực tiếp “đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng”. Bài báo này chắc chắn không là bài báo duy nhất. Hẳn là trước và sau nó còn có nhiều bài khác. Chính những bằng chứng đau đớn trên giấy trắng mực đen này, khi được Bắc Kinh đem ra sử dụng trong những ngày gần đây, đã biến thứ lập luận ngây thơ, rằng “công hàm Phạm Văn Đồng không nhắc tới Hoàng Sa – Trường Sa” thành loại lý luận trẻ con mà Ban Tuyên Giáo CSVN quen dùng với người dân Việt Nam.
Tiếp đến là một tài liệu gây nhiều âu lo nhất cho đến nay, đó là các bản đồ được in ấn bởi Cục Đo Đạc và Bản Đồ, trực thuộc Văn phòng Thủ tướng nước VNDCCH. Những bản đồ này cũng ghi các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Tây Sa và Nam Sa như Bắc Kinh căn dặn. Chữ viết của công hàm Phạm Văn Đồng nay được diễn đạt bằng hình vẽ và nhân rộng hàng ngàn, hàng vạn lần, do chính văn phòng thủ tướng in ấn. Cãi làm sao bây giờ ?!
clip_image005
clip_image007
Chưa hết, chứng tích bán nước của lãnh đạo đảng còn nằm sờ sờ trên các trang sách giáo khoa lớp 9 do Bộ Giáo Dục VNDCCH biên soạn mà nay Bắc Kinh đang trưng ra trước cả thế giới. Nguyên văn: Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn … làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung quốc. Điều đau lòng là đã biết bao thế hệ học sinh non trẻ đã phải nhớ nằm lòng rằng các quần đảo đó là “Tây Sa” và “Nam Sa”, và là đảo của Trung Cộng. Cha ông ta suốt mấy ngàn năm đổ biết bao xương máu, thời đại nào cũng căng mình ra để giữ gìn từng tấc đất của tổ tiên truyền lại. Nay CSVN không chỉ để mất đất, mất biển, mà còn buộc các thế hệ tương lai phải chấp nhận đó là chuyện đã rồi. Khó mà không gọi đó là những hành động chủ tâm phản quốc.
clip_image008
clip_image009
clip_image011
Hiển nhiên, đây chỉ mới là một vài tài liệu khởi đầu mà Bắc Kinh tung ra. Năm tháng của các tài liệu trên cho thấy Bắc kinh đang có cả kho dữ liệu mà chúng đã thu thập trong nhiều thập niên qua. Điều đó cũng là bằng chứng cho thấy ý đồ xâm lấn của Bắc Kinh đã có từ rất lâu — từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống dài cho đến ngày hôm nay — đặc biệt bao gồm cả giai đoạn mà Hà Nội hí hửng ôm ấp 16 chữ vàng và 4 tốt.
Đó là chưa kể tấm bản đồ có hiện rõ 9 vạch khổng lồ được dùng để trang trí phòng họp tại trụ sở thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nơi mà hàng ngày đủ loại các quan chức thượng tầng ra vào họp hành và không ai, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, cảm thấy có chút gì khó chịu hay nhục nhã. Bao giờ thì Bắc Kinh sẽ dùng luôn các hình ảnh này làm bằng chứng chủ quyền của chúng?
clip_image013
*****
Trước cả khối những văn kiện oan nghiệt nêu trên, tôi bất chợt nhớ tới bản sắc lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký ngày 13/7/1961, dời thẩm quyền quản trị quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.



clip_image015


Tới bao giờ việc bảo vệ từng tấc đất giang sơn mới sẽ lại là trách nhiệm tối thượng nhưng rất bình thường và đương nhiên của mọi chính phủ và mọi người dân Việt Nam?
N.Q
Tác giả gửi BVN

Giáo sư TQ gây sốc: Triều Tiên biến mất sẽ tốt cho Bắc Kinh và Seoul!

(LB: Thái độ của China đối với Triều Tiên là rất đáng quan tâm, rất có thể China sẽ đàm phán "trên lưng" ... để đổi Triều Tiên lấy nhiều cái khác...)

Hồng Thủy
(GDVN) – Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội.

Ông Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa người có phát ngôn chấn động về Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 24/6 đưa tin, một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã công khai tuyên bố, Bắc Triều Tiên gây khó khăn nhiều hơn là mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, làm nổi bật sự thất vọng ngày càng tăng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng.

“Tôi nghĩ sự tồn tại của Bắc Triều Tiên tạo ra khó khăn cho chúng ta nhiều hơn là mang lại lợi ích”, Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa phát biểu tại diễn đàn quan hệ Trung – Hàn do trường này và Viện nghiên cứu Chính sách Asan Hàn Quốc đồng tổ chức trước khi Tập Cận Bình đi thăm Hàn Quốc.
“Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều  Tiên, chúng tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội hơn là những thách thức”, Sở Thụ Long phát biểu.
Trung Quốc là đồng minh lớn nhất còn lại của Bắc Triều Tiên, nhưng cuối cùng cũng đã tham gia lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Bình Nhưỡng sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 vào tháng 2 năm ngoái.
Nền kinh tế “què quặt” của Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, Yonhap nói, nhưng nhiều nhà phân tích đồng ý rằng Bắc Kinh sẽ không gây áp lực quá lớn lên Bình Nhưỡng vì điều đó có thể gây ra sự sụp đổ chế độ ở Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đi thăm Trung Quốc sau khi nhậm chức.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố thực hiện chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc vào tuần đầu tiên của tháng Bảy này. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ qua, một Chủ tịch nước đương nhiệm Trung Quốc đi thăm Hàn Quốc trước Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa được mời tới thăm Bắc Kinh. Theo bình luận của tờ Đa Chiều ngày 25/6, Tập Cận Bình không giống như Hồ Cẩm Đào hay Giang Trạch Dân chọn thăm Bắc Triều Tiên trước khi đi Hàn Quốc là dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương đang xuống dốc.
Tờ Nickei bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, đồng thời tăng cường quan hệ với Seoul còn làm tăng áp lực với Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Hoa Đông.
Trước đó hôm 18/6 từ Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là “cột mốc phi thường”, điều này rất hữu ích trong việc thúc đẩy hợp tác về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ ủng hộ hoàn toàn những nỗ lực của Hàn Quốc để phát triển quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh và xem đó là lực lượng cho sự ổn định và hội nhập.

Hoàn Cầu viết: Campuchia nói “Trung Quốc là đại ca ASEAN”

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Hoan-Cau-viet-Campuchia-noi-Trung-Quoc-la-dai-ca-ASEAN-post146499.gd
Đông Bình

(GDVN) – Bài viết cho thấy Campuchia có nhu cầu đối với đầu tư từ Trung Quốc, nên áp dụng lập trường có lợi cho họ, qua đây nhìn rõ thêm mối quan hệ TQ-Campuchia.
Phay Siphan – phát ngôn viên Chính phủ Campuchia
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 6 có bài viết tuyên truyền cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, chính phủ Campuchia luôn có lập trường rõ ràng, cho rằng “nên thảo luận trong khuôn khổ Trung Quốc-ASEAN, không nên đưa ra các trường hợp (cơ chế) quốc tế và khu vực”.

Theo bài báo, người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan vào trung tuần tháng 6 đã thăm Trung Quốc và trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, ông ta nói thoải mái, cho rằng, Trung Quốc là “đại ca” của khu vực ASEAN, không muốn bất cứ ai gây rối sự phát triển của Trung Quốc, cũng không hy vọng thấy nước thứ ba bị kéo vào hoặc can thiệp vấn đề Biển Đông.
Theo báo Hoàn Cầu, cơ quan phát ngôn của ĐCS TQ, ông Phay Siphan còn tiến hành bác bỏ quan điểm của phương Tây cho rằng “Campuchia xem ra muốn bán mình cho Trung Quốc”, cho biết Campuchia là một quốc gia “ôn hòa”, bất kể người khác làm thế nào khiêu khích Campuchia thù địch với Trung Quốc thì Campuchia-Trung Quốc luôn là “bạn bè”.
Trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Phay Siphan nói: “Tôi đã đến thăm Trung Quốc 2 lần, nhưng đây là lần đầu tiên đến Bắc Kinh, khi tôi nhìn thấy Trường Thành, tôi vô cùng xúc động trước sự nỗ lực của cổ nhân Trung Quốc đối với hòa bình và an ninh quốc gia, nhân dân Trung Quốc luôn là người yêu chuộng hòa bình và ổn định”.
Theo Phay Siphan, so sánh Trường Thành của Trung Quốc và Angkor Wat của Campuchia, thì Angkor Wat mang nhiều yếu tố văn hóa hơn, trong khi Trường Thành ghi lại “quyết tâm kiên định yêu chuộng cuộc sống hòa bình” của người Trung Quốc.
Trung Quốc bán cho Campuchia 12 máy bay trực thăng Z-9
Phay Siphan nói, “Trung Quốc đã giành được độc lập và thống nhất. Bất kể người Trung Quốc đi đâu “đều mang theo hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế, chứ không phải bạo lực. Đồng thời, Trung Quốc cũng coi Campuchia là người bạn bình đẳng” – Chắc ông Phay Siphan hay tờ Hoàn Cầu cố tình viết mà quên hẳn vấn đề Biển Đông hiện nay, chưa đọc tin Trung Quốc đang làm thực dân, khủng bố, cướp biển ở Biển Đông.
Nói về viện trợ và đầu tư của Trung Quốc ở Campuchia, ông Phay Siphan cho rằng, do giao thông không thuận lợi, trước đây từ Phnom Penh đến các tỉnh, thành xa xôi khác cần thời gian một tuần, nhưng hiện nay chỉ cần đi 4-5 giờ đồng hồ. Campuchia từng bị sông Mekong và sông Tonle Sap chia làm nhiều khu vực, hiện nay, Trung Quốc giúp xây dựng nhiều cầu, liên kết đất nước Campuchia. Đường ô tô do Trung Quốc làm đã giúp cho giao thông thông suốt giữa Campuchia với Thái Lan, Lào và Việt Nam, giúp Campuchia có được “vị thế bình đẳng” với những nước láng giềng này. “Trung Quốc có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, lưu thông hàng hóa của chúng tôi”.
Còn đối với một số chỉ trích từ Mỹ cho rằng “Campuchia xem ra muốn bán mình cho Trung Quốc”, ông Phay Siphan nói điều này “không phải là sự thực”, rằng các nước phương Tây coi Trung Quốc là một quốc gia có tình hình nhân quyền rất xấu để gây sức ép, nhưng “Campuchia học được rất nhiều từ Trung Quốc”.
Hoàn Cầu Thời báo nói “Ông Phay Siphan khẳng định “chưa từng nghe Trung Quốc điều quân chiếm nước nào và chỉ nghe thấy Trung Quốc điều kỹ sư đến nước khác làm đường, bắc cầu. Có những tiếng nói bảo chất lượng công trình không tốt do công nhân Trung Quốc làm, nhưng tôi thấy họ sống ở trong rừng, bận rộn làm việc đến đổ máu đổ mồ hôi. Campuchia có một số nhà trung gian không tốt lấy tiền của họ, trong quan chức chính phủ có hiện tượng tiêu cực, Campuchia hiện rất quan tâm đến vấn đề này và toàn lực giúp doanh nghiệp Trung Quốc hoàn thành các dự án một cách thuận lợi, có tiêu chuẩn và uy tín cao”.
Trung Quốc là nước viện trợ rất lớn về kinh tế và quân sự cho Campuchia
Về nhà máy thủy điện cấp 2 do Trung Quốc xây dựng ở hạ lưu sông Sesan bị phê phán về vấn đề sinh thái, môi trường, di dân… ông Phay Siphan cho rằng: an ninh năng lượng đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển của Campuchia và cải thiện đời sống nhân dân Campuchia. Nhưng, Campuchia là thiên đường của các tổ chức phi chính phủ toàn cầu (NGO), có tới trên nghìn tổ chức NGO, trong đó một số muốn thông qua dự án đập lớn để phê phán chính phủ Campuchia và Trung Quốc. Có NGO lấy tiền của nước ngoài, không muốn để “Campuchia được lợi từ sự phát triển và giúp đỡ của Trung Quốc”, càng lo ngại Trung Quốc “tạo uy” ở Campuchia hoặc khu vực Đông Nam Á.
“Có rất nhiều phương án khác nhau có thể giúp cho thôn làng ở xung quanh nhà máy điện, nhưng thế lực bên ngoài đang gây khó khăn cho chúng tôi. Song, chính phủ Campuchia vẫn kiên trì. Chúng tôi đem người dân nông thôn vào rừng, chia sẻ đời sống của xã hội hiện đại, đồng thời đã tiến hành bồi thường rất tốt cho họ”.
Về biện pháp thúc đẩy tư nhân Trung Quốc đầu tư ở Campuchia, ông Phay Siphan cho rằng, chính phủ hai nước Campuchia-Trung Quốc có chính sách kiện toàn để bảo vệ đầu tư. Campuchia cần điện lực, cần hỗ trợ vốn, cần tiến hành xây dựng hạ tầng. Là thành viên cốt lõi của ASEAN, “rất nhiều chính sách của Campuchia khả thi với Trung Quốc”. Campuchia là “quốc gia ôn hòa”, “bất kể ai thúc đẩy Campuchia đối đầu với Trung Quốc như thế nào, Campuchia và Trung Quốc luôn là bạn”.
Khi được phóng viên Trung Quốc hỏi về phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La 2014 vừa qua, ông Phay Siphan cho rằng: Campuchia kiên trì nguyên tắc của Hiến pháp – trung lập và không liên kết, tuân thủ và ủng hộ Hiến chương ASEAN, tôn trọng “Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông”, khuyến khích Trung Quốc đối thoại với các nước liên quan, hy vọng tình hình dịu đi, đồng thời “lấy không khí hiểu biết lẫn nhau và phương thức hòa bình để giải quyết vấn đề”. “Campuchia cũng không hy vọng nhìn thấy nước thứ ba bị kéo vào hoặc can thiệp”.
Trung Quốc làm khủng bố ở Biển Đông, ra sức đâm tàu chấp pháp, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Về phát biểu của lãnh đạo Việt Nam, Hoàn Cầu Thời báo viết rằng “Ông Phay Siphan ca ngợi phát biểu của Thủ tướng Việt Nam, đó là “chiến tranh không phải là một sự lựa chọn”, điều này cho thấy “Việt Nam rõ ràng muốn đối thoại với Trung Quốc”.
“ASEAN không muốn bài xích Việt Nam hoặc Philippines, nhưng quan điểm của chúng tôi là duy trì đối thoại. Mặc dù họ đưa tranh chấp ra tòa án, họ hoàn toàn không muốn sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi không muốn bất cứ cách làm nào cô lập Trung Quốc”. – Phay Siphan được Hoàn Cầu báo TQ trích dẫn.
Về quan hệ Trung Quốc-ASEAN, Phay Siphan cho rằng: “ASEAN có 600 triệu người, Trung Quốc có 1,4 tỷ người, cộng lại là 2 tỷ người. ASEAN cần Trung Quốc về kinh tế và an ninh. Trung Quốc giống như một đại ca của khu vực này. Chúng tôi không muốn để ai gây rối Trung Quốc, chúng ta cần chuyên tâm cho hòa bình và hợp tác”.
Về mục tiêu phát triển của Campuchia, Phay Siphan cho rằng, từ sau khi Campuchia gia nhập ASEAN, Campuchia từ bắc đến nam chỉ có một mục tiêu – Campuchia cần đường cao tốc, nguồn nhân lực và khả năng lưu thông, cần cùng nhau phát triển với 9 nước ASEAN khác. Kinh tế Campuchia vẫn tăng trưởng theo phương thức truyền thống. Campuchia cần khoa học công nghệ và vốn, phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Phóng viên Trung Quốc hỏi về việc Mỹ đưa ra báo cáo nhân quyền phê phán Campuchia, ông Phay Siphan trả lời: “Báo cáo của Mỹ đã xúc phạm đến Campuchia. Họ là NGO, không phải là cảnh sát thế giới hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Nói nhân quyền không thể tách rời văn hóa, ví dụ chúng tôi tôn trọng người già, trong khi phương Tây coi trọng hơn thế hệ trẻ. Văn hóa hoàn toàn khác nhau. Bất kể Campuchia giáo dục thế nào cho mọi người tôn trọng sự tôn nghiêm của con người, đã kết thúc nội chiến, Campuchia quý trọng sự ổn định”.
Theo ông Phay Siphan: “Có thể học được rất nhiều từ bài học ở Iraq, họ tiêu tiền và dùng bom để thúc đẩy cưỡng ép dân chủ và nhân quyền. Nhưng, phương Tây đã đạt được thành công gì? Dân chủ không phải là để người dân chia rẽ với chính phủ do mình lựa chọn. Nhân quyền cần dựa vào pháp chế để bảo vệ, chứ không phải là NGO hoặc một siêu cường nào. Điều mà Campuchia cần là luật sư, thẩm phán, cán bộ kiểm sát xứng đáng, tránh lạm dụng tư pháp”.
Có lẽ lời nói cuối cùng của ông Phan Siphan cũng áp dụng thích hợp cho vấn đề Biển Đông. Việt Nam cần thẩm phán, cán bộ kiểm sát, luật sư… xứng đáng để phán quyết đúng sai ở Biển Đông. Trong thế giới văn minh này, khi kẻ mạnh đầy lòng tham thì không gì khác chúng ta phải có những sự can dự hoặc quan tòa.
Hiện chưa có xác minh chính thức về vấn đề đây thực sự có phải là những phát biểu của người phát ngôn chính phủ Campuchia tại Trung Quốc hay đây là chiêu trò mượn câu, chữ để lồng vào chủ ý của mình – thủ đoạn thường thấy trên báo chí Trung Quốc.
Tiếp tục cập nhật trong các bản tin sau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét