- TQ ‘đưa tàu tuần tra ra Hoàng Sa’ (BBC) - Trung Quốc được cho là đang đóng tàu sân bay thứ hai và đưa tàu tuần tra ra đóng ở quần đảo Hoàng Sa.
- HRW: 'Nhân quyền VN xấu đi nghiêm trọng' (BBC) - Tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2013 ‘xấu đi trầm trọng’ trên tất cả các mặt, theo tổ chức nhân quyền từ Mỹ.
- VN dùng tin tặc tấn công mạng dân chủ? (BBC) - Chính phủ Việt Nam bị tình nghi đứng đằng sau những vụ tấn công mạng nhằm vào các nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài, theo AP.
- Nạn nhân Việt mong trở lại Úc (BBC) - Một sinh viên Việt Nam bị giới 'đầu trọc' Australia tấn công không có visa để tham gia phiên xử đòi bồi thường.
- Cảnh giác với thủ thuật mới của tin tặc (BBC) - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của BKAV, ông Vũ Ngọc Sơn nói về những thủ thuật tấn công mới của tin tặc và những biện pháp phòng ngừa.
- Cúm gia cầm H5N1 tái xuất hiện tại Việt Nam (RFI) - Lần đầu tiên từ 9 tháng qua, một bệnh nhân Việt Nam thiệt mạng vì cúm gia cầm. Theo Bộ Y tế Việt Nam nạn nhân là một người đànông 52 tuổi, quê quán tại Bình Phước, đã từ trần ngày 18/01/2014 vừa qua sau khi được điều trị tại bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các nhà hoạt động xã hội đi thăm cựu tù nhân lương tâm bị câu lưu (RFI) - Theo tin trên mạng Diễn đàn Xã hội Dân sự, hôm qua 20/01/2014, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cùng với 5 người đại diện cho Diễn đàn này và"Hội bầu bí tương thân" đi thăm và chúc Tếtông Phạm Văn Trội, một cựu tù nhân lương tâm ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Khi ra về, đoàn đã bị một lực lượng đông tới hơn 30 người ăn mặc thường phục, không chứng minh là những người đang thi hành công vụép về trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để làm việc mà không cho biết lý do.
- Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích bị chặn không được vào Malaysia (RFA) - Sáng hôm nay 21 tháng Giêng năm 2014 Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích bị chặn lại tại phi trường Kuala Lumpur không cho nhập cảnh vào Malaysia khi ông đáp chuyến bay từ Bangkok sang Kuala Lumpur để làm việc.
- Lập đền thờ ông Lê Duẩn ở Hà Tĩnh (BBC) - Báo trong nước cho hay đền thờ cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn vừa được khánh thành tại Hà Tĩnh với tổng chi phí 5 tỷ đồng.
- KHOA HỌC: Điều gì xẩy ra nếu trên máy bay chỉ còn một phi công điều khiển ? (RFI) - Trên tất cả các máy bay hàng không dân dụng, bao giờ cũng có hai phi công : Cơ trưởng, và một phi công phụ hoặc gọi phi công thứ hai. Thậm chí, trên các tuyến bay đường dài, còn có tới 3 phi công.
- Thái Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp (BBC) - Chính phủ Thái Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và các vùng lân cận nhằm đối phó các cuộc biểu tình.
- CAM BỐT: Cam Bốt câu lưu 11 nhà hoạt động tham gia biểu tình (RFI) - Theo hãng tin AFP, cảnh sát Cam Bốt hôm nay 21/01/2014, đã giải tán một cuộc biểu tình đòi trả tự do cho những nhà hoạt động đang bị giam giữ. Mười một người đã bị câu lưu, trong khi chính quyền ra lệnh cấm mọi cuộc tập hợp tại thủ đô Phnom Penh.
- Nhàtranh đấu nhân quyền Hứa ChíVĩnh sắp bị đưa ra xét xử (VOA) - Nhà luật học bất đồng chính kiến Hứa Chí Vĩnh và các thành viên khác của Phong trào Công dân Mới bị tố cáo khích động 5 vụ phản kháng ở Bắc Kinh hồi năm ngoái.
- TQ bơm thêm vốn vào khu vực ngân hàng (BBC) - Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc bơm vốn mới vào khu vực ngân hàng trước thềm Tết Âm lịch.
- 'Dùng chiến thuật nào, TQ cũng thất bại' (BaoMoi) - Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến thuật nào cũng sẽ không thành công" - một bài viết trên Nationalinterest phân tích.
- TQ có game 'quất roi quan tham nhũng' (BBC) - Trò chơi 'chống tham nhũng' cho người chơi vụt 'quan tham' bằng roi điện có hút khách ở Trung Quốc?
- NHẬT - TRUNG: Tập Cận Bình không gặp Shinzo Abe tại Sotchi (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay Trung Quốc đã loại bỏ mọi khả năng về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Sotchi, nơi nguyên thủ hai nước sẽ tới tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông dự kiến vào ngày 07/02/2014 tới đây.
- TRUNG QUỐC: Chủ nhà xuất bản sách về ông Tập Cận Bình bị bắt (RFI) - Nhà xuất bản Morning Bell Press của Hồng Kông chuẩn bị phát hành sách liên quan tớiông Tập Cận Bình.Ông Diêu Văn Điền, một trong những người điều hành nhà xuất bản này bị công an bắt giữ. Nhật báo South China Morning Post số đề ngày 21/01/2014 tiết lộ tin trên.
- TRUNG QUỐC - VIỆT NAM: Tàu Trung Quốc sẽ tuần tra thường xuyên Biển Đông từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (RFI) - Tờ báo China Ocean News, do Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc xuất bản, hôm nay, 21/01/2014, loan tin là Trung Quốc sẽ đặt một tàu tuần tra dân sự trọng tải 5.000 tấn trên một trong những đảo chính mà Bắc Kinh đang kiểm soát trên Biển Đông.
- Các nhàtranh đấu kêu gọi TQ trả tự do cho học giả Uighur (VOA) - Các nhà tranh đấu Trung Quốc bắt đầu một kiến nghị yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho học giả người Uighur Ilham Tohti hiện đang bị giam giữ
- Yanukovych cảnh báo người biểu tình (BBC) - Tổng thống Ukraine cảnh báo hành động bạo lực của người biểu tình, không lâu sau khi ông đề xuất đàm phán.
- BBC Miến Điện tăng hiện diện ở Myanmar (BBC) - Chương trình tiếng Miến Điện của BBC tăng sự hiện diện trên một làn sóng FM nữa ở quốc gia đang mở cửa.
- Đỏ đen mô hình tăng trưởng Trung Quốc (BBC) - Mô hình tăng trưởng bám vào tín dụng của TQ có nhiều rủi ro tiềm ẩn cho Bắc Kinh và kinh tế thế giới.
- INDONESIA: Chủ Hồng Kông ngược đãi người giúp việc nhà Indonesia (RFI) - Hôm nay 21/01/2014, cảnh sát Hồng Kông đã tiến hành thẩm vấn một công dân Indonesia làm nghề giúp việc gia đình bị chủ thuê đánh đập phải nhập viện. Tổng thống Indonesia đã lên tiếng bảo vệ công dân nước mình.
- DU LỊCH - XÃ HỘI: Hơn một tỷ người trên thế giới đi du lịch trong năm 2013 (RFI) - Bất chấp khủng hoảng kinh tế, ngành du lịch thế giới trong năm qua vẫn liên tục phát triển. Với những điểm đến chủ yếu là châuÂu và châuÁ, lượng du khách quốc tế trong năm 2013 đã đạt xấp xỉ 1,1 tỷ người, tức là tăng 5% so với năm trước. Trên đây là số liệu do Tổ chức Du lịch Quốc tế OMT công bố trong một thông cáo ra ngày 20/01/2014.
- LIÊN HIÊP QUỐC - SYRIA: Ban Ki Moon rút lại lời mời Iran dự hội nghị Genève 2 (RFI) - Teheran tiếc là trướcáp lực của quốc tế, Liên Hiệp Quốc đã rút lại lời mời Iran dự hội nghị Genève 2 về Syria. 24 giờ trước khi khai mạc hội nghị tại thành phố Montreux, Thụy Sĩ để tìm một giải pháp chính trị cho Syria, cộng đồng quốc tế bị chia rẽ về sự hiện diện của Iran.
- TQ sẽ đưa tàu tuần tra dân sự trọng tải 5.000 tấn đến Hoàng Sa (RFA) - Tin từ Trung Quốc cho hay Bắc Kinh sẽ bố trí một tàu tuần tra dân sự có trọng tải 5.000 tấn ở thành phố Tam Sa mà họ dựng lên tại Hoàng Sa.
- INDONESIA: Jakarta bắt 2 nghi phạm âm mưu khủng bố (RFI) - Cảnh sát Indonesia vào sáng nay 21/01/2013 thông báo đã câu lưu hai phần tử Hồi giáo cực đoan. Cả hai người này đang chuẩn bị một chiến dịch tấn công khủng bố nhắm vào đồn cảnh sát, một hộp đêm và một khu phố tại Surabaya trên đảo Java.
- VIỆT NAM: Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên (RFI) - Vào lúc tình hình nhân quyền Việt Nam sắp được đưa ra xem xét tại Liên hiệp quốc theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR ) ngày 05/02 tới, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) vừa công bố một báo cáo, theo đó, Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên.
- UKRAINA: Ukraina: Luật trấn áp mới có hiệu lực, đối lập không lùi bước (RFI) - Thủ đô Kiev lại trải qua một đêm căng thẳng. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng giữ gìn an ninh trật tự bùng lên từ hôm Chủ nhật vẫn tiếp tục xảy ra. Không bên nào chịu lùi bước và cũng không bên nào ra đòn quyết định. Cuộc thương lượng chính trị vẫn bị bế tắc, trong khi đó bắt đầu từ sáng hôm nay, 21/01/2014, bộ luật trừng phạt nhằm vào người biểu tình bắt đầu có hiệu lực.
- Các ca tử vong do ung thư tăng trên toàn thế giới (RFA) - Một báo cáo gần đây của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chứ Y tế Thế giới, cho thấy các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới trong năm 2012 đã tăng thêm 8% lên hơn 8 triệu ca, trong đó ung thư vú ở phụ nữ tiếp tục gia tăng mạnh. Nguyên nhân và các ung thư phổ biến hiện nay là gì?
- Human Rights Watch công bố phúc trình nhân quyền Việt Nam (RFA) - Tình trạng nhân quyền của Việt Nam ngày một xấu đi một cách nghiêm trọng, người dân vẫn chưa được hưởng những quyền căn bản của con người và chính phủ tiếp tục sử dụng những điều khoản của bộ luật hình sự chỉ với mục đích bắt giữ, bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến.
- Campuchia: 11 người bị bắt khi đến Đại sứ quán Mỹ, Pháp gởi kiến nghị (RFA) - Nhân viên giữ trật tự an ninh ở thủ đô Phnom Penh sáng ngày 21/1 đã bắt giữ 11 nhà hoạt động tích cực trong các lĩnh vực đất đai, nhân quyền và đấu tranh vì quyền lợi công nhân.
- Đánh bom ở Pakistan, 20 người thiệt mạng (VOA) - Quả bom nổ gần chiếc xe buýt chở người Hồi giáo Shia hành hương giết chết ít nhất 20 người và làm bị thương 20 người
- HRW chỉ trích các chính phủ không bảo vệ được người Syria (VOA) - HRW gay gắt chỉ trích cộng đồng quốc tế là không bảo vệ được người dân thường Syria trước sự ngược đãi của chế độ al-Assad
- Indonesia kếtán người chủ mưu vụ đánh bom sứ quán Miến Điện (VOA) - Một tòa án Indonesia đã kết án một người đàn ông 7 năm rưỡi tù giam về tội chủ mưu đánh bom tòa đại sứ Miến Điện tại Jakarta
- Tranh cãi về tin liên quan đến những cái chết ở Tây bộ MiếnÐiện (VOA) - Chính phủ Miến Ðiện tiếp tục bác bỏ tin nói rằng ít nhất 24 người bị thiệt mạng trong vụ bạo động có liên quan đến người thiểu số Rohingya
- Cựu giới chức Vatican bị truy tố về tội rửa tiền (VOA) - Một cựu Đức ông Vatican đang bị xử vì bị cáo buộc âm mưu chuyển lậu 27 triệu đô la từ Thụy Sĩ sang Ý đã bị truy tố thêm về tội sử dụng tài khoản Vatican của ông để rửa tiền
- Mỹ chuẩn bị cử đặc sứ đến Bắc Triều Tiên giúp trả tự do choông Bae (VOA) - Hoa Kỳ đang chờ Bắc Triều Tiên trả lời về đề nghị cử đặc sứ đến Bình Nhưỡng để giúp trả tự do cho ông Kenneth Bae, một công dân Mỹ đang thọ án 15 năm tù khổ sai
- Bom nổ tại nam Beirut, 4 người thiệt mạng (VOA) - Một vụ nổ xảy ra tại khu vực có nhiều người Shia cư ngụ tại thủ đô Libăng làm ít nhất 4 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương
- Nga nghiên cứu video phiến quân Hồi giáo đe dọa Olympic Sochi (VOA) - Trong video, hai thanh niên nói tiếng Nga cảnh báo Tổng thống Vladimir Putin là ông sẽ có 'một món quà' tại Thế vận hội mùa Đông Sochi.
- Trung Quốc đưa tàu ra Hoàng Sa tuần tra thường xuyên (VOA) - Bắc Kinh sẽ đưa một tàu tuần tra dân sự nặng 5.000 tấn tới hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam gọi là Phú Lâm
- Phúc trình HRW: Đảng CS Việt Nam siết chặt kiểm soát (VOA) - HRW cho biết ‘chính quyền Việt Nam kiểm soát các nhà hoạt động ráo riết hơn, tiếp tục gia tăng các vụ xử án và truy tố với động cơ chính trị nhằm vào những người chỉ trích ôn hòa’
- Khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ làm lu mờ chuyến đi ChâuÂu củaông Erdogan (VOA) - Chuyến đi Brussels của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan được mô tả là một bước quan trọng để Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới mục tiêu gia nhập Liên hiệp Châu Âu
- Việt Nam kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ với Trung Quốc (VOA) - Lễ kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ với Trung Quốc diễn ra ngày 17/1, tức 2 ngày trước khi tròn 40 năm ngày xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa làm hơn 70 chiến sỹ Việt Nam hy sinh
- Các vụ đụng độ tiếp diễn sang ngày thứ ba tại Kyiv (VOA) - Các vụ đụng độ giữa những người biểu tình chống chính phủ và cảnh sát bước sang ngày thứ ba tại Kyiv, thủ đô của Ukraina
- Một người đànông Việt Nam chết vìvirút cúm gia cầm H5N1 (VOA) - Một người đàn ông 52 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành người đầu tiên tại Việt Nam chết vì bệnh cúm gà trong 9 tháng qua
- Cộng hòa Trung Phi cónữ tổng thống đầu tiên (VOA) - Các nhà lập pháp của nước Cộng hòa Trung Phi nhiều bất ổn đã chọn Đô trưởng Bangui, bà Catherine Samba-Panza, làm Tổng thống lâm thời
- Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng khả năng khôi phục công ăn việc làm (VOA) - Một phúc trình mới của ILO cho thấy tỉ lệ thất nghiệp trên toàn cầu tiếp tục gia tăng, bất chấp tỉ lệ tăng trưởng khiêm tốn mà kinh tế toàn cầu đạt được
- Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Thái Lan (VOA) - Những người biểu tình của phe đối lập Thái Lan hôm nay xuống đường sang tới ngày thứ 8 liên tiếp để đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức
- Trung Quốc - Mỹ tham vấn về châu Á - Thái Bình Dương (BaoMoi) - Tân Hoa xã ngày 21.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay vòng tham vấn thứ 5 giữa nước này và Mỹ sẽ diễn ra vào hôm nay 22.1. Phía Mỹ đã cử Thứ trưởng Ngoại giao William Burns và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel.
- Vùng núi cao xuống dưới 5 độ C, biển Đông gió giật cấp 9 (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
- Trung Quốc đang vẽ ADIZ cho... cá ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo tờ The Economist, việc Trung Quốc yêu cầu tất cả các tàu đánh bắt cá của nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam trước khi tiến hành đánh bắt cá ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tự xác định là khu vực quản lý hành chính mới, và đòi phạt tiền lên tới 82.600 USD đối với những tàu vi phạm thực chất là đang vẽ Vùng nhận dạng (ADIZ) cho... cá ở khu vực này.
- Philippines lập căn cứ không quân tăng sức mạnh trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Philippines sẽ thiết lập 2 căn cứ không quân mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên khu vực Biển Đông.
- Có thể kiện Trung Quốc đòi lại Hoàng Sa (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tiến sĩ (TS) Nguyễn Nhã là học giả dành trọn đời nghiên cứu Hoàng Sa - Trường Sa, cũng như trong bao năm qua, liên tục đến nhiều nước, nơi có kiều bào người Việt Nam sinh sống để thuyết minh "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" để quy một lòng đoàn kết, thống nhất người Việt Nam dù ở đâu cũng hướng về tổ quốc và khẳng định với thế giới Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, sự thật lịch sử không thể chối cãi.
- Để đòi lại Hoàng Sa, chúng em phải làm gì? (BaoMoi) - Câu hỏi này trở thành một điểm nhấn đầy xúc động trong cuộc họp mặt “40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa” do chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông tổ chức tại Hà Nội.
- TQ đưa tàu nghìn tấn ra 'Tam Sa' tuần tra (BaoMoi) - Theo hãng tin Reuters, một tờ báo chính thống Trung Quốc vừa đưa tin, nước này sẽ bố trí một tàu tuần tra dân sự 5.000 tấn tại cái mà họ gọi là "một trong những đảo chính thuộc sự kiểm soát" tại Biển Đông và bắt đầu tuần tra thường xuyên.
- TQ xua tàu xuống Biển Đông tập trận, tuần tra (BaoMoi) - Trung Quốc vừa cử một hạm đội xuống Biển Đông để tập trận, đồng thời cử tàu tuần tra cỡ lớn đến đồn trú thường xuyên ở khu vực này.
- TQ bố trí tàu tuần tra "khủng" 5.000 tấn ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (ĐSPL) - Trung Quốc sẽ bố trí một tàu tuần tra 5.000 tấn ở đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của Quần đảo Hoàng Sa, để tuần tra thường xuyên trên Biển Đông.
- Dư luận phản đối quy định đánh cá mới của Trung Quốc (BaoMoi) - (Toquoc)-Trung Quốc tiến hành bước leo thang nghiêm trọng trên Biển Đông, cần được đáp trả bằng hành động nhất quán.
- Đông Timor và Úc nhờ Liên Hợp Quốc phân xử tranh chấp khí đốt (BaoMoi) - BizLIVE - Kể từ hôm 20/01/2014, Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hiệp Quốc phân xử một vụ « gián điệp » có liên quan đến thỏa ước chia sẻ hàng chục tỷ đô la dầu khí trong biển Đông Timor mà Úc khai thác.
- Ảnh: Trung Quốc điều chiến hạm, tàu cá vây Philippines ở bãi Cỏ Mây (BaoMoi) - (GDVN) - Hải quân Trung Quốc đã điều động 1 tàu hộ vệ, 1 tàu hậu cần phối hợp với Hải giám (Cảnh sát biển Trung Quốc) và lực lượng "tàu cá" vây hãm Philippines.
- Chiến hạm Trung Quốc phóng hỏa tiễn trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Các tàu hộ vệ và khu trục tên lửa thuộc Hạm đội Nam Hải đang thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật trên khu vực Biển Đông.
- Hải quân Trung Quốc bắt đầu tập trận tại Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Hải quân Trung Quốc hôm qua (20/1) đã bắt đầu cuộc tập trận ở Biển Đông - nơi Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với một số nước láng giềng Đông Nam Á.
- Trung Quốc kéo 3 chiến hạm khủng mang 3 trực thăng diễn tập tại biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 20-1, một đội tàu hải quân gồm 3 chiếc thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã khởi hành từ một quân cảng ở tỉnh Hải Nam ra biển Đông diễn tập.
- Trung Quốc và “Hội chứng“ đánh chiếm toàn bộ Biển Đông (BaoMoi) - BizLIVE - Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc rồi Philippines liên tục loan tin về một kế hoạch của quân đội Trung Quốc nhằm đánh chiếm một hòn đảo lớn do Philippines trấn giữ trong vùng quần đảo Trường Sa.
- Tàu chiến Trung Quốc lại “dương oai diễu võ” ở Biển Đông (BaoMoi) - Các tàu của Hải quân Trung Quốc bao gồm một tàu đổ bộ đảo hôm qua (20/1) đã bắt đầu khai hỏa một cuộc tập trận được cho là nhằm “dương oai diễu võ” ở Biển Đông. Đây là nơi đang chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
- Chuyên gia quốc tế tiếp tục lên án Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - Tại Hội thảo về Biển Đông vừa diễn ra tại Nga, các chuyên gia phân tích đã nhận định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang khiến tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp
- Tàu chiến Hạm đội Nam Hải ra Biển Đông tập trận (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Các tàu khu trục tên lửa, tàu đổ bộ lưỡng cư của Hải quân Trung Quốc sẽ có các cuộc tập trận quy mô ở Biển Đông, Tây Thái Bình Dương.
- 3 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải kéo xuống Biển Đông (BaoMoi) - (Soha.vn) - Vào sáng ngày 20-1, một đội gồm 3 tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đã khởi hành xuống biển Đông để thực hiện cái gọi là "tuần tra thường kỳ".
- Trung Quốc tập trận tác chiến ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Một đội tàu thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hôm 20.1 rời quân cảng ở tỉnh Hải Nam để tiến hành cái gọi là cuộc tập trận tác chiến ở biển Đông, theo Tân Hoa xã.
- Hình ảnh tàu ngầm kilo Hà Nội trên báo Nga (BaoMoi) - Hình ảnh tàu ngầm Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh xuất hiện trên tờ báo của nhà máy đóng tàu Nga Admiralty Verfi.
- Học giả Nga nói về TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (BaoMoi) - (ĐSPL) - Các nhà khoa học Nga cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á làm thay đổi cán cân lực lượng và tác động toàn cầu.
Trung Quốc, Việt Nam, ai nợ ai?
Nhà cầm quyền Bắc kinh thường tận dụng các phương tiện tuyên truyền cố
tình nhồi sọ làm cho dân TQ và nhân dân thế giới nghĩ rằng trong quá khứ
họ đã đơn phương giúp Việt Nam chống xâm lược mà rồi VN “bội bạc”(!)
(ngay cả một số giáo sư TQ vẫn hay nói với sinh viên VN du học bên đó
rằng VN “vô ơn”).
Sự thật ra sao? ơn ai? ai ơn?
Có phải “ông-anh-đồng-chí” hào phóng và vô tư ban viện trợ một cách “quân tử”, -nói kiểu phương đông truyền thống, hoặc với tinh thần “quốc tế vô sản”, -nói theo ngôn từ cách mạng? Chuyện đâu có đơn giản!
Đã có không ít bài viết đề cập đến chuyện này. Tôi xin mạn phép bổ sung một số ý nhỏ.
Năm 1949, Trung cộng giành được toàn nước Trung Hoa trên đất liền; sau đó chỉ được các nước “xã hội chủ nghĩa” công nhận. Họ rất muốn có được tiếng nói và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dịp may lớn đầu tiên là hội nghị Genève năm 1954 về chiến tranh Đông Dương -trong đó cuộc kháng chiến của VN là chủ đạo, Bắc kinh được tham dự. (Sự nóng lòng tận dụng dịp may đó bộc lộ không mấy tế nhị và vinh dự trong phiên khai mạc: Chu Ân Lai, trưởng đoàn Trung cộng, tươi tỉnh tiến đến để bắt tay trường đoàn Mĩ -nhưng ông này quay lưng lại). Trong suốt quá trình hội nghị, họ qua mặt VN thương lượng trực tiếp với phái đoàn Pháp, áp đặt ý đồ chia cắt VN. Họ chỉ cần một vùng cách li an toàn cho đất nước họ. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, và nhân dân Đông Dương nói chung, có cơ hội, họ cố giương ra một vai trò nào đó trên bàn cờ quốc tế và đã đạt được phần nào.
Việc ra sức hoạt động để vượt ra thế giới không từ bất cứ thủ đoạn nào, tất nhiên có việc lợi dụng VN. Chuyện nhỏ sau đây chứng tỏ họ vừa thâm hiểm và xảo trá, vừa trơ tráo. Năm 1956, trong đêm tối một tàu hàng của Pháp trên đường vào một cảng biển VN để nhận than (do VN trả, nằm trong chi phí mua lại mỏ than ở Hồng Quảng -Quảng Ninh sau này) đâm phải một tàu đánh cá của người TQ chường ra trên luồng tàu đi. Người Pháp vớt các ngư dân lên chăm sóc, đối đãi tử tế, lập biên bản trong đó ngư dân TQ thừa nhận họ đã sai, vi phạm luật đường biển. Thuyền trưởng tàu Pháp mời nhà chức trách VN đến trao trả người và đưa cả biên bản. Phía VN cảm ơn, rồi trao lại cho phía TQ. Bắc kinh nhận người, ỉm luôn biên bản, và lớn tiếng kết tội tàu Pháp đã ngang nhiên hiếp đáp ngư dân TQ(!), đòi công khai xin lỗi và bồi thường. Họ tìm cách để buộc chính phủ Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với họ. Vì mưu đồ thâm hiểm của mình, họ đẩy VN vào thế rất khó xử. Chiếc tàu Pháp bị giữ lại mấy tháng trời. Người thuyền trưởng Pháp cay đắng nói với phía VN: Tôi biết các ông đang phải làm vừa lòng TQ, đằng sau việc này là những toan tính chính trị của họ.
Nhiều người đã nêu rõ lí do vì sao năm 1968 Bắc kinh ra sức ngăn cản VN đi hoà đàm với Mĩ ở Paris. Họ muốn VN “chống đế quốc đến người VN cuối cùng” (cách nói của báo chí phương Tây) một khi họ đang cần vậy cho những tính toán lợi ích của họ. Đến khi Mĩ thực sự sa lầy ở VN, Bắc kinh thấy đã đến lúc chẳng cần che đậy ý đồ thèm muốn bắt tay với “cọp giấy” nữa. Bắt đầu bằng “ngoại giao bóng bàn” và cuộc đi đêm của Kissinger đến Bắc kinh sau “màn kịch đau bụng” của ông ta tại Pakistan. Tiếp đó là màn tổng thống Mĩ Nixon thăm TQ năm 1971, cùng với các cuộc mật đàm, và hệ quả là kết ước Thượng Hải. Trong cuộc “mua bán chính trị” này, Mĩ chỉ được lợi là thêm “đồng minh” chống Liên xô (xưa); còn “chiến lợi phẩm” của Bắc kinh thì chẳng ít, nhưng rõ ràng nhất là việc Mĩ làm ngơ cho TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974, và không lâu sau để ngỏ cửa cho họ giành chiếc ghế thường trực Hội đồng bảo an LHQ của Trung hoa dân quốc (Đài Loan).
Có được vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế và được ngồi vào ghế HĐBA LHQ, chính (cố) thủ tướng TQ Chu Ân Lai từng nói với “các đồng chí VN”, không chỉ một lần, rằng nhờ có phần đóng góp quan trọng của cuộc đâu tranh của nhân VN, và họ, TQ, rất biết ơn về điều đó.
Nói về “nợ”, TQ từng “giúp” VN lương thực, trang thiết bị quân đội, vũ khí (chủ yếu là của Liên-xô hoặc do LX giúp Mao đánh Tưởng), ... ; trong khi đó, với VN chính TQ nợ xương máu, nợ “chia cắt đất nước” (chẳng phải Chu Ân Lai đã thừa nhận với Lê Duẩn “chúng tôi đã sai lầm” về vấn đề này sao!), nợ về sự trì trệ, ...
Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ “giúp” đã gây hại, trước mắt và về lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm đường (do TQ đòi đưa quân sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng cách nhờ giúp làm đường) thì tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá Liễu Thăng”),-[Xin dẫn thêm một vài ví dụ trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào bị bít, không ai biết họ làm gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những tháp Phật Hoàng đựng xá lị hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính cao lừng lững bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập cho tan nát, tấm bia Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông đưa con trai và con gái trèo núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai thoải xuống phía Tây Nam cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ định phá long mạch của nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc Bắc, cũng tức là phá long mạch của Việt Nam chăng?], khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế,... Chẳng hạn, giúp cố vấn Cải-Cách-Ruộng-Đất thì đẩy đến những vụ giết chóc man rợ. (Không kể những vụ “nổi tiếng” như vụ Nguyễn thị Năm, có nhiều vụ “âm thầm”; ví như tại một xã, trong một đêm có sáu người đột tử, cán bộ đội CCRĐ nhận định là tự tử, nhưng bị cố vấn TQ phê phán là kém cảnh giác và khẳng định là do địch bịt đầu mối; sau đó “quả nhiên” đội (phải) tìm ra “địch” đưa ra xử bắn!). Chẳng hạn, giúp “xây dựng CNXH trên miền Bắc” (chẳng phải cho không) thì như khu gang thép Thái Nguyên mà một chuyên gia Đông Âu cùng phe XHCN từng nhận xét là kĩ thuật lạc hậu chính TQ đang muốn thay thế ở nứoc họ, qui mô rềnh ràng tốn đất, năng suất thấp,... V.v... Những món nợ kiểu này, những người VN cả tin phải chịu, nhưng Bắc kinh phủi tay được sao?!
Nữa, năm 1979 Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lăng VN, không chỉ giết hại thường dân mà còn cướp phá –đúng trọn nghĩa của từ này! Những thứ gì không mang về nước được, chúng đốt sạch, phá sạch, đập cho tan nát cả những thứ vụn vặt từ cái ghi đường sắt cho đến đồ dùng nhà bếp. Nhà cầm quyền Trung cộng còn nợ dân VN lời nhận tội và lời xin lỗi; nợ phí “bồi thường chiến tranh” theo thông lệ quốc tế [vô cớ tràn vào đất nước người ta tàn sát, cướp bóc, phá hoại rồi an nhiên rút đi lại tráo trở giọng lưỡi kẻ cường quyền (rằng thì là “phản kích tự vệ”) mà xoá nợ được sao! Còn ép nạn nhân phải “câm miệng”, một trong những điều kiện để nối lại “quan hệ đồng chí”!].
Chưa nói những thiệt hại lộ diện hoặc âm ỉ khoét mòn, trước mắt và lâu dài, mà “ông bạn 16 chữ, 4 tốt” gây ra cho đất nước ta bằng quyền lực mềm và chẳng mềm từ sau khi “bình thường quan hệ trở lại”.
Đã đến lúc, dẫu khí muộn, cần phải cho nhân dân VN, nhân dân TQ, nhân dân toàn thế giới thấy rõ sự thật trắng đen, không để cho Bắc kinh quen lối “vừa la làng, vừa ăn cướp” đầu độc dân nước họ vốn đang bị nhồi sọ chính sách ngu dân và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đại Hán, đầu độc dư luận quốc tế. Mà làm việc này trách nhiệm chính là của các phương tiện thông tin chính qui của ta (không làm được thì không chỉ là tội lỗi mà còn là tội ác!), các báo “mạng” chỉ có tác dụng hạn chế.
Hoa Bảy
(Văn hóa Nghệ an)
Trung Quốc đưa tàu ra Hoàng Sa tuần tra thường xuyên
Bắc Kinh sẽ đưa một tàu tuần tra dân sự nặng 5.000 tấn tới hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam gọi là Phú Lâm, và Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa trên hòn đảo này.Tàu 2101 của Cảnh sát biển Trung Quốc. |
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nhà sử học nghiên cứu về tranh chấp biển Đông, cho biết ông ‘không ngạc nhiên’ về tuyên bố mới nhất này của Trung Quốc.
“Trung Quốc từ trước tới nay luôn luôn tuyên bố thế này rồi tuyên bố thế khác. Trung Quốc tuyên bố như thế để thể hiện ý đồ của Trung Quốc là thâu tóm biển Đông trong phạm vi toàn bộ đường lưỡi bò, chứ không chỉ có vấn đề Hoàng Sa mà thôi. Họ đã biến các vùng không có tranh chấp, thành tranh chấp, làm sao có lợi cho Trung Quốc, và cứ thế, suốt từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay”.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng tán đồng quan điểm của ông Nhã, cho rằng hành động của Trung Quốc ‘nằm trong một âm mưu chung’.
Tờ báo của Trung Quốc không đưa tin khi nào thì các cuộc tuần tra bắt đầu mà chỉ cho biết rằng sẽ tập trung vào các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ khẩn cấp ‘một cách nhanh chóng, đúng trình tự và hiệu quả trước các sự cố bất ngờ trên biển”.
Các cuộc tuần tra trên biển Đông thường được tiến hành bởi các tàu dân sự, dù hải quân Trung Quốc thường tiến hành các cuộc diễn tập tại vùng biển tranh chấp này.
Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ
ai coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó
người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt
Nam hơn.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, nhà sử học nghiên cứu về tranh chấp biển Đông
|
Cuộc thao diễn thường niên với sự tham gia của 2 tàu khu trục và phi cơ đổ bộ lưỡng cư cùng 3 trực thăng với các lính thủy đánh bộ.
Chỉ huy đội tàu này cho biết cuộc diễn tập sẽ chú trọng vào việc thử nghiệm khả năng tác chiến của tàu chiến, tàu ngầm cũng như lực lượng không quân.
Việt Nam chưa lên tiếng về tuyên bố đưa tàu ra tuần tra thường xuyên ở Hoàng Sa, nhưng mới đây, Hà Nội đã phản đối việc Bắc Kinh yêu cầu các tàu cá phải xin phép trước khi đánh bắt cá tại vùng biển Đông.
Về phản ứng của chính quyền trong nước, ông Nhã nói:
“Lịch sử cho thấy rằng là với một nước nhỏ như Việt Nam ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc thì vấn đề đường lối ngoại giao và chính trị phải khôn ngoan rồi. Đó là điều rõ. Tôi nghĩ chính quyền hiện nay phải học những bài học của cha ông mình. Đối với người dân Việt Nam, trong lịch sử, họ rất kiên cường. Bất cứ ai mà coi thường, vô cảm với vấn đề này [biển Đông] thì đến một lúc nào đó người ta sẽ không chấp nhận đâu. Người Trung Quốc nên hiểu lịch sử Việt Nam hơn”.
Ngày 19/1 đánh dấu 40 năm xảy ra trận hải chiến ở Hoàng Sa làm 74 chiến sỹ thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa tử trận mà sau đó Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Một hoạt động kỷ niệm ngày này đã diễn ra ở trung tâm Hà Nội, nhưng những người tham gia cho biết rằng họ ‘đã bị cản trở’.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với VOA Việt Ngữ rằng cuộc tưởng niệm nhằm nhắc nhở mọi người rằng ‘Hoàng Sa lúc nào cũng ở trong trái tim của những người dân yêu nước Việt Nam’.
VOA Tiếng Việt
Người Buôn Gió - Hòn đá to và hòn đá nhỏ
Năm 1942 tại Cao Bằng, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập ra nhà nước
hiện nay đã làm một bài thơ nổi tiếng. Hồ Chí Minh được một số tin đồn
chính thức là danh nhân văn hóa thế giới, cũng như có nhiều tác phẩm thi
ca được đưa vào giảng dạy tại nhà trường. Thiên tài thi ca của Hồ Chí
Minh không có gì phải bàn cãi, vì chất thi ca của Hồ Chí Minh đặc biệt
hơn tất cả các thi sĩ khác là nội dung những bài thơ của Hồ Chí Minh
mang đậm tính triết lý, dạy bảo người đời.
Bài thơ về Hòn Đá của chủ tịch HCM là một trong những bài thơ trác
tuyệt nhất từ xưa đến nay. Đằng sau những từ ngữ tưởng là đợn giản ấy,
ẩn chứa một bí kíp võ lâm để đoạt được thiên hạ. Đó chính là sự Đoàn
Kết.
Chẳng thế khi lâm chung, phút cuối chủ tịch HCM còn dặn các đồng đảng
của mình ( đồng đảng là các đồng chí cùng trong một đảng ) phải giữ sự
đoàn kết như giữ con ngươi trong mắt mình.
Hơn một nửa thế kỷ trôi qua, tư tưởng vĩ đại của chủ tịch HCM trong bài
Hòn Đá được các hậu duệ đồng đảng duy trì kiên định. TBT Nguyễn Phú
Trọng đã khẳng định trong vấn đề xử lý cán bộ kỷ luật. Ông Trọng nói kỷ
luật là phải xem xét kỹ, kỷ luật để tiến bộ hơn, chứ không kỷ luật để hạ
nhau. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì nói - mấy năm làm thủ tướng ông
chưa xử lý ai...
Trở lại bài thơ Hòn Đá , nội dung nói việc đánh Tây, đánh Pháp khó khăn
như một hòn đá nặng. Một người làm không nhấc được, nhiều người xúm lại
chung tay thì nhấc được hòn đá. Từ một ví dụ đơn giản về Hòn Đá, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khiến người ta hiểu ngay cốt lõi công cuộc đánh giặc
ngoại xâm.
Hòn Đá của HCM đã đi vào lịc sử chống ngoại xâm như một biểu tượng.
Một ngày đầu năm 2014, cách bài thơ Hòn Đá của Hồ Chí Minh hơn nửa thế
kỷ. Các học trò của HCM một lần nữa lại đưa hình tượng hòn đá đi vào
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Nhưng bằng một cách khoa học hơn.
Có lẽ thời HCM ngồi hang Pắc Pó chưa có dụng cụ cắt đá cầm tay chạy điện
như bây giờ. Ngày hôm nay với khoa học tân tiến, học trò của HCM đã
chứng minh một điều cũng rất vĩ đại không kém phần triết lý là
- Cắt nhỏ hòn đá ra sẽ nhấc lên dễ hơn.
Đảng viên Kiên, phó công an phường Tràng Tiền đang chứng minh rằng hòn đá to đến đâu với khoa học tân tiến, máy móc hiện đại. Chỉ cần cắt nhỏ ra là ai cũng bê được như hình dưới.
Triết lý mới này phản ánh đúng tính thời cuộc ngay hôm nay. Khi mà quân xâm lược Trung Quốc ngày đêm hoành hành ngoài biển khơi. Thì trong nước, Đảng lấy tình hữu nghị 16 chữ vàng ra đối phó. Chính phủ mua tàu ngầm lo đối phó. Còn người dân thì người thì biểu tình phản đối TQ, người thì chống phá biểu tình.
Hòn đá này được cắt nhỏ vởi môt đảng viên có chức vụ, nơi cắt diễn ra tại chân tượng đài tiền nhân Lý Thái Tổ, giữa trung tâm thủ đô Hà Nội.
Phải chăng ngày hôm nay, xẻ nhỏ lòng đoàn kết yêu nước ra là giữ được đất nước.?
Người Buôn Gió
(Blog Yêu quê hương )
Nguyễn Quang A - Hơn 3 giờ bị câu lưu trái pháp luật
Ts Nguyễn Quang A |
Chúng tôi định đi thăm các tù nhân lương tâm và gia
đình họ ngày 18-1-2014, tôi mắc bận không đi được. Ngày 19-1-2014 khi dự lễ tưởng
niệm Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ mới biết cuộc đi thăm tù nhân được chuyển
sang ngày 20. Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người
mặc thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây
ra trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã
không nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với
phó thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân quyền. Giá
mà bữa cơm ấy diễn ra sau 20-1-2014 thì tôi đã có thể nói cho vị giáo sư đáng
kính về kinh nghiệm bản thân mà tôi tóm tắt sau đây.
Ngày 20 -1-2014 chúng tôi đi thăm và cuộc viếng thăm
này đã kéo dài ngoài dự kiến. Đến tận sáng 21-1-2014 lúc 0 giờ 13 phút tôi mới về
đến nhà sau hơn 3 giờ bị câu lưu trái pháp luật tại xã Chương Dương, huyện
Thanh trì Hà Nội cùng 6 người bạn khác. Trả lời nhà báo Trần Quang Thành xong
tôi lên giường đánh một giấc đến hơn 7 giờ sáng, rồi lại phải đi họp ở xa Hà Nội
nên chỉ kịp gửi email cảm ơn bạn bè đã quan tâm đến việc xảy ra tối qua ngày
20-1-2014 và hứa sẽ viết lại tóm tắt để mọi người rõ.
Chiều mới quay lại Hà Nội và nhận được rất nhiều điện
thoại từ những người quen và các sứ quán trước và trong lúc viết mấy dòng này
và quên mất việc mình có lịch đi dự Quốc khánh Australia tại khách sạn Melia (rất
xin các bạn Úc thứ lỗi).
A.
Vài
sự kiện
Chúng tôi gồm nhà thơ, cựu chiến binh Nguyễn Trường
Thụy, anh Lê Hùng, anh Vũ Mạnh Hùng, anh Nguyễn Lân Thắng, anh Nguyễn Kim và cô
Thảo đã đến thăm cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương, Thường
Tín, Hà Nội. Cuộc viếng thăm nhân dịp tết sắp đến kéo dài khoảng 20 phút, chúng
tôi xin phép ra về vì đã muộn và còn phải đi thăm những người khác nữa.
1. Ra
đến đường làng ngay trước cổng nhà anh Trội thì gặp hơn 20 người mặc thường phục
vây quanh, cản không cho chúng tôi đi. Họ “mời” chúng tôi đến trụ sở Ủy ban
Nhân dân xã để làm việc. Chúng tôi hỏi họ là ai, họ có quyền “mời” như vậy hay
không? Và nếu là “mời” thì lời mời đó bị chúng tôi từ chối. Họ không chứng minh
được tư cách của họ (thí dụ bằng trương ra thẻ công an của họ; thậm chí có 1
người được gia đình anh Trội nói là ninh ở huyện đã từ chối nhận mình là công
an mà chỉ nói anh ta là một người dân) nên chúng tôi không đi. Lúc họ nói họ rất
tôn trọng chúng tôi nên mới “mời,” lúc họ đe dọa, thậm chí văng tục, và ép mọi
người đến ủy ban, sau khi mời không xong họ bảo “tôi yêu cầu chứ tôi đ. mời nữa!”
Giữa chừng hai xe của chúng tôi (trong đó có 1 taxi) đã bị họ lùa đến sân Ủy
ban. Với sức mạnh cơ bắp và bạo lực họ đã áp tải chúng tôi đến Ủy ban. Khoảng
thời gian giằng co trước cổng nhà anh Trội đến Ủy ban xã hết khoảng 30 phút và cộng
thêm thời gian họ áp tải chúng tôi đến Ủy ban xã tổng cộng hết khoảng 35-40
phút. Chi tiết những lời lẽ trao đổi dọc đường có thể nghe trên 3 clip của Nguyễn
Lân Thắng có độ dài 17:54, 13:18 và 10:20.
2. Khi
đã vào đến Ủy ban Xã, họ đưa 6 người chúng tôi lên Văn phòng Đảng ủy Đảng Cộng
sản Việt Nam xã Chương Dương (!!!). Lúc đó là 20 giờ ngày 20-1-2014. Xuất hiện
3 người: Ông Phạm Nhật Cường trưởng công an xã, ông Khánh và ông Hải từ an ninh
huyện Thường Tín. Ông an ninh huyện trợ giúp pháp lý cho ông Cường và nói rằng
theo quy định trưởng công an xã có quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của chúng
tôi còn họ (từ huyện) thì không có chức năng đó. Họ yêu cầu chúng tôi cho họ
xem chứng minh nhân dân (4 người có, 2 người không mang CMT theo người). Tôi bảo
anh Cường rằng lẽ ra anh đã phải có mặt 30-40 phút trước ở trước cổng nhà anh
trội, trương thẻ công an của mình ra và với tư cách trưởng công an xã anh giải
thích rằng theo quy định luật pháp anh có quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân theo
đúng thủ tục thì chúng tôi đã đưa CMT cho anh xem và việc đó hay hơn việc câu
lưu chúng tôi rất nhiều. Vì cách làm của các anh là hoàn toàn trái luật và vi
phạm nghiêm trọng quyền con người. Trong suốt quá trình ở Văn phòng Đảng ủy 3
người họ thay phiên nhau ra ngoài hoặc đi xuống tầng trệt (chắc là để trao đổi
hay nhận lệnh).
3. Lúc
9h45 có 3 xe nghe nói là từ Bộ Công an đến với nhiều người từ trên bộ. 10h00
anh Cường nói với tôi “mời anh Quang A xuống dưới để mấy anh hỏi vài chuyện”.
Tôi bảo anh Cường, anh hãy xuống và bảo mấy anh ở dưới đó “tôi cám ơn lời mời,
nhưng lời mời của họ không được tôi chấp nhận. Tôi không có chuyện gì để trao đổi
với họ. Việc anh (Cường) có quyền hỏi CMT thì tôi đã đưa CMT cho anh và thế là
xong chuyện, không còn gì để nói hay để bàn nữa. Nếu mấy anh ấy có lên trên này
trước mặt 5 người khác và có hỏi tôi bất cứ gì tôi cũng sẽ không trả lời.” Không
ai khác được mời xuống để hỏi riêng. Chúng tôi ngồi uống nước suông với cái bụng
đói mèm. Anh Trội ra mua được 2 gói bánh, tôi làm 4 chiếc với nước lã và ngồi đợi
cùng mọi người.
4. 10h40
xuất hiện 3 người với video camera quay chúng tôi từ mọi góc. Lúc này chúng tôi
mới bảo họ rằng “ngay từ đầu chúng tôi đã hỏi các anh để chúng tôi quay toàn bộ
cuộc câu lưu này thì các anh đã không chấp nhận, bây giờ các anh chĩa vào mặt
chúng tôi quay mà chẳng thấy xin phép chúng tôi gì cả,” nhưng chúng tôi đã quá
quen cảnh bất lịch sự này rồi nên bỏ qua.
5. Anh
Cường quay lại và bảo chúng tôi ký biên bản. Chúng tôi nói việc đưa CMT cho anh
kiểm tra là đã xong. Chúng tôi không liên quan gì đến cái văn bản do các anh tự
viết ra và gọi là biên bản cả và nhất quyết sẽ không ký vào bất kỳ giấy tờ nào.
Anh Cường nói thế thì phải làm biên bản rằng các bác không ký. Chúng tôi bảo
cái đấy tùy anh và chúng tôi không liên quan. Họ viết 1 tờ giấy gọi anh lái xe
Taxi lên ký làm chứng. Chúng tôi không biết 2 văn bản đó họ viết gì.
6. Anh
Nguyễn Kim đi xuống rồi chúng tôi nghe tiếng ồn lớn và tiếng kêu la rất to.
Chúng tôi kéo xuống và thấy anh Kim bị đánh và đang kêu rất đau. Chúng tôi dìu
anh lên, anh nói có 1 tên đánh anh 4 cú và định kéo anh vào phòng riêng, nhưng
do anh la to và chúng tôi xuống kịp thời nên nó thôi (cũng tại đây một thời
gian trước đã xảy ra việc 1 khách đến thăm anh Trội đã bị đánh gãy xương).
7. Anh
Cường quay lại nói 5 người có CMT (thêm anh Kim người lái xe nên không bị đưa
lên Văn phòng Đảng ủy Xã ngay từ đầu, nhưng họ thấy anh nói chuyện thân mật với
vợ anh Trội, chứng tỏ anh cũng quen biết anh Trội nên đã bị đưa lên sau và bị hỏi
CMT) có thể ra về, còn 2 người không có CMT ở lại chờ xác minh. Chúng tôi nói
chúng tôi chờ xác minh xong thì về một thể. Một lúc sau họ nói đã xác minh xong
và mời chúng tôi ra về. Lúc này vừa đúng 23 giờ.
8. Xuống
sân đèn tối om. Chúng tôi đòi họ bật đèn sân, họ bảo bị mất điện (trong khi
trên phòng điện vẫn sáng). Cổng bị khóa chặt từ lúc câu lưu chúng tôi được mở
ra. Anh Trội có đèn pin dẫn chúng tôi ra cổng. Anh Kim vạch áo và có thể thấy một
vết xước rớm máu dài trên bả vai. Gần 20 bạn hữu đến ứng cứu chúng tôi từ ngoài
đường tràn vào sân. Một người hô to “đả đảo công an đánh người” và mọi người hô
theo “đả đảo,” “đả đảo”. Hô ba bốn lần
thì họ ép được chúng tôi ra khỏi cổng và khóa cổng lại. Chúng tôi lên xe về
nhà.
B. Vài
bình luận sơ bộ
1. Những
người tự xưng là công an trong đoạn A.1 kể trên đã vi phạm pháp luật một cách
nghiêm trọng, không hiểu chút gì về quyền con người và rất hách dịch với dân.
Chúng tôi đòi công khai ngân sách nhà nước chi cho lực lượng công an, giành một
phần thích đáng kinh phí đó để dạy công an về pháp luật, về nhân quyền, về việc
không được vi phạm pháp luật và hỗn láo với dân những người đã đóng thuế để
nuôi họ và toàn bộ bộ máy nhà nước này.
2. Chỉ
có đi thực tiễn mới thấu hiểu được sự vi phạm nhân quyền, sự lạm dụng quyền lực
tràn lan đến thế nào, nhất là ở vùng nông thôn nơi người dân chưa hiểu rõ quyền
của mình và thường xuyên bị những người nhân danh nhà nước hành hạ, đối xử một
cách hỗn láo và thô bạo. Chính vì thế tôi cầu mong càng nhiều người (nhất là
các trí thức) hãy đi thăm các cựu tù nhân lương tâm, gia đình các tù nhân lương
tâm (đang ở trong tù) để hiểu hoàn cảnh của họ và những âm mưu thâm độc của một
số người lạm dụng quyền lực (mà chủ yếu là lực lượng công an) đã và đang tìm mọi
cách cô lập họ về mọi mặt, triệt phá mọi kế sinh nhai của họ (hầu hết việc sản
xuất kinh doanh hay công việc kiếm tiền của họ bị triệt hạ một cách hết sức
tinh vi và hiểm độc). Việc thăm viếng này là quyền của chúng ta và không một thế
lực nào có thể cản chúng ta. Chúng ta cũng nên tổ chức đi thăm các tù nhân
lương tâm; việc này cần được phép của cơ quan chức năng vì các tù nhân lương
tâm đang trong nhà tù. Và tất nhiên chúng ta phải liên tục lên tiếng đòi thả hết
các tù nhân lương tâm.
3. Chúng
ta có thể đọc và tưởng là hiểu rất nhiều. Tôi có thể khẳng định 1 giờ mà quý vị
đến thăm họ để biết hoàn cảnh thật của họ tại gia đình họ, thì 1 giờ đó có thể
giúp quý vị hiểu nhiều hơn 1 năm chỉ đọc và chỉ nghe. Hãy thường xuyên đến với
họ, bày tỏ sự đoàn kết với họ và đấy là một trong những cách phá vỡ sự cô lập
chết người mà một số kẻ lạm dụng quyền lực đã và đang gây ra một cách hết sức
tinh vi và dã man cho các tù nhân lương tâm và gia đình của họ.
Nguyễn Quang A
Tác giả gửi Quê Choa
Đỏ đen mô hình tăng trưởng Trung Quốc
Robert Peston
Biên Tập Viên Kinh Doanh (BBC)
Biên Tập Viên Kinh Doanh (BBC)
Trung Quốc đầu tư nhiều vào hạng tầng trong những năm qua.
Trung Quốc vừa mới công bố số liệu GDP mới, theo đó tăng trưởng kinh tế
hàng năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm xuống mức 7,7%. Tin
này có phần tốt xấu lẫn lộn.
Vì sao vậy?
Bất chấp người ta có tin số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc hay không thì sẽ không có chuyện quốc gia này “hạ cánh cứng” hay kết thúc thời kỳ tăng trưởng cao, vốn được cho là sẽ có tác động rất lớn đến toàn cầu.
Nhưng vẫn có lập luận cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc là không bền vững. Do đó, kiểu tăng trưởng này diễn ra càng lâu thì điểm kết của nó lại càng khó lường.
Và trước hết tôi có thể nói rằng lỗi là do phương Tây.
Đó là vì những khiếm khuyết nghiêm trọng nhất trong nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ rõ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vốn xuất phát từ phương Tây nhưng tác động nghiêm trọng lên kinh tế toàn cầu.
Tăng tiêu thụ nội địa
Cụ thể là khủng hoảng này đã bào mòn mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc.
Xuất khẩu của TQ bị chững lại khi phương Tây gặp khủng hoảng.
Khi kinh tế Châu Âu và Mỹ bị khủng hoảng thì chúng ta không còn nhu cầu mua những hàng hóa rẻ tiền bắt mắt từ Trung Quốc nữa và kinh tế của nước này cũng bị chững lại và Bắc Kinh buộc phải tìm lối đi khác.
Một chính quyền can đảm có lẽ sẽ tận dụng cơ hội này để chuyển hướng bằng cách kích cầu nội địa, đưa ra các chính sách đổi mới nhằm khuyến khích dân số 1,3 tỷ người tiêu thụ nhiều hơn.
Nó đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tự do hóa tài chính, có tỉ lệ hoàn vốn đầu tư cao hơn, và nới lỏng tín dụng tiêu dùng.
Ngoài ra, hệ thống nhà nước phúc lợi hiệu quả cũng phải được thiết lập, đảm bảo các nhu cầu tối thiểu về y tế, sức khỏe, giáo dục cho người dân, giúp họ an tâm chi tiêu thay vì tiết kiệm phòng thân. Hiện nay, tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập thực tế của người dân Trung Quốc cao hơn tới 6 lần so với người Anh.
Nếu phần đóng góp của tiêu dùng trong nền kinh tế Trung Quốc tăng từ 1/3 lên 2/3 GDP như ở Anh và Mỹ, quốc gia này sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn bền vững hơn.
Điều này cũng sẽ góp phần kéo nền kinh tế phương Tây ra khỏi suy thoái, bởi các doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn cơ hội xuất khẩu hơn vào thị trường lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, viễn cảnh đó vẫn chưa thành hiện thực.
'Bất mãn chính trị'
Điều Bắc Kinh lo ngại là khi thất nghiệp gia tăng, sự bất mãn về kinh tế sẽ chuyển hóa thành bất mãn về chính trị. “Khế ước ngầm” giữa Đảng Cộng Sản và nhân dân, đánh đổi các quyền dân chủ để có một đời sống kinh tế thịnh vượng, có thể sẽ bị phá vỡ.
Trong năm 2007, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào đầu tư, khi chi tiêu vào nhà xưởng, xây dựng, phát triển hạ tầng, chiếm tới 40% GDP.
Nhưng thay vì “tái cân bằng” bằng cách giảm đầu tư, phần đóng góp của nó trong GDP lại tăng lên thành 50%. Thành thị và các khu công nghiệp được tiếp tục được tạo ra hay làm mới.
Bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc cũng có thể nhìn thấy những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, những cây cầu dài nhất thế giới, những con đường chẳng dẫn đến đâu, và vô vàn những ngôi nhà không có người ở.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước, vốn là tàn dư của thời đại Mao, được cấp cho vai trò mới là tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ.
Điều này tạo ra lợi ích trước mắt, nhưng có hại về dài hạn vì khả năng sinh lợi sẽ bị hạn chế, do thị trường sẽ không thể hấp thụ được hết số sản phẩm tạo ra.
Điều nguy hiểm nhất nằm ở việc nguồn tài chính cho đầu tư được lấy từ đâu.
Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho các ngân hàng “mở két.” Họ ngoan ngoãn nghe theo.
Sau khi Bắc Kinh lo ngại về việc tốc độ cho vay tăng quá nóng, các ngân hàng Trung Quốc đã thể hiện khả năng sáng tạo mà ngay cả các đồng nghiệp ở trung tâm tài chính tại London hay New York cũng phải bái phục.
'Cú sốc lớn'
Hậu quả là tốc độ cho vay tăng 15% thu nhập quốc gia hàng năm từ 2008, làm cho tổng nợ quốc gia Trung Quốc đã gấp đôi GDP. Tổng tín dụng phình lên đến 15 nghìn tỷ đô la trong giai đoạn đó.
Theo Charlene Chu của hãng đánh giá tín dụng Fitch, lượng tăng thêm trong bảng cân đối kế toánh của các ngân hàng Trung Quốc từ năm 2008 tương đương với số tăng thêm của các ngân hàng Mỹ với khoảng thời gian là một thế kỷ đạt ở mức đó.
Bà Chu cho rằng một nền kinh tế tăng trưởng bằng tín dụng sẽ không sớm thì muộn gặp những cú sốc lớn.
Kể cả nữ chuyên gia này có hơi bi quan quá, thì rõ ràng là không ai muốn tốc độ tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Bởi khi khoảng cách đó ngày càng gia tăng, gánh nặng giải quyết đống nợ khổng lồ từ đầu tư kém hiệu quả cuối cùng sẽ trở nên quá lớn và không thể xử lý nổi.
Nói cách khác, Trung Quốc càng lấn sâu vào kiểu tăng trưởng sai lầm này càng lâu, nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụp đổ càng lớn. Khi đó, các định chế tài chính và các nền kinh tế có liên quan sẽ lãnh đủ.
Điều này đưa chúng ta trở lại với các tin tốt xấu lẫn lộn từ GDP của Trung Quốc công bố ngày hôm nay.
Nó cho thấy đầu tư cơ bản (không gồm đầu tư của các hộ nông thôn) tăng 19.6% trong năm 2013, giảm nhẹ từ mức 20.6% trong năm trước. Tuy vậy, tổng đầu tư vẫn tăng nhiều hơn bán lẻ (cao hơn 13.6%) và sản xuất công nghiệp (9.7%).
Nói cách khác là Trung Quốc vẫn bám vào tín dụng để đầu tư. Không có chuyện tái cơ cấu lành mạnh nào cả.
Bắc Kinh vừa mới công bố kế hoạch 10 năm tại Hội nghị Trung Ương 3 vừa qua, cam kết tăng dần tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng trong tăng trưởng, đồng thời giảm vai trò của xây dựng và đầu tư.
Liệu kế hoạch này có thành công? Phải mất bao lâu? Và hậu quả sẽ ra sao cho cả thế giới và Trung Quốc nếu nó thất bại?
Có lẽ sẽ phải chờ hạ hồi phân giải.
Vì sao vậy?
Bất chấp người ta có tin số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc hay không thì sẽ không có chuyện quốc gia này “hạ cánh cứng” hay kết thúc thời kỳ tăng trưởng cao, vốn được cho là sẽ có tác động rất lớn đến toàn cầu.
Nhưng vẫn có lập luận cho rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc là không bền vững. Do đó, kiểu tăng trưởng này diễn ra càng lâu thì điểm kết của nó lại càng khó lường.
Và trước hết tôi có thể nói rằng lỗi là do phương Tây.
Đó là vì những khiếm khuyết nghiêm trọng nhất trong nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ rõ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vốn xuất phát từ phương Tây nhưng tác động nghiêm trọng lên kinh tế toàn cầu.
Tăng tiêu thụ nội địa
Cụ thể là khủng hoảng này đã bào mòn mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc.
Xuất khẩu của TQ bị chững lại khi phương Tây gặp khủng hoảng.
Khi kinh tế Châu Âu và Mỹ bị khủng hoảng thì chúng ta không còn nhu cầu mua những hàng hóa rẻ tiền bắt mắt từ Trung Quốc nữa và kinh tế của nước này cũng bị chững lại và Bắc Kinh buộc phải tìm lối đi khác.
Một chính quyền can đảm có lẽ sẽ tận dụng cơ hội này để chuyển hướng bằng cách kích cầu nội địa, đưa ra các chính sách đổi mới nhằm khuyến khích dân số 1,3 tỷ người tiêu thụ nhiều hơn.
Nó đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tự do hóa tài chính, có tỉ lệ hoàn vốn đầu tư cao hơn, và nới lỏng tín dụng tiêu dùng.
Ngoài ra, hệ thống nhà nước phúc lợi hiệu quả cũng phải được thiết lập, đảm bảo các nhu cầu tối thiểu về y tế, sức khỏe, giáo dục cho người dân, giúp họ an tâm chi tiêu thay vì tiết kiệm phòng thân. Hiện nay, tỉ lệ tiết kiệm trên thu nhập thực tế của người dân Trung Quốc cao hơn tới 6 lần so với người Anh.
Nếu phần đóng góp của tiêu dùng trong nền kinh tế Trung Quốc tăng từ 1/3 lên 2/3 GDP như ở Anh và Mỹ, quốc gia này sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn bền vững hơn.
Điều này cũng sẽ góp phần kéo nền kinh tế phương Tây ra khỏi suy thoái, bởi các doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn cơ hội xuất khẩu hơn vào thị trường lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, viễn cảnh đó vẫn chưa thành hiện thực.
'Bất mãn chính trị'
"Trung Quốc vẫn bám vào tín dụng để đầu tư. Không có chuyện tái cơ cấu lành mạnh nào cả."Chính quyền Trung Quốc cho rằng tái cấu trúc nền kinh tế trên quy mô lớn như vậy tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Tăng trưởng sẽ giảm tốc, kéo theo đó là nguy cơ bất ổn chính trị.
Điều Bắc Kinh lo ngại là khi thất nghiệp gia tăng, sự bất mãn về kinh tế sẽ chuyển hóa thành bất mãn về chính trị. “Khế ước ngầm” giữa Đảng Cộng Sản và nhân dân, đánh đổi các quyền dân chủ để có một đời sống kinh tế thịnh vượng, có thể sẽ bị phá vỡ.
Trong năm 2007, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào đầu tư, khi chi tiêu vào nhà xưởng, xây dựng, phát triển hạ tầng, chiếm tới 40% GDP.
Nhưng thay vì “tái cân bằng” bằng cách giảm đầu tư, phần đóng góp của nó trong GDP lại tăng lên thành 50%. Thành thị và các khu công nghiệp được tiếp tục được tạo ra hay làm mới.
Bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc cũng có thể nhìn thấy những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, những cây cầu dài nhất thế giới, những con đường chẳng dẫn đến đâu, và vô vàn những ngôi nhà không có người ở.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước, vốn là tàn dư của thời đại Mao, được cấp cho vai trò mới là tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ.
Điều này tạo ra lợi ích trước mắt, nhưng có hại về dài hạn vì khả năng sinh lợi sẽ bị hạn chế, do thị trường sẽ không thể hấp thụ được hết số sản phẩm tạo ra.
Điều nguy hiểm nhất nằm ở việc nguồn tài chính cho đầu tư được lấy từ đâu.
Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho các ngân hàng “mở két.” Họ ngoan ngoãn nghe theo.
Sau khi Bắc Kinh lo ngại về việc tốc độ cho vay tăng quá nóng, các ngân hàng Trung Quốc đã thể hiện khả năng sáng tạo mà ngay cả các đồng nghiệp ở trung tâm tài chính tại London hay New York cũng phải bái phục.
'Cú sốc lớn'
"Gánh nặng giải quyết đống nợ khổng lồ từ đầu tư kém hiệu quả cuối cùng sẽ trở nên quá lớn và không thể xử lý nổi."Người ta thấy có sự bùng phát các quỹ tín dụng, trên danh nghĩa tách khỏi hệ thống ngân hàng, nhưng hoạt động cho vay mượn vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng.
Hậu quả là tốc độ cho vay tăng 15% thu nhập quốc gia hàng năm từ 2008, làm cho tổng nợ quốc gia Trung Quốc đã gấp đôi GDP. Tổng tín dụng phình lên đến 15 nghìn tỷ đô la trong giai đoạn đó.
Theo Charlene Chu của hãng đánh giá tín dụng Fitch, lượng tăng thêm trong bảng cân đối kế toánh của các ngân hàng Trung Quốc từ năm 2008 tương đương với số tăng thêm của các ngân hàng Mỹ với khoảng thời gian là một thế kỷ đạt ở mức đó.
Bà Chu cho rằng một nền kinh tế tăng trưởng bằng tín dụng sẽ không sớm thì muộn gặp những cú sốc lớn.
Kể cả nữ chuyên gia này có hơi bi quan quá, thì rõ ràng là không ai muốn tốc độ tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Bởi khi khoảng cách đó ngày càng gia tăng, gánh nặng giải quyết đống nợ khổng lồ từ đầu tư kém hiệu quả cuối cùng sẽ trở nên quá lớn và không thể xử lý nổi.
Nói cách khác, Trung Quốc càng lấn sâu vào kiểu tăng trưởng sai lầm này càng lâu, nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụp đổ càng lớn. Khi đó, các định chế tài chính và các nền kinh tế có liên quan sẽ lãnh đủ.
Điều này đưa chúng ta trở lại với các tin tốt xấu lẫn lộn từ GDP của Trung Quốc công bố ngày hôm nay.
Nó cho thấy đầu tư cơ bản (không gồm đầu tư của các hộ nông thôn) tăng 19.6% trong năm 2013, giảm nhẹ từ mức 20.6% trong năm trước. Tuy vậy, tổng đầu tư vẫn tăng nhiều hơn bán lẻ (cao hơn 13.6%) và sản xuất công nghiệp (9.7%).
Nói cách khác là Trung Quốc vẫn bám vào tín dụng để đầu tư. Không có chuyện tái cơ cấu lành mạnh nào cả.
Bắc Kinh vừa mới công bố kế hoạch 10 năm tại Hội nghị Trung Ương 3 vừa qua, cam kết tăng dần tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng trong tăng trưởng, đồng thời giảm vai trò của xây dựng và đầu tư.
Liệu kế hoạch này có thành công? Phải mất bao lâu? Và hậu quả sẽ ra sao cho cả thế giới và Trung Quốc nếu nó thất bại?
Có lẽ sẽ phải chờ hạ hồi phân giải.
Tầu chiến hiện đại của Nga hay sắt vụn?
Hình chụp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từ trong lòng khoang han rỉ của
một chiếc tàu ngầm làm xôn xao dư luận mạng, khiến người ta nhớ đến bản
tin ngày 18-04-2012 về cơ xưởng hải quân Nga Zvyozdochka mua lại một cái
neo cũ rích với giá 34000 USD rồi bán lại 135000 USD cho trang bị trên
tàu sân bay Admiral Kuznetsov duy nhất của hạm đội [1].
Dù không thể vội vã kết luận chỉ với một bức ảnh, nhưng phải thành
thật nhìn nhận rằng cơ quan tuyên truyền của nhà nước đã phạm sai lầm
thảm hại khi cho công bố hình chụp nói trên.
Dù vậy một khía cạnh tích cực nảy sinh khi ý thức của quần chúng được nâng cao về nhu cầu giám sát các chi tiêu quốc phòng ngày càng lớn của Việt Nam để không bị mất mát và phung phí trong tham nhũng hối lộ.
Không ai phủ nhận đất nước cần tân trang quân đội để bảo vệ biển đảo. Tin tức cuối năm cho thấy Việt Nam sẽ đứng hạng thứ 3 trong số các nước mua vũ khí của Nga với trị giá giao dịch lên đến hàng chục tỷ USD trong thời gian sắp tới [2].
Nhu cầu về một cơ quan độc lập để giám sát các chi tiêu quốc phòng không bị thất thoát phải được đặt ra vì đã có quá nhiều bài học xấu trong quá khứ:
-Những công ty quốc doanh như Vinashin do nhà nước quản lý đã tham nhũng hối lộ để mua tàu cũ kĩ với giá cực kỳ mắc, đến khi bị phanh phui đã làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trong công quỹ.
- Đối tác chính là nước Nga cũng đầy tệ nạn trong ngành quốc phòng: tháng 11/2012 Tổng Thống Putin đã cách chức cả Bộ Trưởng Quốc Phòng lẩn Tổng Tham Mưu Trưởng vì dính líu đến nhiều vụ làm ăn bê bối [3], rồi tháng 12/2013 vừa qua lại đuổi thêm tướng lãnh bộ binh do tội tham nhũng [4].
Một vấn đề đáng nói khác là Việt Nam không hề có kinh nghiệm tác chiến biển, nay bỏ tiền mua hàng loạt các trang bị đắt giá của Nga và nhiều nước nửa nhưng không hề thấy có những nghiên cứu thảo luận nghiêm chỉnh về chiến lược và chiến thuật khi sử dụng. Trái lại, một bài viết mới đây đã phê bình rất chính xác rằng Tập San Quân Đội Nhân Dân mang đầy các hình ảnh khiêu gợi nhảm nhí cùng nhiều bài tuyên truyền cho những huyền thoại cũ rích về chiến tranh du kích trên đất liền [5].
Một nước nhỏ không đủ khả năng tự vạch định chiến lược trên không và biển cần phải tham gia thực tập với quân đội các nước lớn như Mỹ, Nhật, Úc, Ấn để trao đổi kinh nghiệm. Ngay trong thời kỳ chiến tranh miền Bắc đã nhờ cố vấn Nga-Hoa sang huấn luyện hay trực tiếp sử dụng vũ khí tối tân như máy bay chiến đấu MIG. Nay Việt Nam chọn không hợp tác quân sự với những quốc gia nói trên (mà chỉ dừng lại ở các thăm viếng ngoại giao) thì sẽ học từ đâu, hay các khí cụ đắt tiền chỉ để tuyên truyền phô trương mà không có giá trị thực tiễn?
Cuối cùng, những chuyến công du đi mua vũ khí phải được giám sát để không bị phung phí thành chuyện xa hoa du hí. Người viết nêu lên vấn đề này khi đọc bản tin rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga mong muốn sớm được chính phủ Việt Nam chấp thuận cho đầu tư xây dựng với vốn từ nước ngoài một khu nghỉ dưỡng 5 sao dành cho quân nhân tại khu vực Cam Ranh [6]! Kỳ lạ nơi chỗ tại sao việc du lịch lại được nêu lên trong buổi họp quân đội cấp cao nhất giữa hai nước? Việt Nam là khách mua đứng hàng thứ 3 thì Nga phải đặt trọng tâm bàn giao bảo trì công nghệ quốc phòng chứ lẽ nào lại có chuyện dị thường đòi xây khu du lịch riêng cho quân đội để hưởng thụ? Tại sao Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh không trả lời dứt khoát rằng việc này do Bộ Du Lịch quyết định, bằng không quân đội tướng tá hai nước có lợi lộc gì trong đó mà lại nêu lên trong buổi họp quốc phòng thì không khỏi tránh thắc mắc dị nghị – người Mỹ gọi đây là conflict of interests tức điều cấm kỵ xen lẩn tư lợi vào chuyện công. Ngay cả Hoa Kỳ với ngân sách quân sự khổng lồ cũng phải tự xây căn cứ cho lính tráng – cho dù tiện nghi nhưng không thể nào so sánh với khách sạn 5 sao!
Dù vậy một khía cạnh tích cực nảy sinh khi ý thức của quần chúng được nâng cao về nhu cầu giám sát các chi tiêu quốc phòng ngày càng lớn của Việt Nam để không bị mất mát và phung phí trong tham nhũng hối lộ.
Không ai phủ nhận đất nước cần tân trang quân đội để bảo vệ biển đảo. Tin tức cuối năm cho thấy Việt Nam sẽ đứng hạng thứ 3 trong số các nước mua vũ khí của Nga với trị giá giao dịch lên đến hàng chục tỷ USD trong thời gian sắp tới [2].
Nhu cầu về một cơ quan độc lập để giám sát các chi tiêu quốc phòng không bị thất thoát phải được đặt ra vì đã có quá nhiều bài học xấu trong quá khứ:
-Những công ty quốc doanh như Vinashin do nhà nước quản lý đã tham nhũng hối lộ để mua tàu cũ kĩ với giá cực kỳ mắc, đến khi bị phanh phui đã làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trong công quỹ.
- Đối tác chính là nước Nga cũng đầy tệ nạn trong ngành quốc phòng: tháng 11/2012 Tổng Thống Putin đã cách chức cả Bộ Trưởng Quốc Phòng lẩn Tổng Tham Mưu Trưởng vì dính líu đến nhiều vụ làm ăn bê bối [3], rồi tháng 12/2013 vừa qua lại đuổi thêm tướng lãnh bộ binh do tội tham nhũng [4].
Một vấn đề đáng nói khác là Việt Nam không hề có kinh nghiệm tác chiến biển, nay bỏ tiền mua hàng loạt các trang bị đắt giá của Nga và nhiều nước nửa nhưng không hề thấy có những nghiên cứu thảo luận nghiêm chỉnh về chiến lược và chiến thuật khi sử dụng. Trái lại, một bài viết mới đây đã phê bình rất chính xác rằng Tập San Quân Đội Nhân Dân mang đầy các hình ảnh khiêu gợi nhảm nhí cùng nhiều bài tuyên truyền cho những huyền thoại cũ rích về chiến tranh du kích trên đất liền [5].
Một nước nhỏ không đủ khả năng tự vạch định chiến lược trên không và biển cần phải tham gia thực tập với quân đội các nước lớn như Mỹ, Nhật, Úc, Ấn để trao đổi kinh nghiệm. Ngay trong thời kỳ chiến tranh miền Bắc đã nhờ cố vấn Nga-Hoa sang huấn luyện hay trực tiếp sử dụng vũ khí tối tân như máy bay chiến đấu MIG. Nay Việt Nam chọn không hợp tác quân sự với những quốc gia nói trên (mà chỉ dừng lại ở các thăm viếng ngoại giao) thì sẽ học từ đâu, hay các khí cụ đắt tiền chỉ để tuyên truyền phô trương mà không có giá trị thực tiễn?
Cuối cùng, những chuyến công du đi mua vũ khí phải được giám sát để không bị phung phí thành chuyện xa hoa du hí. Người viết nêu lên vấn đề này khi đọc bản tin rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga mong muốn sớm được chính phủ Việt Nam chấp thuận cho đầu tư xây dựng với vốn từ nước ngoài một khu nghỉ dưỡng 5 sao dành cho quân nhân tại khu vực Cam Ranh [6]! Kỳ lạ nơi chỗ tại sao việc du lịch lại được nêu lên trong buổi họp quân đội cấp cao nhất giữa hai nước? Việt Nam là khách mua đứng hàng thứ 3 thì Nga phải đặt trọng tâm bàn giao bảo trì công nghệ quốc phòng chứ lẽ nào lại có chuyện dị thường đòi xây khu du lịch riêng cho quân đội để hưởng thụ? Tại sao Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh không trả lời dứt khoát rằng việc này do Bộ Du Lịch quyết định, bằng không quân đội tướng tá hai nước có lợi lộc gì trong đó mà lại nêu lên trong buổi họp quốc phòng thì không khỏi tránh thắc mắc dị nghị – người Mỹ gọi đây là conflict of interests tức điều cấm kỵ xen lẩn tư lợi vào chuyện công. Ngay cả Hoa Kỳ với ngân sách quân sự khổng lồ cũng phải tự xây căn cứ cho lính tráng – cho dù tiện nghi nhưng không thể nào so sánh với khách sạn 5 sao!
Đoàn Hưng Quốc
© Đàn Chim Việt
—————————————————————-
[1] Russia’s only aircraft carrier buys rusty anchor
http://www.expatica.com/fr/news/french-news/russia-s-only-aircraft-carrier-buys-rusty-anchor_222147.html
[2] Mua vũ khí Nga : Việt Nam sẽ vượt Trung Quốc
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131222-mua-vu-khi-nga-viet-nam-se-vuot-trung-quoc
[3] Putin fires Russian military chief
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/191f9afa-2a74-11e2-99bb-00144feabdc0.html#axzz2q7NS7400
[4] Putin Fires Military Commander Over Bribe Charges
http://www.themoscowtimes.com/news/article/putin-fires-military-commander-over-bribe-charges/491883.html
[5] Nghĩ về một tập san quân đội
http://boxitvn.blogspot.com/2013/12/nghi-ve-mot-tap-san-quan-oi.html
[6] Nga đề xuất xây khu nghỉ dưỡng 5 sao ở Cam Ranh
http://news.zing.vn/Nga-de-xuat-xay-khu-nghi-duong-5-sao-o-Cam-Ranh-post306061.html
Thanh niên thất nghiệp ở mức báo động
(TBKTSG Online) -Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mặc dù số lượng việc
làm được tạo ra trong năm 2013 tăng nhẹ nhưng thất nghiệp ở lứa tuổi
thanh niên (dưới 25 tuổi) và tỉ lệ gia tăng việc làm phi chính thức đang
là những vấn đề đáng báo động tại thị trường lao động Việt Nam.
Thất nghiệp thanh niên tăng
Theo báo cáo mời nhất từ ILO, ở Việt Nam, tỷ lệ lao động dưới 25 tuổi
thất nghiệp đang cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp trong nước nói chung, ở
mức 5,95% trong quý 4 năm 2013. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trẻ ở khu
vực thành thị tiếp tục ở mức cao, đạt tỉ lệ hơn 11% trong giai đoạn này.
Hơn nữa, Việt Nam ghi nhận tốc độ gia tăng 2,2% trong nhóm việc làm dễ
bị tổn thương (bao gồm lao động tự làm hoặc lao động gia đình) trong quý
4/2013 so với cùng kỳ năm trước, trong khi tổng số việc làm chỉ tăng
1,7%. Kết quả là, việc làm dễ bị tổn thương tại Việt Nam chiếm tới 62,1%
tổng số việc làm. Con số này cao hơn nhiều so với mức chung của thế
giới (47,7%).
“Đây là một chiều hướng đáng lo ngại. Nhiệm vụ tăng cường hệ thống an
sinh xã hội và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang việc làm chính thức là
rất cần thiết, giúp hỗ trợ giảm nghèo, tăng cầu trong nước và tăng
trưởng kinh tế,” Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki nhận định.
Ông cũng chỉ ra rằng đầu tư vào lĩnh vực đào tạo để công tác này đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp và giúp lao động trẻ có được việc làm đảm
bảo với năng suất lao động cao là những nhiệm vụ quan trọng.
Theo báo cáo mời nhất từ ILO, điều tra lao động việc làm quí 4 năm 2013,
cho thấy số lượng việc làm mới đã tăng 862.000, tức tăng 1,7% so với
cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng việc làm nhanh nhất thuộc về khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ở mức 4,8% so với năm 2012. Phần
lớn việc làm mới được tạo ra thuộc khối dịch vụ, công nghiệp và xây
dựng.
"Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ 1,81% đến 1,9% so với cùng kỳ năm
2012 và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên
toàn cầu nhưng thất nghiệp thanh niên và sự gia tăng việc làm phi chính
thức vẫn là vấn đề đáng lo ngại tại thị trường này” – Giám đốc ILO Việt
Nam Gyorgy Sziraczki nói.
Nhu cầu lao động tại khu vực FDI tăng
ILO đã đưa vào một chỉ số mới trong đó sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát
việc làm của ManpowerGroup và cho thấy dù nhu cầu tuyển dụng của phần
lớn những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong nước tăng
nhẹ trong quý 1/2014 (chủ yếu là thay thế nhân công chứ không phải cho
các vị trí mới), nhưng cứ 5 doanh nghiệp thì tới 4 doanh nghiệp có kế
hoạch mở rộng sản xuất và cải tiến công nghệ trong vòng 5 năm tới.
“Điều này có nghĩa là nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề, bao gồm kỹ
thuật viên và kỹ sư, trong khu vực FDI sẽ tăng đều trong những năm tới”
Giám đốc điều hành ManpowerGroup tại Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông,
Simon Matthews, cho biết.
Trong khoảng hai hoặc ba năm tới, đầu tư sản xuất sẽ chuyển đổi từ Trung
Quốc sang Việt Nam, khiến nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh đối với tất cả
các nhóm kỹ năng lao động tại các nhà máy sản xuất, từ công nhân có tay
nghề thấp tới quản lý cấp trung.
Thùy Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét