Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Thứ Bảy, 22-02-2014 - TƯƠNG LAI ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃ ĐẶT TRÊN BÀN CÂN - HỌC GIẢ MỸ VIẾT GÌ VỀ SỬ VIỆT?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (6) (Chép sử Việt). “Diễn văn trước Quốc hội Khóa Bảy, năm 1981 của TBT Lê Duẩn (trích)”
1<- Người Việt trước ý đồ Hán hóa (BBC).

- “Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia” (DLB). – Đỗ Thành Công: VIỆT NAM MỘT CỔ HAI TRÒNG (TNM). – Minh Diện: NON NƯỚC TAN TÀNH HỆ BỞI ĐÂU? (Bùi Văn Bồng). “Chúng tôi tự hỏi, hành  động  Trung Quốc đem quân cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974, Gạc Ma  1988, và xâm lược biên giới phía Bắc  nước  ta năm 1979  có kém  gì thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ 1862 và Miển Tây  Nam Bộ năm 1867?  Sự cả tin, nhún nhường  đến bạc nhược  trước Trung Quốc  và cách hành xử với người dân yêu nước của một số quan chức bây giờ  có thua gì vua  quan thời Tự Đức ?
- Từ đỉnh cao của sự kiêu ngạo đến tận đáy của bạc nhược… (RFA).
- Hạ Đình Nguyên: Kế hoạch thằng Bờm “lấy lại lòng dân” (Boxitvn).
- “Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước” (DLB).  – Bằng Phong Đặng Văn Âu: Kiến nghị gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (ĐCV).
- Việt – Trung đàm phán vòng 5 về vùng biển vịnh Bắc Bộ (RFA).
Tăng cường quản lý biển, hải đảo (Tin tức).
Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đông (BBC).
Đa số dân Philippine tán đồng quân đội Mỹ tăng các chuyến đến thăm (VOA). - Tướng Mỹ: Chúng tôi có ‘các mục tiêu chung’ với Trung Quốc (VOA).
- Trần Quang Thành: Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc : Chúng tôi đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người (DĐXHDS).
- Quá thời hạn tạm giữ, CA Đồng Tháp vẫn giở thói chây lỳ không thả người (DLB). – Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam luôn sát cánh bên chị Bùi Thị Minh Hằng (VNWHR). – Thông báo Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình (DCCT). - Nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng sắp bị khởi tố (VOA). – Yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng và khởi tố vụ án gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ (Nguyễn Tường Thụy).
- Tín đồ PGHH tại Đồng Tháp tiếp tục bị sách nhiễu (RFA). – PHẬT GIÁO HÒA HẢO MIỀN TÂY TIẾP TỤC BỊ SÁCH NHIỄU VÀ ĐÀN ÁP (Quỳnh Trâm).
- Quảng Nam: An ninh côn đồ lại tiếp tục tấn công gia đình Huỳnh Thục Vy (DLB).
- Tập Hợp vì Nền Dân Chủ gửi thư Chúc mừng Hội CTNLT thành lập (CTNLT).
- Ân xá Quốc tế viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên từ nhiều thập niên (RFI). – Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tới VN thảo luận về nhân quyền (RFA). - Ân xá Quốc tế sang Việt Nam đối thoại nhân quyền (VOA).
- Mẹ Nấm: Bộ Công an và sự lạm quyền (DLB).
- HÃY TỰ XÓA BỎ TÂM LÝ NÔ LỆ (FB Anh Chí). – Các bạn nghĩ thế nào? (FB Nguyễn Quang Thạch). “Một cựu chiến binh vừa nói ‘dân trí của đất này thấp nên thích làm nô lệ. Thể chế nào rồi cũng thích làm nô lệ’.”
- Việt Nam hôm nay, ngày 21.02.2014 (DCCT).

- Chủ tịch Quốc hội không hiểu luật, hay không muốn thượng tôn pháp luật? (FB Xê Nho Nvp). “Có lẽ đại biểu Quốc hội nào cũng phải hiểu một nguyên lý cơ bản: việc lấy phiếu tín nhiệm là từ một Nghị quyết của Quốc hội thì chỉ có Quốc hội (tức là toàn thể các đại biểu) quyết định tạm dừng chứ không ai khác có cái quyền đó cả. Chủ tịch Quốc hội không có quyền tạm dừng mà Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng không có quyền tạm dừng“.
- Tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt (TN). - Quốc hội VN sắp ngưng bỏ phiếu tín nhiệm (BBC). – Quốc hội VN tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm (RFA). – Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi (RFA).
- Đinh mệnh tự hủy diệt của mô hình kinh tế XHCN (DCCT). - HĐND phải quyết định cái gốc, cái căn bản trong phát triển KT – XH của địa phương (ĐBND).
- “Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (2) (Chép sử Việt). “… nhân sự kiện Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, thử điểm qua vài bài viết liên quan trên các trang web bị cho là “giả mạo” của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cũng là để hiểu dần bản chất và nguồn gốc của hệ thống truyên truyền khổng lồ này.”
- Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 2) (RFA).
- Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự? (NCT).
- Đền bù cho giấc mơ của những đứa con anh Nguyễn Thanh Chấn bao nhiêu thì đủ? (FB Lê Đức Dục/ Quê Choa).
- Con số và phát biểu của bộ trưởng (FB).
- NHÓM 3 CÔNG TY “ỦY THÁC ĐẦU TƯ” CHO NGÂN HÀNG HÀNG HẢI ĐỒNG LOẠT “NÍU ÁO” VIETINBANK (Tân Châu).
Mình thật ân hận vì phạm một sai lầm chết người (FB Phan Văn Hoàng).
Xe bus của Bộ trưởng Thăng và xe đạp của ông Nguyễn Sự (Soha). - Bộ trưởng Thăng: Không thể “chạy” chức tổng cục trưởng (VNN). - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Người giỏi chưa thật tin vào thi tuyển cán bộ (LĐ). - Thanh tra giao thông “thua”… báo chí? (Giadinh.net). - Cầu Vĩnh Tuy nứt không chỉ do co ngót bê tông (TT).
Đà Nẵng có thể khởi kiện Bộ TN-MT (BBC).
Sẽ siết chặt quản lý đất thuộc sở hữu Nhà nước (Tin tức).
Thận trọng khi mở rộng thẩm quyền cho văn phòng công chứng và công chứng viên (ĐBND).
Chính sách và nguồn vốn cho xóa đói, giảm nghèo (ĐBND).
Bộ VHTTDL nhắc nhở việc sử dụng xe công đi lễ hội (TQ).
Trưởng công an xã nổ súng bắn chim, đạn trúng 2 người dân (DV).
Phân cấp thẩm quyền trong đầu tư công để rõ trách nhiệm (VOV).
Khu công nghiệp “đầu độc” dân cư (NLĐ).
- Hà Tĩnh: Thầy giáo cầm đầu nhóm côn đồ truy sát dân làng (LĐ).
- Thủy điện Don Sahong đe dọa cá heo Mê kông và đời sống dân cư hạ lưu (RFI).
- Hậu Fukushima: Số người chết từ thảm họa hạt nhân cao hơn số nạn nhân trong thảm họa thiên tai (RFI).
- Trần Giao Thủy: Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy (I) (DCVOnline).
- KÝ SỰ HOA KỲ 1: NGƯỜI VIỆT VÀ HOA KỲ (Hồ Hải). “Tất cả những người tha phương cầu thực, cầu danh vọng ở Hoa Kỳ mà tôi gặp trực tiếp tâm sự, hoặc gián tiếp qua điện thoại đều có một mẫu số chung là: thành công dù ở bất cứ lứa tuổi nào đều hội nhập tốt với đất nước này. Những ai thất bại hay còn long đong đều có một mẫu số chung là, khó hoặc không thể hội nhập vì còn mang trong đầu tư duy sĩ diện, cái tôi quá lớn do văn hóa làng xã, tiểu nông gắn chặt trong tâm thức của họ“.
Yếu tố kỳ thị chủng tộc trong vụ người Việt bị đánh chết ở Campuchia (VOA). - Việt Nam yêu cầu điều tra vụ giết Việt kiều (BBC).
Campuchia tăng cường nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố (TTXVN). – Cam Bốt xử phúc thẩm một nhà báo Pháp về tội “tổ chức mãi dâm” (RFI).
- Trung Quốc Bí Mật Theo Dõi Cựu Chiến Binh và Quân Nhân Tại Ngũ của Hoa Kỳ (ĐKN).
- Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc gặp Đức Đạt lai Lạt ma tại Nhà trắng (FB Mạnh Kim). “Đứng trước ông già héo hắt mềm yếu này, chế độ Bắc Kinh trông như một kẻ ma cô hèn mọn dúm dó. Nắm trong tay một chính thể khổng lồ, một quân đội đông nhất thế giới, một bộ máy an ninh ác ôn, Bắc Kinh vẫn chỉ như một đứa bé con khi ngửa cổ ngước lên nhìn một tượng đài uy nghi sừng sững!“. – Tổng thống Mỹ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma : Bắc Kinh nổi giận  (RFI). - Trung Quốc yêu cầu Tổng thống Mỹ hủy cuộc gặp Dalai Lama (ANTĐ). - Mỹ chọc giận Trung Quốc (NLĐ). - TT Obama sẽ gặp đức Đạt Lai Lạt Ma bất chấp cảnh cáo của Trung Quốc (NLĐ). - Ông Obama tiếp đón Dalai Lama (BBC).
- [Câu Chuyện Lịch Sử] Nội Chiến Của Quân Trung Cộng, Chiến Thuật Biển Người, Ép Con Dâu Địa Chủ Khỏa Thân Xung Phong Tiền Tuyến (ĐKN).
Quan tham Trung Quốc “sập bẫy” bồ nhí ngày càng nhiều (NLĐ).
1- Chế độ Bắc Triều Tiên có thể bị đưa ra tòa án quốc tế  (RFI). – Nam-Bắc Triều Tiên có thể kéo dài chương trình đoàn tụ gia đình bị ly tán (RFI).
- Bà Yingluck sẽ rời ghế Thủ tướng Thái Lan? (RFA). – Chính phủ Thái hứa trả nợ, nông dân rút đe dọa chiếm sân bay (RFI). =>
- Ukraina: Tổng thống loan báo những nhân nhượng quan trọng (RFI). – Ukraina : Xung đột gia tăng, Châu Âu cố thúc đẩy thoả hiệp (RFI). - Ukraine: Chính phủ, phe đối lập đồng ý bầu cử sớm (DT). - Ukraine: Vì đâu nên nỗi? (TTXVN/Tin tức). - Chưa có thông tin người Việt bị thiệt hại do biểu tình tại Kiev (DT). - Nga kêu gọi ổn định tình hình Ukraine (VTV). - Chính quyền Mỹ dọa trừng phạt Ukraine (VTV). - Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine (ĐS&PL). - Ukraine: Triển vọng cho giải pháp hòa bình (VTV). - Ukraine: Hành trình từ biển cờ tới bể máu (KP). - Ukraine: Người biểu tình vi phạm thỏa thuận hòa hoãn (TTXVN). - Trung Quốc lên án bạo lực cực đoan tại Ukraine (VOV). - Quan chức Ukraine tháo chạy (NLĐ). - Tổng thống xuống nước, khủng hoảng Ukraine có lối thoát (VnM). - Tổng thống Ukraine tuyên bố tổ chức bầu cử sớm (VOA). - Tây phương qui lỗi cho chính phủ Ukraina về tình hình bạo động (VOA). - EU cấm vận các quan chức Ukraine (BBC).

- Nhân quyền Việt Nam ‘vừa đánh, vừa đàm’ (Người Việt). “Cùng lúc với việc giữ nguyên hình phạt 30 tháng tù với ông Lê Quốc Quân trong phiên xử phúc thẩm hôm 18 tháng 2, 2014, nhà cầm quyền Việt Nam đã mở cửa đón đại diện Ân xá Quốc tế“.
- Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn “cứu” hay “giết” Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang? (DLB). “Tức là đã có 2 biên bản lời khai vào tháng 10 năm 2012 liên quan đến vụ việc Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ, nhưng Bộ Công an đã giấu nhẹm với tòa và với công chúng trong phiên tòa xử sau đó bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, 2013. Nếu biện minh cho hành vi giấu kín này là vì bí mật quốc gia thì ngày hôm nay Đại tá công an, Tổng biên tập PetroTimes đã vi phạm việc tiết lộ bí mật quốc gia“.
- Sao Ngọ lại về quê? (ĐCV). “Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Ông Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà“.
Người Việt ở Kiev ngừng buôn bán để lánh nạn (VNN). - Nga đồng ý để Tổng thống Ukraina Yanukovich từ bỏ quyền lực? (GDVN). - Obama điện đàm với Putin về Ukraina, người biểu tình vẫn thách thức (GDVN). - Lo bạo động, người dân Ukraine xếp hàng chờ rút tiền (VOV). - Phe biểu tình Ukraine không tin thỏa thuận với Tổng thống (VOV). - NATO cảnh báo Ukraine nếu để quân đội can thiệp (VOV). - Quốc hội Ukraine đã thông qua luật khôi phục Hiến pháp (VOV). - Thỏa thuận hòa bình ở Ukraine đặt ra nhiều thách thức (VOV). - Mỹ bác tin Tổng thống Ukraine Yanukovych “chạy trốn” (TTXVN). - Obama, Putin điện đàm về Ukraine, Timoshenko sắp được thả (TTXVN). - Ukraine rơi vào thế khó (ANTĐ). - Người biểu tình Ukraine quyết cố thủ tại Quảng trường Độc lập (KT). - Phe đối lập dứt khoát đòi Tổng thống Yanukovych phải ra đi (ANTĐ). - Lạ lùng cảnh báo của Ngoại trưởng Ba Lan với phe đối lập Ukraine (VnM). - Tổng thống Ukraine tự sát chính trị? (ĐS&PL). - Quốc hội Ukraine dọn đường về cho Nữ hoàng Cách mạng Cam (MTG).
KINH TẾ
Kinh tế Việt Nam 2014: Đã vượt qua giai đoạn bất ổn vĩ mô (HQ). – Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 21-2-2014 (Vietfin).
Con số thực về nợ xấu của ngân hàng Việt (VnM). – Tỷ lệ nợ xấu của VN chỉ khoảng 9% (RFA).
Cơ hội “trời cho” (NLĐ).
Vàng tăng nhẹ, USD tự do giảm ngày thứ 9 liên tiếp (ĐTCK).
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/2 (ĐTCK). - Nhận định chứng khoán tuần 24-28/2: “Sẽ không giảm sâu”(VnEco). - Đấu giá cổ phần đầu năm: Nhà đầu tư vẫn còn thận trọng (TC). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 21-2-2014 (Vietfin).
Khó quản nhà xây trái phép (NLĐ).
- Cty 100 Phó GĐ: Tổ chức hội nghị để tự đánh bóng (TP). - “Nổ” như rừng Toàn Cầu (NLĐ).
Bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững ngành hàng không dân dụng (ĐBND).
Giá xăng tăng thêm 300 đồng/lít (VOV). - Xăng lại vượt 24.500 đồng/lít (TBKTSG).
Chưa có điểm mới trong quản lý giá sữa (ĐBND).
Không chuyên nghiệp, khó sống! (NLĐ).
Chợ truyền thống với cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt (ĐBND).
Rau quả vừa bán vừa cho (NLĐ).
1<- Đâm lo vì trót trồng ớt Trung Quốc (NLĐ).
- VN lo ngại Luật Nông nghiệp Mỹ ảnh hưởng ngành thủy sản (RFA).
DN châu Âu đóng góp nhiều cho sự phát triển TP.HCM (TTXVN).
- Cấm nhập khẩu máy tính xách tay, điện thoại di động cũ (VNE/TP). – Việt Nam cấm nhập cảng laptop, điện thoại di động cũ (Người Việt).
VN quy hoạch kinh tế biên giới với TQ (BBC).
Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục giảm sút (TTXVN).
Gián điệp kinh tế lan tràn (NLĐ).
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu là chủ đề của Hội nghị G20 ở Sydney (VOA). - Ghế nóng tại G20 (ĐBND).
- Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng? (VOA).
Những vấn đề trong thay đổi luật thuế (Vietfin).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Nhiều người đi lễ đang phỉ báng thần thánh (TTXVN). - Chấn chỉnh hành vi sai lệch tại lễ hội (Tin tức). - Khắc phục những lộn xộn tại lễ hội chùa Hương (ND).
‘Công việc bảo tồn di sản cần được tiến hành thường xuyên’ (TQ). - Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc đề cử và bảo tồn di sản (ND).
Cầu Long Biên, nơi lắng đọng ký ức Hà Nội (Tin tức). - “Không được phá cầu Long Biên!” (Tầm nhìn). - Bộ Giao thông muốn xây cầu mới để bảo tồn cầu Long Biên (VnM).
1Chợ phiên – nét văn hóa vùng cao Bắc Hà (ĐBND). =>
Triển lãm ‘Sơn mài và thủ công mỹ nghệ Việt Nam’ tại Pháp (TTXVN/Tin tức). - Pháp – Việt chia sẻ tư liệu lịch sử (ĐBND).
- Nguyễn Hoàng Đức: Hội thơ nhạt vì tầm nhìn dưới cổng làng (Nguyễn Tường Thụy).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 16) (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Duy: Ông Năm Sáng (Quê Choa). – Nguyễn Tiến Toàn: Chấm dứt hợp đồng uống rượu với một nhà văn phóng khoáng (Lê Thiếu Nhơn).
- Du Tử Lê- một chút liên quan! (FB Nguyễn Đình Bổn). “Mình thích một số bài thơ của Du Tử Lê nhưng đã từng coi thường nhân cách ông khi trong tập thơ thứ nhất, khi bị báo chí hải ngoại dồn đến chân tường là ‘bắt tay Việt cộng’, bà Tuyền, vợ Du Tử Lê chối leo lẻo, cho rằng ‘không biết Nguyễn Liên Châu là tay bá vơ nào, tự nhiên lấy thơ chồng tôi in trong nước’… Tính mình nhớ dai, rõ ràng minh bạch nên dù yêu thơ Du Tử Lê cũng vẫn nhớ ông từng hành xử không đáng mặt đàn ông, dù bây giờ mình không còn cảm giác như cũ…”
- Ái tình   –   Cho ngày xa  -   Ngày sau Ngày Tình Nhân (Da Màu).
- Tản mạn về Bình Dương Thủ Dầu Một (Nguyễn Vĩnh).
- Cầu Long Biên sống mãi với Hà Nội thân yêu! (Gocomay).
- Ann-Phong tại Ann-Home: Ngọn Gió nghệ thuật Việt tại Anaheim (Da Màu).
- Trò chơi “Flappy Bird” (RFA).
- Các Bức Hoạ Trong Hang Động Tiền Sử Gợi Mở Cho Các Cơ Quan Không Gian (ĐKN).
- Alexandre Dumas, cực giỏi viết văn, tuyệt đỉnh nấu ăn (RFI).
Bán kết khúc côn cầu Mỹ-Canada là tâm điểm Olympic Sochi hôm nay (VOA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thủ tướng kết luận về đổi mới thi tốt nghiệp THPT, ĐH, CĐ (GD&TĐ).
- Thầy đánh trò: chuyện không thể xem thường (Nguyễn Văn Tuấn). “Tôi nghĩ người ‘thầy’ đó quá may mắn vì ở VN; chứ nếu ở Úc thì chắc chắn anh ta đã bị đuổi khỏi trường và phải hầu toà“.
Vụ thầy trò đánh nhau: Không khép lại con đường học vấn của các em (TN). - Vụ “thầy tát tai, trò lên gối”: Xem xét kỷ luật giáo viên Trần Anh Tuấn (LĐ). - Kỷ luật học sinh quay clip: Dân mạng phản pháo (KP). – Tại sao kỷ luật học sinh quay clip? (VNN).
Thầy giáo tát học sinh thủng màng nhĩ: “Ai chả có lúc sai” (Infonet).
1<- Tâm thư gửi Chủ tịch nước vì chuyện cái hộ khẩu (DT). - Đừng tước cơ hội của người nghèo (NLĐ).
- Sự vô cảm của người thầy! (Quảng Bình). - Vụ 300 học sinh bơi trong giá rét: Đồng Hới dừng bơi để học sinh đỡ rét (SGGP). - Gần 300 học sinh bơi lội trong giá rét: Sẽ rút kinh nghiệm (GDVN).
Cờ bạc ‘bủa vây’ sinh viên sau Tết Nguyên đán (NĐT).
- Kỷ niệm 1 năm chương trình giúp sinh viên gốc Việt vào y khoa (Người Việt).
- Video: Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ, tác giả giàn khoan dầu Hibernia kỳ diệu nhất thế giới (Người Việt).
- China thưởng cho nhà khoa học như thế nào? (Nguyễn Văn Tuấn).
- Phương Pháp Giảm Cân Hiệu Quả (ĐKN).
- 7 lý do bạn nên sinh con trước tuổi 30 (Sống News).
- 6 Câu Chuyện có thể Khiến Bạn Tin vào Trải Nghiệm Thoát Xác (ĐKN).

- Vì sao tích phân … vô dụng ? (Nguyễn Tiến Dũng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Có 67 ổ dịch cúm gia cầm tại 17 tỉnh thành ở VN (RFA). - Dịch cúm gia cầm bùng phát: Gia cầm sống không rõ nguồn gốc vẫn bán công khai (LĐ). - Người dân biên giới đồng tâm phòng dịch cúm gia cầm (VTV). - Phát hiện “ổ dịch” cúm gia cầm tại Củ Chi (CAND).
1Tâm sự của người Mông về cái chết rét của trâu, bò (PNT). =>
“Một cửa” trong tư duy (NLĐ).
Nâng cao chất lượng tuyên truyền phòng chống tội phạm (TP).
- Vào tù vẫn mở đại tiệc (Sống News).
Tăng cường kiểm soát bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (HQ). - Chiến dịch cứu những con hổ hoang dã cuối cùng của Việt Nam (VOA).
LHQ cấp vốn cho dự án an sinh xã hội của Việt Nam (VOA).

QUỐC TẾ
Ngoại trưởng Mỹ ‘quyết tâm’ đạt thỏa thuận hòa bình Trung Đông (VOA).
Trung Quốc đề xuất 5 nguyên tắc trong đàm phán hạt nhân Iran (Tin tức). - IAEA đánh giá I-ran tuân thủ các cam kết về hạt nhân (ND).
- Tổng thống Maduro huy động lính nhảy dù để vãn hồi trật tự (RFI).
Ấn Độ sẽ thành lập tiểu bang mới (BBC).
- Phải chăng quan hệ Mỹ – Nga quay lại thời kỳ Chiến tranh lạnh ? (RFI).
- Mỹ: khó khăn ngân sách, nhiều tiểu bang muốn cho phép kinh doanh cần sa (RFI).
1<- Liên Hiệp Quốc yêu cầu Úc xét lại chính sách với người tỵ nạn (RFI).
- Nga buộc tội 8 người biểu tình chống Putin (RFI).
- Pháp: Bốn cựu kháng chiến quân được đưa vào điện Pantheon (RFI).
Lộ thời điểm biên chế ‘chiến binh tương lai’ Ratnik (TP).
- CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ANH QUỐC: Vai trò giám sát của hội đồng địa phương – một thiết chế mới (ĐBND).
Bạo loạn ở Bosnia – bóng ma quá khứ (ĐBND).
Dinh Tổng thống Somalia bị tấn công, 2 quan chức thiệt mạng (VOV).
- Ba đại lục, ba điểm nóng bùng nổ bạo lực (RFA).
18 nước châu Phi tập trận chung chống khủng bố ở Niger (TTXVN).

* Video: + Bản tin video tối 19-02-2014; + Bản tin video sáng 20-02-2014; + 50 năm Tổng hội sinh viên VN tại Paris; + Thế Giới Trong Tuần 19-02-2014.

* VTV: + Chào buổi sáng – 21/02/2014; + Điểm báo – 21/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 21/02/2014; + Thời sự 12h – 21/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 21/02/2014; + Tin quốc tế 17h – 21/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 21/02/2014; + Thời sự 19h – 21/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 21/02/2014; + Thế giới trong ngày – 21/02/2014.

2364. Khi công an dùng nhục hình

Tuổi trẻ
21/02/2014 08:50 (GMT + 7)
TT – Trong hai năm trở lại đây, tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có nhiều vụ công an, điều tra viên bị truy tố do sử dụng nhục hình với nghi can. Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, nhưng cũng cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật.

1
Nguyên sĩ quan công an Lang Thành Dũng ra tòa, lãnh án 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội dùng nhục hình với ông Nguyễn Trường Vũ – Ảnh: Duy Thanh
Dư luận tại tỉnh Phú Yên rất quan tâm vụ án có đến năm sĩ quan công an bị truy tố tội “dùng nhục hình”, đang chờ ngày ra pháp đình.
Trong số năm bị cáo có một người thuộc Công an tỉnh Phú Yên là Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội). Bốn người còn lại của Công an TP Tuy Hòa gồm: Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra).
Nhiều vụ đánh nghi can thương vong
Theo hồ sơ, ngày 13-5-2012, tại cơ quan Công an TP Tuy Hòa, trong quá trình xét hỏi nghi can Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về hành vi trộm cắp tài sản, năm công an nói trên đã đánh anh Kiều. Chiều cùng ngày, khi được đưa đến Công an tỉnh Phú Yên để làm việc thì anh Kiều choáng và chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Tại Khánh Hòa, các cơ quan pháp luật ở huyện Vạn Ninh cũng đã khởi tố, bắt giam bị can Lê Minh Phát, nguyên công an viên xã Vạn Long, vì có hành vi truy bắt, đánh đập em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) tại trụ sở công an xã khiến em này tử vong ngày 31-12-2013. Trước đó, trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với Lang Thành Dũng, nguyên trung úy Công an TP Nha Trang, vì đã bắt nhầm hai ông Nguyễn Trường Vũ và Trương Chí Bình về trụ sở do nghi trộm cắp, rồi đánh đập đến mức ông Vũ phải đi cấp cứu. Cũng trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt hai nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang là trung úy Nguyễn Đình Quyết 9 tháng tù cho hưởng án treo, đại úy Trần Bá Tuấn mức cảnh cáo vì đã dùng nhục hình đối với bà Trần Thị Lan…
Ngày 20-2, thượng tá Lê Quang Thanh – trưởng Công an huyện Khánh Vĩnh – cho biết ba công an xã Khánh Trung đã bị cho thôi việc vì “có vi phạm các quy định trong công tác”. Cụ thể, vào ngày 5-7-2013 hai anh Cao Văn Lệ (27 tuổi) và Cao Văn Tuyên (19 tuổi) bị Công an xã Khánh Trung gọi đến trụ sở vì nghi hai anh trộm cắp. Tối cùng ngày, công an xã đưa anh Tuyên và anh Lệ vào Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh cấp cứu nhưng bác sĩ xác định anh Tuyên đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Anh Lệ nói anh và anh Tuyên đã bị ba công an dùng dùi cui đánh vào tay, chân. Theo thượng tá Thanh, kết luận điều tra cho thấy anh Tuyên chết do bệnh lý phù phổi cấp, không phải do bị đánh.
2
Ông Nguyễn Trường Vũ – người bị Lang Thành Dũng đánh bị thương – Ảnh: Văn Tạo
Đừng để vừa mất cán bộ, vừa mất uy tín
Tại các phiên tòa xét xử, khi được tòa hỏi vì sao lại dùng nhục hình, ba nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang nêu trên đều lấy lý do nôn nóng phá án và không kiềm chế được sự nóng giận khi các nghi can khai báo mâu thuẫn, lòng vòng! Một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa nói: “Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở anh em trong lực lượng của mình là cần luôn giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh. Áp lực công việc rất lớn, tội phạm lại lưu manh, xấc xược nên anh em dễ bức xúc, nổi nóng. Tuy nhiên, không phải vì nôn nóng phá án hay bức xúc mà công an lại vi phạm pháp luật. Cấm bức cung, nhục hình nghi can, phạm nhân là đã được luật quy định, ngành cũng nghiêm cấm từ lâu nay. Những vụ án dùng nhục hình xảy ra tại Khánh Hòa là những bài học rất lớn, rất đau xót cho lực lượng. Công an tỉnh tăng cường thanh tra và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để không xảy ra vi phạm tương tự”.
Chiều 20-2, ông Nguyễn Chuyện – chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh Khánh Hòa – trao đổi: “Công an nếu “mềm” quá thì những kẻ phạm tội sẽ vùng lên, do vậy lực lượng này cần trấn áp, điều tra tội phạm một cách kiên quyết, nhưng phải mưu trí và khôn khéo bằng những biện pháp nghiệp vụ chứ không phải là bắt người ta về trụ sở rồi đánh đập, nhục hình. Thời gian qua, không riêng Khánh Hòa mà còn một số nơi khác xảy ra các vụ công an dùng nhục hình với người khác, phải ra tòa. Hậu quả là ngành mất cán bộ, trong đó có những trinh sát, điều tra viên giỏi; bị mất uy tín vì người của cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật”.
Ông Chuyện cho hay chiều 20-2, Ban pháp chế HĐND tỉnh Khánh Hòa họp triển khai kế hoạch giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư pháp. Hiện chưa có chương trình chi tiết, nhưng trong đợt giám sát này, Ban pháp chế HĐND tỉnh Khánh Hòa sẽ lưu ý vấn đề công an dùng nhục hình; ngoài ra sẽ giám sát thường xuyên, liên tục vấn đề này để kiến nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời nếu phát hiện có vi phạm.
DUY THANH
21

2365. Ý nghĩa của lợi ích cao nhất là gì?

RFA – Đài Á Châu Tự Do
20-02-2014 Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Có lợi cho đất nước?

1
Sáng hôm qua (19/2) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc họp với Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước, chính phủ Việt Nam không quên xương máu chiến sĩ đồng bào hy sinh tại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc nhưng các cuộc kỷ niệm phải tính sao cho có lợi cho đất nước nhất.
Ba ngày sau khi cuộc tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do nhân sĩ và đông đảo người dân tại Hà Nội tổ chức bị phá bỉnh bởi dư luận viên và vũ viên tại tượng đài Lý Thái Tổ, ngày 19 tháng Hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước cuộc họp của Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không quên xương máu đồng bào chiến sĩ trong cuộc chiến này.

Trong cuộc họp, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã thẳng thắn cho biết muốn nghe quan điểm chính thống của cấp cao nhất có chủ trương gì trong việc tổ chức lễ tưởng niệm trong dịp 35 năm. Thủ tướng Dũng trả lời rằng vừa qua Bộ Chính trị đã họp và có những chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần tính đến lợi ích cao nhất của đất nước. Do đó ông khẳng định các hoạt động kỷ niệm cũng phải tính có lợi cho đất nước nhất.
Thủ tướng đã tiết lộ quyết định của Bộ chính trị để trả lời cho câu hỏi của GS Phạm Thị Trân Châu cũng như cho toàn dân về quan điểm không thay đổi của Bộ chính trị, đó là không tổ chức hoạt động gì nếu thấy không có lợi, và ngược lại chỉ tổ chức khi nó mang lại lợi ích cho dân tộc đất nước.
2Tuy nhiên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không chia sẻ với người đưa ra câu hỏi rằng lợi ích cao nhất của đất nước là những gì và khi nào thì có lợi cũng như ngược lại.
Bên cạnh đó Thủ tướng cũng nhấn mạnh “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới của TQ”
Tuy Thủ tướng nói không quên ơn nhưng khi người dân tổ chức kỷ niệm cái ngày mà đất nước đau thương ấy như một cách nhớ ơn cụ thể nhất thì nhà nước lại cho người tới tượng đài Lý Thái Tổ để phá rối bằng mọi cách. Mâu thuẫn này được bà Lê Hiền Đức, người có mặt tại chỗ và chứng kiến từ đầu các việc nhố nhăng của vũ viên và dư luận viên cho biết cảm nghĩ của mình:
“Sáng hôm nay tôi vừa mới đọc được cái câu của Thủ tướng Tấn Dũng phát biểu trên công luận rằng chúng ta cần phải nhớ ơn những người đã hy sinh. Thế thì tôi rất thích. Nào! Bây giờ tôi sẽ tìm mọi cách chưa biết là có nên gọi điện hay như thế nào đấy tìm hiểu xem ông ta tuyên bố là phải biết ơn những người đã ngã xuống rồi tổ chức tưởng niệm ….thế tại sao hôm ấy không để cho chúng tôi làm lễ tưởng niệm? Tại sao ông không chỉ đạo trước cái ngày tưởng niệm đó mà bây giờ ông mới tuyên bố? chẳng qua đó chỉ là đãi bôi, mồm thì ai cũng nói được tha hồ muốn nói gì thì nói nhưng tôi cho rằng phải thể hiện bằng hành động, bằng tấm lòng việc làm cụ thể.”
Câu trả lời với hàm ý theo sau quyết định từ  Bộ chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Giáo sư Tương Lai chia sẻ:
3
“Chắc chắn là ông Thủ tướng người mà nói ra điều đó không phải là ông không chịu sức ép vì thế câu ông ấy nói tôi vừa đọc xong trên báo Đại đoàn kết: làm kỷ niệm thế nào cho có lợi cho đất nước, có nghĩa là làm thế nào một mặt phải giữ được đường lối đối ngoại mà riêng cá nhân tôi tôi cho là sai lầm nhưng mà bây giờ chắc ông đang trong cái bối cảnh đó ông phải nói theo ý kiến tập thể chứ ông không một mình một chợ được.”
TS Phạm Chí Dũng, một nhà kinh tế, nhà báo bất đồng chính kiến thì lại cho rằng Thủ tướng Dũng đang tránh né vấn đề khi phát biểu có tính nước đôi như vậy. Ông nhắc lại những tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội vào cuối năm 2011:
“Có vẻ như đây là một cách nói nước đôi của ông Thủ tướng. Trước đây Thủ tướng cũng đã từng nói về vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2011 khi ông đứng trước diễn đàn Quốc hội và đề cập tới vấn đề này nhưng từ đó đến nay không thấy một khí sắc nào có vẻ quyết liệt trong ông về tổ chức kỷ niệm theo đúng nghĩa theo tinh thần dân tộc về Hoàng Sa – Trường Sa.”

Tưởng niệm có làm xấu tổ quốc?

Qua tiết lộ của Thủ tướng người dân được biết là muốn tổ chức ngày vinh danh người đã nằm xuống vì mũi súng Trung Quốc thì phải tính toán xem lợi hại như thế nào và tổ chức thì có lợi ích nào cao nhất cho đất nước mà không bị Trung Quốc gây chuyện để hạnh họe với Bộ chính trị. Bà Lê Hiền Đức với kinh nghiệm bao nhiêu năm về yếu tố Trung Quốc đặt lại câu hỏi:
“Ô! Chúng tôi có làm gì mà không có lợi? Chúng tôi đi tưởng niệm có làm xấu tổ quốc hay không hay là các anh sợ mất lòng thằng Trung Quốc mà các anh ngăn cản tôi? Chẳng qua là sợ chúng nó hay sao mà không dám đề chúng tôi làm cái lễ tưởng niệm?
Hôm ấy có một thằng cha tên nó là Phan Trọng Khải, thiếu tá lữ đoàn thông tin 205, nó ra nó phá rối chúng tôi.”
4Đối với TS Phạm Chí Dũng thì vấn đề tổ chức kỷ niệm ngày mất Trường Sa-Hoàng Sa cũng như biên giới phía Bắc vào tay Trung Quốc có liên quan mật thiết tới luật biểu tình. Cũng chính Thủ tướng yêu cầu Quốc hội nhanh chóng soạn thảo luật này nhưng tới giờ này thì luật vẫn còn nằm đâu đó trong ngăn kéo của Bộ Công an, ông nói:
“Việc làm sao kỷ niệm tưởng niệm vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa có lợi nhất chỉ là một cách nói hết sức ngoại giao mà không phải là một vấn đề thực chất. Một trong những chủ đề then chốt liên quan đến Trường Sa- Hoàng Sa và chủ quyền biển đảo Việt Nam là luật biểu tình. Luật biểu tình cũng được chính Thủ tướng Dũng nêu ra tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011 nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy bất kỳ một bóng dáng, một dự thảo nào của luật này. Chỉ tới cuối năm 2013 ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Việt Nam thì Thường vụ Quốc hội mới đưa ra tuyên bố bất ngờ là sắp tới sẽ ban hành Luật lập hội và Luật biểu tình. Tuy nhiên chính phủ đưa ra kế hoạch là giao cho Bộ công an dự thảo luật biểu tình và sẽ đưa vào thực hiện năm 2015-2016 trở đi như vậy có nghĩa là còn rất lâu nữa.
Điều đó cho thấy các cuộc biểu tình của người dân Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác chống lại sự can thiệp thô bạo của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông đã trở nên gần như bị loại ra khỏi việc hợp thức hóa.”
Sự ám ảnh bởi cái bóng của Trung Quốc là quá lớn, nó chiếm mọi tư duy, chính sách, cũng như cản trở bước phát triển của đất nước đã lên đến cực điểm mà theo Giáo sư Tương Lai còn tệ hại hơn thời kỳ Bắc thuộc:
“Ở đây nó nói lên thảm cảnh đất nước hiện nay. Cái thời mà Lê Chiêu Thống cầu viện Tôn Sĩ Nghị cũng không nhục nhã như hiện nay. Trước các sức ép, vừa mới thò mồm ra nói được một câu thì sau đó thụt lại đấy là vấn đề. Đâu phải chỉ là vấn đề chiến tranh biên giới? Ngay như hôm qua về cái án phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân. Thực ra gần như đã có thỏa thuận và người ta biết rằng Lê Quốc Quân là một trong những người cùng với vài người khác như Điếu Cày…được hứa hẹn sẽ được thả nhưng cuối cùng có cái sức ép nào đấy buộc chưa thể được và vẫn y án. Đấy là nỗi đau của một đường lối sai lầm và nó khởi sự từ Hội nghị Thành Đô cho đến bây giờ.”
Người dân thắc mắc ngày kỷ niệm trận chiến Gạc Ma 14 tháng Ba sắp tới không biết khi ấy các cuộc tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ Việt Nam bỏ mình dưới mũi súng của Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào để mang về lợi ích cao nhất như Bộ Chính trị đã ra nghị quyết? 

2366. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC TRONG BAN LÃNH ĐẠO TRIỀU TIÊN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/02/2014
(Mạng điện tử “ 38north.org”,22/1/2014)
Năm đền ti
Năm 2013 sẽ được ghi nhận trong lịch sử chính trị của Triều Tiên như là năm của “các tội ác chống đảng và phản cách mạng cùng với án phạt tử hình”, được đánh dấu một cách đáng chú ý nhất qua các sự kiện sau: Sự thừa nhận của Kim Jong Un rằng họ hàng của chính ông đã từ chối chấp nhận quyền lực tuyệt đối của ông; thắng lợi của Kim trước những kẻ phản bội trong gia đình; sự trỗi dậy của tiểu hành tinh Icarus (ví Jang Song Thaek) tiến quá gần đến Mặt trời; và sự sụp đổ của “hồng y màu xám” Jang Song Thaek.

Những sự kiện trên đã nêu bật tình trạng chia rẽ sâu sắc trong gia tộc họ Kim giữa những người họ hàng ruột thịt và họ hàng thông gia: bằng cách ra lệnh xử tử chú dượng mình, nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un đã vạch ra một ranh giới trong gia tộc họ Kim giữa tất cả các họ hàng ruột thịt và họ hàng thông gia, hàm ý rằng các anh, chị, em ruột của ông có thể vẫn là bất khả xâm phạm, nhưng tất cả những người vợ hoặc chồng và họ hàng của họ đều có nguy cơ bị trừng phạt. 2013 cũng là một năm sụt giảm tương đối ảnh hưởng chính trị của các chi nhánh phụ thuộc gia tộc họ Kim nếu so với tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của các lớp hậu duệ những gia đình cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên khác. Đây chính là năm bản lề khi những nhân vật cứng rắn trong quân đội trở lại chính trường một cách thành công, đồng thời cuộc chiến kéo dài âm ỉ giữa hai nhân vật đồng nhiếp chính – Choe Ryong Hae và Jang Song Thaek – bất ngờ bước vào giai đoạn “sốc” và đột ngột dẫn đến việc xử tử Jang.
Hệ thống giám hộ được tạo ra bởi Kim Jong Il nhằm tạo điều kiện để con trai ông lên nắm quyền bắt đầu phân rã tiếp sau sự kiện thanh trừng nhân vật giám hộ thứ nhất Ri Yong Ho vào tháng 7/2012. Việc xử tử nhân vật giám hộ thứ hai Jang Song Thaek vào ngày 12/12/2013 đã làm nổ chiếc bệ đỡ của hệ thống này, và khi những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng sụt giảm của nhân vật giám hộ thứ ba Choe Ryong Hae xuất hiện trong năm 2014, hệ thống này đang tiến vào “vùng tranh tối tranh sáng”.
Vào năm 2013, Kim Kyong Hui, em gái của Kim Jong Il và là người còn sống sót duy nhất thuộc dòng dõi trực hệ của nhà sáng lập chế độ Kim Nhật Thành, nhân vật từ lâu đã được giả định là người thực hiện di chúc của Kim Jong Il đồng thời là sức mạnh thực sự đằng sau ngai vàng của người kế nhiệm, đã đánh mất ảnh hưởng của mình với tư cách là “người chi phối việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng” và địa vị “Nữ hoàng Kim”. Bà đã biến mất khỏi tầm mắt của công chúng, có lẽ là mãi mãi. Tôi (tác giả bài viết) dự kiến Kim Jong Un sẽ giải tán hoàn toàn hệ thống giám hộ này và củng cố vị trí của mình như là nhà lãnh đạo tối cao vào cuối năm 2014 — chưa đầy 3 năm kể từ khi cha ông qua đời.
Sự tan vỡ “Vương quốc bong bóng” của Jang
Triều Tiên đã không bị tan vỡ hồi năm ngoái, nhưng chế độ cầm quyền đã mất đi một trong những bộ phận quan trọng của nó. Bản tường thuật chính thức về một sự kế nhiệm trơn tru nhờ sự đoàn kết một lòng của quân-dân đã bị sụp đổ khi chế độ này công bố bản cáo trạng tóm lược về âm mưu chưa từng có của Jang Song Thaek nhằm chiếm quyền điều khiển tiến trình kế nhiệm và xây dựng một trung tâm quyền lực thay thế bắt nguồn từ hệ thống chỉ đạo thống nhất của chính ông ta với mục đích thay triều đại Kim bằng triều đại Jang. Sự sụp đổ “Vương quốc bong bóng ” của Jang đã khiến chế độ này tổn thương và chảy máu từ bên trong.
Khi chúng ta nhìn lại, trước cuộc thanh trừng Jang, những câu chuyện ở thời điểm đó nhằm giải thích các lý do cơ bản có thể có về những thay đổi lãnh đạo trong năm 2013 đều xoay quanh hai chủ đề nổi bật sau: 1) Sự xung đột giữa đảng và quân đội, dẫn đến việc đảng đã rút lại chính sách “tiên quân” (Songun), tái khẳng định quyền kiểm soát của đảng đối với quân đội, và thay thế những nhân vật cứng rắn trong quân đội bằng các vị tướng ôn hòa và kín đáo hơn; 2) Đẩy nhanh tiến trình thay đổi thế hệ, với các vị tướng thuộc kỷ nguyên Kim Jong Il nhường chỗ cho các nhà lãnh đạo quân sự thuộc thế hệ trẻ hơn và phục tùng hơn trước phong cách lãnh đạo của Kim Jong Un.
Câu chuyện về Jang buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về lịch sử phát triển chính trị cua Triều Tiên trong năm qua. Bản tường thuật về sự thay đổi lãnh đạo sau cuộc thanh trừng Jang phải bao gồm quá trình trỗi dậy về quyền lực của phe phái Jang cũng như sự tự tin của phái này trong năm 2012 và 2013, nhấn mạnh đến cuộc chiến của phe phái Jang chống lại phần còn lại trong ban lãnh đạo Triều Tiên, những người không muốn đánh mất các vị trí đặc quyền, đặc lợi của mình nếu Jang thành công. Bản tường thuật này đưa ra giả thuyết rằng Kim Jong Un có thể là nhân vật đã điều khiển các sân chơi nhằm mang lại lợi thế chính trị cho chính ông. Kim Jong Un là ông chủ, và mọi người khác phải phục tùng theo ý muốn của ông.
Năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến một số đợt cải tổ quan trọng đối với quân đội và chính phủ mà chúng ta phải xem xét thông qua lăng kính về cuộc chiến phe phái của Jang – trong tháng 2 tại Bộ Công An, trong tháng 4 ở Nội các và ủy ban Quốc phòng Trung ương, trong tháng 5 và tháng 8 tại Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng, và trong tháng 10-11 tại Ban Quản trị thuộc Đảng Lao động Triều Tiên của Jang cùng với các đơn vị cấp dưới trực thuộc ban này. Những “vấn đề về tổ chức” đã được quyết định tại hai cuộc họp mở rộng của ủy ban Quân sự Trung ương (3/2/2013 và 25/8/2013), ba cuộc họp của Bộ Chính trị (23/1, 11/2 và  8/12 năm 2013), Phiên họp Toàn thể ngày 31/3/2013 và Kỳ họp lần thứ bảy của Quốc hội Triều Tiên (SPA) Khóa 12 tổ chức vào ngày 1/4/2013.
Có vẻ như ảnh hưởng của Jang đã lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2012 khi ông ta có khả năng tăng cường đáng kể quyền lực của mình bằng cách tiến hành bãi nhiệm các đối thủ của mình trong quân đội, trong đó có các Phó Nguyên soái Choe Ryong Hae và Kim Jong Gak cùng hai tướng Kim Yong Choi và Choe Pu Il, đồng thời mở rộng vai trò, thẩm quyền, nguồn nhân sự và các nguồn lực cho “vương quốc” của ông có trụ sở tại Ban Quản trị Đảng Lao động Triều Tiên.
Hứng chịu những thất bại về chiến thuật
Tuy nhiên, thắng lợi của Jang đã không kéo dài, và vận rủi đã đến với ông ta vào đầu năm 2013. Theo Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA), tại cuộc họp của Bộ Chính trị tổ chức vào ngày 8/12/2013, “Đảng Lao động Triều Tiên đã cảnh cáo Jang nhiều lần và giáng nhiều đòn nhằm vào ông ta, giám sát những hành động bè phái chống đảng, phản cách mạng của nhóm Jang do đảng đã biết được những hành động này từ lâu”. Nếu nhìn lại, “những cảnh cáo này” có lẽ đã được phản ánh qua việc Kim không mời Jang tham gia cuộc họp tham vấn của các quan chức cao cấp chuyên xử lý vấn đề an ninh quốc gia và đối ngoại tổ chức vào ngày 26/1/2013. Bốn ngày sau đó, trong một bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Bí thư, Kim Jong Un khi đề cập đến người chú dượng của mình đã nói:
“Do ông ta không phải là một hình ảnh Phật được làm bằng đá, nên ông ta có thể có những sai lầm trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình và thậm chí phạm phải các tội ác không thể tha thứ. Dù ông ta có phạm phải lỗi lầm hay tội ác nghiêm trọng nào đi nữa, và cho dù chúng ta nhận thấy ông ta có tới 99% khuyết điểm và chỉ có 1% điểm đáng ca ngợi, hoặc là có lương tâm, chúng ta nên coi trọng lương tâm của ông ta, mạnh dạn tin tưởng ông ta và hướng dẫn ông ta bắt đầu làm lại cuộc đời
Tại cuộc họp của Bộ Chính trị tổ chức vào ngày 11/2/2013, Jang rõ ràng đã bị khiển trách nặng nề vì đã cản trở việc xây dựng chủ nghĩa sùng bái cá nhân đối với triều đại họ Kim và phớt lờ lệnh của vị Tư lệnh Tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) – những chủ đề tương tự như thế đã được nhắc lại trong bản cáo trạng đối với Jang vào tháng 12/2013.
Cũng trong tháng 2/2013, Jang đã thua trong cuộc đấu nhằm đặt Bộ Công an nằm dưới sự kiểm soát tuyệt đối của mình khi Bộ trưởng “thuộc lớp di sản” Ri Myong Su bị thay thế bằng một trong những nhân vật tâm phúc và là cựu huấn luyện viên bóng rổ của Kim Jong Un, Đại tá Choe Pu Il, người được bổ nhiệm làm thành viên của ủy ban Quốc phòng (NDC) vào tháng 4/2013 và được thăng lên chức đại tướng vào tháng 6/2013 vì “đã tận tụy bảo vệ nhà lãnh đạo tối cao”.
Trong khi đó, đối thủ lâu đời của Jang là Choe Ryong Hae đã giành lại được chức Phó Nguyên soái vào tháng 1/2013 và củng cố sự kiểm soát của ông ta đối với quân đội, khôi phục chức vụ cho những phần tử cứng rắn trong quân đội, dẫn đầu là hai tướng Kim Kyok Sik và Kim Yong Choi. “Chiến binh trung thành” Kim Kyok Sik đã được thăng chức từ vị trí chỉ huy quân đoàn thứ tư lên làm Thứ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng và tiếp đó là chức Tổng Tham mưu trưởng từ năm 2012 đến mùa Hè năm 2013. Vào tháng 5 và tháng 8, Choe đã thành công trong việc bổ nhiệm các cựu chỉ huy quân đoàn tiền tuyến vào những vị trí quyền lực tại trung tâm. Vào mùa Thu năm 2013, Choe đã có được vị thế tốt để xúc tiến chống Jang nhờ sự giúp đỡ của các phần tử cứng rắn trong quân đội vốn được hỗ trợ bởi Tư lệnh Bộ Chỉ huy An ninh Quốc phòng Cho Kyong Choi và Bộ trưởng An ninh Nhà nước, Tướng Kim Won Hong.
Những thay đổi trong Nội các được thực hiện tại Kỳ họp Thứ bảy của SPA Khóa 12 vào tháng 4/2013 giờ đây nên được xem xét theo một tinh thần rất khác, so với các đánh giá của năm ngoái. Khi vị Thủ tướng và bảy bộ trưởng “thuộc thế hệ di sản” được thay thế, sự giải thích ban đầu ở đây là Jang đã thành công trong việc cài cắm Thủ tướng Pak Pong Ju, nhân vật do chính ông ta đỡ đầu, và các nhà kỹ trị trẻ hơn do ông ta lựa chọn vào các vị trí có thẩm quyền hành pháp để thúc đẩy sự nghiệp cải cách kinh tế. Nếu điều đó là đúng, tất cả những nhân vật này sẽ bị cách chức tiếp sau vụ thanh trừng Jang, có lẽ là tại phiên họp đầu tiên của SPA Khóa 13 sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm nay, nếu không nói là trước đó. Những tấm gương về các vị bộ trưởng thuộc các ngành kiểm soát xây dựng nhà nước, ngành thép và ngành than là rất đáng chú ý. Bộ trưởng Kiểm soát Xây dựng Nhà nước Kim Sok Chun đã bị thay thế bằng Kwon Song Ho tháng 5 vừa qua, mặc dù Jang chỉ vừa đưa Kim Sok Ghun vào vị trí này hồi tháng 9/2011.
Khi quyền lực đang ở đỉnh cao, Jang đã thành công trong việc đưa những nhân vật do ông ta đỡ đầu là Rim Nam Su và Han Hyo Yon vào chức bộ trưởng của hai ngành than và thép, lần lượt vào tháng 10 và tháng 12/2012, nhưng cả hai người này đều bị mất chức ngay sau cuộc thanh trừng Jang vào tháng 12/2013.
Tuy nhiên, theo tinh thần các cáo buộc nghiêm khắc chống lại Jang, hoàn toàn hợp lý khi lập luận rằng Kim Jong Un cũng phải ra quyết định thay thế các bộ trưởng này tại Kỳ họp Thứ bảy của SPA Khóa 12 trong khi vẫn nhượng bộ Jang trong việc lựa chọn Pak Pong Ju, người được coi là nhân vật yêu thích của Kim Kyong Hui. Và thực tế là Kim Jong Un đã loại bỏ những bộ trưởng, vốn trên thực tế được coi là những nhân vật tâm phúc của Jang hoặc tỏ ra dễ bị tác động trước sức ép của ông ta. Thật vậy, Bộ Chính trị sau đó đã hàm ý rằng những người này đã làm phương hại cho các ngành thép, phân bón và sợi tổng hợp của cách mạng Juche, vi phạm luật xây dựng và các quy định về sử dụng đất đai, đồng thời bán tháo đất, than đá, thủy hải sản, quặng và các tài nguyên thiên nhiên khác với giá rẻ mạt cho người nước ngoài.
Theo nghĩa đó, cuộc cải tổ chính phủ tháng 4/2013 có thể được hiểu là động thái của Kim nhằm chặn đứng các nỗ lực nắm quyền kiểm soát Nội các của Jang và là một chỉ báo sớm khác cho thấy ảnh hưởng chính trị bị sụt giảm của Jang bởi vì các nhân vật được cho là do ông ta đỡ đầu đã bị mất chức. Tóm lại, số lần xuất hiện công khai của Jang bên cạnh Kim Jong Un bị sụt giám đáng kể, việc Jang không được tham dự một số cuộc họp quốc gia, các buổi gặp mặt quan trọng của ban lãnh đạo vào mùa Thu năm 2013 cũng như nhiều sự kiện thay đổi trong ban lãnh đạo khác trong năm 2013 có thể được tái cắt nghĩa như là dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ đang đến gần đối với “Vương quốc bong bóng” của Jang.
Chuẩn bị để phản công và tập hợp các tài liệu chống Kim
Nếu chúng ta cố gắng tìm cách kết nối các sự kiện, khi đó chuỗi tiến triển kỳ lạ đã diễn ra tại Triều Tiên năm ngoái có thể là một sự giải thích thay thế về vụ thanh trừng Jang.
Không ai biết chắc liệu Jang có đóng vai trò đằng sau hậu trường nhằm xúc giục, thao túng hoặc dẹp yên các vụ bê bối đề cập dưới đây hay không. Nhưng người ta có thể thừa nhận rằng nếu Jang thực sự đang tìm cách lật đổ cháu trai của ông ta, thêm vào đó là đưa người của mình vào bất cứ vị trí nào mà ông ta có thể và tăng cường cho các quỹ tài chính đặc biệt của mình, ông ta có lẽ đã xây dựng được một cơ sở lập luận chống lại sự lãnh đạo của Kim Jong Un. Cơ sở lập luận này có thể được chuyển tải đến bộ phận tinh hoa vốn đang lưỡng lự và có thái độ trung lập nhằm hợp pháp hóa tham vọng quyền lực của Jang. Những tiết lộ gần đây cho thấy Jang đã tập hợp được các tài liệu chống Kim, trong đó có những cáo buộc về chính sách bên miệng hố hạt nhân gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, những hành động thiển cận gây phương hại cho sự nghiệp thống nhất dân tộc, lối hành xử vô đạo đức, sự lừa đảo trắng trợn, sự kém cỏi về quân sự và những nghịch lý về ngoại giao.
- Cuộc khủng hoảng hạt nhân vào mùa Xuân năm 2013 có lẽ đã giúp Jang, người có tin nói là đã khuyên cháu trai của mình phản đối hành động leo thang này, lập luận rằng chính sách bên miệng hố chiến tranh của Kim Jong Un gần như đã mang lại một thảm họa trên bán đảo Triều Tiên, gây nguy hiểm cho chính sự tồn vong của nhà nước Triều Tiên cũng như sự tồn tại tự nhiên của người dân nước này.
- Việc đóng cửa tạm thời Khu công nghiệp Kaesong vào ngày 9/4/2013 có lẽ đã cho phép Jang tuyên bố rằng Kim đã phá hủy hoàn toàn các mối quan hệ liên Triều và từ bỏ những thành tựu liên quan đến Hàn Quốc của các bậc tiền bối của mình. Jang được cho là đã nói rằng chính sự can thiệp của ông ta mới làm hồi sinh cuộc đối thoại liên Triều vào cuối mùa Hè và dẫn đến việc mở cửa trở lại Khu công nghiệp Kaesong vào ngày 16/9.
- Sau “vụ bê bối Ri Sol Ju” nổ ra vào giữa tháng 8/2013, Jang đã có thể lên án cháu trai của mình là khiếm khuyết về đạo đức vì Kim kết hôn với môt người phụ nữ vốn đã bị cáo buộc dẫn đầu một “lối sống khiêu khích” không được ưa thích trong quá khứ của mình. Jang được cho là có liên quan đến việc dàn dựng những tin đồn ác ý này cũng như xúi giục gây nên vụ bê bối mà đã làm dấy lên các câu hỏi về tính cách của Kim cũng như nguyện vọng tinh thần của người vợ ông ta nhằm sản sinh một người kế nhiệm cho cuộc cách mạng Juche và Songun.
- Việc đội bóng đá Sonbong bị loại vào cuối tháng 8 đã xác nhận những cáo buộc về tính cách đạo đức của Kim Jong Un: Ông Kim đã ủng hộ những kẻ gian lận thực hiện các điều chỉnh theo hướng có lợi cho đội bóng cưng của mình. Vào thời điểm đó, nó dường như đã gây phương hại đến hình ảnh và tư cách đạo đức của Kim Jong Un trong công chúng bởi vì ông đã đến dự trận đấu bóng và công khai nói rằng ông thích đội bóng, chúc cho đội Sonbong những thành công trong tương lai và có một bức ảnh kỷ niệm chụp chung với đội bóng này.
- Vụ bê bối quân sự với việc hai tàu hải quân bị chìm trong các cuộc diễn tập chiến thuật do đích thân Kim Jong Un chỉ đạo vào giữa tháng 10 có thể được sử dụng làm bằng chứng cho thấy Kim không thích hợp để trở thành Tổng Tư lệnh. Jang có tin nói là đã nhiều lần đặt câu hỏi về khả năng quân sự của Kim và năng lực của ông ta trong việc bảo vệ đất nước.
- Cuối cùng, những vụ bê bối ngoại giao gây ra bởi việc hủy bỏ vào phút chót chuyến thăm của Đặc phái viên Mỹ về Nhân quyền Triều Tiên Robert King cuối tháng 8 và việc Kim đột ngột từ chối gặp Tổng thống Mông Cổ đang ở thăm vào cuối tháng 10 có thể được hiểu như là những biểu hiện sinh động rằng ông ta không thích hợp để phụ trách các vấn đề đối ngoại của quốc gia. Vào thời điểm đó, cả hai diễn biến bất thường nói trên đã gây sốc cho các nhà quan sát bên ngoài, những người đã coi đó là do sự hành xử bất thường, thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu kinh nghiệm của Kim trong quan hệ đối ngoại. Nhưng giờ đây, hoàn toàn công bằng khi đặt câu hỏi liệu chú dượng Jang có thể đã đóng một vai trò hoặc là một yếu tố trong những sự kiện hớ hênh ngoại giao này hay không. Đặc biệt, Kim Jong Un có thể giải thích và coi hành vi gây tranh cãi của Tổng thống Mông Cổ trong thời gian thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, nhất là việc Tổng thống Mông cổ công khai kêu gọi “chấm dứt chế độ chuyên chế” ở Bình Nhưỡng vào ngày 29/10, là một lời kêu gọi nhằm “trang bị vũ khí” cho “vị chỉ huy thứ hai” (Jang Song Thaek), và điều đó có thể đã thúc đẩy Kim quyết tâm loại bỏ mối đe dọa gây ra bởi người chú dượng của mình một lần cho mãi mãi.
Không thể hành động và thất bại trong cuộc đấu
Chứng ta không biết liệu Jang đã có cơ hội để chống lại người cháu trai của mình trước tập thể lãnh đạo gồm đảng và quân đội, hoặc liệu Kim Jong Un có khả năng tự kết nối các sự kiện và ngăn chặn người chú dượng của mình hay không. Liệu vụ thanh trừng này có phải là một hành động bất ngờ gây choáng váng đối với Jang, hoặc Jang đã nhìn thấy nó đang đến gần nhưng không có khả năng ngăn chặn do ông ta đã dần mất đi quyền lực sẽ vẫn là một điều bí ẩn trong thời điểm hiện tại.
Lý thuyết của riêng tôi (tác gỉả bài viết) là trong nhiều năm qua, Jang đã luôn đánh giá thấp người cháu trai của ông ta, quá bạo tay và cuối cùng đã trở thành nạn nhân của tham vọng ngông cuồng và sự bất lực của chính mình. Vụ thanh trừng Jang cũng chứng tỏ ông ta không có khả năng giúp duy trì quyền lực của vợ ông ta. Trong suốt cuộc đời của mình, Jang sống trong ngôi nhà kính đươc bảo vệ bởi Kim Kyong Hui, người thường mang tất cả mọi thứ trên một chiếc đĩa bạc đến cho ông ta, cứu Jang khi ông ta gặp rắc rối và dõi theo sau lưng Jang khi ông ta bay cao. Nhưng, do sức khỏe của Kim Kyong Hui bị xấu đi nghiêm trọng vào mùa Thu năm 2013, nên vận rủi cũng đã đến với chồng bà tiếp sau đó. Cách tiếp cận nặng tay của Jang đối với cháu trai của mình đã chứng tỏ là không phù hợp với lối giao tiếp, quan hệ nhẹ nhàng của người vợ ông ta, gây nên một sự đổ vỡ không thể hàn gắn trong các mối quan hệ của ông ta với Kim Jong Un và cuối cùng đã khiến ông ta phải mất mạng./.

2367. TẬP CẬN BÌNH VỚI VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU QUÂN ĐỘI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/02/2014
Theo trang mạng phân tích Jamestown, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra những yêu cầu cho việc tái cơ cấu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và lĩnh vực quốc phòng để phù hợp hơn với tình hình kinh tế, những nhiệm vụ quân sự và những xu hướng mới trong chiến tranh hiện đại của Trung Quốc. Thông báo về vấn đề này được đưa ra trùng với những dấu hiệu khác cho thấy chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi một sự tập trung hóa quyền lực để thực hiện tái cơ cấu lớn đối với các lĩnh vực kinh tế, sự quản lý của chính phủ và quân sự. Những hạn chế đối với các phương pháp truyền thống trong việc thực hiện sự thay đổi chính sách lớn và tính nghiêm túc của việc tái cấu trúc chắc chắn đòi hỏi phải tăng cường chuyển hướng sang một cách tiếp cận tập trung hóa nhiều hơn đối với cải cách. Những trở ngại lớn nhất này chắc chắn sẽ đến từ sự kháng cự của các nhóm lợi ích đầy quyền lực chịu tổn thất bởi những nỗ lực của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình nhằm tập trung hóa quyền lực, một khả năng sẽ là thách thức mà PLA cần tránh.

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, giới chức Trung ương Trung Quốc đã công bố danh sách một loạt các cuộc cải cách đối với các lực lượng vũ trang và quốc phòng của nước này. Viêc thông báo về một cuộc tái cơ cấu quân đội sắp diễn ra có nhiều đặc điểm chung với những cuộc cải cách như vậy trước đây. Những khoảng thời gian xen giữa các cuộc tái cơ cấu nằm trong khoảng từ 6-12 năm, với cuộc cải tổ gần đây nhất đã diễn ra cách đây 10 năm. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả các cuộc cải cách cơ cấu PLA trong kỷ nguyên hậu Mao Trạch Đông được tiến hành dưới dạng 3 nỗ lực lớn:
Vào năm 1985, PLA đã cắt giảm 1.000 quân. Các cuộc cải cách trong giai đoạn này đã tập trung chủ yếu vào việc giảm quy mô của lực lượng này và hợp lý hóa tổ chức các lực lượng mặt đất. PLA đã giảm số Đại quân khu từ con số 11 xuống còn 7, và cắt giảm số đơn vị ở các Tống cục, lực lượng. PLA cũng cắt giảm tỷ lệ sĩ quan trên số binh sĩ và tái cơ cấu các quân đoàn thành các tập đoàn quân.
Vào năm 1997, PLA đã cắt giảm 500.000 quân. Trong giai đoạn này, PLA đã bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp sang một lực lượng với đặc điểm là có các quân chủng mạnh hơn và nâng cao chất lượng và khả năng của các loại vũ khí, trang thiết bị. PLA đã sắp xếp lại thành phần cơ cấu các lực lượng, đơn vị và gia tăng sức mạnh của các quân chủng. PLA cũng thiết lập Tổng Cục Trang bị và thành lập 4 cơ cấu cấp cục nằm trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Vào năm 2003, quân đội Trung Quốc đã cắt giảm thêm 200.000 quân. Việc tái tổ chức trong giai đoạn này tập trung vào việc cải thiện và nâng cấp công nghệ cũng như năng lực chung của toàn lực lượng. PLA đã cải tổ cơ cấu các quân chủng và các nhánh quân sự, đồng thời gia tăng tỷ lệ các đơn vị chuyên môn hóa và được trang bị công nghệ cao. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự thực hiện dần dần các thể chế và hệ thống chỉ huy các hoạt động chung.
Những cuộc tái cơ cấu lớn trước đây có chung một số đặc điểm. Mỗi một cuộc tái cơ cấu đều diễn ra theo phong cách phát triển điển hình, sau khi thử nghiệm ở cấp địa phương. Ví dụ như Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm với việc tái tổ chức một vài quân đoàn cơ giới hóa vào năm 1983. Sau đó, toàn bộ PLA đã được tổ chức thành các tập đoàn quân vào năm 1985. Những cuộc tái cơ cấu quân sự cũng có xu hướng trở thành các bộ phận hợp thành của các chiến dịch mở rộng hơn nhằm tái cơ cấu chính phủ, kinh tế và chính trị.
Tích lũy vốn chính trị và thực hiện chính sách
Trong tất cả các trường hợp tái cơ cấu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đều tạo ra sự lãnh đạo và kỷ luật để vượt qua những sự phản đối và thực hiện những sự thay đổi chính sách. Chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng nhiều công cụ chính trị, hành chính và pháp lý cho công việc này. Những công cụ và biện pháp này được sử dụng một phần là nhằm mục đích xây dựng sự đồng thuận, hoặc “tư tưởng thống nhất” theo cách nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xung quanh một chương trình chính sách được dựa trên hệ thống lý luận mang tính lý thuyết, điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là lý thuyết chủ nghĩa xã hội hoặc lý luận của đảng. Lý luận này quan trọng đối với tiến trình đó bởi vì nền tảng cho tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản nằm ở sự khẳng định của đảng đối với việc áp đặt một hệ phương pháp luận trí thức cho Đảng Cộng sản Trung Quốc các đặc quyền độc nhất vô nhị tiếp cận những sự thật về tình hình xã hội và kinh tế của Trung Quốc. Trọng tâm cốt lõi trong sự chỉ đạo chiến lược và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm có việc áp dụng những điều rút ra từ lý luận này, được gọi là “hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc”. Như báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giải thích, tất cả các thành tựu của Đảng Cộng sản Trung Quốc “phụ thuộc vào sự chỉ đạo được rút ra từ lý luận, đường lối, các nguyên tắc hoạt động và những kinh nghiệm của đảng”.
Một sự thay đổi lớn về mặt lý luận do đó đòi hỏi phải có những thay đổi trong chỉ đạo chính sách. Điều ngược lại cũng đúng – bất kỳ thay đổi lớn nào trong sự chỉ đạo chính sách cũng đều đòi hỏi phải có những thay đổi về mặt lý luận để được tiến hành hợp pháp. Quá trình xây dựng sự đồng thuận xung quanh chương trình lý luận và chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc do đó là trọng tâm của bất kỳ nỗ lực cải cách lớn nào. Khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng lý luận đã được sửa đổi của họ để xây dựng sự đồng thuận xung quanh nhu cầu thay đổi chính sách cấp bách, nó tạo ra vốn chính trị cần thiết để thúc đẩy các cơ quan và các quan chức thực hiện những chính sách mới. Quá trình này cần nhiều thời gian và năng lượng, vì nó bao gồm ít nhất 4 bước quan trọng: (1) Đánh giá chiến lược; (2) Phát triển lý luận; (3) Chỉ đạo; (4) Thực hiện.

2368. VỤ ÁN CHU VĨNH KHANG VỚI KẾ HOẠCH TRỪNG PHẠT CỦA BẮC KINH ĐỐI VỚI TOKYO

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 18/02/2014
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề chính trị phức tạp, điển hình là việc xử lý vụ án của Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang và vấn đề đền Yasukuni trong quan hệ với Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm tới ngôi đền này hoi cuối năm ngoái. Vậy đâu sẽ là ưu tiên chính trị của Bắc Kinh? Tạp chí “Tham khảo nước ngoàisố tháng 2/2014 phát hành tại Hong Kong đã cho đãng bài viết với nhan đề: “Vụ án Chu Vĩnh Khang làm xáo trộn kế hoạch trừtng phạt của Bắc Kinh đối với Tokyo ”, sau đây là nội dung bài viết:

Vụ án Chu Vĩnh Khang là ưu tiên hàng đầu, kế hoạch trừng phạt Nhật Bản đứng thứ hai
Về chuyến viếng thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi cuối năm ngoái, mặc dù quan chức Chính phủ Trung Quốc liên tiếp có những phát biểu gay gắt thể hiện thái độ cứng rắn đối với Nhật Bản, song Trung Quốc chưa đưa ra biện pháp trừng phạt cụ thể nào. Thậm chí, đơn xin tổ chức biểu tình phản đối Nhật Bản của quần chúng Trung Quốc gửi lãnh đạo ngành công an nước này cũng không được phê chuẩn. Mạng Sankei (Nhật Bản) dẫn nguồn thạo tin cho biết Bắc Kinh đang bận rộn giải quyết vụ án tham nhũng của cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Bắc Kinh đặt vấn đề ổn định tình hình trong nước là ưu tiên hàng đầu, hơn nữa chiêu bài có thể sử dụng đối với Nhật Bản cơ bản đã dùng hết, hiện vẫn chưa có đối sách hiệu quả.
Trong khi đó, trong các nhân vật có liên quan với chính quyền Bắc Kinh cũng xuất hiện tin đồn cho rằng Trung Quốc có khả năng vào hôm 26/12/2013 – ngày Thủ tướng Shinzo Abe thăm đền Yasukuni – đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa hoặc có thể đã tuyên bố trừng phạt kinh tế đối với Nhật Bản, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy bất kì biện pháp trừng phạt cụ thể nào.
Theo một số nhân vật có liên quan thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thực tế Trung Quốc đã tính đến phương án triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, song một khi phương án này được đưa ra, sẽ rất khó tìm được thời cơ thích hợp để đưa họ quay trở lại Nhật Bản. Do đó, giới quyết sách Trung Quốc vẫn giữ thái độ thận trọng trong vấn đề này. Nhớ lại mùa thu năm 2010, sau khi xảy ra vụ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc và tàu cá Nhật Bản tại vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku, Trung Quốc từng thực hiện trừng phạt kinh tế đối với Nhật Bản, cụ thể là giảm tỷ trọng xuất khẩu đất hiếm và kim loại sang Nhật Bản, song kết quả Trung Quốc phải chịu tổn thất nặng nề hơn Nhật Bản. Vì thế, Nhật Bản dự đoán nhiều khả năng lần này Trung Quốc sẽ không sử dụng biện pháp kinh tế đối với nước này.
Ngoài ra, kể từ khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012, các hội nghị thượng đỉnh và hội đàm cấp bộ trưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tạm thời chấm dứt. Cũng kể từ đó, phong trào phản đối Nhật Bản đã bùng phát trên khắp đất nước Trung Quốc, hình thành “áp lực dân ý” đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, theo các nhân vật có liên quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện nay việc điều tra vụ án tham nhũng của Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang đang bước vào giai đoạn quan trọng và cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng cũng ngày càng quyết liệt. Lo ngại những người ủng hộ Chu Vĩnh Khang, sẽ giống như những người ủng hộ ông Bạc Hy Lai vào năm 2012, mượn cớ hoạt động biểu tình phản đối Nhật Bản để thực hiện những mưu đồ khác, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ thái độ phủ định đối với việc xin phép tiến hành biểu tình phản đối Nhật Bản.
Một bài xã luận của “Thời báo Hoàn cầu”, ấn phẩm của “Nhân dân Nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị đưa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào danh sách đen “các nhân vật không được Trung Quốc hoan nghênh” và trong vòng 5 năm bị cấm đến thăm Trung Quốc. Việc này cũng được coi là một ý kiến của tầng lớp quyết sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, song nhân vật có liên quan của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối ý kiến trên và cho rằng đây là “tự bó tay chân”.
Việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng đền Yasukuni gây tổn hại cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Đông Nam Á
Mặc dù hình thức trừng phạt đối với Nhật Bản của Trung Quốc chưa rõ ràng, song Phó Giáo sư trường Đại học Nagasaki đồng thời là Chuyên gia bình luận kinh tế quốc tế, Ohara Atsuji vẫn cho rằng việc Thủ tướng Abe lựa chọn ngày Lễ Giáng sinh, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của tín đồ Cơ Đốc phương Tây (theo thời gian ở Nhật Bản, ngày 26/12 là ngày 25/12 của các quốc gia Âu Mỹ) để viếng đền Yasukuni là một hành vi thiển cận, thiếu tầm nhìn quốc tế, bởi vì trong thời gian nghỉ lễ Giáng sinh các tin tức quan trọng tương đối ít nên tin tức về chuyến viếng đền Yasukuni của ông Abe được phát đi phát lại trên truyền hình khiến sự kiện này để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho dư luận. Bất kì hãng truyền thông nước ngoài nào khi nói đến ngôi đền Yasukuni đều cho rằng đó là nơi thờ 14 tội phạm chiến tranh hạng A. Một chuyên gia chính trị Nhật Bản cho biết “đền Yasukuni” không phải một chủ đề chính trị trong nước Nhật Bản, cho dù có thể thông qua hành động đến thăm ngôi đền này để thể hiện nhận thức khác nhau đối với chiến tranh, song về mặt quốc tế, không thể thay đổi sự thật Nhật Bản là nước bại trận trong Thế chiến thứ Hai, ngược lại rất dễ làm cho các chuyên gia bình luận chống Nhật cho rằng đây là thách thức đối với giá trị quan phương Tây, gây ra sự bất tín nhiệm trong cộng đồng quốc tế, từ đó cản trở sự phát triển của doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài, ông Ohara Atsuji chỉ ra: “Mặc dù lập trường ngoại giao của các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc khác nhau, song các doanh nhân Hoa kiều là sức mạnh chủ yếu của các thực thể kinh tế Đông Nam Á. Các tin tức (kiểu như việc ông Abe thăm đền Yasukuni) khiến dư luận liên tưởng đến chiến tranh Thái Bình Dương cũng như quân đội Nhật Bản trước đây, việc này sẽ chỉ có hại mà không hề có lợi đối với doanh nghiệp Nhật Bản khi mở rộng phát triển nghiệp vụ ở Đông Nam Á”.
Ông Ohara Atsuji đặc biệt cho rằng ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản tại Trung Quốc sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo ông Ohara Atsuji, cùng với sự phát triển của ngành tư vấn tài chính, sự chấn hưng trở lại của doanh nghiệp Mỹ, châu Âu cũng như sự trỗi dậy của các doanh nghiệp châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia…, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài vốn thiếu tính áp đảo, ngành ô tô Nhật Bản được xem là nổi bật nhất trong số ít đó, song năm 2014 ngành ô tô Nhật Bản chắc chắn sẽ đối mặt với trận chiến gian khổ tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới của Nhật Bản.
Quan hệ Nhật – Trung đối mặt với nguy cơ sâu sắc hơn
Mặc dù kết quả điều tra dân ý của giới truyền thông Nhật Bản cho thấy hơn một nửa số người ủng hộ ông Abe viếng đền Yasukuni, bản thân ông Abe cũng nhận được hơn 40.000 “Like” trên trang Facebook cá nhân về việc làm này, song vẫn không ít người giữ thái độ nghi ngờ kết quả trên. Ví dụ, ông Oda, tác giả chuyên mục đặc biệt cho rằng trong xã hội Nhật Bản, hành vi bàn tán chủ đề chính trị trong cuộc sống hàng ngày bị coi là điều cấm kị, cho nên ý kiến chính trị dễ dàng ẩn náu trong thế giới mạng Internet. Cộng thêm tính chất đặc biệt của mạng Internet là tính nặc danh nên càng dễ nảy sinh ý kiến cực đoan tả khuynh hoặc hữu khuynh. Chỉ cần thể hiện thái độ cứng rắn đối với hai nước Trung Quốc, Hàn Quốc, trên mạng Internet sẽ xuất hiện các tiếng nói bảo vệ mang tính áp đảo.
Liên quan đến vấn đề Yasukuni, trong buổi trả lời phỏng vấn nhật báo Asahi Shimbun, tờ nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản, cựu quan chức ngoại giao nước này, ông Kazuhiko Togo, cháu đích tôn của Shigenori Togo – nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, một trong số các tội phạm chiến tranh hạng A được thờ tại đền Yasukuni cho biết ông “không tán thành Thủ tướng Abe viếng đền Yasukuni trong bối cảnh hiện nay”.
Theo ông Togo: “Điểm quan trọng trong vấn đề Yasukuni không nằm ở chỗ việc Thủ tướng đến thăm ngôi đền này liệu có thể đẩy lên thành vấn đề ngoại giao với Trung Quốc và Hàn Quốc, thậm chí là Mỹ hay không, mà ở chỗ người Nhật không đưa ra tổng kết trách nhiệm chiến tranh của đất nước mình., vấn đề đặt ra ở đây là trách nhiệm chiến tranh của toàn thể người dân Nhật Bản”. Do người dân Nhật Bản chưa hình thành nhận thức lịch sử của bản thân nên đành tiếp nhận nhận thức lịch sử do Trung Quốc đưa ra. Năm 1972, thời điểm hai nước Trung – Nhật bình thường hóa quan hệ, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra luận điểm: “Chủ nghĩa Phát xít Nhật là kẻ thù chung của nhân dân hai nước Nhật Bản, Trung Quốc”, tức là người chịu trách nhiệm chiến tranh là một nhóm nhỏ phần tử Chủ nghĩa Phát xít Nhật, trong khi đại đa số người dân Nhật Bản là người bị hại. Trong chuyến công du đến Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei khi đó không phản bác và các đời Thủ tướng Nhật Bản sau này cũng không đưa ra chất vấn, vì thế cộng đồng quốc tế cho rằng không phản bác đồng nghĩa với việc chấp nhận quan điểm trên. Tội phạm chiến tranh hạng A bị cộng đồng quốc tế coi là tượng trưng cho Chủ nghĩa Phát-xít Nhật, muốn phản bác điểm này cần có sự chuẩn bị tâm lý đầy đủ.
Ông Togo cho biết trước khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đến thăm đền Yasukuni vào năm 2006, ông Togo đã từng đề nghị Thủ tướng “tạm thời hoãn lại”, đợi sau khi các vấn đề quan trọng như cùng thờ chung tội phạm chiến tranh hạng A tại ngôi đền này được giải quyết rồi mới bàn tiếp song ý kiến của ông Togo lúc đó đã không được chấp nhận. Tình hình quốc tế hiện nay có sự thay đổi lớn so với thời điểm Thủ tướng Koizumi đến thăm đền Yasukuni năm 2006, quan hệ Trung – Nhật hiện đang đối mặt với những nguy cơ sâu săc hơn.
Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga hình thành vòng vây đối với Nhật Bản về vấn đề nhận thức lịch sử…
Ông Togo đánh giá: “Sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), khả năng hai nước Nhật – Trung xảy ra chiến tranh ở vùng biển xung quanh hòn đảo này luôn trong tình trạng tiềm tàng. Các quan chức trong Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe một mặt giữ vững lập trường đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc lãnh thổ Nhật Bản, mặt khác tránh khai chiến với Trung Quốc. Muốn làm được điều này phải có hai phương thức là ngăn chặn và đối thoại. Ngăn chặn tất nhiên quan trọng, song chỉ tăng cường trang thiết bị Quân sự sẽ làm gia tăng mức độ nguy hiểm, cho nên đối thoại là điều không thể thiếu. Để đối thoại đạt được thành công cần tránh phát sinh bất kì sự việc nào gây ra nghi ngờ lẫn nhau. Trung Quốc coi việc Thủ tướng Nhật Bản viếng đền Yasukuni hồi cuối năm ngoái là trở ngại lớn nhất đối với Hội nghị thượng đỉnh hai nước, Thủ tướng Nhật Bản biết là không đúng nhưng vẫn cố tình vi phạm nên làm gia tăng sự bất tín nhiệm của Trung Quốc đối với nhân vật này, đây là một hành động cực kì nguy hiểm. Huống hồ Mỹ luôn phát đi tín hiệu đối với Nhật Bản, cảnh cáo nước này không được khiêu khích Trung Quốc về vấn đề đền Yasukuni, cho dù như vậy, Thủ tướng Shinzo Abe vẫn đến viếng ngôi đền này”.
Ông Togo chất vấn: “Trong trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc thực sự bước vào tình trạng chiến tranh, liệu Mỹ có quay sang giúp đỡ Nhật Bản? Nhiều khả năng kết quả sẽ là ‘Dựa vào cái gì mà phải đổ máu vì một quốc gia ngu ngốc khiêu khích Trung Quốc?’. Hi vọng rằng Thủ tướng Abe có thể nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc Mỹ lên tiếng thể hiện sự ‘thất vọng’ đối với nước đồng minh của mình, Trong lĩnh vực ngoại giao giữa các nước đồng minh, việc đưa ra tuyên bố rõ ràng như vậy là rất không bình thường”.Theo ông Togo, đối với Hàn Quốc, đền Yasukuni không phải là vấn đề cốt yếu, song Hàn Quốc cũng đang nhân cơ hội này để lên tiếng phản đối. Quan hệ Nhật – Hàn vốn chưa xảy ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào thì nay đã ở trong tình trạng ngày càng xấu đi, trong khi đó Thủ tướng Abe, người đang gánh vác trọng trách to lớn cải thiện quan hệ Nhật – Hàn, lại đến thăm đền Yasukuni khiến cho tình trạng căng thẳng trong quan hệ hai nước leo thang, gia tăng sự bất tín nhiệm đối với ông Abe.
Ông Togo cho biết một hậu quả khác của việc Thủ tướng Abe đến thăm đền Yasukuni là những ảnh hưởng tiêu cực đối với quan hệ Nhật – Nga. Thủ tướng Abe và Tổng thống Nga Putin đã tìm được điểm đột phá trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ phía Bắc tồn tại giữa hai nước Nhật – Nga vốn chưa từng được giải quyết trong quá khứ, song sau chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe, Nga cũng tham gia hàng ngũ các nước chỉ trích Nhật Bản; lực lượng thúc đẩy cải thiện quan hệ Nhật – Nga trong nội bộ nước Nga cũng bị suy yếu. Chỉ một hành động đến viếng đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe đã khiến Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga hình thành vòng vây đối với Nhật Bản về vấn đề nhận thức lịch sử. Ông Togo chất vấn: “Bên cạnh ông Abe có rất nhiều phụ tá xuất sắc, tại sao lại để ông Abe đi nước cờ này? Là người Nhật Bản, tôi cảm thấy cực kì đau xót”./.

2369. TƯƠNG LAI ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃ ĐẶT TRÊN BÀN CÂN

Phạm Trần
Tương lai chính trị của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã được  đặt lên bàn cân để do lường sự mất còn của chế độ sau biến cố Trung Cộng tăng cường kiểm soát Biển Đông.
Chuyện này xẩy ra vào đúng thời điểm kỷ niệm 40 năm ngày quân Trung Cộng cưỡng chiếm các đảo còn lại phía Tây nam quần đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa và vào lúc Khóa đảng XI chuẩn bị tổ chức các Đại hội đảng địa phương vào giữa nhiệm kỳ để chọn nhân sự cho Đại hội tòan quốc Khóa đảng XII diễn ra vào đầu năm 2016.

Cần nên nhắc lại vào năm 1956, khi Quân Pháp rút khỏi Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chưa kịp đem quân ra Hoàng Sa thì Phía Trung Cộng đã đem quân chiếm  đảo lớn nhất Phú Lâm và một số đảo thuộc nhóm An Vĩnh phía Đông bắc của quần đảo Hoàng Sa.
Vậy Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải hành động ra sao với chuyện nóng này để  ông tiếp tục được  tín nhiệm lãnh đạo thêm nhiệm kỳ 2, hay sẽ phải từ chức để người khác lên làm tốt hơn ?
Để đối phó với Trung Cộng, nước láng giềng có nhiều ảnh hưởng sống còn với Việt Nam về an ninh chính trị và kinh tế, ông Trọng phải làm sao cho 3.5 triệu đảng viên và 93 triệu người dân tin chắc rằng Quân đội, cảnh sát biên phòng và cảnh sát biển có đủ khả năng  giữ vững biên cương lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trên đất liền và biển đảo trước đe dọa “xâm lăng” mỗi ngày một trắng trợn của Trung Cộng.
Nếu ông Trọng không “phá vỡ” được lệnh cấm đánh bắt mới đơn phương và bất hợp pháp của Chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Cộng, có hiệu lực từ ngày 01/01 (2014) trên vùng biển  2.5 triệu cây số vuông Biển Đông, bao gồm cả 2  vùng biển  Hoàng Sa và Trường Sa và để mất ngư trường truyền thống của Việt Nam  thì không những tương lai chính trị của riêng ông mà cả tương lai cầm quyền của đảng CSVN cũng bị đe dọa.
NUỐT LỜI HỨA
Theo lệnh mới  của Tỉnh Hải Nam được chấp thuận ngày 29/11, công bố ở Trung Cộng ngày 3/12/2013 sau khi được Chính quyền Trung ương đồng ý thì chỉ còn khoảng 1 triệu cây số vuông ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới, nhưng lại là những vùng khó đánh bắt hay không có nhiều cá.
Vùng biển bị cấm đánh bắt hay điều nghiên nằm gọn trong hình Lưỡi bò, còn được gọi là “đường 9 đoạn” đã do Trung Cộng “tự chế ra” từ năm 1947 và được lập lại năm 2009 khi Bắc Kinh đệ nạp quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông cho Liên Hiệp Quốc.
Và từ đó, Trung Cộng đã gia tăng áp lực như ngăn cấm, tấn công, đánh đập tàn nhẫn và giết hại các ngư dân Việt Nam hành nghề cá quanh hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Hàng năm Trung Cộng cũng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 đến tháng 8 nhưng lại đem các tầu Hải giám và Kiểm ngư có võ trang yểm trợ cho hàng ngàn tầu cá Trung Cộng tự do đánh cướp tài sản của Việt Nam.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nóng lên từ đó đã thu hút Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Nam Dương và cả Đài Loan (đang chiếm đóng đảo Ba Bình trong chuỗi Trường Sa) vào cuộc với Trung Cộng và Việt Nam.
Theo thông tấn xã Xinhua (Tân Hoa Xã) của Trung Cộng, tu chính mới lệnh của Hải Nam buộc “người nước ngoài và thuyền đánh cá nước ngoài phải được phép của chính quyền Trung Ương trước khi được phép vào vùng biển ấn định” (The amended regulations require foreigners and foreign fishing vessels to obtain approval from the central government to enter waters under its jurisdiction.)
Nếu vi phạm, thuyền đánh cá nước ngoài sẽ bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và người vi phạm sẽ bị phạt đến 500.000 nhân dân tệ, hay khoảng 82.600 đôla Mỹ.
Thông tấn xã Xinhua còn nói rằng “tàu đánh cá vi phạm sẽ bị trục xuất, có thể bị tịch thu và  thủy thủ đoàn sẽ bị truy tố theo luật pháp của Trung Cộng”.
Như vậy rõ ràng là Trung Cộng đã vi phạm những cam kết quốc tế mà họ đã đặt bút ký với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002 tại Nam Vang.
Điểu thứ bốn của Tuyên bố về ứng xử này của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là Tuyên bố DOC, Declaration of Conduct) viết: “Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh việc kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở. Thực hiện cam kết này vừa tạo điều kiện cho việc tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các nước trong khu vực vừa tạo tiền đề cần thiết cho các nước có tranh chấp ở Biển Đông từng bước tìm kiếm các giải pháp cho các tranh chấp. Hoà bình và ổn định ở Biển Đông cũng gắn với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Do đó việc thực hiện cam kết này cũng chính là để đóng góp tích cực cho việc duy trì hoà bình của khu vực và trên thế giới.”

Và chắc ông Nguyễn Phú Trọng cũng dư biết Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đã nuốt hứa trong Tuyên bố chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 15-10-2013, theo đó: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”
Vào  ngày 03/01 (2014), ba ngày sau khi lệnh cấm đánh bắt của Hải Nam có hiệu lực, lính Trung Cộng đi trên Tàu kiểm ngư đã tấn công dã man và cướp của tầu đánh cá của ông Phạm Quang Thạch, ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi trong vùng Hòang Sa.
Ông Thạch kể: “Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel)…, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.”
Tuy nhiên, phải đợi đến 10 ngày sau lệnh của Hải Nam có hiệu lực và 7 ngày sau khi thuyền cá của ông Phạm Quang Thạch gặp nạn, người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị mới phân phối lập trường của Bộ Ngoại giao, nhưng lại không phải là một “Tuyên bố” phản đối nghiêm chỉnh như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm.
Phản ứng viết: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.
Tất nhiên Trung Cộng không trả lời Việt Nam như họ vẫn làm từ trước với tất cả những “lời phản đối và xác nhận bằng nước bọt” về chủ quyền của Việt Nam trrên  2 quần đào Hòang Sa và Trường Sa.
Trước hành động “lấn tới” không khoan nhượng và trắng trợn mới nhất của Trung Cộng, nhiều cựu viên chức cao cấp của Chính quyền CSVN, điển hình như nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Tiến sỹ Trần Cộng Trục đã thúc giục Việt Nam kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, nhưng lời khuyên này đã bị bỏ ngoài tai !
HOÀNG SA CỦA AI ?
Chuyện “giả điếc” để làm tròn nghĩa vụ “đại cục” với Trung Cộng của nhà nước CSVN còn được chứng minh trong dịp  kỷ niệm 40 năm Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm ngày 19/01/1974.
Trên bình diện Chính phủ, nhà nước CSVN đã không dám tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm đóng bất hợp pháp. Chính phủ cũng làm ngơ trước yêu cầu của nhiều tầng lớp dân chúng muốn tổ chức Lễ truy điệu và ghi ơn 74 Chiến sỹ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ tại Hoàng Sa.
Cho đến khi bài này được gửi đi (16/01/2014) chỉ có một Cuộc Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” đợt 1 đã  khai mạc ngày 9/01 (2014) tại trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.
Theo báo Quân đội Nhân dân (09/01/2014) đã có trên 70 hình ảnh, tư liệu, hiện vật liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được các nhà nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị, học giả trong nước và quốc tế sưu tầm, trong đó có nhiều bản đồ do chính Trung Quốc phát hành.
Và “lần đầu tiên 12 tư liệu lịch sử có giá trị liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được công bố.”
Tuy nhiên những Tài liệu lịch sử về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ lãnh thổ của Quân đội VNCH cùng hình ảnh và danh sách 74 Chiến sỹ Hải quân VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa  không được trưng bầy tại cuộc triển lãm.

Ba cơ quan tổ chức Cuộc triển lãm là Bảo tàng, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, Sở ngoại vụ Đà Nẵng  không có lời giải thích nào về thiếu sót này.
Vì vậy Báo Dân Trí, Cơ quan Trung ương của Hội khuyến học Việt Nam ngày 11/01/2014 đã phê bình : “Đã nói đến lịch sử thì phải rõ ràng, khách quan, đầy đủ. Cho nên, khi nói về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa không thể thiếu trận hải chiến của hải quân quân đội Việt Nam Cộng hòa. 40 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Những người lính của Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên và đã hy sinh.
Tư liệu, hình ảnh về các chiến hạm Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Nhật Tảo, Lý Thường Kiệt… tham gia bảo vệ Hoàng Sa, tên tuổi các binh lính, sĩ quan tử trận trong trận hải chiến này còn đó. Dù họ khoác màu áo nào, nhưng họ đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ giang sơn của cha ông để lại thì họ cũng là những dũng sĩ.”
Dân Trí khẳng định: “Cuộc tấn công cưỡng chiếm của Trung Quốc và trận hải chiến đẫm máu trong 30 phút vào ngày 19/1/1974 cần phải được trưng bày, giới thiệu. Sinh viên, các bạn trẻ cần tiếp nhận đầy đủ thông tin, hiểu rõ về lịch sử, tôn trọng sự thật của lịch sử.”
Riêng Thành phố Đà Nẵng, nơi Huyện Hoàng Sa trực thuộc dự trù có 4 hoạt động đã được loan báo:
1) Vào tối 18/01, từ 17h đến 21h, tại Công viên Biển Đông sẽ diễn ra chương trình ca nhạc hát về biển, đảo quê hương và “thắp nến tri ân” do UBND huyện Hoàng Sa chủ trì tổ chức.
Ban Tổ chức không cho biết liệu 74 Chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa hy sinh tại chiến trường Hoàng Sa có được tri ân hay không ?
2) Ngày 19/01, tại Bảo tàng Đà Nẵng sẽ khai mạc chương trình triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” (kéo dài đến ngày 25/01) do Bộ TT-TT chủ trì tổ chức.
3) Chiều 19/01, tại khách sạn Hoàng Sa (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) sẽ diễn ra chương trình lớn thứ 3 trong tổng thể chương trình “Hướng về Hoàng Sa”. Đó là cuộc hội thảo quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng chủ trì tổ chức.
4) Chương trình lớn thứ 4 là cuộc đối thoại trực tiếp trên Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng (DRT) lúc 20h00 tối 19/01 về sự kiện ngày 19/01/1974, do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng chủ trì tổ chức. 5 vị khách mời tham dự cuộc đối thoại trực tiếp này là ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa; ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng; Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã; Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng và một nhân chứng lịch sử Hoàng Sa.
TẠI SAO VÀ TẠI SAO ?
Như thế rõ ràng đảng và nhà nước CSVN đã chỉ dám bật đèn xanh cho Thành phố Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng. Nhưng việc làm của một địa phương làm sao có thể nói thay cho cả nước hay một Chính phủ ?
Nếu có ai đó trong Lãnh đạo Việt Nam chưa bị điếc thì họ hãy banh tai ra mà nghe những lời tâm huyết của Tiến sỹ Trần Cộng Trục:
Những tuyên bố của chính quyền VNCH bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, những người lính miền Nam chiến đấu ở Hoàng Sa ngã xuống phải được ghi nhận, đó là bằng chứng của quá trình Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo này trong suốt chiều dài lịch sử.
Sắp tới năm 2014 là tròn 40 năm ngày Hoàng Sa bị TQ thôn tính bất hợp pháp, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những người lính miền Nam bảo vệ Hoàng Sa, về mặt pháp lý đó là bằng chứng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục và đầy đủ đối với quần đảo này. Chúng ta tri ân các liệt sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 thì cũng không thể quên rằng, năm 1974 những người con đất Việt của chúng ta đã ngã xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước họng súng của TQ. Đó là thực tế không ai phủ nhận được. Chúng ta phải quan tâm và vinh danh những người lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa bởi họ là những người Việt Nam, đại diện cho Việt Nam để gìn giữ chủ quyền. Chúng ta không được quên điều đó, đó mới chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ cha anh của người Việt, đó cũng mới là cách thiết thực nhất để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền Trường Sa trong bối cảnh hiện nay. 
Nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ và đúng mực đối với vấn đề Hoàng Sa 1974 và vai trò đại diện cho Việt Nam thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo này của những người lính miền Nam, chúng ta sẽ mất đi một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà hiện nay ta đang rất cần. Về pháp lý, đó chính là bằng chứng sống động của việc thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, có sức nặng rất lớn trong công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đồng thời bác bỏ các yêu sách vô lý và thủ đoạn chia rẽ nội bộ ta trong vấn đề Biển Đông từ phía đối phương chỉ vì những khác biệt về mặt nhận thức.”(Báo Giáo Dục Việt Nam, 25/12/2013)
Như vậy nếu bỏ qua “tính liên tục pháp lý chủ quyền” trên Hoàng Sa thì nhà nước và đảng CSVN sẽ trả lời ra sao nếu có một người Trung Quốc hỏi: “Các ông nói Hoàng Sa của Việt Nam nhưng các ông có bao giờ  nhìn nhận 74 người Việt bị chúng tôi bắn chết ở Hoàng Sa ngày 19/01/1974 là người của các ông đâu  mà bây giờ các ông  lại  tranh cãi với chúng tôi ?”
Tuy Lịch sử không biết nói, nhưng ngoài những “kẻ làm tay sai cho ngoại bang” thì bất kỳ một công dân của Việt Nam, dù ở bất cứ chân trời góc bể nào trên thế giới cũng biết rõ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cũng nhớ rõ như thế.

2370. Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi

RFA – Đài Á Châu Tự Do
21-02-2014
Nam Nguyên, phóng viên RFA
1
Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm các các chức danh chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội được Quốc hội Việt Nam thực hiện lần đầu tiên vào tháng 5/2013 và dự kiến thực hiện hàng năm. Tuy vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 21/2/2014 cho biết việc này sẽ dừng lại theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

“Con bài dân chủ”

Nam Nguyên phỏng vấn TS Nguyễn Quang A, thuộc nhóm trị sự diễn đàn xã hội dân sự về vấn đề liên quan. Từ Hà Nội trước hết TS Nguyễn Quang A nhận định:

TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ việc dừng lại này là một việc dễ hiểu vì bản thân việc lấy tín nhiệm ở trong Ban Chấp hành Trung ương đã bị Bộ Chính trị gạt đi mất rồi. Thế thì có thể nói rằng, một chủ trương lúc đầu có vẻ tiến bộ, có vẻ dân chủ nhưng khi người ta dùng cái gọi là “con bài dân chủ” trong ngoặc kép đó để đánh nhau, thì hóa ra con bài đấy nó có thể sát thương tất cả mọi người. Chính vì chuyện đó cho nên Bộ Chính trị đã dừng cái chủ trương ấy ở ngay bản thân Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ trương ấy đã được thực hiện một lần ở Quốc hội, nhưng bây giờ ở trong Bộ Chính trị trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị dẹp lâu rồi, thì hiển nhiên việc đó cũng phải được dẹp ở Quốc hội và là một hệ quả tất nhiên của quyết định đó của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2
Nam Nguyên: Thưa khi kết thúc phiên họp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói là tạm dừng như thế này là trái với Nghị quyết 35 trước đó, thành ra kỳ họp tới sẽ phải thảo luận xin ý kiến Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 35. Việc này cho thấy có trục trặc về thủ tục và thể hiện việc Quốc hội Việt Nam không thể tự quyết định hoạt động của mình mà nhất nhất theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Như thế này có thể gọi là dân chủ được không và làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này?
3TS Nguyễn Quang A: Làm sao mà có dân chủ được, chuyện ông Chủ tịch Quốc hội nói thế chẳng qua chỉ là vấn đề thủ tục thôi. Đúng là về thủ tục Quốc hội đã ra một nghị quyết và bây giờ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bảo rằng Quốc hội dẹp cái ấy đi. Quốc hội sẽ phải ngoan ngoãn nghe, nhưng cũng phải theo một hình thức của nó, tới phiên họp tới người ta sẽ bảo các đại biểu Quốc hội rằng, hãy thông qua một Nghị quyết khác phủ quyết cái Nghị quyết trước kia của mình và tôi đảm bảo là Quốc hội sẽ cung cúc ngoan ngoãn làm theo.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, mặc dù cách tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lần trước vẫn là né tránh không lấy phiếu bất tín nhiệm, nhưng nó cũng phản ánh được sự đánh giá cán bộ. Nay dừng lại có là một bước lùi đối với sự hy vọng của nhân dân?
TS Nguyễn Quang A: Chắc chắn nó là một bước lùi, một bước lùi để cho thấy rằng, mình đừng tin vào những điều mà Đảng Cộng sản nói. Tất nhiên nó là một bước lùi nhưng tôi nghĩ không phải là lùi nhiều lắm. Bởi vì Quốc hội mà có bỏ phiếu thì thực sự nó cũng đã có sự định hướng rồi, và cuộc bỏ phiếu theo kiểu như thế này thực sự nó chỉ để phục vụ cuộc đấu đá mà thôi. Chứ nó không phục vụ một chút gì cái gọi là dân chủ hóa cho đất nước cả, bởi vì để cho có dân chủ thì phải có nhiều đảng cạnh tranh với nhau. Chỉ có một đảng thì tôi nghĩ rằng tất cả những điều gọi là dân chủ chỉ là dân chủ giả hiệu mà thôi.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, ông vừa nói đến việc phục vụ cho mục đích đấu đá. Thông tin cho thấy sự phân hóa trong Đảng là nghiêm trọng, hiện nay cập nhật tình trạng đó thì sự phân hóa trong Đảng có thể được đánh giá như thế nào?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ việc luôn luôn có sự đấu đá, luôn luôn có phe này phe kia ở trong bất kỳ một tổ chức nào, không riêng Đảng Cộng sản Việt Nam là chuyện hết sức bình thường. Tôi nghĩ rằng ở trong Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay nó luôn luôn là như vậy. Nhưng chỉ có một điều là vì dối trá nên người ta bảo là luôn luôn có sự nhất trí cao độ ở bên trong Đảng. Đấy là một điều không phải là sự thật và tôi nghĩ những biểu hiện ra thì mọi người đã nhìn thấy. Người dân phải quen dần với cái chuyện có các phe này phe nọ và càng công khai những chuyện cạnh tranh nội bộ của họ ra bao nhiêu, thì càng tốt cho bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu có bước tiến gì ở trong nội bộ thì đấy là điều đáng khích lệ.
Nam Nguyên: Như thế là dù chế độ độc đảng, nhưng ở trong đảng có nhiều ý kiến khác nhau thì cũng là một điều tốt trên một phương diện nào đó. Thưa có phải là như vậy?
TS Nguyễn Quang A: Vâng đúng như vậy, có những phe phái khác nhau ở trong Đảng, có những ý kiến khác nhau ở trong Đảng mà những ý kiến đó được tranh luận một cách công khai, được người dân chất vấn và không chỉ là các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là một dấu hiệu tốt.
Nam Nguyên: Cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã trả lời Đài RFA.

2371. HỌC GIẢ MỸ VIẾT GÌ VỀ SỬ VIỆT?

Hà Văn Thùy
Sau năm 1975, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Việt Nam của xã hội Mỹ, một lớp nhà Việt học người Mỹ xuất hiện. Đẫn đầu là Keith W. Taylor. Vốn là cựu chiến binh  Việt Nam với vốn tiếng Việt và những trải nghiệm trong chiến tranh, ông đến với môi trường đại học và nhanh chóng trở thành học giả tên tuổi. Chỉ 8 năm sau, 1983, ông công bố cuốn Việt Nam thời khai sinh (The Birth of Vietnamese). Tôi đã hồ hởi đón nhận cuốn sách này với hy vọng, từ bên kia Trái đất, bằng nguồn tư liệu riêng, tác giả cung cấp cái nhìn mới về lịch sử Việt Nam. Nhưng rồi sớm thất vọng vì đó là cuốn sách nhạt nhẽo, gần như là sự nhai lại những gì đã có trong thông sử Việt, không cung cấp điều gì mới, ngoài một số tư liệu thời Bắc thuộc mà ví tính thứ yếu của nó, các sử gia Việt Nam đã không sử dụng. Không những thế, tôi buộc phải phản biện những bài Tôi đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào (talawas.org 30.4.05), Các xung dột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX (talawas 30.5.05) và Cách nhìn mới về Việt Nam (BBCVietnamese.com 12.9.03).

Một người khác là Liam Kelley, còn có tên Việt là Lê Minh Khải. Không chỉ viết nhiều mà tác giả còn lập leminhkhaiviet.blog để đăng tải những bài được dịch sang tiếng Việt.
Bài viết này được dành riêng để trao đổi với tác giả.
I. Điểm một số bài viết của Liam Kelley.
Phản bác ý tưởng cho rằng “có thông tin về các giai đoạn xa xưa của lịch sử trong các công trình của người Việt Nam, vốn không tồn tại trong các nguồn tư liệu Trung Hoa, các học giả về cơ bản đã kết luận: người Việt Nam hẳn đã có những truyền thống lịch sử của riêng mình được họ lưu truyền bằng miệng và rồi cuối cùng được viết ra ngay khi vùng đất của họ thoát khỏi sự cai trị của Trung Hoa,” Liam Kelley viết:
“Tôi cho sự thảo luận về Hồng Bàng thị truyện trong bài tiểu luận này đã chứng minh rằng các vua Hùng không có thật. Thay vào đó, họ được kiến tạo ở thời trung đại với tư cách là một bộ phận của một quá trình trong đó đầu tiên giới trí thức tinh hoa Hán hoá ở Đồng bằng sông Hồng đã kiến tạo ra, sau đó khớp nối một bản sắc riêng vào các khái niệm thuộc di sản văn hoá của người Trung Hoa”
Để khẳng định luận điểm của mình, tác giả đưa ra những chứng cứ sau:
a. Không hề có một cộng đồng dân cư ổn định ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên:
“Các học giả Việt Nam cho rằng những phát hiện khảo cổ học ở đồng bằng sông Hồng từ thế kỉ đầu trước CN, như các trống đồng Đông Sơn, và những bằng chứng về các cuộc khởi nghĩa trong xấp xỉ một ngàn năm Trung Hoa cai trị, như cuộc khởi nghĩa của chị em họ Trưng ở thế kỉ đầu sau CN, đều chỉ ra sự tồn tại của một nhóm dân cư ổn định ở khu vực này trong suốt thời kì dài. Tuy nhiên, kiểu chứng cứ này không nhất thiết ủng hộ cho một tuyên bố như thế.
Thứ nhất, việc kết hợp các di vật khảo cổ với nhóm người đã tạo ra những câu chuyện trong Liệt truyện đòi hỏi một điều là người ta đã phóng chiếu sự tồn tại của một nhóm sắc tộc được cho là đã tồn tại trong lịch sử (“người Việt”) được nhận dạng từ các văn bản trung đại lên những di vật khảo cổ tiền sử…”
“Hệ quả là, các học giả Việt Nam không chất vấn sự tạo dựng [khái niệm] “nhân dân/dân gian” của họ và xem xét mức độ khác biệt của khái niệm “nhân dân/dân gian” với quan niệm của Vũ Quỳnh ở thế kỉ XV.”
b. “Và một vấn đề có can hệ nhiều hơn là: Liệt truyện được ghi chép bằng chữ Hán cổ, một ngôn ngữ không được dùng rộng rãi để nói và hẳn là không được những người được cho là thuộc phạm trù vua Hùng biết đến trong hầu hết lịch sử được biết của nó. Hơn nữa, nếu những cư dân đó sở hữu một kiểu cổ xưa của cái rốt cuộc sẽ trở thành ngôn ngữ tiếng Việt [sau này], như một số học giả ở Việt Nam tin tưởng, thì phải nhận thức rằng thứ ngôn ngữ nói đó đã thay đổi khá đột ngột qua các thế kỉ, đặc biệt là khi khối từ vựng Trung Hoa xâm nhập vào, trước hết là ở một mức độ hạn chế bắt đầu trong thời nhà Hán (206B trước CN – 220 sau CN), và rồi rộng mở hơn trong suốt thời kì trung đại. Vì vậy, nếu những thông tin cốt lõi trong một câu chuyện như Hồng Bàng thị truyện bắt nguồn trong các câu truyện dân gian được lưu truyền từ thời viễn cổ, thì các học giả cần phải giải thích làm thế nào có thể xảy ra điều đó, và những sự lưu truyền nào đã chuyển tải các thông tin khi ngôn ngữ tiếng Việt phát triển qua các thế kỉ và khi những thông tin truyền miệng này rốt cuộc được dịch sang tiếng Hán cổ.”
c. “Hồng Bàng thị truyện” gần gũi với những văn bản Trung Hoa khác như
Thục chí:
“Rõ ràng như mọng đợi, thông tin trong đoạn văn này rất giống với đoạn mở đầu Hồng Bàng thị truyện của Liệt truyện. Đặc biệt, cũng như Hồng Bàng thị truyện, văn bản này tạo nên sự kết nối về phả hệ với một thủ lĩnh Trung Hoa huyền thoại, có một đứa con được sinh ra từ cuộc hôn nhân giữa một phụ nữ địa phương với một hậu duệ của vị thủ lĩnh ấy, và rồi có những thành viên khác của gia đình cá nhân ấy được phong làm người cai trị địa phương ấy. Nói khác đi, cả Liệt truyện và Hoa Dương quốc chí tạo ra một câu chuyện giống nhau nhằm kết nối những địa điểm tương ứng với một nhân vật ở thời cổ đại của Trung Hoa.”
Liễu Nghị truyện:
“Tất nhiên, có vô số câu chuyện về rồng và tiên trong văn học Trung Hoa liên quan đến những khu vực phía Nam sông Dương Tử. Theo đó, để xác định xem liệu có bất kì cái gì thống nhất trong câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ hay không, sẽ là khôn ngoan khi trước hết nên đào xới danh mục các câu chuyện Trung Hoa viết về rồng và tiên. Chỗ tốt nhất để bắt đầu có lẽ là Liễu Nghị truyện,và như đã biết, có những mối liên hệ rõ ràng giữa câu chuyện đó với câu chuyện về Kinh Dương Vương và Thần Long. Và hoá ra, cũng có những sự tương đồng giữa Liễu Nghị truyện và đoạn văn trong Liệt truyện  đã dẫn ở trên. Những mối liên hệ ở đây không trực tiếp như những mối quan hệ liên quan đến Kinh Dương Vương và Thần Long, nhưng chúng gợi ý một cách mạnh mẽ rằng câu chuyện này ít nhất gợi một số ý tưởng cho câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ.”
d. “Việt/Yue” như là một khái niệm tự xưng.
“Sự ảnh hưởng của lịch sử và văn học Trung Hoa đối với Hồng Bàng thị truyện là cực kì có ý nghĩa, ở chỗ nó hoàn toàn ủng hộ lập luận rằng câu chuyện này là một kiến tạo thời trung đại. Với sự thật đó, chúng ta cần phải xét lại toàn bộ hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam để điều chỉnh cho đúng với thực tế này. Bằng những gì tiếp theo, tôi sẽ cố gắng phác thảo đại lược một đề cương của một sự diễn giải thay thế về lịch sử Việt Nam thời trung đại và sớm hơn, cái có thể giúp lí giải về người viết Hồng Bàng thị truyện và lí do viết.
Thứ nhất, đối lập với niềm tin rằng “nhân dân” của Đồng bằng sông Hồng ở thiên niên kỉ đầu trước CN đã sở hữu bản sắc nào đó mà họ duy trì suốt cả nghìn năm Trung Hoa cai trị, tôi cho rằng chúng ta có thể nhận thấy xu hướng từ từ trong một phần của giới tinh hoa Hán hoá, những người sống ở một khu vực trải dài từ vùng Bắc Việt Nam ngày nay đến tận Quảng Đông là sử dụng khái niệm “Việt” (Yue) để tự xưng,”
Không thể không nói rằng, đó là những chứng cứ có vẻ vững chắc, khiến cho sử gia Việt Nam không có đường phản bác, đành giữ thái độ im lặng.
Tuy nhiên, trên thực tế, tri thức lịch sử về Việt Nam và phương Đông mà tác giả dựa vào để đưa ra những ý tưởng trên, đã lạc hậu, bị thế kỷ XXI phủ nhận, khiến cho những luận cứ đó trở nên vô giá trị!
Nếu thế kỷ XX, khoa học nhân văn phương Đông được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Hoa tâm cho rằng, con người xuất hiện tại Tây Tạng sau đó xâm nhập Trung Hoa rồi từ Trung Hoa tràn xuống Việt Nam và Đông Nam Á, đem theo văn minh “khai hóa” vùng đất này; thì vào cái ngày định mệnh 29 tháng 9 năm 1998, khi công trình Quan hệ di truyền của dân cư trung Quốc (Genetic Relationship of population in China) (1) được công bố, nền tảng của cái “khoa học” thống trị một thời ấy đã sụp đổ!
Phát kiến của khoa học thế kỷ mới khẳng định:
- Người hiện đại Homo sapiens được sinh ra tại châu Phi 180.000 năm trước.
- 70.000 năm cách nay, người tiền sử theo bờ biển Nam Á tới Việt Nam.
- 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra các hải đảo Đông Nam Á, tới Ấn Độ.
- 40.000 năm trước, do khí hậu phương bắc ấm lên, người từ Việt Nam đi lên khai phá vùng đất ngày nay có tên là Trung Hoa.
Với phát kiến động trời này, tri thức nền tảng về phương Đông đã thay đổi. Xu hướng của lịch sử không phải “Hoa tâm” mà là sự thật ngược lại: Việt Nam chính là trung tâm phát tích của dân cư và văn hóa phương Đông!
Năm 2004, khi tiếp cận thông tin trên, tôi đã dừng mọi công việc văn chương, tập trung toàn tâm lực để khảo cứu thời tiền sử phương Đông. Sau mười năm, cùng hàng trăm bài báo, tôi đã công bố ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn học, 2011) và cuốn thứ tư đang trên bàn biên tập viên nhà xuất bản Trí thức: Viết lại lịch sử Trung Hoa.
Từ khảo cứu của mình, tôi khám phá rằng, khoảng 5000 năm TCN, tại miền trung Hoàng Hà và cửa sông Dương Tử, do người Việt Australoid tiếp xúc với người Mongoloid phương Bắc (những người cũng từ Việt Nam lên nhưng do di cư riêng rẽ, đã giữ được nguồn gen thuần chủng, sau này sống tập trung trên đất Mông Cổ) sinh ra chủng Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, dần trở thành chủ thể của văn hóa Ngưỡng Thiều, Hà Mẫu Độ và sau đó làm nên văn hóa Long Sơn nổi tiếng. Ở thời điểm này, những thủ lĩnh người Việt là Phục Hy, Thần Nông xuất hiện. Vào khoảng năm 2879 TCN xảy ra việc Đế Minh chia đất và phong vương cho con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ. Là những người đánh cá và đi biển thành thạo, người Việt đã giao thương bằng thuyền tới Đài Loan, Indonesia, Philippine, Việt Nam và hiểu các vùng đất này. Sử Trung Hoa ghi, khoảng năm 2700 TCN, xảy ra cuộc xâm lăng của người phương Bắc vào Trác Lộc ở bờ nam Hoàng Hà. Trong trận này, Đế Lai (văn bản Trung Hoa ghi là Si Vưu) tử trận còn Lạc Long Quân đưa đoàn quân dân Việt dùng thuyền vượt biển đổ bộ vào Nghệ An Việt Nam. Sau này, do sức ép của quân xâm lăng, người Việt từ vùng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) và duyên hải phía đông di cư xuống phương Nam. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid phương Nam xuống, chuyển hóa đại bộ phận dân cư Đông Nam Á thành Mongoloid phương Nam. Hiện tượng này được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á (2). Trên đất Việt Nam, khảo cổ và nhân chủng học xác nhận cuộc di cư này: khoảng 4000 năm trước, người Phùng Nguyên từ mã di truyền Australoid chuyển sang người Đông Sơn Mongoloid phương Nam. Đặc biệt tại di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, có tuổi trên 2000 năm TCN, phát hiện khu mộ táng với 30 thi hài người Australoid và Mongoloid được chôn chung (3). Đây là chứng cứ vững chắc cho thấy người Mongoloid từ phía bắc xuống chung sống với người bản địa Australoid để rồi chuyển hóa di truyền toàn bộ dân cư sang Mongoloid phương Nam, là tổ tiên người Việt Nam hiện đại. Như vậy, khảo cổ học và nhân chủng học xác nhận, dân cư đồng bằng sông Hồng hiện nay không phải đám trôi sông lạc chợ mà là cộng đồng được hình thành từ hơn 4000 năm trước!
Trên vùng đất chiếm được cùa tộc Việt ở nam Hoàng Hà, người Mông Cổ lập vương triều Hoàng Đế. Do sống chung, họ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Với thời gian, người Hoa Hạ được Việt hóa và thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội vương quốc Hoàng Đế, tạo dựng các triều đại Nghiêu, Thuấn, Vũ… Là con cháu người Việt, sống trên đất đai Việt, người Hoa Hạ thấm nhuần văn hóa Việt, tôn Phục Hy, Thần Nông làm tổ cùng với Hoàng Đế.
Người Việt từ Trong Nguồn (tên cũ của đồng bằng Trung Nguyên) và duyên hải phía đông Trung Hoa di tản về Việt Nam, định cư ở vùng đất cao của đồng bằng sông Hồng đang được bồi tụ, đã mang theo ký ức về Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Kinh Dương Vương… Từ ký ức, họ lập những ngôi mộ gió và sau đó xây đền kính ngưỡng thờ các vị cho đến nay.
Với quá trình lịch sử và sự hình thành dân cư Đông Á như vậy thì bốn “chứng lý” mà tác giả L. Kelley dẫn trên không những không ủng hộ mà trái lại còn  phản bác lập luận của chính ông:
- Không phải là “Không hề có một cộng đồng dân cư ổn định ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên” mà đó là khối dân cư đông đảo mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, hình thành từ hơn 4000 năm trước, tiếp nối truyền thống Việt cổ, làm nên văn hóa Đông Sơn.
- Những ghi chép trong Thục Chí, truyện Liễu Nghị hay Hồng Bàng thị truyện… là những phiên bản của truyền thuyết lập nước Xích Quỷ, Văn Lang lưu truyền trong cộng đồng người Việt vùng Ba Thục, Lưỡng Quảng và Bắc Việt Nam.
- “Việt/Yue” như là “một khái niệm tự xưng” là điều hoàn toàn có thật. Bởi lẽ, khoảng 18.000 năm trước, khi sáng tạo ra chiếc rìu đá mới, người Hòa Bình đã tự hào là chủ nhân công cụ tiên tiến của nhân loại nên tự gọi mình là người Việt  với chữ Qua (戈) . Khoảng 12.000 năm trước, khi phát minh ra cây lúa nước, người Việt tự xưng là tộc Việt với chữ Việt bộ Mễ (粤). Và khoảng 4000 năm trước, khi sáng tạo chiếc rìu bằng đồng, người Việt lại tự xưng bằng danh hiệu mới: chữ Việt bộ Tẩu (越) !
- Về thắc mắc quan trọng của tác giả là ngôn ngữ: Liệt truyện được ghi chép bằng chữ Hán cổ, một ngôn ngữ không được dùng rộng rãi để nói và hẳn là không được những người được cho là thuộc phạm trù vua Hùng biết đến trong hầu hết lịch sử được biết của nó…” có thể giải đáp dễ dàng: Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán (4). Không những vậy, chính chữ tượng hình Trung Hoa cũng do người Việt sáng tạo để ký âm tiếng Việt!(5)
Phân tích ở trên cho thấy, “Hồng Bàng thị truyện” dù được ghi vào thời Trung đại và có những thêm bớt không phù hợp của (những) người chép thì nó vẫn là hồn cốt của sự kiện có thật xảy ra trong quá khứ, được lưu giữ nơi ký ức sâu thẳm của cộng đồng người đông đảo, sống trên địa bàn rộng lớn nay là Trung Hoa và Việt Nam, trong suốt thời gian gần 5000 năm. Đó hoàn toàn không phải một “truyền thống được kiến tạo”!
2. Về bài “Từ ngữ Thái (Tai) và vị trí của người Thái trong quá khứ của người Việt Nam”
Trong chuyên luận dài gần 20.000 chữ: “Từ ngữ Thái (Tai) và vị trí của người Thái trong quá khứ của người Việt Nam,” L. Kelley do chỗ cho rằng “quan lang”, “mị nương”, “bồ chính”, “cổ”… là những từ gốc Thái đi vào tiếng Việt ở thời Trung đại, đã khẳng định:  “Người Thái và người Việt không phải là anh em sống hài hoà thời cổ và sau đó đi những con đường khác nhau. Thay vào đó, họ là những tộc người khác nhau trở thành láng giềng ở thời trung đại và đấu tranh với nhau cho đến khi người Việt rốt cuộc đã giành được sự thống trị lên người Thái ở khu vực lớn hơn Đồng bằng sông Hồng vào thế kỉ XV.”
Lịch sử văn hóa là hoạt động xã hội của con người trong thời gian và không gian. Do vậy, muốn hiểu lịch sử, văn hóa của một cộng đồng người, điều tiên quyết là phải hiểu biết về họ. Xin hỏi giáo sư: Người Việt là ai? Người Thái là ai? Mã di truyền của họ là gì? Nguồn gốc phát tích từ đâu? Trải qua quá trình lịch sử thế nào để rồi cùng sống trên đất Việt? Tôi dám chắc, giáo sư không trả lời được! Do vậy, việc bàn về từ nào của Việt, từ nào của Thái rồi chuyện họ sống với nhau ra sao trong quá khứ chỉ là chuyện nói mò! Tôi rất thông cảm với giáo sư vì biết rằng, cho tới cuối thế kỷ trước, chưa có lời giải cho những câu hỏi trên! Nhưng theo tôi, sự thể thế này:
- 70.000 năm trước, hai đại chủng người Australoid và Mongoloid từ châu Phi tới Việt Nam. Họ gặp nhau, hòa huyết, cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc loại hình Australoid. Sau khi sống chung với nhau ít nhất 30.000 năm trên đất Việt, họ không chỉ có chung huyết thống mà còn chung văn hóa, trong đó tiếng nói Lạc Việt là ngôn ngữ chung. Từ 40.000 năm cách nay, các chủng người Việt chia tay nhau lên khai phá Trung Hoa. Có cơ sở để cho rằng, từ Tây Bắc Đông Dương, một bộ phận người Thái theo hành lang Ba -Thục lên Tây Bắc Trung Quốc, chiếm lĩnh vùng Thiểm Tây, Sơn Tây, sau này trở thành chủ nhân nền văn hóa Ngưỡng Thiều nổi tiếng. Chính họ đặt tên cho những địa danh có từ “cổ/gu” còn tới ngày nay ở vùng này.  Đó cũng là ngôn ngữ và văn hóa tạo nên kinh Thi như phát hiện của Maspéro như được dẫn trong bài viết. Về người Thái, từ rất sớm, sách sử ghi rằng: vợ Đế Khốc, ông vua thứ tư của vương triều Hoàng Đế là bà Khương Nguyên, một người con gái thị tộc Thái (Thai thị nữ): “Chu Hậu Tắc, tên Khí. Mẹ người thị tộc Thái, tên là Khương Nguyên. Khương Nguyên là nguyên phi của Đế Khốc.” (周后稷,名弃。其母有邰氏女,曰姜原。姜原为帝喾元妃.) Một dòng khác trong Lạc Việt đi lên Trung Hoa, khai phá đồng bằng Trong Nguồn, nơi sau này là đất phát tích của ông vua sáng lập triều Hán. Vị nữ hoàng đế duy nhất của Trung Hoa Võ Tắc Thiên đặt tôn hiệu của mình là Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (越古金轮圣神皇帝) và Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (慈氏越古金轮圣神皇帝).  Điều này chứng tỏ bà là người Việt. Căn cước Việt của bà còn ở chỗ tên sữa, tên gọi khi con gái là Mỵ Nương! Như vậy chứng tỏ “mỵ nương” không chỉ là sở hữu riêng của người Thái mà là chung cho các tộc Việt. Cũng vậy, cổ/gu là từ Việt cổ, được biến âm từ “kẻ” rất phổ biến ở Bắc Bộ! Vì thế, Mỵ Nương trong truyện Sơn tinh, Thủy tinh không hề là cô “công chúa người Thái” như L. Kelley tưởng tượng!
Có thể lịch sử của một bộ phận người Thái là thế này: từ Việt Nam, họ đi lên Tây Bắc Trung Quốc, sáng tạo văn hóa Ngưỡng Thiều, Long Sơn. Khi vùng này bị người Mông Cổ xâm lăng, một bộ phận dân cư chung sống với người Mông Cổ, góp phần sinh ra người Hoa Hạ. Một trong những mỵ nương người Thái lấy Đế Khốc, sinh ra tổ nhà Chu. Sau này, do sự xâm nhập, chèn ép của dân du mục phương tây, người Thái làm cuộc di cư lớn từ Thiểm Tây, Sơn Tây vào Hà Nam rồi vượt Trường Giang xuống Quảng Tây. Tiếp đó, họ di cư vào Lào, Thái Lan, Miến Điện. Tại Việt Nam, do số dân Việt quá đông nên người Thái xâm nhập không nhiều và chỉ có thể sống ở vùng ngoại vi. Như vậy là, sau thời gian đằng đẵng đi xa, một bộ phận người Thái trở về đất tổ tiên của mình. Những người từ Trung Quốc trở về Lào, Thái Lan gọi chi thứ tư của Thập nhị chi là Thỏ. Tuy vậy, vẫn có một bộ phận người Thái không di cư mà sống bám trụ tại Việt Nam và các nước khác như Thái Lan, Lào… Người Thái ở Điện Biên là tộc người đã sống từ xa xưa trên đất Việt bởi lẽ trong sổ Chóng Bang (Một kiểu sách bói toán) của họ chép chi thứ tư trong Thập nhị chi là Mẩu, tức Mão. Phát biểu của W.G. Solheim II: “Có nhiều nét tương đồng và không có sự khác biệt quan trọng giữa người dân thời đá mới ở Bản Kao với người Thái hiện nay” (2) làm chứng cho việc này!
Như vậy, hoàn toàn không như L. Kelley nghĩ, “họ là những tộc người khác nhau trở thành láng giềng ở thời trung đại và đấu tranh với nhau cho đến khi người Việt rốt cuộc đã giành được sự thống trị lên người Thái.” Đó là quá trình hòa nhập của người Thái vào cộng đồng Việt khi nhà nước Việt hình thành!
3. Về bài Kinh Dịch và những thông điệp lạc lõng
Để phản bác bài Kinh Dịch là của người Việt  của học giả Nguyễn Thiếu Dũng, L. Kelley viết:
 “Gần đây có người chuyển tiếp cho tôi một bài báo xuất hiện trên một tờ báo điện tử giật tít “Kinh Dịch là của người Việt”.
Đã có một nỗ lực trong nhiều năm nay trong bộ phận một nhúm người để chứng minh rằng văn bản cổ ấy do người “Việt” sáng tạo ra. Đó là một nỗ lực rất đậm chất dân tộc chủ nghĩa nhằm cố nói lấy được rằng tri thức và văn hoá “Việt” có trước tri thức và văn hoá “Tàu” và rằng Trung Quốc do đó đã vay mượn từ “Việt”, và không có điều ngược lại, như vẫn thường được tin là vậy.
Tôi cần phải đọc nhiều hơn nữa các công trình của Kim Định, nhưng tôi tin rằng nỗ lực nhằm cho thấy “phương Nam” đã sáng tạo ra nền văn hoá mà giờ đây “phương Bắc” ca ngợi đã bắt đầu từ ông ấy (nhưng có lẽ có những ví dụ sớm hơn về tuyến lập luận này chăng?).
Tôi đã băn khoăn từ lâu về cái gì đã thúc đẩy người ta duy trì nỗ lực tạo ra luận điểm này, khi mà hầu hết mọi người không tin vào những gì họ nói. Có phải nó chỉ là chủ nghĩa dân tộc? Liệu lòng tự ái dân tộc chủ nghĩa có thực sự mạnh mẽ đến thế?
Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên đáng kinh ngạc, một người bạn của tôi làm việc cho NASA đã gửi cho tôi một file âm thanh vào sáng nay về một loại thông điệp mà các máy ghi âm không gian của NASA đã thu thập được từ một nơi nào đó bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Bạn tôi nghĩ kiểu âm thanh đó nghe giống tiếng Việt, nên anh ấy gửi cho tôi.
Có một chút khó nghe, nhưng tôi nghĩ họ đang nói…Kinh Dịch là của người Việt!
Không hề đưa ra một chứng cứ hay luận lý nào để phản bác đối phương mà đã quy kết nặng nề họ là dân tộc chủ nghĩa sao tránh khỏi vội vàng và võ đoán?! Việc “hầu hết mọi người không tin” đâu phải là một chứng lý để phủ định? Biết bao điều nhiều người không tin mà có thật! Nhân loại đã từng không tin là Trái đất tròn thì có gì lạ khi nhiều người không tin kinh Dịch là của người Việt! Của đáng tội, cần gì vị giáo sư đại học phải phí sức đẩy một cánh cửa đã mở sẵn?!
Những câu chữ hùng hồn trên chỉ nói lên rằng: giáo sư chẳng biết gì về điều mình nói! Có sự thực mà giáo sư không ngờ là chính học giả Trung Quốc cũng không dám nhận kinh Dịch là của họ.
Trong một bài được in trên “Thế giới những điều chưa biết” (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008. Sau khi dẫn cổ thư “Bào Hy họa quái”, tác giả đưa ra cật vấn: “người ta liền nảy sinh nghi vấn rằng chẳng lẽ một thứ phức tạp như vậy mà lại do một nhân vật trong truyền thuyết là Phục Hy sáng tạo ra?” Phủ nhận Phục Hy, tác giả dẫn ý kiến cho rằng Bát quái có khả năng là do người triều Thương dùng giáp cốt để chiêm bốc, đã suy diễn từ các đường vân nứt do bị cháy trên mai rùa mà thành, đó là sáng tạo vào đời nhà Thương, chứ không phải là do Phục Hy sáng tạo ra vào thời thượng cổ theo truyền thuyết.”
 Thấy thuyết này không ổn, thuyết khác được đưa ra: “Còn “Kinh dịch” thì rất có thể là tác phẩm của thời nhà Chu, rất khó hiểu, cho nên Khổng Tử thời Xuân Thu đọc “Dịch”, vi biên tam tuyệt, tức ban đầu đến cả Khổng Tử đọc cũng không hiểu, đọc đi đọc lại, khiến cho dây da trâu buộc thẻ tre bị đứt tới 3 lần. Cuối cùng khi đã đọc hiểu rồi, Khổng Tử đã chỉnh sửa thêm, và như thế, “Kinh dịch” liền trở thành kinh điển của Nho gia.”
Nhưng lại cũng có những người cho rằng, Bát quái và “Kinh dịch” đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội… Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một người nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói họ Phục Hy sáng tạo ra Bát quái kì thực là đã quá đơn giản hóa vấn đề này.”
Bài viết kết luận: “Giải thuyết cuối cùng trong số 3 giải thuyết trên tuy khá hợp lí, nhưng nó đã phủ định giải thuyết “Bào Hy họa quái” đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc, nên lại rất khó lòng được mọi người tiếp nhận.
Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hy theo truyền thuyết thôi.”(6)

Ở đây người ta vì sợ “khó được lòng” đám đông nên đã hy sinh chân lý! Rõ ràng luận thuyết cuối cùng là hợp lý nhưng bị bỏ qua để rồi mèo vẫn hoàn mèo, mọi chuyện lại trở về điểm xuất phát! Đúng là Phục Hy khôngg thể làm ra Dịch mà đó là công trình của hàng nghìn người diễn ra trong hàng nghìn hàng vạn năm. Nhưng một khi đã thành tựu, thì theo tập quán xưa, công quy vu trưởng, người ta phong tặng sáng kiến của cả cộng đồng cho vị thủ lĩnh tôn kính, cũng như từng quy cho Thần Nông công “giáo dân nghệ ngũ cốc” hay Hoàng Đế làm ra Nội kinh… Nhưng Phục Hy là ai? Sách nói, ông sống khoảng 4800 năm TCN. Thời kỳ này, đất Trung Hoa hoàn toàn là giang sơn của người Việt. Phải 2000 năm sau, với cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, người Hoa Hạ mới ra đời. Đó là lớp con lai của con cháu Phục Hy, Thần Nông với những chiến binh Mông Cổ của Hoàng Đế. Nhận thức ra gốc gác ấy, người Hoa Hạ gọi mình là Viêm Hoàng tử tôn!
Tại Hội thảo quốc tế Dịch học tại Sơn Đông Trung Quốc năm 2011, học giả Việt Nam Trần Ngọc Thêm đã chứng minh rằng triết lý âm dương hình thành từ thực tiễn đời sống nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, hai từ “âm dương” bắt nguồn từ hai từ “mẹ” và “trời” trong các ngôn ngữ Đông Nam Á (ina – yang). Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hoá trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam   Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết, v.v. của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á.
Bình luận về các báo cáo của đoàn Việt Nam, GS. Ngô Di (Viện nghiên cứu Chỉnh thể học California, Mỹ) nhận xét rằng: “Lâu nay giới nghiên cứu Dịch học thường chỉ dựa vào sách vở xưa và các tư liệu khai quật được từ lăng mộ mà bỏ qua quá trình phát triển lịch sử của nó. Chu dịch chắc hẳn phải là kết quả sự đóng góp của cư dân nhiều vùng, là sản phẩm phát triển qua nhiều thời đại. Do vậy việc tìm hiểu nguồn gốc Dịch học phải được mở rộng ra để nhìn từ nhiều góc độ như các học giả Việt Nam đang làm, chứ không phải chỉ giới hạn ở một nơi, bằng một loại chứng cứ quen thuộc.
Tổng kết phiên hội thảo này, GS. Vương Tuấn Long (Viện nghiên cứu tư tưởng truyền thống Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Thượng Hải) kết luận: Trong báo cáo của mình, GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử – xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỷ mỷ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hoá âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á. (7)
Đó là sự thật mới được khám phá, không hề có trong cổ thư. Cố nhiên, L. Kelly không biết!
Đáng trách là ở cuối bài, giáo sư L. Kelley diễn trò đùa nhả! Điều này chứng tỏ tác giả đã không biết gì về người mình tranh biện. Nay vào tuổi 73, ông Nguyễn Thiếu Dũng từng là giảng viên Đại học Huế. Sau 1975  ông ở nhà làm thày lang chữa bệnh, nghiên cứu Đông y, Dịch lý. Ông đã phát hiện biểu tượng Âm là những dấu chấm …. Còn biểu tượng Dương là vạch liền -  trên trống đồng. Trung thiên đồ do ông khám phá được nhiều nhà Dịch học Việt Nam ghi nhận, coi như cống hiến mới cho Dịch học. Trong những comments trao đổi giữa ông Dũng và Kelley, tôi thấy lời lẽ của ông nhu thuận chân tình, thực lòng muốn bàn về học thuật nhưng Kelley lại luôn tránh né! Chơi trò bất nhã với học giả đáng kính, tác giả không khỏi mang tiếng là thiếu lễ!
II. Nguyên nhân những sai lầm của L. Kelley
Có thể thấy hai nguyên nhân dẫn tới sai lầm của vị giáo sư Đại học Manoa. Một là bất cập về phương pháp luận. Tác giả đã áp dụng phương pháp luận là chỉ căn cứ vào văn bản. Phương pháp như vậy có thể phù hợp với phương Tây, nơi mà các quốc gia hình thành muộn và các sự kiện lịch sử được ghi chép khá đầy đủ, lại được lưu trữ tốt. Công việc của sử gia là đọc các văn bản rồi đưa ra những ý kiến của mình. Với Việt Nam, phương pháp như vậy chưa đủ. Bởi lẽ, lịch sử Việt Nam quá dài, trong đó có 1000 năm bị nước ngoài thống trị rồi khi giành được nước thì chiến tranh liên miên. Tài liệu lịch sử của Việt Nam không những ít mà còn bị cướp phá, thiêu hủy. Những gì còn sót lại thì nhiều khi đã bị xuyên tạc. Người phương Tây có ngạn ngữ: nửa chiếc bánh mì là bánh mì nhưng nửa sự thật không còn là sự thật! Do vậy, những văn bản hiện có, dù rất quý nhưng cũng không hẳn là sự thật lịch sử. Một khi cho đó là tất cả lịch sử sao tránh khỏi chủ quan, phiến diện? Vì vậy, viết sử Việt Nam rất khó. Đó không chỉ là những trang giấy mà người viết phải hiểu được hồn của sử! Điều này không dễ đối với học giả nước ngoài vốn xa lạ với văn hóa Việt.
Nguyên nhân thứ hai, quan trọng hơn là, cũng như học giả phương Tây khác, L. Kelley mắc phải cái mà tôi gọi là bẫy kiến thức. Cái bẫy này do chính học giả phương Tây dựng lên trong thế kỷ trước. Đó là việc áp đặt cho phương Đông quan niệm Hoa tâm. Xuất phát từ thuyết con người xuất hiện ở Tây Tạng, đi vào Trung Hoa rồi sau đó xuống Đông Nam Á, học giả của Viễn Đông Bác Cổ cho rằng, Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Người Trung Hoa đã sáng tạo văn minh: tiếng nói, chữ viết, kinh Dịch, Nho giáo, Lễ, Nhạc… rồi truyền bá tới các dân tộc man di Đông Nam Á. Quan niệm như thế trở thành gông cùm trói buộc học thuật thế giới suốt thế kỷ XX!
Nhưng sang thế kỷ XXI, một sự thật khác được phát lộ: Không phải Hoa tâm mà chính Việt tâm mới là dòng chảy của lịch sử phương Đông! Không phải từ Bắc xuống mà từ Việt Nam, người Việt mang nguồn gen, tiếng nói, công cụ đá mới, cây lúa, cây kê cùng văn hóa nông nghiệp đi lên xây dựng Trung Hoa! Đấy là khám phá làm đảo lộn quan niệm về lịch sử, văn hóa phương Đông. Nhưng do sức ý trí tuệ, không đủ khả năng tiếp nhận thông tin mới, nhiều học giả phương Tây, trong đó có L. Kelley, vẫn ngụp lặn trong tư duy cũ!
III. Kết luận
Lịch sử Việt Nam từng bị xuyên tạc bằng tiếng Tàu, tiếng Tây và bây giờ bằng tiếng Mỹ. Đấy là sự thật đắng cay không ai chối cãi được!
Bằng những bài viết của mình, L. Kelley dường như muốn đập phá tan hoang ngôi đền sử học Việt Nam được gầy dựng từ xưa và dầy công vun đắp suốt trong nửa thế kỷ của chế độ dân chủ cộng hòa. Đó cũng là sự phủ định quyết liệt chính những sử gia Việt Nam hiện đại, là tác giả hay đồng tác giả của cuốn sử Việt Nam hôm nay!
Điều không bình thường là vì sao giới sử gia Việt Nam hoàn toàn im tiếng?!
Có lẽ, lời đáp sát hợp nhất là họ không thể trả lời! Không thể bởi lẽ cùng đọc chung những cuốn sách mà họ khai thác khía cạnh này, trong khi đối phương khai thác khía cạnh khác, họ không có lý lẽ để phản bác! Một dẫn chứng cụ thể: khi Trần Trọng Dương “eureka” “Kinh Dương Vương chỉ là sản phẩm của văn hóa Tàu” thì các nhà khoa bảng đành ngậm tăm, thậm chí có người còn hùa theo nữa! Điều này cũng giống như trước đây, khi thấy một người tuyên bố: “Những từ như Kẻ, Mơ… chẳng hề là tiếng thuần Việt gì ráo trọi mà tất cả 100% Made in China” thì dù rất bức bối nhưng Trần Quốc Vượng chỉ có thể than thở với Cao Xuân Hạo: “Biết ông ta nói bậy nhưng không làm sao phản bác được!” (6) Sở dĩ vậy vì sử gia Việt và L. Kelley cùng đứng trên hệ quy chiếu Hoa tâm, một hệ quy chiếu chỉ cung cấp cái nhìn lịch sử từ 2000 năm trở lại nhưng là bị nhìn lộn ngược!
Tuy nhiên một khi thoát khỏi hệ quy chiếu này, bước sang hệ quy chiếu Việt tâm, mọi chuyện trở nên sáng rõ. Khi giác ngộ điều này, chắc chắn, L. Kelley sẽ thấy, muốn thành nhà Việt học tử tế, phải viết khác trước! Còn học giả Việt Nam sẽ được trang bị vũ khí tuyệt vời để khám phá lịch sử, văn hóa kỳ vĩ của tổ tiên. Thứ vũ khí ấy đã có và mỗi ngày được rèn thêm sắc bén. Nhưng vì sao họ không dùng để đến nỗi trở thành kẻ tội đồ khi không bảo vệ được bát hương trên bàn thờ tổ tiên?
                                                                          Nguyên Tiêu năm Giáp Ngọ
 —
Tài liệu tham khảo.
1. J. Y. Chu at al. Genetic Relationship of population in China http://www.pnas.org/content/95/20/11763.long
2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học&THCN, 1983.
3. TS. Marc Oxenham: Tôi thất vọng về thông tin lệch lạc!
http://vietbao.vn/Van-hoa/TS-Marc-Oxenham-Toi-that-vong-ve-thong-tin-lech-lac/20422593/181/
4. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học 2008
5. Chữ Việt chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa. vanhoanghean.com.vn/index.php?option=com_k2..
6. Nguyễn Trung Thuần: HỌC GIẢ TRUNG QUỐC CŨNG CHƯA DÁM NHẬN KINH DỊCH CỦA MÌNH.
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/dich-hoc/chi-tiet/hoc-gia-trung-quoc-cung-chua-dam-nhan-kinh-dich-cua-minh-2668/
7. Hội thảo Quốc tế Dịch học tại Sơn Đông năm 2011.
http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2110&Itemid=94
7. Lời Cuối Cùng Thưa Với Ông An Chi ! http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17094
TS. Marc Oxenham: Tôi thất vọng về thông tin lệch lạc!
http://vietbao.vn/Van-hoa/TS-Marc-Oxenham-Toi-that-vong-ve-thong-tin-lech-lac/20422593/181/

2372. Một cái chết được chờ đợi

RFA – Đài Á Châu Tự Do
21-02-2014
Nam Nguyên, phóng viên RFA
o
1Thông tin thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần gây sự chú ý đặc biệt trên công luận báo chí. Ông Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an bị tố giác nhận hối lộ 1,5 triệu đô la đã qua đời, chỉ vài ngày sau khi Phó Ban Nội chính Trung ương nói rằng, về nguyên tắc thì phải đình chỉ chức vụ của tướng Ngọ để phục vụ công tác điều tra.

Có tội hay không có tội?

Trả lời Nam Nguyên tối 20/2, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định là, có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng đình chỉ vụ án làm lộ bí mật Nhà nước.

“Có những ý kiến người ta mong rằng cần phải làm sáng tỏ ông này có tội hay không có tội. Cũng cần mở rộng xem ngoài ông Phạm Quý Ngọ còn ai nữa… Về cơ sở pháp luật thì thực sự đây là khởi tố vụ án làm lộ bí mật công tác bí mật nhà nước, chứ không phải khởi tố ông Phạm Qúy Ngọ mà nhiều người nói là đình chỉ vụ án.”

2
Theo Người Lao Động bản tin trên mạng ngày 19/2, Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh Tòa Hình sự TP Hà Nội, người đã công bố quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước”, cho biết vụ án này sẽ phải đình chỉ.  Vẫn theo lời vị thẩm phán, vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước” sẽ đình chỉ theo tinh thần điều 107 của Bộ Luật hình sự.
Tờ báo cũng trích lời luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân trụ sở  ở Hà Nội nhận định rằng, nếu vụ án “Làm lộ bí mật nhà nước” không chỉ có có một mình ông Ngọ mà còn có những người khác nữa thì sẽ đình chỉ bị can với ông Ngọ nhưng vẫn tiến hành điều tra như bình thường.
Nhắc lại, tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 7/1/2014 xét xử cựu đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh mình là ông Dương Chí Dũng nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn, ông Dương Chí Dũng đã bất ngờ tố giác người báo tin cho mình bỏ trốn nếu không sẽ bị bắt, chính là Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng đã bị tuyên án tử hình trong một phiên xử trước đó, nhưng đã được tòa triệu tập với tư cách nhân chứng trong phiên xét xử ông Dương Tự Trọng và các đồng phạm.

3Tại phiên xử này, tử tội Dương Chí Dũng còn khai thêm đã hối lộ tướng Phạm Quý Ngọ 510.000 USD về vụ điều tra sai phạm ở Tổng Công ty Hàng hải Vinalines, ngoài ra còn môi giới đưa 1 triệu USD khác cho tướng Ngọ, liên quan đến dự án kinh tế mở rộng Cảng Saigon, cộng chung là 1.510.000 USD.
Tòa án Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” ngay cùng phiên xử ngày 7/1, sau khi tử tội Dương Chí Dũng tố giác người báo tin cho ông ta bỏ trốn. Lúc đó TS Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM nói với chúng tôi là ông Dương Chí Dũng có khả năng thoát án tử, nếu làm rõ hơn được những người đứng đàng sau thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
“Người ta đặt vấn đề sau ông Phạm Quý Ngọ là ai nữa, ông Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an nhưng cũng chỉ là hàm Ủy viên Trung ương Đảng. Như vậy trên Ủy viên Trung ương Đảng là cái gì và là ai, người ta đang đặt câu hỏi này.”

Không thể dừng vụ án

Đáp câu hỏi của chúng tôi về khả năng tướng Phạm Quý Ngọ không nhận hối lộ một mình, mà trên ông còn có các người khác có quyền lực cao hơn và tử tội Dương Chí Dũng sẽ khai thêm những người khác ngoài ông Phạm Quý Ngọ. Trong trường hợp này không thể dừng vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” dù ông Phạm Quý Ngọ đã mất. LS Trần Quốc Thuận phát biểu:
“Theo dõi diễn biến vụ án Dương Chí Dũng thì thấy Dương Chí Dũng là một người có những mối quan hệ rất đặc biệt. Kể cả chuyện bổ nhiệm ông ta cũng là không bình thường, đương làm Tổng giám đốc Vinalines mà điều về Cục đường Biển, quyết định của Thủ tướng cũng không bình thường, chức trách này là của ông Bộ trưởng Giao thông chứ không phải việc để ông Thủ tướng ký. Quyết định này ghi rõ điều chuyển về Bộ Giao thông để nhận chức vụ đó, tại sao phải rất chắc ăn như vậy, thì đó cũng là một câu chuyện. Ngoài ra còn chuyện Cảng Sài Gòn nữa… Nếu ông này nêu được chứng cứ làm rõ thì sẽ có màn khai thêm và ông ta sẽ làm như vậy thì mới thoát chết.”
4
Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích thêm là vẫn còn một yếu tố rất quan trọng. Cựu đại tá Công an Dương Tự Trọng, nguyên phó Giám đốc Công an Hải Phòng một người có thâm niên trong ngành, không thể chỉ hành động vì tình cảm gia đình mà tổ chức cả một đường dây hoàn hảo để ông anh Dương Chí Dũng bỏ trốn ra ngoại quốc. Ông Dương Tự Trọng đã bị xử 18 năm tù, vị cựu đại tá chắc chắn là người biết quá nhiều nhưng hiện vẫn còn im lặng.
“Dương Chí Dũng muốn em mình phải khai ra, anh đã nói với em là vì người kia báo tin nên em phải tổ chức cho anh trốn an toàn không có vấn đề gì, nhưng về sau tình hình đi ngược lại. Nó còn một đầu mối quan trọng là Dương Tự Trọng phải khai ra, đó là nhiệm vụ của các cơ quan điều tra. Đây không phải vấn đề tình cảm đạo đức anh em, mà phải có cái niềm tin về nghiệp vụ. Một người dám tổ chức cho anh mình trốn như thế, huy động cả bộ máy để tổ chức như thế không phải đơn giản. Ít người chú ý chỗ đó, nhưng tôi cho đó là điểm quan trọng.”
Người dân Việt Nam quá quen thuộc với vấn đề tham nhũng từ nhỏ tới lớn, họ cho rằng chẳng có cán bộ nào ăn tiền một mình mà có thể nuốt trôi, tất cả đều có phe nhóm với nhau. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội, một người tranh đấu cho sự công khai minh bạch nói rằng, ông đã hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống và vụ án làm lộ bí mật nhà nước sẽ chìm xuồng.
“Tôi thì lúc đầu cũng như những người dân thường mong muốn ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Phú Trọng mạnh tay xử lý các vụ việc. Nhưng lúc này chín chắn nhìn lại thì ông Nguyễn Bá Thanh chỉ là Trưởng Ban Nội chính thôi, thực tế quyền hành không thể vượt được ông Thủ tướng, hay những người khác. Chắc chắn ông ấy sẽ bị vô việu hóa, chưa kể yếu tố tham nhũng bảo kê ở Việt Nam đã thành một đường dây, tầng tầng lớp lớp đan chéo nhau, bảo vệ nhau rất chặt chẽ thì làm sao một mình ông Nguyễn Bá Thanh làm được. Việt Nam cần hàng ngàn ông Nguyễn Bá Thanh ở tất cả các cấp… dẫu sao cũng nên có những người như ông ấy.”
Theo tiểu sử được các báo phổ biến, ông Phạm Quý Ngọ hưởng dương 60 tuổi, ông có đường quan lộ thênh thang lên nhanh như diều gặp gió. Từ cấp đại tá, bí thư đảng ủy kiêm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, trong vòng 8 năm ông đã leo tới chức Thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực bộ Công an. Bên cạnh công danh, điều không may với ông Phạm Quý Ngọ chính là vấn đề sức khỏe, ông đã bị ung thư gan và duy trì cuộc sống được 5 năm nhờ được ghép gan ở Singapore và điều trị nhiều lần ở nước ngoài. Tướng Ngọ cũng từng qua Nhật để thực hiện liệu pháp cấy tế bào gốc nhưng không thành công.
Chung quanh câu hỏi cố thượng tướng Phạm Quý Ngọ có thực sự nhận hối lộ từ tử tội Dương Chí Dũng 1.510.000 USD hay không? Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam cần làm rõ để trả thanh danh lại cho một cán bộ cao cấp trong guồng máy.
Nhiều chuyên gia trong đó có TS Phạm Chí Dũng từng nói với chúng tôi, điều tra xác minh nguồn gốc tài sản của bất cứ cán bộ nào thì cũng có thể biết người ấy có tham ô, tham nhũng, bất minh hay không.

“Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (2)

01
Tiếp theo phần trước (*), nhân sự kiện Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, thử điểm qua vài bài viết liên quan trên các trang web bị cho là “giả mạo” của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cũng là để hiểu dần bản chất và nguồn gốc của hệ thống truyên truyền khổng lồ này.

Trước hết, rất chuyên nghiệp, biểu trưng của trang mang tên phamquyngo.net đã được chuyển sang màu xám, dấu hiệu “chủ trang” đã từ trần.
Thử vào các trang mang tên của các vị  trong Bộ chính trị, như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, … tìm các bài về Tướng Ngọ, thì thấy một số lượng đáng nể. Chỉ trong 3 ngày qua, mà đã có tới khoảng 40 bài trên mỗi trang quanh sự ra đi của ông.
Ngoài việc phần lới bài trong đó đều ca ngợi Tướng Ngọ, còn có những chi tiết rất đáng quan tâm của những bài mang danh nào đó gọi là “bạn đọc”, chỉ trích việc khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” liên quan Tướng Ngọ và những người có trách nhiệm cao nhất của ĐCSVN trong cuộc chống tham nhũng hiện nay, ám chỉ hoặc đánh đồng họ vào với “một số thế lực thù địch”.
Thử tìm ngẫu nhiên một bài đáng quan tâm, trong số tên các ủy viên (hoặc “dự khuyết”) trung ương ĐCSVN, thì đều thấy có đăng, như Nguyễn Khắc Toàn - Bí thư Cam Ranh, Võ Văn Phuông - Bí thư Tây Ninh, … Có nghĩa những bài này sẽ có mặt ở cả ngàn trang web/blog. Sức tuyên truyền thật là lớn!
Dưới đây xin trích một trong những bài đó, lại được đăng ở cả trang mang danh TBT Nguyễn Phú Trọng, và một bài trên chính trang “của” Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, nhưng cũng được đăng trên cả ngàn trang web/blog cùng loại, tung ra nghi vấn chính ông chỉ đạo Viện và Tòa Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng. 
nguyenphutrong.net

Ông Phạm Quý Ngọ không phải chết vì bệnh ung thư gan?

“(Bạn đọc) - Thẳng thắng, cởi mở, công tâm với trọng trách được giao; suốt bao năm giữ chức vụ trong ngành, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã làm được biết bao việc cho đời khi xử lý thành công biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng,… Ấy vậy mà, chỉ vì một lời khai bịa đặt của kẻ tội phạm đầy gian xảo Dương Chí Dũng, một số thế lực thù địch đã lợi dụng cơ hội tấn công lực lượng phòng chống tội phạm, “chĩa mũi nhọn” về phía Tướng Ngọ khiến cho ông chết phải mang theo nỗi uất hận
[...] Trong thời gian nằm viện, ông hết sức phẫn nộ về lời khai gian dối của Dương Chí Dũng. Ông lo lắng trong vụ đại án Vinalines, có quá nhiều “con cáo” đội lốt cừu; có quá nhiều người không đủ nghiệp vụ điều tra để dẫn dắt dư luận và làm sáng tỏ vụ đại án; rồi ông lo, khi có quá nhiều thành phần xấu, ngụy trang kỹ như thế này thì người dân sẽ sống trong cơ cực. Chính vì vậy mà, tại giường bệnh, trong những ngày cuối cùng, ông đã bày tỏ mong muốn rằng Đảng và Nhà nước cần gấp rút làm rõ trắng đen sự việc trước khi ông chết. Tướng Ngọ cũng bày tỏ có nhiều nơi đã đăng tin ác ý, thay vì tập trung xử lý tội phạm thì quay ngược lại nghi ngờ người chấp pháp nghiêm minh; làm cho một số kẻ cơ hội đã lợi dụng lời khai của tội phạm để tấn công lực lượng chống tội phạm. Rất đáng tiếc là nhiều người đã sập bẫy thâm độc này của bọn tội phạm đục khoét, phá hoại đất nước.
Mặc cho Tướng Ngọ phủ nhận: “Lời khai đó không đúng phần trăm nào, toàn là bịa đặt” nhưng một số cá nhân “thiếu sáng suốt” đã đề xuất ban Nội chính T.W đình chỉ công tác đối với Tướng Ngọ [...]
————-
phamquangnghi.net

Vì sao Dương Chí Dũng tấn công lãnh đạo Bộ Công an?

[... ] Vụ việc này đang được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin tràn ngập, trắng đen, phân tích, bình luận đủ kiểu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này, xuyên tạc tình hình, làm cho lòng dân bất ổn. Chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin đang hùa nhau một chiều đó. Phải chăng đây là kế sách của “ai đó” đã tính toán trước bước đi này?
Có thông tin cho rằng L.S Trần Đình Triển đã “chỉ đạo” Dương Chí Dũng khai tại phiên tòa sau chứ không phải phiên tòa trước, có sự phối hợp nhịp nhàng gì ở đây?
Dư luận đang có lời bàn tán rằng, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng lật lại lời khai tại tòa và hứa có thể kéo dài, giảm nhẹ hình phạt cho y, nhưng tôi tuyệt đối không tin đó là sự thật.

“Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (1)

Tiếp theo bài trước bàn về “trò chơi quyền lực”, quanh việc kỷ niệm các cuộc chiến với Trung Cộng, loạt bài này bàn về một hệ thống hết sức quy mô các trang Web/Blog/Facebook/Youtube/Twitter/Flickr mang danh hàng chục lãnh đạo nhà nước, đảng CSVN từ chóp bu xuống tới nhiều địa phương, đơn vị (cả cấp tổng cục), nhưng lại cũng rất liên quan tới “trò chơi quyền lực”, theo một cách hoàn toàn khác, rất độc đáo, có một không hai trên thế giới.
Có lẽ khởi đầu câu chuyện là gần 2 năm trước, khi cư dân mạng phát hiện một bài viết chỉ trích Trung Cộng rất mạnh mẽ, tựa đề “Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam“, cùng được khởi đăng trên một loạt các trang web mang tên các lãnh đạo cao nhất của nhà nước, ĐCSVN (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn DũngPhùng Quang ThanhTrần Đại Quang, Phạm Bình Minh, …). Bài viết gieo vào lòng không ít người niềm hy vọng, rằng phải chăng lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN muốn thông qua kênh thông tin không chính thức đó để lên tiếng về những hành động ngang ngược của Trung Cộng, vừa tránh được phiền toái trong quan hệ ngoại giao, nhưng lại vẫn góp phần nuôi niềm tin vào chế độ, khích lệ lòng yêu nước trong nhân dân.
Một tháng sau, ngày 24/4/2012, xuất hiện lần đầu tiên một bài báo như để “bạch hóa” hiện tượng khó hiểu đó, tựa đề “Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo“, trên báo Quân đội nhân dân.
Hai tháng sau, ngày 10/6/2012, trên báo Người lao động có bài “Làm giả trang web của lãnh đạo“.
Ba tháng sau nữa, ngày 14/9/2012, lại có tiếp một bài báo nữa, tựa đề “Cơn bão ‘vi rút độc’ từ web, blog ‘đen’”, vẫn trên Quân đội nhân dân.
Tìm hiểu về hình thức, quy mô và hoạt động của hệ thống các trang web, blog … này, có thể phỏng đoán nó sẽ tiêu tốn từ vài trăm ngàn cho tới cả triệu đô la mỗi tháng, thu hút một lượng nhân lực hàng chục người. Vậy nó ở đâu ra, có phải đúng như 2 bài viết vừa nêu ám chỉ đến, mục đích nhắm tới những gì, sẽ xảy ra những hệ lụy gì, v.v.. ? Trước hết xin được điểm qua giao diện vài trang web nổi trội trong hệ thống này và 3 bài báo vừa nêu. Bài tiếp theo sẽ đi sâu phân tích.
2
3
4
6
[...]
—————-
Quân đội nhân dân

Bài 3: Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo

QĐND – Thứ ba, 24/04/2012 | 21:31 GMT+7
QĐND – Không chỉ trực tiếp tấn công bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, những thông điệp vô căn cứ như “Việt Nam có nền báo chí tự do tồi tệ nhất”, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thời gian gần đây, một số thế lực từ bên ngoài còn ngang nhiên lập ra những trang web và blog mạo danh là trang thông tin cá nhân của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an và một số bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.
1
Vi phạm pháp luật Việt Nam
Các trang web, blog trên đều có đặc điểm chung là được thiết kế theo dạng trang thông tin trực tuyến, có giao diện trình bày theo một mô-típ khá giống nhau và nội dung là các thông tin hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo. Ngôn ngữ hiển thị phần lớn là tiếng Việt và một phần tiếng Anh. Theo một chuyên viên Phòng Thông tin điện tử thuộc Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay có khoảng 30 trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo, nhưng địa chỉ trang mạng, máy chủ lưu trữ thông tin đều đặt ở nước ngoài và được giấu chủ sở hữu tên miền. Các trang web này được tạo lập theo dạng web chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng kèm theo ảnh minh họa khá bắt mắt và thu hút sự tìm kiếm của người đọc.
Đại diện các cơ quan chức năng là Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và A87 (Tổng cục An ninh 2-Bộ Công an) đều khẳng định rằng: Hiện nay chỉ duy nhất có một trang thông tin điện tử chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận là “Trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”, hoạt động từ tháng 8-2007. Còn lại tất cả các trang web, blog giả, mạo danh đều không có tên miền “.vn” và không được cấp phép hoạt động của các cơ quan quản lý của nước ta và  không được các đồng chí lãnh đạo cho phép, đồng ý. Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nêu rõ: Việc lập các trang web giả, mạo danh các đồng chí lãnh đạo không chỉ là việc làm thiếu đàng hoàng, không trung thực, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Những khẳng định trên của các cơ quan chức năng và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn toàn có cơ sở. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nêu rõ: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác”. Bên cạnh đó, việc giả danh này nhằm vào các đồng chí lãnh đạo còn mang dấu hiệu về “Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” nên vi phạm vào Điều 265, Bộ luật Hình sự. Đấy là chưa nói đến việc công khai hóa những thông tin hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chính thống của Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” 
Trước sự hoạt động công khai, trái phép của các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, ông Vũ Đình Thường, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào am hiểu luật pháp quốc tế, tôn trọng những giá trị cơ bản của quyền con người thì không bao giờ tự ý mình lập ra những trang web, blog mang tên của nguyên thủ quốc gia mình và các quốc gia khác. Bởi vì, nguyên thủ quốc gia, trước hết với tư cách là một công dân, đều có quyền riêng tư của mình được luật pháp bảo hộ nên không ai được phép xâm hại cả về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.
Nhưng không dừng lại ở đó. Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường.
Đến đây thì bạn đọc càng thấy rõ, cuộc đấu tranh thông tin trên internet đang diễn ra gay gắt và quyết liệt như thế nào. Các thế lực thù địch và phản động dùng mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để tấn công vào mặt trận tư tưởng, trong đó báo chí-truyền thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Chắc chắn, những trang web kia được lập ra không để phục vụ cho mục đích cung cấp và định hướng thông tin đúng đắn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Chúng ta cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị của những người cố tình lợi dụng tự do internet, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Mỗi người, mỗi cơ quan tổ chức phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không bị sa vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo quyệt của các phần tử xấu.
Kiên quyết ngăn ngừa hiểm họa
Nguyên do nào mà họ lại cố tình dựng nên những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo nước ta như vậy? Theo một chuyên gia của A87, đây là một “phép thử” như một lời “thách thức” Việt Nam rằng, nếu không cho phép báo chí tư nhân được hoạt động công khai và các blogger trong nước “bày tỏ các quan điểm dân chủ, tự do”, thì sẽ xây dựng những trang web, trang blog “chính thống” như ở Việt Nam!
Quả là một sự “bài binh bố trận” rất bài bản, chuyên nghiệp, nhưng được biểu hiện dưới một hình thức mới. Thông qua các trang mạng này, một mặt họ tỏ rõ “cái vẻ khách quan” trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo mà không cần “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại khác từng làm dễ bị phản ứng; nhưng mặt khác, họ đang tìm cách “nín thở”, kiên trì chờ đợi và tận dụng một thời cơ nhất định để thực hiện ý đồ khuất tất của mình. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của cộng đồng “dân cư mạng”, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các đồng chí lãnh đạo, đều có thể bị “sập bẫy” vào mục đích không lành mạnh từ chủ nhân của các trang mạng này.
Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet” nhằm mở hướng tấn công mới, chống phá cách mạng thông tin. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo hệ tư tưởng tư sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời cần đưa ra những quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
THIỆN VĂN
————–
ĐỦ KIỂU WEBSITE, BLOG GIẢ MẠO

Làm giả trang web của lãnh đạo

Chủ Nhật, 10/06/2012 23:47
Nhiều cá nhân, tổ chức đã lập ra các trang thông tin giả mạo của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả báo điện tử giả để tung những thông tin sai sự thật.
Có hàng chục website, blog giả như vậy. Một số đã được các cơ quan chức năng xử lý, một số khác vẫn ngang nhiên hoạt động, tiếp tục cập nhật thông tin.
Giả mạo báo điện tử
Trên mạng internet Việt Nam hiện nay xuất hiện hàng chục website, blog tự xưng là trang thông tin của các vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đăng các thông tin về hoạt động của các vị này được sao chép lại từ các báo điện tử trong nước. Các website, blog này được thiết kế khá chuyên nghiệp, có bố cục các phần tin tức được phân chia theo lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại… với ngôn ngữ tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Các website, blog giả mạo này đã thu hút hàng triệu lượt truy cập.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy đa phần các website, blog giả mạo này đều có cách bố cục giống nhau, các thông tin đăng tải cũng giống nhau chứng tỏ do một cá nhân hay tổ chức đứng ra thực hiện. Tất nhiên là vì giả mạo nên, các website, blog này cũng không cung cấp thông tin về đơn vị chủ quản, giấy phép hoạt động. Hiện tại các website, blog này vẫn ngang nhiên hoạt động và cập nhật các thông tin hằng ngày.
Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, cộng đồng mạng internet Việt Nam xôn xao khi một số website, blog đưa tin được cho là của một báo điện tử nổi tiếng trong nước về việc tăng giá xăng.
5
Hình ảnh này ngay lập tức đã lan tràn trên mạng với tốc độ chóng mặt khiến cộng đồng mạng xôn xao. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kỹ, cộng đồng mạng phát hiện đó là thông tin giả mạo do một cá nhân tạo ra trên nền giao diện của một báo điện tử nổi tiếng. Sau đó, chủ nhân của website ấy đã xóa bài báo trên website giả mạo và phát biểu rằng đây chỉ là một trò đùa để trêu bạn bè và không ngờ sự việc lại đi quá xa đến như vậy.
Trước đó, từ tháng 5 đến tháng 7-2011, trang tin điện tử giả mạo Báo Trà Vinh (http://www.baotravinh.net) đã trích dẫn các bài viết, hình ảnh từ Cổng thông tin điện tử Trà Vinh, cùng các báo điện tử khác viết về Trà Vinh và sử dụng tên là Báo Trà Vinh. Tháng 9-2011, trên mạng internet cũng xuất hiện trang web http://baocantho.net/ tự nhận là báo điện tử của Báo Cần Thơ.
Các trang web giả mạo các website của các báo điện tử chính thống đó ngang nhiên đăng lời kêu gọi, chào mời đặt quảng cáo với giá cụ thể và địa chỉ liên lạc trực tiếp trên website.
Nhiều trang web chúng tôi nhận thấy có đặt rất nhiều banner quảng cáo như những tờ báo chính thống. Hai trường hợp này đã bị Sở Thông tin – Truyền thông hai tỉnh trên xử phạt hành chính với số tiền 10-12 triệu đồng. Cùng thời điểm này, Báo Người Lao Động đã phát hiện 2 website giả mạo là báo điện tử của tỉnh Kiên Giang và báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị và cung cấp thông tin liên lạc để chào mời quảng cáo.
Truy tìm chủ nhân các website, blog giả
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và An ninh mạng Athena, cho biết hiện nay trên một số website, blog giả mạo đều có nhúng virus. Người dùng khi truy cập các trang này thì máy tính sẽ bị nhiễm virus. Nếu người dùng cung cấp tên, mật khẩu trên các trang giả mạo này thì sẽ bị mất ngay tài khoản. Ngoài ra, virus sau khi nhiễm vào máy tính của người dùng có thể đánh cắp mọi thông tin cá nhân trên ổ cứng và truyền về cho hacker.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, trong trường hợp website, blog giả mạo đặt máy chủ, có tên miền của Việt Nam thì hoàn toàn có thể dễ dàng xác định chủ nhân bằng cách liên hệ với nhà cung cấp tên miền, máy chủ trong nước. Với các trường hợp website, blog có tên miền, máy chủ hoạt động từ nước ngoài thì cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ ISP, nhà cung cấp tên miền, máy chủ để định vị cá nhân, tổ chức sở hữu website, blog này và hoàn toàn có thể xử lý được theo luật pháp Việt Nam.
Có thể khởi tố về tội phá hoại an ninh
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Hành vi giả mạo các trang báo điện tử uy tín có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngoài việc giả mạo các báo điện tử để lừa dối các cá nhân, tổ chức khác đăng quảng cáo để lấy lợi nhuận, các trang này còn có khả năng tung những thông tin sai sự thật, gây nhiễu loạn thông tin rất nguy hiểm.
Các chủ thể là tác giả các blog, website này sẽ bị truy cứu theo rất nhiều các tội danh khác nhau như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ Luật Hình sự, tội phá rối an ninh theo điều 89 Bộ Luật Hình sự…
CHÁNH TRUNG
—————
Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”: “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”
QĐND – Thứ sáu, 14/09/2012 | 23:24 GMT+7

 Bài 1: Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog “đen”

QĐND - Hàng trăm trang web, blog “đen” do hơn 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước lập lên xen lẫn hàng trăm trang web, blog cá nhân với thông tin tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn, có loại ẩn chứa âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch; có loại vô tình “nối giáo cho giặc”, “quá mù ra mưa”… Đỉnh điểm của hiểm họa từ những trang web, blog “đen” phải kể đến việc nhiều trang web đưa tin sai lệch, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước gần đây làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Thực trạng vấn đề này như thế nào, quản lý và xử lý loại “nấm độc thông tin” này ra sao? Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra, tìm hiểu, bước đầu làm rõ về hiện tượng này…
Hàng nghìn trang web, blog “đen”
Những ngày vừa qua, giữa lúc Đảng ta đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và tình hình kinh tế – xã hội trong nước, thế giới đứng trước nhiều khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế, một số trang web, blog “đen” đã lợi dụng tung ra nhiều thông tin “hậu trường” nhạy cảm. Những thông tin này liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, đến vấn đề ngân hàng, tài chính và nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo phản động hải ngoại và báo chí nước ngoài đã thi nhau “tung hứng”, suy diễn hoạt động các trang này giống như chúng được “tiếp tay” từ nội bộ, gắn với các vấn đề nhân sự cấp cao nhạy cảm. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, đại diện cơ quan chức năng cho biết: Rồi đây, sự thật về những trang web, blog “đen” này sẽ được làm rõ nhưng thật ra, đây là hiện tượng không mới và không khó để nhận diện. Ngay từ năm 2000, khi có cái gọi là “Nghị hội liên kết người Việt tự do tại Mỹ” thì các thế lực thù địch đã xác định phải tận dụng công nghệ hiện đại để “phá vỡ sự bưng bít thông tin của cộng sản” và từ đó sự liên kết giữa phản động lưu vong với nội địa ngày càng chặt chẽ, từ chỗ chỉ qua thư tín rồi dần qua internet là chủ yếu. Theo thống kê của cơ quan chức năng thì đến nay, các tổ chức phản động bên ngoài đã lập ra hơn 400 trang web để truyền bá, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam. Ngoài ra, còn có khoảng 380 báo, tạp chí và 60 đài phát thanh tiếng Việt cùng nhiều hãng thông tấn, tổ chức tôn giáo ở nhiều quốc gia cũng lập trang web chống phá Việt Nam. Cùng với đó, phải kể đến hàng trăm trang web, blog do một số trí thức, văn nghệ sĩ và các phần tử bất mãn trong nước lập nên lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để xuyên tạc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước.
Nhận diện “chiêu thức” hoạt động
Theo Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trọng Đạo, Phó cục trưởng Cục A87, hoạt động lợi dụng internet chính là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm để truyền bá, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Từ tìm hiểu, khảo sát của nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân, có thể khái quát một số hình thức hoạt động của các loại web, blog chứa đựng thông tin độc hại như sau:
Thứ nhất, loại blog, trang web tự xưng danh đại diện cho cộng đồng chống tham nhũng, dân oan đấu tranh đòi quyền lợi xung quanh giải phóng mặt bằng, những người đòi tự do thông tin, các nhà dân chủ,… để hoạt động như một tờ báo điện tử, đưa thông tin kích động, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nội dung căn bản của những trang này vẫn là phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bôi nhọ hình ảnh, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, tung tin về sự chia rẽ, phe phái, xung đột trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội; kích động khiếu kiện đất đai, chính sách dân tộc, tôn giáo… “Bọn phản động lưu vong triệt để lợi dụng internet lập nên các trang web, blog nhưng chúng “lập lờ” thông tin thật giả, tốt xấu nên có khi người dân rất khó biết có phải trang phản động hay không, chỉ cơ quan an ninh mới biết rõ. Chính vì thủ đoạn dùng 50-70% thông tin đúng sự thật nên nhiều người dễ dàng bị lôi cuốn theo chúng ” – Đại diện cơ quan chức năng cho biết. Đến nay, theo điều tra của cơ quan chức năng, đã có cơ sở cho thấy, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân là một trong những nơi sản sinh ra nhiều web, blog phản động. Hiện nay, tổ chức này đang chuẩn bị “đại hội” nên càng ráo riết lợi dụng web, blog để “diễu võ dương oai”. Còn một trang mạng khác gần đây đang được tung hô đình đám, theo cơ quan chức năng đây cũng là sản phẩm của phản động lưu vong chứ không phải có nguồn gốc từ trong nước như thông tin suy đoán. Có trang web do tổ chức phản động lưu vong đứng sau chỉ trong 3 tháng qua đã đăng hàng trăm tin, bài xuyên tạc. Những âm mưu ấy là không mới, phản động lưu vong đã dùng “chiêu” này từ lâu. Gần đây, chúng cho “kích nổ” dồn dập hơn nhằm phá hoại việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của ta.
Thứ hai, cũng có không ít trang đi theo hướng “chuyên đề” như trang của ông N.X.C tự xưng là “chuyên gia kinh tế”, “Thủ tướng tương lai”, “nhà tiên tri tài chính”. Trang này chủ yếu đưa thông tin liên quan đến tình hình kinh tế nhưng thực chất là xuyên tạc, phá hoại về kinh tế. “Nhà tiên tri” này đưa ra nhiều dự báo sai, lạc lõng so với thực tế, giống như một “nhà kinh tế… hoang tưởng” mà một số người tin theo, làm theo đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Lại có trang lượm lặt thông tin từ báo chí Việt Nam và nước ngoài, thậm chí cả các blog kèm theo những bình luận, suy diễn thiên lệch…
Thứ ba, phải kể đến loại web, blog của một số nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, trong đó có cả một số người đang công tác (hoặc đã từng công tác) tại các cơ quan Nhà nước nhưng thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin tốt xấu lẫn lộn, có nhiều tin bài không chính xác, thậm chí sai trái, phản động…Hiện nay, có một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người từng là cán bộ quản lý cấp cao viết bài, phát tán nội dung trái với đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước và bị lôi kéo, lợi dụng. Cùng với đó phải kể đến một số trí thức, văn nghệ sĩ và thành phần bất mãn, chống đối lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để phê phán, phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết quan hệ Việt – Trung ở Biển Đông, dự án Bô-xit Tây Nguyên, thổi phồng, bôi đen những tiêu cực xã hội… Đáng chú ý là những trang web, blog này được các thế lực thù địch phản động thường xuyên lấy lại tin bài, thậm chí “tài trợ” để tạo dựng ngọn cờ, tạo dư luận, tập hợp lực lượng chống đối. Theo Cục A87, điển hình như vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng – Hải Phòng, một đối tượng thông qua blog cá nhân đã viết hàng trăm tin bài sau đó tập hợp xin xuất bản cuốn sách “Tiên Lãng” nhằm phê phán, kích động thiếu căn cứ.
Thứ tư, các thế lực thù địch và cực đoan đang triệt để lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều nhất là trên facebook, youtube là những mạng có khả năng phát tán nhanh, tác động mạnh đến nhiều tầng lớp trong xã hội để chống phá, kêu gọi biểu tình, tán phát tài liệu phản động, hình ảnh, phim, clip bôi nhọ, xuyên tạc…
Thứ năm, xuất hiện nhiều trang web, blog có máy chủ đặt tại nước ngoài mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước tuy chưa có nhiều thông tin sai trái nhưng đều không phải là trang tin chính thức, có thể gây nhiễu loạn thông tin và ẩn chứa những động cơ đen tối. Những trang này số lượng lên tới hàng trăm, riêng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mỗi đồng chí có tới 4-5 trang bị mạo tên, trang nào cũng rất nhiều tin, bài, hình ảnh, clip cập nhật, lượm lặt từ báo chí và nhiều nguồn khác nhau. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng là một trong những nạn nhân của những trang tin giả mạo này đã phải chính thức lên tiếng trên báo chí nói rõ sự thật. Cơ quan chức năng cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn là phản động lưu vong.
Đánh giá về tác hại nguy hiểm của các trang web, blog phản động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Việc tiếp tục phát tán thông tin như vậy vào Việt Nam là hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, gây tác động rất xấu trong dư luận xã hội”.
(Còn nữa)
NGUYÊN MINH, NGUYỄN HÒA, NGỌC HƯNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét