Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Cải cách thể chế: “Nước đến chân rồi”

  • Bắt đầu xử phúc thẩm Vinalines (BBC) - Tòa án Hà Nội bắt đầu mở phiên phúc thẩm xét xử ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines, cùng tám bị cáo khác vì tội 'Tham ô tài sản' và 'Cố ý làm trái'.
  • Gia hạn đăng ký giữ quốc tịch VN (BBC) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp trình UB Thường vụ Quốc hội sửa luật để kéo dài thời hạn đăng ký quốc tịch thêm 5 năm.
  • ASIAD 18 : Indonesia muốn tổ chức thay Việt Nam (RFI) - Ngày 19/04/2014, Indonesia tuyên bố sẽ rất vinh dự nếu được chọn là nước chủ nhàÁ vận hội 2019 (Asiad 18) sau khi Việt Nam rút đăng cai sự kiện thể thao này. Nhưng rút kinh nghiệm Việt Nam, Hội đồng Olympic CchâuÁ chắc là sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi giao cho Indonesia tổ chức Asiad 18.
  • Thái Lan họp bàn về cuộc bầu cử mới (RFI) - Các đảng chính trị Thái Lan họp lại hôm nay 22/03/2014 để bàn luận về các cuộc bầu cử mới, sau nhiều tháng biểu tình đẫm máu đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải ra đi.
  • Điều đình tuyển cử Thái Lan thất bại (RFA) - Cuộc điều đình về kế họach tuyển cử mới tại Thái Lan sau nhiều tháng bất ổn chính trị đã gặp thất bại nặng trong ngày hôm nay khi phe đối lập, vào phút chót, rút lui khỏi kế họach đàm phán đa đảng hy hữu này.
  • Đối lập Nga Navalny bị buộc tội « vu khống » (RFI) - Tư pháp Nga ngày22/04/2014 khép nhà đối lập Alexei Navalny vào tội« vu khống» đối với một dân biểu của nước này đồng thời tuyên phạtông Navalny 300 nghìn rúp- tương đương với 6000 euro.
  • Hai phụ nữ hoạt động cho nhân quyền bị đánh đập (RFA) - Hai phụ nữ hoạt động cho nhân quyền tại Việt Nam là bà Trần Thị Hài và cô Nguyễn Ngọc Lụa đã bị công an tại thành phố Cần Thơ bắt, hành hung, đánh đập ngay khi bị giữ tại đồn Công An phường Cái Khế, thành phố Cần Thơ.
  • Thư ngỏ gửi bà Loretta Sanchez (RFA) - Tôi vô cùng vinh dự được bà và đồng sự gửi lời mời tham dự các hoạt động nhân Ngày tự do báo chí thế giới diễn ra tại Washington DC.... Nhưng rất tiếc là chuyến đi của tôi đã không thể thực hiện vì bị nhà nước ngăn cản.
  • Seoul nghi Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân (RFI) - Trong lúc chuẩn bị đón tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm, Hàn Quốc ngày 22/04/2014, cho biết đã phát hiện nhiều hoạt động cấp tập tại địa điểm thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Seoul cho rằng những tín hiệu này cho thấy có khả năng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị vụ thử hạt nhân lần thứ 4.
  • Các quốc gia vùng TBD ký kết thỏa thuận liên lạc hàng hải (RFA) - Những nước có liên hệ trong cuộc tranh chấp lãnh hải tại biển Hoa Đông và biển Đông đã đồng ý tuân thủ thỏa thuận liên lạc hàng hải để bảo đảm những cuộc đối đầu về hải quân sẽ không bùng phát thành giao tranh.
  • Thêm bằng chứng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam (BaoMoi) - Cuối tháng 3/2014, ông Tập Cận Bình (Chủ tịch Trung Quốc) đến thăm ba nước Pháp, Đức, Bỉ. Khi thăm nước Đức hai ngày, trong buổi ăn tối chia tay, ở mục tặng quà lưu niệm, bà Thủ tướng Đức An-giê-la Mắc-ken tặng ông Tập một tấm bản đồ Trung Quốc cổ do nhà bản đồ học người Pháp J.B. Buốc-gai-nông đờ An-vin vẽ vào năm 1735, dựa trên những khảo sát địa lí của các nhà truyền giáo Dòng Tên và đã xuất bản tại Đức.
  • Công an Trung Quốc được huấn luyện tác xạ chống bạo động (RFI) - Theo China Daily hôm nay 22/04/2014, công an Trung Quốc sẽ được huấn luyện sử dụng các loại súng ống, trong khuôn khổ một kế hoạch tăng cường các đội tuần tiễu vũ trang trên toàn quốc, sau khi xảy ra một loạt các vụ bạo động lớn. 
  • Mỹ ủng hộ Kiev trước làn sóng ly khai ở miền Đông Ukraina (RFI) - Tại Ukraina, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo chính quyền Kiev thân phương Tây, hôm nay, 22/4/2014, Phó tổng thống Joe Biden đã khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraina chống đe doạ phá vỡ khối thống nhất của đất nước của phong trào ly khai đang lên cao tại miền Đông.
  • Gần 150 dân biểu Nhật viếng đền Yasukuni (RFI) - Một ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Tokyo, ngày 22/04/2014 khoảng 150 dân biểu bảo thủ Nhật đến viếng đền thờ Yasukuni. Sự kiện này có nguy cơ gây phẫn nộ cho Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Nhật, Đức và nghệ thuật xin lỗi trong ngoại giao (RFI) - Nhân chuyến công du mà Tổng thống Mỹ Obama sẽ thực hiện từ ngày mai 23/03, lần lượt đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, nhật báo Pháp Le Figaro hôm nay 22/04/2014 có bài phân tích lý thú với câu hỏi : Có nên xin lỗi trong chính sách đối ngoại hay không ?
  • Phương Tây lên án bầu cử Syria (BBC) - Mỹ, EU và UN lên án kế hoạch bầu cử tổng thống của Syria và cho rằng đây là 'sự nhạo báng nền dân chủ'.
  • Tokyo phản đối Bắc Kinh tịch biên tàu của Nhật (RFI) - Ngày 22/4/2014, Tokyo chính thức lên tiếng phản đối việc Trung Quốc quyết định tịch biên chiếc tàu thủy của một công ty Nhật để giải quyết tranh chấp dân sự tồn tại từ những năm 1930. Vụ việc này có nguy cơ làm bùng lên căng thẳng giữa hai nước.
  • Dân cử Nhật thăm đền tử sĩ, gây phản đối (RFA) - Sáng nay, 22 tháng tư, khoảng 150 đại biểu quốc hội Nhật Bản cùng một số quan chức chính quyền đến viếng đền tử sĩ Yasukuni, nơi thờ phượng những anh hùng liệt sĩ của nước Nhật
  • Hỗn và loạn trong văn hóa (VOA) - Trong dịp giỗ Tổ vừa qua 9/4/2014 ở xã Bình Đà quận Hà Đông đã làm lễ giỗ rất linh đình
  • Đạt thỏa thuận hàng hải quan trọng (BaoMoi) - Thỏa thuận mới hướng dẫn việc đi lại và liên lạc khi tàu và máy bay các nước “chạm mặt” tại những vùng biển quanh Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á
  • Philippines bắt 8 nhân viên bắn chết ngư dân Đài Loan (BaoMoi) - Tòa án tỉnh Batanes của Philippines mới đây đã ra lệnh bắt giữ 8 nhân viên thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (PCG) của nước này với tội danh giết người khi bắn chết một ngư dân Đài Loan (Trung Quốc) trên Biển Đông hồi tháng 5/2013.
  • Không có khung thời gian cho COC (BaoMoi) - (PetroTimes) – Việc soạn thảo bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là một quá trình làm việc không có khung thời gian. Đó là phát biểu của ông Arthayudh Srisamoot - Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Thái Lan bên lề Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) khai mạc ngày hôm qua (21/4) tại tỉnh Chonburi, Thái Lan.
  • Trung Quốc bị nghi nghe lén quân đội Philippines (BaoMoi) - (TNO) Các cơ quan an ninh hàng hải và hải quân Trung Quốc đang sử dụng những thiết bị thông tin liên lạc tân tiến để nghe lén, theo dõi hoạt động của quân đội Philippines ở đảo Palawan, theo tờ The Philippine Star.
  • Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh Nhật Bản (BaoMoi) - Theo Kyodo, ngày 21/4, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes đã tái khẳng định cam kết của Washington trong việc bảo vệ đồng minh Nhật Bản theo một thỏa thuận an ninh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán tại Biển Đông.

Cải cách thể chế: “Nước đến chân rồi”

Cải cách thể chế: “Nước đến chân rồi”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc tại một phiên thảo luận của Quốc hội - Ảnh: TTXVN.
“Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” là chủ đề được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chọn cho Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân sẽ diễn ra vào ngày 28 và 29/4 tới đây tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Một trong những nội dung sẽ được tập trung thảo luận là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt thể chế đang cản trở sự vận động của các quy luật khách quan và phổ quát trong nền kinh tế thị trường.

Trao đổi với VnEconomy trước thềm diễn đàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, đây là thời điểm thích hợp nhất để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách thể chế tại Việt Nam. Và những kiến nghị từ diễn đàn sẽ là các hành động cụ thể góp phần gỡ các nút thắt thể chế.

Chưa có đột phá

Cải cách thể chế nói chung và thể chế kinh tế đang là một vấn đề rất thời sự, không chỉ ở diễn đàn Quốc hội. Việc lựa chọn chủ đề diễn đàn lần này có vẻ rất “hợp thời” và cũng là sự nối mạch từ các diễn đàn của các năm trước. Nhưng trong bổi cảnh cải cách thể chế mới bắt đầu được “khởi động” lại thì tại sao diễn đàn không đặt vấn đề động lực cho cải cách thể chế mà lại là động lực phát triển mới từ cải cách thể chế, thưa ông?

Trước hết xin được nhấn mạnh không phải bây giờ vấn đề cải cách thể chế nói chung và cải cách thể chế kinh tế nói riêng mới được đặt ra.

Nhìn lại gần 30 năm qua, từ Đại hội 6 của Đảng đến nay, những bước phát triển ấn tượng của Việt Nam đều gắn với những đổi mới có tính quyết định về thể chế.

Riêng đối với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì từ 2008 Trung ương đã có nghị quyết chuyên đề, sau đó được Đại hội 11 xác định là một trong ba đột phá chiến lược. Song, quá trình triển khai từ đó đến nay thì không thể nói là đã có đột phá và mang lại kết quả như mong muốn, còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ.

Hiện nay, việc tổng kết 30 năm đổi mới đang được tiến hành, trong đó có nội dung về cải cách thể chế kinh tế. Nhiều cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các chuyên gia, các nhà khoa học đều đang tập trung nghiên cứu xoay quanh nội dung này.

Trở lại câu hỏi của bạn, tôi thấy động lực để cải cách thể chế đã rất rõ ràng.

Nhận thức, tư duy của Đảng, Nhà nước và nhân dân đều thấy nguồn gốc của mọi vấn đề là thể chế, đó là động lực thứ nhất để cải cách.

Thứ hai, bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013 có hiệu lực từ 1/1/2014 đã đặt nền tảng và yêu cầu rất mạnh mẽ về cải cách thể chế đồng bộ cả chính trị và kinh tế.

Thứ ba, trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ, những năm gần đây, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm lại, xã hội có không ít vấn đề bức xúc có nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, đây là lúc Việt Nam cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.

Động lực mới từ cải cách thể chế là nhận thức chung hiện nay, và cũng là lý do để Ủy ban Kinh tế lựa chọn chủ đề cho diễn đàn lần này.

Ông có nhắc đến Hiến pháp như một trong ba động lực để cải cách thể chế. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến băn khoăn về không gian cho cải cách thể chế kinh tế của bản Hiến pháp này. Vậy theo ông những hiến định nào sẽ thúc đẩy quá trình cải cách?

Tuy vẫn còn có những ý kiến khác về dư địa cho đổi mới thể chế của Hiến pháp, đặc biệt có ý kiến cho rằng là hiến định về sở hữu toàn dân và kinh tế nhà nước chưa thực sự tạo động lực để cải cách. Chúng ta cần tôn trọng các ý kiến khác... Nhưng cần hiểu Hiến pháp một cách hệ thống, ngay cả những điều nói về kinh tế nhà nước hay sở hữu toàn dân cũng phải hiểu theo tinh thần mới, trong bối cảnh mới.

Đừng hiểu về kinh tế nhà nước như cũ, nghĩa là anh lấn át hết khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế nhà nước ở đây không đồng nhất với quốc doanh, với doanh nghiệp nhà nước. Hiến pháp cũng hiến định chính xác và hợp lý hơn về sở hữu toàn dân, đồng thời Hiến pháp bảo đảm quyền sử dụng, khai thác, hưởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên được coi là quyền sinh tồn của người dân. Vai trò, chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường cũng đã dược hiến định đúng đắn hơn, nguyên tắc phân quyền trong quản lý cũng đã được bổ sung.

Tóm lại là Hiến pháp có nhiều điểm mới, là nền tảng vững chắc để thúc đẩy quá trình cải cách thể chế. Điều quan trọng là việc tổ chức thực thi Hiến pháp như thế nào để có thể đạt được mục tiêu đó.

Cách tiếp cận mới

Như ông đã nói ở trên, cải cách thể chế là vấn đề xuất hiện khá dày đặc không chỉ ở hội thảo, hội nghị mà còn cả các công trình nghiên cứu đã và đang được tiến hành. Vậy diễn đàn có gì  khác biệt trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề?
Hiện nay cách hiểu về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn khác nhau. Ngay cả quan niệm về thể chế, cải cách thể chế là cải cách cái gì cũng còn chưa hoàn toàn thống nhất. Còn có sự lẫn lộn giữa thị trường và thể chế kinh tế thị trường. Nếu không thống nhất về cách hiểu cho dù ở mức tương đối thì khó xác định được phạm vi và đối tượng cải cách.

Bởi vậy, tại diễn đàn sẽ thảo luận và làm rõ yêu cầu đổi mới tư duy, nhận thức, cách tiếp cận mới về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường. Từ đó xây dựng nguyên tắc và nội dung cơ bản về cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với thời gian có hạn, chúng tôi đã thống nhất với các chuyên gia là không nặng về lý thuyết mà sẽ “tấn công” thẳng vào các nút thắt thể chế và đề xuất, khuyến nghị các giải pháp để tháo gỡ và tạo ra các “động lực thể chế” cho phát triển để làm sao sau Diễn đàn sẽ có một số kiến nghị cụ thể, “gạch đầu dòng” các hành động cần làm và “có thể làm được” để cải cách thể chế không còn chỉ là thông điệp, nghị quyết mà đi vào thực tế cuộc sống.

Theo đó các tham luận tiếp theo sẽ trình bày nhận thức mới về vai trò nhà nước và kinh tế nhà nước gắn với sở hữu toàn dân trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Những vấn đề mới đặt ra đối với cải cách thể chế kinh tế trong quá trình hội nhập cũng là nội dung được thảo luận. Một số tham luận sẽ định lượng tác động của những nút thắt thể chế liên quan đến môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh bình đẳng. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị đổi mới môi trường kinh doanh thân thiện với doanh nghiệp.

Diễn đàn cũng sẽ đưa ra các đề xuất hoàn thiện thể chế xác định giá theo cơ chế thị trường cho các thị trường hàng hóa cơ bản trên cơ sở các nghiên cứu thực trạng hiện nay của vấn đề này.

Đổi mới thể chế phân bổ nguồn lực và phân bổ lợi ích tạo động lực cho phát triển cũng sẽ có những đáp án mới, từ tranh luận mở tại diễn đàn.

Ở một số diễn đàn trước bạn cũng đã từng nghe chuyên gia lo ngại các nhóm lợi ích đang cản trở cải cảch thể chế. Song, lợi ích ở đây không chỉ là lợi ích nhóm theo nghĩa tiêu cực mà rộng hơn là những năm qua lợi ích rơi vào khu vực không phải kinh tế thực. Như bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng… còn khu vực kinh tế thực bao gồm các ngành sản xuất, chế tạo, cơ khí… thì phát triển èo uột, đó thực sự là sự cản trở rất lớn đối với phát triển kinh tế.

Vậy theo ông thì sự lệch lạc trong phân bổ nguồn lực và lợi ích có quá khó để khắc phục trong bối cảnh hiện tại không?

Giờ nước đến chân rồi, không thể không làm! Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nếu không khắc phục được sự lệch lạc trong phân bổ nguồn lực và lợi ích nghĩa là không ai đầu tư vào nền kinh tế thực thì làm sao có công nghiệp hóa được.

Đâu phải vô cớ mà có lời cảnh báo coi chừng Việt Nam còn thua cả Campuchia khi họ sản xuất được ôtô rồi còn ta nhập cả ốc vít. Như vậy có nghĩa là đòi hỏi phải có điều chỉnh ở tầm vĩ mô, không thể tập trung mãi vào khu vực kinh tế ảo được, dù nó quan trọng nhưng nó phải làm đúng chức năng của nó chứ không thể lấn át lợi ích của khu vực kinh tế thực như những năm qua.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, một người rất tâm huyết với cải cách thể chế kinh tế, đã từng nói một người nói có thể không ai nghe. Song nhiều chuyên gia cùng hiến kế thì đất nước sẽ đổi mới. “Thương hiệu” các diễn đàn kinh tế mùa xuân và mùa thu của Ủy ban Kinh tế được xây dựng bởi chính sức nặng từ các ý kiến của nhiều vị chuyên gia. Nhiều kiến nghị từ các diễn đàn này cũng được đánh giá rất cao. Theo ông, các kiến nghị đó đã thực sự được lắng nghe và động lực cũng như tâm huyết của các chuyên gia có còn như trước?

Quan điểm của Ủy ban Kinh tế là tôn trọng các ý kiến nhiều chiều tại diễn đàn, bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đến với diễn đàn đều có ý thức xây dựng trách nhiệm cao với sự phát triển của đất nước.

Nhưng, ngay cả động lực của chuyên gia cũng có thể cạn lắm chứ. Có vị chuyên gia nói chỉ cần thực hiện những điều mà họ đã kiến nghị là tốt rồi, còn cứ kiến nghị mãi mà không thấy được tiếp thu thì cũng mất động lực.

Còn đặt vấn đề tác động của diễn đàn ở mức nào thì nhiều khi nó đòi hỏi một thời gian nhất định mới có thể đánh giá được. Nhưng nhiều nội dung cũng đã được tiếp thu, như 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô hay kiến nghị về giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế đã được nhóm tác giả của đề án tiếp thu khá nhiều.

Xin được mạo muội hỏi ông câu này, là đại biểu của dân ở cơ quan quyền lực cao nhất, ông có thực sự tin rằng Việt Nam đã bắt đầu bước sang giai đoạn mới của cải cách thể chế với những biến chuyển thực sự mạnh mẽ?

Không nghi ngờ gì về cảm nhận một giai đoạn phát triển mới của đất nước mà nếu không cải cách thể chế kinh tế thì rất là nguy hiểm. Mới đây, một chuyên gia người Nhật đã cảnh báo là Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Thời điểm này thì cải cách không chỉ là ý muốn của nhân dân mà đã thực sự là yêu cầu rất cấp thiết đối với Đảng, Nhà nước.

Bạn hỏi về niềm tin thì đó là câu hỏi quá lớn. Điều không thể né tránh là niềm tin trong cử tri và kể cả bản thân tôi đều “có vấn đề”. Chúng ta đều mong muốn, đều nỗ lực còn tin vào sự thành công đến mức nào thì phải có thực tiễn. Những năm gần đây chúng ta chứng minh mãi là nền kinh tế có vấn đề về cơ cấu, về mô hình nhưng 3 năm qua chưa làm được nhiều và làm một cách mạnh mẽ để tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Rõ ràng khoảng cách giữa chủ trương và hành động đã làm giảm niềm tin của cử tri.

Về dài hạn thì tôi vẫn tin vào động lực phát triển mới từ cải cách thể chế, nhưng trước mắt thì trả lời câu hỏi của bạn không hề đơn giản. Chúng ta không chỉ củng cố lại niềm tin cho mình, mà còn phải góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Tôi cũng xin nhắc lại, gốc của thể chế là Hiến pháp. Và, như đã nói ở trên, Hiến pháp có nhiều điểm mới làm nền tảng để cải cách thể chế kinh tế. Và chúng ta hy vọng qua Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân này, những quan điểm mới về cải cách thể chế kinh tế sẽ được các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe, và biến thành hành động cụ thể! 
(VnEconomy)

Những dân tộc thiểu số thách thức người khổng lồ Trung Quốc (1)

Thụy My - RFI blog

Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc vũ trang tận răng biểu dương lực lượng tại Urumqi, Tân Cương ngày 29/06/2013.
(Le Monde 11/07/2013) Tự thiêu hàng loạt tại Tây Tạng, những vụ đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ và công an tại Tân Cương tăng vọt : căng thẳng đang lên đến cực điểm tại hai khu tự trị ở Trung Quốc, xưa nay luôn bị chính quyền trung ương đàn áp. Tuy nhiên, một số dấu hiệu gần đây khiến người ta nghĩ rằng chính sách của Bắc Kinh có thể đã bớt cứng rắn hơn.
BÀI 1 : NHỮNG NGƯỜI THIỂU SỐ BỊ GIÁM SÁT
Từ ba mươi năm qua, Tây Tạng và Tân Cương, hai vùng đất bị nghi ngờ là dân chúng muốn đòi độc lập, luôn bị đàn áp dã man nhân danh việc duy trì toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Tại các khu tự trị này, tình hình dường như mỗi ngày lại thêm căng thẳng, và Bắc Kinh hình như chưa rút ra được bài học về ngõ cụt của chính sách thẳng tay đàn áp.
Có phải đây là hồi cuối của một chu kỳ, một đỉnh cao căng thẳng, hay khởi đầu của một sự đặt lại vấn đề ? Nhà tù mênh mông của các dân tộc Trung Quốc đang trong trạng thái căng thẳng tối đa. Chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, hai « dân tộc thiểu số » quan trọng có  tín ngưỡng, văn hóa và chính trị hết sức đặc thù, có vẻ như đang trong ngõ cụt. Hàng loạt vụ tự thiêu ở Tây Tạng, những vụ đụng độ giữa người dân và và lực lượng an ninh tại Tân Cương, niềm tin tôn giáo và bản sắc trỗi dậy mạnh mẽ trong giới trí thức và lớp trẻ Tây Tạng cũng như Duy Ngô Nhĩ, sự gắn bó với ngôn ngữ đang bị mất dần (tiếng Tây Tạng và tiếng Duy Ngô Nhĩ, gần với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)…Những tín hiệu báo động đỏ đối với hai dân tộc chỉ có được quyền tự trị ảo, và bị Bắc Kinh nghi ngờ cao độ là muốn đòi độc lập.

Cho dù người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ đạt được những quyền tự do mới trong một Trung Quốc « bình thường hóa » của Đặng Tiểu Bình từ cuối thập niên 70, đế quốc đỏ này luôn đặt họ dưới một chế độ đặc biệt, ngày càng hiệu quả hơn với quá trình hiện đại hóa tuyệt vời của Nhà nước Trung Quốc. Điều này được thể hiện với việc giám sát và đàn áp bằng công an và quân đội, chính sách thực dân của người Hán, quản lý tôn giáo một cách độc đoán và mức độ cô lập cao độ trước thế giới bên ngoài so với một Trung Quốc « mở cửa » (chẳng hạn người ngoại quốc muốn đến khu tự trị Tây Tạng, ngoài visa của Trung Quốc còn phải xin một giấy phép đặc biệt).
Các cuộc khủng hoảng luôn tái diễn ở Tây Tạng và Tân Cương suốt ba mươi năm theo đuổi chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Chẳng hạn như một loạt các cuộc biểu tình tại Tây Tạng từ năm 1987 đến 1989, cuộc thánh chiến tại vùng Barin, Tân Cương năm 1990. Các sự kiện gần đây nhất vào năm 2008-2009, là hai cú sốc : cuộc nổi dậy ồ ạt tại các khu vực nói tiếng Tây Tạng năm 2008, và các xung đột đẫm máu làm cho gần 200 người chết tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương năm tiếp theo. Những tiếng kêu cảnh báo này bị ĐCSTQ chụp cho cái mũ « khiêu chiến ».
Ban đầu, Bắc Kinh đáp trả bằng chính sách khủng bố : ngoài các nghi can thông thường (tu sĩ, người biểu tình), chính quyền Trung Quốc đã phủ trùm lên giới trí thức Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ – những nhà hoạt động văn hóa làm công việc phản ánh lại những lời ta thán của dân chúng – một làn sóng bạo lực chưa từng thấy từ sau thời kỳ Cách mạng văn hóa. Hàng trăm sinh viên, blogger, nhà báo, ca sĩ bị bắt, bị tra tấn và một số người còn phải lãnh những bản án tù giam nặng nề.
Chủ trương « shock and awe » (tạm dịch: “ dùng lực lượng áp đảo để đè bẹp nhanh gọn”) kiểu Trung Quốc này được kèm theo việc tái áp dụng một cách quy mô phương thức trước đó chỉ dùng đối với các nhà ly khai Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ, có nghĩa là giám sát cao độ và phát triển kinh tế, dưới một phiên bản tinh vi hơn.
« Đó là một thất bại hoàn toàn » - Vương Lực Hùng (Wang Lixiong), một trong những trí thức hiếm hoi của Trung Quốc dám lên tiếng phê phán chính sách của Bắc Kinh đối với Tây Tạng và Tân Cương, nhận định. Đây là các khu vực mà ông đã rong ruổi, và theo với thời gian đã viết ra những bài viết mang tính dự báo, luôn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Về những biện pháp được dùng để đáp trả các sự kiện năm 2008-2009, ông nói : « Chính sách cơ bản vẫn không thay đổi : hỗ trợ kinh tế đi kèm với việc tấn công vào tất cả mọi phương diện đặc thù của dân tộc thiểu số, cho ra kết quả đi ngược với mong muốn ».
Vương Lực Hùng, chồng của nhà thơ nữ Tây Tạng Tsering Woeser, tỏ ra bi quan về mọi diễn biến của chính sách Trung Quốc đối với Tây Tạng và Tân Cương. Bắc Kinh trở thành tù nhân của « chuỗi lợi ích » đầy uy lực thủ lợi từ hàng loạt biện pháp trấn áp các phong trào ly khai và duy trì ổn định. Hơn nữa, các « hỗ trợ » kinh tế hay đầu tư cho hai khu tự trị này lại phản tác dụng : chỉ toàn dành ưu tiên cho người Hán hay các quan chức địa phương về hùa với Bắc Kinh. Cuối cùng, chính sách cưỡng bức tái định cư người Tây Tạng chẳng hạn, mà mới đây một báo cáo của Human Rights Watch đã tố cáo, đã gây oán thán nhiều hơn là hài lòng.
Trở ngại chính trong chiến lược Trung Quốc tại Tân Cương và Tây Tạng, là « mô hình hiện đại hóa khu vực một cách áp đặt thay vì thương thảo. Mô hình này dựa trên một chính sách siết chặt, đặt ra nhiều hạn chế liên quan đến các mệnh lệnh về an ninh và dành ưu tiên cho người Hán tộc để thúc đẩy quá trình thực dân hóa bằng dân số áp đảo ». Rémi Castets, nhà Trung Quốc học và là chuyên gia về Tân Cương thuộc trường đại học Khoa học Chính trị Bordeaux, Pháp nhận xét như trên.
Ông giải thích về cuộc khủng hoảng hiện nay : « Người Duy Ngô Nhĩ muốn có sự thay đổi, được giao quyền chủ động trong việc hiện đại hóa khu vực. Đối với họ, mô hình này cần phải đặt người dân địa phương vào trung tâm của vấn đề, thích ứng với những đặc thù dân tộc và nhu cầu của họ. Họ không coi mình là người Hán, họ có một nền văn hóa riêng, tôn giáo riêng và quan niệm về thế giới khác hẳn, do đó không thể quy phục theo mô hình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc vì như thế sẽ phải từ bỏ bản sắc của mình ».
Chuyên gia này nói tiếp : « Trong mô hình lý tưởng đối với một số người Duy Ngô Nhĩ, thì người Hán sẽ là những người khách biết tôn trọng chủ nhà Duy Ngô Nhĩ, và chính quyền Trung Quốc là đối tác - một đối tác kinh tế. Những nỗ lực của Bắc Kinh sẽ được công nhận một phần, cho dù theo người Duy Ngô Nhĩ thì thực dân người Hán thủ lợi quá nhiều. Bắc Kinh không thể là kẻ chủ xướng độc đoán một mô hình hiện đại hóa bằng cách Hán hóa, dựa trên cưỡng bức và hăm dọa ».
Lực lượng cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tuần tra ở Urumqi, Tân Cương.
Việc tối ưu hóa và củng cố các biện pháp theo dõi là một trong những sự kiện nổi bật trong những năm tiếp theo thời kỳ 2008-2009 tại Tây Tạng và Tân Cương. Ở khu tự trị Tây Tạng, Human Rights Watch tiết lộ là vào năm 2012 chính quyền địa phương đã thiết lập hệ thống kiểm soát khu vực, dựa theo mô hình đã được thử nghiệm tại các khu phố ở Bắc Kinh năm 2007.
Đó là việc tái lập mức độ kiểm soát song hành, một loại « mạng lưới » có thể vừa thu thập tất cả các loại thông tin (thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc sử dụng camera quan sát, nghe lén, xâm nhập hệ thống vi tính…đã trở thành phổ biến tại Trung Quốc), và đưa ra những đáp trả thích hợp cho việc « duy trì ổn định » - trước hết tại thủ phủ Lhassa, rồi sau đó mở rộng ra « các khu vực phụ cận, các chùa chiền và vùng nông thôn ».
Hệ thống này hợp thành bởi các « tổ an ninh dân phố » gồm các dân thường và cán bộ, và cũng hoạt động nhờ một mạng lưới đồn công an mini (Human Rights Watch đếm được có 676 đơn vị dân phòng như thế vào tháng 7/2012), được lập nên trên toàn khu tự trị. Hoạt động này một phần mang tính đề phòng : các cuộc biểu tình và hầu hết trong số 119 vụ tự thiêu trong hai năm gần đây chủ yếu diễn ra trong các khu vực Tây Tạng của tỉnh Tứ Xuyên, Cam Tư và Thanh Hải. Tất cả nhằm giữ ổn định tại khu tự trị Tây Tạng, vốn đã bị kiểm soát hết sức nghiêm ngặt.
Tại Tân Cương, hệ thống các tổ an ninh dân phố tương tự đã dẫn đến các vụ tự tiện khám xét nhà dân của các ê-kíp dân phòng vốn có tiếng là thù ghét các lễ nghi tôn giáo, kể cả tại nhà riêng. Alim Seytoff, người điều hành tổ chức phi chính phủ lưu vong Uyghur Human Rights Project (UHDP) có trụ sở ở Washington cho biết, tình trạng trên đã đạt đến mức độ mà « những người Duy Ngô Nhĩ bình thường cũng không thể biết được hoạt động lễ bái nào là hợp pháp hay không hợp pháp ! ».
Trong một báo cáo công bố vào tháng Năm, tổ chức này đã liệt kê cụ thể những vụ truy bức thường xuyên các phụ nữ đội khăn choàng, những người đàn ông để râu quai nón, việc dạy kinh Coran cho trẻ em…Các biện pháp can thiệp được xem là quá thô bạo như lục soát tư gia liên tục, và quyền hành quá lớn của những kẻ thực hiện (thường là do một loại dân quân người Duy Ngô Nhĩ), là nguyên nhân của vô số vụ xung đột trong những tháng gần đây, được các phương tiện truyền thông của cộng đồng ghi nhận. Nhiều vụ kết thúc bằng việc giết hại những kẻ khám nhà, hay tấn công vào các đồn công an. Các vụ này luôn bị chính quyền gọi là « tấn công khủng bố ».
Số lượng tăng cao của các vụ đụng độ quy mô tại Tân Cương kể từ tháng Ba đến nay (21 người chết hôm 23/04/2013 tại Kachgar, gần 40 người chết ở Tourfan hôm 26/6, và có thể khoảng hai chục tại Hotan ngày 28/6) đã dẫn đến việc triển khai ồ ạt công an và quân đội hôm 5/7, nhân kỷ niệm các vụ nổi dậy năm 2009, và khởi đầu mùa chay Ramadan ngày 8/7. Một chiến dịch an ninh mới được loan báo hôm 2/7, cấm sở hữu dao, chất nổ và các khẩu hiệu ly khai. Các quy định mới có mức độ cụ thể đến bất ngờ : từ nay cấm hẳn các loại dao dài hơn 22 cm, trong đó phần lưỡi dao dài quá 15 cm. Một biện pháp độc đáo và lố bịch, cho phép bắt giữ nhanh chóng và hàng loạt những người liên quan, nhằm gieo rắc nỗi sợ.
Việc biểu dương lực lượng quy mô này đã khiến cho người Duy Ngô Nhĩ nhận ra một thực tế phũ phàng : mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Trung Quốc là đáp ứng mối lo sợ về an ninh của người Hán ở Tân Cương và cũng ở phần còn lại của Hoa lục (người Hán tộc chiếm 40% dân số Tân Cương, và 93% dân số Trung Quốc). Đối với người Hán, thì người Duy Ngô Nhĩ luôn bị coi là nguy hiểm. « Cực đoan, ly khai và khủng bố » - đó là ba đặc tính mà hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh đua nhau mô tả.
Chuyên gia Rémi Castets nhận định : « Đây là một show trình diễn dành cho dư luận Trung Quốc: ĐCSTQ chứng minh tính chính danh của mình một phần dựa vào khả năng duy trì toàn vẹn lãnh thổ, và như vậy có một tầm vóc quốc gia rất lớn trong việc giữ gìn ổn định ở Tân Cương. Các vụ nổi dậy năm 2009 bị cáo buộc là do các lực lượng thù địch nước ngoài xúi giục. Và đối với Bắc Kinh, sẽ là bi kịch nếu người Trung Quốc gốc Hán rời Tân Cương : điều này khiến phải đặt lại vấn đề về chiến lược gia tăng ồ ạt sự hiện diện của người Hoa ».

Tại Tây Tạng, bản tổng kết cũng không phấn khởi gì hơn. Ngoài vài nhà ly khai và trí thức, con số khoảng 120 vụ tự thiêu xảy ra từ năm 2009 đến nay không gây được xúc động nào cho người dân Trung Quốc. Nhà văn nữ và là cựu tù nhân lương tâm Chương Di Hòa (Zhang Yihe) nói với chúng tôi : « Ngay cả trong giới trí thức Trung Quốc vẫn còn thiếu chín chắn rất nhiều. Họ rất có ý thức là một con người cần phải được độc lập. Nhưng một dân tộc thiểu số muốn được độc lập, thì đối với họ là một điều hoàn toàn không thể hiểu nổi ! »

Đường Trường Chinh bị bẻ cong: Kẻ cười, người khóc!

(Dân trí) - Dù chưa biết là "cong lợi" hay "cong hại", nhưng việc đường Trường Chinh bị bẻ cong một cách dị thường đã làm thay đổi nhanh chóng số phận của nhiều hộ dân sống trong khu vực có dự án đi qua.
Bỗng dưng mất nhà
Đó là suy nghĩ chung của những hộ dân nằm phía mặt đường Trường Chinh. Việc đoạn đường từ Hố Mẻ tới Cống Chéo – sông Lừ thay vì phải thẳng và phần lớn mở rộng về phía Nam thì bỗng dưng đến ngõ 150 lại bất ngờ ăn sâu về phía Bắc tới vài chục mét đã khiến những người dân bị ảnh hưởng vô cùng bức xúc.

Đại tá Nguyễn Tâm Trinh - nguyên Phó Tư lệnh Binh chủng rađa, Tổ trưởng tổ dân phố 40 - cho biết: “Theo công văn số 762 của Bộ Quốc phòng thống nhất với UBND Thành phố Hà Nội thì nếu có mở đường thì đoạn từ Hố Mẻ đến Cống Chéo chỉ mở rộng về phía Bắc 7m, còn đâu sẽ mở về phía Nam cho đủ mặt cắt đường là 53,5m. Nhưng tôi không hiểu tại sao khi làm đường, họ lại chỉ thực hiện được hơn 500m, từ ngõ 150 cho đến Cống Chéo lại chuyển sang mở rộng về phía Bắc tới 15 - 20m. Nếu cứ mở đường như vậy, 26 hộ dân nơi đây sẽ bị mất đất, mất nhà một cách oan ức. Chúng tôi đều đã sống tại đây mấy chục năm, đều là những người đã cống hiến cả cuộc đời cho bầu trời Tổ quốc nên chúng tôi rất buồn nếu phải chuyển nhà, hơn nữa lại chuyển một cách vô lý”.
Theo vị Đại tá quân đội này, hiện nay bên phía Nam, Bộ Tư lệnh PKKQ vẫn để dành rất nhiều đất cho việc mở đường, vậy tại sao lại không làm? Đường phải được làm thẳng, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí. Từ năm 2011, sau khi nhận được thông báo về quyết định mở rộng đường Trường Chinh của UBND Thành phố cho đến nay, bản thân ông cùng nhiều hộ dân của tổ dân phố đã gửi hơn 30 lá đơn tới các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng và hiện vẫn đang tiếp tục lên tiếng vì quyền lợi chính đáng của mình.

Đường Trường Chinh trở nên quanh co do bị bẻ cong
Đường Trường Chinh trở nên quanh co do bị bẻ cong


Thay vì chạy thẳng từ Hố Mé tới Cống Chéo thì đường Trường Chinh lại được bẻ cong một cách khó hiểu khi chỉ còn khoảng hơn 200m nữa. Việc bẻ cong con đường đã ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ dân khu vực này, nhiều hộ sẽ bị mất toàn bộ diện tích nhà và đất chứ không phải chỉ mất 7m theo như công văn 762 của Bộ Quốc phòng

Minh (ở Tổ dân phố 40) - một trong những hộ dân sẽ bị mất toàn bộ nhà và đất, không giấu nổi bức xúc: “Tôi không thể hiểu nói đường cong mềm mại là cong như thế nào? Trước khi xây nhà, chúng tôi đã để lại một đoạn rộng 7m để sau này nếu có mở rộng đường thì cũng chỉ bị mất phần đó. Nhưng nếu như hiện nay thì chúng tôi sẽ bị mất hết, chẳng biết sống ở sông hay ở đường nữa”.

Nếu như đường được làm thẳng thì những hộ dân này sẽ không phải đứng trước nguy cơ mất nhà như hiện nay!

Cong hay thẳng là việc của nhà nước!

Chỉ cách nhau một con đường nhỏ, nhưng các hộ dân cùng thuộc tổ 40 lại có ý kiến khác nhau về việc đường Trường Chinh bị bẻ cong một cách dị thường. Đây cũng là tất yếu khi mà sự cong ấy ảnh hưởng khác nhau đến quyền lợi của họ, chính vì đường Trường Chinh bị bẻ cong như hiện giờ nên nhiều hộ dân trong ngõ được ra mặt đường sau khi mở rộng.

Vợ chồng ông H (tổ dân phố 40) cho rằng: “Dù sao đường thẳng vẫn tốt hơn. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng là người làm thiết kế vì vậy tôi hiểu việc đường uốn cong đều là theo ý đồ của người thiết kế. Tại sao đường lại cong chắc chắn phải có lý do hợp lý. Người ta làm thì phải đảm bảo lợi ích cho xã hội chứ. Nên tôi thấy việc đường cong là có nguyên nhân của nó, mình làm gì có quyền phản đối”.

Một số hộ khác khi được hỏi cũng có cùng suy nghĩ như vậy hoặc cùng cho rằng: “Chúng tôi nằm phía trong này nên cũng không biết nhiều về vấn đề đó”, hoặc “Đường cong là do Nhà nước quy hoạch, vào nhà nào thì nhà đó chịu, cong thì biết là cong vậy thôi’...

Rõ ràng, dù chưa có lời giải thích thỏa đáng nào vì sao đường lại bị bẻ cong, nhưng chắc chắn rằng việc đường con một cách bất thường đã khiến nhiều người được “cười”, cũng khiến không ít hộ phải “khóc”.
Tuyến Phan
(Dân trí)

Lượm nhặt Phạm Đức Hải Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ

Người Trong Cuộc nhận được bài viết từ bạn đọc, trong đó có nhiều thông tin liên quan đến nhiều khuôn mặt khác nhau của báo Tuổi trẻ. Tôn trọng tác giả, Người Trong Cuộc xin gửi đến bạn đọc nguyên văn bài viết của tác giả:

Phạm Đức Hải, nguyên là phó ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và hiện là Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Xin có vài dòng lượm nhặt về Hải như tác phẩm Vợ Nhặt của Tuổi Trẻ thập niên đầu thế kỷ 21.

Hải: anh là ai?

Chân dung Phạm Đức Hải, kẻ đã đẩy báo Tuổi trẻ xuống bùn
Trong không khí u tịch của ngày rằm tháng bảy, mùi nhang khói Bắc quyện trong căn phòng nhỏ. Một người đàn ông (được xem là người có uy tín của báo Tuổi Trẻ) kính cẩn thắp nén nhang. Phía sau ông là một nhóm người tâm huyết với báo Tuổi trẻ, có người đã làm trên 10 năm, có người đã dứt áo ra đi vì lòng tự trọng. Người đàn ông sau khi vái ba vái, quay lại nói nửa đùa nửa thật: “Cầu cho cô hồn Phạm Đức Hải sớm siêu thoát…”. Một người đàn ông nhỏ bé trả treo: “đừng gọi tên cúng cơm vậy tội nghiệp. Tòa soạn giờ gọi là Người Khác - khác máu tanh lòng”. Cả đám quần hùng cười hô hố và nâng ly. Và bức màn bí mật về sự nghiệp, cuộc đời của Người Khác bắt đầu được hé mở một phần.

Một người đàn ông to cao bắt đầu oang oang nói: “Cách đây không lâu mấy thằng Thành Đoàn nói tui rằng Phạm Đức Hải là người tham lam. Lúc làm phó bí thư Thành Đoàn, khố rách áo ôm, được cơ quan ưu tiên cho một căn nhà nhưng khi làm phó bí thư Q.5 lại nhận thêm 1 căn nữa”. Một người đàn ông đầu hói tiếp lời: “Cái này là có thật. Trước đây tôi có làm việc với 1 chị chủ tịch UBND một phường ở Q.5 (không nhớ rõ-PV). Người này nói vì lý do đó mà H bị các cựu quan chức Q.5 tố cáo đến nỗi phải văng khỏi Q.5”. “Úi giời ơi! Lên làm phó ban Tuyên giáo cho Phang Xuân Biên nhưng cái tính Bắc Kỳ bủn xỉn, xu nịnh nên dân Hà Tĩnh ghét không cho ngóc đít lên”, một giọng Bắc trầm hùng nói.

Dàn lãnh đạo Báo Tuổi trẻ một thời ở đỉnh cao
Còn lý do về Tuổi trẻ thì cũng có cái giá của nó. Tại sao một Tổng Biên tập một đơn vị cấp hai của Thành Đoàn lại được vào Thành ủy viên khi vừa nhậm chức Tổng Biên tập? Chẳng qua Hải cũng bị Thành ủy tẩy chay đẩy vào ghế nóng. Khi đó anh Lê Hoàng mất chức vì vụ PMU 18, anh Bảy Sơn không đủ ban lĩnh để lèo lái con thuyền Tuổi trẻ quá đồ sộ. Khi đó Thành ủy tính đưa Tất Thành Cang về Tổng Biên tập tờ báo này nhưng Cang không chịu vì chức bí thư Q.2 đang chờ. Hải là phương án dự bị theo đề xuất của anh Tư, mặt khác báo Tuổi trẻ khi đó không còn ai. Theo ý anh Tư, dù không phải "3 lần ghé lều tranh" nhưng lãnh đạo Tuổi trẻ cũng phải đến tận nhà để "năn nỉ" Hải qua làm Tổng Biên tập. Đâu biết trước rằng đây lại là hành động “rước voi về giày mả tổ”. Hơn 5 năm làm Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ thành tích đạt được của Hải là “tia-ra” báo sụt giảm thê thảm, người trung lương bỏ đi và kẻ xu nịnh đang lên ngôi.

Nghe đâu Hải được quy hoạch làm Tổng giám đốc HTV vì trước đó Hải từ chối làm giám đốc sở TT&TT khi anh Lê Mạnh Hà đi và từ chối làm chân thư ký quèn cho anh Tư khi vừa nhậm chức”, một người rành chuyện tán vào. Giọng một người khác kể một lần họp ở Q.Phú Nhuận với các cán bộ Tuyên giáo các quận, huyện. Các vị này kể: “Thằng Hải hồi xưa bẩn lắm, ra HN tập huấn mấy tháng mà chỉ có vài bộ đồ và cái giày há mõm. Nghe đâu về TBT báo TT tháng 50 triệu đồng, thế mà không rủ anh em cũ từng giúp đỡ mình đi nhậu”. Một người khác nói, “Khi qua Tuổi trẻ, Hải mới có tiền mua căn biệt thự ở khu Phan Xích Long. Nghe đâu 4 tỉ đồng!”. Giờ thì Hải lại kiếm thêm được một căn 130m2 tại chung cư cao cấp Hùng Vương, Q5, là nơi Hải đang ở hiện giờ.

Dưới tài đàn ca sáo nhị của Phạm Đức Hải, chỉ còn một màn đêm u ám bao quanh tương lai của tời báo Tuổi trẻ nổi tiếng một thời

Câu chuyện lại quay sang một chủ đề khác với giả sử Hải rời Tuổi trẻ thì cuộc chiến tranh giành quyền lực lại nổ ra giữa hai phe Bình Định anh Tám Tăng và Hứa Thế Chữ. Tám Tăng có vẻ đầy quyền lực hơn khi được hậu thuẫn từ các văn phòng. Còn Thế Chữ dù được hay không vào ghế TBT thì vẫn là một an ninh chìm hiệu quả. Chữ là người đầu to, óc trái nho, là kẻ góp phần đắc lực đưa Hoàng Khương vào tù (Chữ và VHQ trực bài Giải cứu xe đua của Hoàng Khương). Tám Tăng về Tuổi trẻ với nhiệm vụ quan trọng dập những người đầu não của Tuổi trẻ như Bùi Thanh, Thu An…Đáng lý ra Tăng làm Tổng biên tập lâu rồi nhưng trình độ có hạn (nói thẳng ra là hơi ngu nên mới có thêm biệt danh mới là Phong “lợn”) nên được phân công phụ trách Tuổi trẻ Cười, giờ mới được trực. Nghe đâu vụ cao ngựa Chu Việt, anh Tám Tăng nhà ta cũng nhận phong bì khá dày khi ra Hà Nội.

Tám Tăng miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm với âm mưu hạ bệ Thu An

Một người đàn ông tóc bạc góp chuyện: “Nghe đâu anh Tư đang thất thế, anh X đang lên. Xem ra sự nghiệp chính trị của Hải giẫm chân tại Tuổi trẻ - Thật là một thảm họa của lịch sử báo Tuổi trẻ”.

Tội đồ của Tuổi Trẻ

Hỏi tất cả nhân viên báo Tuổi trẻ thì ai cũng có một nhận định Hải là kẻ tiểu nhân. Hải ngụy biện rất giỏi, “cái hay của Tuyên giáo là nói xuôi, nói ngược cũng được”. Nhưng bất cứ lời nói, thái độ phản ứng, khó coi của nhân viên đều rơi vào tầm ngắm của Hải và tiếp đó là lãnh hậu quả. Cụ thể điển hình là PV Phương Nguyên, PV nội chính giỏi của Cần Thơ, dám bắt tay các lãnh đạo TP Cần Thơ trước mặt ông. Hậu quả là Phương Nguyên phải cạo đầu vì bị Hải đưa ra tại nhiều cuộc họp.

Ngày tòa xử Hoàng Khương sơ thẩm lẫn phúc thẩm không hề có Hải và các PTBT. Hải còn ra lịnh không được mặc áo đỏ, không tụ tập đông người ở tòa để tòa xử án nhẹ. Vậy mà cũng 4 năm. Cán bộ công nhân viên Tuổi trẻ bị thằng tuyên giáo nhãi nhép lừa. Hải còn lừa cả Xuân Trung, Tổng TKTS về việc hỗ trợ gia đình Hoàng Khương, nhưng thật sự Hải đã cắt tất cả chế độ của Hoàng Khương - khi người này đã hi sinh mình cho tờ báo. Bộ mặt Hải dần được phơi bày cái thằng “Bắc kỳ ăn cá rô ti, ăn phải lưu đạn chết cha Bắc kỳ”. Có dịp đi công tác ĐBSCL mới nghe thông tin bi hài của Hải. Dịp đó, Hải cùng Xuân Toàn, Trí Dũng đi công tác Rạch Giá. Sau một đêm bia rượu và chân dài, Hải lăn quay ra ngủ. Sáng mai Dũng và Toàn dậy sớm đi cà phê chém gió. Khi về khách sạn, vừa mở cửa phòng, Toàn và Dũng bị dội ra ngay, lấy tay bịt mũi chạy xuống phòng tiếp tân. Nghe đâu phải mất 2g đồng hồ tạp vụ mới làm tan biến mùi hôi trong phòng nhưng vẫn còn phảng phất khắp hàng lang khiến khách ở khách sạn la ó. Thì ra cái mùi xuất phát từ cái toalet của Hải. Dũng và Toàn ngây ngất vì say mùi đánh phải chuyển khách sạn và thông báo tìm Hải. Đến quá Ngọ mới thấy Hải mặt thất thần, hốc hác trở về. Báo Kiên Giang còn đưa hình Hải ăn năn hối cải như phạm nhân trước Ban thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang về vụ Năm Thạnh. Không chỉ thế tư thế hèn kém của Hải còn xuất hiện trước lãnh đạo TP Đà Nẵng.

Đức Hải và “giáo sư” kinh tế Xuân Toàn
Gần đây nhất, Hải cùng Vũ Bình chia chác gần 100 chai để em điều tra tiêu cực tại phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục bảo vệ tài nguyên môi trường TP. Tội nghiệp PV M.Đức nhọc công làm cả tháng trời mà bị gác mà không hiểu lý do vì sao. Một PV báo bạn chuyên làm PR khẳng định: “giá của TBT báo TT dự họp báo chỉ có 3 triệu đồng”. Chẳng lẻ bèo đến thế ư?

Những câu chuyện lượm nhặt về Hải khiến cho tôi nhớ về truyện Vợ Nhặt của Kim Lân. Hải chẳng khác gì bà vợ bán trôn nuôi miệng, khác nhau chăng là Hải bán trôn trên để kiếm tiền.

Người Trong Cuộc
Theo những người nham hiểm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét