Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Thân xác của một cuộc Cách mạng - Người ta ăn bao nhiêu phần trăm?

Nguyễn Trần Sâm - Người ta ăn bao nhiêu phần trăm?


Bạn có biết trong một dự án thường thì người ta “ăn” mất khoảng bao nhiêu phần trăm?

Tôi đã từng vài lần nêu câu hỏi này cho mấy người quen. Có người nói vài chục phần trăm. Người tỏ ra hiểu thời thế hơn thì bảo bây giờ có khi bọn chúng nó ăn đến quá nửa.

Nhưng ngay từ năm 1995, khi tham nhũng chưa thành quốc nạn, một thằng em họ tôi làm chủ tịch xã nói nó theo anh gì đó trên tỉnh ra bộ xin tiền làm mấy cái cống tiêu nước, cái ông ký cho dự án bảo 50% (để lại cho ổng). Không thì ổng cho nơi khác. Đó là mới ở cái nấc trên cùng. Từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, rồi qua cánh nhận thầu, đến bọn trực tiếp thi công, mỗi nơi lại vài chục phần trăm của phần còn lại,… Thế là mất khoảng 70-80%.

Cuối năm 1996, khi thấy người ta làm đường nhựa nhưng không kéo đến nhà mình, tôi đứng ra vận động hơn 20 gia đình trên đoạn đường gần 200 mét bị ban dự án bỏ lại, tự bỏ tiền túi ra mua vật liệu rồi thuê đội công nhân làm dự án làm nối luôn vào phần đường dự án. Ban đầu có một vài gia đình nghi ngại rằng tôi cũng muốn ăn. Nhưng tôi đã nêu ra cách làm là tiền gom lại nhưng một người khác giữ, ai giữ là do bà con chọn. Mỗi lần có xe chở vật liệu về thì một nhóm bà con đứng ra lấy tiền từ thủ quỹ rồi trả cho xe, sau đó cùng ký xác nhận. Tiền công đưa cho đội công nhân cũng được bà con thay nhau đứng ra trả. Trong mọi việc tôi đều có mặt, nhưng chỉ đóng vai người đề xướng cách thức làm từng khâu. Khi quyết toán, tôi tính toán xong, in tờ quyết toán thành hơn 20 bản cho từng gia đình theo dõi. Kết quả chi phí cho mỗi mét vuông đường nhựa (có cả mấy lớp đá, dưới cùng là đá hộc, khi đổ được lu kỹ nhiều lần) là 25 ngàn VND. Chắc chắn quý vị không thể tin nổi con số này, bởi đoạn đường dự án dùng kinh phí nhà nước và ngân sách phường làm giống hệt, nhưng có giá thành là 600 ngàn cho một mét vuông! Như vậy, các đồng chí ở “các cấp” đã ăn 96%! Chỉ thực làm có 4%!!!

Nhưng đó là vài năm cuối của thế kỷ trước. Cái tỉ lệ đó xưa cũ lắm rồi. Bây giờ thì thời thế khác xa. Quá nhiều ví dụ. Kể ra thì hàng tháng cũng chưa hết. Chỉ xin nói về vài con số mới nhất và ấn tượng nhất.

Cái đề án đổi mới sách giáo khoa của bộ GD-ĐT ấy, lúc đầu (tháng 6.2011) dự kiến chi 70 ngàn tỉ, cách đây vài tuần thấy rút xuống còn hơn 34 ngàn (tỉ). Tất nhiên các quan chức bộ nói phải chi nhiều thứ chứ không phải cho riêng việc viết SGK, còn ông bộ trưởng nói ông chưa biết đến 34 ngàn tỉ. Nhà giáo kỳ cựu Văn Như Cương bảo tính kiểu gì cũng chỉ cần không quá 35 tỉ, mà cứ làm tròn cho xông xênh là 50 tỉ đi, thì cũng mới chỉ hết 1/700 số tiền dự chi. Anh bạn tôi dạy Toán ở trường đại học thì bảo cả đi nước ngoài hội thảo, học hỏi và chơi bời, cộng với “triển khai” dạy theo sách mới, cũng chỉ cần đến 70 tỉ, tức 1/500 hay 2/1000! Như vậy phần “ăn” là 998 phần ngàn hay 99,8%. Ấn tượng quá đi chứ!

Cũng chưa phi phàm (và chết cười!) bằng cái việc chi tiền cho đoàn TNCS HCM làm trang mạng xã hội. 200 triệu đô Mỹ! Quý vị nên nhớ rằng để làm cái thứ đó, chàng thanh niên Mỹ Mark Zuckerberg chỉ có gần 2000 đô xin cha mẹ để thuê bạn bè thiết kế. (Còn khi vận hành thì đã có tiền tự nó đẻ ra.) Bây giờ giả dụ sau 5 năm cái trang mạng xã hội của Đoàn “Ta” cũng đẻ ra được mấy chục tỉ (đô) như của Mark. Cho là như vậy. Nhưng cùng một kết quả mà bên kia cầu đầu tư có 2 ngàn, bên này 200 triệu. Đắt gấp 1 trăm ngàn lần (100 000). Ối trời ôi! Như vậy, thực chi chỉ cần 1 phần 1 trăm ngàn. Như vậy, phần “ăn” là 99 999 phần trăm ngàn, hay 99,999%!

Trên mạng đã từng có những người tỏ ra muốn nhận thầu thiết kế cái Mạng này với giá 4000-5000 đô.

Liệu đã hết những tỉ lệ độc như thế chưa? Chắc là chưa đâu. Bởi các đồng chí còn mạnh khỏe lắm. Và chế độ ta vẫn trường tồn!
 Nguyễn Trần Sâm
(Quê choa)

Thách thức của một nền báo chí tự do?


Báo chí truyền thông có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ dừng lại việc đưa tin hay bình luận các tin tức, mà báo chí còn phải giữ vai trò giám sát các hoạt động của nhà nước và các thành phần trong xã hội. Nói về sức mạnh của báo chí, Napoleon Bonaparte đã khẳng định "Bốn tòa báo đối nghịch còn đáng sợ hơn cả ngàn lưỡi lê", và đến hôm nay thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của kết luận ấy.
Vì thế ở các nước khác, ngoài ba quyền được phân lập là lập pháp, tư pháp và hành pháp thì báo chi được coi là quyền lực thứ tư. Nói như thế để thấy được hết tầm quan trọng của báo chí. Điều này khiến cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải chùn tay, khi mà luật pháp có nguy cơ không đủ khả năng kiểm soát.
Cũng vì giữ một quyền lực vô cùng lớn như thế, nên mà báo chí và truyền thông thời bây giờ đã khác trước, nó đã trở thành một nghề kinh doanh béo bở. Điều này được chứng minh bằng số liệu số lượng các tỷ phú khởi phát và trưởng thành từ ngành truyền thông hiện nay, cũng như việc các thế lực chính trị đang hết sức tìm cách nắm giữ và thao túng truyền thông ở các quốc gia trên thế giới. Trước đây truyền thông sống được là nhờ các khoản thu chủ yếu từ việc bán báo và quảng cáo, thì ngày nay thời đại bùng nổ thông tin, khi truyền thông có khả năng định hướng dư luận xã hội cao hơn thì lợi nhuận cũng đã khác trước rất nhiều. Và truyền thông đã trở thành đối tượng ve vãn của các chính trị gia và các đảng chính trị, bởi truyền thông là vũ khí và có khả năng sinh lợi, nó có nhiều mặt mạnh khó thể nói hết và chỉ những ai ở trong cuộc mới hiểu hết được. Nên nhớ một đảng chính trị, một chính trị gia hay một người của công chúng (public) có thể bị "lộn cổ" dễ dàng, nếu như một khi truyền thông không vừa lòng với họ, nhất là vào lúc họ có tì vết.
Đó chính là lý do vì sao hiện nay báo chí ở các quốc gia trên thế giới có hiện tượng phân luồng. Luồng ở đây không hẳn như lề phải và lề trái như ở Việt nam mà chúng ta thường thấy. Mà luồng của họ có ba xu hướng: thân đảng cầm quyền, trung hòa và ủng hộ đảng đối lập, không nói thì chúng ta cũng rõ mỗi loại xu hướng trên ủng hộ một bên và chống một bên. Trừ xu hướng trung hòa thì không nhất thiết, trong xu hướng này họ có chủ trương và nguyên tắc chung của họ, có thể là chỉ bảo vệ sự thật, sự công bằng và lẽ phải.
Xu hướng ủng hộ các đảng sẽ sống khỏe, không phải bận tâm lắm về mặt tài chính, vì các thế lực chính trị sẽ ủng hộ hết mình về mặt tài chính cho các cơ quan truyền thông, thông qua các hợp đồng quảng cáo cho hệ thống các doanh nghiệp sân sau của họ. Đó là chưa kể tiền thu từ các sản phẩm truyền thông do các ủng hộ viên tiêu thụ giúp. Chỉ có xu hướng trung hòa, nghĩa là làm báo một cách đúng nghĩa và giữ được các tôn chỉ mục đích của người làm báo chân chính là khó nhất, vì như thế họ sẽ không có được nguồn cung cấp về tài chính ổn định. Sự tồn tại của truyền thông xu hướng này cũng bấp bênh, cũng như ý chí của người tổng Biên tập trước sự tồn tại đối với tòa báo của mình. Bởi vì sự tồn tại nhiều khi cũng phải phá lệ, phá chủ trương và chính trị tác động và dần chế ngự được các cơ quan truyền thông là như thế.
Trong cái vòng luẩn quẩn: Truyền thông -> Tiền -> Số lượng người xem -> Quảng cáo (bán sản phẩm) - > Tiền -> đã khiến cho nhiều cơ quan truyền thông phải chạy theo xu xướng của khách hàng để thỏa mãn yêu cầu của họ. Điều đó bỗng nhiên khiến nhiều chương trình, chuyên mục hay phụ san của họ buộc phải cắt giảm do người theo dõi không nhiều. Đáng chú ý lại là các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển như: giáo dục, nhân quyền, văn hóa dân gian v.v... đã không được truyền thông quan tâm một cách cần phải có vì những cái đó không mang lại quyền lợi cho các ông chủ truyền thông.
Tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay để có được một cơ quan truyền thông đại chúng nhưng không bị các thế lực chính trị chi phối là một vấn đề hết sức khó. Khó nhưng không phải không làm được. Khi ấy ở các quốc gia khác, nhà nước thường phải vào cuộc, bằng cách dùng ngân sách để tài trợ cho các chương trình truyền thông phi lợi nhuận. Điều này thường được luật hóa và bắt buộc phải áp dụng.
Đấy là nói tới thực trạng truyền thông ở tầm vĩ mô và vấn đề của toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
Còn trong thực tế hoàn cảnh như ở Việt nam hiện nay, khi chính quyền độc quyền và kiên quyết không chấp nhận tồn tại truyền thông của tư nhân. Những người cộng sản hơn ai hết họ hiểu được sức mạnh và sự nguy hiểm của truyền thông, đối với họ tự do báo chí chính là kẻ thù vì để nó tồn tại đồng nghĩa với việc tự sát. Do đó, mọi hoạt động truyền thông của cá nhân hay tổ chức cá thể đều bị từ chối cấp giấy phép và bị coi là bất hợp pháp. Việc quy kết cho hành động tuyên truyền chống nhà nước XHCN sẵn sàng ập xuống đầu bất kể ai, nếu một khi chính quyền muốn. Tóm lại Việt nam là một quốc gia bị coi là không có tự do báo chí và với một đội ngũ báo chí hùng hậu cả báo in, báo online, báo hình và báo tiếng v.v... song tất cả đều có chung một Tổng Biên tập. Đó là Ban Tuyên giáo TW.
Nhưng trong kỷ nguyên internet, thì việc cấm báo chí tư nhân ở Việt nam không còn là trở ngại đối với truyền thông của mỗi cá nhân hay nhóm cá nhân tham gia đấu tranh chính trị. Nhiều trang báo điện tử, blog cá nhân đưa tin tức của người Việt nam ở nước ngoài hay trong nước đã là điểm đến và sự chia sẻ thông tin của nhiều người. Với tổ chức gọn nhẹ, đơn giản những trang báo điện tử, blog cá nhân đã phát huy hiệu quả đến kinh ngạc, do nhanh chóng, trung thực và chính xác. Số lượng người truy cập hoàn toàn không nhỏ. Tuy nhiên tới một mức độ nhất định nào đó vấn đề tài chính cho các trang báo điện tử cũng đã là cả một vấn đề đối với họ. Một khi các đòi hỏi của bạn đọc về việc tiếp nhận các chương trình tin tức, bài viết, bình luận v.v... của mỗi tờ báo là cơ hội để phát triển thì vấn đề chi phí cho một tòa báo là một vấn đề nan giải và cấp thiết. Tình trạng nó cũng tương tự như báo chí thời khủng hoảng kinh tế. Khi chi phí làm báo quá ít hoặc không đủ, thì là lúc buộc các tòa báo phải cắt giảm đề tài và chiều sâu của những vấn đề bạn đọc quan tâm nhiều.
Đây chính là lý do vì sao báo chí đối lập của các tổ chức hay cá nhân đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam không có các tờ báo đủ mạnh để đương đầu với truyền thông nhà nước. Nhất là trong điều kiện nguồn thu của các trang báo điện tử ngoài luồng hết sức hạn hẹp, quảng cáo cho các doanh nghiệp hầu như không có, mà chủ yếu trông vào sự ủng hộ hảo tâm của bạn đọc. Điều đó dẫn tời nguồn thu bị hạn hẹp, không ổn định và hết sức thất thường, khiến cho lãnh đạo các tòa báo luôn mang một nỗi lo canh cánh và đây cũng là lý do làm ảnh hưởng tới công việc của tòa báo. Dù rằng ở một mức độ thấp thì các tác giả, nhà báo hay blogger có thể viết bài miễn phí cho các tòa báo, song đó cũng chỉ là một phần chi phí cho một trang báo điện tử. Mà ngoài ra bắt buộc phải có các chi phí bắt buộc khác như thuê server, domain, phí bảo trì v.v ... thì không thể tránh được. Đó là chưa nói đến phần tiền lương cho các thành viên ban biên tập để duy trì sự tồn tại của họ. Với cách làm báo mạng lề trái như hiện nay, khi các thành viên ban biên tập làm việc theo kiểu bất vụ lợi, trong lúc họ vẫn phải làm các công việc khác để kiếm sống thì cũng khó đòi hỏi những trang báo mang tính chuyên nghiệp để có thể đáp ứng các nhu cầu thông tin của người đọc.
Đây là những thách thức chung của báo chí và truyền thông trong thời đại internet, không chỉ của truyền thông lề trái mà cả truyền thông nhà nước cũng mắc phải khi bài toán kinh phí hoạt động đã không có lời giải. Khi mà đa phần báo chí trong nước coi báo chí online là trọng điểm, cộng với sự tài trợ kinh phí của ngân sách đối với các tòa báo không đủ nuôi đội ngũ phóng viên, biên tập viên... và trang trải các chi phí hoạt động. Đó là lúc lãnh đạo các tòa báo phải phá rào để tồn tại và đó cũng chính là lý do vì sao gần đâu trên báo Nhân dân đã có bài viết "Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí" để chấn chính hiện tượng này. Trong đó có phê phán báo chí nhà nước, bài báo có nhấn mạnh "... còn bộc lộ không ít hạn chế, khuyết điểm, thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, thậm chí có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, xa rời đối tượng phục vụ, thiên về phản ánh các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội…".
Điều đó cho thấy một khi phải đối mặt với vấn đề kinh phí để làm báo thì mọi tòa báo, không kể là theo xu hướng nào đều rất dễ bị rơi vào vùng xoáy của cám dỗ tài chính từ các thế lực chính trị nắm giữ một nguồn tài chính khổng lồ. Nếu anh chấp nhận làm báo theo cách của tôi yêu cầu thì tôi sẽ đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông của anh, đôi bên cùng có lợi.
Đây cũng là một thách thức đối với những người làm báo trong hiện tại cũng như tương lai, khi Việt nam là một xã hội tự do dân chủ. Khi ấy để thoát khỏi vòng cương tỏa của những cái vòi bạch tuộc của các chính trị gia tài phiệt trong vấn đề dùng tài chính để khống chế và quy phục các tòa báo là vấn đề không dễ dàng chút nào. Nhất là khi họ phải lựa chọn sự đánh đổi, đó là sự tồn tại của bản thân cũng như tòa báo của mình hay chọn cho mình một cách làm báo chân chính.
Ngày 19 tháng 04 năm 2014
Kami
(Blog Kami)

Thân xác của một cuộc Cách mạng

Nguồn ảnh: China: “Violent Government Thugs” Beaten To Death By Angry Crowds After They Killed A Man Documenting Their Brutality  - Revolution News
Ngày hôm nay tôi đã lặng đi rất lâu khi thấy bức ảnh do một người bạn Việt Nam trên Facebook của tôi, anh Henry Pham, chia sẻ: Vài xác chết nằm ngổn ngang như mấy cái bao tải cát trên ba chiếc xe bò nhỏ; có mấy xác tay vẫn bị còng sau lưng. Khoảng hơn chục người đứng cách đó vài mét, nhìn. Henry viết cho tôi rằng anh phải mất một lúc mới bình tĩnh lại được, và anh suýt nôn thốc. Một người bạn Việt Nam khác, Vi K. Tran, là người đầu tiên kể cho tôi nghe về câu chuyện này bằng cách dịch một số bài báo và thông tin tiếng Việt trên Facebook. Cô ấy phẫn nộ, và sẵn sàng làm tất cả để phổ biến thông tin. “Tôi muốn lên tiếng” – cô ấy viết cho tôi như thế.

Nhiều bạn Việt Nam như Henry, và một số bạn phương Tây, đã đặt câu hỏi tại sao các nạn nhân lại bị còng tay. Làm sao những nạn nhân đó có thể cướp súng được, chứ đừng nói đến là nổ súng. Ai mà biết? Truyền thông ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều bị Đảng Cộng sản kiểm soát rất chặt và tất cả tin bài liên quan của báo chí phương Tây đều chỉ dẫn lại báo quốc doanh của Việt Nam. Bắc Phong Sinh, cửa khẩu biên giới tại tỉnh Quảng Ninh, nơi thảm kịch xảy ra, đã ngăn cản báo chí độc lập và truyền thông quốc tế. Tất cả đều giống như ở Trung Quốc. Và tất cả đều rất gây phẫn nộ.

Theo dõi tin tức về vụ này liên tục cho người ta cảm giác đã gặp chuyện tương tự đâu đó rồi (déjà vu) – nó gợi nhớ về những câu chuyện mà báo chí từng đưa về Tân Cương hay Tây Tạng. Nhưng nhờ có mạng xã hội và một mạng lưới Facebook rất sôi nổi ở Việt Nam (một nhà báo Việt Nam từng nói với tôi là đồng bào của anh ta có khoảng 20 triệu người dùng Facebook), một bức ảnh như thế, cùng với nhiều ảnh khác mà tôi chia sẻ trên Facebook và Twitter từ hôm thứ sáu, cộng với các thông tin giá trị, các bài phân tích sâu từ các bạn Việt Nam của tôi đã đem đến rất nhiều sự thật. Bây giờ thì chúng ta biết rằng có 16 người đến từ Tân Cương, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, đã bị bộ đội biên phòng Việt Nam bắt giữ. 5 người trong số họ bị bắn chết hoặc thiệt mạng do nhảy từ trên tầng cao của một ngôi nhà, vào hôm thứ sáu (18/4). Phía Việt Nam có hai sĩ quan chết. Bốn người bị thương.

Tác giả:  Rose Tang (Đường Hồng)
Tôi thật sự xúc động trước nhiệt huyết, trước sự quan tâm và nhận thức chính trị của những người bạn Việt Nam của tôi. Tôi vốn được dạy dỗ để tin rằng quân đội Trung Hoa xâm lược Việt Nam vào năm 1979 là việc làm đúng đắn trong một cuộc chiến đấu nhằm “phản kích tự vệ”. Tôi học tiểu học ở Chengdu (Thành Đô) và trông thấy những xe tải quân sự phủ lá ngụy trang, đầy chật lính và quân dụng chạy ngang qua nhà tôi ngày này qua ngày khác trên đường ra ga xe lửa. Chúng tôi đã xem những đoạn phim quay cảnh người Việt Nam “cướp bóc” các làng mạc ở Trung Quốc, và nghe những anh hùng trong chiến tranh kể chuyện về các trận chiến đấu của họ…

Tôi đã mất nhiều thập kỷ để biết được sự thật về cuộc chiến, và chính là tình cảm và nhiệt huyết của những bạn Việt Nam của tôi – về nhân quyền và tự do – đã cho tôi thêm sức mạnh để đấu tranh chống chế độ cộng sản. Suy cho cùng, Việt Nam đã là tiểu đệ của Trung Quốc suốt trong những thập kỷ đó.

Thay vì phàn nàn về những người nhập cư bất hợp pháp, các bạn Việt Nam của tôi chỉ trích thái độ hèn mạt của chính quyền trong việc xử lý vấn đề này theo lệnh Bắc Kinh, và họ lên án việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Tôi gửi những thông điệp đó từ họ đến các độc giả của mình trên Twitter, mà hầu hết là người Trung Quốc (tôi có khoảng 2700 người theo dõi). Các bạn Việt Nam cũng bày tỏ sự cảm thông và thương xót những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ. Nhiều bạn hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc lại cảnh báo cho nhà chức trách Việt Nam trước khi những người tị nạn vượt qua biên giới, thay vì tìm cách ngăn chặn họ? Tấn thảm kịch cũng gây ra tranh cãi trên Twitter về sự đàn áp của Trung Quốc đối với Tân Cương và Tây Tạng. Cho nên, ít nhất đây cũng là một lời cầu nguyện ngấm ngầm và chua xót, trước cảnh nhiều mạng người bị cướp đi một cách vô nghĩa như thế. Một cán bộ biên phòng Việt Nam đã bị chết, vợ anh ta đang mang bầu. Theo báo chí Việt Nam, cả hai nạn nhân đều không phải quân nhân trực tiếp chiến đấu. Còn về phía các nạn nhân người Tân Cương và những người còn sống sót, thì chúng ta chẳng có thông tin gì. Hoàn toàn không, nhưng đã có những bức ảnh như thế, ghi lại những cái chết tức tưởi và cảnh người ta bị cưỡng bức hồi hương!

Sau khi tôi đăng tải ảnh các nạn nhân trên ba chiếc xe bò, một Twitterer Trung Quốc tên là Wang Bing ở địa chỉ tom2009cn (giới thiệu về bản thân là “Kẻ thù của Độc tài”) viết cho tôi như sau: “Chở xác người kiểu ấy cho thấy rõ ràng hai nhà nước cộng sản thờ ơ và vùi dập nhân phẩm của bất kỳ ai như thế nào. Họ giống nhau cả”. Tôi đáp: “Dưới chế độ độc tài, người sống còn chẳng có nhân phẩm, thì chắc chắn sau khi chết càng không có”. Wang viết: “Chuyện này nhất định phải chấm dứt”. Tôi đáp: “Sự thật và công lý sẽ chiến thắng dối trá và bạo tàn. Tôi tin chắc như thế”. Wang viết: “Chắc chắn vậy!”.

Nguồn ảnh: FB Rose Tang
Vâng, câu chuyện về các nạn nhân Duy Ngô Nhĩ này và những người còn sống sót rồi sẽ được đưa ra ánh sáng vào một ngày nào đó, và công lý sẽ đến với họ. Dù chính quyền Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp đối kháng và bỏ tù người bất đồng chính kiến, nhưng sự chống đối thậm chí càng mạnh mẽ hơn. Họ có thể bắt giam chúng ta, nhưng không bao giờ họ bắt được tất cả chúng ta. Họ có thể giết chúng ta, nhưng không bao giờ họ giết được tất cả.

Đến đây, tôi muốn trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Các Mác và Ăng-ghen, mà hồi còn bé tôi từng bị bắt phải học thuộc: “Chúng quẳng công nhân, những người vốn đã tuyệt vọng, ra đường. Chúng tiến xa hơn và sâu hơn vào các thị trường chưa bị bóc lột hoặc các thị trường còn có thể bị bóc lột hơn. Và khi làm như vậy, chúng đang tự đào huyệt chôn mình. Tư sản đã mở đường cho khủng hoảng tồi tệ hơn bao giờ hết”. Những tên độc tài ở Trung Quốc và Việt Nam không phải là cộng sản thật sự; chúng là lũ tư sản giả danh cộng sản. Chúng là Tư sản Quyền lực, khái niệm do nhà báo lão làng người Trung Quốc Yang Jisheng (Dương Kế Thằng [?]), tác giả cuốn “Tombstone: the Great Chinese Famine, 1958-1962” (Bia mộ: Nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc giai đoạn 1958-1962), đưa ra. Cha của ông chết đói trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt, và ông Yang đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các ghi chép chính thức về nạn đói và ăn thịt người ở Trung Quốc – đếm được vô số xác chết – khoảng 50 triệu người, trong số đó có 11 người là họ hàng của tôi.

Nhiều thập kỷ sau, những con quỷ hút máu người, thèm khát quyền lực đó vẫn tưởng là chúng có thể kiểm soát hàng tỷ người chỉ bằng dối trá và bạo lực. Chúng tưởng chúng có thể chặn Internet, bỏ tù các nhà hoạt động và kiểm soát suy nghĩ của chúng ta. Chúng nhầm rồi. Không lẽ chúng không nhận ra là chúng đang tự đào sâu hơn huyệt mộ của mình? Và thậm chí một vài kẻ trong số chúng đã kết thúc cuộc đời một cách khá bạo lực, như những tên cán bộ quản lý đô thị (chengguan - một lực lượng được nhà nước thuê để quản lý đô thị, có lẽ cũng giống như dân phòng ở ta - ND) tàn bạo đã phải vật vã mà chết sau khi bị đám đông đánh tơi bời, vào hôm thứ bảy (19/4) tại thành phố Ôn Châu ở miền đông Trung Quốc. Chúng đã đánh đập tàn nhẫn một người dân, vì anh này quay phim cảnh chúng đánh một người bán rau. Hàng nghìn người xúm lại và đánh trả chúng, bằng bất kỳ thứ vũ khí gì họ có thể tìm được: gậy, bình cứu hỏa… Hàng trăm cảnh sát chống bạo động được điều động tới hiện trường, dùng hơi cay giải tán đám đông. Nhưng thiệt hại đã xảy ra rồi… máu đổ khắp nơi. Thi thể tả tơi của đám cán bộ nằm ngổn ngang rất nhục nhã trong một xe tải đầy máu.

Trong khi rất nhiều người Trung Quốc trên mạng xã hội reo hò ủng hộ hành động trả đũa, coi đó là một hành vi đúng đắn, thì một số, kể cả tôi, kêu gọi mọi người bình tĩnh lại. Bạo lực không thể là giải pháp cho khủng hoảng, cũng như không thể là vũ khí chống lại bạo lực. Nhưng Trung Hoa thật sự là một ngọn núi lửa; bất kỳ cái gì giống như vụ việc ở Ôn Châu này đều có thể châm ngòi cho hiệu ứng domino lan rộng trên khắp đất nước, để rồi sẽ đưa đến một chính biến vốn được trông đợi từ lâu, và sẽ san phẳng đất nước. Tôi sợ phải hình dung đến cái cảnh những xác chết đầy máu nằm vạ vật khắp nơi, dù đó là thi thể của người vô tội hay của thủ phạm. Tôi đang cố hết sức để có được một cuộc cách mạng ôn hòa, và tôi hy vọng đổ máu càng ít càng tốt. Trong khi “tư sản mở đường cho khủng hoảng tồi tệ hơn” như Mác từng rao giảng 166 năm về trước, tôi thật sự hy vọng cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản rồi cuối cùng sẽ đến, nhưng tôi sợ phải nhìn thấy thêm nhiều thi thể đẫm máu… Tôi chỉ muốn những tên độc tài kia và đồng chí của chúng sẽ phải ra tòa và bị tống giam, tài sản của chúng trên khắp thế giới bị phong tỏa. Tôi nóng lòng muốn thấy chúng bị Interpol truy nã, và những của cải, tiền bạc chúng ăn cướp của người dân sẽ được trả lại cho người dân. Nhưng, mặc dù tôi đang góp phần vào một tiếng nói ngày càng lớn để lật đổ Đảng Cộng sản, tôi cũng muốn góp thêm tiếng nói của tôi vào một phong trào đấu tranh ôn hòa, phi bạo lực.

Sự thật và tình thương là vũ khí thật sự của chúng ta. Tôi mong chờ đến cái ngày tôi không còn phải nhìn vào những bức ảnh xác chết hay là ngày nào cũng phải viết về những thảm kịch…

Rose Tang (Đường Hồng)
Đoan Trang biên dịch
Theo blog Đoan Trang

Nguồn ảnh: China: “Violent Government Thugs” Beaten To Death By Angry Crowds After They Killed A Man Documenting Their Brutality  - Revolution News

Chú thích:

Để các bạn biết thêm về tác giả Đường Hồng (Rose Tang): Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô, tháng 6/2013:

“Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.

“Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).

“Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.

“Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.

Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.

Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.

Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra...”.

Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.

Đoan Trang biên dịch

***

China: “Violent Government Thugs” Beaten To Death By Angry Crowds After They Killed A Man Documenting Their Brutality

At least 4 Chengguan, the most hated police-inspectors in China, were beaten to death by angry people in Cangnan County of Wenzhou City, Zhejiang Province (located in the industrial southeast), after they killed a man with a hammer. The police-inspectors hit the man with a hammer until he started to vomit blood, because he was trying to take pictures of their violence towards a woman, a street vendor. The man was rushed to hospital, but died on the way.

Thousands of angry people took to the streets, surrounded the police-inspectors in their van, attacked them with stones, bats, and beat them to death. People were shouting that the police-inspectors be killed on the spot for what they did: “Kill them! Kill them!”

These police-inspectors are notoriously violent, are rarely investigated or punished for their crimes, and are terrorizing people making a living. The Chengguan, which are a special combination between regular police and state inspectors, are called “violent government thugs” in China, thousands of them are on the state payroll in at least 656 cities. In July 2013, they beat to death a man and almost killed his wife, for trying to sell watermelon they had grown on their land. The crime of the Chengguan police sparked riots in the province of Guizhou.

It’s not clear what happened, though, but the responsibility for murdering the bystander taking pictures lays with the Chengguan. Among people there circulates a version of the events that claims that the police-inspectors hired some men to beat the bystander up after he tried to film them. The police-inspector ran so he could not be accused of being related to the murder. Apparently these Chengguan police proceed like this every time they meet people attempting to document or stop their violence.

Numerous police troops were deployed to disperse the crowds, but people kept protesting and demanded that media report what happened. Police used tear-gas and fired warning shots in the air, but could not control the angry crowds, which kept growing.

The images are very brutal. The woman lying on the street is the one abused by the Chengguan police. The dead men in the bus and beside it are the Chengguan police.  

Similar police violence against workers and street vendors led to at least two insurrections  against the state back in 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét