Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Tin thứ Sáu, 06-06-2014 - Không hiểu nổi: Không hiểu tại sao cho đến nay sau hơn một tháng Tàu cộng xâm lược biển ta mà chẳng có một lãnh đạo nào điều trần trước quốc dân....

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Biển Đông : Việt Nam lại mở họp báo quốc tế để lên án Trung Quốc (RFI). – Họp báo quốc tế: Việt Nam phản đối hành động vô nhân đạo của Trung Quốc (VOV).  – Những hình ảnh tại cuộc họp báo quốc tế chiều 5.6 (LĐ).  – 3 lần VN trao công hàm phản đối, TQ lảng tránh (VNN). “VN đã 3 lần gửi công hàm yêu cầu TQ chấm dứt ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền nhưng TQ đáp lại sự kiên trì của VN bằng sự lảng tránh, không trả lời. Thái độ ở thực địa của TQ ngày càng hung hăng“. Chúng muốn đánh nhau rồi, không muốn đàm nữa.Trung Quốc đáp lại thiện chí của Việt Nam bằng nhiều hành động leo thang (QĐND).  – TQ chỉ nói hòa bình suông, hành động thì bạo lực (VNN). - Vụ giàn khoan 981: “Không thể tin những lời nói suông” (VnEconomy).  – Chính sách ngoại giao hòa bình của Trung Quốc chỉ là lời nói suông (PNTP). – Rõ hơn dã tâm của Trung Quốc (NLĐ).
- “Tàu bị đâm chìm nhanh, chúng tôi chỉ kịp nhảy thoát thân” (TT).  – Phẫn nộ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (ĐV). – VN đưa video tàu cá bị TQ đâm chìm (BBC).  – Việt Nam công bố video vụ đâm tàu, Trung Quốc tố ngược lại (VOA). – Chủ tàu cá Đna 90152 chính thức nhờ luật sư hỗ trợ pháp lý kiện tàu Trung Quốc (LĐ). – Trung ương Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ tàu ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm (LĐ). – Hành vi vô nhân đạo của Trung Quốc làm tình hình ngày càng căng thẳng (LĐ). – Trung Quốc đang kể câu chuyện cá bé “ăn thịt” cá lớn (PLTP). – 14 tàu cá Quảng Nam từ Hoàng Sa trở về: “Biển của mình thì mình đánh bắt” (LĐ).
- Biển Đông: Chuyên gia Trung Quốc đả kích Việt Nam và Philippines (RFI).  – Sự thật về cáo buộc Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 120 lần (VnMedia). Ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới: “Nội dung công hàm của Trung Quốc lưu hành ở Liên Hợp Quốc và phát biểu của bà Hoa Xuân Oánh có điểm chung là xuyên tạc sự thật, bóp méo tình hình thực tế. Clip cho thấy tàu Trung Quốc ngang nhiên đâm tàu Việt Nam, Bản thân, ngay cả Trung Quốc cũng không đưa ra được hình ảnh tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Chúng tôi bác bỏ luận điệu nêu trong công hàm của Trung Quốc cũng như lời cáo buộc của bà Oánh“.  – Video: Ông Trần Duy Hải: Trung Quốc xuyên tạc sự thật (VNE).
- Những hành vi đặc biệt nguy hiểm của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam (VnMedia).  – Trung Quốc, một cường quốc càng ngày càng hiếu chiến (RFI). “Cường quốc thứ hai trên thế giới này không còn là một quốc gia hòa bình nữa, mà đã trở thành ‘kẻ gây hấn tiềm tàng’ trong toàn khu vực“.
H1- Nguyễn Văn Tuấn: Không hiểu nổi:  “Không hiểu tại sao cho đến nay sau hơn một tháng Tàu cộng xâm lược biển ta mà chẳng có một lãnh đạo nào điều trần trước quốc dân. Không hiểu nổi tại sao chính quyền không cho người dân phản đối quân xâm lược. Không hiểu nổi trong khi tình hình căng thẳng và chết chóc trên biển Đông mà vẫn có vị tướng tuyên bố rằng tình hình tốt đẹp. Không hiểu nổi tại sao mình chạy trốn ngay trên vùng biển của mình, và mình lấy đó làm niềm tự hào. Không hiểu nổi khi người ta kì vọng lòng nhân đạo của quân cướp biển và quân thảo khấu”.
- Tường thuật trực tiếp: TỌA ĐÀM “LÀM SAO ĐỂ THOÁT TRUNG?” (Tễu).  – GS. TRẦN NGỌC VƯƠNG: Chúng ta phải Trả lời câu hỏi “Thoát Trung là thoát những gì” (FB Chú Tễu). – Phạm Toàn:  Làm sao để thoát Trung? (Văn Việt). – THOÁT GÌ? (FB JB Nguyễn Hữu Vinh). – Về hội thảo làm gì để thoát Trung đang diễn ra tại 53 Nguyễn Du, Hà Nội (BĐX). “Muốn thoát Trung mà ‘mồm miệng’ lại đặt trong cái rọ Cộng sản quang vinh, muôn năm, búa liềm bất diệt và lại có bác Hồ ngồi đó canh chừng thì đến mùa quyt mới thoát Trung được“.  –  TS. Đinh Hoàng Thắng: “Thoát Trung”: vẫn chỉ là giấc mơ (Tễu). – Thùng rác đầy rồi phỏng? (Đinh Tấn Lực).
- Nguyễn Trọng Vĩnh: Thật hay dối (BVN). “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thức tỉnh tinh thần dân tộc rồi ư? Lòng yêu nước trong ông đã trỗi dậy rồi ư?Hay là những lời nói trên đây của Thủ tướng Dũng chỉ là mỵ dân và nhằm thu hút phiếu bầu trong Đại hội 12 sắp tới, sau khi có vị thế rồi, lại quay lưng, thực hiện độc tài, nhiều tăng, nhiều cấm, lại đàn áp?” – Trưng cầu dân ý? (RFA). “Nhân dân Việt nam có toàn quyền biểu lộ lòng yêu nước của mình vì nhân dân làm chủ đất nước chớ không phải ĐCS và Chính phủ VN“.
- Tình hình thật là tình hình (Trương Nhân Tuấn). “Bất biến là ngồi yên,/ Đứa nào léng phéng biểu tình, thì đánh què chân (như con Nga)/ Thằng nào chơi ngu thì tó vào, đầy đi mút mùa (như thằng Điếu)/ Mặc kệ giàn khoan cắm đâu thì cắm, hút đâu thì hút/ Nó kéo đi lòng vòng rồi cũng mệt, hút riết rồi cũng hết/ Bất chiến tự nhiên thành,/ Nó rút về là mình chiến thắng ăn mừng“.
H5- Xích Tử – Quân đội trung thành, bảo vệ đảng: Tín hiệu sụp đổ (Dân Luận). “Quân đội chống lại nhân dân để bảo vệ đảng. Và dĩ nhiên, trong tình huống đó, nhân dân đối lập với đảng, đảng đối lập với nhân dân; đảng không còn là của nhân dân và dân tộc nữa; quân đội sẽ cũng không còn là quân đội nhân dân nữa. Khi bổ sung chức năng cho quân đội, có lẽ đảng đã dự báo tình huống sụp đổ này?
- Kiều Lê: Nỗi Lo Sợ (Cựu TNLT). “… có kêu gọi nhân dân tòng quân nhập ngũ, nhân dân ai mà không dè dặt trước những chuyện anh em bà con mình chống Trung Quốc bị ở tù, tới giờ chưa được thả ra, không mở mắt, lủi vào nữa sao? Nước túng, giá như kêu gọi xuất chinh mà nhân dân không chịu thì đè mà bắt đưa nó lên đường ngay. Nhân dân quá sợ mà thấy mình giờ tới hai kẻ thù, một ở xa một ở gần, trong khi bị buộc cầm súng ra trận họ đưa họng súng để giải quyết kẻ thù nào trước?
- G7 quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông (RFI). – Nhóm G7 lên tiếng về Biển Đông (BBC). – G7 quan ngại sâu sắc về tranh chấp chủ quyền ở Châu Á (VOA).
- Trần Quang Thành phỏng vấn nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng: Hậu quả đi dây Trung – Mỹ: Ai là kẻ thù số một?  (BS). “Đã đến lúc cần phải xem lại ai là thù, ai là bạn. Và thay vì xác định Mỹ là kẻ thù số một theo truyền thống trước đây của lịch sử chính trị Việt Nam thì hãy nên xem lại rằng kẻ thù đó còn ở quá xa, và từ 40 năm qua kẻ thù số một đó chưa từng làm cái gì xấu xa đối với Việt Nam… Ai xâm lược Việt Nam, ai không xâm lược Việt Nam? Ai chìa tay ra đối với Việt Nam? Phải xem lại điều đó để thấy rằng Hoa Kỳ và phương Tây là lối thoát không chỉ với giới chính khách Việt Nam mà còn đối với cả dân tộc Việt Namtrong tương lai”. – LS Mỹ khuyên VN không nên rút khỏi khu vực giàn khoan (MTG).
- Trung Quốc khai phá san hô trên vùng biển Philippines (RFA). – Trung Quốc có thể đang xâm lấn hai bãi đá ngầm ở Trường Sa (VNE). – TQ xâm lấn thêm 2 bãi đá ngầm thuộc Trường Sa (VNN). “Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 5/6 tiết lộ, TQ đã triển khai thêm nhiều tàu có thể được dùng để khai phá hai bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN“. Thật là khôi hài, Việt Nam đã giao cho Philippines giữ hộ hai bãi đá ngầm này hay là nhờ Philippines phát ngôn dùm? – Manila dự tính phản đối Bắc Kinh biến đổi nguyên trạng Biển Đông (RFI).  – Canada giúp Manila nâng cấp khả năng phòng thủ (RFI).
- Nhật hợp tác chặt chẽ với VN trong tình hình mới (TT).  – Tàu đổ bộ hiện đại của Nhật Bản thăm hữu nghị Đà Nẵng (LĐ).
- Nguyễn Đình Cống: Chuyện trò với cố vấn của Putin (BVN). “Nếu không biết kịp thời từ bỏ Mác và cộng sản mà cứ quyết tâm đeo bám thì chỉ có thể trở thành tay sai, lệ thuộc vào Trung Quốc, biến đất nước thành chư hầu của Trung Quốc, sẽ ngàn đời mang tội với dân tộc“.  – Báo Nga: đối với Trung Quốc phần nào của thế giới sẽ là Crym (Kichbu).
H6- Bản đồ Nhà Thanh do Hoàng đế Khang Hi sai vẽ xác định cương vực của Trung Quốc chấm dứt ở Đảo Hải Nam (BVN). – Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa:  Kỳ 1: Sử sách Trung Quốc nói gì? (QĐND). “Chính tư liệu của Trung Quốc đã chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Trước tiên là của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Hải ngoại kỷ sự trong quyển 3 đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định Chúa Ngãi hay chúa trước Chúa Nguyễn Phúc Chu, đã thực thi chủ quyền của mình trên quần đảo“.
- TIN CHỌN & Bình (Nguyễn Quang Vinh). – NÓI LEO THEO TƯỚNG VỊNHÔ hay, thế hóa ra chính quyền Trung Quốc tự cho mình cái quyền nghênh ngang la cà, bò lê bò lết hết biên giới nước này đến nước khác kiếm chút, liếm chút, xắn chút, trộm chút, để nếu bắt được quả tang thì nhăn nhở: anh phải cho tôi kiếm chút… nhục vậy sao?” – TIN NGON THÌ CÓ HỨNG BÌNH, rứa thôi
- Bản gốc bài báo đã điểm hôm qua trên TBKTSG: Giàn khoan Hải Dương 981, sức ép và cơ hội cho Việt Nam (viet-studies). – Mời xem lại: Giàn khoan Hải Dương 981: Sức ép và cơ hội cho Việt Nam  (TBKTSG).
- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền (HQ). – Giữ môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp nước ngoài (QĐND).  – Nhà đầu tư tin vào Việt Nam (NLĐ). – VBF 2014: Tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc (HQ). – Thủ tướng Việt Nam tìm cách trấn an giới đầu tư (RFI). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Doanh nghiệp có thể làm những gì pháp luật không cấm” (LĐ).
- Vẽ tranh cát thể hiện lòng yêu nước (RFA). “Vì thanh niên lớn lên mà không biết lịch sử nước mình, phải “né” để chọn môn khác thì không hay lắm. Cho nên cùng với những môn nghệ thuật khác thì tôi nghĩ giáo dục bằng mọi phương tiện khác, chẳng hạn như tranh cát là phương pháp tôi sẽ chọn để tiếp cận vừa đáp ứng mảng giải trí đồng thời dành cho mảng giáo dục để hun đúc cho các em tinh thần dân tộc Việt, bản sắc Việt cũng như đối trọng lại sự lấn át của văn hóa phương Bắc“.
- Nam thanh niên định tự thiêu trong công viên (Petro Times). – Dự định tự thiêu phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn (Dân News).
H3<- THÔNG BÁO KHẨN CẤP (FB Phùng Thị Lý). – Video: Phong trào liên đới dân oan biểu tình trước TLS Trung Quốc ở SG – Phần 1 (Long Hoàng). Phần 2
- TIN DÂN OAN (FB Mai Dũng).   – Khi đẩy hàng triệu người dân vào thân phận dân oan, nhà cầm quyền đã chứng tỏ họ và người dân oan không cùng chung tổ quốc? (Phương Bích). – Ảnh: Dân oan Văn Giang đã trao tặng 5 bao gạo cho dân oan Dương nội tại nhà Quốc hội số 1 Ngô thì nhậm (FB Trịnh Bá Phương). – Ảnh nhạy cảm: Dân oan phải cởi bỏ áo mang nội dung tố cáo, mới được vào phòng tiếp dân của Ban Nội chính và thanh tra Chính phủ (FB Thúy Nguyễn). – Ảnh: Dân oan cả nước đang tập Trung ở số 1 Ngô thì nhậm yêu cầu chính phủ trả lại đất cho dân cày, ngày 5/6 (FB Trịnh Bá Phương).  – Thành lập “Quỹ ủng hộ những người bị áp bức” (VLB).
- Trình tự Xét xử công minh (10)- Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa – Chương 9: Quyền và các biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn (DTC).
- Vòng Tay Thái Bình và nạn buôn người qua Trung Quốc (RFA).
- Liên quan đến vụ Đinh Đức Lập: Ông Vũ Trọng Kim tiếp tục bị tố cáo (Hữu Nguyên).
- Nợ công: Quốc hội lo lắng, Chính phủ nói gì? (VnEconomy). – Quốc hội thảo luận về dự án luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước (TTXVN).  – Rà soát lại để đảm bảo các quy định rõ ràng, chặt chẽ, khả thi (QĐND).
- HỌ ĐÂU CÓ NGHĨ ĐẾN DÂN ĐẾN NƯỚC, HỌ CHỈ NGHĨ ĐẾN ĐỚP VÀ ĐỚP: từ đăng cai Asiad đến xây 50 nhà hát “nghìn ghế” (GNLT).
- Phá được nhiều vụ án lớn nhờ mua tin (NLĐ). – Ban Nội chính từng mua tin tố tham nhũng để làm án Vinalines (VNE).
- Bộ trưởng Y tế bị hỏi về việc từ chức (BBC).
Vấp ngã vì “thiên nga đen” (TBKTSG).
H7- Kiến nghị của LS Ngô Ngọc Trai về vụ án Hàn Đức Long (BS). Mời xem lại: Kháng nghị hủy án, điều tra lại vụ tử tù Hàn Đức Long (GDVN). – Kháng nghị hủy án, điều tra lại vụ tử tù Hàn Đức Long (NLĐ). – Kháng nghị hủy án vụ tử tù Hàn Đức Long (PLTP). – Lần thứ 2 kháng nghị hủy án tử hình đối với Hàn Đức Long (DT).
- Hàng loạt cán bộ công ty Xổ sổ kiến thiết Hậu Giang bị kỷ luật (VNE).
- Thả nổi khai thác khoáng sản (SGGP).
- Thái Lan hy vọng VN ‘thông cảm’ (BBC).
- Báo chí Việt Nam ‘phá rào’, đưa tin về vụ Thiên An Môn? (VOA). TS Nguyễn Quang A: “Tôi không nghĩ rằng cái đấy là cái chuyện họ nới lỏng, bởi vì họ mà kiềm chế, hoặc họ ngăn chặn như trước thì cái bộ mặt nó lộ ra rằng những hành động như thế là những hành động thực sự bán nước. Thực sự không có ai muốn đeo cái nhãn đấy vào mình cả. Cái việc đấy cũng là theo cái lợi ích của họ mà thôi“. – Vì cái gì? (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Con thuyền thủng giữa dòng nước lớn (Dân News). “Có thể ví von việc kiểm duyệt thông tin như chuyện một con thuyền cũ kỹ, già nua, thủng nhiều chỗ đang cố bơi trên dòng nước lớn đang ào ạt chảy là mạng lưới internet. Việc kiểm duyệt giống như chỉ bịt được vài lổ thủng, nước vẫn mạnh mẽ tuôn vào và đến một lúc nào đó nước sẽ nhấn chìm thuyền“.
- Nguyệt Quỳnh – Từ Thiên An Môn đến Bắc Phong Sinh (Dân Luận). “Nhìn sự nhẫn tâm của những kẻ cầm quyền đối với người tỵ nạn Việt Nam sau 1975 đến các sinh viên Trung Quốc tỵ nạn sau biến cố Thiên An Môn 1989, đến những người Duy Ngô Nhĩ tỵ nạn năm 2014, liệu khi các lãnh tụ CSTQ và CSVN cùng gia đình họ chạy ra nước ngoài xin tỵ nạn như đã thấy ở các nước cựu độc tài, chính phủ các nước tự do có ghi nhớ cách hành xử vô nhân đạo của họ hôm nay không?
- Thủ tướng Tây Tạng lưu vong lên án sự đàn áp của Trung Quốc (RFI).
- TQ tăng cường cuộc trấn áp ‘chống khủng bố’ ở Tân Cương (VOA). – Trung Quốc bắt thêm 29 người tại Tân Cương (RFI). – Trung Quốc: bố ráp ở Tân Cương, bắt 29 người (Người Việt).
- Triều Tiên cho công ty Nga khai thác vàng để đổi lấy máy bay (TTXVN).  – Nga xóa nợ Bình Nhưỡng để có quyền khai thác tài nguyên (RFI).

- Trung Quốc đang xuyên tạc thực tế, bóp méo sự thật (TG). – Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông: Trung Quốc luôn xuyên tạc sự thật (ĐĐK). - Trung Quốc cho người phát ngôn tiếp tục “ngậm máu phun người” (GDVN).  – Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam đâm va hơn 1.200 lần (VNE). “Đến nay, phía Việt Nam đã đâm vào các tàu Trung Quốc ở hiện trường hơn 1.200 lần, và giăng những vật thể trôi nổi cùng các chướng ngại vật lớn“.
- LẬP TRƯỜNG KIÊN ĐỊNH! (FB Sao Hồng). “Lập trường kiên định theo chủ nghĩa cộng sản mà để mất chủ quyền dân tộc và mất sự độc lập của một quốc gia thì là sự mù quáng. Hữu nghị với nhân dân chứ không thể hữu nghị với chính quyền bành trướng !“. – Mời xem lại: Tình hữu nghị không bao giờ thay đổi (QĐND).
- Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel (DT). – Việt Nam kiện Trung Cộng? (VLB). “Đây là cơ hội ngàn năm mà Việt Nam không nắm bắt thì người ta phải hiểu Trung cộng đang nắm con bài tẩy liên quan tới sự sống còn của đảng CSVN và như vậy cũng nói lên cho mọi người thấy là CS thà để Việt nam trở thành thuộc quốc của Trung cộng để duy trì được đảng của họ hơn là bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của tổ quốc“. – Luồn trôn thoát hán(g) hay muốn chống Tàu cộng phải dẹp Việt cộng? (DLB).
- VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI Ở PHÍA BÊN KIA (FB Nguyễn Hưng Quốc).
- Buộc Bầu Kiên tội kinh doanh trái phép được chăng (TBKTSG).  – PHÂN TÍCH THÊM VỀ LỜI NÓI CUỐI CÙNG của bầu Kiên (FB Nam Nguyên). – Mời xem lại: Lời nói sau cùng của các bị cáo vụ bầu Kiên: Nếu sai đưa đao vào cổ cũng không ký (PLTP). – Bài này đăng trên báo PL&XH đã bị gỡ bỏ: Nói lời sau cùng, “bầu” Kiên tố đích danh nhiều cán bộ điều tra. Mời xem tại đâyĐụng tới Bộ Công an, báo Pháp Luật & Xã Hội dám “mò dái ngựa”, nên bị khởi tố (PL&XH/ TN). – Khởi tố vụ án xảy ra tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội (TP). – Khởi tố báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội (TT). – Khởi tố vụ án tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội (HNM).
- Nỗi buồn Ngày Báo chí cách mạng năm nay (Gocomay). – VN ‘không kiểm duyệt’ tin Thiên An Môn (BBC). Các nhà báo hay các TBT tự kiểm duyệt à?
KINH TẾ
- Cần ràng buộc trách nhiệm người đại diện phần vốn Nhà nước (GTVT). – Quy định rõ cơ chế giám sát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (HQ).
- Những giải pháp mang tính đột phá về chính sách tín dụng (VTV).
- Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 6/6 (CafeF).  – Nhận định chứng khoán ngày 6/6: “Có thể trading ngắn hạn” (VnEconomy).
- Doanh nghiệp đề xuất tạm dừng tăng lương tối thiểu năm 2015 (PNTP). – Chủ sử dụng lao động kiến nghị mức tăng lương tối thiểu dưới 12% (TTXVN).
- Ninh Thuận: Diêm dân điêu đứng vì muối không tiêu thụ được (LĐ).
- Gạch ốp lát Việt: Châu chấu đá gục ‘voi’ Tàu (VTC).
- Quảng Ngãi xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá ngàn tỷ (Zing).
- Nộp thuế như đi xin! (NLĐ).
- Samsung đầu tư trên 1 tỷ USD xây dựng nhà máy ở TP.HCM (TTXVN).
- ECB hạ dự báo tăng trưởng và lạm phát của Eurozone (Gafin).  – ECB hạ lãi suất tiền gửi xuống dưới 0 (CafeF). – Ngân hàng trung ương châu Âu cắt giảm 3 lãi suất chủ chốt (TTXVN).   – Chứng khoán châu Âu khởi sắc, đồng euro mất giá sau quyết định của ECB (Gafin).
- Doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực phát triển (TT).  – Làm gì để dân giàu? (VNE). “Điều quan trọng hơn cả là nhà nước nên có cái nhìn mới đối với khối doanh nghiệp tư nhân và dần dần rút về đóng vai trò điều hành và hỗ trợ thay vì trực tiếp nhúng tay vào việc kinh doanh“.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giải mã bí ẩn bãi cọc Bạch Đằng Giang (TT).
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần 49 (Da Màu).  – NGÀY GIỖ (Da Màu). – ĐỒNG CỎ THIÊN THAI
- CHUYỆN TRÊN TÀU (Tương Tri). – NHẬT MỘ HƯƠNG QUAN
- Hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 02-08.06.2014: điêu khắc gia Mai Chửng (Da Màu).
- Nên làm gì khi ở Rio De Janeiro? (BBC).
- World Cup Brazil 2014 (BBC). – Messi sẽ biến World Cup thành show diễn? (BBC).
- Suarez là niềm hy vọng lớn cho Uruguay (BBC).
- “Qatargate”, cuộc chiến giữa Blatter và Platini (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Từ cải cách kỳ thi tốt nghiệp THPT – Hạn chế dạy và học theo lối mòn (SGGP). – Thi tốt nghiệp: Vẫn nặng nề, lãng phí (NLĐ).
- Thứ trưởng Giáo dục: ‘Sai sót đề Văn không ảnh hưởng ý nghĩa câu hỏi’ (VNE).
- Hành trình quay lại clip của thầy Đỗ Việt Khoa (PLVN). – Tiếp tục xuất hiện cứ liệu nghi vấn tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp (TTXVN). – Xác minh thông tin tiêu cực tại hội đồng thi THPT Nam Lương Sơn (PNTP). – Hai giám thị coi thi tốt nghiệp ở Hà Nội bị cảnh cáo (VNE).  – Hà Nội cảnh cáo 2 giám thị coi thi sau kỳ thi tốt nghiệp (GDVN).
- Cười ngất với ảnh chế hậu thi tốt nghiệp 2014 (iOne).
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo tiếng Anh (GDTĐ).
- Gặp lại thần đồng: Tạo bệ phóng cho nhân tài (NLĐ).
- Phát hiện cả trăm loài động vật mới tại Việt Nam (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thấy 70 triệu, chẳng thèm tơ hào (TP).
- Miền Trung: Câu được thủy quái giống rồng dài 4,2 mét (MTG).
- Doanh nghiệp lại lần khân (NLĐ).
- Hà Nội: Hàng loạt chung cư cũ xuống cấp đang “chờ sập” (LĐ).
- Chưa có chủ phương tiện nào đăng ký cho xe máy điện (LĐ).
- Hải Phòng: “Thiếu gia” đi xe sang vi phạm giao thông, đấm chảy máu miệng CSGT (LĐ).

- Người dân phía Nam sẽ thọ trung bình 80 tuổi vào năm 2030 (Infonet). Theo sự chỉ đạo của đảng?
QUỐC TẾ
- Obama thăm châu Âu: Giới hạn quyền lực (BBC). – G-7 tập trung vào Nga, Ukraine trong ngày đàm phán thứ nhì (VOA). – Ukraina, trọng tâm của G7 (RFI). – Ukraina : Phương Tây khó cô lập được Putin (RFI). – G7 đe dọa áp đặt thêm lệnh trừng phạt Nga vì Ukraine (VNE). – G7 đe dọa áp đặt thêm trừng phạt với Nga (LĐ). – G7 và Mỹ đồng loạt chỉ trích Nga, hỗ trợ Ukraina (LĐ).
- Khí đốt : Nga chơi trò mèo vờn chuột với Ukraina ? (RFI).
- Đức điều tra vụ nghe lén điện thoại Thủ tướng Merkel (RFI).
- Nữ hoàng Anh sang thăm Pháp bằng xe lửa (RFI).
- Hàng trăm người thiệt mạng trong vụ tấn công của Boko Haram (VOA).
- Đức Giáo hoàng can dự vào tiến trình hòa bình Trung Đông (VOA).
- Xả súng ở miền đông Canada, 3 cảnh sát thiệt mạng (VOA).
- Các lý thuyết về chính trị thế giới (NCQT).
- Ông Putin chê bai bà Clinton (NLĐ). Ông Putin đã có thái độ kỳ thị phụ nữ khi phát biểu câu này: “Tốt hơn hết là không nên tranh luận với phụ nữ. Bà Hillary chưa bao giờ nhã nhặn trong các phát ngôn của mình. Tuy nhiên, chúng tôi không để bụng và vẫn gặp gỡ tại các sự kiện quốc tế lớn. Khi người ta đẩy ranh giới đi quá xa, không phải do họ mạnh mà bởi vì họ là kẻ yếu. Nhưng sự yếu kém không phải là điều gì quá tồi tệ đối với phụ nữ”.
- Ủy ban Bầu cử bị tố cáo thiên vị khi cảnh cáo bà Suu Kyi (VOA).
13h55′:
* RFA: + Sáng 05-06-2014; + Tối 05-06-2014
* RFI: 05-06-2014

2304. Kiến nghị của LS Ngô Ngọc Trai về vụ án Hàn Đức Long

H2 
Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự kính gửi tới Quý cơ quan lời chào trân trọng.
Vụ án Hàn Đức Long, văn phòng chúng tôi đã gửi tới Ban nội chính trung ương các công văn kêu cứu số 1,2,3,4 và 5 trong đó đã trình bày các cơ sở pháp lý chứng minh cho việc kêu oan. Nay chúng tôi bổ sung thêm một số nội dung trình bày về quá trình tham gia vào vụ án, quá trình kêu oan như thế nào, để từ đó Ban nội chính có được cái nhìn khách quan toàn diện về vụ việc, giúp củng cố nhận định xem liệu vụ việc kêu oan có cơ sở tin cậy hay không.
  1. Về Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự
Văn phòng luật sư (VPLS) được thành lập ngày 20/12/2012 bởi Sở tư pháp tỉnh Nam Định, đến nay là được hơn 1 năm hoạt động, trụ sở đặt tại Nam Định.
Trưởng văn phòng là Luật sư Ngô Ngọc Trai, tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội năm 2005, tham gia Đoàn luật sư Nam Định từ tháng 4/2006 đến nay đã được gần đủ 8 năm hành nghề. Trong 8 năm đó luật sư Trai hành nghề ở Hà Nội, cộng tác với nhiều tổ chức hành nghề luật sư khác nhau, chuyên môn của luật sư là luật sư tranh tụng tham gia giải quyết các vụ án dân sự, hình sự.
  1. Về lý do tham gia bào chữa cho Hàn Đức Long
Năm 2011 luật sư Trai cộng tác làm việc tại Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự, Đoàn luật sư Hà Nội, luật sư Trai được phân công cùng 2 luật sư khác bào chữa cho Hàn Đức Long tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2 tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra vào tháng 6/2005 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. TAND tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm lần 1 vào tháng 1/2007 tuyên mức án tổng hợp hình phạt tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm lần 1 vào tháng 6/2007 tuyên y án sơ thẩm.
Tháng 7/2009 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao do Chánh án Trương Hòa Bình đã ra quyết định Giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, yêu cầu điều tra xét xử lại. Việc điều tra lại thực hiện từ năm 2009 đến tháng 9/2011 mới xét xử sơ thẩm lại lần 2. Luật sư Trai tham gia phiên tòa lần này (các phiên tòa trước và sau đó luật sư Trai không tham gia).
  1. Các hoạt động đã thực hiện liên quan đến việc bào chữa
Để phục vụ cho việc bào chữa tại phiên tòa, luật sư Trai đã hai lần vào trại giam trao đổi với Hàn Đức Long, bị cáo trình bày với luật sư kêu oan và khai bị đánh ép phải nhận phạm tội. Luật sư cũng về hiện trường cánh đồng nơi phát hiện xác cháu bé, xem xét khung cảnh từ chỗ máy xát nơi Long xát gạo tới chỗ gia đình cháu Yến là nạn nhân.
Luật sư đã tiếp cận nghiên cứu và sao chụp hồ sơ tài liệu từ TAND tỉnh Bắc Giang với hàng nghìn bút lục tài liệu. Luật sư Trai được phân công nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị luận cứ bào chữa để cùng 2 luật sư nữa tham gia phiên tòa. Trong đó rất buồn là anh luật sư giám đốc công ty mặc dù còn trẻ nhưng đã chết năm 2012.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 TAND tỉnh Bắc Giang vẫn tuyên Long có tội với mức án tổng hợp là tử hình giống như các phiên tòa năm 2007.
Sau phiên tòa sơ thẩm lần 2 công ty luật không tiếp tục nhận bào chữa cho bị cáo nữa nên luật sư Trai cũng không có lý do để tham gia phiên tòa phúc thẩm tiếp theo. Bào chữa cho Long tại phiên tòa phúc thẩm lần 2 do một luật sư nguyên là cán bộ viện kiểm sát về hưu. Bản án phúc thẩm lần 2 tuyên y án sơ thẩm.
  1. Nhận định về việc kêu oan
Đứng trước một vụ án mà mọi tài liệu hồ sơ được cơ quan điều tra thu thập đều nhằm chứng minh là bị cáo phạm tội, vậy tại sao luật sư nghiên cứu lại cho rằng bị cáo không phạm tội? Như thế có khác nào bức tranh người ta vẽ mùa hè mình xem lại nói đó là mùa đông, sao có thể trái ngược như vậy?
Luật sư thì không có thẩm quyền điều tra, cũng không đưa ra được tình tiết nào mới, quay đi quay lại vẫn chỉ có hồ sơ cũ, vậy căn cứ vào đâu để nói là oan?
Có một nguyên lý là nếu đúng bị cáo là thủ phạm thì mọi tình tiết hành vi phạm tội, mọi căn cứ bằng chứng của vụ án sẽ có tính LOGIC và phù hợp với nhau. Giống như những cạnh răng cưa ăn khớp vào với nhau.
Nếu bị cáo không phải là thủ phạm thì việc mô tả diễn biến hành vi phạm tội chắc chắn sẽ có những điểm vô lý, vênh nhau, khập khiễng, khiên cưỡng, gò ép giống như những mảnh răng cưa không khớp nhau. Cơ quan điều tra có thể đã cố gắng chứng minh cho sự logic phù hợp của các tình tiết, mài mòn đi những chỗ vênh, nhưng sự thật chỉ có một và không thể nào che dấu đi hết được dấu vết của sự khiên cưỡng.
Một luật sư có trình độ và trách nhiệm khi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ sẽ chỉ ra được những chỗ vô lý trong hồ sơ vụ án mà những người xem qua loa sẽ không nhận ra. Giống như một người nhai kỹ miếng cơm sẽ phát hiện ra hạt sạn, trong khi người không nhai kỹ sẽ nuốt luôn không phát hiện ra hạt sạn.
Ví dụ trong vụ án này, việc cơ quan điều tra bỏ ra ngoài hồ sơ 49 bút lục tài liệu là nhằm che dấu đi sự vô lý trong luận điểm kết tội. 49 bút lục đó cho thấy có mâu thuẫn gia đình giữa Long và gia đình bà Khuyến, chị Năm (người vu cáo Long hiếp dâm từ đó Long bị bắt và lòi ra vụ giết hiếp cháu bé 5 tuổi).
Tình trạng cơ quan điều tra có sai sót làm không đúng chỗ này chỗ kia cũng thường thấy trong các vụ án, nhưng đó chỉ là sai về mặt thủ tục hoặc sai về mặt nội dung chỉ ảnh hưởng đến mức án tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Nhưng có những sai lệch trong hồ sơ ảnh hưởng đến bản chất cốt lõi là có tội hay không có tội. Đó là những tình tiết vô lý không thể chấp nhận, không đúng với sự thật khách quan. Những điểm rất vô lý như vậy cũng không phải là dễ được nhận ra vì nó ẩn dấu trong đống hồ sơ với hàng nghìn trang bút lục tài liệu. Đó là chưa tính đến việc cơ quan điều tra cũng có thể đã nhận ra điều đó và bằng đủ mọi thủ pháp nghề nghiệp che dấu đi.
Trong vụ án Hàn Đức Long có nhiều điểm vô lý như vậy chúng tôi đã chỉ ra tại các công văn trước, nay xin lược lại nội dung ngắn gọn:
Thứ nhất: Cơ quan giám định pháp y cho kết quả cháu bé chết sau bữa ăn cuối cùng từ 4 đến 6 giờ, cơ quan điều tra đã hỏi bố mẹ cháu và xác định cháu ăn bữa cuối lúc 12 giờ trưa ngày, vậy thời điểm cháu bé chết nằm trong khoảng từ 4 đến 6 giờ chiều.
Nhưng vấn đề là ngày xảy ra vụ án 26/6/2005 đó là ngày mùa hè, thời điểm đó ruộng vừa mới cấy không gian thông thoáng. Vậy lúc 4 đến 6 giờ chiều trời còn sáng liệu tội phạm có dám đưa cháu bé ra cánh đồng hiếp rồi giết không?
Nhiều khả năng là tội phạm đã xảy ra ở nơi khác hoặc theo một diễn biến cách thức khác không đúng với mô tả trong hồ sơ. Đây là điểm vô lý chứng tỏ cơ quan điều tra đã sai và không thể khắc phục được.
Thứ hai: Khi mổ tử thi cháu bé thấy trong phổi và khí phế quản cháu có nhiều dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ cháu phải bị dìm cho chết sặc. Nhưng cơ quan điều tra lại xác định Long ôm cháu bé ra chỗ bờ mương đất, đặt cháu bé ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước rồi bỏ chạy về. Không có hành vi dìm chết cháu bé.
Trong khi khám nghiệm hiện trường cho thấy mực nước mương là 35cm tức là chỉ hơn một gang tay, trong khi cháu bé cao 1,07m. Mực nước đó thì không thể làm chết cháu bé có chiều cao như vậy được, mực nước chỉ đến đầu gối cháu bé.
Điểm này chứng tỏ cơ quan điều tra mô tả diễn biến hành vi phạm tội sai, không đúng với thực tế khách quan. Đây cũng là điểm vô lý mà cơ quan điều tra không thể lý giải được.
Thứ ba: Một loạt sự bất hợp lý trong mô tả hành vi của bị cáo khi bế cháu bé ra cánh đồng đặt ngồi ở đoạn bờ mương bê tông và thực hiện các thao tác hành động. Một loạt sự bất hợp lý này cho thấy mô tả trong hồ sơ không phải như sự thật đã diễn ra, khả năng đó là kết quả của sự hình dung tưởng tượng của cán bộ điều tra buộc bị cáo khai nhận như thế, còn thực tế diễn biến theo kiểu khác.
Các vấn đề khác cũng rất bất hợp lý đã phân tích ở công văn trước như hai bằng chứng ngoại phạm của của Long.
  1. Nhận định về việc vu oan giáng họa
Sau vài tháng không tìm ra manh mối hung thủ, cơ quan điều tra đã phát động nhân dân tố giác tội phạm, trình báo về việc lâu nay ở địa phương có đối tượng nào xàm sỡ hay hiếp dâm phụ nữ. Cơ quan điều tra phát cho mỗi gia đình trong thôn một phong bì thư có ghi rõ địa chỉ cơ quan điều tra để nhân dân tiện tố giác.
Trong bối cảnh đó thì ngày 31/8/2005 Hàn Đức Long có mâu thuẫn với gia đình bà Khuyến, chị Năm. Cụ thể Long có mâu thuẫn với gia đình hàng xóm là Trương Công Lành liên quan đến đất ngõ đi chung. Anh Lành là con bà Khuyến, tại hôm xảy ra mâu thuẫn Long đã dùng đá gây thương tích cho vợ chồng anh Sáu chị Chung là em trai và em dâu Lành, đều là con bà Khuyến.
Chị Chung bị Long ghè đá vào đầu phải đi viện, ngày 14/9/2005 chính quyền địa phương đã giải quyết buộc Long phải bồi thường cho Chung 1,5 triệu, Long đã bồi thường 1,2 triệu và chưa bồi thường hết. Chính Chung là người viết đơn cho mẹ chồng (cụ Khuyến) và chị chồng (chị Năm) tố cáo bị Long hiếp dâm.
Xem xét việc hiếp dâm bà Khuyến chị Năm thì thấy ngay sau vụ giết hiếp cháu bé, khi cơ quan công an đang ráo riết truy tìm thủ phạm thì Long lại hiếp dâm người khác, điều này là không hợp lý.
Theo tài liệu hồ sơ Long hiếp dâm bà Khuyến vào tháng 3/2005. Hiếp dâm chị Năm hai lần, lần 1 vào cuối tháng 6/2005, lần 2 vào đầu tháng 7/2005 chị Năm không nhớ ngày, trong khi vụ cháu Yến xảy ra ngày 26/6/2005.
Phát hiện ra điểm vô lý này, trong giai đoạn điều tra lại cơ quan điều tra xác định lại Long hiếp dâm chị Năm lần một vào tháng 6/2004 (chứ không phải năm 2005) và lần 2 vẫn là đầu tháng 7/2005.
TỨC LÀ NGAY TRƯỚC VÀ SAU VỤ GIẾT HIẾP CHÁU YẾN CHỈ VÀI NGÀY THÌ LONG LẠI HIẾP DÂM NGƯỜI KHÁC. Khó thể tin được điều đó là sự thật, hoặc là Long quá liều lĩnh bệnh hoạn, hoặc đó là sự vô lý khó chấp nhận.
Bản thân Long có gia đình vợ con bình thường, kết hợp với việc Long kêu oan và các tình tiết bất hợp lý khác trong hồ sơ thì có thể nhận định việc vu cáo Long hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm là không đúng.
Trong giai đoạn điều tra lại năm 2011 gia đình bà Khuyến đã rút đơn tố cáo gửi cho cơ quan điều tra. Nhưng sau đó cơ quan điều tra lấy lại lời khai của gia đình thì anh Sáu là con bà Khuyến chồng Chung lại xác nhận tiếp tục tố cáo Long.
Nguyễn Thị Chung sinh năm 1969, năm 2005 Chung 36 tuổi, sinh sống ở nông thôn, đời sống vất vả, học hành hạn chế, liệu trong thời điểm oán hận vì bản thân và người nhà bị đánh, Chung đã vu oan cho Long? Đây chỉ là giả thiết nhưng cũng nên nhớ bối cảnh lúc đó công an đang ráo riết truy tìm thủ phạm giết hiếp cháu bé, họ còn phát cho mỗi gia đình một bì thư ghi rõ địa chỉ để nhân dân tiện tố giác tội phạm. Vô hình chung việc trả thù lúc đó được tạo điều kiện dễ dàng. Nếu bây giờ buộc được Chung bà Khuyến hay chị Năm thú nhận việc vu oan cho Long là sai thì có cơ sở để minh oan cho Long.
  1. Các căn cứ kết tội của tòa án
Trong cả hai vụ việc hiếp dâm đều không có nhân chứng, vật chứng, trong vụ hiếp dâm cụ Khuyến chị Năm còn được củng cố bằng lời khai của bị hại còn sống. Vụ cháu bé thu giữ được một số lông, tóc và tinh trùng nhưng giám định không cho ra kết quả. Cùng chỉ căn cứ vào lời khai nhận của Long, vậy tại sao các phiên tòa Hội đồng xét xử đều không kết tội được Long hiếp dâm bà Khuyến chị Năm nhưng lại có thể kết tội Long hiếp giết cháu bé?
Căn cứ kết tội của tòa án trong vụ giết hiếp cháu bé dựa vào các tài liệu:
- Long đã tự viết đơn xin đầu thú về hành vi hiếp giết cháu bé,
- Trong các lời khai Long do cán bộ điều tra ghi Long đều thú nhận và mô tả rõ hành vi phạm tội.
- Khi được cho viết thư về cho vợ và người nhà cháu bé thì Long cũng đều thừa nhận mình phạm tội.
- Một biên bản làm việc trao đổi giữa Long và anh Báu là bác ruột cháu bé diễn ra tại nơi giam giữ có sự có mặt của cán bộ điều tra, biên bản ghi lại rằng tại buổi làm việc Long thừa nhận với anh Báu là Long là hung thủ và xin được tha thứ.
- Tại tòa án anh Báu khai rằng khi gặp mình Long đã thừa nhận, xin lỗi và mong được tha thứ.
Tòa án cho rằng lời khai nhận của Long phù hợp với những dấu vết ở hiện trường như thế lời khai nhận của Long là có cơ sở, từ đó kết luận Long chính là hung thủ.
  1. Cơ sở pháp lý cho việc kêu cứu
Những cơ sở pháp lý kêu oan cho bị cáo Long hoàn toàn là kết quả nghiên cứu và phân tích hồ sơ của luật sư Trai. Luật sư Trai nắm rõ và hiểu sâu sắc những nội dung mình đưa ra. Nay nhận định sự việc bị cáo bị oan, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm như sau:
Điều 274. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Theo các quy định trên thì Văn phòng luật sư chúng tôi đã gửi thông tin sự việc kêu oan tới TAND tối cao và VKSND tối cao nhưng chưa được giải quyết trả lời.
  1. Kính mong được cứu giúp
Chúng tôi được biết thẩm quyền của Ban nội chính trung ương là: Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm viện kiểm sát, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội). Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Như thế Ban nội chính trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét lại vụ án oan sai Hàn Đức Long vì vụ án này có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thuộc khối nội chính (gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), và liên quan đến sửa đổi một số quy định khiếm khuyết của bộ luật tố tụng hình sự thuộc công tác xây dựng pháp luật thuộc mảng vấn đề thẩm quyền của Ban nội chính trung ương. Do vậy kính mong Ban nội chính trung ương nhận lãnh trách nhiệm xem xét cứu vớt bị cáo trong vụ án oan sai này.
Văn phòng luật sư sẵn sàng hợp tác trong các hoạt động nhằm minh oan cho tử tù.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641. Email: lsngoctrai@gmail.com.
Tại Hà Nội: Liên hệ LS Ngô Ngọc Trai, Tầng 3 Số 62 Thái Thịnh II, Hà Nội
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
TRƯỞNG VĂN PHÒNG 
—-
Bài liên quan:
- Kháng nghị hủy án, điều tra lại vụ tử tù Hàn Đức Long (GDVN). – Kháng nghị hủy án, điều tra lại vụ tử tù Hàn Đức Long (NLĐ). – Kháng nghị hủy án vụ tử tù Hàn Đức Long (PLTP). – Lần thứ 2 kháng nghị hủy án tử hình đối với Hàn Đức Long (DT).

2305. Không hiểu nổi

FB GS Nguyễn Văn Tuấn
Không hiểu tại sao cho đến nay sau hơn một tháng Tàu cộng xâm lược biển ta mà chẳng có một lãnh đạo nào điều trần trước quốc dân. Không hiểu nổi tại sao chính quyền không cho người dân phản đối quân xâm lược. Không hiểu nổi trong khi tình hình căng thẳng và chết chóc trên biển Đông mà vẫn có vị tướng tuyên bố rằng tình hình tốt đẹp. Không hiểu nổi tại sao mình chạy trốn ngay trên vùng biển của mình, và mình lấy đó làm niềm tự hào. Không hiểu nổi khi người ta kì vọng lòng nhân đạo của quân cướp biển và quân thảo khấu.
05-06-5014
H1Có những sự việc và phát ngôn mình không thể nào hiểu nổi. Đó là nói lịch sự, chứ nói thẳng thừng thì chắc nặng nề lắm và khó coi trên mặt chữ. Tất cả có lẽ nói lên sự lúng túng hoặc bất đồng quan điểm trong giới cầm quyền VN về cách đối phó với kẻ thù. Cũng có thể nói những điều khó hiểu này bất bình thường vì nó thể hiện một rối loạn tâm lí hoặc rối loạn suy nghĩ ở những người có trách nhiệm.
Khi được phóng viên AP hỏi tại sao Chính phủ không cho người dân biểu tình trước đại sứ quán Tàu, viên phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN nói: “[…] Còn thông tin tại sao Chính phủ không cho người dân biểu tình. Xin khẳng định thông tin đó không có cơ sở. Người dân VN có quyền biểu thị yêu nước theo quy định của pháp luật.” Không biết nói ra câu này viên phát ngôn có cảm thấy xấu hổ không nhỉ? Qui định của pháp luật là gì trong khi Quốc hội chưa thông qua luật biểu tình? Sự thật rành rành là khi người dân xuống đường phản đối hành động xâm lược của Tàu thì bị các lực lượng cảnh sát và an ninh trấn áp một cách … tận tình. Trong khi đó báo chí VN hồ hởi đưa tin các nhóm sinh viên và người Việt ở nước ngoài biểu tình chống Tàu. Thái độ của chính quyền VN chưa hẳn là “khôn nhà dại chợ”, nhưng có thể xem là double standard – lưỡng chuẩn, một chuẩn dành cho người Việt trong nước và một chuẩn dành cho người Việt ở nước ngoài.
Còn Phùng đại tướng thì nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng”. Thế thì những chiếc tàu cá của ngư dân VN bị tàu của kẻ thù đâm vào cho chìm và gây thương tích và tử vong thì có phải là “đang phát triển tốt đẹp”? Chẳng lẽ phát triển tốt đẹp bằng cái giá máu và mạng sống của ngư dân Việt Nam? Thật khó chấp nhận phát biểu này.
Báo chí VN dùng cụm từ “vô nhân đạo” để chỉ hành động tàu của Tàu đâm vào tàu cá VN. Nhưng tôi lấn cấn cụm từ “vô nhân đạo”. Theo tôi hiểu nhân đạo là tình thương yêu đồng loại và tôn trọng giá trị đạo đức và phẩm giá con người. Bọn Tàu cộng xâm phạm lãnh hải VN là quân cướp. Quân cướp không thể nào có “nhân đạo”. Vậy thì kì vọng vào lòng nhân của quân cướp Tàu cộng chẳng khác gì van xin vào lòng nhân từ kẻ sát nhân. Không thể gọi hành động đâm vào tàu VN là “vô nhân đạo”; phải gọi đó là “thói côn đồ”, quân ác ôn, quân thú tính. Phải gọi đúng tên đúng việc như thế, chứ không có chuyện nhân đạo hay vô nhân đạo ở đây.
Thật chẳng biết nói gì khi báo chí VN có vẻ tự hào về những chuyến luồn lách và trốn chạy của tàu cảnh sát biển VN. Có lẽ buồn, nhưng cũng tức giận. Thuở đời nay tàu mình chạy trốn trên vùng biển của mình thì có gì là đáng tự hào?! Bọn cướp nó chẳng những nhởn nhơ mà còn truy đuổi tàu chấp pháp của mình. Thế có phải là nhục không? Phải nói là rất đau khi đọc những bản tin như thế. Đau chứ chẳng có gì đáng tự hào cả.
Càng đau hơn khi Nhà nước hô hào và khuyến khích ngư dân bám biển trong khi họ chẳng được ai bảo vệ. Ở nước ngoài, mỗi khi nơi nào có biến động, chính quyền có nhiệm vụ cảnh báo công dân mình không nên ghé qua những nơi đó. Còn đằng này chính quyền VN khuyến khích ngư dân đi vào vùng nguy hiểm. Điều đáng khâm phục là ngư dân VN vẫn ra khơi dù biết rằng những chuyến đi như thế là rất nguy hiểm. Đến khi bị kẻ thù phá hoại và gây tử vong thì cũng chẳng ai quan tâm. Đúng là “mang con bỏ chợ”. Có chăng là vài dòng chữ tuyên dương trên báo chí. Mạng sống và danh dự của người Việt thấp như thế chăng? Không biết có chính quyền nào trên thế giới (ngoại trừ VN) làm như thế với công dân mình.
Đúng là có những điều mình không hiểu nổi. Không hiểu tại sao cho đến nay sau hơn một tháng Tàu cộng xâm lược biển ta mà chẳng có một lãnh đạo nào điều trần trước quốc dân. Không hiểu nổi tại sao chính quyền không cho người dân phản đối quân xâm lược. Không hiểu nổi trong khi tình hình căng thẳng và chết chóc trên biển Đông mà vẫn có vị tướng tuyên bố rằng tình hình tốt đẹp. Không hiểu nổi tại sao mình chạy trốn ngay trên vùng biển của mình, và mình lấy đó làm niềm tự hào. Không hiểu nổi khi người ta kì vọng lòng nhân đạo của quân cướp biển và quân thảo khấu. Có thể nói tất cả những khó hiểu trên là những nghịch lí bất thường trong một xã hội và thể chế cũng bất thường chẳng kém.

2306. Hậu quả đi dây Trung – Mỹ: Ai là kẻ thù số một?

Trần Quang Thành phỏng vấn nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
06-06-2014
Lời giới thiệu: Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 được tổ chức tại Singapore từ ngày 30/5 đến ngày 1/6 mới đây có sự tham dự của 450 đại biểu, gồm các quan chức quân sự cấp cao, các chuyên gia an ninh, và bộ trưởng quốc phòng các nước, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Malaysia, Indonesia, Australia, Việt Nam, Singapore, Pháp, New Zealand…
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là diễn giả chính tại lễ khai mại diễn đàn hôm 30/5, đã cam kết ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Sáng 31/5/2014, tại Hội nghị đối thoại Quốc phòng an ninh châu Á (Shangri La 2014), tướng Phùng Quang Thanh có bài phát biểu bày tỏ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Nội dung bài phát biểu đó là gì và đã được dư luận phản ứng ra sao mời quý vị theo dõi phân tích của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng qua cuộc phỏng vấn cua nhà báo Trần Quang Thành
Trần Quang Thành: Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng, hôm nay lại gặp nhau để bàn về tình hình đất nước. Thưa nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG, trong hội nghị Sangrila vừa rồi đã để lại điều gì ấn tượng nhất, đáng quan tâm nhất thưa nhà báo?
Phạm Chí Dũng : Ấn tượng nhất là lời phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh.
TQTTại sao lại quan tâm về lời phát biểu của ông ta?
PCD: Trong khi tình hình nước sôi lửa bỏng Trung Quốc xâm lấn Việt nam đã cận kề, ông đại tướng vẫncho rằng chưa có gì là  biến động cả, mọi chuyện vẫn tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc vẫn là bạn. Ngay cả ông Đặng Ngọc Tùng chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam còn phải nêu rằng đây là một bài học cho tất cả những ai mơ hồ về 16 chữ vàng và 4 tốt, trong khi một đại tướng nắm trọng trách toàn bộ lực lượng quân đội Việt Nam mà lại phát biểu như thế thì người ta quá thất vọng. Và rõ ràng là ông Phùng Quang Thanh, mặc dù có tần suất xuất hiện trên báo chí, công luận ít thôi,nhưng lần xuất hiện này lại gây thất vọng rất lớn và có lẽ làm giảm sút đáng kể uy tín của ông không chỉ trong dư luận trong nước mà cả trên chính trường quốc tế.
TQTÔng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bảo là Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng mọi tư liệu,mọi chứng cứ để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, hoặc là để phanh phui những hành động xâm lược của Trung Quốc. Thế giữa ông thủ tướng và ông đại tướng có gì là mâu thuẫn nhau không thưa nhà báo?
PCD: Cả hai ông đều là tướng, nhưng họ có mâu thuẫn và bất nhất với nhau. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một lời tuyên bố tương đối kiên quyết và được dư luận đánh giá là lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông đã dám có can đảm để nói thẳng ra một điều là “không có tình hữu nghị viển vông”. Tôi đặc biệt chú ý tới tính từ “viển vông” mà ông dùng, đó là một tính từ không nằm trong các văn bản của nhà nước. Trong khi đó văn bản đọc tại hội nghị Shangri-la của Đại tướng Phùng Quang Thanh nghe nói đã được Bộ Chínhtrị duyệt từng câu từng chữ, và ngay cả cách đọc của ông cũng không được thuyết phục vì nó hơi bị vấp váp. Như vậy giữa hai vị tướng này đã có sự mâu thuẫn về mặt quan điểm đường lối, đối sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, và tôi cho đó không phải là một điềm lành đối với Việt Nam.
TQTNhư vậy phải chăng trong Bộ Chính trị đã có sự rạn nứt ?
PCD: Tôi nghĩ là rạn nứt thì đã từ lâu rồi. Người ta khác nhau về quan điểm đối ngoại và đặc biệt là khác nhau về quan điểm đi dây như thế nào giữa Trung Quốc và Mỹ. Việc đó đã xuất hiện vào tháng 5 năm 2013 khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và phía Hoa kỳ là tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục ở Washington, và sau đó đến chuyến đi của ông Trương Tấn Sang thì người ta rộ lên những lời đồn đoán về một sự khác biệt nào đó, một sự khác biệt khá lớn. Nhưng chỉ đến gần đây khi mà xảy ra sự kiệngiàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt nam thì tất cả những mâu thuẫn mới bộc lộ ra và làm người ta thấy nhiều khác biệt về quan điểm.
Tôi cho rằng rất cần trong lúc này phải có một sự đồng nguyên trong Bộ Chính trị, trên tinh thần dân tộc và cần phải có một Hội nghị Diên Hồng để các vị tướng có thể nói với nhau về làm cách nào để bảo vệ đất nước, bảo vệ cho chính gia đình và cho chính họ. Nhưng rất đáng tiếc là cho tới nay họ vẫn lúng túng và tất cả dường như vẫn đang chờ đợi nhau. Người ta nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đưa ra những lời tuyên bố thẳng thừng, kiên quyết như vậy, nhưng ông ta vẫn phải chờ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị lại chờ vào ông Nguyễn Tấn Dũng, tất cả vẫn đang chờ nhau trong khi  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đang chờ kết quả chuyến đi của ông Phạm Bình Minh Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao, còn ông Phạm Bình Minh chắc chắn phải chờ ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ. Nhưng chuyến đi sắp tới của ông Phạm Bình Minh cũng không suôn sẻ lắm vì ông Phạm Bình Minh lại còn phải chờ Bộ Chính trị, còn cho đến giờ Bộ Chính trị Việt Namlại đang chờ những động thái của phía Mỹ.
Trong khi đó về phía Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ đã đưa ra lời tuyên bố cứng rắn với TrungQuốc về chuyện khả năng Mỹ có thể đưa binh lực tới khu vực Biển Đông để giải quyết những xung đột vũ trang có thể phát sinh tại khu vực và cũng là để bảo đảm cho những lợi ích của người Mỹ về vấn đề tự do hàng hải, an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông. Đó là một động thái khá kiên quyết về phía Mỹ theo một lối mở mà như tư lệnh của quân đội Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương  - ông Locklear - đã tuyên bố, đã bắn tiếng trên Reuters là phía Mỹ có thể xây dựng một đối tác chiến lược với phía Việt Nam. Mà trở thành đối tác chiến lược thì anh có thể hình dung nó cần thiết với Việt Nam thế nào rồi, bởi vì trước đây ông Trương Tấn Sang chưa thể hy vọng việc trở thành một đối tác chiến lược mà chỉ là đối tác toàn diện mà thôi. Đối tác chiến lược ở đây phải nói tới là chiến lược về an ninh và về quốc phòng, đó chính là điều mà người Việt Nam cần nhất hiện nay, hơn cả Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương (TTP). Chỉ có đối tác chiến lược đầy đủ với Hoa kỳ mới có thể tạo ra một hàng rào chắn, một lá chắn đủ mạnh, đủ xung lực, đủ hỏa lực để ngăn chặn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Các động thái gây hấn của Trung Quốc là không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biên giới phía Bắc, đó là điều cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Nếu như Việt Nam không thể đạt được điều đó thì có thể nói là không có một điều gì, không có một con người nào, không có tài sản của một quan chức nào ở Việt Nam có thể an toàn.
TQT: Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam hiện nay dường như có những mâu thuẫn trống đánh xuôi kèn thổi ngược: ông Nguyễn Tấn Dũng chờ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị lại chờ ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế thì phải chăng có một sự chờ một điều gì khác nữa, đó là chờ vào phương Bắc ?
PCD : (cười) … Điều đó tôi chưa nói ra. Đó chính là một sự chờ đợi ngấm ngầm. Nhưng có điều là tôi thực sự không biết chắc là ai đang chờ đợi “phương Bắc”, và nếu có những người chờ phương Bắc thì họ đang chờ đợi điều gì?Có lẽ nào họ chờ đợi một sự bạo động mới như ở Đồng Nai, Bình dương hay một số nơi nào đó khác chăng? Đó chính là một ẩn số, một câu hỏi rất khúc mắc mà người dân Việt Nam đang rất muốn biết,nhưng cho tới nay chưa ai giải thích rõ ràng rằng lực lượng nào đủ mạnh, tôi xin nhấn mạnh là “đủ mạnh”, đứng sau lưng giật dây bạo động ở Bình Dương và ĐồngNai.
Nếu theo cách tuyên truyền giải thích của một số cơ quan nhà nước về ba “đối tượng” mà người ta cho rằng có sự giật dây của Việt Tân và cung cấp tiền bạc của Việt tân để tạo ra cuộc xuống đường của hàng chục ngàn công nhân ở Bình Dươngvà Đồng Nai, thì điều đó quá nguy hiểm đối với nhà nước. Bởi vì chỉ có ba con người mà có thể tạo ra một cuộc bạo động lớn như vậy thì với ba chục hoặc ba trăm người của Việt Tân từ hải ngoại mà về Việt Nam thì sẽ như thế nào? Lý lẽ đó không thuyết phục và dư luận hiện nay vẫn còn đang rất hoài nghi rằng có một lực lượng nào đủ lớn, đủ sâu để có thể chi phối một việc như vậy. Người ta cũng nghi ngờ rằng việc đó có bàn tay của tình báo Hoa Nam Trung Quốc đã tạo ra những cơn kích động sâu rộng có thể gây ra những mầm mống nội loạn ở Việt Nam. Và nếu mầm mống nội loạn ấy đủ lớn thì chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra, đó là lúc mà thể chế chính trị Việt Nam phân hóa sâu sắc và có thể tan rã bởi những động thái giật dây của tình báo phương Bắc.Lúc đó người phương Bắc sẽ tràn vào phương Nam theo những kịch bản đã từng xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử.
TQTQuay trở lại vấn đề Hội nghị Shangri-la, ông đánh giá thế nào về những khác biệt trong hội nghị này? Quốc tế thì rất quan tâm, rất lo ngại cho Việt Nam, ví dụ như thủ tướng Nhật, nhưng Việt Nam thì lủng củng với nhau như vậy thì liệu chúng ta giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?
PCD: Tôi không ngạc nhiên về thái độ lủng củng hay là bất nhất, chần chừ của phía Việt Nam, vì điều đó diễn ra từ lâu rồi, đặc biệt là trong mối quan hệ “anh em môi răng” với phương Bắc. Nhưng điều quá khó khăn với họ là thế này: hiện nay phương Bắc không còn là gây hấn thuần túy mà đã là một mối họa xâm lăng, giàn khoan 981 là một trong những bước đi đầu tiên của Trung Quốc để tạo ra một nền tảng trong chiến lược gây hấn khiêu khích và xâm lấn dài hạn đối với Việt Nam trong tương lai không xa. Mối họa đã rất cận kề.
Người ta cũng đã thấy là người Mỹ đưa tay ra. Người Mỹ đưa tay ra vì lợi ích của họ ở khu vực  Biển  Đông, đó là giao thương hàng hải và tất cả những gì mà họ coi là mặt quân sự có thể chi phối được khu vực, không chỉ là khu vực Nam Á mà cả Đông Á nữa. Trong lúc đó Việt Namcần phải tận dụng cơ hội này, khi mà ông Locklear Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái bình Dương ra tuyên bố về khả năng Mỹ và Việt Nam có thể có quan hệ đối tác chiến lược. Tôi cho rằng nhà nước Việt Nam phải bắt nhịp ngay cái tần số và cơ hội đó. Nhưng Hội nghị Shangri-la đã chứng tỏ bản lĩnh quá yếu kém của phía Việt Nam. Hoàn toàn không đạt yêu cầu khi đưa một ông bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra để chỉ nói những câu văn vẻ không có nghĩa gì hết, gây phản cảm rất lớn trong dư luận, cho thấy một vị thế quá yếu kém của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Điều đó gây ra hậu quả là quốc tế họ coi thường Việt Nam, họ đánh giá Việt Nam là chỉ có lời nói mà không có hành động, mà nếu như chỉ có lời nói mà không có hành động thì khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì quân đội ViệtNam sẽ đánh nhau như thế nào đây với một vị đại tướng nói không nên lời? Đó là điều quá rõ.
Trong khi đó, phía Mỹ đã chủ động đưa ra đề xuất thành lập một khối đồng minh quân sự Đông Á bao gồm người Mỹ, người Nhật Bản, người Philippines và tất nhiên cả Việt Nam. Tôi cho đây là một cơ hội cuối cùng của Việt Nam. Nếu nhà nước Việt nam không biết tận dụng cơ hội này thì không biết đến bao giờ người Mỹ mới đưa ra cơ hội lần thứ hai, và chắc chắn là trong năm nay sẽ chưa có một hiệp định TTP nào cả, cũng không có vũ khí sát thương nào hết, và sẽ không có bất kỳ một ân hạn nào đối với Việt nam trong việc giải quyết những lợi ích giữa hai quốc gia Mỹ – Việt.
TQT: Việt Nam chủ yếu là mua vũ khí của Nga để phòng thủ đất nước. Việt Nam có hai đồng minh chiến lược không lồ là ông Trung Quốc và ông Nga, nhưng vừa rồi khi mà xảy ra vấn đề Biển Đông thì ông Putin lại đứng bên ông chủ tịch Tập Cận Bình. Vậy nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG bình luận thế nào về cái ông đồng minh chiến lược Nga ?
PCD: Tôi cho rằng ít nhất về vũ khí và khí tài quân sự Việt Namnhập từ Nga thì chất lượng của vũ khí và khí tài quân sự đó đã không còn bảo đảm nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Thực tế thì Việt Nam nhập khẩu đến 90% vũ khí và khí tài quân sự từ Nga.Chẳng hạn đó là các hệ xe tăng họ T, trước đây là T-34, rồi đến T-54, T-55, sau này là T-72 đến T-90, cũng như một số máy bay SU hay là MIC, hay là tên lửa…,nhưng tất cả những vũ khí như vậy về chất lượng không thể bằng Trung Quốcđược. Trong khi đó người Trung Quốcnhập khẩu những vũ khí tối tân hơn hẳn từ Nga, họ có những tàu ngầm rất lớn mà chất lượng quân sự cao hơn hẳn những gì mà Nga bán cho Việt Nam. Như vậy hình ảnh mà Pu-tin đứng cạnh Tập Cận Bình với một hợp đồng khí đốt lên tới hơn 400 tỷ USD trong dài hạn cho thấy chắc chắn là giữa người Nga là ông Putin đã có một thỏa thuận, và thực sự họ là một đồng minh trên một mặt trận đối trọng với người Mỹ. Việt Nam chỉ là một mắt xích nhỏ trong tất cả những mối quan hệ này thôi.
Theo tính toán của Bắc Kinh và Moscow thì sự kết hợp của hai lực lượng này có thể trở thành một siêu cường, và Bắc Kinh đặc biệt mong muốn điều đó, vì Bắc Kinh cho tới giờ chỉ có thể coi là một cường quốc chứ chưa thể gọi là một siêu cường. Nhưng một cường quốc như Trung Quốcvẫn còn khá nhiều vấn đề bổ khuyết, nhất là vấn đề kinh tế và nội chính, nên ông Tập Cận Bình và bộ sậu của ông ta chắc chắn là muốn có một quan hệ sâu sắc hơn với Moscow, bất chấp cuộc chiến từng xảy ra giữa hai quốc gia vào những năm 1960.
TQTNhìn lại vấn đề Việt Nam trong vòng cả tháng qua,điều gì ông cảm thấy lo lắng nhất và điều gì ông thấy tin tưởng và lạc quan nhất ?
PCD: Điều lo lắng nhất cũng trở nên bình thường nhất, vì tôi không ngạc nhiên về những gì đã xảy ra ở Việt Nam. Sự lo lắng nhất đến từ những yếu kém của nhà nước Việt Nam mà chúng ta vẫn thường gọi là thái độ nhu nhược. Bất kỳ khi nào trong lịch sử ViệtNam diễn ra hiểm họa ngoại xâm thì gần như đều xảy ra những dao động trong nội bộ Việt Nam. Lần này mới chỉ một giàn khoan 981 mà dường như mọi chuyện đã rối tung lên, thì nếu như có thêm vài cáigiàn khoan nữa hoặc có thêm một ít động thái quân sự xâm lược khiêu khích và gia tăng vũ trang từ phía Trung Quốc thì không hiểu mọi chuyện sẽ thế nào? Đó là điều đáng lo lắng nhất, nhưng theo tôi cũng trở nên bình thường vì chúng ta hoàn toàn không ngạc nhiên về tất cả những gì đã diễn ra từ trước đến nay trong nội bộ Việt Nam.
Còn điều đáng lạc quan nhất thì thế này, chính ra tôi đã nêu ra với anh TRẦN QUANG THÀNH trong vài bài phỏng vấn trước rằng người Việt Nam chúng ta phải cám ơn Trung Quốc vì họ đã tạo ra sự kiện giàn khoan 981, nhưng họ đã không tính toán kỹ, họ không nghĩ rằng giàn khoan 981 mà đứng phía sau là toàn bộ Bắc Kinh đã tạo ra một sự kích động lớn như thế, làm cho những người theo chủ thuyết ngả sang phương Tây đã dứt khoát, quyết đoán hơn, và dường như đang có một làn sóng chạy về phương Tây vì đó là lối thoát duy nhất. Đó chính là tín hiệu lạc quan nhất, và tôi cho là đó cũng là lối thoát của dân tộc Việt Nam, vì cho tới nay chúng ta cần phải xác định rằng ai là bạn và ai không phải là bạn – là kẻ thù.
Từ trước tới giờ Trung Quốc được coi là đối tác chiến lược lớn nhất của Việt Nam trong số hàng chục đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập, nhiều đến mức mà người ta cho rằng Việt Nam đã bị lạm phát đối tác chiến lược. Vài năm trước khi xảy ra làn sóng đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước, đã có nhiều ý kiến nêu rằng quá nhiều đối tác chiến lược thì khi xảy ra tình trạng khó khăn với Việt Namthì như bị gây áp lực quân sự, chẳng hạn từ Trung Quốc, thì các đối tác chiến lược khác sẽ không có trách nhiệm gì cả, họ xem đó là vấn đề riêng tư của Việt Nammà thôi, tức sẽ không có một nguồn lực tập trung để giải quyết vấn đề Việt Nam khi mà nguồn lực đó bị dàn trải quá nhiều. Bây giờ hiện thực đó đang xảy ra sờ sờ trước mắt khi mà Trung Quốc gây ra áp lực với Việt Nam, bởi trong những ngày đầu tiên Việt Nam hầu như không được sự lên tiếng ủng hộ nào từ cộng đồng quốc tế. Họ thờ ơ, thậm chí trên kênh CNN toàn là những người đại diện ngoại giao của Trung Quốc phát biểu chứ không phải là đại diện ngoại giao của Việt Nam. Mãi sau này đại diện ngoại giao của Việt Nam mới có cơ hội trên CNN, nhưng đã quá muộn.
Đã đến lúc cần phải xem lại ai là thù, ai là bạn. Và thay vì xác định Mỹ là kẻ thù số một theo truyền thống trước đây của lịch sử chính trị Việt Nam thì hãy nên xem lại rằng kẻ thù đó còn ở quá xa, và từ 40 năm qua kẻ thù số một đó chưa từng làm cái gì xấu xa đối với Việt Nam. Ngược lại trong mười năm qua Việt Nam được lợi quá nhiều về kinh tế khi xuất siêu 15-16 tỷ USD vào thị trường Mỹ, trong khi nhập siêu 23-24 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc. Vậy thì bất lợi nằm ở đâu, lợi ích nằm ở chỗ nào? Ai xâm lược Việt Nam, ai không xâm lược Việt Nam? Ai chìa tay ra đối với Việt Nam? Phải xem lại điều đó để thấy rằng Hoa Kỳ và phương Tây là lối thoát không chỉ với giới chính khách Việt Nam mà còn đối với cả dân tộc Việt Nam trong tương lai.
TQT: Xin cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về cuộc hội luận hôm nay.

2307. Hai thảm nạn thế giới và văn hoá từ chức

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
06-06-2014
Hai sự kiện nóng cùng lúc thu hút truyền thông cả trong lẫn ngoài nước từ cách tháng trước tới nay chưa dứt, một ở Hàn Quốc – vụ tai nạn lật tầu phà Sewol làm thiệt mạng 304 trong tổng số 476 hành khách phần lớn học sinh trung học tới 325 em tuổi 16-17; một ở ta – dịch sởi bùng phát lây lan tới trên 3000 trẻ em, cướp đi chừng 130 sinh mạng. Ai chẳng quặn thắt lòng khi mất đi hàng trăm sinh linh chủ nhân tương lai của 2 đất nước nguồn hy vọng của mọi bậc cha mẹ. Là người đứng đầu cơ quan công bộc của dân có trách nhiệm điều hành bộ máy nhà nước, trước tổn thất tương lai đất nước, mất mát của người dân, không thể vô can, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won lập tức đệ đơn từ chức. Ở ta, kỳ họp Quốc hội hiện tại, trong phiên khai mạc, theo „Báo cáo tập hợp ý kiến kiến nghị“, „cử tri Đà Nẵng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét rõ trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Y tế“.
Trả lời VTC News, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội, phát biểu cảm phục Thủ tướng Hàn Quốc: „Tôi thấy hành động của ông ấy thật quân tử“. Quân tử thuộc phạm trù đạo đức, văn hoá ứng xử. Vậy để nhà chức trách nước ta cũng được cảm phục như họ, câu hỏi cần đặt ra, từ chức có thực chỉ thuộc phạm trù đạo đức, văn hoá ứng xử, hay xa hơn thuộc vấn đề thể chế, cần truy nguyên mới có thể giải quyết?
*Bệnh viện Việt Nam và hãng vận tải hàng hải Hàn Quốc Chonghaejin Marine Company. Tầu phà Sewol có 66 cabin, công suất thiết kế chở 804 người, 90 ô tô con, 60 ô tô vận tải, do 2 anh em ruột Yoo đồng chủ sở hữu, thuộc công ty hàng hải tư nhân Chonghaejin do Kim Han Sik làm giám đốc. Sewol nguyên thủy được sản xuất năm 1994 tại Nhật, thuộc hãng vận tải biển Oshima Transportation, tới năm 2007 chuyển cho hãng A-Line Ferry Company, 18 năm sau, tháng 10.2012, được Chonghaejin nhập khẩu về Hàn Quốc.
Khác với công ty Chonghaejin, trách nhiệm pháp lý thuộc về cá nhân, cơ quan nhà nước chỉ chịu trách nhiệm quản lý ngành theo luật định, bệnh viện ở ta trừ bệnh viện tư không đáng kể, vừa thuộc chủ sở hữu nhà nước, phân cấp cho quận huyện, tỉnh, bộ, vừa chịu quản lý ngành dọc y tế, tức chịu 2 lần nhà nước quản lý, trách nhiệm nhà nước gấp đôi so với Chonghaejin; trong đó có bệnh viện nhi trung ương thuộc Bộ y tế, nơi tập trung trẻ em sởi bị chết nhiều nhất.
*Diễn tiến 2 thảm nạn. Tai nạn xảy ra, khi tầu Sewol 2 lần liên tiếp đột ngột đổi hướng, không phải do thuyền trưởng mà do 1 thủy thủ 26 tuổi ít kinh nghiệm cầm lái; 10 phút trước khi tín hiệu tai nạn được truyền đi, tầu chuyển hướng 80 độ, 4 phút sau quay tiếp 130 độ. Hàng hoá cùng ô tô trên boong bị xô đẩy dồn về chiều ngược lại, gây nổ lớn, tầu bị lệch trọng lực lập tức nghiêng dần theo. Lúc đó đang vào giờ ăn sáng, hành khách cảm nhận được nguy hiểm ngay từ giây phút đầu tiên nghiêng tầu. Nhưng loa phóng thanh trên tầu, mặc dù thông báo tình hình nguy hiểm, vẫn yêu cầu hành khách cấm di chuyển. Mãi nửa tiếng sau, khi tầu đã nghiêng tới gần 90 độ, nước biển tràn vào, loa phát thanh mới hủy bỏ lệnh cấm. 46 cửa thoát hiểm, do tầu bị nghiêng đứng, chỉ còn một lối thoát duy nhất. Hành khách hoảng loạn tìm cách chạy lên boong tầu hoặc theo cửa thoát hiểm xuống biển, thì đa số đã quá muộn bị kẹt lại trong boong, chịu chết chìm cùng tầu vốn chỉ có thể nổi tối đa 30 phút khi bị tràn nước. Số dùng áo phao thoát hiểm xuống biển ở nhiệt độ thấp 12độ C vốn cơ thể người chỉ chịu được từ 1-2 tiếng, phần lớn bị kiệt sức chết đuối, sóng cuốn trôi. Trực thăng lập tức được điều tới cứu hộ vần vũ trên tầu, thuyền cứu nạn cũng ồ ạt tới lên đến 169 chiếc tìm kiếm trong vô vàn trở ngại khó khăn. Dòng chảy mạnh đẩy thi thể nạn nhân ra xa, phải thả hàng loạt tấm lưới lớn xuống biển quanh khu vực phà để ngăn chặn; các ca bin bị mảnh vỡ lấp lối vào, bao thợ lặn mất hàng tuần liền mới tiếp cận hết trong điều kiện thời tiết, nhiệt độ, gió sóng bất thuận, khiến tuần đầu 1 thợ lặn, đến cuối tháng qua thêm một bị thiệt mạng. Kết qủa cũng chỉ cứu được 172 nạn nhân trong đó có 20 nhân viên cùng thuyền trưởng, vớt được 288 thi thể, 16 nạn nhân vẫn mất tích.
Bệnh sởi ở ta, tới cách tháng trước bùng phát trên 61 tỉnh thành toàn quốc, sau khi xuất hiện từ năm 2012 với 22 trường hợp mắc sởi ở TP HCM. Khi dịch bùng phát, lẽ ra bệnh nhân sởi phải được điều trị cách ly, nhưng tình trạng bệnh viện luôn quá tải đã không thể; những trường hợp sốt khác cho nằm điều trị cùng, gây bội nhiễm, lây nhiễm chéo đẩy dịch sởi lên đỉnh điểm. Tại bệnh viện Nhi T.Ư, đội ngũ bác sỹ hộ lý y tá phải túc trực ngày đêm điều trị bệnh nhân đổ về ngày một đông, buộc phải kê thêm giường, sử dụng cả phòng bác sĩ, xin máy thở nơi khác. Còn dân chúng thì hoang mang trước cảnh cấp cứu chật bệnh viện, cùng bao cảnh ngộ đau xót con chết trên tay, gia đình tang tóc. Chỉ đến khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nắm bắt được thông tin, trực tiếp thị sát, thì công luận mới được biết đã có 108 trẻ chết vì dịch sởi. Hệ thống giám sát dịch tễ học đã không hoạt động đầy đủ, kịp thời.
Mặc dù số trẻ tử vong đã tăng kỷ lục, dịch sởi vẫn không được công bố, trong khi Điều 38 khoản 1 điểm a Luật Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: „Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố“. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng Phó Chủ tịch UBND TPHN Nguyễn Thị Bích Ngọc giải thích: „…Công bố hay không, không có nghĩa không có dịch, mà thực tế dịch đã và đang diễn ra“, „… Với Hà Nội, chủ trương là, có công bố dịch hay không không quan trọng, quan trọng nhất là phải triển khai quyết liệt … „. Tức thừa nhận có „dịch“ sởi, nhưng đã không hành động theo luật: „phải được công bố“. Ở đây có phần lỗi văn bản luật pháp, chứ chưa hẳn lỗi người hành xử, khi văn bản dưới luật 64/2010/QĐ-TTg đưa ra điều kiện công bố dịch: „Chỉ khi có hai Tỉnh, thành phố công bố dịch do không còn khả năng kiểm soát khống chế thì Bộ Y tế mới chính thức công bố“. Không đúng tinh thần hướng dẫn xử lý dịch sởi mới nhất của WHO, trong một điạ phương chỉ cần 1 trường hợp xét nghiệm mắc bệnh sởi thì được gọi là dịch.
*Phản ứng của chính giới 2 nước. Ba ngày sau thảm nạn, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố tình trạng đặc biệt ở điạ phương xảy ra thảm nạn để áp dụng luật hỗ trợ tài chính đặc biệt cho địa phương. Bộ hàng hải ra quyết định tước giấy phép vận tải công ty Chonghaejin đối với tuyến đường xảy ra tai nạn. Tuy vậy vẫn không giảm được bất bình của dân chúng đối với chính phủ. Chừng 100 người trong số 500 thân nhân người bị nạn đang tập trung tại nhà thể thao thành phố dành cho họ lưu trú, chờ tin tức, phẫn nộ biểu tình định kéo về Soul. Tổng thổng Hàn Quốc Park Geun-Hye phải chính thức „xin lỗi công chúng về việc phản ứng ban đầu chậm chạp và sự quản lý yếu kém của chính phủ“. Gia đình nhiều hành khách từ chối lời xin lỗi và chất vấn Tổng thống lúc tới thăm đài tưởng niệm tạm thời các học sinh xấu số. Còn Thủ tướng Chung Hong Won khi tới thăm các gia đình nạn nhân chờ nơi cứu nạn đã bị họ bao vây ô tô. Thủ tướng xin lỗi vì đã để xử lý tình huống khẩn cấp không kịp thời, „khi nhìn thấy cảnh gia đình tang tóc đau xót trước nỗi mất mát người thân và cảm nhận được sự bất bình của công luận, tôi lập tức nghĩ ngay là một thủ tướng phải chịu trách nhiệm“. Đó chính là trách nhiệm chính trị vốn gắn với lợi ích của người dân đã đặt niềm tin của họ vào người cầm quyền. Niềm tin đó đã bị mất, ngày 27.4.2014, Chung Hong Won đệ đơn từ chức.
Khác với thảm nạn tầu Sewol Hàn Quốc, truyền thông sôi sục phản ứng từ mọi giới chức, thì ở ta chủ yếu là tiếng kêu than của người dân, cảnh đội ngũ điều trị tất bật ngày đêm. GS Nguyễn Minh Thuyết phải thốt lên khi trả lời báo chí, „gần 130 trẻ em chết vì dịch bệnh mà không ai chịu trách nhiệm, bình an vô sự!“.
*Điều tra trách nhiệm hình sự đối với tầu Sewol. Thoạt đầu, thuyền trưởng, lái tầu, và 1 thủy thủ, tiếp đến các thủy thủ và nhân viên khác, tổng cộng 15 người, bị bắt điều tra, với cáo buộc cẩu thả vi phạm luật hàng hải, phản ứng cứu hộ chậm chạp, bỏ rơi người trong hoạn nạn để chạy thoát thân trước. Thậm chí thuyền trưởng Lee Joon-seok, 68 tuổi, bỏ tầu thoát thân sau chừng 30-40 phút tính từ khi tầu bắt đầu nghiêng, tới giữa tháng trước thì bị khởi tố cùng 3 thủy thủ đoàn, với cáo buộc gây chết người có chủ đích.
*Điều tra trách nhiệm cơ quan nhà nước quản lý ngành. Bị bắt điều tra còn có 8 quan chức trong cơ quan cấp giấy phép vận tải hàng hải, bị cáo buộc giám định an toàn lỏng lẻo và thông đồng với doanh nghiệp. Chiếc phà 20 tuổi có vấn đề nghiêm trọng về độ ổn định từng bị một cựu thuyền trưởng cảnh báo, nhưng cơ quan quản lý ngành vẫn không hành động.
*Điều tra trách nhiệm chủ sở hữu và giám đốc. 2 anh em ruột Yoo đồng chủ sở hữu Sewol cùng người cha Yoo Byeong-eon cựu giám đốc hãng Chonghaejin đều bị cấm xuất cảnh chờ điều tra truy cứu trách nhiệm thời kỳ cải tạo tầu để được cấp giấy phép lưu thông. Tới đầu tháng này, dù lệnh truy nã đã ban nửa tháng nay, cả 2 vẫn biệt tăm vô tín. Cùng 4 nhân viên thuộc công ty Chonghaejin, đương kim giám đốc Kim cũng bị bắt điều tra với cáo buộc cẩu thả gây chết người do cho phép hoặc ít nhất biết tầu chở quá tải ước gấp 3 lần trọng lượng tối đa.
*Cá biệt hay nền văn hoá ứng xử? Ở Hàn Quốc, tháng 3/2006, cựu Thủ tướng Lee Hae Chan từ chức vì đi chơi golf giữa lúc ngành đường sắt biểu tình toàn quốc. Ba năm sau, cựu Tổng thống Ro Moo Hyu từng là luật sư, biểu tượng của đấu tranh cho nhân quyền, tự vẫn tháng 5/2009, do bị cáo buộc nhận hối lộ. Ở Đức, liên tiếp 2 đời tổng thống, Host Köhler từ chức ngày 31.5.2010 chỉ vì phát biểu bị chính giới phẫn nộ; Christian Wulff từ chức ngày 17.2.2012 vì bị cáo buộc vụ lợi. Từ chức trở thành nền văn hoá ứng xử ở họ. Cắt nghĩa cho quyết định từ chức, họ đều cùng chung 1 điểm: Không còn được người dân tín nhiệm qua vụ việc cụ thể đã xảy ra.
* Thể chế cả kinh tế lẫn chính trị của họ bảo đảm được điều đó. Như luật về quan hệ pháp lý giữa các thành viên chính phủ Đức, Điều 9 (2) quy định, Bộ trưởng có quyền từ chức bất cứ lúc nào. Tổng thống, thủ tướng cũng vậy, từ chức thuộc quyền cá nhân họ. Đó chính là điều kiện „cần“ cho văn hoá từ chức. Tuy nhiên, để họ dù không muốn cũng tự buộc mình từ chức, phải có điều kiện đủ: – Về mặt pháp lý: Điều 9 quy định, bộ trưởng có thể bị thủ tướng miễn nhiệm bất cứ lúc nào. Nghĩa là không từ chức cũng không được, bởi sẽ bị đối mặt với miễn nhiệm. Năm 2012, Röttgen, Bộ trưởng Môi trường Đức bị chỉ trích liên quan đến chính sách thay thế xăng bằng xăng pha nhiều cồn. Taị 1 cuộc họp Chính phủ sau đó, Thủ tướng Merkel công bố miễn nhiệm Röttgen với kết luận ngắn gọn „trưa hôm nay tôi đã trao đổi với Tổng thống, theo Điều 64 Hiến pháp đề nghị miễn nhiệm Röttgen để có thể đổi mới bộ này bằng nhân sự mới“. Đến lượt tổng thống thủ tướng cũng phải đối mặt như vậy với bãi miễn nhiệm của cơ quan đã bầu họ; tổng thống có thể bị Hạ hoặc Thượng viện bỏ phiếu đưa ra Toà bảo hiến phán quyết (Điều 61 Hiến pháp Đức), thủ tướng có thể bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm (Điều 67 Hiến pháp). Cuối cùng, nếu quốc hội vẫn ủng hộ thủ tướng hay tổng thống, bộ trưởng đã bị dân bất tín nhiệm, thì thành phần quốc hội, đảng phái ủng hộ đó sẽ bị thất cử trong kỳ bầu cử tiếp theo bởi lá phiếu của người dân. Rốt cuộc người dân chứ không phải ai khác quyết định số phận tổng thống thủ tướng bộ trưởng. Đảng FDP của cựu Chủ tịch gốc Việt Rösler rớt khỏi quốc hội nhiệm kỳ này, kéo theo ông phải từ chức chủ tịch Đảng để cứu nguy uy tín đảng ông, là vậy. Đó cũng là thước đo của nguyên lý „nhà nước của dân do dân vì dân“; họ „có quyền đuổi chính phủ, nếu chính phủ làm hại dân“. – Về lợi ích: Ở họ, giữa bãi nhiệm và từ chức, danh dự, quyền lợi hoàn toàn khác nhau. 2 tuần sau khi Wulff từ chức, Quốc hội Đức phải thảo luận, liệu Wulff có được hưởng tiêu chuẩn đài thọ tổng thống 199.000 Euro/năm không, bởi ông từ chức vì lý do chính trị hoàn toàn khác với bị bãi nhiệm lợi ích đó sẽ bị mất. Vì vậy, tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng dễ dàng chọn con đường từ chức, bảo đảm được cho họ cả nhân cách lẫn lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế còn được quyết định bởi chênh lệch thu nhập giữa 2 lĩnh vực kinh tế và chính trị. Chính trị theo đuổi mục đích vì lợi ích người dân chứ không phải cho chính họ, còn kinh tế ngược lại, tới mức nhà tư bản khi „lợi nhuận lên 300% thì thắt cổ cũng sẵn sàng“. Vì vậy điều kiện đủ về lợi ích chỉ đạt được „khi và chỉ khi“ thể chế bảo đảm được ai muốn trở thành tỷ phú thì làm kinh tế, ai muốn trở thành chính khách vì dân thì không màng tới nó. Ở Đức, trong khi lương giám đốc hãng đường sắt DB lên tới 1,2-1,8 triệu Euro/năm, thì lương bộ trưởng Đức giám sát nó, kém tới 6-9 lần, chỉ 200.000 Euro/năm. Chính vì thế cựu Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Đức, Pofalla, nhiệm kỳ 2009-2013, tuổi 54 đang thênh thang đường „quan lộ“, kiên quyết từ chối tham gia chính phủ nhiệm kỳ này do được hãng đường sắt Đức DB tiến cử làm Giám đốc.
Từ chức như các nước nói trên chưa từng xảy ra ở ta, chưa hẳn do „tham quyền cố vị“, thiếu vắng văn hoá từ chức, mà có thể ngược lại, bởi chắc không ít người không hề vì cá nhân mình, chẳng qua phải chấp hành mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công, được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng khi được báo chí phỏng vấn „liệu bà có nghĩ đến chuyện từ chức“: „Chúng tôi được bổ nhiệm làm bộ trưởng là quy hoạch công tác lâu dài…, nhưng nếu theo cấp trên, theo quy trình cán bộ, không làm được nữa thì cũng hoàn toàn thanh thản quay trở về làm công việc nào đó có ích nhất cho đời. Cho nên thời điểm này tôi không trả lời câu hỏi đó“. Nghĩa là đối với từ chức, không bộ trưởng nào có thể quyết định ngay được như ở Đức hay Hàn Quốc mà phải “theo cấp trên, theo quy trình“. Từ đó có thể rút ra kết luận, để khả năng sẵn sàng, “thanh thản“ trên trở thành văn hoá từ chức như thực tế các nước, thì ở ta không còn cách nào khác, phải cải cách từ gốc rễ „quy hoạch“, „quy trình“ đó, theo tiêu thức, bảo đảm bất cứ cá nhân nào được giao bất kỳ trọng trách gì cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với trọng trách đó, trước mọi bất bình của đông đảo người dân, bằng cách từ chức lập tức. Văn hoá từ chức đó chỉ có thể có, một khi nó được khuyến khích bằng lợi ích kinh tế và nếu ngược lại sẽ bị chế tài dễ dàng. Nếu không, mọi bất bình của người dân chỉ còn cách trút hết lên nhà nước, dù ở quốc gia nào, thể chế họ ưu việt tới đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét