“Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình!”
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Cương
nhìn nhận vĩ thanh buồn sau những câu chuyện tai tiếng này, chính là sự
bất an và mai một niềm tin của người dân.
Ông Cương dự cảm, “nếu tình trạng yếu kém trong quản lý nhà nước vẫn như
hiện nay, bộ máy nhà nước không có gì thay đổi, tinh thần trách nhiệm
của đội ngũ công chức nhà nước không được tăng cường thì tình hình kinh
tế - xã hội khó có thể được cải thiện và tốt lên”.
“Một bộ máy mà có đội ngũ công chức như vậy thì việc mỗi khi có sự cố
gì, bao giờ các cơ quan chức năng cũng đều tìm cách thoái thác trách
nhiệm là điều dễ hiểu”, ông nói.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Cương |
“Lỗi ở vắc-xin thì xử vắc-xin”
Trước hết, về những tai tiếng trong y tế năm 2013, như vụ nhiều trẻ
em tử vong sau khi tiêm vắc xin; vụ nhân bản xét nghiệm hay vụ bác sĩ
thẩm mỹ viện phi tang xác nạn nhân xuống sông... Ông dự cảm thế nào về
những hệ lụy của nó?
Đó đều là các vụ việc mà tưởng như chỉ mang tính đơn lẻ, nhưng qua đó
cho thấy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về y tế nói
riêng có vấn đề mà chúng ta vẫn thường gọi đó là lỗi hệ thống mà hệ lụy
của nó chính là sự mất phương hướng, mất niềm tin của người dân.
Ví như từ trước đến nay, người dân vẫn có thói quen đặt niềm tin vào cơ
sở y tế, nhất là cơ sở y tế công lập, khi có bệnh thì phó thác hoàn toàn
tính mạng của mình cho cơ sở y tế, cho bác sĩ. ấy vậy nhưng khi có dấu
hiệu bệnh tật cần phải xét nghiệm kiểm tra nhưng kết quả xét nghiệm lại
là của người khác, như chuyện đã xảy ra ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà
Nội) và được phanh phui hồi tháng 8/2013, như vậy là có bệnh mà không
biết và đến khi biết thì có thể đã quá muộn... Điều đó làm cho người dân
mất niềm tin, mất phương hướng là thế!
Bộ trưởng Bộ Y tế thường tỏ ra rất khó khăn nói lời xin lỗi, như hồi
tháng 6/2013, trước Quốc hội, có đại biểu đã đề nghị bà cần nói lời này
về vụ trẻ tử vong khi tiêm vắc xin, nhưng lời xin lỗi khi đó không được
đưa ra. Bình luận của ông?
Như tôi vừa nói, những vấn đề y tế xảy ra có liên quan đến lỗi hệ thống
của quản lý nhà nước trong đó có vai trò và trách nhiệm của Bộ Y tế. Vấn
đề quan trọng là cần đánh giá đúng mức xem trách nhiệm của Bộ Y tế đến
đâu.
Nói gì thì nói, với tư cách cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về y tế,
Bộ Y tế đương nhiên phải có trách nhiệm với hoạt động chung của toàn
ngành trong việc đề ra cơ chế hoạt động cũng như cơ chế để kiểm soát hệ
thống.
Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thực hiện phân cấp tương đối mạnh cho chính
quyền các cấp và Bộ Y tế cũng không thể quán xuyến hết được. Chính quyền
địa phương phải chịu trách nhiệm về những việc xảy ra trên địa bàn chứ
không thể đổ hết lên đầu Bộ trưởng Bộ Y tế!
Dù vậy, thì lời xin lỗi hay nhận trách nhiệm được đưa ra đúng lúc, sẽ giúp tình hình cải thiện được lên rất nhiều.
“Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình!” 1Thật lạ lùng là cái gì
cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy
trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma
túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện
hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm. Ông Nguyễn Sỹ Cương
Theo ông có phải vì lo ngại, xin lỗi rồi, thì biết sửa lỗi ra sao,
chẳng hạn, Bộ trưởng Y tế có nói “tử vong do lỗi ở vắc-xin thì phải xử
vắc-xin” và câu nói này đã trở thành một trong những câu nói nổi tiếng
nhất của năm 2013?
Tôi cho rằng đây lại là câu chuyện dài, và một lần nữa, chúng ta lại
buộc phải nhắc đến cụm từ “lỗi hệ thống” và đối với không chỉ riêng
ngành y tế.
Tôi nhớ, hồi tháng 11/2012, trước Quốc hội, Thủ tướng cũng đã nhận trách
nhiệm và nhận lỗi trước Quốc hội về những thiếu sót, khuyết điểm của
Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ. Có lỗi thì nhận lỗi là cách ứng
xử thông thường và rất nên làm.
Khi đó, Thủ tướng nhận lỗi về tất cả những yếu kém, khuyết điểm trong
kiểm tra, giám sát, hoạt động, của quản lý nhà nước. Tuy nhiên điều mà
dư luận quan tâm là phải chỉ ra được yếu ở đâu? Kém ở chỗ nào? lĩnh vực
nào? Từ đó đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể chứ không chỉ là tăng cường
quản lý nhà nước chung chung.
Bấy lâu nay chúng ta cứ thấy bùng lên hết chuyện này, chuyện khác nhưng
gần như không thấy ai chịu trách nhiệm một cách chính thức. Nếu tình
hình này không được cải thiện, thì những giải pháp sửa lỗi kiểu như “lỗi
ở vắc-xin thì xử vắc-xin” sẽ còn tiếp tục được “nhân rộng” ở nhiều bộ,
ngành khác.
Rõ ràng quản lý nhà nước của chúng ta còn yếu và bộ máy nhà nước có vấn
đề. Nhưng rất may là trong phiên họp Chính phủ gần đây, Thủ tướng đã có
những chỉ đạo cụ thể liên quan đến bộ máy nhà nước, công chức nhà nước.
Điều đó cũng cho chúng ta hy vọng vào sự cải thiện một bước trong quản
lý nhà nước trong thời gian tới.
Với vấn đề công chức, thì năm 2013 còn ghi dấu bởi một phát ngôn ấn
tượng của Bộ trưởng Nội vụ là chỉ 1% công chức không làm được việc,
khiến dư luận đầy “giận dữ”. Ông có bất bình như vậy?
Tôi cho rằng, lỗi không phải ở người đưa ra con số 1% mà lỗi là ở cách
đánh giá cán bộ, công chức không thực chất. Theo quy định của Luật Cán
bộ, công chức, thì nếu “hai năm không hoàn thành nhiệm vụ thì phải nghỉ
việc”, nhưng tôi cho rằng vẫn với cách đánh giá cán bộ, công chức như
hiện nay thì ai cũng hoàn thành nhiệm vụ, trừ phi bị kỷ luật và thực tế
là từ lúc có luật đến nay chưa ai phải nghỉ việc vì hai năm không hoàn
thành nhiệm vụ.
Bất cứ cơ quan nào cũng có thể tìm thấy những công chức “ngồi chơi, xơi
nước”, không làm gì vẫn lĩnh lương đủ, thậm chí lương cao và “làn sóng”
này gần như đã trở thành “bệnh dịch” trong các cơ quan nhà nước.
Một bộ máy mà có đội ngũ công chức như vậy thì việc mỗi khi có sự cố gì,
bao giờ các cơ quan chức năng cũng đều tìm cách thoái thác trách nhiệm
là điều dễ hiểu. Như tôi đã từng nhắc đến cụm từ “đúng quy trình” mà lâu
nay được các cơ quan hay dùng để giải thích mỗi khi có sự cố.
Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn
khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy
trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho
rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm.
Lãng phí nguy hại không kém gì tham nhũng
Án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) thực sự là một
câu chuyện buồn của năm 2013. Ông có kể rằng ông đã khóc khi nghe câu
chuyện này?
Đúng là như vậy, bởi vì tôi nhìn cảnh người thân của ông Chấn khóc than
về những oan khuất mà họ phải chịu đựng. Đây là một minh chứng cụ thể về
sự vô cảm của các cơ quan có trách nhiệm.
Bỏ tù oan đã đành, mặc dù gia đình họ liên tục gửi đơn đến các cơ quan
mà gần 10 năm sau mới nhận được đơn kêu oan thì quả đó là điều không thể
lý giải nổi?! Thiệt hại về vật chất có thể tính được một cách tương
đối, nhưng những thiệt hại tinh thần thì thật vô cùng lớn. Thử hỏi số
tiền đền bù có làm dịu đi những mất mát, đau thương mà ông Chấn, gia
đình và họ hàng ông ấy phải mang tiếng, chịu đựng suốt 10 năm qua
không?! Đúng là một câu chuyện rất đau xót.
Năm cũ đã qua, gác lại những câu chuyện tai tiếng và đau lòng, để
nhắc đến một câu chuyện lãng phí về “xuất ngoại” mà “cứ thấy đoàn của
Việt Nam là các bạn sợ”. Ông có chia sẻ gì về nỗi sợ này của họ?
Thực ra đây là một hiện trạng đã tồn tại nhiều năm rồi. Có nhiều trường
hợp người ta lấy việc đi nước ngoài làm chính sách đối với cán bộ nhà
nước, thí dụ như chuẩn bị nghỉ hưu, thì bố trí cho đi nước ngoài một
chuyến để... tham quan, du lịch.
Không riêng gì các chuyến đi công tác mà ngay cả một số chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài cũng rất lãng phí. Thực
tế đã có những dự án đưa cán bộ đi học tiếng Anh chỉ 2 tháng thì không
hiểu là học được cái gì, kết quả được bao nhiêu? Chưa kể đối tượng được
cử đi tham gia một khóa đào tạo ở nước ngoài nhưng về thì nghỉ... hưu
luôn.
Cứ như vậy thì gì mà nước bạn không thấy... sợ!
Đối với nước ngoài, mỗi khi cần đi công tác nước ngoài thì họ xác định
rất rõ: đi để làm gì? Đối tác làm việc là ai? kết quả dự kiến sẽ ra sao?
Ai cần đi và đi bao nhiêu người là đủ? Chứ không phải bỏ ngân sách ra
đi tham quan như nhiều đoàn ở ta. Đương nhiên là không bao giờ họ mang
việc đi nước ngoài ra làm “chính sách” cho cán bộ, công chức.
Tôi cho rằng, bao giờ chúng ta chấm dứt được chuyện mang việc đi nước
ngoài ra làm chính sách cán bộ thì lúc ấy mới thực sự bớt đi cái lãng
phí không nhỏ của việc đi công tác nước ngoài.
Trong năm 2014 tới, ông có nghĩ chúng ta sẽ có bước chuyển căn bản cho
tình trạng lãng phí, khi mà cả hệ thống chính trị đang rất quyết tâm
tiết kiệm?
Tôi khẳng định rằng hiện trạng lãng phí ở nước ta hiện nay có mặt ở khắp
mọi nơi, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, nguy hại không kém gì
tham nhũng, và thậm chí, ở một góc độ nào đó, nó còn nguy hại hơn. Bởi
vì với tham nhũng, chúng ta có thể điều tra ra con người cụ thể và có
thể bỏ tù được, rồi quy ra bao nhiêu tiền đã tham nhũng. Còn lãng phí
thì rất vô cùng! Bởi vì, các vụ việc gây lãng phí không ai chịu trách
nhiệm, cũng không có ai bị xử lý cả.
Một ví dụ rất điển hình đó là việc làm cầu vượt cho người đi bộ rồi lại
phá đi xây cầu vượt ở Hà Nội vừa qua gây lãng phí nhiều tỷ đồng. Chính
quyền coi như đó là việc cần làm, không cần quan tâm nhiều ngân sách đã
tiêu tốn bao nhiêu, đến khi báo chí “phanh phui” ra thì lãnh đạo Hà Nội
mới nói... rút kinh nghiệm. Thế là xong! Không ai phải chịu trách nhiệm,
cũng không có ai bị xử lý. Cứ như vậy thì làm sao chúng ta chống được
lãng phí!
Không thể phủ nhận, trong nhiều năm qua, các quy định, các nghị quyết
của Đảng, các quy định của Chính phủ cũng thể hiện một quyết tâm chính
trị rất cao để chống lãng phí. Nhưng nếu quyết tâm này không được đẩy
lên cao hơn nữa trong năm 2014, thì tình hình này cũng khó mà có chuyển
biến.
Nhưng mà chúng ta cũng nên có một niềm hy vọng gì đó trong năm mới chứ, thưa ông?
Thực tế cho thấy có những việc rất khó, ở nhiều lĩnh vực, khó đến mức
tưởng như không thể thay đổi hay chuyển biến gì được, nhưng khi Chính
phủ vào cuộc một cách quyết liệt thì đều mang lại hiệu quả. Chúng ta
mong chờ ở một quyết tâm trong thực tế, xuất phát từ quyết tâm chính
trị. Bởi lẽ, cũng giống như chống tham nhũng thì chống lãng phí là việc
làm vì sự tồn vong của Đảng, của chế độ của chúng ta.
(VnEconomy)
“Khối mâu thuẫn lớn” chưa lý giải trong vụ Huyền Như
“Sập bẫy siêu lãi suất”
Mở đầu cho nội dung phát biểu của mình, mặc dù có những quan điểm, lập
luận trái chiều nhau, đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh đến căn nguyên
của vụ án, làm phát sinh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là các đơn
vị, cá nhân bị hại đã “sập bẫy siêu lãi suất” của Huỳnh Thị Huyền Như.
Do bị cáo Như thừa nhận tội danh lừa đảo, nên Viện Kiểm sát chủ yếu
tranh luận với các luật sư bào chữa cho bị cáo Như về các chứng cứ liên
quan việc làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối trong việc chiếm đoạt
tài sản của các bị hại, đánh giá thêm các tình tiết giảm nhẹ, khẳng định
Như phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các thiệt hại do hành vi phạm tội
của mình gây ra, còn Vietinbank không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Liên quan đến bị cáo Võ Anh Tuấn, đối đáp với phần bào chữa của luật sư
Phan Trung Hoài, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, liên quan đến khoản
tiền 80 tỷ đồng của công ty Thái Bình Dương, mặc dù hợp đồng 016 năm
2011 Tuấn không ký (bị Như làm giả), nhưng do trước đó Tuấn ký 10 giấy
xác nhận vào năm 2010, xác nhận Vietinbank chi nhánh Nhà Bè có nhận tiền
theo các hợp đồng ủy thác đầu tư từ số 01 đến số 10, nên làm cho công
ty Thái Bình Dương tin tưởng để ký hợp đồng số 016 và bị chiếm đoạt 80
tỷ đồng.
Liên quan đến khoản tiền 1.598 tỷ đồng của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh
Phát và Hưng Yên, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng Tuấn biết Như giả tên
là Quyên, không ngăn cản để Như làm giả các hợp đồng tiền gửi giữa
Vietinbank Nhà Bè và 3 công ty nói trên nên bị quy buộc giúp sức cho Như
chiếm đoạt tiền của 3 công ty.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư về khoản tiền
10 tỷ đồng không phải là lợi nhuận trong quá trình kinh doanh bất động
sản mà Tuấn có được, đó là số tiền Như chiếm đoạt được chuyển cho Tuấn
qua công ty Hoàng Khải.
Cùng lập luận này, đại diện Viện Kiểm sát cũng không chấp nhận quan điểm
của các luật sư bào chữa cho các bị cáo khác thuộc nhóm đồng phạm lừa
đảo với Như.
Liên quan đến nhóm các bị cáo là nhân viên thuộc các phòng giao dịch và
chi nhánh thuộc Vietinbank, lần đầu tiên Viện Kiểm sát thừa nhận đây là
một tội danh mới bổ sung, có ba cấu thành cơ bản, nhưng đại diện Viện
Kiểm sát cho rằng cáo trạng và kết luận của mình không đề cập đến cấu
thành nào theo 3 điểm tại khoản 1 điều 179 Bộ Luật hình sự.
Tuy nhiên, sau khi luật sư trong phần bào chữa cho Phạm Thị Tuyết Anh
cho rằng, điểm (c) khoản 1 điều 179 Bộ luật Hình sự đề cập đến “hành vi
khác vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”
trong khi chưa được liên ngành hướng dẫn cụ thể, đại diện Viện Kiểm sát
lần đầu tiên thừa nhận các bị cáo này không phạm vào điểm (c) mà phạm
vào điểm (a) khoản 1 điều 179 (cho vay không có tài sản đảm bảo), gây ra
hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng ACB (?).
Chính ở điểm này, Viện Kiểm sát đã mở rộng hậu quả nghiêm trọng còn bao
gồm cả “hậu quả phi vật chất”, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của
hệ thống ngân hàng và nền tài chính - tiền tệ của đất nước, nên đủ căn
cứ buộc các bị cáo phạm tội theo điều 179 Bộ luật Hình sự.
Đại diện Viện Kiểm sát dành phần lớn thời gian đối đáp của mình để phản
bác các quan điểm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự được coi là người bị
hại do hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như.
Điểm nhấn đầu tiên, đại diện Viện Kiểm sát phản bác các quan điểm của
luật sư Lưu Văn Tám cùng các luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB, trong đó
khẳng định Như thừa nhận hành vi phạm tội, che dấu dưới danh nghĩa là
nhân viên của Vietinbank, ban đầu trình ký hợp đồng tiền gửi thật, khi
các cá nhân ACB chuyển tiền vào Vietinbank thì hủy hợp đồng, ký biên bản
thanh lý hợp đồng (diễn ra trong cùng một ngày).
Khi các thẻ tiết kiệm được lập, các cá nhân này không nắm giữ, bản thân
ACB cũng không yêu cầu Như phải giao lại các thẻ tiết kiệm nói trên,
không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, không có biện pháp bảo vệ
tài sản của chính mình.
Nhân đây, đại diện Viện Kiểm sát cũng cho rằng luật sư bảo vệ cho ACB
“so sánh khập khiễng” khi ví von việc đánh rơi sổ đỏ với hành vi tự
nguyện giao các thẻ tiết kiệm cho Như nắm giữ.
Do nhầm lẫn về thời điểm phạm tội, nên nhận định của luật sư cho rằng
Như phạm tội “tham ô tài sản” là không đúng. Đại diện Viện Kiểm sát cũng
bác bỏ các lời phát biểu của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Navibank,
Saigonbank-Berjaya, các công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Phúc Yên, An
Lộc, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Bảo hiểm Toàn Cầu, cá nhân
Giả Thị Mai Hiên, cũng như phản bác các quan điểm bào chữa cho các bị
cáo thuộc nhóm tội “cho vay lãi nặng” và tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
“Khối mâu thuẫn lớn”
Trong phần đối đáp trở lại, luật sư Phan Trung Hoài đã chỉ ra một “khối
mâu thuẫn lớn” chưa được lý giải trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như.
Ông nói: “Việc quy buộc tội danh lừa đảo với vai trò đồng phạm của Võ
Anh Tuấn trong khi bản thân Như làm giả toàn bộ con dấu của chi nhánh
Nhà Bè và chữ ký của Tuấn, vậy theo quy định tại điều 20 Bộ luật Hình sự
định nghĩa về đồng phạm, bản thân bị cáo Tuấn là bị cáo hay là nạn nhân
của chính Như? Điều này phá vỡ toàn bộ luận lý về tội phạm học”.
Đặc biệt, như trên đã nói, lần đầu tiên do Viện Kiểm sát chuyển đổi hành
vi cấu thành tội danh theo điều 179 từ điểm (c) sang điểm (a), càng
chứng minh căn cứ quy buộc các nhân viên phòng giao dịch thuộc
Vietinbank là không có căn cứ, vì toàn bộ khi lập hồ sơ cho vay, toàn bộ
42 thẻ tiết kiệm của các cá nhân thuộc ACB đều được niêm phong, lưu giữ
tại kho của Vietinbank, sau đó được Vietinbank tất toán cho các khoản
nợ vay nói trên.
Mặt khác, khi đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của các bị cáo
thuộc nhóm nhân viên Vietinbank gây ra hậu quả cho ACB, đã mâu thuẫn với
chính quan điểm của Viện Kiểm sát khi bác bỏ quan điểm của ACB.
Tại phần đối đáp nêu trên, Viện Kiểm sát cho rằng các cá nhân tự mình
không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, nên đã xảy ra rủi ro và
phải tự chịu trách nhiệm (?). Đó là chưa kể, trong vụ án này, điều mâu
thuẫn là cơ quan tố tụng lại đang quy buộc trách nhiệm cho các lãnh đạo
ACB về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật Hình sự là khoản tiền 718
tỷ đồng bị Như chiếm đoạt.
Như vậy, cùng một hậu quả, lại là dấu hiệu mặt khách quan của hai hành
vi tội phạm khác nhau, thật sự càng khó lý giải cho việc quy buộc tội
danh theo điều 179 Bộ luật Hình sự. Tất cả những mâu thuẫn nội tại nêu
trên có nguyên nhân chính yếu từ việc bản chất vụ án không được phản ánh
một cách xác thực và không bảo đảm tính khách quan, công bằng.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục phần đối đáp trong buổi chiều cùng ngày với đại diện Viện Kiểm sát.
Hoàng Nam
(VnEconomy)
Đôi lời với tác giả bài viết “Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?”
Trần Mạnh Trung (Cán bộ Tuyên huấn hưu trí) – Trước tiên là một người từng là đảng viên, từng phục vụ đảng, phục vụ chính quyền này như tác giả bài viết “Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?”,
tôi xin gửi lời cám ơn đến những trang báo mạng (mà chúng tôi từng gọi
là những trang phản động) lời cám ơn chân thành. Vì đã đăng tải một số
bài viết của tôi hoặc những người từng là đồng chí của tôi.
Có thể một số độc giả sẽ nghĩ rằng có động thái thâm nhập từ phía
tuyên huấn Đảng để làm đổi màu những trang website tự do. Hoặc một số
độc giả cho rằng có sự đấu đá nhau nội bộ Đảng, những tin tức được tuồn
ra nhằm triệt hạ nhau.
Trên những diễn biến của những tờ báo
mạng gần đây tôi thấy suy luận của các bạn là hoàn toàn có cơ sở. Ví dụ
như theo dõi luận điệu của trang http://www.nguyentandung.org hoặc bài viết có nhan đề “Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?” dễ
dàng thấy sự đối lập trong giọng điệu rất rõ rệt của những người luôn
kêu rằng vì Đảng, vì Dân nhưng mâu thuẫn với nhau thế nào. Trên cơ sở
thực tiễn đó, tôi thông cảm với những suy nghĩ đánh giá của bạn đọc, qua
những phản hồi khá gay gắt với chúng tôi.
Một lần nữa, nếu như ý kiến trao đổi của tôi với ông Nguyễn Văn Lộc, tác giả bài viết “Hồi kết cho Phạm Quý Ngọ ở đâu?” (đăng trên danlambao) được quý báo thiện chí đăng. Cho tôi gửi lời cám ơn trước.
Thưa bạn đọc cũng như ông Nguyễn Văn Lộc.
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn
Văn Lộc xác định được vấn đề mấu chốt trong giai đoạn nước ta hiện nay.
Đó là nạn tham nhũng, bè phái, lợi ích nhóm đã trở thành ung nhọt,
thành một “thế lực đen”‘ đầy quyền lực. Xét theo thời điểm đang diễn ra,
thì nội dung bài viết của tác giả là có ý kiến khá tích cực. Tích cực ở
đây là tinh thần kiên quyết tấn công tận cùng hang ổ của tập đoàn tham
nhũng, nhóm lợi ích, thế lực đen tối. Tôi hoàn toàn đồng ý với tinh thần
ấy của tác giả.
Nhưng tinh thần đó cần phải biến thành
hành động ngay tức khắc. Phải có những kẻ bị lôi ra vành móng ngựa ngay
tức khắc để nhân dân thấy rằng công cuộc chống tham nhũng là một việc
làm tiên quyết. Không phải là một trò chính trị mang ra để dọa nạt nhau
hòng thu xếp phiếu bầu nhân sự cho đại hội tới.
Tôi cũng đồng tình với tác giả về đánh
giá tình hình triển khai tinh thần chống tham những này đang gặp rất khó
khăn. Phải có những biện pháp đồng bộ, tháo gỡ mớ bòng bong rối rắm, cô
lập những kẻ phạm tội. Phải có quyết tâm cao từ những người lãnh đạo có
tâm, có tài may chăng mới giải quyết được quốc nạn này.
Tuy nhiên qua tinh thần hừng hực của
bài viết và một hy vọng dễ thấy trong niềm tin của tác giả người đọc
thấy được ngay tác giả là người còn trẻ, tác giả còn tin vào lý tưởng
CNXH, tin vào Đảng CSVN sẽ tự làm trong sạch mình, tin rằng Đảng còn chỗ
đứng trong nhân dân để tiếp tục giải quyết những căn bệnh trầm trọng
trong bộ máy hành chính, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước.
Tôi cũng thông cảm với tinh thần ấy của
tác giả. Những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước tôi và các đồng chí
của mình cũng hừng hực tinh thần ấy trước lời kêu gọi của TBT Nguyễn
Văn Linh. Chính vì trải qua cảm xúc này, tôi mới đoán được tác giả
Nguyễn Văn Lộc là một cán bộ đảng viên trẻ đang đầy tâm huyết. Nếu xét
những lời kêu gọi đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tinh thần đấu
tranh chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng hiện nay và đem ra so
sánh với thời kỳ 1986 với những lời của TBT Nguyễn Văn Linh nói khi đó,
thật buồn là chả có gì khác nhau. Cũng đổi mới tư duy, kiên quyết đấu
tranh với quan liêu, bè phái, tham nhũng… rồi cũng rầm rộ việc làm này,
việc làm kia, xử chủ tịch tỉnh này, giám đốc nhà máy kia… vân vân và vân
vân.
Thế rồi sao thưa đồng chí Nguyễn Văn
Lộc. Chắc đồng chí lúc đó còn nhỏ chưa biết. Thế rồi ông Nguyễn Văn Linh
đích thân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước có uy tín lúc bây
giờ đã làm gì? Họ sang kết thân với Trung Quốc, rút cục thì thời gian
đó chúng ta bị Trung Quốc đánh chiếm một phần Trường Sa. Sau đó là phải
nhượng Căm Pốt. Chừng ấy chưa đủ, chúng ta còn phải chia lại biên giới
để hợp lý hóa một phần di tích lịch sử của chúng ta cho nước bạn.
Đổi lại là gì? Là bây giờ tham nhũng
lại hoành hành. Thậm chí còn gấp ngàn lần ngày đó. Và đồng chí Nguyễn
Văn Lộc đầy tâm huyết một lòng tin vào Đảng lại bừng bừng khí thế như
chúng tôi gần ba mươi năm trước đây. Cũng trong cảnh ngộ như vậy. Bây
giờ chúng ta lại chống tham nhũng, quan liêu, bè phái. Và chúng ta lại
sang người anh em ở biên giới phía Bắc khẳng định tình hữu nghị thân
thiết.
Chắc đồng chí Nguyễn Văn Lộc sẽ hỏi tôi: Thế chẳng lẽ không chống tham nhũng, lợi ích nhóm hay sao?
Xin thưa: phải chống thật mạnh mẽ.
Nhưng để chống được tham nhũng mà không phải mất đất đai, biển đảo, tài
nguyên, văn hóa, đạo đức, không để tham nhũng lại tái phát như lịch sử
đã chứng minh thì chúng ta phải chống bằng một tinh thần khác, không
phải tinh thần của người cộng sản. Còn nếu chúng ta khẳng định chỉ có
tinh thần cộng sản mới đủ tập trung sức mạnh giải quyết tham nhũng, bè
phái, lợi ích nhóm thì 30 năm sau, Việt Nam lại có một đồng chí… Nguyễn
Văn Tài tiếp tục sự nghiệp chống tham nhũng của đồng chí Nguyễn Văn Lộc
ngày hôm nay.
Tôi đọc bài của đồng chí Nguyễn Văn
Lộc. Thực sự tôi chỉ dấy trong lòng một niềm thương đau xót. Thương cha
tôi 60 năm trước, thương tôi 30 năm trước, thương đồng chí Nguyễn Văn
Lộc bây giờ. Tôi không biết mình còn đủ sống 30 năm nữa không để xem
đồng chí Nguyễn Văn Tài của tương lai có còn nhìn thấy gì trên quê hương
này, để đồng chí Nguyễn Văn Tài lại có một tinh thần trong sáng, niềm
tin mãnh liệt. Niềm tin ấy sẽ khiến con tim đồng chí Nguyễn Văn Tài bừng
cháy như đồng chí Nguyễn Văn Lộc bây giờ!
Vực thẳm đang đón chờ "Sa hoàng Công An" Trung Quốc
Lời người dịch: Được mệnh danh là "Beria Trung Quốc", Chu Vĩnh Khang, cho tới tháng 11 năm 2012 vẫn là nhân vật thứ 3 của chế độ, nắm trong tay bộ máy công an, mọi cơ quan tình báo và luôn cả Tư pháp. Nhân vật này có thể sắp bị Tập Cận Bình đem ra tế thần trong cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng được họ Tập bày ra để củng cố quyền hành cho mình. Khó mà không liên tưởng đến một vị thượng tướng công an Việt Nam có chút dính líu với vụ Dương Chí Dũng. Nhưng ai sẽ là Tập Cận Bình Việt Nam?
Cộng Hòa Nhân dân Trung Quốc đang sửa soạn trình diễn một vở tuồng
mới, vĩ đại, nửa chính trị nửa pháp lý, sau vở tuồng lên án Bạc Hy Lai
tù chung thân với tội tham nhũng, biển thủ và lạm dụng chức vụ. ĐCSTQ
đã được chuẩn bị để sẵn sàng vứt xuống vực thẳm một "con cọp lớn" khác:
Chu Vĩnh Khang, nhân vật thứ 9 của ĐCSTQ, cựu Sa hoàng của cơ quan an
ninh Trung Quốc, một bộ mặt lớn của kỹ nghệ dầu hỏa... và là người đã
che chở Bạc Hy Lai cho tới khi bị hạ bệ. Khi dành riêng cho mình con
thú này và đặt vào chỗ hạng nhất trong bảng săn của mình, chủ tịch Tập
Cận Bình, đã lợi dụng được đúng thời cơ để củng cố quyền hành cùa mình.
Với mái tóc đen sậm được chải ra đằng sau một cách hoàn hảo, bộ mặt chữ điền với cặp mắt soi bói như một con mèo, lông mày đậm và cái cầm vuông cương nghị, Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi đã luôn luôn trau dồi cái thân thể của một con thú dữ. Đứng hạng thứ 9 trong Ban thường vụ bộ Chính trị ĐCSTQ, nơi tập trunvg quyền hành tối cao, nhưng thật ra là nhân vật thứ 3 của chế độ, chỉ sau Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Cho tới năm ngoái trước khi về hưu, Chu Vĩnh Khang, được mệnh danh trên Mạng là "Beria Trung Quốc", tên của trùm mật vụ thời Staline, là một trong số những nhân vật bị thù ghét nhất... nên đã được dùng làm cái bia lí tưởng cho êkíp lãnh đạo mới nhằm bắn.
Là trung tâm của một cuộc điều tra rộng rãi về những sự kiện tham nhũng và biển thủ, Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia từ nửa tháng 12, theo nguồn tin của nhũng giới thân cận ĐCS. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Tập Cận Bình cho thành lập một tổ đặc biệt có nhiệm vụ điều tra mọi hành động của Chu. Người ta vẫn chờ đợi tin chính thức bắt giam Chu Vĩnh Khang. Nhưng những tố cáo mỗi ngày một dài: tham nhũng, âm mưu đảo chính, giết người... Chu từ trước tới nay vẫn là con vật đáng ghét nhất của những người có tự tưởng rộng rãi vì đã thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người thuộc giáo phái Pháp luân công, người Tây tạng và người Hồi giáo... Tuy vậy Đảng chỉ tập trung vào những sự kiện tham nhũng, tránh bới ra những hành động của Chu đối với những người này để khỏi bị đập trở lại là đã nhắm mắt để mặc Chu tung tác như vậy từ cả mấy thập kỷ cho đến nay.
Ám sát kiểu Mafia
Với mái tóc đen sậm được chải ra đằng sau một cách hoàn hảo, bộ mặt chữ điền với cặp mắt soi bói như một con mèo, lông mày đậm và cái cầm vuông cương nghị, Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi đã luôn luôn trau dồi cái thân thể của một con thú dữ. Đứng hạng thứ 9 trong Ban thường vụ bộ Chính trị ĐCSTQ, nơi tập trunvg quyền hành tối cao, nhưng thật ra là nhân vật thứ 3 của chế độ, chỉ sau Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Cho tới năm ngoái trước khi về hưu, Chu Vĩnh Khang, được mệnh danh trên Mạng là "Beria Trung Quốc", tên của trùm mật vụ thời Staline, là một trong số những nhân vật bị thù ghét nhất... nên đã được dùng làm cái bia lí tưởng cho êkíp lãnh đạo mới nhằm bắn.
Là trung tâm của một cuộc điều tra rộng rãi về những sự kiện tham nhũng và biển thủ, Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia từ nửa tháng 12, theo nguồn tin của nhũng giới thân cận ĐCS. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Tập Cận Bình cho thành lập một tổ đặc biệt có nhiệm vụ điều tra mọi hành động của Chu. Người ta vẫn chờ đợi tin chính thức bắt giam Chu Vĩnh Khang. Nhưng những tố cáo mỗi ngày một dài: tham nhũng, âm mưu đảo chính, giết người... Chu từ trước tới nay vẫn là con vật đáng ghét nhất của những người có tự tưởng rộng rãi vì đã thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người thuộc giáo phái Pháp luân công, người Tây tạng và người Hồi giáo... Tuy vậy Đảng chỉ tập trung vào những sự kiện tham nhũng, tránh bới ra những hành động của Chu đối với những người này để khỏi bị đập trở lại là đã nhắm mắt để mặc Chu tung tác như vậy từ cả mấy thập kỷ cho đến nay.
Chu bị nghi ngờ là đã sai người giết vợ mình, theo nhiều nguồn tin được báo chí kể lại. Khi Chu là bí thư Đảng tỉnh Tứ Xuyên, từ 1999 đến 2002, Chu có ngoại tình với rất nhiều đàn bà, trong số đó có Giả Tiểu Hoa, xướng ngôn viên đài truyền hình CCTV. Khi Giả Tiểu Hoa nói có bầu, Chu cam kết sẽ li dị vợ. Ít lâu sau, người vợ bị chết trong một tai nạn xe hơi rất bí hiểm. Bị 10 năm tù, 2 người tài xế bị kết tội làm chết người, chỉ 3 năm sau đã được phóng thích. Chu lấy cô nhà báo này và hiện nay cũng bị quản thúc cùng với Chu. Chu cũng giữ vai trò chính trong những vụ ám sát kiểu mafia những người đối lập chính trị, 1 tướng lãnh và 3 nhà kinh doanh, theo những Mạng tiếng Hoa ngoài lãnh thổ nước CHND. Theo những mạng này, Chu âm mưu làm cuộc đảo chính lật đổ Tập Cận Bình để bảo vệ quyền lợi gia đình và phe phái.
Những tài liệu về hiện trạng của cuộc điều tra được phân phát cho những thành viên TW Đảng, không nhắc gì đến những tố cáo giết người và âm mưu đảo chính, theo nhà báo độc lập, Cao Ngọc (Gao Yu): "chính quyền không có lợi lộc nào mà đưa ra những chuyện này. Quá nhậy cảm". Cô Cao Ngọc giải thích như vậy. Tập Cận Bình và vây cánh nắm đủ bằng cớ là Chu còn mắc một tội phạm thượng nữa trước khi có Đại hội Đảng 18 trao quyền hành cho Tập Cận Bình. "Những thông tin về của cải mà gia đình Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo tích lũy đến từ báo chí nước ngoài đều phát xuất từ phòng 610. Khởi đầu, phòng 610 có nhiệm vụ những tin tức về các thành viên của giáo phái Pháp Luân Công ở nước ngoài. Nhưng sau này phòng 610 được đổi hướng để chuyên về điều tra về của cải của các lãnh đạo Đảng được chuyển ra ngoài lãnh thổ. Phòng 610 được đặt dưới quyền của 1 người thân cận Chu. Dưới con mắt Đảng, cái toan tính làm mất ổn định trong Đảng này không thể tha thứ được", nhà báo Cao Ngọc giải mã như vậy.
Là Sa hoàng Công an cho tới khi về hưu tháng 11-2012, Chu tự tạo cho mình uy quyền thứ bốn sau Đảng, chính phủ và quân đội. Chu ngự trị trên 10 triệu viên chức khi quân đội chỉ có 2 triệu rưởi người và nắm trong tay 1 ngân quỹ khổng lồ. Chu kiểm sát toàn thể bộ máy công an, lực lượng dân phòng, các quan tòa, các tòa án và cả 1 hệ thống các trại cải tạo. Chu cũng là người điều hành mọi cơ quan tình báo. "Chu tự tạo cho mình một phe phái có toàn quyền làm đủ mọi chuyện nhân danh sự bảo toàn ổn định quốc gia. Tình trạng thê thảm hiện thời ở Tây Tạng và ở Tân Cương, một phần lớn là kết quả của chính sách chính trị tồi bại của Chu với chiến lược duy nhất là đàn áp". Cô Cao Ngọc xác nhận như vậy.
Trong quá khứ, ĐCSTQ phần nhiều đóng cửa tự giải quyết với nhau, phế truất những quan chức cao cấp bị thất sủng qua những thủ tục nội bộ kín đáo. Nhưng hiện nay có nhiều dấu hiệu chứng tỏ họ Tập sẽ không tránh cho Chu cái nhục bị xử công khai.
Chu Bình, con trai Chu đang bị giam giữ công khai từ tháng 12 về tội biển thủ công quỹ lên tới nhiều tỷ euros trong những vụ tham nhũng ở Tứ Xuyên và trong kỹ nghệ dầu hỏa. Chu Bình hình như đã chấp thuận hợp tác với các nhân viên điều tra để lập hồ sơ chống lại chính cha mình, nhân vật số một của Tứ Xuyên từ 1999 tới 2002 và là cựu chủ tịch CNCP, tập hợp dầu hỏa số một của Trung Quốc. " Những lãnh đạo chánh muốn rằng vụ việc Chu Vĩnh Khang phải tôn trọng thủ tục pháp lý để đưa ra tín hiệu là Trung Quốc là 1 nước pháp quyền và sự điều tra không phải là khí cụ của thanh trừng chính trị ", theo một nguồn tin được báo South china Morning Post kể lại.
Tuần vừa rồi Ban Trung Ương Thanh tra kỷ luật đảng, cánh tay sắt của Đảng trong cuộc chiến bài trừ tham nhũng, đã đe dọa ngầm Chu khi nhắc lại lời tuyên bố của Tập "không cần biết thứ bậc hay chức phẩm của một nhân vật nào, nếu nhân vật ấy vi phạm kỷ luật Đảng hay pháp luật thì sẽ bị trừng trị một cách khắc khe nhất". Về phần mình Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi Tư pháp và Công an chấn chỉnh lại hàng ngũ của mình để quét sạch tham nhũng... một mũi giáo đâm vào sự quản trị của Chu. Nếu Tập là người hòa tấu cuộc xử án công khai Chu Vĩnh Khang, để cho Tòa kết án tử hình hay tù chung thân, thì Tập là người đầu tiên phá bỏ cái luật lệ vẫn được tôn trọng từ sau Cách mạng Văn hóa là những lãnh đạo cao cấp không có gì phải lo sợ một khi đã về hưu. Chu Vĩnh Khang sẽ có thể là người có trách nhiệm cao nhất bị lôi ra tòa từ khi có vụ xử "bè lũ bốn tên".
Những thế lực mạnh mẽ phò trợ Chu trong ĐCSTQ như cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, luôn luôn chống đối những cải cách kinh tế phóng khoáng của êkíp cầm quyền mới, kiếm cách ngăn cản Tập; "Giang rất tức giận, nhắn nhở Tập từ mấy tháng nay khi khẳng định là đã sẵn sàng phơi bầy công khai trước công chúng những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng làm tổn hại đến hình ảnh của Đảng. Bởi vậy Tập Cận Bình thấy phải bắt đầu bằng dứt răng cọp trước khi tìm cách lột da nó", Cao Ngọc giải mã như vậy.
Là cưu lãnh đạo China National Petroleum Corporation (CNPC) trong những năm 80, Chu Vĩnh Khang đã kiến tạo cho mình những mạng lưới bằng cách dựa vào "mafia dầu hỏa", từ 1988 đến 1998. Ngay từ năm 2012, Li Chungchen, nhân vật số 2 của ĐCSTQ ở Tứ Xuyên và là đồng minh thân cận của Chu đã bị mất mọi chức vụ. Hàng tá các cán bộ và các nhà kinh doanh tỉnh Tứ Xuyên bị bỏ vào nhà tù cùng một chuyến. Tháng 6 năm 2013, cụu thư ký của Chu được lên làm phó chủ tịch Tứ Xuyên, Guo Yongxiang, bị bắt. Ngay sau đó, 4 cựu lãnh đạo cao cấp của CNPC bị kết tội, trong số đó có Wang Yongchun, nhân vật số 2 của Petrochina, chi nhánh của CNPC. Tháng 5 2013, Liu Tienan, giám đốc Ủy ban Quốc gia về năng lượng bị huyền chức. Rồi đến lượt Jiang Jiemin, một cột trụ chống đối mọi cải cách và là nhân vật số 1 của Sasac, Giám sát viên những công ty công quản, cựu chủ tịch CNPC cũng bị huyền chức.
Khi phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã hứa sẽ diệt trừ từ những con "ruồi nhặng" là những viên chức hạng thấp, đến những con "cọp", là những nhân vật chóp bu nắm giữ những trách nhiệm lớn trong nước. Chắc ngay khi nói những câu đó, họ Tập đã nghĩ đến Chu Vĩnh Khang.
Một khi đã vứt Chu Vĩnh Khang cho công luận làm thịt, chủ tịch Trung Quốc coi như là đã thực hiện lời hứa, đồng thời cũng chinh phục được lòng dân chúng. Sụ trả thù cá nhân này và sự thanh trừng tiếp theo đó, đã cho phép họ Tập nắm được chắc quyền hành trên đất nước qua sụ kiểm sát được bộ máy công an. Khi đã đi được đến cùng, Tập hi vọng có thể vô hiệu hóa được vĩnh viễn phe Giang Trạch Dân, đồng thời cũng đưa ra một cảnh cáo nặng kí cho những đối thủ còn tiềm ẩn.
Nguồn: Báo Le Figaro ngày 15-1
Patrick Saint-Paul, phóng viên Le Figaro ở Bắc Kinh
Phong Uyên chuyển ngữ
Phong Uyên chuyển ngữ
(Dân luận)
Thông báo số 5 của Ban vận động Hiệp hội dân oan Việt Nam
12 công dân trước cửa Vắn phòng tiếp dân của Quốc Hội |
Hà Nội, ngày 21/01/2014
1. Sáng ngày 21/01/2014, 12 công dân bị oan đã đến nhà bà Lê Hiền
Đức để chuẩn bị các công việc thành lập HHDOVN . Bà Lê Hiền Đức cho
biết đến nay chưa nhận được phản hồi của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về
thư của công dân Lê Hiền Đức ngày 11/01/2014 (Xem thông báo số 4, ngày
11/01/2014 của chúng tôi). Mặc dù vậy, 12 công dân này vẫn đến Văn phòng
Quốc hội, Bộ Nội vụ để tìm hiểu về việc thành lập Hiệp hội theo quy
định của pháp luật.
2. Đáng tiếc, Văn phòng Quốc hội đã không bố trí người tiếp 12 công
dân này, và ông Nguyễn Ngọc Lưu – Cán bộ Văn phòng Quốc hội chỉ lòng
vòng đến Văn phòng tiếp dân TW số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông để gặp
đại diện Văn phòng Quốc hội, ông Trần Hữu Cẩn trực tại đây. Chúng tôi đã
đến số 1 Ngô Thì Nhậm, nhưng ông Cẩn không có mặt tại đây. Nhân viên
Văn phòng Tiếp dân cho biết sau khi liên lạc với ông Cẩn, việc thành lập
Hiệp hội không phải nhiệm vụ của ông. Sau khi liên lạc với một lãnh đạo
Văn phòng Quốc hội, chúng tôi được biết cần phải tiếp xúc với Ban Dân
nguyện Quốc hội. Dự kiến ngày 22/01/2014, chúng tôi sẽ đến Ban Dân
nguyện Quốc hội và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam để bày tỏ ý nguyện thành
lập Hiệp hội dân oan và nghe ý kiến của hai cơ quan này.
3. Chúng tôi đã đến Bộ Nội vụ. Một chuyên viên Vụ Tổ chức phi chính
phủ Bộ Nội vụ - ông Tạ Tấn đã tiếp đại diện của chúng tôi. Ông Tạ Tấn
cho biết đã nhận được công văn của chúng tôi gửi cho Bộ trưởng Bộ Nội
vụ. Chúng tôi đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về dự định thành lập HHDOVN
của chúng tôi, Nhà nước có cấm thành lập hay không? Nếu cấm, đề nghị Bộ
Nội vụ ra bằng văn bản, nêu rõ căn cứ pháp lý. Nếu không cấm, đề nghị Bộ
Nội vụ hướng dẫn. Ông Tạ Tấn ghi nhận những ý kiến này và khẳng định Bộ
Nội vụ sẽ có văn bản trả lời bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ
trong thời gian sớm nhất, nhưng chắc phải sau tết Nguyên đán. Chúng tôi
hoan nghênh thái độ làm việc cầu thị của Bộ Nội vụ.
4. Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm của một số cán bộ An ninh đối với
chúng tôi, đã theo dõi và bảo vệ chúng tôi an toàn tại Hà Nội. Những
cán bộ này qua trao đổi đều khẳng định Nhà nước không cấm thành lập
HHDOVN, nhưng cho rằng có lực lượng thù địch đứng sau nên phải cẩn
trọng. Chúng tôi khẳng định, đứng đằng sau chúng tôi là Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam, là hàng vạn, hàng chục vạn dân oan. Do sự quan tâm
quá mức của một số cán bộ An ninh, khiến chủ khách sạn nơi chúng tôi
đang trú tại Hà Nội đã mời chúng tôi đến nơi khác an toàn hơn. Hiện nay,
chúng tôi có ảnh của một số cán bộ An ninh quá nhiệt tình đến chúng
tôi, và sẽ công bố ảnh này khi có dịp.
5. Chúng tôi và bà Lê Hiền Đức nhất trí sau khi nhận được phản hồi
của Lãnh đạo Nhà nước sẽ tiếp tục tiếp xúc các vị này với tư cách cử tri
gặp Đại biểu Quốc hội để trình bày nguyện vọng của dân oan và nghe ý
kiến các vị về dự định thành lập HHDOVN. Chúng tôi thông cảm các vị này
do bận đầu năm và bận Tết nên chưa có thời gian phản hồi lại đến công
dân. Chúng tôi tin rằng các vị này sẽ tôn trọng các cử tri, công dân
trong một đất nước mà các vị đang lãnh đạo.
Thay mặt những công dân có ý định thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam.
Nguyễn Xuân Ngữ(Quê choa)
Hải Dương: Bị tạm giam 3 ngày rồi tự tử tại trụ sở công an?
(Dân trí) - Cơ quan công an huyện Thanh Hòa, Hải Dương cho biết, ông
Nguyễn Văn Hải (quê Thanh Xuân, Thanh Hà) tử vong do nhảy từ tầng hai
xuống đất tại trụ sở công an. Tuy nhiên thân nhân của ông Hải đã
bao vây nhà xác vì cho rẳng ông Hải chết bất thường...
Lãnh
đạo công an tỉnh Hải Dương cho biết, đang điều tra làm rõ thông
tin ông Nguyễn Văn Hải (SN1970) tử vong sau khi bị tạm giam tại
trụ sở công an huyện Thanh Hà.
Theo lãnh đạo công an huyện Thanh Hà, nơi xảy ra vụ việc thì ông Hải lợi dụng sơ suất lúc làm khai báo với cơ quan công an đã xin đi vệ sinh và bất ngờ nhảy từ tầng 2 xuống đất dẫn đến tử vong sau đó.
Trước đó vào lúc 16h ngày 17/1, tổ công tác công an huyện Thanh Hà phát hiện ông Nguyễn Văn Hải có tàng trữ chất ma túy. Qua kiểm tra đã phát hiện trong tất chân của ông Hải có 10 tép heroin tương đương 1,308 gam. Sau đó công an huyện đã thực hiện lệnh tạm giam 3 ngày đối với nghi can từ 20h ngày 17/1 đến khoảng 20h ngày 20/1.
Ông Nguyễn Văn Hải, tạm trú tại ngõ 40, phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng), quê xã Thanh Xuân (huyện Thanh Hà, Hải Dương), từng có tiền án tiền sự trước đó.
Cơ quan công an huyện Thanh Hà cho biết, trong thời gian ở nhà tạm giữ công an huyện, Hải đã khai nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với biên bản (khi bắt quả tang). Đến 8h ngày20/1, điều tra viên đã dẫn ông Hải từ nhà giam giữ lên tầng 2 phòng điều tra để làm hồ sơ khởi tố.
Sau đó, ông Hải xin đi vệ sinh. Lúc đó, một công an dẫn giải, đưa ông đi ra nhà vệ sinh. Ra khỏi cửa nhà vệ sinh khoảng 2,5m thì ông Hải nhảy xuống sân bê tông và bị thương ở vùng mặt. Ông Hải tử vong mặc dù đã được đi cấp cứu ngay sau đó. Công an huyện đã báo cáo sự việc lên công an tỉnh.
Tuy nhiên, người nhà nạn nhân hiện đã tập trung bao vây nhà xác bệnh viện đa khoa Thanh Hà vì cho rằng cái chết của ông Hải là do bị đánh đập.
Theo lãnh đạo công an huyện Thanh Hà, nơi xảy ra vụ việc thì ông Hải lợi dụng sơ suất lúc làm khai báo với cơ quan công an đã xin đi vệ sinh và bất ngờ nhảy từ tầng 2 xuống đất dẫn đến tử vong sau đó.
Trước đó vào lúc 16h ngày 17/1, tổ công tác công an huyện Thanh Hà phát hiện ông Nguyễn Văn Hải có tàng trữ chất ma túy. Qua kiểm tra đã phát hiện trong tất chân của ông Hải có 10 tép heroin tương đương 1,308 gam. Sau đó công an huyện đã thực hiện lệnh tạm giam 3 ngày đối với nghi can từ 20h ngày 17/1 đến khoảng 20h ngày 20/1.
Ông Nguyễn Văn Hải, tạm trú tại ngõ 40, phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng), quê xã Thanh Xuân (huyện Thanh Hà, Hải Dương), từng có tiền án tiền sự trước đó.
Cơ quan công an huyện Thanh Hà cho biết, trong thời gian ở nhà tạm giữ công an huyện, Hải đã khai nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với biên bản (khi bắt quả tang). Đến 8h ngày20/1, điều tra viên đã dẫn ông Hải từ nhà giam giữ lên tầng 2 phòng điều tra để làm hồ sơ khởi tố.
Sau đó, ông Hải xin đi vệ sinh. Lúc đó, một công an dẫn giải, đưa ông đi ra nhà vệ sinh. Ra khỏi cửa nhà vệ sinh khoảng 2,5m thì ông Hải nhảy xuống sân bê tông và bị thương ở vùng mặt. Ông Hải tử vong mặc dù đã được đi cấp cứu ngay sau đó. Công an huyện đã báo cáo sự việc lên công an tỉnh.
Tuy nhiên, người nhà nạn nhân hiện đã tập trung bao vây nhà xác bệnh viện đa khoa Thanh Hà vì cho rằng cái chết của ông Hải là do bị đánh đập.
Thân nhân ông Hải yêu cầu cơ quan công an làm rõ cái chết của nạn nhân
Anh
Phạm Thế Vương (SN 1988), con trai ông Hải cho hay: “Vào hồi 9h30
ngày 18/1, tôi nhận được cuộc gọi của một cán bộ công an huyện Thanh Hà
nói là bố tôi bị bắt, bảo gia đình mang quần áo và đồ ăn vào. Khi tôi
đến gặp bố tại trụ sở công an huyện thì thấy bố tôi mặt mũi đã sưng bầm
tím, ngực và sau lưng sưng tấy.
Đến ngày 20/1, gia đình nhận được điện là bố tôi đã chết. Khi gia đình đến thì công an đã mang xác bố tôi ra mổ tử thi tại sân nhà xác bệnh viện đa khoa Thanh Hà. Quá trình khám nghiệm tử thi gia đình tôi không được thông báo. Vì vậy tôi thấy cái chết của bố tôi có nhiều uẩn khúc mong muốn cơ quan công an làm rõ".
Khi Mỹ bóp cò Thì Ngân Hàng Trung Quốc Sụp Đổ
Hôm Thứ Năm 14/11, bà Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân
hàng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đấy là thủ tục thông thường để Quốc hội
biểu quyết và phê chuẩn đề nghị của Tổng thống là bổ nhiệm bà Yellen vào
chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang, nôm na là làm Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, kể từ đầu năm tới.
Đang ngồi ghế Phó Thống đốc bên cạnh Chủ tịch Ben Bernanke sắp mãn
nhiệm, Janet Yellen là kinh tế gia nổi tiếng, có ông chồng George
Akerlof cũng là kinh tế gia, đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001. Bà sẽ
là phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương của nước
Mỹ. Chuyện ấy đã hấp dẫn.
Hấp dẫn hơn vậy, giới nghiên cứu về đầu tư theo dõi rất sát cuộc điều
trần, để từ chủ trương đường lối của bà Yellen mà dự đoán quyết định
của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, lãnh đạo
kinh tế và ngân hàng của Trung Quốc cũng nên chú ý tới chuyện này. Vì
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể vô tình làm sụp đổ hệ thống ngân hàng
của Bắc Kinh và gây ra một vụ suy thoái kinh tế, tức là một vụ khủng
hoảng chính trị.
Vô tình chiết liễu… liễu tan hoang.
Chúng ta phải đi từ đầu câu chuyện kinh tế mang ý nghĩa như một…. câu phú tử vi: “cố ý trồng hoa, hoa chẳng mọc!…”
Từ vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 rồi nạn suy trầm kinh tế
2008-2009 và sự hồi phục quá yếu ớt sau đó, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ
đã cắt lãi suất tới sàn. Thực tế là áp dụng “Chính sách ZIRP” – là lãi
suất bằng số không. Tiếp theo là ba đợt bơm tiền qua một thuật lạ gọi là
“quantitative easing” (nâng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng) vào
Tháng 11 năm 2008, rồi Tháng 11 năm 2010 và Tháng Chín năm 2012. Quyết
định lần thứ ba (QE3) có kích thước rất lớn là mỗi tháng bơm ra 85 tỷ đô
la.
Nói cho dễ hiểu là làm cho kinh tế có tiền nhiều và rẻ hơn, với hy
vọng giảm bớt và thu hồi lại nếu kinh tế phục hoạt, thất nghiệp giảm và
lạm phát tăng…
Tháng Năm vừa qua, Chủ tịch Ben Bernanke thông báo là nhờ tình hình
kinh tế khả quan hơn, Ngân hành Trung ương có thể “vuốt lại chính sách
tiền tệ” – “tapering” – kể từ Tháng Chín. Nôm na là giảm bớt lượng tiền
bơm ra hàng tháng và còn hút về lượng tiền đang lưu hành. Kết quả là
tiền sẽ hiếm hơn nên lãi suất có thể tăng.
Chúng ta đụng vào một nghịch lý là tin mừng về kinh tế (chỉ dấu phục
hoạt), lại dẫn tới tin buồn về tài chánh (làm tăng lãi suất ngân hàng và
phân lời trái phiếu), khiến trị trường chứng khoán sụt giá mạnh. Và cả
thế giới bị chấn động, vì sau nhiều năm tiền nhiều và rẻ khiến Mỹ kim
sụt giá thì người ta đi vào một chu kỳ mới, là hối suất Mỹ kim sẽ tăng
cùng lãi suất tại Hoa Kỳ. May là tình hình kinh tế Hoa Kỳ chưa khả quan,
biện pháp thu hồi tiền tệ chưa được áp dụng.
Đấy là lúc giới đầu tư chú ý đến người sẽ lên thay ông Bernanke làm
Thống đốc vào năm tới… Mà chuyện ấy liên quan gì tới Trung Quốc?
Thưa rằng vì trái đất hình tròn và đồng tiền biết lăn.
Đồng tiền mà nằm bên Mỹ thì ăn lời rất ít vì lãi suất quá thấp. Người
khôn ngoan bèn vay tiền rất rẻ bên Mỹ để kiếm lời ở nơi cao giá nhờ có
lãi suất cao hơn. Khôn nhất là các đấng con trời tại Bắc Kinh hay Thượng
Hải, Hong Kong, Singapore, v.v….
Họ vay đô la rẻ tại Mỹ, chuyển sang đồng Nguyên, có cái tên rất bịp
là “Nhân dân tệ”, Renminbi, dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp
hay xuất cảng, để cho vay với lãi suất cao hơn. Phần sai biệt giữa hai
lãi suất Hoa-Mỹ là mức lời bỏ túi. Thuật ngữ kinh tế gọi phép kinh doanh
đó là “carry trade”, nếu dịch là “giao dịch lợi sai” hay “dung tư xáo
lợi” thì cũng chẳng rõ nghĩa hơn!
Mà không chỉ có vậy.
Năm 2008, khi Hoa Kỳ cắt lãi suất thì cũng là lúc Trung Quốc ào ạt
bơm tiền để kích thích kinh tế vì tình trạng co cụm của thị trường xuất
cảng cả Âu lẫn Mỹ. Lãnh đạo xứ này bơm qua hai ngả là tín dụng và công
chi. Vì đặc tính xã hội chủ nghĩa của xứ này là khu vực kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, tín dụng từ hệ thống ngân hàng của nhà nước ưu
tiên rót vào doanh nghiệp cũng của nhà nước, hay các công ty đầu tư địa
phương do các cấp chính quyền địa phương lập ra.
Khối tín dụng tăng vọt từ những năm 2009 tạo ra phép ảo là kinh tế
tăng trưởng mạnh khi toàn cầu đang bị suy trầm. Cái phép ảo còn kinh hại
hơn vậy là nạn bong bóng đầu cơ trên thị trường gia cư địa ốc. Đất đai
vốn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản
lý. Và nhà nước phân quyền cho các địa phương tha hồ giành giật chia
chác, vì đem lại 40% thu nhập ngân sách địa phương. Do đó, các ngân hàng
của nhà nước, doanh nghiệp của nhà nước, cùng các đảng bộ ở địa phương
thi nhau thổi bóng và tay chân cùng thân nhân của đảng viên cán bộ đều
trở thành đại gia trong nền kinh tế ảo diệu này.
Khi núi nợ đã lên quá cao, lãnh đạo Bắc Kinh muốn kiểm soát hệ thống
ngân hàng thì lại gặp một quy luật kinh tế khác, là “bít lỗ hà ra lỗ
hổng”.
Đó là sự xuất hiện của các hình thức tín dụng ảo, là nghiệp vụ
“shadow banking”, những hình thức đầu tư và cho vay mờ ám, thiếu sổ sách
phân minh mà thừa rủi ro. Núi nợ tín dụng của Trung Quốc nay đã cao gấp
đôi Tổng sản lượng nội địa và phân nửa là loại “ảo ảnh” sẽ bốc thành
khói. Bên trong là những khoản tiền cho vay bằng kỹ thuật “carry trade”,
vay tiền Mỹ với giá rẻ để tài trợ bằng loại tiền âm phủ là đồng Nguyên.
Gọi là tiền âm phủ vì có giá trị của vàng mã.
Đấy là lúc chúng ta trở về với Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.
Trong quá khứ, nhiều nước Đông Á cũng đã khôn ngoan như vậy là vay
tiền rẻ của Mỹ theo loại tín dụng ngắn hạn để tài trợ các nghiệp vụ dài
hạn. Khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nâng lãi suất là nhà nhà đều lật
đật rút tiền về Mỹ. Nạn “tư bản tháo chạy” như nước thủy triều đã gây ra
vụ khủng hoảng tài chánh Đông Á vào năm 1997, dẫn tới suy thoái kinh tế
1998, và khủng hoảng ở nhiều nơi khác, kể cả Liên bang Nga.
Nhưng chính là vụ khủng hoảng đã khiến các nước Đông Á phải cải cách.
Bị trước tiên mà sợ liều thuốc đắng, Thái Lan trì hoãn cải cách đến hơn
chục năm mới thấy khá. Nam Hàn thì nuốt liều thuốc đắng và tháo gỡ vai
trò của các tập đoàn “chaebol” – nguyên nghĩa là “tài phiệt” – nên sau
khi chìm rất sâu thì đã bật lên rất mạnh.
Khi biến cố này bùng nổ vào đầu Tháng Bảy năm 1997, Bắc Kinh còn đang
hồ hởi với vụ Hương Cảng hồi quy cố quốc trước đó một ngày. Và thời đó,
kinh tế Trung Quốc chưa hội nhập vào thế giới hình tròn của “toàn cầu
hóa”, của nền kinh tế “nhất thể hóa”. Ngày nay thì đã khác xưa.
Luồng tư bản nóng đã như thủy triều chảy vào Trung Quốc và nhờ định
hướng của nhà nước, với màu sắc Trung Hoa, đã dẫn đến nạn đầu cơ và cho
vay ảo. Khi Ngân hàng Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách tiền tệ và nâng lãi
suất, ta sẽ thấy thủy triều rút. Để lại đằng sau là những trái bóng bể,
là ngân hàng vỡ nợ, là nạn suy thoái kinh tế. Vì vậy, chúng ta sẽ chứng
kiến một sự lạ.
Đó là Hoa Kỳ bóp cò bên này, bên kia đại dương là hàng loạt bóng bể và ngân hàng phơi thây.
Hoa Kỳ không là thủ phạm, nhưng dân Trung Quốc vẫn là nạn nhân, chỉ
vì lãnh đạo kiêu căng và tay chân thì tham lam tưởng bở. Phải chăng,
“tham sân si” cũng là một quy luật kinh tế?
Nguyễn Xuân Nghĩa
(Việt Thức)
Đặng Huy Văn - Giáp Ngọ Xưa - Giáp Ngọ Nay
Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Ba, ngày 21 tháng 1 năm 2014
Đặng Huy Văn: Giáp Ngọ xưa, năm 1954, dưới sức ép của
Trung Quốc, đất nước ta đã bị chia cắt làm hai Miền. Cuối 1953, cụ Hồ đã
ra sắc lệnh “phát động quần chúng Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất” trên
toàn Miền Bắc, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đoàn cố vấn Trung Quốc do Mao
Trạch Đông cử sang từ 1954 đến 1956. Kết quả, đã giết chết oan uổng
được hơn hai vạn người vô tội bằng xử bắn, tự tử và bỏ đói. Từ đó trở
đi, nhân dân ta đã bị coi thường tính mạng, và hơn 4 triệu người cả Bắc
và Nam đã bị chết oan uổng trên chiến trường trong cuộc nội chiến hai
mươi năm nồi da xáo thịt từ 1955 đến 1975 để giành quyền lực. Hậu quả to lớn của cuộc nội chiến kinh hoàng và kéo dài đó đã rẽ chia dân tộc Việt Nam cho đến tận bây giờ và ngày càng bị lệ thuộc vào cộng sản Trung Hoa xâm lược. Ngày 19/1/1974 (Tết Giáp Dần), chúng đã xâm lược quần đảo Hoàng Sa từ tay VNCH mà đảng ta không hề lên tiếng phản đối. Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc hơn một tháng. Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã xâm lược đảo Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm nay Giáp Ngọ lại tới. Nhưng đất nước ta đã ngày càng bị lệ thuộc về chính trị và kinh tế vào giặc Tàu cộng sản! Chúng đang ra sức lấn đất rừng, lấn biển đảo bằng cách mua chuộc các nhà lãnh đạo nước ta bằng tiền bạc và hứa giữ ngai vàng quyền lực cho họ. Và mới đây nhất, chúng đã tuyên bố ngư dân Việt Nam không được đánh cá trên Biển Đông từ ngày 1/1/2014, nếu không có sự đồng ý của chính quyền đảo Hải Nam. Tiếc thay, chính quyền Hà Nội đã không lên tiếng phản đối, mà hôm qua,19/1/2014, còn cản trở không cho nhân dân ba miền trên cả nước tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày Hải Chiến Hoàng Sa. Tôi hy vọng, qua tết Giáp Ngọ này, mọi thứ sẽ được thay đổi do sự đòi hỏi chính đáng của nhân dân cả nước. |
GIÁP NGỌ XƯA - GIÁP NGỌ NAYCHÚ THÍCH & TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Chúc mừng Năm Mới Giáp Ngọ)
Giáp Ngọ xưa, Điện Biên Phủ lẫy lừng(1)
Bị Trung cộng xúi chia cắt đất nước
Khiến cả triệu giáo dân khóc tấm tức
Rời quê hương đi tìm bến tự do!
Giáp Ngọ xưa, “bác” phát động Giảm Tô(2)
Được Mao khuyên giết càng nhiều càng tốt
Khiến lương dân cả Miền Bắc sửng sốt
Bởi tai ương ập xuống quá bất ngờ!
Từ Giáp Ngọ, “yêu người” thành lẽ sống
Nên Cải Cách, “yêu nhầm” mấy vạn dân
Hai mươi năm, 4 triệu người ngã xuống
Bao dân lành vùi xác Tết Mậu Thân!
Giáp Ngọ nay, nhà nhà buồn đón Tết
Bởi xuân sang chưa biết sống thế nào?
Cả triệu người đã đầu quân thân nghiệp
Năm mới về không biết sẽ đi đâu?
Giáp Ngọ nay, giàu nghèo càng cách biệt
Có chức quyền kiếm ngàn tỷ như không
Còn nông dân vài triệu đồng cũng khó
Dù nai lưng cả sớm tối trên đồng!
Giáp Ngọ nay, liệu có gì thay đổi
Để cho dân đỡ nghẹt thở đón xuân?
Hay nói thật cũng bị toà kết tội
“Bao cao su, trốn thuế, phản nhân dân”?
Trộm hai vịt bị mười ba năm án(3)
Ngàn tỷ đồng chỉ tù có mấy năm
Giáp Ngọ nay, thượng tướng ăn hối lộ
Chẳng biết là có xử nổi hay chăng?
Giáp Ngọ nay, Luật Đất đai sửa đổi(4)
“Nguyễn y vân”, Quốc Hội đã thông qua
Không biết những dân oan về đâu hỏi
Hay được mời ra quần đảo Hoàng Sa?
Để Trung Cộng giúp đảng ta “giải đáp”
Theo “kiểu Tàu” nhằm giảm bớt dân oan
Cho đất nước “ổn định về chính trị”
Làm tăng nhanh lợi ích nhóm, tập đoàn!
Để giặc Tàu kéo sang lừa đủ kiểu
Từ hứa mua các loại quả trên đồng
Đến nuôi chuột, cắt rễ tiêu, mua đỉa
Mà chính quyền cứ im tiếng như không!
Để giặc Tàu vung tiền mua lãnh đạo
Nhằm trúng thầu, khai bô xít, thuê rừng
Biển Hoàng Sa Tết Giáp Dần cưỡng chiếm
Nay nghênh ngang đòi lấn trọn Biển Đông!
Để giặc Tàu cấm ngư dân đánh cá
Ngay chính trên Biển Đông của nước nhà
Mà chính quyền vẫn như không hề biết
Giống ngày xưa khi giặc cướp Hoàng Sa!
Giáp Ngọ nay, chúc nhân dân tỉnh giấc
Sau bao năm lạc lối giữa trời mê
Như các nước Đông Âu nhiều năm trước
Cùng Liên Xô theo đường lớn quay về!
Giáp Ngọ nay, chúc các nhà lãnh đạo
Hãy mau về với Tổ Quốc đồng bào
Đừng tiếp tục theo giặc Tàu cộng sản
Mà hổ danh với con cháu mai sau!
Giáp Ngọ xưa, buồn đau và thất vọng
Giáp Ngọ nay, mong sẽ đổi thay nhiều!
Xin kính chúc quý đồng bào sức khoẻ!
Để giữ gìn non sông Việt mến yêu…
Hà Nội, 20/1/2014
Đặng Huy Văn
(1). Giáp Ngọ Xưa, năm 1954 - Giáp Ngọ nay, năm 2014.
(2). Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
(3). Bùi Văn Bồng1: Trở lại "Vụ án 2 con vịt"
(4), Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua - VnExpress
Sáng 29/11/2013, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Đất dai sửa đổi mà về cơ bản vẫn y nguyên (nguyễn y vân) Luật Đất đai khi chưa sửa đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét