Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Thứ Hai, 11-11-2013 - LÃNG PHÍ LÃNH ĐẠO

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬTCLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 86 – 10/11/2013 (Thành).
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Lại đe dọa khai hỏa (PT).
Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [33] (Người Buôn Gió).
Vì sao chúng ta phải nhích dần lên CNXH? (FB Chung Lê/ Nguyễn Quang Lập).
KINH DÀI NHẤT THẾ GIỚI (Sơn Thi Thư).
LÃNG PHÍ LÃNH ĐẠO (Ngô Minh). “Đề nghị Quốc hội phải   ban hành ngay ‘Luật đi họp’. Luật này quy định mỗi cán bộ lãnh đạo các cấp của địa phương, trung ương mỗi ngày được dành bao nhiêu % thời gian để đi họp, bao nhiêu phần trăm thời gian đi xuống cơ sở tiếp xúc với dân, bao nhiêu phần trăm ngồi nghiên cứu chính sách, nghiên cứu các dự án quy hoạch, phát triển...”
- Xử “đại án” tham nhũng tại Cty cho thuê tài chính II: VKSND đề nghị “tử hình” đối với Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai (LĐ). - “Đại án” tham nhũng tại ALCII: đề nghị hai án tử hình (TT). (hoành quá, quả này mấy cha sẽ kiện xử lại vụ Vinashin xem thế nào nhỉ....)
- Sai phạm tại Công ty cấp nước Tiền Giang: Kiến nghị kỷ luật 2 phó giám đốc sở (TT).
Xét xử tên Nguyễn Thanh Chấn là đúng người nhưng chưa đúng tội (Người Buôn Gió). – Thái Sinh: Trời có mắt (Trần Nhương).
- Hồ chứa thủy lợi – nỗi lo “bom nước” – Bài 1: Sống trong sợ hãi (TP). - Thiên tai & ‘nhân tai’ (TP).
KINH TẾ
- Cty cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận: Làm giả hợp đồng xuất lậu trên 32.000 tấn titan để trốn thuế (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Từ buổi thuyết trình hồi sinh lụa Tân Châu: Di sản văn hóa, không thể phục hồi tất cả (TTVH).
- Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch công ty sách Alpha Books: “Luôn hành động và dám chấp nhận thất bại”(DNSG).
Trọc phú (Quê Choa).
LỜI BÌNH “LỤC BÁT ĐÁNH DÀY” (Nguyễn Trọng Tạo). – Tạ Duy Anh: NHỚ LẠI ĐỂ CƯỜI
ABBA tái xuất? (TTVH).
Kể từ đó tiểu sử (Nhị Linh).
Sử thi Iliad & Odyssey*  (Tia sáng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nỗi lo còn đó (LĐ).
Philippines: Dân phớt lờ cảnh báo, từ chối di tản tránh siêu bão? (Soha). - Mẹ đau đớn buông tay, con trôi theo dòng nước dữ (LĐ). - Người sống sót vật vờ như ma trên đường phố Philippines(VNE). - Thảm cảnh Philippines sau siêu bão Haiyan (VnEco). - Philippines huy động xe bọc thép để chặn nạn cướp bóc (Tri thức/DV). - Người dân Philippines chờ hàng cứu trợ trong tuyệt vọng(TN). - Một số dân vùng bão Philippines ”hung hãn vì đói khát” (TT). - Cậu bé lả đi trong bão và tỉnh dậy ở một ngôi làng khác (VNN).- Có người Việt trong vùng tâm bão Haiyan ở Philippines(TP). - Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Philippines (FB Trần Trung Đạo).
QUỐC TẾ 

LÃNG PHÍ LÃNH ĐẠO  

     Ngô Minh 

             Mới đây, trên VTV1, tôi thấy ông Chủ tịch Quốc hội lên trao Huân chương cho một doanh nghiệp ngân hàng, ngồi dưới còn có phó thủ tướng chính phủ, thống đốc, nhiều bộ trưởng, thứ trưởng… Tôi ngẫm, sao chỉ là lễ đón Huân chương của một doanh nghiệp thôi, nước ta có mấy trăm ngàn doanh nghiệp như thế, mà tốn nhiều lãnh đạo thế ? Trách gì  bộ nào cũng có 5, 7 thứ trưởng. Có bộ 9 thứ trưởng. Ngay cái đoàn Thể thao đi dự Seagam cũng có tới 9 phó đoàn. Phó rẻ rúng thế ư ? Hay lãnh đạo không có việc gì làm, nên đi dự lễ để nhậu chơi giết thời gian? Bài LÃNG PHÍ LÃNH ĐẠO này tôi đã in trên báo Tuổi trẻ gần chục năm trước, nay in lại vì thấy ngứa mắt quá !
   Trong xã hội ta hiện nay có quá nhiều loại lãng phí rất “xót tiền dân”  : Lãng phí vốn đầu tư vào các công trình không mang lại hiệu quả; lãng phí đất đai, lãng phí điện nước, điện thoại, xe con, lãng phí lao động , lãng phí chất xám.v.v.. Mỗi năm nếu cất công tính toán số lãng phí sẽ lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng , hơn  thu ngân sách hàng năm của tất cả các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên ! Trong lãng phí lao động, có một sự lãng phí đau xót nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp đi dự các cuộc họp hiếu hỷ nhiều quá.

           Nêu vấn đề này ra có thể có người ngạc nhiên cho là làm gì có chuyện đó ! Xin thưa, đây là điều hoàn toàn có thật. Không chỉ lãng phí bình thường mà đây  là sự lãng phí “kép “. Tôi thấy một thực tế đau lòng là : Hầu hết cán bộ lãnh đạo các địa phương gần như toàn bộ thời gian công tác trong một ngày đều dành để đi họp và đi dự lễ kỷ niệm, lễ khánh thành công  trình, lễ đón huân chương... Một lần được mời tham dự một lễ đón huân chương của một doanh nghiệp huyện tôi thấy có ông Bí thư huyện ủy, chủ tịch huyện ,   và gần nửa cán bộ lãnh đạo ban ngành của huyện,  rồi  giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh.v.v..!  Hôm sau, đi dự một lễ khai trương đại lý của một Doanh nghiệp ở Sài Gòn ở một thành phố miền Trung, tôi lại thấy đủ bộ sậu lãnh đạo giống  như  hôm trước, chỉ thiếu năm ba người ,chắc đi công tác xa hoặc đau ốm. Không cần đi dự lễ đón, lễ khai trương, ngồi nhà xem ti-vi cũng thấy trên màn ảnh nhỏ địa phương hàng ngày tất cả các cuộc lễ lạc ấy  đều có mặt đông đủ  cán bộ chủ chốt nhất của một tỉnh. Vì họ bao giờ cũng ngồi ở những hàng ghế đầu . Đồng ý là các “cán bộ chóp bu” của Bộ, tỉnh, huyện đến dự lễ khánh thành, đón huân chương... là để động viên anh em cơ sở . Và tất nhiên cũng có cuộc họp cần thiết như họp HĐND bàn việc phát triển kinh tế-xã hội ,  họp bàn về bảo vệ môi trường, thống tham nhũng..v.v.. Nhưng các cuộc họp chiếm phần lớn thời gian làm việc của lãnh đạo các cấp là  đi lễ khánh thành, kỷ niệm, khai trương mang tính hiếu hỷ là việc không thể được . Mà lạ kỳ thay, chỉ một HTX nhỏ bé , hay một UB phường thôi , kỷ niệm 30 năm thành lập cũng mời cho được các đồng chí lãnh đạo chủ chốt nhất của địa  phương. Lãnh đạo chưa tới  thì chưa họp. Thế là mời 7 giờ 30 mà hội nghị phải chờ có khi đến 10 giờ sáng mới khai mạc. Vì có đồng chí lãnh đạo một ngày nhận được  năm sáu cái giấy mời , không đủ thời gian để “ chạy xô” !

          Một đồng chí lãnh đạo một tỉnh tâm sự rằng, tỉnh không đủ lãnh đạo để đi họp! Mà đi dự lễ hiếu hỷ như thế là lãng phí lớn lắm..  Thứ nhất là lãng phí lao động .Một cuộc khánh thành công trình xây dựng khách sạn mà có cả hơn hàng chục  lãnh đạo các cấp của tỉnh, trong đó chỉ một người phát biểu chào mứng thôi, còn lại ngồi nghe suốt hai tiếng đồng hồ. Tính ra   công  đi họp vô bổ như thế một năm một tỉnh lên tới hàng tỷ đồng .Thứ hai là lãng phí chất xám . Lãnh đạo các cấp là những người được cử tri “ sáng suốt lự chọn” , hay do giỏi giang mà được đề bạt ( trừ những thành phần được cơ cấu) . Khi được đề bạt lên  lãnh đạo rồi, thì suốt ngày đi họp, không  phải làm gì cả, dân gọi loại cán bộ này là “ lãnh đạo ngồi chơi xơi nước”, “ lãnh đạo phong bì”.ậmmmm chí không được mời dự lễ thì trách, có khi “ trù dập cấp dưới”. Dự lễ xong thì liên hoan, cụng ly “trăm phần trăm”, rồi đi “ tươi mát” , tối về nhà chưa xem hết chương trình thời sự đã ngủ! Thế là chẳng có thời gian nào để  đến với dân,   nghe ý kiến của dân,  để đọc sách, nghiên cứu thêm tài liệu chuyên môn, chính trị, pháp luật.... Thế là người giỏi thành người hành nghề ”đi họp”, ngồi cho có vị như một con manơcanh . Lãnh đạo thì lương cao, ba năm lại lên một bậc lương , mà không có nghiên cứu gì, sáng kiến gì, đề xuất gì để giúp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước , lãng phí  vô hậu lắm !

Lãng phí lao động, lãng phí chất xám thành lãng phí “kép “ là như thế ! Ước tính sơ sơ , cả nước ta 64 tỉnh thành ,hơn 500 huyện, hàng chục Bộ ngành rung ương, một năm có tới hàng chục triệu “ngày công lãnh đạo” bị lãng phí kép như thế. Muốn hạn chế và chấm dứt sự lãng phí này, theo thiển ý chúng tôi, mỗi cuộc họp hiếu hỷ , Tỉnh  hay Bộ , Trung ương chỉ nên cử một vài cán bộ lãnh đạo đi dự thôi , còn lãnh đạo tỉnh đi làm việc khác lớn hơn, ích quốc lợi dân hơn. Lãnh đạo Đảng đi rồi thì UBND thôi, HĐND đi dự rồi thì cấp ủy, Uy ban thôi , không nên kéo nhau cả bộ máy đến ngồi không làm gì thì kỳ cục quá! Có nhiều hội nghị  ngành ngân hàng, tài chính, thuế...trong giấy mời ghi rõ “yêu cầu không tặng hoa”, để  tiết kiệm , nhưng lại mời hàng trăm đại biểu lãnh đạo các cấp của tỉnh , để ngồi vài tiếng đồng hồ nghe đọc một bản bản cáo thành tich  20 năm, mà bản báo cáo này đã được phát trong cặp tài liệu ,  rồi nhận một người vài trăm phong bì. Đúng là nhà nước thiệt đơn thiệt kép ! Đề nghị Quốc hội phải   ban hành ngay “Luật đi họp”. Luật này quy định mỗi cán bộ lãnh đạo các cấp của địa phương, trung ương mỗi ngày được dành bao nhiêu % thời gian để đi họp, bao nhiêu phần trăm thời gian đi xuống cơ sở tiếp xúc với dân, bao nhiêu phần trăm ngồi nghiên cứu chính sách, nghiên cứu các dự án quy hoạch, phát triển.... Các tỉnh cũng nên chỉ thị quy định cho các địa phương, đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp nhà nước.v.v.. trên địa bàn trong các cuộc họp hiếu hỷ chỉ được mời những ai, không được mời thành phần nào, mời bao nhiêu người.v.v.. Phải có một cuộc “ cách mạng” trong họp hành mới chấm dứt được tình trạng chất xám lãnh đạo như hiện nay.

Xét lý lịch cả khi sơ tán tránh bão Haiyan

Facebook Tùng Đao Xuân nhận xét: "Chỉ có ở Việt Nam - Tránh bão mà vẫn còn phân biệt, thế lày thì hòa hợp cái ... gì".

Bức ảnh trên được đăng trên trang web Kenh14.VN, tại bài bài viết có tựa đề: Sinh viên Đà Nẵng được sơ tán vào trong trường để tránh siêu bão.

Dưới bức ảnh, trang mạng Kenh14.VN chú thích: "Ngoài các bạn sinh viên, nhiều người dân cũng được tạo điều kiện để tránh bão an toàn."
Ảnh chụp màn hình từ trang web Kenh14: http://kenh14.vn/doi-song/sinh-vien-da-nang-duoc-dua-het-vao-ktx-de-tru-an-tranh-sieu-bao-20131109110457208.chn

Thiên tai & 'nhân tai'

TP - Chưa mùa mưa bão năm nào mà câu chuyện về an toàn hồ đập lại “nóng” như năm nay.
Chỉ tính từ khi mùa mưa bão bắt đầu đến nay đã có ít nhất 5 hồ đập thuộc loại trung bình bị vỡ (chưa kể các hồ đập nhỏ vẫn chưa được thống kê), như: Vỡ đập Cơn Đẻn (Thanh Chương, Nghệ An) do ảnh hưởng bão số 11; vỡ đập Đồng Đáng và Khe Luồng (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) do ảnh hưởng bão số 10; vỡ đập Phân Lân (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) do ảnh hưởng của bão số 5…
Giờ cả nước đang căng mình chống siêu bão Haiyan. Và như thường lệ, câu hỏi: Hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ trên cả nước rồi sẽ ra sao? Người dân sống dưới những quả “bom nước” lại mất ăn, mất ngủ, cầu trời, khấn phật cho giờ hẹn “nổ” của nó không tới và sớm được “tháo ngòi nổ”.
Có vị chuyên gia thủy lợi sau nhiều năm thẩm định nguyên nhân các đập vỡ từng nói: Chưa thấy hồ đập nào vỡ mà không do lỗi của con người. Rồi ông liệt kê ra hàng loạt vấn đề như: Thi công không đúng thiết kế, thay đổi kết cấu, vật liệu, cho tới những nguyên nhân vận hành, duy tu, bảo dưỡng….
Ngay cả những người vận hành hồ chứa phần lớn không có chuyên môn, chỉ biết mỗi việc mở và đóng cống lấy nước. Thậm chí, một lãnh đạo Sở NN&PTNT Thanh Hóa còn khẳng định chắc nịch, nếu trận mưa lớn như đợt bão số 10 vừa qua mà trút xuống chỗ nào của miền Bắc thì hồ đập nơi đấy sẽ vỡ; chứ không riêng gì hai hồ đập vỡ ở huyện Tĩnh Gia. Hóa ra, “thiên tai” đã làm phát lộ nguyên nhân chủ yếu do “nhân tai”.
Tình cảnh là vậy, nhưng cả ngàn hồ đập già nua (phần lớn xây dựng trước những năm 80 của thế kỷ trước) lâu nay lại ít được “thăm khám”, “chữa trị”. Để giờ bệnh thêm trầm kha, người ta mới cuống cuồng kiểm tra, khoanh vùng, lên kế hoạch sửa chữa. Nhưng, hỡi ôi, số tiền dự kiến không dưới 5.000 tỷ đồng biết khi nào mới có?
Một lãnh đạo ngành thủy lợi thừa nhận, lâu nay nguồn vốn phòng chống lụt bão vẫn chủ yếu dành cho đê điều; hồ đập ít được quan tâm. Còn nguồn thủy lợi phí hầu hết các đơn vị quản lý chỉ dành cho bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kênh mương, hầu như không có hồ đập. Bão lũ ngày càng dữ dội, chỉ mong sao đừng có thêm “nhân tai” chồng thiên tai trút xuống đầu người dân.
Lê Hữu Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét