Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Tin thứ Bảy, 07-06-2014 - LỜI NÓI SAU CÙNG TẠI TÒA CỦA BỊ CÁO NGUYỄN ĐỨC KIÊN - BẢN ĐẦY ĐỦ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H3- Xuất hiện vật lạ ở tàu TQ (VNN). – Xuất hiện tàu “quả lê” Trung Quốc, rất nguy hiểm (ANTĐ).  – Tàu Trung Quốc mũi hình quả lê, ném chai lọ vào tàu Việt (NĐT).  – Tàu Trung Quốc gắn thêm thiết bị để tăng độ đâm húc (TP).- Tàu Trung Quốc tiếp tục ngăn cản, ném đá sang các tàu Việt Nam (ĐCSVN/ HNM). – HOÀNG SA tối 6/6: TQ tăng cường thiết bị chuyên đâm va (TG).  – PV quốc tế chứng kiến hành động hung hăng của TQ tại Biển Đông (TTVN). Photo: NĐT =>
- Tàu cá Trung Quốc ném đá, chai, lọ sang tàu ta (QĐND).  – Tàu Trung Quốc ném đá, chai lọ sang tàu Việt Nam (VNE). – Tàu TQ ném đá, chai lọ sang tàu VN (VNN). – Tàu Trung Quốc đẩy ép, ném đá, ném chai lọ sang tàu Việt Nam (LĐ). – Tình hình Biển Đông 6/6: Tàu TQ ném đá, “mưa” chai lọ sang tàu VN (ĐS&PL). – Tàu Trung Quốc quay ra ném đá, ném chai lọ sang tàu Việt Nam (GDVN). “Về diễn biến tại hiện trường, tàu cá của Trung Quốc với lực lượng đông đảo, gần 40 chiếc được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh thường xuyên đẩy ép, ném đá và chai lọ sang tàu của Việt Nam. Qua theo dõi, thấy xuất hiện tàu cá Trung Quốc có ‘quả lê’ phía trước dưới vạch mớn nước và có chân vịt mũi, chứng tỏ đây là tàu có trọng tải lớn có tính chuyên dụng phục vụ“.
- Tàu cá Quảng Nam bị tàu TQ đâm hỏng nặng (PNTP). “Sáng ngày 5/6, tại cảng Kỳ Hà (Tam Quang, Núi Thành), tàu cá QNa 91559 do ông Ngô Ri làm thuyền trưởng đã cập bến trong tình trạng bị tàu cá vỏ sắt Trung Quốc (TQ) đâm hư hỏng nặng và suýt chìm“. – Video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gây phẫn nộ (RFI).  – Va chạm tàu vỏ sắt “lạ”, một tàu cá bị đâm chìm (TT). – Lần đầu tiên, ngư dân kiện Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (RFI). – Có thể khởi tố tàu Trung Quốc tội ‘giết người’, ‘hủy hoại tài sản’ (MTG). – Sau Đà Nẵng, ngư dân Lý Sơn sẽ kiện Trung Quốc (VTV).
- GLNT “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: Tổng LĐLĐ VN kêu gọi ủng hộ lực lượng chấp pháp và ngư dân (LĐ).  – Hà Nội: Trao tặng 18 máy thông tin liên lạc cho ngư dân huyện Lý Sơn (LĐ).
- Trung Quốc lại giở trò vu cáo trắng trợn (TN). – Tình hình Biển Đông chiều 6/6: Trung Quốc la làng… “kêu oan” (Infonet). – TRUNG QUỐC MẤY NGÀN NĂM VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG (Hữu Nguyên).
- Học giả Trung Quốc ‘đội lốt khoa học’ xuyên tạc về Biển Đông (Zing).
- Trần Gia Phụng: Chung quanh công hàm Phạm Văn Đồng (DLB).
- Báo Trung Quốc: Cứng đầu với phương Bắc, Việt Nam sẽ gặp rắc rối to?! (GDVN/ Quê Choa). “NQL: Đăng để cho đám người mê lú hết ảo tưởng về cái gọi là 16 chữ vàng , nhưng biết đâu vì thế họ lại bám chặt hơn. Cái lý viển vông  thì viển vông còn hơn là chiến tranh xem ra còn nhiều người theo lắm. Lại phải nhắc lại câu nói của Winston Churchill:Một dân tộc né tránh chiến tranh với cái giá của sự nhục nhã, cuối cùng sẽ nhận đủ cả sự nhục nhã và chiến tranh‘.
H1<= Kiểm tra lòng trung thành của chư hầu. Ảnh: DCVOnline.  – Tướng Vịnh: Việt Nam không đáp trả Trung Quốc vì ‘không phù hợp (Zing). “Tôi xin nói là chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì“. – Andrew Browne – Hành động khiêu khích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc được tính toán kỹ lưỡng (DĐVN TK 21/ Dân Luận).
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 163 – Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé !!! (Nhật Tuấn). “Thế lực phản động chẳng thấy đâu, chỉ thấy hiện nay khối cán bộ lớn cán bộ bé, khối ông to ông nhỏ không khéo là những con nòng nọc cả rồi… Thì ngày xưa đồng chí Tôn Quốc Cường đại sứ Trung Quốc đã nói rồi đó: chờ thời cơ chín muồi mà… Là cái lúc thằng Tàu nó chiếm hết biển Đông, hết Tây Nguyên . Lúc đó gọi là ‘thời cơ chín muồi’,  nòng nọc Việt  đứt đuôi nhảy hết lên bờ thành cóc Trung Quốc cho coi“. – ĐỒNG CHÍ LÊ CHIÊU THỐNG (FB Nguyễn Hưng Quốc).
- Người và vẹt (FB Trần Trung Đạo).  Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế, đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công nhân quốc tế … phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?” Mời xem lại: Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bắc Việt: “Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?” (Dân Luận).  – Phát biểu của một vị ĐBQH về tình hình biển Đông (Nguyễn Duy Xuân).
- Nguyễn Hoàng Đức: Quan hệ Trung – Việt định mệnh khả ố vì không biết sống theo công lý (BĐX). “Hai con rắn vừa nuốt nhau vừa hát bài ca cộng sản đổ nát. Con rắn to mà không khỏe vì chính dân tộc Trung Hoa có câu ‘có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi quá một bước chân’. Một dân tộc ngót hai tỉ người đến nơi rồi, vậy mà đóng được ít tầu, đòi bơi qua biển Đông không xong, là bởi không biết yêu công lý, chỉ thích làm đại ca hè phố với thói đầu gấu song phương. Đại ca đầu gấu bao giờ mới có cơ hội trở thành cường quốc?!
- Đừng nên lấy việc kiện ra mặc cả (BS). “Hoặc là các lãnh đạo Việt Nam đang vừa muốn giảm áp lực từ dân chúng, vừa không muốn phật ý Trung Quốc để chờ ngày nước này xuống thang? Nếu vậy thì họ đã đánh giá thấp người dân Việt Nam và quá ảo tưởng về Trung Quốc.  Hoặc là các lãnh đạo Việt Nam đang dùng việc kiện để mặc cả, nếu Trung Quốc không ‘tốt’, không đàm phán, Việt Nam sẽ kiện? Nếu như vậy thì đó là một chính sách sai lầm“.
- Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam (RFA). TS Nguyễn Quang A: “Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Việt Nam là không được đưa ra kiện. Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó“.
- Phạm Ngọc Cương: Thôi rồi – Việt Nam (BS). “Đâu rồi cái tinh thần ‘còn cái lai quần cũng đánh’? Kẻ cướp vẫn ngày càng nghêng ngang đi lại và thao túng. Về mặt chiến lược TQ lại tạm thắng. Nhà cầm quyền VN hôm nay hành xử không khác gì một anh chồng hèn và bạc nhược, lăng quăng, xin xỏ lòng tốt của chính kẻ tình địch cắm sừng lên đầu mình“.
- Cần phải làm gì để chống tư tưởng lệ thuộc vào TQ? (RFA). ““Họ đang ở trong một cái mớ bong bong, nhận thức mơ hồ về 16 chữ vàng và 4 tốt không chỉ có lãnh đạo đảng mà cả một bộ phận người dân vẫn còn hy vọng, mơ hồ, mơ màng về các khẩu hiệu đại ngôn này“. – Quyết thoát Hán (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Lã Việt Dũng: TUYÊN TRUYỀN, SỰ THẬT VÀ LÒNG CAN ĐẢM (Tễu). “Một nửa sự thật” đó thể hiện rõ nét trong bài ‘Làm sao để thoát Trung’ của anh Giáp Văn Dương, diễn giả chính của chương trình. Ngay từ đầu, anh đã đặt rào cản bằng cách giải thích sự khác biệt của từ ‘làm sao’ và ‘làm thế nào’. Theo đó, bài của anh chỉ nêu vấn đề ‘làm sao’ mang tính lý thuyết, còn “làm thế nào” là việc của chính phủ“.
H4- ‘Việt Nam và cơ hội thoát Trung lần 4 (BBC). “Trung Quốc không ngờ chính thời điểm đặt Giàn Khoan sau 30/4 lại khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của người Việt Nam lên cao chưa từng thấy, tạo thời cơ cho Việt Nam khẳng định Việt Nam không là sân sau của Trung Quốc, khiến Việt Nam dễ dàng vào khối Kinh tế TTP, thoát khỏi Trung Quốc thao túng về kinh tế, chính trị văn hóa“.
- Ai có thể giúp Việt Nam buộc Trung Quốc rút giàn khoan 981? (KT). Tướng Lê Mã Lương: “Tôi lại lo lắng Trung Quốc tiếp tục ép mình thành Thành Đô 2 để cuốn chúng ta nằm trong quỹ đạo để họ kiểm soát. Vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 là cơ hội tốt để Việt Nam nhìn Trung Quốc toàn diện về lịch sử, kinh tế... Chúng ta cũng không thể nhìn nhận Trung Quốc như anh em trong một gia đình để giải quyết mâu thuẫn kiểu gia đình bởi trong quan hệ quốc tế không ai đề cập mâu thuẫn quốc gia như mâu thuẫn gia đình. Hơn nữa, đến thời điểm này, chúng ta không nên tin vào tình cảm hữu nghị, tốt đẹp của Trung Quốc“.
- VN kêu gọi Mỹ hành động hơn nữa giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông (VOA). – Nguyễn Hữu Quý: Liên minh Việt – Mỹ, một tất yếu của lịch sử Việt Nam hiện đại (BVN). - Mỹ Sẽ Lại Cho Trung Quốc Ra Rìa? (ĐKN). – Kissinger và Trung Quốc (1) (Lê Mai).
- Việt Nam lên án Trung Quốc gây ‘nhân họa’ tại ASEM (VNE). – Phái đoàn Việt Nam tại Geneve gửi công hàm phản đối Trung Quốc (VNE). – Trung Quốc nắn gân G7 (Petro Times).  – ASEAN cần đánh giá lại mối đe dọa từ Trung Quốc (VOV).
- Hải quân Nhật, Mỹ, Úc giao lưu ở VN (BBC). – Chiến hạm Nhật Bản cập cảng Tiên Sa (VNN). – Những hình ảnh đầu tiên về tàu đổ bộ hiện đại Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng (LĐ). – Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2014 giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đến Đà Nẵng (LĐ).
- Lầu năm góc : Trung Quốc công bố chi tiêu quân sự thấp hơn thực tế (RFI). – TQ bác bỏ tố cáo chi tiêu quân sự Bắc Kinh công bố thấp hơn thực tế (VOA).
- Một cô gái Đức gốc Việt cùng tham gia biểu tình chống Trung Cộng với người dân Hà Nội trước đây – Clip có phụ đề tiếng Anh: A Vietnamese-German girl protested against Red China in Hà Nội (Trí Tuệ).
- Bài hát tặng Phùng Đại tướng: Nhớ chăng đôi má vung tựa lợn… (Đinh Tấn Lực).
- Cựu Đại sứ TQ tại VN lên chức (BBC).
- Bất thường: Trung Quốc ào ạt mua gạo Việt Nam (MTG).
- TQ nhắc VN bồi thường thiệt hại (BBC). – Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc (VOA). – Trung Quốc sẽ tự hại mình nếu chơi chiến tranh kinh tế với láng giềng (MTG).
- Doanh nghiệp bị đập phá được tạm ứng bảo hiểm (VNE). – Hãng bảo hiểm tạm ứng 115 tỉ đồng cho doanh nghiệp bị thiệt hại (TT). – Tạm ứng bồi thường bảo hiểm cho 113 DN bị thiệt hại tại Bình Dương (LĐ).  – Bình Dương: 113 DN được nhận tạm ứng thiệt hại (TQ). – Trao 114 tỉ đồng tiền bồi thường bảo hiểm cho 113 DN thiệt hại ở Bình Dương (LĐ). – Hà Tĩnh dồn toàn lực hỗ trợ dự án Formosa (HQ). – Lập đường dây nóng giữa chính quyền và doanh nghiệp (CAĐN).
- Quốc hội: Bộ GTVT có bao che nhà thầu Trung Quốc? (ĐV).
- Giảm lệ thuộc TQ từ ‘nguồn lực con người’ (MTG).
- Tại sao các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc? (Tin Tức).
- Búa liềm và Internet (Phan Ba). “Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn đi dây thành công một cách đáng ngạc nhiên. Đất nước này thuộc trong số những địch thủ tàn bạo nhất của tự do báo chí và tự do ngôn luận, và đồng thời lại thúc đẩy du lịch. Hầu như không một chế độ nào sợ các truyền thông mới nhiều hơn là Đảng Cộng sản ở đó…
- “ANH HÙNG BÀN PHÍM” (Nguyễn Hưng Quốc). “Mới đây, thấy xuất hiện cụm từ ‘anh hùng bàn phím’ với hàm ý mỉa mai: Chỉ giỏi nói. Một số người, đi xa hơn, thách thức: Có giỏi thì làm đi, hoặc, đưa ra một chương trình hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả đi.  Với tôi, cả cụm từ và sự thách thức ấy đều vô duyên. Chúng cũng giống như việc thách thức các nhà bình luận hoặc huấn luyện viên bóng đá phải nhảy ra sân tranh tài với các cầu thủ“.
- THẾ NẦY LÀ THẾ NÀO!? (Tương Tri). “Đọc tin, mấy lúc gần đây lại nghe nhắc đến nhiều thứ ‘văn hóa lạ’ như văn hóa phong bì trong giao tiếp, văn hóa chửi trong ẩm thực… đang thịnh hành tại VN. Tôi cứ thắc mắc, làm gì có chuyện như vậy lại xảy ra trong cái xã hội mà có nhiều đỉnh cao trí tuệ, một xã hội văn minh và văn hóa mà tôi đã từng mê mệt…
- Mỹ cổ võ quyền của người khuyết tật tại Việt Nam (VOA).
- Thủ tướng có thể trả lời chất vấn về Biển Đông (VNN).
H5- A, cụ Tổng bí đây rồi: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Khối anh sợ lấy phiếu tín nhiệm!” (NLĐ). Gần 1 tháng qua, kể từ ngày cụ xuất hiện tại buổi bế mạc Hội nghị TƯ 9 hôm 14/5, bây giờ mới thấy cụ xuất hiện trở lại. Bà con dáo dác tìm cụ khắp nơi, có người còn bảo cụ bệnh, đang nằm Bệnh viện 108 nữa chứ. Cụ xuất hiện, nhưng chỉ nói về chuyện bỏ phiếu tín nhiệm, còn chuyện Biển Đông, có lẽ theo cụ “chẳng có gì mới”?!  – Tổng bí thư: Không tín nhiệm là nghỉ (VNN). “Đến lúc phải tỏ thái độ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm là đến bước đường cùng rồi, không thể chỉnh sửa được nữa, không tín nhiệm là nghỉ“. Cụ đang nói cụ đó à? =>

- Nhiều đề xuất chỉ để 2 mức ‘tín nhiệm’ và ‘không tín nhiệm’ (VNN). – Không mở rộng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (LĐ). “Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị giữ 3 mức tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp“. –  Quốc hội sửa đổi Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm: Tín nhiệm thấp quá 2/3 sẽ bãi miễn ngay (CAND). – Đề nghị lấy phiếu tín nhiệm cả ‘sếp’ tập đoàn kinh tế
- Chủ tịch Quốc hội muốn mở rộng việc giữ quốc tịch (TT). Cứ tiếp tục dụ dỗ bà con, “người Việt tị nạn” sẽ không về, nhưng biết đâu được, có thể câu dính mấy con cá “Việt kiều yêu nước”?
- Khởi tố vụ án xảy ra tại báo điện tử Pháp luật và Xã hội (LĐ).  – Bộ Công an khởi tố báo Pháp luật & Xã hội (BBC). “Các luật sư băn khoăn đặt câu hỏi với bằng chứng này, thì ngay cả Bộ Công an cũng có công ty hoạt động đầu tư tài chính góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu kiểu Bầu Kiên. Liệu các doanh nghiệp này có bị xem xét quy buộc là ‘kinh doanh trái phép’ … như vụ án Nguyễn Đức Kiên?”. – Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: Điều 258 không còn đúng với hiến pháp’ (BBC).
- Facebooker Osin HuyDuc: “Nếu thật sự luật sư có nói ‘doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên’ mà điều đó là vu khống, bịa đặt thì phải khởi tố vụ án ‘xảy ra tại tòa’ chứ không thể khởi tố vụ án xảy ra tại báo. Là phóng viên theo dõi phiên tòa nếu nghe luật sư nói như thế mà không đưa tin thì nên xử lý phóng viên về ‘tội’ thiếu tinh thần nghề nghiệp. Nhân vụ này, các báo nên trở lại với vấn đề mà chúng tôi từng nói năm 1995, 1996: Một khi công an, quân đội còn hoạt động kinh doanh thì nền kinh tế không thể nào có môi trường cạnh tranh bình đẳng, các cơ quan công lực không thể nào tránh được lạm quyền, các thiết chế giám sát các doanh nghiệp (của CA, QĐ) không thể có an toàn pháp lý“.
- Bắt nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Việt Á (GDVN).
- TS Trần Đình Bá: Nên đổi tên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành “Tập đoàn Bảo tàng đường sắt”! (BVN).
- Cưỡng chế thu hồi đất dự án xa lộ Hà Nội (TT). – Lãnh đạo quận Long Biên sẽ đối thoại với dân (TT).
- Hai cán bộ hải quan bị bắt vì ‘làm ngơ’ 10 container hàng lậu (VNE).
- Sự kiện Thiên An Môn: Cần phải loại những kẻ đồng tình với tội ác ra khỏi Cộng đồng người Việt Nam (BĐX). “Tội ác ấy phải bị người người lên án. Tôi ác ấy phải bị đời đời nguyền rủa. Những kẻ cổ vũ cho tội ác đó, những kẻ thân thiện với kẻ gây tội ác đó, những kẻ ngăn cấm người khác lên án tội ác đó cũng chỉ là bọn quỷ dạ xoa chuyên ăn thịt người, hút máu người mà không thấy tanh tưởi“.
H6- Nhật ký mở lần thứ 97: NHỮNG BÀI HỌC MÁU XƯƠNG CHO VIỆT NAM QUA “SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN” (Tô Hải). “CUỘC NỔI DẬY VĨ ĐẠI ĐẾN THẾ MÀ BỊ ĐẬP TAN BẰNG VÕ LỰC CHÍNH LÀ VÌ KHÔNG NẮM ĐƯỢC THỜI CƠ ĐÃ ĐẾN, CHUYỂN NHANH VÀ DỨT KHOÁT TỪ ÔN HÒA SANG BẠO LỰC CÁCH MẠNG !KHÔNG HOẶC CHƯA CÓ THỜI CƠ MÀ HÔ HÀO TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG là phiêu lưu!  ÔN HÒA KHI CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỒNG NGHĨA VỚI TỰ SÁT ! ĐỪNG ĐỂ NHƯ BÊN TẦU, NĂM 1989 CÓ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ĐÃ BỊ BỎ LỠ !
- Một đạo diễn Tây Tạng được trả tự do sau 6 năm tù đày (RFI).
- Hiệp Hội Y Khoa Virginia Yêu Cầu Hoa Kỳ Điều Tra Hoạt Động Cấy Ghép Nội Tạng của Trung Quốc (ĐKN).
- Bị Buộc Tội Gián Điệp Mạng, Trung Quốc Trả Đũa Giới Kinh Doanh Mỹ (ĐKN).
- Bắc Hàn ‘bắt giữ người Mỹ thứ ba’ (BBC). – Bình Nhưỡng bắt du khách Mỹ (RFI). – Bắc Triều Tiên bắt giữ thêm một du khách Mỹ (VOA).

- Tình hình Biển Đông: TQ hành hung tàn bạo 2 ngư dân VN (PL&ĐS). – Hoàn cảnh hiện nay của ngư dân bị tàu TQ xâm hại (RFA).  – Chủ tàu cá 90152 quyết kiện đến cùng (TT). – Ý tưởng kiện Trung Quốc đã được 3 anh Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long nêu ra đúng 4 năm trước: Ngư dân Việt có thể kiện Nhà nước Trung Quốc trước Tòa án quốc tế không? (BVN). Nếu ngư dân VN được chính phủ hậu thuẫn để kiện TQ ngay từ lúc đó, có lẽ bây giờ mọi chuyện đã khác.
- Phỏng vấn ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam: TQ lệnh cấm bắt cá vùng chủ quyền VN là hành vi xâm lược “mềm“ (KT).  – Mạnh dạn xã hội hóa việc đóng tàu sắt cho ngư dân (LĐ).
- Khai mạc Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN và các hội nghị có liên quan tại Myanmar: Trung Quốc bị phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã ký kết (CAND).
- Kỳ Duyên: Không sống hèn, sống nhục và sự thật lịch sử  (TVN). – Bùi Nghiệp: Hiệu triệu hịch văn (Quê Choa). “Căng hốc mắt nhìn ra biển cả;/  Mở vành tai nghe tận non cao./  Quân Tàu ô nơi hải phận nháo nhào;/  Lũ Bắc xảo chốn biên thuỳ hau háu./  Ngay lập tức thắt lưng buộc bụng, lập hội Diên Hồng, thề truy giặc ngăn đường cuồng cẩu;/  Hãy cấp thời sát cánh kề vai, tựu tề Như Nguyệt, quyết diệt thù cản lối độc xà./  Tuyển binh hùng ưu tú dấn xông pha;/  Chiêu tướng giỏi kỳ tài băng xuất trận./  Đánh cho vỡ mộng hão huyền, lăm le chốn biển đông muốn lấn;/  Trừ cho tan mơ ảo vọng, chờ chực nơi quan ải hòng xâm..
- Nguyễn Văn Gia: ĐẠI CỤC  (Huỳnh Ngọc Chênh). “Chúng khuyên giữ đại cục/ Mình nhắm mắt nghe theo/ Dầu của mình Chúng hút/ Biển mình Chúng lấn sâu/ (Dẫu cháu con Khổng Tử/ Cũng chẳng tin được đâu !)/ Chúng nó nói và làm/ Cứ luôn trái ngược nhau/ Đời còn lắm thằng ngốc/ Cứ xun xoe bọn Tàu...”  – Phiếm và biếm: Nguyễn Chí Vịnh chém gió mát cả biển Đông (DLB).
- Ông Hai Say Mất Gà – Truyện kịch – Nguyên Thạch (VLB). “Việc không dám la làng là cung cách và thái độ của các ông. Nó chiếm đất, chiếm biển, cướp đảo, cướp rừng, đánh đập, bắn giết ngư phủ mình, mà đảng mấy ông không dám động tĩnh gì cả. Không làm được cái việc bảo vệ dân thì thử hỏi còn làm được cái quần què” mẻ máu gì. Đúng là một đám hèn, một bọn khôn nhà, dại chợ, chỉ chuyên đàn áp dân lành, trên răng dưới dái… Thế đừng dạy tao phải hèn theo, hiểu chưa?
- Công nhân biểu tình HD-981: 2 điều bí ẩn, 1 điều rõ ràng (LĐ Việt).  “Các cuộc biểu tình của công nhân trong Tháng Năm 2014 có 2 điều bí ẩn: Viên chức nào đã điều động các nhóm xã hội đen đi đốt phá? Và viên chức nào đã ra lệnh cho công an lánh mặt vào lúc đó? Nhưng có 1 điều rõ ràng, đó là sức mạnh của giới công nhân“.  – Xã luận cuối tuần 7/6/2014: TPP = Công đoàn độc lập (DTD).
- Bỏ phiếu tín nhiệm: Hai hay ba mức? (PLTP).   – Ba mức tín nhiệm: khó trả lời cử tri (TT). “Tôi cố nhớ lại, sinh hoạt trong đoàn thể, sinh hoạt trong Đảng cũng không có như vậy và chưa có một tổ chức nào lấy phiếu tín nhiệm mà để ba mức như thế này cả“. – Phải thực chất (*) (NLĐ).
- Bị khởi tố vì dẫn lời luật sư, chỉ trích công an (Người Việt).  “Người ta đang thắc mắc tại sao báo chí chỉ tường thuật ý kiến của luật sư tại tòa mà lại là ‘lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân’? Quyết định khởi tố vụ án xảy ra ngay sau khi một số cơ quan truyền thông của ngành công an phản bác các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp liên quan đến vụ xử sơ thẩm ông Kiên...”
- Chỉ có Bộ Công an: Đối tượng bị tố cáo, đối tượng đề nghị khởi tố và đối tượng quyết định khởi tố vụ án hình sự là một (DLB). Ngày 04/6/2014, Bộ Công an nhận được khẳng định từ Bộ Công an là bài báo sai sự thật, xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của Bộ Công anBộ Công an đề nghị Bộ Công an điều tra, xem xét, xử lý việc theo quy định của pháp luật“.
- Vụ án Hàn Đức Long: Không thể xem thường số phận con người (PLTP).
- Võ Trung Hiếu: Thơ về Thiên An Môn và Trung Quốc (Văn Việt).
KINH TẾ
- Bàn cách phát huy vai trò của DNNN (CP).
- Xây dựng chính sách quản lý XNK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng (HQ).
- Chứng khoán chiều 6/6: Cổ chứng khoán bùng nổ với tin room (VnEconomy). – Nhận định chứng khoán tuần 9-13/6: “Chốt lời ngắn hạn”
- Tìm lối ra cho chứng khoán (NLĐ). – Tìm giải pháp nâng cao thanh khoản cho thị trường chứng khoán (HQ).
- Biến động tỷ giá: Chưa cần đến 1% “của để dành”? (VnEconomy).
- Giải cơn khát sữa tươi (NLĐ).
- Dệt may, da giầy, thủy sản “sợ” tăng lương tối thiểu vùng (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- NỢ NHÂN GIAN (truyện ngắn của Mai Tiến Nghị) (Cua Rận).
- Trăm năm Mặc Đỗ: Những “con người hào hoa” của Cõi tự do (Da Màu).
- Nguyễn Viện: Rảnh háng (pro&contra).
- Đi tìm cội nguồn và giá trị của “Phép thuật” (BHC).
- Lật dở hồ sơ vụ Bác sĩ ZHIVAGO để hiểu nỗi thống khổ của PASTERNAK (Lê Thiếu Nhơn).
- Motif Kyto giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov và Đoạn đầu đài của Ch. Aitmatov trong kỷ nguyên Thượng đế đã chết (PBVH).
- Huyện đảo Phú Quý giao lưu đờn ca tài tử tại quận Thủ Đức (VOH).
- Ảnh: Có gì đó không ổn? (CL).
- Du lịch quanh vùng Toulouse (Nguyễn Tiến Dũng).
- Thơ vui học tiếng Anh cho fan cuồng bóng đá (Tiin).
- World Cup của tôi (BBC).  – Lionel Messi tin vào khả năng của đội tuyển Argentina tại World Cup (VOA). – HLV Klinsmann: Mỹ ‘không thể giành World Cup được’ (VOA).  – Phong độ của Wayne Rooney đang là mối lo ngại lớn nhất của đội tuyển Anh (VOA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- ĐH Fulbright Việt Nam hoạt động phi lợi nhuận (TT).
- Kiên Giang: Hơn 2 tỷ đồng xây dựng trường mầm non ở xã nghèo (TTXVN).
- Cơ quan điều tra đề nghị ĐH Hùng Vương TP.HCM xác minh 58 văn bằng (DV).
- Những Quả Cầu 2,8 Tỉ Năm Tuổi tại Nam Phi: Chúng Được Tạo Ra Như Thế Nào? (ĐKN).

- Học Sử…liệt truyện (Hiệu Minh). “Nếu một học sinh là con cháu của bên thua cuộc thì phân tích thế nào được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trừ phi lịch sử đó được viết bởi bên thắng cuộc. Chúng ta đừng ngạc nhiên nếu sang năm phòng thi Sử trống trơn“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hà Nội tiêm miễn phí vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ (VNE).
- TPHCM: Bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LĐ).
- Xe máy điện chưa đăng ký, chỉ bị nhắc nhở (LĐ).
- Việt Nam : Sáu án tử hình vì buôn ma túy (RFI). – 6 án tử hình cho nhóm buôn gần 1.800 bánh heroin (VNE).
- Bắt hành khách Thái Lan nhập cảnh cùng 5kg cocain (TT).

QUỐC TẾ
- Tổng thống Nga lần đầu tiên gặp tân Tổng thống Ukraina (RFI). – Tổng thống Nga lần đầu gặp tân tổng thống Ukraine (VNE). – Tổng thống Nga-Ukraine ‘bắt chuyện’ (BBC). – Nga, Đức thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraina (VOA). – Chính trị (Văn Việt).
- Ukraina đóng cửa 8 trạm kiểm soát trên biên giới Nga (LĐ). – Vụ không kích ở Lugansk gây ảnh hưởng lớn tới người dân địa phương (LĐ).
- Quân đội Thái bắt người chủ xướng phong trào trên mạng phản đối đảo chính (RFI). – Quân đội Thái Lan bắt thủ lĩnh biểu tình (VNE).  – Tập đoàn cầm quyền Thái lan tìm cách củng cố quan hệ đối ngoại (VOA).
- Kỷ niệm 70 năm ngày D-Day (BBC). – Từ cuộc đổ bộ Normandie đến hiệp ước tự do thương mại xuyên Đại Tây dương (RFI).  – Lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên Normandie (RFI). – Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014 (Dainamax).   – TT Obama vinh danh cựu chiến binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày D-Day (VOA).
- TT Obama vừa được ủng hộ vừa bị chỉ trích trong chuyến Âu du (VOA). – BNP Paribas : Hollande không thuyết phục được Obama (RFI).
- Thủ tướng Nhật sang Vatican vận động ngoại giao (RFI).
- Dùng kiếm chém nhau trong ngôi đền linh thiên ở Ấn Độ (MTG).
- Một số hình ảnh hiện trường vụ nổ súng ở ĐH Seattle Pacific ngày 5.6 (LĐ).
- Pakistan đình chỉ hoạt động kênh tin tức GeoNews (VOA).

* RFA: + Sáng 06-06-2014; + Tối 06-06-2014
* RFI: 06-06-2014

LỜI NÓI SAU CÙNG TẠI TÒA CỦA BỊ CÁO NGUYỄN ĐỨC KIÊN - BẢN ĐẦY ĐỦ

Mình có biết gián tiếp bầu Kiên, chứ chưa trực tiếp gặp mặt bao giờ, những gì mình biết về bầu Kiên cũng khá nhiều. Có một điều rằng, mình thấy đây là một phiên tòa có nhiều thuận lợi cho Bầu Kiên. Dù sao thì cũng nên ghi lại như một lịch sử của dân tộc đối với một tù nhân trị giá 2 tỷ đô la, nó chiếm 1/50 nền kinh tế quốc gia lúc 2012, mà bầu Kiên bị bắt đấy các bạn. Cứ mỗi nhiệm kỳ tể tướng qua đi là có nhiều sai nha sẽ ra đi. Đó là quy luật. Trung Cộng  và Việt Nam không có gì khác nhau từ hình hài đến cốt lõi.

Nguồn: Nghiệp Kinh Doanh
Sáng ngày 2/6/2014)

Nguyễn Đức Kiên: Kính thưa Hội đồng xét xử (HĐXX), tôi rất cảm ơn HĐXX, cảm ơn ông Chủ tọa đã cho phép tôi, dành thời gian cho tôi được nói. Hôm nay, được phép nói những lời cuối cùng trước tòa, một lần nữa tôi xin HĐXX dành thời gian cho tôi được nói những điều tôi rất muốn nói, nói một cách công khai. Trước khi nói về những điều liên quan trực tiếp vụ án, tôi xin nói đôi lời về hệ quả, hệ lụy liên quan đến vụ án.

(Thẩm phán nhấn mạnh đây là lời sau cùng của bị cáo, nên nói tập trung)

Nguyễn Đức Kiên: Tôi rất hiểu là tôi được phép nói những gì trong lời nói cuối cùng.

Đầu tiên, tôi xin HĐXX cho phép tôi cám ơn những người bạn, người thân, cổ động viên đã giúp đỡ, động viên gia đình tôi trong 21 tháng qua. Tôi ghi nhận và trân trọng sự giúp đỡ của mọi người. 
Hơn hết, hơn bao giờ hết, lúc này đây tôi sự giúp đỡ của bạn bè, người thân giúp vợ tôi vượt qua khó khăn lúc này vì trong kinh doanh một người phụ nữ chưa bao giờ phải kinh doanh phải đứng trước tình hình “tiền mặt trả ngay”. Tôi khẳng định rằng tôi không bao giờ phá sản. Những khó khăn mà vợ tôi hôm nay đang phải đứng ra giải quyết thay tôi là khó khăn vô cùng lớn nhưng trách nhiệm trước xã hội, trách nhiệm với việc mình làm, tôi yêu cầu vợ tôi và tôi tin rằng chúng tôi sẽ vượt qua khó khăn này nhưng mà tôi cần sự giúp đỡ của bạn bè, người thân trong lúc này. Những người có thể trong thời gian vừa rồi chưa dám giúp tôi vì sợ liên lụy hoặc chưa biết rõ bản chất vụ án là như thế nào. Tôi tin rằng qua quá trình xét xử, mọi người đã biết được bản chất thực của vụ án này là gì. 

Thứ hai, cho phép tôi được xin lỗi các cổ động viên đội bóng đá Hà Nội vì những lý do bất khả kháng, đội bóng đã không được tiếp tục thi đấu. Tôi đã yêu cầu vợ tôi tiếp tục duy trì đội bóng trẻ để một ngày nào đó đội bóng CLB Bóng đá Hà Nội sẽ được xây dựng lại bởi vì đây là tâm nguyện của tôi. Trong trường hợp tôi không làm được, con trai cả của tôi sẽ làm thay. 

Thứ ba, tôi đề nghị các đồng nghiệp của tôi tại công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam VPF sẽ đi tiếp, sẽ làm tốt những gì mà chúng tôi đã dự định trước đây, những gì mà tôi, anh Đoàn Nguyên Đức, anh Thắng đã từng nói chuyện với nhau rất nhiều để làm sao trước khi nhắm mắt xuôi tay một lần nhìn được đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu tại World Cup. Đây là hoài bão lớn nhất trong tất cả các sự nghiệp mà tôi mong muốn. 

Thứ tư, cho tôi xin gửi lời tri ân tới tất cả các khách hàng của Ngân hàng Á Châu- những người đã đồng hành cùng tôi trong 20 năm hoạt động tại ngân hàng. Tôi cho rằng đây là điều quan trọng nhất để có tôi lớn lên cùng ngân hàng Á Châu trong 20 năm qua. Tôi nghĩ rằng khách hàng của ACB hoàn toàn có thể tin tưởng rằng ngân hàng này là ngân hàng quản trị tốt nhất trong các ngân hàng thương mại VN, tất cả các hoạt động công khai minh bạch và điều hành có hiệu quả.

(Thẩm phán nhắc nhở đây là lời nói với HĐXX)

Nguyễn Đức Kiên: Thưa HĐXX, tôi không còn cơ hội để nói, tất cả những cái này là hệ lụy của vụ án, hệ lụy mà tôi cần làm rõ, muốn nói để HĐXX biết rằng hệ lụy của việc bắt tôi như thế nào. Tôi không hề mong muốn gây áp lực nào lên cơ quan chính quyền, các cấp, các ngành nhưng tôi buộc lòng phải nói những tâm sự, những mong muốn để HĐXX ghi nhận. Thứ năm, tôi muốn nói với các cổ động của ngân hàng Á Châu rằng việc bắt tôi có ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của họ…

(Tòa ngắt lời)

Nguyễn Đức Kiên: Một lần nữa xin ông thẩm phán cho tôi được nói đầy đủ vì không đầy đủ thì sẽ không giúp tôi nói lời trọng tâm. Tôi cam đoan với HĐXX tôi sẽ nói những điều hoàn toàn mới, chưa từng nói. Đề nghị ông kiên nhẫn và dành thời gian cho tôi.

Tôi xin được nói tiếp, một số cổ đông nhỏ, có thể bị thiệt hại trực tiếp vì việc tôi bị bắt, do một số ngân hàng đã xiết nợ khi giá cổ phiếu xuống. Thiệt hại này có thể làm tán gia bại sản của quý vị, tôi lòng thành xin lỗi vì đây là bất khả kháng của tôi, tôi không làm gì khác được. Những cổ đông lớn không có bất kỳ thiệt hại nào vì đây là những nhà đầu tư lâu dài.

Thứ sáu, đối với hơn 15 ngàn cán bộ nhân viên ngân hàng Á Châu, những người đã, đang giúp Ngân hàng Á Châu làm được nhiều việc rất thành công 20 năm qua. Tôi mong rằng anh chị em tiếp tục làm việc thật tốt, tận tâm cùng ngân hàng xây dựng đất nước này, xã hội này. Tôi yêu cầu vợ tôi, con tôi không bao giờ được bán cổ phần của Á Châu, mong muốn rằng gia đình tôi tiếp tục cùng các anh chị xây dựng ACB, góp phần xây dựng đất nước. Tôi cũng đã yêu cầu vợ tôi, yêu cầu ban lãnh đạo ACB ngày hôm nay không được cắt giảm lương, không được đuổi việc những người này vì họ là thành phần lớn, những người đã tạo dựng nên thành công của ACB ngày hôm nay. Có thể chúng tôi có sai sót nào đó, chúng tôi sẽ gánh chịu những sai sót đó nhưng ACB, họ không bao giờ đứng tên kiện tôi hay tố cáo tôi. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào hơn 15 ngàn CBNV này không ai kiện tôi, tố cáo tôi. Còn những người nào nặc danh, mượn danh họ kiện tôi, tố cáo tôi trước sau sẽ bị lôi ra ánh sáng. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng họ hiểu tôi, hiểu những nguyên tắc làm việc của tôi tại ngân hàng Á Châu, hiểu rằng tôi đã đóng góp gì cho ACB trong 20 năm qua. 

Thứ bảy, tôi thành thật và rất mong cán bộ nhân viên ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) thông cảm cho tôi khi gia đình tôi buộc lòng phải bán cổ phần của ngân hàng này. Đây là việc đau đớn đối với tôi vì không thể một lúc có tiền mặt trả ngay cho các khoản nợ nên tôi đã đồng ý cho vợ tôi bán cổ phần ngân hàng này để trang trải những khoản nợ. Đây là việc làm bất khả kháng, tôi không tiếp tục đi cùng các anh chị nhưng tôi tin rằng có một ngày nào đó, một lúc nào đó, gia đình tôi sẽ quay lại Vietbank.

Thứ tám, tôi muốn nói với gia đình tôi, mẹ tôi, các em tôi, mọi người hãy thông cảm vì sao tôi không cho các em tôi kinh doanh, không cho các em tôi nắm giữ các vị trí quan trọng của ngân hàng dù tôi hoàn toàn có thể làm được điều đó vì tôi cho rằng các em tôi chưa đủ năng lực, chưa đủ trình độ để giữ những vị trí quan trọng. Nhưng hơn ai hết, tôi đã nói với các em tôi nhiều lần, tôi nhìn thấy các rủi ro trong kinh doanh tại Việt Nam nên tôi không muốn các em tôi, vợ tôi phải chịu những rủi ro này.

Tôi muốn nói với các con tôi. Thưa HĐXX, hôm trước tôi đã nói tôi biết tôi sẽ bị bắt nhưng tôi không bỏ chạy, tôi sẵn sàng đứng lại nhận trách nhiệm vì những việc mình làm. Tôi đã gọi 2 con trai tôi, 1 cháu lúc đó 15 tuổi, 1 cháu 9 tuổi, cháu thứ 3 bé quá tôi không gọi. Tôi nói với cháu thứ 2 là có thể con chưa hiểu nhưng con nhớ rằng có cuộc nói chuyện này của bố với các con… (NKD: ông Kiên nghẹn ngào xúc động). Tôi nói với con trai cả tôi con lấy giấy bút ra ghi lại những gì bố căn dặn, tôi nói rằng: Có thể có rủi ro sẽ xảy ra đối với tôi, tôi không biết lúc nào xảy ra nhưng con hãy ghi lại những điều bố nói. 
Thứ nhất để làm người tốt phải làm gì. Thứ hai là những mong muốn của tôi với các con tôi về việc các con lập nghiệp kinh doanh như thế nào. Thứ 3, muốn con trai tôi thay tôi là người đàn ông trong gia đình chăm sóc vợ tôi và các em. Tôi không bỏ chạy, tôi không trốn chạy trách nhiệm vì tôi tin vào chế độ này, đất nước này có kỷ cương phép nước mặc dù thời gian đó rất sớm, tôi hoàn toàn có thể bỏ đi, hộ chiếu của tôi có visa rất dài hạn ở khắp thế giới, tôi có quan hệ rộng rãi khắp nơi nhưng tôi không đi, tôi đứng lại, tôi chờ cái gì sẽ đến với mình, chờ để chịu trách nhiệm với những việc mình làm.

Tôi xin phép nói với vợ tôi vì tôi chưa bao giờ được nói với vợ tôi vì hai lần gần đây gặp tại Tòa chỉ kịp hỏi thăm sức khỏe. Lần đầu tiên khi tôi gặp luật sư để có thể giúp tôi chuyển lời về gia đình, tôi đã nói với luật sư trước mặt cơ quan điều tra hai việc: Việc thứ nhất không bao giờ chạy án, không gặp gỡ bất kỳ ai đang giữ các trọng trách ngày hôm nay, xin xỏ gì cho tôi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến các vị lãnh đạo, đồng thời nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng vợ tôi. Thứ hai, tôi muốn nói với vợ tôi rằng tôi sẽ tự giải quyết các vấn đề liên quan đến án từ của tôi vì tôi tin rằng mình vô tội, tin rằng mình có khả năng, có đủ tư duy, có đủ đầu óc để chứng minh với HĐXX rằng tôi vô tội.

Thứ chín, để khỏi mất thời gian của HĐXX, tôi cũng xin nói rõ các vấn đề để mọi người khỏi nhầm lẫn và có những suy nghĩ khác nhau. Việc tôi biết được cơ quan điều tra bắt tôi không phải từ những thông tin nào cả mà cả xã hội đều biết, dư luận đều biết, những nhà kinh doanh đều biết và nó được phản ánh ngay trong bút lục hồ sơ vụ án này vì cơ quan điều tra đã định sử dụng, định khống chế anh Lý Xuân Hải để tố cáo tôi. Anh Lý Xuân Hải là người rất thận trọng, anh ấy báo cáo Chủ tịch HĐQT, thường trực HĐQT đã tổ chức họp, gọi tôi đến để thông báo điều đó. 
Tôi đã nói với anh Hải và HĐQT hai câu: Câu thứ nhất, tôi đề nghị anh Hải cung cấp tất cả những tài liệu liên quan đến tôi khi cơ quan điều tra yêu cầu. Thứ hai, vì tố cáo tôi nên tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ ý kiến nào của thường trực HĐQT. Tôi chỉ đề nghị anh Hải làm văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ Công an về những việc cơ quan điều tra đang làm việc với anh Hải. Việc này tôi nói công khai, anh Tuấn, anh Kỳ, anh Hải, chú Giá đều chứng kiến. Khi tôi nói chuyện với anh Hải bằng điện thoại, cơ quan điều tra nghe và đều biết tôi ứng xử như thế nào khi tôi biết tôi sẽ bị bắt. Tôi là công dân lương thiện, không ngần ngại điều đó, tôi đứng lại sẵn sàng chấp nhận thử thách đến với mình một cách dũng cảm. 

Thứ mười, tôi rất cám ơn các nhà báo, các phóng viên đã đưa tin, phản ánh các nội dung tại tòa. Tôi cũng đề nghị các anh chị phải rất cẩn trọng vì nếu không sẽ bị cho rằng báo chí bênh vực bị can. Điều này tôi không muốn. Nhưng tôi hiểu sâu sắc rằng một nhiệm vụ thiêng liêng của báo chí là tìm ra sự thật và bảo vệ cho công lý. Tôi mong muốn rằng các anh chị nhà báo, phóng viên sẽ giúp tôi tìm ra được sự thật của vụ án này, vì khi đó sẽ không có vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.


Thứ mười một, tôi xin cám ơn Ban giám thị trại tạm giam Vĩnh Phúc, cám ơn tổ y tế đã giúp tôi sống qua được những ngày khó khăn, tổ y tế đã nhường sẻ thức ăn hàng ngày cho tôi trong thời gian tôi ở trại này (NKD: ông Kiên nghẹn ngào), đã giúp tôi khám sức khỏe ngày 2 lần trong cả năm trời để tôi có thể giữ được sức khỏe ngày hôm nay có mặt tại tòa. Tôi không bao giờ quên những hành động nghĩa cử đó mặc dù tôi biết rằng những cái điều mà tôi không được đối xử công bằng như những bị cáo, bị can khác là do người khác, do cơ quan điều tra gây ra. Tôi cũng cám ơn các cán bộ chiến sĩ của Trại giam T16 trong quá trình dẫn giải đã không gây khó khăn cho tôi, động viên tôi, hỗ trợ tôi và đã sơ cứu kịp thời cho tôi khi tôi bị lên cơn đau tim ngày hôm kia.

Thưa HĐXX, tôi bắt đầu đi vào trực tiếp những nội dung tôi cần gửi đến HĐXX. Tôi rất hiểu và rất biết rằng đứng trước vành móng ngựa không phải là nơi tôi khoe khoang hay kể công nhưng kết luận của cơ quan điều tra và diễn giải của vị đại diện Viện Kiểm sát đã xúc phạm đến danh dự của cá nhân tôi, của gia đình tôi, buộc lòng tôi phải nói dù không muốn nói. 

Thứ nhất, khi còn rất trẻ, đầu những năm 90, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao một số nhiệm vụ rất khó khăn vì lúc đó tôi có những mối quan hệ rất tình cờ, rất đặc biệt với lãnh đạo Nhà nước Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Việt Nam- Nga rất khó khăn, vì những quan hệ tình cờ tôi có, mà tôi đã làm những việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao, gồm 3 việc: Việc thứ nhất, làm sao xóa được nợ của Liên xô cũ đối với Việt Nam; Việc thứ hai, làm sao nối được quan hệ thương mại Việt Nam- Nga; Việc thứ ba, làm sao có thể mua được vũ khí cho quân đội Việt Nam.

Tôi không biết những việc tôi làm có tốt hay không, có đóng góp được đến như thế nào nhưng tất cả những việc này là có tập thể, có ban lãnh đạo Nhà nước, có rất nhiều người tham gia nhưng tôi nhận được sự nhận xét của các đồng chí lãnh đạo là tôi đã làm rất tốt việc những được giao. Tôi không đi sâu việc này vì đây có thể liên quan an ninh quốc gia. Nhưng một người giúp tôi làm việc này trong 5 năm đó chính là bị cáo Lê Vũ Kỳ ngày hôm nay, là một trong hai người trực tiếp phiên dịch cho tôi. Một người nữa là anh Nguyễn Huy Lượng nay đã mất. Tôi sẽ dừng lại ở đây vì hồ sơ việc này cơ quan điều tra đã thu giữ đầy đủ, tôi đề nghị cơ quan điều tra trả lại hồ sơ đó cho tôi vì đó là sưu tầm, tài liệu cá nhân của tôi.

Việc thứ hai rất cụ thể nhìn thấy được, sờ thấy được đấy là đầu những năm 90, ngành điện đã rất nỗ lực để làm sao có thể đưa 4 tổ máy 5, 6, 7, 8 của thủy điện Hòa Bình vào Việt Nam đúng tiến độ để có thể phát điện, góp phần xây dựng đất nước. Tôi và anh Kỳ là những người đã có những đóng góp quan trọng giúp ngành điện đưa 4 tổ máy này về Việt Nam với giá rẻ nhất, hợp lý nhất, đúng tiến độ nhất, đóng góp vào việc xây dựng đất nước. Anh Kỳ đã có công rất lớn trong việc này cùng với tôi.
Thứ ba, trong những năm 90- 95, Tổng công ty may Việt Nam đang đứng trước việc là rất nhiều…

(Chủ tọa yêu cầu dừng lại, nhắc nhở bị cáo nói rõ tâm tư nguyện vọng về các tội danh bị truy tố, không nói sang nội dung ngoài vụ án, nội dung khác có thể viết gửi)

Nguyễn Đức Kiên: Tôi cần nói rõ vì trong kết luận điều tra đã động chạm đến những điều này mà không ai nói với tôi cả. Tôi sẽ chuyển ngay sang những nội dung mà cáo trạng truy tố và trong kết luận của cơ quan điều tra đã nêu.

Một là cơ quan điều tra nói rằng tôi có ý thức, ý định thâu tóm hệ thống ngân hàng Việt Nam, lũng đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường ngân hàng Việt Nam, tôi sẽ nêu hai điều chứng minh về việc này bằng hồ sơ chứ không chỉ bằng lời nói:

Thứ nhất, vào những năm thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu, có rất nhiều kẽ hở để có thể bị thao túng, tôi biết rất rõ những kẽ hở ấy ở đâu và có thể kiếm rất nhiều tiền từ kẽ hở đó nhưng tôi không làm. Tôi cùng Lý Xuân Hải đã viết một báo cáo gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về hiện tượng này và kiến nghị những việc cần làm. Báo cáo này đã được ông Nguyễn Nhạc gửi lên Tổng bí thư Đỗ Mười, TBT Đỗ Mười đã có ý kiến gửi cho các ngành các cấp. Thủ tướng Phan Văn Khải đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Tài chính, Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước xem xét những đề xuất, kiến nghị của chúng tôi. Sau đó các Bộ này và Chính phủ đã có những giải pháp, hướng khắc phục những lỗi này, chống được việc thao túng giá trong thị trường. Đó là việc tôi làm.

Thứ hai, về Ngân hàng Nhà nước, lĩnh vực tôi hoạt động chính đang bị truy tố ngày hôm nay, liên quan mật thiết đến ngày hôm nay. Không phải ngày hôm nay tôi mới nói tại tòa hay là không có bằng chứng mà xin HĐXX ghi nhận cho tôi rằng tôi đã có những đóng góp ý kiến cụ thể bằng văn bản cho lãnh đạo Nhà nước Việt Nam ngay từ khi xây dựng đề án để báo cáo Bộ Chính trị thông qua Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005- 2010, tầm nhìn 2020. Tất cả những đóng góp ý kiến, báo cáo đó của tôi được thực hiện bằng văn bản. Ngay cả việc sắp xếp chấn chỉnh hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tôi và một số chuyên gia đã có báo cáo gửi cho lãnh đạo Nhà nước đề xuất việc chấn chỉnh hệ thống đó như thế nào. Tôi không nói sâu nữa mà chỉ nói hai nội dung.

Tôi sẽ tận dụng những giây phút hiếm hoi có thể được nói tại phiên tòa ngày hôm nay trong lời nói cuối cùng, tôi xin đề nghị lãnh đạo Đảng và Nhà nước lưu ý ba việc mà tôi cho rằng đây là những điều rất cần thiết mà một công dân cần nói, cần gửi gắm đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Một là, việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) không phải là việc sắp xếp số học, không phải cộng các số ngân hàng yếu trở thành ngân hàng mạnh, mà cần phải giải quyết thực chất các ngân hàng. Hãy dùng phương pháp dùng ngân hàng mạnh để kèm ngân hàng yếu. Tôi cho rằng đó là phương pháp hiệu quả nhất. Thứ hai, trong 30 NHTMCP hiện nay đang hoạt động, trong 5 NHTM Nhà nước đang hoạt động, có 3 NHTMNN có vấn đề lớn, trong đó có 1 ngân hàng tên là Vietinbank và có 1 NHTMCP khác. 
Tôi không nêu thêm đích danh ngân hàng nào vì tôi cho rằng có thể gây nguy hiểm cho hệ thống nhưng tôi xin nhắc rằng với tất cả nghiên cứu của tôi có 4 ngân hàng như thế, đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm. Thứ ba, mục tiêu của tất cả các việc chấn chỉnh hệ thống ngân hàng là gì, là mong muốn rằng hệ thống này hoạt động lành mạnh, đừng để cho ngân hàng nước ngoài chi phối để mất đi trái tim của nền kinh tế. Tôi xin dừng lại ở đó.

Thưa Hội đồng xét xử, thưa ông Chủ tọa, về 4 tội danh tôi bị truy tố, tôi sẽ không nói nhiều về các tội danh khác vì 3 tội danh tôi đã nói lần trước nhưng tội danh lừa đảo chiếm đoạt xin cho tôi được nói kỹ hơn: Thứ nhất, tôi, anh Thanh, chị Yến không lừa đảo chiếm đoạt tiền của ai cả. Đây là lời khẳng định của tôi trước Tòa. Thứ hai, sai sót dẫn đến tài sản của công ty bị chiếm đoạt chính là của Công ty MTV Thép Hòa Phát. Số tài sản này đã bị chiếm đoạt không phải 1 ngày mà kéo dài trong 40 ngày, không phải bằng một việc mà bằng một loạt các hành vi và cái này không liên quan gì đến việc biết hay không biết của anh Dương, anh Long hay anh Hà, nó hoàn toàn nằm trong ý thức của vị giám đốc Công ty MTV Thép Hòa Phát. Và điều đó tôi cho rằng là sai lầm nghiêm trọng của cơ quan điều tra. 

Tại phiên tòa, tôi đã nộp đơn khiếu nại. Và hôm nay, trước mặt Hội đồng xét xử, tôi xin kể đích danh những người nào đã làm sai phạm hồ sơ vụ án. Tôi xin lỗi những người này vì tôi không nhớ họ tên nên cho phép tôi chỉ nói tên, đó là: ông Tiến- đại tá trưởng phòng 10, ông Long- thượng tá phó phòng 10 và hai điều tra viên khác nhưng hai điều tra viên này tôi nghĩ họ làm theo lệnh nên tôi sẽ không nêu tên hai điều tra viên. Thứ ba đó là thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Cục trưởng C46. Họ là những người đã báo cáo sai sự thật lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước về vụ án này. Đó là những người đã đẩy chúng tôi phải ra vành móng ngựa và có thể phải chịu những bản án rất là nặng nề khi chúng tôi không phạm pháp, không vi phạm pháp luật.

Tôi cho rằng đơn khiếu nại của tôi đã được tôi ký tên một cách công khai cần có sự trả lời một cách chính thức của các cơ quản lý có trách nhiệm. Tôi hiểu sâu sắc rằng khi tôi nói ra việc này tức là tôi đã đặt gia đình tôi và tôi trước một mối nguy hiểm vô cùng, nhưng tôi tin vào chính sách, vào chế độ, tôi tin và tôi đặt toàn bộ niềm tin vào 90 triệu người dân Việt Nam, những người này là những người sẽ bảo vệ tôi, gia đình tôi tốt nhất. Xin phép Hội đồng xét xử cho phép tôi nói như thế vì tôi ý thức đầy đủ sự nguy hiểm của vấn đề này khi tôi đã đọc tên chính thức, đích danh những người làm trái pháp luật.

Về các tội danh khác, một lần nữa tôi xin khẳng định trước Hội đồng xét xử: 
Tôi không phạm tội kinh doanh trái phép. 
Tôi không phạm tội cố ý làm trái. 
Tôi không phạm tội trốn thuế. 

https://www.youtube.com/watch?v=7lciL5L0jU0
https://youtu.be/7lciL5L0jU0
 
Còn việc tôi không phạm tội như thế nào trong phiên tòa, Hội đồng xét xử đã được nghe các LS đưa ra các luận cứ, đã được tôi chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể, những lý lẽ cụ thể nên tôi cho rằng không cần thiết nhắc lại trong lời nói cuối cùng.

Thời gian không có nhiều nên tôi xin HĐXX cho tôi nêu một số kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và HĐXX như sau:

Thứ nhất, tôi kính đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Chống tham nhũng Trung ương sẽ xem xét toàn diện, cẩn trọng các vấn đề liên quan đến vụ án, những vấn đề tôi đã nêu tại phiên tòa và mong muốn rằng ông giao cho Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương đánh giá lại toàn bộ vụ án để làm rõ những gì ông đã nhận báo cáo trước đây là không chính xác, để bảo vệ quyền công dân của tôi.

Thứ hai, tôi kính đề nghị ông Trương Tấn Sang- Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam, Trưởng Ban Cải cách tư pháp, tôi mong rằng với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, ông sẽ giúp tôi được minh oan. Giúp tôi cũng như để cho 90 triệu người dân Việt Nam nhìn thấy rằng Việt Nam đang thực sự cải cách tư pháp.

Thứ ba, tôi kính đề nghị lên ông Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tướng Chính phủ, với cương vị là người điều hành đất nước, tôi mong ông có những hành động thiết thực để bảo vệ hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, hệ thống doanh nhân Việt Nam, trong đó có tôi- những người đang ngày đêm cố gắng hết sức mình lao động vô cùng mệt mỏi để làm sao có thể đóng góp xây dựng đất nước. DÂN CÓ GIÀU NƯỚC MỚI MẠNH, NƯỚC MẠNH THÌ QUÂN ĐỘI MỚI MẠNH, QUÂN ĐỘI MẠNH THÌ MỚI GIỮ ĐƯỢC NƯỚC. Tôi chỉ mong ông thế thôi.

Thứ tư, tôi kính đề nghị ông Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam rằng: Vụ án của tôi liên quan đến một số nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên tôi mong ông sẽ quan tâm xem xét và có trả lời để rõ Quốc hội ý kiến về những vấn đề này như thế nào, về những văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành ra sao và những cơ quan công quyền đã thực hiện những văn bản như thế nào… Tôi mong sớm nhận được sự quan tâm của ông.

Là một cử tri tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, khi tôi bỏ phiếu cho các vị đại biểu Quốc hội ứng cử tại khu vực này thì tôi cũng mong rằng các vị sẽ có tiếng nói trong Quốc hội, nhất là Quốc hội đang họp hiện nay để có thể giúp tôi bảo vệ quyền công dân của một cá nhân cần được bảo vệ.

Tôi xin đề nghị Hội đồng xét xử hãy tiếp tục kiên nhẫn.

Tôi đề nghị lãnh đạo Liên ngành Tư pháp Trung ương trong đó có ông Bộ trưởng Bộ Công an, ông Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách Tổng cục 6 hãy xem xét lại những việc làm của cán bộ điều tra, đừng để những thành tích của cán bộ điều tra hay cơ quan điều tra có được từ vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn để đón nhận những tấm huy chương, những bằng khen vì mặt trái của nó là những bản án năm tù oan nghiệt cho chúng tôi những công dân vô tội.

Tôi xin kính đề nghị trực tiếp đến HĐXX những nội dung sau: 

Thứ nhất, tôi đề nghị HĐXX nếu chưa thực sự có đầy đủ thời gian, chưa có được thực sự đầy đủ chứng cứ tài liệu thì HĐXX đừng tuyên án vào ngày 5/6 khi HĐXX chưa yên tâm vì có những tài liệu, những chứng cứ mà chúng tôi đưa ra cần có sự thẩm định một cách kỹ càng của HĐXX. Tôi cho rằng nếu HĐXX vẫn tuyên vào ngày 5/6 thì có thể đó là bản án tuyên đã được định từ trước rất gây oan nghiệt cho chúng tôi. 

Thứ hai, Hiến pháp Việt Nam quy định tại điều 31, điều 4, tôi đề nghị HĐXX nên chờ, kiên nhẫn chờ sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước để làm sao giúp tôi nhận được việc bảo vệ công dân một cách hợp pháp theo hiến pháp quy định. 

Thứ ba, tôi kính đề nghị HĐXX xem xét yêu cầu cơ quan điều tra về việc phong tỏa tài sản của tôi và gia đình. Vì những tài sản này là do mồ hôi nước mắt của tôi làm ra trong 30 năm qua, không liên quan gì đến vụ án. Việc phong tỏa hay kê biên này tôi cho rằng không hợp pháp. Nếu như có phát sinh nghĩa vụ dân sự của vụ án này tôi đảm bảo rằng công ty B&B là một pháp nhân sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình không cần phong tỏa.

Thứ tư, tôi hoàn toàn tin tưởng vào HĐXX. Khi ông thư ký tòa tống đạt lệnh của tòa đưa ra xét xử, tôi có hỏi ông thư ký tòa thành phần HĐXX là ai, tôi rất mừng khi trong thành phần HĐXX có 1 người nguyên là sĩ quan quân đội, đồng ngũ của tôi, có 2 vị là các nhà giáo ở các trường kinh tế - những đồng nghiệp của bố mẹ tôi trong lĩnh vực giáo dục. Và đặc biệt, tôi được biết chủ tọa phiên tòa sẽ là hai thẩm phán rất có kinh nghiệm nên tôi rất mừng và tôi hoàn toàn tin tưởng vào HĐXX. Dù phán xử của các vị như thế nào, có thể gây oan nghiệt cho tôi hay có thể minh oan cho tôi thì tôi cũng không trách các vị vì tôi tin rằng các vị hơn ai hết hiểu rõ bản chất vụ án không như cáo trạng nêu. 

Thứ năm, một lần nữa tôi khẩn thiết đề nghị HĐXX khi đưa ra những phán xử về tôi và những đồng nghiệp, nhân viên của tôi thì HĐXX hãy nghĩ rằng phán quyết của HĐXX không chỉ liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của chúng tôi mà phán quyết của HĐXX sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc nước Việt Nam này là đất nước dân chủ, có pháp quyền, một đất nước mà quyền công dân được bảo vệ. Một phán quyết mà có thể tôi cũng như mọi người và xã hội tâm phục khẩu phục chứ không phải là một phán quyết gây oan sai cho chúng tôi. Dù phán quyết của HĐXX như thế nào chăng nữa thì tôi cũng đề nghị HĐXX hãy cho tôi được tại ngoại chờ thi hành án khi bản án có hiệu lực vì tôi đã không trốn chạy khi có thể trốn chạy, thì không có lý do gì nếu như tôi bị kết tội mà tôi lại trốn chạy. Vì lý do nhân đạo, tôi xin HĐXX cho phép tôi được chữa bệnh vì những điều cần nói tôi đã nói tại phiên tòa, những điều cần gửi gắm đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tôi đã nói tại phiên tòa. Không cần phải chạy án, không cần phải thông cung gì cả, tôi đã làm bằng một cách trực diện tại phiên tòa. 

Có một điều có thể là nhỏ, cũng có thể không cần thiết nhưng tôi hiểu những tác hại ngược của nó khi tôi đã nói những điều này tại tòa, thì nếu như tôi còn bị tạm giam tôi đề nghị HĐXX cho phép tôi được chuyển sang trại tạm giam B14 vì tôi cho rằng ở trại tạm giam T16 dưới quyền của cơ quan điều tra sẽ không an toàn cho tính mạng tôi tiếp theo.

Thưa Hội đồng xét xử, tất cả những điều tôi nói ngày hôm nay là nguyện vọng, ước ao, mong muốn của một công dân luôn tuân thủ pháp luật, tin tưởng pháp luật, tôn trọng pháp luật một cách tuyệt đối, một công dân đã có những đóng góp nhất định đối với Nhà nước này, một công dân đã tạo dựng ra rất nhiều doanh nghiệp với hàng chục ngàn lao động, đã đóng góp thuế rất nhiều cho Nhà nước này, những DN này đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận là những DN nộp nhiều thuế nhất tại Việt Nam trong rất nhiều năm chứ không phải trong 1 năm. 

Tôi biết thời gian dành cho tôi không nhiều, tôi biết sự kiên nhẫn của Hội đồng xét xử có giới hạn nhưng tôi tin tưởng vào 90 triệu người dân Việt Nam, tôi tin tưởng vào đất nước này, tôi yêu đất nước này như một công dân yêu nước. Những lời nói tâm huyết của tôi đây không phải là lời nói để muốn làm người nổi tiếng hay muốn gì cả. Tôi chỉ muốn là người dân thường đóng góp sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tôi xin cảm ơn Hội đồng xét xử đã kiên nhẫn nghe.

2309. Thôi rồi – Việt Nam

Phạm Ngọc Cương
05-06-2014
1- Những gì Trung Quốc đã và đang làm với Việt Nam trên biển Đông về bản chất và cung cách cũng không khác mấy với những gì nhà cầm quyền Việt Nam làm với dân chúng của mình ở trong đất liền lâu nay. Cùng ngỗ ngược luôn cho mình là cha thiên hạ, coi trời bằng vung, một mình một chợ, ức hiếp người ngay, chà đạp kẻ yếu… Trung Quốc nổ súng chiếm, đảo, biển Việt Nam, đánh đập ngư dân Việt, cắt cáp tàu thăm dò Việt, đe nẹt các công ty nước ngoài muốn kết hợp với công ty Việt, kéo dàn khoan, đâm hỏng nhiều tàu, gây thương tích cho các lực lượng bám biển… của Việt Nam.
Dân oan Việt Nam đang bị ai bịt mồm, cướp đất phải hàng hàng lớp lớp kêu cầu khiếu kiện, bị đánh đập, tù tội, triệt đường sống vì chỉ lên tiếng đòi quyền làm người cho ra con người. Mượn lời ông Thủ tướng “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói” mọi người Việt có nhận thức và trải nghiệm đều thấy rằng những gì mà ĐCSVN làm cũng thật khác rất xa những gì mà đảng nói.
2- Nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay đang thể hiện sự kém cỏi và bất lực của họ trước kẻ thù. Không cảnh tỉnh, sớm nắm bắt được ý đồ chiến lược của địch. Ngay cả khi giặc lù lù trong sân nhà cũng không dám ra tay diệt giặc. Đâu rồi cái tinh thần “còn cái lai quần cũng đánh”? Kẻ cướp vẫn ngày càng nghêng ngang đi lại và thao túng. Về mặt chiến lược TQ lại tạm thắng. Nhà cầm quyền VN hôm nay hành xử không khác gì một anh chồng hèn và bạc nhược, lăng quăng, xin xỏ lòng tốt của chính kẻ tình địch cắm sừng lên đầu mình.
3- Việt Nam cùng với giàn lãnh đạo yếu kém hiện nay đang tự mình làm mình mất giá. Với vị thế của mình, trong cả hơn tháng qua đáng phải có những động tác mạnh mẽ hơn. Chỉ có kiện hay không mà còn thập thò mãi nói gì đến đánh đấm. Nói gì đến ra tối hậu thư buộc TQ phải rút. Việt Nam nếu không tác động nổi Ấn Độ để chặn các tầu dầu của Trung Quốc từ Trung Đông về qua ngả Ấn Độ Dương hay tác động Philippines cùng khoá biển Đông thì ít nhất cũng phải cố tạo được căng thẳng quốc tế ở vùng biển Việt Nam có thực lực. Với cuộc xâm lược bằng các lực lượng quân sự trá hình của TQ khi TQ “quyết tâm cướp nước ta một lần nữa” Việt Nam cần tính cả tới đòn quân sự phủ đầu. Cái giàn khoan này không quá một vài quả tên lửa tầm gần. TQ sẽ phải lưỡng lự và ở vào thế cùng gây chiến với hàng loạt nước khác khi TQ trả đũa vào các công ty liên doanh dầu khí của Việt Nam. Ít nhất khi tình hình chớm căng lên sẽ rung lắc toàn bộ các thị trường tài chính, dầu hoả, bảo hiểm, bất động sản, đầu tư… của TQ. Ai cũng biết rằng trong cuộc chiến này sẽ không có kẻ chiến thắng. Nhưng kẻ mất nhiều hơn sẽ là TQ. Chỉ riêng cuộc chiến tâm lý thị trường thôi sẽ khiến nền kinh tế nhiều ngàn tỷ $ vì rúng động sẽ thiệt hại gấp nhiều lần nền kinh tế hơn $100 tỷ. Sự đổ nát của Hà Nội, Sài Gòn là không ai muốn, nhưng nếu là nước cờ cuối thì tổng thiệt hại cũng không thể so với sự tan nát của Hồng Kong, Macau, Quảng Đông, Thượng Hải…Và đó là điều có thể khiến những cái đầu nóng nhất ở Trung Nam Hải phải nguội lạnh lại.
4- Đại trà trong người Việt Nam hôm nay lưu thông một tư duy dễ dãi. Một ông thủ tướng có thành tích làm cho quốc gia ngày càng lún sâu, phụ thuộc nặng nề vào TQ, kinh tế be bét, tham nhũng vô độ nhưng chỉ cần nói một câu có dũng khí là được gần như cả nước tung hô và ủng hộ. Thành tích của ông thủ tướng cho đến giờ là nói được rất nhiều cái hay, đáng lưu ý, nhưng làm thì còn thật nhiều cái dở. Không ai có thể phủ nhận rằng ông cũng có thể thay đổi để thành một lãnh đạo tầm vóc hơn nhưng cái quan trọng hơn là chính mỗi người Việt cũng cần tự thay đổi để nhận chân các vấn đề, đừng hi vọng một cách dễ dãi để rồi lại sớm gánh thất vọng ê chề. Tính cách nào thì có số phận ấy. Một lần nữa người Việt cần hỏi chính mình là sao chúng ta có một số phận nghiệt ngã như vậy. Một dân tộc mạnh là phải gồm một tổng thể những công dân mạnh mẽ chứ không phải chỉ trông chờ vào một lãnh tụ lớn.
5- Lớp người theo đuổi lý tưởng cộng sản như Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, …để giải phóng đất nước và phát triển dân tộc có thể được lịch sử biện minh là do tầm nhìn chiến lược hạn chế nên đã chọn sai đường đi và đặt cược số phận dân tộc vào nhầm bên thua cuộc. Tuy nhiên từ năm 1986 một người giáo điều như Trường Chinh cũng đã choàng tỉnh và bước chân vào con đường đổi mới. Ngày nay không ai còn hồ nghi gì về sự hung bạo của chủ nghĩa đại Hán hay sự bế tắc của chủ nghĩa cộng sản mà ĐCSVN còn bám vào đó thì họ, bằng một cách không thể rõ ràng hơn, đã tự chứng minh là những kẻ phản bội lại quyền lợi dân tộc với đầy đủ ý thức và chủ đích.
6- Nhìn ông tổng “lú” ngậm hột thị về chuyện TQ cả hơn tháng nay, hay sự im lìm qua cả một hội nghị trung ương đảng mới thấy sinh khí trong thượng tầng của đảng hôm nay thảm hại chừng nào. Chỉ có thể hiểu rằng TQ đang nắm chắc gáy các vị. Các vị đấu đá nhau ra sao, bài vở các vị thế nào, long thể các vị “trong sạch” dường nào, của chìm của nổi các vị đang chôn cất những đâu đều không lọt qua cặp mắt cú Trung Nam Hải. TQ quá hiểu rằng mấy ai trong quí vị hôm nay vì quyền lợi bản thân, gia đình và phe nhóm đủ dung khí dám nói “KHÔNG” với món lợi mang tên Trung Hoa. TQ quá hiểu rằng dưới sự thao túng của quí vị sau 39 năm dân tộc này vẫn chưa giải xong nổi bài toán hoà giải và sa lầy trong bài toán phát triển. Cả mấy năm nay các vị giăng lưới lẫn nhau qua nghị quyết 4 mà quyền lực ngày càng tan nát, mất tập trung. Học mãi theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà nhìn quanh chỉ thấy quan… tạng Dương Chí Dũng. Một lần nữa, muốn có sự phát triển là phải biết nhìn về phía trước. Không kẻ nào muốn tiến mà đầu luôn ngoái về phía sau. Chỉ các triều đại phong kiến mới luôn xiển dương công đức các tiên đế mà thôi. Nếu nước Mỹ cứ phát động học theo tư tưởng và đạo đức Washington thì xã hội Mỹ hôm nay không chắc khá hơn so với ngày họ lập quốc.
7- Nhân loại luôn khao khát hướng tới một nền chính trị quảng đại và chính nghĩa nhưng thực tế là nền chính trị thực dụng đang tràn lan. Trong nền chính trị thực tiễn và thực dụng này thì chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh. Kẻ yếu sức nhưng chính nghĩa, theo hy vọng cuối cùng sẽ thắng, nhưng nhất thời kẻ mạnh dù phi nghĩa vẫn luôn ở thế chủ động. Nhà cầm quyền Việt nam luôn tuyên bố rằng Việt Nam yêu hoà bình, luôn kiềm chế, không gây chiến, nổ súng trước. Những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam cũng tuyên bố là họ đang theo đuổi con đường bất bạo động. Tuy nhiên chuyện Việt Nam và Trung Quốc cả hàng ngàn năm nay vẫn chuyện gươm đao và súng đạn quyết định hơn thua là chủ yếu. Khi các quốc gia trên toàn thế giới chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ cũng luôn thấy đổ máu, chỉ có đổ nhiều hay đổ ít mà thôi. Qua mấy vụ biểu tình bạo động vừa qua đủ thấy rằng sẽ còn nhiều tang thương đang trực chờ sẵn nơi ngưỡng cửa Việt Nam nếu không sớm chuyển hoá từ đảng trị sang pháp trị.
8- Năm 1979 sau khi VN đưa quân vào Cambodia, TQ tấn công VN và VN chịu sức ép nặng nề ở hai đầu đã không dẫn đến một thay đổi nào về nhân sự hay thể chế. Năm 1989 khi cả phe XHCN tan rã VN vẫn kiên định con đường XHCN. Năm 2011 khi cả thế giới Ả Rập rung chuyển, VN kiên trì độc tài đảng trị. Và 2014… Không thấy có gì để hi vọng VN sẽ sớm thay đổi. Và người Việt, đa phần, như thường lệ, luôn trông chờ và nuôi hi vọng vào sự thay đổi của chính ĐCS. Cũng ấu trĩ và vô vọng như như lãnh đạo ĐCSVN hi vọng và trông chờ vào sự tử tế của chủ nghĩa đại Hán. Trong chuyện quyền lực, chưa có ĐCS nắm quyền nào trên thế giới biết cách hoá thân và lột xác cả. Không sớm có một đảng chính trị đủ sức cạnh tranh quyền lực với ĐCS, chuyện Việt Nam vẫn chỉ vậy mà thôi.
9- Nếu các yếu tố từ đất liền vẫn như hôm nay thì Việt Nam chẳng hi vọng gì để thay đổi cục diện trên biển. Kinh tế TQ đã qua giai đoạn phát triển bùng nổ và sắp tới nhiều khả năng là sẽ không bị đổ vỡ lớn mà đi vào điều chỉnh, cân đối và phát triển chiều sâu. Kinh tế VN khẩn kíp cần những cải cách thể chế quyết liệt để tăng trưởng. Cùng là hai kẻ độc tài mà chất trí tuệ của Trung cộng xem ra thật khác xa Việt cộng. Một lần nữa Việt Nam lại lỡ tàu.
10- Liệu có con cháu Ủy viên TW hay Bộ chính trị nào trong các lực lượng canh giữ đảo, cảnh sát biển, kiểm ngư hay ngư dân? Những lực lượng mà nếu chiến sự xảy ra sẽ nhanh chóng bị đối phương xoá sổ trong những giây phút đầu tiên. Sau bao nhiêu năm đảng tận tình tẩy não và nhồi nhét binh sỹ ngộ nhận rằng Đảng và Nước là một. Tướng quân đội làm kinh tế giàu như thế, lính tráng nghèo như thế làm sao “sỹ tướng một lòng phụ tử” nuôi chí chống Tàu được. Hơn nữa thử hỏi trên đất nước này có cửa nào mà tiền Trung Quốc không bôi trơn được. Các vụ lộ hàng hối lộ với các đối tác như Úc, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Nhật… làm bọn tham quan càng bám chặt vào các đối tác Tàu chịu chi và kín tiếng. Một quân đội chủ yếu là gồm những con em của các gia đình không lo lót nổi cho ở chỗ nào khác ngoài đời thì những cái gì đang được chứng kiến trên biển Đông đã là quá may mắn cho một thể chế mà tương lai đã mất màu sinh khí.
11- Không có các khoa học gia hàng đầu nước Nga với một dân số có hơn 142 triệu không thể xưng bá địa cầu. Năm 1947 giữa núi rừng Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ toàn quốc kháng chiến kỹ sư Pháp đào tạo Trần Đại Nghĩa đã chế tạo thành công bazooka đánh Pháp. Sau ngần ấy năm thử hỏi mái trường XHCNVN đã đào tạo ra những tinh hoa gì cho đất nước? Hãy thử nhìn chặng đời của một công dân trong vườn ươm tài tình sáng suốt và tuyệt đối của đảng: vừa chào đời có thể chết vì đủ loại đại dịch (sởi…), lớn tí nữa thì không chết cũng dễ thương tật vì tai nạn giao thông, vào đến trường đại học thì bội thực vì quá nhiều món vô dụng như Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Duy vật lịch sử, Duy vật biện chứng, Lịch sử đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ra trường thì nhiều phần không đủ sống nếu không lọt vào dây của các nhóm lợi ích chuyên giành giật và vơ vét tài sản và cơ hội quốc gia. Chịu làm lụng lương thiện thì đến già hưu bổng, y tế vẫn chật vật mới đủ tồn tại. Tìm đâu đủ sinh khí và nội lực để khắc tinh kẻ láng giềng mạnh thừa tham tàn và hung bạo?
12- Bảng phong thần Việt Nam từ cổ đến nay chủ yếu gồm các anh hùng chống Tàu. Nếu Việt Nam không sớm nói “KHÔNG” với chủ nghĩa cộng sản thì chắc chóng tới ngày những kẻ rắp tâm đổi sang họ Tập ở Việt Nam kịp chốt sổ danh sách này.
5/6/2014

2310. Đừng nên lấy việc kiện ra mặc cả

Lê Trung Tĩnh
Căng thẳng hiện nay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy phản ứng kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược của các lãnh đạo Việt Nam. Người này nói kiện, người khác vẫn coi HD981 chuyện gia đình, quan hệ Việt Nam Trung Quốc vẫn tốt đẹp, kiện là giải pháp cuối cùng…Mặc dầu sau một tháng đã có gần 30 cố gắng đàm phán từ phía Việt Nam, tất cả đều bị Trung Quốc bỏ ngoài tai.
Hoặc là các lãnh đạo Việt Nam đang vừa muốngiảm áp lực từ dân chúng, vừa không muốn phật ý Trung Quốc để chờ ngày nước này xuống thang ? Nếu vậy thì họ đã đánh giá thấp người dân Việt Nam và quá ảo tưởng về Trung Quốc.
Hoặc là các lãnh đạo Việt Nam đang dùng việc kiện để mặc cả, nếu Trung Quốc không « tốt », không đàm phán, Việt Nam sẽ kiện ? Nếu như vậy thì đó là một chính sách sai lầm.
Thứ nhất, kết quả tốt nhất của sự mặc cả khi Trung Quốc đang xâm lấn Viêt Nam chỉ có thể là giảm bớt chút ít sự xâm lấn của Trung Quốc. Để đổi lại, một trong những điều mà Trung Quốc có được, và họ mong điều này, là thêm một lời hứa không kiện của lãnh đạo Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam thường tuân thủ rất tốt các « lời hứa » với Trung Quốc, và họ cũng có cách để Việt Nam không thể làm khác. Tiếp tục một nước Việt Nam lệ thuộc.
Thứ nhì, việc có thể kiện Trung Quốc là một giá trị, sức mạnh vốn có của Việt Nam. Lấy việc đó ra để mặc cả cho điều này điều kia tương tựtiếp tục kiểu cách lấy vị trí địa chính trị của Việt Nam ra để làm giá với các nước lớn. Nói cách khác, đó là kiểu lấy tài nguyên bán, lấy thận ra bán, lấy phẩm giá ra bán…Bằng cách làm đó, lãnh đạo Việt Nam không chỉ không thêm được một chút giá trị thặng dư nào mà còn hạ thấp giá trị của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, bằng cách lặp đi lặp lại lời dọa kiện mà không làm gì cụ thể, lãnh đạo Việt Nam làm xói mòn lòng tin, chắc còn rất ít, của người dân Việt Nam và của thế giới. Ai có thể ủng hộ Việt Nam khi họ nghe và thấy quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn được ca ngợi tốt đẹp, và việc kiện, dẫu rất bình thường và văn minh, vẫn được coi là lựa chọn sau cùng ?
Lấy việc kiện hay không ra mặc cả với Trung Quốc là một sự đi dây tiếp tục. Không chỉ giữa nước này nước kia, mà giữa công lý và dàn xếp, giữa thực tế và ảo tưởng, giữa đấu tranh và nhượng bộ, giữa ánh sáng và sự lệ thuộc Trung Quốc.
Do đó, chúng tôi, những người phát động ký tên vào « Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa », đề nghị :
  • Lãnh đạo Việt Nam nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa theo hai cách đã nói trong thư.
  • Chỉ tiến hành đàm phán, thương thảo với Trung Quốc sau đó, khi Trung Quốc đề nghị và Việt Nam thấy cần thiết.
Như vậy, Trung Quốc không thể áp đặt Việt Nam vào thế yếu, lệ thuộc, vào thế đơn phương hay song phương để họ muốn làm gì thì làm, muốn gây chiến thì gây chiến, và lãnh đạo Việt Nam nhân nhượng gì thì nhân nhượng. Vì khi đó câu chuyện đã dưới ánh sáng của tòa án công lý.
Mời quý vị tiếp tục ký tên cho lá thư:
https://docs.google.com/forms/d/1S9hOdsPTa0clAKUweT_eyhCWzkxGNzTLUPByMKoXmGk/edit#
L.T.T

VÀI HÀNG MẠN ĐÀM VỀ TÁC PHẨM CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG CỦA NGÔ THẾ VINH [tái bản kỳ 3]

Dohamide (Đỗ Hải Minh) 
 Dohamide là mt tên tuổi quen thuc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên kho v lch s và văn minh Chàm. Đã xut bn năm 2000: “Dân Tc Champa: Hành trình Tìm v Ci Ngun”. Xut thân Hc Vin Quc Gia Hành Chánh và tt nghip M.A. Đi Hc Kansas, Hoa Kỳ. Ln lên mit Hu Giang Châu Đc nên rt am tường v h sinh thái Đng Bng Sông Cu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
 
Amazon_cover
 
Sau khi được Nhà Văn Nghệ xuất bản tại Nam California năm 2000, tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” của nhà văn đồng thời là bác sĩ y khoa và nhà biên khảo Ngô Thế Vinh, nguyên gốc thuộc Nhóm Bạn Cửu Long, đã được độc giả khắp bốn phương tiếp đón nhiệt tình. Do nhu cầu, tác phẩm đã được tái bản năm 2001, rồi thì cũng tuyệt bản, nay (2014) lại được tái bản lần 3, và lần này thì dưới mái nhà của Việt Ecology Press, cùng với một Nhà Xuất bản mang tên, nghe hơi lạ tai, là Nhà Xuất bản Giấy vụn. Được biết Nhà Xuất bản Giấy Vụn là một cơ sở in ấn trong nước nhưng thuộc cấu trúc “ngoài luồng” chớ không phải là nhà xuất bản bình thường thuộc dòng chính, và trên nguyên tắc, hoàn toàn do nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý điều hành. Như Ngô Thế Vinh đã có dịp tâm tình trong đoạn Thay Lời Dẫn:“do đụng tới những vấn đề nhạy cảm, nhất là với nước lớn Trung Quốc, tác phẩm sẽ không thể nào xuất bản ở Việt Nam trong một tương lai gần khi mà bối cảnh chánh trị vẫn không có ổn định và cả chưa có tự do ngôn luận như hiện tại.” Và ai cũng nhận thấy ngay ở đây là một thiếu sót to lớn trong cấu trúc vận hành truyền thông đại chúng tại một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đang ngăn trở dân gian tiếp cận xuyên suốt với những hiểu biết và thông tin trung thực về khoa học kỹ thuật trong bối cảnh “nhân dân làm chủ” và thời đại toàn cầu hóa này.
Tên tác phẩm gợi hình gắn liền với thời sự đất nước và quốc tế
2000 – 2014, thời gian 14 năm đã trôi qua, không chắc gì được lặng lẽ liên tục, công trình biên khảo của Ngô Thế Vinh với tên “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” bao giờ cũng hiện ra, có giá trị và tác dụng như là một tiếng chuông cảnh giới nghiêm túc được quan tâm trong học giới và trong công luận của đại chúng người Việt về hiểm họa của một nước Trung Hoa Cộng sản đàn anh phía Bắc. Cụm từ “Biển Đông Dậy Sóng” do Ngô Thế Vinh tài tình vận dụng vào khung dữ kiện của tác phẩm, thoạt tiên làm liên tưởng đến thời tiết, đến hình ảnh có khi đạt mức độ gây kinh hoàng của những đợt sóng thần cuồng nhiệt nổi lên đánh chìm các thuyền chài lưới ngoài khơi trong mùa mưa bão, thỉnh thoảng gây tai họa lũ lụt và chết chóc đau thương trong vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Nhưng “Biển Đông Dậy Sóng” ở đây thật tình là nhằm minh họa một số biến cố phát khởi từ hành động đe dọa xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông, cụ thể Ngô Thế Vinh đã kể trước hết, là hồi trước 1975, lợi dụng thời cơ các lực lượng quân sự Mỹ chủ trương rút ra khỏi cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc với phong cách đàn anh nước lớn phương Bắc, đã huy động một hạm đội với những phóng pháo hạm được trang bị hỏa tiễn tầm xa và phản lực cơ Mig 21 tối tân yểm trợ trên không, ngang nhiên tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa, (mà Trung Quốc đã ngang nhiên chỉnh sửa lại là Tây Sa) sau một trận hải chiến đánh chìm con tàu HQ10 Nhật Tảo của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng Ngụy văn Thà đã cùng với thủy thủ đoàn dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Qua các trang sách, Ngô Thế Vinh đã đặt vào đây những tình cảm thân thương kính phục đối với những chiến sĩ Hải quân VNCH vị quốc vong thân. Nhưng tác dụng của vế “Biển Đông Dậy Sóng” của Ngô Thế Vinh không chỉ ngừng ở đây.
Tiếp theo, hành động gây hấn và lấn chiếm biểu tỏ tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây , ngoài Việt Nam, còn liên hệ đến các nước trong Khối ASEAN như Philippines, Malaysia, Brunei…phát xuất từ việc Trung Quốc công bố bản đồ về một vùng biển đảo hình “lưỡi bò” xâm phạm chủ quyền lãnh hải của các nước có liên quan. Nhưng trực tiếp nhằm vào Việt Nam là khi vào ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã huy động lực lượng hải quân hùng hậu yểm trợ việc mang giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 đến đặt tại một địa điểm nằm ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc lập luận vị trí giàn khoan cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý về phía Nam, cách Hải Nam 180 hải lý thuộc vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam khẳng định giàn khoan đã được mang đến đặt cách đảo Ly Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 120 hải lý về phía Đông, hoàn toàn trái phép vì nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam. Hành động đặt giàn khoan dầu này đã và đang gây ra những cuộc va chạm giữa lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam tại hiện trường. Đội tàu chiến cảnh ngư của Trung quốc chỉ mới vận dụng các vòi nước để xịt ngăn chận, xua đuổi tàu Việt Nam không cho xáp đến gần giàn khoan, có gây ra những hư hại cho tàu Việt Nam, nhưng chưa đến mức nổ ra xung đột đạn pháo gây chết chóc thực sự. Hành động đặt giàn khoan, tuy nhiên, đã và đang nêu lên những vấn nạn cho hai nước đang thuộc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản thường được gọi là anh em và Trung quốc có tư cách là nước Cộng sản đàn anh. Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn trên cấp Chánh phủ của hai nước, do bởi hành động xâm lược của Trung Quốc xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, không thể nào tránh khỏi tác động khơi dậy lòng yêu nước của đại chúng người Việt Nam và người dân Việt đã sôi nổi biểu tỏ lòng căm phẫn của mình qua những cuộc biểu tình đã diễn ra trên đường phố trong nước và ở hải ngoại và ngay một cuộc tự thiêu của một phụ nữ đã diễn ra ngày 23/5/2014 ở trước Dinh Độc Lập cũ nay gọi là Dinh Thống Nhất, Saigon.
Các diễn biến kể trên đã vô hình chung gắn liền với cụm từ đầy gợi hình “Biển Đông Dậy Sóng” trong tên tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” của Ngô Thế Vinh, xác định giá trị thời sự và biên khảo của tác phẩm, càng tạo điều kiện đưa tác phẩm này đi vào quảng đại quần chúng Việt Nam trước thời cuộc, nhân kỳ tái bản lần thứ 3 này.
Cửu Long Cạn Dòng
14 năm trước đây, vào năm 2000 T.L., người viết vốn sanh trưởng tại miền Tây Nam vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam, đã có một thời gian cùng Ngô Thế Vinh sinh hoạt trong Nhóm Bạn Cửu Long tại Nam California, Hoa kỳ, nên đã được tạo cơ hội đóng góp một ít hàng luận bàn về nội dung tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” dưới ánh sáng một số góc nhìn của thời điểm, khi tác phẩm được trình làng lần đầu với một đề tài hãy còn mới lạ đối với nhiều người. Chủ đề chánh yếu do Ngô Thế Vinh triển khai chính là về con sông Cửu Long với vùng thượng nguồn nằm trong lãnh địa của Trung Quốc đang có khuynh hướng chế ngự toàn vùng. Trải qua thời gian 14 năm, từ thượng nguồn Trung Quốc, sông Mekong chảy qua lãnh thổ các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchea và sau cùng là Việt Nam về phương diện địa lý chánh trị và cả kinh tế, văn hóa , xã hội, chắc hẳn đã có những diễn biến cần được quan sát và ghi nhận thì mới đạt được một tổng quan thích hợp trung thực soi sáng các góc cạnh cần thiết có liên quan. Những cuộc tra cứu đòi hỏi nhiều công sức và kiên trì truy tìm tài liệu ở các hệ thống thư viện đã giúp Ngô Thế Vinh, trong khi tiếp tục hành nghề y khoa tại một bệnh viện có tầm cỡ ở Long Beach, Nam California, Hoa kỳ, thu thập những tài liệu và thông tin do những nhà biên khảo đi trước lưu lại. Điều hấp dẫn tác động vào bản chất hiếu kỳ của người đọc ấn bản kỳ 3 này là một số chi tiết vốn đã đi vào quá khứ nay Ngô Thế Vinh lại đưa ra ánh sáng thưởng lãm, trong tình cờ có giá trị như là một số đóng góp tìm hiểu trong lãnh vực có liên quan. Cụ thể có thể kể chẳng hạn như có Ngô Thế Vinh nêu lên, người đọc mới biết được hoặc nhớ lại được về công trình thám hiểm tiên phong vượt qua các vùng đồi núi nương theo dòng sông Mekong nhằm tìm ra thượng nguồn về phía Bắc. Trong quá khứ, đã có chuyến đi kéo dài đến 2 năm (1866-1868) do Francis Garnier, lúc đó, đang giữ chức vụ Đô Trưởng Chợ lớn khởi xướng và gồm 6 thành viên từ Saigon, đang là đất Nam kỳ thuộc địa Pháp, kéo nhau lên Nam Vang, Xứ Chùa Tháp và khi đặt chân đến cửa ngõ Vân Nam, thì trưởng đoàn Doudart de Lagré qua đời, trong khi chưa biết đâu là đầu nguồn con sông Mekong. Phải chờ tới năm 1994, một đoàn khảo sát Anh Pháp với Michel Peissel lần đầu tiên leo tới đỉnh đèo Rupsa, mới đạt điểm khởi nguồn của sông Mekong trên vùng cao nguyên Trung Á ở cao độ 4975 mét, xác định được tọa độ chính xác ở Vĩ độ: 33 độ 16’ 534 Bắc, Kinh độ: 93 độ 52’ 929 Đông.
Ngô Thế Vinh đã tự tạo điều kiện thực hiện một số chuyến đi nghiên cứu thực địa từ Vân Nam Trung Quốc, xuống đến các quốc gia có liên quan như Lào, Thái Lan, Kampuchea và Đồng bằng sông Cửu Long. Chất liệu những điều thu thập được trong các chuyến đi này, Ngô Thế Vinh đã giàn trải cô đọng lại trong tập sách “Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” do Văn Nghệ Mới xuất bản năm 2007 tại Nam California, Hoa kỳ, nội dung hẳn nhiên được vận dụng làm phong phú hơn các dữ kiện cho tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” ấn bản thứ 3 này.
Hành trình nghiên cứu thực địa dự định đưa Ngô Thế Vinh đi đến Tây Tạng là vùng đất thượng nguồn của sông Mekong, nhưng vì Tây Tạng đang là vùng đất bị Trung Quốc chiếm đóng và trong tình trạng thiếu an ninh, nên Ngô Thế Vinh chỉ đến Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc. Đây là vùng đất Trung Quốc có kế hoạch xây 14 con đập Bậc Thềm Vân Nam và Mạn Loan / Manwan được giới thiệu là con đập thủy điện đầu tiên, con đập lịch sử vĩ đại với công suất 1500 MW, cấu trúc cao 99 mét chắn ngang khúc sông Lan Thương – tên Trung Quốc của con sông Mekong, giữa hai ngọn núi với bức tường thành cao tới 35 tầng. Khi con đập đi vào hoạt động thì bắt đầu giữ lại một lượng nước khổng lồ được tính ra là vào khoảng 20% lượng nước của khúc sông, khiến mực nước sông Mekong phía hạ lưu đột ngột tụt xuống và Trung Quốc chẳng màng thông báo gì cho các quốc gia hạ nguồn.
Với các nước ở vùng hạ lưu cũng lại đua nhau dấn thân vào mục tiêu khai thác dòng chính và các nhánh sông Mekong nằm trong lãnh thổ mình cũng với những dự án xây dựng các đập thủy điện. Ở Thái Lan, Ngô Thế Vinh ghi nhận là ngoài những con đập lớn đa năng trên khắp lãnh thổ còn phải kể tới một hệ thống đập trên các phụ lưu hữu ngạn sông Mekong và đồng thời ráo riết kết hợp với Lào xây con đập Xayaburi 1260 MW là công trình thủy điện dòng chính đầu tiên trên khúc sông Mekong hạ lưu bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, chưa kể tới hai kế hoạch táo bạo Kong-Chi-Mun và Kok-In-Nan cũng của Thái Lan nhằm chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong cho dù bị Việt Nam lên tiếng phản kháng nhưng Thái thì vẫn cứ từng bước thực hiện kế hoạch của mình.
Các dự án xây cất đập thủy điện cuốn hút nguồn nước của dòng chính, gây nên nạn khô cằn ở những vùng đất từ xưa canh tác nông nghiệp và rừng cây, khiến dòng chảy các nhánh và cả dòng chính sông Mekong bị sút giảm tạo điều kiện cho nước mặn ngoài biển tràn vào phá hủy mùa màng và cây ăn trái trực tiếp gây hại cho cư dân địa phương là một điều không ai chối cãi được.
Sự nghẽn mạch là một hậu quả, một tai họa xảy ra ngăn chặn dòng sông Mekong không còn được chảy xuyên suốt từ thượng nguồn xuống đến hạ lưu nữa để lần hồi dòng sông phải đi vào nguy cơ cạn kiệt không làm sao tránh được, gây tai hại vô song cho môi trường sinh thái vùng đất dòng sông chảy qua, đưa đến nhiều thảm họa trong đó có nạn tuyệt chủng của các loài cá không còn sinh sản để tồn tại vốn là nguồn thực phẩm cung ứng protein chính cho cư dân trong lưu vực.
Trước thảm cảnh, các nước có liên quan đều bảo tồn quyền lợi của riêng mình như Thái Lan đã xây hàng loạt các đập thủy điện đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ nghệ trước mắt nhưng cũng như Lào và cả Việt Nam, cũng sẽ phải trả giá về sự hủy hoại môi sinh lâu dài. Riêng về Việt Nam, qua phát biểu của nhân vật hư cấu Hộ, Việt Nam cũng có xây cất một số đập thủy điện, đóng góp vào hậu quả dây chuyền gây khô hạn ở mùa khô vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong vị trí cuối dòng sông Mekong. Sai lầm ngay từ các dự án, cộng thêm với nạn nhũng lạm trong cấu trúc quản lý điều hành có quyền thế ngầm trong dòng chính, xâm hại chất lượng kỹ thuật các công trình xây cất vẫn còn là một bài toán chưa có đáp số dứt khoát, trên thực tế vẫn còn là một niềm đau cho đất nước. Ngô Thế Vinh đã nhắc lại, như một điển hình, dự án xây cầu Rạch Miễu ở Bến Tre với việc làm sai trái của một kỹ sư xây dựng và đồng bọn, nhưng đã được bao che và không bị chế tài thích hợp.
Tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” tái bản kỳ 3 dày 690 trang khổ lớn hơn nên trông đồ sộ hơn ấn bản đầu tiên, nhưng về hình thức, vẫn duy trì 23 chương, nội dung hẳn nhiên được cập nhật thêm với dồi dào dữ kiện hơn, tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng tiếp cận với các thông tin và các thuật ngữ chuyên ngành hơn. Đặc biệt ở mỗi chuyến nghiên cứu thực địa, Ngô Thế Vinh đã có dịp tiếp xúc với người dân địa phương, lắng nghe và ghi nhận tâm tình của họ xuyên qua các biến cố lịch sử mà họ đã trải qua, mỗi địa phương đều biểu tỏ sắc thái cố hữu, các nổi khổ đau trong cuộc sống gia đình và xã hội của họ, những chi tiết càng làm rõ hơn về mặt nhân sinh của lưu vực sông Mekong.
Sau những trang dẫn nhập mở đầu, Ngô Thế Vinh đã trình bày một bảng Niên Biểu ghi theo từng thế kỷ và từng năm có liên quan về những biến cố chánh trị, văn hóa xã hội, giúp người đọc vị trí hóa dễ dàng các thông tin và các dữ kiện được triển khai nhằm soi sáng sự việc đang được trình bày trong sách. Ngoài ra, những bản đồ và hình ảnh chụp minh họa sự kiện tại chỗ giúp người đọc cảm thấy thích thú giúp nắm bắt dễ dàng và thâm sâu các vấn đề và sự việc trong những bối cảnh có thể còn xa lạ được nêu lên. Ở phần cuối tác phẩm, có phần Sách Dẫn và Tài liệu Tham khảo làm cho tác phẩm được mở ra cho học giới nghiên cứu hàn lâm. Cuối cùng, một số trang đã được dành cho một số bài phát biểu của một số thức giả phân tích và đánh giá nội dung tác phẩm dưới những góc nhìn đa dạng và còn có giá trị đóng góp xây dựng học thuật cho tác giả.
Tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng” ấn bản kỳ 3 này xứng đáng được người đọc, mọi giới quan tâm tìm đọc một lần, rồi nghiền ngẫm đọc lần thứ hai để cùng chia xẻ với Ngô Thế Vinh những gì tựa hồ như là một tâm tình sâu lắng chân thực soi sáng hiểu biết về con sông Mekong với một số vấn nạn được phát hiện phải đối phó và xử lý thích đáng, kèm theo viễn tượng phát triển của một dòng sông huyết mạch trên một đất nước Việt Nam đang hướng về tương lai trong bối cảnh với Trung Quốc, một nước lớn phương Bắc đang có khuynh hướng đơn phương “mở mang bờ cõi” về phương Nam đối mặt với một số nước có các biển đảo trong vòng tranh chấp đang co cụm trong Khối ASEAN và với một nước Hoa Kỳ đang chuyển mình xoay trục quay về Đông Nam Á.
DOHAMIDE ĐỖ HẢI MINH
Garden Grove, Nam California, Hoa kỳ
Ngày 3 tháng 6 năm 2014 T.L.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét