Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

CƯỚP BIỂN VÙNG BIỂN PHÍA NAM - FORMOSA VŨNG ÁNG ĐÒI LẬP RIÊNG ĐẶC KHU

TIN NÓNG QUÁ : FORMOSA VŨNG ÁNG ĐÒI LẬP RIÊNG ĐẶC KHU

Huynhngocchenh

DÂN CHOA
Sau sự kiện bạo loạn ở Vũng Áng, doanh nghiệp Trung Quốc Formosa dường như được nước lấn tới vì thấy có sự hỗ trợ mạnh của hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc. Họ đòi hỏi đền bù thiệt hại về kinh tế, miễn trừ thuế khóa và đòi hưởng nhiều ưu đãi vượt cả tiêu chí của một doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Ngạo ngược hơn họ còn đề nghị được thành lập riêng một đặc khu kinh tế, hay nói cách khác là một khu đô thị Trung Quốc tại Vũng Áng. Như vậy điều này đã và đang nguy hiểm hơn cả những dàn khoan khổng lồ lượn lờ ngoài Biển Đông.

Nếu đòi hỏi này được đáp ứng thì nguy cơ đất nước sẽ bị vị trí đặc khu Vũng Áng chia cắt làm đôi.

http://www.thesaigontimes.vn/116684/
Formosa Hà Tĩnh đòi lập đặc khu Vũng Áng
Nguyễn Vũ
Thứ Tư,  25/6/2014, 08:36 (GMT+7)

Một góc công trường của Formosa. Nguồn ảnh: Hải quan Online
(TBKTSG Online) – Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) vừa có những yêu cầu gởi lên Chính phủ vượt quá khuôn khổ luật pháp và chính sách ưu đãi hiện hành mà bình thường có lẽ không doanh nghiệp nào nghĩ tới.
Đó là đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng và trong đặc khu thành lập ban quản lí, trực thuộc Văn phòng Chính phủ, theo tin từ báo Hải quan. Trong công văn số 1406022/CV-FHS gởi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Formosa đưa ra đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện….
Với đặc khu này, Formosa đề xuất một loạt biện pháp ưu đãi như được Chính phủ thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, được Chính phủ ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn…, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu…
Cũng theo báo Hải quan, một trong những đề xuất mang tính ưu đãi như thế là “đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ là khoảng 60.000 người như một thị trấn gần đặc khu.
Dự án Khu liên hợp gang thép Formosa đang được triển khai xây dựng và dự kiến bắt đầu vận hành giai đoạn 1 vào năm 2015 với tổng công suất khoảng 22,5 triệu tấn thép/năm.

Chuyên gia phản ứng với đề xuất của Formosa

http://www.thesaigontimes.vn/116694/Chuyen-gia-phan-ung-voi-de-xuat-cua-Formosa.html
Hùng Lê

Một góc công trường của Formosa. Nguồn ảnh: Hải quan Online
(TBKTSG Online) – Đề xuất của nhà đầu tư Đài Loan Formosa về việc lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng với những ưu đãi vượt quá khuôn khổ luật pháp và chính sách ưu đãi hiện hành đã gặp phản ứng của các chuyên gia là những người từng làm trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư cũng như trong ngành thép.
Theo báo Hải Quan, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã gởi công văn số 1406022/CV-FHS tới Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, đưa ra đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng với những điều kiện ưu đãi đặc biệt xây dựng riêng cho doanh nghiệp này.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng đây là một đề xuất không bình thường của nhà đầu tư và nó không phù hợp với khung pháp luật của Việt Nam hiện nay. Điều đó đòi hỏi Chính phủ phải có cách xử lý rất đặc biệt. Nếu như xử lý cho trường hợp này thì những trường hợp khác sẽ như thế nào? “Tôi thấy cần phân tích thận trọng sự thiệt hơn của các đề nghị này và phải có phản biện của các chuyên gia, nhà kinh tế”, ông Doanh nói và nêu câu hỏi: “Lý do biện minh cho việc xử lý đặc biệt đó có xứng đáng không?”
Câu hỏi đặt ra phải chăng sau “biến cố quậy phá vào tháng 5″ rồi, nhiều kiến nghị của Formosa Hà Tĩnh đã được giải quyết dẫn đến việc nhà đầu tư này “lấn tới” đưa ra những “yêu sách” không phù hợp? Ông Doanh cho rằng Vũng Áng vừa rồi cũng có những khó khăn nhất định, nhưng không phải vì vậy mà Chính phủ dễ dãi chấp nhận những đề nghị của nhà đầu tư.
“Trong điều kiện khó khăn hiện nay, các nhà đầu tư có xu hướng nâng cao yêu cầu của họ lên. Do đó, Chính phủ cần phải hết sức thận trọng trước những đề xuất của nhà đầu tư,” ông Doanh nói. Bản thân ông Doanh cho rằng Formosa đưa ra đề xuất trên là những đặc lợi, đặc quyền không có căn cứ.
Cũng không đồng tình với đề xuất của nhà đầu tư Formosa, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc có thành lập đặc khu hay không và đặt nó ở đâu là quyền quyết định của Chính phủ khi cân nhắc về lợi ích chung của nền kinh tế, chứ không thể theo yêu cầu đề xuất của một nhà đầu tư như Formosa.
Khi nhà đầu tư này vào Việt Nam đồng nghĩa đã chấp nhận là một dự án đầu tư bình thường rồi, thế mà giờ đây lại muốn nơi mình đầu tư trở thành đặc khu. Bà Lan cho rằng Chính phủ không nên căn cứ theo đó mà xem xét. Vì nếu đáp ứng theo yêu cầu của nhà đầu tư này thì về lâu dài Việt Nam cũng sẽ phải giải quyết những kiến nghị tương tự của những nhà đầu tư lớn khác. Như vậy, vô hình chung Việt Nam sẽ có nhiều đặc khu.
Một nền kinh tế không thể có quá nhiều chuyên biệt trong từng lĩnh vực như vậy.
Về ưu đãi đầu tư cũng vậy, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Khi vào Việt Nam nhà đầu tư chấp nhận được hưởng những ưu đãi thế nào thì nên theo đó mà thực hiện, không thể đỏi hỏi thêm. “Đòi ưu đãi tăng thêm là không hợp lý và đòi bảo hộ thì càng không đúng, bởi Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài là để hội nhập toàn cầu tốt hơn. Hội nhập đó không thể bằng dạng bảo hộ được”, bà Lan giải thích.
Ở góc độ từng là nhà quản lý và xúc tiến đầu tư nước ngoài, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng Hà Tĩnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Đông Dương cũng như giao thông kết nối hai miền Bắc-Nam. Do đó, Chính phủ cần rất thận trọng với đề xuất của nhà đầu tư. Bởi việc hình thành đặc khu và trong đặc khu thành lập ban quản lý trực thuộc Văn phòng Chính phủ như đề xuất của Formosa theo ông Thắng là điều không thể. Vì như thế, ngay cả chính quyền địa phương nơi có đặc khu này cũng không thể có bất cứ can thiệp nào và công tác quản lý của nhà nước sẽ khó thực hiện.
Ông Thắng cho rằng những đề xuất của Formosa không có trong khung pháp lý về thu hút đầu tư của Việt Nam theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ cần thận trọng với những đề xuất của nhà đầu tư, nếu không sẽ phá vở khung pháp lý đã đặt ra.
Trong khi đó, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, cho rằng việc đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép của Formosa là rất không khả thi và bản thân ông nhìn nhận đây là điều Chính phủ cần cân nhắc rất kỹ bởi vị trí của khu kinh tế này rất quan trọng cả về phát trển kinh tế cũng như an ninh chính trị.
Theo ông Cường, dù đây là dự án đầu tư có quy mô vốn lớn và có thể sẽ đóng góp lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội địa phương, nhưng bản thân ngành thép không phải là ngành đặc thù cá biệt quan trọng hoặc là ngành công nghiệp công nghệ cao để nhất thiết phải thành lập một đặc khu. Cũng như các chuyên gia khác, ông Cường cũng phản đối đề xuất của nhà đầu tư đòi hỏi trong đặc khu thành lập ban quản lý, trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
Với đặc khu này, Formosa còn đề xuất một loạt biện pháp ưu đãi như được Chính phủ thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, được Chính phủ ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn…, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu…
Theo ông Cường, thực tế trước đây Formosa cũng đã có những kiến nghị đề xuất được hưởng những ưu đãi tương tự cho dự án, nhưng Chính phủ đã bác bỏ hoàn toàn. Khi đó, với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội ngành thép Việt Nam cũng quan tâm đến tính khả thi của dự án, ông Cường có trực tiếp hỏi nhà đầu tư này vì sao lại đề xuất những ưu đãi mà khó có thể đạt được, hay Formosa đề xuất nhằm kéo dài hoặc trì hoãn việc triển khai đưa dự án vào hoạt động?
Ông Cường cho biết ở thời điểm đó, chủ đầu tư quả quyết rằng họ đã bỏ nhiều tiền đầu tư cho dự án thì không thể rút lui hoặc dừng thực hiện. Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này thì “chúng tôi đã cắt tóc thì phải gội đầu”. Với câu trả lời đó, ông Cường cho rằng có khả năng dựa vào tình hình hiện nay, nhà đầu tư cứ đề xuất những quyền lợi về mình để nếu được giải quyết thì tốt.
Hội nghị Trung ương 8 – khóa XI đã có chủ trương thành lập 3 đặc khu kinh tế ở 3 miền: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo đề án phát triển 2 đặc khu kinh tế Vân Đồn và Bắc Vân Phong đã trình Chính phủ phê duyệt, riêng đề án đặc khu Phú Quốc vẫn đang trong quá trình hoàn tất. Mới đây, Quảng Ngãi là tỉnh mới nhất có ý định xin phép lập đặc khu kinh tế ngay tại địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ nên có 1-2 đặc khu kinh tế để vừa làm vừa rút kinh nghiệm vì trên thế giới, mô hình này đang thất bại Không phải đến nay Việt Nam mới đặt vấn đề xây dựng các đặc khu kinh tế. Từ năm 1979, đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo được thành lập với mục tiêu chính là phát triển công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí nhưng đến năm 1991, đặc khu kinh tế này chấm dứt hoạt động để thành lập địa danh hành chính mới là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do mô hình đặc khu không đem lại lợi ích khác biệt. Sau đó, Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế ven biển với 18 khu được quy hoạch. Trong đó, 15 khu đã được thành lập trên tổng diện tích hơn 54.000 ha.
*********************************
http://www.thesaigontimes.vn/116684/Formosa-Ha-Tinh-doi-lap-dac-khu-Vung-Ang.html

 Formosa Hà Tĩnh đòi lập đặc khu Vũng Áng

Nguyễn Vũ
(TBKTSG Online) – Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) vừa có những yêu cầu gởi lên Chính phủ vượt quá khuôn khổ luật pháp và chính sách ưu đãi hiện hành mà bình thường có lẽ không doanh nghiệp nào nghĩ tới.
Đó là đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng và trong đặc khu thành lập ban quản lí, trực thuộc Văn phòng Chính phủ, theo tin từ báo Hải quan. Trong công văn số 1406022/CV-FHS gởi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Formosa đưa ra đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện….
Với đặc khu này, Formosa đề xuất một loạt biện pháp ưu đãi như được Chính phủ thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, được Chính phủ ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn…, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu…
Cũng theo báo Hải quan, một trong những đề xuất mang tính ưu đãi như thế là “đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ là khoảng 60.000 người như một thị trấn gần đặc khu.
Dự án Khu liên hợp gang thép Formosa đang được triển khai xây dựng và dự kiến bắt đầu vận hành giai đoạn 1 vào năm 2015 với tổng công suất khoảng 22,5 triệu tấn thép/năm.

HOA KỲ – MỘT QUỐC GIA NGU NGỐC VÀ LẠC HẬU

http://www.gocnhinalan.com/wp-content/uploads/2013/03/images-19.jpg

Lời Dẫn của AlanPhan blog:
Dẫn : Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng  xã hội Sina Weibo,  bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt  mỉa mai  nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc ! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch , biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây  bản chuyển ngữ  của Nguyễn Đại Hoàng.  ( Phần Tiếng Anh đính kèm bên dưới ).

Huynhngocchenh

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng !

1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển !
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói,nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa ! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào ! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi !
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông ! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa ! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả !
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế ! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào ! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ !
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào !
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm.Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ !
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không ? Thế đấy !
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. ( Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “ đạo đức giả ”nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả !
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy !
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền ! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai !
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng !
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài , họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm !
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây !
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy ! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy !
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách , sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư ? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao !
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng …ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc …Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc … mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm !
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà ! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà ! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác , rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi !
9.Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao !
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ . Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này : Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à ? Nghe mà bực !
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ . Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “ chưởi ” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo : Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi : Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này ? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng !
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ !
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian .
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi … Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều !
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mõi khi đứng chờ ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ !
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý : bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ !
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn ! Tôi nói điều này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là : chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ ?
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết !
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95 % tài xế không dám vượt đèn đỏ !’
Và mặc dầu 99 % dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ : bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ !
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc .
Có tới 95 % nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không ? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo !
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào !
99% người Mỹ đi học, đi làm , thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “ phong bì ” để có thể mở ra một cánh cửa ..sau !
Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ
————
NGUYÊN TÁC

[ 'Foolish and Backward Nation': A Self-Effacing Chinese Satire of America

On the eve of U.S. Secretary of State Hillary Clinton's diplomatic visit to the Middle Kingdom, a tongue-in-cheek critique of Americans has gone viral on Sina Weibo, China's Twitter, with over 44,000 retweets and 5,400 comments. This piece, of uncertain author and origin, laughingly criticizes Americans as foolish, primitive, and naive. Lest American readers be offended, it soon becomes apparent that the essay is in fact a sharp, backhanded critique of China.Tea Leaf Nation has translated the juiciest parts (which happen to constitute most of the essay). Please enjoy. ]
Don’t Go to the U.S., A Foolish and Backward Nation
I’ve already been in the U.S. for a long time. I regret that choice. We’ve been [fooled] by Western media the whole time, making us think that the U.S. is a modernized country. Harboring hopes of studying American modern science in order to serve my motherland, I moved heaven and earth in order to make it over to this “superpower.” But the result has been very disappointing!
(1) The U.S. is actually a giant, undeveloped farming village. In middle school, teachers teach students that the more developed industry gets, the greater harm the natural environment suffers. For example, in an industrial city you should find chimneys everywhere, large factories everywhere, dust everywhere. That’s the symbol of industrialization! But the U.S.? You hardly ever see chimneys, occasionally you’ll see a few small ones but they’re just decorations for houses. Instead there are clear rivers and lakes everywhere, and there aren’t even paper factories or steel smelters by the riverbanks. The clean and fresh air is a symbol of primitive society. There’s not even a trace of industrialization!
(2) Americans don’t understand economics. Highways extend in all directions, seemingly reaching every village, but there are hardly any toll stations! What a tremendous waste of a gigantic business opportunity! I can barely keep myself from grabbing some cement and building a few toll stations; within one month I’ll definitely make enough money to buy a house with a view of the Atlantic Ocean. Also, by the side of the highway you can see quiet and undeveloped lakes. The government allows waterbirds to freely settle and poop wherever they want, neglecting even to open a scenic garden with a lake view in order to make some serious money. It’s clear Americans have no head for economics.
(3) American construction is too primitive. Besides [what you find in] a small number of large cities, there are no big cement and concrete skyscrapers. … I can scarcely believe that the U.S. seemingly has no concrete buildings. They’re all mostly made of wood and some other strange materials. Using primitive wood to build houses-it’s like these foreigners’ architecture hasn’t moved beyond pre-Qing Dynasty times. That’s feudal times!
(4) Americans’ thinking is naive and backwards. As soon as I got to the U.S., I found [renting] a luggage cart cost three U.S. dollars. I didn’t have change, an American saw that I had a lot of luggage, so they paid the three bucks for me and brought me a cart. [Americans] also always open doors for me and ask me if I need help. In my country, we already had the Lei Feng period in the ’50s and ’60s, now we think that stuff is so backwards! [Lei Feng was a young man that the Mao-era Communist government widely touted as an example of selfless virtue.] Back then, people were very hypocritical, but now we’re not that way. We do things nakedly; now that’s modernization! So Americans’ thinking is behind ours by several decades, and there are no signs they will be able to catch up.
(5) Americans don’t understand [how to eat] game. One night, I was driving with my classmates to another city and several Sika deers suddenly bounded out. My classmate immediately braked and swerved in order to avoid an accident. Apparently this sort of thing happens often, as a collision with one deer is enough to total a car. The U.S. government doesn’t know how to manage this. … Americans really don’t understand how to eat game, they don’t even have game restaurants, much less a taste for delicious wild animals-killing a deer and selling the antlers can make a lot of money! Americans live with those wild animals every day, even taking measures to protect wild animals. That’s a really primitive society.
(6) Americans don’t understand self respect. Professors at American universities have no presence (架子); they don’t have the air of distinguished scholars at all. It’s said that Professor D___ is a famous professor of psychology, but during class breaks he eats cookies in his office with his students, talks about the movie “21″ and [Chinese actress] Ziyi Zhang. He doesn’t have any of the majesty of scholarship, I was really disappointed. Also, post doctoral students never put “Ph.D” on their name cards. They don’t even understand how to show off their status. People taught by professors like this won’t even understand how to posture if they become government officials. … It seems Chinese public servants really know how to get peoples’ respect; even the boss in a minor office in my motherland is more imposing than the American President. No wonder they say a first-class citizen in China becomes a third-class citizen in the U.S.
(7) American elementary school students don’t have lofty ideals. From the start, elementary school students don’t have any intention of becoming officials. … There are none of the class presidents, class secretaries, or the committees I had when I was young. After class, it’s as if they have no homework. There’s no way you can even mention it in the same breath with Chinese primary school students’s homework. Schools place too much emphasis on a moral upbringing, making little kids focus on becoming qualified citizens first, getting to the long-term ideals later. Becoming a qualified citizen? What a corny concept.
.(8) Americans cause a big ruckus every time they see a little illness. First, they make an appointment with the doctor, and afterwards the doctor gives a prescription. Some people have to consult a qualified pharmacist. When they buy medicine, they have to go to the supermarket to get it themselves. It’s not as fast as it is with us … I don’t understand why Americans separate seeing the doctor and buying medicine … instead separating benefit from responsibility. It’s clear American hospitals have no concept of how to make money! Why tell the patients the name of the medicine? … They could monopolize the sales of medicine and raise prices 8 or 10 times. There are so many good business [opportunities] they’re not [pursuing], obviously the capitalist market economy is dead!
(9) American public opinion is nuts. Sometimes I completely lose patience with their ignorance and foolishness. For example, when they learned that China has television stations and newspapers, they actually ignorantly ask me, “China has a newspaper?!” That’s really outrageous; we not only have Chinese-language newspapers, they are meticulously produced by our Ministry of Propaganda; looking at our newspapers is like listening to a hymn, it’s nothing like American newspapers with their messy public opinions, even daring to insult the U.S. President by name…[in China] we don’t publicize the leaders’ scandals; after that, who would want to be a leader? …
(10) Americans are spiritually empty. What I can’t stand is: The majority of Americans say grace before each meal, and naively say “God bless America.” Ridiculous; if God blessed America, how did America get this backwards, this primitive, how did Americans get so simple and primitive? What’s the use of praising God? It would be more practical to spend that time praising your boss! That’s the modern way! …
(11) Americans do not have a concept of time. No matter what, they always wait in line. … We Chinese are smarter, you see. No matter how crowded it gets, we still have the skill to stuff ourselves in somewhere, this saves a lot of time and you can avoid getting tired from standing! If someone you know opens a backdoor, that saves even more time. The old Americans just don’t get this.
(12) American stores make no sense: You can return something weeks after buying it without even giving a reason. How is it that you let me return the goods without even arguing with me for a little while? …
(13) The U.S. isn’t safe. 95% of homes have forgotten to install anti-theft nets/doors/windows; another strange thing is, where’d all the pickpockets go?
(14) Americans are wimps. 95% of drivers don’t even dare to run red lights…although 99% of American adults have a car, their driving method is very strange: There are many cars on the road, but you can’t hear any horns, the streets are so quiet it’s as if they’re not streets, there’s none of the energy of a major province-level [Chinese] city.
(15) Americans lack emotion. 95% of employees don’t think their superiors’ weddings have anything to do with them, so they never find an excuse to care about their leaders; in China, do the masses ever miss a chance to care about their leaders? Put another way, who in China doesn’t dare to? Look how much feeling we’ve got.
(16) Americans aren’t sensible. 99% of Americans go through school, get jobs, get promoted, and get an operation without understanding the need to give “hong bao” [red envelopes full of cash] to open a back door. .

Ghi chép về chuyến đi Mỹ: 9. Nước Mỹ có thể mất bất cứ lúc nào

Nguyễn tường Thụy -RFA

Phiếm luận
Hôm đến thăm tòa soạn báo Người Việt (California), một chị trong Ban biên tập hỏi mình: “Cảm tưởng của anh từ khi sang Mỹ?”, mình trả lời luôn:
-Tôi có cảm giác như nước Mỹ mất bất cứ lúc nào.
Mọi người tròn mắt hoảng sợ, chờ mình giải thích. Không phải mình rủa cho thằng đế quốc này nó chết đi đâu mà nói có cơ sở hẳn hoi nhé.
Nguy cơ của nước Mỹ bắt đầu ngay từ khâu tuyên truyền. Ai đời một quốc gia to tổ bố mà cái tên chỉ nhõn một chữ: Mỹ. Ít ra, phải có mỹ từ nào đó đi kèm như “Nhân dân” trong quốc hiệu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, “Dân chủ” trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hoặc “Xã hội chủ nghĩa” trong Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ.

Không có những chữ ấy đã đành, còn không có cả mục tiêu, kiểu như hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nữa. Sợ cộng sản chế giễu à? Thì cứ hô lên, thiên hạ không tin thì cũng có vài thằng tin. Vài thằng còn hơn không. Sợ không phấn đấu được à? Thì cứ nói đại, còn dân không giàu, nước không mạnh, cũng chẳng có độc lập, không có tự do hạnh phúc thì đã chết ai. Hình như người Mỹ chẳng biết đến câu: “điều gì không đúng, nói mãi rồi người ta cũng tin”
Ở các đường phố Mỹ, người ta không biết trương lên các băng rôn điện tử như “Nước Mỹ muôn năm”, “đảng (đảng gì nhỉ, hi hi) quang vinh muôn năm” hay “Tổng thống Washington sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Cờ Mỹ chỉ treo ở công sở, không chịu mang cắm phần phật ra hai bên đường để nhắc nhở đây là nước Mỹ bao giờ.
Thời gian mình ở Mỹ, cả 3 buổi sáng, chiều, tối, không làm việc thì cũng giao tiếp nên thường xuyên long nhong trên đường. Mặc dù trước khi sang đây mình ra sức hình dung nhưng không tránh khỏi những điều lạ, nó chẳng giống như môi trường quen thuộc mình đã sống. Vì thế, mình càng lo cho nước Mỹ.
Đất nước gì mà ngay cả thủ đô cũng chẳng thấy mống cảnh sát nào, cứ như là một vùng đất hoang không có ai quản lý vậy. Lúc anh lái xe chở mình từ sân bay về chỗ ở, chỉ thấy xe hơi là xe hơi. Dân cứ thế lái, chẳng có ai chỉ đường, phân luồng hay giám sát giao thông. Mình căng mắt ra nhìn vào lề đường với hy vọng túm được chú cảnh sát nào đó đang núp lùm. Nhưng hỡi ôi, cây thì nhiều nhưng toàn là cây thưa lá, thì núp ở đâu. Mãi rồi cũng thấy có một chỗ khuất. Mình nhắc anh lái xe:
-Chầm chậm thôi anh, coi chừng lùm cây, chú ý cảnh sát…
Anh quay sang mình 1 giây như không hiểu gì rồi lại chăm chú vào tay lái.
Mãi rồi quen. Đúng là ở Mỹ, họ không cho cảnh sát đứng đường thật. Mà không cho đứng đường thì làm gì có thu nhập thêm. Không có thu nhập thêm thì làm sao khuyến khích được sự tận tụy của nhân viên cộng lực. Cảnh sát sẽ sinh ra trễ nải với công việc thì bảo vệ chế độ làm sao. Lẽ ra phải có chính sách kích thích họ sao cho ngày nghỉ cũng tranh nhau đi làm nhiệm vụ, lăm le trực thay đồng nghiệp khi đồng nghiệp mới chỉ nhức đầu, sổ mũi. Chiến sĩ không có thu nhập thêm thì lấy chi cống nạp, sếp tiêu bằng cái gì ngoài lương, chỉ đạo phá án làm sao mà sáng suốt được. Ở Việt Nam, ấy chết, nói nhầm, ở nước khác á, điều một cảnh sát ra đứng đường sếp thu ít ra cũng dăm nghìn đô. Tiêu hết, sếp lại “luân chuyển cán bộ”, thu thêm. Mới biết Mỹ to xác nên ngờ nghệch, làm sao nghĩ ra được những cái mẹo ấy.
Cảnh sát đã vậy còn tình hình dân phòng cũng không khá hơn. Vào các khu thương mại và ở cả những chỗ hàng quán quây ra vỉa hè nữa, chẳng thấy dân phòng vung vẩy dùi cui đuổi chợ. Mà lực lượng này cần gì phải trả lương vì nó tự trang trải được. Nó đói thì bắt trứng lộn, trái cây mà ăn, khát thì bắt coca, pepsi mà uống, no rồi thì chia nhau mang về cho vợ tuồn sang chợ khác. Hôm nào dân sợ quá, không dám bày hàng ra, không có thu nhập gì thì cũng giải quyết được khâu oai, tăng cường nỗi sợ hãi từ dân đối với Chính phủ. Không nuôi dưỡng lực lượng này, nếu có biến xảy ra thì huy động sao đây. Cái đám lúc nhúc ấy, nếu sử dụng vào việc dẹp biểu tình, giải tán đám đông, cưỡng chế đất cũng được việc đáo để đấy.
Mình nhập cảnh vào Mỹ cũng chẳng ai thèm để ý. Ít ra, mình cũng từ nước cộng sản sang nước đế quốc. Cộng sản với đế quốc là kẻ thù của nhau, một mất một còn. Mặc dù kiểm tra an ninh rất kỹ, không phát hiện ra vũ khí, vật dụng kim loại nhưng làm sao biết đầu óc mình đang nghĩ gì. Lẽ ra, ngay từ sân bay, họ phải cho người theo dõi xem thằng cha Việt cộng ấy hành tung ra sao, ẩn náu ở đâu, móc nối cấu kết với thế lực thù địch nào chứ.
Hai ngày đầu tiên, mình được bố trí ở một nhà ngoại thành. Chủ nhà giành cho mình một phòng riêng, đầy đủ tiện nghi. Mỗi lần ra khỏi phòng, mình chỉ khư khư tấm hộ chiếu như lá bùa hộ mệnh, lại còn kẹp sẵn hai tờ 20 đô la vào nữa, phòng khi công an hay tổ trưởng dân phố đến hỏi thì nhanh nhảu trình ngay để gây thiện cảm.
Chiều tối, mọi người đến chơi đông lắm. Nhưng mình miệng vẫn nói chuyện còn lòng dạ thì không yên. Nhớ hôm nhà mình tụ tập đông người, nhờ có “tai mắt của nhân dân” mà bọn chúng biết Thúy Nga đang ở đây nên mới mai phục đánh cho một trận nhừ tử, gãy cả chân khi mới ra khỏi nhà mình chừng dăm phút. Nghĩ thế, thỉnh thoảng mình lại ra ngoài nhìn quanh xem có thấy hàng xóm rình rập gì không. Khách đến chơi, ô tô để đầy phía trước tức là rất bất thường, không rình thì phí cả cơ hội. Phát hiện thấy một phần tử người nước ngoài đang ẩn náu ở đây mà trình báo, nếu không được thưởng thì cũng tăng thêm uy tín với chính quyền. Nơi mình sống, nhà nào có người làm cán bộ chính quyền, công an, hay dân phòng thì tự hào và yên tâm lắm, khối người nhờ vả. Nếu không có thì tìm cách quen thân. Nhà mình không thân được ai nên đành chịu.
Cuối cùng, mình lén chốt chặt cửa lại nhưng thỉnh thoảng vẫn đánh mắt ra phía ngoài, chỉ sợ công an đến kiểm tra đột xuất. Nghĩ lại hôm 25/9/2013 công an phá cửa nhà mình xông vào bắt Phương Uyên rồi bắt luôn cả 9 người khác mà kinh hãi đến tận bây giờ. Nhỡ ra công an Mỹ lấy lý do kiểm tra hộ khẩu, xông vào bắt mình nện cho một trận rồi tống lên máy bay áp giải về Việt Nam thì hỏng hết việc, chưa ra trận mà đã thành tù binh.
Khách đã về hết, chỉ còn mình với chủ nhà. Lúc này đã 10 giờ nhưng không thấy anh có vẻ gì lo đến việc khai báo lưu trú. Định nhắc, lại sợ anh cho mình là nhà quê. Mình đành gợi ý khéo bằng cách tỏ ra rằng mình có rất thể là đối tượng cảnh sát quan tâm để anh đừng quên việc trình báo, mình bảo:
-Ngày xưa tôi có 5 năm ở chiến trường…
Có vẻ như anh chẳng để ý gì, mình tỏ ra nguy hiểm hơn:
-Tôi ra trận, đánh nhau hăng lắm, cũng được mấy danh hiệu dũng sĩ.
Nhưng anh chỉ bảo:
-Từ chiều đến giờ, mải nói chuyện, anh chưa ăn, tôi làm cái gì cho anh ăn nhé.
Mãi rồi mình cũng biết, ở đây không có qui định khai báo tạm trú lưu trú gì ráo trọi. Tóm lại, hộ chiếu của mình chỉ phải chìa ra mấy lần khi xuất, nhập cảnh, ngoài ra chẳng ma nào thèm hỏi đến. Quản lý lỏng lẻo thế này, làm sao tránh khỏi thế lực thù địch trà trộn vào dân phá hoại cơ chứ.
Tuy vậy cái dở nhất của nước Mỹ là làm cho dân nhờn. Quốc hội gì mà ai ra vào tùy thích, tránh sao khỏi mất thiêng. Lại còn rồng rắn mang theo mỗi người cốc cà phê hay nước uống vào nữa chứ. Đi cũng uống, ngồi cũng uống, mỏi tay thì để cả lên bàn toàn tài liệu quan trọng, chẳng ra cái vẻ uy nghiêm của cơ quan quyền lực cao nhất nước gì cả. Không có hàng rào cảnh sát gườm gườm, đầy sát khí mỗi khi thấy ai có vẻ dân thường mon men đến gần. Mình ra vào nhà Quốc Hội mấy lần, chỉ thấy họ kiếm tra xem những thứ mang theo có gì có thể gây ra nguy hiểm thôi chứ không kiểm tra giấy tờ xem là ai, quan hay dân thường, có ai là đối tượng theo dõi không, chủ quan đến thế là cùng.
Buổi đầu, mình cứ nem nép đi theo mấy cháu, thấy chúng nó vào đâu, mình mới dám vào. Sau quen dần, mình xông khắp nơi, vào cả phòng tổng thống cầu nguyện, đứng ở nơi tổng thống tuyên thệ nhậm chức chụp ảnh, chụp chán rồi nằm khèo lên đi văng hóng cái không khí thoáng đãng, chẳng thấy ai thèm nhắc nhở.
Hôm điều trần ở quốc hội, khi một ông nghị phát biểu, mình thấy bà Sanchez đứng nép sang một bên vui vẻ chờ đến lượt mình như học sinh chờ lên bảng. Nghe nói bà có nhiều người giúp việc, thế mà không có đứa nào chạy đi bê ghế xun xoe đặt vào mông bà. Nếu ở ngoài trời chắc cũng chẳng đứa nào chịu cầm ô che. Hình như đám giúp việc chẳng hãi bà tí nào, chẳng sợ bà đuổi việc hay sao ấy.
À, còn ở Hollywood, dân chúng nặn cả tượng tổng thống đương nhiệm bằng sáp mới táo tợn chứ. Obama đứng, cười nhăn nhở, chìa tay ra cho ai muốn bắt thì bắt. Nhạo báng lãnh tụ còn cách nào hơn nữa không, hỏi sao dân không nhờn. Mình bắt tay chụp hình xong liền xoa đầu gã một cái để thử phản ứng nhưng không thấy cảnh sát nào chạy đến xốc nách dong đi.
Tóm lại, ở Mỹ, hệ thống chuyên chính vô sản, à quên, chuyên chính… tư sản tê liệt, không phát huy tác dụng, quan và dân như cùng một lứa, thậm chí quan còn sợ dân, khổ hơn dân. Đó là điểm yếu chết người của nước Mỹ. Nếu không biết làm cho dân sợ thì sao tránh khỏi chuyện biểu tình không theo định hướng, rồi cứ đà này, dần dần dân chúng lật nhào chế độ lúc nào không biết ấy chứ.
 21/6/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY

CƯỚP BIỂN VÙNG BIỂN PHÍA NAM

Basam

Tác giả: Simon Galicki từ Sài Gòn
Người dịch: Lê Văn Tuynh
25-06-2014
Lời tựa: Như châu Âu trông Ukraina, vùng Viễn Đông hồi sinh mâu thuẫn cũ. Diễn viên của mình là Trung Quốc và Việt Nam, là các đối thủ xưa-nay. Đông Nam Á sau tranh chấp của họ với sự gia tăng lo lắng.
Một số người tin rằng cuộc xung đột Trung-Việt là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh ở Đông Á – như trước kia vấn đề phức tạp của Bắc Triều Tiên, tranh chấp Nhật-Nga ở đảo Kurile hoặc sự cạnh tranh của Trung Quốc và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Châu Á “cổ họng chiến lược”

Mặc dù các diễn viên chính trong vụ tranh chấp, mà cốt lõi của ganh đua là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trong Biển Đông – là Trung Quốc và Việt Nam, cũng như sự quan tâm của một số nước khác, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Vương quốc Hồi giáo Brunei. Và mặc dù vào năm 1992 Trung Quốc đã công bố toàn bộ diện tích Biển Đông và lãnh hải là của họ, trong đó bao gồm cả phần của bạn và phần của người khác.
Trục chính của cuộc xung đột liên quan đến Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong hải phận các quần đảo này quả thực rất giàu dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược lớn là: không chạy qua các tuyến đường thương mại quan trọng. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành một trung tâm kinh tế toàn cầu – trong khi đó, người điều khiển các eo biển Malacca, Sunda và Makasarską, cũng có thể kiểm soát nền kinh tế của khu vực.
Đặc biệt, eo biển Malacca là một thế giới đường thủy quan trọng – được so sánh với eo biển Hormuz giữa Iran và bán đảo Ả Rập, “chiến lược cổ họng” để cung ứng dầu (và còn cho thương mại toàn cầu về nguyên liệu thô).
“Nguy cơ xung đột và rối loạn lưu thông hàng hóa sẽ có tác động không thể đoán trước về các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Nó thậm chí có thể đảo ngược xu hướng rời khỏi nền kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng, “- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á tại thủ đô của Philippines vào cuối tháng. Tôi nhớ rằng có đến hai phần ba thương mại thế giới đi qua Biển Đông. 
Căn cứ dã chiến
Căng thẳng bắt đầu vào đầu tháng năm. Sau đó, người Trung Quốc kéo ra và lắp đặt ngoài bờ biển của quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giàn khoan khổng lồ “Hải Dương 981″ và công bố công việc sẽ bắt đầu vào tháng Tám.
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo của các bãi đá gần như không có người ở – 330 km về phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc và 320 km về phía đông của bờ biển Việt Nam. Sử học Trung Quốc cho rằng các thủy thủ Trung Quốc phát hiện ra chúng vào 2000 năm trước đây. Bút chiến Việt Nam nói rằng lãnh hải các đảo do tổ tiên của họ tìm ra và cai quản. Tôi chỉ ra một thực tế rằng những hòn đảo là một phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa của Việt Nam.
Tranh chấp “biên giới” của cả hai nước diễn ra trong một thời gian dài – điều đó không ngăn cản Bắc Kinh có mặt ở Hà Nội để hỗ trợ những người cộng sản trong cuộc chiến của họ với dân chủ miền Nam Việt Nam (được hỗ trợ từ của Hoa Kỳ). Nhưng vào năm 1974, đã có một cuộc xung đột vũ trang ngắn xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hải quân Trung Quốc giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (Paracelski) sau đó. Năm 1979, có một làn sóng can thiệp của Việt Nam ở Campuchia, cùng năm xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam đã giết chết hàng chục ngàn người. Năm 1988, Bắc Kinh và Hà Nội đã chiến đấu một trận hải chiến ngắn ngoài khơi bờ biển của quần đảo Trường Sa, mà kết thúc chiến thắng thuộc hạm đội Trung Quốc.
Ngày nay Hà Nội nhanh chóng yêu cầu ngừng xâm lấn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với hãng tin Reuters rằng “Việt Nam mạnh mẽ sẽ bảo vệ chủ quyền của mình.” Một số tàu Việt Nam đã cố gắng để ngăn chặn Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh điều đến khu vực đội tàu mạnh hơn: hơn một trăm tàu. Nhưng ở Việt Nam có tin đồn về việc ngư dân Việt Nam bị giết,cả tàu thuyền của họ bị đánh chìm mà chính quyền im lặng.
Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc Hà Nội tăng thêm căng thẳng trong khu vực. “Xuyên tạc sự thật, vu khống Trung Quốc và mang lại những lời buộc tội vô lý” – một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. – “Ai vẫn còn xâm hại chủ quyền của nước khác? Ai gây ra căng thẳng trên biển? Người trên trái đất, phá hủy hòa bình và ổn định ở Biển Đông? Các sự kiện tự nói sự thật” .
Chống Trung Quốc hay chống chính phủ?
Nhưng trên biển, cảnh xô đẩy vẫn chưa kết thúc.
Ở Việt Nam Cộng sản, nơi mà người dân không thể tiến hành tự thu thập và chứng minh chính sách hiếu chiến của Trung Quốc, đã khơi dậy lòng yêu nước chống Trung Quốc được chính phủ ngầm bật đèn xanh.
Kế đến,đám đông người Việt Nam đến các nhà máy của Trung Quốc và cả những nơi được coi là của người Trung Quốc, nhưng trên thực tế có Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.Nếu không có sự can thiệp của công an, thì đã không có bạo loạn,đụng độ với công nhân Trung Quốc, phá hoại, trộm cắp, đốt phá và phá hủy các nhà máy. Ước tính ít nhất có 20 người bị giết và hàng trăm người bị thương.
Sau các cuộc bạo loạn, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ khoảng 600 người, và Trung Quốc sơ tán từ Việt Nam về 3000 công nhân của mình; hàng ngàn người đã chạy sang nước láng giềng Campuchia cũng có. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi kêu gọi Hà Nội để ngăn chặn các bài phát biểu thù địch.
Ở Việt Nam, người loan tin về mọi việc chỉ có các blogger bất đồng chính kiến, mà có lẽ đó là các nguồn đáng tin cậy duy nhất của tin tức từ Việt Nam. Hai trong số họ, nổi tiếng nhất – Nguyễn Hữu Vinh và Minh Nguyễn Thị Thúy – đã bị bắt giữ. Xem báo chí và bật truyền hình của chính phủ vẫn không thể hiểu sự im lặng của Việt Nam. Không có cách nào để thông báo về các cuộc mít tinh,biểu tình yêu nước “tự phát”. Có lẽ điều đó chỉ đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ nhà nước phong kiến với người dân.
- Chính phủ ngậm miệng ăn tiền, bởi vì họ đã bán sạch choTrung Quốc một nửa đất nước và nhồi túi riêng của họ. Nó là một con rối tham nhũng của Bắc Kinh, vì vậy người dân Việt Nam không thích .Một doanh nhân 30 tuổi đến từ Hà Nội muốn giấu tên cho biết: – Ít nhất tôi nghĩ rằng người dân bình thường,rất tiếc, những người hướng sự tức giận của họ chống lại các ông chủ, kết quả dẫn đến hàng chục nghìn việc làm đã bị mất và lúc đó chỉ có người nghèo Việt Nam thấm thía. Dân tộc nổi giận với chính phủ vì thiếu một phản ứng cụ thể với các chính sách của Trung Quốc. Về phía mình, chính phủ sợ rằng mọi chuyện với Trung Quốc có thể quay sang chống lại chính phủ trong lĩnh vực nội bộ – anh nói thêm. 
Còn những gì về Việt Nam?
Với 90 triệu dân dưới chế độ như Việt Nam, các cuộc phản kháng cương quyết và cảnh lộn xộn là một chấn động trên thang điểm chưa từng thấy trong nhiều năm. Sức mạnh ngầm cho phép công chúng bày tỏ sự thất vọng về lòng yêu nước, đồng thời thất vọng về các vụ cướp chưa từng thấy ở đây và thậm chí về các vụ giết người tội lỗi của công nhân Trung Quốc. Cùng một lúc, nhà cầm quyền không thông báo cho công chúng về những sự kiện này, cố gắng che giấu sự thật.
Trong khi điều này có thể là một ý kiến ​​cực đoan, có vẻ như nhiều người Việt Nam xem xét các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc như một khúc dạo đầu cuộc xung đột mở với chính quyền của mình, bất lực và tham nhũng – ở đây đặc biệt là đối với những người trẻ, và họ chiếm đa số dân số trẻ. Người ta cảm thấy bị lừa dối và bị xô đẩy như kẻ thù lớn mạnh và truyền kiếp, Trung Quốc, cũng như Đảng Cộng sản riêng của họ, đất nước bị cảnh sát và mật vụ bêu xấu. Ngày nay tại đây thường có các nhận định, các ý kiến ​​so sánh hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông với hành động của Nga ở Crimea (Crưm của Ukraina).
- Tôi nghĩ phản ứng yếu nhược của chính phủ Việt Nam xuất phát từ vị thế bị động và tâm lý lo sợ sức mạnh quân sự của Trung Quốc – người bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng 32 tuổi và là blogger Nguyễn Thanh Paulo cho biết. – Đặc biệt, chính phủ cảm thấy cô đơn và bất lực trên trường quốc tế. Ngoài ra, nội bộ đảng cộng sản Việt Nam không thống nhất được thái độ đối với chính quyền Trung Quốc, bị phân hóa bởi một bên gắn liền lợi ích với Trung Quốc và một bên gắn lợi ích với các giá trị phương Tây
Anh tin rằng cách duy nhất cho Việt Nam hôm nay sẽ là một liên minh với Mỹ và dần dần đưa đất nước theo hướng dân chủ hơn – điều đó có thể làm cho đất nước lớn mạnh hơn. Tất nhiên, chúng ta sẽ không nghe thấy một ý kiến ​​như vậy trên phương tiện truyền thông của chính phủ.
Tiếp theo sẽ là gì? Rất khó để dự đoán. Một điều chắc chắn: nếu tình hình ở Biển Đông, để giải quyết được, ta sẽ cảm thấy cả thế giới, dân chủ và phi dân chủ.
Trung Quốc: cuộc chiến cướp đảo
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải là vùng biển châu Á duy nhất – ở phía Nam và đông Đông – trong số đó Bắc Kinh vẫn chưa giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Một cách chính xác hơn: không chỉ là những hòn đảo, mà còn là các vùng biển xung quanh có thể giàu tài nguyên.Thêm vào đó, không chỉ có nguyên liệu (dầu mỏ và khí đốt) và thủy sản,mà diễn ra ở đây còn là địa chính trị và uy tín.
Các chuyên gia cho rằng trong nhiều năm, Trung Quốc đã cố tình leo thang xung đột lâu dài lãnh thổ, đất và biển, lịch sử biện minh cho yêu cầu của mình – rằng khu vực tranh chấp đã từng thuộc về Trung Quốc hoặc từng là nơi sinh sống của người Trung Quốc,điều thường diễn ra một vài trăm năm trước …
Và vì vậy, cách đây vài tháng đã có một sự leo thang chính trị và quân sự trong quan hệ của Bắc Kinh-Tokyo, may mắn là đã không kết thúc bằng cuộc đối đầu vũ trang – mặc dù đôi khi tàu bè và máy bay của hai nước xích lại gần nhau ở khoảng cách nguy hiểm gần. Tranh chấp quần đảo Senkaku (cách gọi của người Nhật) hay Điếu Ngư (cách gọi của Trung Quốc khi họ muốn). Dưới đáy biển xung quanh các đảo đá và không có người là trữ lượng dầu khí. Các đảo thuộc về Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX; sau năm 1945 dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, trong năm 1972, Hoa Kỳ đã cho họ một lần nữa tại Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc -cũng như chính phủ của Đài Loan tuyên bố – đó là lãnh thổ lịch sử Trung Quốc, như các tài liệu đầu tiên bằng văn bản về các quần đảo này là do các thủy thủ Trung Quốc (năm 1372) viết, và kể từ thế kỷ thứ mười sáu, hòn đảo này đã được xác định trên bản đồ như Trung Quốc.
Đòi hỏi của Trung Quốc đã vấp phải đòn đáp trả áp đảo không chỉ của Nhật Bản: trong chuyến đi tháng Tư đến châu Á, Tổng thống Barack Obama khẳng định rằng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản cũng áp dụng đối với quần đảo Senkaku.
WP
——
Nguyên bản bài báo tiếng Ba Lan.
Piraci mórz południowych
Gdy Europa patrzy na Ukrainę, na Dalekim Wschodzie odżywa stary konflikt. Jego aktorzy to Chiny i Wietnam, starzy-nowi rywale. Azja Wschodnia obserwuje ich spór z coraz większym niepokojem.
Szymon Galicki z Ho Chi Minh
Niektórzy uważają, że konflikt chińsko-wietnamski to jedno z największych zagrożeń dla bezpieczeństwa w Azji Wschodniej – obok takich problemów jak nieprzewidywalność Korei Północnej, japońsko-rosyjski spór o Kuryle czy rywalizacja Chin i USA o region Azji i Pacyfiku.

Azjatyckie „gardło strategiczne”

Choć głównymi aktorami w tym sporze – gdzie kością niezgody jest podział stref wpływów na Morzu Południowochińskim – są Chiny i Wietnam, w grę wchodzą także interesy kilku innych krajów: Filipin, Tajwanu, Malezji i Sułtanatu Brunei. I choć w 1992 r. Chiny ogłosiły cały obszar Morza Południowochińskiego swoimi wodami terytorialnymi, to za swoje (lub częściowo swoje) uważają je także inni.
Główna oś konfliktu dotyczy Wysp Paracelskich i Spratly. Na obszarze tych archipelagów są bowiem bogate złoża ropy i gazu. Ale także samo Morzu Południowochińskim ma duże znaczenie strategiczne: przebiegają przez nie ważne szlaki handlowe. Region Azji i Pacyfiku staje się dziś centrum światowej gospodarki – tymczasem kto kontroluje cieśniny Malakka, Sundajską i Makasarską, ten może kontrolować również gospodarkę regionu.
Zwłaszcza cieśnina Malakka jest niezwykle istotnym światowym szlakiem wodnym – porównuje się ją do cieśniny Ormuz między Iranem i Półwyspem Arabskim, tego „strategicznego gardła” dla przepływu ropy (i tym samym dla światowego handlu tym surowcem). 
„Ryzyko konfliktu zdezorganizuje olbrzymi napływ towarów i będzie mieć nieprzewidywalny wpływ na gospodarki w naszym regionie i na świecie. Może to nawet odwrócić trend wychodzenia globalnej gospodarki z kryzysu” – mówił wietnamski premier Nguyen Tan Dung na Światowym Forum Ekonomicznym Azji Wschodniej w stolicy Filipin pod koniec maja. I przypomniał, że aż dwie trzecie światowego handlu przechodzi przez Morze Południowochińskie. 

Przeholowana platforma

Napięcie zaczęło się na początku maja. Wtedy to Chińczycy przyholowali i zainstalowali u wybrzeży spornych Wysp Paracelskich ogromną platformę wiertniczą „Haiyang 981” i zapowiedzieli, że w sierpniu zacznie pracę.
Wyspy Paracelskie to archipelag prawie bezludnych, skalistych wysepek – 330 km na południe od chińskiej wyspy Hainan i 320 km na wschód od wybrzeża Wietnamu. Chińscy historycy twierdzą, że to chińscy żeglarze odkryli je i zagospodarowali 2000 lat temu. Wietnamczycy polemizują, kolonizację wysp przypisując swoim przodkom. I wskazują na fakt, że wyspy są naturalnym przedłużeniem ich szelfu kontynentalnego.
Spory „graniczne” obu państw trwają od dawna – co nie przeszkadzało Pekinowi wspierać komunistów z Hanoi w ich wojnie z demokratycznym Wietnamem Południowym (popieranym z kolei przez USA). Ale już w 1974 r. doszło do krótkiego konfliktu zbrojnego wokół archipelagu. Marynarka chińska zdobyła wtedy kontrolę nad Wyspami Paracelskimi. W 1979 r., na fali wietnamskiej interwencji w Kambodży, doszło do krwawej wojny granicznej między Chinami i Wietnamem – zginęło kilkadziesiąt tysięcy ludzi. W 1988 r. Pekin i Hanoi stoczyły jeszcze jedną krótką bitwę morską u wybrzeży Wysp Spratly, która zakończyła się wygraną floty chińskiej. 
Teraz Hanoi natychmiast zażądało przerwania prac przy platformie. Premier Nguyen Tan Dung poinformował agencję Reutera, że „Wietnam będzie zdecydowanie bronić swej suwerenności”. Kilka wietnamskich okrętów usiłowało przeszkodzić Chińczykom, lecz Pekin skierował w ten rejon flotyllę znacznie silniejszą: ponad sto jednostek. Skończyło się na oblewaniu okrętów wietnamskich z działek wodnych i wzajemnych próbach taranowania. Ale w Wietnamie plotkowano o zabijaniu wietnamskich kutrów rybackich i zatapianiu ich kutrów, o czym miały milczeć władze.
Pekin od razu oskarżył Hanoi o podsycanie napięć w regionie. „Przeinaczają fakty, oczerniają Chiny i wysuwają niedorzeczne oskarżenia” – mówiła rzeczniczka chińskiego MSZ. – „Któż ciągle podważa suwerenność drugiego kraju? Kto powoduje napięcia na morzach? Kto, u licha, niszczy pokój i stabilizację na Morzu Południowochińskim? Fakty mówią same za siebie”. 

Antychińskie czy antyrządowe?

Ale na morskich przepychankach się nie skończyło.
W komunistycznym Wietnamie, gdzie ludzie nie mogą ot tak sobie zbierać się i demonstrować, agresywna polityka Chin rozpaliła antychińskie i patriotyczne nastroje – przy cichej aprobacie rządu. I szybko wymknęły się one spod kontroli.
Tłumy Wietnamczyków ruszyły na chińskie fabryki w całym kraju – bądź uważane za chińskie, choć w istocie tajwańskie, singapurskie czy południowokoreańskie. Przy początkowej bezczynności policji doszło do regularnych bitew z ich chińskimi pracownikami, demolowania, okradania, podpalania i niszczenia zakładów. Zginęło co najmniej 20 osób, setki zostały ranne.
Po zamieszkach wietnamskie władze aresztowały ok. 600 osób, a Chiny ewakuowały z Wietnamu około 3 tys. swych pracowników; tysiące uciekły też do sąsiedniej Kambodży. Szef dyplomacji Chin Wang Yi wezwał Hanoi do powstrzymania wrogich wystąpień.
W Wietnamie o tym wszystkim informowali w zasadzie jedynie opozycyjnie nastawieni blogerzy, czyli jedyne prawdopodobnie miarodajne źródło wieści z Wietnamu. Dwaj z nich, najbardziej znani – Nguyen Huu Vinh oraz Nguyen Thi Minh Thuy – zostali aresztowani. Rządowa prasa i telewizja zachowały niezrozumiałe dla Wietnamczyków milczenie. Relacjonowały tylko „spontaniczne” patriotyczne demonstracje, o rozróbach nie było mowy. Być może to tylko dolało oliwy do ognia w feudalnych stosunkach lud-państwo.
– Rząd nabrał wody w usta, bo wysprzedał Chinom połowę kraju i napchał własne kieszenie. Jest skorumpowaną marionetką Pekinu, tak nielubianego przez zwykłych Wietnamczyków – mówi „Tygodnikowi” 30-letni przedsiębiorca z Hanoi, pragnący zachować anonimowość. – A przynajmniej tak myślą prości ludzie, którzy niestety skierowali swój gniew przeciw pracodawcom, w wyniku czego pracę straciło kilkadziesiąt tysięcy i tak biednych Wietnamczyków. Naród jest wściekły na rząd za brak konkretnej reakcji na politykę Chin. Z kolei rząd boi się, że cała sprawa z Chinami może obrócić się przeciwko niemu na arenie wewnętrznej – dodaje. 

Co z tym Wietnamem?

W tak ludnym, bo ponad 90-milionowym reżimie jak Wietnam, radykalne protesty i zamieszki są ewenementem na skalę nie spotykaną od lat. Władza milcząco pozwoliła społeczeństwu wyrazić patriotyczną frustrację, ale zarazem dopuściła do niespotykanych tu rozbojów i nawet mordów na Bogu ducha winnych chińskich pracownikach. Jednocześnie, nie informując społeczeństwa o tych zdarzeniach, próbowała ukryć prawdę.
Choć to być może skrajna opinia, to jednak wydaje się, że wielu Wietnamczyków patrzy na obecny konflikt z Chinami jak na preludium otwartego konfliktu z własnym rządem, bezradnym i skorumpowanym – chodzi tu zwłaszcza o ludzi młodych, a to oni stanowią większość tego młodego społeczeństwa. Ono czuje się oszukiwane i pomiatane tak przez odwiecznego i potężnego wroga, Chiny, jak też przez własną Partię Komunistyczną, trzymającą kraj pod pręgierzem policji i tajnych służb. Nierzadko pojawiają się tu dziś opinie, które porównują zachowanie Chin na Morzu Południowochińskim do rosyjskiej operacji na Krymie.
– Myślę, że reakcja rządu Wietnamu jest słaba, bo to czysto psychologiczny strach wobec wojskowej potęgi Chin – mówi „Tygodnikowi” znany 32-letni dysydent i bloger Paulo Thanh Nguyen. – Zwłaszcza, że rząd czuje się osamotniony i bezbronny na arenie międzynarodowej. Poza tym relacje partii komunistycznych naszych krajów są silne, co niejako kłóci się z otwarciem Wietnamu na Zachód…
Opozycjonista uważa, że jedynym wyjściem dla Wietnamu byłby dziś sojusz z USA i stopniowe prowadzenie kraju w stronę coraz większej demokracji – to może dać krajowi siłę. Takiej opinii nie usłyszymy oczywiście w rządowych mediach.
Co dalej? Trudno przewidzieć. Pewne jest jedno: jeśli sytuacja w regionie Morza Południowochińskiego się nie uspokoi, odczuje ją cały świat, demokratyczny i niedemokratyczny.
Chiny: walka o wyspy
WYSPY PARACELSKIE I SPRATLY to nie jedyne archipelagi na morzach azjatyckich – Południowochińskim i Wschodniochińskim – o które Pekin toczy dziś spór z sąsiadami. A precyzyjniej: nie tylko o wyspy, lecz także o otaczające je akweny morskie, pod którymi mogą znajdować się złoża surowców. Jednak nie tylko o surowce (gaz i ropę) oraz o łowiska ryb tutaj chodzi, lecz również o geopolitykę oraz prestiż.
Eksperci wskazują, że od kilku lat Chiny świadomie eskalują zadawnione konflikty terytorialne, lądowe i morskie, swoje roszczenia uzasadniając historycznie – tym, że sporne obszary należały kiedyś do Chin lub były zamieszkane przez Chińczyków. Rzecz w tym, że zwykle miało to miejsce kilkaset lat temu…
I tak, kilka miesięcy temu doszło do polityczno-militarnej eskalacji na linii Pekin-Tokio, która na szczęście nie zakończyła się starciem zbrojnym – choć czasem okręty i samoloty obu krajów zbliżały się do siebie na niebezpiecznie bliską odległość. Przedmiotem sporu jest archipelag Senkaku (jak zwą je Japończycy) lub Diaoyu (jak chcą Chińczycy). Pod dnem morskim wokół tych skalistych i bezludnych wysepek są złoża ropy. Wyspy należą do Japonii od końca XIX w.; po 1945 r. były pod zarządem USA, w 1972 r. Stany oddały je ponownie Japonii. Tymczasem Chiny twierdzą – podobnie zresztą jak rząd Tajwanu – że to terytoria historycznie chińskie, jako że pierwszą pisemną dokumentację tych wysp mieli sporządzić chińscy marynarze (w 1372 r.), a od XVI wieku wyspy oznaczano na mapach jako chińskie.
Chińskie roszczenia spotkały się ze zdecydowaną ripostą nie tylko Japończyków: podczas swojej kwietniowej podróży po krajach Azji prezydent Barack Obama potwierdził, że amerykańsko-japoński traktat o bezpieczeństwie ma zastosowanie także do wysp Senkaku.
WP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét