Nhìn lại cách yêu nước của người Việt
Dân đói kêu trời vang ổ nhạn
Quân gian dậy đất tựa đàn ong
(Phan Đình Phùng)
Nong nả đắp vun nền đạo nghĩa
Dõi theo người trước giữ năm hằng
(Phan Văn Trị)
Thưở ấy, xa rồi, vào những năm sau của thập niên 1960, trong cư xá
Komaba ở Tokyo có ba sinh viên gốc Huế hay ưa chơi với nhau, trong đó
anh Sính là một. Tôi mến anh Sính (và anh M.) không phải chỉ do hai anh
vui vẻ mà tính tình lại giản dị, và tuy cả hai anh đều thuộc khoá đàn
anh lớn hơn tôi nhiều nhưng không bao giờ làm ra vẻ đàn anh.
Có lẽ chúng tôi thấy ưa chơi với nhau vì mỗi người mang đậm trong
mình một chất gì “rất Huế”. Chất Huế trong cách ẩm thực, cách yêu thích
sự vật, yêu thiên nhiên, yêu văn chương; và tự hào là những đứa con trai
của Huế… Ngoài ra còn thêm cái tính “gàn” nữa. Không hiểu sao, nhưng cứ
như chim thì bay, cá thì lội, con trai Huế thì … gàn! Người có một cái
gì đó “coi cũng được được” dám gàn đã đành, người không có gì hết cũng
“gàn”. Con trai Huế “gàn” một cách kiên trì, có lẽ do được quen với
những truyền thống bền bĩ:
Thất thập Tề thành giai Bắc diện
Nhất thời trung phẫn độc thư sinh
(Cả 70 thành nước Tề đều ngảnh mặt về hướng bắc để qui phục
Duy chỉ có một thư sinh trung nghĩa lòng thấy giận)
Hay nhẫn nại:
Vàng mười để vậy lu li
Chùi ra sáng lạng kém gì ngọc trai
(câu ca dao này vẫn có từ lâu, nhưng thấy ứng vào cuộc đời của anh Sính rất đúng)
Bên cạnh các điều đã kể có lẽ còn có thêm một hai điểm chung khác
nữa, tuy không ai nói ra. Thứ nhất là nao lòng khi nhìn thấy nước Nhật
hùng cường và thanh bình quá, trong khi nước mình thì loạn lạc nghèo đói
quá. Thứ hai là ước mơ cho Huế, mong sao có ngày nơi xứ Huế trời yên
biển lặng, “quê miền Trung thôi hết điêu tàn”.
Thưở ấy, khi còn là người sinh viên trẻ, anh Sính vẫn hay đọc câu thơ đầy hào khí:
Rằng ta tự thưở nào tuổi trẻ
Thề không hề theo kẻ quyền cao …
Suốt hơn mấy chục năm qua, câu thơ vẫn còn rõ rệt trong trí tôi, dù sống xa anh quan san muôn dặm.
Thực ra anh và tôi có bà con, cho nên thưở còn ở Huế hai đứa đã được
ông chú cho mượn sách để đọc (đa số là truyện Tàu), và từ đó cùng san sẻ
được với nhau về nhiều điều thích thú, chẳng hạn như những hoàn cảnh
chẳng đặng đừng trong Thủy Hử, những say mê trong Liêu Trai Chí Dị,
những gương can đảm và mưu lược trong Đông Châu Liệt Quốc và Tam Quốc
Chí, vv… ví dụ như việc:
Hội đào viên anh hùng kết nghĩa
Chém giặc khăn vàng hào kiệt ra tay
Anh Sính chịu ảnh hưởng của những hành động “vị nghĩa” của các nhân
vật trong Tam Quốc Chí rất mạnh. Mạnh đến nỗi gia đình anh hay dựa vào
đó để nói khích anh: “Sính đọc Tam Quốc Chí rồi mà còn như thế sao?”.
Chỉ cần như vậy mỗi lần là anh xử sự “đâu vào đấy” ngay. Lòng yêu trung
ghét nịnh của anh có lẽ cũng bắt đầu từ thưở đó. Cái nghĩa khí được biểu
hiện dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau của các nhân vật mà anh yêu thích
cũng có thể đã tạo cho anh một ý hướng mạnh về nghĩa và tình.
Những ngày ở Nhật, anh Sính tích cực tham gia vào các hoạt động chính
trị liên quan đến Việt Nam là từ khoảng năm 1969 trở đi. Phải cần nhớ
là hoàn cảnh lịch sử của nước ta đã làm cho đại đa số người Việt Nam cứ
phải sống trong huyền thoại. Có nghĩa là cứ sống với những ước mơ và mò
mẫm tìm đoán chứ không được biết rõ thực chất của sự việc lịch sử. Có
những điều cơ bản lẽ ra phải được biết nhưng không mấy ai biết, tuy rằng
nếu biết được thì cả dân tộc đã khỏi phải đi quanh co trong hơn nửa thế
kỷ với cả sự hy sinh đầy xương máu. Nói cách khác, có rất nhiều điều
tuy đã trở thành hiển nhiên trong ngày nay, nhưng vào mấy chục năm trước
lại là điều không mấy ai thấy. Thưở trước, biết bao nhiêu người Việt
vẫn thấy lòng rung động đầy ngưỡng mộ với những hình ảnh lãng mạn:
Mờ trong bóng chiều
Một đoàn quân thấp thoáng
Núi cây rừng
Lắng tiếng nghe hình dáng
Của người anh hùng …
Ra biên khu trong một chiều Thu âm u
(Chiến Sĩ Vô Danh)
Huyền thoại thôi, vì trong “đoàn quân thấp thoáng” đó đâu phải ai
cũng tốt; nhưng có thời hầu như cả nước đều nghĩ như thế, nói gì đến cá
nhân!
Niềm rung động đó lại còn được gắn liền với những hình ảnh hy sinh
của các bậc tiền bối Cần Vương, như Trương Định, Nguyễn Trung Trực,
Nguyễn Hữu Huân:
Một gánh cương thường, há phải gông
Oằn oại hai vai quân tử trúc
Lung lay một cỗ trượng phu tòng
Thác về đất bắc danh còn rạng
Sống ở thành nam tiếng để không
Thắng bại vinh hư, trời đất luận …
Hay Phan Bội Châu:
Nhục cho nước mà đau người trước
Nông nỗi này, non nước há cam?
Trong cái tâm tình đó, anh Sính đã tự thấy một sự thôi thúc phải làm
những gì mà anh cho là đúng. Khi “nghĩa như nên đến” thì “việc ắt phải
làm”, thế thôi. Cho nên anh đã có một chọn lựa dứt khoát. “Chém giặc
khăn vàng” cũng còn là hết lòng theo “việc ắt phải làm” mà mình đã chọn
lựa.
Nhưng trong khi anh hoạt động tích cực nhất lại là lúc anh vất vả
nhất về kinh tế. Thưở đó, đã có nhiều sinh viên Việt Nam khác cũng phải
kiếm đủ loại việc làm để sinh sống, và họ rất quen với cách tìm việc, có
nhiều thông tin, vv… tuy nhiên anh Sính không tiếp cận với các sinh
viên này vì không muốn để cho những người không ưa anh có cớ để dị nghị
này nọ. Thành ra anh cứ phải sống “an bần lạc đạo” khá lâu, sự lựa chọn
này cũng làm anh khổ lắm.
Rồi bên cạnh đó, những hoạt động chung mà anh tin tưởng cũng không
hoàn toàn như anh nghĩ. Nhưng anh vẫn cố gắng trong thầm lặng … cho tới
khi cơ hội đi Canada tình cờ đến như một cứu cánh. Anh quyết định ra đi
dù chị ấy (vợ anh) rất phân vân: Dù sao cũng là đi qua xứ khác, đời nút
chai bập bềnh trên bến lạ, chẳng ai quen biết, việc làm chẳng rõ có hay
không …
Tuy nhiên cuối cùng anh thuyết phục được chị, có lẽ do chị hiểu được
đây là chọn lựa trọn tình trọn nghĩa nhất đối với anh. Tiễn anh ra phi
trường, tôi biết lòng anh hoang mang tuy tiếng cười của anh vẫn giòn và
đôi mắt vẫn sáng … Trên đường về, ngồi trên con tàu lạnh, tôi thầm cầu
chúc cho anh may mắn khi trong đầu cứ ngổn ngang với một điệp khúc:
Đường anh đi có chan hoà ánh sáng
Cho tôi nghe lòng ấm buổi chia xa …
Bẵng đi vài năm không có tin anh, bỗng một hôm anh “lù lù” trở lại
Nhật. Mới biết anh đang nghiên cứu về nhân vật Tokutomi Soho và trở về
tìm tài liệu, tiếng cười của anh vẫn “giòn tan” như dạo nào. Thấy mừng
vì anh đã có hướng đi mới và bắt đầu an định.
Mấy ngày ngắn ngủi, bận rộn, rồi anh đi. Sau 1975, anh có trở lại
Tokyo một lần nữa, với tư cách là một giảng sư ở đại học Alberta. Lúc đó
chiến tranh Việt Nam đã xong rồi, nhưng mọi điều mọi sự rối như canh hẹ
… Nói chuyện với nhau khá nhiều mà thấy ít, vì lúc đó có đứa nào biết
gì về xã hội Việt Nam đâu! Vì mấy tuần trước đó anh mới ghé Việt Nam
xong, hỏi anh có sẽ về nước sinh sống hay không, anh cúi đầu nhìn xuống
đất, nói chầm chậm: “Còn có bà xã và con mình quyết định chung nữa chứ.
Không biết bà ấy, rồi con mình nữa, có muốn sống ở Việt Nam không”. Con
trai anh lúc đó mới khoảng hai ba tuổi.
Anh còn trở lại Tokyo nhiều lần, nhưng tôi không còn ở Nhật nữa nên
chẳng được gặp. Vẫn liên lạc với nhau qua thư tín, và email sau này,
nhưng kẻ nam người bắc, không còn những cơ hội nói chuyện được lâu dài
với nhau như ngày trước, nhất là chuyện Việt Nam.
Thời gian trôi … trong khoảng 25 năm sau đó mới là thời thực sự “làm
việc” của anh Sính, bắt đầu từ việc nghiên cứu tư tưởng của một số trí
thức Nhật thời cận đại khi nước này mở cửa ra cùng thế giới. Đối với
giới nghiên cứu Việt Nam, đây là một lãnh vực hoàn toàn mới, vì tuy vẫn
có nhiều người muốn làm, và thấy là cần thiết, nhưng chẳng mấy ai rành
tiếng Nhật – và có quan tâm đến lịch sử nước Nhật – để có thể khai phá
lãnh vực này.
Nghiên cứu của anh Sính là tâm huyết của cả đời anh. Anh muốn thử tìm
một tia sáng cho hướng đi của dân tộc Việt Nam, bằng cách nhìn lại cách
suy nghĩ của người Việt mình và so sánh nó với suy nghĩ của các trí
thức Nhật Bản trong việc “cầu tiến bộ” cho xã hội.
Điểm chính yếu mà anh đưa ra là muốn tiến bộ, một quốc gia cần phải
“hưng dân trí, chấn dân khí”, đúng như cụ Phan Chu Trinh (PCT) đã đề
xướng từ đầu thế kỷ trước. Hai học giả Fukuzawa Yukichi (Nhật) và Lương
Khải Siêu (Trung Quốc) cũng nghĩ như thế. Fukuzawa viết:
Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do, thì lòng yêu nước cũng hàm hồ nông cạn, vô trách nhiệm.
Chưa biết thì phải học, học để trở nên văn minh.
Phương sách giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ngoài văn minh… Nền văn minh quốc dân là phương tiện để đạt được mục tiêu độc lập.
Còn Lương Khải Siêu cũng đã nói rõ cùng cụ Phan Bội Châu năm 1905:
Quý quốc chớ lo
không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc
lập. Thực lực của quý quốc là dân trí, dân khí và nhân tài.
Anh Sính nhắc đi nhắc lại điều mà Fukuzawa luôn nhấn mạnh là “phải
biết mình biết người” vì đa số dân Việt ta không quen với ý nghĩ đó. Anh
đưa ra trường hợp của Shiba Ryotaro và Chu Thuấn Thủy. Shiba là một
trong những người viết dã sử có ảnh hưởng nhất ở Nhật. Ông nhận xét:
Người Việt có một số căn bệnh chưa biết bao giờ mới chữa nổi, như
thiếu tinh thần hợp tác với nhau để làm việc chung … Ngoài ra, người
Việt xem dân tộc mình ưu việt so với người dân tộc khác, đó là một sự
cản trở đối với việc học hỏi và chung sống với thế giới.
Chu Thuấn Thủy là học giả người Trung Quốc. Khi nhà Minh mất về tay
nhà Thanh, ông nhiều lần lưu lạc sang Việt Nam mưu vận động phản Thanh
phục Minh và các chúa Nguyễn ở Đàng trong đã tính chuyện thu nạp ông,
nhưng người Việt đương thời không xem ông ra gì: Khi nghe ông không có
bằng cấp gì thì khinh bỉ ra mặt, lại bắt ông quỳ lạy, và hạch hỏi lắm
điều vô lý, vô bổ. Sau này, ông Chu kể:
Việt Nam… ít tiếp xúc với các xã hội bên ngoài. Ngay với Trung Quốc tưởng đã quá quen thì (người Việt) cũng không hiểu gì cả…
Người Việt đọc những truyện như Tam Quốc Diễn Nghĩa hoặc Phong Thần
mà tin là thật, cứ hỏi tôi hết chuyện này sang chuyện khác mãi… trong
khi ấy thì lại bỏ qua không nghiên cứu những sách kinh điển như Ngũ
Kinh, Tam Sử… tựa như bỏ vàng ngọc mà chọn gạch đá… Chư quân tử từ trên
xuống dưới lại cứ đến đòi xem tướng số (đông biết bao nhiêu), hỏi [lắm
điều] thật không nhằm chỗ … Trong tứ dân (sĩ nông công thương) và chín
học phái (Cửu lưu: Nho gia, đạo gia, âm dương gia vv…), họ là hạng người
thấp hèn nhất. So họ với nhà nho có đức nghĩa, khác xa một trời một vực
…
Tuy là nước nhỏ, nhưng tính khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến
thức có giới hạn… (tuy có người tài năng) nhưng không tránh được vẻ ếch
ngồi đáy giếng.
Thấy Việt Nam không thích hợp, ông Chu đi qua Nhật. Tại đây, ông trở
thành một đại trí thức có công đưa nước Nhật lên hưng thịnh.
Sau khi dẫn chứng như thế, anh Sính đi vào vấn đề:
Hội chứng độc lập trong con người
Việt Nam cũng khiến đa số chúng ta thiếu tinh thần tiếp thu những điều
hay cái lạ của các nền văn hoá khác, đồng thời chỉ thích nói về những gì
hay ho ưu việt trong văn hoá Việt Nam hơn là nói ra những khuyết điểm
của mình để sửa chữa. Hội chứng độc lập cũng khiến ta thiếu tinh thần
khách quan khi buôn bán làm ăn hay giao lưu với nước ngoài, chỉ biết
mình nhưng không biết người.
Viết ra như vậy là đã hiểu tâm lý người Việt hiện nay rất rõ. Cho nên
cách tiếp cận vấn đề của anh tuy vẫn nghiêm túc nhưng anh chỉ chạm rất
khẽ, như sợ không khéo thì mọi sự sẽ vỡ tan.
Đi xa hơn nữa, anh Sính phân tích thêm là “phải biết cách yêu nước”,
và lối suy nghĩ “chiến đến cùng” không hẳn là có lợi cho đất nước. Chúng
ta ai cũng đều biết cụ Phan Bội Châu (PBC) được cả toàn dân kính mến,
và hầu như ai cũng nhớ lời cụ nói:
Cũng xương cũng thịt cũng da
Cũng hòn máu đỏ con nhà Lạc Long
Thế mà chịu trong vòng trói buộc
Bao nhiêu năm nhơ nhuốc lầm than
Than ôi Bách Việt giang san
Thông minh vốn sẵn, khôn ngoan có thừa
… Hòn máu uất chất quanh đáy ruột
Anh em ơi mau tuốt gươm ra
Có trời có đất có ta
Đồng tâm như thế mới là đồng tâm …
(Hải Ngoại Huyết Thư)
Nhưng bầu máu nóng của cụ PBC, và các đồng chí của cụ, dưới con mắt
của cụ Phan Chu Trinh (PCT) thì khác. Anh Sính tìm ra lời của cụ PCT:
Ông ấy (PBC) có lòng thương nước nhưng không biết cái đạo thương nước
(Hữu ái quốc chi tâm, nhi bất tri sở dĩ ái quốc chi đạo)… Ông ấy …
không rõ thời thế … ngoan cố khăng khăng không chịu thay đổi … Chủ nghĩa
phục thù cực đoan của ông thật ngoan cố và sai lầm cùng cực, đã không
hợp lý luận, không hợp thời thế mà lại còn đẩy đồng bào vào tử địa…
Những trước tác của ông ấy không căn cứ vào lý luận, không khảo sát
thời thế, khi thì chửi tràn, khi thì khóc than thống thiết … Nhưng vì
trình độ và tính cách (thì) thích hợp với quốc dân, nên dân mới bị lừa
theo…
Ông ấy là người đại biểu cho những tập quán có từ ngàn xưa trong lịch
sử của dân tộc nước Nam. [Ai] không biết chân tướng của người nước Nam,
[cứ] xem ông ấy thì biết được. Người dân nước Nam rất giàu tính bài
ngoại, ông ấy bài ngoại đến chỗ cực đoan. Người nước Nam rất thích ỷ lại
vào người nước ngoài, thì ông ấy ỷ lại đến chỗ cực đoan. Người dân nước
Nam rất thiếu tính tự lập thì ông ấy lại càng thiếu cùng cực. Tính cách
và trình độ của ông ấy nhất nhất đều tương hợp với tính cách và trình
độ của quốc dân, bởi vậy ông nhân (vào) ưu điểm và khuyết điểm của quốc
dân mà lợi dụng.
… Tôi tự biết những lý do mà chủ nghĩa của ông ấy đưa ra thì rất yếu,
nhưng nếu áp dụng vào đặc tính của dân nước Nam thì rất mạnh. Chủ nghĩa
của tôi, lý do đưa ra thì rất mạnh, nhưng nếu áp dụng vào đặc tính của
người nước Nam trong tình thế hiện tại thì rất yếu.
Đối với những nhận xét trên, cụ PBC phản tỉnh:
Lịch sử tôi là lịch sử của trăm
điều thất bại … Bôn ba trôi nổi gần ba mươi năm, vì liên lụy với tôi mà
kẻ chết người tù, tai ương tràn cả nước, độc hại lan khắp đồng bào. Mỗi
khi tỉnh giấc nửa đêm lòng tự bảo lòng rồi gạt lệ nhìn trời … trông râu
mày mà hổ thẹn.
Than ôi, ông (PCT) có thứ cho tôi chăng? Lúc ông (từ Nhật Bản) về
nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy
lời sau hết: “Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội,
cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy
nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ”.
Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20
năm rồi, lời ông càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ
cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông
còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới
được.
Đọc những điều này, chúng ta suy
nghĩ: Hơn 70 năm qua, khuynh hướng lịch sử của Việt Nam là cả một chuỗi
kèn thúc quân, dưới ngọn cờ “vì độc lập”. Vì độc lập mà phải hy sinh tất
cả, thực sự có cần đến thế không sau khi cả nước đã nghe biết những bộc
bạch của hai nhà tiền bối họ Phan? Nếu độc lập để có 1 cái gì đó thì
nhất định nó phải vĩ đại và cần thiết hơn sự hy sinh xương máu. Nếu mục
đích của cả dân tộc là làm sao để có được no ấm giàu mạnh, hạnh phúc,
văn minh tiến bộ; thì cả ba nhà học giả bậc nhất là Phan Chu Trinh,
Fukuzawa và Lương Khải Siêu đã đều nói một lời như nhau. Đó là “chấn dân
khí, khai dân trí”, “nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập” và
“nền văn minh quốc dân là phương tiện để đạt được độc lập”.
Anh Sính đưa ra điều này trong khi cái “hào khí ngất trời cao” của
“Đại Thắng Mùa Xuân” vẫn còn đang ngất ngưởng, cái tâm lý “yêu nước như
thế nào thì ai hơn Việt Nam” còn cao ngút trời mây; nhất là khi lòng yêu
nước đã được cố ý tuyệt đối hoá, được xem là ưu tiên nhất và chỉ có 1
con đường duy nhất – Thế thì có ai trong giới trách nhiệm sẽ chịu khó
nghe anh? (Nhưng qua điều này, chúng ta hiểu được có lẽ anh đã chọn lựa
“Dù sao thì cũng phải nói!”).
Về ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, anh Sính cũng đứng sau lưng cụ Phan Chu Trinh để dùng lời của cụ:
Nước ta thụ phong với Trung Quốc
qua các đời chẳng qua vì đó là đường lối ngoại giao. Vì thế ta coi việc
thụ phong như một màn kịch (hý), chứ không lấy đó làm điều vinh dự…
Nào ngờ, đời sau lại hiểu sai dụng ý hay ho của người đời trước nên
mới coi việc ỷ lại vào bên ngoài là quốc sách, rồi không chịu chỉnh đốn
binh bị và nội chính, xem chuyện trao tặng ngọc lụa quan trọng hơn việc
xây đắp thành lũy nhằm giữ nước.
… Tính ỷ lại vào Trung Quốc tất phải xảy ra vào cuối mỗi triều đại:
vua bỏ bê việc nước, triều thần gian nịnh, không lo chỉnh đốn binh bị,
chỉ xem bên kia là cha – mà quên bộ mặt hung ác của họ… Trung Quốc cũng
nhân đó để âm mưu việc nham hiểm: Đời Minh viện cớ giúp khôi phục nhà
Trần để mong biến nước ta thành quận huyện… Đời Thanh thì giả vờ phù Lê
mà đưa quân sang chiếm … tới bản triều vì không thấy cái họa của bánh xe
đổ phía trước nên mới uỷ thác cho Bắc triều mà không tự lập.
Nói mạnh như thế nhưng anh cũng đã xuất bản được những nghiên cứu này
của anh ở trong nước. Có phải vì anh đã biết chạm nhè nhẹ cho kêu thành
tiếng mà không vỡ, hay vì anh nói ra hợp lý quá, làm ngay đến cả trong
hàng ngũ bảo thủ nhất cũng có người thấy “sáng mắt sáng lòng”?
Dù lý do là thế nào đi nữa, đưa ra được mấy điều ở trên cho đông đảo
người Việt được biết, anh Sính đã làm được một việc rất có ý nghĩa.
Chúng ta hy vọng những người trẻ trong nước – nhất là giới sinh viên học
sinh – có cơ hội đọc được những bài viết này của anh.
Cũng mong mỏi sao cho công trình mà anh đã đi tiên phong sẽ được
người Việt thừa kế , vì có như thế xã hội mới tiến triển (khi biết mình
cần đi về hướng nào). Tuy nhiên đây là một điều khó, vì trong số ít ỏi
người Việt rành tiếng Nhật dễ gì có người quan tâm đến việc nghiên cứu
lịch sử tư tưởng.
Khó hơn cả là điều kiện chính trị hiện nay. Vì khi triển khai thêm về
sự kế thừa của tinh thần Phan Chu Trinh thì các nhà nghiên cứu bắt buộc
phải vượt qua được một khu rừng hoang dày đặc mà bây giờ đã thành cấm
địa. Cấm vì lý do chính trị, và rừng dày đặc đầy bí ẩn vì dấu vết đã bị
xoá bỏ. Đó là nói về đi tìm tòi những chủ trương của các cụ Phạm Quỳnh,
Nguyễn Văn Vĩnh: Cụ Phạm Quỳnh cũng chủ trương “Ỷ Pháp Cầu Tiến Bộ” như
cụ Phan Chu Trinh, mà cụ Phạm thì đã bị ám sát từ năm 1945. Cụ Nguyễn
Văn Vĩnh chủ trương học Âu, đem cái hay của Tây Phương phổ biến cho
người Việt để thúc đẩy tiến bộ.
Đã trên 100 năm trôi qua mà những
điều cụ Phan Chu Trinh đề xướng vẫn còn đúng, vẫn chưa làm được, và dù
lòng yêu nước của cụ không ai có thể nào chối bỏ, chủ trương của cụ vẫn
còn bị cố ý chê bai là “ngây thơ”, “không tưởng”. Cụ PCT còn bị thế,
huống chi là ai khác nhỏ hơn cụ Phan. Đó là chưa nói có kẻ sợ sự đào sâu
về chủ trương của cụ Phan Chu Trinh – và những người đi theo cụ Phan về
sau – biết đâu lại làm một thần tượng nào đó càng thêm bị lu mờ?
Năm 2011, anh Sính và 13 nhà nghiên cứu khác ở ngoài Việt Nam có viết
bản “Ý Kiến Chúng Tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” (gọi
tắt là “Bản Ý Kiến”) gửi đến Bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản VN (ĐCSVN).
Những điểm chính của “Bản Ý Kiến” có thể được tóm tắt như sau.
“Đề nghị ĐCSVN xem xét thực hiện” 8 điểm (trích):
1. Không tự ràng buộc vào một ý thức hệ duy nhất.
2. Độc lập với Trung Quốc.
3. Tôn trọng tự do báo chí và ngôn luận, các quyền lập hội, biểu tình, và bình đẳng trước pháp luật.
4. Đoàn kết dân tộc.
5. Minh bạch hóa việc bổ nhiệm các chức vụ cao, tuyển công chức theo khả năng, có chế độ tiền lương hợp lý.
6. Cải cách chế độ sở hữu ruộng đất. Bỏ chế độ hộ khẩu.
7. Chặn sự xuống cấp của văn hóa và đạo đức.
8. Đặt giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tránh chính trị hóa học đường.
“Bản Ý Kiến” đưa ra hai nguyên nhân cơ
bản của nguy cơ hiện nay là (trích): (1) Thiếu dân chủ và (2) Lãnh đạo
chưa có người giỏi, [biết] chịu trách nhiệm cao. Quan chức thiếu năng
lực và đạo đức.
Trong mục “Cải cách vì giàu mạnh và tự chủ”, bên cạnh sáu điểm khác, có hai điểm chính (trích):
1. Cải cách thể chế:
ĐCSVN … không bị trói buộc bởi những giáo điều… đã bị thực tế lịch sử loại bỏ.
2. Chiến lược:
A. Đối với Trung Quốc:
a) Không khúm núm thần phục Trung Quốc.
b) Trung Quốc uy hiếp Việt Nam không lập quan hệ đặc biệt với Mỹ.
Việt Nam có gì khác với các nước ASEAN khác [đâu] khiến Trung Quốc uy
hiếp được?
c) Thân với Trung Quốc (như với Nhật, ASEAN) – nhưng không xây dựng an ninh trên tư tưởng “Trung Quốc là bạn đặc biệt”.
B. Đối với Mỹ:
a) Chỉ có Hoa Kỳ mới có thể là đối tác chiến lược của Việt Nam. Nếu
thấy quyền lợi của họ và ta là một… thì hai nước sẽ sát cánh với nhau.
b) Dân chủ hóa là điều kiện để mở chiến lược ngoại giao. [Ví dụ] nền
dân chủ ở Đài Loan [gắn thêm với yếu tố quyền lợi] là yếu tố chiến lược.
Nước Nhật phải viết lại hiến pháp để trở thành đồng minh bền vững của
Mỹ.
c) Đồng minh với Mỹ có mất độc lập chăng? Liên minh với Mỹ nhưng Đức
không mất độc lập ngoại giao với Liên Xô, Nhật không mất độc lập ngoại
giao với Trung Quốc. Hàn Quốc liên minh với Mỹ, họ có mất độc lập ngoại
giao với ai đâu?
Tại sao họ không mất? Thứ nhất, vì họ biết vận dụng nội lực. Sức mạnh
bên trong là yếu tố không thể không có để độc lập với thế giới. Thứ
hai, họ biết vận dụng thời cuộc quốc tế để không trở thành chư hầu của
một cực.
C. Tư tưởng chính trị:
a) Tư tưởng chính trị là tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng trên quan tâm
duy nhất là độc lập. Vì độc lập, phải lấy đoàn kết dân tộc làm tư
tưởng, mục tiêu, chứ không phải một lý thuyết nào xa lạ. Dứt khoát cắt
rốn tư tưởng với Trung Quốc.
b) Mô hình [dân chủ] … sẽ không chối bỏ nguyên tắc căn bản là “đảng
lãnh đạo”. Vấn đề là dân chủ thật sự trong đảng, và minh bạch thế nào là
“lãnh đạo” theo ý kiến của dân.
c) Chọn dân tộc và chọn thế giới dân chủ, hòa bình, tự do, thì mới thoát được cái ách của Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên một vấn đề bao quát được gom lại một cách có hệ
thống, nhưng hầu hết tất cả các điểm được nêu ra không có gì mới. Vì từ
bao nhiêu năm nay dư luận Việt Nam – đặc biệt là các nhà dân chủ trong
nước – vẫn đưa ra các nhận định và đòi hỏi tương tự, ví dụ như:
- Các lãnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, đạo đức đều suy thoái trầm trọng.
- Phải có dân chủ, bình đẳng, có tự do ngôn luận, lập hội, đi lại…
- Chớ làm khổ dân với chế độ hộ khẩu, với tham nhũng, bất công, cưỡng chế đất đai …
- Phải biết đoàn kết dân tộc, phải học cách chơi với Mỹ, đừng nhu nhược với Trung Quốc.
Quan trọng hơn cả, người dân còn nói công khai: Chế độ Cộng Sản đã lỗi thời, “đã bị lịch sử loại bỏ”.
Có một điểm mà tôi không tự trả lời được là trong khi đưa “Bản Ý
Kiến” không hiểu tại sao anh Sính quên yếu tố quần chúng trong khi anh
là người nghiên cứu về dân trí, dân khí? Xưa nay Đông Tây đều thế cả,
không chính trị gia hay đoàn thể chính trị nào làm việc đàng hoàng nếu
không có áp lực của quần chúng. Biết như thế, sao anh lại lặng lẽ
“trình” ý kiến tới Bộ Chính Trị ĐCSVN mà thôi? Chỉ đến sau khi chạm phải
một sự im lặng cố hữu anh mới miễn cưỡng gửi cho Quốc Hội, rồi cũng gặp
im lặng, anh mới đưa tới tai mắt dân đen. “Quan nhất thời, dân vạn
đại”, chẳng lẽ anh quên? Lời cụ Phan Chu Trinh (“tính mạng một nước, gửi
trong tay đông đảo quốc dân”), và cụ Phan Bội Châu nói sao, hẳn anh vẫn
nhớ:
Còn chuyện quốc gia đại sự thì vua tôi chỉ nhỏ to bàn bạc với nhau
trong cung cấm. Người dân ở ngoài chỉ được nghe phong phanh đồn đãi, rồi
thở than buồn bã với nhau thôi (Phan Bội Châu: Việt Nam Vong Quốc Sử).
Những “đề nghị cải cách” mà anh muốn nói, mỗi ngày “Bôxit-Vietnam”
vẫn nói lớn giữa làng; nên chắc anh phải có một lý do nào đó. Nhưng anh
đi rồi, làm sao hỏi được anh?
Thắc mắc thứ hai là tại sao anh Sính đưa ra trường hợp của ba nước
Nhật Bản, Đức và Đài Loan và bảo rằng vì họ có dân chủ (và thêm quyền
lợi kinh tế) nên quan hệ ngoại giao với nước Mỹ được tốt đẹp. Chỉ với
chừng này, không lẽ anh nghĩ rằng đã đủ tính thuyết phục?
Vì với nước Mỹ, điều họ quan tâm lớn nhất là sao cho “làm ăn” có lợi
(“America’s business is business”). Từ 1942 (chứ không phải sau 1945)
Washington đã lập ra kế hoạch phục hưng nước Nhật và nước Đức để làm
“xưởng kỹ nghệ” cho nền kinh tế Mỹ (American “workshop” for
Asia/Europe). Trường hợp của Nhật, kế hoạch này là phục hồi lại các
Zaibatsu (tập đoàn kinh tế tư bản lớn) để vận hành nền kinh tế. Đến 1950
Washington lại lập kế hoạch dùng vùng Đông Nam Á để thay thế cho
Manchuria và miền phía bắc của Korea (vốn là thị trường cung cấp nguyên
liệu cho nước Nhật mà họ sẽ không còn có nữa sau 1945). Còn hiến pháp
dân chủ hiện nay của Nhật thì chẳng phải họ “tự viết lại” để … có thể
thân thiện với Mỹ. Họ bị bắt phải viết lại đó thôi, chỉ vì Washington
nghĩ rằng một nền dân chủ thì sẽ giữ cho nước Nhật không trở lại thể chế
quân phiệt để dễ dàng theo con đường chiến tranh như thời 1940-1944.
Trường hợp Tây Đức thì cũng thế. Kế hoạch Marshall nhắm tái thiết Tây
Âu cũng nhắm vào việc để cho vốn đầu tư của Mỹ đi vào hầu hết các lãnh
vực kinh tế và tài chính quan trọng. Còn hai nước Korea và Đài Loan bây
giờ thịnh vượng thì do hoàn cảnh kinh tế là một chuyện, nhưng cốt lõi
của vấn đề là cả hai đều rất quan trọng đối với chiến lược của
Washington ở Viễn Đông (Sự phát triển cũng còn do Tokyo đổ tiền vào hai
vùng này, vì cả hai là “khiên chắn” cho Tokyo trước con “rồng lửa” Trung
Quốc).
[Nếu bảo Việt Nam quan trọng đối với chiến lược toàn cầu của nước Mỹ
lúc nào thì khoảng vào 1954-1969 (thời Chiến Tranh Lạnh) Washington cũng
đã xem Việt Nam Cộng Hoà là vùng “tối quan trọng” như Nam Hàn bây giờ.
Nhưng chiến tranh liên miên làm họ rút lui – bằng cách thương lượng
nhường một số quyền lợi (của VN) cho Bắc Kinh. Cũng vì chiến tranh mà có
kế hoạch kinh tế lớn không thể thực hiện được, ví dụ dự án biến phi
trường Tân Sơn Nhất thành phi trường quốc tế hạng nhất – vì Sài Gòn nằm
ngay trên các con đường bay từ Tây sang Đông, từ Nam lên Phi Luật Tân,
Nhật Bản, Đài Loan, Korea... Chiến tranh làm kế hoạch này phải chạy qua
Thái Lan: phi trường Bangkok ngày nay có tầm thế giới là khởi nguyên từ
đó].
Cũng nên xem sơ qua một chút về quan hệ Mỹ Nhật. Nước Nhật bắt đầu ý
thức phải lo tự mình giữ độc lập và cấp tốc hiện đại hoá là do họ hiểu
được hiểm hoạ thực dân từ khi nhìn Trung Quốc bị xâu xé sau trận Chiến
Tranh Nha Phiến. Ý thức này càng cấp bách thêm khi liên quân của Choshu
và Satsuma bị hải quân Anh đánh thua to. Vì họ lo canh tân nên tới năm
1900 nước Nhật đã gần như ngang hàng các cường quốc Âu Mỹ (chứ không
phải “chỉ trong 15-20 năm sau 1945” như nhiều người Việt nghĩ). Đến thời
điểm 1930-1945, Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ-Anh, và rất ít nước Âu châu
khác. Thời Thế Chiến II, họ đã có thể tự chế ra hàng không mẫu hạm để
tranh hùng với thế giới.
Ấy thế mà trong kế hoạch toàn cầu cho “hậu 1945”, ban đầu Washington
đã chọn Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch) để làm đồng minh chiến lược (và
“workshop for Asia”) chứ không chọn Nhật Bản. Chỉ đến khi thấy chính phủ
Tưởng tham nhũng và kém năng lực quá, họ mới đổi qua nước Nhật. Điều
này cho thấy đồng minh là do họ chọn, căn cứ trên quyền lợi của họ. Còn
những gì nằm ngoài vấn đề quyền lợi, ví dụ nước nào sẽ ra sao, họ không
quan tâm.
Cho nên chính Nhật Bản ngày nay cũng không an tâm lắm về những cam
kết “đồng minh” của Washington, vì trong thập niên 1980s chính
Washington đã tuyên bố nếu Tây Âu có nguy cơ thì họ sẽ rút hết quân đang
đóng ở Nhật để chuyển về bên đó. Ngày nay, Trung Quốc là một thị trường
lớn để giới doanh nghiệp Mỹ làm ăn, cho nên phải hợp tác với Trung Quốc
ra sao để có lợi nhiều nhất mới là điều mà Washington quan tâm nhất.
Chủ trương cố hữu của các nước lớn Âu Mỹ bao giờ cũng là hợp tác để có
lợi (If you cannot beat them, join them). Trong ký ức gần của mọi người,
họ đã nhượng bộ trong vấn đề Hoàng Sa nên hải quân Việt Nam Cộng Hoà
mới thua. Năm 1972 khi giao dịch với Trung Quốc, họ bảo với Chu Ân Lai
là sau khi quân Mỹ rút lui (1973), Washington cần một khoảng thời gian
thích hợp (a decent interval) khoảng 2 năm (để khỏi bị công luận kết tội
phủi bỏ VNCH) nên năm 1975 “Đại Thắng Mùa Xuân” mới diễn ra suông sẻ.
Bây giờ họ có xem Việt Nam là một nước “thuộc vùng ảnh hưởng của Bắc
Kinh” hay không, và thấy giúp ta thoát khỏi Bắc Kinh “thì có thực tế
không”, vv… là những điều cần suy gẫm (người thường không rõ được, vì
phải chờ ít nhất 30 năm nữa mới may ra có tài liệu để tìm hiểu).
Trong khoảng 30 năm sau 1950, ai cũng thấy nước Nhật sao “thần kỳ
quá” vì đi đâu cũng thấy toàn hàng hoá Nhật. Nhưng từ 20 năm nay nơi nơi
lại thấy toàn hàng hoá Trung Quốc, tuy đa số có phẩm chất kém mà Trung
Quốc lại có thể đem bán khắp thế giới. Chẳng lẽ Trung Quốc không ai
giúp, tự sức mình mà làm được như vậy?
Được biết là khi quyết định phục hưng nền kinh tế và kỹ nghệ của
Nhật, trong một buổi họp ở Washington có người hỏi: “Nhật Bản có tiềm
lực và kỹ thuật cao, lại đã từng là kẻ địch. Nay làm cho họ thịnh vượng,
có đáng lo không?”. Người khác (có lẽ là ngoại trưởng Dulles) trả lời:
“Vấn đề không phải là chuyện làm được hàng hoá mà muốn xuất cảng hàng
hoá thì phải có thị trường. Không có chúng ta, Nhật Bản không thể đi vào
thị trường nào được cả”.
Điều thắc mắc thứ ba là tại sao anh Sính đưa ra câu hỏi “Việt Nam có
gì khác với các nước ASEAN khác [đâu] khiến Trung Quốc uy hiếp được?”.
Lẽ ra phải nói “khác rất xa” mới đúng, do lẽ các nước ASEAN khác không
theo Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) – ví dụ như Thái Lan hay Indonesia, đứng
sau lưng họ là Washington. Còn nước theo XHCN thì thế nào?
“Khối XHCN” giống như một Thái Dương Hệ, trong đó các hành tinh/vệ
tinh chịu sự chi phối của mặt trời đứng làm trung tâm. Trước khi Liên Xô
tan rã, mặt trời này là Moscow; và tất cả các nước XHCN đều phải nghe
theo chỉ thị của Moscow; khi có kế hoạch gì thì phải xin chỉ thị và làm
xong phải báo cáo. Stalin không rành vấn đề Á Châu nên giao hết chuyện
Việt Nam cho đảng CS Trung Quốc trông nom. Quan hệ XHCN giữa VN và Trung
Quốc bắt đầu từ việc Stalin “khoán” cho Bắc Kinh như vừa nói. Các nước
ASEAN khác không ai có cái “duyên nợ ba sinh” rắc rối đó.
Năm 1989, Liên Xô bỗng dưng ‘sụp’. Hà Nội lo lắng, bèn chạy qua Trung
Quốc ký Hiệp Ước Thành Đô (1990), xác nhận vai trò của “mặt trời” mới.
Cho nên có muốn bỏ lộ tuyến XHCN cũng không dễ, mặc dù nó “đã bị lịch sử
loại bỏ”. Ông Nguyễn Thanh Giang bảo ngay: “họ biết nếu bỏ là tự sát”.
Vậy để “cải cách thể chế”, phải bắt đầu từ chỗ nào?
Trước khi rời lãnh vực này, tưởng cũng nên ghi nhận sự tích cực của
anh Sính: Anh đã nhất quán trong việc chứng minh điều cần thiết của độc
lập và tiến bộ xã hội qua chủ trương “tự lực, dân trí, dân khí ” của cụ
Phan Chu Trinh ngày trước và đưa đề nghị ngày nay cần cải cách thể chế
chính trị, tôn trọng công bằng, tự do, chú trọng giáo dục, y tế, vv…
Người xưa có nói: “Bảo cặp núi Thái Sơn nhảy qua Bắc Hải mà nói không
làm được thì không làm được thật. Nhưng lấy cành hoa đưa người khác mà
bảo không làm được thì tại không muốn làm”. Mở mang dân trí và nâng cao
dân khí có phải như mang núi qua biển đâu.
Riêng về vấn đề tìm được sự thân thiện với nước Mỹ qua việc phải có
dân chủ và tự do, phải chăng anh muốn nói đến sự ủng hộ của quần chúng
nhân dân Mỹ? Vì trong quần chúng nhân dân Mỹ luôn luôn có những người
yêu chuộng tự do, công bằng, chính nghĩa; và họ có thể giúp đỡ ta. Dĩ
nhiên cái gì cũng có giá của nó: Họ sẽ đòi hỏi thấy được tự do thực sự
cho người dân Việt – Không được đàn áp người yêu nước, yêu lẽ phải;
không được chiếm nhà chiếm đất của dân, vv…
Vào cuối năm 1979, anh Sính (đang ở Canada) nghe tin tôi về Sài Gòn
thăm ông thân sinh của tôi sau trên 30 năm xa cách. Anh nhờ tôi hỏi thăm
tin tức của ba anh, vì bác ấy cũng bị bắt cùng lúc với ông thân sinh
tôi (1946). Anh dặn thêm là trường hợp đã mất thì cho biết ngày nào để
gia đình anh cúng giỗ. Tôi còn nhớ được lời thư anh viết:
Ba mình không làm chính trị, họ không thích ba mình chỉ vì ông là
người hoàng phái, lại không ủng hộ họ. Gia đình mình bảo họ bắt ông chỉ
vì mấy câu thơ ông làm: “Nước yếu mà mình mạnh được sao. Thi đua chi mãi
cái phong trào …”
Khi trở lại Tokyo, tôi đắn đo nhiều khi cầm bút viết cho anh (đại ý):
Ông thân của tiểu đệ kể thế này: Thưở ấy, trong trại giam (ở Huế) rất
đông, nghe bảo là đến mấy trăm người, toàn là tù chính trị. Khi có tin
quân Pháp sắp đổ bộ lên Huế thì người ta không muốn để tù chính trị trở
về vì cho là có hại. Cho nên quyết định là phải di chuyển tất cả, càng
xa càng tốt.
Nhưng sức chuyên chở thì nhắm chỉ được cho phân nửa thôi. Họ bèn chia
mọi người ra làm hai nhóm, bảo mỗi cá nhân tự chọn nhóm của mình và
đứng dọc theo hai bên của một con đường mòn.
Ông thân của đệ đang đi (để nhập vô 1 trong hai nhóm) thì vấp phải
một cái gì đó ngã xuống đất rất mạnh. Một anh còn trẻ cầm súng gác thấy
thế thương tình, đến đỡ lên rồi chỉ tay vô một nhóm và nói nho nhỏ: “Chú
đi qua nhập vào nhóm bên đó!”.
Người trong nhóm này sau đó được chất “cá mòi” lên nhiều xe to chở
đi. Xe chuyển bánh không bao lâu thì nghe phía sau lưng có tiếng súng
bắn liên tục, biết là nhóm ở lại đã mắc nạn.
Sau khi lên tới chỗ mới, không còn bao giờ thấy bác trai nữa … Lâu quá rồi nên cũng không thể nhớ được hôm đó là ngày nào.
Bây giờ anh Sính đã ra đi vĩnh viễn. Cầu nguyện gì cho anh ư? Làm sao
cầu nguyện được, nào bao giờ tôi tin có thần linh! Anh đã sống một cuộc
đời với tấm lòng tốt, theo nhân quả thì anh sẽ được nhiều tốt đẹp, lọ
phải cầu gì cho anh!
Nếu có thế giới bên kia, tôi nghĩ, giờ này chúa Tiên Nguyễn Hoàng
đang vui mừng để đón một người hậu duệ như anh. Có lẽ trước khi về luôn
“bên đó”, thế nào anh cũng ghé tạt qua thăm xứ Huế của những ngày ấu thơ
một lần nữa. Giòng sông Hương vẫn xanh, vẫn đẹp, phải không anh?
Và rồi sau đó anh lại sẽ đi, như thưở trước anh đã đi xa Huế. Nhưng
tôi chắc trong lòng anh, cũng như trong lòng tôi, trong lòng những đứa
con trai xứ Huế chúng ta, vẫn nhớ mãi câu hò trên giòng sông xanh xứ
Huế, vì nó đúc kết lên những tâm tình “rất Huế” trong tâm khảm chúng
mình:
Chợ Đông Ba phá ra làm lại
Cầu Tràng Tiền đúc lại xi-mon (xi măng)
Ới người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn với ta
Tiếng hát ngư ông giữa sông Nhật Lệ
Tiếng kêu đàn nhạn trên áng Hoành Sơn
Mình em đứng giữa sông Hương
Tiếng ca theo khúc đoạn trường ai nghe!
VĂN LANG TÔN THẤT PHƯƠNG / THEO ERCT
Binh thư và cam kết đổi mới
|
|
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tỏ rõ sự tự tin vào đề án đổi mới giáo
dục. Ông cũng không giấu giếm sự hào hứng khi cho đó là một “trận đánh
lớn” mà ông là tư lệnh. Binh pháp mà ông vận dụng là đánh thắng từng mặt
trận nhỏ để đi đến thắng lợi toàn cục. Không thể lập tức đánh thắng
trận lớn được mà phải có nhiều bộ phận, thắng từng trận rồi dần dần tới
chiến thắng cuối cùng.
Trả lời Lao Động, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ
ra cụ thể từng mặt trận nhỏ: Chấn chỉnh, thay đổi quản lý; đổi mới trong
thi cử. Năm 2014, ưu tiên thiết kế xong chương trình sách giáo khoa phổ
thông; tập trung tái cấu trúc các cơ sở đào tạo giáo viên.
Hy vọng những phát ngôn có ý nghĩa cam kết của Bộ trưởng Bộ GDĐT sẽ trở thành hiện thực.
Tại một diễn đàn khác, Phó Thủ tướng
Vũ Văn Ninh cho rằng, điều hành kinh tế cũng giống như chỉ huy cả một
cuộc chiến, có những lúc phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang
“đánh chắc, thắng chắc”. Phó Thủ tướng lấy dẫn chứng một số tập đoàn
hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế nên phải chuyển đổi.
Xóa Vinashin để thành lập TCty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) là một ví
dụ. Năm 2014, SBIC đặt mục tiêu đạt tổng giá trị sản lượng 7.458 tỉ
đồng, tăng 120% so với năm 2013, bàn giao 78 chiếc tàu cho khách hàng.
Phó Thủ tướng quả quyết, với chiến
lược “đánh chắc, thắng chắc” này, chắc chắn SBIC sẽ được vực dậy. Ông
cũng đưa ra phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong việc thực hiện
thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kém hiệu quả.
“Độc quyền nhà nước” sẽ được thay thế bằng quá trình cổ phần hóa quyết
liệt. Lợi ích toàn cục của nền kinh tế là “dĩ bất biến”. Để đạt được
điều đó phải “ứng vạn biến”.
Binh thư cũng đã tường, quyết tâm cũng đã rõ, chỉ chờ tin chiến thắng trên mặt trận kinh tế.
Hai vị Thứ trưởng Bộ GTVT cũng hăng
hái không kém. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định diện mạo của ngành
giao thông sẽ thay đổi lớn trong năm 2014. Trả lời TTXVN, Thứ trưởng
Nguyễn Hồng Trường thì “giật” một slogan mang tư duy thần tốc, táo bạo
của binh pháp: “Đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chất lượng hơn nữa,
hiệu quả hơn nữa, tăng tốc hơn nữa và phát triển hơn nữa”.
Sách lược đã rõ, nhưng sách lược nào
cũng không thể thiếu "binh hùng, tướng mạnh". Liệu binh tướng của các vị
tư lệnh có mạnh, có dám sẵn sàng "vị quốc vong thân" hay không? “Vị
quốc vong thân” ở đây là hy sinh lợi ích riêng của mình, của một bộ
phận, một nhóm người được hưởng lợi từ sự độc quyền, cho lợi ích chung
và sự nghiệp phát triển đất nước.
Nhưng cũng đừng quên, trong binh pháp
gia truyền Đại Việt có kế sách “tâm công” đánh vào lòng người. Thuận
lòng người thì đại nghiệp mới thành.
(Lao động)
Thư gửi: Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước
|
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước |
Đầu thư, tôi mong Trung Tướng (TT) bỏ
qua về sự hơi đường đột của thư này do người chưa hề quen biết gửi đến
TT và rất có thể làm phiền lòng TT trong những ngày đầu Xuân. Tuy nhiên,
sau khi đọc bài “Tướng Quốc Thước: Bỏ Đảng khi khó khăn là có lỗi với
Đảng” đăng trên Dân Việt online ngày 03-02-2014 được Diễn Đàn Xã Hội
post cùng ngày lúc 12g26, tôi là một người đã “bảng đỏ” không thể không
nói lên suy nghĩ của mình mong cùng trao đổi với TT để cùng hiểu nhau và
cùng đi tới gần sự thật.
Trước tiên, tôi thành thật tỏ lòng khâm
phục về cuộc đời binh nghiệp của TT dưới danh hiệu “bộ đội Cụ Hồ”. Không
thế sao được, khi tôi còn ‘thò lò mũi xanh’ và ‘ngày hai buổi tới
trường….’ thì TT đã trưởng thành là một đảng viên đảng Lao động Việt
Nam, sống “thời gian gian khổ nhất, khốc liệt nhất”
để chống lại quân đội thực dân Pháp đang xả đạn vào bà con dân mình;
khi tôi còn loay hoay với chức ‘giáo viên chui’ vì không bằng cấp thì TT
đã được “Bác Hồ gửi điện khen” và TT đã chịu đựng, hy sinh tình cảm cá nhân “vô tình gặp lại người vợ thân yêu của mình sau 10 năm xa cách”.
Hơn nữa, qua mấy chục năm đầu đội bom, ngực hứng đạn, TT đã có cấp bậc
bằng thực tài cầm quân chứ không phải như mấy ông tướng của ngành ‘chỉ
còn Đảng còn mình’ được phong với mục đích để có cấp hàm ngang khi ngồi
với người nước ngoài những năm gần đây.
Sau nữa, tôi rất trân trọng lòng thủy chung, son sắt, trung thành, tin tưởng, của TT với “Đảng ta” (Đảng của TT) bằng nhiệt huyết tràn trề “phải đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với những cán bộ, Đảng viên thoái hóa”, “phải đấu tranh với kẻ xấu, kẻ thoái hóa, để bảo vệ Đảng”, “phải lên tiếng, phải đấu tranh vạch mặt kẻ tham nhũng, cơ hội, lợi dụng…”, “bỏ Đảng trong những thời điểm khó khăn là có lỗi với Đảng”. Mặt
khác tôi cũng mong TT thứ lỗi, trước đây tôi chỉ là một đảng viên
thường, nay là phó thường dân, nên ít kiến thức lý luận, không giảo hoạt
về chính trị, về quân sự lại càng không xứng tầm bàn chuyện với TT, tuy
cũng tiếp xúc với cấp Tướng Tá do đã phục vụ trong quân đội hơn 4 năm
và có những người thân quen mà gia đình có tới ba anh em là Tướng của
Quân đội Nhân dân Việt nam. Tôi cũng không lầm, nếu hiểu những ý kiến do
phóng viên ghi lại chỉ là tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của riêng TT, chứ
không phải là chỉ thị, lời khuyên, dạy bảo… cho người khác, nên đã “Theo tôi….”, “…theo quan điểm của tôi…”
một cách rất thiết tha song không kém phần khiêm nhường, tôn trọng
người khác, không như một số người gần đây và hiện nay cứ mở miệng là hô
cho thật to ‘giáo dục, tuyên truyền’ của kẻ ‘hạ mục vô nhân’.
I/ Chính vì thế tôi xin phép đề
nghị TT trả lời thực lòng, giải đáp cho tôi một số thắc mắc mà tôi sở
học còn hạn hẹp,trường đời hạn chế nên còn phân vân, khó hiểu và ngờ
vực.
1/ Khi được kết nạp vào Đảng năm
1947, TT đã biết tên đảng Lao động VN là cái vỏ, còn cái ruột là đảng
Cộng sản chưa? Nếu đã biết rồi thì nhận thức về Cộng sản của TT ngày đó
thế nào và đến nay có khác biệt gì không? (Tôi khỏi nói nội hàm về đảng
CS, xã hội CS theo quan điểm của đảng CSVN từ trước đến nay, vì chắc
chắn TT đã từng được đảng CSVN truyền thụ bài bản. Nhưng tôi cũng xin TT
cho biết, từ ngày “Liên xô, cái nôi, thành trì vững chắc của chủ nghĩa
CS” sụp đổ, nước CHDC Đức đã hòa bình quy phục CHLB Đức bằng sự kiện bức
tường Berlin bị xô đổ, hàng loạt các nước đông Âu từ bỏ chủ nghĩa CS,
Hội đồng Châu Âu ra nghị quyết 1481; ngay cả nước “cùng ý thức hệ” phía
bắc nước ta cũng đã “mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột”. Rồi,
CHXHCNVN cũng đã phải xây dựng nền “kinh tế thị trường định hướng
XHCN”… Và nhất là 20, 30 gần đây trước nguồn thông tin đáng tin cậy ngồn
ngộn trên Internet, TT có được biết thêm chút ít gì không? Nếu không,
TT chỉ mới nghe một tai mà như vậy thì TT đã biết đầy đủ sự thật chưa?)
2/ TT có né tránh, không nói rõ đảng
CSVN mà chỉ “Đảng của Bác Hồ, của nhân dân” như một mặc định là đảng
CSVN, phải không? Thưa với TT, những năm đánh quân đội thực dân Pháp
giày xéo quê hương mình mà trực tiếp đã đốt cháy ngôi nhà gỗ 5 gian Tổ
tiên tôi để lại chỉ vì có tài liệu của Việt Minh còn sót trong nhà khi
trú quân, “bộ đội Cụ Hồ” là con em của nhân dân là biểu tượng cao cả, hy
sinh đối với nhân dân Việt đã qua rồi, cái thời “toàn dân” ủng hộ Việt
Minh cũng đã không còn nữa. Đến nay, ngoài “thế lực thù địch” như đảng
CSVN xác định, tôi nghĩ rằng còn có nhiều người không mê, không yêu, thờ
ơ, lãnh đạm, thậm chí ghét bỏ thù hận CS. Đấy là một thực tế sờ sờ,
không thể không thấy, không công nhận và không có quyền cưỡng bức người
dân (dân tộc Việt) phải theo cộng sản, hãy để họ (tôi cho là không ít,
nếu làm cuộc trưng cầu dân ý khoa học, khách quan, nghiêm túc, minh
bạch) có quyền lựa chọn, phải tôn trọng họ, chắc TT không tin và có thể
không cùng suy nghĩ như tôi? Thời 1930-1945 và đến tận 1954, cái “xạ”
của Việt Minh còn “hữu” nên lan tỏa, thu phục được rất nhiều người ở mọi
tầng lớp trong xã hội…, đến nay đảng CSVN cũng nên cần phải tỏa cái
“hương” nào đó. Thời nay người dân họ đủ tri thức để lựa chọn chứ không
để tổ chức nào cứ xỏ mũi, kéo đầu mãi. Đó mới là dân chủ thực sự! Còn tổ
chức nào, cá nhân nào đã “có công với dân với nước, dân sẽ lập bàn
thờ”.
Và “…đi tới một xã hội phồn vinh công bằng, bình đẳng, bác ái”,
phải chăng TT bắt người đọc phải ngầm hiểu đó là xã hội CS (mà tiền
thân là CNXH hiện hữu trên đất nước ta), hay TT cũng lại né cái
tên mà ông Nguyễn Phú Trọng đã thú thực đang “mò mẫm”, “Đến hết thế kỷ
này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa ?”.
Thưa với TT, xã hội “công bằng, bình đẳng, bác ái”,
nhân dân Pháp đã khởi đầu cách đây hơn hai thế kỷ rồi và đã, đang ra
sức xây dựng nó đến ngày nay; ngay những nước bắc Âu hiện đã có rồi, đâu
có phải theo chủ nghĩa Cộng sản còn phải mò cua bắt ốc, tìm kim đấy
biển nữa! (mà thực ra chả có cái kim rỉ xét nào)
3/ Đề nghị TT giải thích sáng tỏ hơn “Đảng không hề thay đổi bản chất, vẫn là Đảng của Bác Hồ, Đảng của nhân dân”.
Nếu bản chất vẫn là Cộng sản thì với khái niệm CS thời Tuyên ngôn Cộng
sản, hay thời 1930 và ngay hiện nay, đảng CSVN có nhận thức gì khác với
các thời kỳ trên không, có gì đã nhận thức lại do trước đây vì hoàn cảnh
lịch sử hạn chế, không cho phép? Nhận thức một lần đầu đã thấy được
chính xác một vần đề chứ chưa nói là một lý luận triết học, một học
thuyết… ảnh hưởng đến hàng triệu người ở nhiều miền trên thế gian này.
Nhận thức của loài người về trái đất cũng phải từ vuông sang hình cầu;
về nguồn gốc loài người cũng phải từ Chúa, Thượng đế sinh ra đến Quy
luật tiến hóa loài người của Darwin; về cơ học cũng phải từ Newton đến
cơ lượng tử, đến Einstin; về sinh học cũng phải từ anh thợ làm vườn
Mit-chu-rin, học “giả” Lư-xen-cô đến thuyết về gen của Mendel-Morgan, về
Chủ nghĩa Tư bản cũng từ man rợ đến giai đoạn, thời kỳ (version) 3 như
ngày nay v..v và v..v…
Ngày nay, tôi thật khó hình dung nổi “Đảng của nhân dân”
mà hàng chục năm nay, khắp từ bắc chí nam nông dân, đồng minh tin cậy
của giai cấp công nhân, “hết ngày dài đến đêm thâu” tối ngày đi khiếu
nại, tố cáo, kiện tụng, phản kháng các chủ trương chính sách của nhà
nước. Công nhân thì bị gần như quên đi nên chủ ép thế nào thì công đoàn
lại theo phía chủ. Trí thức phản biện thì bị quy chụp “thế lực thù
địch”… (tôi xin phép không liệt kê, nếu TT theo dõi thì quá rõ rồi).
Phải nói thẳng là đảng CSVN ngày nay là của các phe nhóm kinh tế, thế
lực chính trị, không phải của nhân dân và càng không phải của toàn dân
tộc Việt. Điều này làm TT bực bội. Cho tôi cáo lỗi! Vì thế này (cũng
“theo tôi” thôi), đảng CSVN thời 1930 các vị tiền bối đứng đầu là Hồ Chí
Minh và cả lớp kế cận, có tấm lòng, có tâm huyết nghĩ đến số phận đất
nước, dân tộc (cảnh mất nước, bị thực dân cai trị, đời sống dân khổ
cực…) nên dốc hết tâm can, tỳ phế, không quản thân mình, không mơ màng
đời sống phú quý, village, resort, “Mẹc”, dolla US… cho cá nhân, gia
đình mình, (cuộc đời của TT chẳng chứng minh hùng hồn sao?) mà đã chỉ
tìm cách giành Độc lập-Tự do-Hạnh phúc cho nước, cho dân, với sự hăng
say, nhiệt tình, sôi nổi, cả tin và chưa hiểu hết góc cạnh, chân tơ kẽ
tóc của Chủ nghĩa Cộng sản, đã nhiễm chất men mới lạ cho là giải được
cơn khát, nên đã có phần vồ vập, để tổ chức thực hiện.Về phương pháp,
cách thức, lựa chọn con đường Cộng sản là không chính xác, không đúng!
Nhìn sang Thái Lan, Ấn Độ… tôi đã nghĩ như vậy. Tôi đã không hề phủ nhận
chữ tâm của thế hệ tiền bối (trong đó có TT và lớp người cùng thế hệ)
và phải phục cái “tài” tổ chức, sách lược của Cộng sản quá giỏi bằng tổ
chức chặt chẽ, những bức tường thép, bằng các thủ đoạn tinh vi, tổng hợp
bằng cả mánh lới đến sự tàn bạo… cho nên sẽ, đã đến ngày “cái kim phải
lòi ra khỏi túi áo”, đó là từ 1991 đến nay. Nói như trên, không phải tôi
giỏi giang, sáng láng gì, càng không phải là trách móc, oán hận gì. Tất
cả là, hoàn cảnh lịch sử, thời đại nay, nhân loại… đã giúp tôi có chút
nhận xét ngắn gọn đó, mong TT thông cảm!
II/ Ngoài mấy thắc mắc trên, tôi xin phép không đồng ý với TT mấy điểm sau:
1/ Tôi không cùng ý với TT về “chỉ có một nhóm nhỏ ,một bộ phận cán bộ ,Đảng viên thoái hóa biến chất…”,
cũng “theo tôi” thì phải đổi ngược lại: “chỉ có bộ phận nhỏ cán bộ Đảng
viên (đa số đã về hưu) không có cuộc sống xa hoa, tham nhũng, ăn cắp,
ăn cướp của dân…”, như hàng ngũ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quốc
Thước, Lê Quang Vinh… mới đúng với thực tế. Thưa TT, dân đã có câu
truyền miệng “to ăn, nhỏ ăn, to nhỏ ăn” và ngay bà phó Chủ tịch nước
cũng phải thốt lên họ “ăn hết của dân” (ý nói vậy). Họ ăn đủ thứ, xây
dựng, cầu đường thì sắt thép, đất đá, nhựa đường… là chuyện thường, còn
ghê hơn là “ăn bằng bao thơ của những người thập tử nhất sinh; ly sữa,
miếng thịt của các cháu nhi đồng, thiếu niên và man rợ, ghê tởm, mất
tính người, vô đạo lý nhất, là những vụ “ăn” cả vào cốt xác thậm chí cả
linh hồn người đã hy sinh vì dân, vì nước. Hiện tượng đó không phải của
một vài cá nhân mà của ngay cả một nhóm làm công tác truyền thông của
“nhà đài” cỡ bự, quyền uy nhất nước đấy, thưa TT.
2/ Tôi cũng không cùng ý kiến với TT là: ‘Đảng ta đã, đang và vẫn sẽ là niềm tự hào, là ngọn cờ động viên ,thúc giục nhân dân..’. “Đã”,
trong một giai đoạn nào đó như sau chiến thắng Điện Biên 1954 thì có
thể đúng, còn ngay sự kiện 30-4-1975 chưa hẳn chính xác 100%. Khi bức
màn “giải phóng khỏi ách thực dân” bằng chiến dịch “chấn động địa cầu”,
“thắng đế quốc to” bị gỡ xuống thì ‘nhân dân’ và nhất là người dân Việt đã giảm ‘niềm tự hào’ lắm rồi. Còn ‘đang’
thì quả thực không chính xác. Sự kiện, nhà nước thu hộ chiếu không cho
TS Phạm Chí Dũng đi Geneve tối 01-1-2014 vừa qua lẽ nào giúp ‘nhân dân’
ta có ‘niềm tự hào’ về ‘Đảng’ trước năm châu bốn biển? Lẽ nào cách xử lý
về quần đảo Hoàng-Trường Sa của ‘Đảng ta’ làm cho người dân Việt và
ngay TT có ‘niềm tự hào’ trước thế giới? Còn nhiều chuyện về đường lối,
chủ trương, lãnh đạo, biện pháp, tổ chức, tư cách người có trọng trách
của nhà nước… với thư ngắn này tôi không thể chứng minh thêm. Và ‘vẫn’ thì tôi hoàn toàn tôn trọng niềm tin của TT, song thời gian sẽ là trọng tài công bằng nhất!
3/ TT có nêu ra tới 5 lần chữ ‘đấu tranh’,
tôi rất hiểu tâm tư, ý chí của TT; nhưng xin thưa, ở cấp cao thì ông
Trần Xuân Bách, TT Trần Độ, LS Nguyễn Mạnh Tường, GS Trần Đức Thảo… cấp
thấp hơn là Nguyễn Hộ, Vi Đức Hồi, Trần Anh Kim… đã được đối xử như thế
nào làm tôi không tin về biện pháp này của TT (Chưa nói đến kinh nghiệm
sống của tôi đã dạy tôi nhiều điều về biện pháp này). Nên, lại dân gian
tổng kết “đấu tranh, tránh đâu”, đau lòng lắm TT ơi! Tôi chẳng muốn nói
tới hệ quả của biện pháp này đối với bao trường hợp vì trái tim tôi
không chịu đựng nổi, còn phân tích nguyên nhân đối với TT lại quá thừa.
4/ TT nói ‘ Lợi ích cao nhất của Đảng chính là lợi ích của nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác là phục vụ nhân dân’.
Xin thưa với TT, đấy hoàn toàn là một khẩu hiệu, nó có thể gần đúng,
đúng ở thập kỷ 40, 50 và cả 60 của thế kỷ trước, còn 20, 30 năm gần đây
thì hoàn toàn là một khẩu hiệu, một chiêu bài để đa phần những người
cộng sản hiện đang cầm quyền, điều hành đất nước lợi dụng mà thôi. Để
chứng minh riêng với TT phải là bài rất dài, còn với người dân thường là
không cần thiết, thưa TT.
III/ Sau cùng:
Tôi thành thật đề nghị TT một điều mà có thể rất nguy hiểm cho tôi. Đó là, xin TT đừng dùng ‘Đảng ta’
với người dân bình thường nữa, chỉ nên dùng trong nội bộ đảng CSVN
thôi. Đơn giản, như trên tôi đã tâm sự với TT; Đảng CSVN (ít nhất là
phần lớn những người có quyền lực) ngày nay không còn là của toàn dân
Việt nữa rồi! Sống gần dân, tôi mới biết dân chán cộng sản lắm rồi, thưa
TT.
Điều cuối cùng muốn viết để TT cảm thông
cho. Cuộc đời tôi cũng có cái may là được tiếp xúc, quan hệ, sống… với
khá nhiều người ở các vùng miền có những “đặc thù” khác biệt. Ấn tượng
tốt đẹp về “người xứ Nghệ” hằn khá sâu trong tôi không phải chỉ vì tình
cảm riêng tư, anh rể tôi là người Thanh Chương, Nghệ An, con cách mạng
nhà nòi 1930, thuở 18 đôi mươi được Chi bộ kết nạp Đảng còn thành thực,
tự trọng “em chưa xứng đáng, để phấn đấu thêm” khi học ở Khu học xá
Trung ương bên Quế Lâm TQ, thế mà sau này, nhất là cuối đời cũng “không
chịu nổi Cộng sản” nên không hề vướng vào danh hiệu Đảng viên mà vì vài
đặc trưng của người “đi đâu cũng làm quan”… nhất là hiếu học và
Nói thì giọng nặng như bổ củi
Mô, tê, răng, rứa nghe nhức đầu
Được cái trời cho tài chịu khổ
Nhà tranh cơm độn chẳng kêu đâu
Đã nói, khi nào cũng nói to
Đã nhìn ai thì nhìn thẳng mặt
Biết bao nhiêu bận bị mất lòng
Đánh chết cũng không chừa thói nói thật
Thơ: Chồng Nghệ – Nguyễn Bùi Vợi.
Làm tôi ngưỡng mộ, mến yêu. Với TT tôi
cũng dành những tình cảm thân thiết, kính trọng như đối với Chính trị
viên Thạch Đăng Cơ của tôi ở bài số 648: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và
Tôi đăng trên Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Cuối cùng nhân dịp Xuân mới kính chúc TT
mạnh khỏe, hạnh phúc cùng con cháu thành đạt và trường thọ để biết thêm
đất nước biến đổi thế nào. Có điều gì làm TT phiền lòng, xin miễn thứ,
vì thư này, tôi cũng chỉ coi là những nỗi lòng, chia xẻ cùng TT.
Kính chào Trung Tướng.
Sài Gòn, Đầu Xuân Giáp Ngọ – 2014
Đỗ Như Ly
(Diễn đàn XHDS)
Thích hay không thích?
Lão Nông Dân: Rồi.... Đảng ta đã tái
khẳng định tại buổi điều trần về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam rằng nước
ta có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do internet, tự do nhiều thứ
lắm. Tuyệt vời và để chứng minh điều đó, tui có một đề nghị nhỏ như sau:
Tất cả các báo chí của đảng đồng loạt đăng 1 hàng chữ: "Bạn có muốn
đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước không?" và dưới đó, đặt 2 cái nút
"Thích" và "Không thích", ta sẽ biết kết quả ngay trong ngày...
Việt Nam có trên 700 tờ báo
Một tờ báo ở Việt Nam phải gỡ bỏ bình luận ca ngợi bài
báo về Đảng sau khi bình luận này bị độc giả chê quá nhiều.
Báo Thanh Niên Online ngày 2/2 đăng lại bài viết của GSTS Hoàng
Chí Bảo (Hội đồng Lý luận Trung ương) nhân ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Bài viết có tựa đề "
Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân"
trước đó đã đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ với nội
dung ca ngợi Đảng đã làm nên "những bước ngoặt lớn, những kỳ tích,
làm thay đổi số phận của cả một dân tộc, mở ra triển vọng tốt đẹp cho
cuộc sống của nhân dân".
Bài viết của Giáo sư Bảo nhận được hai bình luận (comments) của độc giả, cách nhau 34 tiếng đồng hồ.
Bình luận thứ nhất ca ngợi bài viết là "rất hay, rất sâu
sắc và toàn diện". Bình luận thứ hai ngắn gọn: "Cũ mòn và
giả dối". Các comments trên báo này đều đi kèm nút 'Thích' và
'Không thích' để độc giả phản hồi.
Ban biên tập báo Thanh Niên đã gỡ bỏ cả hai bình luận sau khi
bình luận chê được gần 1.000 người bấm nút 'Thích' trong khi
bình luận khen 'sâu sắc toàn diện' nhận gần 3.000 'Không thích'.
Đây có lẽ là lần đầu tiên các nút khen chê của báo mạng thu
hút chú ý lớn như vậy của độc giả, vốn trước kia không có
nhiều cách để bày tỏ thái độ của mình về các bài báo trong
khi các bình luận bị ban biên tập kiểm duyệt.
Tương tự, báo VietnamNet hôm 5/2 đăng bài "
Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền"
cũng có hai nút 'Thích' và 'Không thích' cho độc giả bầu
chọn. Tới thời điểm 15:30 chiều thứ Năm 6/2, số người thích là
66 và số người không thích là 3.329.
Trong trào lưu báo điện tử phát triển mạnh mẽ những năm gần
đây, các báo ở Việt Nam đã cố gắng đưa vào các ứng dụng kỹ
thuật mới hỗ trợ người đọc.
(BBC)
Đơn tố cáo của con gái ông Nông Đức Mạnh
|
Nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh và vợ mới cưới
là bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội |
Đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh,
nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Bức đơn được gửi cho báo
Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại
biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư
Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và
cũng để mọi người cùng theo dõi.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
----------------------
Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012
ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)
(V/v: Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức
Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam)
- Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi
Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh –
nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số
70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có
trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu
quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật,
vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức
nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố
cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi
phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh
Tâm. Cụ thể như sau:
1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng
là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố
tôi để vụ lợi:
- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn
nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và
gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau
82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.
Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận
bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc
biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng
xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia
đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi,
giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi.
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm
hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh –
Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc
phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn
900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã
sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để tạo ra sự nể nang của một số ngân hàng
khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh nhưng ngay sau đó
ông Linh vẫn nói với một số người là "Gia đình vẫn hạnh phúc, không có
chuyện ly hôn." Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không
những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch thông
tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn
Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để
hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng
10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc
lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến
nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy
nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai
Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải
tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi
thường trú.
Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám
(thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp
Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai
Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày
đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn.
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy
định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có
nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a) Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải
được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực
hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b) Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm
và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày
21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết
hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của
Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với
nhau?
c) Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ,
Mỹ Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại
ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông
Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công
ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các
ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm
vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh
Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương
chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng
TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long
An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi
phạm pháp luật:
- Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
- Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
- Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
- Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của
ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân
khác, bà Tâm đang bằng mọi thủ đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc
là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp
đến tận nhà đòi nợ được.
Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi
làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký
kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện
Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để
gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn
bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục
bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không
sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan
Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú
của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng
nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các
khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng
và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ
tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập
công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi
này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để
bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi
vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại
công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết
mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất
kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình
tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
- Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
- Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai
ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải
chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị
khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?
Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử
nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần
phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi.
Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết
hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố
tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường
đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm
như vậy được.
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công
dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội -
thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho
nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của
Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng,
Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn
chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự
tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị:
1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về
những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai
cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm
như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính
thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do
Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh
đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của
Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau
xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận
xã hội và quần chúng nhân dân.
2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách
nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không
được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ
chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi
phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp
luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những
cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ
chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI
của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi
bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về
tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân…
Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai
về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho
dân không?
5 - Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những
cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin
cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia
đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế
nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ
trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là
điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo
Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân
Người viết đơn
Nông Thị Bích Liên
Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837
Địa chỉ số 70 Kim MãThượng
Phường Cống Vị, Quận Ba Đình
Thành phố Hà Nội.
(Báo Người Cao Tuổi)
Ngư dân TQ bị bắn chết vì đánh bắt trộm
|
Palau nằm ở giữa Thái Bình Dương, về phía đông Philippines |
|
Tờ Pacific Daily News cho hay một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng
và 25 người khác bị bắt trong mộ́t cuộc đụng độ với lực
lượng tuần duyên của đảo quốc Palau.
Sự cố xảy ra hôm Chủ nhật 1/4, khi các thuyền cá của những
người này bị phát hiện đang hoạt động trái phép trong vùng
biển của Palau, thuộc Thái Bình Dương.
Khi một thuyền nhỏ của Trung Quốc lao vào tàu của tuần duyên Palau, cảnh sát biển Palau đã nổ súng cảnh báo.
Một ngư dân được tin đã trúng đạn và bị thương, sau đó chảy máu đến chết.
Những người còn lại trên cùng thuyền và một chiếc khác lớn
hơn đã bị bắt và đã bị Palau truy tố tội đánh bắt trộm và
một số tội danh khác.
Pacific Daily News dẫn lời phát ngôn viên cho Tổng thống Palau, ông
Fermin Meriang, thuật lại rằng khi thuyền cá của người Trung
Quốc lao tới, cảnh sát biển Palau buộc phải nổ súng cảnh báo
vào máy tàu chứ không nhằm vào ai cả.
Tuy nhiên "một viên đạn chắc đã văng ra và găm trúng vào đùi
một thuyền viên Trung Quốc" khiến ông này chảy máu đến chết
trước khi được đưa vào bệnh viện.
Ba người mất tích
Trong khi đó, cảnh sát Palau và lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đã
mở chiến dịch tìm kiếm một phi công Mỹ cùng hai cảnh sát viên
Palau bị mất tích trong cùng vụ này.
Ba người nói trên được huy động để truy tìm một tàu cá "mẹ"
của Trung Quốc, mà họ tin là đã cùng đi với hai tàu cá nhỏ
hơn trong vụ xâm phạm lãnh hải Palau.
Họ đã sử dụng một máy bay hạng nhẹ Cessna để tìm kiếm tàu cá Trung Quốc, nhưng mất tích từ hôm Chủ nhật.
Khi mất tích, những người này báo hết nhiên liệu và gặp vấn đề về hoa tiêu.
Palau nằm ở giữa Thái Bình Dương, cách Philippines chừng 500 dặm về phía đông.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét