LS. Trần Vũ Hải yêu cầu kỷ luật các quan chức liên quan trong dịch Sởi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2014
KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN TRẦN VŨ HẢI
(Yêu cầu thực hiện đúng Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; kỷ luật nghiêm khắc ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội vì thiếu trách nhiệm và có những phát ngôn trái Luật này)
Kính gửi: Ông Thủ tướng Chính phủ
Đồng kính gửi: - Bà Bộ trưởng Bộ Y tế
- Ông Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Hà Nội “UBND TPHN”
Tôi – Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại số 81 phố Chùa
Láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, căn cứ vào khoản 1 điều 28 Hiến pháp năm
2013 “Công dân có
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với
cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”, xin kiến nghị yêu cầu kỷ luật nghiêm khắc ông Nguyễn
Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND
TPHN vì thiếu trách nhiệm và có những phát ngôn trái Luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm. Cụ thể như sau:
Tại buổi họp báo ngày 18/4/2014 về thông tin phòng chống dịch sởi, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế đã phát ngôn như sau: “Công bố hay không công bố không có nghĩa là không có dịch, mà thực tế dịch đã và đang diễn ra và các hoạt động phòng, chống dịch đang được triển khai một cách quyết liệt, đúng các quy định”.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND TPHN có phát biểu tại buổi họp đột xuất vào ngày 16/4/2014 với các đơn vị, địa phương liên quan về phòng, chống bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn như sau: “Với Hà Nội, chủ trương là, có công bố dịch hay không không quan trọng, quan trọng nhất là phải triển khai quyết liệt và có hiệu quả công tác phòng chống dịch, khống chế dịch”.
Với những phát ngôn này, ông Nguyễn Thanh Long và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận có dịch sởi tại Hà Nội, nhưng không hành động theo đúng điều 38 khoản 1 điểm a Luật Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm 2007:“ Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố”. Trong khi Ông Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã khuyến cáo dịch sởi tại Việt Nam hiện nay thuộc tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng.
Tại buổi họp báo ngày 18/4/2014 về thông tin phòng chống dịch sởi, ông Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế đã phát ngôn như sau: “Công bố hay không công bố không có nghĩa là không có dịch, mà thực tế dịch đã và đang diễn ra và các hoạt động phòng, chống dịch đang được triển khai một cách quyết liệt, đúng các quy định”.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND TPHN có phát biểu tại buổi họp đột xuất vào ngày 16/4/2014 với các đơn vị, địa phương liên quan về phòng, chống bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn như sau: “Với Hà Nội, chủ trương là, có công bố dịch hay không không quan trọng, quan trọng nhất là phải triển khai quyết liệt và có hiệu quả công tác phòng chống dịch, khống chế dịch”.
Với những phát ngôn này, ông Nguyễn Thanh Long và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận có dịch sởi tại Hà Nội, nhưng không hành động theo đúng điều 38 khoản 1 điểm a Luật Phòng, Chống bệnh truyền nhiễm 2007:“ Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố”. Trong khi Ông Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã khuyến cáo dịch sởi tại Việt Nam hiện nay thuộc tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị:
a - Nếu Bộ Y tế và UBND TPHN khẳng định chưa
có dịch sởi tại Hà Nội, phải khẳng định điều đó và chịu trách nhiệm trước công luận, dân chúng
để tránh hoang mang trong công chúng.
b - Nếu Bộ Y tế và UBND TPHN xác định
có dịch sởi tại Hà Nội, Bộ Y tế phải yêu cầu và UBND TPHN phải công
bố ngay có dịch sởi tại Hà Nội theo đúng Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để
các cơ quan, tổ chức, người dân thực hiện các biện pháp chống dịch sởi theo
mục 3 của Luật này.
c -Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế
và Chủ tịch UBND TPHN tiến hành kỷ luật nghiêm khắc ông Nguyễn
Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND TPHN vì thiếu trách nhiệm và có những phát
ngôn trái Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Căn cứ khoản 2 điều 28 Hiến pháp “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà
nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,
kiến nghị của công dân”, chúng tôi đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế và
Chủ tịch UBND
TPHN xem xét nghiêm túc kiến nghị này của chúng tôi.
Công dân Trần Vũ Hải
(Blog Tễu)
Ba lý do người Uighur tới Việt Nam
Nguyễn Hùng
Một trong những lý do mà một nhà báo Việt Nam đưa ra là sự không hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Người Uighur, hay còn gọi là Duy Ngô Nhĩ, có vẻ không hiểu những gì mà lính biên phòng Việt Nam và Trung Quốc nói với họ khi buộc họ phải trở về Trung Quốc ngay lập tức.
Sĩ quan phiên dịch của cuộc gặp, Thiếu tá Nguyễn Minh Đãi, 43 tuổi, người được điều động từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái xuống Bắc Phong Sinh đã chết cùng Thiếu úy Lê Vũ Việt, 24 tuổi trong vụ đụng độ trưa ngày 18/4.
Năm người Uighur bị chết và lý do được quan chức Quảng Ninh nói với BBC là họ nhảy từ tầng cao của đồn biên phòng xuống.
Số người còn lại được phía Việt Nam ngay lập tức trao cho phía Trung Quốc.
Những bức hình được truyền thông Việt Nam đăng tải cho thấy lính Trung Quốc mặc đồ rằn ri và mang mũ có biển 'Công an Quảng Tây', tỉnh giáp ranh với Quảng Ninh đã có mặt ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh để nhận bốn phụ nữ mang khăn trùm đầu cùng hai trẻ nhỏ.
Những người đàn ông hoàn toàn không xuất hiện trong các bức ảnh được đăng tải chính thức cho dù trên mạng xã hội cũng có những ảnh được cho là chụp thi thể của những người Uighur, có người nằm đè lên nhau, trên xe gia súc kéo.
Việc Việt Nam ngay lập tức trao trả người Uighur mà không qua xét xử và tìm hiểu nguyên nhân họ phải bỏ nhà mang theo trẻ nhỏ ra đi đã gây ra chỉ trích.
Công dân mạng cũng bất bình với hình ảnh các thi thể người Uighur nằm ngổn ngang.
Chính sách 'Hán hóa'
Một đồng nghiệp của BBC tiếng Trung nói anh có nói chuyện với một người Uighur đang sống lưu vong ở London và những người Uighur hải ngoại biết rất ít về hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ sống ở tỉnh biên giới Vân Nam.Đồng nghiệp BBC cũng nói thường mỗi khi có chuyện gì xảy ra với người Uighur ở Tân Cương, nơi có hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ sinh sống, người Uighur hải ngoại thường lên tiếng ngay lập tức và cũng thường gắn thêm động cơ chính trị cho những gì xảy ra.
Nhưng trong trường hợp này chưa có tuyên bố gì từ hội người Uighur hải ngoại.
Mặc dù vậy anh cũng nói sau vụ tấn công bằng dao ở Côn Minh khiến gần 30 người chết và hàng trăm người bị thương hồi tháng Ba, Trung Quốc đã trục xuất người Uighur ở nhiều tỉnh về lại Tân Cương.
Mỗi trường hợp ra đi của người Uighur đều có những lý do cá nhân.
Nhưng có ba lý do bao trùm cho mọi cuộc "bỏ phiếu bằng chân" từ khi Trung Quốc kiểm soát toàn diện Tân Cương hồi năm 1949.
Đó là: đói nghèo, phân biệt đối xử và bị đẩy ra rìa xã hội.
Chính sách 'Hán hóa' của Trung Quốc, với mục tiêu người Hán chiếm đa số ở mọi nơi, khiến cho số người Hán ở Tân Cương chiếm tới 40% theo thống kê từ vài năm về trước.
Trong những vụ ra đi gần đây, người ta thấy người Uighur thường kéo cả gia đình đi theo.
Riêng trong những ngày cuối tuần qua, số người Uighur vượt biên vào Việt Nam và Thái Lan đã là 51 người trong đó có năm người thiệt mạng ở Bắc Phong Sinh.
Các quan chức Việt Nam không tiết lộ gì về danh tính 21 người vượt biển vào Việt Nam mà Hà Nội nói phía Trung Quốc đã bắt giữ.
Nhưng nhóm 16 người vào Việt Nam ở Bắc Phong Sinh và nhóm 15 người bị bắt ở Sa Kaeo, Thái Lan có cả thảy bảy phụ nữ và chín trẻ em.
Báo Phnom Penh Post nói những người Uighur cảm thấy họ không thể sống nổi ở quê hương do chính sách hà khắc của chính quyền Trung Quốc.
'Tị nạn'
Trên thực tế chuyện người Uighur vào Việt Nam để tới nước thứ ba, có thể là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có cộng đồng lớn người Uighur, đã từng xảy ra.Sau bạo động ở Tân Cương hồi năm 2009, một nhóm 22 người Duy Ngô Nhĩ cũng đã băng qua Việt Nam để tới Campuchia nộp đơn xin tị nạn.
Tuy nhiên Phnom Penh đã trả họ về Trung Quốc dưới sức ép của Bắc Kinh cho dù không phải là trả vội vàng qua biên giới như Việt Nam.
Ngay cả Thái Lan, nước cởi mở hơn với người tị nạn so với Việt Nam và Campuchia, hồi tháng trước cũng kết án hàng chục người Uighur xâm nhập trái phép cho dù Hoa Kỳ kêu gọi Bangkok bảo vệ những người này.
Sức ép của Trung Quốc với Việt Nam, cả về chính trị, thương mại và quân sự, luôn hiện hữu.
Người ta cũng đã đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam về cả hai vụ người Uighur toan vượt biên vào Quảng Ninh nhưng vì lý do nào đó bản thân phía Trung Quốc lại không thể chặn được những người này rời Trung Quốc.
"...Nếu Trung Quốc gặp vấn đề với người Hồi giáo Tân Cương và phật tử ở Tây Tạng thì Việt Nam cũng từng có vấn đề với người Thượng ở Tây Nguyên và người H'Mong ở Mường Nhé, Điện Biên. "
Những người Thượng và người H'Mong cũng từng vượt biên qua Lào, Campuchia để tới Thái Lan với hy vọng được đi tỵ nạn và thực tế rất nhiều người đã tới được Hoa Kỳ.
Hiện chưa rõ động cơ cá nhân của nhóm hơn 50 người Uighur mới nhất bỏ nước ra đi và một luật sư ở Việt Nam nói đáng ra Hà Nội cần điều tra rõ ràng vụ việc trước khi có quyết định trao trả những người Duy Ngô Nhĩ muốn vào Việt Nam.
Khi bạo động Tân Cương xảy ra hồi năm 2009, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã coi những gì xảy ra là "hành động diệt chủng" cho dù Bắc Kinh nói hầu hết trong số 200 người chết ở Urumqi là người Hán.
Với đợt bỏ trốn mới nhất này, Trung Quốc không công khai lý do tại sao người Uighur phải ra đi và những lời kêu gọi những nước như Việt Nam điều tra không phải không có lý.
Nhưng thực hiện theo những lời kêu gọi đó lại bất khả thi với chính sách hiện nay của Việt Nam về nhân quyền và cách tiếp cận ngoại giao hiện có của Hà Nội đối với Bắc Kinh.
'Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước'
BBC
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Tiến sỹ sử học
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch Việt Nam cũng như của lịch sử thế giới.
Sau gần 40 năm, mọi phía sẽ nhìn lại ngày ấy một cách khách quan hơn, nhất là trong giới sử học.'Nhiều nguy cơ'
Thực tế sau khi thống nhất đất nước, hòa bình được lập lại Việt Nam đã gặp bao nhiêu khó khăn, phải đương đầu cả cuộc chiến 1979 ở biên giới Phía Bắc cũng như chiến trường biên giới Tây Nam, buộc phải đổi mới sang kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Song hàng triệu người đã bỏ nước ra đi và không biết bao người đã chìm xuống Biển Đông. Đến năm 1990 Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ, Việt Nam phải ký kết với Trung Quốc ở Hội nghị Thành Đô và bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tê thị trường thì đất nước có nhiều đổi mới."Người Việt ta ở trong cũng như ngoài nước còn rất mất đoàn kết, tự do bôi nhọ, phá nhau đến cùng cực khiến chẳng tha ai, nhất là chỉ khác nhau về chính kiến."
Tiến sỹ Nguyễn Nhã
Cũng có người nói rằng hiện nay Trung Quốc có rất nhiều chiêu rất độc. Ngoài chiêu mua chuộc bằng nhiều hình thức khác nhau còn có việc xúi bậy người Việt làm bậy ở rất nhiều cấp kể cả người dân.
Trước những nguy cơ 'mất nước' kiểu như thế , một hình thức thuộc quốc mà Trung Quốc không còn giấu diếm như học giả trẻ tuổi Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh từng tuyên bố trên Tuần Việt Nam khi đến Việt Nam tham dự hội thảo về Biển Đông năm 2011, rằng trước năm 1885 Việt Nam là 'thuộc quốc của Trung Quốc', dù mọi người biết rất rõ từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, thời vua Bảo Đại, các vua Việt Nam luôn tự xưng là Hoàng đế hay Đại Hoàng Đế và lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt hay Đại Việt, Đại Nam.
Với sự nghiên cứu lịch sử của bản thân, tôi thấy rằng trong lịch sử, người Việt Nam qua các thời đại luôn tự hào về sự kiên cường bất khuất, sẵn sàng chiến đấu tới cùng đối với bất cứ kẻ xâm lược nào từ thế kỷ X đến hiện nay, dù cũng có thời , có người như Lê Chiêu Thống vì lợi ích của mình, phe nhóm của mình nhắm mắt 'cõng rắn cắn gà nhà'.
'Người Việt phải bừng tỉnh'
Một điều đáng buồn nữa không những đạo đức xuống dốc thảm hại, nhất là những gì xấu xí của người Việt mà người Việt ta ở trong cũng như ngoài nước còn rất mất đoàn kết, tự do bôi nhọ, phá nhau đến cùng cực khiến chẳng tha ai, nhất là chỉ khác nhau về chính kiến.Ngoài mười đặc điểm của người Việt như thiếu liên kết, thiếu đoàn kết, không quan tâm đến những gì hoàn hảo, thích hưởng thụ quá sớm… được thi hóa và đã được nghệ sỹ Hồng Vân hát thơ với các làn điệu dân ca ba miền để giởi trẻ cảm thụ dân ca, giữ hồn dân tộc mà còn thấm thía mà khắc phục những xấu xí của người Việt mình, nhất là biết xấu hổ, biết trọng danh dự và kỷ luật.
Lịch sử đã sang trang, như sự thay đổi các triều đại trong quá khứ không nên sợ gì cả, phải bỏ qua những thương đau trong chiến tranh mà cùng nhau tìm giải pháp tốt nhất cho đất nước hùng cường.
Vấn đề trọng yếu là phải giáo dục các thế trẻ làm sao có kỹ năng sống yêu nước như thanh niên Nhật Bản. Những gì làm hại cho đất nước nhất định không làm và phải có kỹ năng tư duy sáng tạo như thanh niên Do Thái để cùng nhau xây dựng nội lực đất nước hùng cường, lấy mối nhục tụt hậu và nhục bị xử ép ở Biển Đông làm động cơ hành động như cha ông chúng ta lấy nhục vong quốc trước đây mà dốc lòng hy sinh cứu quốc.
Chúng ta cũng cố minh bạch, trung thực, không còn gian dối và đối xử tử tế với nhau giữa người Việt với nhau trong tinh thần đồng bào, đồng 'bọc trăm trứng' kể cả bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc.
'Tưởng nhớ bình tĩnh'
Nhớ Ngày 30 tháng 4 trong tinh thần bình tĩnh, không quá vui mà cũng không còn quá buồn như Ông Võ Văn Kiệt nói rằng đã có một triệu người vui đồng thời có một triệu người buồn trong đó có cả những người thân của chúng ta, ngay trong gia đình, họ hàng của chúng ta, để chúng ta tôn trọng nhau hơn, thương nhau hơn, bỏ qua cho nhau hơn.
"Hai phần ba (dân số Việt Nam) là giới trẻ không từng sống trong thời chiến tranh rất đỗi đau thương. Số lượng giới trẻ này phải làm gì cho đất nước và hàn gắn những đau thương như thế nào, ̣đó là vấn đề của giáo dục cho hôm nay và những ngày mai."
Tiến sỹ Nguyễn Nhã
Nhớ ngày 30/4 không phải chỉ để hồi tưởng rồi với chính kiên của mình bên thắng cuộc hay thua cuộc mà nói cho sướng miệng, thóa mạ nhau, mà phải bình tâm tìm hiểu tận gốc rễ vì đấu nên nỗi và cùng nhau tìm giải pháp. Chắc không ai muốn đất nước này tiếp tục thù hận cùng những hệ lụy, song rất ít ai chịu bình tâm cho mình có trách nhiệm - lỗi tại tôi nên thế! Người ta có thể quên hồi 1975 chỉ có hơn 30 triệu người Việt; bây giờ ở hải ngoại có hơn 4 triệu; trong nước hơn 90 triệu. Hai phần ba là giới trẻ không từng sống trong thời chiến tranh rất đỗi đau thương. Số lượng giới trẻ này phải làm gì cho đất nước và hàn gắn những đau thương như thế nào, đó là vấn đề của giáo dục cho hôm nay và những ngày mai.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một tiến sỹ Sử học và một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhớ lại ngày 30 tháng Tư
Thanh Quang, phóng viên RFA
Nghe bài này
Vào lúc gần tới thời điểm đánh dấu kỷ niệm 39 năm ngày Sàigòn thất thủ về tay người CS Miền Bắc “huynh đệ tương tàn”, khi mà – nói theo lời bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận – “toàn dân VN sắp kỷ niệm với hàng chục triệu người miền Nam buồn, hàng chục triệu người miền Bắc tiếc và có lẽ vài triệu đảng viên vô sản nay thành tư bản vui”, thì tờ báo qua bài tựa đề “ Không thù hận nhưng vẫn quyết tâm đòi công lý” nhớ lại cảnh “những công dân VNCH cũ đều rợn người lạnh gáy khi lần đầu tiên nghe trong bài ‘Giải phóng miền Nam’ có câu: ‘Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời!’, rồi trong bài ‘Quốc ca’ có câu ‘Đường vinh quang xây xác quân thù!’ và ‘Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước!’ ”.
Hãi hùng cái gọi là giải phóng
Tờ báo nêu lên câu hỏi rằng “Máu của ai? Xác quân thù nào sau ‘cuộc cải cách ruộng đất’ với nửa triệu người bị giết chết? sau ‘cuộc tấn công Mậu Thân’ với gần chục ngàn dân thường bị chôn sống? sau ‘cuộc chiến tranh giải phóng’ với từ 3 đến 4 triệu người tan thây? Quân ngoại chủng tàn ác xâm lược ư?”....
Sau cái ngày gọi là “hòa bình, thống nhất” đó, bài báo lưu ý rằng dân chúng miền Nam “lại càng rợn người” khi cứ luôn nghe “ra rả bên tai” những cụm từ “kẻ thù của nhân dân”, “có nợ máu với cách mạng” bị “khoác lên” cho quân cán chính Miền Nam để đọa đày bản thân họ ở chốn rừng sâu nước độc bằng lao động khổ sai qua nơi gọi là “trại cải tạo”; để đày đọa thân nhân họ tại những nơi “khỉ ho cò gáy” mang tên “khu kinh tế mới”.
Rồi, tờ báo nhắc lại, cụm từ “kẻ thù của nhân dân”, “có nợ máu với cách mạng” tiếp tục “chụp lên” giới tư sản miền Nam vốn biết và có khả năng làm giàu cho một Miền Nam trù phú để rồi số tài sản từ mồ hôi của họ lại “tự thân vận động” chạy vào tay những “kẻ chiến thắng khố rách áo ôm” đến từ miền Bắc; chụp lên những văn nhân nghệ sĩ miền Nam từng hình thành tinh thần dân tộc phong phú qua những tác phẩm phát xuất từ sự rung cảm thật sự của trái tim được tự do sáng tác nhưng lại là “mối nguy cơ cho những kẻ thống trị chỉ muốn quản lý tất cả, từ kinh tế tới văn hóa, từ thể xác tới tâm hồn, để nắm trong tay mọi quyền lực và mọi quyền lợi”; chụp lên những chức sắc tôn giáo từng làm giàu tâm linh cho xã hội nhưng cái giá trị tâm linh ấy lại là “sự thách thức cho những kẻ chủ trương duy vật vô thần”.
Trong những cuộc họp trước khi ra quân cướp nhà của Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, cướp đất của thị dân ở Thủ Thiêm, cướp trường của giáo dân ở Loan Lý, cướp dòng của tu sĩ tại Thiên An, cướp ruộng của nông dân ở Văn Giang… hay trục xuất sư sãi tại Bát Nhã Lâm Đồng, đàn áp giáo dân tại Mỹ Yên Nghệ An, tấn công tín đồ ở Chợ Mới An Giang, giải tán sắc tộc ở Hàm Yên Tuyên Quang…, đám công an, dân phòng, côn đồ đang hí hửng vì món tiền thưởng hậu hĩ vừa nhận hay sẽ nhận từ các công ty hay đảng ủy….
Rồi trong tình cảnh mà bài báo nhận thấy “quốc dân ngày càng không chịu nổi sự cai trị xã hội, quản lý đất nước, điều hành kinh tế vừa ngu dốt, vừa tham lam, vừa dối gian, vừa tàn bạo” nên đã phản kháng và đòi hỏi trong bối cảnh quốc tế ngày càng theo dõi và lên án hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng, những báo cáo thành tích nhân quyền màu hồng của nhà cầm quyền, thì “kẻ thù” của chế độ lúc bấy giờ lại là:
“Bọn rận chủ” (lời của đám dư luận viên), “bọn quấy phá”, “bọn bị giật dây”, “bọn phản động”, “đám vi phạm pháp luật”, “đám biểu tình vì tiền” (lời của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn), “lũ cấu kết với các lực lượng thù địch nước ngoài” (lời của bộ công an Ba Đình), “những kẻ nhận định sai trái, thiếu thiện chí về Việt Nam” (lời của bộ ngoại giao Hà Nội). Nghĩa là Cộng sản nhìn ở đâu và lúc nào cũng thấy kẻ thù.
Trong khi giới cầm quyền “ nhìn ở đâu và lúc nào cũng thấy kẻ thù” như vậy, thì bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận nhắc tới “tinh thần nhân bản của thế giới văn minh, của dân tộc thuần hậu”, đó là “không hận thù, không báo thù một cách tập thể và tàn bạo” như trường hợp “Bắc quân đối với Nam quân sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), như thái độ của Đồng minh đối với phe Trục (Đức, Nhật) sau Thế chiến thứ II (1939-1945), như thái độ của vua quan nhà Trần đối với quân Nguyên Mông bại trận, của vua quan nhà Hậu Lê đối với quân Minh đầu hàng…”. Và bài báo nhận thấy tinh thần nhân bản, văn minh này đang thể hiện đậm nét qua phong trào đấu tranh dân chủ trong lẫn ngoài nước hiện nay với chủ trương bất bạo động dù bị đàn áp khốc liệt, từ các cuộc biểu tình chống TQ xâm lước, những cuộc tưởng niệm Tử sĩ yêu nước đều diễn ra trong sự ôn hòa dù bị phá cản một cách vô văn hóa hay vô pháp luật, cho tới các cuộc xuống đường đòi đất đai nhà cửa của dân oan cũng chưa có những cảnh bạo động dữ dằn (ngoại trừ súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn và súng colt của Đặng Ngọc Viết do bị dồn vào bước đường cùng), dù những cuộc phản đối của dân oan bị giải tán bởi đông đảo công an, thậm chỉ cả quân đội, cùng côn đồ một cách hung hăng và tàn bạo. Đó là chưa kể lời dặn dò trước lúc lâm chung của thầy Đinh Đăng Định rằng “Không được giữ lòng thù hận, chúng ta không phải là kẻ thù của nhau”; đó là chưa kể thái độ tha thứ khi ra khỏi ngục tù của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu….Nhưng, bài báo khẳng định:
Trước cảnh “quân thù xâm lược đang hiện diện ngoài biển cả và trong đất liền”, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nêu lên câu hỏi rằng “ Chẳng phải là mất nước từng phần là gì ?”.
Qua bài với tựa đề như vừa nói, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh báo động về “tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn”, đó là “chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ còn mất nữa”.
Sau khi đề cập tới việc “ những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả”, rằng “ TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta”, thì tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo về tình trạng “ mất một phần đất nước vào tay TQ” qua việc kẻ phương Bắc “mua được hàng ngàn ha rừng biên giới”, “một đọan bãi biển Đà Nẵng”, “ đổ tiền vào bất động sản, địa ốc”, “ tăng cường mua cổ phiếu của nhiều công ty VN”, thuê cảng Cửa Việt và được dự án kinh tế Formosa bao gồm cảng Vũng Án mang tính chiến lược “ cực kỳ xung yếu”. Tóm lại, theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, “ những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ”, và “Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành ‘thuộc quốc’ hoặc ‘thuộc địa kiểu mới’ của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!”
Qua bài “ Dân ý là đây! Khỏi cần các vị trưng cầu”, blogger Tô Hải báo động rằng chưa bao giờ toàn dân tộc Việt Nam bị cai trị bằng một tập đoàn người luôn tự kiêu là “làm gì cũng do dân, vì dân,… bởi vì ý đảng chính là… lòng dân(!?)…”. Nhạc sĩ Tô Hải nhận xét:
Dù đầu hàng kẻ ngoại xâm “lạ”, không dám lễ lạt, kỷ niệm, nhớ về những chiến sỹ, đồng bào bị chúng giết hại nơi hải đảo, nơi biên giới.
- Dù để cho “kẻ lạ” đặt hàng loạt quả bom nổ chậm trên mái nhà tổ quốc cũng như khắp vùng đất nước…cũng như bán đứng nền kinh tế nước nhà cho 90% các nhà thầu Trung Hoa 4 tốt và “nhập về từ con ốc đến nhân công”….
- Dù thà chết không rời bỏ quyền được quản lý đất đai thay mặt toàn dân (?) để tiếp tục cướp, cướp nữa, cướp mãi ruộng đồng, mồ mả tổ tiên của hàng triệu con người bằng những… “quy hoạch” ngày càng trắng trợn bằng cái “hiến pháp mới” đã được… toàn dân đồng ý!
- Thì… Đảng của họ, hay đúng hơn là “tập đoàn thống trị đương thời”, vẫn cứ… sưng sưng vỗ ngực là… “… đúng!”
Thanh Quang cảm ơn quý quý vị vừa theo dõi Tạp chí điểm Blog hôm nay; hẹn gặp lại quý vị trong kỳ tới.
Vào lúc gần tới thời điểm đánh dấu kỷ niệm 39 năm ngày Sàigòn thất thủ về tay người CS Miền Bắc “huynh đệ tương tàn”, khi mà – nói theo lời bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận – “toàn dân VN sắp kỷ niệm với hàng chục triệu người miền Nam buồn, hàng chục triệu người miền Bắc tiếc và có lẽ vài triệu đảng viên vô sản nay thành tư bản vui”, thì tờ báo qua bài tựa đề “ Không thù hận nhưng vẫn quyết tâm đòi công lý” nhớ lại cảnh “những công dân VNCH cũ đều rợn người lạnh gáy khi lần đầu tiên nghe trong bài ‘Giải phóng miền Nam’ có câu: ‘Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời!’, rồi trong bài ‘Quốc ca’ có câu ‘Đường vinh quang xây xác quân thù!’ và ‘Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước!’ ”.
Hãi hùng cái gọi là giải phóng
Tờ báo nêu lên câu hỏi rằng “Máu của ai? Xác quân thù nào sau ‘cuộc cải cách ruộng đất’ với nửa triệu người bị giết chết? sau ‘cuộc tấn công Mậu Thân’ với gần chục ngàn dân thường bị chôn sống? sau ‘cuộc chiến tranh giải phóng’ với từ 3 đến 4 triệu người tan thây? Quân ngoại chủng tàn ác xâm lược ư?”....
Sau cái ngày gọi là “hòa bình, thống nhất” đó, bài báo lưu ý rằng dân chúng miền Nam “lại càng rợn người” khi cứ luôn nghe “ra rả bên tai” những cụm từ “kẻ thù của nhân dân”, “có nợ máu với cách mạng” bị “khoác lên” cho quân cán chính Miền Nam để đọa đày bản thân họ ở chốn rừng sâu nước độc bằng lao động khổ sai qua nơi gọi là “trại cải tạo”; để đày đọa thân nhân họ tại những nơi “khỉ ho cò gáy” mang tên “khu kinh tế mới”.
Rồi, tờ báo nhắc lại, cụm từ “kẻ thù của nhân dân”, “có nợ máu với cách mạng” tiếp tục “chụp lên” giới tư sản miền Nam vốn biết và có khả năng làm giàu cho một Miền Nam trù phú để rồi số tài sản từ mồ hôi của họ lại “tự thân vận động” chạy vào tay những “kẻ chiến thắng khố rách áo ôm” đến từ miền Bắc; chụp lên những văn nhân nghệ sĩ miền Nam từng hình thành tinh thần dân tộc phong phú qua những tác phẩm phát xuất từ sự rung cảm thật sự của trái tim được tự do sáng tác nhưng lại là “mối nguy cơ cho những kẻ thống trị chỉ muốn quản lý tất cả, từ kinh tế tới văn hóa, từ thể xác tới tâm hồn, để nắm trong tay mọi quyền lực và mọi quyền lợi”; chụp lên những chức sắc tôn giáo từng làm giàu tâm linh cho xã hội nhưng cái giá trị tâm linh ấy lại là “sự thách thức cho những kẻ chủ trương duy vật vô thần”.
Giai đọan “mở cửa để nhân dân, mà nhất là đảng viên cán bộ, làm ăn kinh tế”, là lúc mà “kẻ thù của chế độ từ nay chính là những nông dân, thị dân hay giáo dân không chịu giao đất, giao nhà, giao cơ sở, không chịu bán ruộng bán vườn bán linh địa với giá rẻ mạt cho những tên tư bản đỏ trong nước, tư bản cá mập nước ngoàiBài báo cũng không quên đề cập tới giai đọan “mở cửa để nhân dân, mà nhất là đảng viên cán bộ, làm ăn kinh tế”, là lúc mà “kẻ thù của chế độ từ nay chính là những nông dân, thị dân hay giáo dân không chịu giao đất, giao nhà, giao cơ sở, không chịu bán ruộng bán vườn bán linh địa với giá rẻ mạt cho những tên tư bản đỏ trong nước, tư bản cá mập nước ngoài”. Bài báo dẫn chứng:
Trong những cuộc họp trước khi ra quân cướp nhà của Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, cướp đất của thị dân ở Thủ Thiêm, cướp trường của giáo dân ở Loan Lý, cướp dòng của tu sĩ tại Thiên An, cướp ruộng của nông dân ở Văn Giang… hay trục xuất sư sãi tại Bát Nhã Lâm Đồng, đàn áp giáo dân tại Mỹ Yên Nghệ An, tấn công tín đồ ở Chợ Mới An Giang, giải tán sắc tộc ở Hàm Yên Tuyên Quang…, đám công an, dân phòng, côn đồ đang hí hửng vì món tiền thưởng hậu hĩ vừa nhận hay sẽ nhận từ các công ty hay đảng ủy….
Rồi trong tình cảnh mà bài báo nhận thấy “quốc dân ngày càng không chịu nổi sự cai trị xã hội, quản lý đất nước, điều hành kinh tế vừa ngu dốt, vừa tham lam, vừa dối gian, vừa tàn bạo” nên đã phản kháng và đòi hỏi trong bối cảnh quốc tế ngày càng theo dõi và lên án hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng, những báo cáo thành tích nhân quyền màu hồng của nhà cầm quyền, thì “kẻ thù” của chế độ lúc bấy giờ lại là:
“Bọn rận chủ” (lời của đám dư luận viên), “bọn quấy phá”, “bọn bị giật dây”, “bọn phản động”, “đám vi phạm pháp luật”, “đám biểu tình vì tiền” (lời của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn), “lũ cấu kết với các lực lượng thù địch nước ngoài” (lời của bộ công an Ba Đình), “những kẻ nhận định sai trái, thiếu thiện chí về Việt Nam” (lời của bộ ngoại giao Hà Nội). Nghĩa là Cộng sản nhìn ở đâu và lúc nào cũng thấy kẻ thù.
Trong khi giới cầm quyền “ nhìn ở đâu và lúc nào cũng thấy kẻ thù” như vậy, thì bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận nhắc tới “tinh thần nhân bản của thế giới văn minh, của dân tộc thuần hậu”, đó là “không hận thù, không báo thù một cách tập thể và tàn bạo” như trường hợp “Bắc quân đối với Nam quân sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), như thái độ của Đồng minh đối với phe Trục (Đức, Nhật) sau Thế chiến thứ II (1939-1945), như thái độ của vua quan nhà Trần đối với quân Nguyên Mông bại trận, của vua quan nhà Hậu Lê đối với quân Minh đầu hàng…”. Và bài báo nhận thấy tinh thần nhân bản, văn minh này đang thể hiện đậm nét qua phong trào đấu tranh dân chủ trong lẫn ngoài nước hiện nay với chủ trương bất bạo động dù bị đàn áp khốc liệt, từ các cuộc biểu tình chống TQ xâm lước, những cuộc tưởng niệm Tử sĩ yêu nước đều diễn ra trong sự ôn hòa dù bị phá cản một cách vô văn hóa hay vô pháp luật, cho tới các cuộc xuống đường đòi đất đai nhà cửa của dân oan cũng chưa có những cảnh bạo động dữ dằn (ngoại trừ súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn và súng colt của Đặng Ngọc Viết do bị dồn vào bước đường cùng), dù những cuộc phản đối của dân oan bị giải tán bởi đông đảo công an, thậm chỉ cả quân đội, cùng côn đồ một cách hung hăng và tàn bạo. Đó là chưa kể lời dặn dò trước lúc lâm chung của thầy Đinh Đăng Định rằng “Không được giữ lòng thù hận, chúng ta không phải là kẻ thù của nhau”; đó là chưa kể thái độ tha thứ khi ra khỏi ngục tù của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu….Nhưng, bài báo khẳng định:
Dù không thù hận, nhân dân vẫn quyết đòi công lý. Trước hết đó là đòi hỏi những kẻ đã gây sai lầm và tội ác trên đất nước hơn 60 năm qua, gây đau khổ và thiệt hại cho đồng bào gần thế kỷ tròn (cụ thể là đảng Cộng sản) phải biết tỏ lòng sám hối…Thứ đến, đó là trả lại mọi sinh quyền cho người sống và mọi linh quyền cho người chết, mọi nhân quyền cho con người và mọi dân quyền cho công dânDù không thù hận, nhân dân vẫn quyết đòi công lý. Trước hết đó là đòi hỏi những kẻ đã gây sai lầm và tội ác trên đất nước hơn 60 năm qua, gây đau khổ và thiệt hại cho đồng bào gần thế kỷ tròn (cụ thể là đảng Cộng sản) phải biết tỏ lòng sám hối…Thứ đến, đó là trả lại mọi sinh quyền cho người sống và mọi linh quyền cho người chết, mọi nhân quyền cho con người và mọi dân quyền cho công dân.… Đó là biểu dương công lao của những ai đã bỏ mình vì nước, coi như anh hùng liệt sĩ dân tộc, dù thuộc bất cứ chiến tuyến nào; đó là cầu siêu với thành tâm tin tưởng (như thế phải bỏ xác tín vô thần) cho mọi đồng bào đã chết oan ức trong các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, trong các cuộc cải tạo xã hội tàn bạo, do chế độ cai trị bất công, do chế độ lao tù khắc nghiệt. Đó là thả hết mọi tù nhân lương tâm, trả lại danh dự và tài sản, đền bù mọi thiệt hại tinh thần và vật chất cho bản thân lẫn gia đình họ. Đó là bãi bỏ Hiến pháp soạn theo Cương lĩnh đảng…. Đó là bầu ra một Quốc hội thật sự đại diện cho dân và trách nhiệm trước dân, một Chính phủ thực sự của dân, do dân và vì dân. Đó là thành lập một Quân đội đứng trung lập trong mọi cuộc tranh chấp giữa nhân dân với nhà nước, đứng hiên ngang trước quân thù xâm lược đang hiện diện ngoài biển cả hay trong đất liền….
Trước cảnh “quân thù xâm lược đang hiện diện ngoài biển cả và trong đất liền”, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nêu lên câu hỏi rằng “ Chẳng phải là mất nước từng phần là gì ?”.
Qua bài với tựa đề như vừa nói, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh báo động về “tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn”, đó là “chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ còn mất nữa”.
Sau khi đề cập tới việc “ những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả”, rằng “ TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta”, thì tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo về tình trạng “ mất một phần đất nước vào tay TQ” qua việc kẻ phương Bắc “mua được hàng ngàn ha rừng biên giới”, “một đọan bãi biển Đà Nẵng”, “ đổ tiền vào bất động sản, địa ốc”, “ tăng cường mua cổ phiếu của nhiều công ty VN”, thuê cảng Cửa Việt và được dự án kinh tế Formosa bao gồm cảng Vũng Án mang tính chiến lược “ cực kỳ xung yếu”. Tóm lại, theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, “ những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ”, và “Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành ‘thuộc quốc’ hoặc ‘thuộc địa kiểu mới’ của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!”
Qua bài “ Dân ý là đây! Khỏi cần các vị trưng cầu”, blogger Tô Hải báo động rằng chưa bao giờ toàn dân tộc Việt Nam bị cai trị bằng một tập đoàn người luôn tự kiêu là “làm gì cũng do dân, vì dân,… bởi vì ý đảng chính là… lòng dân(!?)…”. Nhạc sĩ Tô Hải nhận xét:
Dù đầu hàng kẻ ngoại xâm “lạ”, không dám lễ lạt, kỷ niệm, nhớ về những chiến sỹ, đồng bào bị chúng giết hại nơi hải đảo, nơi biên giới.
- Dù để cho “kẻ lạ” đặt hàng loạt quả bom nổ chậm trên mái nhà tổ quốc cũng như khắp vùng đất nước…cũng như bán đứng nền kinh tế nước nhà cho 90% các nhà thầu Trung Hoa 4 tốt và “nhập về từ con ốc đến nhân công”….
- Dù thà chết không rời bỏ quyền được quản lý đất đai thay mặt toàn dân (?) để tiếp tục cướp, cướp nữa, cướp mãi ruộng đồng, mồ mả tổ tiên của hàng triệu con người bằng những… “quy hoạch” ngày càng trắng trợn bằng cái “hiến pháp mới” đã được… toàn dân đồng ý!
- Thì… Đảng của họ, hay đúng hơn là “tập đoàn thống trị đương thời”, vẫn cứ… sưng sưng vỗ ngực là… “… đúng!”
Thanh Quang cảm ơn quý quý vị vừa theo dõi Tạp chí điểm Blog hôm nay; hẹn gặp lại quý vị trong kỳ tới.
Giá tù nhân chính trị
Boxitvn.net
Phạm Kỳ Đăng
Từ 1963 đến 1989 Cộng hòa dân chủ Đức đã thả 33.775 tù nhân chính trị sang Tây Đức (CHLB Đức ) để đổi lấy ngoại tệ mạnh. Hệ thống buôn bán chính trị phạm đã kiếm lời nhiều nhất 390.000.000 D-Mark vào năm 1984 chỉ riêng với việc thả 2.236 người đối kháng, qui ra 174.419 D-Mark một đầu người. Hai nhà lãnh đạo uy quyền (1) lập hẳn những trương mục mang tên mình tại những nhà băng lớn nhất (tài khoản Honecker, tài khoản Mielke). Tuy nhiên CHLB Đức ngừng không trả tiền cũng như xuất hàng hóa theo chế độ ưu đãi cho CHDC Đức, khi nước này vào năm 1989 trở thành hội viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc buộc phải cam kết tôn trọng và thực thi nhân quyền. Tuy buôn người khấm khá, mà vậy rồi CHDC Đức cũng phá sản và sụp đổ.Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sau những vụ hành hình kẻ thù giai cấp vô tội vạ đỉnh cao thời Cải cách ruộng đất, dán cái nhãn „phản động“ lên người bất mãn hoặc phê phán chế độ rồi đưa họ vào nhà tù hay trại cải tạo. Hình thức triệt tiêu thay thế thủ tiêu. Số phận của nạn nhân bi thương hơn, do người tù chính trị bị giam trong những trại cải tạo heo hút cách ly tuyệt đối, sự hành hạ về tinh thần dai dẳng hơn, bởi trong một thời gian dài Việt Nam không có những lực lượng đối kháng trong xã hội lên tiếng động viên và ủng hộ họ.
Số phận của nhà nước chuyên chính vô sản kiểu mao-ít, luôn thi hành chính sách thiếu minh bạch khác thường, biệt lập với thế giới, từ bên ngoài nhìn vào không khá hơn, thực ra lại là bi đát. Điều liên quan đáng để ý ở đây: sự bắt bớ giam cầm tù nhân chính trị cho đến gần đây chưa bao giờ thu hút được sự chú ý của truyền thông và các tổ chức quốc tế, và do vậy nhà nước cũng chưa dám tổ chức được một thương vụ thu ngoại tệ mang tính lâu dài. Sự bắt bớ tăng lên, có thể thấy rõ rệt hơn từ sau Đại hội Đảng lần thứ 11, để thêm điều kiện thương lượng mới chỉ là tập tọng và thăm dò.
Trước mắt về ngắn hạn, Việt Nam đạt được một số thỏa hiệp nào đấy. Nhiều ý kiến nhận định việc thả bốn tù nhân lương tâm trong tháng Tư là phép thử hoặc là một toan tính chiến thuật. Nếu là một toan tính nước cờ chiến thuật, sẽ phải để ý đến bước tiếp tức khả năng tạm ngừng để rồi phát động một chiến dịch bắt bớ khác hoành tráng hơn, nếu một mai không ký được hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, cùng lúc đó là vỡ nợ công và khủng hoảng toàn diện.
Như vậy chính quyền có thể duy trì chính sách tạo dựng thêm „thù địch“ và „phản động“, như cái nền chuyên chính tự học thuyết say máu luôn cần „kẻ thù“ vận hành „đúng qui trình“. Tuy nhiên thời thế hôm nay đã khác. Nhà nước đi nước cờ đang bị chiếu bí khắp nơi, không cẩn thận sẽ tứ bề thọ địch. Việc bắt giữ giam cầm có lẽ chỉ chiều lòng cho đồng chí Bốn Tốt. Nhưng Trung quốc, đang xuất siêu và thi hành chính sách bóp nghẹt kinh tế, chỉ ủng hộ chư hầu trên quan điểm lập trường để yên bề man rợ hóa dân tộc Việt Nam. Mới đây Trung quốc còn tuyên bố xóa bỏ hệ thống lao cải nữa. Nhóm cầm quyền bám đuôi Trung quốc, sẽ thù địch với nhân dân, và như vậy ngồi thế trứng để đầu đẳng.
Với chính quyền, bắt giam người vì lý do gọi là chính trị càng ngày là một việc thất sách. Ngụy tạo vụ án bắt người để thăng quan tiến chức cũng là một điều lố lăng, bởi bộ máy an ninh và công an quá dư thừa hàm cấp đã phình to quá mức ở quyền hạn, nhân sự và ở trang bị, đang đóng vai trò nhân danh đảng trị. Có thể dùng những điều luật mù mờ tước tự do người bất đồng quan điểm, tín ngưỡng. Bắt thì dễ, thả họ để trút gánh sau này không bao giờ gặp lại khó hơn nhiều. Người tù chính trị khác với thường phạm ở chỗ ấy. Vả chăng người đối lập quan điểm, người phê phán mang bao suy tư đầy thiện chí, hơn thế nữa ôm ấp nhiều sáng kiến cải cách tránh đổ vỡ. Hành hạ những người đó chính là đánh vào thành phần ưu tú của nhân dân.
Là thành viên mới của Hội đồng nhân quyền thế giới, nhà nước Việt Nam trong những cuộc điều trần thường kỳ phải phơi mặt giải trình với hầu hết các nước tham gia. Những kỳ sát hạch tiếp theo, nhà nước chuyên chế tước sạch quyền công dân khó có thể mãi mãi cho các nhà ngoại giao đọc báo cáo viết sẵn, như cho học trò dùng tài liệu quay cóp trong phòng thi như ta vừa thấy.
Tất cả những người vận động cho dân chủ và nhân quyền không nên thất vọng vì việc Việt Nam, với một lý lịch lem nhem về nhân quyền bất ngờ được kéo lên sân khấu của cộng đồng quốc gia nhân quyền, được chính thức gia nhập Hội đồng nhân quyền thế giới. Thành quả ấy trước mắt vừa gây thất vọng cay đắng trong lòng nhiều người, nhưng riêng cá nhân tôi không bực bội, tôi cho đó là khung pháp lý ràng buộc một thành viên chưa „tiến bộ“. Nếu đã là thành viên rồi, khó giở trò bắt thả người tùy tiện để vòi vĩnh.
Trong tháng Tư thời tiết hay chơi khăm, không ai biết nhà cầm quyền thành tâm đến đâu. Trước hết hãy vui cho người được trả tự do, bởi vì họ chịu tù đày không hề vô nghĩa. Và hợp lý hơn nên nhìn nhận từng cá nhân họ một cách bình thản và ôn hòa. Tôi không đòi hỏi gì hơn ở Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, giả sử tương lai ông không làm gì nữa (mà ai đã biết?), ông đã đóng góp phần mình. Chúng ta tránh tâm lý thường thấy ở người trong và ngoài nước khá trông chờ và phó thác vào một người xuất chúng lãnh đạo hoàn hảo như “lãnh tụ”, nếu người kỳ vọng không khớp với mường tượng của mình lại sinh ra bới móc, chê trách, hết dèm pha ra hờn dỗi. Hình ảnh một người dựng nên theo mường tượng và trông chờ của đám đông chỉ là mẫu người phất lên bằng giấy, trong khi họ phải hứng đòn hành hạ bằng xương thịt của mình.
Và hơn hết hãy nghĩ đến Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, linh mục Nguyễn Văn Lý, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Bùi Hằng, Hồ Thị Bích Khương và còn bao người rên xiết không tên trong bóng tối tù ngục.
Chú thích:
(1) Erich Honecker (1912-1994), Tổng bí thư Đảng Công nhân Xã hội thống nhất Đức và Erich Mielke (1907-2000), Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia của CHDC Đức.
P.K.Đ.
Tác giả gửi BVN
Quận Đống Đa kết luận cả một tòa cao ốc được xây bằng giấy phép giả
(Dân trí) - Sau khi TP Hà Nội liên tục chỉ đạo làm rõ dấu hiệu làm giả Giấy phép xây dựng công trình 28 Đê La Thành, UBND quận Đống Đa đã tiến hành thanh tra và kết luận có hành vi cắt dán, photocopy tài liệu để làm giả GPXD.>> Bài 3: TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ “nghi án” Giấy phép xây dựng giả
>> Bài 2: Quận Đống Đa lẩn tránh trách nhiệm trả lời, bao che cho vi phạm?
>> Bài 1: Cao ốc bị “tố” xây bằng giấp phép giả ở quận Đống Đa “bình an vô sự”
Như thông tin báo Dân trí đã đưa trong nhiều bài viết, công
trình 28 Đê La Thành được thiết kế làm nhà ở kết hợp văn phòng cao 9
tầng + 1 tum. Từ tầng hầm đến tầng 6 để ở, trong đó diện tích xây dựng
tầng hầm 301,20m2cao 2,5m. Diện tích xây dựng tầng 1 là 250,50m2, cao 4m. Từ tầng 2 đến tầng 5, diện tích xây dựng 250,50m2, cao 2,8m. Tầng 6, diện tích xây dựng 250m2, cao 2,8m. Từ tầng 7 đến tầng 9 làm văn phòng cho thuê, diện tích sàn 198,20m2, cao 3m. Như vậy, công trình có tổng chiều cao tới đỉnh mái là 27m, tổng diện tích xây dựng 2.398m2.
Công trình 28 Đê La Thành được xây dựng bằng GPXD giả
Khi công trình bước vào giai đoạn hoàn thiện và xây cao 10 tầng, cử tri
trong khu vực phát hiện dấu hiệu bất thường nên đã làm đơn gửi các cơ
quan chức năng đề nghị xem xét lại GPXD công trình 28 Đê La Thành. Nhận
được đơn phản ánh của công dân, nhiều cơ quan báo chí đã vào cuộc xác
minh và được lãnh đạo UBND phường Thổ Quan xác nhận công trình có đầy
đủ GPXD theo quy định, đồng thời phường Thổ Quan còn cung cấp GPXDsố 091453/GPXD bản
photocopy, do ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa
trực tiếp ký, cấp cho công trình 28 đường Đê La Thành, được xây dựng
trên diện tích đất hơn 300m2. GPXD do Phó Chủ tịch UBND quận
Đống Đa ký, nhưng điều “kỳ lạ” là Phòng Quản lý Đô thị quận Đống Đa,
đơn vị trực tiếp thẩm đình hồ sơ và trình lên cấp trên ký lại không
được biết công trình được cấp GPXD lúc nào?.
Sau khi báo Dân Trí thông tin sự việc, Thành ủy, UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo quận Đống Đa kiểm tra, làm rõ vi phạm TTXD ở công trình cao ốc 28 Đê La Thành mà công dân nêu trong đơn tố cáo. Cuối tháng 3/2011, quận Đống Đa ra quyết định đình chỉ xây dựng đối với toàn bộ công trình nêu trên, đồng thời ký Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra kiểm tra toàn bộ công trình.
Theo Kết luận số 334/KL-UBND ngày 8/6/2012, do ông Trần Đức Học - nguyên Chủ tịch UBND quận Đống Đa (hiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội) ký và ban hành đã xác định ông Chu Ngọc Minh, cán bộ Phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa có dấu hiệu cắt dán, photocopy, lắp ghép GPXD của công trình khác đưa cho chủ đầu tư công trình cao ốc 28 Đê La Thành. Lãnh đạo UBND phường Thổ Quan mắc sai sót khi không đối chiếu GPXD bản photocopy do bà Oanh cung cấp với bản chính theo đúng trình tự, quy định của nhà nước.
Sau khi báo Dân Trí thông tin sự việc, Thành ủy, UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo quận Đống Đa kiểm tra, làm rõ vi phạm TTXD ở công trình cao ốc 28 Đê La Thành mà công dân nêu trong đơn tố cáo. Cuối tháng 3/2011, quận Đống Đa ra quyết định đình chỉ xây dựng đối với toàn bộ công trình nêu trên, đồng thời ký Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra kiểm tra toàn bộ công trình.
Theo Kết luận số 334/KL-UBND ngày 8/6/2012, do ông Trần Đức Học - nguyên Chủ tịch UBND quận Đống Đa (hiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội) ký và ban hành đã xác định ông Chu Ngọc Minh, cán bộ Phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa có dấu hiệu cắt dán, photocopy, lắp ghép GPXD của công trình khác đưa cho chủ đầu tư công trình cao ốc 28 Đê La Thành. Lãnh đạo UBND phường Thổ Quan mắc sai sót khi không đối chiếu GPXD bản photocopy do bà Oanh cung cấp với bản chính theo đúng trình tự, quy định của nhà nước.
Kết luận Thanh tra số 334 của UBND quận Đống Đa
Cụ thể, bà Hàn Thị Kim Oanh, đồng sở hữu và được cử đại diện cho
chủ đầu tư công trình 28 Đê La Thành làm thủ tục xin phép xây dựng
nhưng bà Oanh không trực tiếp đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính
của UBND quận Đống Đa làm thủ tục mà ông qua ông Chu Ngọc Minh - Chuyên
viên Phòng Quản lý đô thị.
Tháng 4/2010, ông Minh trình hồ sơ; ông Trưởng phòng Quản lý đô thị yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nhưng sau đó ông Minh chưa trình lãnh đạo Phòng duyệt hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư 28 Đê La Thành; Phòng Quản lý đô thị chưa trình lãnh đạo Quận ký GPXD. Ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch Quận khẳng định chưa ký GPXD tại số nhà trên.
Xác minh theo hồ sơ lưu tại Phòng Quản lý đô thị, GPXD số 091453 ngày 22/12/2009, được cấp cho ông Nguyễn Văn Điền địa chỉ số 12A Cát Linh, quận Đống Đa - giấy phép do ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký. Đối chiếu, xem xét tại sổ theo dõi tiếp nhận và trả hồ sơ xây dựng của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính nhận thấy:
Ông Nguyễn Văn Điền - địa chỉ số 12A Cát Linh nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng vào ngày 22/10/2009, được cấp GPXD số 091453 và giấy phép được UBND quận ký vào ngày 22/12/2009, ông Điền nhận vào ngày 24/12/2009. Như vậy, hồ sơ xin phép xây dựng của ông Nguyễn Văn Điền được thưc hiện đúng qui trình cấp phép xây dựng và được UBND Quận cấp phép theo đúng trình tự qui định về tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
Hồ sơ xin phép xây dựng của bà Hàn Thị Kim Oanh được nộp vào bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Quận vào ngày 1/12/2009, người nộp là ông Chu Ngọc Minh - Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị. Tại mục trả kết quả của sổ theo dõi không thể hiện đã trả giấy phép và không có số giấy phép. Như vậy hồ sơ xin phép xây dựng của bà Hàn Thị Kim Oanh không được UBND Quận xét cấp.
Việc bà Hàn Thị Kim Oanh sử dụng bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản GPXD tại số nhà 28 Đê La Thành (bản photocopy) để nộp ra UBND phường Thổ Quan sau đó tiến hành xây dựng, trong khi chưa được UBND Quận cấp phép xây dựng là hành vi vi phạm trật tự xây dựng, công trình xây dựng tại số nhà 28 Đê La Thành là công trình xây dựng không phép.
Ông Chu Ngọc Minh là chuyên viên Phòng Quản lí đô thị được lãnh đạo Phòng giao nhiệm vụ thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng của bà Hàn Thị Kim Oanh. Sau khi báo cáo việc thụ lý hồ sơ với lãnh đạo Phòng, được lãnh đạo Phòng chỉ đạo cùng chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ nhưng không thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, khi biết chủ đầu tư xây dựng không phép nhưng không báo cáo lãnh đạo Phòng để có biện pháp xử lí kịp thời, không ngăn chặn hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại 28 Đê La Thành, để chủ nhà xây dựng gây khiếu kiện là hành vi thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ.
Qua công tác thanh tra, thu thập hồ sơ tài liệu, chủ nhà 28 Đê La Thành không cung cấp được cho Đoàn Thanh tra bản chính GPXD. Việc chủ đầu tư xây dựng công trình số nhà 28 Đê La Thành là bà Hàn Thị Kim Oanh có được bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng, theo bà Oanh trình bày là do ông Minh tự tay photocopy để chuyển cho nhà bà Oanh; ông Minh giữ lại “bản có dấu đỏ”, nhưng ông Minh không thừa nhận.
Trong các bản tường trình của bà Oanh và ông Minh về các nội dung liên quan đến việc thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, sử dụng bản photocopy hồ sơ thiết kế xây dựng và GPXD để nộp cho các cơ quan chức năng của Quận và phường có nhiều điểm mâu thuẫn; Việc tạo ra bản GPXD số 091453/GPXD photocopy cấp cho số nhà 28 Đê La Thành trùng với số giấy phép cấp cho số nhà 12A Cát Linh và tiến hành xây dựng nhà cao tầng gây khiếu kiện là hành vi làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Tháng 4/2010, ông Minh trình hồ sơ; ông Trưởng phòng Quản lý đô thị yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nhưng sau đó ông Minh chưa trình lãnh đạo Phòng duyệt hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư 28 Đê La Thành; Phòng Quản lý đô thị chưa trình lãnh đạo Quận ký GPXD. Ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch Quận khẳng định chưa ký GPXD tại số nhà trên.
Xác minh theo hồ sơ lưu tại Phòng Quản lý đô thị, GPXD số 091453 ngày 22/12/2009, được cấp cho ông Nguyễn Văn Điền địa chỉ số 12A Cát Linh, quận Đống Đa - giấy phép do ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa ký. Đối chiếu, xem xét tại sổ theo dõi tiếp nhận và trả hồ sơ xây dựng của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính nhận thấy:
Ông Nguyễn Văn Điền - địa chỉ số 12A Cát Linh nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng vào ngày 22/10/2009, được cấp GPXD số 091453 và giấy phép được UBND quận ký vào ngày 22/12/2009, ông Điền nhận vào ngày 24/12/2009. Như vậy, hồ sơ xin phép xây dựng của ông Nguyễn Văn Điền được thưc hiện đúng qui trình cấp phép xây dựng và được UBND Quận cấp phép theo đúng trình tự qui định về tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
Hồ sơ xin phép xây dựng của bà Hàn Thị Kim Oanh được nộp vào bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Quận vào ngày 1/12/2009, người nộp là ông Chu Ngọc Minh - Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị. Tại mục trả kết quả của sổ theo dõi không thể hiện đã trả giấy phép và không có số giấy phép. Như vậy hồ sơ xin phép xây dựng của bà Hàn Thị Kim Oanh không được UBND Quận xét cấp.
Việc bà Hàn Thị Kim Oanh sử dụng bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản GPXD tại số nhà 28 Đê La Thành (bản photocopy) để nộp ra UBND phường Thổ Quan sau đó tiến hành xây dựng, trong khi chưa được UBND Quận cấp phép xây dựng là hành vi vi phạm trật tự xây dựng, công trình xây dựng tại số nhà 28 Đê La Thành là công trình xây dựng không phép.
Ông Chu Ngọc Minh là chuyên viên Phòng Quản lí đô thị được lãnh đạo Phòng giao nhiệm vụ thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng của bà Hàn Thị Kim Oanh. Sau khi báo cáo việc thụ lý hồ sơ với lãnh đạo Phòng, được lãnh đạo Phòng chỉ đạo cùng chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ nhưng không thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, khi biết chủ đầu tư xây dựng không phép nhưng không báo cáo lãnh đạo Phòng để có biện pháp xử lí kịp thời, không ngăn chặn hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại 28 Đê La Thành, để chủ nhà xây dựng gây khiếu kiện là hành vi thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ.
Qua công tác thanh tra, thu thập hồ sơ tài liệu, chủ nhà 28 Đê La Thành không cung cấp được cho Đoàn Thanh tra bản chính GPXD. Việc chủ đầu tư xây dựng công trình số nhà 28 Đê La Thành là bà Hàn Thị Kim Oanh có được bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng, theo bà Oanh trình bày là do ông Minh tự tay photocopy để chuyển cho nhà bà Oanh; ông Minh giữ lại “bản có dấu đỏ”, nhưng ông Minh không thừa nhận.
Trong các bản tường trình của bà Oanh và ông Minh về các nội dung liên quan đến việc thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, sử dụng bản photocopy hồ sơ thiết kế xây dựng và GPXD để nộp cho các cơ quan chức năng của Quận và phường có nhiều điểm mâu thuẫn; Việc tạo ra bản GPXD số 091453/GPXD photocopy cấp cho số nhà 28 Đê La Thành trùng với số giấy phép cấp cho số nhà 12A Cát Linh và tiến hành xây dựng nhà cao tầng gây khiếu kiện là hành vi làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét