Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy?
Tại sao vậy. Tại sao một việc nên làm, đáng làm và phải làm lại khiến cho Việt Nam chúng ta loay hoay hoài chưa quyết định như vậy, cứ như chúng ta có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy? Một việc làm đương nhiên để đối phó với một hành động xâm lấn nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia mà mà bất cứ một quốc gia dân chủ hay không dân chủ đều làm, và làm ngay… Một việc làm mà chắc chắn đa số người dân đều muốn lãnh đạo Việt Nam làm ngay, và đó là một việc làm được lòng dân nhất vào lúc này. Vì những lý do sau :
Thứ Nhất: chúng ta khởi kiện CHND Trung Hoa, tức là chúng ta đã tuyệt đối thoát khỏi cái bóng to lớn và đen tối, thoát khỏi cái gông đeo cổ được vẽ vời sặc sỡ và trở thành một quốc gia ngang bằng chứ không phải là quốc gia em út của Trung Quốc nữa.
Thứ Hai: chúng ta khởi kiện tức là như một lối nói, chúng ta tát vào mặt cái kẻ hợm hĩnh luôn cho rằng chúng ta không dám kiện, không dám làm gì khác bởi nỗi lo sợ thâm căn cố đế nữa.
Thứ ba: chúng ta khởi kiện tức là ghi nhận sự thoát Hán và bước ra khỏi cái bóng u ám, tồi tệ mà chúng ta đã dựa vào đó để hưởng vinh ít, nhục nhiều. Và thoát ra khỏi cái bóng đó, chúng ta sẽ là một quốc gia mạnh mẽ, đứng ngẩng đầu giữa ánh mặt trời, không còn lụy ai, không bị coi là tay sai của ai nữa. Cũng như chúng ta sẽ ung dung gia nhập với khối còn lại của thế giới…
Thứ tư: chúng ta khởi kiện, tức là chúng ta cho những người dân Việt Nam biết sẽ không có chiến tranh, xung đột..hay bớt đi những khả năng dẫn đến chiến tranh xung đột. Bởi theo những thông lệ quốc tế, mọi sự tranh chấp bạo lực sẽ không thể được chấp nhận, không thể được cho phép xảy ra trong thời gian khởi kiện, cũng như về sau, đơn kiện của chúng ta sẽ làm khó khăn cho kẻ bị kiện nếu chúng tiếp tục muốn gây hấn, muốn đặt giàn khoan, muốn tấn công ngư dân của chúng ta, như đã từng luôn xảy ra năm một sự kiện biển Đông dậy sóng…Hãy để người dân yên tâm trở lại cuộc sống bình thường khi tin chắc là Chính phủ đang làm những việc cần làm.
Thứ năm: chúng ta khởi kiện để minh chứng cho thế giới biết về những bằng chứng hiển nhiên về quyền lãnh thổ bất tranh cãi của chúng ta, thuộc về chúng ta…Và cũng cho thế giới thấy kẻ chúng ta khởi kiện không có những cơ sở hợp pháp, hợp lý như của chúng ta…
Thứ sáu: chúng ta khởi kiện cũng là cách mà chúng ta cho thế giới bên ngoài biết, chúng ta sẽ không bao giờ liên kết với CHND Trung Hoa, để phục vụ cho âm mưu “Trỗi Dậy Hòa Bình”, để trở thành bá quyền thao túng biển Đông. Vì những địa thế lịch sử, nên Quốc Tế vẫn còn những dè dặt nghi ngờ sự cấu kết giữa hai quốc gia, nhằm biến biển Đông thành của riêng, đe dọa đến thông thương quốc tế. Chỉ có khởi kiện mới giải tỏa nỗi lo lắng của thế giới với riêng đất nước chúng ta.
Thứ bảy: việc khởi kiện là việc những người lãnh đạo đất nước chứng tỏ cái Tâm trong sáng, vì dân vì nước…Ban lãnh đạo sẽ có được sự trong sạch, không gây nghi ngờ của người dân về bất cứ hành động mờ ám, đi đêm nào….Và chỉ có cách là khởi kiện mạnh mẽ để minh chứng điều đó…
Và cuối cùngthì việc khởi kiện để cho những người Việt Nam yêu nước thấy được những hành động chứng tỏ tình yêu vô bờ với Tổ Quốc chúng ta đã được ghi nhận, được tiếp bước bởi những người lãnh đạo đồng chí hướng. Để những tiếng phản đối mạnh mẽ của người dân chúng ta được những người có trách nhiệm đưa đến nơi cần phải đến.
Và mặc dù vụ kiện còn nhiêu khê, rắc rối vì CHND Trung Hoa không chấp
nhận sự tài phán (phân xử) của bên thứ 3, và cho dù là chúng ta không
thắng kiện Trung Quốc đi nữa, thì chúng ta cũng đáng để làm cái công
việc đáng làm nhất vào lúc này. Đó là không chỉ đưa CHND Trung Hoa ra
vành móng ngựa, mà còn là vì những điều đã nói ở trên.
Không kiện Trung Quốc lúc này là có tội với dân tộc Việt Nam.
Hãy chờ xem.
Không kiện Trung Quốc lúc này là có tội với dân tộc Việt Nam.
Hãy chờ xem.
(Theo MTA)
Tuệ Mẫn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Salil Shetty, Foreign Policy
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
"Bùng nổ như tạc đạn" là nhận xét về Diễn đàn Thượng đỉnh An ninh châu
Á, danh xưng vắn tắt là Đối thoại Shangri-La, nhóm họp thường niên tại
Singapore năm nay.
Nhân vật đem trưng bày ngòi nổ trước diễn đàn là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và người châm ngòi là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel.
Thủ tướng Nhật cam kết sẽ yểm trợ tối đa cho các nước ASEAN để bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho Đông Nam Á, bằng sự trợ giúp phát triển, xây dựng khả năng, hợp tác cung cấp kỹ thuật và khí cụ quốc phòng.
Ông kêu gọi tinh thần thượng tôn luật pháp của tất cả các chính phủ liên quan, nói rằng Nhật sẽ giữ vai trò lớn lao và năng động hơn hết từ trước tới nay, trong việc gìn giữ cho nền hoà bình châu Á và thế giới thêm vững chắc.
Ông cho biết Nhật Bản và Hoa Kỳ sẵn sàng củng cố hợp tác an ninh quốc phòng với Australia và khối ASEAN.
Đây có vẻ như một chính sách đã được Nhật bàn thảo trước cùng với Hoa Kỳ để tung ra trong cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La năm nay. Lập trường này rõ ràng đã phát khởi vì hành động xâm lấn của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam. Và Thủ tướng Nhật cho thấy Nhật, Mỹ và Úc đã đồng thuận về kế hoạch liên quốc gia để đối phó với chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và toàn cầu. Duy chỉ có khối ASEAN là còn ngồi yên nghe ngóng ý định của các cường quốc, chưa bao giờ quyết định được điều gì có ý nghĩa.
Sau Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã châm ngòi nổ với những lời lẽ cứng rắn khác thường, mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, hướng vào Trung Quốc. Ông trực tiếp lên án hành động đơn phương của Trung Quốc gây bất ổn cho châu Á khi giành lấn chủ quyền trên biển Đông, gọi đó là hăm dọa, cưỡng ép, đe dọa dùng võ lực để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Bộ trưởng Chuck Hagel nhắc lại lời cam kết của Mỹ về kế hoạch tái quân bình lực lượng ở châu Á, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không ngoảnh mặt đi, mà sẽ duy trì luật pháp quốc tế, cương quyết đối đầu với hành động xâm lược, giúp tăng cường khả năng quốc phòng của các đồng minh và của chính nước Mỹ. Ông khuyên Trung Quốc nên đoàn kết với quốc tế cho một nền hoà bình toàn cầu, nếu không thì sẽ gây hại cho hòa bình và ổn định cho hằng triệu người ở châu Á và hằng tỉ người trên thế giới.
Diễn tiến Đối thoại Shangri-La cho thấy rõ ràng đây là bài song ca đã
được chuẩn bị, nếu không nói là bài hợp ca giữa Hoa Kỳ với Nhật và Úc,
được gióng lên để cảnh cáo Trung Quốc một cách nghiêm khắc nhất, không
chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, như Hoa Kỳ đang thi hành trong
kế hoạch điều động lực lượng hải quân hướng về Đông Nam Á.
Điều đáng chú ý là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã thông báo Mỹ sẽ tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016, và tăng 40% ngân sách huấn luyện, đào tạo về quân sự.
Nước Mỹ có vẻ như vừa thức tỉnh do hành động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông. Mới hồi tháng 2 năm nay ông Chuck Hagel nói với giọng ảm đạm rằng Hoa Kỳ sẽ không còn thống trị trên trên không gian và biển cả vì phải cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và hoạt động quân sự. Nay đột nhiên chính sách đảo ngược hẳn lại, chẳng phải nước Mỹ giựt mình tỉnh thức vì Trung Quốc bắt đầu gióng hồi trống trận hay sao?
Tiếp sau Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Vương Quán Trung, đã phản bác mạnh mẽ quan điểm của Thủ tướng Nhật và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Ông nói lời lẽ của Bộ trưởng Hagel là nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng và đầy chủ nghĩa bá quyền. Nhưng có tin cho hay sau đó khi họp song phương với Mỹ về quốc phòng, tướng họ Vương đã đề nghị hai nước củng cố hợp tác quốc phòng vì quyền lợi chung ở châu Á và trên thế giới. Điều này có thể được hiểu là Bắc Kinh muốn bắt tay quân sự với Mỹ để chia chác quyền lợi trên vùng biển quanh Trung Hoa và xa hơn nữa. Nhưng Bộ trưởng Hagel vẫn giữ thái độ nghiêm khắc như trong hội nghị, không đáp ứng đề nghị, và cắt ngắn cuộc họp chỉ sau có 20 phút thảo luận.
Công luận của người Việt thì chú ý đến lời phát biểu trước Diễn đàn Đối
thoại Shangri-La của Bộ trưởng quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh.
Có nhiều ý kiến chỉ trích ông Thanh vì lời phát biểu này.
Xem xét thực tế một cách khách quan, trước hết, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nhận định sự kiện đặt giàn khoan của Trung Quốc là sự va chạm gây căng thằng trong quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với nước bạn Trung Quốc.
Những từ ngữ "va chạm" và "nước bạn" là điều gây nhiều ý kiến chỉ trích là tại sao tướng Thanh lại gọi Trung Quốc là nước bạn, và sự kiện giàn khoan chỉ là va chạm gây cẳng thẳng, trong khi Nhật và Mỹ đã tố cáo đó là hành vi xâm lược đơn phương do chủ nghĩa bành trướng mà hai cường quốc Thái Bình Dương này tỏ ý sẵn sàng giúp ngăn chặn.
Nêu vấn đề một cách hòa hoãn không phải là điều đáng phải chỉ trích quá gay gắt. Vì ngay sau đó ông Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng bảo vệ chủ quyền là thiêng liêng, nhưng Việt Nam chủ trương giải quyết hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cùng với những thỏa ước của khu vực với Trung Quốc, và các thỏa thuận song phương Việt Nam - Trung Quốc. Chủ trương của Việt Nam cho đến nay vốn được quảng bá là giải quyết vấn đề bằng đường lối hoà bình, thì cách trình bày lập trường với những ngôn ngữ ngoại giao như vậy là phù hợp với chủ trương đó.
Tướng Thanh có nói Việt Nam vẫn rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... không đâm va, không phun vòi rồng. Lời lẽ đó nghe ra có ẩn ý tố giác Trung Quốc có hành vi hiếu chiến hơn khi cho tàu quân sự đến hiện trường, và tấn công bằng vòi rồng, húc bể tàu kiểm ngư Việt Nam và húc chìm tàu đánh cá của Việt Nam. Sau đó Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để cùng Việt Nam đàm phán.
Điều này cũng nói được lập trường hoà bình và nhũn nhặn của Việt Nam trước diễn đàn quốc tế. Đóng vai người yếu thế trước công luận quốc tế cũng là điều hay. Miễn là đằng sau những lời hoà bình đó đừng quên chuẩn bị đối đầu với chiến tranh!
Hiện tại, Việt Nam chưa thể nào nói đến chiến tranh, nhưng vẫn phải tìm
biện pháp hoà bình để giải quyết. Vấn đề cần quan tâm là dùng biện pháp
pháp lý cách nào, trong khi Việt Nam đã sẵn bị yếu thế về pháp lý trước
Trung Quốc về chủ quyền của đảo Hoàng Sa và cả Trường Sa, vì công hàm
1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhân vật lãnh đạo hành pháp của Việt
Nam.
Đó mới là trở ngại khó vượt qua cho Việt Nam. Còn về Trung Quốc, diễn đàn này từng cảnh cáo Trung Quốc hãy coi chừng. Lịch sử thế giới xưa nay cho thấy chiến tranh đã nhiều lần xảy ra khi một quốc gia phát triển mạnh rồi bành trướng một cách nguy hiểm cho quyền lợi của các cường quốc khác.
Hoa Kỳ đột nhiên thay đổi hẳn chính sách quốc phòng. Nhật Bản đột nhiên phóng lên vũ đài quân sự quốc tế với vai trò năng động và chủ động nhất từ thời thế chiến II đến nay. Australia lên tiếng ủng hộ Nhật Bản, Ấn Độ từng ngỏ ý ủng hộ Việt Nam trong kế hoạch khai thác biển Đông, và là quốc gia hải dương hùng hậu có nhiều vấn đề lãnh thổ với Trung Quốc, đang huấn luyện về tàu ngầm cho hải quân Việt Nam.
Liệu các quốc gia Thái Bình Dương ấy có muốn thực hiện bức tường chắn nam Trung Hoa bằng quân sự, và chỉ cần một lý cớ chính đáng từ một nước Đông Nam Á?
Chuyện "Cao Biền dậy non" (*) diễn ra trong thể kỷ 21 khi Bắc Kinh không tuân lời Đặng Tiểu Bình mà "thao quang dưỡng hối" cho đủ 30 năm, đã phát lộ dã tâm bành trướng quá sớm nên đương nhiên phải đụng đầu với các cường quốc Thái Bình Dương, y như lãnh tụ họ Đặng đã cảnh báo.
Việt-Long,
Theo RFA
(*) Link để đọc chuyện "Cao Biền dậy non": http://maxreading.com/sach-hay/su-tich-dat-nuoc-viet/lay-bay-nhu-cao-bien-day-non-12104.html
Giấc mơ ác mộng của Tập Cận Bình
Nhân kỷ niệm 25 năm cuộc thảm sát ở Thiên An Môn, Trung Quốc tiếp tục viết thêm một di sản mới về cuộc đàn áp.
Vào đêm
trước dịp kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Thiên An Môn, bộ máy tuyên truyền
của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) buộc phải tăng tốc làm việc thêm
ca. ĐCSTQ tiếp tục ca ngợi những ưu điểm về “Giấc mơ Trung Quốc” do Chủ
tịch Tập Cận Bình đề ra, rằng chính phủ có kế hoạch thông qua những “cải
cách và mở cửa” sâu rộng. Các phương tiện truyền thông do chính phủ
kiểm soát đã liên tục đề cao tầm nhìn của Tập Cận Bình về một nước Trung
Quốc trẻ trung dựa trên những giá trị như “bình đẳng, công bằng” và
“đạo đức cao”. Tuy nhiên, ngay cả những người quan sát lạc quan nhất
cũng có thể thấy rằng “giấc mơ” này vẫn còn xa rời thực tế. Trong khi
các quan chức chính phủ rao giảng về sự “bình đẳng và công bằng” thì an
ninh và công an Trung Quốc lên kế hoạch bắt giam cũng như canh gác những
nhân vật chỉ trích chính phủ trước ngày 4 tháng Sáu vừa qua.
Đáng lo ngại hơn là làn sóng khủng bố – chẳng hạn như hàng chục nhà hoạt động bị bắt giữ, thẩm vấn, hoặc quản thúc tại gia trong những tuần gần đây – đã đi xa hơn so với những năm trước. Các chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động tại một thời điểm chính trị nhạy cảm như vậy thật đáng buồn và hoàn toàn có thể đoán trước được. Chiến dịch do chính phủ yểm trợ nhằm ngăn chặn những buổi tưởng niệm hàng trăm – và có lẽ hàng ngàn thường dân – đã bị giết hoặc bị thương trong cuộc đàn áp năm 1989 là một sự kiện diễn ra hàng năm. Nhưng năm nay, các nổ lực dập tắt tiếng nói của nhiều nhân vật bất đồng chính kiến đã diễn ra một cách nghiêm trọng hơn – thậm chí nghiêm trọng hơn cả dịp kỷ niệm 20 năm – với nhiều phương pháp khắc nghiệt được triển khai và nhiều người phải đối mặt với các án tù hình sự.
Kỷ niệm Thiên An Môn là một thử nghiệm quan trọng đối với tuyên bố của Tập Cận Bình trong việc tạo dựng một xã hội cởi mở hơn ở nước này. Đây là một thử nghiệm mà cho đến nay ông đã hoàn toàn đã thất bại, do đó ông chọn cách đàn áp thay vì thực sự đề ra các bước cải cách. Tương tự như những người tiền nhiệm, Tập Cận Bình dường như không thể nhìn thẳng vào lịch sử. Ông tiếp tục cố chấp không nhìn nhận quá khứ và cố gắng quét sạch sự thật về những gì đã xảy ra vào năm 1989. Chính phủ của ông đã cấm cha mẹ của các nạn nhân trong vụ thảm sát đẫm máu ở Thiên An Môn không được tưởng niệm một cách công khai. Các cuộc kêu chính phủ đối mặt sự thật, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm từ gia đình các nạn nhân hoàn toàn rơi vào im lặng.
Tập Cận Bình cũng đã thất bại trong việc thoát ra khỏi kiểu suy nghĩ “ổn định được đặt lên trên tất cả các vấn đề khác”, điều đã tạo thêm một vòng luẩn quẩn của sự bất công.
Có lẽ trường hợp cụ thể nhất là nhà báo nổi tiếng Gao Yu. Bà Yu năm nay 70 tuổi, và là một người vận động kiên trì cho các nạn nhân trong cuộc đàn áp năm 1989. Bà đã bị bắt giữ trước dịp tưởng niệm Thiên An Môn vào tháng trước và bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước cho một trang trang web nước ngoài hồi tháng Tám năm ngoái liên quan đến Văn bản số 9 của ĐCSTQ. Lần cuối cùng công luận thấy bà là ngày 24 tháng Tư trước khi xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc vào ngày 8 tháng Năm để “nhận tội”. Và bà Yu chỉ là một trong nhiều nhà hoạt động mà chính phủ đã nhắm mục tiêu bắt giữ theo các điều luật hình sự mơ hồ và tùy tiện tại nước này.
Văn bản số 9, một văn bản về tư tưởng lưu hành trong nội bộ ĐCSTQ, không thể được xem một bí mật quốc gia. Và nó cho thấy thái độ khinh thường các quyền con người của các lãnh đạo Trung Quốc: Tài liệu này cho thấy sự thù địch cay đắng đối với các giá trị phổ quát, nền tảng pháp quyền, xã hội dân sự, tự do báo chí, và tự do tư tưởng.
Tuyên bố của Tập Cận Bình về chính sách cải cách sâu rộng đang ngày càng trở nên sáo rỗng giữa lúc các lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục bày tỏ sự thù địch đối với các quyền căn bản của con người. Bất cứ ai cố gắng đề cập đến vấn đề này đều được xem như đang thách thức uy quyền của ĐCSTQ và bị xử lý một cách nghiêm trọng.
Cái chết của một nhà hoạt động khác hồi tháng Ba, Cao Shunli – người trong nhiều tháng đã bị từ chối các dịch vụ y tế trong khi bị giam giữ – chỉ ra rõ sự lãnh đạo của các nhà chức trách cũng như sự quyết tâm của họ đối với việc cải cách. Bà Cao đã có nhiều hoạt động đóng góp vào các phiên báo cáo nhân quyền của Trung Quốc diễn ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (được biết đên với tên gọi Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát – Universal Periodic Review).
Bất kể những sự kiện trên, Tập Cận Bình vẫn tuyên bố rằng Trung Quốc là một quốc gia hoạt động dựa trên nền tảng pháp quyền, tức thượng tôn pháp luật. Sự sai lầm này được tiếp tục nhìn thấy trong các cuộc trấn áp đối với những người liên kết với Phong trào Công dân mới, một mạng lưới các nhà hoạt động gặp nhau để thảo luận về các vấn đề như tính minh bạch của chính phủ và quyền giáo dục của trẻ em. Đáng chú ý nhất là bản án bốn năm cho lãnh đạo phong trào, Xu Zhiyong, người bị cáo buộc tổ chức các cuộc biểu tình. Đơn yêu cầu phúc thẩm của ông đã bị từ chối hồi tháng Tư vừa qua.
Về lý thuyết, các cuộc kêu gọi của Phong trào Công dân mới về minh bạch hóa và chấm dứt tham nhũng đều phù hợp với những điều mà Tập Cận Bình đề ra. Thúc giục chính phủ đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân dân Trung Quốc được xem là ‘tội ác’ trong các cuộc đàn áp chính trị như thể này ở Trung Quốc.
Dường như vó một sự liên kết trực tiếp từ các cuộc kêu gọi bởi những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước đây với những điều được thực hiện ngày hôm nay. Hầu hết tất cả mọi người đều muốn thấy sự thay đổi trong hệ thống chính trị hiện hành dựa trên các quyền căn bản mà chính bản hiến pháp Trung Quốc cũng đã thừa nhận.
Nếu chúng ta đánh giá Tập Cận Bình dựa trên các phản ứng của ông ấy trong dịp kỷ niệm 25 năm thảm sát ở Thiên An Môn thì dường như ông đã thất bại hoàn toàn. Tập Cận Bình đã không nắm bắt cơ hội lịch sử này để chứng minh rằng ông thật sự là một nhà cải cách uy tín. Thay vào đó, ông đã lựa chọn con đường đàn áp, tiếp tục cố chấp và có thái độ gay gắt đối với lịch sử. Nhìn nhận lịch sử một cách trung thực và thực sự thúc đẩy nhân quyền sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai, một chính phủ chính danh đối với cả trong lẫn ngoài nước. Nếu không có các điều đó, ước mơ của Trung Quốc sẽ tiếp tục kết thúc như một cơn ác mộng.
Đáng lo ngại hơn là làn sóng khủng bố – chẳng hạn như hàng chục nhà hoạt động bị bắt giữ, thẩm vấn, hoặc quản thúc tại gia trong những tuần gần đây – đã đi xa hơn so với những năm trước. Các chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động tại một thời điểm chính trị nhạy cảm như vậy thật đáng buồn và hoàn toàn có thể đoán trước được. Chiến dịch do chính phủ yểm trợ nhằm ngăn chặn những buổi tưởng niệm hàng trăm – và có lẽ hàng ngàn thường dân – đã bị giết hoặc bị thương trong cuộc đàn áp năm 1989 là một sự kiện diễn ra hàng năm. Nhưng năm nay, các nổ lực dập tắt tiếng nói của nhiều nhân vật bất đồng chính kiến đã diễn ra một cách nghiêm trọng hơn – thậm chí nghiêm trọng hơn cả dịp kỷ niệm 20 năm – với nhiều phương pháp khắc nghiệt được triển khai và nhiều người phải đối mặt với các án tù hình sự.
Kỷ niệm Thiên An Môn là một thử nghiệm quan trọng đối với tuyên bố của Tập Cận Bình trong việc tạo dựng một xã hội cởi mở hơn ở nước này. Đây là một thử nghiệm mà cho đến nay ông đã hoàn toàn đã thất bại, do đó ông chọn cách đàn áp thay vì thực sự đề ra các bước cải cách. Tương tự như những người tiền nhiệm, Tập Cận Bình dường như không thể nhìn thẳng vào lịch sử. Ông tiếp tục cố chấp không nhìn nhận quá khứ và cố gắng quét sạch sự thật về những gì đã xảy ra vào năm 1989. Chính phủ của ông đã cấm cha mẹ của các nạn nhân trong vụ thảm sát đẫm máu ở Thiên An Môn không được tưởng niệm một cách công khai. Các cuộc kêu chính phủ đối mặt sự thật, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm từ gia đình các nạn nhân hoàn toàn rơi vào im lặng.
Tập Cận Bình cũng đã thất bại trong việc thoát ra khỏi kiểu suy nghĩ “ổn định được đặt lên trên tất cả các vấn đề khác”, điều đã tạo thêm một vòng luẩn quẩn của sự bất công.
Có lẽ trường hợp cụ thể nhất là nhà báo nổi tiếng Gao Yu. Bà Yu năm nay 70 tuổi, và là một người vận động kiên trì cho các nạn nhân trong cuộc đàn áp năm 1989. Bà đã bị bắt giữ trước dịp tưởng niệm Thiên An Môn vào tháng trước và bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước cho một trang trang web nước ngoài hồi tháng Tám năm ngoái liên quan đến Văn bản số 9 của ĐCSTQ. Lần cuối cùng công luận thấy bà là ngày 24 tháng Tư trước khi xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc vào ngày 8 tháng Năm để “nhận tội”. Và bà Yu chỉ là một trong nhiều nhà hoạt động mà chính phủ đã nhắm mục tiêu bắt giữ theo các điều luật hình sự mơ hồ và tùy tiện tại nước này.
Văn bản số 9, một văn bản về tư tưởng lưu hành trong nội bộ ĐCSTQ, không thể được xem một bí mật quốc gia. Và nó cho thấy thái độ khinh thường các quyền con người của các lãnh đạo Trung Quốc: Tài liệu này cho thấy sự thù địch cay đắng đối với các giá trị phổ quát, nền tảng pháp quyền, xã hội dân sự, tự do báo chí, và tự do tư tưởng.
Tuyên bố của Tập Cận Bình về chính sách cải cách sâu rộng đang ngày càng trở nên sáo rỗng giữa lúc các lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục bày tỏ sự thù địch đối với các quyền căn bản của con người. Bất cứ ai cố gắng đề cập đến vấn đề này đều được xem như đang thách thức uy quyền của ĐCSTQ và bị xử lý một cách nghiêm trọng.
Cái chết của một nhà hoạt động khác hồi tháng Ba, Cao Shunli – người trong nhiều tháng đã bị từ chối các dịch vụ y tế trong khi bị giam giữ – chỉ ra rõ sự lãnh đạo của các nhà chức trách cũng như sự quyết tâm của họ đối với việc cải cách. Bà Cao đã có nhiều hoạt động đóng góp vào các phiên báo cáo nhân quyền của Trung Quốc diễn ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (được biết đên với tên gọi Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát – Universal Periodic Review).
Bất kể những sự kiện trên, Tập Cận Bình vẫn tuyên bố rằng Trung Quốc là một quốc gia hoạt động dựa trên nền tảng pháp quyền, tức thượng tôn pháp luật. Sự sai lầm này được tiếp tục nhìn thấy trong các cuộc trấn áp đối với những người liên kết với Phong trào Công dân mới, một mạng lưới các nhà hoạt động gặp nhau để thảo luận về các vấn đề như tính minh bạch của chính phủ và quyền giáo dục của trẻ em. Đáng chú ý nhất là bản án bốn năm cho lãnh đạo phong trào, Xu Zhiyong, người bị cáo buộc tổ chức các cuộc biểu tình. Đơn yêu cầu phúc thẩm của ông đã bị từ chối hồi tháng Tư vừa qua.
Về lý thuyết, các cuộc kêu gọi của Phong trào Công dân mới về minh bạch hóa và chấm dứt tham nhũng đều phù hợp với những điều mà Tập Cận Bình đề ra. Thúc giục chính phủ đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân dân Trung Quốc được xem là ‘tội ác’ trong các cuộc đàn áp chính trị như thể này ở Trung Quốc.
Dường như vó một sự liên kết trực tiếp từ các cuộc kêu gọi bởi những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước đây với những điều được thực hiện ngày hôm nay. Hầu hết tất cả mọi người đều muốn thấy sự thay đổi trong hệ thống chính trị hiện hành dựa trên các quyền căn bản mà chính bản hiến pháp Trung Quốc cũng đã thừa nhận.
Nếu chúng ta đánh giá Tập Cận Bình dựa trên các phản ứng của ông ấy trong dịp kỷ niệm 25 năm thảm sát ở Thiên An Môn thì dường như ông đã thất bại hoàn toàn. Tập Cận Bình đã không nắm bắt cơ hội lịch sử này để chứng minh rằng ông thật sự là một nhà cải cách uy tín. Thay vào đó, ông đã lựa chọn con đường đàn áp, tiếp tục cố chấp và có thái độ gay gắt đối với lịch sử. Nhìn nhận lịch sử một cách trung thực và thực sự thúc đẩy nhân quyền sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai, một chính phủ chính danh đối với cả trong lẫn ngoài nước. Nếu không có các điều đó, ước mơ của Trung Quốc sẽ tiếp tục kết thúc như một cơn ác mộng.
Tuệ Mẫn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Salil Shetty, Foreign Policy
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Trung Quốc đang chơi đòn kinh tế đánh Việt Nam
Trung
Quốc đang ngấm ngầm dùng đòn kinh tế để đánh Việt Nam, một điều đã từng
được nhiều chuyên viên trong nước cảnh cáo lâu nay nhưng không thấy có
kế hoạch đối phó.
Tại nhà máy sản xuất dây cáp điện tử ở Hà Nội, hầu hết nguyên liệu cho sản xuất đều đến từ Trung quốc. (Hình: AP)
|
Cũng giống như hàng ngàn chủ nhân các cơ sở công nghệ nhẹ khác tại
Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phúc tùy thuộc vào kỹ thuật và nguyên liệu của
Trung Quốc để cho ra sản phẩm, công ty ông hoạt động kinh doanh sản xuất
bình thường. Nhưng những căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và
Trung Quốc, rồi lại xảy ra các vụ bạo động nhắm vào các công ty Trung
Quốc, đang ảnh hưởng tới công ty của ông.
Theo một ký sự ngắn của hãng thông tấn AP, các chuyên viên kỹ thuật của Trung Quốc dự trù tới nâng cấp cho trang bị máy móc của ông, đã không đến vì sợ an nguy đến tính mạng, đã từng xảy ra bạo động nhắm vào người Trung Quốc hồi tháng trước. Đã vậy, các nhà cung cấp nguyên liệu cho hãng của ông lại không nhận trả tiền mặt để lấy hàng. Ông còn sợ rằng mối quan hệ kinh doanh sẽ còn tồi tệ hơn nữa, cho nên, ông đã phải mua nguyên liệu đi vòng qua một nhà cung cấp thứ ba, thay vì trực tiếp.
“Một trăm phần trăm các công ty Việt Nam chỉ muốn yên ổn để kinh doanh.” Ông Phúc nói như vậy tại công ty sản xuất dây cáp điện tử của ông ở Hà Nội.
Những tháng gần đây, đặc biệt từ đầu Tháng 5-2014, các sự kình chống trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc làm đầu óc người dân Việt Nam khắp nơi căng thẳng theo tin tức thời sự. Giới bình luận thời sự tin rằng một cuộc đối đầu võ trang khó xảy ra giữa hai nước nhưng mối quan hệ giữa hai nước sẽ không cải thiện trong thời gian sớm trước mặt.
Phía Việt Nam đã kêu gọi Trung Quốc, qua hơn 20 cuộc họp, rút giàn khoan HD981 về nước và bắt đầu đàm phán. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối, lấy cớ khu vực đặt giàn khoan nằm trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ của mình. Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa sau một trận hải chiến hồi đầu năm 1974 nhưng Việt Nam luôn luôn tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thách đố Trung Quốc trên biển có ảnh hưởng trên đất liền của hai nước “núi liền núi, sông liền sông” dù là “đồng chí anh em” có thể dễ nhìn thấy. Nền kinh tế của Việt Nam bị Trung Quốc lũng đoạn từ củ hành củ tỏi ngoài chợ đến vải vóc, máy móc kỹ nghệ. Nay, tuy đòn kinh tế từ Bắc Kinh chưa thấy nhất loại diễn ra trên mọi khía cạnh, nhưng cũng đã xuất hiện.
Một số chuyên gia ước tính nền kinh tế của Việt Nam chậm lại vì hệ quả từ những biến động xảy đến bất ngờ. Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Việt Nam dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ giảm khoảng 1% tổng sản lượng quốc gia cho năm nay, một phần do sự trì hoãn một số dự án hạ tầng cơ sở, nhất là các dự án điện năng.
Lý do chính là các nhà thầu Trung quốc chiếm hầu hết các dự án đó. Ông Thành không tin là họ sẽ ngừng thi công hoàn toàn mà chỉ tin là họ làm chậm lại.
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là các thủ tục kiểm soát thuế quan ở các cửa khẩu sẽ chặt chẽ hơn làm buôn bán “biên mậu” chậm lại, giới đầu tư cảm thấy không an toàn nên giới hạn đầu tư vào Việt Nam. Du khách Trung quốc cũng tránh đến Việt Nam, một trong những nguồn thu chính của ngành du lịch.
Mọi người đều biết Trung Quốc cung cấp nguyên vật liệu và phụ tùng, bộ phận rời cho phần lớn kỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Bộ phận rời để sản xuất điện thoại thông minh, vải, sợi để may quần áo, da thuộc để sản xuất giày dép là một số thí dụ điển hình.
Trong bốn tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi $40.2 tỷ cho việc nhập cảng. Trong đó có $10 tỷ để nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, hàng hóa của Trung Quốc. Cùng thời gian này, giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc chỉ khoảng $3.9 tỷ, theo các con số thống kê chính thức.
Thực trạng nêu trên khiến ông Võ Trí Thành, một chuyên gia kinh tế lo ngại. Theo ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp hấp hối vì không kịp ứng phó. Ông Thành than rằng, cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu, vì vậy Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.
Các chuyên gia khuyên, muốn chống đỡ làn sóng hàng Trung Quốc, Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ. Trong đó chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia mở cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất cảng, quản lý nhập cảng qua đường biên giới tốt hơn.
Những khó khăn của ông Nguyễn Văn Phúc, chủ hãng sản xuất dây cáp điện tử, trình bày với hãng thông tấn AP sẽ không có lời giải đáp trong đoản kỳ khi công nghệ hỗ trợ đã không đặt thành vấn đề phải giải quyết từ nhiều năm trước đây.
(Người Việt) Theo một ký sự ngắn của hãng thông tấn AP, các chuyên viên kỹ thuật của Trung Quốc dự trù tới nâng cấp cho trang bị máy móc của ông, đã không đến vì sợ an nguy đến tính mạng, đã từng xảy ra bạo động nhắm vào người Trung Quốc hồi tháng trước. Đã vậy, các nhà cung cấp nguyên liệu cho hãng của ông lại không nhận trả tiền mặt để lấy hàng. Ông còn sợ rằng mối quan hệ kinh doanh sẽ còn tồi tệ hơn nữa, cho nên, ông đã phải mua nguyên liệu đi vòng qua một nhà cung cấp thứ ba, thay vì trực tiếp.
“Một trăm phần trăm các công ty Việt Nam chỉ muốn yên ổn để kinh doanh.” Ông Phúc nói như vậy tại công ty sản xuất dây cáp điện tử của ông ở Hà Nội.
Những tháng gần đây, đặc biệt từ đầu Tháng 5-2014, các sự kình chống trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc làm đầu óc người dân Việt Nam khắp nơi căng thẳng theo tin tức thời sự. Giới bình luận thời sự tin rằng một cuộc đối đầu võ trang khó xảy ra giữa hai nước nhưng mối quan hệ giữa hai nước sẽ không cải thiện trong thời gian sớm trước mặt.
Phía Việt Nam đã kêu gọi Trung Quốc, qua hơn 20 cuộc họp, rút giàn khoan HD981 về nước và bắt đầu đàm phán. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối, lấy cớ khu vực đặt giàn khoan nằm trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ của mình. Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa sau một trận hải chiến hồi đầu năm 1974 nhưng Việt Nam luôn luôn tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thách đố Trung Quốc trên biển có ảnh hưởng trên đất liền của hai nước “núi liền núi, sông liền sông” dù là “đồng chí anh em” có thể dễ nhìn thấy. Nền kinh tế của Việt Nam bị Trung Quốc lũng đoạn từ củ hành củ tỏi ngoài chợ đến vải vóc, máy móc kỹ nghệ. Nay, tuy đòn kinh tế từ Bắc Kinh chưa thấy nhất loại diễn ra trên mọi khía cạnh, nhưng cũng đã xuất hiện.
Một số chuyên gia ước tính nền kinh tế của Việt Nam chậm lại vì hệ quả từ những biến động xảy đến bất ngờ. Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Việt Nam dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ giảm khoảng 1% tổng sản lượng quốc gia cho năm nay, một phần do sự trì hoãn một số dự án hạ tầng cơ sở, nhất là các dự án điện năng.
Lý do chính là các nhà thầu Trung quốc chiếm hầu hết các dự án đó. Ông Thành không tin là họ sẽ ngừng thi công hoàn toàn mà chỉ tin là họ làm chậm lại.
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là các thủ tục kiểm soát thuế quan ở các cửa khẩu sẽ chặt chẽ hơn làm buôn bán “biên mậu” chậm lại, giới đầu tư cảm thấy không an toàn nên giới hạn đầu tư vào Việt Nam. Du khách Trung quốc cũng tránh đến Việt Nam, một trong những nguồn thu chính của ngành du lịch.
Mọi người đều biết Trung Quốc cung cấp nguyên vật liệu và phụ tùng, bộ phận rời cho phần lớn kỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Bộ phận rời để sản xuất điện thoại thông minh, vải, sợi để may quần áo, da thuộc để sản xuất giày dép là một số thí dụ điển hình.
Trong bốn tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi $40.2 tỷ cho việc nhập cảng. Trong đó có $10 tỷ để nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, hàng hóa của Trung Quốc. Cùng thời gian này, giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc chỉ khoảng $3.9 tỷ, theo các con số thống kê chính thức.
Thực trạng nêu trên khiến ông Võ Trí Thành, một chuyên gia kinh tế lo ngại. Theo ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp hấp hối vì không kịp ứng phó. Ông Thành than rằng, cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu, vì vậy Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.
Các chuyên gia khuyên, muốn chống đỡ làn sóng hàng Trung Quốc, Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ. Trong đó chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia mở cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất cảng, quản lý nhập cảng qua đường biên giới tốt hơn.
Những khó khăn của ông Nguyễn Văn Phúc, chủ hãng sản xuất dây cáp điện tử, trình bày với hãng thông tấn AP sẽ không có lời giải đáp trong đoản kỳ khi công nghệ hỗ trợ đã không đặt thành vấn đề phải giải quyết từ nhiều năm trước đây.
Mỹ-Nhật đối đầu Trung Quốc, Việt Nam kiên quyết cầu hòa
Nhân vật đem trưng bày ngòi nổ trước diễn đàn là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và người châm ngòi là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel.
Thủ tướng Nhật cam kết sẽ yểm trợ tối đa cho các nước ASEAN để bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho Đông Nam Á, bằng sự trợ giúp phát triển, xây dựng khả năng, hợp tác cung cấp kỹ thuật và khí cụ quốc phòng.
Ông kêu gọi tinh thần thượng tôn luật pháp của tất cả các chính phủ liên quan, nói rằng Nhật sẽ giữ vai trò lớn lao và năng động hơn hết từ trước tới nay, trong việc gìn giữ cho nền hoà bình châu Á và thế giới thêm vững chắc.
|
Đây có vẻ như một chính sách đã được Nhật bàn thảo trước cùng với Hoa Kỳ để tung ra trong cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La năm nay. Lập trường này rõ ràng đã phát khởi vì hành động xâm lấn của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam. Và Thủ tướng Nhật cho thấy Nhật, Mỹ và Úc đã đồng thuận về kế hoạch liên quốc gia để đối phó với chiến lược bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và toàn cầu. Duy chỉ có khối ASEAN là còn ngồi yên nghe ngóng ý định của các cường quốc, chưa bao giờ quyết định được điều gì có ý nghĩa.
Sau Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã châm ngòi nổ với những lời lẽ cứng rắn khác thường, mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, hướng vào Trung Quốc. Ông trực tiếp lên án hành động đơn phương của Trung Quốc gây bất ổn cho châu Á khi giành lấn chủ quyền trên biển Đông, gọi đó là hăm dọa, cưỡng ép, đe dọa dùng võ lực để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Bộ trưởng Chuck Hagel nhắc lại lời cam kết của Mỹ về kế hoạch tái quân bình lực lượng ở châu Á, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không ngoảnh mặt đi, mà sẽ duy trì luật pháp quốc tế, cương quyết đối đầu với hành động xâm lược, giúp tăng cường khả năng quốc phòng của các đồng minh và của chính nước Mỹ. Ông khuyên Trung Quốc nên đoàn kết với quốc tế cho một nền hoà bình toàn cầu, nếu không thì sẽ gây hại cho hòa bình và ổn định cho hằng triệu người ở châu Á và hằng tỉ người trên thế giới.
|
Điều đáng chú ý là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã thông báo Mỹ sẽ tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016, và tăng 40% ngân sách huấn luyện, đào tạo về quân sự.
Nước Mỹ có vẻ như vừa thức tỉnh do hành động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông. Mới hồi tháng 2 năm nay ông Chuck Hagel nói với giọng ảm đạm rằng Hoa Kỳ sẽ không còn thống trị trên trên không gian và biển cả vì phải cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và hoạt động quân sự. Nay đột nhiên chính sách đảo ngược hẳn lại, chẳng phải nước Mỹ giựt mình tỉnh thức vì Trung Quốc bắt đầu gióng hồi trống trận hay sao?
Tiếp sau Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Vương Quán Trung, đã phản bác mạnh mẽ quan điểm của Thủ tướng Nhật và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Ông nói lời lẽ của Bộ trưởng Hagel là nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng và đầy chủ nghĩa bá quyền. Nhưng có tin cho hay sau đó khi họp song phương với Mỹ về quốc phòng, tướng họ Vương đã đề nghị hai nước củng cố hợp tác quốc phòng vì quyền lợi chung ở châu Á và trên thế giới. Điều này có thể được hiểu là Bắc Kinh muốn bắt tay quân sự với Mỹ để chia chác quyền lợi trên vùng biển quanh Trung Hoa và xa hơn nữa. Nhưng Bộ trưởng Hagel vẫn giữ thái độ nghiêm khắc như trong hội nghị, không đáp ứng đề nghị, và cắt ngắn cuộc họp chỉ sau có 20 phút thảo luận.
|
Xem xét thực tế một cách khách quan, trước hết, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam nhận định sự kiện đặt giàn khoan của Trung Quốc là sự va chạm gây căng thằng trong quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với nước bạn Trung Quốc.
Những từ ngữ "va chạm" và "nước bạn" là điều gây nhiều ý kiến chỉ trích là tại sao tướng Thanh lại gọi Trung Quốc là nước bạn, và sự kiện giàn khoan chỉ là va chạm gây cẳng thẳng, trong khi Nhật và Mỹ đã tố cáo đó là hành vi xâm lược đơn phương do chủ nghĩa bành trướng mà hai cường quốc Thái Bình Dương này tỏ ý sẵn sàng giúp ngăn chặn.
Nêu vấn đề một cách hòa hoãn không phải là điều đáng phải chỉ trích quá gay gắt. Vì ngay sau đó ông Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng bảo vệ chủ quyền là thiêng liêng, nhưng Việt Nam chủ trương giải quyết hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cùng với những thỏa ước của khu vực với Trung Quốc, và các thỏa thuận song phương Việt Nam - Trung Quốc. Chủ trương của Việt Nam cho đến nay vốn được quảng bá là giải quyết vấn đề bằng đường lối hoà bình, thì cách trình bày lập trường với những ngôn ngữ ngoại giao như vậy là phù hợp với chủ trương đó.
Tướng Thanh có nói Việt Nam vẫn rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... không đâm va, không phun vòi rồng. Lời lẽ đó nghe ra có ẩn ý tố giác Trung Quốc có hành vi hiếu chiến hơn khi cho tàu quân sự đến hiện trường, và tấn công bằng vòi rồng, húc bể tàu kiểm ngư Việt Nam và húc chìm tàu đánh cá của Việt Nam. Sau đó Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để cùng Việt Nam đàm phán.
Điều này cũng nói được lập trường hoà bình và nhũn nhặn của Việt Nam trước diễn đàn quốc tế. Đóng vai người yếu thế trước công luận quốc tế cũng là điều hay. Miễn là đằng sau những lời hoà bình đó đừng quên chuẩn bị đối đầu với chiến tranh!
|
Đó mới là trở ngại khó vượt qua cho Việt Nam. Còn về Trung Quốc, diễn đàn này từng cảnh cáo Trung Quốc hãy coi chừng. Lịch sử thế giới xưa nay cho thấy chiến tranh đã nhiều lần xảy ra khi một quốc gia phát triển mạnh rồi bành trướng một cách nguy hiểm cho quyền lợi của các cường quốc khác.
Hoa Kỳ đột nhiên thay đổi hẳn chính sách quốc phòng. Nhật Bản đột nhiên phóng lên vũ đài quân sự quốc tế với vai trò năng động và chủ động nhất từ thời thế chiến II đến nay. Australia lên tiếng ủng hộ Nhật Bản, Ấn Độ từng ngỏ ý ủng hộ Việt Nam trong kế hoạch khai thác biển Đông, và là quốc gia hải dương hùng hậu có nhiều vấn đề lãnh thổ với Trung Quốc, đang huấn luyện về tàu ngầm cho hải quân Việt Nam.
Liệu các quốc gia Thái Bình Dương ấy có muốn thực hiện bức tường chắn nam Trung Hoa bằng quân sự, và chỉ cần một lý cớ chính đáng từ một nước Đông Nam Á?
Chuyện "Cao Biền dậy non" (*) diễn ra trong thể kỷ 21 khi Bắc Kinh không tuân lời Đặng Tiểu Bình mà "thao quang dưỡng hối" cho đủ 30 năm, đã phát lộ dã tâm bành trướng quá sớm nên đương nhiên phải đụng đầu với các cường quốc Thái Bình Dương, y như lãnh tụ họ Đặng đã cảnh báo.
Việt-Long,
Theo RFA
(*) Link để đọc chuyện "Cao Biền dậy non": http://maxreading.com/sach-hay/su-tich-dat-nuoc-viet/lay-bay-nhu-cao-bien-day-non-12104.html
Buộc Bầu Kiên tội kinh doanh trái phép được chăng
(TBKTSG) Trong phiên tòa ngày 21-5 và sáng 22-5, hội đồng xét xử hỏi về
hoạt động kinh doanh trái phép của ông Nguyễn Đức Kiên. Cơ quan tố tụng
buộc tội rằng, lợi dụng giấy phép kinh doanh, ông Kiên đã vận dụng bộ
máy của các công ty để kinh doanh tài chính không đúng với giấy phép
kinh doanh. Khi được hỏi ý kiến về việc này thì chuyên viên từ các sở và
bộ đã cho các câu trả lời khác nhau. Ở đây ta bàn về câu hỏi này.
Nhận định
Kinh doanh tài chính được hiểu theo ba cách.
Một là kinh doanh tài chính của các công ty bình thường.
Đối với các công ty này, đầu tư tài chính là sự tận dụng tiền vốn huy
động được để đầu tư vào các lĩnh vực khác hầu nâng cao hiệu quả sử dụng
đồng vốn, làm sinh lợi vốn, như đầu tư vào thị trường chứng khoán (mua
công khai) hay, góp vốn vào công ty khác và cho vay vốn (mua riêng tư).
Ông Nguyễn Đức Kiên đã khai thác sự thô sơ của luật pháp để tạo lợi thế trong kinh doanh. Ảnh: NGUYỄN HUY |
Nhìn vào nội dung ấy, ta thấy ngay khi một công ty mua bán công khai ở
thị trường chứng khoán thì họ giao thương ở một nơi có tổ chức và theo
những thể thức nhất định. Sự giao dịch này không cần phải có phép trước,
tức là đăng ký kinh doanh.
Đối với việc mua riêng tư thì hai bên tin nhau, thuận mua vừa bán. Nó là
hợp đồng, là sự mẫn cán đúng mực (due diligence) của bên mua. Bên nào
làm sai thì cứ dựa vào hợp đồng để xử lý. Khi đã có thể quy trách nhiệm
theo hợp đồng thì chẳng cần phải đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, khi việc
mua bán diễn ra thì chính quyền cũng chẳng biết cho đến khi hai bên
tranh chấp.
Cách kinh doanh tài chính như trên thì cần thiết cho doanh nghiệp. Vì đó
là chuyện mua bán tiền bạc. Mà tiền bạc đối với doanh nghiệp thì cũng
quan trọng như không khí đối với con người. Thiếu tiền mặt trả nợ, doanh
nghiệp có thể bị thưa phá sản ngay. Họ thường phải đi vay vốn lưu động,
vậy nếu có tiền nhàn rỗi thì họ có quyền kinh doanh tài chính. Hơn nữa
khi việc mua bán này được làm với một số tiền lớn thì nó trở thành mua
bán công ty. Nếu phải đăng ký mới được phép làm thì doanh nghiệp bị...
bịt mũi! Trong chuẩn mực kế toán việc đầu tư tài chính không được định
nghĩa. Hiện nay, luật cũng không buộc phải đăng ký kinh doanh.
Hai, kinh doanh tài chính theo kiểu của các công ty của ông Kiên.
Các công ty này là công ty cổ phần đầu tư, đầu tư tài chính. Việc làm
chủ yếu của họ là phát hành giấy nợ (trái phiếu); cầm tiền người khác đi
góp vốn hộ (nhận ủy thác đầu tư) và góp vốn mua cổ phần (đầu tư). Họ
không huy động vốn từ công chúng nên không đăng ký với Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Về tính chất, họ là những công ty bình thường nhưng
chuyên giao dịch về tiền bạc.
Về các việc làm của các công ty này, riêng từng việc một với một ai khác
thì họ không phạm pháp. Họ cũng phải được làm giàu như những công ty
nêu ở loại 1. Cái khác của họ so với các công ty bình thường là họ phát
hành trái phiếu, rồi được vay nhiều mà không bị xét nét, khiến họ có
tiền đi góp vốn ở những doanh nghiệp khác và thu lời. Như thế nghĩa là
chỉ với số vốn nhỏ ban đầu, họ đi vay và thành giàu xụ. Gần như là tay
không bắt giặc. Đó là lợi thế của các công ty loại này. Lợi thế ấy trái
với nguyên tắc kinh doanh mà đã tạo nên sự giàu có cho xã hội. Ấy là ai
chịu rủi ro nhiều - thì được hưởng lời cao. Các công ty này được hưởng
vế sau mà không phải chịu vế đầu.
Vậy cái gì đã tạo ra lợi thế cho các công ty như loại của ông Kiên? Thưa
nhờ vào: (i) có một ông chủ nợ rất giàu - Ngân hàng ACB - không cần
chọn mặt khi gửi vàng; (ii) luật lệ thô sơ giúp cho các doanh nghiệp
phát hành trái phiếu dễ dàng; (iii) một luật tín dụng lơi lỏng và (iv)
có ông Kiên hiện diện ở nhiều nơi. Ta cùng xem các yếu tố trên kết hợp
với nhau như thế nào qua sự tường thuật của báo chí.
Cổ phiếu của Ngân hàng ACB đang lên giá. Thí dụ 20.000 đồng/cổ phiếu.
Khi cổ phiếu đang ở chiều tăng giá mà bán ra thì sẽ được giá cao hơn,
thí dụ 22.000. Vậy là ngồi nhà mát ăn... 2.000! Ngân hàng ACB quyết định
bán cổ phiếu. Ông Kiên hiện diện trong ACB. ACBS là một công ty con của
ACB chuyên về chứng khoán; nó không thể mua cổ phiếu của ACB được vì
như thế là hai mẹ con a tòng với nhau nâng giá để lấy tiền của người
khác.
Vậy để cho ACBS mua được cổ phiếu của ACB, nó ký hợp đồng ủy thác đầu tư
với các công ty của ông Kiên - tức là nó bảo: “Các anh mua cổ phiếu ACB
hộ tôi nhé. Này tiền đây”. Để có tiền ACBS phát hành các tờ giấy nhận
nợ (trái phiếu). Hai ngân hàng Kiên Long Bank và VietBank đưa cho nó
1.500 tỉ. Tiền đó đã được vay của ACB, theo quy chế vay liên ngân hàng.
Và các công ty của ông Kiên mua cổ phiếu của ACB bằng tiền do ACB bỏ ra!
Trong cơ chế kinh doanh trên, “lợi thế” của tất cả các bên liên can, bắt
nguồn từ sự hiện diện của ông Kiên. Ông có mặt ở nhiều nơi: nơi phát
hành trái phiếu, nơi xuất tiền cho vay và nơi đi mua cổ phần. Như đã
nói, trong từng việc riêng lẻ khi mỗi chủ thể giao dịch với một người
khác thì không ai làm sai luật. Nhưng kết nối công việc của họ lại với
nhau thì họ được lợi. Nó giống y việc chuyển giá ở thuế. Và khi ấy xã
hội bị thiệt. Việc chuyển giá muốn diễn ra phải có các công ty ở vài
nước khác nhau, lợi dụng các mức thuế khác nhau của mỗi nước. Còn ở đây,
chỉ trong một nước, từng việc tách riêng nhau; nhưng nhờ có ông Kiên
nên nó ăn khớp với nhau và tạo ra lời lãi. Chúng ta sẽ bàn thêm về vấn
đề này; còn bây giờ phải đi tiếp mục... kinh doanh tài chính.
Ba, các quỹ đầu tư vốn thường gọi là các công ty đầu tư.
Giống như ở các nước khác, các công ty này phải đăng ký kinh doanh với
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi hoạt động. Ở nước ngoài các quỹ
này huy động vốn công chúng. Ở ta họ đem vốn từ ngoài vào.
Tóm tắt lại, trong ba việc trên, việc thứ nhất không cần đăng ký vì phải
cho doanh nghiệp... thở để còn lớn. Việc thứ ba thì đã phải đăng ký
rồi. Vậy chỉ còn việc thứ hai là trường hợp của các công ty dạng như của
ông Kiên và ta đi tìm giải pháp cho nó.
Giải pháp
Các công ty loại 2 không phạm pháp khi họ kinh doanh tài chính. Đúng như
ông Kiên nói tại tòa. Chúng chỉ có một lợi thế - mà xã hội không chấp
nhận - nhờ có ông Kiên. Và ông ta biết khai thác sự thô sơ của luật pháp
vào lúc đó. Ấy là luật về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và luật
cung cấp tín dụng của ngân hàng.
Ở các nước khác, doanh nhân cỡ ông Kiên thường ngần ngại hành động nếu
thấy có “xung đột về lợi ích”, nôm na là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Và
ở ta, ông Kiên làm tuốt! Vì đã làm nên ông trở thành người tinh khôn.
Đụng người tinh khôn mà phải trả lời các việc làm của các công ty như
thế có phải đăng ký kinh doanh không thì các chuyên gia tất nhiên
phải... bí xị! Họ chạm trán với một người tinh khôn. Muốn ngăn chặn thì
Chính phủ phải sửa hai nghị định quan trọng là doanh nghiệp phát hành
trái phiếu và ngân hàng cho vay tiền.
Về luật sau thì Ngân hàng Nhà nước đã ra tay bằng Thông tư số 13/2010.
Nó khắt khe quá, đến nỗi đã phải hoãn thực hiện đến hai lần. Nếu có sự
khắt khe này vào năm 2008, 2009 thì ACB đã “bó tay” rồi.
Về luật cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì đã có hai Nghị định số
52/2006/NĐ-CP và 90/2011/NĐ-CP. Cả hai bản này rất thô sơ. Nó cho doanh
nghiệp phát giấy nợ sau khi hội đồng quản trị của họ chấp thuận bản
trình bày mục đích đi vay cũng của họ! Nó không quy định rõ ràng các
biện pháp bảo đảm trả nợ. Nó “phù hộ” con nợ và do vậy “bỏ bê” chủ nợ.
Nó coi doanh nghiêp tư nhân không bao giờ vỡ nợ giống như Chính phủ vậy.
Luật của Mỹ chẳng hạn quy định: tài sản thế chấp, các chủ nợ cử một
người ủy nhiệm để trông tài sản thế chấp kia và coi việc con nợ thi hành
hợp đồng vay nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bỏ tiền hàng năm vào một
quỹ bất động (sinking fund) để bảo đảm trả lãi và trả nợ. Nếu các công
ty của ông Kiên hay ACBS bị đòi hỏi như thế thì sao có thể phát hành
trái phiếu một cách... vô tư như đã làm được!
Đến đây có câu hỏi là ở các nước khác có vụ như vậy thì họ giải quyết
thế nào. Thưa họ có luật chặt chẽ và có ít người tinh khôn nên chưa nghe
thấy vụ như thế này xảy ra.
Cho những gì đã thấy, chúng ta nghiệm ra rằng trái phiếu, chứng khoán
bán cho công chúng là các công cụ tinh vi nhất của kinh tế thị trường mà
đã phát triển hàng thế kỷ. Các công cụ tài chính kia khởi đi từ nhu cầu
tâm lý của mỗi người sử dụng, sang tập tục của một nhóm người, lên đến
tập quán của ngành nghề, rồi mới có luật điều chỉnh khi phải đối đầu với
người tinh khôn. Những bước đi như thế tạo nên các điều kiện tinh thần
thích ứng nâng đỡ sự phát triển của các công cụ kia. Chúng ta mới mon
men bước vào nền kinh tế thị trường mà sử dụng các công cụ kia ngay!
Việc ấy giống như một người mới bước chân xuống hồ bơi, thấy ở giữa hồ
có nhiều người nhào, lộn, nhảy thật hào hứng, thế là bắt chước theo,
không nghĩ là phải biết bơi cừ, phải có phao. Do vậy bị ngã, bị uống
nước ngay! Đó là học phí.
Vụ ông Kiên mang ý nghĩa này đối với chúng ta. Bởi thế, thiết nghĩ không
nên phạt nặng ông ấy. Ông ấy không thuộc hạng người phải cách ly xã
hội. Để ngăn chặn sự tái diễn thì cách làm không phải là bắt ai kinh
doanh tài chính cũng phải đăng ký trước vì như thế là không cho doanh
nghiệp được tự do thở. Cho họ thở mạnh nhưng không được làm bậy. Sự tinh
vi của hai luật nêu ở trên sẽ giúp vào việc này; giống như buộc dây vào
thắt lưng của doanh nghiệp. Anh cứ thở, cứ bơi, nhưng không xa hơn
chiều dài sợi dây.
Nguyễn Ngọc Bích
Hành động khiêu khích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc được tính toán kỹ lưỡng
Cho đến gần đây, hầu hết các nhà quan sát coi hành vi quá khích của
Trung Quốc trong Biển Đông là hậu quả của một chính sách ngoại giao bất
nhất, trong đó cánh quá khích thường có phần lấn lướt.
Giới chính trị Trung quốc thường nói đến "chín con rồng làm biển sôi
động" sau khi Trung Quốc theo đuổi một đường lối đáng tin cậy và rõ ràng
thân thiện trong vùng từ thập niên 1990.
Tàu TQ đâm tàu VN |
Điều này bao gồm quyết định đặt một giàn khoan dầu trong vùng biển mà
Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Bây giờ, chính sách của Trung Quốc
không còn thể hiện như là kết quả của chính sách bất nhất mà là một kế
hoạch có mục tiêu rõ ràng, các chuyên gia an ninh Trung Quốc và nước
ngoài đều nhận định như vậy. Rất có thể là những biện pháp đó được phối
hợp ở cấp chính trị cao nhất. Sau hết có thể đã được chính Chủ tịch Tập
Cận Bình chấp thuận.
Nếu đúng như vậy thì những nỗ lực dành vùng kiểm soát cho đến nay của
Trung Quốc giờ đây đã được nằm hẳn trong chính sách đối ngoại của siêu
cường kinh tế này. Và khó có thể hình dung được một thỏa thuận cần thiết
nào để ngăn chận sự bùng nổ tranh chấp vô tình hay cố ý trong vùng.
Các chỉ đạo chính trong chính sách đối ngoại mới
Cuối năm ngoái Tập đã thành lập siêu ủy ban mới về các vấn đề an ninh để
chấm dứt những bất nhất trong chính sách đối ngoại. Các nhóm lợi ích
mạnh mẽ như Giải phóng quân nhân dân, Cục an ninh hàng hải và các Tập
đoàn năng lượng nhà nước - gọi chung là "chín con rồng" - trước đó đã
lạm dụng lèo lái chính sách đối ngoại vào lợi ích riêng đôi khi rất hạn
chế của họ, ví dụ như rút ruột ngân khoản chính phủ tài trợ hoặc tăng
cường cơ hội kinh doanh của riêng mình. Thường họ qua mặt cả Bộ Ngoại
giao, được cho là chịu trách nhiệm về việc thực hiện các lợi ích quốc
gia của Trung Quốc trên thế giới.
Là chủ tịch của Ủy ban an ninh quốc gia mới, dường như bây giờ họ Tập
cũng tự gia tăng cường độ. Và hiện nay những hành động rất cụ thể của
Trung Quốc không còn có thể xem như là một trò chơi chiến thuật, câu hỏi
lớn đặt ra là Tập theo đuổi mục tiêu chiến lược gì.
Tập là người mang chủ nghĩa quốc gia. Trong bản chất, "Giấc mơ Trung
Quốc" mà ông ta quảng bá có ý đồ khôi phục lại vai trò thống trị truyền
thống của Trung Quốc trong khu vực trước khi "thế kỷ nhục nhã" bắt đầu
trong tay của đế quốc phương Tây hồi đầu thế kỷ 19. Một trong nhiều điều
của ý đồ đó chính là ý muốn lấy lại khu vực mà Trung Quốc đã bị mất cho
Nhật Bản, nơi mà Trung quốc coi như là lãnh thổ quốc gia, cũng như phần
lãnh hải thuộc những quốc gia láng giềng Đông Nam Á, trong đó có
Philippines và Việt Nam.
Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đối với các chuyên gia có kinh nghiệm
lâu năm về Trung quốc thì điều khó hiểu là để đòi quyền lịch sử, tại sao
họ Tập lại tranh chấp cùng một lúc với nhiều nước láng giềng.
Trong vùng biển ngoại biên của Trung Quốc, sóng gió nổi lên đáng kể hơn
là vào thời điểm "chín con rồng" cạnh tranh quyền lực với mục đích rất
khác nhau. Và có nhiều triển vọng hỗn loạn hơn nữa. Tàu Trung Quốc xâm
nhập thường xuyên vào vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku không dân
cư mà Nhật Bản đang kiểm soát, nơi mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền
và gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Ở Nhật Bản, những chính trị gia cánh hữu chống Trung Quốc đang chiếm ưu
thế và khuyến khích Thủ tướng Shinzo Abe thể hiện sức mạnh quân sự của
mình. Abe đã cải thiện được uy tín một cách đáng kể trong lập trường của
ông tại nhiều nơi trong khu vực.
Việt Nam cảm nhận hành động của Trung Quốc là hành động khiêu khích
Trong vụ giàn khoan dầu của Trung Quốc ở biển, Việt Nam nhìn đó là một
hành động khiêu khích có chủ ý của Trung Quốc nhiều hơn là để tìm kiếm
tài nguyên thiên nhiên. Với trữ lượng dầu mỏ rất lớn, việc thăm dò một
khu vực ít hứa hẹn không có ý nghĩa gì cả. Tiếp theo là việc tấn công
doanh nhân Trung Quốc đã là một thất bại rõ ràng cho những người theo
Trung Quốc trong giới lãnh đạo Việt Nam.
Áp lực từ phía Trung Quốc tại Philippines đã khiến Manila đưa ra tòa
trọng tài để đạt được một phán quyết của Liên Hiệp Quốc về chủ quyền
lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng biển phía đông Trung Quốc. Nếu phán
quyết thuận lợi cho Manila thì đó sẽ là một đòn ngoại giao nghiêm trọng
đối với Bắc Kinh. Ngay cả Hà Nội đang xem xét để bắt đầu một tiến trình
tương tự tại Liên Hiệp Quốc.
Mới thoạt nhìn thì chính sách của Trung Quốc có vẻ như táo bạo, thiếu
thận trọng. Tuy nhiên giới ngoại giao cấp cao và các nhà phân tích chính
trị ở châu Á và Washington càng ngày càng đánh giá rằng thời điểm đã
được Trung Quốc lựa chọn kỹ. Tập nhận định rằng đối thủ của ông là một
Tổng thống Mỹ yếu kém, dù lớn tiếng tuyên bố sẽ hỗ trợ những đồng minh
châu Á nhưng sẽ không có hành động cứng rắn nào đối với Trung Quốc.
Tập đánh giá nhận định của mình là đúng vì nhiều chuyên gia nói rằng
Obama đã không can thiệp quân sự ở Syria và Ucraina. Từ nhận định này,
nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng ông ta có một cửa sổ thời gian để
mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Căng thẳng thấy rõ
Trên thực tế, những căng thẳng đã hiện rõ trong diễn đàn an ninh khu vực
ở Singapore, nơi mà cuối tuần vừa rồi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck
Hagel cáo buộc Bắc Kinh có "hành động đơn phương gây bất ổn" tại Biển
Đông. Trung Tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội
Trung Quốc, đã phản pháo rằng bài phát biểu của Hagel "mang đầy những ý
tưởng của uy quyền, đầy đe dọa trấn áp" và là một phần của "thách thức
khiêu khích Trung Quốc".
Các chuyên gia cho rằng thiệt hại cho Trung Quốc do chính sách đối ngoại
hiện nay chỉ có thể thẩm định trong tương lai xa. Trung Quốc tin rằng
các láng giềng phải chịu đựng chính sách của họ, vì các nước đó lo cho
sự thịnh vượng của riêng mình và như thế sẽ phải chịu lệ thuộc dài hạn
vào thị trường khổng lồ đầy hứa hẹn phát triển của Trung Quốc.
Richard Rigby, nhà cựu ngoại giao Úc và hiện là giám đốc Trung tâm Trung
Quốc tại Đại học Quốc gia Úc, tóm gọn căn bản chính sách đối ngoại của
Trung Quốc trong một câu duy nhất: "Chúng ta đẩy mạnh ở bất cứ nơi nào
chúng ta có thể". Rigby đề cập đến vô số các khó khăn trong nước mà Tập
phải đối mặt chưa kể đến phát triển kinh tế đang suy yếu. Trong bối cảnh
này, "ông ta không thể hiện diện trên trường quốc tế trong một tư thế
yếu kém", chuyên gia người Úc nói.
"Chín con rồng" cũng đã đủ đáng sợ trong một khu vực nơi sự trỗi dậy của
Trung Quốc đang được theo dõi với đầy âu lo. Cung cách hành xử của
Trung Quốc hiện nay càng gây thêm nhiều lo sợ khác.
Andrew Browne (The Wall Street Journal *),
Dương Thạch dịch
(*) Andrew Browne: Chinas Provokationen in der Außenpolitik sind kühl kalkuliert, The Wall Street Journal Deutschland 04.06.2014
(Diễn Đàn Việt Nam 21)
“Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng
(TBKTSG) Vào lúc này một chương trình “thoát Trung” (ít nhất là về mặt
kinh tế) đang được rục rịch bàn thảo và chuẩn bị, nhưng nên tỉnh táo
phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một
cách cực đoan, cảm tính.
Ngoài yếu tố chính trị và dân tộc chủ nghĩa, “thoát Trung” được đưa ra
trong bối cảnh khi Việt Nam nhập siêu kinh niên với Trung Quốc ở quy mô
ngày càng lớn, lên đến trên 20 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái.
Điều đáng nói hơn là hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam có chất lượng
trung bình và thấp, nhiều mặt hàng độc hại cho sức khỏe và môi trường.
Mức thu nhập thấp của đại bộ phận người Việt Nam là một nguyên nhân để cho hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam, đáp ứng được những người có túi tiền eo hẹp. Ảnh: KINH LUÂN |
Công nghệ và máy móc của Trung Quốc cũng vậy, đa phần ở tầm “thường
thường bậc trung” trở xuống, tiêu hao năng lượng lớn và ô nhiễm môi
trường. Ưu điểm của hàng hóa và công nghệ Trung Quốc thường là giá rẻ và
đa dạng, hầu như kiểu gì cũng có, cũng đáp ứng được.
Quan trọng hơn, Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu, công
nghệ và máy móc của Trung Quốc khi mà chúng chiếm tỷ trọng lớn, mang
tính chi phối trong các yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất và chế
biến tại Việt Nam.
Trong bối cảnh trên, nhiều người cho rằng nếu không nhanh chóng “thoát
Trung” thì có nguy cơ Trung Quốc sử dụng thương mại và đầu tư từ Trung
Quốc làm công cụ khống chế Việt Nam. Trước xu thế này, nên tỉnh táo phân
tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách
cực đoan, cảm tính.
Điều đầu tiên cần nhìn nhận rõ là Trung Quốc xấu chơi nhưng không có
nghĩa là cần phải chấm dứt hoặc thu hẹp nhất có thể quan hệ thương mại
và đầu tư với Trung Quốc.
Ví dụ, với Nhật, đương nhiên Trung Quốc cũng chẳng tử tế gì hơn, nhưng
thực tế là Nhật vẫn cứ phải duy trì mối quan hệ thương mại và đầu tư với
Trung Quốc ở mức thậm chí rất lớn.
Theo số liệu của JETRO, nhập khẩu của Nhật từ Trung Quốc đã đạt 189 tỉ
đô la, và xuất khẩu đạt 145 tỉ đô la năm 2012 (Nhật nhập siêu 44 tỉ đô
la từ Trung Quốc). Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật,
chiếm tới 19,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật năm 2012, tuy có
giảm nhẹ từ mức 20,6% năm 2011 (và năm 2012 là năm duy nhất có tỷ lệ này
thấp hơn 20% kể từ năm 2008).
Nhìn vào những con số trên, có thể thấy với một nền kinh tế dựa trên nền
tảng công nghệ và kỹ thuật cao như Nhật mà vẫn phải phụ thuộc rất lớn
vào nguồn cung từ Trung Quốc, điều này đủ để nhận ra rằng tự thân trình
độ và chất lượng “thường thường bậc trung” hoặc thấp của hàng hóa Trung
Quốc không phải là cái cớ để “nghỉ chơi” với Trung Quốc.
Nếu có làm một phân tích tương tự như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc cũng
thấy Trung Quốc là một trong những bạn hàng và thị trường đầu tư quan
trọng nhất của Mỹ. Bởi vậy, tuy Mỹ có ngày càng khó chịu với Trung Quốc
về mặt nào đó (và ngược lại) thì ít nhất về mặt kinh tế cả hai quốc gia
vẫn (biết rằng) phải gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau dài dài.
Điều cần nhìn nhận thứ hai là trừ khi có xung đột quân sự ở quy mô lớn
đương nhiên làm đóng băng mọi quan hệ giao thương giữa hai nước, Trung
Quốc không dại gì mà tự bắn vào chân mình khi tìm cách dùng các quan hệ
thương mại và kinh tế với Việt Nam để kiềm tỏa Việt Nam, ví dụ bằng cách
hạn chế xuất khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành gia công,
chế tạo tại Việt Nam.
Không nói làm gì đến những tư cách thành viên của các hiệp định đa
phương (WTO, ASEAN+Trung Quốc) vốn không cho phép các thành viên muốn
làm gì thì làm, Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn phải nghĩ hai lần trước khi
có ý định làm tổn hại đến dòng chảy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam
và Trung Quốc, đơn giản vì con số vài chục tỉ đô la kim ngạch thương mại
giữa hai nước, chưa kể đến hàng trăm dự án đầu tư của Trung Quốc ở Việt
Nam, hoàn toàn không phải là con số vô nghĩa để có thể dễ dàng bỏ qua.
Ngược lại, quy mô đủ lớn của quan hệ kinh tế song phương này lại làm cho
mọi mưu đồ dùng kinh tế để kiềm tỏa đối phương không dễ mà thực hiện
được, đơn giản vì các chủ thể kinh tế ở hai nước sẽ tìm ra được con
đường đi thích hợp để gặp được nhau, hoặc gây áp lực lên thế lực cầm
quyền.
Điều cần nhìn nhận thứ ba, chính người Việt Nam là nguyên nhân chính làm
cho hàng hóa, thiết bị và công nghệ chất lượng thấp, độc hại của Trung
Quốc lọt vào và khuynh đảo thị trường như hiện nay. Trong thế giới phẳng
này, rõ ràng nhà cung cấp Trung Quốc không thể ép buộc nhà nhập khẩu
Việt Nam phải nhập hàng Trung Quốc. Ở đây hầu như chẳng có chuyện ai
lừa/ép được ai cả, mà là trên cơ sở tự nguyện.
Mức thu nhập thấp của đại bộ phận người Việt Nam là một nguyên nhân để
cho hàng hóa giá rẻ (đương nhiên chất lượng thấp, độc hại) tràn vào Việt
Nam, đáp ứng được những người có túi tiền eo hẹp.
Trình độ và quy mô sản xuất của Việt Nam ở dạng thấp của thế giới, kèm
với hạn chế về vốn và tiếp thị, thì thiết bị và công nghệ của Trung Quốc
là phù hợp do có giá rẻ, chi phí bảo dưỡng và phụ tùng thấp, dễ tiếp
cận, giá thành thấp, dễ cạnh tranh được về giá...
Bản thân các bất cập về pháp luật cũng như những yếu tố chính trị lại
tạo điều kiện để cho công nghệ và thiết bị, cũng như nhà thầu Trung Quốc
chi phối nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Ví dụ, quy định về đấu thầu thường
“giúp” cho các nhà thầu (Trung Quốc) thắng thầu nhờ bỏ thầu giá rẻ nhất.
Ngoài ra, cũng có nghi ngờ về sự tiếp tay của một bộ phận quan chức với
các doanh nghiệp Trung Quốc do các doanh nghiệp Trung Quốc không ngần
ngại “đi đêm” để giành lấy công việc. Các dự án ODA của Trung Quốc, hay
sự thỏa thuận giữa hai chính phủ tập trung trong một số lĩnh vực cũng là
một lý do để sự hiện diện của (các yếu tố) Trung Quốc nhiều hơn mức
bình thường trong những lĩnh vực này.
Quan trọng không kém là đặc tính của nền kinh tế Việt Nam, vốn có ngành
công nghiệp chế tạo mang tính gia công lớn, hầu như chỉ có sức lao động
trong công đoạn lắp ráp, chế biến là phần giá trị thặng dư được tạo ra
trên lãnh thổ Việt Nam, với nguyên vật liệu và đầu vào, đầu ra được
khống chế bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Mà nhà đầu tư nước ngoài luôn
tính toán bài toán chi phí và lợi nhuận, nên luôn tìm các nguồn cung
với chi phí hạ nhất, tất nhiên phần lớn là từ Trung Quốc.
Tóm lại, cần phải xác định rằng Việt Nam không hoàn toàn là “nạn nhân”
về kinh tế của (hoặc dưới bàn tay) Trung Quốc. Có những yếu tố chủ quan
và khách quan để dẫn đến tình trạng lệ thuộc (về kinh tế) vào Trung Quốc
như hiện nay. Bởi vậy, việc “thoát Trung” trên cơ sở cực đoan, thành
kiến sẽ chẳng mang lại mấy lợi ích, dù là trong dài hạn.
Điều quan trọng là phải biết “sống chung với lũ”, tìm cách khắc phục các
mặt hại nảy sinh từ sự lệ thuộc này. Ví dụ như phải siết hàng rào về
chất lượng hàng nhập khẩu, tăng cường kỷ cương pháp luật để hạn chế sự
lũng đoạn của (doanh nghiệp) Trung Quốc trong những lĩnh vực đã nêu
trên, tiếp tục tích cực hòa nhập với khu vực và thế giới qua các hiệp
định tự do thương mại song phương và đa phương để đa dạng hóa thị
trường, nguồn cung, nguồn đầu tư, qua đó biến cả Việt Nam và Trung Quốc
thành những thực thể kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau và với các
quốc gia khác trong một chuỗi mắt xích của phân công lao động toàn cầu
không thể tách rời ra và/hoặc “ăn hiếp” nhau được.
Phan Minh Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét