Đầu năm Nguyễn Phú Trọng tỏ sự “KHÔNG HAI LÒNG” với Tập CậnBình như thế nào?
* Tại sao Lễ kỉ niệm 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 19.1.2014 đã bị dẹp?
* Tập Cận Bình đã nói gì với Nguyễn Phú Trọng qua đường giây nóng 22.1.2014?
* Vì đâu Bắc Kinh đang thực hiện mưu đồ được đằng chân lân đằng đầu?
Âu Dương Thệ (Danlambao)
– Ngay vào đầu năm 2014 nhà cầm quyền Bắc Kinh xuyên qua tỉnh Hải Nam
đã ra lệnh, các tầu quốc tế đánh cá và thăm dò trên khu vực “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh tự đặt phải xin phép và chịu sự kiểm soát của hải quân Trung Quốc.[1]
Như vậy là Bắc Kinh muốn cho thế giới biết, họ mặc nhiên đơn phương coi
khu vực biển Đông thuộc hải phận của Trung Quốc (TQ) và họ có toàn
quyền từ kiểm soát tới chiếm đóng và khai thác tài nguyên. Đây là hành
động leo thang mới cực kì ngang ngược của Bắc Kinh không chỉ đối với VN
mà cả toàn thế giới. Vì cho tới năm trước, mãi tới giữa năm Bắc Kinh mới
chỉ ra lệnh cấm tầu quốc tế vào khu vực hải quân TQ tập trận ở biển
Đông, có giới hạn thời gian và không gian.
Thời điểm công bố quyết định cực kì
ngang ngược này cũng được Tổng bí thư, Chủ tịch nước và kiêm Chủ tịch
Quân ủy Trung ương – tức Tổng tư lệnh quân đội nhân dân TQ – chọn thích
hợp và thông báo rộng rãi trước dư luận quốc tế một tuần trước khi Hà
Nội cử phái đoàn Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia về biên
giới-lãnh thổ Bộ Ngoại giao Việt Nam sang Bắc Kinh tiến hành “vòng tham vấn thứ nhất về cùng khai thác trên biển giữa hai nước Trung-Việt”.[2]
Cách xếp đặt thứ tự ưu tiên, trước hết
loan tải rộng rãi trên thế giới về quyết định của họ kiểm soát toàn bộ
đường lưỡi bò trên biển Đông, sau đó mới đưa tin về cuộc đàm phán song
phương giữa Hà Nội-Bắc Kinh về cùng khai thác trên biển, làm cho Hà Nội
như cá mắc câu của Bắc Kinh! Vì thế mặc dầu đây là một sự leo thang mới
rất ngang ngược của Bắc Kinh nhưng Hà Nội vẫn chỉ phản đối rất yếu ớt và
mang tính thông lệ, không những thế Hà Nội cũng không dám rút phái đoàn
về nước để tỏ ý chí phản đối. Thái độ khúm núm và ngậm miệng của Hà Nội
đã đánh lạc sự theo dõi của dư luận thế giới, vì nghĩ là Hà Nội đã nhìn
nhận thẩm quyền của Bắc Kinh trên biển Đông! Cho nên ngoài Hoa Kì và
Nhật đã lên tiếng phản đối công khai ngay, nhưng nhiều nước khác đã giữ
thái độ im lặng!
Giữa khi Bắc Kinh leo thang xâm phạm chủ quyền thì những người có quyền lực ở Hà Nội có động thái như thế nào?
Ngày 30.12.13 Nguyễn Tấn Dũng đã chủ ý
tới thăm Hội Nghiên cứu Lịch sử VN, tại đây ông đã tuyên bố rất nổ và
cho biết là, năm 2014 sẽ tổ chức hai kỉ niệm 40 năm cuộc đánh chiếm
Hoàng Sa của Trung Quốc (19.1.1974-19.1.2014) và 35 năm Chiến tranh Biên
giới phía Bắc (17.2.1979 -17.2.2014). Chính báo chí lề đảng đã tường
thuật lời tuyên bố của ông Dũng:
“Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện
(1974) Trung quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự
kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.”[3]
Ông Dũng còn cho biết thêm: “Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Trong dịp này không chỉ khoác áo người yêu nước, Nguyễn Tấn Dũng còn
đóng vai một nhà khoa học biết “quí” sự thật, vì thế ông đã nói: “Lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật.” [4]
Hai ngày sau trong Thông điệp năm mới 2014 Nguyễn Tấn Dũng còn tự khoe là người bảo vệ “dân chủ”. Ông dõng dạc tuyên bố “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh”, theo đó:
“Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn
pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế
quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo
vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những
giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có
quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” [5]
Cách nói làm như đinh đóng cột của ông Dũng khiến một số nhà khoa bảng cũng đã cảm động và cả tin, có người nói “thông điệp cho thấy Thủ tướng muốn đổi mới thật” [6] hay “ngọn gió tốt lành thổi vào năm mới” và “một tư tưởng hết sức tiến bộ”.[7]
Nhưng nhiều người có kinh nghiệm và nhận thức chín chắn thì biết rõ,
đây chỉ là trò treo đầu dê bán thịt chó đã rất quen thuộc của ông Thủ từ
nhiều năm qua. Nguyễn Tấn Dũng biết thừa là, trong lãnh vực đối ngoại
thì Thủ tướng chỉ là người thừa hành. Chính điều này đã được Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng – đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng- nói rất rõ trong
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 ở Hà Nội vào giữa tháng 12.13:
“Kiên định nguyên tắc Đảng lãnh
đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại. Thống nhất quản
lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… là
một yêu cầu vừa lâu dài, cơ bản, vừa có tính thời sự cấp bách. Theo
tinh thần đó, mọi quyết định và hoạt động đối ngoại, nhất là những vấn
đề liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất nước, đến độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và danh dự quốc gia, đều phải tập
trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban
Bí thư.” [8]
Tuy biết như vậy nhưng thời gian gần đây trong một số dịp Nguyễn Tấn Dũng vẫn đóng vai một chính khách “yêu nước”.
Nhưng chẳng qua đây chỉ là mưu đồ củng cố lại quyền lực trước Đại hội
12 sắp tới, tìm cách gây thanh thế để giựt lại địa bàn chính trị đang bị
phe Nguyễn Phú Trọng giành từng mảng lớn qua việc một số thân tín đã và
sẽ bị xử về tội tham nhũng, phí phạm tài sản công và lạm quyền, như vụ
Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng bị lôi ra tòa vào cuối năm 2013 đang
làm uy tín của Nguyễn Tấn Dũng lung lay.
Vì thế các bài tường thuật của một số
báo chí lề đảng về tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng tại Hội Khoa học Lịch sử
VN về việc tổ chức các lễ kỉ niệm 40 năm TQ đánh chiếm Hoàng sa và 35
chiến tranh xâm lược đã được lệnh phải gỡ bỏ ngay. Không những thế ngày
9.1.14 Ban Tuyên giáo Trung ương do Đinh Thế Huynh cầm đầu đã công bố
các ngày lễ quan trọng trong năm 2014 sẽ được chế độ tổ chức, trong danh
sách các này không có hai ngày kỉ niệm trên, đặc biệt là năm nay là năm
tròn đúng ra phải được kỉ niệm long trọng.[9]
Cho tới nay “người hùng” Nguyễn Tấn Dũng vẫn im thin thít trước việc
các đồng chí cùng ngồi trong Bộ chính trị cố tình phá đám để lộ bộ mặt
thực của ông Dũng thích nổ to, nói một đằng làm một nẻo!
Một số sự kiện mới nữa minh chứng thêm
về thái độ nói vậy nhưng không phải vậy, không chỉ Nguyễn Tấn Dũng mà cả
Nguyễn Phú Trọng, người vẫn thường mở miệng là, “sức mạnh của Đảng là mối liên hệ máu thịt với Nhân dân!”
Mặc dầu biết là, những người cầm đầu chế độ toàn trị không dám đứng ra
tổ chức lễ kỉ niệm 19.1 vì sợ Bắc Kinh, nhưng để hành xử quyền công dân
chính đáng nên sáng 19.1 nhiều phụ nữ, thanh niên và nhân sĩ tụ tập về
Vườn hoa Lý Thái Tổ ở Hà Nội làm lễ kỉ niệm 40 năm Trung Quốc chiếm
Hoàng Sa và tưởng niệm các binh sĩ VN đã bị giết hại. Nhưng tại đây đã
xảy ra những sự việc mà ngay những người dân bình thường và đảng viên
còn biết tự trọng cũng vô cùng uất ức về những hành động ô nhục và hèn
hạ của công an nổi và chìm của chế độ toàn trị. Công an đã trá hình làm
công nhân dùng máy cưa đá gây tiếng động inh ỏi và bụi bặm, lấy cớ là
sửa chữa vườn hoa và công khai tìm mọi cách thô bỉ cản trở những người
tham gia. Như vậy là Lễ kỉ niệm của nhân dân đã bị phá, lệnh phá phải từ
cấp cao. Vì ngay tại Thủ đô Hà Nội làm sao họ không biết! GS Nguyễn Huệ
Chi là một trong những nhân sĩ có mặt trong lễ kỉ niệm đã thuật lại:
“Nhưng tất cả cái khối người đông
đảo ùn ùn kéo đến và hăm hở từ xa đều đột nhiên vỡ mộng như tôi, vì ai
cũng như ai, bị ách cả lại chừng 20 mét trước tượng đài Lý Thái Tổ. Một
tốp thợ đá đang chia nhau ngồi lầm lỳ cưa xẻ những phiến đá lớn nhỏ xung
quanh tượng đài (mà chốc sau, khi đã vãn cuộc tôi đi quanh nhìn ngó mới
biết các phiến đá họ cưa chỉ là cưa để lấy bụi nên ném vương vãi khắp
nơi, hằn sâu lằn ngang lằn dọc như những chú chó đá há miệng cười trong
truyện cổ tích, đến là khôi hài). Thì ra đám bụi bốc lên rất cao che mờ
cả bức tượng mà vừa đến đầu đường tôi cứ tưởng là khói hương nghi ngút,
chính là đám bụi đá do những người thợ đá “hành nghề không đúng lúc” này
đây.”[10]
GS Chi đã đưa ra nhận xét phản ảnh tâm
trạng của nhiều người là, dưới áp lực của bá quyền Bắc Kinh thì ý đảng
đã chống lại lòng dân như thế nào và các thủ đoạn cùng tiểu xảo táng tận
lương tâm của những người có quyền lực trong việc ngăn chặn người dân
làm lễ kỉ niệm:
“Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau: một
mưu kế đáng gọi là “kịp thời” nhưng cũng đáng gọi là “cùng kế” của đám
bộ máy chức năng, cốt để cản trở buổi lễ mà họ cầm chắc là sẽ rất xúc
động – mà sự xúc động của lòng dân thì chính là điều bất lợi với nhà cầm
quyền nếu nó được tổ chức trọng thể. ” [11] Nhiều người khác tham dự lễ kỉ niệm, trong đó có nhà giáo Phạm Toàn đã chia sẻ với nhận định chính xác của ông Chi: “Cả đêm qua, bộ tham mưu chắc là mất ngủ để nghĩ ra cái mẹo con nít này”[12]
Cũng trong thời gian này lễ kỉ niệm
Hoàng Sa ở Đà Nẵng, nơi đặt căn cứ hành chánh (trên giấy) của Hoàng Sa,
dự tính có cả đốt nến tưởng niệm các binh sĩ (Việt nam Cộng hòa) đã hi
sinh trong khi bảo vệ Hoàng Sa 1.1974. Nhưng vào phút chót ban tổ chức
đã phải hủy bỏ việc này. Tuy họ nói là đã tự ý, nhưng ai cũng biết đây
cũng là lệnh từ cấp cao! [13]
Những hành động và hình ảnh đau lòng
chua chát trên từ phía nhà cầm quyền toàn trị đối xử với những người
tham dự lễ kỉ niệm khiến cho những lời hứa long trọng và tuyên bố hùng
dũng trong Thông điệp năm mới của Nguyễn Tấn Dũng như “Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật” và “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” mới chỉ vài ngày trước, hay lời ngọt ngào “lòng dân ý đảng là một” của Nguyễn Phú Trọng chỉ là những trò đóng kịch bịp bợm, bong bóng xà phòng. Những
gì họ ra lệnh cho công an đối xử hỗn láo trơ trẻn với phụ nữ, thanh
niên và nhân sĩ tham dự lễ kỉ niệm ngày 19.1 đã cho thấy, họ đã tự đánh
mất lương tâm và lòng tự trọng. Cho nên nhân dân không còn sợ, chỉ coi
họ như anh khổng lồ đi bằng đất sét. Ai cũng thấy, chính lệnh của Bắc
Kinh khiến bọn “vua tập thể” trong Bộ chính trị ở Hà Nội chỉ biết cúi đầu!
Những khẩu hiệu yêu nước, dân chủ của
ông Thủ đã tan nhanh như bong bóng xà phòng. Trong khi ấy ông Tổng cũng
tỏ ra không thua kém ông Thủ trong ngôn ngữ thùng rỗng kêu to! Thật vậy,
sự thực đau buồn cứ tưởng như đùa này về lòng dân ý đảng đang đi ngược
chiều nhau 180 độ trong lập trường đối với Bắc Kinh cũng vẫn được Nguyễn
Phú Trọng lồng ép vào một lí luận tam đoạn luận lạ lùng theo cách nói
của kẻ cướp cầm dao trong tay. Trong cuộc phỏng vấn của đài Tiếng nói VN
vào dịp Tết Giáp Ngọ và kỉ niệm 84 năm thành lập ĐCSVN người cầm đầu
chế độ toàn trị đã lập luận:
“Sức mạnh của Đảng là mối liên hệ
máu thịt với Nhân dân, cũng như sức mạnh của Nhân dân là bắt nguồn từ sự
lãnh đạo của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng vì Nhân dân mà không có sự
lãnh đạo, không có sự tổ chức lại thì cũng không thể mạnh được. Hai mặt
này quan hệ rất biện chứng với nhau. Phải làm sao mà Đảng ngày càng gắn
bó mật thiết hơn nữa với Nhân dân.” [14]
Nếu theo lời khuyên này, nhân dân ta cứ
ngoan ngoãn theo sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng là tôn thờ và trung
thành với người anh cả phương Bắc thì sẽ không mất biển, không mất đảo,
rồi cả chủ quyền và độc lập cũng được vững vàng, cần gì phải kỉ niệm
những lễ chỉ gây phật lòng anh cả vĩ đại!
Nhiều giới trong nhân dân và cả những
đảng viên tiến bộ ngày càng thấy rõ, tuy cả hai ông Tổng và Thủ dùng
cách diễn tả khác nhau để nói ngọt ngào rót vào tai người dân theo cách
câu hò “ta với mình tuy hai mà một”, nhưng thực ra cả hai người
này đều theo đuổi ý đồ riêng tư ích kỉ là quyết giành quyền cho mình và
phe cánh trước Đại hội 12 không còn xa, còn số phận của nhân dân và
tương lai đất nước ra sao thì họ chẳng thèm đếm xỉa!
Cho nên bảo rằng phải chọn một trong hai người này thì có khác gì phải chọn giữa hai bệnh dịch hạch và thổ tả!!!
Tại sao Tập Cận Bình đã sử dụng đường giây nóng nói chuyện với Nguyễn Phú Trọng ngày 22.1.2014?
Như đã nói ở phần trên, càng gần ngày
19.1.2014, kỉ niệm 40 năm TQ xâm chiếm Hoàng Sa thì báo chí điện tử độc
lập phổ biến hàng loạt các bài tường thuật, phỏng vấn nhiều giới về việc
Bắc Kinh đã chuẩn bị và tổ chức dùng lực lượng hải quân hùng hậu ngang
ngược đánh chiếm Hoàng Sa vào giữa tháng 1.1974 như thế nào, khi ấy còn
nằm trong sự kiểm soát của hải quân Việt Nam Cộng hòa. Ngay cả nhiều báo
lề đảng cũng đã nhập cuộc, bất chấp sự đe dọa của Ban Tuyên giáo. Không
khí hòa giải dân tộc và bảo vệ độc lập chủ quyền vươn lên đỉnh cao ngay
trong những ngày đầu năm 2014 giữa các tầng lớp nhân dân. Một điều chưa
từng có từ sau 1975. Các hoạt động này gây khó chịu và lo lắng không
chỉ cho những người cầm đầu chế độ CSVN mà còn dồn dập đến tai Tập Cận
Bình ở Bắc Kinh qua thông tin của sứ quan TQ ở Hà nội và các ngõ ngách
điệp viên nằm vùng mà Bắc Kinh đã gài trong các cấp và các lãnh vực ở Hà
Nội. Vì tình hình này trái với tinh thần thỏa hiệp của hai bên khi tái
lập bang giao giữa hai nước “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”!
Khẩu hiệu này là mệnh lệnh của Bắc Kinh với Hà Nội khi Đỗ Mười lúc ấy
là Tổng bí thư cầm đầu phái đoàn VN sang cầu hòa với Bắc Kinh vào đầu
tháng 11 năm 1991.[15]
Chính vì thế Tập Cận Bình đã ra lệnh
cho Nguyễn Phú Trọng phải ngăn chặn các lễ kỉ niệm, ngưng phổ biến các
bài tố TQ xâm chiếm Hoàng Sa 1974. Bắc Kinh coi những hoạt động của nhân
dân VN và cả một số báo chí lề đảng liên quan tới dịp kỉ niệm 19.1 là
đi quá xa vượt giới hạn mà Bắc Kinh đã cho phép. Vì thế cuộc lễ kỉ niệm
của nhân dân ở Hà Nội sáng 19.1 và lễ thắp nến ở Đà Nẵng tưởng nhớ các
chiến sĩ đã hi sinh đã bị hủy bỏ, như tường thuật ở trên.
Sau đó để tưởng thưởng theo cách xoa
đầu trẻ con nên Tập Cận Bình đã mở cuộc điện đàm với Nguyễn Phú Trọng
qua đường giây nóng cho có vẻ long trọng ngày 22.1.2014. Cách này là để
vuốt mặt dư luận cho Nguyễn Phú Trọng và xoa dịu tâm lí tự ti mặc cảm
rất mạnh của người cầm đầu chế độ toàn trị ở Hà Nội. Chủ ý này của Tập
Cận Bình thể hiện rất rõ trong cuộc điện đàm giữa hai người vào ngày
22.1 và đã được các cơ quan báo chí hai bên phổ biến rộng rãi. Nội dung
hoàn toàn không có gì mới, ngoài việc xã giao mừng xuân mới và chúc kỉ
niệm 64 năm hai nước thiết lập ngoại giao, Tập Cận Bình chỉ nhắc lại 6
phương cách cũng là mục tiêu trong bang giao và đối xử với nhau.
“Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề xuất
kiến nghị sáu điểm cho phát triển quan hệ Trung-Việt. Một là duy trì các
cuộc đi thăm cấp cao; hai là sâu sắc trao đổi kinh nghiệm quản lý đất
nước; ba là tăng cường điều phối tổng thể; bốn là kiến tạo bố cục cùng
có lợi và cùng thắng; năm là đặt nền tảng vững chắc trong nhân dân cho
phát triển tình hữu nghị Trung-Việt; sáu là kiên trì xử lý thỏa đáng bất
đồng qua đàm phán song phương và hiệp thương hữu nghị, giữ gìn sự ổn
định của tình hình của khu vực Nam Hải, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát
triển lên phía trước một cách ổn định.” [16]
Dù 6 điều trên được gói ghém trong ngôn
ngữ ngoại giao, nhưng các điểm 5 và 6 có nội hàm rất rõ ràng là, không
để nhân dân và báo chí nói xấu lẫn nhau, đồng thời không được quốc tế
hóa mà phải “đàm phán song phương” về những tranh chấp
trên biển Đông và phải giữ ổn định ở biển Đông. Trong phát biểu trả lời,
Nguyễn Phú Trọng chỉ biết nhất trí với 6 điều của họ Tập:
“Nhất trí về các phương hướng lớn
nhằm duy trì và tiếp tục thúc đẩy đà phát triển ổn định, thiết thực và
lành mạnh của quan hệ hai nước trong thời gian tới gồm tăng cường trao
đổi, tiếp xúc cấp cao, đi sâu trao đổi kinh nghiệm phát triển đất nước,
tăng cường điều phối hợp tác thông qua Ủy ban chỉ đạo hợp tác song
phương, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các lĩnh vực và cơ chế hợp tác,
đẩy mạnh giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, kiên trì phối hợp duy
trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông theo đúng các nhận thức và thỏa
thuận chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.” [17]
Vấn
đề đặt ra ở đây là, những gì Tập Cận Bình lập lại trong cuộc điện đàm
22.1 hoàn toàn không có gì mới và Bắc kinh cũng chẳng thi hành điều nào
cả, nhưng tại sao Hà Nội lại vẫn một chiều vâng dạ tuân theo?
Thật vậy trong cuộc hội đàm riêng ngày
11.10 Hồ Cẩm Đào, khi ấy là Tổng bí thư ĐCS TQ và Chủ tịch TQ, đã nói
với tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo kiểu ra lệnh:
“Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung quốc
Hồ Cẩm Đào chỉ rõ, trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết,
không nên áp dụng hành động làm phức tạp hoá và mở rộng tranh chấp, xử
lý những vấn đề xuất hiện bằng thái độ bình tĩnh và mang tính xây dựng,
không để những vấn đề liên quan ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng và hai
Nhà nước Trung Quốc-Việt Nam cũng như hòa bình và ổn định của Nam Hải…” [18]
Lệnh trên của Hồ Cẩm Đào đã hầu như
được ghi lại nguyên văn trong Thông báo chung kết thúc chuyến thăm đầu
tiên với tư cách tân Tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng ngày 15.10.2011. Nhưng khi kiểm điểm lại tình hình an ninh biển Đông từ đó tới nay thì thỏa thuận là, hai bên “không nên áp dụng hành động làm phức tạp hoá và mở rộng tranh chấp”
đã hoàn toàn không được Bắc kinh thi hành. Trái lại từ đó đến nay Bắc
Kinh đã tính toán từng bước đưa ra những quyết định đơn phương chỉ có
lợi cho họ. Cụ thể như:
1. Tháng 7. 2012 Bắc Kinh cho lập thành
phố Tam Sa trong đó có quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp với
VN, thành cơ sở hành chánh mới của TQ, nghĩa là mặc nhiên coi Hoàng Sa
là lãnh thổ của TQ!
2. Lập căn cứ quân sự và cho các đơn vị quân đội TQ đóng thường trú ở Hoàng Sa.
3. Mở rộng các cuộc thăm dò và khai
thác tài nguyên ngay trong các khu vực còn tranh chấp, đồng thời cho các
tầu hải giám TQ xâm nhập hải phận VN ngăn cản các hoạt động của VN ngay
trên hải phận VN.
4. Các chiến hạm TQ thường xuyên tuần tra trên khu vực đang có tranh chấp với VN và nhiều nước Đông Nam Á.
5. Cho cả ngàn tầu cá TQ ồ ạt vào biển Đông đánh cá dưới sự hộ tống của hải quân TQ.
6. Trong khi đó nhiều tầu đánh cá và
ngư dân VN đã bị các tầu hải quân TQ săn đuổi, cướp bóc, bắn phá tầu và
gây thiệt mạng cũng như thương tích.
7. Áp lực với giới cầm đầu CSVN cấm các
cuộc biểu tình của nhân dân VN chống chính sách bành trướng của Bắc
kinh và ngăn cản các lễ kỉ niệm 19.1 và 17.2
8. Một trong hành động đầu tiên của Tập Cận Bình khi lên làm Tổng bí thư ĐCS TQ là tuyên bố quyết thực hiện “Giấc mơ vĩ đại nhất của Trung quốc” [19],
lập lại kỉ nguyên “Thiên triều”. Mới nhất là ngay đầu năm nay đã ngang
ngược ra lệnh các tầu đánh cá quốc tế muốn đánh cá phải xin phép TQ. Sau
khi tự ý lập vùng phòng không ở Hoa Đông đang có tranh chấp với Nhật và
Nam Hàn, mới đây Bắc Kinh còn nói úp mở một khả năng tương tự lập vùng
phòng không ở biển Đông.[20]
Lí do nào đã khiến Bắc Kinh có thể được đằng chân lân đằng đầu trong sách lược tằm ăn dâu ở biển Đông?
Lí do đầu tiên là VN ngày càng lệ thuộc
TQ về kinh tế, thương mại và tài chánh. Chỉ nội 10 tháng đầu năm 2013
nhập siêu của VN với TQ đã lên tới 19,6 tỉ USD.[21]
Mỗi năm mức nhập siêu này càng gia tăng chóng mặt. Việc này trái với
những thỏa thuận của hai bên từ khi Giang Trạch Dân cam kết với Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh từ đầu thập niên đầu tiên của thế kỉ này. Trong Thông
báo chung với Nguyễn Phú Trọng 10.2011 nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào
cũng đã hứa như vậy! Hàng hóa TQ đủ loại tràn ngập VN, thậm chí cả phong
bì lì xì vào dịp Tết, đã làm tê liệt thêm kinh tế vốn yếu kém của VN.
Không những thế, phần lớn các vật liệu liên quan tới sản xuất quần áo ở
VN cũng xuất phát từ TQ. Đây là một trong những nguyên do chính khiến
Hoa Kì chưa để VN tham gia Hiệp ước về Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Ngoài ra, tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ Tài
nguyên môi trường) Nguyễn Văn Thuấn vừa cho biết, TQ đang kiểm soát tới
60% khoáng sản ở phía bắc VN xuyên qua các người Việt đứng tên.[22]
Điều này phải hiểu là, chỉ có những quan đỏ có máu mặt ở trung ương và
địa phương mới dám đứng ra đại diện cho các lái thương Trung Quốc để
được chia chác. Báo chí lề đảng còn xác nhận, phần lớn các công trình
xây dựng hạ tầng ở VN đã rơi vào tay các công ti TQ, do họ biết cách đút
lót cho các quan đỏ CSVN từ trung ương tới địa phương. Chính cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã nói rằng, một nước mà lệ thuộc kinh tế thì không
thể giữ được độc lập và chủ quyền. Tình hình này đang thực sự diễn ra
trong bang giao với Bắc Kinh.
Nhưng lí do chính và sâu xa khiến VN
ngày càng lệ thuộc mọi mặt vào TQ xuất phát từ tâm lí tự ti mặc cảm và
tư duy lạc hậu, sai lầm về thế giới quan “nhược tiểu, nhược quốc” của
nhiều người đang nắm quyền lực trong chế độ toàn trị ở VN.
Nguyễn Phú Trọng từ lâu đã nổi tiếng là
người chỉ biết thần phục Bắc Kinh. Thái độ thần phục đã biểu lộ trong
câu nói khi ông làm Chủ tịch Quốc hội với tuyên bố “Tình hình biển Đông không có gì mới” [23]
để chống lại yêu cầu đưa vấn đề gia tăng căng thẳng trên biển Đông ra
thảo luận trong Quốc hội. Bệnh tâm lí tự ti mặc cảm của Nguyễn Phú Trọng
càng bộc lộ rõ khi ông lấy làm vinh dự được người cầm trịch ở Bắc Kinh
chú ý. Trước những cuộc họp quan trọng của đảng ông đã tự khen về việc
Hồ Cẩm Đào khi ấy là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đã cử đặc phái viên
sang mừng Nguyễn Phú Trọng được cử làm Tổng Bí thư (1.2011):
“Chưa bao giờ ngay sau Đại hội,
một số đảng anh em như… Đảng Cộng sản Trung quốc cử đặc phái viên của
Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc
mừng thành công của Đại hội”! [24]
Chẳng những thế ngay trước mặt cả hơn
ngàn cán bộ trung và cao cấp tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc ngày
27.2.2012 khi nói tới các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, ông Trọng luôn luôn tỏ
vẻ kính trọng, như “BẠN thường nhấn mạnh, không để bị “Tây hóa, tha hóa, thoái hóa!” [25] Một điều bạn bảo, hai điều bạn khuyên, có khác nào như thái độ coi đó như những lời bố dạy bảo!
Người đứng đầu còn giữ thái độ khúm núm
như vậy, coi Bắc Kinh như thiên triều ngày xưa, thì chẳng trách những
người dưới quyền cũng quị lụy như vậy. Cụ thể như khi sang Bắc Kinh
chuẩn bị cho chuyến thăm TQ của Nguyễn Phú Trọng, Thượng tướng Nguyễn
Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và phụ trách đối ngoại đã tuyên bố “Một thực tế hiển nhiên là Trung quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam” [26]. Còn Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, thì hứa với Bắc kinh “Việt
Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Vấn đề tranh chấp giữa hai nước thì do hai nước giải quyết.” [27]
Mới đây nữa là tuyên bố của Đại sứ VN tại TQ Nguyễn Văn Thơ cũng theo
chiều hướng tùng phục như vậy. Giữa tháng 12.13 khi về dự Hội nghị Ngoại
giao ở Hà nội do Nguyễn Phú Trọng chủ trì, ông Thơ đã trả lời phỏng vấn
của báo chí về chính sách ngoại giao của Hà Nội với Bắc Kinh:
“Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng.” [28]
“Không hai lòng” một quan điểm cư xử giữa cá nhân với nhau về phương diện tình cảm. Quan hệ giữa hai nước với nhau đặt trên quyền lợi dựa trên lí trí, hợp tác với nhau vì cùng có lợi.
Cho nên ngay cả giữa những nước cùng một ý thức hệ, nhưng nếu một khi
quyền lợi bất đồng hoặc chống chọi nhau thì vì quyền lợi của quốc gia
mình có quyền lập liên minh mới để ngăn chặn chủ trương bá quyền hay
chặn đứng ý đồ thôn tính của đối thủ. Cuối thập niên 60 khi Liên Xô trở
thành đối thủ nguy hiểm cho TQ, nên Mao và Chu đã từ bí mật tới công
khai quay trục liên minh với Mĩ để chống Liên Xô, và nhờ đó đã được
Nixon thỏa hiệp ngầm để Bắc Kinh chiếm Hoàng Sa của VN (Việt Nam Cộng
hòa) và để TQ thay Đài Loan giữ ghế Hội viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp quốc, nghiễm nhiên trở thành cường quốc ngang ngửa với Hoa
Kì, Liên Xô (cũ)…
Lập trường “không hai lòng” bắt
nguồn từ thái độ tâm lí tự ti mặc cảm và tư duy thế giới quan nhược
tiểu đối với TQ của Nguyễn Phú Trọng và những người dưới quyền cho thấy
những sai lầm và nguy hiểm rất lớn. Lập trường “không hai lòng” xuất phát từ quan niệm chính trị vua-tôi, quân-thần trong một nước “trung thần bất sự nhị quân”,
làm quan thì không được hai lòng mà phải thờ vua đến chết, và thế giới
quan coi TQ như thiên triều còn các lân bang chỉ là chư hầu, không được
hai lòng mà phải trung thành với thiên triều, khép mình theo lối “chủ-tớ” như thời Trung cổ!
Nhưng nay thế giới đang bước vào thời
đại toàn cầu hóa giữa các nước đều bình đẳng. Chẳng hạn trong Liên minh
Âu châu (EU) gồm 28 nước, trong đó có những nước chỉ vài trăm ngàn dân
như Lục Xâm Bảo, hay chỉ vài triệu dân như Đan Mạch, Litauen… đều được
coi bình đẳng như các nước lớn đông dân như Đức, Anh, Pháp… Hiện nay
xét về nhiều mặt như diện tích, dân số và tài nguyên thì VN là một nước
lớn trung bình trong khu vực và thế giới. Cho nên thế giới quan ngoại
giao của thời Trung cổ áp dụng vào thời điểm toàn cầu hóa hiện nay là
trái chiều, trái mùa, hoàn toàn sai lầm và cực kì nguy hiểm!
Nhờ phục hồi nhanh chóng kinh tế nên
bỗng chốc TQ như một thanh niên khổng lồ thích trò chơi so bắp thịt. Vì
thế Bắc Kinh đang tăng cường quân sự, gây áp lực và đe dọa các nước lân
bang để thực hiện “Giấc mơ vĩ đại nhất của Trung quốc.” Do đó đường lối ngoại giao cúi đầu theo khẩu hiệu “không hai lòng” mà
Nguyễn Phú Trọng đang theo đuổi đã chứng minh hoàn toàn sai lầm và cực
kì nguy hiểm, vì nó khuyến khích Bắc Kinh thực hiện nhanh sách lược được
đằng chân lân đằng đầu, làm suy yếu VN và cô lập VN với quốc tế.
Sách lược ngoại giao khôn ngoan của
VN trong lúc này không phải là muốn gây chiến với TQ, nhưng chính là làm
thế nào để những người cầm đầu Bắc Kinh không dám và không thể đe dọa
quân sự hay ép chế VN trên biển Đông. Muốn thế VN phải có bạn hữu quốc
tế tin cậy, có đồng minh mạnh có cùng quyền lợi. Điều này đòi hỏi VN
phải có một chế độ dân chủ đa nguyên được nhân dân tin tưởng và thế giới
ủng hộ rộng rãi! Vì siêu cường Hoa Kì, các nước công nghiệp hàng đầu
trong EU và Nhật là những xã hội dân chủ đa nguyên. Các quốc gia này
không muốn và cũng không thể ủng hộ vô điều kiện chế độ toàn trị ở VN
hiện nay không được sự hậu thuẫn của nhân dân!
***
Chế độ toàn trị với ông Tổng và ông Thủ cứ mở miệng ra là tuyên bố “nhân dân làm chủ, đảng làm đầy tớ”;
nhưng khi nông dân biểu tình đòi ruộng đất bị đại gia cấu kết với các
quan đỏ cướp, khi thanh niên biểu tình chống Bắc Kinh xâm lấn, kỉ niệm
40 năm Hoàng Sa bị xâm chiếm, khi các trí thức và nhân sĩ gởi kiến nghị
đòi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp giữ độc quyền cho đảng thì đều bị “đầy tớ”
đàn áp, đánh đập, bỏ tù, hoặc bị “đầy tớ” kết án là “suy thoái đạo
đức”!
Một chế độ toàn trị mà những người cầm
đầu chỉ lo tham nhũng và đàn áp dân, nhưng lại cúi đầu trước thiên triều
để tỏ lòng trung thành “không hai lòng”!
Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa các nước
liên hệ đa diện mật thiết với nhau, trong thời đại Internet thông tin
trở thành khát vọng và vũ khí tinh thần đi thẳng vào từng cá nhân, các
ngõ ngách bất chấp các bức tường lửa. Trong bối cảnh và tương quan thế
giới thay đổi toàn diện và triệt để như vậy thì chế độ toàn trị, theo mô
hình bảo thủ và trái mùa như thời Trung cổ cả trong đối nội lẫn đối
ngoại của ông Tổng và ông Thủ như ở VN hiện nay, có thể ví như một người
đi lộn đầu, lấy đầu làm chân, lấy chân làm đầu. Chế độ này chắc chắn
không còn tương lai!
6.2.2014
___________________________________
Ghi chú:
[1] RFI 9.1.14
[2] Đài Bắc kinh 9.1.14
[3]
FB Nguyễn Hồng Kiên 1.1.14, Diễn đàn Xã hội Dân sự ( DĐXHDC) 1.1.14.
Xem thêm cùng người viết: Thông điệp năm mới 2014:Nguyễn Tấn Dũng đóng
đúng vai anh “treo đầu dê bán thịt chó”!
[4] Như trên
[5] Như trên
[6] Nguyễn Trung (nguyentrung-vt.blogspot.com 5.1.14)
[7] BBC phỏng vấn GS Tương Lai 2.1 về Thông điệp năm mới của Nguyễn Tấn Dũng
[8] Cộng sản 18.12
[9] Cộng sản 9.1.14
[10] Nguyễn Huệ Chi, Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ, BVN 20.1.14
[11] Như trên
[12] Phạm Toàn, Một viên đá bị cắt, những tiếng loa, và mấy cái đầu rỗng, DĐXHDS 20.1.14
[13] BBC 18.1.14
[14] Phỏng vấn Nguyễn Phú Trọng Tết Giáp ngọ và kỉ niệm 84 thành lập ĐCSVN, VOV 30.1.14
[15] Nhân dân 6.11.1991
[16] Đài Bắc kinh 22.1.14, http://vietnamese.cri.cn/421/2014/01/22/1s194800.htm
[17] VN+, 22.1.14; http://nguyenphutrong.net/dien-dam-giua-tong-bi-thu-hai-nuoc-viet-nam-trung-quoc.html
[18] Đài Bắc kinh 11.10.2011. Xem thêm cùng người viết: Hai năm làm Tổng bí thư (1.2011 – 1.2013)
Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu?
[19] Đài Bắc kinh 30.11.12.
[20] Đài Bắc kinh 2.2.14
[21] Tuổi trẻ 9.12.13
[22] Tuổi trẻ 18.1.14
[23] Lao động 26.8.10
[24] Cùng tác giả, “Tháng 6. 2011 là cái mốc lịch sử: Đảng đang chống lại nhân dân!” http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/adt306.htm
[25] Nguyễn Phú Trọng, diễn văn tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 27.2.12, Cộng sản 27.2.12
[26] Thông tấn xã VN 30.8.11
[27] Quân đội nhân dân 16.9.11
[28] Vietnam Net 16.12.13
Bao giờ cho đến ngày xưa?
Cái ngày xưa chẳng tốt đẹp gì mà như chúng ta đã thấy và lịch sử đã ghi
lại, nào là hàng nghìn năm Bắc thuộc rồi hàng trăm năm Pháp thuộc, nào
là các triều đình phong kiến chiếm đoạt tài sản, đè đầu cưỡi cổ dân,
tiếp đến chiến tranh liên miên…cảnh nghèo đói ở Việt Nam cứ tiếp nối dài
dài.
Đến thời hòa bình, đất nước đổi mới, tưởng cơ chế thị trường mở cửa “có
định hướng” như người ta nói, khoảng cách giàu nghèo sẽ rút ngắn, không
ngờ càng ngày nó càng dãn ra quá lớn. Khoảng cách giàu nghèo là biểu
hiện bất công xã hội ! Sự bất công ấy, ai có quyền kiểm soát và chịu
trách nhiệm trước dân ? Đó là điều cần bàn trong bài viết ngắn này.
Trước hết phải nói, không thể đòi hỏi công bằng một cách vô lý như con
ăn cơm với muối thì bố mẹ cũng phải ăn cơm với muối mới là “công bằng”,
anh lớn làm nhiều cũng chỉ được ăn một bát như thằng em nhỏ ăn rồi đi
chơi ! Nhưng không thể chấp nhận bố mẹ ăn sơn hào hải vị mà để bầy con
ăn cơm độn, anh lớn ở nhà lầu mà để mấy đứa em trú ngụ dưới gầm cầu !
Trước đây, thời bao cấp ở ta cũng có các cửa hàng chuyên cung cấp đầy đủ
thực phẩm ngon lành cho các vị đại thần, có cả ba nghìn mẫu ruộng đất
chuyên canh tác lúa đặc sản, chăn nuôi gia súc đặc sản cung cấp cho
trung ương, nhưng đặc quyền đặc lợi ấy chưa đủ tác động gây nên phân hóa
giàu nghèo trong xã hội.
Ngày nay, nhìn chung mặt bằng cả nước thì phải công nhận đời sống dân
chúng có hơn lên nhiều, sự hơn lên ấy có thể đánh giá khoảng 60% nhờ vào
chính sách, cơ chế thay đổi như khoán ruộng đất cho nông dân, chấp nhận
nhiều thành phần kinh tế được chủ động sản xuất kinh doanh - một phần
được Nhà nước hỗ trợ và được thông thương với các nước; còn khoảng 40%
nhờ vào các khoản tài trợ của nước ngoài không hoàn lại và qua các dự
án, du lịch > được đền bù có tiền xây dựng nhà cửa khang trang và
sản xuất kinh doanh, có thêm công việc làm ăn cộng với nguồn kiều hối
Việt kiều gửi về và xuất khẩu lao động . Các nguồn lợi ấy đã làm cho con
người và đất nước đẹp hơn về mặt hình thức cùng sự khấm khá hơn về đời
sống.
Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều người giàu và siêu giàu từ các
nhóm lợi ích, tập đoàn lợi ích và quan tham lại nhũng cỡ bự. Tầng lớp
này thao túng quyền lực, chi phối mọi hoạt động có lợi cho việc thâu tóm
của cải, tài nguyên đất nước và đặc quyền đặc lợi ngang nhiên tham
nhũng quỹ công. Chẳng hạn: Các Cty lớn sản xuất kinh doanh bằng vốn Nhà
nước, lãi chia nhau ăn, lỗ đất nước gánh chịu ; mua bán, đổi chác bất
động sản với giá mua rẻ của quốc dân, bán đắt cho nngười dùng, sập tiệm
thì được “tái cơ cấu” bằng nguồn vốn do sức dân làm ra ; khai thác tài
nguyên khoáng sản vô tội vạ ; buôn lậu xuyên quốc gia có bảo kê, thâu
tóm nguồn tài chính…Xin đơn cử từng đối tượng: Vinashin, Vinalines, EVN,
nợ xấu và không có khả năng thu nợ của Ngân hàng, cho thuê rừng ở các
tỉnh phía bắc, cho đại gia khai thác rừng lấy gỗ quý ở Hương Khê và hàng
trăm vụ tham ô, nhận hối lộ (cả của doanh nghiệp nước ngoài) đã bị và
chưa bị xử án…Hàng ngũ đại gia giàu lên từ các nguồn lợi bất chính, phi
pháp nói trên dù chưa có con số cụ thể, nhưng tất nhiên là số ít so dân
nghèo và càng rất ít so với gần chín chục triệu dân Việt Nam.
Như vậy, người nghèo là đa số họ sẽ nghĩ gì khi thừa biết sự giàu có
kếch sù của một số ít người mà chắc chắn bằng cách nào cũng do rút ruột
tài sản của đất nước và mồ hôi xương máu của dân ! Họ sẽ nghĩ gì về năng
lực kiểm soát và trách nhiệm của các vị chăm dân trị nước ? Nếu quá
hơn, họ sẽ nghĩ gì về tình trạng nhóm lợi ích, tập đoàn lợi ích và vùng
lợi ích không hơn không kém mafia có những bình phong che chắn ? Đây
chính là một trong những yếu tố mất lòng tin, dẫn đến phản đối quyết
liệt khi công khai khi thầm lặng, nơi lộ diện đương đầu với công quyền,
nơi phản ứng ngầm tạo nên những "dây cháy chậm" ! Tất nhiên, đang còn đủ
sức thì các vị dẹp được và mỗi nhiệm kỳ chỉ 5 năm hoặc có ham hố thì
cũng 10 năm, quan chức sẽ “hạ cánh” có thể an toàn, nhưng cũng nên lo
lường trước để bảo vệ lấy cái chính thể mà người dân đã từng theo và
không muốn nó sụp đổ, chỉ mong chính thể cho ra chính thể (!) Muôn dân
muốn được sống trong hòa bình, hạnh phúc, dân chủ, công bằng và quyền
con người được tôn trọng !
Đại gia ở lâu đài 170 tỷ VNĐ đi xe 40 tỷ VNĐ
Đại gia đãi tiệc Trung thu bày cỗ trên thân nude, mỗi cỗ 320 triệu VNĐ / 10 người x 4 cỗ
Các tiểu gia: ăn “sơn hào hải vị”, ở “lâu đài tranh tre” và mặc "quần vô hình"
Các vị đứng đầu đất nước hãy tỉnh táo nghĩ xem, nên theo và phục vụ đa số hơn hay theo và phục vụ thiểu số hơn ?!
Cứ thầm nghĩ khôn nghĩ dại: Bao giờ cho đến ngày xưa / Để cho dân bớt sớm trưa phiền lòng ?
05-02-2014
Công dân Lê Khả Sỹ
(Thăng Long)
(Thăng Long)
Có đến 10 ông Đinh La Thăng cũng chịu!
(PetroTimes) - Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 7 ngày
nghỉ tết (từ 28/1 đến 3/2), tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng
của 286 người, bị thương 324 người. Đối chiếu với năm ngoái, số người
chết tuy có giảm (57 người), nhưng số người bị thương tăng 182 người. Và
tất nhiên, đã có không ít tờ báo chẳng ngần ngại quy ngay trách nhiệm
cho Bộ Giao thông Vận tải.
Quy trách nhiệm thì dễ. Nhưng nếu như đi ra các vùng nông thôn, thậm
chí ngay cả ở các thành phố thì mới thấy rất nhiều người tham gia giao
thông đang… chán sống!
Bằng chứng là họ uống rượu say khướt, chở kẹp 3, kẹp 4, phóng xe máy
như bay trên đường và tất nhiên chẳng đội mũ bảo hiểm. Những người này
không những đã coi thường tính mạng của mình, mà còn coi thường cả tính
mạng của người khác.
Họ chán đời ư?
Họ bất đắc chí ư?
Họ buồn bực trong lòng, lấy rượu giải sầu ư?
Và họ vui quá ư?
Không phải vậy!
Khi đã ngồi vào mâm rượu, người ta có đủ mọi lý do để bào chữa cho việc nốc thật lực và say khướt của mình.
Người Việt Nam thật là hay!
Vui cũng uống rượu, buồn cũng uống rượu, mà không vui, không buồn cũng uống rượu.
Họ chán đời ư?
Họ bất đắc chí ư?
Họ buồn bực trong lòng, lấy rượu giải sầu ư?
Và họ vui quá ư?
Không phải vậy!
Khi đã ngồi vào mâm rượu, người ta có đủ mọi lý do để bào chữa cho việc nốc thật lực và say khướt của mình.
Người Việt Nam thật là hay!
Vui cũng uống rượu, buồn cũng uống rượu, mà không vui, không buồn cũng uống rượu.
Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3 trên đường quốc lộ
Chẳng thế mà tỷ lệ tiêu thụ rượu bia tính theo đầu người ở Việt Nam
đứng vào hàng cao ngất ngưởng ở châu Á. Các công ty sản xuất bia rượu
luôn tự hào báo cáo rằng, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Và dĩ
nhiên, kèm theo sự “tăng trưởng buồn” về bia rượu ấy là tai nạn giao
thông cũng tăng lên.
3 năm nay, kể từ khi ông Đinh La Thăng làm “tư lệnh” ngành giao thông vận tải, ông đã đề ra rất nhiều biện pháp quyết liệt để làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Quả thực, tai nạn giao thông năm 2013 đã giảm tương đối so với năm trước, nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giảm nhiều. Vào những lúc cao điểm nhất ở Hà Nội như dịp tết vừa rồi cũng không có ùn tắc giao thông kéo dài.
Có lẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về giao thông là nhiều nhất và có mật độ dày nhất. Kèm theo đó là những chế tài xử phạt ngày một mạnh hơn, kiên quyết hơn. Nhưng khổ một nỗi, những biện pháp đó chỉ có giá trị, ý nghĩa đối với những người có ý thức chấp hành luật pháp - trong đó có các quy định về an toàn giao thông. Đối với những người không có ý thức, “chán sống”, những biện pháp này chẳng tác động gì được đến họ. Cho nên ngành giao thông vận tải cùng với lực lượng cảnh sát giao thông và hệ thống chính trị cả nước có làm thế chứ làm nữa cũng không thể nào ngăn được những kẻ “chán sống” này.
Hiện nay, có 1 ông Đinh La Thăng chứ có đến 10 ông Đinh La Thăng cũng không ngăn nổi tình trạng nốc rượu bia say khướt, rồi tham gia giao thông.
Cũng còn có một lý do nữa là trong những ngày đầu xuân, lực lượng cảnh sát giao thông ngại bắt, ngại xử phạt bởi tâm lý của người Việt là “hỷ xả” khi năm hết, tết đến.
Chúng ta cứ nói dân ta cần cù, chịu khó, rồi là thanh lịch, hiếu khách và đủ những đức tính tốt khác. Nhưng tại sao không nói rằng, dân ta có ý thức chấp hành luật pháp, trật tự văn minh đô thị, kỷ luật lao động có lẽ vào loại bét nhất thế giới. Ở đâu có người Việt là ở đó có sự chen lấn, xô đẩy, ngay từ việc rất nhỏ là xếp hàng lên máy bay. Ở đâu có người Việt là ở đó có sự tùy tiện về giờ giấc, kỷ luật làm việc và tham cái lợi trước mắt.
Rất nhiều thói hư, tật xấu khác của người Việt đã không được mổ xẻ, phân tích, tìm ra những nguyên nhân gây nên tình trạng đó và có những biện pháp, chế tài đủ mạnh để răn đe. Bấy lâu nay, chúng ta cứ vỗ ngực, tự mình khen mình. Người ta cứ nói rằng cần phải tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục… Nhưng với những người không có ý thức thì “đa ngôn đa oán” - nói lắm, chỉ gây cho họ sự bực mình và cũng là “nước đổ đầu vịt”. Chúng ta đang đi ngược, lẽ ra dân trí thấp, ý thức chấp hành của người dân kém thì phải có những biện pháp cứng rắn để buộc mọi người trước khi định làm việc gì đó có thể vi phạm các quy định của pháp luật phải nghĩ ngay rằng sẽ bị phạt, sẽ bị mất tiền, thậm chí là bị xử lý hình sự. Nếu như cứ để mọi người nghĩ rằng “chắc sẽ bị nhắc nhở, rồi sẽ cho qua” thì chẳng bao giờ có thể xây dựng được một xã hội trật tự, văn minh.
Từ chuyện trật tự an toàn giao thông, nhìn sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, thì mới thấy rằng, người Việt Nam ta chấp hành luật pháp kém ở tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong trật tự đô thị. Ý thức chấp hành luật pháp kém là nguyên nhân gây ra đủ thứ chướng tai gai mắt, lộn xộn như hiện nay. Tất nhiên, bên cạnh đó là còn do sự hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức - những người chỉ vì một chút tiền bạc mà sẵn sàng làm sai lệch, bóp méo sự thật, hoặc dung túng cho những kẻ làm bậy.
Bao năm nay, chúng ta ra sức luận bàn xây dựng một Nhà nước pháp quyền, đề cao ý thức thượng tôn luật pháp, nhưng giáo dục mà không có biện pháp kèm theo thì cũng chỉ là nói suông mà thôi.
Bây giờ đã thấy rõ ràng rằng, rượu bia là nguyên nhân lớn nhất gây ra tai nạn giao thông. Ai cũng thấy rằng, đường càng tốt, càng nhẵn, xe càng có điều kiện chạy tốc độ cao thì người tham gia giao thông càng chạy ẩu. Vậy tại sao không có biện pháp để người dân giảm uống bia rượu. Trong khi chúng ta còn nghèo, đang phải “thắt lưng buộc bụng” để làm nhiều việc, vậy mà “giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn”, kinh tế càng khó khăn thì số người đi ăn nhậu xem ra càng lắm. Vậy tại sao không đánh thuế nặng hơn nữa vào sản xuất và nhập khẩu bia, rượu? Hoặc bắt các công ty sản xuất bia, rượu phải nộp vào quỹ an toàn giao thông một số tiền trên mỗi lít bia bán ra? Có làm như vậy thì mỗi người khi bước vào quán bia mới nghĩ đến túi tiền của mình. Không nên khuyến khích sản xuất rượu bia và tốt nhất là các nhà sản xuất bia, rượu đừng có thi nhau tăng sản lượng bia, rượu của mình.
Một điều nữa là phải làm thế nào để chấm dứt ngay tình trạng mất tiền oan vì tai nạn giao thông. Một chiếc xe ôtô dừng đỗ bên đường đúng luật, những kẻ say rượu lao vào ôtô đang dừng, rồi lăn đùng ra chết thì người lái ôtô có khi cũng mất một khoản tiền kha khá. Đầu tiên là vì lý do nhân đạo “người ta đã thiệt mạng rồi, hỗ trợ cho họ để bớt khó khăn”, còn nếu không thì sẽ kiện tụng rắc rối, lôi thôi. Ở Việt Nam, nói đến kiện thì có ai không sợ.
Gần đây, những nhà nghiên cứu luật pháp sản sinh ra rất nhiều quy định mới, trong đó có nhiều quy định “trên trời”, hoàn toàn không có tính khả thi và đã bị dư luận lên án. Trước đây là chuyện ngực lép, nhẹ cân không được lái xe máy, rồi chuyện ghi tên cha mẹ vào chứng minh thư mới, gần đây nữa còn có những quy định vợ chồng không được cãi nhau, không được ngăn cản con cái ra khỏi nhà… Toàn là những thứ vớ vẩn của những người rỗi hơi. Hình như họ cố nặn ra những quy định này để chứng tỏ họ đang làm việc.
Nhưng họ không nghĩ đến một điều rằng, tất cả những điều đó chẳng có giá trị gì, nếu không có những biện pháp buộc mọi người chấp hành quy định đó.
Như Thổ
3 năm nay, kể từ khi ông Đinh La Thăng làm “tư lệnh” ngành giao thông vận tải, ông đã đề ra rất nhiều biện pháp quyết liệt để làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Quả thực, tai nạn giao thông năm 2013 đã giảm tương đối so với năm trước, nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giảm nhiều. Vào những lúc cao điểm nhất ở Hà Nội như dịp tết vừa rồi cũng không có ùn tắc giao thông kéo dài.
Có lẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về giao thông là nhiều nhất và có mật độ dày nhất. Kèm theo đó là những chế tài xử phạt ngày một mạnh hơn, kiên quyết hơn. Nhưng khổ một nỗi, những biện pháp đó chỉ có giá trị, ý nghĩa đối với những người có ý thức chấp hành luật pháp - trong đó có các quy định về an toàn giao thông. Đối với những người không có ý thức, “chán sống”, những biện pháp này chẳng tác động gì được đến họ. Cho nên ngành giao thông vận tải cùng với lực lượng cảnh sát giao thông và hệ thống chính trị cả nước có làm thế chứ làm nữa cũng không thể nào ngăn được những kẻ “chán sống” này.
Hiện nay, có 1 ông Đinh La Thăng chứ có đến 10 ông Đinh La Thăng cũng không ngăn nổi tình trạng nốc rượu bia say khướt, rồi tham gia giao thông.
Cũng còn có một lý do nữa là trong những ngày đầu xuân, lực lượng cảnh sát giao thông ngại bắt, ngại xử phạt bởi tâm lý của người Việt là “hỷ xả” khi năm hết, tết đến.
Chúng ta cứ nói dân ta cần cù, chịu khó, rồi là thanh lịch, hiếu khách và đủ những đức tính tốt khác. Nhưng tại sao không nói rằng, dân ta có ý thức chấp hành luật pháp, trật tự văn minh đô thị, kỷ luật lao động có lẽ vào loại bét nhất thế giới. Ở đâu có người Việt là ở đó có sự chen lấn, xô đẩy, ngay từ việc rất nhỏ là xếp hàng lên máy bay. Ở đâu có người Việt là ở đó có sự tùy tiện về giờ giấc, kỷ luật làm việc và tham cái lợi trước mắt.
Rất nhiều thói hư, tật xấu khác của người Việt đã không được mổ xẻ, phân tích, tìm ra những nguyên nhân gây nên tình trạng đó và có những biện pháp, chế tài đủ mạnh để răn đe. Bấy lâu nay, chúng ta cứ vỗ ngực, tự mình khen mình. Người ta cứ nói rằng cần phải tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục… Nhưng với những người không có ý thức thì “đa ngôn đa oán” - nói lắm, chỉ gây cho họ sự bực mình và cũng là “nước đổ đầu vịt”. Chúng ta đang đi ngược, lẽ ra dân trí thấp, ý thức chấp hành của người dân kém thì phải có những biện pháp cứng rắn để buộc mọi người trước khi định làm việc gì đó có thể vi phạm các quy định của pháp luật phải nghĩ ngay rằng sẽ bị phạt, sẽ bị mất tiền, thậm chí là bị xử lý hình sự. Nếu như cứ để mọi người nghĩ rằng “chắc sẽ bị nhắc nhở, rồi sẽ cho qua” thì chẳng bao giờ có thể xây dựng được một xã hội trật tự, văn minh.
Từ chuyện trật tự an toàn giao thông, nhìn sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, thì mới thấy rằng, người Việt Nam ta chấp hành luật pháp kém ở tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong trật tự đô thị. Ý thức chấp hành luật pháp kém là nguyên nhân gây ra đủ thứ chướng tai gai mắt, lộn xộn như hiện nay. Tất nhiên, bên cạnh đó là còn do sự hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức - những người chỉ vì một chút tiền bạc mà sẵn sàng làm sai lệch, bóp méo sự thật, hoặc dung túng cho những kẻ làm bậy.
Bao năm nay, chúng ta ra sức luận bàn xây dựng một Nhà nước pháp quyền, đề cao ý thức thượng tôn luật pháp, nhưng giáo dục mà không có biện pháp kèm theo thì cũng chỉ là nói suông mà thôi.
Bây giờ đã thấy rõ ràng rằng, rượu bia là nguyên nhân lớn nhất gây ra tai nạn giao thông. Ai cũng thấy rằng, đường càng tốt, càng nhẵn, xe càng có điều kiện chạy tốc độ cao thì người tham gia giao thông càng chạy ẩu. Vậy tại sao không có biện pháp để người dân giảm uống bia rượu. Trong khi chúng ta còn nghèo, đang phải “thắt lưng buộc bụng” để làm nhiều việc, vậy mà “giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn”, kinh tế càng khó khăn thì số người đi ăn nhậu xem ra càng lắm. Vậy tại sao không đánh thuế nặng hơn nữa vào sản xuất và nhập khẩu bia, rượu? Hoặc bắt các công ty sản xuất bia, rượu phải nộp vào quỹ an toàn giao thông một số tiền trên mỗi lít bia bán ra? Có làm như vậy thì mỗi người khi bước vào quán bia mới nghĩ đến túi tiền của mình. Không nên khuyến khích sản xuất rượu bia và tốt nhất là các nhà sản xuất bia, rượu đừng có thi nhau tăng sản lượng bia, rượu của mình.
Một điều nữa là phải làm thế nào để chấm dứt ngay tình trạng mất tiền oan vì tai nạn giao thông. Một chiếc xe ôtô dừng đỗ bên đường đúng luật, những kẻ say rượu lao vào ôtô đang dừng, rồi lăn đùng ra chết thì người lái ôtô có khi cũng mất một khoản tiền kha khá. Đầu tiên là vì lý do nhân đạo “người ta đã thiệt mạng rồi, hỗ trợ cho họ để bớt khó khăn”, còn nếu không thì sẽ kiện tụng rắc rối, lôi thôi. Ở Việt Nam, nói đến kiện thì có ai không sợ.
Gần đây, những nhà nghiên cứu luật pháp sản sinh ra rất nhiều quy định mới, trong đó có nhiều quy định “trên trời”, hoàn toàn không có tính khả thi và đã bị dư luận lên án. Trước đây là chuyện ngực lép, nhẹ cân không được lái xe máy, rồi chuyện ghi tên cha mẹ vào chứng minh thư mới, gần đây nữa còn có những quy định vợ chồng không được cãi nhau, không được ngăn cản con cái ra khỏi nhà… Toàn là những thứ vớ vẩn của những người rỗi hơi. Hình như họ cố nặn ra những quy định này để chứng tỏ họ đang làm việc.
Nhưng họ không nghĩ đến một điều rằng, tất cả những điều đó chẳng có giá trị gì, nếu không có những biện pháp buộc mọi người chấp hành quy định đó.
Như Thổ
Cự cãi thẩm phán, luật sư bị “hành”
http://plo.vn/tap-chi-phap-luat/cu-cai-tham-phan-luat-su-bi-hanh-447044.html
Chánh án TAND tỉnh kiến nghị kỷ luật luật sư, còn Đoàn Luật sư tỉnh và Liên đoàn Luật sư Việt Nam lại khẳng định thẩm phán sai…
Luật sư Lôi Thị Dung (Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long) là người bào chữa và bảo vệ cho hai bị cáo và một người bị hại trong một vụ cố ý gây thương tích tại TAND tỉnh Đồng Tháp theo trình tự phúc thẩm. Tháng 3-2013, luật sư Dung đã được tòa cấp hai giấy chứng nhận người bào chữa.
Bị chửi khùng, luật sư bảo thẩm phán… tâm thần
Phiên xử phúc thẩm vụ án trên do Thẩm phán Đinh Văn Phong làm chủ tọa đã diễn ra vào ngày 17-4-2013. Trong phần thủ tục, luật sư Dung đề nghị tòa xác định bổ sung tư cách cho một nhân chứng và một người liên quan nhưng chủ tọa không đồng ý. Tiếp đó, chủ tọa yêu cầu luật sư tóm tắt nội dung và căn cứ kháng cáo của các thân chủ. Luật sư Dung cho rằng theo luật việc này là nhiệm vụ của HĐXX nhưng do chủ tọa kiên quyết yêu cầu nên bà đành làm theo.
Sau khi HĐXX xét hỏi xong, chủ tọa yêu cầu luật sư hỏi bị cáo và người bị hại thì luật sư Dung “chỉnh”: “Thưa tòa, theo trình tự tòa phải yêu cầu VKS hỏi trước, nếu đại diện VKS không hỏi thì mới đến luật sư”. Tiếp đó, luật sư Dung yêu cầu tòa cho hỏi người liên quan và nhân chứng đã đề nghị ở phần thủ tục nhưng chủ tọa không chịu. Luật sư Dung bèn yêu cầu tòa cho thư ký đọc lời khai của hai người này trong hồ sơ vụ án nhưng chủ tọa cũng không cho.
Sau đó, khi luật sư Dung trình bày quan điểm bào chữa thì chủ tọa quay sang nói chuyện với hai thẩm phán cánh gà. Luật sư Dung cho biết chủ tọa còn nhìn bà và có những điệu bộ như lắc đầu, trễ môi… Thấy vậy, luật sư Dung lặp lại nội dung bào chữa thì lập tức chủ tọa… lớn tiếng đuổi bà ra khỏi phòng xử. Bà có hỏi lý do bị đuổi thì chủ tọa không giải thích. Lúc này cũng vừa hết thời gian xét xử buổi sáng nên tòa tạm nghỉ.
Theo luật sư Dung, đến khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, khi bà cùng hai bị cáo và người bị hại đang ngồi tại quán nước gần tòa thì Thẩm phán Phong đi ngang qua nói với vào: “Luật sư khùng”. Bức xúc, luật sư Dung phản ứng: “Ông bị bệnh tâm thần thì có”. Ngay lập tức, vị thẩm phán này chỉ mặt bà Dung tuyên bố: “Mày không yên thân với tao đâu”.
Đến đầu buổi chiều, khi luật sư Dung vừa vào chỗ ngồi thì Thẩm phán Phong đã đuổi bà ra khỏi phòng xử. Sau đó, do không có luật sư nên phiên xử phúc thẩm này đã bị hoãn.
Không cho luật sư tham gia vụ án khác
Sau phiên xử, luật sư Dung khiếu nại về việc bị Thẩm phán Phong đuổi ra khỏi phòng xử nhưng chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp trả lời rằng hành vi này của thẩm phán là không sai. Đến tháng 8-2013, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp đã gửi văn bản yêu cầu Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long xử lý kỷ luật đối với luật sư Dung vì “vi phạm nội quy phiên tòa và vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư”.
Sau khi yêu cầu luật sư Dung giải trình, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị TAND tỉnh cung cấp băng ghi hình phiên xử (phiên xử có ghi hình) nhưng chánh án TAND tỉnh có văn bản từ chối rằng “không cần thiết” (?!). Theo luật sư Dung, ngày 17-4-2013, Thẩm phán Phong đã không hề lập biên bản việc luật sư vi phạm nội quy phiên tòa nhưng chánh án TAND tỉnh cũng cho rằng “không cần lập biên bản sự việc cũng có thể xử lý được”.
Ba tháng sau, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản trả lời là không đủ căn cứ để xử lý kỷ luật đối với luật sư Dung. Bất ngờ ngày 6-12-2013, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành hai quyết định thu hồi hai giấy chứng nhận người bào chữa đã cấp cho luật sư Dung trong vụ án nói trên nhưng không nêu lý do thu hồi. Không chỉ có thế, ngày 3-1-2014, luật sư Dung còn nhận được thông báo của TAND tỉnh Đồng Tháp về việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bà trong một vụ án khác. Lý do từ chối là luật sư Dung đã vi phạm trong hoạt động bào chữa và đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích nói trên.
Liên đoàn Luật sư: Luật sư đúng!
Luật sư Dung đã khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhờ can thiệp bảo vệ mình. Theo bà, ở vụ án trước, Đoàn Luật sư tỉnh đã có văn bản trả lời cho chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp biết là không có cơ sở để kỷ luật bà. Trong khi ở thời điểm tham gia vụ án mới, bà không vi phạm gì và cũng không thuộc diện bị cấm tham gia thì không có lý do để tòa án từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Mặt khác, luật cũng không có quy định nào cho phép tòa viện dẫn cơ sở pháp lý mang tính chất “bắc cầu” từ vụ án này sang vụ án khác để làm cơ sở để từ chối luật sư bào chữa. Điều này vi phạm quyền bào chữa của luật sư. Từ đó, luật sư Dung yêu cầu TAND tỉnh Đồng Tháp phải thu hồi thông báo từ chối và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bà trong vụ án mới.
Mới đây, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh đã gửi văn bản đến chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp và chánh án TAND Tối cao. Theo đó, Liên đoàn Luật sư đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại vụ việc theo hướng TAND tỉnh Đồng Tháp không thể thu hồi hai giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư Dung vì không có cơ sở pháp lý. Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp phải rút lại hai quyết định thu hồi, khôi phục tư cách người bào chữa cho luật sư Dung. Đồng thời, Liên đoàn Luật sư đề nghị chánh án TAND Tối cao giải quyết khiếu nại của luật sư Dung.
Theo Liên đoàn Luật sư, căn cứ vào những thông tin về diễn biến sự việc tại phiên tòa ngày 17-4-2013 thì Thẩm phán Phong chưa thể hiện sự tôn trọng luật sư Dung. Việc dùng quyền hạn của mình đuổi luật sư ra khỏi phòng xử là có dấu hiệu cản trở quyền hành nghề của luật sư, không tạo điều kiện cho luật sư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư theo Điều 58 BLTTHS. Trong khi đó, Điều 27 Luật Luật sư đã quy định rõ: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước khác và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề, không được cản trở luật sư.
Theo Liên đoàn Luật sư, đáng lẽ sau khi nhận được văn bản của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp là chưa đủ căn cứ xử lý kỷ luật đối với luật sư Dung thì TAND tỉnh cần ghi nhận hoặc phản bác, đồng thời phải đánh giá lại ngôn phong và ứng xử của Thẩm phán Phong. Tuy nhiên, chánh TAND tỉnh Đồng Tháp lại ra ngay quyết định thu hồi hai giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư Dung mà không ghi lý do là trái luật bởi nó không có căn cứ pháp lý, không chỉ ra được tính chất, mức độ vi phạm của luật sư. Trong khi những hành vi ứng xử của luật sư Dung (nếu có vi phạm) thì cũng không thuộc trường hợp bị từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo Điều 27 Luật Luật sư. Hơn nữa, bản thân các đương sự trong vụ án vẫn thể hiện nguyện vọng mong muốn tiếp tục nhờ luật sư Dung bảo vệ.
Trong văn bản đề nghị, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng cần xây dựng văn hóa pháp đình, nhất là các chuẩn mực khi tranh tụng tại phiên tòa. Do vậy, dù quyết định không xử lý kỷ luật với luật sư Dung nhưng Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp vẫn tổ chức một buổi họp rút kinh nghiệm vào tháng 11-2013. Cuộc họp này có mặt tất cả trưởng văn phòng luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh để cùng nhau rút ra bài học về ngôn phong, thái độ xử sự với người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng. Việc làm cụ thể trên đã thể hiện tinh thần cầu thị, nghiêm túc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ. Từ đó, Liên đoàn Luật sư đã đề nghị TAND tỉnh Đồng Tháp phải kiểm tra hành vi của Thẩm phán Phong vì có dấu hiệu cản trở quyền hành nghề, xúc phạm danh dự, uy tín của luật sư trước mặt các đương sự tại tòa.
Tưởng năng Tiến -RFA
Lê Diễn Đức -RFA
Chánh án TAND tỉnh kiến nghị kỷ luật luật sư, còn Đoàn Luật sư tỉnh và Liên đoàn Luật sư Việt Nam lại khẳng định thẩm phán sai…
Luật sư Lôi Thị Dung (Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long) là người bào chữa và bảo vệ cho hai bị cáo và một người bị hại trong một vụ cố ý gây thương tích tại TAND tỉnh Đồng Tháp theo trình tự phúc thẩm. Tháng 3-2013, luật sư Dung đã được tòa cấp hai giấy chứng nhận người bào chữa.
Phiên xử phúc thẩm vụ án trên do Thẩm phán Đinh Văn Phong làm chủ tọa đã diễn ra vào ngày 17-4-2013. Trong phần thủ tục, luật sư Dung đề nghị tòa xác định bổ sung tư cách cho một nhân chứng và một người liên quan nhưng chủ tọa không đồng ý. Tiếp đó, chủ tọa yêu cầu luật sư tóm tắt nội dung và căn cứ kháng cáo của các thân chủ. Luật sư Dung cho rằng theo luật việc này là nhiệm vụ của HĐXX nhưng do chủ tọa kiên quyết yêu cầu nên bà đành làm theo.
Sau khi HĐXX xét hỏi xong, chủ tọa yêu cầu luật sư hỏi bị cáo và người bị hại thì luật sư Dung “chỉnh”: “Thưa tòa, theo trình tự tòa phải yêu cầu VKS hỏi trước, nếu đại diện VKS không hỏi thì mới đến luật sư”. Tiếp đó, luật sư Dung yêu cầu tòa cho hỏi người liên quan và nhân chứng đã đề nghị ở phần thủ tục nhưng chủ tọa không chịu. Luật sư Dung bèn yêu cầu tòa cho thư ký đọc lời khai của hai người này trong hồ sơ vụ án nhưng chủ tọa cũng không cho.
Sau đó, khi luật sư Dung trình bày quan điểm bào chữa thì chủ tọa quay sang nói chuyện với hai thẩm phán cánh gà. Luật sư Dung cho biết chủ tọa còn nhìn bà và có những điệu bộ như lắc đầu, trễ môi… Thấy vậy, luật sư Dung lặp lại nội dung bào chữa thì lập tức chủ tọa… lớn tiếng đuổi bà ra khỏi phòng xử. Bà có hỏi lý do bị đuổi thì chủ tọa không giải thích. Lúc này cũng vừa hết thời gian xét xử buổi sáng nên tòa tạm nghỉ.
Theo luật sư Dung, đến khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, khi bà cùng hai bị cáo và người bị hại đang ngồi tại quán nước gần tòa thì Thẩm phán Phong đi ngang qua nói với vào: “Luật sư khùng”. Bức xúc, luật sư Dung phản ứng: “Ông bị bệnh tâm thần thì có”. Ngay lập tức, vị thẩm phán này chỉ mặt bà Dung tuyên bố: “Mày không yên thân với tao đâu”.
Đến đầu buổi chiều, khi luật sư Dung vừa vào chỗ ngồi thì Thẩm phán Phong đã đuổi bà ra khỏi phòng xử. Sau đó, do không có luật sư nên phiên xử phúc thẩm này đã bị hoãn.
Không cho luật sư tham gia vụ án khác
Sau phiên xử, luật sư Dung khiếu nại về việc bị Thẩm phán Phong đuổi ra khỏi phòng xử nhưng chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp trả lời rằng hành vi này của thẩm phán là không sai. Đến tháng 8-2013, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp đã gửi văn bản yêu cầu Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long xử lý kỷ luật đối với luật sư Dung vì “vi phạm nội quy phiên tòa và vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư”.
Sau khi yêu cầu luật sư Dung giải trình, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị TAND tỉnh cung cấp băng ghi hình phiên xử (phiên xử có ghi hình) nhưng chánh án TAND tỉnh có văn bản từ chối rằng “không cần thiết” (?!). Theo luật sư Dung, ngày 17-4-2013, Thẩm phán Phong đã không hề lập biên bản việc luật sư vi phạm nội quy phiên tòa nhưng chánh án TAND tỉnh cũng cho rằng “không cần lập biên bản sự việc cũng có thể xử lý được”.
Ba tháng sau, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản trả lời là không đủ căn cứ để xử lý kỷ luật đối với luật sư Dung. Bất ngờ ngày 6-12-2013, chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành hai quyết định thu hồi hai giấy chứng nhận người bào chữa đã cấp cho luật sư Dung trong vụ án nói trên nhưng không nêu lý do thu hồi. Không chỉ có thế, ngày 3-1-2014, luật sư Dung còn nhận được thông báo của TAND tỉnh Đồng Tháp về việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bà trong một vụ án khác. Lý do từ chối là luật sư Dung đã vi phạm trong hoạt động bào chữa và đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích nói trên.
Liên đoàn Luật sư: Luật sư đúng!
Luật sư Dung đã khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhờ can thiệp bảo vệ mình. Theo bà, ở vụ án trước, Đoàn Luật sư tỉnh đã có văn bản trả lời cho chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp biết là không có cơ sở để kỷ luật bà. Trong khi ở thời điểm tham gia vụ án mới, bà không vi phạm gì và cũng không thuộc diện bị cấm tham gia thì không có lý do để tòa án từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Mặt khác, luật cũng không có quy định nào cho phép tòa viện dẫn cơ sở pháp lý mang tính chất “bắc cầu” từ vụ án này sang vụ án khác để làm cơ sở để từ chối luật sư bào chữa. Điều này vi phạm quyền bào chữa của luật sư. Từ đó, luật sư Dung yêu cầu TAND tỉnh Đồng Tháp phải thu hồi thông báo từ chối và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bà trong vụ án mới.
Mới đây, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh đã gửi văn bản đến chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp và chánh án TAND Tối cao. Theo đó, Liên đoàn Luật sư đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại vụ việc theo hướng TAND tỉnh Đồng Tháp không thể thu hồi hai giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư Dung vì không có cơ sở pháp lý. Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp phải rút lại hai quyết định thu hồi, khôi phục tư cách người bào chữa cho luật sư Dung. Đồng thời, Liên đoàn Luật sư đề nghị chánh án TAND Tối cao giải quyết khiếu nại của luật sư Dung.
Theo Liên đoàn Luật sư, căn cứ vào những thông tin về diễn biến sự việc tại phiên tòa ngày 17-4-2013 thì Thẩm phán Phong chưa thể hiện sự tôn trọng luật sư Dung. Việc dùng quyền hạn của mình đuổi luật sư ra khỏi phòng xử là có dấu hiệu cản trở quyền hành nghề của luật sư, không tạo điều kiện cho luật sư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư theo Điều 58 BLTTHS. Trong khi đó, Điều 27 Luật Luật sư đã quy định rõ: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước khác và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề, không được cản trở luật sư.
Theo Liên đoàn Luật sư, đáng lẽ sau khi nhận được văn bản của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp là chưa đủ căn cứ xử lý kỷ luật đối với luật sư Dung thì TAND tỉnh cần ghi nhận hoặc phản bác, đồng thời phải đánh giá lại ngôn phong và ứng xử của Thẩm phán Phong. Tuy nhiên, chánh TAND tỉnh Đồng Tháp lại ra ngay quyết định thu hồi hai giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư Dung mà không ghi lý do là trái luật bởi nó không có căn cứ pháp lý, không chỉ ra được tính chất, mức độ vi phạm của luật sư. Trong khi những hành vi ứng xử của luật sư Dung (nếu có vi phạm) thì cũng không thuộc trường hợp bị từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo Điều 27 Luật Luật sư. Hơn nữa, bản thân các đương sự trong vụ án vẫn thể hiện nguyện vọng mong muốn tiếp tục nhờ luật sư Dung bảo vệ.
Tiêu điểm
Đề nghị kiểm tra hành vi của thẩm phánTrong văn bản đề nghị, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng cần xây dựng văn hóa pháp đình, nhất là các chuẩn mực khi tranh tụng tại phiên tòa. Do vậy, dù quyết định không xử lý kỷ luật với luật sư Dung nhưng Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp vẫn tổ chức một buổi họp rút kinh nghiệm vào tháng 11-2013. Cuộc họp này có mặt tất cả trưởng văn phòng luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh để cùng nhau rút ra bài học về ngôn phong, thái độ xử sự với người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng. Việc làm cụ thể trên đã thể hiện tinh thần cầu thị, nghiêm túc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ. Từ đó, Liên đoàn Luật sư đã đề nghị TAND tỉnh Đồng Tháp phải kiểm tra hành vi của Thẩm phán Phong vì có dấu hiệu cản trở quyền hành nghề, xúc phạm danh dự, uy tín của luật sư trước mặt các đương sự tại tòa.
Ghế Súp
Tưởng năng Tiến -RFA
Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa con ráy lắm!
Tôn Đức Thắng
Có lần, tôi nghe nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng, không… trật!
Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường
đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để
kiếm thêm tiền. Khách lên sau thì ngồi ghế súp. Dù
chữ “súp” có nguồn gốc La Tinh (supplementum) nhưng ghế súp thì
chắc phải là sáng kiến (riêng) của giới xe đò người Việt,
như một giải pháp tình thế, khi cái đít nhiều hơn cái ghế.
Trên chính trường Việt Nam ghế cũng ít, đít cũng nhiều.
Đã vậy, nhiều vị chính khách nhất định ngồi lì vì sợ “cái
đít nó nhớ cái ghế” nên nhu cầu ghế súp còn khẩn thiết hơn
trên xe đò nữa. Chỉ có điều khác biệt là người làm chính trị
không ăn nói bỗ bã như tui, hay như mấy cha nội tài và hay lơ
xe. Họ không gọi nhau là “súp chủ tịch nước” hay “súp thủ
tướng.”
Ngôn ngữ của chính giới nghe “diplomatic” hơn nhiều – theo ghi nhận của Wikipedia:
“Phó Thủ tướng Việt Nam là một chức vụ trong Chính phủ Việt Nam, được quy định ngay từ Hiến pháp 1946. Trong
Chính phủ Việt Nam từ năm 1955 có nhiều ghế Phó Thủ tướng. Kỷ lục nhất
là vào năm 1987 có tới 12 Phó Thủ tướng tại nhiệm và trong nhiệm kỳ Quốc
hội khóa VII (1981-1987) tổng cộng có tói 17 người đảm nhiệm Phó Thủ
tướng.”
Thiệt là ớn chè đậu. Cái gì mà nhiều (hay nhiều quá)
thì thường dễ ớn, và rất ít khi được ưa chuộng hay quan tâm.
Người Việt chỉ có dịp nghe đến tên tuổi qúi vị phó thủ tướng
của nước này khi báo chí nhắc đến những câu “danh ngôn” của
họ:
– Nguyễn Sinh Hùng:
- Trương Vĩnh Trọng:
– Hoàng Trung Hải:
- Vũ Đức Đam:
Nói (nghe) đã tệ, cung cách làm việc (xem ra) còn tệ hơn nhiều – theo như ghi nhận của blogger Nguyễn Văn Tuấn:
Tôi vừa dự một hội nghị chuyên ngành từ Phú Quốc về, và trong
thời gian ngắn ngủi đó cũng được nhìn thấy sự quan liêu và lãng phí ghê
gớm trong các quan chức cao cấp ở nước ta.
Hội nghị thu hút khoảng 270 người đến tham dự, với sự tài trợ
nhiệt tình của các công ti dược. Khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort được
chọn làm nơi tổ chức, và khách tham dự đã đặt phòng từ một tháng trước.
Tưởng rằng đã đặt phòng thì chắc ăn sẽ có phòng để ở, nhưng ở Việt Nam
“sự đời” không đơn giản như thế.
Một số khách đến ngày hội nghị, đến nơi check-in thì được biết
là đã… mất phòng! Tại sao? Tại vì phái đoàn tùy tùng của ông phó thủ
tướng Hoàng Trung Hải ra thị sát hay đi holiday gì đó ở đảo Phú Quốc, và
vì khách sạn là của Nhà nước, nên họ phải dành phòng cho tùy tùng của
ông phó thủ tướng, và tống cổ khách đi khách sạn khác. Một kiểu làm
business rất đặc thù của các công ti thuộc Nhà nước Việt Nam.
Chưa hết. Khoảng 10 khách mời và diễn giả (speakers) của hội
nghị từ Hà Nội cũng không tham dự được, cũng chỉ vì người ta dành ưu
tiên cho chuyến bay của ông Hoàng Trung Hải. Cần nói thêm rằng những
người này đã mua vé máy bay (Vietnam Airlines) từ cả tháng trước. Nhưng
bất chấp mọi qui luật business, Vietnam Airlines vẫn lấy chỗ của các
hành khách này để cho đoàn tùy tùng của ông Hoàng Trung Hải! Một số còn
“đau” hơn, vì họ đã bay vào Sài Gòn, nhưng đành phải bay về Hà Nội chứ
không có chỗ để đi Phú Quốc.
Tôi có cơ duyên được tạm trú tại khách sạn Sasco Blue Lagoon
Resort cùng với ông Hoàng Trung Hải, nhưng không có cơ duyên diện kiến
ngài. Tôi thường ăn sáng tại một nhà ăn có 2 tầng, và tôi thường chọn
tầng trên để nhìn ra biển. Nhưng vì sự có mặt của Hoàng Trung Hải nên
tôi và một số bạn bị đuổi xuống tầng dưới. Làm quan lớn cỡ như ông Hoàng
Trung Hải đúng là sướng thiệt vì được “ăn trên ngồi trước”, cũng là một
hình thức đóng vai các quan thuộc địa của Pháp ngày xưa mà Ba tôi
thường kể lại.
Đến ngày ngài phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lên đường về Hà Nội
thì lại là một sự kiện trên đảo Phú Quốc. Xe quân đội biển số đỏ chận
các nút đường, và xe công an biển xanh hú còi, dọn đường cho xe của ngài
đi.
Nghe nói ông Hoàng Trung Hải và tùy tùng đi thị sát tiến độ thi
công sân bay Phú Quốc. Nhưng cũng có tin là ông ta đi thị sát công trình
gì đó ở Hà Tiên rồi nổi hứng ra Phú Quốc chơi. Nhưng dù là Hà Tiên hay
Phú Quốc thì ông ta cũng chỉ tiêu ra vài phút ngắm nhìn công trình, chỉ
tay phía bên này, chỉ tay phía bên kia để phóng viên chụp hình.
Tính ra thời gian ông Hoàng Trung Hải lưu lại trên Phú Quốc chỉ
có một ngày, nhưng ông ta và tùy tùng ông ta đã gây ra biết bao phiền
toái cho người dân. Đó là chưa nói đến khoản chi phí rất lớn để lo cho
ông ấy và tùy tùng của ông ấy.
Nói lên sự lãng phí tôi còn chứng kiến một tình hình khác. Số là
ngày 13/8 có hội nghị về quản lí bệnh viện vùng Đông Nam Á do Hội Y học
TPHCM tổ chức tại khách sạn Equatorial. Hội nghị thu hút khoảng 300
khách, nhưng có đến 2 quan chức cao cấp trong chính phủ đến đọc diễn
văn: đó là ông phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và bộ trưởng y tế Nguyễn
Quốc Triệu. Hai ông này phải bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, ở khách sạn
Equatorial (phòng dành cho VIP), và mỗi ông có vệ sĩ đi theo cộng với
một hay hai thư kí. Ban tổ chức trả tiền phòng mệt nghỉ.
Đó là chưa nói đến phong bì cho 2 ông. Hôm đó tôi đi ăn sáng và
thấy cho vệ sĩ đi theo, tôi tưởng là họ đi… bảo vệ tôi :-), nhưng không
họ bảo vệ 2 ông quan kia đi… ăn sáng. Trời! Đây là khách sạn 5 sao, có
ai mà hành hung hai ông ấy để phải có vệ sĩ đi theo! Thật ra, phần lớn
khách trong khách sạn cũng chẳng ai biết hai ông ấy là ai. Đúng là hợm
hĩnh!
Sống ớ nước ngoài lâu, tôi chưa bao giờ chứng kiến cái cảnh bộ
trưởng hay phó thủ tướng đi mà có xe cảnh sát dọn đường, chưa bao giờ
chứng kiến cảnh bộ trưởng, thậm chí thủ tướng, ăn trên ngồi trước. Tôi
cũng từng có cơ duyên gặp một hay hai bộ trưởng Úc nên thấy được phong
cách bình dân của họ như thế nào. Thủ tướng Úc đi công tác các tiểu bang
chỉ có 2 người (ông ấy và bảo vệ) và đi trên chuyến bay dân sự như mọi
người dân khác. Còn ở Việt Nam, tôi thấy các quan chức cứ như là những
ông trời hay thần thánh sao ấy.
Blogger Trương Duy Nhất là một nhân chứng khác:
11 giờ trưa 27-7-2010. Khách sạn Phương Đông, thành phố Vinh.
Cửa vào thang máy có 3 khoang. Khoang chính giữa mở nhưng bị một tay bảo
vệ mặc sắc phục vàng đứng ngáng giữa chặn lại. Vài người bước vào liền
bị bảo vệ lôi ra. Tất cả khách muốn lên xuống phòng đều được hướng dẫn
đứng xếp hàng chờ hai cửa khoang thang máy hai bên.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao khoang giữa mở mà không cho ai vào?
Tay bảo vệ thật thà:
- Đây là chuyên khoang dành chờ Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.
Nói tóm lại thì những ông PTT Việt Nam – gần đây – đều là
những anh lùn về tài năng cũng như tư cách. Câu chuyện ghế súp,
tất nhiên, chưa chấm dứt ở đây. Báo Dân Trí, số ra ngày 31 tháng 12 năm 2013, lại vừa hân hoan cho biết:
Chiều 30/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết
định của Bộ Chính trị về việc bổ nhiệm hai Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung
ương chuyên trách và ba Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm nhiệm. Ông
Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban
Tổ chức Trung ương được sự ủy nhiệm của Bộ Chính trị tới dự và trao
quyết định này… Đến dự buổi lễ có GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung
ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương...
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chúc mừng các Phó Trưởng ban. Ảnh và chú thích: Dân Trí.
Chỉ có Trời (may ra) mới biết là cái ông Trưởng Ban Kinh
Tế Trung Ương làm cái mẹ gì ở đất nước này, nói chi đến mấy
ông thổ tả được mệnh danh là Phó Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương
Chuyên Trách hay Phó Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương Chuyên Nhiệm.
Và ngay cả Trời chắc cũng không biết tại sao tất cả qúi ông
“phó” này trông đều tươi vui sung sướng ra mặt như thế.
Sự hớn hở của họ khiến tôi nhớ đến một bức thư khiếu nại, đọc được cách đây chưa lâu, trên Cơ Quan Ngôn Luận Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP HCM:
Ngày 12/2/2012, tôi đặt vé xe qua điện thoại của doanh nghiệp
vận tải Thanh Thủy để đi từ Vĩnh Long đến TP.HCM, nhưng đến lúc lên xe
thì không được ngồi đúng số ghế đã đặt. Nhân viên nhà xe lý giải là do
lỡ nhận số khách nhiều hơn số ghế của xe nên gây ra tình trạng dư khách
và đề nghị tôi ngồi ghế “xúp”. Vì sợ công việc bị chậm trễ nên tôi buộc
lòng phải chấp nhận.
Sau khi tới nơi, tôi gọi điện thoại đến đường dây nóng của doanh
nghiệp để phản ánh. Tuy nhiên, người tiếp điện thoại (không chịu xưng
tên, chỉ tự khẳng định mình là quản lý cấp cao của doanh nghiệp) không
hề xin lỗi tôi về sự sai sót cũng như có hướng giải quyết thỏa đáng, mà
còn trách tôi tại sao không chịu thông báo ngay lúc trên xe.
Tôi giải thích rằng tôi không thích tranh cãi ồn ào ở chốn đông
người, muốn giữ hình ảnh của doanh nghiệp và không muốn phiền các hành
khách khác trên xe. Tuy nhiên, người quản lý này cho rằng đã gọi là
đường dây nóng thì phải gọi ngay lúc việc xảy ra, bây giờ về đến nhà thì
nguội mất rồi, không chấp nhận xử lý bởi vì đó là lỗi của tôi không
chịu gọi ngay. Tôi thấy doanh nghiệp này chưa tôn trọng khách hàng.
Nguyễn Thị Bảo Ngọc (Vĩnh Long)
Chớ có “doanh nghiệp cách mạng” nào mà tôn trọng khách
hàng nhưng phải chi khi bị ấn đầu ngồi xuống cái ghế (súp)
Phó Chủ Tịch Nước mà Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn
Thị Định, Nguyễn thị Bình, Trương Mỹ Hoa … cũng dám viết một
cái thư lầu bầu mấy câu như trên thì cũng đỡ tủi cho oan hồn
của MTGPMN – chút xíu.
Việt Nam năm Giáp Ngọ: Con ngựa gỗ
Lê Diễn Đức -RFA
Cứ tưởng là đất nước có nhiều thay đổi, cũng bằng anh bằng
chị, chẳng thua kém ai, ở Việt Nam sướng nhất, cái gì cũng có, v.v… Đó
là những điều mà kẻ có tiền (bất chính) huênh hoang, thiển cận, chỉ nhìn
vào bản thân mình, tự so sánh với chính mình, với cái ngày ăn cơm độn
mì, khoai lang.
39 năm hoà bình, với sự ngu xuẩn cộng với lòng kiêu hãnh đắc thằng,
Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa cả nước xuống bờ vực của đói rét.
Các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rằng, vào nửa sau của thập kỷ
80, có 3 triệu người bị đói ở nông thôn, 12 triệu người không đủ ăn.
Đảng đã phải giật mình choàng tỉnh để tự “cởi trói”, “đổi mới”. Cứ xét
từ năm 1986, từ giai đoạn ấy, đầu tư nước ngoài FDI, đầu tư ưu đãi phát
triển ODA, đầu tư ngân sách, tiền kiều hối gửi về khoảng 10 tỷ USD/năm…
phải tới hàng trăm tỷ USD đổ vào mảnh đất chỉ hơn ba trăm ngàn hai trăm
km2 trong hơn hai thập niên, thì không thay đổi mới là lạ. Nhưng nếu các
dự án, công trình không bị rút ruột từ 10-40%, Không có những con tàu
nát của Vinashine hay ụ nổi sắt vụt của Vinalines, không bị bộ máy tham
nhũng, lãng phí chèn ép, thì sự thay đổi còn có thể nhiều hơn gấp bội.
Nhưng tất cả những thay đổi, suy cho cùng, cũng chỉ khá hơn cái
thời khốn khó trước năm 1986. Trừ một bộ phận quan chức và đám ăn theo
giàu lên nhanh chóng, ăn xài hoang phí nhờ trục lợi từ hệ thống chính
trị đầy bất công, còn lại đa số người lao động vẫn chật vật kiếm cơm qua
ngày. Người nông dân vẫn lam lũ trên ruộng đồng và học sinh miền núi
vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
Nhìn ra thế giới, sau hơn hai thập niên mở cửa, rồi tham gia WTO, Việt Nam vẫn nằm ở đáy của các tiêu chuẩn phát triển.
Theo các chuyên gia World Bank năm 2008, với tốc tộ tăng trưởng
hiện có (7%), Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong
khu vực Đông Nam Á: 158 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm
với Indonesia. Trong khi tăng trưởng giàm sút từ năm 2011, năm 2013 chỉ
còn 5,2%, mà người ta sẽ đứng một chỗ để chờ Việt Nam đuổi kịp chẳng?
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố trong năm
2013, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam xếp hạng 70 trên
148 nền kinh tế, tăng 5 hạng so với năm 2012.
Mặc dù Việt Nam tăng 5 hạng, từ 75 lên 70, nhưng vẫn còn khoảng
cách rất xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 24) hay Thái Lan
(thứ 37). Tăng hạng nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia đứng
trong nhóm giai đoạn thứ nhất, tức là giai đoạn cạnh tranh nhờ các yếu
tố cơ bản, giống như nhiều nước châu Phi.
Nền kinh tế có sức cạnh tranh không chỉ dựa vào một số yếu tố cơ
bản mà sự cạnh tranh phải nhờ hiệu quả/hiệu suất công việc và trí tuệ
sáng tạo. Theo WEB, Việt Nam chưa được xếp vào giai đoạn chuẩn bị chuyển
tới giai đoạn hiệu quả, chưa nói tới giai đoạn sáng tạo, khác với
Philippines, Sri Lanka, Brunei… đã được xếp như thế.
Thông điệp của báo cáo của WEF cũng cho thấy thể chế tốt và sáng
tạo là hai yếu tố quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cả
hai vấn đề này ở Việt Nam, thể chế và sáng tạo đang rất yếu kém.
Về thể chế, Việt Nam được xếp hạng 98 thế giới, đứng thứ 9 trên 10
quốc gia của khu vực ASEAN, chỉ hơn mỗi Myanmar, nhưng chỉ về mặt lý
thuyết chứ thực chất Myamar đang chuyển mình đi vào lộ trình dân chủ.
Trong cuộc điều trần UPR ngày 5/02/2014 tại Genève, đại diện Myamar đã
kiến nghị VIêt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền.
Một thể chế chính trị độc đảng, chính phủ không được thiêt lập từ
bầu cử tự do, đảng cầm quyền hoạt động ngoài vòng pháp luật, định hướng
đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa siêu thực, là gánh nặng nhất
làm trì trệ sự phát triển.
Về sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 85 thế giới. Chất lượng giáo dục rất
quan trọng cho hai yếu tố này, nhưng tương tự như những năm trước đây,
giáo dục và đào tạo bậc cao của Việt Nam lại bị xếp hạng ở tận thứ 95.
Ngoài ra, mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ mới của Việt Nam xếp hạng 102.
Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so
với các nước trong khu vực. Về bằng sáng chế, ở đây được hiểu là bằng
sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó. Trong 5 năm gần đây nhất
2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước
trong khu vực Đông Nam Á. Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế (BSC)
nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này,
Malaysia.
Thống kê của USPTO cho thấy trong các nước Đông Nam Á: 1. Singapore
(4,8 triệu dân): 2.496 BSC; 2. Malaysia (27,9 triệu dân): 877 BSC; 3.
Thái Lan (68,1 triệu dân): 206 BSC; 4. Phillipines (93,6 triệu dân):
143; 5 BSC; Indonesia (232 triệu dân): 74 BSC; 6. Việt Nam (89 triệu
dân): 5 BSC.
Thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài
FDI phần nhiều cũng từ những lợi thế về quy mô thị trường (thứ 36) và
thị trường lao động (thứ 56). FDI góp đến khoảng 20% vào GDP của cả
nước, riêng năm 2014 số vốn đăng ký là 22 tỷ USD, một cứu cánh cho nền
kinh tế ảm đạm. Tuy nhiên sự đóng góp cho ngân sách và thuế của hu vực
này rất hạn chế.
Theo kết quả điều tra gần 2.000 nhà đầu tư nước ngoài của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong hai năm liền, lý do hàng
đầu khiến các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là chi phí giá lao
động rẻ, được ưu đãi về thuế và đất đai hay ổn định chính trị.
Nhưng đáng lo ngại nhất là trong 10 lý do hàng đầu để các nhà đầu
tư chọn Việt Nam, không có yếu tố nào thuộc về chất lượng điều hành của
chính quyền (như cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát tham nhũng, bảo
vệ quyền tài sản, bảo hộ đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, qua phân tích từ điều tra, chính chất lượng điều
hành, quản lý là nhu cầu hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài có chất
lượng cao, công nghệ tốt, mang lại nhiều giá trị gia tăng…
Tại phiên họp của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng
cao năng lực cạnh tranh vào ngày cuối cùng năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam đưa ra nhiều thông điệp và cam kết. Nhưng đấy là những câu khẩu
hiệu sáo rỗng không mang tính khả thi.
Nợ công, theo các chuyên gia đạt mức 95% GDP là một con số nguy
hiểm cho một nên kinh tế nhỏ bé như của Việt Nam, nợ doanh nghiệp nhà
nước hơn 60 tỷ USD không tính vào nợ công, nợ xấu trên tổng dư nợ của
các tổ chức tín dụng đã đạt 146,5 nghìn tỷ đồng (6,94 tỷ USD) trong năm
2013, tăng 23,73% so với năm 2012, cứ mỗi quý phải trả 1 tỷ USD cả gốc
lẫn lãi (khoảng 25 – 26 ngàn tỷ đồng), bất động sản đóng băng với khoản
nợ gần 10 tỷ USD, hệ thống ngân hàng mất lòng tin nghiêm trọng… Chỉ
xoay xở trong mớ những chỉ số này đã là nan giải, nói gì đến phát triển.
Từ năm 2004, khi mà các chỉ số kinh tế đang cao, nhìn nền kinh tế
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà báo Ba Lan Maria Kruczkowska đi
Việt Nam về đã dự báo”Việt Nam: con rồng không bay“.
Đến tháng 7/2012 tờ Foreign Policy đánh giá “Phép lạ với Việt Nam kết
thúc”. Đến tháng 10/2012, tờ Newsweek mô tả “Từ hổ đến mèo: Kinh tế Việt
Nam trật đường rầy”. Các dự đoán đều chính xác. 2013, một năm khó khăn,
bế tắc. 2014, năm Giáp Ngọ, kinh tế Việt Nam chỉ có thể là… con ngựa
gỗ!
© Lê Diễn Đức – RFA
Chính phủ Việt Nam mang côn đồ sang Liên Hiệp Quốc dự UPR?
Côn đồ trong phái đoàn chính phủ VN tại trụ sở LHQ
CTV Danlambao
– Một thành viên trong phái đoàn chính phủ Việt Nam bị cáo buộc có
những hành xử côn đồ và mang tính đe dọa nhóm dân sự độc lập tại phiên
điều trần UPR tại Liên Hiệp Quốc diễn ra hôm 5/2. Ít nhất 3 người đàn
ông trong phái đoàn nhà nước cộng sản đã có những hành vi mờ ám như theo
dõi, trà trộn và nghe ngóng thông tin đối với các nhà hoạt động đến từ
Việt Nam.
Trong số này, một người bị nhận diện là kẻ từng lén lút chụp ảnh
những nhà hoạt động đến tham gia sự kiện ‘Ngày Việt Nam’ hôm 30/1 trong
khuôn viên trụ sở LHQ. Khi bị chụp ảnh lại, người đàn ông này đã tỏ ra
tức giận và quát tháo bằng một thái độ hống hách y hệt những cán bộ cộng
sản tại Việt Nam.
Đến phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) hôm 5/2, người đàn ông
này được thấy là đi cùng phái đoàn nhà nước cộng sản đến tham dự buổi
điều trần. Ông ta có vẻ là cấp trên của hai người còn lại cũng đến hội
nghị để làm điều mờ ám.
Ngồi hàng ghế cuối cùng là 3 người đàn ông trong
phái đoàn chính phủ Việt Nam thực hiện những hành vi mờ ám
phái đoàn chính phủ Việt Nam thực hiện những hành vi mờ ám
Các nhà hoạt động dân sự độc lập đến từ
Việt Nam vốn là những người thường xuyên đối mặt có kinh nghiệm với
những thủ đoạn mờ ám từ lực lượng an ninh CS, nên họ cũng mau chóng nhận
ra sự xuất hiện bất thường của 3 kẻ lạ mặt trên.
Trong lúc phiên họp đang diễn ra, khi
người đàn ông trong phái đoàn nhà nước CS đang lân la ‘tác nghiệp’ thì
bị một bạn nữ trẻ trong phái đoàn dân sự độc lập phát hiện. Nhận thấy
điều mờ ám, nhà hoạt động nữ này liền đưa máy lên chụp ảnh làm bằng
chứng.
Ngay lập tức, người đàn ông này vội đưa
một tay che mặt, để lộ một con mắt long sòng sọc vì tức giận. Ông ta
gầm gừ một câu gì đó nghe không rõ, rồi bất ngờ hùng hục lao đến húc
thẳng vào người cô gái đang chụp ảnh.
Mặc dù bất ngờ, nhưng cô bạn trẻ vẫn
kịp bấm máy rồi vội lùi sang một bên để né tránh cuộc tấn công. Sau màn
cố ý va chạm bất thành, người đàn ông này lập tức nhanh chân bỏ chạy. Cô
gái liền đuổi theo nhưng chỉ kịp chụp được phần lưng của tên côn đồ
đang tháo chạy thoát thân.
Người đàn ông vội che mặt sau khi bị chụp ảnh vì
có hành vi theo dõi phái đoàn dân sự độc lập
Sau khi tấn công một bạn nữ nhưng không thành, tên côn đồ bỏ chạy thoát thân
Dù vậy, khuôn mặt của tên côn đồ trong phái đoàn nhà nước Việt Nam vẫn bị ghi lại
Mọi việc chỉ diễn ra trong tích tắc.
Khi tên côn đồ đã mất dạng, cô bạn trẻ vẫn còn hơi bàng hoàng, vì ‘từ
nhỏ đến giờ, em chưa bị ai hành xử với mình như vậy’.
Cô gái trẻ vốn là công dân của một đất nước văn minh, tham gia phái
đoàn dân sự độc lập đến Geneva vì muốn góp phần thay đổi Việt Nam – đất
nước quê hương mà bố mẹ cô luôn nhắc nhở. Chưa về đến Việt Nam, nhưng đã
phải ‘nếm mùi’ công an cộng sản ngay giữa trụ sở nhân quyền LHQ thì quả
là một kinh nghiệm đáng nhớ đối với cô bạn của chúng ta.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét