Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ?
Trích : -Cũng tại phiên thảo luận sửa đổi lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – tỉnh Lâm Đồng phát biểu: Có cử chi nói với tôi: Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ? Tôi hỏi tại sao thì họ nói là phiếu cao thì tín nhiệm cao, còn phiếu thấp thì đương nhiên là thấp. Họ chê mình như thế đấy. Còn nếu một nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần như dự thảo thì ít, không đánh giá được và chẳng giải quyết được gì cả… Lấy phiếu tín nhiệm ở ba mức như hiện nay cũng không hợp lý, chỉ nên để ở hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, vì lấy phiếu là để thăm dò năng lực cán bộ.http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Sao-Dai-bieu-Quoc-hoi-dot-the-nhi-post146491.gd
Ngọc Quang (Tổng hợp) -25/06/14 07:26
(GDVN) – Cùng với các câu: Ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay; Người bị oan sai có 5 cái mất, 3 cái khổ… là những phát ngôn ấn tượng nhất tại kỳ họp QH vừa qua
Ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay thôi
Tại phiên thảo luận dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Đỗ Văn Đương – đoàn TP.HCM nhận định: Thực chất bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ là cảnh báo, cảnh tỉnh, mà điều quan trọng hơn là thôi thúc người được tín nhiệm cao cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Cần là cần người năng động sáng tạo, người có tài, chứ còn người có đạo đức tốt một cách trừu tượng thì không ai cần cả, có khi bỏ phiếu lại cao. Tôi nghĩ cần phải đánh giá lại cách bỏ phiếu như thế, mà cụ Hồ đã nói có đức mà không có tài là vô dụng. Anh ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay thôi, thế nhưng khi người ta xả thân vì công việc thì có thể có khuyết điểm này khuyết điểm kia, nhưng những người đấy xã tắc cần.
Trước áp lực của tiền bạc và công việc thì mới bộc lộ ai thực sự có
năng lực, ai thực sự vì dân vì nước, thực sự vì công việc, vì xã tắc.
Nếu mà những người có chức vụ này mà còn chuyển động được thì xã hội
chuyển động nhanh, nhân dân được nhờ, và không xấu hổ vì một thời làm
quan chỉ vì cái ghế của ông nên người ta nể chứ con người ông ấy thì
người ta coi thường. Như thế thì có nên không? Tôi cho rằng nên trọng uy
tín, mà con người lãnh đạo phải có uy tín chứ không chỉ có uy quyền,
đừng mượn quyền lực nhà nước để điều hành, lãnh đạo. Tôi xin thẳng thắn
nói như vậy.
Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ?
Cũng tại phiên thảo luận sửa đổi lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – tỉnh Lâm Đồng phát biểu: Có cử chi nói với tôi: Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ? Tôi hỏi tại sao thì họ nói là phiếu cao thì tín nhiệm cao, còn phiếu thấp thì đương nhiên là thấp. Họ chê mình như thế đấy. Còn nếu một nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần như dự thảo thì ít, không đánh giá được và chẳng giải quyết được gì cả… Lấy phiếu tín nhiệm ở ba mức như hiện nay cũng không hợp lý, chỉ nên để ở hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, vì lấy phiếu là để thăm dò năng lực cán bộ.
Người bị oan sai có 5 cái mất, 3 cái khổ
Đại biểu Nguyễn Thị Khá – tỉnh Trà Vinh đã phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về chương trình giám sát của Quốc hội: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Và, ai ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Đấy là người ngồi sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất 5 cái mất: Mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa
Trong quá trình đi tìm chân lý để xóa tan đi những cái mất ấy, người
bị oan sai phải trải qua 3 công đoạn đoạn khổ sở: Làm sao gặp được những
người công tâm để làm rõ cái đúng, cái sai và làm ngay thì mới gặp cái
công thứ 2 là công lý. Sau khi công lý được làm sáng tỏ, minh bạch bằng
một bản án hay quyết định nào đó thì phải tiếp tục đi tìm cái công thứ 3
đó là công bằng. Để được bồi thường, được xin lỗi đúng nghĩa và đúng
luật là một quá trình gian nan mòn mỏi đợi chờ. Để đi tìm cái công bằng
mà mình đã bị tước đoạt thì người oan sai phải trải qua 3 giai đoạn đi
tìm 3 cái công đó, quả thực là một sự gian nan không dễ chút nào.
Suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của nghèo đói mà còn là hậu quả của tình trạng thiếu hiểu biết
Đại biểu Dương Trung Quốc – tỉnh Đồng Nai nhận định: Có một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là chiều cao trung bình của người Việt Nam ngày càng thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Cụ thể, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam hiện tại mới đạt 1,63m – so với Hàn Quốc 1,73m, Trung Quốc 1,72m, Singapore, Thái Lan hay Malaysia đều đạt trên 1,7m.
Nước ta là quốc gia đông dân thứ 13 thế giới thì cũng lại đứng thứ 13 trong số các quốc gia có gánh nặng về suy dinh dưỡng lớn nhất thế giới. Cụ thể, chúng ta đang có 2,5 triệu trẻ suy dinh dưỡng mãn tính trong đó có 1/10 suy dinh dưỡng cấp tính. Con số thống kê cho thấy trẻ em suy dinh dưỡng không chỉ có ở vùng nghèo, vùng xau, vùng xa mà ngay cả ở đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM cũng có. Nói một cách đơn giản thì 30% người Việt Nam trưởng thành mang thể trạng của một tuổi thơ suy dinh dưỡng.
Thực tế trên là nghịch lý khi thực trạng này xảy ra ở quốc gia xã hội chủ nghĩa, thừa lương thực, có lượng xuất khẩu gạo đứng nhất nhì toàn cầu. Những phân tích khoa học cho thấy, suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của nghèo đói mà còn là hậu quả của tình trạng thiếu hiểu biết, thiếu hướng dẫn về khoa học dinh dưỡng trong việc chăm sóc trẻ nhỏ mà một thời ở nước ta đã được khắc phục nhờ hệ thống các nhà trẻ và đội ngũ nuôi dạy trẻ thời bao cấp, mà đến nay thời đổi mới lại chưa đáp ứng được.
Nếu chúng ta không quan tâm đến đòi hỏi tối thiểu, chính đáng và hợp lý này thì chúng ta đừng bao giờ mơ đến việc sánh vai cùng các nước trong khu vực, chứ đừng nói đến cao vọng của một dân tộc sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Mong Quốc hội quan tâm đến các cháu, cũng là hậu duệ của chúng ta và là tương lai của đất nước
Không thể làm quy hoạch trên số liệu ảo
Đại biểu Lê Văn Học – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) phát biểu: Trong thời gian qua, báo chí và các nhà khoa học đã lên tiếng rất nhiều về quy hoạch cảng hàng không và sân bay của nước ta. Nhiều sân bay quá, có những sân bay chỉ cách nhau hơn 100km, thí dụ như sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Thanh Hóa… và sẽ xây dựng sân bay rất lớn là sân bay Long Thành, tốn rất nhiều kinh phí, trong khi đó chúng ta đã có 4 sân bay quốc tế vệ tinh gần sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Long Thành, đó là sân bay Phú Quốc, sân bay Cần Thơ, sân bay Cam Ranh và sân bay Đà Lạt.
Hiện tại chưa cần mở rộng thì 4 sân bay vệ tinh nói trên đã đủ khả năng đạt đến hơn 20 triệu hành khách/năm đến năm 2020 và năm 2025.
Ngành hàng không dân dụng và giao thông vận tải không thể dựa vào
những nhu cầu ảo, dự báo thiếu chính xác và chưa tin cậy để làm quy
hoạch gây lãng phí, hiệu quả thấp, tốn kém cho xã hội. Tôi đề nghị Chính
phủ điều chỉnh lại quy hoạch ngành hàng không và dự báo số lượng hành
khách, hàng hóa vào 2020 và 2030, tầm nhìn 2050 một cách chính xác.
Tờ báo uy tín Le Monde của Pháp số đề ngày 24/06/2014 dành đến hai trang lớn cho vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Còn trên trang nhất là tấm ảnh một tàu Trung Quốc đang dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, với dòng tựa « Bắc Kinh liên tục khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông ».
Thụy My xin dịch bài phóng sự của đặc phái viên Bruno Philips, tường thuật từ một tàu kiểm ngư Việt Nam.
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại quần đảo được cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đòi hỏi chủ quyền gây căng thẳng.
Ở khoảng cách này, chừng mười hai hải lý, giàn khoan màu cam của Trung Quốc chỉ là một nét vạch thẳng đứng ở chân trời, khó nhận ra trên bầu trời chao đảo của Biển Đông. Bây giờ là tám giờ sáng ngày thứ Bảy, 14 tháng Sáu.
Chiếc tàu hai màu trắng xanh của kiểm ngư Việt Nam rẽ sóng tiến lên, mũi tàu hướng về phía những chiếc tàu Trung Quốc đầu tiên. Khoảng ba chục chiếc tàu Trung Quốc tạo thành một loại vòng cung bảo vệ giàn khoan mà Bắc Kinh đã đặt « bất hợp pháp » – theo như Hà Nội, tại vùng biển tranh chấp Hoàng Sa ở ngoài khơi Việt Nam.
Từ loa phóng thanh bỗng vang lên lời cảnh báo bằng tiếng Việt, Hoa và Anh : « Tất cả các tàu nước ngoài xin chú ý, đây là vùng biển Việt Nam, các vị ở đây là đã vi phạm Công ước 1982 về Luật Biển và chủ quyền Việt Nam. Yêu cầu ngưng ngay các hoạt động và rút khỏi nơi đây ! »
Quyết định của CNOOC, tập đoàn dầu khí quốc doanh thứ ba Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng này hôm 2/5 đã làm căng thẳng đột ngột tăng cao giữa hai quốc gia cộng sản châu Á.
Từ khi hai « nước anh em » cộng sản lao vào một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, rồi cuộc hải chiến tang tóc ở phía nam vùng này năm 1988, quan hệ Việt-Trung chưa bao giờ căng thẳng đến thế.
Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi đoạt được từ tay người Việt. Trước đó, và hầu như cho đến cuối cuộc chiến Đông Dương thứ hai, Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của chế độ thân phương Tây, nước Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội khẳng định Việt Nam chiếm hữu quần đảo từ rất lâu và nhấn mạnh rằng có những cơ sở pháp lý để chứng minh. Trung Quốc không muốn nghe nói đến luật quốc tế : Bắc Kinh tự tiện yêu sách toàn bộ vùng biển mang tên mình và chối bỏ thực tế tranh chấp.
Chiếc tàu Việt Nam bây giờ tiến gần hai tàu hải cảnh Trung Quốc cho đến nỗi có thể phân biệt rõ cấu trúc tàu, hai màu trắng và đỏ của chúng, cùng với số hiệu : 2101 và 32101. Thuyền trưởng Việt Nam khéo léo cho lách qua mạn trái, và ngay lập tức, cuộc đuổi bắt đã diễn ra. Không nên vuốt râu hùm mạnh tay – hai chiếc tàu Trung Quốc truy đuổi chúng tôi. Chúng lao lên đầy đe dọa, nổ máy chạy hết tốc lực.
Tại Hà Nội, vài ngày sau đó cựu đại sứ Việt Nam bên cạnh châu Âu, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biểt những phân tích của mình. Theo bà, vụ này là nghiêm trọng và không giới hạn ở mối đe dọa đối với Việt Nam : « Chúng ta chứng kiến trong lúc này mưu toan của Trung Quốc áp đặt một « pax sinica » (hòa bình được duy trì dưới quyền bá chủ Trung Hoa – ND), coi thường luật lệ quốc tế, với đặc trưng là một sự ngạo mạn lành ít dữ nhiều ». Bà Ninh kết luận bằng lời cảnh báo : « Trung Quốc muốn khẳng định bá quyền, đóng vai hiến binh và trở thành sê-ríp của Đông Á. Những hành động ngang ngược của họ là vấn đề cho tất cả các quốc gia trong khu vực, cũng như với nguyên tắc tự do hàng hải ».
Sự bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam không chỉ mới hôm qua. Hai nước chia sẻ lịch sử ngàn năm : nước Việt Nam tương lai bị lệ thuộc vào đế quốc Trung Hoa từ năm 111 trước Công nguyên cho đến năm 938. Về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, những khẳng định của Trung Quốc và Việt Nam mâu thuẫn với nhau, dựa trên những bản đồ cổ và các chứng cứ lịch sử.
Theo nhà sử học Trần Đức Anh Sơn, Hoàng Sa là sở hữu của Việt Nam được chứng minh từ thời Hoàng đế Gia Long, từ năm 1816 « đã thu thuế các ngư dân ». « Đoàn tàu của nhà Nguyễn thường xuyên tiếp cứu tàu bè bị lạc lối trên biển ». Quần đảo mà người Việt gọi là Hoàng Sa (bãi cát vàng) gồm có khoảng ba chục đảo nhỏ và đảo đá, trong đó chỉ khoảng mười lăm thực sự là đảo.
Trong những năm 1920, thực dân Pháp tại Việt Nam đã phát triển Hoàng Sa, nhất là thiết lập một tháp đèn pha, đài phát sóng trên đảo Pattle (Hoàng Sa) và một trạm khí tượng ở đảo Boisée (Phú Lâm).
Hôm 2/5, Trung Quốc – theo từ ngữ của bản tin mới nhất do Việt Nam công bố, đã « đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hơn 80 hải lý ». Còn Bắc Kinh thản nhiên nói là giàn khoan « nằm trong lãnh hải Trung Quốc »…
Không chỉ yêu sách chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh còn đòi hỏi cả quần đảo Trường Sa nằm xa hơn về phía nam. Trường Sa hiện do Việt Nam chiếm giữ một phần, nhưng cũng bị Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan…yêu sách. Điều này cho thấy tình huống rắc rối trên vùng biển có thể có nhiều trữ lượng dầu khí, nhưng nhất là đóng vai trò chiến lược. Chưa kể vấn đề chủ quyền còn ve vuốt tự ái dân tộc của các bên hiện diện.
Ngày 14/6 này, cuộc rượt bắt không thể kéo dài vô tận. Cũng không có chuyện đâm va hay phun nước bởi các thủy thủ Thiên triều. Vào lúc 8 giờ rưỡi, lần này mọi chuyện kết thúc mà không có đụng độ : tàu Trung Quốc không truy đuổi tàu Việt Nam nữa, họ quay đầu lại.
Trong buồng lái, một trong những người chịu trách nhiệm của « vùng 2 » Kiểm ngư, thiếu tá Nguyen Van Tan ghi nhận : « Họ toan ép chúng ta vào giữa. Nếu họ tông vào mạn phải phía sau, tàu mình có thể bị lật. Rõ ràng là họ muốn gài bẫy, muốn chúng tôi phản ứng mạnh mẽ trước. Nhưng chúng tôi không làm thế, vì đã quyết định áp dụng chiến thuật kiềm chế ».
Phía Việt Nam, luôn sẵn sàng tố cáo thái độ hăm dọa của Trung Quốc để đáp lại những lời cảnh báo qua loa phóng thanh, nhấn mạnh rằng những kẻ tấn công hiển nhiên là những kẻ đang ở ngay trước mặt : hải cảnh Trung Quốc tuần tra với các khẩu đại liên 12 ly 7 và những khẩu đại bác 20 ly đã tháo sẵn bạt. Ngược hẳn với cảnh sát biển Việt Nam. Trung Quốc sử dụng quá lố hải quân của họ, điều mà cách đây mấy ngày Bắc Kinh vừa chối cãi. Tuy vậy đó là sự thực : hôm 14/6 cách vị trí tàu chúng tôi chừng vài sải, chúng tôi chứng kiến một hộ tống hạm Trung Quốc im lặng lướt qua, màu xám của nó hòa lẫn vào đại dương.
Hôm sau, thuyền trưởng tàu chúng tôi là Lê Trung Thành chỉ cho các nhà báo thấy trên màn hình video hình dạng của một chiến hạm Trung Quốc khác. Anh nói : « Đó là một tàu phá mìn ». Rồi người thuyền trưởng tỏ ra thư giãn, chiếc tàu lại chạy theo nhịp độ cũ. Một ngày bình thường trên Biển Đông.
Phó công an thành phố Tuy Hòa mấu chốt quan trọng của vụ án
Dư luận không đồng ý với bản án sơ thẩm, cho rằng mức án tuyên là nhẹ và còn bỏ sót tội phạm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao chỉ đạo xét xử vụ án sao cho đúng pháp luật Việt Nam. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có yêu cầu đối với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên xem xét lại toàn bộ vụ án này. Một trong những vấn đề xem xét là có để lọt tội phạm là ông Lê Đức Hoàn, phó công an thành phố Tuy Hòa, hay không.
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên sau đó có kháng nghị bản án sơ thẩm. Theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên thì năm bị cáo công an đã phạm tội sử dụng nhục hình thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên thì ông Lê Đức Hoàn có dấu hiệu phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa được cấp sơ thẩm điều tra, xét xử. Đề nghị được đưa ra là hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tuy nhiên tại phiên phúc thẩm ngày 24 tháng 6, ông phó công an thành phố Tuy Hòa, Lê Đức Hoàn không đến dự tòa.
Luật sư Nguyễn An Đôn bày tỏ nghi ngại về việc ông phó Công an Thành phố Tuy Hòa không dự tòa:
“Dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm vụ án này. Đích thân ông Trương Tấn Sang đã chỉ đạo cho Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao xử lý nghiêm vụ này, nhưng không biết tại sao tỉnh Phú Yên không chỉ đạo cho những người làm chứng đặc biệt ông Hoàn đến dự phiên tòa. Vì lý do gì ông ta vắng mặt, tôi không biết. Tòa nói vắng mặt thì xin hoãn thôi, không biết phương án sẽ thế nào? Theo tôi nghĩ nếu ông Hoàn cố tình không đến tòa, và tòa bắt buộc phải dẫn giải thì rất khó vì tiền lệ hồi giờ chưa có. Ông Lê Đức Hoàn là phó công an thành phố mà cấp dưới dẫn giải thì sao, tiền lệ chưa có nên rất khó! ”
Vợ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều thừa nhận chị không tin tưởng gì mấy nhưng cũng phải theo đuổi vụ kiện:
Nói chung cũng chẳng hy vọng gì nhiều, vì ông Lê Đức Hoàn còn chưa ra phiên phúc thẩm, mình đi là để coi thử.
Vụ nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị 5 công an dùng nhục hình đến chết như vừa nêu không phải là cá biệt tại Việt Nam. Khắp các vùng miền, từ Hà Nội cho đến tận Cà Mau, báo chí trong nước đều có loan tin nạn nhân chết trong đồn công an một cách bất minh. Gia đình các nạn nhân đều cho biết trước khi bị bắt người nhà của họ khỏe mạnh, bình thường; sau khi vào đồn công an lại tử vong với lý do bệnh đặc biệt hay tự tử.
Những thủ phạm gây nên cái chết cho người dân ngay tại đồn công an nếu phải ra tòa thì chỉ bị án nhẹ như trường hợp viên trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội chỉ bị kêu án 4 năm tù. Trong khi đó có trường hợp ba người dân vì ăn cắp 2 con vịt mà bị kết án đến cả hơn chục năm.
Thân nhân của các nạn nhân và nhiều thân hữu của họ tiến hành một chiến dịch lên tiếng đòi hỏi phải chấm dứt tình trạng công an đánh chết dân khi bị mời đến làm việc như lâu nay.
Tại phiên thảo luận dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Đỗ Văn Đương – đoàn TP.HCM nhận định: Thực chất bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ là cảnh báo, cảnh tỉnh, mà điều quan trọng hơn là thôi thúc người được tín nhiệm cao cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Cần là cần người năng động sáng tạo, người có tài, chứ còn người có đạo đức tốt một cách trừu tượng thì không ai cần cả, có khi bỏ phiếu lại cao. Tôi nghĩ cần phải đánh giá lại cách bỏ phiếu như thế, mà cụ Hồ đã nói có đức mà không có tài là vô dụng. Anh ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay thôi, thế nhưng khi người ta xả thân vì công việc thì có thể có khuyết điểm này khuyết điểm kia, nhưng những người đấy xã tắc cần.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương. |
Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ?
Cũng tại phiên thảo luận sửa đổi lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – tỉnh Lâm Đồng phát biểu: Có cử chi nói với tôi: Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ? Tôi hỏi tại sao thì họ nói là phiếu cao thì tín nhiệm cao, còn phiếu thấp thì đương nhiên là thấp. Họ chê mình như thế đấy. Còn nếu một nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần như dự thảo thì ít, không đánh giá được và chẳng giải quyết được gì cả… Lấy phiếu tín nhiệm ở ba mức như hiện nay cũng không hợp lý, chỉ nên để ở hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, vì lấy phiếu là để thăm dò năng lực cán bộ.
Người bị oan sai có 5 cái mất, 3 cái khổ
Đại biểu Nguyễn Thị Khá – tỉnh Trà Vinh đã phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về chương trình giám sát của Quốc hội: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Và, ai ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Đấy là người ngồi sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất 5 cái mất: Mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá. Ảnh: Ngọc Quang. |
Suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của nghèo đói mà còn là hậu quả của tình trạng thiếu hiểu biết
Đại biểu Dương Trung Quốc – tỉnh Đồng Nai nhận định: Có một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là chiều cao trung bình của người Việt Nam ngày càng thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Cụ thể, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam hiện tại mới đạt 1,63m – so với Hàn Quốc 1,73m, Trung Quốc 1,72m, Singapore, Thái Lan hay Malaysia đều đạt trên 1,7m.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Quang |
Nước ta là quốc gia đông dân thứ 13 thế giới thì cũng lại đứng thứ 13 trong số các quốc gia có gánh nặng về suy dinh dưỡng lớn nhất thế giới. Cụ thể, chúng ta đang có 2,5 triệu trẻ suy dinh dưỡng mãn tính trong đó có 1/10 suy dinh dưỡng cấp tính. Con số thống kê cho thấy trẻ em suy dinh dưỡng không chỉ có ở vùng nghèo, vùng xau, vùng xa mà ngay cả ở đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM cũng có. Nói một cách đơn giản thì 30% người Việt Nam trưởng thành mang thể trạng của một tuổi thơ suy dinh dưỡng.
Thực tế trên là nghịch lý khi thực trạng này xảy ra ở quốc gia xã hội chủ nghĩa, thừa lương thực, có lượng xuất khẩu gạo đứng nhất nhì toàn cầu. Những phân tích khoa học cho thấy, suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của nghèo đói mà còn là hậu quả của tình trạng thiếu hiểu biết, thiếu hướng dẫn về khoa học dinh dưỡng trong việc chăm sóc trẻ nhỏ mà một thời ở nước ta đã được khắc phục nhờ hệ thống các nhà trẻ và đội ngũ nuôi dạy trẻ thời bao cấp, mà đến nay thời đổi mới lại chưa đáp ứng được.
Nếu chúng ta không quan tâm đến đòi hỏi tối thiểu, chính đáng và hợp lý này thì chúng ta đừng bao giờ mơ đến việc sánh vai cùng các nước trong khu vực, chứ đừng nói đến cao vọng của một dân tộc sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Mong Quốc hội quan tâm đến các cháu, cũng là hậu duệ của chúng ta và là tương lai của đất nước
Không thể làm quy hoạch trên số liệu ảo
Đại biểu Lê Văn Học – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) phát biểu: Trong thời gian qua, báo chí và các nhà khoa học đã lên tiếng rất nhiều về quy hoạch cảng hàng không và sân bay của nước ta. Nhiều sân bay quá, có những sân bay chỉ cách nhau hơn 100km, thí dụ như sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Thanh Hóa… và sẽ xây dựng sân bay rất lớn là sân bay Long Thành, tốn rất nhiều kinh phí, trong khi đó chúng ta đã có 4 sân bay quốc tế vệ tinh gần sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Long Thành, đó là sân bay Phú Quốc, sân bay Cần Thơ, sân bay Cam Ranh và sân bay Đà Lạt.
Hiện tại chưa cần mở rộng thì 4 sân bay vệ tinh nói trên đã đủ khả năng đạt đến hơn 20 triệu hành khách/năm đến năm 2020 và năm 2025.
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Học. |
Đã rách tấm da lừa hữu nghị!
Boxitvn
Hạ Đình Nguyên
Công sản Việt Nam lâu nay theo đuổi chính sách tránh
đối đầu với Trung Quốc, và đã cố gắng uốn mình xây dựng tình hữu nghị
bền vững lâu dài với Trung Quốc, bằng những phương châm “đậm đà” tình
nghĩa, và trung thành học tập, làm theo như một học trò nhỏ.
Nhưng chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ
thời Mao đến Đặng, đến Tập đã khẳng định không giấu giếm tham vọng của
mình, là muốn phủ bóng cai trị của họ lên toàn vùng Đông Nam Á, mà Việt
Nam là một trọng điểm chiến lựợc họ cần phải bước qua.
Nhưng lòng tốt hữu nghị và niềm tin ngây ngô không
phải là đối sách với lòng tham bành trướng, nên đã bao phen phải lên bờ
xuống ruộng, cũng là chuyện đương nhiên.
Trong tham vọng chiến lược đó, Trung Quốc đã khai
thác tối đa “vỏ bọc” ý thức hệ Cộng sản, để điều khiển quá trình kháng
chiến và xây dựng “chủ nghĩa xã hội” của Việt Nam, đặc biệt thông qua
cấu tạo nhân sự của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vào mỗi thời kỳ,
từ đó tỏa ra các đường lối chính sách phù hợp, đi kèm với viện trợ để
khống chế.
Nhưng không đơn thuần chỉ là tham vọng của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, mà thấp thoáng một sự đồng tình tự nguyện nào đó từ bên
trong bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử dần dần hé lộ ra những sự
kiện bất ngờ đau xé lòng, mỗi sự kiện lộ ra đều làm ứa máu lịch sử.
Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố
Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chiếm đóng 1974, là hành
vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Không đơn giản mà lá cờ Trung Quốc xuất hiện ở Thủ đô
Hà Nội với 6 ngôi sao rạng ngời màu sắc trong dịp các lãnh đạo cấp cao
Việt Nam đón tiến Tập Cận Bình. Đó là một phép thử để thăm dò phản ứng
của nhân dân Việt Nam, hay thăm dò thái độ của từng “đồng chí” trong
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam? Sau phép thử công khai, có lẽ họ đã hài
lòng về kết quả, giống như ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngồi xem lại
camera thấy quan chức nào “khóc nhiều, khóc và khóc ít” trong lễ tang
của Kim Yong Il để thẩm định những khuôn mặt trung thành. Đã có một số
báo chí phản ứng lưa thưa, và họ giải thích rất đơn giản, như chẳng có
vấn đề gì: sơ suất kỹ thuật, lá cờ được thực hiện từ sứ quán Trung Quốc
mà bộ phận lễ tân Việt Nam “quên” kiểm tra. Lẽ nào lá cờ của họ, mà họ
cũng làm sai sao? Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh của hai năm dân
chúng biểu tình chống Trung Quốc về đường lưỡi bò, biển đảo, và dịp kỷ
niệm trận chiến biên giới 1979 từ lâu bưng bít, đã bị nhà nước Việt Nam
đàn áp kiên trì, khốc liệt, thô bạo: đánh chết, nhục mạ, bỏ tù với nhiều
sáng tạo rất côn đồ và bẩn thỉu khác.
Từ đó người dân không thể không nghi ngờ phẩm
chất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mối quan hệ thầm kín giữa hai đảng
mà người dân không thể biết, một thí dụ như cái văn kiện bí mật của hội
nghị Thành Đô, sau hơn 20 năm vẫn còn nằm trong bóng tối?
Từ các thế hệ lãnh đạo sau Tổng Bí thư Lê Duẩn, Việt
Nam có những biểu hiện ngày càng không rõ ràng về tư cách độc lập bình
đẳng quốc gia trong mối quan hệ với nhà nước Trung Quốc. Về mặt nội trị,
hàng loạt chính sách, chủ trương có tính chất ngược đãi nhân dân về các
lợi ích từ vật chất đến tinh thần, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ của
người dân, bộ máy công quyền càng trở nên kiêu binh, xem thường và khinh
rẻ dân chúng. Xã hội càng bị băng hoại và tầng lớp cầm quyền càng hãnh
tiến, tham ô nhũng nhiểu và mua quan bán chức, “quyền lực” hữu nghị càng
phát triển keo sơn hào nhoáng trên bề mặt. Cách cai trị đó của Việt Nam
tương đồng với cách cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân
dân của họ. Người ta nhớ lại thời cải cách ruộng đất ở miền Bắc của nửa
thế kỷ trước, một chủ trương từ Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang
thực hiện ở Việt Nam, đã để lại một dấu ấn kinh hoàng trong lòng dân tộc
còn chưa phai, nay các cách hành xử cũng tương tự.
Họ kiềm chế đường lối đối ngoại của Việt Nam với
phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để cô lập Việt Nam trong vòng tay kiểm soát
theo ý mình.
Họ đã đạt được nhiều hiệu quả về định hướng thông qua
những nỗ lực làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam, với 30 năm của những
phương châm hành động và khẩu hiệu tuyên truyền mà họ nhiệt liệt khuyến
khích, để Việt Nam tự thực hiện với 4 đặc điểm sau đây:
- Tự cô lập quân sự: “Không liên minh quân sự
với nước khác để chống nước thứ ba”. Họ khen ta có tư tưởng “hòa hiếu”
và ta cũng tự hào về điều đó, nhưng có lẽ họ đã cười thầm trong bụng, vì
cái mưu cô lập của họ đã được thực hiện. Về phương châm này có người
nói: Liên minh quân sự với nước khác để bảo vệ độc lập, chống xâm lược thì có gì sai? Thủ tướng Nhật, ông Abe nói: Trong thời đại hiện nay phải liên minh để phòng vệ.
- Tự cô lập chính trị: Họ vạch giùm và cho ta
những phương châm “Thế lực thù địch”, “tự diễn biến”, “diễn biến hòa
bình” là định hướng chĩa mũi nhọn đả kích vào phương Tây, thực chất xem
dân chúng là đối tượng thù địch để trấn áp, bóc lột và điều khiển như
mọi chế độ Cộng sản khác. Đó là cái mũ vô hình của thần chết treo lơ
lửng trên đầu nhân dân. Vừa qua, Tổ chức Việt Tân đã ngơ ngác vì được bất ngờ nâng cao vị thế, thành biểu tượng cụ thể cho cái mơ hồ, qua
đó để trấn áp mọi phản ứng của người dân, như đợt biểu tình hồi tháng
5. Bộ máy công an, tuyên truyền đã thực thi theo định hướng.
- Tự thực hiện chính sách ngu dân hóa: Ý thức
hệ cộng sản chủ nghĩa đã thăng hoa thành một bài tụng ca Thiên Triều:
“Tình hữu nghị Việt-Trung”, với công thức đạo đức ngu xuẩn với tâm thế
của kẻ tôi đòi “16 chữ vàng + 4 tốt”.
- Ô dù vững chắc: Tiếp tục thực hiện bí mật thỏa ướcThành Đô, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm Đào “Thông cáo chung” năm
2011, là một tấm lưới trời lồng lộng thân ái, đã đúc kết thành 6 chữ quý
hơn vàng: “đối tác chiến lược, toàn diện”, bao trùm toàn cõi Việt Nam,
trong đó nhiều kế hoạch “cùng nhau” có hình thức bình đẳng, nhưng thực
chất là sự tiếp nhận và hợp thức hóa sức mạnh mềm của Trung Quốc đang
len lỏi vào xã hội Việt Nam.
Với 4 đặc sắc trên đây, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam
được tinh thần “hữu nghị” dọn đường, chăm sóc nên ngày càng teo tóp lại.
Nhân dân Việt Nam được “hữu nghị” bồi dưỡng những tri thức bất lương và
kỹ năng dối trá, tàn bạo và cách sống suy đồi, xã hội ngày càng bệnh
hoạn. Đất nước càng có nhiều công trình được “hữu nghị” gia công giá rẻ
càng kiệt quệ, cán cân thương mại nhập siêu kỷ lục, đưa nền kinh tế đạt
đến mức “phụ thuộc”, và cũng hay thay, những người phục vụ cho “hữu
nghị” cũng được phục vụ nên vẫn tươi màu béo tốt. Nếu khoảng cách giữa
Đảng và Nhân dân càng xa, càng sâu, thì càng thuận lợi cho toan tính của
Bắc Kinh.
Điểm “lật” của giờ G đã đến
Có một câu hỏi nêu lên rất chính đáng. Trong bối cảnh
anh em ngọt bùi như thế, sao ông anh lại đem cái giàn khoan to khủng mà
đập vào mặt ông em một cách kinh hoàng mất cả thể diện, bất ngờ đến
không kịp đỡ? Phải chăng, câu hỏi xuất phát từ một niềm tin đạo lý ngây
thơ? Mà đạo lý, khốn thay, thường là thế mạnh rất ảo của kẻ yếu. Với mối
quan hệ hữu nghị của hai quốc gia phảng phất một thứ đạo học phương
Đông với từ “hòa hiếu” thân thiết, như thời kỳ “Nghiêu Thuấn” xa xưa mà
ông Khổng tử tưởng tượng ra, được các lãnh đạo dùng thường như dùng trà
mỗi sáng. Thương thay, cái ‘hòa hiếu’ đó lại bao trùm lên trên một xã
hội khốn cùng về đạo đức, thể hiện sự suy đồi của cái thời tệ hại điển
hình: “cướp đêm là trộm, cướp ngày là quan”. Chưa bao giờ mà chân lý “đa
kim ngân, phá luật lệ” của Trung Quốc đã được phát triển hoàn hảo như
trong thể chế Việt Nam hiện nay.
Bốn mươi năm là thời gian quá đủ cho một đất nước trưởng thành.
Nhưng bốn mươi năm cũng đã chín mùi theo một nghĩa khác.
Cái giàn khoan Hải Dương 981 đã lật ngửa lên “sự thật
lớn, sự thật, và sự thật nhỏ”, từ tầng cao ý thức hệ hữu nghị, tầng
trung lãnh đạo quốc gia, đến tầng nhỏ mà hệ thống cai trị quốc gia chứa
trong nó. Bốn mươi năm chỉ còn là một khoảng trống về quyền lực tinh
thần của lòng tự tin dân tộc, một nền kinh tế hoang tàn do tham nhũng và
quan liêu, đối diện với cơn đại họa trước họng một con thú dữ đang nhe
nanh, mà Mao, Đặng, Tập đều là những biểu tượng không còn ai xứng đáng
hơn.
Trung Quốc muốn một Việt Nam như thế. Và Việt Nam cũng đã không khác!
Nhưng cái gì đã thuyết phục con người Việt Nam và
Đảng Cộng sản Việt Nam không tiếc sự hy sinh xương máu trong suốt một
tiến trình kháng chiến khốc liệt đã qua? Vì độc lập tự do cho đất nước,
hay vì một ảo vọng choáng ngợp thay cho ý thức cảnh giác, tự chủ?
Chúng ta không còn nghe vang vọng khẩu hiệu của một thời: Vô sản thế giới hãy đoàn kết lại!
Có lẽ cũng không nên đổ tội hết cho sự ra đời
của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Bởi nó là sản phẩm của đứa con đẻ ra từ
một cuộc hôn phối bất ngờ của thời đại. Khoa học kỹ thuật phát triển với
bước nhảy vọt, cộng với lòng tham cố hữu nơi con người đã sinh ra một
thứ chủ nghĩa tư bản man rợ, trên một mặt phẳng đó chủ nghĩa cộng sản
được sinh ra. Khởi đầu, khi chủ nghĩa ra đi là tốt đẹp hơn cả bình
thường, với cái ảo vọng như lên đồng. Và trên bước chân đi, nó đã trưởng
thành bằng máu. Máu đã nuôi dưỡng, và nó trở nên tàn bạo, qua đó lớp
lớp con người chân chính đã bị nghiền nát.
Với tinh thần quốc tế vô sản hồn nhiên ban đầu, và
nỗi khát khao vươn lên chính đáng của kẻ bị trị và nghèo đói, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã dấn thân và không nhìn thấy rõ mình.
Việt Nam đã bị bệnh Down bắt đầu từ khi Đảng ra đời.
Đến đây, thì không thể không xuất hiện hình ảnh ông Hồ Chí Minh với vai
trò công-tội mà lịch sử sẽ xem xét.
Nhiều người Cộng sản, kể cả những nhân vật cao cấp
trong phong trào Cộng sản quốc tế, ở Liên Xô và Trung Quốc, mà không chỉ
là những nạn nhân, trước khi nằm xuống, hẳn đã hiểu ra một điều gì rất
trọng đại về cái lý tưởng mà họ đã tự nguyện xả thân. Và họ đã mang nó
theo xuống đáy mồ, nhưng không phải là không ai để lại một di sản nào
cho các thế hệ sau. Rất nhiều. Thế giới đã từng có những kết luận nghiêm
túc và rõ ràng.
Chỉ tiếc những người Cộng sản hiện đang là “Cộng sản”.
Một tên gọi mà ngày nay rất khó định nghĩa, khó tìm
thấy ý nghĩa đẹp nào có trong đó, một từ ngữ mà 3/4 nhân loại ngán ngẩm
không còn muốn nghe nhắc tới, 1/4 còn lại thì không nói nên lời.
Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn đi theo với tinh thần tự nguyện:
- Ý thức hệ Cộng sản Quốc tế, do Liên Xô cầm đầu.
- Ý thức hệ Cộng sản quốc tế, do Trung Cộng cầm đầu, sau khi họ đủ lớn mạnh để tranh giành với Liên Xô.
- Liên Xô sụp đổ, ý thức hệ Cộng sản hoàn thành chính
danh việc phá sản, về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Đảng Cộng sản
Trung Quốc, sau khi nhử được Mỹ vào cái bẫy cải cách chiến thuật “trỗi
dậy trong hòa bình” đạt được thành tựu lớn về kinh tế, đã im lặng vứt bỏ
chủ thuyết cộng sản vì không còn gì để khai thác, và mang danh ấy lại
càng bất lợi với thời đại, đã công khai ngoảnh mặt, ngang ngược đứng lên
đòi phân chia lại thế giới, theo cách bạo lực phát xít mà nhân loại
tưởng đã vượt qua, như hai cuộc chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2.
Trong mỗi giai đoạn diễn tiến trên, Việt Nam vùng vẫy
trong tình huống bị động, dù có những lúc trưởng thành ngoạn mục, nhưng
không thể bước ra khỏi cái bóng ma của đàn anh nham hiểm, phải chịu sự
kiềm chế trong phụ thuộc vào quỹ đạo của họ, thông qua cầu nối giữa hai
đảng Cộng Sản.
Đi bên con quỷ mà tưởng là người thân.
Với ba thập niên qua, Việt Nam không có đối sách
thông minh, chân tay như bị xiềng xích, đầu như bị thít chặt vào các câu
thần chú xã hội chủ nghĩa, như con mồi đang bị mắc vào bẫy.
Sau “hội nghị Thành Đô”, là “Đối tác chiến lược và
toàn diện” xuất hiện. Chủ nghĩa xã hội dù đã cáo chung, nhưng vẫn hiện
hữu như lá bùa hộ mạng cho Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại, bất kể nhân
dân. Sự gắn bó với Đảng Cộng sản Trung Quốc dù gượng ép, nhưng lại có
tính chất sống còn của đảng. Vì thế, các cuộc biểu tình ôn hòa của nhân
dân, dù là để khiếu kiện đất đai hay chống đường lưỡi bò, đều bị đàn áp
tận tình, kiên quyết, không khoan nhượng, như từ ngữ mà Đảng thường
dùng.
…Sau đó một vài nhân viên công an được lệnh đã hô to “Việt Tân – Việt Tân phản động” và bắt giải những người biểu tình mang đi. Lã Việt Dũng bị áp giải đi.
Anh Lê Thiện Nhân bị bắt, giằng co với an ninh
Nay đã đến thời cơ được xem là thuận lợi, Tập Cận
Bình thực hiện “điểm lật” quyết chiến chiến lược, mở đầu công khai tiến
chiếm Biển Đông, bằng sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Chiến lược “trỗi
dậy trong hòa bình” được thay bằng trận thách đấu ngạo mạng, được họ
gọi là cuộc “so gươm hoành tráng nhất thế kỷ trên hai bờ đại dương”
giữa họ và Mỹ (Giấc Mơ Trung Hoa). Niềm tin dù ảo tới đâu, hay còn gọi
là kiên trì thiện chí ngu xuẩn, cũng phá sản nốt, đối với niềm tin của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với sự hoài nghi của nhân dân Việt Nam, và
đối với nhận thức của thế giới.
Tuy nhiên, tai họa này không chỉ riêng với Việt Nam, mà đối với cả khu vực rộng lớn Châu Á – Thái Bình Dương.
Sự chuyển động bất ngờ từ vấn đề giàn khoan bắt đầu
phát triển theo một chiều hướng khác ngoài dự tính, càng gay gắt càng
không thuận lợi cho Bắc Kinh:
1- Thế giới không còn mấy quan tâm đến “chủ nghĩa
Cộng sản” bảy màu nữa (tắc kè = con bảy màu), mà gọi đúng bản chất là
chủ nghĩa bành trướng phát xít.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra câu hỏi chính xác về sự thách thức toàn cảnh khu vực:
“Liệu Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh đang lên của mình để thống trị một khu vực ảnh hưởng đang bành trướng, hay là khu vực sẽ tái khẳng định rằng các tiêu chuẩn quốc tế cũng phải được áp dụng ngay cả cho các nước mạnh nhất?”
Bà Hillary Clinton và tác phẩm “Hard Choices” mới xuất bản.
Một thế trận liên minh chống bành trướng sẽ xuất hiện là điều phải đến.
2- Nhân dân Việt Nam đã thức tỉnh, đến hôm nay không
còn ai, dù là người muộn màng nhất, là không thấy rõ nguy cơ của chủ
nghĩa bành trướng Bắc Kinh, cũng không còn mơ hồ về cái từ “hữu nghị” mà
Đảng Cộng sản Việt Nam dày công tuyên truyền, kiên trì bảo vệ một cách
gượng gạo. Phong trào nhân dân “thoát Trung” (thoát khỏi sự chi phối của
Đảng Cộng sản Trung Quốc) đang là khẩu hiệu hành động để Việt Nam hòa
mình vào mặt trận chung, chống bành trướng khu vực, để bảo vệ độc lập tự
do cho chính mình, và cũng là nghĩa vụ của một thành viên Liên Hiệp
Quốc. Tình thế đang rất thuận lợi cho Việt Nam “xoay trục” như một đòi
hỏi khách quan sống còn, một cơ hội quý báu để Việt Nam làm được điều mà
nước Nhật gọi là thoát Á, đã làm cách đây cả thế kỷ. Đương nhiên Việt
Nam phải vượt qua lực cản từ những di căn của những độc tố mà lâu nay
Bắc Kinh đã ươm mầm, bằng các lý luận trá ngụy lan truyền trong Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuyển mình
trong sự phân hóa. Người dân đang hoài nghi về phái “thân Trung Quốc”,
trong Đảng, mà đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh ông Dương
Khiết Trì sang Việt Nam tiến hành cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ
đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Trong cuộc gặp cấp cao vừa qua, Dương Khiết Trì tiếp
tục lời dạy trịch thượng kẻ cả, như các tiền nhiệm của họ, và cũng theo
cách tường thuật trịch thượng của báo Trung Quốc:
“Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ rõ, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan”.
“Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng
với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ
Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn”.
Dương Khiết Trì bám riết lấy chữ “đảng” mà khuyên lơn dạy dỗ!
Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp lại theo cách vo
tròn, vô thưởng vô phạt, và cũng vô nghĩa với tư cách là người có quyền
lực nhất nước:
“Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng
quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc; mong muốn giữ gìn, củng cố và
không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì
lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước”
Và ông tiếp tục như người mộng du:”đánh giá cao về những bước phát triển tích cực trong quan hệ Việt-Trung trong những năm gần đây” bất chấp những sự kiện đang diễn ra.
Giá mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể giải thích minh bạch, cái mà ông “mong muốn” và “đánh giá cao”những
phát triển tích cực quan hệ hai nước trong những năm gần đây, là cái gì
vậy? Và hiểu đại cục này là đại cục gì? Phát triển lên phía trước là
phía nào? Quỹ đạo nào gọi là đúng đắn?
Cách nói mơ màng và không rõ nghĩa của ông Tổng Bí
Thư làm người dân nghĩ rằng, ông vẫn còn chìm đắm trong giấc ngủ đông
mộng mị, dưới tấm chăn da lừa hữu nghị rất nhiều lỗ thủng.
Nhưng tình thế chung đã rõ. Một Việt Nam thoát Trung
trở thành một nước tự do, sẽ là một thất bại xứng đáng cay cú của đảng
cầm quyền Trung Quốc. Một Việt Nam ngả theo Trung Quốc là miếng mồi dâng
vào miệng chúng để chúng béo tốt hơn. Vì thế chúng càng quyết tâm đưa
tấm da lừa “hữu nghị” giữa hai đảng để che phủ âm mưu đen tối.
Nhưng Dương Khiết Trì nói ngược ngạo rằng, y cương
quyết “không chịu nuốt quả đắng” đã nhận được trong chuyến du Nam lừa mị
lần này. Thật ra, y chưa thành công trong việc ấn quả đắng vào miệng
người khác.
Ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước, trả lời trong một cuộc phỏng vấn, nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông nói với quần thần: “Nếu các ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.
Lời nhắc này ngụ ý muốn gởi đến ai để có ý nghĩa nhất? Đến nhân dân,
đến Dương Khiết Trì, hay đến Đảng? Hay chỉ là sự ứng phó viển vông sau
một thời gian im hơi, nín thở?
Thưa ông Chủ tịch,
Không có con đường nào khác. Ông và cả các ông trong Bộ Chính trị hãy xuống đường nắm tay nhân dân, chị bán cháo, anh phu hồ, bác công nhân hải cảng…,
cùng nhau chuyển hóa não trạng, chuẩn bị cho một tâm thế mới, để đương
đầu và đón nhận thời cơ lịch sử trước ngã rẽ hiểm trở, nguy nan của dân
tộc.
Việt Nam “thoát Trung”, trở thành một nước dân chủ,
là chuyển đổi thế cờ toàn Đông Nam Á. Biển Đông sẽ là nơi diễn ra cuộc
chiến cuối cùng của khu vực để thanh toán triều đại Cộng sản tàn độc tại
đất nước Trung Hoa. Việt Nam có vai trò của một định mệnh, dù muốn hay
không, vì sự tồn vong của mình. Đáng gì mà không vứt bỏ cái ý thức hệ
hết sức vu vơ kia, cùng cái chữ hữu nghị thêu trên tấm da lừa rách nát
không thể vá được.
Chỉ lúc đó, Việt Nam, khu vực Asean, và Biển Đông sẽ
được thái bình. Lúc đó may ra mới có cái hữu nghị lành mạnh đứng đắn
giứa nhân dân các nước trong khu vực./.
H. Đ. N. 21-6-2014
Tác giả gửi BVN. Những cuộc rượt đuổi tại quần đảo Hoàng Sa
Thụy My -RFI blog
Tàu TQ dùng vòi rồng tấn công tàu VN ngày 03/05/2014.
Tờ báo uy tín Le Monde của Pháp số đề ngày 24/06/2014 dành đến hai trang lớn cho vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Còn trên trang nhất là tấm ảnh một tàu Trung Quốc đang dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, với dòng tựa « Bắc Kinh liên tục khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông ».
Thụy My xin dịch bài phóng sự của đặc phái viên Bruno Philips, tường thuật từ một tàu kiểm ngư Việt Nam.
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại quần đảo được cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đòi hỏi chủ quyền gây căng thẳng.
Ở khoảng cách này, chừng mười hai hải lý, giàn khoan màu cam của Trung Quốc chỉ là một nét vạch thẳng đứng ở chân trời, khó nhận ra trên bầu trời chao đảo của Biển Đông. Bây giờ là tám giờ sáng ngày thứ Bảy, 14 tháng Sáu.
Chiếc tàu hai màu trắng xanh của kiểm ngư Việt Nam rẽ sóng tiến lên, mũi tàu hướng về phía những chiếc tàu Trung Quốc đầu tiên. Khoảng ba chục chiếc tàu Trung Quốc tạo thành một loại vòng cung bảo vệ giàn khoan mà Bắc Kinh đã đặt « bất hợp pháp » – theo như Hà Nội, tại vùng biển tranh chấp Hoàng Sa ở ngoài khơi Việt Nam.
Từ loa phóng thanh bỗng vang lên lời cảnh báo bằng tiếng Việt, Hoa và Anh : « Tất cả các tàu nước ngoài xin chú ý, đây là vùng biển Việt Nam, các vị ở đây là đã vi phạm Công ước 1982 về Luật Biển và chủ quyền Việt Nam. Yêu cầu ngưng ngay các hoạt động và rút khỏi nơi đây ! »
Quyết định của CNOOC, tập đoàn dầu khí quốc doanh thứ ba Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng này hôm 2/5 đã làm căng thẳng đột ngột tăng cao giữa hai quốc gia cộng sản châu Á.
Từ khi hai « nước anh em » cộng sản lao vào một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, rồi cuộc hải chiến tang tóc ở phía nam vùng này năm 1988, quan hệ Việt-Trung chưa bao giờ căng thẳng đến thế.
Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi đoạt được từ tay người Việt. Trước đó, và hầu như cho đến cuối cuộc chiến Đông Dương thứ hai, Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của chế độ thân phương Tây, nước Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội khẳng định Việt Nam chiếm hữu quần đảo từ rất lâu và nhấn mạnh rằng có những cơ sở pháp lý để chứng minh. Trung Quốc không muốn nghe nói đến luật quốc tế : Bắc Kinh tự tiện yêu sách toàn bộ vùng biển mang tên mình và chối bỏ thực tế tranh chấp.
Chiếc tàu Việt Nam bây giờ tiến gần hai tàu hải cảnh Trung Quốc cho đến nỗi có thể phân biệt rõ cấu trúc tàu, hai màu trắng và đỏ của chúng, cùng với số hiệu : 2101 và 32101. Thuyền trưởng Việt Nam khéo léo cho lách qua mạn trái, và ngay lập tức, cuộc đuổi bắt đã diễn ra. Không nên vuốt râu hùm mạnh tay – hai chiếc tàu Trung Quốc truy đuổi chúng tôi. Chúng lao lên đầy đe dọa, nổ máy chạy hết tốc lực.
Cận cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc.
Có lúc do rẽ sát quá, chúng tôi trở thành chạy song song nhưng ngược
chiều với một trong các tàu Trung Quốc. Gần cho đến nỗi ngay trước mặt
là các thủy thủ đang vận hành. Họ nghĩ gì ? Họ phải thấy rằng ở trên
boong tàu kiểm ngư Việt Nam có nhiều phóng viên ngoại quốc, máy quay
phim và máy ảnh hướng về « địch thủ », đang chứng kiến vũ điệu ba-lê
trên biển đầy ấn tượng. Các nhà báo được chính quyền Hà Nội mời đến để
thấy rõ tình hình, trong khuôn khổ một chiến dịch tuyên truyền chặt chẽ.
Mục đích : chứng tỏ cho báo chí quốc tế chiến dịch phản kháng hàng ngày
của Việt Nam mang tính cách hòa bình, và các hành vi của Trung Quốc là
hung hăng.Tại Hà Nội, vài ngày sau đó cựu đại sứ Việt Nam bên cạnh châu Âu, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biểt những phân tích của mình. Theo bà, vụ này là nghiêm trọng và không giới hạn ở mối đe dọa đối với Việt Nam : « Chúng ta chứng kiến trong lúc này mưu toan của Trung Quốc áp đặt một « pax sinica » (hòa bình được duy trì dưới quyền bá chủ Trung Hoa – ND), coi thường luật lệ quốc tế, với đặc trưng là một sự ngạo mạn lành ít dữ nhiều ». Bà Ninh kết luận bằng lời cảnh báo : « Trung Quốc muốn khẳng định bá quyền, đóng vai hiến binh và trở thành sê-ríp của Đông Á. Những hành động ngang ngược của họ là vấn đề cho tất cả các quốc gia trong khu vực, cũng như với nguyên tắc tự do hàng hải ».
Sự bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam không chỉ mới hôm qua. Hai nước chia sẻ lịch sử ngàn năm : nước Việt Nam tương lai bị lệ thuộc vào đế quốc Trung Hoa từ năm 111 trước Công nguyên cho đến năm 938. Về yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, những khẳng định của Trung Quốc và Việt Nam mâu thuẫn với nhau, dựa trên những bản đồ cổ và các chứng cứ lịch sử.
Theo nhà sử học Trần Đức Anh Sơn, Hoàng Sa là sở hữu của Việt Nam được chứng minh từ thời Hoàng đế Gia Long, từ năm 1816 « đã thu thuế các ngư dân ». « Đoàn tàu của nhà Nguyễn thường xuyên tiếp cứu tàu bè bị lạc lối trên biển ». Quần đảo mà người Việt gọi là Hoàng Sa (bãi cát vàng) gồm có khoảng ba chục đảo nhỏ và đảo đá, trong đó chỉ khoảng mười lăm thực sự là đảo.
Trong những năm 1920, thực dân Pháp tại Việt Nam đã phát triển Hoàng Sa, nhất là thiết lập một tháp đèn pha, đài phát sóng trên đảo Pattle (Hoàng Sa) và một trạm khí tượng ở đảo Boisée (Phú Lâm).
Hôm 2/5, Trung Quốc – theo từ ngữ của bản tin mới nhất do Việt Nam công bố, đã « đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam hơn 80 hải lý ». Còn Bắc Kinh thản nhiên nói là giàn khoan « nằm trong lãnh hải Trung Quốc »…
Không chỉ yêu sách chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh còn đòi hỏi cả quần đảo Trường Sa nằm xa hơn về phía nam. Trường Sa hiện do Việt Nam chiếm giữ một phần, nhưng cũng bị Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan…yêu sách. Điều này cho thấy tình huống rắc rối trên vùng biển có thể có nhiều trữ lượng dầu khí, nhưng nhất là đóng vai trò chiến lược. Chưa kể vấn đề chủ quyền còn ve vuốt tự ái dân tộc của các bên hiện diện.
Vu vạ bị tàu VN đâm thủng!
Tuần rồi, Trung Quốc lên án các tàu Việt Nam đã « tông vào » tàu
Trung Quốc 1.547 lần kể từ ngày 2/5. Người Việt phản bác các cáo buộc
này là phóng đại quá trớn, trả đũa lại bằng cách phổ biến các video
trong đó người ta thấy cảnh phía Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công các
tàu kiểm ngư Việt Nam. Một đoạn phim cũng cho thấy hôm 26/5 một tàu cá
lớn của Trung Quốc đã truy đuổi và đâm lật một chiếc tàu cá nhỏ Việt Nam
khiến tàu này bị chìm. Các thủy thủ suýt chết, nhưng rồi được cứu sống.Ngày 14/6 này, cuộc rượt bắt không thể kéo dài vô tận. Cũng không có chuyện đâm va hay phun nước bởi các thủy thủ Thiên triều. Vào lúc 8 giờ rưỡi, lần này mọi chuyện kết thúc mà không có đụng độ : tàu Trung Quốc không truy đuổi tàu Việt Nam nữa, họ quay đầu lại.
Trong buồng lái, một trong những người chịu trách nhiệm của « vùng 2 » Kiểm ngư, thiếu tá Nguyen Van Tan ghi nhận : « Họ toan ép chúng ta vào giữa. Nếu họ tông vào mạn phải phía sau, tàu mình có thể bị lật. Rõ ràng là họ muốn gài bẫy, muốn chúng tôi phản ứng mạnh mẽ trước. Nhưng chúng tôi không làm thế, vì đã quyết định áp dụng chiến thuật kiềm chế ».
Phía Việt Nam, luôn sẵn sàng tố cáo thái độ hăm dọa của Trung Quốc để đáp lại những lời cảnh báo qua loa phóng thanh, nhấn mạnh rằng những kẻ tấn công hiển nhiên là những kẻ đang ở ngay trước mặt : hải cảnh Trung Quốc tuần tra với các khẩu đại liên 12 ly 7 và những khẩu đại bác 20 ly đã tháo sẵn bạt. Ngược hẳn với cảnh sát biển Việt Nam. Trung Quốc sử dụng quá lố hải quân của họ, điều mà cách đây mấy ngày Bắc Kinh vừa chối cãi. Tuy vậy đó là sự thực : hôm 14/6 cách vị trí tàu chúng tôi chừng vài sải, chúng tôi chứng kiến một hộ tống hạm Trung Quốc im lặng lướt qua, màu xám của nó hòa lẫn vào đại dương.
Hôm sau, thuyền trưởng tàu chúng tôi là Lê Trung Thành chỉ cho các nhà báo thấy trên màn hình video hình dạng của một chiến hạm Trung Quốc khác. Anh nói : « Đó là một tàu phá mìn ». Rồi người thuyền trưởng tỏ ra thư giãn, chiếc tàu lại chạy theo nhịp độ cũ. Một ngày bình thường trên Biển Đông.
Hoãn phiên xử phúc thẩm vụ 5 công an đánh chết người
Vụ án nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị công an Thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên dùng nhục hình đánh chết được dư luận chú ý nhiều. Sau phiên sơ
thẩm hồi cuối tháng ba và đầu tháng tư, phiên phúc thẩm được mở ra hôm
qua 24 tháng 6, nhưng rồi phải hoãn lại. Lý do vì sao?
Nhân chứng quan trọng không có mặt
Phiên phúc thẩm xử 5 công an đánh chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vào ngày hôm qua 24/6/2014 bị hoãn lại với lý do ông phó Công an Thành phố Tuy Hòa đương chức, Lê Đức Hoàn không có mặt.
Chị Trần thị Tâm, vợ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, nói về điều này:
“Do không có nhân chứng nên yêu cầu hoãn, cả nhà yêu cầu hoãn khi nào có nhân chứng mới xử. Nếu như phiên tòa tới đây mà ông ta cũng không tới nữa thì gia đình cũng không chịu xử đâu. Bắt ông ta phải chịu có tội là bắt người trái pháp luật, chứ không bắt người trái pháp luật thì đâu có sự việc mấy người kia đánh; thành ra phải yêu cầu có ông ta tại phiên tòa này chứ!”
Luật sư Nguyễn An Đôn, người nhận bào chữa cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều, cũng nói về việc đình hoãn phiên phúc thẩm lẽ ra phải diễn ra trong ngày hôm qua:
“Hôm qua Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã mở phiên phúc thẩm, luật sư bên bị cáo và bị hại đều xin hoãn bởi vì thiếu ông Lê Đức Hoàn và một số nhân chứng quan trọng. Ông Lê Đức Hoàn trong vụ án này là một mấu chốt quan trọng, nguyên nhân xuất phát từ ông này; nên nếu thiếu ông ta thì không thể nào xét xử được vụ án một cách khách quan. Ông Lê Đức Hoàn đã chỉ đạo trực tiếp cho cán bộ cấp dưới đến nhà bắt bị hại Ngô Thanh Kiều trái pháp luật và để cho các bị cáo đánh chết bị hại Ngô Thanh Kiều, cho nên bắt buộc ông này phải có mặt’.
Tin cho biết dự kiến ngày xử phúc thẩm mới được định là vào hai ngày 8 và 9 tháng 7 tới đây.
Xin được nhắc lại, nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị công an Thành phố Tuy Hòa đến nhà bắt giải về trụ sở. Công an bắt đi vào chiều ngày 13 tháng 5 năm 2012 với lý do điều tra một vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn do ông Lê Đức Hoàn làm trưởng ban chuyên án.
Từ 8 giờ tối cùng ngày, nạn nhân Ngô Thanh Kiều bắt đầu bị còng tay vào ghế và các công an lần lượt làm việc. Anh này không nhận tội nên bị công an dùng dùi cui đánh vào đùi và chân.
Những công an tham gia đánh anh Ngô Thanh Kiều tại trụ sở Công an Thành phố Tuy Hòa gồm có Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Minh Quyền, Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Thân Thành Thảo.
Nhân chứng quan trọng không có mặt
Phiên phúc thẩm xử 5 công an đánh chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vào ngày hôm qua 24/6/2014 bị hoãn lại với lý do ông phó Công an Thành phố Tuy Hòa đương chức, Lê Đức Hoàn không có mặt.
Chị Trần thị Tâm, vợ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, nói về điều này:
“Do không có nhân chứng nên yêu cầu hoãn, cả nhà yêu cầu hoãn khi nào có nhân chứng mới xử. Nếu như phiên tòa tới đây mà ông ta cũng không tới nữa thì gia đình cũng không chịu xử đâu. Bắt ông ta phải chịu có tội là bắt người trái pháp luật, chứ không bắt người trái pháp luật thì đâu có sự việc mấy người kia đánh; thành ra phải yêu cầu có ông ta tại phiên tòa này chứ!”
Luật sư Nguyễn An Đôn, người nhận bào chữa cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều, cũng nói về việc đình hoãn phiên phúc thẩm lẽ ra phải diễn ra trong ngày hôm qua:
“Hôm qua Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã mở phiên phúc thẩm, luật sư bên bị cáo và bị hại đều xin hoãn bởi vì thiếu ông Lê Đức Hoàn và một số nhân chứng quan trọng. Ông Lê Đức Hoàn trong vụ án này là một mấu chốt quan trọng, nguyên nhân xuất phát từ ông này; nên nếu thiếu ông ta thì không thể nào xét xử được vụ án một cách khách quan. Ông Lê Đức Hoàn đã chỉ đạo trực tiếp cho cán bộ cấp dưới đến nhà bắt bị hại Ngô Thanh Kiều trái pháp luật và để cho các bị cáo đánh chết bị hại Ngô Thanh Kiều, cho nên bắt buộc ông này phải có mặt’.
Tin cho biết dự kiến ngày xử phúc thẩm mới được định là vào hai ngày 8 và 9 tháng 7 tới đây.
Xin được nhắc lại, nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị công an Thành phố Tuy Hòa đến nhà bắt giải về trụ sở. Công an bắt đi vào chiều ngày 13 tháng 5 năm 2012 với lý do điều tra một vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn do ông Lê Đức Hoàn làm trưởng ban chuyên án.
Từ 8 giờ tối cùng ngày, nạn nhân Ngô Thanh Kiều bắt đầu bị còng tay vào ghế và các công an lần lượt làm việc. Anh này không nhận tội nên bị công an dùng dùi cui đánh vào đùi và chân.
Những công an tham gia đánh anh Ngô Thanh Kiều tại trụ sở Công an Thành phố Tuy Hòa gồm có Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Minh Quyền, Đỗ Như Huy, Nguyễn Tấn Quang, Nguyễn Thân Thành Thảo.
Sau đó nạn nhân được giải đến Công an tỉnh Phú Yên, nhưng có dấu hiệu
mệt mỏi nên được đưa vào Bệnh xá Công an tỉnh Phú Yên để khám bệnh.
Tiếp đó lai được chuyển đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Yên và nạn nhân
tử vong trên đường khi chưa đến bệnh viện.
Nguyên nhân tử vong được Trung tân Pháp y Phú Yên, sau khi giảo nghiệm tử thi, kết luận là do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi.
Phiên sơ thẩm xử 5 công an đánh nạn nhân Ngô Thanh Kiều diễn ra từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm nay. Tòa sơ thẩm tuyên án Nguyễn Thân Thành Thảo 5 năm tù giam, Nguyễn Minh Quyền 2 năm, Phạm Ngọc Mẫn 1 năm 6 tháng tù giam. Hai người được hưởng án treo là Đỗ Như Huy và Nguyễn Tấn Quang.
Nguyên nhân tử vong được Trung tân Pháp y Phú Yên, sau khi giảo nghiệm tử thi, kết luận là do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi.
Phiên sơ thẩm xử 5 công an đánh nạn nhân Ngô Thanh Kiều diễn ra từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm nay. Tòa sơ thẩm tuyên án Nguyễn Thân Thành Thảo 5 năm tù giam, Nguyễn Minh Quyền 2 năm, Phạm Ngọc Mẫn 1 năm 6 tháng tù giam. Hai người được hưởng án treo là Đỗ Như Huy và Nguyễn Tấn Quang.
Phó công an thành phố Tuy Hòa mấu chốt quan trọng của vụ án
Dư luận không đồng ý với bản án sơ thẩm, cho rằng mức án tuyên là nhẹ và còn bỏ sót tội phạm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao chỉ đạo xét xử vụ án sao cho đúng pháp luật Việt Nam. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có yêu cầu đối với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên xem xét lại toàn bộ vụ án này. Một trong những vấn đề xem xét là có để lọt tội phạm là ông Lê Đức Hoàn, phó công an thành phố Tuy Hòa, hay không.
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên sau đó có kháng nghị bản án sơ thẩm. Theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên thì năm bị cáo công an đã phạm tội sử dụng nhục hình thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên thì ông Lê Đức Hoàn có dấu hiệu phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa được cấp sơ thẩm điều tra, xét xử. Đề nghị được đưa ra là hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tuy nhiên tại phiên phúc thẩm ngày 24 tháng 6, ông phó công an thành phố Tuy Hòa, Lê Đức Hoàn không đến dự tòa.
Luật sư Nguyễn An Đôn bày tỏ nghi ngại về việc ông phó Công an Thành phố Tuy Hòa không dự tòa:
“Dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm vụ án này. Đích thân ông Trương Tấn Sang đã chỉ đạo cho Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao xử lý nghiêm vụ này, nhưng không biết tại sao tỉnh Phú Yên không chỉ đạo cho những người làm chứng đặc biệt ông Hoàn đến dự phiên tòa. Vì lý do gì ông ta vắng mặt, tôi không biết. Tòa nói vắng mặt thì xin hoãn thôi, không biết phương án sẽ thế nào? Theo tôi nghĩ nếu ông Hoàn cố tình không đến tòa, và tòa bắt buộc phải dẫn giải thì rất khó vì tiền lệ hồi giờ chưa có. Ông Lê Đức Hoàn là phó công an thành phố mà cấp dưới dẫn giải thì sao, tiền lệ chưa có nên rất khó! ”
Vợ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều thừa nhận chị không tin tưởng gì mấy nhưng cũng phải theo đuổi vụ kiện:
Nói chung cũng chẳng hy vọng gì nhiều, vì ông Lê Đức Hoàn còn chưa ra phiên phúc thẩm, mình đi là để coi thử.
Vụ nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị 5 công an dùng nhục hình đến chết như vừa nêu không phải là cá biệt tại Việt Nam. Khắp các vùng miền, từ Hà Nội cho đến tận Cà Mau, báo chí trong nước đều có loan tin nạn nhân chết trong đồn công an một cách bất minh. Gia đình các nạn nhân đều cho biết trước khi bị bắt người nhà của họ khỏe mạnh, bình thường; sau khi vào đồn công an lại tử vong với lý do bệnh đặc biệt hay tự tử.
Những thủ phạm gây nên cái chết cho người dân ngay tại đồn công an nếu phải ra tòa thì chỉ bị án nhẹ như trường hợp viên trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội chỉ bị kêu án 4 năm tù. Trong khi đó có trường hợp ba người dân vì ăn cắp 2 con vịt mà bị kết án đến cả hơn chục năm.
Thân nhân của các nạn nhân và nhiều thân hữu của họ tiến hành một chiến dịch lên tiếng đòi hỏi phải chấm dứt tình trạng công an đánh chết dân khi bị mời đến làm việc như lâu nay.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-25
Một chuyến thăm đáng chú ý khác là của lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam sang Campuchia.
Lực lượng quân báo Việt Nam và Campuchia đã có lịch sử hợp tác lâu dài nhiều năm nay.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin đoàn cán bộ Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Việt Nam "đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Cục Nghiên cứu tình báo Quân đội Hoàng gia Campuchia do Đại tướng Chea Tara, Cục trưởng Cục nghiên cứu tình báo quân đội Campuchia dẫn đầu".
Trưởng đoàn Việt Nam, Trung tướng Lưu Đức Huy, cũng đã hội kiến Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tia Banh. Ông đại tướng được dẫn lời nói "phải tăng cường hợp tác chính thức và công khai giữa ngành tình báo quốc phòng hai nước".
Gần đây, Campuchia đã có nhiều hoạt động hợp tác về quốc phòng với Trung Quốc và Bắc Kinh cũng trợ giúp quân sự ngày càng lớn cho Phnom Penh.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Ba 24/6, tàu hậu cần USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) của hải quân Hoa Kỳ đã vào Cảng Cam Ranh để bảo dưỡng.
Tàu này có 144 thủy thủ, lưu lại Việt Nam trong 15 ngày. Cảng Cam Ranh một vài năm nay đã thường xuyên làm dịch vụ bảo dưỡng cho tàu hải quân Mỹ.
Việt Nam dồn dập đối ngoại quốc phòng
Việt Nam có nhiều hoạt động
ngoại giao quốc phòng trong bối cảnh tiếp tục căng thẳng với
Trung Quốc ở Biển Đông.
Riêng trong một tuần này, các đoàn đại diện quân sự từ bốn quốc gia có mặt tại Hà Nội để làm việc với giới chức quốc phòng Việt Nam.
Riêng trong một tuần này, các đoàn đại diện quân sự từ bốn quốc gia có mặt tại Hà Nội để làm việc với giới chức quốc phòng Việt Nam.
Đó là các đoàn Tham mưu trưởng
Lực lượng vũ trang Philippines, Tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi, Cục
Nhân sự Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia và Đoàn công tác đặc biệt
của Chính phủ Lào do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu.
Cùng lúc, một đoàn cán bộ Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam do Tổng cục trưởng, Trung tướng Lưu Đức Huy dẫn đầu cũng thăm và làm việc ở Campuchia từ ngày 23/6-25/6.
Dường như đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong khi Việt Nam đang kêu gọi ủng hộ của quốc tế cho nỗ lực tìm giải pháp căng thẳng Biển Đông.
Gần đây nhất, Hà Nội đã ra chỉ dấu về việc có thể mang yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế, tuy chưa biết khi nào.
Trong các cuộc thăm viếng dồn dập, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Đại tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, từ ngày 23/6-26/6.
Philippines là quốc gia cũng đang có xung đột chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Bautista và phía Việt Nam đã thống nhất thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có tăng cường các chuyến thăm tàu hải quân và hoạt động huấn luyện chung.
Đại tướng Emmanuel Bautista cũng đã thăm Đoàn tên lửa bờ 679, Vùng 1 Hải quân.
Hợp tác tình báo
Cùng lúc, một đoàn cán bộ Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam do Tổng cục trưởng, Trung tướng Lưu Đức Huy dẫn đầu cũng thăm và làm việc ở Campuchia từ ngày 23/6-25/6.
Dường như đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong khi Việt Nam đang kêu gọi ủng hộ của quốc tế cho nỗ lực tìm giải pháp căng thẳng Biển Đông.
Gần đây nhất, Hà Nội đã ra chỉ dấu về việc có thể mang yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế, tuy chưa biết khi nào.
Trong các cuộc thăm viếng dồn dập, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Đại tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, từ ngày 23/6-26/6.
Philippines là quốc gia cũng đang có xung đột chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Bautista và phía Việt Nam đã thống nhất thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có tăng cường các chuyến thăm tàu hải quân và hoạt động huấn luyện chung.
Đại tướng Emmanuel Bautista cũng đã thăm Đoàn tên lửa bờ 679, Vùng 1 Hải quân.
Một chuyến thăm đáng chú ý khác là của lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam sang Campuchia.
Lực lượng quân báo Việt Nam và Campuchia đã có lịch sử hợp tác lâu dài nhiều năm nay.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin đoàn cán bộ Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Việt Nam "đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Cục Nghiên cứu tình báo Quân đội Hoàng gia Campuchia do Đại tướng Chea Tara, Cục trưởng Cục nghiên cứu tình báo quân đội Campuchia dẫn đầu".
Trưởng đoàn Việt Nam, Trung tướng Lưu Đức Huy, cũng đã hội kiến Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tia Banh. Ông đại tướng được dẫn lời nói "phải tăng cường hợp tác chính thức và công khai giữa ngành tình báo quốc phòng hai nước".
Gần đây, Campuchia đã có nhiều hoạt động hợp tác về quốc phòng với Trung Quốc và Bắc Kinh cũng trợ giúp quân sự ngày càng lớn cho Phnom Penh.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Ba 24/6, tàu hậu cần USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) của hải quân Hoa Kỳ đã vào Cảng Cam Ranh để bảo dưỡng.
Tàu này có 144 thủy thủ, lưu lại Việt Nam trong 15 ngày. Cảng Cam Ranh một vài năm nay đã thường xuyên làm dịch vụ bảo dưỡng cho tàu hải quân Mỹ.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét