Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Quang cảnh phía ngoài cửa khẩu Bắc Phong Sinh hôm 18/4/2014
Nghe tường trình
Vì lý do “nhạy cảm”, đôi khi truyền thông chính thống của nhà nước Việt nam không loan tải những gì thực sự xảy ra, thậm chí có khi còn viết khác đi. Hai câu chuyện minh chứng trong tháng tư này là chuyện những người Duy Ngô Nhĩ ở biên giới phí Bắc, và câu chuyện Cà phê nhân quyền ở Nha Trang.

Tin quốc gia

Trung tuần tháng tư 2014, một tin đặc biệt được loan tải trong vài ngày, gây chú ý nhiều trên báo chí “chính thống” ở Việt nam. Đó là chuyện 16 người Trung quốc vượt biên trái phép vào Việt nam, khi bị cơ quan công quyền Việt nam giao trả về Trung quốc thì họ đã cướp súng bắn chết hai bộ đội biên phòng Việt nam. Một chi tiết đặc biệt trong sự kiện này là những người nhập cảnh trái phép này là những người thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, đến từ vùng tự trị Tân Cương miền Bắc Trung quốc. Nhưng chi tiết đặc biệt này không được một tờ báo nào đưa ra, một việc mà truyền thông phải làm để báo cho mọi người biết là có điều gì khác biệt trong sự kiện ấy.

Tin đặc biệt này khi được truyền thông nước ngoài đưa lại từ Bắc Kinh hay Hà nội thì ghi rằng căn cứ vào sắc phục và nhân dạng của những bức ảnh chụp được thì họ là những người Duy Ngô Nhĩ, khác xa những người Hán đa số ở Trung quốc. Nhưng báo chí Việt nam thì không đưa như thế, mặc dù chính họ đã chụp những bức ảnh thể hiện rõ phụ nữ Hồi giáo che mặt, nét Âu Á trong gương mặt những người đàn ông.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh niên cho chúng tôi biết về việc đưa tin này:

“Lúc đầu thì các báo có đưa là những người Tân cương nhập cảnh trái phép, rồi có liên quan đến bạo động gì đó rồi sau đó có lẽ là được nhắc nhở nên họ sửa thành người Trung quốc hết.”

Một nhà báo về hưu ở Đà Nẵng nói rằng ông không lạ về cách đưa tin như vậy của truyền thông Việt nam. Ông nói thêm rằng khi thấy những bức hình ông rất xúc động vì thấy rằng từ Tân Cương tới Việt nam là cả ngàn dặm đường, những con người ấy phải bị một cái bức bách cùng quẫn lắm nên mới phải đi như vậy. Ông rất mong là tin về những người Tân Cương phải được nổi lên. Nhưng theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì chuyện đó là nhạy cảm vì nó có liên quan đến Trung quốc.

“Nói chung những vấn đề có liên quan đến Trung quốc là những vấn đề nhạy cảm. Khi đưa tin phải xin ý kiến từ bên trên. Hầu hết những vấn đề đó thì phải đưa theo thông tấn xã chứ không đưa theo tin mình có. Liên quan đến Trung quốc là như vậy, mà Tân cương thì nhạy cảm hơn nữa nên phải có sự chỉ đạo từ bên trên.”

Tin địa phương

Các thành viên thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã tổ chức buổi Cafe Nhân quyền lần thứ nhất tại Cafe Starbucks Sài Gòn hôm 28/2/2014.
Tin về người Tân Cương là tin quan trọng trên bình diện quốc gia. Trong cùng thời gian đó, một sự kiện diễn ra ở Nha Trang, cũng được báo chí chính thống đưa tin. Lần này là báo địa phương của tỉnh Khánh Hòa.

Một số bloggers trong đó có Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm, khách mời thì có chị Trần Thị Tâm và Ngô Thị Ánh Tuyết là vợ và chị của anh Ngô Thanh Kiều bị công an dùng nhục hình đánh chết ở Phú Yên. Mục đích của các bloggers, như họ thông báo một cách công khai là muốn cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền, sử dụng bạo lực của lực lượng trị an.

Mấy bloggers bị bắt ngay trước khi họ gặp hai chị Tâm và Tuyết tại một quán cà phê tại Nha Trang. Họ được trả tự do vài giờ sau đó, nhưng cuộc gặp mặt đã không diễn ra.

Những tin tức loại này thường thì không được báo chí chính thống đưa tin. Nhưng lần này lại được báo Khánh Hòa loan tải. Báo này loan tải rằng ba bloggers đã hứa với chị Tâm và chị Tuyết sẽ giúp đỡ tiền bạc, mua bò cho họ, nhưng trong buổi họp thì chỉ đọc những văn bản khó hiểu mà không có tiền. Điều này dẫn đến xô xát và đó là lý do mà ba bloggers bị cầm giữ trong vài giờ. Báo Khánh Hòa loan tin như thế.

Chúng tôi nói chuyện được với chị Tuyết. Chị cho biết:

“Thưa anh họ nói sai sự thật. Họ nói rằng em với lại Tâm vô đó nghe những cái chuyện khó hiểu, nhưng mà thực chất thì tụi em chưa gặp những người này mà chỉ mới gặp Thành và được Thành mời ăn sáng thì công an bắt những người này hết rồi, chưa kịp nói kịp thảo luận cái gì hết. Người ta nói em với lại Tâm gây gỗ là một chuyện sai sự thật hoàn toàn. Em đang viết đơn kiện đây anh.”

Chị Tuyết cho biết thêm là số tiền mà báo Khánh Hòa đề cập là số tiền mà các bloggers chi ra để trả chi phí đi lại cho hai chị Tuyết và Tâm.

Các bloggers trong cuộc cũng đã làm rõ vấn đề bằng cách đưa đoạn ghi âm với chị Tâm lên mạng Internet.

Hai trường hợi vừa nêu một lần nữa cho thấy cách thức đưa tin của báo chí chính thống của nhà nước mà cư dân Internet gọi là “truyền thông lề phải.”
Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA

Người Uighur kêu gọi LHQ điều tra VN

BBC


Ông Dilshat Rashit kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam

Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Dilshat Rashit, phát ngôn viên của hội có trụ sở tại Đức nói với BBC tiếng Trung chiều 22/4:

"Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không."
Điều 31 của Công ước được gần 150 nước phê chuẩn cấm các nước thành viên trừng phạt những người vào nước họ từ nơi tính mạng hay sự tự do của họ bị đe dọa với điều kiện người nhập cư trái phép phải trình diện chính quyền và chứng minh được họ có lý do chính đáng để vượt biên.
Tuy nhiên Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước có hiệu lực từ năm 1954 này.
Trong vụ người Uighur bị cho là cướp và nổ súng ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, hai lính biên phòng Việt Nam thiệt mạng.
Năm người Uighur cũng tử vong, ba người nhảy từ trên tầng ba xuống "tự tử" và hai người bị "bắn chết", theo lời Đại tá Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Việt Nam nói với VTV hôm 18/4.
"Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."
Chỉ huy Biên phòng Quảng Ninh, Đại tá Lê Tiến Thanh
Về nội tình vụ cướp và nổ súng, ông Thanh nói:
"Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."
Trong khi đó phát ngôn viên Dilshat của Hội người Uighur Thế giới nói nhóm 16 người Uighur, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, muốn được gặp các quan chức Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên phía Việt Nam hoặc không hiểu hoặc hiểu những không đáp ứng.
Ông nói nhóm người Uighur đã chống cự khi thấy cảnh sát Trung Quốc xuất hiện ở Bắc Phong Sinh và dẫn tới vụ đổ máu.
Trang Bấm Facebook của Hội Người Uighur Thế giới cũng dẫn lại lời một blogger của Việt Nam, người đặt câu hỏi ai đã cho phép cảnh sát Trung Quốc mang theo vũ khí vào Bắc Phong Sinh và tại sao phải mất ba tiếng người ta mới có thể khống chế được nhóm người Uighur vốn chỉ có một khẩu súng và "không quá năm viên đạn".

Không cấp hộ chiếu

Phát ngôn viên này nói hiện Hội Uighur Thế giới cũng không thể xác định được tung tích của nhóm người bị Việt Nam trả về và nói thêm.
"Sau sự cố này, cảnh sát địa phương [Trung Quốc] đã có đợt trấn áp người Uighur và bắt một số người cũng như tăng cường giám sát."
Chỉ trong những ngày cuối tuần trước đã có 37 người bị bắt khi toan vào Việt Nam và 15 người bị bắt ở biên giới Thái Lan/Campuchia.
Cả Thái Lan và Việt Nam đều không phải là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn trong khi Campuchia đã phê chuẩn công ước này hồi năm 1992.
Một phóng viên của BBC tiếng Trung cũng nói một trong những lý do người Uighur chọn qua Việt Nam là vì họ không cần hộ chiếu mà vẫn có thể qua lại biên giới.
Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc không cấp hộ chiếu cho người Uighur để họ có thể ra nước ngoài hợp pháp.

Đình công tự phát vì không có tự do nghiệp đoàn


Gần 1000 công nhân công ty TNHH Nidec Copal Việt Nam ngưng việc đòi yêu sách về tiền lương
Gần 1000 công nhân công ty TNHH Nidec Copal Việt Nam ngưng việc đòi yêu sách về tiền lương> Kết quả Cty.hứa ngày 1/4/2014 sẽ tăng lương cơ bản... News.go.vn
Nghe bài này

Tất cả các cuộc đình công của công nhân lao động ở Việt Nam đều là tự phát và về nguyên tắc là bất hợp pháp. Câu hỏi đặt ra là tại sao giới công nhân không dựa vào công đoàn để tranh đấu quyền lợi cho mình một cách hợp pháp mà lại chuyển sang khuynh hướng bạo động, bạo loạn.
Bắt nguồn từ lương bổng, phúc lợi

Người lao động ở Việt Nam trên nguyên tắc được bảo vệ bởi bộ Luật Lao động 1994 và Luật Công đoàn năm 2012. Tuy vậy hơn 5.000 cuộc đình công, ngưng việc của công nhân lao động kể từ năm 1995 đến nay được mô tả là hoàn toàn tự phát và không có sự can dự của công đoàn cơ sở. Nếu cách đây chừng 5 năm các cuộc đình công thường diễn ra trong ôn hòa thì gần đây một số vụ đình công trở nên bạo động, thí dụ vụ bạo loạn ngày 9/1/2014 ở công trường  xây dựng nhà máy sam Sung Thái Nguyên với sự tham dự của 4.000 công nhân. Hoặc gần đây nhất vụ đình công bạo động xảy ra ngày 3/4/2014 ở Công ty Wonderful Saigon Electric ở Bình Dương. Tất cả các vụ đình công đều bắt nguồn từ lương bổng, phúc lợi, chế độ làm việc mà công nhân lao động cho là bị bóc lột, áp bức.

TS Phạm Chí Dũng, một nhà hoạt động dân quyền từ TP.HCM nhận định:
Vừa rồi có cuộc đình công của công nhân ở Bình Dương tại một xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, căng thẳng lắm thậm chí cảnh sát phải xịt hơi cay, nhưng lại không thấy bóng dáng của Tổng liên đoàn lao động VN hay là công đoàn cơ sở các cấp ở đâu - TS Phạm Chí Dũng
“Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức duy nhất được qui định giải quyết các vụ đình công lãn công và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nhưng ở Việt Nam mỗi năm xảy ra gần 1.000 cuộc đình công lãn công, đặc biệt thường xảy ra ở khu vực phiá Nam và càng ngày càng đông với tính chất phức tạp càng cao.

Thí dụ như vừa rồi có cuộc đình công của công nhân ở Bình Dương tại một xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, căng thẳng lắm thậm chí cảnh sát phải xịt hơi cay, nhưng lại  không thấy bóng dáng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hay là công đoàn cơ sở các cấp ở đâu. Như vậy Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đóng vai trò gì, các công đoàn cơ sở của nhà nước đóng vai trò gì trong việc giải quyết vấn đề đình công và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Người ta thống kê và đánh giá là việc Tổng liên đoàn lao động và các công đoàn cơ sở giải quyết chấp nhận cho các cuộc đình công từ trước tới nay là con số không. Có nghĩa là công nhân tự phát đình công lãn công, chứ còn bất kỳ một đơn thư nào mà gởi cho các cấp chính quyền địa phương, công đoàn cơ sở và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đều không được chấp nhận...”

Trong khi đó TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, từ Hà Nội mô tả rõ rệt hơn về vai trò của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Tổ chức Công đoàn, mà thực sự là một bộ phận nối dài của Đảng Cộng sản như hiện nay, là hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động.”

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nguyên thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ phân tích khía cạnh tại sao Tổ chức Công đoàn hợp pháp của Nhà nước chịu nhiều chê trách.

Gần 1.000 công nhân Công ty TNHH TNHH YS VINA (cụm công nghiệp phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã đình công để đòi quyền lợi
Gần 1.000 công nhân Công ty TNHH TNHH YS VINA, cụm công nghiệp phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã đình công để đòi quyền lợi. (12 tháng 4, 2014)Source diemtin.vansu.vn
Thực tế là ở Việt Nam tình trạng đình công trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều, mỗi năm xảy ra hàng trăm vụ đình công nhưng hầu hết không được công đoàn dẫn dắt. Ở đây người ta có ý phê phán vai trò của công đoàn là chưa thực sự nắm được yệu cầu của công nhân và không tham gia giải quyết được những bức xúc, để đến mức công nhân phải đình công theo một cách tạm gọi là tự phát. Từ đó gây ra những rắc rối nhất định và thậm chí họ còn đặt vấn đề, phải chăng công đoàn ăn lương của các ông chủ, cho nên đứng về phía các ông chủ chứ không đứng về phía công nhân.”

Công nhân tự phát đình công dẫn tới bạo động, trong khi tổ chức công đoàn chính thức lại không can dự. Theo pháp luật Việt Nam người công nhân lao động rất khó đình công hợp pháp, một cuộc đình công phải qua bốn bước thủ tục bắt buộc và ít nhất phải mất từ 20 ngày tới một tháng để hoàn thành những thủ tục đó. Như lấy ý kiến đình công; ra quyết định đình công; lập biên bản yêu cầu; 5 ngày trước khi đình công  phải trao quyết định đình công và danh mục đòi hỏi cho giới chủ.
Công đoàn có bảo vệ công nhân?

Việt nam tuyên xưng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng công nhân lại cho là mình bị bóc lột từ giới chủ, đặc biệt ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. TS Phạm Chí Dũng nhận định:

“Hiện nay đời sống công nhân khó khăn lắm rồi, so với năm 2013, thu nhập công nhân giảm trung bình 20% tính theo trượt giá. Trong khi đó chỉ số giá cả hàng hóa thực chất là tăng 50%-60%, không phải giống như chỉ số lạm phát nhà nước công bố. Còn nếu so với 2011-2012  thì tình hình còn tệ hơn nữa, mặt bằng thu nhập chung của công nhân bị giảm tương đối so với chỉ số trượt giá từ năm 2011 tới nay ước tính khoảng 40%. Như vậy thu nhập bị giảm đi tương đối trong giá cả lại tăng lên gần như tuyệt đối thì công nhân làm sao có thể sống nổi, họ phải đình công, họ phải đòi tăng lương thôi. Hơn nữa tình hình kinh tế bây giờ khó khăn thành thử một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kể cả một số doanh nghiệp trong nước tìm cách tăng giờ làm giảm thu nhập theo một cách thô bạo thì làm sao công nhân có thể chấp nhận được.

Đó chính là vấn đề  và lý do mà tôi nghĩ sắp tới sẽ  xảy ra nhiều cuộc đình công nữa. Nhà nước bây giờ lại làm theo cách dùng cảnh sát để trấn áp thậm chí đàn áp đình công đánh công nhân trọng thương. Việc đó chỉ càng làm cho những bất ổn xã hội bùng nổ hơn và coi chừng nó dẫn tới những vấn đề đã xảy ra ở Campuchia, tức là 10.000 công nhân xuống đường đình công.”
Nhà nước bây giờ lại làm theo cách dùng cảnh sát để trấn áp thậm chí đàn áp đình công đánh công nhân trọng thương. Việc đó chỉ càng làm cho những bất ổn xã hội bùng nổ hơn ... - TS Phạm Chí Dũng
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giầy Việt Nam việc ký kết thỏa ước lao động giữa doanh nghiệp và công nhân đã giúp giảm bớt các cuộc đình công đặc biệt trong ngành dệt may và da giầy. Tuy vậy ông Diệp Thành Kiệt nói là bảo đảm đời sống cho công nhân là một yêu cầu cần thiết để đình công không xảy ra. Theo lời ông, lương bổng ngành dệt may da giày hiện nay khá hơn nhiều ngành ngành nghề khác.

“Nếu hai vợ chồng  cùng làm trong ngành dệt may hoặc da giày, với mức lương hai vợ chồng cùng lãnh 5 triệu và nuôi một đứa con, thì chúng tôi cho rằng tạm sống đáp ứng được nhu cầu cơ bản, nuôi được con nhưng nếu gặp đau bệnh thì ngoài tầm tay. Hai vợ chồng 10 triệu, có một con thì nhìn lên chắc chắn không bằng ai nhưng nhìn xuống thì còn hơn một số ngành nghề khác.”

Một khi quyền lợi của người lao động bảo bảo đảm được cuộc sống cho họ thì chẳng ai nghĩ đến chuyện đình công. Nếu người lao động được đại diện bởi các nghiệp đoàn do họ chọn lựa và bầu ra ban lãnh đạo thì giới chủ doanh nghiệp không dám vi phạm luật lệ. Trong hơn 5 ngàn cuộc đình công xảy ra ở Việt Nam, hầu hết các chủ doanh nghiệp đã nhượng bộ đòi hỏi của công nhân, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp bóp chẹt người lao động. Trong tương lai, hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nếu muốn tồn tại thì sẽ phải cải tổ một cách triệt để và phải có bầu cử công khai minh bạch.
Nam Nguyên, phóng viên RFA 
2014-04-22

Viễn cảnh đen tối cho kinh tế Nga

Quầy hàng tại Matxcơva. Ảnh minh họa.
Quầy hàng tại Matxcơva. Ảnh minh họa REUTERS/Maxim Shemetov

Thanh Hà  -RFI 

Yếu tố Ukraina không là nguyên nhân duy nhất gây khó khăn cho kinh tế của ng Nga. Kinh tế Nga bị đe dọa suy thoái ngay từ quý 2/2014. Vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt bị rút đi khỏi Nga gây khó khăn cho một nền kinh tế đang bị chựng lại.
65 tỷ đô la vốn đầu tư bị rút đi trong ba tháng đầu năm 2014. Tất cả các chuyên gia Nga và quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng và lo ngại lạm phát gia tăng. Yếu tố Ukraina không là nguyên nhân duy nhất gây khó khăn cho kinh tế của ng Nga.

Đến nay những đe dọa trừng phạt kinh tế của Mỹ hay châu Âu không phải là những tin xấu đối với Matxcơva. Tổng thống Nga Vladimir Putin không chút nao núng trước việc chính quyền Kiev được các nước phương Tây yểm trợ. Thế nhưng những thống kê về thực trạng kinh tế của Nga trong ba tháng đầu năm 2014 được thứ trưởng Andrei Klepatch thông báo hôm 08/04/2014 là một gáo nước lạnh, đưa chủ nhân điện Kremli trở về với thực tế.
Bộ Kinh tế Nga hạ dự phóng tăng trưởng cho năm nay đang từ 2,5 % bị rơi xuống còn 0,5 % và không loại trừ kịch bản tăng trưởng ở số không. Lại cũng thứ trưởng Klepatch báo động trong ba tháng đầu năm 2014, đã có tới 65 tỷ đô la vốn đầu tư nước ngoài từ giã nước Nga. Khoản vốn rút đi như vậy tương đương với khối lượng tư bản đã rời khỏi Nga trong cả năm 2013. Tệ hơn nữa, bộ Tài chính chờ đợi do tác động của khủng hoảng Ukraina, sẽ có từ 100 tỷ đô la đến 150 tỷ vốn đầu tư sẽ rời khỏi quê hương của Putin trong năm nay.
Hiện tượng chảy máu tư bản đó không đánh quỵ nổi ông khổng lồ Nga nhưng sẽ là một gánh nặng đối với một nền kinh tế đang bị đình đốn.
Tỷ lệ tăng trưởng liên tục giảm mạnh đang từ 4,3 % năm 2011 đã bị thu hẹp lại còn 1,3 %. Với tỷ lệ này, Nga cầm đèn đỏ trong số 5 nước thuộc nhóm BRICS, (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
GDP của Nga trong qúy 1//2014 đã giảm 0,5 % so với quý 4/2013. Trong tháng 2 vừa qua, tổng sản phẩm nội địa của Nga chỉ tăng 0,3 % so với một năm trước đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình hình kinh tế nước Nga không mấy khả quan. Báo cáo gần đây nhất vừa được công bố vào giữa tháng 3/2014 của định chế tài chính đa quốc gia này nêu ra hai kịch bản : trong trường hợp khả quan nhất, GDP của Nga sẽ tăng ở mức 1,1% - tức chỉ bằng phân nửa so với dự phóng đã được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào mùa thu năm ngoái.
Còn trong trường hợp « căng thẳng địa chính trị leo thang », hậu quả sẽ tai hại hơn nhiều. Kinh tế nước này sẽ bị suy thoái, GDP giảm 1,8 cho tài khóa 2014 và còn giảm thêm ít nhất là 2 % vào sang năm. Vẫn theo thẩm định của Ngân hàng Thế giới thì đây sẽ là một cú sốc mạnh đối với Liên bang Nga, tương tự như đòn đã giáng suống nền kinh tế nước này vào năm 2009, sau khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.
Chảy máu tư bản
Khủng hoảng Ukraina và đọ sức giữa Matxcơva với các nước phương Tây đang làm suy yếu thêm kinh tế của Nga. Rõ rệt nhất là các luồng vốn tư bản rút khỏi nước này và nhiều dự án đầu tư đã bị chựng lại. Tuy nhiên, các chuyên gia không tin rằng kịch bản kinh tế Nga sụp đổ sẽ xảy tới.
Cơ quan tư vấn Capital Economics, trụ sở tại Luân Đôn nêu ra những lý do vì sao, nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ như một số nhà phân tích bi quan nhất lầm tưởng. Thứ nhất tổng thống Putin đang nắm lá chủ bài quan trọng trong tay : dầu hỏa và khí đốt. Chắc chắn là châu Âu không thể tẩy chay dầu khí của Nga.
Lý do thứ hai là Ngân hàng Trung ương Nga đang nắm giữ một khoản dự trữ ngoại tệ gần 500 tỷ đô la. Do vậy có thể nói Nga không sợ bị eo hẹp về tài chính. Trong trường hợp cần thiết, điện Kremli có thể sử dụng khối ngoại tệ đó để đối phó với những khó khăn nhất thời. Bằng chứng cụ thể là cho dù tư bản đã và còn đang tiếp tục ồ ạt rút đi khỏi nước Nga, ngân hàng Trung ương vẫn tung tiền ra mua vào đồng rúp, hạn chế bớt nguy cơ đơn vị tiền tệ bị mất giá. Thậm chí có lúc Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vào 10 tỷ rúp trong một ngày để giữ giá cho đơn vị tiền tệ.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lilit Gevorgyan, thuộc cơ quan tư vấn IHS Global Insinght của Mỹ, cho dù có tới 100 tỷ đô la vốn đầu tư bị rút khỏi Nga, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn có khả năng can thiệp tránh để đồng rúp bị « rơi tự do ».
Về phần mình, giáo sư Jacques Sapir, một chuyên gia về kinh tế Nga đặc biệt là về hồ sơ tiền tệ, kiêm giám đốc Trường Cao đẳng Khoa học Xã hội (EHESS) cũng cho rằng, hiện tượng chảy máu tư bản của Nga sẽ dừng lại trước khi nước Nga bị đe dọa cạn kiệt vốn. Bởi lẽ nhiều tập đoàn quốc tế, chủ yếu là châu Âu, không sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Nga, một quốc gia có dầu hỏa và khí đốt.
Vào lúc là Liên Hiệp Châu Âu đang cứng giọng với Matxcơva thì chủ nhân một số các tập đoàn lớn của châu Âu như hãng dầu khí Shell, hay ông trùm công nghiệp của Đức là Siemens đã đến tận Matxcơva để tiếp kiến chủ nhân điện Kremli và thảo luận với ông Putin về một « chiến lược hợp tác lâu dài ».

Người Nga nghĩ gì về ông Putin khi phải đương đầu với những khó khăn kinh tế hàng ngày ?
REUTERS/Shamil Zhumatov
Mô hình kinh tế bị lỗi thời
Trước khi nổ ra khủng hoảng Ukraina, kinh tế của Nga đã bị chựng lại. Ngay từ tháng 1/2014 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã hạ dự báo tăng trưởng của nước này. Từ mùa thu năm ngoái, viễn cảnh Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất chỉ đạo đã khiến đồng đồng rúp liên tục bị mất giá và vốn đầu tư vào Nga ồ ạt được chuyển về nơi khác.
Theo lời giám đốc cơ quan tư vấn tài chính FBK, Igor Nikolaev, đối với nước Nga, « Chu kỳ tăng trưởng đã đi qua. Năm 2013 là năm cuối cùng của một chu kỳ đó (…) kể từ năm 2014 kinh tế Nga rơi vào suy thoái ». Cũng cơ quan FBK từ mùa thu năm ngoái đã dự báo GDP của Nga trong tài khóa 2014 sẽ giảm 1 % so với tỷ lệ tăng trưởng vốn đã rất thấp (1,3 %) của năm ngoái. Trong dự phóng đó FBK đã không tính đến những hậu quả tai hại của việc Matxcơva bị quốc tế trừng phạt và những phí tổn trợ cấp cho Crimée.
Vẫn theo ông Nikolaev, khó khăn của Nga bắt nguồn từ chỗ « mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu dầu khí » đã lỗi thời. Giá dầu hỏa không còn cao chót vót như ở vào năm 2008 (có lúc giá một thùng dầu thô đã được đẩy lên tới gần 150 đô la) hay là ở mức trung bình khoảng 112 đô la/thùng dầu như vào những năm 2011 -2012.
Nhược điểm thứ nhì của Nga đã được chính bộ Kinh tế nước này nhìn nhận đó là trong một thời gian quá dài, chính quyền Liên bang đã trễ nãi trong việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở của ngành công nghiệp khai thác dầu hỏa và khí đốt. Nga đá quá tập trung vào ngành công nghệ dầu khí.
Trong 14 năm qua, ông Putin liên tục hô hào phải đẩy mạnh đàu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở của ngành dầu, khí. Nhưng lời nói đã không đi đôi với việc làm. Nga hiện xuất khẩu 5 triệu rưỡi thùng dầu mỗi ngày và 200 tỷ mét khối khí đốt hàng năm. Bên cạnh đó các ngành khai tháng khoáng sản chiếm tới hơn 70 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và đây là « đầu vào » quan trọng nhất cho ngân sách của nhà nước Nga.
Vấn đề đặt ra là mức sản xuất và khả năng cung cấp dầu khí của các tập đoàn Nga có khuynh hướng bị chựng lại, do thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các đường ống dẫn để đưa vàng đen hay khí đốt của Nga đến các thị trường lớn như Trung Quốc chẳng hạn. Thêm vào đó, theo một số các chuyên gia giá dầu hỏa phải được duy trì ở mức 110 đô la/thùng thì mới vừa đủ để trang trải các phí tổn quân sự và xã hội của nước Nga.
Trong báo cáo mới nhất được công bố vào tháng 1/2014 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách của Matxcơva giảm bớt mức độ lệ thuộc kinh tế vào « thời giá » của dầu hỏa và khí đốt, đồng hời « đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng ». Tổ chức này cũng khuyến khích Matxcơva « mạnh dạn hơn nữa trong tiến trình cải tổ kinh tế, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ ».
Nga : ông khổng lồ có đôi chân đất sét
Từ đầu năm 2013 tới nay chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga liên tục giảm sút. Lạm phát gần 7 % là một gánh nặng cho các hộ gia đình. Theo báo cáo về « Khả năng cạnh tranh 2013-2014 » do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, mức độ can thiệp quá lớn của nhà nước trong các hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng trong tình trạng tồi tệ đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông và y tế là những trở ngại lớn khiến các doanh nhân lơ là với một thị trường được đánh giá là có « tiềm năng » như Nga. Dân số Nga lên tới gần 150 triệu và thu nhập bình quân đầu người lên tới 14.000 đô la/năm.
Nga nổi tiếng có một đội ngũ các chuyên gia giỏi, thế nhưng do thiếu đầu tư vào cho ngành nghiên cứu thực dụng, số bằng sáng chế của Nga lại ở vào bậc thấp « thảm hại », các doanh nghiệp của Nga bị coi là kém cỏi về mặt phát minh.
Về phần mình tổ chức OCDE cho rằng, nước Nga của tổng thống Putin đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế không chỉ do tác động của khủng hảong Ukraina. Một trong những trở ngại để kinh tế Nga thực sự cất cảnh là do quốc gia này đã bỏ quá nhiều vốn cho các ngành công nghiệp không có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, khác hẳn so với Trung Quốc, hay Brazil, dân số Nga đang trên đà bị lão hóa và kèm theo đó là những hậu quả tiêu cực đối với thị trường lao động.
Giới quan sát cho rằng, đang bị vướng bận vì hồ sơ Ukraina và phải hứng chịu những tốn kém sau khi đã thôn tính Crimée, các chương trình cải tổ xã hội từng được ông Putin cam kết khi ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ thứ ba, coi như đang bị chìm vào quên lãng. Khó có thể tin rằng Vladimir Putin giữ được lời hứa đưa nước Nga trở thành 1 trong 5 cường quốc kinh tế của thế giới trước năm 2020 !
Trước mắt, việc Nga làm chủ tình hình tại Crimée đã khiến điểm tín nhiệm của ông Putin được đẩy lên đến đỉnh cao chót vót. Theo kết quả thăm dò dư do một viên nghiên cứu độc lập thực hiện vào cuối tháng 3/2014, có tới 80 % người được hỏi tán đồng đường lối cứng rắn của chủ nhân điệm Kremli trên hồ sơ Ukraina.
Thế nhưng theo thẩm định của ngân hàng Đức Berenberg được AFP trích dẫn trong ngắn hạn v thôn tính Crimée đang tô điểm hình ảnh của người hùng Putin trong mắt gần 150 triệu người Nga, thế nhưng những khó khăn kinh tế chồng chất trong cuộc sống hàng ngày của người dân, hay các hoạt động làm ăn buôn bán của các đại gia Nga bắt đầu bị xáo trộn, thì liệu rằng hào quang của tổng thống Putin có còn sáng chói được nữa hay không. Tất cả chỉ là vấn đề thòi gian. Có điều, như chuyên gia của ngân hàng Đức nói trên ghi nhận : người Nga có sức chịu đựng khá cao. Ông Putin biết được điều đó và tin rằng ông vẫn còn có đủ thời gian để giải quyết những khó khăn kinh tế và không sợ làm suy tổn đến uy tín của mình trước khi mãn nhiệm kỳ tổng thống.

Tiếp tục cưỡng chế đất của bà con Dương Nội và bắt trái phép 4 người

Sài Gòn – Theo thông tin chúng tôi vừa mới nhận được vào lúc 17 giờ, nhà cầm quyền đã bắt 4 bà con dân oan Dương Nội và đưa đi đâu không rõ. Bà Cấn Thị Thêu cho biết VRNs qua điện thoại: “Họ bắt và đưa lên xe thùng chở đi đâu ấy. Bà con sẽ xuống phường và ra quận để tìm người. Họ tàn ác quá! Họ bắt 4 người, trong đó có ông Nguyễn Văn sự, 1 người bị chảy máu đầu và ngất tại chỗ, bà con tính đưa về nhà chữa trị nhưng họ mang đi đâu không rõ, không biết sức khỏe của người ấy thế nào. Họ càn quét người dân tan nát như  là một đội quân phát-xít.”

Vào lúc 7 giờ sáng nay, rất nhiều lực lượng công quyền đến cưỡng chế đất của bà con Dương Nội.

Lực lượng an ninh đến cưỡng chế đất bà con Dương Nội (Hà Nội)
Bà Cấn Thị Thêu, một trong những dân oan Dương Nội kể lại: “Họ mang rất nhiều máy xúc, xe cứu thương, xe thùng chở tù, công an, dân phòng… đến đất của bà con đang canh tác sản xuất thì họ đưa máy móc sau ủi hết đất của bà con. Bà con phản ứng là và nói, công an bảo vệ nhân dân chứ không bảo vệ quân cướp đất. Họ đến quá đông nên họ đẩy, lôi kéo bà con. Ông Lê Thanh Đồng, Bí thư phường Dương Nội hạ lệnh cho công an bắt tôi, nhưng bà con đã bảo vệ tôi và lôi tôi lại nên họ không bắt được. Họ đến rất đông và tán ra 17 điểm nên bà con bị phân tán lực lượng nhưng bà con kiên quyết giữ mảnh đất. Có người lăn ra, kêu gào, thét lên… nhưng họ hung hăng lắm, cứ xô đẩy bà con và họ nói đây là khu vực cưỡng chế nên họ giăng dây… Bà con nói là, các anh ra biển đảo mà căng dây để giữ chủ quyền của đất nước, đây là đất của nhân dân, tại sao các anh lại căng dây và đuổi bà con ra khỏi khu vực này. Bà con phản ứng quyết liệt nhưng cho đến thời điểm này họ đã càn quét một số địa điểm.”

Cụ bà Dân oan Nguyễn Thị Hào 79 tuổi cũng có mặt ở đó cho biết thêm: “Nó đông quá, chúng tôi lăn ra, nó hốt hết chúng tôi. Tôi già thế này mà nó đẩy tôi ngã, rồi nó ôm tôi lên. Dân chúng tôi biết làm thế nào bây giờ. Chúng tôi chỉ biết lăn ra đất của chúng tôi để giữ đất thôi. Tôi sống 3 chế độ mà tôi chưa thấy chế độ nào lại khốn nạn như chế độ này, đầy ải người dân. Khổ quá! Chúng tôi mệt hết cả người nhưng chúng tôi vẫn phải giữ đất để có bát cơm manh áo. Chúng tôi đang ngồi đang trực chiến ở lề đường đây.”

Bà Cấn Thị Thêu cho hay, nhà cầm quyền luôn tìm cách bắt bà và bà khẳng khái nói bà đã sẵn sàng đi tù. Bà Cấn Thị Thêu nói: “Tôi đã viết giấy ủy quyền cho bà con [có nội dung], bây giờ sức khỏe tôi tốt, tinh thần minh mẫn và không bao giờ có ý định tử tự. Nếu như họ bắt tôi vào tù, đánh đập, tra tấn tôi và thông báo với gia đình tôi là tôi tự tử và ốm chết, thì bà con và gia đình đừng tin vào họ và đừng tin vào bất kỳ điều gì từ họ cả, mà chỉ có họ dùng nhục hình và tra tấn tôi đến chết thôi. Nếu tôi chết [trong đồn công an hoặc trại giam], tôi yêu cầu gia đình và bà con phải đòi được xác của tôi và đưa xác tôi đi khắp các thành phố Hà Nội, để gõ cửa các cơ quan chính phủ đòi lại công bằng cho tôi. Tôi mà bị bắt, chắc chắn trong trại giam, họ hỏi tên tôi là gì thì tôi sẽ hỏi lại là tên các anh là gì? Khi nào họ nhận, họ là tên cướp đất thì tôi sẽ khai tên tôi là nạn nhân của tên cướp đất. Nếu tôi bị bắt thì tôi chỉ nói hai câu trong trại giam là “các anh tên là gì và tên của tôi là nạn nhân của tên cướp đất”.”

Bà con Dân oan Dương Nội đi khiếu kiện đến các cấp chính quyền ròng rã suốt 6 năm nhưng vẫn chưa có cơ quan thẩm quyền nào giải quyết các khiếu nại của bà con.

Được biết, trong thời gian vừa qua, hai Dân oan Dương Nội là ông Trần Văn Miên và ông Trần Văn Sang bị nhà cầm quyền quận Hà Đông bắt cóc khi đang đi trên đường, hồi ngày 26.03 vừa qua. Đến tối khuya ngày 26.03, công an gửi giấy báo cho gia đình ông Sang biết về việc ông bị tạm giam, do có hành vi “gây rối trật tự công cộng” phạm vào Điều 245 BLHS. Hiện nay, bà con dân oan Dương Nội không biết thông tin gì về hai ông.
Theo VRNs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét