Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Nữ sinh viên bán thân để tồn tại

Nữ sinh viên bán thân để tồn tại 

https://www.youtube.com/watch?v=0ZCDXdfA1gI

ATT00043-305.jpgNhóm phóng viên tường trình từ VN -RFA

Một nữ sinh viên làm thêm tại một quán cà phê, hình ảnh chỉ mang tính minh họa. -RFA

Chuyện các cô gái đứng đường giả làm nữ sinh, đeo kính cận, thắt tóc bím và nói năng nhí nhảnh, nhút nhát khi mời khách qua đêm hoặc tạo ra một đường dây cò mồi mà ở đó, các cô gái đóng vai khù khờ để câu tiền khách là chuyện vốn xảy ra rất nhiều khắp Việt Nam. Nhưng chuyện chính các cô đang là sinh viên năm thứ hai, thứ ba đại học làm gái đứng đường để cứu quá trình học tập của mình và để tồn tại là một chuyện hết sức đau lòng hiện nay.

Chi phí quá cao

Một bạn sinh viên đại học sư phạm Đà nẵng chia sẻ, chuyện các bạn sinh viên có điều kiện gia đình khó khăn, sống xa nhà và thiếu tiền nộp học phí cũng như tiền sinh hoạt hằng ngày, phải bươn bả làm đủ công việc nhưng gặp nhiều trở ngại, cuối cùng chấp nhận bán thân nuôi miệng là chuyện xảy ra khá nhiều ở đại học sư phạm Đà Nẵng.
Vì có hai vấn đề hiện nay tại các đại học Đà Nẵng khiến các cô gái dễ dàng sa ngã, đó là thành phố này tuy hiện đại nhưng lại có quá ít cơ hội cho người lao động phổ thông, đặc biệt, số trường đại học khá nhiều nhưng lại không có nhiều cơ hội làm thêm cho sinh viên. Đó là chưa muốn nói đến nhiều trường hợp các sinh viên đi làm thêm, đi dạy thêm vất vả nhưng đến cuối tháng bị chủ nợ lương, nợ kéo dài từ tháng này qua tháng nọ rồi cuối cùng phải bỏ việc.
Bung-be-_-cac-quan-an-250.jpgChính một phần rất lớn môi trường làm thêm việc quá khắc nghiệt đã đẩy nhiều nữ sinh đi đến lựa chọn hoặc là tìm một bạn trai cùng học, con nhà khá giả, để cả hai cùng sống, cùng nấu chung, cùng chia sẻ mọi khó khăn nhưng trên thực tế là bạn nữ sinh đang ngầm phục vụ cho bạn nam sinh để được ăn cơm, được chia sẻ nhiều khoản chi phí.

Sinh viên làm thêm tại một quán ăn, 
hìnhảnh minh họa. RFA PHOTO. ===>>
Trường hợp khác, các bạn nữ sinh chấp nhận bán thân để trang trải mọi thứ chi phí trong quá trình học tập và dành một ít số dư mang về biếu cho cha mẹ, san sẻ bớt nỗi khó khăn cho cha mẹ. Và cũng theo bạn nữ sinh trên tiết lộ thì phần đông các sinh viên Bắc miền Trung rơi vào hoàn cảnh này. Cứ tối đến, người ta dễ dàng nhận thấy một số nữ sinh viên đại học sư phạm Đà Nẵng đứng trước cổng trường, trên đường Trường Chinh, Đà Nẵng để bắt khách.
Một bạn trẻ khác chia sẻ: “Bây giờ mấy bạn sinh viên sống loạn xà ngầu lên, cũng do nhiều nguyên nhân. Nhưng trong đó không có tiền trang trải học tập, cha mẹ chạy vay chạy mướn để đi học, đến năm thứ ba, năm cuối mà vẫn thấy tương lai mù mịt mà tiền nợ thì thúc vào hông cha mẹ, nghe cha mẹ than phiền, họ buộc phải kiếm việc làm thêm, làm đâu cũng thiếu nợ, đủ thứ hết, thì họ đi đứng đường. Họ đáng thương lắm, có khi trước đây mà hình dung con đường vào đại học như thế, họ đã ở nhà làm nông, có chồng lại bình yên hơn!”..
Theo bạn trẻ này tiết lộ, thường thì các sinh viên ngoại trú có gốc gác từ Quảng Bình, Quảng Trị và các vùng quê hẻo lánh ở Thừa Thiên Huế chiếm số nhiều trong các cô gái đứng đường ở đại học sư phạm Đà Nẵng.

Không tìm thấy lý tưởng trong việc học?

Và không riêng gì đại học sư phạm, hầu như mọi trường đại học ở Đà Nẵng nói riêng và một số thành phố lớn nói chung đều có nhiều nữ sinh viên chọn việc bán dâm bằng nhiều hình thức để cứu quá trình học tập của họ. Và có một vấn đề khá lạ là riêng trường đại học sư phạm là trường được ưu tiên miễn học phí nhưng các nữ sinh viên lại chọn việc bán dâm nhiều nhất.
Giải thích vấn đề trên, cô bạn sinh viên này nói thêm rằng trên thực tế, tuy ngành sư phạm là ngành được ưu tiên miễn giảm học phí nhưng lại là ngành học khắc nghiệt nhất cho cả đâu vào và đầu ra. Về phần đầu vào, nghĩa là thi vào đại học sư phạm, dường như bất kì một sinh viên nào chọn ngành sư phạm đều ý thức được rằng đây là ngành có nhiều tiêu cực thuộc vào bậc nhất và tương lai của sinh viên sư phạm hầu như mịt mù. Cơ hội dành cho sinh viên sư phạm khi ra trường rất thấp, số lượng sinh viên  sư phạm thất nghiệm đang ngày một nhiều thêm.
Cac-n_-sinh-dang-lam-them-250.jpg
Sinh viên làm thêm tại một quán ăn, hình ảnh minh họa. RFA PHOTO.
Chính vì thế, muốn vào được các trường để dạy, cử nhân sư phạm phải chạy vay chạy mướn một khoản tiền lớn để mua chỗ dạy. Và có một điểm tế nhị nữa là có trên 90% sinh viên chọn ngành sư phạm đều là con nhà nghèo, vì không đủ tiền trang trải nên họ chọn ngành sư phạm để nhẹ bớt phần học phí và họ chấp nhận đánh đổi tương lai bằng khoản học phí miễn giảm này.
Một khi nhận thức được tương lai của mình, các nữ sinh viên nhà nghèo buộc phải bán mình để kiếm thêm thu nhập, dành dụm vốn liếng để khi ra trường còn có cái để bôi trơn chỗ làm, để mua một công việc ở các trường. Đó là một thực tế đau lòng của ngành sư phạm Việt Nam hiện tại mà chính bạn nữ sinh viên vừa trình bày cũng nhận ra là tương lai của mình quá mịt mù, việc kiếm con chữ ở trường sư phạm cũng chỉ mang tính chất ghi nhớ những giáo án để sau này truyền đạt, không có yếu tố sáng tạo, giả sử có sự thay đổi lớn về giáo dục, các sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ rơi vào lạc hậu ngay tức khắc.
Vào vai một khách làng chơi hạng xoàng, nghĩa là loại khách ăn bánh trả tiền và có một chút tiền típ cho các cô gái nhưng không đáng kể, chúng tôi gặp một nữ sinh tên Hoa, đương nhiên cái tên này không bao giờ thật khi các cô giới thiệu với khách. Hoa cho biết cô người Hướng Hóa, Quảng Trị, cô đang học năm thứ ba khoa lịch sử. Đối với Hoa, việc học lịch sử để dạy sau nay chỉ đơn thuần là ghi chép, thảo luận những gì mình ghi chép và học thuộc lòng để dán nó vào não rồi sau này ra dạy lại học sinh.
Đương nhiên, Hoa vẫn nhìn thấy những điểm phi lý của lịch sử nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng, vì nó phi lý hay hợp lý chăng nữa cũng không giúp cho cô thoát khỏi cồn cào bao tử và vấn đề hiện tại của Hoa là vắt óc suy nghĩ làm sao để bán dâm lâu dài mà không bị bắt, để dành dụm một ít vốn và mở một quán nhậu sau khi ra trường, đến một lúc nào đó đủ điều kiện kinh tế, Hoa sẽ dễ dàng xin vào một trường để dạy học, sống cuộc đời của một nhà giáo thanh liêm.
Cái ước mơ sống một cuộc đời nhà giáo thanh liêm sau những sóng gió và đau khổ, vùi dập của cuộc đời được thốt ra từ miệng một cô sinh viên khoa lịch sử và giấc mơ nhà giáo thanh liêm được nuôi nấng bởi những đồng tiền đau khổ, trả giá, thậm chí đôi khi trơ nhục khiến cho chúng tôi giật mình và đau buồn về tương lai đất nước!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Hà Nội muốn tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Mỹ-Việt

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.

VOA

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan lập pháp hai nước Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi-hợp tác để Mỹ sớm công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.  

Đề nghị được ông Hùng đưa ra tại buổi tiếp đón Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ, Patrick Leahy, tại Hà Nội hôm 17/4 nhân dịp phái đoàn nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thuộc lưỡng viện Quốc hội Mỹ tới thăm Việt Nam từ ngày 16 đến ngày 20 tháng này.


Truyền thông trong nước ngày 21/4 dẫn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói rằng Quốc hội Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi các phái đoàn, tìm cơ chế đối thoại thích hợp, chia sẻ thông tin, và trao đổi kinh nghiệm.

Ông Hùng đề nghị hai nước bắt tay cùng làm việc trong các các cuộc thương lượng về Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để đảm bảo các thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả đôi bên, tránh những điều có thể ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế-thương mại song phương.

Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội Mỹ dành ngân sách thỏa đáng để giải quyết các vấn đề nhân đạo tại Việt Nam.

Tờ Thanh Niên thuật lại lời Thượng nghị sĩ Leahy cho biết Hoa Kỳ đang tìm các cơ hội tăng cường quan hệ giữa hai nước cũng như quan hệ giữa Quốc hội đôi bên.

Trong các cuộc tiếp xúc dịp này, lãnh đạo Việt Nam khẳng định Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ ở các cấp cũng như thúc đẩy Hoa Kỳ giảm các hàng rào thuế với hàng hóa Việt Nam, sớm đúc kết các cuộc đàm phán TPP.

Hoa Kỳ và Việt Nam đang tham gia các cuộc thương lượng giữa 12 quốc gia về Hiệp định TPP do Mỹ dẫn đầu.

Hà Nội muốn Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam vào TPP giữa lúc xuất hiện các lời kêu gọi từ các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ yêu cầu đặt nặng vấn đề quyền của người lao động, cải thiện nhân quyền, và phóng thích tù nhân lương tâm trong các cuộc thương lượng với Việt Nam.

Trước chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ, Hà Nội, trong một đợt ‘ân xá’ tù nhân lương tâm hiếm thấy, đã trả tự do trước thời hạn cho 5 nhà đấu tranh dân chủ bao gồm các ông Đinh Đăng Định, Vi Đức Hồi, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung, và tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
Nguồn: ThanhNien, Vietnam Briefing

Bs Nguyễn Đan Quế được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân quyền Gwangju 2014

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear gặp nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế tại Sài Gòn, ngày 17/8/2012.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear gặp nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế tại Sài Gòn, ngày 17/8/2012.

Trà Mi-VOA


Một nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam được quốc tế biết tiếng cùng lúc được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân quyền Gwangju 2014.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu dân chủ hiện đang bị quản thúc tại gia, năm nay nhận được thư đề cử từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ và Canada, cùng các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền quốc tế.


Thư của các dân biểu liên bang Hoa Kỳ gồm Gerald Connolly và James Moran và đề cử của Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải đã được gửi tới Chủ tịch Giải Nobel Hòa Bình cùng với thư đề cử của Tổ chức Sáng kiến Á Mỹ trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ chuyên cổ xúy hòa bình, xây dựng cộng đồng và phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển Châu Á.

Dân biểu Connolly và Moran nói sự cống hiến bền bỉ của bác sĩ Quế cho nhân quyền bất chấp những cái giá phải trả thể hiện hoàn hảo các lý tưởng của Giải Nobel Hòa Bình. Thư viết rằng ghi nhận hoạt động dũng cảm suốt đời của bác sĩ Quế sẽ mang lại hy vọng cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.
 
Chuyện được đề cử là một vinh dự cho phong trào hiện giờ đang gặp rất nhiều khó khăn đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng lúc đó, bác sĩ Quế cũng nhận được đề cử từ Ủy ban Nhân quyền của các Hàn lâm viện Hoa Kỳ và Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho Giải Nhân quyền Gwangju 2014. Đây là giải thưởng cao quý thường niên của Nam Triều Tiên vinh danh những người tranh đấu hay đóng góp vì sự cải thiện, thăng tiến nhân quyền, dân chủ, và hòa bình.

Phát biểu với VOA Việt ngữ tối 21/4 khi vừa được tin đề cử, bác sĩ Quế nói ông rất vui vì đây là vinh hạnh lớn cho phong trào đấu tranh dân chủ đầy cam go tại Việt Nam từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975 tới nay:

“Chuyện được đề cử là một vinh dự cho phong trào hiện giờ đang gặp rất nhiều khó khăn đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.”

Bác sĩ Quế cho rằng dù được hay không được trao giải chung cuộc, những sự đề cử này không chỉ là niềm phấn khởi mà còn là nguồn động viên to lớn cho tinh thần của người dân Việt khao khát dân chủ, công bằng, tiến bộ:

“Sự đề cử là một sự ủng hộ, khuyến khích cho phong trào của chúng tôi. Được giải hay không được giải, nếu thế giới chính thức công nhận nữa thì điều đó không có gì tuyệt vời hơn cho phong trào dân chủ đang trong giai đoạn lịch sử rất quan trọng này. Không được giải chúng tôi vẫn rất vui vì sự ủng hộ bên ngoài giúp chúng tôi thêm tiến bước vững mạnh, thúc đẩy cuộc đấu tranh mãnh liệt hơn nữa để đi đến thành công.”

Trong gần 3 thập niên qua, bác sĩ Quế từng nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình và nhận được rất nhiều giải thưởng nhân quyền cao quý trên thế giới. Trong số này có Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995, Giải Nhân quyền Hellman/Hammett từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch năm 2002, và Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels dành cho các Khoa học gia của Hàn Lâm viện Khoa học New York 2004.
Ðược hay không được giải chúng tôi vẫn rất vui vì sự ủng hộ bên ngoài giúp chúng tôi thêm tiến bước vững mạnh, thúc đẩy cuộc đấu tranh mãnh liệt hơn nữa để đi đến thành công.


Sáng lập viên Cao trào Nhân bản đã 3 lần bị ngồi tù tại Việt Nam với tổng thời gian trên 20 năm vì các hoạt động đấu tranh bất bạo động, kêu gọi đa nguyên-đa đảng, yêu cầu nhà nước tôn trọng nhân quyền và cho phép bầu cử tự do. Ông được Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế công nhận là “tù nhân lương tâm” và được mời là hội viên danh dự suốt đời của tổ chức.

Bất chấp tù đày và sách nhiễu, bác sĩ Quế vẫn cương quyết niềm tin chỉ có con đường dân chủ hóa thật sự mới đưa đất nước tiến bộ.

Năm 1994, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết được Tổng thống Bill Clinton ký thành Đạo luật chọn ngày bác sĩ Quế đưa ra lời kêu gọi tranh đấu bất bạo động đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam, 11/5, làm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam. Từ đó đến nay, Lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ chức long trọng hằng năm tại trụ sở Thượng viện Hoa Kỳ.

Lễ kỷ niệm năm thứ 12 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay được tổ chức từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều ngày 9/5 tới đây. Trước đó dự kiến diễn ra một cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam tại Bộ Ngoại Giao Mỹ vào sáng ngày 8/5.

Giải Nhân quyền Gwangju do Qũy tưởng niệm biến cố 18/5 thành lập từ năm 2000 để tưởng niệm các nạn nhân bị chế độ độc tài sát hại trong cuộc biểu tình đòi tự do-dân chủ ở Nam Triều Tiên năm 1980. Một nhân vật đấu tranh dân chủ nổi tiếng của Miến Điện, khôi nguyên Nobel Hòa Bình, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, từng được vinh danh giải thưởng này.
BS Nguyễn Đan Quế được đề cử Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân quyền Gwangju

Danlambao 21/4/2014.

Café Nhân Quyền lần 3 và xác định thái độ của MLBVN

... Bạo lực không bao giờ làm chúng tôi sợ hãi. Bạo lực không bao giờ cầm tù được khát vọng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho một Việt Nam ngày càng văn minh và tự do hơn. Hẹn gặp các bạn thân quý trong lần Cà Phê Nhân Quyền lần 4 cũng như những sinh hoạt bảo vệ và cải thiện nhân quyền cho Việt Nam...

*

Bạn bè thân mến,
Buổi café Nhân Quyền lần 3 với chủ đề “Công ước chống tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an” dự kiến tổ chức vào ngày 19/04/2014 tại quán cà phê Swing 20-22 Trần Phú, Nha Trang đã không thể diễn ra vì bị đàn áp.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) chân thành xin lỗi những bạn bè quan tâm đã dành thời gian đến tham dự mà không thể gặp nhau.

Lộ bộ mặt lừa đảo của tờ báo luôn tự xưng là "tiếng nói của nhân dân tỉnh Khánh Hòa"



CTV Danlambao - Báo điện tử của cơ quan ngôn luận ĐCSVN tỉnh Khóa Hòa vừa cho đăng một bài viết có nội dung bịa đặt, vu khống buổi cà phê Nhân Quyền lần 3 do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức vào hôm 19/4/2014 tại Nha Trang.

Bài báo có tiêu đề: Lộ bộ mặt lừa đảo của kẻ luôn tự xưng là "người đấu tranh cho dân chủ" của tác giả tự xưng là Hòn Đá Nhỏ được đăng trên trang Khánh Hòa Online hôm 20/4/2014. Nội dung bài viết vu cáo các blogger tham gia sự kiện thảo luận Nhân Quyền là 'lừa đảo' 'nhằm mục đích tạo scandal cho mình nổi tiếng'.

Chúc mừng Bác sĩ Nguyễn Đan Quế được đề cử giải NOBEL hòa bình 2014 và giải Gwangju 2014



Trương Minh Đức (Danlambao) - BS Nguyễn Đan Quế vừa được các tổ chức Quốc Tế đề cử giải Nobel Hoà Bình 2014 và giải Gwangju 2014 (giải Nhân Quyền của Đại Hàn).
Các cơ quan truyền thông trong nước và Quốc Tế đã được loan tải rộng rãi những nhà hoat động Nhân Quyền, người dân bị áp bức và các tổ chức Tôn giáo dưới sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN cũng đồng loạt lên tiếng chúc mừng cho BS Nguyễn Đan Quế xứng đáng được đứng vào danh sách được đề cử vào giải Nobel Hoà Bình 2014.

Quân đội Nhân dân, của dân hay của đảng

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Kính thưa quý vị tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND). Với tư cách là một người Việt Nam có một chút ưu tư về vận nước, về tiền đồ của dân tộc, về tương lai của con cháu chúng ta sau này, hôm nay tôi có vài lời xin gởi đến quý vị để nói lên suy nghĩ của một người dân bình thường đối với một tổ chức quan trọng vào bậc nhất của tổ quốc đó là lực lượng QĐND.
Tôi tin chắc rằng:

30 tháng 4, Lướt qua thành quả Cách mạng

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Ngày 30 tháng 4 sắp gần kề chúng ta hãy kiểm điểm những thành quả mà đảng và nhà nước XHCN VN gọi là thành quả cách mạng, thành quả kinh tế.

Sau Cộng Sản, sẽ có tự do dân chủ? (Phần 2)

Từ Thức (Danlambao) - Bài "Sau Cộng Sản, sẽ có tự do dân chủ" của tôi đã được đăng trên nhiều websites và blogs, trong nước cũng như ngoài nước, và đã khiến một số đông đảo độc giả phản ứng, tham luận. Tôi thấy có bổn phận phải trả lời chung và làm sáng tỏ vài điểm:
1. Bài báo đưa ra những khó khăn có thể sẽ xẩy ra sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Sự sụp đổ của một chế độ là một biến chuyển. Xây dựng dân chủ là một tiến trình lâu dài, phải chuẩn bị và tổ chức. Nếu không chuẩn bị, giai đoạn hậu CS sẽ là một giai đoạn cực kỳ xáo trộn.

10 điều giống nhau “ngẫu nhiên” của bộ ba “lãnh tụ con” Đồng-Chinh-Giáp

"Lãnh tụ cha" cùng 3 "Lãnh tụ con". Từ trái qua: Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.
Phan Châu Thành (Danlambao) - “Lãnh tụ cha” của CSVN đã tự xưng là “cha già dân tộc”, sinh 1901 (hai lần tự khai với QTCS như vậy), mới 44 tuổi đã bắt cả dân tộc Việt gọi là “cha già”, thì ai cũng biết rồi, đó là Hồ Chí Minh. Và “cha” Hồ có hơn chục điều giống nhau kỳ lạ với lãnh tụ Hán-Việt gian Lai Teck của đảng CS Malaysia thì tôi cũng đã nêu ra trong một bài khảo cứu gần đây đăng trên Dân Làm Báo (xem “10 điều giống nhau kỳ lạ giữa HCM và đồng chí Lai Teck”). “Lãnh tụ con” là các “học trò xuất sắc nhất” của “lãnh tụ cha già”, ngay từ 1940, không ai khác là bộ ba Đồng-Chinh-Giáp. Một là Thủ tướng lâu đời nhất của VN và của cả thế giới PVĐ (sinh 1906, thua “cha” 5 tuổi, làm TTg bù nhìn 32 năm từ 1946 đến 1978), một là TBT hai đời của đảng CSVN - Trường Chinh (sinh 1907, thua “cha” 6 tuổi), và một là VNG (sinh 1911, thua “cha” mình 10 tuổi) - đại tướng “huyền thoại” của CSVN, kẻ “một mình đánh thắng” quân đội của cả 4 đại cường thế giới là Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu…

Cuộc chiến không bom đạn

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Những ngày này năm xưa, chỉ trong 55 ngày đêm, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”, toàn bộ miền Nam bị “giải phóng”. Cuộc chiến bom đạn chấm dứt. Xác người thôi còn phơi khô trên những đại lộ kinh hoàng. Việt Nam thống nhất. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhau bằng tiếng thở dài. Những chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân ngồi dọc vỉa hè ngước nhìn thành phố Sài Gòn tráng lệ. Có người ôm mặt khóc.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng buộc nhà nước CSVN phải xin lỗi: Chuyện nhỏ như con thỏ?!

Trần An Lộc (Danlambao) - Tôi vừa được nghe một chương trình phỏng vấn của đài RFA (Đài Á Châu Tự Do) có tựa đề: "Ý kiến người bị cấm đi Mỹ vận động cho nền truyền thông độc lập tại Việt Nam", giữa phóng viên Gia Minh và "Tiến Sĩ kinh Tế, nhà bình luận tên tuổi, người từ bỏ đảng tịch ĐCSVN", ông Phạm Chí Dũng. Cuộc phỏng vấn dựa trên bối cảnh các hoạt động nhân Ngày tự do Báo chí Thế giới, 3 tháng Năm, 2014. Trong dịp này, một số nhà báo và bloggers từ Việt Nam được mời tham dự buổi điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 29/4/2014 và cuộc hội thảo vào ngày 01/5 tại thủ đô Washington DC, nhằm vận động cho tự do báo chí tại Việt Nam.

Vì đâu nên nỗi?

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý

Mặc Giao (Danlambao) - Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN. “Tiền đồn chống cộng” này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không có ý định và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được “rút lui trong danh dự”.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ăn cắp

Quang Dương (Danlambao) - Nhân đọc bản tin mới nhất về việc hai người Việt bị bắt vì nghi ăn cắp bị đưa lên truyền hình Nhật Bản. Đã có liên tiếp nhiều vụ trộm cắp tại các lân bang mà Việt kiều là thủ phạm trong thời gian gần đây gây nhiều tủi hổ và phẫn uất trong cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước. Thử hỏi nguyên do vì đâu? 
Ở một đất nước mà thói trộm cắp được xem như chuyện thường tình và tệ nạn cướp giật lộng hành như cơm bữa mọi lúc, mọi nơi thì còn nói gì đến thể diện quốc gia, danh dự dân tộc. Vậy mà những chuyện đó đang xảy ra nhan nhản hàng ngày dưới cái chế độ “siêu việt” Xạo Hết Chỗ Nói tại Việt Nam mới là đáng buồn.

Gửi ông chủ tịch quốc hội

Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Hay tin ông lại tiếp tục có một phát ngôn “ấn tượng”. Tôi đã vào mạng và tìm thấy trong bài viết “Làm sao mà đem kỷ luật Quốc hội được” của báo VnEconomy. Nguyên văn “Nhân dân bầu lên Quốc hội để thay mặt nhân dân, làm sao mà đem kỷ luật Quốc hội được, không có đâu”. Đây là lời giải thích của ông khi có ý kiến cho rằng “Quốc hội không thể vô can” trong cuộc họp ủy ban thường vụ quốc hội ngày 21/2/2014 để bàn về luật đầu tư công. Tôi cũng đọc hàng loạt các bài viết xung quanh câu nói trên. Đọc chúng, nếu có lòng tự trọng hẳn ông đã phải cảm thấy rất xấu hổ. Định thôi không viết gì. Nhưng chợt hình dung ra cái miệng rộng với cặp môi mỏng hình chữ V lộn ngược đang đưa đẩy để... Không tài nào nhịn được... tôi buộc phải có vài dòng gửi đến ông. Tất nhiên là bàn về sự “ấn tượng” của câu nói.

Cần giải ảo HCM từ đâu?

Hay: Xin trao đổi thêm với ông Bùi Tín về HCM
Phan Châu Thành (Danlambao) - Kính thưa ông Bùi Tín, dù sinh sau ông cả một thế hệ (cha tôi nhập ngũ năm 1946, sau ông 1 năm, từ xưởng tầu Ba Son), xin cho phép tôi vẫn xưng “tôi” trong cuộc trao đổi này với ông, và tôi xin dùng chữ “kính thưa” trên với cá nhân ông và cho cả thế hệ cộng sản lầm lạc của ông (trong đó có cả cha tôi, đã quá cố...) bằng cả tấm lòng và trái tim tôi - nhưng không phải bằng lý trí tôi.


Tại sao chính trị Thái bất ổn?

Trần Văn Huy (Danlambao) - ...Thái Lan cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác đều là nơi pha trộn, len lỏi của các phần tử Cộng Sản, phục vụ cho Mao Trạch Đông vì tại Nga Xô thì Stalin đang trong thời kỳ củng cố quyền lực và không còn thời gian để ý tới CS Phương Đông. Nhưng những người CS có điểm chung là xây dựng lãnh tụ và lá cờ màu đỏ. Lai Teck xây dựng lá cờ đỏ 3 sao vàng, Hồ Chí Minh cờ đỏ sao vàng... điều này lại liên quan đến cờ và đảng hiệu, áo hiệu của đảng Áo Đỏ tại Thái hiện nay, dân Thái thường gọi đảng này là đảng Áo Đỏ, vì một đặc tính dễ làm cho thế giới nhớ đến khi xuống đường họ mặc toàn màu đỏ...
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét