Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế
Nguồn: Edward Webb, “Totalitarianism and Authoritarianism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science, A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 249 – 257.
Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Download: CN toan tri va CN chuyen che.pdf
Bước sang thế kỷ 20, một vài di chứng đen tối của thời kỳ cách mạng công nghiệp và chính trị cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện: các nước hùng mạnh tiến hành những cuộc tàn sát bằng phương pháp “được công nghiệp hóa” và khủng bố trên diện rộng nhắm đến chính xã hội của mình. Những sự kiện như cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust), cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin (Stalin’s Terror), và cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã thôi thúc các nhà khoa học chính trị lý giải cách thức và nguyên nhân tại sao các nhà nước đó lại vận hành theo cách như vậy. Mặc dù về cuối thế kỷ, một làn sóng dân chủ hóa lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các chế độ phi dân chủ dưới nhiều dạng khác nhau, vốn từng phổ biến khắp nơi bên ngoài Tây Âu và Bắc Mỹ, nay tuy đã thu hẹp nhưng vẫn còn duy trì với số lượng lớn. Trong thế kỷ 21, khoa học chính trị phải tiếp tục phân tích những chế độ này, đồng thời đặt ra các câu hỏi đã trở thành thách thức với nghiên cứu hàng thập kỷ qua (ít nhất là kể từ sự trỗi dậy của chủ nghĩ phát xít, chủ nghĩa quốc xã (Nazi), và chủ nghĩa Stalin trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới):
Các vấn đề lý thuyết và định nghĩa
Định nghĩa và phân loại
Mặc dù những nguồn gốc lý thuyết về chủ nghĩa chuyên chế hiện đại có thể được tìm thấy trong các tác phẩm cổ điển về tư tưởng chính trị, bao gồm “Nền cộng hòa” (Republic) của Plato, “Thủy quái” (Leviathan) của Hobbes, và “Bàn về Khế ước xã hội” (On the Social Contract) của Rousseau, phần lớn những phân tích khoa học chính trị hiện đại thường (ngầm) dựa vào khái niệm “thẩm quyền chính đáng” (legitimate authority) của Max Weber (1947/1964). Theo Weber,
Phần lớn các chế độ chuyên chế thường dựa trên nền tảng kết hợp tính chính đáng và sự cưỡng chế. Những công cụ có thể được sử dụng bởi một chế độ đang quản lý một quốc gia hiện đại nhằm truyền bá tính chính đáng và đồng thời thực hiện áp bức phong phú hơn so với thời các bạo chúa trong lịch sử, kể cả những quân vương chuyên chế như Vua Louis XIV của Pháp. Các nhà nước hiện đại có khả năng tổ chức toàn thể xã hội thông qua công nghệ truyền thông, bộ máy chính quyền rộng khắp, và hỏa lực tuyệt đối, nếu đó là con đường các quốc gia này chọn lựa.
Những chế độ chuyên chế là những chế độ phi dân chủ. Nói cách khác, chế độ chuyên chế là sự thiếu vắng hoặc hạn chế của hệ thống đa trung tâm quyền lực (polyarchy) (Dahl, 1979) hoặc có sự giới hạn về chính trị ngay trong bản thân chế độ:
Vậy có bao nhiêu loại chế độ? Một sự phân chia rạch ròi giữa dân chủ và phi dân chủ dường như còn khiến chính những lý giải phức tạp hơn. Tuy nhiên, cách thức một sự phân loại chế độ được phát triển và áp dụng nhằm đạt được những tiến triển trong lý luận và phân tích thực nghiệm là một vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận giữa các nhà khoa học chính trị và tiếp tục đưa ra những thách thức cho việc phát triển lý luận. Trong một tranh cãi gần đây về vấn đề phân loại chế độ, Stephen Hanson và Jeffrey Kopstein (2005) đã cảnh báo về việc phát sinh ra “số lượng cách thức phân loại nhiều ngang số lượng các nhà nghiên cứu xã hội” (tr.77).
Một hướng tiếp cận là đưa ra cách phân loại tỉ mỉ, bao gồm nhiều phạm trù riêng biệt. Ví dụ, chế độ độc tài có thể được phân loại thành chế độ độc tài tuyệt đối – autodictatorship (không có bầu cử), chế độ độc tài độc nhất – monodictatorship (bầu cử không có tính cạnh tranh), và chế độ bán độc tài – semidictatorship (bầu cử chỉ có một phần cạnh tranh); và tiếp đó mỗi loại lại có thể được chia nhỏ hơn thành độc tài quân sự, độc tài đảng phái, hoặc độc tài cá nhân. Hoặc chúng ta có thể lựa chọn phân chia theo nấc thang từ phi dân chủ đến dân chủ (Diamond, Linz và Lipset, 1998). Cách tiếp cận này được sử dụng bởi các tổ chức như Freedom House, nơi thường đánh giá mức “điểm dân chủ” của các chế độ trên thế giới. Một hướng tiếp cận khác đưa ra một vài hạng mục lớn, sau đó xác định các mục nhỏ trong các hạng mục lớn đó bằng các tính từ. Đây là một cách tiếp cận được thiết kế để định rõ đặc điểm các chế độ khác nhau đang nổi lên những năm gần đây [đồng thời] duy trì được giá trị về mặt khái niệm bằng cách tránh lạm dụng chính các khái niệm” (Collier và Levitsky, 1997, tr. 448). Cách tiếp cận này “sản sinh” ra những khái niệm như chế độ chuyên chế “mềm” (soft authoritarianism) và nền dân chủ “phi tự do” (illiberal democracy) (xem Chương 31, “Chế độ bán chuyên chế” (Semi-Authoritarianism), và Chương 32, “Các hình mẫu dân chủ” (Models of Democracy) trong quyển sách này).
Cách một người phân chia các chế độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào những tính chất mà người đó tin rằng thực sự quan trọng về mặt lý luận. Trong một bài báo năm 2007, Axel Hadenius và Jan Teorell cho rằng các biến số thể chế (institutional variables) là những dấu hiệu quan trọng nhất chỉ ra chế độ chuyên chế nào sẽ có xu hướng tồn tại bền vững, chế độ nào sẽ hướng đến dân chủ hóa. Cách phân loại này trước hết đặt ra một đường phân chia rõ ràng giữa các chế độ dân chủ và các chế độ chuyên quyền, tiếp đó chia chế độ chuyên quyền thành các chế độ: quân chủ, quân đội và bầu cử, cho dù đó là bầu cử vô đảng, độc đảng, hay đa đảng hạn chế. Đối lập với hai nhà nghiên cứu nói trên, Bradley Glasser (1995) đã phát triển một cách phân loại các chế độ ở Trung Đông dựa trên sự tiếp cận các nguồn lực tài nguyên, nhằm giải thích tính lâu bền của một số chế độ chuyên chế ở khu vực này và sự tự do hóa tương đối của một số chế độ khác.
Xác định cách phân loại nào hiệu quả nhất là một phần thách thức cho nghiên cứu tương lai. Sách của Paul Brooker (2000) cung cấp một cái nhìn tổng quát và thảo luận xuất sắc về nghiên cứu phân loại cho đến nay. Có thể sẽ hữu ích khi chúng ta xác định những phân loại tổng quát về chế độ, dựa trên cấu trúc thể chế, trước khi xem xét những vấn đề cụ thể mà khái niệm chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) mang lại.
Chế độ đảng trị (party regimes) là những chế độ mà ở đó chính phủ do một đảng duy nhất hoặc một đảng thống trị nắm quyền. Chế độ độc đảng (single party regimes) có một đảng gắn liền với quốc gia và không cho phép bất kì đảng nào khác hoạt động. Ngay cả trong nhóm chế độ này, có thể tồn tại sự khác biệt đáng kể về hệ tư tưởng mà qua đó đảng biện minh cho sự cầm quyền của mình, bất kể đảng đó có các cấu trúc an ninh hay dân quân riêng hay không, cũng như các yếu tố khác nữa. Chế độ một đảng thống trị (dominant party regime) cho phép các đảng khác cạnh tranh một cách hạn chế. Các chế độ đảng trị có thể theo bất cứ hình thức hệ tư tưởng nào, tuy nhiên hai hệ phổ biến nhất là cánh tả (cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa), và cánh hữu (phát xít hoặc dân tộc chủ nghĩa). Các đảng dân túy (populist) có thể kết hợp các yếu tố liên quan đến cả hai cánh tả và hữu. Có thể nói hệ tư tưởng không phải là nhân tố hữu ích để phân tích những chế độ này bằng việc xem yếu tố đảng phái chủ yếu như là một công cụ để nắm giữ quyền lực.
Một dạng khác của hệ thống phi dân chủ là chế độ quân đội trị (military regime). Ở đây một lần nữa tên gọi này bao gồm một phạm vi rộng các hệ thống khác nhau, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Quân đội có thể cai trị trực tiếp, thông qua một độc tài hoặc một hội đồng cai trị. Quân đội cũng có thể cai trị gián tiếp, thông qua liên minh với các chính trị gia được lựa chọn và người cai trị được chỉ định. Sự cai trị cũng có thể được thực hiện thông qua một đảng tiên phong (front party), đảng này đương nhiên sẽ thể hiện bản chất của đảng đó và chế độ quân đội. Một chế độ quân đội có thể đại diện cho cả quân đội hoặc chỉ một bộ phận trong quân đội đó. Nó có thể mong muốn cai trị vĩnh viễn hoặc sử dụng sự can thiệp vào chính trị như một biện pháp tạm thời để giải quyết một vài vấn đề nguy cấp, như sự đe dọa đến an ninh quốc gia hay đe dọa đến lợi ích của quân đội với tư cách một thể chế.
Dạng thứ ba của chế độ phi dân chủ là chế độ cá nhân trị (personalist regime). Đây là chế độ độc tài của riêng một cá nhân và so với hai loại trên, chế độ này có xu hướng dựa vào thẩm quyền truyền thống hay thẩm quyền lôi cuốn hơn là thẩm quyền pháp lý. Một điểm khác biệt then chốt giữa chế độ cá nhân trị với hai loại chế độ đã bàn luận đó là: nền tảng tuyên bố cai trị nằm ở yếu tố cá nhân (những) kẻ thống trị, cho dù quyền lực của họ là kết quả tự nhiên hay thành tích đạt được, hay thông qua việc nối dõi, hoặc những mối liên hệ khác với thẩm quyền được người dân sùng bái.
Một trong những tác phẩm kinh điển về các chế độ chuyên chế là cuốn “Nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị” (The Origins of Totalitarianism) của Hannah Arendt (1951/1973). Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị có hữu ích cho việc phân tích trong vai trò một khái niệm tách biệt so với khái niệm rộng hơn – chế độ chuyên chế – hay không. Được viết sau thảm kịch Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, tác phẩm của Arendt trước hết là một nỗ lực giải thích biến động lớn đã khiến châu Âu đầu hàng chế độ Quốc xã. Con đường phát triển của nhân loại đã đi trật bánh thảm hại như thế nào? Ít nhất một phần câu trả lời nằm ở khả năng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia và phong trào hiện đại nhằm thống trị hoàn toàn xã hội và con người: “Chủ nghĩa toàn trị đã khám phá ra một phương thức thống trị và khủng bố nhân loại từ bên trong” (Arendt, 1951/1973, tr.325). Một vế khác của câu trả lời chính là sự nổi dậy của chính trị quần chúng; của luật lệ theo số đông và sự thất bại trong việc bảo vệ các quyền thiểu số và cá nhân; và của nỗ lực nhằm đồng hóa con người trở thành một tập thể hoàn toàn thống nhất.
Một tác phẩm kinh điển khác ủng hộ đặc điểm khác biệt của chế độ toàn trị là cuốn “Chủ nghĩa độc tài toàn trị và chế độ chuyên quyền” (Totalitarian Dictatorship and Autocracy) của Carl Friedrich và Zbigniew Brzezinski (1965). Các tác giả lập luận rằng tất cả các chế độ độc tài toàn trị mang những tính chất sau:
Chế độ toàn trị là một chế độ kiểm soát thành công mọi mặt của xã hội, xóa bỏ sự khác biệt giữa nhà nước và tư nhân, thậm chí tham vọng kiểm soát được cả những mặt riêng tư nhất của đời sống và suy nghĩ từng cá nhân. Những bức chân dung lột tả chân thực và mạnh mẽ về những chế độ như vậy có thể tìm thấy trong các cuốn sách “1984” của Orwell, “Thế giới mới can đảm” (Brave New World) của Aldous Huxley, bộ phim “Brazil” của Terry Gilliam, và các tác phẩm khác. Những người phản đối việc sử dụng phạm trù này trong khoa học chính trị tranh luận rằng những xã hội như vậy chưa từng tồn tại trong lịch sử, kể cả khi chế độ đó có tham vọng đạt được sự kiểm soát ở mức cao như thế. Nếu chế độ toàn trị đã từng tồn tại, thuật ngữ này có thể áp dụng gần nhất với Đệ tam đế chế (Đức Quốc Xã), Liên Xô dưới thời Stalin, Iraq dưới thời Saddam Hussein (còn tranh cãi), và có thể là Triều Tiên. Phát xít Ý không nên được liệt vào danh sách này:
Một số người phản đối đã coi thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị là trống rỗng về mặt lý luận bởi, ví dụ như, nó đơn giản chỉ là một nhánh cụ thể của chế độ chuyên chế (Barber, 1969). Tuy vậy nhiều người khác vẫn muốn áp dụng thuật ngữ này rộng rãi trong việc xác nhận tham vọng của nhiều chế độ chuyên chế hiện đại, ngay cả khi các chế độ này thất bại trong việc quản lý toàn diện xã hội (Friedrich, 1969). Nhưng một trong những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực này của Juan Linz (1975) là đưa ra sự phân biệt giữa ba chế độ: toàn trị, chuyên chế và dân chủ (loại bỏ những biến thể như chế độ chuyên quyền Hồi giáo), và lý luận rằng chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế là những thể loại khác biệt thuộc chế độ phi dân chủ, thay vì chỉ là những ví dụ của cùng một hệ trục. Theo Linz, chế độ chuyên chế có những đặc trưng riêng phân biệt với chế độ toàn trị, đó là sự hạn chế về đa nguyên chính trị, sự rã đám, không vận động quần chúng (demobilization), hoặc sự vận động quần chúng bị hạn chế hoặc bị kiểm soát.
Các cách tiếp cận trên lý thuyết
Brooker đã tranh luận rằng không thể có một lý thuyết về bản thân chế độ chuyên chế. Thay vào đó, chúng ta có thể nghiên cứu các dạng khác nhau của chế độ này và cố gắng lý giải các mặt khác nhau của chúng – làm thế nào chế độ tồn tại, giữ vững quyền lực và điều gì có thể khiến nó sụp đổ. Tuy nhiên, cho tới nay, trong những nỗ lực giải thích những khía cạnh khác nhau này, chúng ta có thể nhận thấy một vài hướng tiếp cận lớn, bắt nguồn từ tâm lý học, từ việc phân tích các quan niệm và tư tưởng, và từ cấu trúc và thể chế.
Một cách tiếp cận cũ hơn dựa trên tâm lý học, đặc biệt liên quan với Trường phái Frankfurt, pha trộn các nhân tố tư tưởng Freud và Marx. Một tác phẩm kinh điển theo hướng này là cuốn “Tính cách chuyên chế” (The Authoritarian Personality) của Theodor Adorno và các cộng sự (1950). Cách tiếp cận này coi bản thân các nét tính cách cá nhân, vốn là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội trong cuộc sống hiện đại, chính là điều kiện tác động đến sự nổi lên của các phong trào quần chúng. Wilhelm Reich (1970) ủng hộ quan điểm này:
Được đúc kết từ Marx và Weber, cách tiếp cận theo hướng lịch sử-thể chế, hay xã hội học lịch sử, đã đóng góp khá nhiều công trình khả quan trong lĩnh vực này. Tác phẩm của Skocpol về cách mạng xã hội là một minh chứng rất thuyết phục cho hướng tiếp cận này. Tác phẩm của Skocpol về các cuộc cách mạng xã hội là một ví dụ nhiều ảnh hưởng của cách tiếp cận này, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều nhà khoa học khác, như Linz và Guillermo O’Donnell. Một vài ví dụ gần đây bao gồm những đóng góp của họ cho số đặc biệt của tạp chí Comparative Politics tháng 1/2004 bàn về “Chế độ chuyên chế dai dẳng: Bài học từ Trung Đông cho Lý thuyết So Sánh” (Enduring Authoritarianism: Lessons From the Middle East for Comparative Theory) và công trình của Jason Brownlee (2007), người nghiên cứu về các đảng cầm quyền.
Brooker (2000) đã đề xuất hướng tiếp cận mang tính mổ xẻ nguyên nhân (forensic) đối với nghiên cứu sự nổi lên, duy trì và sụp đổ của các chế độ phi dân chủ; nói cách khác, khi phân tích phải xem xét các động cơ, phương tiện và cơ hội. Đây là một cách tiếp cận so sánh lịch sử khá rộng, người nghiên cứu không bắt buộc phải đặt ưu tiên trước cho một yếu tố nào, ví dụ như đơn vị so với cấu trúc hay ngược lại. Cách tiếp cận này cũng cho phép so sánh trên diện rộng giữa các chế độ phi dân chủ với nhau và giữa chúng với các chế độ dân chủ. Đây là một khuôn khổ mở hữu ích, tạo điều kiện để có thể xem xét nhiều vấn đề cụ thể hơn.
Những vấn đề thực nghiệm
Nguồn gốc của các chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế
Nhiều chế độ chuyên chế hiện đại là kết quả của các cuộc cách mạng, khởi đầu với thời kỳ Khủng bố (the Terror) xảy ra sau cuộc Cách mạng Pháp, và bao gồm Cách mạng Bolshevik năm 1917 tại Nga và cuộc cách mạng tại Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Cuộc cách mạng của Mao đã thiết lập một chế độ chuyên chế tồn tại vững chắc đến thế kỷ 21 ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Cách mạng Iran từ 1977 đến 1979 đánh dấu sự bắt đầu của một dạng chính quyền bán dân chủ đặc biệt – đó là Cộng hòa Hồi giáo.
Theda Skocpol (1979) đã lập một khung nghiên cứu về lịch sử cấu trúc và so sánh để phân tích những cuộc cách mạng trong cuốn “Nhà nước và Cách mạng xã hội” (States and Social Revolutions), một trong những tác phẩm cần đọc trong lĩnh vực này. Bà đã kết luận rằng lời phỏng đoán kinh điển của chủ nghĩa Marx về mâu thuẫn giai cấp dẫn đến biến chuyển cách mạng đã không cân nhắc đầy đủ vai trò quyền lực nhà nước, và đã không “giải thích thỏa đáng quyền lực tự trị, dù hay dù dở, của nhà nước trong vai trò bộ máy hành chính và cưỡng chế được gắn vào một hệ thống nhà nước quốc tế được quân sự hóa” (tr. 292). Cách mạng được tiến hành rộng rãi do khả năng suy giảm của nhà nước trong việc độc quyền sử dụng vũ lực hợp pháp, nguyên nhân thường xuyên là do sự kết hợp đồng thời giữa áp lực quốc tế – trên tất cả là chiến tranh – và sức ép về kinh tế xã hội trong nước. Bà cũng tranh luận rằng, đối lập với tiên đoán của chủ nghĩa Marx về sự tàn lụi của nhà nước sau một cuộc cách mạng thành công, thì “những nhà nước với chế độ mới ra đời ở Pháp, Nga và tương tự là Trung Hoa thậm chí còn hùng mạnh hơn và tự trị hơn trong lòng xã hội” (tr. 285). Mặc dù hình thái tư tưởng và kinh tế-xã hội của ba chế độ hậu cách mạng này tương đối khác nhau, nhưng sự lớn mạnh của nhà nước là một kết quả đồng nhất cho cả ba trường hợp. Ở hai trường hợp sau, như trong nhiều ví dụ về chế độ chuyên chế ở thế kỷ 20, thẩm quyền của nhà nước được xem như một công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề “đuổi kịp” các nước có nền kinh tế phát triển hơn.
Cách mạng ở Iran đặt ra một thách thức với việc nghiên cứu cách mạng xã hội, như Skocpol (1982) thừa nhận trong một bài luận xuất bản không lâu sau tác phẩm năm 1979 của bà. Trái ngược với những đánh giá của mình về các cuộc cách mạng trước, bà buộc phải công nhận các ý niệm và tư tưởng đóng một vai trò nguyên nhân độc lập lớn hơn, và nhấn mạnh vai trò của cơ quan tổ chức lên trên yếu tố cơ hội. Cách mạng Iran nổ ra không phải trong hoàn cảnh nhà nước suy yếu vì chiến tranh, mà vào thời điểm chế độ Shah (hay quốc vương Iran) được Mỹ chống lưng, tập trung trong tay nguồn binh lính, cảnh sát và tình báo dồi dào. Cuộc cách mạng này không chỉ đơn giản “nổ ra” mà chắc chắn đã được “tạo nên” bởi một liên minh các lực lượng xã hội bất mãn với chế độ.
Giành chính quyền, sau đó sử dụng các thể chế như là công cụ để thay đổi và hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn là những mục tiêu chung của các cuộc cách mạng, bất kể những chi tiết cụ thể của tư tưởng vận động quần chúng như thế nào. Thay vì tập trung vào hệ tư tưởng – hay sau đó là “động cơ” theo cách tiếp cận của Brooker – có lẽ sẽ hữu ích hơn nếu chúng ta nghiên cứu những vấn đề về phương tiện và cơ hội.
Cơ hội thường đến từ sự tan rã của trật tự chính trị và xã hội hiện hành, bởi chiến tranh, nền kinh tế đứt mạch, và thất bại của các thể chế, như đã xảy ra ở Ý và Cộng hòa Weimar của Đức giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Trong những trường hợp này, cuộc cách mạng có thể hoàn toàn mang tính xã hội theo nghĩa rằng nó được thúc đẩy bởi một phong trào rộng lớn của quần chúng nhằm giành lấy quyền lực, mặc dù thông thường chỉ là một nhóm nhỏ tận dụng được thời cơ lật đổ chính quyền cũ. Nhưng trong nửa cuối thế kỷ 20, động lực này đã thay đổi bởi các thể chế nhà nước, và trên tất cả, các công cụ cưỡng chế nhà nước đã trở nên mạnh mẽ hơn trước. Chuyển đổi chế độ có xu hướng bị áp đặt qua lực lượng quân đội, từ bên trong hoặc bên ngoài: “Một khi quá trình phi thực dân hóa kết thúc, với những lực lượng quân đội hiện đại được thiết lập, các cuộc cách mạng xã hội có xu hướng giảm dần – trong khi những cuộc đảo chính quân sự ở nhiều dạng khác nhau vẫn xảy ra khá thường xuyên” (Skocpol, 1979, tr. 290). Các nhà nước đã tăng cường khả năng giữ vững trật tự, ngăn chặn những cuộc vận động quần chúng chống lại mình, nhờ vào những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Viễn cảnh cho các cuộc cách mạng xã hội theo đó cũng nhạt nhòa dần, bởi vậy một số phân tích gần đây ít nhiều loại bỏ vai trò nổi trội của dân chúng trong sự hình thành các chế độ chuyên chế, thay vào đó nhìn nhận chế độ này là sản phẩm từ những quyết định của giới tinh hoa lãnh đạo, mà quần chúng là những người ngoài cuộc vô tội chỉ mong mỏi một nền dân chủ (ví dụ, Bermeo, 2003).
….
Chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế cai trị và tồn tại như thế nào?
Chế độ chuyên chế trong thời đại dân chủ hóa
Hướng đi cho nghiên cứu tương lai
Kết luận
Tài liệu tham khảo và đọc thêm
Xem phần còn lại của nội dung văn bản tại đây: CN toan tri va CN chuyen che.pdf
Việt Nam lọt vào danh sách top 10 của các nước chuyên bỏ tù các nhà báo vì họ chỉ đơn giản làm công việc của mình. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm và cùng với Thái Lan là một trong hai quốc gia ở Đông Nam Á nằm trong danh sách năm 2013.
Mười tám nhà báo đã bị bỏ tù tại Việt Nam từ năm ngoái. Trong số đó có ông Nguyễn Văn Hải, một blogger cương nghị mà phiên toà xử ông diễn ra chỉ trong một ngày với vô số những vi phạm tố tụng, CPJ cho biết.
Vào tháng Sáu, ông Hải đã tiến hành một cuộc tuyệt thực “sau khi quản lý trại giam tìm cách buộc ông phải ký nhận về các tội chống nhà nước mà ông đã bị kết án. Ông đã bị biệt giam sau khi từ chối ký vào bảng tự khai.”
Đứng đầu danh sách là Thổ Nhĩ Kỳ với 40 vụ bắt giữ , tiếp theo là Iran với 35, Trung Quốc với 32 vụ và Eritrea với 22 vụ bắt giữ. Syria, nơi chiến tranh đang tàn phá, được xem là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo, đứng vào vị trí thứ sáu với 12 phóng viên bị bắt giam.
“Cuộc điều tra không tính đến hàng chục phóng viên đã bị bắt cóc và được cho là bị bắt giữ bởi các nhóm vũ trang đối lập. Tính đến cuối năm 2013, có khoảng 30 nhà báo bị mất tích ở Syria,” Elana Beiser, tổng biên tập của CPJ cho biết .
Ai Cập , một quốc gia nổi tiếng trong giới truyền thông quốc tế với nền chính trị bất ổn, nằm ở vị trí thứ chín với năm phóng viên bị cầm tù. Azerbaijan, Ethiopia và Uzbekistan hoàn thành danh sách top 10.
14 quốc gia khác bao gồm Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý và Rwanda trong đó mỗi nước có một nhà báo bị bỏ tù.
Tất cả có 211 nhà báo đang bị bỏ tù trên toàn thế giới, giảm so với 232 nhà báo vào năm 2012, nhưng con số này vẫn còn cao và và đứng hàng thứ hai từ năm 2000 – với 81 phóng viên đã bị bắt bỏ tù.
“Số lượng các nhà báo bị giam giữ trên toàn cầu giảm so với năm trước nhưng vẫn gần với mức cao lịch sử,” Beiser nói.
“Các chính quyền hà khắc ở Ankara, Tehran và Bắc Kinh chủ yếu sử dụng tội danh chống đối nhà nước để bịt miệng tổng cộng 107 phóng viên, blogger, và biên tập viên phê phán chính quyền. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran giữ nguyên danh hiệu quốc gia giam giữ nhà báo tồi tệ thứ nhất và thứ nhì trong hai năm liên tiếp,” báo cáo cho biết.
Tại Thái Lan, Somyot Prueksakasemsuk vẫn ngồi sau song sắt sau khi một tòa án hình sự tại Bangkok kết án ông 11 năm tù vì các bài báo mà các công tố viên coi là xúc phạm đến quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej sau khi chúng được đăng trên tờ báo hiện đã bị đóng cửa Voice of Taksin, một tạp chí tin tức mang tính đảng phái cao có liên hệ với tổ chức Mặt trận Dân chủ Chống Độc tài .
Bản báo cáo cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ 18 nhà báo, tăng hơn so với 14 nhà báo vào năm, khi chính quyền tăng cường trấn áp các blogger, những người đại diện cho dòng báo chí độc lập trong nước.
Quan trọng hơn, báo cáo của CPJ cũng chỉ ra thêm những bối cảnh vô cùng cần thiết về Việt Nam và chính quyền nhạy cảm của nó – vốn tự nhận rằng họ đang có vấn đề nghiêm trọng về tham nhũng.
Hầu hết các nước Đông Nam Á cũng có khó khăn tương tự cùng với một phong trào phản kháng chính trị được tổ chức tốt. Malaysia, Thái Lan và Campuchia đã trải qua các bất ổn chính trị trong vòng 12 tháng qua – nhưng tất cả các nước này chẳng thấm gì khi so với cách đối xử với giới truyền thông của chính quyền Việt Nam.
Ông Hồ Văn Hải được áp tải lên xe về trại tạm giam sau khi tiến hành khám xét nhà riêng. Ảnh: Phi Long
Khám xét nhà riêng nguyên GĐ Halico
Ông Hồ Văn Hải được áp giải lên xe. Ảnh: Phi Long
Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Download: CN toan tri va CN chuyen che.pdf
Bước sang thế kỷ 20, một vài di chứng đen tối của thời kỳ cách mạng công nghiệp và chính trị cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện: các nước hùng mạnh tiến hành những cuộc tàn sát bằng phương pháp “được công nghiệp hóa” và khủng bố trên diện rộng nhắm đến chính xã hội của mình. Những sự kiện như cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust), cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin (Stalin’s Terror), và cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã thôi thúc các nhà khoa học chính trị lý giải cách thức và nguyên nhân tại sao các nhà nước đó lại vận hành theo cách như vậy. Mặc dù về cuối thế kỷ, một làn sóng dân chủ hóa lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các chế độ phi dân chủ dưới nhiều dạng khác nhau, vốn từng phổ biến khắp nơi bên ngoài Tây Âu và Bắc Mỹ, nay tuy đã thu hẹp nhưng vẫn còn duy trì với số lượng lớn. Trong thế kỷ 21, khoa học chính trị phải tiếp tục phân tích những chế độ này, đồng thời đặt ra các câu hỏi đã trở thành thách thức với nghiên cứu hàng thập kỷ qua (ít nhất là kể từ sự trỗi dậy của chủ nghĩ phát xít, chủ nghĩa quốc xã (Nazi), và chủ nghĩa Stalin trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới):
- Làm thế nào để phân loại và phân biệt một cách hữu hiệu nhất các loại chế độ phi dân chủ?
- Các chế độ đó trỗi dậy như thế nào?
- Các chế độ này nắm và giữ vững quyền lực bằng cách nào?
- Trong hoàn cảnh nào thì các chế độ đó sụp đổ?
Các vấn đề lý thuyết và định nghĩa
Định nghĩa và phân loại
Mặc dù những nguồn gốc lý thuyết về chủ nghĩa chuyên chế hiện đại có thể được tìm thấy trong các tác phẩm cổ điển về tư tưởng chính trị, bao gồm “Nền cộng hòa” (Republic) của Plato, “Thủy quái” (Leviathan) của Hobbes, và “Bàn về Khế ước xã hội” (On the Social Contract) của Rousseau, phần lớn những phân tích khoa học chính trị hiện đại thường (ngầm) dựa vào khái niệm “thẩm quyền chính đáng” (legitimate authority) của Max Weber (1947/1964). Theo Weber,
Thẩm quyền chính đáng được chia làm 3 loại thuần túy. Giá trị của những tuyên bố về tính chính đáng có thể dựa trên: 1. Nền tảng lý trí được xây dựng trên niềm tin vào tính hợp pháp của mô hình gồm những luật lệ quy phạm và quyền của những người lên nắm chính quyền đưa ra mệnh lệnh trong phạm vi những luật lệ đó (legal authority – thẩm quyền pháp lý); 2. Nền tảng truyền thống được xây dựng trên một niềm tin vững chắc vào tính bất khả xâm phạm của những truyền thống xa xưa, và vào tính chính đáng của thẩm quyền thực thi quyền hạn theo những truyền thống đó (traditional authority – thẩm quyền truyền thống); hay cuối cùng, 3. Nền tảng hấp dẫn dựa trên sự hy sinh cho những điều thiêng liêng cụ thể và đặc biệt, nhân cách anh hùng hay tấm gương của một cá nhân, và của những mẫu hình quy phạm về trật tự được khai mở hoặc quy định bởi người đó (charismatic authority – thẩm quyền lôi cuốn) (tr. 328).Nền dân chủ tự do hiện đại dựa trên nền tảng thẩm quyền pháp lý, hay tính chính đáng được thừa nhận từ kết quả của những cuộc bầu cử tự do và công bằng được tiến hành theo những thủ tục mà tất cả công dân đều tán thành, ít nhất là về mặt khái niệm. Các chế độ hiện đại khác thì dựa vào một danh sách dài hơn gồm những lý lẽ biện hộ cho sự cai trị của mình. Điều này không có nghĩa rằng thẩm quyền các chế độ phi dân chủ được xây dựng chỉ từ hai nguồn: thẩm quyền truyền thống hoặc thẩm quyền lôi cuốn, mặc dù cả hai loại thẩm quyền này đều đã và đang tồn tại trong các chế độ phi dân chủ, ví dụ như một số nước quân chủ ở Trung Đông (những nước này đều là các chủ thể hiện đại vận dụng sự trung thành với truyền thống), hay sức lôi cuốn của Hitler, Franco, hay Peron. Một số nhà khoa học chính trị đã áp dụng khái niệm của Weber về cai trị dựa trên truyền thống nhằm phát triển các phạm trù hiện đại như chế độ tân gia trưởng (neopatrimonialism) hay chế độ quân chủ Hồi giáo (sultanism) trong việc mô tả nhiều chế độ ở khu vực Trung Đông và Châu Phi hạ Sahara, nhưng không phải mọi học giả về chế độ chuyên chế đều dùng các thuật ngữ này.
Phần lớn các chế độ chuyên chế thường dựa trên nền tảng kết hợp tính chính đáng và sự cưỡng chế. Những công cụ có thể được sử dụng bởi một chế độ đang quản lý một quốc gia hiện đại nhằm truyền bá tính chính đáng và đồng thời thực hiện áp bức phong phú hơn so với thời các bạo chúa trong lịch sử, kể cả những quân vương chuyên chế như Vua Louis XIV của Pháp. Các nhà nước hiện đại có khả năng tổ chức toàn thể xã hội thông qua công nghệ truyền thông, bộ máy chính quyền rộng khắp, và hỏa lực tuyệt đối, nếu đó là con đường các quốc gia này chọn lựa.
Những chế độ chuyên chế là những chế độ phi dân chủ. Nói cách khác, chế độ chuyên chế là sự thiếu vắng hoặc hạn chế của hệ thống đa trung tâm quyền lực (polyarchy) (Dahl, 1979) hoặc có sự giới hạn về chính trị ngay trong bản thân chế độ:
Ở các chế độ chuyên chế, chỉ có duy nhất một dạng hạn chế của chính trị, bởi sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong chế độ độc đảng và những bất đồng trong quân đội hay bộ máy chính quyền không hề giống như chính trị thực sự – chính trị được tiến hành trong bối cảnh một nền văn hóa công dân (a civic culture). (Pye, 1990, tr. 15)Mặc dù thiếu dân chủ là yếu tố cốt lõi trong định nghĩa về chế độ chuyên chế, chúng ta không thể đơn giản đánh đồng chế độ này với sự thiếu vắng của các cuộc bầu cử. Bầu cử là một công cụ chính đáng hóa chính quyền được sử dụng bởi hầu hết các chế độ, nhằm đáp lại một nhu cầu phổ biến rằng chính quyền sẽ thay mặt dân chúng điều hành đất nước. Có rất nhiều cách để một cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý có thể được thao túng để đạt được kết quả như ý cho các nhà chức trách, hoặc nhằm hạn chế kết quả trong một phạm vi khả năng đă được khoanh vùng. Ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, ứng viên cho các cơ quan nhà nước ganh đua trong các cuộc bầu cử thực sự mang tính cạnh tranh, nhưng những nhà cầm quyền tôn giáo đã loại bỏ rất nhiều ứng viên tiềm năng ra khỏi cuộc đua. Tại Ai Cập, tổ chức Anh em Hồi Giáo bị cấm hoạt động như một đảng chính trị, điều đó có nghĩa rằng những ứng cử viên từ tổ chức này phải cạnh tranh như những ứng viên độc lập. Hơn nữa, quá trình bỏ phiếu thường bị cản trở bởi nạn gian lận phiếu bầu, đe dọa người bầu cử, hối lộ, và các tệ nạn khác. Đương nhiên ở các chế độ độc đảng, chỉ có ứng cử viên của đảng cầm quyền mới có thể ứng cử. Nhưng không phải mọi cuộc bầu cử trong những trường hợp trên đều vô nghĩa. Điều quan trọng là những nhà chức trách cấp cao đã tìm cách tránh được sự cạnh tranh hiệu quả thông qua hòm phiếu.
Vậy có bao nhiêu loại chế độ? Một sự phân chia rạch ròi giữa dân chủ và phi dân chủ dường như còn khiến chính những lý giải phức tạp hơn. Tuy nhiên, cách thức một sự phân loại chế độ được phát triển và áp dụng nhằm đạt được những tiến triển trong lý luận và phân tích thực nghiệm là một vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận giữa các nhà khoa học chính trị và tiếp tục đưa ra những thách thức cho việc phát triển lý luận. Trong một tranh cãi gần đây về vấn đề phân loại chế độ, Stephen Hanson và Jeffrey Kopstein (2005) đã cảnh báo về việc phát sinh ra “số lượng cách thức phân loại nhiều ngang số lượng các nhà nghiên cứu xã hội” (tr.77).
Một hướng tiếp cận là đưa ra cách phân loại tỉ mỉ, bao gồm nhiều phạm trù riêng biệt. Ví dụ, chế độ độc tài có thể được phân loại thành chế độ độc tài tuyệt đối – autodictatorship (không có bầu cử), chế độ độc tài độc nhất – monodictatorship (bầu cử không có tính cạnh tranh), và chế độ bán độc tài – semidictatorship (bầu cử chỉ có một phần cạnh tranh); và tiếp đó mỗi loại lại có thể được chia nhỏ hơn thành độc tài quân sự, độc tài đảng phái, hoặc độc tài cá nhân. Hoặc chúng ta có thể lựa chọn phân chia theo nấc thang từ phi dân chủ đến dân chủ (Diamond, Linz và Lipset, 1998). Cách tiếp cận này được sử dụng bởi các tổ chức như Freedom House, nơi thường đánh giá mức “điểm dân chủ” của các chế độ trên thế giới. Một hướng tiếp cận khác đưa ra một vài hạng mục lớn, sau đó xác định các mục nhỏ trong các hạng mục lớn đó bằng các tính từ. Đây là một cách tiếp cận được thiết kế để định rõ đặc điểm các chế độ khác nhau đang nổi lên những năm gần đây [đồng thời] duy trì được giá trị về mặt khái niệm bằng cách tránh lạm dụng chính các khái niệm” (Collier và Levitsky, 1997, tr. 448). Cách tiếp cận này “sản sinh” ra những khái niệm như chế độ chuyên chế “mềm” (soft authoritarianism) và nền dân chủ “phi tự do” (illiberal democracy) (xem Chương 31, “Chế độ bán chuyên chế” (Semi-Authoritarianism), và Chương 32, “Các hình mẫu dân chủ” (Models of Democracy) trong quyển sách này).
Cách một người phân chia các chế độ khác nhau sẽ phụ thuộc vào những tính chất mà người đó tin rằng thực sự quan trọng về mặt lý luận. Trong một bài báo năm 2007, Axel Hadenius và Jan Teorell cho rằng các biến số thể chế (institutional variables) là những dấu hiệu quan trọng nhất chỉ ra chế độ chuyên chế nào sẽ có xu hướng tồn tại bền vững, chế độ nào sẽ hướng đến dân chủ hóa. Cách phân loại này trước hết đặt ra một đường phân chia rõ ràng giữa các chế độ dân chủ và các chế độ chuyên quyền, tiếp đó chia chế độ chuyên quyền thành các chế độ: quân chủ, quân đội và bầu cử, cho dù đó là bầu cử vô đảng, độc đảng, hay đa đảng hạn chế. Đối lập với hai nhà nghiên cứu nói trên, Bradley Glasser (1995) đã phát triển một cách phân loại các chế độ ở Trung Đông dựa trên sự tiếp cận các nguồn lực tài nguyên, nhằm giải thích tính lâu bền của một số chế độ chuyên chế ở khu vực này và sự tự do hóa tương đối của một số chế độ khác.
Xác định cách phân loại nào hiệu quả nhất là một phần thách thức cho nghiên cứu tương lai. Sách của Paul Brooker (2000) cung cấp một cái nhìn tổng quát và thảo luận xuất sắc về nghiên cứu phân loại cho đến nay. Có thể sẽ hữu ích khi chúng ta xác định những phân loại tổng quát về chế độ, dựa trên cấu trúc thể chế, trước khi xem xét những vấn đề cụ thể mà khái niệm chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) mang lại.
Chế độ đảng trị (party regimes) là những chế độ mà ở đó chính phủ do một đảng duy nhất hoặc một đảng thống trị nắm quyền. Chế độ độc đảng (single party regimes) có một đảng gắn liền với quốc gia và không cho phép bất kì đảng nào khác hoạt động. Ngay cả trong nhóm chế độ này, có thể tồn tại sự khác biệt đáng kể về hệ tư tưởng mà qua đó đảng biện minh cho sự cầm quyền của mình, bất kể đảng đó có các cấu trúc an ninh hay dân quân riêng hay không, cũng như các yếu tố khác nữa. Chế độ một đảng thống trị (dominant party regime) cho phép các đảng khác cạnh tranh một cách hạn chế. Các chế độ đảng trị có thể theo bất cứ hình thức hệ tư tưởng nào, tuy nhiên hai hệ phổ biến nhất là cánh tả (cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa), và cánh hữu (phát xít hoặc dân tộc chủ nghĩa). Các đảng dân túy (populist) có thể kết hợp các yếu tố liên quan đến cả hai cánh tả và hữu. Có thể nói hệ tư tưởng không phải là nhân tố hữu ích để phân tích những chế độ này bằng việc xem yếu tố đảng phái chủ yếu như là một công cụ để nắm giữ quyền lực.
Một dạng khác của hệ thống phi dân chủ là chế độ quân đội trị (military regime). Ở đây một lần nữa tên gọi này bao gồm một phạm vi rộng các hệ thống khác nhau, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Quân đội có thể cai trị trực tiếp, thông qua một độc tài hoặc một hội đồng cai trị. Quân đội cũng có thể cai trị gián tiếp, thông qua liên minh với các chính trị gia được lựa chọn và người cai trị được chỉ định. Sự cai trị cũng có thể được thực hiện thông qua một đảng tiên phong (front party), đảng này đương nhiên sẽ thể hiện bản chất của đảng đó và chế độ quân đội. Một chế độ quân đội có thể đại diện cho cả quân đội hoặc chỉ một bộ phận trong quân đội đó. Nó có thể mong muốn cai trị vĩnh viễn hoặc sử dụng sự can thiệp vào chính trị như một biện pháp tạm thời để giải quyết một vài vấn đề nguy cấp, như sự đe dọa đến an ninh quốc gia hay đe dọa đến lợi ích của quân đội với tư cách một thể chế.
Dạng thứ ba của chế độ phi dân chủ là chế độ cá nhân trị (personalist regime). Đây là chế độ độc tài của riêng một cá nhân và so với hai loại trên, chế độ này có xu hướng dựa vào thẩm quyền truyền thống hay thẩm quyền lôi cuốn hơn là thẩm quyền pháp lý. Một điểm khác biệt then chốt giữa chế độ cá nhân trị với hai loại chế độ đã bàn luận đó là: nền tảng tuyên bố cai trị nằm ở yếu tố cá nhân (những) kẻ thống trị, cho dù quyền lực của họ là kết quả tự nhiên hay thành tích đạt được, hay thông qua việc nối dõi, hoặc những mối liên hệ khác với thẩm quyền được người dân sùng bái.
Một trong những tác phẩm kinh điển về các chế độ chuyên chế là cuốn “Nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị” (The Origins of Totalitarianism) của Hannah Arendt (1951/1973). Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị có hữu ích cho việc phân tích trong vai trò một khái niệm tách biệt so với khái niệm rộng hơn – chế độ chuyên chế – hay không. Được viết sau thảm kịch Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, tác phẩm của Arendt trước hết là một nỗ lực giải thích biến động lớn đã khiến châu Âu đầu hàng chế độ Quốc xã. Con đường phát triển của nhân loại đã đi trật bánh thảm hại như thế nào? Ít nhất một phần câu trả lời nằm ở khả năng vô tiền khoáng hậu của các quốc gia và phong trào hiện đại nhằm thống trị hoàn toàn xã hội và con người: “Chủ nghĩa toàn trị đã khám phá ra một phương thức thống trị và khủng bố nhân loại từ bên trong” (Arendt, 1951/1973, tr.325). Một vế khác của câu trả lời chính là sự nổi dậy của chính trị quần chúng; của luật lệ theo số đông và sự thất bại trong việc bảo vệ các quyền thiểu số và cá nhân; và của nỗ lực nhằm đồng hóa con người trở thành một tập thể hoàn toàn thống nhất.
Một tác phẩm kinh điển khác ủng hộ đặc điểm khác biệt của chế độ toàn trị là cuốn “Chủ nghĩa độc tài toàn trị và chế độ chuyên quyền” (Totalitarian Dictatorship and Autocracy) của Carl Friedrich và Zbigniew Brzezinski (1965). Các tác giả lập luận rằng tất cả các chế độ độc tài toàn trị mang những tính chất sau:
1. Một hệ tư tưởng phức tạp, được cấu thành bởi một học thuyết chính thức bao quát mọi mặt thiết yếu của sự tồn tại mà mọi người trong xã hội phải gắn liền với… 2. Một đảng đại chúng điển hình được lãnh đạo bởi một người, kẻ độc tài, và bao gồm một phần trăm rất nhỏ dân chúng… 3. Một hệ thống khủng bố, tấn công cả thể xác lẫn tinh thần, chịu ảnh hưởng của đảng lãnh đạo và cảnh sát mật… 4. Một sự độc quyền kiểm soát về kỹ thuật và gần như tuyệt đối với tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, nằm trong tay đảng và chính phủ… 5. Một sự độc quyền kiểm soát về kỹ thuật và gần như tuyệt đối với việc sử dụng hiệu quả tất cả các vũ khí dùng cho chiến đấu vũ trang. 6. Một sự kiểm soát và định hướng cho toàn bộ nền kinh tế xuất phát từ trung ương. (tr. 22)Họ không trình bày hết mọi khía cạnh của 6 đặc tính này nhưng tranh luận rằng chúng đã “được xem rộng rãi như những nét đặc trưng của chế độ độc tài toàn trị” (tr.23).
Chế độ toàn trị là một chế độ kiểm soát thành công mọi mặt của xã hội, xóa bỏ sự khác biệt giữa nhà nước và tư nhân, thậm chí tham vọng kiểm soát được cả những mặt riêng tư nhất của đời sống và suy nghĩ từng cá nhân. Những bức chân dung lột tả chân thực và mạnh mẽ về những chế độ như vậy có thể tìm thấy trong các cuốn sách “1984” của Orwell, “Thế giới mới can đảm” (Brave New World) của Aldous Huxley, bộ phim “Brazil” của Terry Gilliam, và các tác phẩm khác. Những người phản đối việc sử dụng phạm trù này trong khoa học chính trị tranh luận rằng những xã hội như vậy chưa từng tồn tại trong lịch sử, kể cả khi chế độ đó có tham vọng đạt được sự kiểm soát ở mức cao như thế. Nếu chế độ toàn trị đã từng tồn tại, thuật ngữ này có thể áp dụng gần nhất với Đệ tam đế chế (Đức Quốc Xã), Liên Xô dưới thời Stalin, Iraq dưới thời Saddam Hussein (còn tranh cãi), và có thể là Triều Tiên. Phát xít Ý không nên được liệt vào danh sách này:
Chủ nghĩa phát xít có tham vọng “toàn trị”; trên thực tế Mussolini đã đặt ra thuật ngữ này. Nhưng… sự kiểm soát của Mussolini với xã hội nước Ý không cứng rắn, triệt để như Hitler hay Stalin, ảnh hưởng của ông ta cũng không rộng khắp đến vậy. Phát xít Ý vẫn còn để trống nhiều lĩnh vực xã hội rộng lớn. (Lyttelton, 1987, tr.1)Một vài người đặt câu hỏi rằng dù có bộ máy tuyên truyền rộng rãi và chiến dịch khủng bố nhà nước, ngay cả các chế độ của Hitler hay Stalin có thực sự không bỏ sót bất cứ lĩnh vực quan trọng nào của đời sống xã hội không? Chế độ Saddam với tệ sùng bá lãnh đạo cũng có ham muốn xâm phạm tất cả các lĩnh vực đời sống, làm cho con cái chống lại cha mẹ, biến tất cả mọi người thành mật thám, và thực sự đã thành công đến một mức đáng kể (al-Khalil, 1990). Và thật khó để đưa ra một đánh giá chắc chắn về Triều Tiên bởi nước này vẫn là một “vương quốc cô lập” – một xã hội khép kín được cai trị bởi một “triều đại tự huyễn hoặc” (paranoid dynasty) thông qua nhiều công cụ được sử dụng bởi các chế độ khác, nhưng rất khó để cho người ngoài nghiên cứu và đánh giá (bộ phim tài liệu “A State of Mind” của đạo diễn Daniel Gordon là một cơ hội hiếm hoi hé lộ về những công cụ quản lý xã hội của chính quyền đầy bí ẩn này).
Một số người phản đối đã coi thuật ngữ chủ nghĩa toàn trị là trống rỗng về mặt lý luận bởi, ví dụ như, nó đơn giản chỉ là một nhánh cụ thể của chế độ chuyên chế (Barber, 1969). Tuy vậy nhiều người khác vẫn muốn áp dụng thuật ngữ này rộng rãi trong việc xác nhận tham vọng của nhiều chế độ chuyên chế hiện đại, ngay cả khi các chế độ này thất bại trong việc quản lý toàn diện xã hội (Friedrich, 1969). Nhưng một trong những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực này của Juan Linz (1975) là đưa ra sự phân biệt giữa ba chế độ: toàn trị, chuyên chế và dân chủ (loại bỏ những biến thể như chế độ chuyên quyền Hồi giáo), và lý luận rằng chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế là những thể loại khác biệt thuộc chế độ phi dân chủ, thay vì chỉ là những ví dụ của cùng một hệ trục. Theo Linz, chế độ chuyên chế có những đặc trưng riêng phân biệt với chế độ toàn trị, đó là sự hạn chế về đa nguyên chính trị, sự rã đám, không vận động quần chúng (demobilization), hoặc sự vận động quần chúng bị hạn chế hoặc bị kiểm soát.
Các cách tiếp cận trên lý thuyết
Brooker đã tranh luận rằng không thể có một lý thuyết về bản thân chế độ chuyên chế. Thay vào đó, chúng ta có thể nghiên cứu các dạng khác nhau của chế độ này và cố gắng lý giải các mặt khác nhau của chúng – làm thế nào chế độ tồn tại, giữ vững quyền lực và điều gì có thể khiến nó sụp đổ. Tuy nhiên, cho tới nay, trong những nỗ lực giải thích những khía cạnh khác nhau này, chúng ta có thể nhận thấy một vài hướng tiếp cận lớn, bắt nguồn từ tâm lý học, từ việc phân tích các quan niệm và tư tưởng, và từ cấu trúc và thể chế.
Một cách tiếp cận cũ hơn dựa trên tâm lý học, đặc biệt liên quan với Trường phái Frankfurt, pha trộn các nhân tố tư tưởng Freud và Marx. Một tác phẩm kinh điển theo hướng này là cuốn “Tính cách chuyên chế” (The Authoritarian Personality) của Theodor Adorno và các cộng sự (1950). Cách tiếp cận này coi bản thân các nét tính cách cá nhân, vốn là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội trong cuộc sống hiện đại, chính là điều kiện tác động đến sự nổi lên của các phong trào quần chúng. Wilhelm Reich (1970) ủng hộ quan điểm này:
“Chủ nghĩa Phát xít” chỉ là biểu hiện chính trị có tổ chức của kết cấu tính cách của một người bình thường… thái độ cảm xúc cơ bản của một người bị đàn áp bởi nền văn minh máy móc chuyên chế, cùng với những quan niệm thần bí mang tính máy móc về cuộc sống. Chính tính cách thần bí mang tính máy móc của con người hiện đại đã cho ra đời các đảng phát xít, chứ không phải điều ngược lại. (tr. xiii)Có một hướng tiếp cận khác theo cách diễn giải, sử dụng chính các ý niệm và tư tưởng làm công cụ giải thích. Mặc dù là một tác phẩm xã hội học và lịch sử, cuốn sách của Arendt (1951/1973) vẫn dành sự quan tâm nhất định đến khía cạnh này. Gần đây hơn, Lisa Wedeen (1999) đã áp dụng cái nhìn diễn giải đối với sự sùng bái lãnh đạo ở Syria và rút ra những kết luận đáng chú ý về việc tôn sùng tưởng chừng rất vô lý và khó tin kia đã trở thành một công cụ quyền lực ngăn cản sự tiến bộ của một xã hội dân sự như thế nào.
Được đúc kết từ Marx và Weber, cách tiếp cận theo hướng lịch sử-thể chế, hay xã hội học lịch sử, đã đóng góp khá nhiều công trình khả quan trong lĩnh vực này. Tác phẩm của Skocpol về cách mạng xã hội là một minh chứng rất thuyết phục cho hướng tiếp cận này. Tác phẩm của Skocpol về các cuộc cách mạng xã hội là một ví dụ nhiều ảnh hưởng của cách tiếp cận này, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều nhà khoa học khác, như Linz và Guillermo O’Donnell. Một vài ví dụ gần đây bao gồm những đóng góp của họ cho số đặc biệt của tạp chí Comparative Politics tháng 1/2004 bàn về “Chế độ chuyên chế dai dẳng: Bài học từ Trung Đông cho Lý thuyết So Sánh” (Enduring Authoritarianism: Lessons From the Middle East for Comparative Theory) và công trình của Jason Brownlee (2007), người nghiên cứu về các đảng cầm quyền.
Brooker (2000) đã đề xuất hướng tiếp cận mang tính mổ xẻ nguyên nhân (forensic) đối với nghiên cứu sự nổi lên, duy trì và sụp đổ của các chế độ phi dân chủ; nói cách khác, khi phân tích phải xem xét các động cơ, phương tiện và cơ hội. Đây là một cách tiếp cận so sánh lịch sử khá rộng, người nghiên cứu không bắt buộc phải đặt ưu tiên trước cho một yếu tố nào, ví dụ như đơn vị so với cấu trúc hay ngược lại. Cách tiếp cận này cũng cho phép so sánh trên diện rộng giữa các chế độ phi dân chủ với nhau và giữa chúng với các chế độ dân chủ. Đây là một khuôn khổ mở hữu ích, tạo điều kiện để có thể xem xét nhiều vấn đề cụ thể hơn.
Những vấn đề thực nghiệm
Nguồn gốc của các chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế
Nhiều chế độ chuyên chế hiện đại là kết quả của các cuộc cách mạng, khởi đầu với thời kỳ Khủng bố (the Terror) xảy ra sau cuộc Cách mạng Pháp, và bao gồm Cách mạng Bolshevik năm 1917 tại Nga và cuộc cách mạng tại Trung Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Cuộc cách mạng của Mao đã thiết lập một chế độ chuyên chế tồn tại vững chắc đến thế kỷ 21 ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Cách mạng Iran từ 1977 đến 1979 đánh dấu sự bắt đầu của một dạng chính quyền bán dân chủ đặc biệt – đó là Cộng hòa Hồi giáo.
Theda Skocpol (1979) đã lập một khung nghiên cứu về lịch sử cấu trúc và so sánh để phân tích những cuộc cách mạng trong cuốn “Nhà nước và Cách mạng xã hội” (States and Social Revolutions), một trong những tác phẩm cần đọc trong lĩnh vực này. Bà đã kết luận rằng lời phỏng đoán kinh điển của chủ nghĩa Marx về mâu thuẫn giai cấp dẫn đến biến chuyển cách mạng đã không cân nhắc đầy đủ vai trò quyền lực nhà nước, và đã không “giải thích thỏa đáng quyền lực tự trị, dù hay dù dở, của nhà nước trong vai trò bộ máy hành chính và cưỡng chế được gắn vào một hệ thống nhà nước quốc tế được quân sự hóa” (tr. 292). Cách mạng được tiến hành rộng rãi do khả năng suy giảm của nhà nước trong việc độc quyền sử dụng vũ lực hợp pháp, nguyên nhân thường xuyên là do sự kết hợp đồng thời giữa áp lực quốc tế – trên tất cả là chiến tranh – và sức ép về kinh tế xã hội trong nước. Bà cũng tranh luận rằng, đối lập với tiên đoán của chủ nghĩa Marx về sự tàn lụi của nhà nước sau một cuộc cách mạng thành công, thì “những nhà nước với chế độ mới ra đời ở Pháp, Nga và tương tự là Trung Hoa thậm chí còn hùng mạnh hơn và tự trị hơn trong lòng xã hội” (tr. 285). Mặc dù hình thái tư tưởng và kinh tế-xã hội của ba chế độ hậu cách mạng này tương đối khác nhau, nhưng sự lớn mạnh của nhà nước là một kết quả đồng nhất cho cả ba trường hợp. Ở hai trường hợp sau, như trong nhiều ví dụ về chế độ chuyên chế ở thế kỷ 20, thẩm quyền của nhà nước được xem như một công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề “đuổi kịp” các nước có nền kinh tế phát triển hơn.
Cách mạng ở Iran đặt ra một thách thức với việc nghiên cứu cách mạng xã hội, như Skocpol (1982) thừa nhận trong một bài luận xuất bản không lâu sau tác phẩm năm 1979 của bà. Trái ngược với những đánh giá của mình về các cuộc cách mạng trước, bà buộc phải công nhận các ý niệm và tư tưởng đóng một vai trò nguyên nhân độc lập lớn hơn, và nhấn mạnh vai trò của cơ quan tổ chức lên trên yếu tố cơ hội. Cách mạng Iran nổ ra không phải trong hoàn cảnh nhà nước suy yếu vì chiến tranh, mà vào thời điểm chế độ Shah (hay quốc vương Iran) được Mỹ chống lưng, tập trung trong tay nguồn binh lính, cảnh sát và tình báo dồi dào. Cuộc cách mạng này không chỉ đơn giản “nổ ra” mà chắc chắn đã được “tạo nên” bởi một liên minh các lực lượng xã hội bất mãn với chế độ.
Giành chính quyền, sau đó sử dụng các thể chế như là công cụ để thay đổi và hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn là những mục tiêu chung của các cuộc cách mạng, bất kể những chi tiết cụ thể của tư tưởng vận động quần chúng như thế nào. Thay vì tập trung vào hệ tư tưởng – hay sau đó là “động cơ” theo cách tiếp cận của Brooker – có lẽ sẽ hữu ích hơn nếu chúng ta nghiên cứu những vấn đề về phương tiện và cơ hội.
Cơ hội thường đến từ sự tan rã của trật tự chính trị và xã hội hiện hành, bởi chiến tranh, nền kinh tế đứt mạch, và thất bại của các thể chế, như đã xảy ra ở Ý và Cộng hòa Weimar của Đức giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Trong những trường hợp này, cuộc cách mạng có thể hoàn toàn mang tính xã hội theo nghĩa rằng nó được thúc đẩy bởi một phong trào rộng lớn của quần chúng nhằm giành lấy quyền lực, mặc dù thông thường chỉ là một nhóm nhỏ tận dụng được thời cơ lật đổ chính quyền cũ. Nhưng trong nửa cuối thế kỷ 20, động lực này đã thay đổi bởi các thể chế nhà nước, và trên tất cả, các công cụ cưỡng chế nhà nước đã trở nên mạnh mẽ hơn trước. Chuyển đổi chế độ có xu hướng bị áp đặt qua lực lượng quân đội, từ bên trong hoặc bên ngoài: “Một khi quá trình phi thực dân hóa kết thúc, với những lực lượng quân đội hiện đại được thiết lập, các cuộc cách mạng xã hội có xu hướng giảm dần – trong khi những cuộc đảo chính quân sự ở nhiều dạng khác nhau vẫn xảy ra khá thường xuyên” (Skocpol, 1979, tr. 290). Các nhà nước đã tăng cường khả năng giữ vững trật tự, ngăn chặn những cuộc vận động quần chúng chống lại mình, nhờ vào những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Viễn cảnh cho các cuộc cách mạng xã hội theo đó cũng nhạt nhòa dần, bởi vậy một số phân tích gần đây ít nhiều loại bỏ vai trò nổi trội của dân chúng trong sự hình thành các chế độ chuyên chế, thay vào đó nhìn nhận chế độ này là sản phẩm từ những quyết định của giới tinh hoa lãnh đạo, mà quần chúng là những người ngoài cuộc vô tội chỉ mong mỏi một nền dân chủ (ví dụ, Bermeo, 2003).
….
Chế độ toàn trị và chế độ chuyên chế cai trị và tồn tại như thế nào?
Chế độ chuyên chế trong thời đại dân chủ hóa
Hướng đi cho nghiên cứu tương lai
Kết luận
Tài liệu tham khảo và đọc thêm
Xem phần còn lại của nội dung văn bản tại đây: CN toan tri va CN chuyen che.pdf
Đỗ Xuân Tê - Biển Đông một thời sủi bọt
Nhân đọc ‘Sân Khấu Ba Đình’ của Bắc Phong
Nếu Trường sơn trở thành chốn
giao tranh ác liệt của những kẻ coi nhau như
kẻ nội thù, trong chuỗi dài lịch sử ba mươi năm nội chiến từng ngày thì biển
Đông coi vậy mà hiền, được coi như dòng chảy đưa những con tàu xuyên đại dương
băng ngang hải phận như một lộ trình ngã tư quốc tế, tuyệt nhiên nước không
tanh mùi máu, gió không khơi mùi tử khí, sóng vỗ đều êm ả như biển thái bình.
Chỉ một lần vào năm 74, khi
hai người anh em cùng cha khác mẹ lo quần thảo nhau trên rừng trên đất, thì đột
nhiên nước biển Đông sủi bọt. Tàu chiến của người vừa là đồng chí vừa là anh em
của các lãnh đạo Hà nội từ Hải nam tiến chiếm Hoàng Sa. Lúc này Hoàng Sa là của
Việt nam, đất mẹ muôn đời phải gìn giữ nên chính quyền miền Nam không chịu làm
ngơ. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xuất trận. Rất tiếc lực lượng không đủ mạnh, khiến hạm trưởng Ngụy văn Thà
cùng 58 chiến sĩ đã ở lại với biển. Hoàng Sa tạm thời bị mất về tay địch. Đâu
đây mùi tử khí đã vận hành theo gió, con tàu Nhật Tảo HQ 10 như con chim báo
bão cho một ngày không xa sẽ có những tranh chấp lớn tại biển Đông.
Ngày ấy cũng chẳng xa, mười bốn
năm sau, người ta quen gọi là ‘sự kiện 14 tháng 3’ (1988), tàu lạ
Trung quốc lại bất ngờ tấn công ba đảo của quần đảo Trường Sa là Gạc Ma, Cô-lin
và Len Đao. Lần này chánh quyền Hà nội
phải đối mặt, do thiếu cân bằng lực lượng và cảnh giác từ phía chủ nhà, thuyền
trưởng Trần Đức Thông cùng 64 chiến sĩ của con tàu HQ 604 lại chung số phận với
thủy thủ đoàn khu trục hạm Nhật Tảo năm xưa. Trung quốc chiếm được Gạc-Ma và chỉ
một tháng sau Hoàng Sa và Trường Sa chính thức nằm trong biên cương của tỉnh Hải
nam, buộc Hà-nội phải chấp nhận chuyện đã rồi vô phương tranh cãi.
Cùng biến thiên với sự đổi thay
của vận nước, biển Đông đột nhiên trở thành một địa danh hãi hùng, mồ chôn của
bao sinh linh con dân đất Việt bất kể già trẻ lớn bé tự chọn con đường liều chết
rời bỏ quê hương, lênh đênh trên những
chiếc thuyền nan, thuyền gỗ phó mặc cho số mệnh nổi trôi đẩy đưa đến những bến
bờ vô định với hi vọng tìm được tự do no
ấm, nhân quyền nhân phẩm cho kiếp người. Cũng từ đây, một từ vựng quốc tế ra đời
‘thuyền nhân’ (boat people) đánh dấu cho một thời kỳ khổ nạn mà lịch sử Việt
cũng như thế giới chưa có một cuộc xuất dương bỏ nước ra đi nào vĩ đại như vậy.
Ba mươi năm sau, lịch sử như được lập lại. Những tiếng vọng uất ức - Hoàng Sa!
Trường Sa! - được tha thiết vang lên không phải chi người trong nước, trớ trêu
thay hăng hái nhất lại là những kẻ một lần bỏ nuớc ra đi do hệ quả tham vọng bá
quyền của những người đã ‘dạy cho Việt nam một bài học’. Lần này họ đi xa hơn bằng
cách vẽ lại bản đồ cho vùng lãnh hải của họ. ‘Cái lưỡi bò’ xuất phát từ Hải nam thè ra liếm trọn một
vùng xuống tận cực nam tiếp giáp lãnh hải Philippines/Indonesia, nuốt chửng quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ ngang nhiên tuyên bố là ao nhà của dân tộc Hán. Bản
đồ này không phải chỉ là tài liệu tung
trên mạng, mà trở thành văn bản phụ đính cho tập hồ sơ của phía Trung Quốc công khai gởi Liên Hiệp
Quốc để biện minh cho chủ quyền lãnh thổ của mình, khi người đồng chí láng giềng lâu năm của họ thất thế phải kiện
cáo cơ quan trọng tài tối cao này dựa theo Công ước Luật biển 1982 mà cộng đồng
quốc tế cùng thừa nhận ký kết.
Chẳng phải ngẫu nhiên khi Trung
quốc họ làm như vậy. Từ nhiều thập niên qua khi phong trào thuyền nhân đi vào
yên nghỉ, mùi tử khí nhạt dần thì mùi dầu
khí lại được các bên hữu quan đánh hơi bén tiếng. Biển Đông không còn đơn thuần
là dòng chảy giao lưu quốc tế mà trong cách nhìn chiến lược nào đó, trở thành
tiềm năng vô tận cho những giếng vàng đen của các thập niên sau. Các nước quanh
vùng đua nhau tuyên bố chủ quyền, thậm chí Đài Loan không có một chút biển nào
dính liền với biển Đông cũng đem quân đến ăn có một vài đảo quanh vùng Trường
sa, chưa kể mấy nước ASEAN trong đó có Thái, có Mã lai, Brunei, Indonesia cũng
nhận xằng lãnh hải, quanh một quần thể gồm nhiều đảo nhỏ mà chánh quyền VNCH đã
phái một đại đội Địa phương quân của tiểu khu Bà rịa Phước tuy thường xuyên trú
đóng để bảo vệ hải phận tiền đồn của Tổ quốc.
Kẻ viết bài này có một dịp đã
theo tàu tiếp tế lương khô đem toán văn nghệ dã chiến ra khơi giúp vui cho chiến
sĩ và gia đình trên đảo, sau đó vòng về Côn Đảo cách đó không xa. Ngày ấy chẳng
có ma nào nhòm ngó đến chốn khỉ ho cò gáy này, báo chí quốc tế thì mải lo khai
thác chuyện chuồng cọp bôi xấu chế độ miền Nam.
Nhìn lại Hoàng Sa cũng chỉ là
hòn đảo nhỏ hơn cả Lý Sơn (Quảng ngãi) với thổ sản duy nhất là phân chim chẳng
ai buồn khai phá, có chăng là các đội thuyền buồm của quan quân triều Nguyễn
vãng lai ra cắm cọc mốc như một hình thức minh xác chủ quyền tuần duyên quanh đảo
hoặc các tàu đánh cá viễn khơi của ngư dân vùng Quảng táp vào tránh bão mỗi khi
gặp nạn trên biển Đông. Sau này, Thủ tướng của miền Bắc vì lý do ‘nhạy cảm’ đã
ký văn bản nhường quyền cho Mao Chủ tịch vì nhà nước nghĩ rằng xá gì một đảo nhỏ
xa xôi khi tình hữu nghị anh em là điều kiện sống còn cho mối quan hệ quốc tế
vô sản. Có ngờ đâu chỉ nửa thế kỷ sau Hoàng Sa trở thành một phần của huyện đảo
Tam Sa, nối dài cho sân sau của bá quyền Đại Hán, trở thành tâm điểm cho một đường
kính hàng ngàn hải lý quét đủ một vòng ôm trọn biển Đông!
Rồi đến một ngày, một tấc đất
là một tấc vàng trong thời hội nhập, một hải lý trên biển trở thành một kho báu
đô la, thế là tranh chấp nổ ra giữa những người mang tiếng là ‘láng giềng’ gần
trên đất. Xấc xược nhất, sống sượng nhất vẫn là quốc gia bá quyền Trung Quốc.
Khiếp nhược nhất, né tránh nhất lại là quốc gia tự xưng một thời ba lần thắng
ba đế quốc sừng sỏ nhất thế gian. Chuyện lúc đầu nạn nhân “mới chỉ là” những
ngư dân vô tội vì miếng cơm manh áo đi đánh bắt cá tôm trên vùng biển vùng ven
mà từ đời này qua đời kia cha ông họ vẫn thường ra khơi đánh bắt. Chính hải phận
quen thuộc như ao nhà bỗng dưng trở thành ‘đất lạ’, bị ‘tàu lạ’ đâm bị ‘người lạ’
bắt, bị giam bị giữ, bị đòi tiền chuộc nộp giao cho những kẻ hành xử như bọn thảo
khấu trên biển khơi.
Bất giác người viết lại nhớ mấy
câu thơ Chủ tịch Giang trạch Dân tặng phái đoàn bộ ba lãnh đạo Nguyễn văn Linh,
Phạm văn Đồng, Đỗ Mười tại hội nghị Thành Đô (tháng 11/91) khi hai nước cộng sản
anh em nối tình hòa khí chỉ ba năm sau sự kiện Gạc-Ma,
Qua hết sóng dữ, anh em vẫn còn
Gặp nhau cười một
cái là rửa sạch ân oán!
(Đô tận kiếp ba huynh đệ tại/Tương phùng nhất tiếu mãn ân
cừu)
(Nhật ký Lý Bằng -
tháng giêng/08)
Chuyện ngày nay (hiện Đỗ Mười
còn sống) chẳng phải cười một cái là xong, ân oán chẳng phải một ngày mà rửa sạch
khi tình đồng chí chỉ là vỏ bọc, nghĩa láng giềng là chuyện xa xưa. Nếu quả
‘anh em vẫn còn’ như các nhà lãnh đạo Việt
nam khẳng định thì ‘sóng dữ’ vẫn chưa
qua nếu cứ nhìn hình ảnh mấy ngư phủ già vái lạy quân cướp biển, nỗi ‘bức xúc’
với thời cuộc trên biển Đông vẫn là niềm trăn trở của những người còn nặng lòng
với Tổ Quốc. Bùi Chí Vinh, một nhà thơ ‘Zăng-gô’ của thành phố tên Bác, một cựu
binh có nhiều bài thơ yêu nước, đã phải than thở,
máu bầm đỏ bazan, máu tràn ra hải đảo
ai cho phép Hoàng Sa, Trường
Sa thành Tam Sa lếu láo
tội nghiệp rừng cọc nhọn
Hưng Đạo Vương trên sóng Bạch Đằng...
Chính vậy mà mấy năm gần đây
tình hình Biển Đông như ngọn gió đổi chiều. Người Hà nội lên tiếng, người Sài
gòn lên tiếng, thanh niên, sinh viên, trí thức lên tiếng, nhiều bloggers và cộng
đồng dân mạng lên tiếng. Tất cả như tiếng
vọng đồng thuận với những người hải ngoại sống xa quê hương. Điều đáng ngạc
nhiên và lý thú là cả Mỹ cũng lên tiếng. Jim Webb, một ứng viên sáng giá của Đảng
Dân Chủ, chủ tịch tiểu ban Đông Á của thượng viện Mỹ, nơi định hình cho các
chính sách lâu dài của Á châu, trong chuyến viếng thăm Hà nội sau khi đi một
vòng Đông Nam Á đã lên tiếng khi đươc hỏi quan điểm của Mỹ liên quan đến cuộc tranh
chấp trên biển Đông, TNS Mỹ có cô vợ là luật sư gốc Việt trả lời, “Quan điểm của
tôi là Mỹ nên có thái độ cụ thể hơn về việc bảo vệ chủ quyền của khu vực này,
không nhất thiết bằng biện pháp quân sự, mà cần thể hiện bằng ngoại giao. Mỹ sẵn
sàng là lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc
trong khu vực. Đã có sự tranh cãi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Cần có sự giải
quyết công bằng và Washington cần tham gia” Rồi cách đây hơn một năm, như được định hình
về chính sách của Mỹ, ngoại trưởng
Hillary Clinton tuyên bố thẳng thừng là Mỹ có lợi ích trên biển Đông và sự có mặt
của Mỹ trên giao lộ này là cần thiết và ‘chúng
tôi sẽ trở lại Biển Đông như một thời chúng tôi đã có mặt tại vùng này.’
Trở lại các diễn biến gần đây
của quần chúng trong nước, điều đáng mừng là sự kiện Biển Đông như được sự vẫy gọi của truyền thống Bạch Đằng.
Lòng dân sục sôi ý chí phản kháng bá quyền Trung quốc bằng các cuộc biểu tình tự
phát, trong khi dư luận quốc tế sẵn sàng
hậu thuẫn cho một giải pháp công bằng cho khu vực Biển Đông. Cái khó xử là các nhà lãnh đạo Hà nội tự thân phải
chọn lựa giữa tình đồng chí Đại Hán ngoài môi hay chủ quyền biển đảo của ngàn
năm Đại Việt
Đỗ Xuân Tê
Đỗ Xuân Tê
(Quê Choa)
Luke Hunt – Việt Nam tệ hơn cả Syria trong việc bỏ tù nhà báo
Danluan
Diên Vỹ chuyển ngữ
Xem thêm: Báo cáo của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo 2013 về Việt NamVới 18 nhà báo bị bỏ tù, Việt Nam đứng thứ năm trên thế giới về việc giam giữ các phóng viên báo chí.
Việt Nam lọt vào danh sách top 10 của các nước chuyên bỏ tù các nhà báo vì họ chỉ đơn giản làm công việc của mình. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm và cùng với Thái Lan là một trong hai quốc gia ở Đông Nam Á nằm trong danh sách năm 2013.
Mười tám nhà báo đã bị bỏ tù tại Việt Nam từ năm ngoái. Trong số đó có ông Nguyễn Văn Hải, một blogger cương nghị mà phiên toà xử ông diễn ra chỉ trong một ngày với vô số những vi phạm tố tụng, CPJ cho biết.
Vào tháng Sáu, ông Hải đã tiến hành một cuộc tuyệt thực “sau khi quản lý trại giam tìm cách buộc ông phải ký nhận về các tội chống nhà nước mà ông đã bị kết án. Ông đã bị biệt giam sau khi từ chối ký vào bảng tự khai.”
Đứng đầu danh sách là Thổ Nhĩ Kỳ với 40 vụ bắt giữ , tiếp theo là Iran với 35, Trung Quốc với 32 vụ và Eritrea với 22 vụ bắt giữ. Syria, nơi chiến tranh đang tàn phá, được xem là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo, đứng vào vị trí thứ sáu với 12 phóng viên bị bắt giam.
“Cuộc điều tra không tính đến hàng chục phóng viên đã bị bắt cóc và được cho là bị bắt giữ bởi các nhóm vũ trang đối lập. Tính đến cuối năm 2013, có khoảng 30 nhà báo bị mất tích ở Syria,” Elana Beiser, tổng biên tập của CPJ cho biết .
Ai Cập , một quốc gia nổi tiếng trong giới truyền thông quốc tế với nền chính trị bất ổn, nằm ở vị trí thứ chín với năm phóng viên bị cầm tù. Azerbaijan, Ethiopia và Uzbekistan hoàn thành danh sách top 10.
14 quốc gia khác bao gồm Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý và Rwanda trong đó mỗi nước có một nhà báo bị bỏ tù.
Tất cả có 211 nhà báo đang bị bỏ tù trên toàn thế giới, giảm so với 232 nhà báo vào năm 2012, nhưng con số này vẫn còn cao và và đứng hàng thứ hai từ năm 2000 – với 81 phóng viên đã bị bắt bỏ tù.
“Số lượng các nhà báo bị giam giữ trên toàn cầu giảm so với năm trước nhưng vẫn gần với mức cao lịch sử,” Beiser nói.
“Các chính quyền hà khắc ở Ankara, Tehran và Bắc Kinh chủ yếu sử dụng tội danh chống đối nhà nước để bịt miệng tổng cộng 107 phóng viên, blogger, và biên tập viên phê phán chính quyền. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran giữ nguyên danh hiệu quốc gia giam giữ nhà báo tồi tệ thứ nhất và thứ nhì trong hai năm liên tiếp,” báo cáo cho biết.
Tại Thái Lan, Somyot Prueksakasemsuk vẫn ngồi sau song sắt sau khi một tòa án hình sự tại Bangkok kết án ông 11 năm tù vì các bài báo mà các công tố viên coi là xúc phạm đến quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej sau khi chúng được đăng trên tờ báo hiện đã bị đóng cửa Voice of Taksin, một tạp chí tin tức mang tính đảng phái cao có liên hệ với tổ chức Mặt trận Dân chủ Chống Độc tài .
Bản báo cáo cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ 18 nhà báo, tăng hơn so với 14 nhà báo vào năm, khi chính quyền tăng cường trấn áp các blogger, những người đại diện cho dòng báo chí độc lập trong nước.
Quan trọng hơn, báo cáo của CPJ cũng chỉ ra thêm những bối cảnh vô cùng cần thiết về Việt Nam và chính quyền nhạy cảm của nó – vốn tự nhận rằng họ đang có vấn đề nghiêm trọng về tham nhũng.
Hầu hết các nước Đông Nam Á cũng có khó khăn tương tự cùng với một phong trào phản kháng chính trị được tổ chức tốt. Malaysia, Thái Lan và Campuchia đã trải qua các bất ổn chính trị trong vòng 12 tháng qua – nhưng tất cả các nước này chẳng thấm gì khi so với cách đối xử với giới truyền thông của chính quyền Việt Nam.
Campuchia khẳng định không can thiệp công việc nội bộ VN
Ngày 21/1, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đã ra thông báo
bác đơn kiến nghị của các tổ chức Khmer Kampuchea Krom (KKK) yêu cầu
chính phủ can thiệp việc một số người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ Việt Nam
bị bắt giữ vì vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trong văn bản ký ngày 17/1 gửi tới Son Duong (Sơn Dương), Chủ tịch điều
hành Liên đoàn KKK tại Campuchia, đại diện cho các tổ chức KKK tại
Campuchia, ông Ouch Borith, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc
tế Campuchia, khẳng định người Khmer đang sinh sống tại miền Tây Nam Bộ
của Việt Nam là công dân Việt Nam, thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt
Nam và phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Ông Ouch Borith nhấn mạnh: "Campuchia và Việt Nam là những quốc gia độc
lập có chủ quyền. Campuchia sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác".
Trước đó, ngày 7/1, các tổ chức KKK tại Campuchia đã gửi thư tới Bộ
trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Hor Nam Hong, đề nghị
chính quyền Campuchia can thiệp, tác động với Nhà nước Việt Nam trả tự
do cho một số người Khmer đang sinh sống tại khu vực Nam Bộ bị bắt giữ
vì có các hành động vi phạm pháp luật Việt Nam./.
(TTXVN) Nguyên Giám đốc Cty cổ phần cồn rượu Hà Nội bị bắt về tội danh tham nhũng
Ngày 20.1, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tống đạt quyết định
khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của ông
Hồ Văn Hải - nguyên Giám đốc Cty cổ phần cồn rượu Hà Nội (Halico).
Những thông tin ban đầu cho biết: Ông Hải bị khởi tố, bắt tạm giam về
tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi theo điều 283 Bộ luật hình sự. Trước đó, đơn vị do ông Hải làm
giám đốc đã bị các cơ quan chức năng cáo buộc có hành vi gian lận,
chiếm đoạt thuế VAT...
Ông Hồ Văn Hải được áp tải lên xe về trại tạm giam sau khi tiến hành khám xét nhà riêng. Ảnh: Phi Long
Khám xét nhà riêng nguyên GĐ Halico
Khoảng 13h ngày 20.1, cơ quan công an đã áp giải ông Hồ Văn Hải về nhà
riêng ở số 8 ngõ Bà Triệu (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà
Nội) để tiến hành khám xét nơi ở nhằm thu thập tài liệu phục vụ công
tác điều tra. Việc khám xét có sự chứng kiến của đại diện tổ dân phố
cũng như cảnh sát khu vực.
Bà Hải (tổ trưởng tổ dân phố số 8 phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà
Trưng, TP.Hà Nội) cho biết: Việc khám xét diễn ra chủ yếu tại phòng ngủ
của ông Hải, trước sự chứng kiến của người con trai lớn, tổ dân phố,
cảnh sát khu vực và các điều tra viên thuộc cơ quan an ninh Bộ Công an.
Được biết, cơ quan điều tra đã thu được một số giấy tờ, tài liệu. Cũng
theo tổ trưởng tổ dân phố số 8 phường Lê Đại Hành: Ông Hải hiện đang
sống tại căn nhà trên với hai người con trai. Do nhà rộng (cao 6 tầng)
nên gia đình ông có cho một số người nước ngoài thuê để ở.
Khoảng 16h cùng ngày, việc khám xét tại nhà riêng ông Hải hoàn tất.
Được biết, ông Hải mới chỉ vừa bàn giao chức danh Giám đốc Halico từ
tháng 11.2013
Từ container chở rượu ... rỗng ruột
Được biết, Cty Halico do ông Hồ Văn Hải làm giám đốc đã bị Cục Điều tra
chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan khởi tố vụ án hình sự về tội “buôn
lậu”.
Ông Hồ Văn Hải được áp giải lên xe. Ảnh: Phi Long
Hoạt động gian lận của Cty Halico bị vỡ lở sau chuyến hàng xuất khẩu
ngày 12.9.2012 qua cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Theo tờ khai
hải quan được Halico mở ngày 10.9.2012, chuyến hàng xuất khẩu gồm 2.000
thùng rượu vodka các loại (trị giá gần 54.000USD) được đóng trong 1
container (loại 40 feet) xuất sang cho DN tư nhân Lê Thị Hải có địa chỉ
ở Viêng Chăn (Lào). Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu ở cảng ICD Mỹ
Đình (Hà Nội), lô hàng được vận chuyển đến cửa khẩu Cầu Treo để làm thủ
tục thực xuất sang Lào.
Trong quá trình làm thủ tục, do nghi ngờ về tính thực tế bởi 1
containter thường chỉ xếp được 1.700 thùng rượu vodka nên hải quan Cầu
Treo đã yêu cầu mở container để kiểm tra, thì phát hiện bên trong là...
thùng rỗng, không hề có rượu hay bất cứ hàng hóa nào khác. Xác minh tại
Lào, cơ quan hải quan cũng phát hiện không có DN nào có tên Lê Thị Hải
ở địa chỉ khai báo.
Mở rộng điều tra, Hải quan phát hiện, từ năm 2008 đến năm 2012, Halico
cùng với DN “sân sau” là Cty Hoàng Lân (trụ sở ở phố Trung Kính, Q. Cầu
Giấy, Hà Nội) làm khống tổng cộng 26 bộ hồ sơ hải quan để làm các thủ
tục và xuất khẩu rượu Vodka sang Lào. Qua điều tra, cơ quan hải quan
phát hiện trong 26 bộ hồ sơ hải quan đã thực hiện, có 7 bộ là giả mạo,
còn 19 bộ đều được bán cho DN “ma” Lê Thị Hải.
Chiếm tiền hoàn thuế cả chục tỉ đồng
Sau gần 1 năm xác định được rõ mức độ gian lận trong việc xuất hàng
khống của Halico nêu trên, ngày 23.9.2013, Cục Điều tra chống buôn lậu,
Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 09/QĐ-ĐTCBL khởi tố vụ án hình sự
đối với vụ gian lận thuế nêu trên, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ
việc cho Cơ quan CA điều tra làm rõ các dấu hiệu hình sự.
Trong vụ việc xảy ra ngày 12.9.2012, Halico đã ký hợp đồng với DN Lê
Thị Hải về việc mua 2.000 thùng rượu vodka. Để hợp pháp hoá hành vi gian
lận, một sinh viên đã được thuê để làm đại diện hợp pháp cho DN “ma”
Lê Thị Hải với đầy đủ giấy tờ ủy quyền.
Sau đó, nhân viên của Halico đến làm các thủ tục hải quan và thuê một
Cty làm nhiệm vụ vận chuyển lô hàng sang Lào. Người lái xe cũng được
Halico giao luôn nhiệm vụ làm các thủ tục hải quan thực xuất với
container rỗng được vận chuyển đến cửa khẩu Cầu Treo.
Nếu thực hiện trót lọt hành vi xuất khống lô rượu vodka nêu trên,
Halico sẽ được hoàn thuế 10% VAT và không phải nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt (TTĐB) 45%. Theo đó, tổng số tiền mà nhóm tổ chức thương vụ gian
lận này chiếm đoạt được của ngân sách là hơn 520 triệu đồng.
Cũng theo tài liệu của hải quan, kể từ 2008 đến năm 2011, Halico đã ký 4
hợp đồng xuất khẩu rượu với Hoàng Lân với tổng giá trị hợp đồng gần 25
tỉ đồng. Theo hợp đồng, Hoàng Lân xuất đi Lào toàn bộ số rượu này.
Qua đó, Halico sẽ không phải nộp thuế TTĐB vào ngân sách với số rượu
trên. Với 4 hợp đồng này, Hoàng Lân đã giao lại cho Halico 26 bộ hồ sơ
hải quan. Tất cả đều được lập tại Chi cục Hải quan bắc Hà Nội và thực
hiện xuất ở cửa khẩu Cầu Treo.
Sau đó, Halico mang những hồ sơ này đi hoàn thành thủ tục báo cáo thuế
hằng năm với cơ quan thuế Q.Hai Bà Trưng. Ước tính, số tiền thuế Halico
gian lận bằng thủ đoạn nêu trên qua những bộ hồ sơ đã phát hiện lên
tới khoảng trên 10 tỉ đồng. Ai hưởng lợi số tiền gian lận nêu trên? Đây
là câu hỏi mà dư luận đang đòi hỏi các cơ quan điều tra làm rõ.
Theo Nhóm PV
(Lao động)
Hải Phòng: Bắt tại trận ổ bạc toàn hiệu trưởng và nhà giáo
(ĐSPL) Hai vị hiệu trưởng và một số cán bộ giáo viên vừa bị Phòng CSĐT
TP về TTXH, CA TP Hải Phòng bắt giữ trong đợt cao điểm tấn công trấn áp
tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự.
Theo thượng tá Phạm Duy Diên, Chánh VP, CATP Hải Phòng, từ nguồn tin của
quần chúng nhân dân, hồi 17h30’ ngày 18/1, tại số nhà 6/20/46 Nam Pháp
I, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, lực lượng CA đã bắt được 6 đối
tượng đang tham gia đánh bạc dưới hình thức đánh chắn. Điều đáng nói,
các đối tượng bị bắt đều là nhà giáo hoặc đang công tác trong ngành giáo
dục.
Danh tính 6 người bị bắt gồm: Trần Tuấn Anh (SN 1976, trú tại Đằng
Giang, Ngô Quyền) hiện đang là hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng; Đào
Hồng Tuyến (SN 1959, trú tại Hàng Kênh, Lê Chân) hiện đang là hiệu
trưởng trường THCS Chu Văn An; Trần Duy Mạnh (SN 1979, trú tại thị trấn
Núi Đèo, Thủy Nguyên) hiện đang là chuyên viên Phòng giáo dục trung học –
Sở GDĐT Hải Phòng; Ngô Lê Hà (SN 1982, trú tại Máy Chai, Ngô Quyền)
giáo viên trường THCS Lạc Viên; Trần Thanh Tra (SN 1976, trú tại Đằng
Giang, Ngô Quyền) giáo viên trường THCS Chu Văn An và Kiều Văn Trường
(SN 1978, trú tại Thạch Thất, Hà Nội).
Tại chiếu bạc, công an thu giữ 10.700.000 đồng, 2 bộ bài chắn và 2 đĩa
sứ. Các đối tượng khai nhận: Ngày 18/1, sau khi liên hoan tất niên thì
tổ chức về nhà Tra đánh chắn ăn tiền.
Cơ quan CSĐT, CATP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị
can các đối tượng kể trên về hành vi đánh bạc để xử lý theo quy định của
pháp luật.
Minh Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét