- Syria sẽ bầu tổng thống vào tháng Sáu (BBC) - Quốc hội Syria tuyên bố sẽ có bầu cử tổng thống vào ngày 3/6 mặc dù đang diễn ra nội chiến.
- Thủy thủ đoàn Sewol ‘hoảng sợ và do dự’ (BBC) - Đoạn hội thoại cuối giữa phà Sewol và đất liền đã được tiết lộ trong lúc Tổng thống Park Geun-Hye lên án thủy thủ đoàn.
- Nhà đối lập nổi tiếng Miến Điện Win Tin qua đời (RFI) - Nhà báo và nhà đấu tranh dân chủ của Miến Điện Win Tin vừa qua đời hôm nay, 21/04/2014, thọ 84 tuổi, theo thông báo của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, đảng đối lập màông là sáng lập viên cùng với bà Aung San Suu Kyi.
- 'Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước' (BBC) - Tiến sỹ Nguyễn Nhã nói người Việt toàn thế giới cần bỏ qua đau thương của ngày 30/4 để xây dựng đất nước hùng cường.
- Những chuyến phà, tàu cao tốc miệt Tây Nam Bộ (RFA) - Với người dân Tây Nam Bộ, trong điều kiện sông nước chằng chịt, nhiều nơi chưa có đường bộ dành cho xe hơi, phương tiện duy nhất để họ đi lại chỉ có những chuyến xuồng ba lá hoặc tàu cao tốc, những chuyến tàu này đóng vai trò thay thế xe bus cho cư dân ở đây.
- Giới học thuật phản đối vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (RFI) - Gần như đồng loạt, giới học thuật Việt Nam trong và ngoài nước vừa ra bản phản đối và thư ngỏ để bày tỏ thái độ về vụ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan, tức Nhã Thuyên.
- Dân Venezuela biểu tình kêu gọi (RFI) - Hôm qua, 20/04/2014, hàng trăm người đã biểu tình tại Caracas, Venezuela, nhân ngày lễ Phục sinh của đạo Thiên chúa, để kêu gọi« phục sinh nền dân chủ» và đòi Tổng thống Nicolas Maduros từ chức.
- Thủ tướng Đài Loan bác bỏ lời kêu gọi ngưng xây nhà máy hạt nhân (RFI) - Thủ tướng Đài Loan ngày 21/04/2014 đã bác bỏ lời kêu gọi của đảng đối lập chính đòi đình chỉ một dựán nhà máy hạt nhân gần hoàn tất, bất chấp các hành động phản đối, kể cả tuyệt thực.
- Thêm 21 người Trung Quốc toan vào VN (BBC) - 21 người Trung Quốc bị bắt khi toan nhập cảnh trái phép Việt Nam trong bối cảnh xảy ra một vụ nổ súng chết người.
- WHO: Khó dự đoán bao giờ chấm dứt dịch sởi ở VN (RFA) - Dịch sởi tiếp diễn tại Việt Nam trong các tháng qua đã khiến hơn 100 trẻ tử vong theo thông báo của Bộ Y tế. Để góp phần trả lời phần nào các câu hỏi về tình hình dịch sởi, Việt Hà phỏng vấn bác sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội.
- Bộ y tế: số người bệnh sởi có dấu hiệu giảm (RFA) - Truyền thông trong nước trích nguồn tin từ Bộ ý tế là trong ngày hôm qua có thêm 70 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi trong cả nước nhưng không có trường hợp tử vong. Cũng theo tin từ bộ y tế thì số người bị nhiễm bệnh đã giảm đi rõ rệt.
- Vụ hối lộ đường sắt: VKSND yêu cầu Nhật Bản cung cấp thông tin (RFA) - Báo Thanh niên Online cho biết là ông Nguyễn Hòa Bình, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân của Việt nam đã có thư đề nghị ông Sadakuzu Tanigaki, Bộ trưởng tư pháp Nhật bản trao đổi thông tin chính thức về việc các công ty Nhật bản đã đưa một khoản hối lộ lên đến 80 triệu Yen tức là 16 tỉ đồng tiền VN, cho các quan chức VN
- Tình tiết mới trước phiên phúc thẩm ông Dương Chí Dũng (RFA) - Ngày hôm nay phiên tòa phúc thẩm xử vụ án Dương Chí Dũng sẽ được mở ra tại Hà Nội, luật sự Trần Đình Triển người bảo vệ quyền lợi của ông Dương Chí Dũng cho Đài Á Châu Tự Do biết thêm thông tin chi tiết.
- Chân lý tháng Tư (VOA) - 39 năm đã qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày chiến tranh kết thúc
- Hỏi đáp y học: Rát bên trong vùng dưới rốn (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Linh Nguyễn từ Việt Nam, thắc mắc về sự rát bên trong vùng dưới rốn sau 2 lần phẫu thuật điều trị bệnh viêm loét bao tử.
- Đọc lại Sân Bắn của Nguyên Sa (VOA) - Tôi nhìn di ảnh thầy Nguyên Sa, thấy cái nón kết quen thuộc, thấy nụ cười hiền hòa
- Ngạc nhiên vì quyết định rút đăng cai ASIAD của Việt Nam (VOA) - Chính phủ Việt Nam đã gây ngạc nhiên khi loan báo quyết định không đứng ra tổ chức Á Vận Hội 2019, nhưng người dân trong nước tỏ ý hoan nghênh quyết định này
- Hà Nội muốn tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Mỹ-Việt (VOA) - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đề nghị cơ quan lập pháp hai nước Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi-hợp tác để Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
- Bs Nguyễn Đan Quế được đề cử Giải Nobel Hòa Bình vàGiải Nhân quyền Gwangju 2014 (VOA) - Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu dân chủ hiện đang bị quản thúc tại gia cùng lúc được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân quyền Gwangju 2014.
- Luật sư bị đề nghị kỷ luật vì các lời bình luận trên Facebook (VOA) - Luật sư Lưu Mai Hưng bị đề nghị kỷ luật vì đăng bình luận trên trang Facebook cá nhân bày tỏ thái độ bất bình với quy trình xét xử của tòa án
- Ông Dương Chí Dũng (Vinalines) sẽ được xét xử vào ngày mai (RFA) - Ngày mai tòa án nhân dân TP HN sẽ mở phiên phúc thẩm để xử ông Dương Chí Dũng và những người khác trong vụ án tham ô tài sản với thiệt hại lên đến 366 tỉ đồng tại tổng công ty hàng hải VN (Vinalines)
- Trông trẻ là điều quan yếu cho phụ nữ đi làm ở Việt Nam (VOA) - Khi đi làm, phụ nữ ở Việt Nam thường phải nhờ ông bà, hay người giúp việc ở lại trong nhà trông nom, hoặc phải nhờ cậy vào nhân viên của các trung tâm trông trẻ
- Bắc Hàn: Chuyến đi Châu Á của TT Obama làm tăng căng thẳng (RFA) - Bắc Hàn nói rằng chuyến công du Châu Á sắp tới của tổng thống Hoa Kỳ Obama là một chuyến đi mang tính chất phản động và nguy hiểm, và nó chỉ làm leo thang các căng thẳng quân sự trong vùng.
- Tổng thống Obama chuẩn bị công du ChâuÁ (VOA) - Tổng thống Obama chuẩn bị thực hiện chuyến công du Á châu giữa lúc mối quan tâm đang gia tăng trong khu vực này về những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc
- TQ bắt giữ tàu Nhật để đòi tiền nợ thuê tàu từ năm 1936 (RFA) - Một chiếc tàu biển của Nhật Bản bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ tại cảng Thượng Hải để đòi một khoản tiền là 28 triệu đô la mà đại công ty Mitsui của Nhật bản còn thiếu từ năm 1936, khi thuê hai chiếc tàu từ một công ty Trung Quốc mà đến nay vẫn chưa trả tiền.
- Khủng hoảng ngoại giao do Trung Quốc tịch thu tàu Nhật (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, Tokyo tuyên bố rằng nền tảng của mối quan hệ bình thường hoá với Trung Quốc từ năm 1972 đang bị đe dọa bởi vụ chính quyền Bắc Kinh tịch thu một tàu của Nhật vào cuối tuần qua, do một tranh chấp đã có từ thời trước Thế chiến thứ hai.
- Paris thông tin về việc Damas vẫn dùng vũ khí hóa học (RFI) - Hôm qua, 20/04/2014, Pháp tuyên bố có« các yếu tố» cho thấy chế độ của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học mới đây. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Phương Tây cáo buộc Damas trì hoãn việc phá hủy hệ thống vũ khí hóa học theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
- Nga nói Ukraine 'phá thỏa thuận' Geneva (BBC) - Ngoại trưởng Nga cáo buộc chính quyền Kiev phá vỡ thỏa thuận nhằm cứu vãn khủng hoảng Ukraine.
- Serguei Lavrov, một huyền thoại của ngành ngoại giao Nga (RFI) - Báo Le Figaro, số ra ngày 17/04/2014, có bài viết phác họa chân dung Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và ca ngợiông như một huyền thoại của ngành ngoại giao Nga. Serguei Lavrov, người nhân danh nước Nga tiến hành các cuộc đàm phán về Ukraina tại Geneve là một trong những nhà ngoại giao khôn khéo nhất trong thế hệ củaông.
- Nga ve vãn Đông Á (RFI) - Do là ngày lễ Phục sinh, ngoại trừ Le Monde, nhiều tờ báo quen thuộc với độc giả Paris đều nghỉ phép. Riêng các ấn bản trên mạng tập trung vào sự kiện bốn cựu con tin Pháp vừa trở về với gia đình. Họ bắt đầu kể lại những điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong 10 tháng, sau khi bị một nhóm hồi giáo cực đoan Syria bắt giữ. Về châuÁ, báo Singapore The Straits Times có một bài phân tích dài mang tựa đề« Nga trở lại ve vãn ĐôngÁ».
- Putin ký lệnh phục hồi danh dự người Tatars ở Crimée (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vừa ký một sắc lệnh khôi phục danh dự cho những người thuộc dân tộc Tatars ở Crimée, bị đànáp dưới chế độ Staline. Sắc lệnh được thông qua trong bối cảnh cộng đồng Tatars ở Crimée có thái độ chống lại việc Nga sáp nhập vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền Ukraina.
- Thỏa thuận Genève không gạt bỏ được đe dọa của Nga đối với Ukraina (RFI) - Ngày 17/04/2014, lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraina, một cuộc họp bốn bên bao gồm Hoa Kỳ, ChâuÂu, Nga và chính quyền Kiev đã diễn ra tại Genève. Điều gây ngạc nhiên là cuộc họp đã ra được một« tuyên bố chung» nhằm làm giảm căng thẳng tại Ukraina, đặc biệt là việc giải giáp các nhóm vũ trang bất hợp pháp và giải tỏa các công sở bị chiếm đóng, chủ yếu ở phía đông Ukraina. Tuy nhiên, theo giới phân tích, thỏa thuận này rất khó đượcáp dụng trên thực tế và không loại trừ được mối đe dọa của Nga đối với Ukraina.
- Thủ tướng Nhật tránh đến thăm đền Yasukuni (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, theo hãng thông tấn Jiji, Thủ tướng Shinzo Abe không đích thân tới đền Yasukuni để không gây thêm căng thẳng với láng giềng, trước chuyến công du Nhật của Tổng thống Mỹ, nhưngông Shinzo Abe đã cúng vào đền một cây lễ, nhân dịp khai mạc lễ hội mùa xuân của ngôi đền này.
- Tổng thống Hàn Quốc : Thuyền trưởng phà Sewol có hành động (RFI) - Các đội người nhái tiếp tục vớt xác các nạn nhân vụ đắm phà Sewol vào lúc dư luận Hàn Quốc, đặc biệt là Tổng thống Park Geun Hye, lênán hành động của thuyền trưởng và một số thuyền viên vào lúc xảy ra tai nạn.
- Tàu lặn chưa tìm thấy MH370, dù đã rà soát 2/3 khu vực tìm kiếm (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, theo chính quyềnÚc, vẫn chưa hề thấy dấu vết gì về chiếc máy bay Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích, sau khi tàu lặn robot của hải quân Mỹ đã quét được hơn 30.000 cây số vuông, tức hai phần ba diện tích khu vực được xác định.
- Phó Tổng thống Mỹ công du Ukraina (RFI) - Chiều nay, 21/04/2014, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev. Ngày mai, lãnh đạo Mỹ sẽ hội đàm với Tổng thống lâm thời Ukraina cũng như Thủ tướng nước này. Trong chiều nay,ông Biden có một số cuộc gặp với các dân biểu thuộc các đảng phái khác nhau, cũng như với đại diện các tổ chức phi chính phủ.
- Nga có thể sẽ suy thoái kinh tế trong quý hai 2014 (RFA) - Nước Nga có thể sẽ chịu cuộc suy thoái kinh tế trong quý hai năm nay.
- Indonesia kêu gọi các nước chia sẻ trách nhiệm vấn đề di dân (RFA) - Indonesia kêu gọi các chính phủ phải chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề di dân chứ không nên đổ trách nhiệm cho người khác.
- Cảnh sát TQ được trang bị vũ khí khi canh gác (RFA) - Trong bản tin gửi từ Thượng hải, hãng thông tấn AP cho biết cảnh sát thành phố này đã bắt đầu mang theo vũ khí khi canh gác ở những khu vực đông người.
- Kinh tế Đông Á sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2014 (RFA) - Trong báo cáo ra ngày 7/4, Ngân hàng Thế giới kết luận rằng các nền kinh tế trong khu vực Đông Á sẽ có mức độ tăng trưởng ổn định trong năm 2014, cải cách thể chế vẫn là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, đồng thời, khu vực này vẫn gánh chịu những rủi ro tiềm tàng.
- Nam Hàn và TQ phản đối Thủ tướng Nhật cúng dường đền tử sĩ Yasukuni (RFA) - Quan hệ ngoại giao giữa Nhật bản với 2 nước láng giềng Nam Hàn và Trung Quốc lại trở nên khó khăn hơn, sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gửi lễ vật cúng dường đến đền tử sĩ Yasukuni, nơi Nhật Bản thờ phượng 14 vị anh hùng dân tộc thời Đệ Nhị Thế Chiến,
- Malaysia: thảo luận bồi thường khi máy bay vẫn biệt tăm? (RFA) - Liên quan đến chiếc phi cơ Boeng 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích từ hôm mùng 8 tháng Ba, đại diện chính phủ Malaysia đã gặp thân nhân của 227 hành khách đi trên chuyến bay để thảo luận về chương trình hỗ trợ tài chánh.
- Nam Hàn: thuyền trưởng rời phà bị nạn là hành động giết người (RFA) - Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye nói rằng hành động mà viên thuyền trưởng cũng như các nhân viên điều khiển chiếc phà Sewol lâm nạn hôm thứ Tư tuần trước là những hành động không thể tha thứ được, giống như hành vi giết người.
- Người Mỹ gốc Eritrea thắng cuộc đua Marathon Boston 2014 (VOA) - Meb Keflezighi, một người Mỹ gốc Eritrea, đã trở thành người Mỹ đầu tiên trong nhiều thập niên giành chiến thắng tại cuộc đua Marathon Boston năm nay
- Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đời (VOA) - Để chỉ sự-sống-sau-cái-chết của một nhà văn, trong tiếng Việt có 2 khái niệm: bất tử và bất hủ
- Khoa học gia sẽ thử nghiệm thuốc mới trên vi cơ quan nhân tạo (VOA) - Mục tiêu chung cuộc là nối kết nhiều vi cơ quan, như gan, tim, phổi và thận, để thử nghiệm tác động của một loại thuốc nhắm mục tiêu vào một trong các cơ quan đó
- TT Nam Triều Tiên so sánh tai họa đắm tàu như hành vi'sát nhân' (VOA) - Trong lúc yêu cầu hành khách ở nguyên tại chỗ, viên thuyền trưởng và một số thành viên thủy thủ đoàn bỏ mặc các hành khách trên tàu và thoát thân trước
- Thiếu niên Mỹ sống sót sau 5 giờ đồng hồ trong hốc bánh máy bay (VOA) - Thiếu niên 16 tuổi ở Mỹ may mắn sống sót sau 5 giờ trốn trong hốc chứa bánh xe máy bay trong suốt chuyến bay kéo dài nhiều giờ tới bang Hawaii
- Syria sẽ tổ chức bầu cử tổng thống ngày 3/6 (VOA) - Các ứng cử viên ở Syria ngày mai có thể bắt đầu đăng ký ứng cử cho cuộc bầu cử tổng thống mà chủ tịch quốc hội nước này nói là sẽ diễn ra vào ngày 3/6
- Tòa Trung Quốc ra lệnh tịch thu tàu Nhật để bồi thường nợ chiến tranh (VOA) - Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã phản đối quyết định của tòa án Thượng Hải và cảnh báo về những hậu quả của việc này trong các lãnh vực ngoại giao và kinh tế
- PhóTổng thống Mỹ tới Ukraine (VOA) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đường tới Ukraine để hội đàm với tổng thống và thủ tướng tạm quyền của Ukraine trong lúc căng thẳng gia tăng
- Nhàlập pháp Somalia thiệt mạng trong vụ nổ bom ở Mogadishu (VOA) - Ông Isak Mohamed Ibrahim, một thành viên quốc hội Somalia đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe ở thủ đô Mogadishu
- Các hướng dẫn viên leo núi Nepal cân nhắc đình công (VOA) - Các hướng dẫn viên leo núi ở Nepal đang cân nhắc đình công sau khi một trận tuyết lở trên Đỉnh Everest làm 13 hướng dẫn viên thiệt mạng hồi tuần trước
Nghĩ từ việc rút đăng cai ASIAD
Về lâu dài, câu chuyện hẳn sẽ trở thành một bài học về cách dấn thân, hội nhập của quốc gia vào đời sống quốc tế
Thủ tướng đã
quyết định Việt Nam rút đăng cai ASIAD 18 và sẽ xin đăng cai tổ chức sự
kiện thể thao lớn nhất châu lục này vào một thời điểm khác. Câu chuyện
như vậy đã khép lại phù hợp với ý nguyện của số đông người dân, dù có
thể vẫn còn phải giải quyết các hệ quả pháp lý của việc này.
Về lâu dài, câu chuyện hẳn sẽ trở thành một bài học về cách dấn thân, hội nhập của quốc gia vào đời sống quốc tế. Không phải tự nhiên mà Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) rút tên từ rất sớm khỏi danh sách ứng viên xin đăng cai tổ chức sự kiện này. Riêng đối với chúng ta, đăng cai tổ chức ASIAD 18 thực sự là một cuộc phiêu lưu mà chúng ta chưa bao giờ có kinh nghiệm trải qua. Mọi triển vọng về sự cất cánh của nền thể thao, nền kinh tế dựa vào sự kiện này đều chỉ được phác họa, không chắc chắn, không rõ ràng. Trong khi đó, chi phí dự kiến phải bỏ ra nhất định sẽ rất cao và gánh nặng nợ công đè lên vai thế hệ con cháu là khó tránh.
Suy cho cùng, theo bản năng sống, mỗi người, mỗi nước lo trước hết cho bản thân mình, cho đất nước mình, rồi mới nghĩ đến người khác, nước khác. Đất nước ta còn nghèo nhưng người khác, nước khác không hẳn thấy như thế rồi thương tình và sẵn lòng dang rộng tay giúp đỡ. Trái lại, nếu có điều kiện, có cơ hội, người ta vẫn sẽ hào hứng khai thác, trục lợi, giành lấy cho mình mọi tiện ích và đùn đẩy khó khăn cho thiên hạ. Cuộc đôi co dai dẳng giữa các nước lớn về trách nhiệm của mỗi nước trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu là một minh chứng điển hình về tính ích kỷ của con người, biểu hiện trong đời sống quốc tế thành tính ích kỷ quốc gia.
Về lâu dài, câu chuyện hẳn sẽ trở thành một bài học về cách dấn thân, hội nhập của quốc gia vào đời sống quốc tế. Không phải tự nhiên mà Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) rút tên từ rất sớm khỏi danh sách ứng viên xin đăng cai tổ chức sự kiện này. Riêng đối với chúng ta, đăng cai tổ chức ASIAD 18 thực sự là một cuộc phiêu lưu mà chúng ta chưa bao giờ có kinh nghiệm trải qua. Mọi triển vọng về sự cất cánh của nền thể thao, nền kinh tế dựa vào sự kiện này đều chỉ được phác họa, không chắc chắn, không rõ ràng. Trong khi đó, chi phí dự kiến phải bỏ ra nhất định sẽ rất cao và gánh nặng nợ công đè lên vai thế hệ con cháu là khó tránh.
Suy cho cùng, theo bản năng sống, mỗi người, mỗi nước lo trước hết cho bản thân mình, cho đất nước mình, rồi mới nghĩ đến người khác, nước khác. Đất nước ta còn nghèo nhưng người khác, nước khác không hẳn thấy như thế rồi thương tình và sẵn lòng dang rộng tay giúp đỡ. Trái lại, nếu có điều kiện, có cơ hội, người ta vẫn sẽ hào hứng khai thác, trục lợi, giành lấy cho mình mọi tiện ích và đùn đẩy khó khăn cho thiên hạ. Cuộc đôi co dai dẳng giữa các nước lớn về trách nhiệm của mỗi nước trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu là một minh chứng điển hình về tính ích kỷ của con người, biểu hiện trong đời sống quốc tế thành tính ích kỷ quốc gia.
Những công trình thể thao phục vụ SEA Games 22 đến nay vẫn chưa được
các địa phương tại Việt Nam sử dụng hết công năng. Trong ảnh: Nhà Thi
đấu Phú Thọ (TP HCM)Ảnh: Tấn Thạnh
Không phải
chúng ta không hiểu những điều đó nhưng đến nay vẫn chưa có lời kêu gọi
tổ chức hành động ở quy mô quốc gia để đối phó với nguy cơ bị lợi dụng,
thậm chí bị lừa lọc trên diện rộng. Trong khi đó, nguy cơ này đã và
đang có dấu hiệu trở thành hiện thực ở nhiều nơi. Ở vùng quê này, nông
dân đua nhau trồng khoai lang do nghe theo lời hứa hẹn của thương lái
nước ngoài sẽ mua lá khoai non với giá cao. Ở miền xa nọ, bà con hồ hởi
nuôi đỉa đại trà với hy vọng người phương xa sẽ đến theo lời cam kết
để mua đỉa với giá hấp dẫn. Không loại trừ khả năng có những thế lực
vừa hùng mạnh vừa đầy mưu mẹo đứng đằng sau các thương lái đó, đang tìm
cách thông qua hành vi của họ, lũng đoạn nền kinh tế của đất nước.
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng bị động, yếu thế của chúng ta trong nhiều cuộc chơi toàn cầu là do những người có trách nhiệm liên quan trong bộ máy chạy theo thành tích, mải mê mưu cầu lợi ích cá nhân, chứ không phải do thiếu bản lĩnh, kiến thức, tầm nhìn trong thương lượng với đối tác. Điều này có thể đúng nhưng không thể phủ nhận rằng đã và đang có những câu chuyện cho thấy chúng ta khá dễ dãi, nếu không muốn nói là ngây thơ trong quan hệ giao thương với nước ngoài.
Tất nhiên, trong không khí làm ăn “cởi mở” ấy, nhà đầu tư, đối tác nước ngoài chẳng cần vắt óc suy nghĩ nhiều cũng giải được bài toán lợi nhuận. Cứ trực tiếp hoặc thông qua đối tác trong nước vắt cho kiệt sức người lao động, khai thác cho cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và khi thấy chẳng còn thứ nào có giá trị thì nhổ trại, quay lưng đi nơi khác.
Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng bị động, yếu thế của chúng ta trong nhiều cuộc chơi toàn cầu là do những người có trách nhiệm liên quan trong bộ máy chạy theo thành tích, mải mê mưu cầu lợi ích cá nhân, chứ không phải do thiếu bản lĩnh, kiến thức, tầm nhìn trong thương lượng với đối tác. Điều này có thể đúng nhưng không thể phủ nhận rằng đã và đang có những câu chuyện cho thấy chúng ta khá dễ dãi, nếu không muốn nói là ngây thơ trong quan hệ giao thương với nước ngoài.
Tất nhiên, trong không khí làm ăn “cởi mở” ấy, nhà đầu tư, đối tác nước ngoài chẳng cần vắt óc suy nghĩ nhiều cũng giải được bài toán lợi nhuận. Cứ trực tiếp hoặc thông qua đối tác trong nước vắt cho kiệt sức người lao động, khai thác cho cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và khi thấy chẳng còn thứ nào có giá trị thì nhổ trại, quay lưng đi nơi khác.
Hy vọng chỉ mất 1 triệu USD
Xung quanh việc Hội đồng Olympic châu Á (OCA) sẽ áp dụng chế tài nào
với việc rút đăng cai ASIAD của Việt Nam, theo ông Hoàng Vĩnh Giang,
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, OCA chắc chắn sẽ ban
bố một biện pháp xử lý đối với quốc gia rút đăng cai.
Một quy định khác thường được biết đến mang tính ràng buộc pháp lý là
quốc gia chủ nhà dù rút lui vẫn sẽ phải chịu khoản tiền đặt cọc 1 triệu
USD cho OCA. Dù chưa đặt cọc nhưng Việt Nam đã ký hợp đồng nên nếu như
rút lui coi như Việt Nam phá bỏ hợp đồng. “Tôi hy vọng chúng ta sẽ chỉ
phải mất số tiền phạt này bởi 1 triệu USD cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều
số tiền phải hỗ trợ cho quốc gia đăng cai thay”. Còn theo ông Nguyễn
Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, khả năng OCA sẽ
phạt Việt Nam theo hình thức nhẹ nhất là buộc nộp tiền đặt cọc dù
không tổ chức.M.Duy
PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện
(Người Lao động)
Đinh tặc và chính sách " rải đinh"
Nhớ hồi năm 1990, chú em họ từ quê ra Hà Nội chơi. Mua được “Dream II”
vừa đập hộp, người yêu ôm eo, đang vi vu trên đường chỗ cầu Giẽ, bỗng xe
lảo đảo. Nhảy xuống xem thì lốp sau đã xẹp hết hơi.
Cố dắt một đoạn gần 1 km, gặp một tay thanh niên sửa xe. Y phán ngay,
chắc là bị đinh rồi. Nhân bảo như thần bảo. Một cái đinh dài đã đâm
thủng lốp và săm, vì dắt một đoạn dài nên phá tan cả hai thứ. Đành phải
thay đồ nội với giá đồ ngoại. Ai đi xe máy đều biết rõ kiểu “đinh tặc”
này.
Thời xe máy thịnh hành hơn cả xe đạp, nghề vá săm lốp kiếm tiền gặp khó
khăn. Toàn xe đẹp, mới, lốp tốt, săm tốt, đường rải nhựa nhẫn thín, ít
bị sự cố. Nghề rải đinh kiếm tiền bằng cách phá hoại người khác.
Nhưng kiểu làm ăn bất lương đó cũng không thể so sánh với chính sách
“rải đinh”. Nghĩa là luật pháp, chính sách, nghị định…soạn thảo sao cho
kẻ có quyền, lợi dụng các kẽ hở và sự ít hiểu biết của dân, moi tiền
càng nhiều càng tốt.
Về vi mô, qui định về hộ khẩu từ thời bao cấp và tem phiếu là một trong
những chính sách “rải đinh” đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH.
Muốn có tem phiếu để mua gạo, mua vải, mua thịt, đậu phụ, rau ôi, ở Hà
Nội, phải có hộ khẩu. Muốn có hộ khẩu phải là cán bộ, công nhân viên, có
nhà cửa ở thủ đô… đại loại rất nhiều qui định nhiêu khê.
Dân thì vốn gian, tìm cách hối lộ, đút lót để có hộ khẩu. Và người “rải đinh” cứ thế hưởng lợi.
Tem phiếu, sổ gạo cũng hết thời. Nhưng hộ khẩu vẫn có tác dụng xin cho
con đi học, vào trường trái tuyến, cấp sổ đỏ, quyền sử dụng đất… Níu kéo
chính sách quản lý bằng sổ hộ khẩu là để kiếm tiền, an ninh chỉ là
chuyện nhỏ.
Thời mở cửa phải kể đến qui định về xây nhà có phép. Muốn xây một nhà ba
tầng phải có thiết kế chi tiết, xin các gia đình bên cạnh đồng ý, rồi
mang lên ban quản lý xây dựng phường trình bày.
Ông trưởng ban quản lý phán, lên thành phố xem qui hoạch thế nào, phải
có quận đồng ý, rồi kiến trúc sư trưởng ký nháy. Đại loại, có đi lại cả
tháng cũng không đủ giấy tờ hợp lệ. Nghe các ông ấy chẳng bao giờ có
nhà.
Thôi cứ làm đại, cả nước xây nhà không phép, riêng gì nhà mình. Thuê
thợ, đào móng, hì hục vài tuần, vừa đổ bê tông móng, ban quản lý xuất
hiện, lập biên bản, phạt và không được tiếp tục công trình. Bác hàng xóm
cười, giời ạ, cứ đưa phong bì là xong tất.
Chủ nhà lên phường, gãi đầu, gãi tai trình bày, nhà em khó khăn, mong
các bác thông cảm. Gạt cái phong bì dầy dầy vào ngăn kéo, ông trưởng ban
xây dựng cười và khuyên, bác cứ tiến hành xây đi, đến phần đổ trần tầng
1, chúng tôi cho người đến lập biên bản. Nguyên tắc là phạt nhưng cho
tồn tại. Ngôi nhà hàng chục tầng chẳng cần phép vẫn hiên ngang bởi cách
“rải đinh” của ban quản lý xây dựng từ phường đến quận, còn dân thì rải
tiền.
Biết bao chính sách ra đời, trên giấy có vẻ rõ ràng, nhưng trong thực
tế, khi thực hiện, rất nhiều người có quyền thế đã “rải đinh” để bắt dân
phải “vá lốp” một cách không mong muốn.
Nói về vi mô, có những qui định kìm hãm phát triển. Chính sách thu phí
đường bộ của ông Đinh La Thăng rất có thể làm cho ngành lắp ráp ô tô
chết yểu. Người mua xe chịu bao nhiêu thứ thuế, nay thêm phí đường, ai
còn muốn sở hữu xe nữa. Người ta bảo đây cũng là một cái “đinh lớn”
trong hệ thống giao thông nước nhà.
Nói đến thời cải cách ruộng đất, vừa hòa bình xong, hàng chục triệu nông
dân miền Bắc vui vì được chia mẫy mẫu ruộng, được làm chủ mảnh đất mà
họ đã mong ước từ bao đời. Nhưng chính sách HTX ra đời như một cái
“đinh” làm xịt toàn bộ hệ thống kinh tế tư nhân vừa được nhen nhúm. Khi
hiểu ra đó là “đinh hệ thống” cũng phải mất 20-30 năm.
Mấy cuộc cải tạo công thương nghiệp sau 1954 và 1975 cũng là những cái
“đinh” đâm thủng cả quốc gia mà không ai hiểu vì đâu nên nỗi.
Luật pháp, chính sách, qui định, thiếu hiểu biết, không rõ ràng, chồng chéo, chính là những cái “đinh” phá hoại ghê gớm nhất.
Nhớ chú em họ lần đó ra Hà Nội rất muộn. Hỏi tại sao, chú bảo rất sợ đâm
phải đinh lần nữa, tan lốp, ngã xe, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế chú
vừa đi xe máy, vừa nhìn đinh, chậm là phải thôi.
Một quốc gia 90 triệu người lo “đinh tặc” làm sao có thể phát triển.
HM. 21-4-2014
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)
Nếu không làm giám sát, chỉ còn là Quốc hội viết văn!
Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: "Hoạt động giám sát thể hiện sức sống của quốc hội |
Trước một số ý kiến tại phiên họp UB Thường vụ Quốc hội (QH) đề nghị
giảm bớt hoạt động giám sát của cơ quan dân biểu trong năm 2015, Chủ
nhiệm Hội đồng Dân tộc QH Ksor Phước khẳng định: Giám sát là nội dung
cực kỳ quan trọng, thể hiện sức sống của QH. “Chính kết quả giám sát thể
hiện QH đang còn sống. Nếu không giám sát thì coi như ta chỉ viết văn
thôi” - ông bày tỏ.
Căng quân tham gia đoàn... giám sát
Sáng 18.4, tại phiên thảo luận dự kiến chương trình hoạt động giám sát
của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2015, Chủ nhiệm UB Tài
chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận định hoạt động giám sát của QH “quá
dày đặc”.
Nhìn chung, một năm QH có 2 giám sát tối cao, thường vụ có 2 giám sát
chuyên đề và mỗi ủy ban cũng có 2 cuộc, chưa kể giám sát mang tính chất
thường xuyên và giải trình.
“Chúng tôi là ủy ban cũng căng quân để tham gia các đoàn giám sát” - ông
nhận định. Theo ông Hiển, các địa phương đều phải báo cáo với các đoàn
giám sát của quốc hội và đều làm rất nghiêm túc, thận trọng, song “cũng
có nhiều băn khoăn”. Ông đề xuất năm 2015 nên giảm, vì các địa phương và
các ngành đều có nhiều công việc phải tổng kết, đại hội.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đồng tình cho rằng quá nhiều đợt
giám sát, khiến việc mời đi giám sát rất khó. “Có những lần, nửa đêm tôi
phải gọi điện mong các chủ nhiệm UB QH phải giao đích danh người này,
người kia tham gia giám sát, sau khi nhiều người dọa về... vì có quá
nhiều việc” - ông bày tỏ.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý chia sẻ, nhiều khi đoàn giám sát của UBTV QH
xuống địa phương rất hoành tráng, nhưng thành phần của đoàn... lại không
như thế. Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Giàu đề xuất thường vụ QH
cho UB “thôi không có hoạt động giám sát riêng trong năm 2015 do có quá
nhiều việc”.
“QH là của nhân dân, có phải của ông nào đâu?”
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc QH Ksor Phước khẳng định không thể
viện lý do “nhiều việc” mà coi nhẹ một trong 3 chức năng của QH, tức
giám sát. Thậm chí, ông yêu cầu tinh thần làm giám sát phải rất quyết
liệt, vì chính hoạt động này đã thể hiện quyền lực của nhân dân.
“Đất nước phát triển sôi động, yêu cầu thể chế hóa sôi động. Nhân dân
đang nhìn vào QH, gửi gắm rất nhiều. Quốc hội đang bước vào cuối khóa,
mà bỗng dưng “mềm” lại là không được. Đảng đã nói chống tư tưởng nhiệm
kỳ. Cuối mùa mà rã đám là điều đáng chê trách” - ông nói.
Theo Chủ nhiệm Ksor Phước, QH phải sống liên tục, làm việc liên tục.
“Thế mới xứng đáng gọi là QH của nhân dân, chứ có phải QH của ông nào
đâu. Vì vậy, Hội đồng Dân tộc dứt khoát sẽ làm ít nhất 2 cuộc giám sát
2015. “Dù khó mấy cũng làm” - ông nhấn mạnh. Ông đề xuất Tthường vụ QH
cần có 1 cuộc giám sát về vấn đề dân tộc.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với Chủ nhiệm Ksor Phước, khẳng
định: “Giám sát là công việc không thể bỏ ngỏ, để lắng nghe toàn dân,
đánh giá đúng tình hình, giúp đưa ra những quyết sách đúng đắn”.
Ông đề xuất mỗi kỳ họp QH nên giám sát một chuyên đề và UB Thường vụ QH
vẫn chọn hai chuyên đề cho một năm. Các UB được giao chủ trì 4 chuyên đề
này thì sẽ không giám sát chuyên đề riêng, mà tăng cường giải trình để
tránh dàn trải.
Thôi giám sát ODA, tập trung án oan sai
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và nhiều ý
kiến trong Thường vụ thống nhất đề nghị QH giám sát tối cao về tình hình
oan sai trong tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng gợi ý thường vụ QH xem xét nội dung giám sát
về hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ nhiệm UB Tài chính-Ngân sách Phùng Ngọc Hiển cho rằng nên bỏ nội
dung giám sát hiệu quả sử dụng vốn ODA khỏi chương trình của thường vụ
QH trong năm 2015.
Lý do - theo ông, vì đây là các dự án cho vay và đi vay giữa VN và nước
ngoài. Nếu đánh giá hiệu quả có thể “động chạm” đến nhiều nơi, kể cả
phía đối tác nước ngoài.
“Vừa qua, có mấy vụ đại sứ các nước vào có ý kiến. Nên thận trọng” - ông
Hiển nêu. Theo Chủ nhiệm UB Tài chính-Ngân sách QH, đã có rất nhiều
cuộc giám sát, rà soát về đầu tư cơ bản, phát hiện được nhiều vấn đề.
Trong khi đó, ODA cũng chỉ là 1 phần của đầu tư, và ODA có cơ chế quản
lý riêng. Kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn kết luận
đồng tình bỏ nội dung giám sát hiệu quả sử dụng vốn ODA khỏi chương
trình của UB Thường vụ QH.
(Lao dong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét