Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Marx và Engels quả thật đã “tự diễn biến”? Ngắm biệt thự của Mr. Truyền Mr. Quyến - bí thứ Hải Dương Mr Nguyễn Trường Tô nguyên chủ tịch Hà Giang

Marx và Engels quả thật đã “tự diễn biến”? Cung cấp chứng cứ cho bài viết của Tống Văn Công

Boxitvn
Vũ Thị Phương Anh
Trong Bản kiểm điểm không đạt yêu cầu đăng trên Bauxite Việt Nam ngày hôm qua (27-2-2014), Tống Văn Công viết: “Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, trong đó có đoạn như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt”.
Cũng trong bản kiểm điểm này, ông lại cho biết: “[P]hát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan), Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình.”
Một số bạn đọc ngỡ ngàng viết cho chúng tôi, đặt câu hỏi: “Lẽ nào hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản lại “tự diễn biến” như thế?”.
Chúng tôi cho đăng hai trích dịch sau đây do Vũ Thị Phương Anh chuyển ngữ, để thấy Tống Văn Công viết có chứng cứ.
Bauxite Việt Nam

Bài viết của F. Engels (Introduction to Karl Marx’s The Class Struggles in France 1848 to 1850. Nguồn: marxists.orghttp://www.marxists.org/archive/marx/works/1895/03/06.htm)
But history has shown us too to have been wrong, has revealed our point of view at that time as an illusion. It has done even more; it has not merely dispelled the erroneous notions we then held; it has also completely transformed the conditions under which the proletariat has to fight. The mode of struggle of 1848 is today obsolete in every respect, and this is a point which deserves closer examination on the present occasion.
———
With this successful utilisation of universal suffrage, however, an entirely new method of proletarian struggle came into operation, and this method quickly took on a more tangible form. It was found that the state institutions, in which the rule of the bourgeoisie is organised, offer the working class still further levers to fight these very state institutions. The workers took part in elections to particular diets, to municipal councils and to trades courts; they contested with the bourgeoisie every post in the occupation of which a sufficient part of the proletariat had a say. And so it happened that the bourgeoisie and the government came to be much more afraid of the legal than of the illegal action of the workers’ party, of the results of elections than of those of rebellion.
For here, too, the conditions of the struggle had changed fundamentally. Rebellion in the old style, street fighting with barricades, which decided the issue everywhere up to 1848, had become largely outdated.
——-
The irony of world history turns everything upside down. We, the “revolutionaries”, the “overthrowers” — we are thriving far better on legal methods than on illegal methods and overthrow. The parties of order, as they call themselves, are perishing under the legal conditions created by themselves. They cry despairingly with Odilon Barrot: la légalité nous tue, legality is the death of us[463]; whereas we, under this legality, get firm muscles and rosy cheeks and look like life eternal. And if we are not so crazy as to let ourselves be driven to street fighting in order to please them, then in the end there is nothing left for them to do but themselves break through this dire legality.
Nhưng lịch sử đã chứng minh chúng ta quá sai lầm, cho thấy quan điểm của chúng tôi tại thời điểm đó chỉ như một ảo ảnh. Thậm chí, lịch sử còn đã làm nhiều hơn thế; nó không chỉ đơn thuần xua tan những khái niệm sai lầm mà chúng tôi đã giữ trong đầu lúc ấy, mà nó cũng đã thay đổi hoàn toàn những điều kiện mà trong đó giai cấp vô sản phải chiến đấu. Phương pháp đấu tranh của năm 1848 ngày nay đã lỗi thời trên tất cả mọi khía cạnh, và đây là điểm mấu chốt mà lúc này chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng.
————–
Tuy nhiên, với sự thành của công việc áp dụng phổ thông đầu phiếu, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn mới của giai cấp vô sản được đưa vào hoạt động, và phương pháp này nhanh chóng được áp dụng thường xuyên hơn. Có thể thấy rằng các cơ quan nhà nước, nơi giai cấp tư sản được tổ chức việc cai trị của mình, lại cũng là nơi cung cấp cho các tầng lớp lao động những đòn bẩy để chống lại chính các cơ quan nhà nước này. Người lao động đã tham gia vào cuộc bầu cử theo cách riêng phù hợp với mình, tham gia hội đồng thành phố và các tòa án thương mại, họ tranh cử cùng với giai cấp tư sản trong mỗi vị trí ở các ngành nghề mà trong đó có sự hiện diện và tiếng nói mạnh mẽ của giai cấp vô sản. Và do đó, giờ đây giai cấp tư sản và chính phủ trở nên e ngại hoạt động hợp pháp của đảng của giai cấp công nhân còn hơn cả những hành động bất hợp pháp; và họ cũng sợ kết quả của các cuộc bầu cử hơn là những vụ nổi loạn.
Bởi vì chính ở đây, các điều kiện của cuộc đấu tranh cũng đã thay đổi về cơ bản. Nổi loạn là cách làm đã cũ, những cuộc đấu tranh trên đường phố với các rào chắn đấu với rào chắn, phương cách đã giúp giải quyết vấn đề vào năm 1848, giờ đây hâu như đã hoàn toàn lỗi thời.
——-
Sự trớ trêu của lịch sử thế giới đã làm đảo lộn tất cả. Chúng tôi, những “nhà cách mạng”, các “người lật đổ” – chúng tôi đang phát triển tốt hơn nếu sử dụng các phương pháp hợp pháp hơn là các phương pháp bất hợp pháp và lật đổ. Các bên thuộc cái trật tự chung, như họ tự gọi mình, lại bị tổn hại dưới các điều kiện pháp lý do chính mình tạo ra. Họ kêu khóc tuyệt vọng: sự hợp pháp đã tạo ra cái chết của chúng ta [463], trong khi đó đối với chúng tôi, chính sự hợp pháp này lại làm cho chúng tôi có được cơ bắp săn chắc, đôi má hồng và dường như một sự sống đời đời. Và nếu chúng ta không quá ngu đến nỗi cứ lao ra đường chiến đấu để làm cho họ vui lòng, thì thực ra cuối cùng họ sẽ bị hủy diệt bằng chính cái tính hợp pháp thê thảm kia.

Bài viết của K. Marx (La Liberté Speech. Nguồn: marxists.org)

In the 18th century, the kings and the potentates were in the habit of meeting at The Hague to discuss the interests of their dynasties. It is precisely in this place that we wanted to hold our workers’ meeting, despite attempts to arouse apprehensions among us. We wanted to appear amid the most reactionary population, to reinforce the existence, propagation, and hope for the future of our great Association [International Working Men's Association].
When our decision became known, it was rumored that we sent emissaries to prepare the ground. Yes, we do not deny that we have such emissaries everywhere, but they are mostly unknown to us. Our emissaries in The Hague were the workers whose labor is as toilsome as that of our emissaries in Amsterdam, who are likewise workers, laboring 16 hours a day. Those are our emissaries; we have no other; and in all the countries where we recruit we find them prepared to receive us with open hearts, because they understand immediately that we strive to improve their lot.
The congress at The Hague has brought to maturity three important points:
It has proclaimed the necessity for the working class to fight the old, disintegrating society on political as well as social grounds; and we congratulate ourselves that this resolution of the London Conference will henceforth be in our Statutes.
In our midst there has been formed a group advocating the workers’ abstention from political action. We have considered it our duty to declare how dangerous and fatal for our cause such principles appear to be.
Someday the worker must seize political power in order to build up the new organization of labor; he must overthrow the old politics which sustain the old institutions, if he is not to lose Heaven on Earth, like the old Christians who neglected and despised politics.
But we have not asserted that the ways to achieve that goal are everywhere the same.
You know that the institutions, mores, and traditions of various countries must be taken into consideration, and we do not deny that there are countries — such as America, England, and if I were more familiar with your institutions, I would perhaps also add Holland — where the workers can attain their goal by peaceful means. This being the case, we must also recognize the fact that in most countries on the Continent the lever of our revolution must be force; it is force to which we must some day appeal in order to erect the rule of labor.
The Hague Congress has granted the General Council [London-based administrative body of IWMA] new and wider authority. In fact, at the moment when the kings are assembling in Berlin, whence are to be issued new and decisive measures of oppression against us by the mighty representatives of feudalism and of the past — precisely at that moment, when persecution is being organized, the congress of The Hague considered it proper and necessary to enlarge the authority of the General Council and to centralize all action for the approaching struggle, which would otherwise be impotent in isolation. And, moreover, where else could the authorization of the General Council arouse disquiet if not among our enemies? Does the General Council have a bureaucracy and an armed police to compel obedience? Is not its authority entirely a moral one, and does it not submit its decisions to the judgment of the various federations entrusted with their execution? Under such conditions — without an army, without police, without courts — on the day when the kings are forced to maintain their power only with moral influence and moral authority, they will form a weak obstacle to the forward march of the revolution.
Finally, the congress of The Hague has moved the headquarters of the General Council to New York. Many, even among our friends, seem to have wondered at such a decision. Do they then forget that America will be the workers’ continent par excellence, that half a million men — workers — emigrate there yearly, and that on such soil, where the worker dominates, the International is bound to strike strong roots? Moreover, the decision of the congress gives the General Council the right to employ [in Europe] any members whose collaboration it considers necessary and useful for the common welfare. Let us trust its prudence and hope it will succeed in selecting persons who will be capable or carrying out their task and who will understand how to hold up the banner of our Assocation in Europe with a firm hand.
Citizens, let us think of the basic principle of the International: Solidarity. Only when we have established this life-giving principle on a sound basis among the numerous workers of all countries will we attain the great final goal which we have set ourselves. The revolution must be carried out with solidarity; this is the great lesson of the French Commune, which fell becaue none of the other centres — Berlin, Madrid, etc. — developed great revolutionary movements comparable to the mighty uprising of the Paris proletariat.
So far as I am concerned, I will continue my work and constantly strive to strengthen among all workers this solidarity that is so fruitful for the future. No, I do not withdraw from the International, and all the rest of my life will be, as have been all my efforts of the past, dedicated to the triumph of the social ideas which — you may be assured! — will lead to the world domination by the proletariat.
Vào thế kỷ 18, các vị vua cùng các quần thần có thói quen họp tại The Hague (Hà Lan) để thảo luận về lợi ích của các triều đại của mình. Và đây cũng chính là nơi chúng ta quyết định tổ chức cuộc họp công nhân, bất chấp những nỗ lực tạo ra sự ngờ vực đối với chúng ta. Chúng ta muốn xuất hiện ngay trong tại nơi mà người dân có tư tưởng phản cách mạng nhất, để củng cố cho sự tồn tại, lan truyền, và niềm hy vọng cho tương lai của Hiệp hội vĩ đại của chúng ta [Hiệp hội những người lao động quốc tế].
Khi mọi người biết về quyết định của chúng ta, có tin đồn rằng chúng ta đã gửi sứ giả đến để chuẩn bị dư luận từ trước. Có, chúng ta không phủ nhận rằng chúng ta có các sứ giả như vậy ở khắp mọi nơi, nhưng đa số những người này chính chúng ta cũng không biết. Sứ giả của chúng ta ở The Hague là những người lao động với những công việc cũng cực nhọc như các sứ giả ở Amsterdam, vốn cũng là những công nhân, lao động đến 16 giờ một ngày. Đấy, sứ giả của chúng ta là như thế, chúng tôi không có những sứ giả nào khác, và trong tất cả các quốc gia mà chúng ta đang chiêu mộ, chúng tôi đều thấy họ đã sẵn sàng để tiếp nhận chúng ta với trái tim rộng mở, bởi vì ngay lập tức họ hiểu rằng chúng ta đang nỗ lực để cải thiện số phận của chính họ.
Đại hội tại thành phố The Hague lần này cho thấy những điểm sau đây đã thực sự chín muồi:
Đại hội khẳng định sự cần thiết của việc giai cấp công nhân phải đấu tranh chống lại cái xã hội cũ đang tan rã dựa trên những lý do chính trị cũng như xã hội, và chúng ta có quyền tự chúc mừng chính mình rằng quyết nghị này của Hội nghị London từ nay về sau sẽ nằm trong Điều lệ của chúng ta.
Đã có những người trong chúng ta kêu gọi những người lao động từ bỏ các hoạt động chính trị. Chúng tôi đã tự thấy mình có trách nhiệm phải tuyên bố rằng những nguyên tắc ấy thật nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của sự nghiệp mà chúng tôi theo đuổi.
Một ngày nào đó giai cấp công nhân phải nắm lấy quyền lực chính trị để xây dựng tổ chức mới của những người lao động, họ phải lật đổ cái nền tảng chính trị cũ mà trên đó những thể chế cũ được duy trì, nếu như họ không muốn để vuột mất thiên đường trên trái đất, như những người Kitô hữu cũ vốn đã bỏ quên và coi thường chính trị.
Nhưng chúng tôi không khẳng định rằng cách để đạt được mục tiêu nói trên là giống nhau ở khắp mọi nơi.
Các bạn đều hiểu rằng các thể chế, tập tục và truyền thống của các quốc gia khác nhau cần phải được xem xét, và chúng tôi không phủ nhận rằng có một số quốc gia – chẳng hạn như Mỹ, Anh, và nếu tôi hiểu rõ hơn về các định chế của các bạn thì có lẽ tôi cũng có thể thêm cả Hà Lan vào danh sách này – mà ở nơi ấy các công nhân có thể đạt được mục tiêu của họ bằng biện pháp hòa bình. Và dù hiểu rõ điều này, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là tại hầu hết các nước tại Châu Âu thì đòn bẩy của cuộc cách mạng của chúng ta phải là bạo lực; bạo lực là cái mà chúng ta sẽ có ngày phải sử dụng đến để thiết lập được sự cai trị của người lao động.
Đại hội Hague đã trao cho Đại hội đồng [cơ quan quản lý có trụ sở đặt tại London của HHNNLĐQT] thẩm quyền mới với phạm vi rộng hơn. Trong thực tế, tại thời điểm này khi các vị vua chúa đang tập hợp tại Berlin, nơi sẽ phát ra các biện pháp đàn áp mới mang tính quyết định để chống lại chúng ta từ những kẻ đại diện hùng mạnh của chế độ phong kiến ​​và của quá khứ – thì ngay chính tại thời điểm đó, khi người ta đang chuẩn bị cho việc đàn áp, Đại hội The Hague nhận thấy việc mở rộng thẩm quyền của Đại hội đồng và tập trung tất cả hành động cho cuộc đấu tranh đến gần là một điều thích hợp và cần thiết, vì nếu không thì chính Đại hội đồng sẽ bị bất lực trong sự cô lập. Và, hơn nữa, còn ai khác có thể băn khoăn về việc trao thêm quyền cho Đại hội đồng nếu không phải là chính những kẻ thù của chúng ta? Đại hội đồng có tồn tại một bộ máy hành chính và cảnh sát vũ trang bắt buộc mọi người vâng lời hay sao? Chẳng phải là quyền lực của nó chỉ hoàn toàn là quyền lực đạo đức sao, và chẳng phải các quyết định của nó đều phải trải qua sự phán xét của các liên đoàn khác nhau mà nó đã ủy thác để thực hiện hay sao? Trong điều kiện như vậy – hoàn toàn không có quân đội, không có cảnh sát, không có tòa án – vào cái ngày mà các vị vua chúa buộc phải duy trì quyền lực của họ, thì chỉ với ảnh hưởng và thẩm quyền về đạo đức, họ sẽ trở thành một trở lực yếu ớt trên con đường tiến về phía trước của cuộc cách mạng.
Cuối cùng, Đại hội The Hague đã chuyển trụ sở của Hội đồng đến New York. Nhiều người, trong đó có cả những người bạn của chúng ta, có vẻ như đã thắc mắc tại sao lại có một quyết định như vậy. Những người đó hẳn đã quên rằng nước Mỹ rồi sẽ là một lục địa ưu tú nhất của người lao động, nơi hàng năm có đến nửa triệu người – đều là công nhân – di cư đến, và cũng quên rằng trên vùng đất đó, nơi người lao động chiếm đa số, Quốc tế sẽ bén rễ mạnh mẽ, hay sao? Hơn nữa, quyết định của Đại hội đã trao cho Đại hội đồng quyền sử dụng [ở châu Âu] bất kỳ thành viên nào mà sự hợp tác của họ được xét là cần thiết và hữu ích cho lợi ích chung. Chúng ta hãy tin tưởng vào sự thận trọng của Đại hội đồng và hy vọng nó sẽ thành công trong việc lựa chọn những người có khả năng thực hiện nhiệm vụ, cũng như những người biết cách làm thế nào để giương lên các biểu ngữ của Hiệp hội ở châu Âu với đôi tay vững chắc.
Hỡi các công dân, chúng ta hãy nghĩ đến nguyên tắc cơ bản của Quốc tế: Đoàn kết. Chỉ khi chúng ta đã thiết lập nguyên tắc sống còn này trên một nền tảng vững chắc giữa những người lao động trên tất cả các nước thì chúng ta mới mong đạt được mục tiêu cuối cùng tuyệt vời mà chúng ta đã thiết lập cho chính mình. Các cuộc cách mạng đều phải được thực hiện với tinh thần đoàn kết, đây là bài ​​học lớn của Công xã Pháp, vốn đã sụp đổ vì không ai trong số các trung tâm khác – Berlin, Madrid, v.v. – phát triển được phong trào cách mạng có quy mô lớn tương đương với các cuộc nổi dậy vĩ đại của giai cấp vô sản Paris.
Về phần tôi, tôi sẽ tiếp tục công việc của mình và không ngừng phấn đấu để tăng cường tình đoàn kết giữa tất cả các công nhân để có được kết quả tốt đẹp cho tương lai. Không, tôi không rút khỏi Quốc tế, và tất cả phần đời còn lại của tôi, cũng như tất cả nỗ lực của tôi trong quá khứ, sẽ luôn hiến dâng cho ngày chiến thắng của các ý tưởng xã hội mà một ngày nào đó – vâng, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng điều này – sẽ dẫn đến sự thống trị của giai cấp vô sản trên toàn thế giới.
Dịch giả gửi trực tiếp cho cho BVN.

Lão Nông – Người Tù 2 Thế kỉ (kỳ 2)

Lão Nông

Tác giả gửi đến Dân Luận

Sau 39 NĂM ròng! Lửa binh đao đã tắt!
Người ta nhìn thấy Hai Cựu Thù danh giá, năm nào từng quyết sống mái, không đội trời chung (“Giải phóng Miền Nam, chúng ta thề quyết tiến bước! Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước!…”), đã bỗng sáp lại ôm nhau thành sui gia(!?)
Cặp Dâu-Rể nọ cũng “Giai tài – Gái sắc”! Đẹp như đôi chim Phượng Hoàng vậy!
Môn đăng hộ đối, giàu sang quyền quý, quyến rũ và quấn quýt!
Nhưng với số phận một Cựu Đại úy quèn, một nửa quyền quý kia, lại muốn cho thiên thu tuyệt diệt?
Chàng Phò Mã, và Thân Phụ, nhẽ nào cũng muốn quên đi người đồng đội – đồng bào VNCH của mình?
Logic ở đâu?
Nếu không phải Tự do của Ông là sự đe dọa cho “Hạnh kiểm, Đạo đức Cách mạng”, sinh mệnh chính trị, quan lộ thênh thang, của những bàn tay đã nhúng chàm, vấy máu, ăn bẩn, từ Thế kỉ trước ở Kiên Giang?
Sự Thật chỉ có thể là như vậy, mới giải thích được cái Bản Án cột chặt vào Ông mà Vắt Ngang 2 thế kỉ.
Mới thấy tại sao, 39 NĂM ròng, 500 lá đơn tố cáo Ông viết trong tù, đều bị đem đốt thành tro quá dễ.
Và để viết được 1 lá đơn, Ông, và những Người Bạn tù, phải xoay xở, nhọc công mệt óc biết nhường nào!
Thời gian đọa đày kỉ lục ấy, là sự cộng hưởng của 2 Bản Án Vô Nhân đạo, nhắm vào một Con Người.
Có những kẻ đang tâm, quyết hại người diệt khẩu?
Trên thế giới, dẫu một người phạm tội thực sự và bị phạt mức án tù Chung thân, cũng hiếm thấy trường hợp nào vẫn còn phải sống trong trại giam, sau ngần ấy năm giời!
Cô bé 15 tuổi Trần Phan Yến Nhi, cháu gái Ông, sinh ra là để ngóng trông, thắc thỏm, mỏi mòn.
Người ta còn đang tâm đánh lừa con bé, hứa thả ông nó về ăn tết(!)
Lời hứa nhẫn tâm không thực hiện thật còn tàn nhẫn hơn cả một viên đạn!
Bao nhiêu bánh Tét, Chuối khô, nhất là Cốm dẹt!
Con bé mua sẵn, dành cho Ông Nội,
vẫn còn đó…


“Oan khúc Người tù Kiên Giang”

1.
Đông thổi hàn phong lùa ngục lạnh
đêm đêm xâm thẩm buốt thân gầy
phong âm xiết rợn nghe như thể
phẫn hận cây đàn ai tuốt dây
2.
im lìm ngục lạnh như nhà xác
bục phạm nhân nằm tựa áo quan
vén mép chăn tàn, tay tự liệm
người tù xoay xở tấm thân tàn
3.
Đông dài, còn rét Nàng Bân muộn
Nàng đến hằng năm, hỏi đếm lần?
chẳng nhớ, vô tâm, Nàng – Bà Chúa!
Tù là nô lệ của Thời Gian!
4.
Con mồi chiến quả, Cán – Quân xưa
kẻ thắng còn say, muốn trả thừa,
cùm xích Cựu Thù, cho thỏa hận (!)
Anh là mãnh thú bị sa cơ!
5.
Tương tàn kết tủa trong Tù ngục!
nửa triệu hàng binh bị đọa đày
cầm cố nơi sơn cùng cốc tận
lao tù nhấm gặm vạn đời trai
6.
có người đêm chết, chẳng ai hay
chẳng có bia ghi, đụn đất dày!
thương xót, cây rừng che lá mục
tù còn xương rục… trả ơn cây!
7.
có Người án buộc hai Thế kỉ
như xiềng như xích, căng hai tay
gông cùm đeo nặng chân ngục thất
BA CHÍN NĂM ròng… treo ở đây! [*]
 Người Tù Thế kỉ)
8.
đồng tử chìm sâu hai hố mắt
mù lòa, đầy bệnh tật, da mồi
xương vai, không đủ còn năm tấc,
thuở mái đầu xanh, …điểm bạc rồi!
9.
thuở ấy con Anh còn nhỏ dại
biết rồi hai đứa dạt phương nao?
bi bô Thằng Út, lên 2 tuổi
Chị mắt trong veo, 4 tuổi đầu!
10.
tôi kể chuyện anh Nguyễn Hữu Cầu
tột cùng, kết tủa của niềm đau
Người Tù Thế kỉ đầy kiêu dũng
vẹn với Lương Tri, chẳng cúi đầu!
11.
Sau “Ngày Gãy Súng” buồn rơi lệ
Đại úy địa phương Nguyễn Hữu Cầu
bị cưỡng tập trung đi cải tạo
thả về quê quán 6 năm sau
12.
chiến bại, Miền Nam! hận, khổ, sầu!
“Tự do”? “Giải phóng”? hỡi trời cao(!?)
“Chính quyền Cách Mạng” toàn tham nhũng!
chỉ có tham quan với cường hào!
13.
cay đắng, hoài thương, nước Cộng Hòa
nỗi niềm Anh đóng… “Sổ Bài Ca”,
ghi vào trang lẻ – lời ai khúc, [*]
trang chẵn – tội quan chức thối tha!
14.
Luật Pháp”, không xoa má Cựu Thù!
thế nên Đại úy lại đi tù!
Tòa” tuyên kích động, dùng ca khúc
“mưu lật Chính Quyền”, buộc TỘI TO!
15.
đấu lý, Anh đòi trưng vật chứng
Tòa trưng quyển sổ, do lưu manh,
kẻ quan “Giải Phóng” thuê mạo chữ,
sao chép ra từ sổ của Anh!
16.
kẻ này chỉ chép toàn trang lẻ,
trang chẵn, “vô tình”… lệnh bỏ qua!
“Cách Mạng” làm gì, đều “kín kẽ”!
bao giờ “Giải Phóng” chả “lo xa”!
17.
biết Tòa “Cách Mệnh” thường “Nhân đạo
một Luật Sư Già giúp giải oan, [*]
Ông muốn một lần làm việc tốt
cuối đời để lại một điều nhân
18.
Luật sư nhờ được người tin cậy,
giám định, vạch trần kẻ bất nhân
đuối lý, Quan Tòa, phiên thượng thẩm
nhân từ” giảm án, còn… CHUNG THÂN!
19.
Lý lịch Cựu Thù, khôn cựa quậy,
Lao đày trọn kiếp, dành cho Anh
và Anh bất khuất không nhận tội
bất chấp xiềng gông với ngục hình
20.
khắc nghiệt lao tù, Anh gắng chịu
cắn răng chấp nhận, mọi lao lung
lại làm thơ, đặt nhiều ca khúc!     >(http://www.youtube.com/watch?v=4H_omqeQBiM)
Anh khiến Xiềng Gông phải hãi hùng!
 Oan khúc Người Tù Kiên Giang - Nguyễn Hữu Cầu)  Oan khúc Người Tù Kiên Giang - Nguyễn Hữu Cầu)
21.
Ngục dùng thủ đoạn trong tra khảo
mánh khóe, dỗ dành, hứa thả Anh
Ngục muốn một từ – “tôi nhận tội ”?
Anh như NGỌC KHIẾT – kị hôi tanh! [*]
22.
kiên định Anh đòi phiên xử lại
và Anh tiếp tục bị giam cầm
đơn Anh tố cáo, 500 cái
CÀNG TỐ ANH CÀNG BỊ BIỆT GIAM!
 500 đơn kêu oan của Nguyễn Hữu Cầu - Người Tù Thế kỉ)
23.
Anh là kết tủa của lương tâm!
kẻ thắng bạc gian, vĩnh viễn lầm,
dù Nước Cộng Hòa Xưa cháy rụi,
Anh là Xá Lị của Miền Nam!
24.
thư thả, chuyện buồn, khơi cũng ngại…
Không đành cam phận… “Bến” duyên trơ
vợ anh… dời chỗ, neo “Thuyền” mới
để lại Con thơ với Mẹ già!
25.
mới đầu Con Chị theo Bà Nội, [*]
Nội mất, Em đành đi ở thôi
trước với họ hàng, rồi xa lạ
tấm thân phiêu dạt, mấy phương trời?
 Nguyễn Thị Anh Thư - con gái của Người Tù Thế kỉ )
26.
Thằng Út, ơn Giời, hơn Chị Gái
thoát 3 chìm 7 nổi, lênh đênh
được người Ba Dượng không từ chối
được ổng quan tâm, được học hành
27.
Thằng Út vô tư đến trưởng thành
chưa hề biết “Tội phạm” – Ba anh
đi làm, cưới vợ, sinh hai đứa,
trai út, gái đầu, trông thật xinh!
 gia đình anh Trần Ngọc Bích, con trai của Người Tù Thế kỉ Nguyễn Hữu Cầu)
28.
ngày kia, Út được Ba nuôi kể
sự thật năm nào, chao!… đớn đau!
lặn lội Anh đi tìm Chị Gái,
tìm người Ba đẻ trong thâm lao!
29.
nghe chuyện Người Tù nơi địa ngục
Yến Nhi, nay bé tuổi 15 [*]
Em và Ông Nội chưa gặp mặt
chỉ biết hằng đêm gởi lệ thầm…
 bé Trần Phan Yến Nhi)
30.
Xuân về mỗi độ mai vàng nở
Tết đến? Em nhìn mắt lặng câm
mỗi lần so đũa Em thầm ước
Nội được tha về, ngồi cạnh mâm…
31.
năm nay, trước Tết, nhà có “khách”
người lớn, Công An, trên tỉnh về
tìm gặp Em và… ra sức hứa,
“thả về Ông Nội, Bé tin đi!”
32.
người lớn bao giờ, hứa, lại lơ(!)
mắt Em thắp lại chút ngây thơ
lại mơ so đũa mời Ông Nội
mơ gắp cho Ông, đâu chỉ giò!
33.
Nhi cố hình dung gương mặt Nội
theo lời Ba, Bác kể Nhi nghe
chập chờn, canh chậm, đêm dài quá…
rồi Bé bay vào… phiên Chợ Quê!
34.
hôm đi cùng Má, mua nhiều thứ,
bánh Tét, nhất là Cốm! Chuối khô,
theo lời Ba kể, Ông Nội thích!
nhưng hỡi! Nhi quên, món… “Chữ Ngờ”!
35.
người lớn mà hư, tàn nhẫn thế?
Tết rồi, mâm cỗ… ế… buồn dơ!
Nhi cầm so đũa, so le… lệ!
Ba Má nhìn Nhi… đẫm lệ chờ!
36.
Em là kết tủa của thương tâm
mắt Em lại dõi nhìn xa xăm
sẽ so người lại, khi người lớn
trang phục vàng/rêu, muốn hỏi thăm!
37.
tôi kể người nghe chuyện Việt Nam
có Tù Chính Trị, Tù Lương Tâm!
có Loài Quỷ Dữ, quen hành ác,
thạo giấu Bàn-Tay-nghiện-nhúng-chàm!
38.
(nhưng ở quê tôi… Quỷ hiện hình!
chúng là kết tủa của Vô Minh!
nhởn nhơ đi dạo trong Rừng Luật,
(đụng phải, Hitler hẳn giật mình!)),
39.
Bạn hỡi! Người 2 thế kỉ,
từ sau “Giải phóng Bảy Mươi Nhăm”!
cháu Ông chờ đã Mười Lăm Tuổi,
thắc thỏm Ông về, lúc dọn mâm…
40.
người nghe tôi kể? …từ Việt Nam!
đừng để Người Tù chết lặng câm!
hãy cứu! mau mau!, còn có thể!
giúp trả Ông về cho đứa bé!
đừng để Ông chìm… “Suối Tịch Âm”!
 đừng để chìm vào cõi lặng câm! ảnh minh họa)
41.
Gió Bấc ngàn năm rừng sởn lạnh
gió từ Thiên kỉ trước lùa sang
Đông dài, dài quá! Giêng chưa tạnh…
còn nữa, Hai, Ba, rét Bà Nàng!
42.
Bà chúa vô tâm, chả vội vàng
miệt mài đan áo tặng Tình Lang
còn xin thêm rét cho Chàng thử!
chẳng biết ai người chịu giá băng!
43. Bệnh Gút - Gout, Goute)
năm rồi, “Trọng Phạmthêm bệnh Gút.
dạ dày hành hạ, đau nhừ thân,
máu không lên não, răng còn …1…
ăn cháo, tê, phù, sắp liệt chân
)!
44.
Vâng, còn, còn đến, rét Nàng Bân!
Bạn cũng vô tâm?… chẳng đếm lần!
Bạn hỡi! Tôi ơi!… đừng kiệm cảm!
hỡi người người hỡi!, hỡi… Nàng Bân?
.
viết xong lúc 06:01 AM 15-Feb-14,
LN.
(có thể LN còn viết tiếp về Người tù Thế kỉ, tùy thuộc thông tin mới hoặc tài liệu sưu tầm được về Anh.
Vậy đề tài này, các kỳ tiếp – kỳ 3 chẳng hạn, coi như còn để ngỏ.
LN xin trân trọng cảm ơn, cầu mong tất cả mọi người quan tâm đến Người tù lâu nhất VN, Người tù Lương tâm Nguyễn Hữu Cầu!)

Bắc Giang: Dùng “bom xăng” chống lại đoàn cưỡng chế thu hồi đất

http://dantri.com.vn/phap-luat/dung-bom-xang-chong-lai-doan-cuong-che-thu-hoi-dat-843673.htm

(Dân trí) – Phản đối chính quyền thu hồi phần đất của nhà mình, hai anh em Tùng và Thế đã chuẩn bị nhiều chai thủy tinh chứa xăng (miệng chai quấn miếng vải) buộc chặt với bình gas mini để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế.

“Tiếp” chính quyền bằng “bom xăng”
Ngày 27/2, Công an huyện huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết đang tạm giữ 2 đối tượng để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Hai đối tượng bị tạm giữ là hai anh em ruột, gồm: Vi Văn Tùng (SN 1972) và Vi Văn Thế (SN 1984), cùng trú tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang.
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Đỗ Gia Hảo – Phó trưởng Công an huyện, kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CAH Lục Ngạn – cho hay, 2 đối tượng trên đã có hành vi cản trở đoàn cưỡng chế của huyện Lục Ngạn thực thi nhiệm vụ sáng ngày 24/2, tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ.
Những quả bom xăng - gas thu được tại hiện trường vụ cưỡng chế.
Những “quả bom” xăng – gas thu được tại hiện trường vụ cưỡng chế.
Theo Thượng tá Hảo, sáng ngày 24/2, Công an huyện Lục Ngạn nhận nhiệm vụ bảo vệ đoàn cưỡng chế gồm 137 người thuộc các ban ngành của huyện Lục Ngạn, tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân thuộc khu Lê Duẩn, trong đó có gia đình Tùng và Thế.
Do không đồng tình với phương án bồi thường thu hồi đất, hai anh em Tùng và Thế đã chuẩn bị nhiều “bom” xăng – gas tự chế để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế. Tùng ngồi trên nóc nhà mình, còn Thế ngồi vắt vẻo trên một cây vải lâu năm trong khu vực đất bị cưỡng chế thu hồi, cầm sẵn những “quả bom” xăng – gas.
“Suốt từ 7h đến hơn 9h sáng, một mặt chúng tôi vận động, thuyết phục Tùng, Thế và người nhà không được cản trở đoàn công tác, một mặt các cảnh sát áp sát những đối tượng có khả năng manh động. Khi đối tượng Thế cầm “bom” xăng – gas châm lửa ném xuống, các chiến sỹ đã nhanh chóng dùng bình cứu hỏa khống chế, không để xảy ra cháy nổ; đồng thời khống chế đối tượng này ngay lập tức.” – Thượng tá Hảo cho biết.
Cùng lúc đó, các cảnh sát khác cũng nhanh chóng áp sát, khống chế đối tượng Tùng trên nóc nhà. Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ 11 bình gas mini buộc với vỏ chai bia Hà Nội, bên trong vỏ chai có chứa xăng và có miếng vải ở miệng chai; 2 bình gas to loại 13kg, 1 can nhựa bên trong còn 16 lít xăng…
Cách bày trận của anh em Vi Văn Thế.
Cách “bày trận” của anh em Vi Văn Thế.
Theo quan sát của chúng tôi, các “quả bom” xăng – gas được chế bằng cách buộc chặt các bình gas mini với vỏ chai bia Hà Nội chứa xăng, quấn vải ở miệng. Một điều tra viên kể lại, đối tượng Thế ngồi trên cây vải, trải sẵn một tấm bạt dưới đất; trên tấm bạt có các túi ni-lông chứa xăng. Khi Thế châm lửa, ném “quả bom” xăng – gas xuống tấm bạt, cảnh sát đã kịp thời dùng bình cứu hỏa khống chế, không để xảy ra cháy nổ.
Qua xác minh, Công an huyện Lục Ngạn còn làm rõ, Vi Văn Thế từng có thời gian trong quân ngũ. Tại địa phương, Thế  không có nghề nghiệp ổn định. Gia đình Thế có 5 anh em thì có 2 người sa vào con đường nghiện ngập. Thượng tá Đỗ Gia Hảo cho biết, Cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Vi Văn Thế về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Tiền hậu bất nhất
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, năm 2007, chính quyền huyện Lục Ngạn có chủ trương thu đất để thực hiện dự án xây dựng công trình “Đường nội thị thị trấn Chũ, tuyến Khí tượng – Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn” với chiều dài 1,7 km. Chủ trương này được toàn thể bà con khu vực đồng tình vì thu hồi đất để làm đường phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, điều khiến nhiều hộ ngỡ ngàng là con đường mới không hề đi qua phần đất của gia đình họ nhưng họ lại nhận được thông báo phần đất của gia đình họ cũng sẽ bị thu hồi để “làm đường”.
Năm 2013, đường mới được hoàn thiện. Lúc này, 17 hộ dân thuộc khu Lê Duẩn liên tục nhận được những thông báo của chính quyền về việc thu hồi đất của gia đình họ dù những phần đất này cách xa con đường mới.
Văn bản năm 2008 (trên) không có những chữ lạ như ở văn bản năm 2014 (dưới).
Văn bản năm 2008 (trên) không có những chữ “lạ” như ở văn bản năm 2014 (dưới).
Chỉ vào đống gạch vữa, cây cối ngổn ngang, ông Đào Công Lý (SN 1939, ở khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ), một trong những hộ mới bị cưỡng chế, bức xúc: “Từ mép đường đến khu đất nhà tôi còn cách xa đến hơn 5m, thế mà họ thu hồi gần như toàn bộ khu nhà tôi, sát tận vào bên trong.”
Một số hộ dân khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự với ông Lý, mỗi hộ bị thu hồi hàng trăm mét vuông. Bức xúc hơn, các hộ dân ở đây cho hay, chính quyền huyện Lục Ngạn thu hồi những phần đất không “dính” vào dự án làm đường để… phân lô bán nền với giá cao hơn nhiều so với giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân (?!)
“Chúng tôi sẵng sàng hiến đất để chính quyền làm đường, nhưng nếu thu hồi để phân lô bán thì ít nhất phải thỏa thuận với chúng tôi chứ.” – bà Hoàng Thị Tân (SN 1944, ở khu Lê Duẩn) nói.
Căn nguyên của những bức xúc trên xuất phát từ những lập lờ trong các Quyết định, Thông báo của chính quyền huyện Lục Ngạn. Theo đó, toàn bộ các Quyết định, Thông báo và các văn bản liên quan của UBND huyện Lục Ngạn từ năm 2007 đến cuối năm 2013 gửi các hộ dân đều ghi rõ, việc thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ”. Tuy nhiên, đến thông báo ngày 31/12/2013, các thông báo thu hồi đất lại được “bổ sung” thêm mục đích thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ và Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư”.
Bất ngờ trước những ngôn từ “lạ” trên, người dân đặt nghi vấn chính quyền huyện Lục Ngạn đang dùng chiêu bài “lập lờ đánh lận con đen”!
Tiến Nguyên

Thư mời tham dự của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về buổi Cà Phê Nhân Quyền với chủ đề: Quyền tự do đi lại của công dân

Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2014 – by MLBVN


Các bác, cô, chú và bạn bè thân mến,
Như chúng ta đã biết, năm 2013, lần đầu tiên Việt Nam trúng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự việc này đã gây nhiều bất ngờ cho phần đông người dân cả nước chưa có khái niệm cụ thể về Nhân Quyền, từ đó đã tạo ra rất những khó khăn cũng như mâu thuẫn trong cách hiểu về Nhân Quyền giữa người dân và những diễn giải mang tính áp đặt của nhà nước.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua liên tục xảy ra tình trạng công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật bị ngăn cấm xuất cảnh mà không được thông báo trước.
Một trong những lý do mà an ninh, Cục quản lý Xuất nhập cảnh thường đưa ra là do có lệnh từ Bộ Công an (hoặc đơn vị an ninh cụ thể) là vì “an ninh quốc gia”.
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng hành xử tùy tiện này – đó là vấn đề cần đặt ra nghiêm túc.
Trên tinh thần đó, Mạng Lưới Blogger Việt Nam thân mời quý bạn bè đến tham gia buổi thảo luận nói về quyền tự do đi lại của công dân.
Vào lúc: 9h sáng Thứ Bảy, Ngày 01/03/2014
Tại: Café Starbucks, số 76 Lê Lai, Bến Thành, Q.1, Sài Gòn
Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi quan điểm, cũng như thảo luận, đặt câu hỏi với đại diện của Bộ Công an, An ninh thành phố (PA67), Cục quản lý Xuất nhập cảnh… là những đơn vị đã có lệnh cấm và có trách nhiệm liên quan.
Chân thành cám ơn sự quan tâm và sự tham dự của quý bác, cô, chú và bạn bè.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam

Sau hội chứng “một ông anh” sẽ đến trào lưu “một người em”?

http://soha.vn/xa-hoi/sau-hoi-chung-mot-ong-anh-se-den-trao-luu-mot-nguoi-em-20140227145909523.htm

(Soha.vn) – Sự kiện dinh thự trên khu đất rộng tới 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền, Nguyên UVTW Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ đã hé lộ những chi tiết bất ngờ.
Cái bất ngờ xuyên suốt là sự vất vả của gia chủ trong cuộc sống sau khi nghỉ hưu cũng như quá trình xây dựng dinh thự.
Ông bảo: “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”.
Con gái ông cũng đã thổ lộ trước đó: “Người em kết nghĩa xuống chơi thấy cuộc sống của ông vất vả quá, nên biếu tiền xây biệt thự”.
Ngược lại với tâm sự của con gái, ông Truyền lại lý giải dinh thự này không phải hoàn toàn là quà tặng mà có cả tiền tích cóp lâu năm của ông và tiền người em kết nghĩa giúp, sau này ông sẽ trả lại.
Cũng có thể do thấy một cán bộ cao cấp nghỉ hưu mà lao động đến “thối cả móng tay”, nên nhiều người quen cũng chung tay giúp ông hoàn toàn miễn phí ở rất nhiều hạng mục.
Nào là “người quen ở ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp bản thiết kế nhà”, nào là “bạn bè người cho đá, người cho gạch”, nào là “cô em nuôi hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt”.
Cả căn nhà được dựng bằng nhóm gỗ đặc biệt quý hiếm cũng chẳng phải do ông chủ động mua mà là do “cô em gái thân quen mua ở Quảng Nam và thuê thợ ngoài đó về dựng lại”. 6 căn nhà gỗ bề thế (có cả nhà rông tiếp khách, nhà uống trà, nhà vệ sinh…) khác trong dinh thự cũng đều được dựng bởi “gỗ tận dụng ghép lại”…
Tóm lại, theo ông Truyền, cái dinh thự được xây trong vòng 1 năm ròng rã kia là “có sự giúp góp vật chất của nhiều người, toàn là những người thân quen chứ một mình ông thì không thể nào làm xuể”.
Dù ít tiền và và cuộc sống vẫn phải lao động vất vả, tại sao ông lại cho xây một dinh cơ trong mơ như vậy? Câu trả lời của ông Truyền cũng sẽ làm bất ngờ độc giả: “Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn!”. Cái dinh thự quá lớn cũng là tại anh em thiết kế và thi công, chứ ông Truyền đâu có bày vẽ làm to.
Khi Dương Chí Dũng khai ra chuyện “một ông anh” ở trước tòa, có thảo dân đã chép miệng: “Sao người giàu và các VIP lại có nhiều ông anh thế nhỉ?”.
Còn khi đọc thông tin về gia cảnh của ông Truyền, hàng triệu thảo dân khác lại phải tặc lưỡi: “Giá mà kiếp ngựa trâu như mình kiếm được “một người em” kết nghĩa thơm thảo, thì có phải mình đã đổi được… nhà tranh sang nhà ngói”.
Dù câu chuyện dinh thự của ông Trần Văn Truyền chưa đi đến hồi kết, nhưng rất có thể nó đã mở ra một trào lưu mới cho “giới có tóc”: Trào lưu kiếm “một người em” để hợp lý hóa gia cảnh.
Mà thực ra chả cần phải kiếm tìm. Cứ là VIP thì sợ rằng có chém mỏi tay cũng chưa hết hàng dài những đứa em kết nghĩa!
Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự “khủng”
Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: “Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền”
Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Bài 5: Dinh thự “khủng” của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm
Bài 6: Ông Truyền được “em kết nghĩa” biếu tiền xây biệt thự “khủng”
Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó… tôi sẽ xấu hổ
Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban

”Đột nhập” vườn thượng uyển trăm tỷ của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương

http://afamily1.vcmedia.vn/Y3SSgVETRzxQ5zkEiqtdjN3ZpsMSvl/Image/2012/05/images69692000cancanhkhunhavuoncuaongbuithanhquyenninhthanhhaiduongphunutodayvn_a0c26.JPG   http://afamily1.vcmedia.vn/Y3SSgVETRzxQ5zkEiqtdjN3ZpsMSvl/Image/2012/05/images69692910cancanhkhunhavuoncuaongbuithanhquyenninhthanhhaiduongphunutodayvn_10253.JPG
http://afamily.vn/nha-hay/dot-nhap-vuon-thuong-uyen-tram-ty-cua-bi-thu-tinh-uy-hai-duong-2012052411361851.chn
24-05-2012 12:07:59 | Theo Phunutoday, Laodong, GDVN
Chỉ cần ‘chiêm ngưỡng’ những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá trị rất ‘khủng’ và những khối đá quý có kích thước cũng ‘khủng’ không kém và quý hiếm cũng đủ để mọi người bị… lóa mắt”.
“Giá trị thực của khu nhà vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số ‘ấn tượng’ không hề nhỏ. Nhưng chỉ cần ‘chiêm ngưỡng’ những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá trị rất ‘khủng’ và những khối đá quý có kích thước cũng ‘khủng’ không kém và quý hiếm cũng đủ để mọi người bị… lóa mắt”. Đó là những khẳng định và lời đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn mà những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương cho biết.
Ngày 22/5, ông Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) cho biết, khu nhà vườn trăm tỷ đang gây xôn xao là của con trai ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy. Ông Thuấn cho biết, khu đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất chứ không phải thông tin cho rằng ông Quyến xây nhà trên đất nông nghiệp.Diện tích của khu đất được biết rộng 4.152m2, thuộc sở hữu của anh Bùi Thanh Tùng, con trai ông Quyến. Tổng thể một khu nhà vườn đã được quy hoạch và đang được xây dựng tại xã Ninh Thành – Ninh Giang – Hải Dương. Một góc vườn đang thi công với thiết kế kỳ công tạo nên những hòn non bộ khủng
Hòn non bộ hoành tráng

Độ “hoành tráng” đến từ những khối đá đỏ quý đã “tô điểm” cho khu nhà vườn

Theo một số người dân ở địa phương và các công nhân ở đây cho biết,
tất cả những khối đá đỏ được đưa về đây có giá rất khủng.

Đá quý và cây gỗ quý tạo nên sức “hấp dẫn” cho khu nhà vườn

Đường đi lối lại đã được hình thành

Chúng ta có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng núi nguyên sinh
Theo như lời của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì:
Đây là gốc cây Sưa tại khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Quyến
vào thời điểm đắt nhất có giá phải tính bằng đô la.

Cây Tùng La hán hàng trăm năm tuổi cũng có giá trị thành tiền cao ngất ngưởng

Cây thị với kiểu dáng bề thế

Hệ thống cây xanh được trồng quanh khu nhà

Phía trước cổng vào

Phía ngoài hàng rào.
**********************************************************************************************************************

Chiêm ngưỡng “Vườn thượng uyển” của con trai Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương

30/5/2012 20:24

Congly.vn – Những ngày qua, trên nhiều báo thông tin dày đặc về “dinh thự”, “vườn thượng uyển triệu đô” của con trai Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đã làm “nóng” dư luận. Với tư cách nhà báo muốn “mắt thấy tai nghe”, chúng tôi về tận nơi để cận cảnh khu vườn…

Và chỉ đến khi có mặt trong khu vườn, tìm hiểu về cái gọi là “dinh thự hoành tráng”, hàng chục cây cảnh và các hòn non bộ đá phong thủy quý trị giá hàng trăm tỷ đồng giống như một “vườn thượng uyển”, trong đó có cây sưa cổ thụ mà chỉ riêng nó đã trị giá hàng triệu đô-la… mà báo chí phản ánh thời gian qua, chúng tôi thấy khác xa những gì mà thiên hạ đồn thổi…
 “Dinh thự” giữa chốn nhà quê
Từ thành phố Hải Dương, chúng tôi tìm về khu vườn được đồn thổi là “dinh thự” của Bùi Thanh Tùng, con trai ông Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang. Khu vườn nhờ tọa lạc trên khuôn viên rộng hơn 4.000m2, nằm ngay rìa làng và có hệ thống tường bao khá quy mô.
Bước qua cánh cổng khá lớn, chúng tôi lọt vào khuôn viên “dinh thự” và thoáng chút ngỡ ngàng vì không gặp ai ngăn cản. Một lúc sau mới thấy người đàn ông thấp nhỏ đi xe đạp về dừng chân nói: “Tôi là Trần Văn Thức, cậu ruột của cháu Tùng, giúp cháu trông coi xây dựng khu vườn này. Tôi muốn đóng cổng không cho ai vào để đỡ mệt nhưng cháu dặn cứ cho người dân, nhà báo vào tham quan, tìm hiểu thoải mái xem thực tế nó thế nào thì nó bày hết ra đó!”.
Toàn cảnh ngôi nhà mái bằng trong “khu vườn thượng uyển”
 
Phía trong ngôi nhà
Trên khuôn viên rộng hơn 4.000m2 có một ngôi nhà nhỏ xây vuông vức đã xong phần thô. Phía ngoài, hệ thống tường bao đã hoàn thiện. Phía trước và sau ngôi nhà có 2 khu hòn non bộ nhỏ, vài khối đá. Xung quanh nhà là các khu vườn trồng cây cảnh, không nhiều lắm, ước chừng vài chục cây đủ loại lớn nhỏ và được trồng khá… lôm côm! Ông Thức cho chúng tôi vào nhà. Quan sát cho thấy kiến trúc có phần thô kệch, đơn giản, nhà chỉ có một tầng xây mái bằng và hệ thống nhà kho thiết kế chìm gần như một tầng hầm. Nhà mới xong phần xây thô nhưng nhìn kết cấu tường xây gạch 20cm, hệ thống dây điện đang lắp đặt, chấn song cửa sổ bằng gỗ thường… đủ cho thấy nó không có gì thể hiện sự sang trọng, chỉ là một ngôi nhà bình thường. Bậc tam cấp của ngôi nhà lát loại đá thô rẻ tiền. Ông Thức còn cho chúng tôi xem bản thiết kế ngôi nhà ghi rõ “nhà nông thôn tự xây” với tổng giá trị đầu tư là hơn 900 triệu đồng.
Sự thật về “vườn thượng uyển”
Trong khu vườn có chừng vài chục cây cảnh, nhưng phần lớn là cây còn nhỏ, được trồng khá…lôm côm không theo một ý đồ rõ nét, cũng không được trưng bày trong chậu cảnh hay tạo thế như  các vườn cảnh. Hai hòn non bộ được ghép bằng loại đá xanh thông thường, quy mô không quá lớn, các chỗ lắp ghép khá thô kệch, còn nguyên vết xi măng. Xung quanh khu vườn còn có hai khối đá màu hồng nhạt.
 Hòn non bộ được làm bằng đá ghép gắn xi măng
Từ thông tin do ông Thức cung cấp, chúng tôi đã liên hệ với ông Trần Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Thương mại Tân Vinh, có trụ sở tại số 406 đường Lạc Long Quân, Hà Nội – là người trực tiếp cung cấp và thi công lắp đặt số đá cảnh có trong vườn nhà anh Bùi Thanh Tùng. Theo hóa đơn giá trị gia tăng và bản kê chi tiết tiền nhân công lắp đặt, tiền thuê xe cẩu để vận chuyển số đá trên… được lập ngày 25-9-2011 thì số tiền mua đá là 267 triệu đồng; thuê nhân công lắp đặt 45 triệu đồng; thuê xe cẩu vận chuyển lắp đặt 60 triệu đồng. Tổng số chi phí cho việc đầu tư đá cảnh tại khu vườn trên là 372 triệu đồng.
“Làm gì có chuyện khu vườn “triệu đô” như dư luận và báo chí bấy lâu nay đồn thổi. Số đá trong vườn nhà anh Tùng không có hòn nào quá 13 triệu đồng vì chỉ toàn đá xanh, đá can-xít mà thôi!” – ông Sơn khẳng định.
Trở lại chuyện khu vườn, mục sở thị mới thấy: về số cây cảnh tại vườn, chỉ có vài cây lớn mang tầm cây cổ thụ, còn hầu hết là cây nhỏ mà theo ông Thức phần lớn do họ hàng, anh em bạn bè cháu Tùng tặng, gồm nhiều “cây bình dân” như ổi, mít, thị, bưởi, gạo. Cả vườn chỉ có hai cây được gọi là “đẳng cấp” nhất, là cây tùng la hán trồng trước bậc tam cấp ngôi nhà, và cây cổ thụ cao lớn trong vườn đã được báo chí cho rằng đó là cây sưa cổ thụ, trị giá hàng triệu đô-la.
Về cây tùng la hán, ông Thức cung cấp hợp đồng mua bán lập ngày 8-11-2011 cho thấy cây này do anh Đỗ Văn Huy ở Thượng Vực, Chương Mỹ, Hà Nội bán cho ông Trịnh Văn Thịnh là người họ hàng với anh Tùng. Năm 2012, ông Thịnh đã tặng cây này cho Tùng với mong muốn hiến vào nhà thờ dòng họ. Hợp đồng ghi rõ cây bị lỗi nên được bán với giá 180 triệu đồng.
Cây giáng hương trị giá 100 triệu đồng từng bị cho là cây sưa trị giá hàng triệu USD
Còn với cây cổ thụ bị cho là “cây sưa triệu đô”, như ông Thức kể lại thì có một lịch sử “hơi bị dài”: Cây này là của ông Trần Việt Dũng, hiện sống ở đường Điện Biên Phủ, Tp. Đà Nẵng tặng cho anh Tùng. Ông Dũng vốn là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc và lấy vợ là người họ hàng với gia đình ông Bùi Thanh Quyến nên khi hay tin Tùng làm nhà vườn, có nơi thờ tự dòng họ thì ông Dũng đã mua cây này tặng Tùng.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Dũng cho biết: “Đó không phải cây sưa mà chỉ là cây giáng hương, tôi mua trong vườn một người dân với giá 100 triệu đồng”. Tìm hiểu trong khu vườn, chúng tôi phát hiện ra một chi tiết thú vị khác: Loại cây bị cho là… sưa này không chỉ có một mà có tới 17 cây, ngoài cây cổ thụ lớn ông Dũng tặng, còn có 16 cây nhỏ. Hỏi ra mới biết số cây do một người bạn của anh Tùng hiện đang làm việc tại Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) tặng.
Tại khu công nghiệp Đại An, chúng tôi tận mắt chứng kiến loài cây này được ươm và trồng rất nhiều nơi đây. Ông Tường Duy Long, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đại An cho biết: “Đó chỉ là cây giáng hương, giá một cây này khi trưởng thành chỉ 4-5 triệu đồng/cây”. Như vậy, tính tổng thể chi phí về cây cảnh được mua tại khu vườn chỉ khoảng hơn 300 triệu đồng chứ không phải lên tới hàng trăm tỷ đồng như lời đồn đại.
Để kiểm chứng thông tin mà ông Thức, ông Dũng cung cấp, chúng tôi đã làm việc với ông Sử Trường Sơn, một chuyên gia cây cảnh, đá cảnh nổi tiếng ở Hà Nội. Sau khi xem bản hợp đồng kinh tế số 2109/2011/HĐKT-TV về việc thi công tổng thể cảnh quan sân vườn và lắp đặt hòn non bộ giữa Công ty Tân Vinh và anh Bùi Thanh Tùng, ông Sơn khẳng định giá cả và giá trị đá, cây cảnh là hợp lý, toàn bộ đá và cây cảnh đều là loại bình thường, không thuộc hàng “đẳng cấp”. “Thậm chí toàn bộ khu vườn đó giá trị không bằng một cây cảnh trong vườn nhà tôi, cũng không nhằm nhò gì so với một biệt thự, nhà vườn ven đô, cách bố cục, xây dựng không tầm vóc và thiếu tính thẩm mỹ. Giới cây cảnh chúng tôi cho rằng đó là khu vườn… quê mùa và bật cười khi có người “thổi” lên là “vườn thượng uyển” – ông Sơn khẳng định.
Người trong cuộc nói gì?
Những ngày qua, các thông tin dày đặc về “dinh thự”, “vườn thượng uyển triệu đô” đã thu hút không ít người hiếu kỳ tìm về khu vườn này. Trong số đó có cả những cán bộ lão thành, cựu chiến binh bày tỏ sự bức xúc trước dấu hiệu xa hoa, tham nhũng theo dư luận phản ánh.
Ông Trần Quang Toan, 75 tuổi, nguyên Chủ tịch huyện Ninh Thanh (nay là 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện-PV) kể: “Thiếu tướng Lê Ngọc Oa, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 3, nay là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương đã gọi điện cho tôi, về Ninh Giang đề nghị tôi đưa đi tìm hiểu. Nhưng đến tận khu vườn “thị sát” rồi, ông Oa cũng ngỡ ngàng nói: “Hóa ra có một họ nói lên mười. Xem báo đăng thì thấy cây to nhưng ra thực địa lại khác”.
Phải khá vất vả chúng tôi mới tiếp cận được với anh Bùi Thanh Tùng tại nhiệm sở. Anh Tùng hiện đang là Trưởng phòng An toàn lao động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Khi chúng tôi đặt câu hỏi về nguồn gốc của số tiền đầu tư cho khu vườn và nhà đến nay khoảng gần 3 tỷ đồng, nếu hoàn thiện sẽ lên tới 4-5 tỷ đồng, với lương công tác tại Sở vài năm mà có tài sản lớn như vậy là “bất hợp lý”, anh Tùng giải thích: Không có gì bất hợp lý cả! Số tiền đầu tư xây nhà và vườn đều chủ yếu lấy từ nguồn tiền anh bán căn hộ mua tại khu Yên Hòa – Hà Nội năm 2004. Căn hộ này anh mua với giá gần 1 tỷ đồng, trước khi đi học và chuyển lên Hà Nội công tác. Năm 2011, sau khi chuyển về Hải Dương công tác và lấy vợ ở quê, Tùng ở cùng bố mẹ và đã quyết định xây dựng khu vườn, bán căn hộ ở Hà Nội được 5,5 tỷ đồng để đầu tư cho công trình này. Tùng cho biết anh cũng đã kê khai đầy đủ tài sản, trong đó có cả khu vườn và các công trình đang xây dựng từ tháng 11-2011.
Làm việc với chúng tôi, ông Lưu Văn Bản, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cho biết: Tùng là cán bộ trẻ có năng lực và sống giản dị. Từng đảm nhiệm vị trí Phó phòng từ năm 2007 nên khi năm 2011 về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh công tác, Lãnh đạo Sở vẫn bố trí Phó phòng là phù hợp. Do phấn đấu tốt nên ông Tùng được bổ nhiệm Trưởng phòng. Vừa qua thực hiện kê khai tài sản đảng viên, Tùng cũng đã kê khai đầy đủ cả khu vườn và tài sản liên quan, niêm yết công khai tại Sở suốt 3 tháng từ ngày 31-12 đến 31-3-2012.
Sau khi xảy ra sự việc báo chí nêu về “khu vườn triệu đô”, Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở cũng đã họp, giao cho Trưởng phòng tổ chức phối hợp với Chánh Thanh tra Sở tìm hiểu, xác minh sự việc. Qua kiểm tra bước đầu, chúng tôi chưa phát hiện đồng chí Tùng vi phạm 19 điều cấm đảng viên không được làm cũng như chưa có sai phạm đến mức phải xử lý kỷ luật” – ông Bản khẳng định.
Minh Dương
Một số bài liên quan:
>> Nhà vườn của ông Bùi Thanh Tùng có “không bình thường”?
​>> Hải Dương làm rõ tài sản của con trai Bí thư Tỉnh ủy
>> Con Bí thư Hải Dương nói về tài sản kếch xù
>> Bí thư Hải Dương có liên quan vụ nhà vườn?
>> Bí thư Hải Dương nói về khu vườn trăm tỷ
>>  Hải Dương lên tiếng về những đồn thổi quanh khu vườn “triệu đô”
>>  Mục sở thị nhà vườn của ông Bùi Thanh Tùng
>> Hải Dương: Hé lộ về trị giá của những cụm đá trong khu vườn “triệu đô”

Dinh cơ của nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Dinh-co-cua-nguyen-Chu-tich-tinh-Ha-Giang-Nguyen-Truong-To-post112954.gd
Song Nguyên/khampha 11/03/13 21:07
Sau 3 năm kể từ ngày bị miễn nhiệm hết chức vụ vì những lùm xùm xung quanh vụ án Sầm Đức Xương (năm 2010), nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô trở về cuộc sống của người dân thường với thú vui điền viên. Đó là khu trang trại sinh thái ở ngay mảnh đất cực bắc Hà Giang.
Cách Hà Giang 8 km, trên địa bàn xã Đạo Đức (huyện Vị Xuyên), cánh cổng cầu kỳ và lạ mắt này là nơi dẫn vào khu trang trại của gia đình ông Tô
Ông Tô là người gốc “quê lúa Thái Bình” nên ngôi nhà cũng được mô phỏng lại nhà truyền thống ở Đồng bằng Bắc bộ
Những vì kèo được chạm trổ công phu
Họa tiết chạm khắc làm ngôi nhà… bừng sáng
Cả trang trại ngút ngát cây xanh do bàn tay có nghề về cây xanh và phong thủy kiến tạo
Cả trang trại ngút ngát cây xanh do bàn tay có nghề về cây xanh và phong thủy kiến tạo
Cả trang trại ngút ngát cây xanh do bàn tay có nghề về cây xanh và phong thủy kiến tạo
Những cây cảnh “độc” được đưa về từ khắp nơi, đang trong thời gian “hồ” để thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của khu trang trại
Trong đó phải kể đến loài thông tre, một trong những loài khó trồng và khó “chiều” hơn cả thú “vua lan, quan trà”
Trong đó phải kể đến loài thông tre, một trong những loài khó trồng và khó “chiều” hơn cả thú “vua lan, quan trà” 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét