Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Chết bởi dân Trung Quốc – như anh hùng, chết bởi quân Trung Quốc – như tội phạm - Những câu hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lời trước lịch sử dân tộc

Chết bởi dân Trung Quốc – như anh hùng, chết bởi quân Trung Quốc – như tội phạm

Sẽ không cần nhiều lời.
Trường hợp thứ nhất được thể hiện ngay trong 2 bài báo dưới đây.
Trường hợp thứ hai là với bao chiến sĩ quân đội Việt Nam đã hy sinh trong những cuộc chiến đấu chống quân Trung Cộng xâm lược biên giới, biển đảo trong 40 năm qua. Họ đã chết âm thầm, chết mất xác, chết mà người thân không biết vì sao chết, người dân không được đặt lên mộ tấm bia vinh danh, thậm chí còn bị những kẻ được coi như đồng bào đục phá bia mộ, …

Chỉ có điều nói cho rõ thêm, là “chết bởi dân Trung Quốc” nhưng phải là thứ dân không yêu quý chế độ, từ loại bỏ nước ra đi cho tới loại chống đối. Với cái chết này, thì sẽ được vinh danh mau mắn, trang trọng đến lạ thường.
Chắc chẳng bao giờ mà sự hy sinh của người chiến sĩ Việt Nam lại phải bị quyết định giá trị bởi ngoại bang theo kiểu như vậy.
Liệu có phải nó đang minh chứng cho những bước đi tích cực để trở thành thuộc quốc?
-
Dân Việt
19/04/2014 16:21

Truy phong quân hàm đối với hai quân nhân hy sinh tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh

 - Trung ương Đoàn quyết định tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Trung úy Lê Vũ Việt Khánh – quân nhân biên phòng hy sinh trong vụ nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh ngày 18.4.
 
Lễ viếng, truy điệu Trung uý Lê Vũ Việt Khánh tại quê nhà ở Quảng Ninh.
Đại tá Trần Cao – Chủ nhiệm chính trị Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước sự dũng cảm trong đấu tranh chống tội phạm, giữ sự bình yên biên giới trong qu�V
rA1 trình làm nhiệm vụ, Trung ương Đoàn quyết định tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Trung úy Lê Vũ Việt Khánh.
Cũng theo Đại tá Trần Cao, ngoài ra, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trước đó đã truy phong quân hàm từ Thiếu úy lên Trung úy cho Trung úy Khánh, từ Thiếu tá lên Trung tá cho Trung tá Nguyễn Minh Đãi.
Về quá trình công tác trong lực lượng Biên phòng của Trung tá Đãi:
Năm 1992, Trung tá Nguyễn Minh Đãi là Binh nhì – chiến sĩ mới, huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện Bộ đội Biên phòng. Sau 19 năm huấn luyện, đào tạo, tháng 10.2011, Trung tá Nguyễn Minh Đãi là Nhân viên phiên dịch tiếng Trung Quốc tại Đồn Biên phòng Quốc tế TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 18.4.2014, Trung tá Nguyễn Minh Đãi được phân công tăng cường cho Đồn Biên phòng Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh để đấu tranh, khai thác nhóm 16 người Trung Quốc vượt biên trái phép vào nước ta thì hy sinh khi đang làm nhiệm vụ này.
Đối với Trung úy Lê Vũ Việt Khánh:
Tháng 3.2010, Trung uý Lê Vũ Việt Khánh là Binh nhì – Chiến sĩ mới huấn luyện tại Đồn Biên phòng tỉnh Quảng Ninh. Sau thời gian được huấn luyện, đào tạo, tháng 9.2012, Trung úy Lê Vũ Việt Khánh về công tác tại Đồn Biên phòng Quảng Đức cho đến khi hy sinh.
Trong suốt quá trình công tác, cả Trung tá Nguyễn Minh Đãi và Trung úy Lê Vũ Việt Khánh được Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đánh giá luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sự hy sinh của hai đồng chí được đánh giá là sự tổn thất lớn cho lực lượng Biên phòng và gia đình, người thân.
Bên cạnh linh cữu Trung tá Nguyễn Minh Đãi và Trung uý Lê Vũ Việt Khánh, các chiến sĩ trong lực lượng Biên phòng nguyện sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao và học tập tấm gương quên mình vì sự bình yên của nhân dân của hai đồng chí.
(CAO) Trưa nay (19-4), tại Bệnh viện đa khoa Hải Hà (huyện Hải Hà, Quảng Ninh), Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh cùng gia đình tổ chức lễ truy điệu hai sĩ quan hi sinh trong đấu tranh chống tội phạm tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, vào chiều 18-4.
Tại lễ truy điệu, thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền – Phó tư lệnh BĐBP Việt Nam, thay mặt Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đặt vòng hoa viếng cùng 50 triệu đồng hỗ trợ của Bộ Quốc phòng đến mỗi đồng chí hi sinh. Bộ tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh mỗi đơn vị cũng đặt vòng hoa viếng kèm 50 triệu đồng đến mỗi đồng chí.
Lễ truy điệu hai đồng chí hy sinh. Ảnh: Báo QĐND
Ghi nhận chiến công xuất sắc và sự hi sinh anh dũng của thiếu tá Đãi và thiếu úy Khánh, Bộ Quốc phòng đã có quyết định thăng quân hàm trước niên hạn cho thiếu tá Nguyễn Minh Đãi lên trung tá và thiếu úy Lê Vũ Việt Khánh lên trung úy. Ngoài ra, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng có quyết định truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho trung úy Lê Vũ Việt Khánh.
Trung tá QNCN Nguyễn Minh Đãi sinh ngày 30-11-1971 trong một gia đình nghèo ở xóm Đồng, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh). 21 tuổi, anh tạm biệt gia đình lên đường nhập ngũ vào lực lực BĐBP. Từ một chiến sĩ, nhờ kiên trì, bền bỉ học tập, rèn luyện, sau 22 năm, anh đã phấn đấu trở thành một nhân viên phiên dịch giỏi của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Ngày 18-4-2014, khi tham gia nhiệm vụ tăng cường cho Đồn BP Quảng Đức đấu tranh khai thác nhóm đối tượng Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Việt Nam ở Trạm kiểm soát biên phòng Bắc Phong Sinh, anh đã bị các đối tượng manh động tấn công điên cuồng nhằm trốn thoát. Với ý chí quả cảm, kiên cường quyết tâm chống tội phạm đến cùng, quá trình chiến đấu, do bị thương quá nặng, anh đã anh dũng hy sinh ở tuổi 43.
Cũng như trung tá QNCN Nguyễn Minh Đãi, trung úy QNCN Lê Vũ Việt Khánh, quê ở thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà (Quảng Ninh), trong quá trình làm nhiệm vụ khống chế, bắt giữ các đối tượng xâm nhập trái phép vào Việt Nam, anh đã phát huy tinh thần dũng cảm, chiến đấu kiên cường và đã ngã xuống khi mới 24 tuổi đời, 4 năm tuổi quân.
Đối với 5 chiến sĩ bị thương đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hải Hà (trong đó có 1 chiến sĩ công an huyện), Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh BĐBP, tỉnh Quảng Ninh cùng chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ tỉnh đến huyện cũng đã thăm hỏi và có những hỗ trợ kịp thời.
Thành Nam (TH)

Chiến công của công an, bộ đội VN ở Quảng Ninh: bạn vàng Trung Quốc sẽ tưởng thưởng bằng … tiền giả?

Chắc độc giả sẽ rất lạ, nhưng quả tình chỉ có cách tưởng thưởng như thế thì mới là hậu hĩ, rất thiết thực và … còn nhiều ý nghĩa khác nữa.
Để giải đáp cho món quà “lạ” này, phải dài dòng một chút.
Đã nhiều năm qua, cơ quan pháp luật 2 nước Việt, Trung qua lại thăm viếng, học hỏi, phối hợp hoạt động rất thường xuyên. Bạn qua đây được cả Tổng bí thư, Thủ tướng tiếp đón nồng hậu (1). Thỉnh thoảng có thông tin thể hiện sự phối hợp giữa hai bên, lúc thì ta bắt giúp bạn quan tham trốn sang, khi thì bạn giải thoát giúp ta những phụ nữ, trẻ em bị bắt cóc, bị bán sang bên đó, …

Hai hôm nay lại nổi lên chiến công ta giúp bạn bắt, rồi trao trả ngay nhóm người vượt biên, có lẽ là dân Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng chống chế độ? Ta lại còn nhanh nhảu khen ngợi, vinh danh các chiến sĩ hy sinh. Có lẽ từ lâu ta đã “âm thầm” giúp bạn tích cực trong vấn đề này mà báo chí chưa được biết thôi. Giờ nổ ra vụ này, bạn sẽ rất yên tâm dân Duy Ngô Nhĩ từ nay sợ chết khiếp, khó mà dám tìm được trốn qua VN nữa. Vậy thì chắc chắn bạn sẽ thưởng to. Thưởng gì, xin đi vào vấn đề.
Từ lâu, hình như kể từ khi ta chuyển sang dùng tiền polymer, đã liên tục xảy ra rất nhiều vụ buôn bán, lưu hành tiền giả bị phát hiện. Xin tạm điểm cuối bài một vài vụ được báo chí loan tải gẩn đây (2). Tất cả các vụ này đều có nguồn cung cấp từ nước bạn Trung Quốc. Chẳng ngạc nhiên gì khi bạn vẫn nổi tiếng thế giới về các khoản “giả”, thượng vàng hạ cám, đến độ có những kẻ nể phục bạn tới mức còn tin là bạn từng kín đáo giúp ta làm giả cả … Bác Hồ nữa mới siêu chứ.
Chỉ có điều ngạc nhiên là sao ta với bạn gắn bó như môi với răng, đối tác chiến lược hàng đầu, hai đảng đi đêm với nhau đều đều, hợp tác tư pháp, công an chặt chẽ v.v.. mà chưa hề bao giờ nghe tin ta với bạn bàn bạc để triệt phá, ngăn chặn tình trạng nguy hiểm nhức nhối này, chưa thấy phát hiện cho ta được vụ nào.
Ngoài dám gian thương sang quấy phá, thì chuyện tiền giả này có lẽ là vấn nạn nguy hiểm bậc nhất mà xứ bạn “xuất khẩu” sang ta. Nó ngấm ngầm phá hoại kinh tế, làm mất giá trị đồng tiền của ta, rối loạn kinh tế không thể tính hết. Ấy thế mà qua báo chí, chỉ thấy công an ta đơn độc tác chiến, cứ lần tới người Trung Quốc là … tịt, trong đó có những vụ rất dễ phát hiện ra “tổ chấy” nếu như có sự phối hợp của bạn. Có vụ thì công an ta quá khốn khổ, loay hoay đủ kiểu, chỉ còn cách dụ đối tượng sang VN để bắt, đem xử tù là xong. Như vậy tất cả đều chỉ trừ diệt ở ngọn, không triệt được tận gốc, chưa kể đến cái “đau” là nạn nhân toàn người VN, còn bọn đầu têu người TQ thì vẫn nhởn nhơ.
Tại sao vậy? Chẳng bao giờ thấy báo chí nhà nước mạnh dạn đặt ra câu hỏi này. Có thể “các thế lực thù địch” sẽ cho là chính bạn chơi xỏ ta, ngấm ngầm phá hoại ta về kinh tế. Không nên vội nghe những giọng lưỡi độc địa cố chọc vào tình đoàn kết hai đảng, hai chính quyền, mà chỉ nên đặt một câu hỏi nhẹ nhàng hơn.
Đó là phải chăng chính bạn đã ngầm “ra điều kiện” cho ta, nếu lập nhiều thành tích xứng đáng với bạn, như những vụ bắt bớ, trao trả ngay vừa qua, thì bạn mới giúp ta xử lý triệt để vụ tiền giả này?
Giả sử như không phải vậy thì ta cũng nên nhân dịp này chủ động đề nghị với bạn, đừng quá e dè. Ông mất chân giò, bà thò chai rượu mà. Đề nghị bạn không thưởng tiền thật như trước nữa, mà là “tiền giả”.
Có nghĩa, “món quà” tưởng thưởng xứng đáng nhất tới đây sẽ là việc bạn cung cấp toàn bộ tài liệu về công nghệ, những hoạt động in ấn tiền giả để tuồn sang Việt Nam, phối hợp với ta bắt giữ, đem  ra xử nghiêm những đối tượng liên quan, kể cả nếu cần sẵn sàng thí cả những kẻ đang ở trong hệ thống chính quyền từng tham gia.
Biết đâu sau thương vụ thưởng “tiền giả” này, ta tiếp tục phối hợp tốt với bạn, ví như trao trả bạn những tàu, thuyền, lực lượng xâm phạm lãnh hải, giết chóc ngư dân, chiếm đóng đảo … của ta, bạn sẽ thưởng cho ta cả thông tin thực hư vụ “Bác Hồ giả” nữa?
-
Mời tham khảo:
(1)
- Tổng Bí thư tiếp Bộ trưởng Công an Trung Quốc. “...  tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, phối hợp giữa hai Bộ, nhất là trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ công tác, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.” Trung Quốc, VN phối hợp tấn công tội phạm biên giới (Ngoại giao). Cơ quan Công an Bằng Tường và công an Việt Nam đã mở đường dây điện thoại nóng và tổ chức gặp mặt trao đổi định kỳ.”
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc (25/10/2012)
Phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam và Trung Quốc (Nhân dân).
Hợp tác an ninh biên giới Việt Nam-Trung Quốc (Ngoại giao). “Ngày 23/9, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Vân Nam của Trung Quốc do Phó trưởng Ty Nghiêm Thượng Trí làm Trưởng đoàn, đã hội đàm với Đoàn đại biểu Công an 4 tỉnh của Việt Nam gồm Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên tại tỉnh Lào Cai.”
(2)
- Bắt vụ vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả (Người LĐ, 26/7/2012). “Số tiền giả này Cường và Dụng mua ở biên giới phía Bắc với giá 25.000 đồng tiền thật đổi lấy 100.000 đồng tiền giả.”
Tiền giả polymer 200.000 đồng giống như thật (VNExpress, 2/10/2012).
31 năm tù cho hai kẻ vận chuyển tiền giả (Người LĐ, 8/11/2012). “…cả hai cộng thêm tiền của mình vào được 55 triệu đồng rồi qua Trung Quốc đổi lấy 17.000 nhân dân tệ để mua 400 triệu đồng tiền Việt Nam giả mệnh giá 200.000 đồng.”
Sang Trung Quốc xuất tiền thật mua tiền giả (Đất Việt, 6/1/2013). 
Nghệ An xét xử vụ buôn tiền giả lớn động trời (Đầu tư, 22/11/2013). “… nguồn gốc số tiền giả nói trên là Thủy mua từ “kho hàng” ở Xí Mú Lèng (Lũng Vài – Quảng Tây – Trung Quốc) của một người đàn ông có tên là A Cường.”
Buôn tiền giả, người đàn bà và “rể Trung Quốc” lãnh án (Người LĐ, 30/11/2012). 
Đem 200 triệu đồng tiền giả đi tiêu thụ (VNExpress, 19/8/2013). “Từng ngồi tù vì vận chuyển tiền giả, song Thanh tiếp tục sang Trung Quốc mua gần 200 triệu đồng tiền giả mang về nước tiêu thụ.”
Về miền Tây tiêu thụ 1 tỷ đồng tiền giả (Ngôi sao, 13/12/2013). “Hai thanh niên từ Hà Nội vào Cần Thơ liên kết với đôi nam nữ để tiêu thụ trên 1 tỷ đồng tiền giả đã mua từ Trung Quốc.”
Phi vụ khủng: Mua 1 tỷ đồng tiền giả tiêu tết (VietnamNet, 3/1/2014). “Thùy ra tận biên giới Lạng Sơn – Trung Quốc để mua tiền giả với tỷ lệ 3/10, tức bỏ ra 300 ngàn đồng để mua 1 triệu đồng tiền giả.”
Cần Thơ: Mở rộng điều tra vụ án tiêu thụ tiền giả quy mô lớn (KDPL, 1/4/2014). Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ tiền giả xâm nhập nội địa, mà nguồn gốc được mua từ bên kia biên giới của các tỉnh phía Bắc. Chủng loại tiền giả khá đa dạng, từ tiền Việt Nam đồng có mệnh giá từ 200 ngàn đồng hoặc 500 ngàn đồng, đến tiền đô-la giả có mệnh giá từ 1USD đến 100USD. Các đối tượng buôn bán tiền giả hoạt động ngày càng tinh vi và liều lĩnh, chúng còn làm giả cả sổ tiết kiệm để ung dung ra rút tiền ở ngân hàng…”
Lật mặt “bà trùm” dùng “con nuôi” đưa hàng tỷ đồng tiền giả qua biên giới bằng… đế dép (ANTĐ, 20/4/2014). Biết “gã chồng hờ” có mối lấy tiền Việt Nam giả, Liễu liền móc nối với một số đối tượng để đưa tiền giả về nước bán kiếm chênh lệch.”

Những câu hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam phải trả lời trước lịch sử dân tộc: 

Dù rằng đang cố gắng đàn áp, tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của dân tộc Việt Nam và đang sửa soạn trốn chạy để khỏi chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình, đảng Cộng Sản Việt Nam sớm muộn gì cũng phải trả lời sòng phẳng các câu hỏi lịch sử sau đây:

- Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, tại sao đảng CSVN phải cấu kết với Pháp giết hại đảng viên, tín đồ của các chính đảng và lực lượng dân tộc khác như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài ? - Trong khi thi hành hiệp định Genève 1954, tại sao binh lính CS bắn vào những người dân rời bỏ miền Bắcđi vào miền Nam tìm tự do ?
- Tại sao đảng CSVN phải đấu tố tịch thu tài sản và giết hại gần 200 ngàn người dân khá giả vô tội ở miền Bắcgây khổ đau tang tóc cho hàng triệu thân nhân ?
- Tại sao đảng CSVN phải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam gây chết chóc cho hàng triệu con dân nước Việt, trong khi nhân dân miền Nam sống trong cảnh tự do, êm ấm, hạnh phúc hơn người dân miền Bắc?
- Cuộc chiến Nam Bắccó thể giải quyết bằng thương lượng hòa bình mà tại sao đảng CSVN lại chọn con đưng chiến tranh cho nhân dân 2 miền phải đắm chìm trong cảnh huynh đệ tương tàn ?
- Trong khi thi hành hiệp định Genève 1954, hàng triệu người dân miền Bắcđã bỏ chạy vào miền Nam lánh nạn là một chỉ dấu hùng hồn cho thấy lòng dân nước Việt không chấp nhận chế độ Cộng Sản vô thần . Tại sao đảng CSVN với khẩu hiệu "Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân" lại không tự giải tán, ngừng họat động vĩnh viễn theo ý muốn của người dân ?
- Tại sao đảng CSVN phải chôn sống hơn 3 ngàn thường dân vô tội kể cả đàn bà và trẻ em ở Huế trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân ?
- Tại sao CSVN không tuân hành Hiệp Định Paris 1973 mà họ đã ký kết để chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp xây dựng hòa bình ?
- Tại sao với những lời tuyên bố khoan hồng, kêu gọi đoàn kết dân tộc, đảng CSVN lại bỏ tù, giết hại hàng trăm ngàn quân cán chính của miền Nam Việt Nam sau cuộc cưỡng chiếm 1975 ?
- Tại sao đảng CSVN cướp đoạt tài sản những người dân khá giả của miền Nam sau cuộc cưỡng chiếm 1975 ?
- Tại sao đảng CSVN phải bắn giết, bắt bớ, cướp đoạt tài sản của những người dân trốn chạy tị nạn CS sau năm 1975 ?
- Sau năm 1975, hơn 2 triệu con dân nước Việt trốn chạy lánh nạn Cộng Sản. Một lần nữa, đó là một chỉ dấu hùng hồn cho thấy lòng dân Việt Nam không chấp nhận chế độ Cộng Sản, tại sao đảng CSVN không ngừng hoạt động theo ý muốn của người dân ?
- Tại sao sau 25 năm đất nước sống trong cảnh thanh bình, đảng CSVN vẫn phải tiếp tục đàn áp người dân Việt Nam bằng bạo lực, không chấp nhận tự do sinh hoạt đảng phái, tự do bầu cử để người dân Việt Nam có th lựa chọn người lãnh đạo đất nước ?
- Tại sao trong bối cảnh thế giới, nhân loại đang xây dựng thành công các thể chế tự do, dân chủ, tôn trọng người dân, thì đảng CSVN lại tiếp tục xây dựng xây dựng một thể chế độc tài, tham nhũng như các triều đại dã man thời Trung cổ ?
- Tại sao đảng CSVN liên tiếp thất bại trong công cuộc xây dựng đất nước và có quá nhiều đảng viên ngu dốt, tham nhũng, thoái hóa, lại không chịu từ bỏ độc quyền cai trị đất nước để người dân Việt Nam tự do lựa chọn người có tài, có phẩm hạnh tốt vào chánh quyền ?
- Tại sao các nước Cộng Sản trên thế giới liên tiếp sụp đổ, phô bày những tội ác dã man, hại dân, hại nước thì đảng CSVN vẫn tiếp tục đi theo con đường tội lỗi, đi ngược lại nguyện vọng tự do, dân chủ của người dân ?
Theo Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam

Cần minh bạch: Vấn đề “nhận tiền nước ngoài” và dự án Những tiếng nói ngầm

Báo Văn Nghệ số 16 ra ngày 19 tháng 4 năm 2014 có đăng bài “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, mà theo chapeau giới thiệu của báo Văn nghệ, đây là “toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập” có những chi tiết vu khống nghiêm trọng về cá nhân tôi mà tôi buộc phải làm rõ.
Trước hết, xin được thưa rằng, tôi sẽ không tranh luận lại các luận điểm nhận xét về luận văn của tôi mà ông Phan Trọng Thưởng đưa ra, vì hai lí do.
Một, tôi đọc văn bản này như một văn bản được viết bởi một người đọc bất kì, dù đăng báo giấy hay đăng mạng, như các bài báo phê phán của Chu Giang và nhiều người khác dạo trước, hay như các bài viết khẳng định giá trị của luận văn. Ở góc độ này, tôi vẫn giữ ý kiến rằng, mọi người đọc đều có quyền nhận xét một sản phẩm theo cách mà họ muốn, và tôi, tác giả luận văn, trước hết, tôi chỉ có thể lắng nghe, nếu có duyên may thì được dịp trao đổi và học hỏi, nếu không, thì biết vậy thôi. Luận văn của tôi có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng, và tôi không (thể) can thiệp vào việc đọc nó, diễn giải nó như thế nào.
Hai, nếu quả thực đúng như lời báo VN, đây là “toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập”, cũng theo báo VN, theo quyết định ngày 12 tháng 2 năm 2014 của trường ĐHSP HN, thì tôikhông có trách nhiệm phải trao đổi lại các luận điểm phản biện của ông Phan Trọng Thưởng vì lẽ: Tôi (cũng như người hướng dẫn và các thành viên hội đồng chấm luận văn của tôi năm 2010) không được biết tới quyết định thành lập hội đồng này, không được chứng kiến quá trình làm việc của hội đồng, không được dự cuộc phản biện của hội đồng thẩm định. Trong hội đồng chấm luận văn năm 2010, sau khi các thành viên hội đồng trình bày nhận xét của họ và nêu câu hỏi cho học viên, tôi có cơ hội và nhiệm vụ trao đổi lại và trả lời các câu hỏi, các chất vấn của họ. Một hội đồng thẩm định lại luận văn, nếu tôi, tác giả luận văn, là người được tham dự, tôi sẽ có trách nhiệm phải hồi đáp các nhận xét phản biện này.
Điểm mà tôi bắt buộc phải làm rõ và tôi đề nghị ông Phan Trọng Thưởng, với tư cách là tác giả văn bản này, làm rõ, liên quan tới hai chi tiết trong bài báo, xin được trích nguyên văn, trong phần “Kết luận và kiến nghị của người nhận xét”, trang 18, Báo Văn Nghệ.
Kết luận 1 của ông Phan Trọng Thưởng:
“1. Như tác giả luận văn đã tự xác nhận, đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương”: (Trang 18, báo VN). Tôi đề nghị ông làm rõ tôi đã “tự xác nhận” điều đó như thế nào, trong đoạn trích dẫn nào.
Kết luận 2 là một chi tiết không minh bạch về thông tin, có thể gây hiểu lầm và dẫn tới những cáo buộc nghiêm trọng:
“2 – Từ luận văn này, với bút danh Nhã Thuyên đã phát triển thành 5 tiểu luận nằm trong một cấu trúc thống nhất mang tên: Những tiếng nói ngầm được đăng trên trang mạng internet (Damau) dưới sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài.” (trang 18, báo VN)
Về dự án này, tôi đã nói rõ trên blog cá nhân mình. Xin xem ở đây:
Về Những tiếng nói ngầm:
https://junglepoetry.wordpress.com/2013/07/14/ve-nhung-tieng-noi-ngam/
Kết quả của dự án, gồm 5 tiểu luận dài, 1 video tư liệu phỏng vấn mà Damau là nơi đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này xuất bản chúng online:
Lời cảm ơn: – Damau đăng cùng video tư liệu. Cũng có thể xem ở đây.
http://damau.org/archives/26422
Một phỏng vấn khác bằng văn bản với Mở Miệng được thực hiện qua email, được đăng trên Damau và sau đó là Tiền Vệ cùng một khoảng thời gian:
Damau: Trò chuyện với Lý Đợi và Bùi Chát: Khước từ thoả hiệp để lựa chọn tự dohttp://damau.org/archives/20163
Tiền Vệ:
http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=5B00DBFD1FFA4DDE491ABA7A3139CF1C?action=viewArtwork&artworkId=12829
Lời ngỏ: http://damau.org/archives/26260
Tiểu luận 1: Những va chạm: thơ ca, bối cảnh, cá nhân – một cách chia sẻ mối quan tâm cá nhân của tôi, và vì sao lại dẫn tới mối quan tâm này.
http://damau.org/archives/26280
Tiểu luận 2: Thơ ca của sự phủ định và sự phủ định thơ – về cách nhìn của tôi với cái gọi là thơ chính trị. http://damau.org/archives/26320
Tiểu luận 3: Cuộc nổi dậy của rác thải - đây là tiểu luận về Mở Miệng, và thực ra có thể xem là sự viết lại luận văn cao học của tôi.
http://damau.org/archives/26332
Tiểu luận 4: Những tiếng nói cộng hưởng – về các nhà thơ nữ.
http://damau.org/archives/26386
Tiểu luận 5: Nguyễn Quốc Chánh  - một nhà thơ -bóng tối trọn vẹn như tôi nhìn thấy, cảm thấy, nếu tôi cần hình dung bằng một ẩn dụ.
http://damau.org/archives/26342
Có mấy điều mà tôi nhất định phải khẳng định lại như sau:
1. Dự án Những tiếng nói ngầm được hoàn thành sau khi tôi tốt nghiệp cao học trường Sư phạm. Trong thời gian này, tôi vẫn sống và làm việc như một người viết tự do. Đây là dự án cá nhân mà tôi phát triển một phần từ luận văn. Dự án này không phải chỉ viết về Mở Miệng.
2. Damau, nơi các tiểu luận của dự án này được đăng tải, không phải là một trang mạng internet trôi nổi. Đây là một tạp chí văn chương độc lập và phi lợi nhuận, được sáng lập và điều hành bởi một nhóm các nhà văn, dịch giả người Việt/gốc Việt đang lưu trú ở các quốc gia khác nhau. Damau không trực thuộc một hội đoàn hay một tổ chức chính trị nào. Damau hiện tại cũng không trả nhuận bút cho các tác giả có bài đăng. Vì thế, Damau, nơi đăng tải dự án này, không phải là một “tổ chức nước ngoài” đã trả tiền tôi để tôi làm và đăng tải dự án này. (!)
Xin xem chủ trương của damau tại đây:
http://damau.org/chu-truong
Trích:
“Chủ trương của Da Màu là gì?
Da Màu chủ trương một diễn đàn văn chương không biên giới, một diễn đàn mở rộng cho mọi khuynh hướng sáng tác, mọi tác giả, mọi khai phá đúng nghĩa. Da Màu chủ trương một nền văn chương Việt Nam không đặt trọng tâm và không lệ thuộc vào một thể chế chính trị nào. Da Màu là một mô hình tiên phong chủ xướng một đối thoại tự do giữa các ngôn ngữ, đặc biệt là giữa những ngôn ngữ bên lề và những ngôn ngữ có thế lực kinh tế và chính trị. Da Màu chủ trương thúc đẩy văn chương Việt Nam đương đại vượt những rào cản để đạt mức phổ quát trong bối cảnh toàn cầu hóa.”
(hết trích)
Chỉ cần vào thư mục các tác giả tác phẩm đăng tải trên tạp chí online này, tôi có thể thấy không ít nhà văn, nhà thơ, dịch giả đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Thậm chí, trong phạm vi hiểu biết của tôi, có không ít tác giả là hội viên Hội nhà văn Việt Nam nữa. Nhưng điều đó có phương hại gì tới việc đăng tải tác phẩm trên một trang mạng văn học xuyên biên giới?
Đó là khẳng định từ phía tôi, với tư cách tác giả dự án Những tiếng nói ngầm, để làm rõ rằng, Damau chỉ là nơi xuất bản tác phẩm. Nó bình đẳng như các trang mạng văn chương khác, trong thời đại này. Có khác, là nó không thuộc một hội đoàn chính trị hay nghề nghiệp nào, chẳng hạn như trang của Hội nhà văn, của Viện văn học, hay các tạp chí online hoạt động  được cấp phép trong nước.
3. Vậy đâu là nơi tôi đã nhận được tài trợ một phần cho dự án này? Tôi đã trả lời rõ ràng: đó là quỹ ANA (ArtsNetworkAsia), theo giới thiệu, bằng tiếng Việt của họ như sau: “Tổ chức Liên kết Nghệ thuật Châu Á (Arts Network Asia – ANA) là một nhóm các nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa và nghệ thuật độc lập chủ yếu đến từ Đông Nam Á, với mục đích khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác nghệ thuật trong khu vực cũng như phát triển những kỹ năng quản trị và quản lý hành chính tại Châu Á. ANA khởi đầu tại Châu Á, dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, hoạt động cùng với các nghệ sĩ Châu Á và được thúc đẩy bởi phương châm hợp tác một cách có ý nghĩa..”
Xin xem trang web của họ, chọn ngôn ngữ mà bạn muốn đọc. Trang web support ngôn ngữ của các nước Đông Nam Á.
http://www.artsnetworkasia.org/main.html
Đây là file giới thiệu bằng tiếng Việt:
AboutTheNetworkVietnam
Như vậy,
-  ANA là một tổ chức nước ngoài, nhưng không phải một tổ chức chính trị mà là một Tổ chức liên kết Nghệ thuật Châu Á.
- Để nhận tài trợ của tổ chức này, bạn cần phải làm gì?  Bạn cần phải vào website của họ, xem hướng dẫn nộp hồ sơ và gửi hồ sơ tới họ, thường bao gồm CV và bản trình bày tóm tắt dự án (cá nhân hoặc có hợp tác) của mình, từ tư cách cá nhân hoặc nhóm, và các yêu cầu liên quan. Sau đó, mọi việc bạn có thể làm là chờ đợi xem hồ sơ của bạn có được nhận tài trợ hay không.
Tất cả các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, các nhà hoạt động nghệ thuật, văn hoá… đều có thể nộp hồ sơ xin tài trợ của quỹ ANA.
Tất cả các dự án được nhận tài trợ đều được thông báo công khai trên trang web của họ.
- Dự án của tôi, theo như tôi được biết từ các thông tin công khai trên trang web của họ, là dự án đầu tiên về văn chương ở Việt Nam được nhận tài trợ trong những năm gần đây từ quỹ nghệ thuật này. Điều này, tôi có thể lí giải rất đơn giản: Từ trước tới nay, ở Việt Nam, các nghệ sĩ thị giác, phim ảnh, hội hoạ, các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, nghệ thuật… được tiếp xúc sớm hơn với các cách thức tìm tài trợ và họ cũng chủ động hơn trong việc tìm tài trợ từ các quỹ nghệ thuật độc lập. Khi tôi nộp hồ sơ cho dự án này, tôi muốn thử nghiệm hướng tìm tài trợ đó. Thay vì bạn tìm cách vào Hội nhà văn hay vào một hội nghề nghiệp nào đó và viết đơn xin tài trợ của Hội, và nếu bạn cũng không có khả năng tự tìm tài trợ từ các doanh nghiệp, các hội đoàn khác…, nếu bạn không dư dả tiền bạc để làm những việc bạn muốn làm, thì bạn có thể có những cách thức khác để hỗ trợ công việc của mình. Tìm tài trợ từ các quỹ độc lập là một cách phổ biến trên toàn thế giới.
Hẳn nhiên, tôi ước tôi không bao giờ phải vã mồ hôi viết các loại hồ sơ, dự án để tìm tài trợ! Vì đó không phải là công việc dễ dàng và dễ chịu. Cho tới thời điểm này, ANA là quỹ duy nhất mà tôi đã apply.
- Quỹ ANA chỉ là một trong vô vàn các quỹ nghệ thuật độc lập trên thế giới hiện nay, và là một quỹ hiếm hoi đến từ các nghệ sĩ Đông Nam Á và hướng tới việc hỗ trợ các nghệ sĩ châu Á, nhất là các nghệ sĩ Đông Nam Á.
Danh sách các nghệ sĩ Việt Nam nhận được tài trợ của quỹ này, tôi chỉ xin điểm danh họ từ trang web, theo thống kê năm như sau:
Năm 2012: nhóm Dragon, Thành phố Hồ Chí Minh với dự án Dragon Team.
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/DragonTeam.html
Năm 2011: Nhã Thuyên, với dự án Underground Voices:
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/NhaThuyen.html
Năm 2009:
Trương Thiên, nghệ sĩ thị giác với dự án về môi trường và nghệ thuật cộng đồng “Last Holidays”
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/Truong-Thien.html
Nhóm +84, được tài trợ với dự án về múa đương đại kết hợp với hãng dân ca Việt Bắc, Thái Nguyên:
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/84-Group.html
Tìm tài trợ cho các hoạt động nghệ thuật, văn hoá độc lập như một sự chủ động cho nhu cầu lao động và phát triển sự nghiệp của người làm văn hoá, nghệ thuật, cũng như vì nhu cầu trao đổi trong cộng đồng, hẳn nhiên là một việc làm bình thường trên thế giới này.
Từ những trình bày trên đây, tôi:
 - bác bỏ cáo buộc không có căn cứ cho rằng tôi “tự xác nhận đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương”.
- bác bỏ thông tin rằng tôi làm dự án Những tiếng nói ngầm với sự tài trợ của CÁC TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI như văn bản ông Phan Trọng Thưởng công bố trên báo Văn nghệ, nhằm cáo buộc tôi có “động cơ công kích, đả phá chế độ chính trị rõ rệt hơn” (trang 18, báo Văn nghệ).
-  những thông tin như vậy mang tính chất vu khống rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cá nhân của tôi, một người viết văn tự do và không thuộc vào bất cứ tổ chức, hội đoàn nào cho tới thời điểm hiện tại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét