Bệnh sởi, đường cong và những chiếc lưỡi không xương
J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA
Từ tả đến sởi, lây nhiễm chết hàng loạt… nhưng không phải dịch
Những ngày
này, cả đất nước nhất là Hà Nội đang lên cơn sốt bởi hơn trăm trẻ em
chết vì bệnh sởi. Căn bệnh bùng phát và nhanh chóng lan nhiễm khắp thành
phố, thậm chí đã không trừ người lớn. Hàng loạt trẻ em đã chết và các
bệnh viện vẫn chật ních bệnh nhân. Như thông tin báo chí đã nêu thì 8 trẻ được đưa vào may ra có hai đứa chưa chết.
Và con số thực tế còn lớn hơn con số báo cáo và báo chí đưa lên. Ngày
16/4, số ca tử vong vì sởi, chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội đã là
108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế công bố. Điều đó có nghĩa là với
Bộ Y tế, mạng người chẳng là gì, con trẻ chẳng đáng quan tâm nên họ
giấu bớt số trẻ thiệt mạng?
Những bà mẹ khóc ngất bên xác con, những ông bố thẫn thờ ôm xác con thất thểu đi ra khỏi bệnh viện.
Cả xã hội
quan tâm, lo lắng. Trên mạng xã hội, người ta hô nhau mua máy thở, cứu
trợ cho các bệnh viện, các lương y, những người có kinh nghiệm chia sẻ
các kinh nghiệm phòng chống, giúp đỡ các vị thuốc miễn phí… Có lẽ chưa
bao giờ cả xã hội rúng động như lần này và nỗi lo lắng lan nhanh như
lần này với tốc độ Internet.
Hành lang bệnh viện nhi
Duy nhất, có
một chỗ yên vị và không tỏ ra lo lắng, đó là Bộ Y tế. Mặc dù trách
nhiệm chính bảo vệ sức khỏe người dân là ở đây.
Bà Bộ Trưởng Bộ Y tế vốn đã lừng danh bởi những câu nói làm giật mình người có thần kinh yếu. Nào là khi ba trẻ em bị tiêm nhầm thuốc chết, bà ta nói: “Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..". Rồi khi người dân kêu viện phí tăng mà chất lượng không tăng, bà ta ký quyết định về 10 thành tựu của ngành Y tế, ở đó: “Việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành tựu hàng đầu”. Tiếp đó, “Dù
"bệnh lạ" viêm dày sừng bàn chân, bàn tay ở Quảng Ngãi chưa tìm ra căn
nguyên rõ ràng nhưng đã thành công trong việc khống chế” .
Có thể nói
không sợ ngoa rằng những câu nói của bà ta xứng đáng được nhận danh hiệu
bệnh nhân bệnh viện tâm thần mà không cần thăm khám. Nếu ai còn nghi
ngờ mời vào xem tờ Vietnamnet đã thống kê. Thế nhưng, bà ta vẫn giữ chân Bộ Trưởng và cố thủ ở cái ngành liên quan đến mạng sống hàng chục triệu người.
Những người
dân không thể giữ nổi bình tĩnh trước những sự khó hiểu của Bộ Y tế
Việt Nam, họ đã kêu gào bằng đủ mọi cách, thậm chí thẳng thừng nhiều lần
yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức. Song tất cả được đáp lại bằng căn
bệnh điếc kinh niên mãn tính của bà Bộ trưởng.
Để đối phó
bệnh dịch, bà bịt mồm, kéo theo một đám tay chân lao nhao đi đến bệnh
viện xem rồi về, và sau đó, bệnh viện được cấp một số máy thở… đã hỏng.
Và nhất định Bộ Y tế không công bố: Có dịch sởi.
Nhớ lại, cách
đây 6 năm, năm 2008, bệnh tả xuất hiện và nhanh chóng lan truyền tại
Hà Nội làm nhiều người chết. Cả xã hội hoảng hốt và kinh sợ, riêng Bộ Y
tế đủng đỉnh sáng tác một căn bệnh gọi là "tiêu chảy cấp nguy hiểm" mà
nhất định không gọi đúng tên là Dịch tả.
Đến những đường cong… mềm mại
Con đường Tàu
Bay thẳng tắp nối tư Ngã tư Sở đến Ngã tư Vọng sang Phố Đại La. Khi
được đổi thành đường Trường Chinh vẫn thẳng. Cho đến một ngày người ta
mở rộng nó với cả chục ngàn tỷ đồng tiền dân, thì nó bỗng nhiên thành
cái hình ghi đông xe đạp. Cả đất nước lại loạn lên vì hiện tượng này.
Bởi xưa nay,
loài người làm đường chỉ làm đường cong thành thẳng, chứ không có ai
lại bẻ đường đang thẳng thành cong, họa chăng chỉ có đứa bị tâm thần.
Thế là, lập tức hàng loạt quan chức lộ mặt công thần, tự coi mình là trung tâm vũ trụ kể lể công lao. Ông Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan nói: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời...”
làm người ta giật mình. Ngày xưa, sách vở đã mất bao công sức tung hô
ông, thì giờ đây ông tự kể công và coi như việc bẻ cong đường không nhằm
vào nhà ông là “ơn nghĩa” và vì ông là “đầu não bảo vệ vùng trời”!
Và điều người
ta rút ra ở đây là với những “đầu não” với những quan chức, thì không
chỉ có thể bẻ cong luật pháp mà còn bẻ cong cả những con đường. Mà ông
chỉ mới chức quyền là Thiếu tướng về hưu, nếu ông là Đại tướng, là
đương chức thì việc bẻ cong, nắn vòng là điều không có gì phải suy
nghĩ, là chuyện đương nhiên?
Việc bẻ cong
đường để tránh nhà quan, ở Việt Nam không phải là chuyện lạ. Nhiều dự
án, nhiều con đường đã là hậu quả của sự bẻ cong như vậy. Tuyến đường 2,5 của Hà Nội đã được bẻ cong
để khi Đường Kim Đồng gặp đường Giải Phóng là dừng lại, nếu muốn đi
tiếp theo dự án, thì phải đi theo hình chữ Z. Hậu quả là dân phải
nghiến răng mất đi hàng ngàn tỷ đồng, còn đất đại gia thì được tránh.
Thậm chí,
không chỉ là nắn đường để tránh nhà quan, mà ngược lại, người ta có thể
nhổ đi nhà dân để mở hẳn một con đường vào nhà quan. Trường hợp đường
vào nhà ông Đồ Hoàng Ân,
Phó Chủ tịch Thành phố HN là một ví dụ. Nhà dân đang yên ổn, bỗng
nhiên bị “giải phóng mặt bằng” để làm đường vào nhà ông Phó Chủ tịch
Thành Phố.
Sự lắt léo của cái lưỡi… Đường đi hay tối
Nghề sáng tác ngôn ngữ của các cán bộ xứ thiên đường cũng thật phong phú.
Khi bệnh tả hoành hành, Bộ Y tế chỉ cho rằng ở Việt Nam chỉ có “tiêu chảy cấp nguy hiểm”.
Khi dịch sởi
đang giết chết hàng trăm trẻ em và hàng ngàn trẻ em đang có nguy cơ
đứng bên miệng hố tử thần, Bộ Y tế im lặng không công bố dịch. Đến khi
dư luận xã hội đến mức tưởng chừng không thể nóng hơn được nữa, thì Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phải lên tiếng: “Không công bố dịch không có nghĩa là không có dịch. Chúng ta đã và đang có dịch sởi.”
Khi đường Trường Chinh đang thẳng bị bẻ cong thành cái ghi đông xe đạp, cán bộ của đảng cho rằng đó là “đường cong mềm mại”.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, thì thay mặt cả
cơ quan thanh tra, công an và tòa án kết luận xanh rờn: “Không có tiêu cực khi bẻ cong đường Trường Chinh”.
- Nghe ông phán câu này, người ta giật mình vì không hiểu lý do nào
ông ta lại mạnh miệng? Người ta buộc phải đặt câu hỏi: Có phải đây lại
vẫn là vạ miệng có truyền thống
của ông ta hay là vì lợi ích? Bởi ai chẳng biết rằng trong lĩnh vực
Xây dựng cơ bản, có những nơi “thất thoát” đến hơn 30%. (Thực ra, khi
đã mất đến 30% thì lẽ ra phải gọi là cướp mới đúng).
Rồi chừng như
biết rõ rằng điều đó không thể đủ thuyết phục, họ lại đưa ra lời bào
chữa rằng: Bẻ cong đường Trường Chinh để tiết kiệm 200 tỷ đồng. Trong
khi đó, một Kiến trúc sư, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng một tỉnh đã chỉ
rõ: Để thẳng đường Trường Chinh, tiết kiệm cả ngàn tỷ
đồng. Và ai cũng biết điều đơn giản nhất: Đã làm đường, trừ trường hợp
bất khả kháng, còn lại người ta làm đường thẳng. Và bao giờ thì đường
thẳng cũng đỡ tốn hơn đường cong không chỉ là khi xây dựng mà là cả quá
trình khai thác sau đó.
Thế là, chỉ
một con đường bị bẻ cong mà đủ các loại lý lẽ biện bạch không biết
ngượng. Từ chỗ vì “ơn nghĩa” rồi đến “đường cong mềm mại”, rồi “không có
tiêu cực” và sau đó là “tiết kiệm”… đủ cả mọi cách nói.
Và điều hề nhất, là mỗi khi quan chức biện bạch, lập tức có những kẻ bưng bô đi theo
ngay lập tức và dùng đủ mọi thủ đoạn, lời lẽ để biện bạch. Có điều cha
ông dạy mãi chưa thuộc là “Đường cong hay tối, nói dối hay cùng”.
Không chỉ trong lĩnh vực y tế hoặc xây dựng một con đường. Trong xứ
Thiên đường XHCN ngày nay, rất nhiều lĩnh vực người ta bất chấp tất cả
sự thật, lương tâm, đạo đức, chân lý… mà chỉ sử dụng mỗi cái lưỡi.
Câu chuyện
hai chiếc xe cùng biển số đẹp ở ngay chính tại cơ quan Công an Thanh
Hóa, đó là việc vi phạm pháp luật rõ ràng. Khi bị truy hỏi đã được giải
thích như sau: “Biển số 36B – 6789 được sử dụng từ lâu, gắn liền với truyền thống ngành công an tỉnh nên cơ quan muốn giữ lại" - Chánh văn phòng CA tỉnh Thanh Hóa giải thích.
Thế rồi thấy
“cái lý” “gắn với truyền thống” nên muốn giữ lại” sẽ bị bẻ gãy rất đơn
giản dù chỉ là đứa trẻ con. Rằng vậy thì sao không giữ nốt mấy ông cán
bộ to cho nó truyền thống gắn bó, lại để họ về hưu? Nên sau đó cũng
chuyện biển số “Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, 2 xe được
các đơn vị nghiệp vụ sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Việc mang
BKS 36B-6789 là để hóa trang phục vụ điều tra các vụ án".
Vậy nếu một trong hai xe gây tai nạn rồi bỏ chạy như bao xe công an đã từng gây tai nạn rồi bỏ chạy thì sẽ giải quyết ra sao?
Thậm chí hài
hước hơn, khi các cây cầu thuộc Tỉnh Gia Lai liên tiếp sập gây tai nạn,
thì Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh, ông Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “cầu tạo thành chữ V chứ không sập”.
Không chỉ
sáng tác những vấn đề vụ việc như đã nêu, ngay trong chính sách, những
vấn đề xã hội thường ngày cũng đã được sáng tác, thậm chí bóp méo khái
niệm để đánh tráo không thương tiếc. Chẳng hạn:
Ở Việt Nam, không có chuyện Cộng sản đã bị sụp đổ trên thế giới, mà chỉ phong trào Cộng sản quốc tế đã “thoái trào tạm thời”.
Ở Việt Nam, Đảng là đạo đức, là văn minh, số đảng viên hư hỏng, tham nhũng không lớn, chỉ là “một số không nhỏ”.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng “không có người thất nghiệp”, mà chỉ có “người chưa có việc làm”.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân, “không có chế độ người bóc lột người” mà chỉ có “sức lao động là hàng hóa”.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, Chủ nghĩa Xã hội nhất định thành công, dù chưa biết mặt mũi nó ra sao mà “sẽ dần dần sáng tỏ” –Nông Đức Mạnh - và “đến cuối thế kỷ cũng chưa chắc đã có” – Nguyễn Phú Trọng.
Ở Việt Nam, cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Chỉ có điều là dân phải hi sinh cho đầy tớ.
Ở Việt Nam,
không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà chỉ có những kẻ vi
phạm luật pháp bằng những điều luật nhắm bắt những người có đòi hỏi về
chính trị, lương tâm…
Và còn nhiều nữa… Thực chất, đó chỉ là sự loanh quanh ngoắt ngoéo của cái lưỡi không xương trong miệng quan chức cộng sản.
Lại chuyện “Đảng phân công…”
Không
phải ngẫu nhiên mà năm 2008, Bộ Y tế không công bố và thậm chí không
dám gọi đích danh là Dịch tả. Bởi nếu công bố Dịch tả thì cái Nghị
Quyết về “Năm Du lịch Quốc gia 2008” sẽ vứt đi đâu? Ai dám đến vùng dịch
tả?
Rồi cũng năm nay, nếu công bố dịch thì cái gọi là “Năm du lịch 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt” sẽ kết thúc ra sao?
Và đặc biệt, những bản Quyết định Phê duyệt chương trình, mục tiêu quốc gia rằng “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012”. Rằng “vắcxin Việt Nam sản xuất chất lượng tốt nhất thế giới” thì sẽ ăn nói ra sao khi người ta hỏi đến?
Thậm
chí, tệ hại hơn nữa khi báo chí bị cấm tác nghiệp tại Bệnh viện nhi
Trung Ương. Như vậy, mặc cho dịch hoành hành, tính mạng con trẻ, người
dân bị đe dọa từng ngày, trẻ em theo nhau chết, thì ở đây vẫn ngăn cấm
thông tin đến với dân chúng.
Nếu
như, đất nước không có đảng lãnh đạo tuyệt đối, sẽ chẳng có ai cấm
được việc các cơ quan y tế phải gào lên khi có dịch để người dân cảnh
giác và được giúp đỡ.
Nếu như đất nước không có sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, hẳn nhiên sẽ khó có những quyết định “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012” mà đến 2014 vẫn hàng trăm trẻ em chết vì bị sởi mà không ai chịu trách nhiệm.
Không
phải chỉ đến khi dịch sởi lan tràn người ta mới khùng lên kêu đích
danh Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến để đòi bà phải từ chức. Mà trước đó,
bao phen thiên hạ kêu gào bà hãy từ chức nếu còn liêm sỉ. Nhưng bà
điếc.
Nhưng,
thà điếc, vẫn còn hơn khi bà ta buộc phải học Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng mà chỉ thẳng vào Đảng mà rằng: “Tôi không chạy, không xin, không
từ chối bất kỳ nhiệm vụ nào Đảng giao cho”… Nghĩa là tôi chẳng việc từ
chức, đó không phải là lỗi của tôi.
Khi đó, người dân chỉ còn mỗi cách tự đấm vào ngực mà rằng: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Hà Nội, ngày 21/4/2014
· J.B Nguyễn Hữu Vinh
-Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?
BBC
Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay
đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà
đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự, vì chính quyền sợ rằng
thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh
hưởng' của Đảng, theo một học giả gốc Việt từ Mỹ.
Tuy nhiên, xã hội dân sự như trên thực tế phát
triển ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam lâu nay đã chứng tỏ là rất cần
thiết đối với sự phát triển và cân bằng xã hội, Đảng và chính quyền Cộng
sản Việt Nam sẽ xử lý ra sao vấn đề vừa muốn độc quyền, vừa cần có sự
đồng thuận của dân và các tổ chức của dân tham gia."Độc quyền, cho dù có thật lòng muốn giúp đất nước “tiến nhanh tiến mạnh” đi nữa, cũng dẫn đến độc đoán. Và độc đoán đã dẫn đến những sai lầm mà hậu quả là sự suy yếu của xã hội và của cả chính quyền"
GS Ngô Vĩnh Long
GS. Ngô Vĩnh Long: Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay rất quan ngại xã hội dân sự, mặc dầu phong trào dân sự, dân chủ đang còn rất manh nha và chủ yếu chỉ mới có sự hiện diện của một vài diễn đàn trên các mạng và một số nhóm “ái hữu”.
Lý do chính là nhà cầm quyền, ngay từ sau chiến tranh, đã muốn độc quyền và đã tìm cách triệt tiêu xã hội dân sự bằng cách giải tán hầu hết các tổ chức mà họ cho có thể tụ tập quần chúng.
Độc quyền, cho dù có thật lòng muốn giúp đất nước “tiến nhanh tiến mạnh” đi nữa, cũng dẫn đến độc đoán. Và độc đoán đã dẫn đến những sai lầm mà hậu quả là sự suy yếu của xã hội và của cả chính quyền.
Do đó, nhà cầm quyền lại càng sợ mất quyền nên càng chuyên quyền để hầu mong có thể củng cố quyền lực.
'Bàn cờ chính trị'
Trước đây, trong thập kỷ rất khó khăn sau năm 1975, chính quyền còn phải dựa vào dân để bảo vệ đất nước. Cho nên chính quyền đã phải để cho dân “phá rào”, nhưng chỉ trong các lãnh vực kinh tế thôi.
Cho đến nay, những đòi hỏi về nhân quyền và dân chủ hoá—đừng nói gì với tư cách cạnh tranh hay thách thức—đều đã bị đàn áp, kể cả đối với những người có công với đất nước và có chức vụ lớn trong Đảng và trong chính quyền.
"Việc họ quyết định tương lai của đất nước ra sao và bằng cách nào thì người ngoài chẳng thế nào biết được. Chỉ biết là nếu họ không dựa vào quần chúng thì quyết định như thế nào đi nữa cũng không có tương lai"
GS Ngô Vĩnh Long
BBC: Theo Giáo sư, trên bàn cờ chính trị của VN hiện nay, đâu là những người chơi chính, họ sẽ quyết định tương lai của đất nước ra sao, bằng cách nào?
Trên bàn cờ chính trị của Việt Nam hiện nay những người chơi chính vẫn còn là những đảng viên và những quan chức cao cấp.
Việc họ quyết định tương lai của đất nước ra sao và bằng cách nào thì người ngoài chẳng thế nào biết được.
Chỉ biết là nếu họ không dựa vào quần chúng thì quyết định như thế nào đi nữa cũng không có tương lai.
'Nhân tố quyết định'
Xã hội dân sự, bất cứ ở nước nào đi nữa, cũng là nhân tố quyết định và cuối cùng để bảo vệ sự sống còn của chế độ và an ninh bền vững cho xã hội.
Một lực lượng chính trị, hay xã hội, xuất hiện để thay quyền mà không có một xã hội dân sự lành mạnh thì chỉ lại dẫn đến chuyên quyền mà thôi.
Lịch sử đã chứng minh điều này, và một số ví dụ điển hình gần đây gồm có các trường hợp như Ai Cập, Irak và Libya. Do đó, một chính thể, nếu muốn tồn tại vững chắc, phải tạo điều kiện cho một xã hội dân sự được phát triển.
BBC: Ông có cho rằng có một quan hệ Đảng anh - Đảng em, nước lớn - nước bé giữa Trung Quốc và Việt Nam và ảnh hưởng của Trung Quốc, của giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có thể mạnh đến nỗi mà VN khó thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng, dù là trong năm, mười năm nữa, để cải tổ?
"Vấn đề ở đây không phải là thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng mà là để ảnh hưởng đó chi phối đời sống xã hội và an ninh quốc gia của mình đến mức nào. "
GS Ngô Vĩnh Long
Vấn đề ở đây không phải là thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng mà là để ảnh hưởng đó chi phối đời sống xã hội và an ninh quốc gia của mình đến mức nào.
Ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với Canada và Mexico) rất khác so với ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên (Bắc Hàn) và Myanmar (Miến Điện), một trong những lý do đã khiến Myanmar tìm lối thoát.
Myanmar là một nước yếu, chịu đựng ảnh hưởng đơn độc rất lâu, mà còn đang tìm được lối ra huống chi một nước Việt Nam đã hi sinh rất nhiều cho độc lập, tự do?
Vấn đề là lãnh đạo Việt Nam có muốn “sống mà vì nước, sống vì dân” hay không, hay sống xa hoa trên sự tủi nhục của đất nước và lầm than của nhân dân. Cái đầu mà lọt thì cái thân khắc thoát.
'Kịch bản tương lai'
Kịch bản chuyển biến an lành nhất và nhanh nhất cho đất nước và dân tộc là chuyển đổi đường lối và chiến lược trong Đảng và Nhà nước.
Tất cả những biến đổi chính trị và thay đổi thể chế qua các phương cách khác đều có những giá rất đắt phải trả trong tương lai, gần hay xa.
BBC: Cuối cùng, thời điểm xảy ra cải tổ, thay đổi, thậm chí là cách mạng có thể là bao giờ và các lực lượng chính trị ở VN hiện nay, kể cả Đảng CS và các bên là đối thủ, các lực lượng chính trị - xã hội, nên có sự chuẩn bị ra sao cho quá trình này, nếu tất cả đều muốn có vị trí của mình trong tương lai?
"Để chuẩn bị cho quá trình thay đổi thì ngay bây giờ phải bắt đầu nuôi dưỡng một xã hội dân sự, qua đó các thành phần trong xã hội có thời gian và điều kiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của họ vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước"
GS. Ngô Vĩnh Long
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một Đảng Cộng Sản và những phe nhóm (lợi ích hay đối thủ) trong đó.
Các lực lượng chính trị-xã hội bên ngoài chưa có, hay chưa có thể hoạt động cùng với nhau và cọ sát với nhau để có thể dẫn đến hoà giải, hoà hợp.
Để chuẩn bị cho quá trình thay đổi thì ngay bây giờ phải bắt đầu nuôi dưỡng một xã hội dân sự, qua đó các thành phần trong xã hội có thời gian và điều kiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của họ vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước.
Nếu những người có quyền và tiền vẫn muốn giữ vị trí của mình trong tương lai thì đất nước và dân tộc sẽ không có tương lai.
TPHCM: Trên 70% nợ xấu có khả năng mất vốn
TBKTSG
Văn NamNợ xấu đang ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy tín dụng. Ảnh: Kinh Luân
(TBKTSG Online) – Nợ xấu trên địa bàn TPHCM hiện nay là 45.850 tỉ đồng,
chiếm 4,85% tổng dư nợ. So với cuối năm 2013, nợ xấu trên địa bàn thành
phố tăng 1.153 tỉ đồng và nợ có khả năng mất vốn chiếm trên 73% tổng nợ
xấu.
Theo một báo cáo mà Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có được
tại cuộc họp về tình hình sản xuất của doanh nghiệp nhà nước tại TPHCM
sáng nay (17-4), trong số nợ xấu 45.850 tỉ đồng, nợ nhóm 5 (nợ có khả
năng mất vốn) tiếp tục chiếm tỉ trọng cao, đến 73,02% tổng nợ xấu.Tuy nhiên, nếu so với tỉ trọng nợ nhóm 5 thời điểm cuối năm 2013 chiếm đến 75,7% thì hiện tỷ lệ nợ nhóm 5 trên địa bàn thành phố có giảm đôi chút.
Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 3-2014 đạt 954.000 tỉ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, dư nợ tín dụng tăng rất chậm trong quí 1, cụ thể, dư nợ cuối quí 1 chỉ tăng 0,57% so với cuối năm ngoái.
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM thì dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng nhanh trong khi dư nợ cho vay bằng tiền đồng liên tục giảm. Đến cuối tháng 2-2014, dự nợ cho vay bằng tiền đồng đạt 790.682 tỉ đồng, giảm 1,38% so với cuối năm 2013. Trong khi đó, dư nợ bằng ngoại tệ vẫn duy trì tốc độ tăng trường đều trong hai tháng đầu năm, đến cuối tháng 2-2014 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 155.611 tỉ đồng, tăng 2,96% so với cuối năm 2013.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, trong thời điểm hiện tại, dư nợ tín dụng tăng rất chậm do sức cầu kinh tế còn yếu, và nợ xấu của các ngân hàng còn lớn, khiến việc cho vay cũng dè dặt.
Trong quí 1 này, dư nợ tín dụng tăng trưởng dương phần lớn nhờ vào tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vọt lên trong tháng 1, khi nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vay ngoại tệ để nhập hàng bán tết. Con số này cũng đã giảm dần trong 2 tháng gần đây.
"Tính đến ngày 31-3 tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng
trên địa bàn TPHCM đạt 1.175.000 tỉ đồng, tăng 0,36% so với cuối năm
2013 và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái", theo Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh TPHCM. |
Trong đó, nhóm doanh nghiệp vay nhiều nhất lần lượt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (81.766 tỉ đồng), nông nghiệp, nông thôn (24.287 tỉ đồng), xuất khẩu (19.292 tỉ đồng), công nghiệp hỗ trợ (7.230 tỉ đồng) và thấp nhất là nhóm doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chỉ vay 506 tỉ đồng. Lãi suất cho vay đối với 5 nhóm ưu tiên này không quá 9%/năm.
'Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha Trang'
BBC
Các nhà hoạt động trong nhóm
sáng kiến Cà phê Nhân quyền vừa được công an thả tự do ở Nha Trang hôm
thứ Bảy nói với BBC họ sẽ 'khiếu kiện' công an ở thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa, vì đã 'hành hung' và 'bắt giữ, câu lưu' họ trái phép.
Trao đổi với BBC hôm 20/4, các blogger Mẹ Nấm
(tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và Paulo Thành Nguyễn (tức Nguyễn Hồ Nhật
Thành nói với BBC trong khi đang chuẩn bị tổ chức bàn tròn với chủ đề
"Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an" vốn
được dự định diễn ra ở một quán cà phê ở Nha Trang hôm 19/4, thì họ bị
an ninh 'hành hung' và 'bắt giữ'."Một an ninh của thành phố yêu cầu chúng tôi giải tán, nhưng chúng tôi nói là chúng tôi không làm gì để phải giải tán, nên anh ta đã quay đi," blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC.
"Sau đó, một nhóm côn đồ đầu gấu đã tới gây sự với chúng tôi, họ vu cáo chúng tôi "đi xe ôm" không trả tiền, điều mà chúng tôi khẳng định là không có, rồi họ tiến vào hành hung chúng tôi."
"Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện," Paulo Thành Nguyễn"
Blogger Paulo Thành Nguyễn
"Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện," Paulo Thành Nguyễn đưa ra lời cáo buộc.
"Những côn đồ lui ra, và an ninh mặc thường phục xông vào đánh đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát vào mặt và chị Như Quỳnh, blogger mẹ Nấm cũng bị tấn công."
'Sẽ tiếp tục tọa đàm'
Hôm Chủ Nhật, blogger Mẹ Nấm khẳng định với BBC đã xảy ra sự việc này như blogger Paulo Thành Nguyễn tường thuật và cho hay mặc dù bị hành hung, nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tọa đàm, trong đó có chủ đề về công an hành hung và làm tử vong thường dân trong các đồn, trụ sở cảnh sát, cơ quan công quyền.Blogger Paolo Thành Nguyễn nói với BBC anh đã bị bất ngờ vì không ngờ sau hai lần tổ chức 'khá suôn sẻ' ở Sài Gòn và Hà Nội, thảo luận cà phê nhân quyền và các thành viên ban tổ chức hoặc khách mời lại bị 'hành hung, trấn áp quyết liệt' tại một thành phố biển vốn được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến là 'hiền hòa'.
"Họ còn bắt chúng tôi phải cởi áo phông đang mặc ra vì cho rằng chúng tôi không có quyền mặc những chiếc áo in những dòng chữ đề nghị chấm dứt việc công an đánh và giết dân trong đồn cảnh sát."
Cũng hôm Chủ Nhật, một nhân chứng đi theo nhóm bị bắt giữ, ông Hải, một lập trình viên tự do ở Nha Trang có mặt ở trong đồn Công an phường Lộc Thọ, số 17 Yersin, phường Vạn Thạnh, nói ông chứng kiên cả ba blogger Mẹ Nấm, Trịnh Kim Tiến và Paulo Thành Nguyễn bị đánh đập 'thô bạo.'
'Đánh, tát phụ nữ'
Ông Hải nói với BBC: "Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, có người đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến,"Khi ở trên xe, chị Tiến còn bị bóp cổ, bẻ quặt tay, chị Như Quỳnh cũng bị đánh đập, xô đẩy."
Những nhà hoạt động khẳng định với BBC, từ đầu tới cuối sự việc, họ đã 'không hề' có bất cứ hành động nào để chống cự lại bạo hành.
"Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, có người ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến"
Một nhân chứng có mặt ở Đồn Công an
Chiều hôm Chủ Nhật, blogger Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân trong một vụ bị công an hành hung tới chết ở một đồn Cảnh sát ở Hà Nội vài năm về trước, nói với BBC cô đã bị 'đánh đập, bẻ tay, bịt miệng', ngay khi cô bày tỏ ý định muốn rời xe taxi cho con mới sinh được 'bú mẹ'.
Blogger này cũng khẳng định lại lời cáo buộc về bạo lực của công an và an ninh là có cơ sở khi nói rằng cô đã bị đánh đập, bóp cổ, bẻ quặt tay trên xe, bị tát và đánh đập tiếp tại đồn cảnh sát.
'Chồng che đòn cho vợ'
Blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC: "Ở trong đồn, các an ninh và công an thường phục vẫn hành hung vợ tôi, và tôi đã phải lao vào để lấy thân mình che chắn cho Tiến và gánh các trận đòn của họ,"Chúng tôi không kháng cự và chống lại, họ thực sự đã đánh đập chúng tôi rất dã man và thẳng tay, chúng tôi bị đối xử như những con vật."
Blogger Mẹ Nấm, Thành Nguyễn và Kim Tiến cũng nói với BBC họ rất bức xúc và không ký bất cứ một giấy tờ nào được coi là biên bản vì công an sau khi hành hung nhóm bị bắt, lại lập biên bản họ về việc 'gây rối trật tự' mà họ không hề gây ra với nhóm 'côn đồ giả danh xe ôm' trước khi vào đồn, buổi sáng ngày thứ Bảy.
"Họ tra hỏi chúng tôi lý do vì sao lại chọn chủ đề thảo luận về Công ước chống Tra tấn, rồi chủ đề Công an hành hung hoặc đánh chết thường dân trong đồn cảnh sát,
"Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ 'chấm dứt việc công an đánh chết thường dân', và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi."
'Xuyên tạc, vu khống'
"Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ 'chấm dứt việc công an đánh chết thường dân', và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi"
Blogger Paulo Thành Nguyễn
BBC chưa có điều kiện kiểm chứng nội dung bài báo cũng như liên hệ với chính quyền địa phương trong dịp cuối tuần.
Trong khi đó, các bloggers đưa ra lời cáo buộc với chính quyền nói với BBC họ sẽ có các hình thức từ khiếu nại tới khiếu kiện công an, an ninh và chính quyền thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa vì các hành vi 'ngược đãi, hành hung' mang tính 'khủng bố, trấn áp' trái phép nói trên.
Trong sự kiện gần nhất ở Hà Nội, cuộc thảo luận đã có sự tham dự với tư cách khách mời của các đại diện ngoại giao của một số sứ quán và đoàn ngoại giao Bắc Âu và Liên Minh Châu Âu.
Một số trí thức, nhân sỹ cũng đã tham gia sự kiện ở Hà Nội, như Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập (IDS đã giải thể), ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình.
Ngay sau cuộc cà phê ở Hà Nội, một thành viên tham dự sự kiện đã cáo buộc với BBC anh bị các nhân viên 'an ninh hiện diện' trước đó tại quán cà phê đi theo và hành hung trên đường anh về nhà.
Giới học thuật phản đối vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan
Luận văn của giảng viên Đỗ Thị Thoan, "Vị trí của kẻ bên lề : thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa", đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị một hội đồng khác đưa ra thẩm định lại.
Kết quả là bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo các quyết định ngày 11/03/2014 và 14/03/2014, mà tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này cũng không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật.
Ngày 19/04 vừa qua, một « Bản phản đối và yêu cầu » của những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam gởi Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm đã được phổ biến trên mạng để thu thập chữ ký.
Trong bản phản đối này, những người ký tên ( khoảng hơn 100 người, tính cho đến ngày 20/04 ) yêu cầu hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội hủy các quyết định không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của cô Đỗ Thị Thoan. Theo họ, các quyết định này là « phi pháp và phi lý », vì trái với các quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế văn bằng, chứng chỉ hiện hành ở Việt Nam.
Hôm qua, 20/04, đến lượt giới học thuật Việt Nam ở nước ngoài lên tiếng về vụ này qua một thư ngỏ « Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan », cũng được phổ biến trên mạng để lấy chữ ký.
Bức thư ngỏ, với những chữ ký đầu tiên của các nhà trí thức người Việt ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Bỉ..... , phản đối việc thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong giới giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hủy bỏ các quyết định này.
Đặc biệt, họ nhấn mạnh rằng việc thu hồi bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên là một sự « vi phạm nghiêm trọng » quyền tự do học thuật. Theo bức thư ngỏ, « các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào ».
Thư ngỏ gửi bà Loretta Sanchez
Nguyễn lân Thắng -RFA
Hà Nội, ngày 21/4/2014Kính thưa bà Loretta Sanchez,
Tôi vô cùng vinh dự được bà và đồng sự gửi lời mời tham dự các hoạt động nhân Ngày tự do báo chí thế giới diễn ra tại Washington DC. Là một trong muôn vàn người đang hoạt động trên lĩnh vực truyền thông xã hội ở Việt Nam, tôi cảm thấy rất sung sướng khi mình và các blogger khác nhận được sự quan tâm khích lệ này. Nhưng rất tiếc là chuyến đi của tôi đã không thể thực hiện vì bị nhà nước ngăn cản. Ngày 5 tháng 4 năm 2014, tôi đã bị cơ quan công an cửa khẩu sân bay Nội Bài lập biên bản dừng xuất cảnh với lý do: "Theo đề nghị của công an Thành phố Hà Nội".
Thưa bà Loretta Sanchez, như bà đã biết về những thủ đoạn quen thuộc của Việt Nam trong việc đàn áp người bất đồng chính kiến, ngăn cản tự do ngôn luận, đã có rất nhiều người bị quản chế, bị bỏ tù, bị hành hạ cho đến chết... chỉ vì họ đã dám nói lên chính kiến của mình. Tôi là một công dân tự do, không có tiền án, tiền sự và không có bất cứ một trách nhiệm pháp lý nào để ai có thể ngăn cản việc đi lại của tôi. Vậy mà họ đã ngang nhiên tước bỏ quyền tự do đi lại của tôi bằng một lý do rất vớ vẩn. Nhưng xét cho cùng, nó cũng chả vớ vẩn bằng hai cái bao cao su, bằng một lá cờ vàng ba sọc hay một khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược trong các vụ án chính trị như bà đã biết. Vì vậy xin bà cứ yên lòng rằng, chúng tôi, những người Việt Nam yêu tự do sẵn sàng đổi những cái giá còn lớn hơn để dành cho được những quyền cơ bản của con người, mà trớ trêu thay, đều được ghi trang trọng trong bản hiến pháp của cả hai quốc gia chúng ta.
Trong nỗ lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, giới blogger chúng tôi luôn gặp muôn vàn khó khăn. Rất may rằng chúng tôi luôn được những người như bà ở khắp nơi trên thế giới ủng hộ. Trong vai trò là một dân biểu Mỹ, tôi hiểu rằng tất cả hành động của bà không chỉ xuất phát từ ý chí cá nhân, mà còn đại diện cho ý nguyện của nhân dân Mỹ. Vậy mà trên hệ thống truyền thông chính thống, đã từ lâu Việt Nam luôn tô vẽ hình ảnh của bà như là một người tích cực can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tôi phải lấy làm tiếc là nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn có suy nghĩ như vậy. Điều đó là sự thực, vì Việt Nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Người dân bị tuyên truyền nhồi sọ bằng những thông tin một chiều qua báo đài do nhà nước điều khiển. Chưa xét đến những giá trị xã hội rộng lớn như Dân Chủ, Công Bằng, Pháp Quyền... ở Việt Nam những điều giản dị như Quyền Con Người, Quyền Công Dân cũng chưa được hiểu đúng. Họ không hiểu được một lẽ đơn giản rằng bất kỳ ai đã là con người, không phân biệt màu da, không phân biệt lãnh thổ, đều có quyền lên tiếng và hành động để cứu giúp người khác đang chịu bất công. Tôi không phải là người công giáo, nhưng xin nhắc lại ở đây một câu kinh thánh nổi tiếng: "Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết mình đang làm gì!"
Tuy vậy tình hình Việt Nam hiện nay cũng chưa hẳn hoàn toàn bi đát. Mấy tuần gần đây, Việt Nam đang phải đương đầu với một đại dịch sởi, bệnh viện quá tải, rất nhiều trẻ em đã chết. Các bậc cha mẹ phẫn uất và lên án bộ máy công quyền trên các mạng xã hội. Thậm chí người ta còn đang đòi cách chức bà Bộ trưởng Y tế vì rất nhiều chứng cứ cho thấy bà này đã dùng quyền lực của mình để ngăn cản giới truyền thông đưa tin viết bài về dịch sởi, trong khi thực sự cơn đại dịch này đã bắt đầu từ cuối năm 2013. Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm không mấy nguy hiểm nếu người dân được cảnh báo và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Vậy mà người dân đã bị tước bỏ quyền được thông tin để tự bảo vệ mình. May nhờ có internet mà người dân đã chủ động thông báo cho nhau tình hình dịch bệnh để tự đối phó. Ông Phó Thủ tướng vừa mới đây phải cảm ơn một bác sỹ nào đó đã đưa thông tin này lên Facebook thì bộ máy nhà nước mới phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng đến mức nào. Rồi thì bao chuyện dở khóc dở cười nữa xảy ra trong chuyện này, như khi Bộ Y tế lấy từ kho dự trữ 10 máy thở để cấp cho bệnh viện thì phát hiện hỏng cả 10 máy. Trong khi đó bằng Facebook, người dân tự hô hào nhau quyên góp tiền bạc để mua thiết bị y tế mang đến các bệnh viện để cứu trẻ em. Trước bệnh dịch, ai cũng như ai, ai cũng có thể nhiễm bệnh, bị tổn thương, bị mất mát người thân trong đau đớn. Tôi tin rằng qua vụ việc này, chính những người đang giúp sức cho nhà nước ngăn cản quyền tự do thông tin, tự do báo chí sẽ phải hiểu một điều giản dị rằng: Không có tự do báo chí, quyền của mỗi chúng ta đều có thể bị xâm hại, mạng sống của con em chúng ta không được bảo đảm bằng màu áo của bố mẹ chúng đang mặc. Những người đang đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận thực sự không coi họ là kẻ thù mà trái lại đang cố gắng bảo vệ chính những quyền cơ bản của tất cả mọi người.
Cho đến giờ này, ngoài 3 người bị ngăn cản, tôi được biết đã có 5 blogger tránh được sự kiểm soát của nhà nước để đến Mỹ tham dự ngày Tự do báo chí. Vì thế mặc dù rất tiếc là chưa được gặp bà trong dịp này, tôi vẫn vui mừng vì chắc chắn sẽ có người đại diện cho chúng tôi để nói lên trước thế giới những khát khao của người dân Việt Nam, để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Hy vọng sẽ có một ngày không xa tôi được trao đổi trực tiếp với bà và các dân biểu Mỹ quan tâm đến Việt Nam.
Cho tôi được gửi lời hỏi thăm đến bà dân biểu Zoe Lofgren và những đồng sự khác của bà mà tôi chưa được biết.
Cảm ơn và trân trọng!
Kính thư
Nguyễn Lân Thắng
_________________________________
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam: "Bà Loretta Sanchez can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam"
Bùng phát dịch sởi ở nhiều tỉnh thành
Bộ Y tế cấp máy thở... hỏng cho BV Bạch Mai chống sởi?
Bệnh viện Nhi: Ngăn cản phóng viên tác nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét