Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Thứ Sáu, 28-02-2014 - Đề nghị cùng kiện Trung Quốc: Philippines “làm khó” thêm cho giới lãnh đạo CSVN - Đồng tiền mua được gì?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (8) (Chép sử Việt). Đại tướng, Ủy viên BCT Chu Huy Mân chào mừng Quốc khánh Mông Cổ:Đề cập tình hình quốc tế, đồng chí lên án chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc câu kết với các thế lực đế quốc, phản động …”
- Đảng quên mối thù Trung Cộng thảm sát, chỉ nhớ tội ác của Mỹ, Hàn? (Chép sử Việt). Xem lại: A đây rồi! … Đảng cũng đã chiếu cố nhắc đến liệt sĩ Trường Sa 1988′.
Kêu gọi hòa giải dân tộc như thế nào? (BBC).
- Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ? (RFI).
- Nga tìm thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài (RFI).
- Đề nghị cùng kiện Trung Quốc: Philippines “làm khó” thêm cho giới lãnh đạo CSVN (MTG/Chép sử Việt).
TQ: Quyết định lập vùng nhận dạng phòng không mới tùy vào mối đe dọa (VOA). - Đài Loan kêu gọi một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Hoa Đông (VOA).
Philippines lệnh cho quân đội củng cố phòng thủ ở Scarborough (KT). - Trung Quốc tố cáo Philippines ‘cố ý khiêu khích’ ở Biển Đông (VOA).
Chiến hạm Nga, Trung sắp “quậy tung” biển Hoa Đông (KT).
Đại sứ Mỹ cảnh báo TQ, Nhật Bản đừng có hành vi khiêu khích (VOA).
- Mẹ tôi đi làm việc với CA xã Hòa Phước (Nguyễn Văn Thạnh). – Tiếp theo câu chuyện mẹ tôi đến đồn CA xã Hòa Phước
- Con gái bà Bùi Hằng viết Đơn kêu cứu cho mẹ (DCCT). - Cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh – Bùi Thị Minh Hằng, chị Dậu ngoài đời (Dân Luận). – Lanney Tran – Chị Hằng
Người Việt nghĩ gì sau phiên toà xét xử phúc thẩm LS Lê Quốc Quân (VOA).
- Trước phiên xử Blogger Trương Duy Nhất (RFA). - Điều 258 hay sự căm hận trong cáo trạng Trương Duy Nhất? (RFA). – Gia đình nhà báo Trương Duy Nhất kêu gọi tham dự phiên xử ngày 04/03 (RFI).
- Hà Huy Sơn: MẤY Ý KIẾN TRƯỚC NGÀY MỞ PHIÊN TÒA XỬ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT (DĐXHDS). – Lưu Gia Lạc: BÔI NHỌ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Xin nhắc lại là ‘bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước’ ở đây là những cá nhân cụ thể, vậy những cá nhân đó là ai mà trong bản cáo trạng đó không nói tới, không đưa mặt họ ra … hay là sợ mặt họ bị nhọ không dám đưa ra kẻo thiên hạ chê cười, vì nếu mặt bị nhọ do bài viết, bài văn thì không cách nào rửa sạch, có khi nó còn nhọ đến ngàn đời sau“.
- Hãy biết quyền của mình (4): An ninh quốc gia vs. Nhân quyền (Đoan Trang). “Không phải là chính đáng… nếu bảo vệ chính quyền và/hoặc quan chức khỏi bị phát hiện tham nhũng; nếu che giấu thông tin về tình hình vi phạm nhân quyền, về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào, hoặc về hoạt động của các cơ quan nhà nước; nếu củng cố hoặc kéo dài một lợi ích chính trị, củng cố hoặc kéo dài thời gian tại vị của một đảng phái hay ý thức hệ; nếu đàn áp các cuộc biểu tình được tổ chức đúng luật“.
- Điều phối viên UNDP: Việt Nam cần có những trung tâm thông tin ở các vùng, miền, địa phương để giúp người dân tiếp cận thông tin liên quan nhân quyền (TTXVN/Chép sử Việt).
- Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 3) (Boxitvn).
- GIẢ DỐI – RANH GIỚI Ở ĐÂU ? (Mai Xuân Dũng). “Sự giả dối và công lý (bị bịt miệng) trong một xã hội như thế đã xóa mờ ranh giới Chân-Giả và đau xót vô cùng khi ta thấy ngay cả một số không nhỏ người có bằng cấp cao trong các cấp học quốc gia cũng quẩn quanh trong nhận thức chính trị ở mức mù mờ về mọi điều đang diễn ra trong xã hội chúng ta đang sống“.
- Cán bộ nhà nước áp lực đòi đứng ra tổ chức Tang lễ cụ bà Nguyễn Thị Lợi, cúp nước và côn an lại xé vòng hoa phúng điếu (DLB). – Hôm nay mẹ bỗng ra đi
- Vũ Thị Phương Anh: Marx và Engels quả thật đã “tự diễn biến”? Cung cấp chứng cứ cho bài viết của Tống Văn Công (Boxitvn).
- Nguyễn Chí Đức nhắn tìm anh Nguyễn Việt Hà, người vừa ra khỏi đảng (DLB).
- Phát triển trước, dân chủ sau (VOA). – Bài học từ Ukraine cho phong trào dân chủ VN là phải thành lập Hội, Nhóm (DĐSVVN).
- Lão Nông – Người Tù 2 Thế kỉ (Dân Luận).

Viện Kiểm sát NDTC triển khai thực hiện Hiến pháp (VTV). - Văn hóa, giáo dục trong Hiến pháp mới (ĐBND).
- CẢM NHẬN SỰ DỊ THƯỜNG TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2014 – Bình luận (Trần Kỳ Trung).
- Lê Lương Bình – Chân dung Phó Thủ Tướng Thứ Nhất tự xưng Nguyễn Xuân Phúc (Dân Luận).
Đã tới lúc dân VN giành quyền giám sát? (BBC). - ‘Dân giám sát công quyền là hợp pháp’ (BBC). – Sức ép điều tra nguồn gốc tài sản cán bộ (RFA). – Ông Trần Văn Truyền có bệnh gì không? (Dangnba). - Tranh cãi quanh cơ ngơi đồ sộ của ông Trần Văn Truyền (VTC). - Ông Trần Văn Truyền ‘sẵn sàng’ giải thích (BBC). - Bầu Kiên & vàng (TBKTSG).
Luật hở do “quan”, toàn dân chịu thiệt (LĐ). - Khổ sở vì Thông tư 16: Đưa sự việc lên Thủ tướng Chính phủ (NLĐ). - Lùm xùm việc bố trí nhân sự thanh tra xây dựng (NLĐ).
- Nguyễn Đình Ấm: Vụ “lọt lưới” 229kg heroin: Đừng có mà mơ ! (Bà Đầm Xòe). - Phan Châu Thành – Mười lý do làm Gói 30 nghìn tỷ đồng “hỗ trợ” BĐS thất bại (Dân Luận).
- Đồng tiền mua được gì? (Jonathan London). “Ở mức độ tới 17 phần trăm GDP, tổng số tiền cả dân lẫn nhà nước Việt Nam chi tra cho giáo dục và y tế là lớn rồi. Vào ngày thầy thuốc, cùng lúc đang có những thảo luận về cải cách ở cả hai ngành y tế và giáo dục, vấn đề hiện nay không phải là số tiền được chi trả, mà là số tiền đó mua được gì cho dân Việt Nam“.
- Công an lái ô tô gây tai nạn bỏ chạy, mặc nạn nhân bên vũng máu (Soha).
- Vụ tai nạn cầu treo ở Lai Châu: Quá tải trọng hay cộng hưởng? (Bautx). “Thế nên các bạn nghe hơi nồi chõ rằng, giữa thế kỉ XIX, khi một đoàn quân đi đều bước qua một chiếc cầu treo làm chiếc cầu rung lên dữ dội và đứt xuống, gây tai nạn chết người. Thế là các bạn suy diễn ngay vụ cầu treo Lai Châu là cộng hưởng, tài đến thế là cùng. Cộng hưởng chỉ xảy ra khi tần số bước đi của đoàn quân tình cờ trùng với tần số dao động riêng của chiếc cầu. Và đây là một đoàn quân bước đều bước chứ không phải gần 50 người chầm chậm đẩy một cái xe tang“. - “Sập cầu treo do lỗi chế tạo không phải do quá tải” (GTVT). - Tội cho người chết (NLĐ).
- Bài viết nhân ngày thầy thuốc Việt Nam: Nỗi đau còn mãi (Quê Choa). – Blouse trắng giữa dòng đời xuôi ngược (Lê Thiếu Nhơn).
- Tin buồn: CÁO PHÓ CỦA BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ (Mạnh Quân/ Tễu). – Nỗi nhục này không chỉ là nỗi nhục của riêng tờ báo SGTT (FB Tin Không Lề)
Ông Chấn mong sớm được bồi thường (NLĐ).
Bình Phước: Kỷ luật bí thư TX Đồng Xoài và hai giám đốc Sở (PLTP).
- Đòi bồi thường do Sonadezi gây ô nhiễm nghiêm trọng: Người dân đơn độc (SGTT/ĐX).
VN hoan nghênh TT Obama thông qua Hiệp định Năng lượng Hạt nhân (VOA). - Seoul quan tâm hiệp định hạt nhân Mỹ-VN (BBC).
- Đêm Cali trên một ngọn đồi cao… (VOA).
- Đại sứ Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền (RFI).
- Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa tầm ngắn (RFI). –  Bắc Triều Tiên: Nhà truyền giáo Hàn Quốc thừa nhận làm gián điệp (RFI). - “Đòn hiểm” của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ĐS&PL). - Hàn Quốc đề xuất tổ chức định kỳ đoàn tụ gia đình ly tán (TTXVN). - CHDCND Triều Tiên phóng 4 tên lửa tầm ngắn (VOV). - Triều Tiên bắn tên lửa “dằn mặt” Mỹ-Hàn (NLĐ). - “Cánh tay phải” của Kim Jong-un biến mất bí ẩn (NLĐ). - Giới chức Bắc Triều Tiên bí mật đến Trung Quốc (VOA).
1- Thủ tướng Thái né tránh UB chống tham nhũng (RFI). - Lãnh đạo biểu tình Thái đề xuất tranh luận với bà Yingluck (KT). - Ông Suthep đòi đối thoại, bà Yingluck lạnh nhạt (NLĐ). - Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan xử vụ kiện Thủ tướng Yingluck (VOA). - Bà Yingluck bị cáo buộc thiếu trách nhiệm (BBC). =>
Thái Lan và Ukraine: “Địa lý xa, khủng hoảng gần” (Tầm nhìn).
- Qùi gối trước dân có làm xấu hình ảnh của mình? (Gocomay). – Từ tổng thống thành tội phạm bị truy lùng (VOA).
- Lê Diễn Đức: Thoát khỏi ảnh hưởng của Gấu Nga (Blog RFA). – Song Chi: Trông “người” lại nghĩ đến “ta”… (Blog RFA). – Chào tạm biệt, đồng chí Lê Nin (Nguyễn Hoa Lư).
- Vừa kể chuyện vừa bốc phét về Ukraina (1) (Cavenui). – Thế giới ngày 27.02: Nỗi lo chia rẽ tại Ukraina (DCCT). – Báo động đỏ (Boxitvn).
- Ianoukovitch « tái xuất giang hồ » tại Nga, bạo lực ở Crimée (Thụy My). – Ukraina: Một toán vũ trang chiếm trụ sở chính phủ và Quốc hội Crimée (RFI). – Quốc hội Ukraina thông qua thành phần chính phủ chuyển tiếp (RFI). – Ukraina và những lợi ích thiết yếu của Nga (RFI). – Ukraina : Nanh vuốt của Nga, tiền của Mỹ  (RFI).
Tổng thống tạm quyền Ukraine lên giọng cảnh báo Nga (TTXVN). - Ông Yanukovych lên tiếng (NLĐ). - Ông Viktor Yanukovych tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng (TTXVN). - Crimea sẽ tiến hành trưng cầu ý dân về mở rộng quyền tự trị (TTXVN). - Ukraine có nhanh chóng cán đích EU? (Tin tức). - Quốc hội Ukraine phê chuẩn danh sách nội các mới (TTXVN). - Quốc hội Ukraine phê chuẩn ông Yatsenyuk trở thành Thủ tướng (VOV). - Ukraine cảnh cáo Nga (NLĐ). - Tổng thống Ukraina bị lật đổ yêu cầu Nga bảo vệ (VOA). - Tân chính phủ Ukraina tìm cách hoà giải kinh tế (VOA). - Ông Yanukovich đang ‘ở Nga’ (BBC). - Ukraine cảnh báo Nga không ‘gây hấn’ (BBC). - Phe biểu tình Ukraine đề cử nội các mới (BBC).
Tiết lộ sốc: Tình báo Mỹ có thể đã che giấu, bảo vệ Yanukovych (Soha). - Nga cam kết tuân thủ thỏa thuận về hạm đội Biển Đen (TTXVN). - Nga đưa quân tới biên giới Ukraina (PT). - Nga phái chiến đấu cơ tuần tra vùng biên giới giáp Ukraina (VOA). - Hai ngân hàng Nga tạm ngừng cho vay mới ở Ukraine (TTXVN).
- Venezuela: Sinh viên tiếp tục phong trào biểu tình mạnh mẽ (RFI). - Tổng Thống Venezuela triệu tập hội nghị hòa bình để chấm dứt biểu tình (VOA).

- TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Quyền và nghĩa vụ của các tàu thương mại trên các vùng biển? (Infonet).
- Phillipines Phản Đối Trung Quốc Sử Dụng Vòi Rồng Tấn Công Ngư Dân (ĐKN). “Tổng thống Benigno Aquino III cho biết chính phủ của ông sẽ yêu cầu Bắc Kinh trả lời cho câu hỏi liệu đây là một sự việc có tính chất riêng lẻ hay là một cách thức mới của Trung Quốc nhằm khiêu khích các quốc gia đối thủ trong vùng biển đảo tranh chấp“.
- Nhắc lãnh đạo: ĐỪNG GIEO MẦM BẠO LOẠN (FB Nguyễn Thanh). “Những người dám nói thật,/ những người dám đấu tranh./ Là những người đầu tiên/ giúp các anh tỉnh ngộ./ Đừng lạm quyền lực nữa/ Sẽ chẳng dọa được ai./ Các anh bỏ tù họ./ Là nối thêm cái sai./ Nên thả họ ra ngay./ Và tăng cường đối thoại...” – Đừng bịt tai, nhắm mắt – Đi về hướng cực đoanNhắc mấy anh lãnh đạo:/  Giông tố đã đến gần./  Đừng bịt tai, nhắm mắt./ Đi về hướng cực đoan“.
Bán đảo Crimea dậy sóng (TN). - ‘Những vấn đề Ukraina che giấu bị phơi bày’ (TVN). - Crimea giải tán chính quyền đương nhiệm (Infonet). - Cựu Tổng thống Yanukovych tổ chức họp báo tại Nga (Infonet). - Crimea trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine? (Infonet). - Ukraine: Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych cầu cứu Nga bảo vệ! (PT). - Vì sao Ukraine giải tán lực lượng đặc nhiệm Berkut? (PT). - Yanukovych lên tiếng từ Nga: “Tôi vẫn là Tổng thống Ukraina hợp pháp” (GDVN). - Crimea giải thể chính quyền hiện tại, trưng cầu dân ý khả năng ly khai (GDVN). - Crimea: thành trì chống đối chính phủ mới (MTG). - Ông Yanukovych đang ở Nga và sẽ được bảo hộ chính trị (MTG). - Ukraine cảnh báo Nga không can thiệp quân sự (TP). - Ukraine: Còn hy vọng hòa bình ở vùng Crimea thân Nga (VOV). - Ông Yanukovych sẽ tổ chức cuộc họp báo tại Nga (TTXVN). - Hôm nay, ông Yanukovych sẽ “xuất đầu, lộ diện” (VnEco). - Ukraine điểm nóng mới ở châu Âu (PNTP). - Crimea tính chuyện mở rộng tự trị (NLĐ). - Itar-Tass xác nhận Yanukovych đã trốn sang Nga (KP). - Chính phủ Yanukovich vét sạch tiền công và 37 tỉ USD tiền vay (MTG).
Hạn chế thiệt hại (TN). - Mỹ sẽ ‘đấu trí’ với Putin ở Ukraina như thế nào (VNN). - Lựa chọn nào cho phương Tây ở Ukraina? (VNN). - John Kerry gọi cho Lavrov hỏi vụ cướp tòa thị chính Crimea, Ukraina (GDVN). - Putin chỉ thị chính phủ Nga tiếp tục liên lạc, viện trợ cho Ukraina (GDVN). - Lo ngại kịch bản Ukraine, lãnh đạo Gruzia vội vã đến Mỹ? (VOV). - Ukraine bất ổn, tàu do thám Nga âm thầm xuất hiện ở Cuba (VOV). - IMF và EU bắt đầu xem xét viện trợ tài chính cho Ukraine (VOV). - NATO lên án hành động của nhóm vũ trang tại Crimea, Ukraine (VOV). - Tổ chức an ninh, hợp tác châu Âu sẽ giám sát bầu cử Ukraine (VOV). - Mỹ yêu cầu Nga tránh xa khủng hoảng Ukraine (Infonet).
KINH TẾ
- Hoa Kỳ giúp Việt Nam phát triển kinh tế (RFA).
Tái cơ cấu nền kinh tế quyết định tăng trưởng (NLĐ).
Nhân rộng chương trình Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp (HQ). - 20.000 tỉ đồng chờ doanh nghiệp (NLĐ).
Biotcoin không phải là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (PLTP).
TTCK ngày 28/2: Nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu (DNSG).
Hà Nội nhan nhản nhà không phép mặt phố ‘đắt nhất hành tinh’ (VOV). - Giảm nghĩa vụ tài chính cho dân (NLĐ). - Dự thảo Luật Nhà ở còn nhiều bất cập (Tầm nhìn).
Doanh nghiệp xã hội – xu hướng kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp Việt (ĐBND).
1<- Nghịch lý đường dư thừa nhưng lại hạn chế xuất khẩu (NLĐ).
Nông dân lao đao vì rau sạch rớt giá (GD&TĐ).
Giá trứng gà “nhảy múa” (NLĐ).
Phân bón giả, nhập lậu vào Bình Định ngày càng tăng (PNTP).
Cơ hội cuối cùng cho công nghiệp ôtô (ĐBND).
Đồ chơi trẻ em: Nhường cho Trung Quốc (NLĐ).
Qantas cắt 5.000 việc làm vì lỗ nặng (BBC).
G20 phối hợp chính sách tiền tệ: Ảo tưởng hay thực tế? (ĐBND).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Sớm có giải pháp thỏa đáng cho việc xây dựng và bảo tồn cầu Long Biên (ĐBND). – Trần Đình Bá: Sẽ bảo tồn trọn vẹn cầu Long Biên bằng tư duy tiến sĩ! (Boxitvn).
Bàn giao 3 di tích quan trọng cho BQL di tích và danh thắng Hà Nội (HNM).
Kỳ bí ngôi chùa có tiếng “khóc, cười lúc nửa đêm của ấu nhi”? (DV).
Giấc mơ bảo tàng Wada dang dở (NLĐ).
1Thị Hến du xuân vào Nam (NLĐ). =>
Cho mẹ mượn Chùm truyện rất ngắn của Kiều Bích Hương (ĐBND).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 17) (Nhật Tuấn). – Thiếu nhi Hà nội góp sách tặng các bạn Huế, Sài gòn (The Children on Hanoi contribute books to their friends in Huế, Sài Gòn) (1975) (HNM/ Tây Bụi).
- Phạm Đình Trọng – Một số nhà văn Việt Nam với dự định thành lập tổ chức Văn Đoàn Việt Nam độc lập (Dân Luận).
- MỘT LẦN CHỤP ẢNH VỚI NHÀ VĂN NGUYỄN KIÊN (Văn Công Hùng).
- Nguyễn Hoàng Đức: Tập truyện ngắn “Giọt máu Tây Nguyên” của tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ (Bà Đầm Xòe). – ĐỌC “BÁC SỸ TRƯỞNG KHOA” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đỗ Trường: Hoàng Minh Tường, người làm sống lại dòng văn học hiện thực nhân đạo (Bà Đầm Xòe).
- Nguyễn Tất Thịnh – Hố đen Văn hóa (Chúng ta/ Dân Luận).
- Đào Dục Tú: (Bà Đầm Xòe).
- Hoà âm, thanh âm và ghi âm (Dr. Nikonian).
Thả nổi hướng dẫn viên “ngoại” (NLĐ).
Một văn tài trầm luân và bay bổng (ĐBND).

- Vũ Từ Trang: Người cơm nhà vác tù và hàng tổng (Trần Nhương).
- Xuân Hành (Người Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Quĩ giáo dục Việt Nam: Thành quả 11 năm hoạt động (RFA).
- Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH: Cần một giải pháp khác – Nguyễn Tấn Đại (Học thế nào).
Đổi mới tuyển sinh: Bộ GD-ĐT chỉ nên đóng vai ‘thái thượng hoàng’ (MTG).
Những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục: Kỳ vọng và những băn khoăn (PLXH).
1Bộ GD công bố phương án dự thảo thi tốt nghiệp (KP). - Bốn phương án lịch thi tốt nghiệp (NLĐ).
<- Đa dạng hóa các loại hình trường mầm non (PNTP). - Khó dẹp nhà trẻ không phép (NLĐ). - Nhiều văn bản “ách” trường mầm non (VNN).
Vấn đề “nóng” của ngành giáo dục: Rèn trò kiểu “đập búa trên sắt nguội” (PLXH).
Hiệu trưởng từ chức sau video chế giễu học sinh tự kỷ bị phát tán (ĐS&PL).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hai giờ vượt biển cứu 8 ngư dân gặp nạn (DT).
Đo sự hài lòng của người dân với ngành Y tế (DV).
Gia cầm từ các tỉnh chưa được kiểm soát tốt (NLĐ). - Lực lượng thú y ‘đơn độc’ chặn xe né trạm kiểm dịch động vật (TN). - Hải Dương công bố có dịch cúm A/H5N1 (Tin tức).
1Bộ Xây dựng chỉ đạo rà soát hệ thống cầu treo toàn quốc (GDVN).
Bói toán vào mùa (NLĐ).
Sự thật về mảnh đất “ma ám” khiến cả làng sợ hãi đập phá nhà cửa (ĐS&PL).
Hà Nội ô nhiễm ở mức ‘không đảm bảo’ (BBC). =>
- Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ (Kênh 14). – Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ (Soha). – Lạng Sơn: Hai thanh niên Trung Quốc sát hại dã man cháu bé (ĐS&PL).
Trung Quốc không chịu ban hành báo động đỏ về nạn khói mù (VOA).
- Một địa phương Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp vì khói mù dầy đặc (RFI).

QUỐC TẾ
Pakistan bác tin trang bị vũ khí cho phiến quân Syria (TTXVN). - Syria nói đã giết 175 phiến quân trong một cuộc phục kích (VOA). - Syria bắt thân nhân những người tham dự hòa đàm Geneve (VOA).
Ai Cập tiếp tục hoãn xét xử cựu Tổng thống Morsi (TTXVN).
Ảrập Xêút trước sự trở lại của Iran (ĐBND).
Palestine bác đề xuất kéo dài hòa đàm Trung Đông của Mỹ (TTXVN).
9 người thương vong trong vụ tàu ngầm lớp Kilo Ấn Độ gặp sự cố (TN). - Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ từ chức (BBC).
Nga tập trận hải quân với Trung Quốc, Ấn Độ (VnM).
- Anh tiếp đón long trọng Thủ tướng Đức Angela Merkel (RFI).
1- Pháp: Thất nghiệp tiếp tục tăng trong tháng 01/2014 (RFI).
<- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt sức ép từ chức (NLĐ).
Số người nhập cư vào Anh tăng đột biến tới hơn 30% (TTXVN).
Tàu ngầm HMAS Waller của Hải quân Australia bốc cháy (TTXVN).
Nhóm al Shabaab đứng sau vụ đánh bom xe ở Somalia (TTXVN).
- Nhật Bản –Bắc Triều Tiên nối lại đối thoại cấp chính phủ (RFI).
- Nhật kín đáo trở lại thị trường vũ khí (RFI). – Vụ gái giải sầu: Cựu Thủ tướng Nhật quy trách nhiệm cho chính phủ quân phiệt  (RFI).

* VTV: + Điểm báo – 27/02/2014; + Chào buổi sáng – 27/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 27/02/2014; + Thời sự 12h – 27/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 27/02/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 27/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 27/02/2014; + Thời sự 19h – 27/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 27/02/2014.

Đề nghị cùng kiện Trung Quốc: Philippines “làm khó” thêm cho giới lãnh đạo CSVN

“Làm khó” thêm bởi vì suốt bao năm nay, giới lãnh đạo CSVN vẫn vô cùng lúng túng phải đối phó, xoay xở che đậy với nhân dân và dư luận quốc  tế một bản chất là rất sợ phải làm việc này. Có mấy lý do họ sợ:

1. Các bậc tiền bối thế hệ thứ nhất của họ đã có những sai lầm, thỏa thuận trao đổi ngầm với Trung Quốc về chủ quyền mà cho tới nay vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng được bao nhiêu. Giờ nếu đem ra kiện quốc tế, dễ bị thua cả về pháp lý lẫn chính trị.
2. Các đàn anh tiền nhiệm gần đây và chính họ đã có những thỏa thuận ngầm tiếp theo với Trung Quốc, để mua lấy sự trợ giúp, chỗ dựa trong cơn khủng hoảng, lo sợ sụp đổ. Giờ đem ra kiện có nghĩa đã vi phạm những thỏa thuận ngầm đó.
3. Bản chấn quá hèn và yếu, lại đầy vết tích đen đúa trong nội tình, trong khi Trung Quốc đã nắm được và sử dụng như những vũ khí khống chế lợi hại, đã và đang dùng để chọc phá gây mâu thuẫn nội bộ. Kẻ nào trong số họ bộ lộ thái độ muốn “làm tới” với Trung Quốc ắt sẽ bị tấn công bằng những vũ khí này, ngay từ bên trong, nhưng lại được ngụy trang bằng nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế, có vẻ như vũ khí này đã và đang được dùng rồi, giờ chỉ là tăng hay giảm thôi.
-
Một thế giới

Philippines đề nghị Việt Nam và Malaysia cùng khiếu nại Trung Quốc

07:27 28-02-2014
1
Vào 27.2.2014, Philippines đã kêu gọi Việt Nam, Malaysia và các bên liên quan tới tranh chấp tham gia khiếu nại pháp lý đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.Trong một bước đi táo bạo vào tháng 1.2013, Philippines đã quyết định đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc kiểm soát bãi ngầm Scarborough của Philippines từ tháng 4.2012.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ mọi cáo buộc pháp lý của Philippines. Theo yêu cầu của tòa án, Philippines sẽ phải trình bày các lập luận pháp lý và chứng cứ của mình vào ngày 30.3 sắp tới.
Theo ông Francis Jardeleza, Trưởng đoàn, Tổng luật sư Philippines, Việt Nam, Malaysia và 2 quốc gia khác có thể tham gia vụ kiện hoặc tự mình đứng ra khiếu nại.
Ông Jardeleza nói đây là cơ hội duy nhất để các nước nhỏ có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước các cường quốc là sử dụng luật pháp quốc tế. “Chúng ta ở đây là để chứng minh, trên quan điểm luật pháp quốc tế, mọi hành động và tuyên bố của Trung Quốc đều vô hiệu”.
Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Philippines có các vùng biển tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau trên khu vực biển Đông. Điều này thường gây ra các cuộc đối đầu nguy hiểm, gây căng thẳng và phức tạp thêm tình hình khu vực.
Theo giáo sư luật Raul Pangalangan, Philippines muốn Trung Quốc giải thích các giới hạn và cơ sở của việc tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển chiếm tới 80% diện tích biển Đông.
Tuy nhiên Trung Quốc dường như không thích giải quyết tranh chấp theo hướng đa phương. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chuộng hình thức đàm phán song phương, nơi sức mạnh và ảnh hưởng sẽ giúp nước này chiếm thế thượng phong.
Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng cảnh báo Washington không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Trong đơn khiếu nại của mình, Philippines liệt kê một loạt các hành động “hung hăng” của Trung Quốc, bao gồm cả việc nổ súng xua đuổi tàu ngư dân Philippines khỏi bãi cạn Scarborough ngày 27.1.
Ngay sau khi Manila lên tiếng phản đối và chỉ trích, Đại sứ Trung Quốc tại Manila tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận trên biển Đông”.
Bảo Duy (Theo The Gazette)

BÔI NHỌ

Luu Gia Lạc
Trong bản cáo trạng phiên tòa xử Blogger Trương Duy Nhất có đoạn : “Nội dung 12 bài viết này không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước;”
Xét về mặt ngữ pháp thì cụm từ " bôi nhọ " trong đoạn cáo trạng trên là một động từ chỉ hành động của chủ thể Trương Duy nhất . Bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước bằng những bài viết ... đại loại vậy .

Ta thường thấy người ta lấy nhọ nồi bôi vào mặt nhau ( trò chơi ), thậm chí các cụ có câu " bôi gio, chát trấu ... vào mặt " , bôi nhọ nhau để giải trí và vô tình bôi nhọ ( kiểu các cụ hay nói ) bằng tro, hoặc trấu là hai trạng thái rất khác nhau . Bôi gio chát trấu là cực kỳ xấu xa, tro và trấu nhà nông thường dùng để ủ phân, phân trâu, phân lợn ... và cả phân người .
Nếu Trương Duy Nhất bôi nhọ ai đó như cáo trạng nói thì không biết mặt họ có bị dơ bị bẩn hay không ? ( nếu hiểu theo nghĩa đen thông thường ) .
Còn nếu Trương Duy Nhất bôi nhọ bằng ngòi bút, bằng bài viết lãn đạo đảng, nhà nước thì mang tính cá nhân với cá nhân, trong trường hợp này ta phải hiểu cái hành vi " bôi nhọ " theo nghĩa bóng chứ không thể theo nghĩa đen hoặc theo kiểu các cụ là bôi gio ... để đến nỗi làm cho kẻ bị bôi nhọ cảm thấy nhục nhã mà tìm mọi cách để đưa anh ra tòa .
Chưa nói đến luật tố tụng, nhưng thử hỏi người bị Blogger họ Trương bôi nhọ có cảm thấy mình bị bôi nhọ mà phát đơn kiện anh không ? Nếu không thì không thể truy tố anh về cái gọi là tội bôi nhọ .
Xin nhắc lại là " bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước " ở đây là những cá nhân cụ thể, vậy những cá nhân đó là ai mà trong bản cáo trạng đó không nói tới, không đưa mặt họ ra ... hay là sợ mặt họ bị nhọ không dám đưa ra kẻo thiên hạ chê cười, vì nếu mặt bị nhọ do bài viết, bài văn thì không cách nào rửa sạch, có khi nó còn nhọ đến ngàn đời sau .
Bản thân người bj xâm phạm danh dự, phẩm giá vì bị " bôi nhọ " không lên tiếng, không kiện cáo thì hà cớ chi mấy thằng cha vơ chú váo nào đó lại đang gào lên như một kẻ đánh thuê chém mướn, hay đang dạng háng ra cào l. ăn vạ được nhỉ .
Đã ra tòa là phải tuân theo hiến pháp và pháp luật không thì càng ngày càng trở lên đ. ra cái loại thể thống gì .
Nếu thế ông đây dí ... vào bàn luận !
Theo Facebook LGL 

Đồng tiền mua được gì?

Tôi đang viết bài này ở Hà Nội, không xa nơi tôi đã ở cách đây 24 năm lần đâu tiên sang Việt Nam. Thế giới của hôm nay rất khác so với thế giới của năm 1990 và giữa năm 1990 và hôm nay Việt Nam đã thay đổi nhiều. Nếu lúc đó, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Châu Á, thì hôm nay Việt Nàm là một nước thu nhập trung bình thấp (lower middle income country). Nếu lúc đó Việt Nam là một nước mới phát triển nền kinh tế thị trường, thì hôm nay Việt Nam đã có một nền kinh tế thị trường trong khuôn khổ thể chế Lenin gần hơn 20 năm rồi.
Không thể phủ nhận về mức sống, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Mặt khác, không có ai có thể phủ nhận nếu Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn, có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn, phải giải quyết những hạn chế về thể chế.
Trong những tháng qua, tôi đã đề cập đến vấn đề nhân quyền. Xin khẳng định với các bạn trong chính quyền, đó là một vấn đề mà tôi không thể nào bỏ qua. Và dù một số bạn trong chính quyền chưa thấy đủ rõ, vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí là lồng ghép với những hạn chế về thể chế, nhất là , những vấn đề như thiếu minh bạch, v.v. Song, hôm nay xin chia sẻ một chút với các bạn một cách ngắn gọn những gì tôi đang nghiên cứu ở Việt Nam.
Từ lâu tôi cũng như nhiều người khác rất lo về sự phát triển của Việt Nam, và có quan tâm đến tình hình của hai ngành cực kỳ quan trọng đối với tương lai của Việt Nam. Một là ngành giáo dục, hai là ngành y tế. Sự quan trọng của hai ngành này rõ ràng xuất phát từ thực tế là muốn phát triển, Việt Nam phải phát  triển con người. Tức là con người phải ở trung tâm của chiến lược phát triển.
Nhà Nước Việt Nam từ lâu đã chấp nhận quan điểm này về nguyên tắc. Đồng thời, ai ở Việt Nam, dù đang ở vị trí nào, đều thấy còn có nhiều thách thức, chính vì những thể chế của đất nước, đặc biệt trong việc cung ứng, chi trả, và quản lý những dịch vụ giáo dục và y tế, chưa cho phép dân Việt Nam tiếp cận đầy đủ những dịch vụ chất lượng khá, có khả năng chi trả được.
Ở nước nào việc quản lý các ngành giáo dục và y tế cũng không hề dễ dàng. Và thách thức lớn nhất của Việt Nam và làm sao có thể cải cách hai ngành này, để nó có thể phục vụ người dân và giúp họ phát triển những năng lực của họ một cách tối đa. Mục đích ở đây, không phải là đề cập đến những vấn đề phức tạp trong hai ngành này một cách đầy đủ, vì dân Việt Nam khá biết những chuyện này. Ý là đề cập một câu hỏi quan trọng như sau:
Việt Nam có một đặc trưng hiện nay là tỷ lệ dân nghèo và (đặc biệt) cận nghèo là còn quá cao, đồng thời quy mô của tầng lớp trung lưu còn quá nhỏ. (Chưa nói gì về những người lái xe Bentley, có mấy căn hộ v.v.) Qua những nghiên cứu khác nhau chúng ta có thể xác định là hiện nay, một vấn đề lớn đối với hai ngành giáo dục và y tế ở Việt Nam, không phải là số tiền được chi trả, mà là sự hiệu quả của số tiền được chi trả đối với những kết quả mong muốn.
Thế thì nghiên cứu tôi đang tiến hành ở Việt Nam hiện nay là gì? Đó là làm sao chúng ta có thể khuyến khích sự phát triển của giai cấp trung lưu ở Việt Nam? Tại sao đặt ra câu hỏi này? Là vì Việt Nam muốn phát triển bền vững thì phải mở rộng số người, số gia đình, số công đồng mà có thể không chỉ là tiếp cận những dịch vụ cơ bản mà là tiếp cận những dịch vụ chất lượng chuẩn, và qua đó đẩy mạnh khả năng của mọi người tham gia một cách hiệu quả trong nền kinh tế thị trường của đất nước và thế giới.”
Nếu trong ngành giáo dục vấn đề là làm sao phát triển một giai cấp lao động có kỹ năng, thì trong ngành y tế thách thức là, làm sao Việt Nam có thể phát triển một hệ thống y tế hiệu quả, mà trong đó những chi phí người dân phải chi trả là vừa phải, không quá đáng. Vâng, trong ngành giáo dục hiện nay có những nỗ lực cải cách (hy vọng sẽ thành công hơn những nỗ lực trước). Và vâng, trong y tế cũng có những nỗ lực để mở rộng bảo hiểm, giảm bớit lạm dụng. Hai việc đó tôi hoàn toàn hoan nghênh.
Nam ngoái, tôi đã tiến hành một công trình nghiên cứu về sự diễn biến của hiện tượng ‘xã hội hóa’ và những đóng góp và hạn chế của nó. Hiện nay, nghiên cứu của tôi đặt ra câu hỏi: ‘Xã hội hóa’ thì có rồi, nhưng bây giờ phải làm gì để giảm bớt những mặt tiêu cực của nó?
Tất nhiên, tôi cũng như những người khác chưa có câu trả lời. Chưa chắc giải pháp chỉ là xây thêm những bệnh viện v.v. Thế thì một cái cần thiết là tìm hiểu và xác định những điều kiện phải có để nâng cao khả năng của người gần thu nhập bình quân và tương đối thấp để họ có thể tiếp cận được những dịch vụ mà họ cần và qua đó phát triển khả năng của họ và để họ tham gia mạnh hơn trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Muốn có được điều đó, phải tìm cách mở rộng cơ hội cho những người có thu nhập trung bình trở xuống tối đa hóa những cơ hội để phát triển kỹ năng của họ, được khám chữa bệnh một cách hữu hiệu hơn với một kinh phí hợp lý hơn. Cho phép họ từ từ nâng cao hơn tới cấp trung lưu.
Đối với những vấn đề này, một thực thế phải đối mặt là mức độ phi tập trung hóa ở Việt Nam là rất cao, thậm chí quá cao. Trong khi những năng lực về về điều phối, quản lý thông tin, thúc đẩy minh bạch, bao đảm trách nhiệm giải trình thực sự là chưa đủ mạnh. Vì thế ở trung tâm của nghiên cứu này là những vấn đề về thể chế.
Hiện nay Việt Nam có trên 60 mô hình quản lý khác nhau. Ta phải học nó, phải xác định những thể chế nào có lợi nền phổ biển hóa, và những cái nào cần phải xóa bỏ. Cũng phải học các kinh nghiệm của các nước khác. Sau cùng, phải có sự quyết tâm chính trị; một cái khó ở Việt Nam mà rất cần.
Ở mức độ tới 17 phần trăm GDP, tổng số tiền cả dân lẫn nhà nước Việt Nam chi tra cho giáo dục và y tế là lớn rồi. Vào ngày thầy thuốc, cùng lúc đang có những thảo luận về cải cách ở cả hai ngành y tế và giáo dục, vấn đề hiện nay không phải là số tiền được chi trả, mà là số tiền đó  mua được gì cho dân Việt Nam.
JL

Ông Trần Văn Truyền có bệnh gì không?

   Sau khi báo Người cao tuổi đưa những dinh thự, biệt thự, nhà đất, trong khối tài sản được cho là của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. nhiều người dân bàn tán và cười mỉa mai “không tham nhũng làm sao có nhiều tiền như vậy”. Hôm qua PV đã có cuộc phỏng vấn, ông nói:
 “Tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin và minh định về tài sản của mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu xác minh, làm rõ…”
  Nghe ông thanh minh, tôi nghĩ ông nói điều này với các cháu chưa đến tuổi đến trường các cháu còn nghe, còn với người dân không một ai tin. Anh em ruột thịt cũng không mấy người lại cho nhau một khối tài sản lớn như vậy, nhưng trong cuộc sống không nhất thiết là ruột thịt họ sẵn sàng hiến gan, thận, máu để cứu sống nhau vì đó là tình người, những thứ này cao hơn cả tiền. Thử tìm đâu một người em nuôi nặng tình đến thế, chỉ khi ông đã từng cứu sống hoặc bao che gia đình họ thoát tội, nay họ đền ơn.
 Còn con ông không có tên trong hàng ngũ doanh nhân, chỉ là môi giới bán bia và nước ngọt mà có tiền về xây dựng nhà hàng nhiều chục tỉ. 
  Một thời ông là thanh bảo kiếm của Chính phủ, ông đa nhiều lần vung bảo kiếm để đem lại trong sạch cho cán bộ, loại nhiều sâu bọ gây hại cho đất nước. Ông biết bao vụ trộm gỗ xưa, loại gỗ được xếp vào hàng quý hiếm, đã bị tòa xét xử, nay mấy ngôi nhà của ông làm chính bằng loại gỗ quý này.

 Ông nói “Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”. 
    Ông là chủ ngôi nhà mà để thợ họ muốn làm thì làm chỉ khi ông bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não”

Phiếm đàm: Người Việt học hay hay hay học ?

Đào Dục Tú
 Người Việt thường tự hào dân mình có truyền thống hiếu học. Những câu cổ ngữ toàn phần chữ Hán được dẫn ra để diễn giải và minh chứng xa gần cho tinh thần ấy như ” tôn sư trọng đạo” ” nhất tự vi sư bán tự vi sư” ” tiên học lễ hậu học văn” (câu này được viết bằng chữ la-tinh-chữ quốc ngữ ở không ít trường tiểu học và trung học cơ sở) . . .Đấy là chưa kể nhiều ” thầy đồ hiện đại” còn viện dẫn kinh sách để bổ xung cho việc chứng minh tinh thần dân tộc,tinh hoa dân tộc hiếu học, ví như ” ngọc bất trác bất thành khí- nhân bất học bât tri lý” “ấu bất học lão hà vi” ( toàn Hán tự. . . kinh ba chữ !)
Dưới gầm trời này cổ lai đâu chỉ có người Việt mình hiếu học,hay nôm na –hay học ,ham học,siêng năng học. . .Người Trung Hoa cổ có biết bao nhiêu là điển tích rất điển hình cho tinh thần hiếu học.Nhà nghèo học đêm bằng ánh sáng đom đóm,ánh sáng tuyết hắt vào;rồi móc búi tóc treo lên xà nhà ,mỗi khi ngủ gật  lại bị dây giật ngược đầu lên  vân vân và vân vân.Ai cũng biết nhân tài hay cao hơn là thiên tài khoa học cũng như văn chương nghệ thuật của nhân loại không phải từ trên trời rơi xuống. Ngoài thiên phú ,thiên bẩm, thiên định . . .trời cho,họ đều phải học ở trong học đường ,ở ngoài trường đời như thế nào thì trong điều kiện vô cùng ngặt nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần thời cổ đại ,thời trung cổ, thời cận đại , họ mới đóng góp cho tiến trình văn minh nhân loại những định lý toán học ,vật lý,cơ học ,động lực học,hóa học hay những tác phẩm văn chương nghệ thuật để đời hang ngàn năm,hàng trăm năm. Về một phương diện nào đó,có thể nói, hay học là bản tính cao quý cao cả cao thượng số một của con người cổ kim khắp bốn biển năm châu, chẳng thể so sánh chuyện hơn thua nếu không muốn thành người lẩm cẩm. Ca tướng lên ,tấu ầm lên tinh thần hiếu học của người mình, không ít ý kiến đã nói trắng phớ ,phản biện thẳng là thời trung cổ hàng ngàn năm phong kiến,nếu cuối con đường trường ốc trường quy không hứa hẹn giấc mơ vinh quy bái tổ “võng anh đi trước võng nàng theo sau (Nguyễn Bính) “một người làm quan cả họ được nhờ”. . .thì sự học chưa chắc đã đậm đà tinh thần hiếu hiếu ham ham như rứa ! Hiển nhiên thời đó học là để đi thi ,hết thi hương thi hội đến thi đình ;thi là  cầu mong có tên bảng nhãn thám hoa. . .chứ đâu phải để ra trường khoác ba lô tới vùng sâu vùng xa, mang sở học ba sẵn sàng đi bất cứ nơi nào nước cần dân đợi ! Hỏi thời a-còng này,”con cháu các cụ cả” (5 xê-một nét hi hữu của sử dụng cán bộ) đa phần lấy Hồ Gươm làm tâm,cố gắng bán kính càng thuộc phạm vi bốn quận nội thành càng tốt;quá lắm  chậy đến  miền tây thủ đô-qua cầu Đuống,sang Đông Anh là cùng .Lại nói ” một bộ phận không nhỏ” cán bộ dảng viên có chức có quyền đang thao túng đời sống kinh tế xã hội,đang bị định danh là bầy sâu ăn hết phần của dân không từ thứ gì,bảo đảm quá bán (hay hai phần ba,hay ba phần tư) là  học giả nhưng bằng thật dấu son đỏ chót,thậm chí không ít còn được thăng thiên học hàm học vị đàng hoàng.Hỏi công trình gì,được phong. . .theo chuẩn mực khoa học ta hay tây,nào ai biết. Nếu phải kể dấu ấn để lại của các vị ,thành tích bất hủ của các vị có lẽ chỉ là hạ cánh an toàn ! Lại còn chuyện con số “khủng” các vị bằng cấp  giả nữa mới rầu ruột .Số lượng tiến sĩ ,giáo sư,  cao học. . . vượt xa mấy nước trong khu vực cả về con số tuyệt đối lẫn tính trên đầu người;thế nhưng một sự thật không thể đảo ngược được là nhiều chỉ số kinh tế ,khoa học công nghệ nước mình vẫn  cách họ  đến mấy ” cánh đồng thời gian” biết bao giờ đuổi kịp ! Nhiều người giỏi thế,thông minh tính trời thế mà sao nước vẫn nghèo ,nợ xấu “nợ đẹp” nhiều quá thế,khoa học  công nghệ ,khoa học nhân văn bao giờ mới thành “then chốt” đua-ra ?. Nếu người mình hiếu học ,ham học ,siêng năng học thật sự,học đi đôi với hành thật sự thì đâu đến nỗi nào chịu thua chị kém em không những ở sân người mà cả ở ngay sân mình.
Đại loại hay học là thế ,còn học hay thì  thôi xin được chỉ nói vài lời. Hiển nhiên thời “vê-đúp-tê-ô” hội nhập khu vực và toàn cầu,muốn hay không trong cuộc tương tranh này, người mình cũng bắt buộc phải theo keo học và học nhanh đầu tiên là trên  thương trường  quốc nội và quốc ngoại,đặc biệt là giao thương  thế giới đi trước mình hàng thế kỷ phát triển kinh tế thị trường và khoa học công nghệ.Cho dù thành tựu chỉ đủ để “mình lại so với mình” nay thế này,trước giải phóng thế kia,trước cách mạng thế nọ vân vân. . . thì nhìn vào đời sống kinh tế xã  hội đất nước, bức tranh cũng có  điểm. . . tươi mưởi nét xuân . Quả là đi tắt đón đầu.Làng tôi cách Hà Nội nửa giờ xe máy,mấy bà chậy chợ ,đi cấy;mấy chị giữ trẻ ,lao công,làm thuê .  . .nghĩa là những người lao động vất vả nhọc nhằn nhất trong cuộc mưu sinh hàng ngày ,cũng xài điện thoại di động;không ít người  cố gồng mua xe máy xịn vè vè. . . Văn minh thời đại đấy chứ đâu. Nếu không học hay thì làm sao có được sự tương ứng ấy,làm sao không ít người làng tôi và con cháu họ đã trở thành công dân toàn cầu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nhưng cũng chính ở thời điểm . . .đáng mừng này,biết bao nhiêu làn gió độc tràn vào mỗi ngày một . . .tàn bạo hơn tỷ lệ với tốc độ mở cửa,độ cửa mở và những kém cỏi hớ hênh  của cấp quản lý vĩ mô trên nhiều bình diện kinh tế văn hóa xã hội. Chỉ cần lướt nhanh mặt báo lề phải cũng đủ thấy  khuyết tật,tội lỗi,tội phạm thật kinh hồn táng đởm và quá nhiều tật tội vô tiền khoáng hậu ,vượt xa cả trí tưởng tượng của nhà văn là người  vốn thạo nghề hư cấu  bậc nhất
Chuyện học hay hay hay học,biết thế nào cho đủ. Đâu phải  chỉ là ý vị của một  ”âm hay ,ba nghĩa khác nhau”. Hay là tính từ,là tốt ,là đẹp đối nghĩa với xâu ,dở;hay, như một liên từ ,thay cho hoặc và hay trạng từ thay cho siêng năng ,ham,hiếu học vân vân. . . Chữ “hay” thuần Việt  nội hàm quá phong phú,nhất là gắn với sự học của người Việt mình.Người viết xin phiếm đàm dịp khác . / .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét