BI KỊCH CỦA KẺ SỸ GIỮA ĐÁM BẦN NÔNG
Tôi hầu như không ca ngợi hay khen ai ở chế độ xã hội chủ nghĩa này, đặc biệt là những quan lại triều đình hiện nay.
Tôi biết ông Nguyễn Thiện Nhân qua cố GSBS Nguyễn Thiện Thành - bố ông -
ngòai ra tôi chưa bao giờ tiếp xúc hay quen biết ông Nhân. Hôm nay ông từ nhiệm
cương vị phó thủ tướng để về lo cho người già và người nghèo ở Mặt trận
tổ quốc. Một cơ quan mà ai cũng hiểu là về an vị để chờ tuổi hưu. Âu đó
cũng là cái nghiệp giống bố của ông, khi cuối đời nghiên cứu và chữa
trị ngành lão khoa - lo cho người già.
Nhiều người đồn đại rằng, ông vô tài, không làm được cái gì cho ra hồn,
đánh trống bỏ dùi, làm dang dở rồi lại đi, nên không bộ nào dung nạp
được ông. Ngày ông ra Hà Nội lãnh chức thượng thư bộ Học, ông ở chưa yên
vị, thì lên phó thủ tướng chăm lo văn thể mỹ, giờ thì vừa vào nhóm 16
người thinktank, lại đến chỗ để chờ ngày lãnh lương hưu.
Nhưng tôi lại thấy khác, những cái ông Nguyễn Thiện Nhân làm được tuy dở
dang, nhưng ông để lại những dấu ấn vô cùng quan trọng, mà ít ai thấu
hiểu và thấy nó là những viên gạch đặt nền tảng cho công cuộc phục hưng
đất nước.
Ngày ông làm bộ trưởng giáo dục và đào tạo, với 3 không,
ông đánh động tất cả mọi cấp bậc giáo dục và không chừa bất kỳ ai,
ngành nghề nào, cấp bậc nào trong chính quyền. Từ vấn nạn sách giáo khoa
sai trái, đến chạy bằng cấp, mua bằng giả, học trường dõm để mua chức
quyền. Có lẽ mọi việc ông dang dở cũng từ đây, và cũng từ đây, ông đơn
độc giữa bầy sói vô học, thiếu văn hóa, háu đói, tranh ăn.
Chính việc dám nhìn thẳng vào sự thật một nền giáo dục thui chột này nó
là động lực để chính bản thân tôi lao vào viết báo và viết blog một cách
say sưa, không kiêng dè, sợ sệt bằng những bài tố cáo những trường đại học dõm, giả danh, những nhân vật vô học đứng ra làm cò mồi để buôn bằng bán chức tước. Rồi sau đó, tôi mới có loạt hơn 50 bài về học bổng du học
ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến. Loạt bài này hằng năm đã trực
tiếp hoặc gián tiếp giúp được cho các cháu mỗi năm đạt đến cả triệu đô
la Mỹ vào gói học bỗng du học bậc đại học.
Sau đó, tôi lại tiếp tục phản biện cho tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội:
kinh tế, chính trị, y học, văn hóa, môi trường, chính sách, v.v... như
một con tằm phải nhả tơ không mệt mỏi.
Khi ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân phát biểu từ nhiệm, và nhận trách nhiệm mới, song ông Nhân gửi lời cảm ơn và xin thôi không phát biểu. Điều này đã nói lên cho nhân dân hiểu rất nhiều.
Suy cho cùng, trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam hiện nay, để kiếm
được có một người có thân thế gia đình dòng tộc và bản thân có những
thành quả học tập, rèn luyện học vị, lẫn học hàm bằng nổ lực thực sự của
bản thân như ông Nhân là hiếm. Nhưng cũng chính vì thế mà, ông không
thể làm việc được với họ. Kẻ sỹ sống giữa bầy sói khác nào đem dao phay
mổ trâu mà thái mớ hành hẹ?
Chữ Nhân làm sao đi với lũ bất nhân? Chữ Thiện làm sao sống cùng với lũ
lưu manh? Thôi thì ông cũng đã đến lúc yên lặng để làm kẻ sỹ thất thời
lỡ vận như bao tiền nhân mà sách sử đã ghi vậy.
Đơn độc giữa bầy sói mà chưa bị sói ăn thịt cũng là may mắn lắm rồi, ông
cựu thượng thư bộ Học ạ. Chúc ông may mắn trong những năm tháng còn
lại, nơi chính trường hôi tanh mùi xác chết của hàng triệu dân nước Việt
đã ngã xuống, để có hôm nay mùi tanh tưởi.
Báo động an ninh lương thực
Nước
ta nằm trong số các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng. Bão lụt năm này qua năm khác gieo đau thương tang
tóc về người và mất mát về nhà cửa tài sản cho người nông dân. Chưa hết,
biết bao nhiêu ruộng đất bị thu hồi, bị chiếm dụng cho những dự án mang
danh “kinh tế xã hội” mà thực chất là làm giàu cho “nhóm lợi ích ” từ
Trung ương đến địa phương đẩy người nông dân mất đất , mất phương tiện
sống ra đường, gia nhập vào đội quân thất nghiệp , đội quân dân oan đi
khiếu kiện khắp nơi . Cùng với bão lũ, diện tích canh tác ngày càng bị
thu hẹp đe dọa nghiêm trọng an ninh lương thực quốc gia . Đừng tự hào ,
đừng say sưa, đừng ru ngủ nhau rằng Việt Nam là nước đứng nhất nhì thế
giới về xuất khẩu gạo. Chỉ cần mất mùa vài năm, bão lũ một trận khủng
khiếp như Hải Yến vào Philippines thì thấy nhau ngay . Các nhà khoa học
đã cảnh báo vấn đề của Việt Nam là phải đi lên từ nông nghiệp, cây lúa
và các cây
lương thực khác . Công nghiệp hóa hay hiện đại hóa trước hết và cơ bản
cũng phải dành cho nông nghiệp chứ không phải mấy cái tập đoàn kinh tế
là nơi dung dưỡng bọn tham nhũng . Đảng đã có nghị quyết về nông nghiệp
và nông dân . Nhưng tiếc thay nghị quyết một đằng thực hiện một nẻo .
Nông dân Việt Nam, một thời là đội quân chủ lực của cách mạng “thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người” nay cay đắng trở thành
“đối tượng” bị “cách mạng ” do Đảng lãnh đạo tước đoạt hết quyền lợi từ
cái cơ bản nhất là quyền sở hữu mảnh ruộng của họ . Đời nào người nông
dân cũng khốn khổ khốn nạn nhất . Không biết những người lãnh đạo thiển
cận có biết thương người nông dân hay không(thương thì chắc chắn là
không rồi. Họ từ lâu đã quên giai cấp xuất thân của họ là nông dân rồi)
và có nghĩ sẽ đến lúc dân ta đói rã họng ra hay không ?
Hoàng Minh Trí - Không khóc ở miền Trung
Cu Trí (Hoàng Minh Trí)
Theo FB Cu Trí
Năm nay đồng bào miền Trung lại vất vả quá, đất nước dồn dập đau thương nhưng lòng người Việt không vợi chia sẻ.
Từng đoàn người mướt mải mưa gió lặn lội xuôi ngược hai đầu Bắc Nam đến với nhân dân miền Trung đang khắc khoải tồn tại từng ngày sau thiên tai - nhân tai.
Thương đau mãn tính dường như năm nào cũng vậy và bế tắc.
Trong tin nhắn của mình từ bạn bè có nhiều giọt nước mắt, khóc vì đồng bào khổ quá và cả vằn mắt đỏ vì cách cư xử của không ít cán bộ công khai thớ lợ trục lợi man rợ trên sự nhiệt tâm đồng bào.
Một gói mỳ tôm vài chục gram vật lý nhưng nặng trĩu tình người "cán bộ" ơi.
Có bà cụ rách mướt chen vào lấy hàng vừa dỡ. Mình rất sợ hiệu ứng đám đông nhào vào là "vỡ trận" như nhiều trường hợp đã từng xảy ra nên phải chặn lại ngay, hàng hóa đến đây cũng là dành cho nhau, chỉ sợ chia không đều: "Cụ cứ từ từ, ai cũng có có phần cụ ạ". Cụ bà nét mặt đen sạm khắc khổ nếp nhăn nhìn tôi trân trối ầng ậng nước.
- Tôi biết tôi sẽ không bao giờ có anh ạ.
- Cụ yên tâm, hàng bốc xuống con sẽ gửi cụ đầy đủ.
Tiếng cụ lẫn nước mắt và nước mưa:
- Tôi đói lắm anh ơi nhưng ông nhà tôi bị vu là chỉ điểm cho Pháp. Tôi không bao giờ có tên trong danh sách nhận cứu trợ. Thôn đưa lên xã cũng gạch đi…
Mình kéo cụ ra lấy gạo trước khi hàng dỡ xuống hết. Cụ bê bịch gạo và gói bột canh xấp ngửa đi như chạy về phía nghĩa trang gần núi cuối làng.
Nơi có một túp lều nát bét và nghiêng ngả.
- Cay quá em ạ, nhận tiền cơ quan đếm bằng máy không thiếu 1 xu còn nguyên niêm phong. Đưa về huyện X, họ ngồi đếm trước mặt mà cuối cùng chả hiểu sao thiếu tận gần 6 triệu.
Tính anh luôn điềm đạm, lịch lãm, chốt chuyện anh gằn giọng: "ĐM nhà chúng nó chứ"…
Điện thoại mình kêu, bên kia đầu dây giọng rất nặng khó nghe
- Chú ơi, phong bì chú vừa cho xã họ vừa thu lại.
- Ai? Ai thu, sao lại thu?
- Họ nói nhận được hàng rồi thì tiền phải phân phối lại…
Bên kia đầu dây mất tín hiệu cả khu vực. Cả đoàn máu như muốn sôi lên vì ức vì không đủ thời gian và an toàn để quay lại.
Tại sao? Tại sao?
__________________________________________
PS: Có lẽ thời gian tới, sẽ không ít người đi miền Trung.
Hãy cẩn trọng và thẳng thắn với các trường hợp đi xe máy dây chuyền vàng điện thoại di động í ới gọi nhau đến nhận cứu trợ.
Hãy ưu tiên dành phần cho người nghèo, dùng cảm quan để phân loại.
Chắc chắn hàng sẽ đến được với người thực sự cần.
Mỳ gói chỉ để cứu đói khi lũ ngập, sau thiên tai hãy ưu tiên nhu yếu phẩm gạo, bột giặt, thuốc lọc nước, bánh kẹo, nồi niêu, xô chậu…Có nhiều hộ trong nhà xếp hàng chục thùng mỳ tôm và họ mang ra lộ bán rẻ cho người khác. Rất lãng phí cả tình lẫn tiền.
Luôn mong ước tổ quốc yên lành.
Phòng chống bão hay phòng tránh bão
Uyển Thi (Danlambao) - Chống
bão, tránh bão hay trốn bão? là câu hỏi mà hàng triệu người dân Việt
đang thắc mắc theo quan điểm của nhiều người mà tôi hỏi thì hầu hết đều
đồng tình với câu phòng tránh bão, hay phòng trốn bão nếu ở cấp 14 trở
lên? Vậy tại sao những bộ óc siêu việt của đảng cộng sản Việt Nam (1) lại có hẳn một cơ quan phòng chống bão hẳn hoi và tất cả các tỉnh thành đều có cơ quan này? Chúng ta lần lượt phân tích.
Quê tôi là khúc ruột miền trung hàng năm phải đối mặt với khoản 7 đến 10
cơn bão, mỗi khi bão đến người dân lại phải oằn mình gánh chịu bao
thiệt hại do bão lũ gây ra, từ của cải vật chất cho đến tính mạng con
người. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên cứ năm sau lại cao hơn năm trước
do khí hậu ấm dần lên trái đất, và cũng do tác động của đảng cộng sản đã
chặt phá hết cây rừng, để xây những đập thủy điện khiến lũ quét tràn về
sau bão, và các đập thủy điện cứ thấy bão lại xả lũ (2) gây
thiệt hại kép đối với người dân phía hạ lưu? người dân chết do bão lũ
cũng do tội của đảng không cứu hộ kịp thời và còn vì cái chữ phòng chống
bão thay vì là phòng tránh.
Chữ (Phòng) được hiểu như phòng ngừa, phòng thủ, phòng vệ
đối với những thảm họa hay những rủi do như mất mát đồ vật, xảy ra với
con người và thiên nhiên nếu đem ghép các từ ví dụ như, phòng chống cướp
tức là phải đánh đấm với cướp và bắt cướp. Cũng như phòng chống giặc
tức phải đánh đấm với giặc ngăn sự tiến lên của giặc, còn đem ghép với
phòng chống bão tức phải đương đầu với bão, mà bão là một trong những
thảm họa khốc liệt của thiên nhiên thì làm sao chống, thử hỏi những nước
tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật... họ có chống được không?
Phòng tránh cướp tức, khi bị cướp ta chỉ đứng hô hào hoặc
báo cáo cho cơ quan hữu trách để họ truy tìm thủ phạm. phòng tránh lũ
lụt tức ngăn đắp đê điều để thảm họa khó xảy ra nếu có sảy ra, thì ngoài
ý muốn còn nếu vỡ đê ta nên tránh mà không đương đầu? phòng tránh giặc
khi bị giặc, tiến công ta chủ động tránh né. Phòng tránh bão,
khi thấy bão đến phòng xập nhà cửa đồ đạc rồi tránh đi nơi khác để khỏi
phải mất mạng do nhà yếu tạm bợ có nguy cơ xập do bão lũ.
Chẳng biết những bộ óc thiên tài của đảng cộng sản Việt Nam, lại lấy cái
chữ chống ở đâu ra, thay vì chữ tránh rồi đặt cho cơ quan phòng chống
lụt bão trung ương không biết trước khi đặt tên các bộ óc siêu việt kia
có nghĩ đến, từ ngữ hay không mà từ trung ương cho tới các tỉnh thành
đâu đâu cũng là cái chữ là cơ quan phòng chống lụt bão chắc do đảng
chống Mỹ, chống dân đã quen nên cứ lấy chống để đặt đại đặt bừa mà không
suy nghĩ. Hay cố tình xúi dân để khi họ chết còn xà xẻo tiền cứu trợ.
Các cơ quan phòng chống lụt bão thực chất chẳng làm nên trò trống gì mà
chỉ xà xẻo tiền cứu trợ, mỗi khi thiên tai theo một người anh kể (thông
tin chưa được kiểm chứng) thì trong cuộc họp đối phó với cơn bão số 14
vào ngày 09/11/2013 tại Đà Nẵng, do phó thủ tướng Hoàng Trung Quốc Hải
chủ trì (3) khi được các nhà khí tượng thông báo bão đã thay đổi
hướng đi về nước bạn vàng, một số các trưởng phòng của các tỉnh không bị
ảnh hưởng mới kêu lên, trời? Ai cũng ngạc nhiên hỏi thăm xem có chuyện
gì thì mấy ổng nói, mất mẹ nó một khúc rồi cứ tưởng bão nó về mình thì
đỡ khổ ai ngờ nó qua nước bạn buồn?
_____________________________________
Chú thích:
|
Xử tử hình bằng tiêm thuốc và bắn súng: Lợi bất cập hại
(Kienthuc.net.vn) - Việc áp dụng song song hai hình thức xử bắn và
tiêm thuốc độc khiến nhiều người không đồng tình, cho thấy hậu quả của
việc làm luật vội vàng và thiếu tầm nhìn.
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Văn
phòng Luật sư Trí Minh, việc áp dụng song song hai hình thức này có một
số thuận lợi nhất định.
Luật thi hành án tử hình có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và Nghị
định 82/2011 hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 01/11/2011 trong đó quy
định về việc áp dụng hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc. Tuy nhiên do
chưa đảm bảo điều kiện về thuốc và cơ sở vật chất nên chúng ta phải
dừng việc thi hành án tử hình đối với tử tù từ 01/07/2011. Mãi đến gần
đây mới có một số ít phạm nhân được tử hình bằng tiêm thuốc.Việc dừng
một thời gian dài như vậy gây ra tình trạng tồn đọng tử tù rất nhiều. Do
vậy việc áp dụng bổ sung thêm hình thức xử bắn sẽ giúp giảm áp lực cho
cơ quan thi hành án và cũng giảm cả áp lực cho các tử tù vì phải sống
trong thời gian chờ đợi cái chết quá dài với điều kiện khắc nghiệt khiến
họ có những tổn thương về tâm lý.
“Tuy nhiên, theo tôi, việc áp dụng song song hai hình thức này là
không nên. Nếu đã quay về việc áp dụng hình thức xử bắn thì tạm thời
dừng hẳn việc tiêm thuốc lại, chờ đến khi đã có được loại thuốc đảm bảo
yêu cầu thi hành án cũng như nguồn lực về cơ sở vật chất khác được đảm
bảo thì mới áp dụng việc tiêm thuốc độc và bỏ xử bắn. Bởi hình thức tiêm
thuốc được cho là mang tính nhân đạo hơn cho tử tù (ít gây đau đớn và
giữ nguyên được thi thể của họ) so với hình thức xử bắn. Trong khi
nguyên tắc của pháp luật nói chung luôn là bình đẳng, công bằng. Do vậy
các tử tù khi chấp hành án tử hình thì đều phải được bình đẳng như nhau.
Không nên để tình trạng người này được tiêm thuốc người kia phải xử
bắn.
Bị cáo chỉ bị tuyên tử hình khi phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng
và bị hội đồng xét xử đánh giá là không có khả năng cải tạo. Khi bị
tuyên án tử hình và bản án có hiệu lực pháp luật thì họ trở thành những
tử tù và đều bình đẳng, bất kể tội danh họ gây ra là gì. Do vậy không
nên đặt ra vấn đề ai nên tiêm thuốc ai nên xử bắn.
Trước đây khi trình ra Quốc hội thông qua Luật thi hành án hình sự
trong đó có quy định hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc, các cơ quan
đảm bảo được điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ thì đã không gây ra tình
trạng như hiện nay. Đây là hậu quả của việc làm luật vội vàng và thiếu
tầm nhìn”, Luật sư Thạch nhận định.
Phòng thi hành án tử tù bằng tiêm thuốc độc ở Cầu Ngà. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư |
Trước đó, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về việc thi
hành án tử hình bằng thuốc độc quá chậm trễ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng
Cường cũng đã giải thích: “Mọi công việc chuẩn bị để áp dụng tiêm thuốc
độc cơ bản đã xong, từ xây cơ sở cho đến trang thiết bị, đào tạo, chỉ
thiếu mỗi thuốc”. Theo ông Cường, Nghị định của Chính phủ ghi rõ tên
thuốc, mà đều là loại thuốc chưa sản xuất được ở trong nước, phải nhập.
Thuốc phải nhập từ EU, trong khi liên minh này đang yêu cầu Việt Nam bỏ
án tử hình. Thế nên khi biết được Việt Nam nhập thuộc về để phục vụ cho
việc thi hành án tử hình, EU đã ngừng bán. Chính vì chưa có thuốc, nên
đến nay cả nước còn hơn 500 người bị kết án tử hình, án đã có hiệu lực
vẫn không thi hành được. Có người viết đơn xin được thi hành án do tâm
lý căng thẳng. Ngành kiểm sát thừa nhận sự chậm trễ này đã gây áp lực
lên hai phía, phía cơ quan giam giữ và phía tử tội.
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình, tỉnh Hòa Bình, gay gắt trước Quốc hội
rằng: “Không có gì khổ bằng chờ chết. Hiện nay 500 tử tù đang ngồi chờ
vì một quyết định còn chưa mang nhiều tính thực tế của chúng ta. Đứng
trước thực tế hàng trăm tử tội phải “dồn toa” chờ được thi hành án,
nhiều đại biểu Quốc hội tha thiết đề nghị Bộ Y tế phải trả lời dứt khoát
liệu có mua được thuốc hay nguyên liệu sản xuất thuốc, hoặc có thể bào
chế ngay trong nước hay không. Thậm chí, nếu cần thiết phải đặt hàng các
nhà khoa học và xem đây là việc trọng điểm quốc gia trong năm 2013.
Đồng thời phải quản lý chặt tử tội, tránh việc bỏ trốn hoặc tự sát.
Như vậy, một lần nữa, những tranh cãi xung quanh vấn đề về các hình
thức thi hành án tử hình lại cho thấy hậu quả của việc làm luật vội
vàng và thiếu tầm nhìn của những cá nhân, cơ quan có liên quan tại Việt
Nam.
Trong phiên họp Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an
Trần Đại Quang đã đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu kiến nghị Quốc
hội cho phép áp dụng lại hình thức tử hình bằng xử bắn tới hết năm 2015
song song với hình thức tiêm thuốc độc.
Liên quan tới vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Việc chỉ áp dụng một hình thức xử lý tội phạm tử hình bằng tiêm thuốc
độc đã gây nhiều khó khăn, tiến độ thi hành án tử hình quá chậm là điều
ai cũng biết, nhưng việc áp dụng song song hai hình thức xử bắn và tiêm
thuốc độc khiến nhiều người tỏ rõ sự không đồng tình. |
Minh Hiếu
Thêm Vũ Thị Hòa chính thức bị vạch trần, các nhà Ma học nói gì thêm nữa?
Chu Mộng Long
– Sau khi VTV vạch mặt trò lừa bịp của đệ nhị ngoại cảm Vũ Thị Hòa, các
nhà Ma học của Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng Ma cùng đám dư
luận viên, mà đứng đầu là đệ nhất đông tây kim cổ học Đông La, lên tiếng
phản đối và đòi khởi kiện Thu Uyên ra tòa về tội vu khống. Họ bênh vực
Vũ Thị Hòa bằng cách phong thánh cho bà này, nào “Mắt sáng lòng trong”,
nào “Thay trời hành đạo” để đe dọa (tại đây).
Các tướng tá mạo danh phóng viên Báo Quân đội Nhân dân còn cho người về
Yên Bái tìm người làm chứng và viết bài “minh oan” đăng trên “lề chửi”
Đông La để đánh bạt dư luận (tại đây).
Đám dị nhân này quên rằng, VTV và báo chí chính thống cũng chẳng chịu
thua, một phóng sự chính thống ra đời chính thức tố cáo trò lừa bịp của
đệ nhị ngoại cảm do Viện nghiên cứu và ứng dụng Ma tôn xưng lâu nay (Tại đây).
Trước
khi phóng sự này ra đời, tôi đã từng tò mò xem hết các clip về Vũ Thị
Hòa lấy cốt liệt sĩ trên Youtube, tôi đã thật sự ngạc nhiên vì, tất cả
cùng một ma thuật: 1) đe dọa thân nhân không được “lăn tăn”, tức phải
tin tuyệt đối; 2) đoán trước cho thân nhân nghe các di vật chôn theo
liệt sĩ, và khi bốc, tay bà Hòa sờ chính xác vào chỗ để di vật với khả
năng “ngoại cảm phi thường”; 3) các hài cốt giống nhau đến kì lạ: đầu
lâu là tổ mối, không thấy xương, chỉ thấy thịt toàn là đất đen vón cục!
Ngạc
nhiên hơn nữa là trường hợp hài cốt liệt sĩ được cho là của Hoàng Văn
Thụ được bốc tại Bình Phước có cái di vật là dây ống tiêm cấp cứu và lọ
thuốc??? Chết trong lúc cấp cứu mà đồng đội của liệt sĩ nỡ lòng nào
không rút được cái ống tiêm ra mà phải chôn theo??? (xem tại đây và nối kết với các clip về Vũ Thị Hòa)
Đến bùn đen cũng hóa thành liệt sĩ. Tổ mối vô tri cũng hóa những anh hùng thì chịu thua các nhà Ma học rồi!
Báo Lao động đã chính thức vạch trần Vũ Thị Hòa đây, các nhà Ma học nói gì thêm nữa? Trong phóng sự có nói Vũ Thị Hòa bỏ chồng con đi học ngoại cảm, nhưng không nói học ở đâu? Câu hỏi này mời các sư phụ Vũ Thế Khanh, Nguyễn Phúc Giác Hải trả lời hộ nhé!
Vạch mặt trò bịp bợm của nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa
LĐ – Trong
những nhà ngoại cảm rởm mà VTV đã vạch mặt thời gian qua có bà Vũ Thị
Hòa – trú tại tổ 14 phường Đồng Tâm (TP.Yên Bái – tỉnh Yên Bái). Theo
đoạn clip mà VTV ghi lại được, bà Hòa đã kết hợp với những đối tượng
”cộm cán” tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” để tìm mộ ở các tỉnh phía
nam.
Nhưng khi PV về quê bà
Hòa để tìm hiểu, mới biết quá khứ “bất hảo” của người đàn bà này. Bà ta
từng là đối tượng bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính vì tội buôn
bán động vật hoang dã, sau đó bỗng nhiên trở thành… nhà ngoại cảm.
Bỏ chồng con đi “học” ngoại cảm
Nhà Vũ Thị Hòa hiện nay cũng đang mở điện để thờ cúng, nhưng bản thân
bà Hòa lại không trực tiếp ở nhà làm việc này mà do người chồng và các
con của bà Hòa làm. Người dân ở tổ 14 phường Đồng Tâm cho biết: “Bà Hòa
đi suốt, ít khi có mặt ở nhà. Đến ngày tuần tuyết cần phải cúng lễ, bà
Hòa ở xa gọi điện về hướng dẫn chồng con và anh em chuẩn bị cúng lễ”.Một người đàn ông ngồi trong nhà bà Hòa tự giới thiệu tên là Việt – hàng xóm của bà Hòa - nói: “Hôm nay chồng của cô Hòa sang bên ngoại có chút việc, còn cô Hòa thì lên Hà Nội. Nếu em cần tìm mộ người thân thì cứ ghi những thông tin cụ thể vào sổ, rồi chúng tôi sẽ chủ động liên lạc lại với gia đình để xác nhận”.
Ông Lê Ngọc Quỳnh – Phó Chủ tịch phường Yên Thịnh – cho biết: “Nói đến bà Hòa thì ở phường này ai cũng biết, thời gian tạm trú tại phường bà Hòa làm nghề bán cá tại các chợ. Hằng ngày, bà Hòa đến các chợ đầu mối lấy cá sau đó ra các chợ nhỏ hơn để bán lẻ. Được một thời gian thấy không hiệu quả, bà ta lại chuyển sang buôn rắn rồi các loài động vật hoang dã.
Trong khoảng thời gian ấy, bà Hòa nhiều lần bị cơ quan chức năng của phường tiến hành lập biên bản xử lý, nhưng vẫn nhiều lần tái phạm. Sau nghe bảo làm ăn thất bát, nợ nhiều quá nên bà Hòa đã bỏ chồng và 4 đứa con ở nhà, đi làm ăn xa. Được khoảng 5 tháng thì bà quay trở về địa bàn, mang theo một số băng đĩa quay lại cảnh đi tìm mộ liệt sĩ. Bà ấy mở cho người dân trong vùng xem và từ đó đến giờ, bà tự nhận mình có khả năng ngoại cảm, nói chuyện được với người âm”.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Bình – Tổ trưởng tổ dân phố 14 phường Đồng Tâm, nơi bà Hòa sinh sống hiện tại - xác nhận: “Sống ở nơi đông dân cư là thế, nhưng vợ chồng bà Hòa chẳng bao giờ tiếp xúc với ai. Chỉ đến khi có khách ở lại qua đêm thì người chồng mới ra báo cáo với tôi.
Bà Hòa quê chính ở huyện Trấn Yên, Yên Bái, sau đó chuyển lên phường Yên Thịnh sinh sống, mới mua đất xây nhà ở tổ 14, phường Đồng Tâm được 2 năm. Tuy thế, trong hai năm ở đây, bà Hòa đã gây náo loạn cả vùng qua 2 vụ bị đòi nợ. Sau khi đưa lên công an phường xử lý, bà Hòa lại về nhà làm nhà ngoại cảm như bình thường”. Có đợt, sau khi mọi việc được giải quyết, bà Hòa đi nói với một số người là bà vay 300 triệu để làm kinh phí để đi tìm mộ liệt sĩ và xây điện thờ.
Tự nhận mình đã tìm được 4.000 bộ hài cốt bằng ngoại cảm
Sau hai năm “có khả năng đặc biệt”, bà Hòa tự nhận mình đã tìm được gần 4.000 trường hợp hài cốt, phần lớn là hài cốt liệt sĩ. Những người thân trong gia đình cho biết, bà Hòa thường xuyên có những chuyến đi dài ngày, vào trong tận Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu… để tìm kiếm hài cốt theo nguyện vọng của thân nhân người nhà liệt sĩ.
Cũng vì thế mà không khí ở tổ 14, phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái trở nên nhộn nhịp khi trong vùng xuất hiện bà Vũ Thị Hòa có “điện” thờ thần thánh, xưng mình có khả năng siêu nhiên nói chuyện được với người âm và chữa được bệnh. Nhiều người ở khắp mọi miền đất nước đổ về đây, với mong muốn nhờ bà Hòa tìm giúp thân nhân của gia đình đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
Ông Nguyễn Văn Phúc- người dân tổ 14, phường Đồng Tâm- cho biết: Trước đây, khi còn làm ở Ban Thanh tra – UBND tỉnh Yên Bái, ông nghe được câu chuyện khá thú vị về bà Hòa trong quá trình đi tìm mộ liệt sĩ cho một gia đình. Mất một thời gian, bà Hòa cùng với nhóm “Đoàn tâm đức Yên Bái” tìm thấy nơi liệt sĩ đã ngã xuống. Sau khi căng bạt xung quanh, không cho bất cứ ai vào xem thì bà Hòa bỗng dưng reo lên: “Tới rồi!”.
Rồi bà Hòa đưa cho gia đình nọ một lọ thủy tinh, bên trong có đựng ít đất và một chiếc cúc áo rồi nói rằng đó là “những gì còn sót lại của hài cốt liệt sĩ khi đang chiến đấu ở chiến trường Bà Rịa-Vũng Tàu”. Thật bất ngờ, gia đình nọ khẳng định người thân của họ trước đây chỉ chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, không hề vào chiến đấu ở tận Bà Rịa-Vũng Tàu. “Sau đó, gia đình nọ đã đuổi đánh bà Hòa và “Đoàn tâm đức Yên Bái” một trận thập tử nhất sinh”- ông Phúc nói.
Vạch mặt trò bịp bợm
Theo tìm hiểu của PV, trước đó - vào tháng 3.2011, bà Hòa đã tới khu
vực nhà lao Tân Hiệp (TP. Biên Hòa – Đồng Nai) để tìm mộ cho 22 liệt sĩ
hy sinh ở đây. Ði theo bà Hòa còn có một nhóm tự xưng là “Ðoàn tâm đức
Yên Bái” và một số người được giới thiệu là thân nhân liệt sĩ, tất cả
lên đến khoảng 40 người.“Nhà ngoại cảm” Hòa xác định có hài cốt liệt sĩ nằm sát hàng rào (phía đường Dương Tử Giang), tuy nhiên, lại không đồng ý cho đội quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh tìm kiếm, mà bà Hòa và nhóm người nói trên tự tiến hành đào xới. Trong suốt quá trình tìm kiếm, nhóm này còn dùng một tấm bạt che phủ phía trên để không ai có thể quan sát việc làm của họ…
Sau đó, bà Hòa nhặt lấy một số vật phẩm màu xám vụn có kích thước từ 1-2cm, một ít đất màu đen và 4 cúc áo màu trắng nằm lẫn trong búi cỏ. Bà Hòa khẳng định số đất đen trên chính là xương cốt và máu thịt của 10 liệt sĩ đã bị địch giết và chôn lấp, những vật phẩm màu nâu là phần sọ liệt sĩ bị phân hủy. Ngoài ra, bà cho rằng gần đó còn 2 hố chôn 7 và 5 liệt sĩ khác (đủ 22 liệt sĩ) nên cần phải khai quật tiếp.
Đúng lúc đó, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Hạnh Phúc – đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh - cũng có mặt. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, ông Phúc cho rằng số đất đen trên không phải là xương cốt liệt sĩ. Hơn nữa, tầng đất phát hiện “hài cốt” không phải là tầng đất nguyên thủy bởi không có sự liền mạch của thớ đất, mà đấy chỉ là đất bồi đắp do tác động của thiên nhiên hoặc con người.
Ðại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, TP.Biên Hòa cũng đồng tình với ý kiến trên. Ngay lập tức, nhóm người của bà Hòa quay ra chửi bới, nhục mạ, thậm chí dùng những lời lẽ hết sức thô tục đối với những người đại diện cho các cơ quan chức năng đến theo dõi quan sát việc tìm kiếm… Một vài người trong nhóm này còn hung hăng kích động những người đứng xung quanh, đòi “đập chết” những người cản trở việc tìm kiếm!
Bà Lê Thị Mỹ Phượng – Giám đốc Sở LÐTBXH tỉnh Đồng Nai - cho biết, trưa 3.1.2012, các cơ quan chức năng cùng các ông Hai Thông, Tám Quyết, bà Nguyệt và bà Vũ Thị Hòa đều có mặt tại khu vực khai quật này. Thấy dấu hiệu khả nghi, bà Phượng đã đưa số đất mà bà Hòa cho rằng đó là “hài cốt liệt sĩ” lên Phân viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tại TP.Hồ Chí Minh để kiểm tra thì nhận được kết quả bất ngờ: Mẫu đất mà bà Hòa cho rằng đấy là hài cốt liệt sĩ thực chất chỉ là mảnh vụn của… tổ mối và đất sét.
Từ kết quả đó, vào ngày 9.1.2012, Cục Chính trị – Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã có công văn gửi đến bộ chỉ huy quân sự và sở LÐTBXH 9 tỉnh, thành phố trong khu vực để quán triệt hành vi lừa gạt của đối tượng Vũ Thị Hòa và “Đoàn tâm đức Yên Bái”.
Trong công văn, Cục Chính trị nêu rõ: “Vũ Thị Hòa và nhóm người tự xưng “Ðoàn tâm đức Yên Bái” không có khả năng đặc biệt trong tìm kiếm mộ liệt sĩ, hoạt động của đối tượng ngày càng thể hiện rõ những dấu hiệu bất minh (cách ly, không cho cơ quan chức năng tiếp cận khu vực đào mộ, “hài cốt” thu được không có mẫu sinh phẩm, không cho người nhà liệt sĩ xét nghiệm ADN).
Mục đích của đối tượng là lợi dụng tình cảm và khai thác yếu tố tâm linh trong vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để trục lợi, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.
Theo ông Phạm Văn Bình – Tổ trưởng tổ dân phố 14,
phường Đồng Tâm – từ năm 2010 bà Hòa tự nhận mình có khả năng ngoại cảm
và kết hợp với một nhóm người là tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” làm
việc cho Bộ Quốc phòng, đi tìm một liệt sĩ cho người dân trong tỉnh có
nhu cầu và thường có những chuyến đi tìm một liệt sĩ ở trong chiến
trường Bình-Trị-Thiên và các tỉnh miền Nam.
Những đối tượng tự xưng là “Đoàn tâm đức Yên Bái” gồm Dương Văn Lịch
(SN 1981) - có hộ khẩu thường trú tại Hóc Môn, TPHCM; Trần Nhật Duật (SN
1954) - hộ khẩu thường trú tại quận 12, TPHCM; Lê Thế Duẫn (SN 1982)
- quê ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Đây đều là những đối tượng có lai lịch,
nhân thân xấu. |
Dẫn theo:
Các hình ảnh cắt từ các clip Vũ Thị Hòa trên Youtube:
Các di vật sau do Đông La cung cấp để làm chứng cho Vũ Thị Hòa “mắt sáng lòng trong”, có
một chiếc bình tông nhựa là của lính ngụy chứ của liệt sĩ Việt Cộng hồi
nào. Còn những bình tông nhôm kia rất mới, các dòng chữ ai khắc mà sao
một kiểu, không khác các bình tông của “Cậu Thủy”:Văn hóa trách nhiệm: cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom (II)
Trường hợp Chernobyl.
"Không gọi là chiến tranh, nhưng nhắc tới Chernobyl thì phải dùng những từ ngữ như di tản, cấm địa, khu vực tử thần, thiệt hại nhân mạng. Vậy gọi nó là gì khác khi con người lâm vào thảm trạng cùng cực của khổ đau, bệnh hoạn và chết chóc?" (BS V. Smolnikova)
Bác
sĩ nhi đồng Valentina Smolnikova đang tường trình về kinh nghiệm cứu
trợ những trẻ em nạn nhân được đưa về bệnh viện vùng Buda-Koshelevo,
Belarus, ngay sau thảm họa và những năm nối tiếp (1) (Hội Nghị Quốc Tế
2011 tại Berlin kỷ niệm 25 năm Chernobyl)
Thảm họa
Khoảng
1 giờ 24 phút sáng sớm ngày 26 tháng 4 năm 1986, lò phản ứng số 4 nhà
máy điện Chernobyl Ukraina nổ tung, gây ra tai nạn hạt nhân cấp độ 7 và
được coi là trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân thế giới.
Những hậu quả tàn khốc trên thiên nhiên và con người cho tới nay vẫn
tiếp diễn và chưa có phương thức để mong ngăn chận hay trừ khử.
(Ảnh Arte France )
Ukraina lúc đó còn là một thành viên của Liên bang Xô viết và truyền thống bưng bít thông tin cũng như cố tình cản trở nghiên cứu về tác hại sức khỏe dân chúng của
chính quyền Xô viết đã ém nhẹm sự thật và gây tình trạng hoang mang,
ngờ vực, mâu thuẫn, bất lợi cho việc rút kinh nghiệm để học hỏi hầu giúp
đỡ nhân đạo cho những nạn nhân còn đang khốn khổ và bảo vệ sự tồn vong
của những thế hệ tương lai.
Sự kiện Liên bang Xô viết chính thức chấm dứt tồn tại ngày 25 tháng 12 năm 1991 và sự tan rã của đảng Cộng sản tại Nga, Belarus và Ukraina dẫn đến kết quả là một số hồ sơ mật liên
quan tới thảm họa Chernobyl được giải mã và một số nhân chứng như các
bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên viên nhà máy, những thường dân và quân
nhân bị trưng dụng trong việc dọn dẹp sau khi lò phản ứng phát nổ, đã có
cơ hội lên tiếng.
Nhân chứng Valeri Alekseevich Legasov
là một nhà hóa học vô cơ và là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô .
Công
việc nổi bật của ông là được chính phủ Liên Xô ủy nhiệm làm Chủ tịch Ủy
ban điều tra thảm họa Chernobyl và lập kế hoạch giảm thiểu hậu quả tai
hại.
Công việc trên đòi hỏi phải dấn thân vào
nơi rủi ro ngay từ những giờ phút đầu, đánh giá tình hình và lấy quyết
định nhanh chóng. Cùng những người "thanh lý" (liquidator), Legasov bị
đẩy vào tình thế phải hành động theo cách "thử và sai", cùng lúc hy sinh
chính sức khỏe của mình.
Từ dự định 2 tuần,
Legasov đã ở lại Chernobyl 4 tháng trực tiếp điều hành công việc và báo
cáo về Ủy ban Trung Ương Cộng sản Liên Xô, đề nghị kế hoạch đối phó như
di tản dân chúng, bắt đầu bằng cuộc di tản tức khắc toàn bộ 50.000 dân
số thành phố Pripyat, sát cạnh nhà máy Chernobyl.
Trên
bản dự thảo báo cáo đầu tiên cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
(IAEA) tại Vienna tháng 8/1986, người có thẩm quyền tại Cục An ninh Ủy
ban Trung ương Cộng sản Liên xô đã phê bằng chữ viết tay: Đảng và hệ
thống Tư pháp cần xử lý nghiêm khắc người báo cáo. Việc soạn thảo một
bản báo cáo mới phải được giao cho Bộ Ngoại giao và KGB (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - Ủy ban An ninh Quốc gia) (2)
Nhưng
Mikhail Gorbachev lúc đó là Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, theo
tinh thần "Glasnost" và "Perestroika" do chính mình đưa ra, đã giữ ý
định giao trọng trách cho Legasov qua Vienna .
Bản
báo cáo của Legasov trước IAEA về mức độ và hậu quả của thảm họa
Chernobyl được đánh giá là trung thực và có độ sâu phân tích, nhưng vì
vạch rõ nguyên nhân chính vụ tai nạn là do những yếu kém trong thiết kế lò RBMK,
báo cáo đã gây cho ông những khó khăn, trù dập của Bộ Kỹ thuật và Công
nghiệp Hạt nhân (tiền thân của Rosatom) cũng như Ủy ban Trung Ương Cộng
sản Liên Xô.
Sau hai năm bệnh hoạn vì nhiễm
phóng xạ và uất ức không đưa được sự thật về thảm họa ra ánh sáng để
phòng ngừa tai nạn trong tương lai, đúng ngày kỷ niệm thảm họa
Chernobyl, Legasov đã tự tử và để lại một "di sản" là những cuốn băng
thu âm lời tường trình "Sự thật về Chernobyl" của ông, phê bình những ém nhẹm sự thật của trung ương cùng những hỗn loạn thiếu tổ chức và vô trách nhiệm trong kế hoạch tiếp cứu người dân.
Một phần những cuốn băng này đã được giới thông tin Âu châu như BBC, Spiegel... chuyển tải.
Nhân chứng Alla Jaroshinskaya
là một ký giả và một nữ chính trị gia gốc Ukraina.
Tháng
12 năm 1991, với tư cách là một đại biểu thuộc Ủy ban Xô viết tối cao
Liên Xô điều tra các quan chức có liên quan đến vụ tai nạn hạt nhân
Chernobyl, Alla Jaroshinskaya đã khám phá ra hồ sơ mật Chernobyl, gồm 40
biên bản dày 600 trang những cuộc họp, những tài liệu, thư từ trao đổi
trong đảng Cộng sản và chính quyền Liên Xô (3).
Tài
liệu này, theo bà, đã được trả bằng hàng chục ngàn cái chết của nhân
viên cứu trợ và các nạn nhân Chernobyl, cũng như những mất mát về sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của chín triệu người vẫn phải chấp nhận cư
ngụ trong các vùng đất bị ô nhiễm.
Trong bài "Chernobyl: sự dối trá"
tường trình ngày 7/04/ 2006 trước "Hội nghị Chernobyl" của Hiệp hội Y
sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân, Alla Jaroshinskaya đã giải
mật một số tài liệu thuộc hồ sơ bà đang có trong tay:
1/
Tài liệu ngày 27/06/1968 mang chữ ký của Schulzhenko, Trưởng phòng, trụ
sở 3 bộ Y tế Liên Xô, "Về việc tăng mức độ bảo mật trong công tác thanh
lý hậu quả của tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl"
Điều 4. Thông tin về tai nạn phải được giữ bí mật.
Điều 8. Thông tin về kết quả điều trị y tế phải được giữ bí mật.
Điều
9. Thông tin về mức độ bị nhiễm phóng xạ của nhân viên tham gia thanh
lý hậu quả của tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phải được giữ
bí mật.
2/ Tài liệu ngày 8/07/1987 mang chữ ký
của Đại tá Bakschutow, Chỉ huy trưởng Ủy ban cố vấn quân sự 10, dịch vụ
y tế: văn kiện # 205.
Điều 2. Ngoại trừ những
người bị hội chứng nhiễm xạ cấp tính, tất cả những trường hợp bệnh khác
nghiêm trọng cấp tính hay mãn tính ở những người đã được trưng dụng vào
chương trình thanh lý hậu quả tai nạn nhà máy ĐHN Chernobyl đều không được phép liệt kê có quan hệ tới bị ảnh hưởng phóng xạ.
Điều 3. Trong hồ sơ sức khỏe những người được trưng dụng vào chương trình thanh lý, nếu đã không bị nhiễm xạ cấp tính thì không được ghi lại sự hiện diện của họ trong chương trình này và cũng không ghi lại lượng nhiễm xạ của họ.
3/
Tài liệu ngày 24/09/1987 do chính Ủy ban Chính phủ Chernobyl ban hành:
"Danh mục các thông tin liên quan đến tai nạn nhà máy ĐHN Chernobyl
không được phép công bố trên báo chí, truyền thanh và truyền hình": văn
kiện # 423.
Điều 2. (không được đăng tải) những thông tin có dữ liệu về suy thoái khả năng lao động hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động
của những nhân viên làm việc tại nhà máy cũng như của những người được
trưng dụng đến thanh lý hậu quả sau tai nạn nhà máy ĐHN xảy ra.
Hồ sơ Gorbachev.
(Mikhail Gorbachev là Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô 1985-1991 và Tổng thống Liên Xô 1990-1991)
Đầu
năm 2011, sử gia Pavel Stroilov, hiện đang sống ở London, đã bí mật sao
chép một phần tài liệu từ "hồ sơ Gorbachev" và chuyển cho tờ tuần báo
Đức SPIEGEL (4)
Tài liệu tiết lộ chi tiết một
cuộc họp đặc biệt sôi nổi vào ngày 3/07/1986 giữa các lãnh đạo đảng Cộng
sản, các chuyên gia và các thành viên Ủy ban chính phủ điều tra về tai
nạn Chernobyl, kể cả TS Legasov, và cho thấy các chuyên gia Nga đã có
những nghi ngờ về các lò phản ứng Chernobyl ngay từ trước thảm họa 1986.
Trong
cuộc họp, Thứ trưởng bộ Năng lượng Shasharin đã nhìn nhận điểm yếu của
loại lò điện hạt nhân RBMK dùng tại Chernobyl, và đề nghị cũng nên tắt
các lò tương tự tại Smolensk, Kursk, và 2 lò tại Leningrad.
Trả
lời câu hỏi của một thành viên Bộ chính trị, Shasharin xác nhận tình
trạng thiếu an toàn trên, tuy nhiều người biết nhưng không bao giờ được
ghi nhận bằng văn bản, và có "một thế lực" chống lại tin này được loan
truyền.
Bộ trưởng Bộ Đặc trách Năng lượng Hạt
nhân Efim Slavsky cho biết lúc trước đã từng có vấn đề tại nhà máy điện
hạt nhân Leningrad vì trục của một tua bin có vết nứt. Nếu tua bin vỡ
thì nhà máy đã nổ tung, vô phương cứu gỡ.
Bộ
trưởng bộ Năng lượng Anatoli Mayorets tuyên bố thẳng thắn: loại lò phản
ứng này không tốt! Một tai nạn tương tự đã xảy ra tại nhà máy điện hạt
nhân Leningrad vào năm 1975 nhưng không ai chú trọng nghiên cứu vấn đề.
Và một tai nạn tương tự cũng đã xảy ra ở Chernobyl vào năm 1982, chỉ
không có thất thoát phóng xạ nhiều. Rút cục rồi cũng không ai rút được
kinh nghiệm gì từ những tai nạn này. Mayorets lo lắng những nước Âu châu
có vẻ đã biết về vấn đề của loại lò xử dụng tại Chernobyl và đặt câu
hỏi có nên tiếp tục che dấu sự thật này đối với Cơ quan Năng lượng
Nguyên tử Quốc tế IAEA? Ngoài ra trong tương lai cũng cần tránh xây
những thành phố sát cạnh những nhà máy điện nguyên tử vì muốn bớt tốn
kém.
Trong cuộn băng tài liệu, Gorbachev đã giận
dữ đặt vấn đề tại sao không được loan tin đầy đủ? "Họ có biết hậu quả
tiềm tàng của những tai nạn đó? Thật là ngu xuẩn!
Chúng
ta đã tạo ra bao nhiêu vùng cấm địa trong xứ sở này? Mọi chuyện đều
được Ủy ban Trung ương tuyên bố là bí mật nhà nước! Thậm chí chính phủ
không xác định cả những địa điểm có nhà máy điện hạt nhân hay những loại
lò phản ứng đang sử dụng. Toàn bộ là một hệ thống xu nịnh, tự tôn, lừa
dối, lạm dụng quyền thế và đàn áp bất đồng chính kiến!" (4)
Gorbachev đã tóm gọn tình thế trong một câu bình luận sắc bén (5): Chúng ta đã trở thành con tin của ngành kỹ nghệ hạt nhân!
T.Q.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Đánh trống và hy vọng
“Chúng tôi không bỏ cuộc!” Thông điệp của người dân từ Rikuzentakata
Khi những tiếng trống đầu tiên vang lên,
người phụ nữ trẻ ở cạnh tôi bắt đầu khóc. Lặng lẽ. Tôi liếc nhìn cô lục
lọi lấy ra một cái khăn tay và chậm mắt liên tục. Đó là Mao. Cô hai mươi
bảy tuổi và sắp tới đây sẽ sinh hạ đứa con thứ hai của mình. Đó là một
đứa con trai, như cô tiết lộ cho tôi biết sau đó.
Và bây giờ thì cô ngồi đó, trong sân vận
động trống rỗng đau buồn của Nagoya, một nơi tổ chức sự kiện mà ngoài ra
thì có những trận đấu bóng rổ hay biểu diễn nhạc Pop. Và lắng nghe
những người đánh trống Taiko.
Lần đầu tiên kể từ tròn hai mươi lăm năm
nay, lễ hội trống nổi tiếng khắp nước của Rikuzentakata trong tỉnh Iwate
ở miền Bắc nước Nhật phải được tiến hành ở nơi khác. Vì ngôi làng ngư
dân ở cạnh bờ biển Thái Bình Dương của nước Nhật không còn nữa. Làn sóng
thần sau cơn động đất đạt tới độ cao mười bốn mét khi tới đó. Hơn hai
ngàn người, khoảng mười phần trăm dân số, đã chết. Một cây thông cô độc
cạnh bờ biển đã chống chọi lại với cơn sóng thần; được biểu hiện qua
nhiều bức ảnh chụp hay trên những cái áo thun, nó đã trở thành biểu
tượng cho Rikuzentakata, trở thành biểu tượng của niềm hy vọng, cũng với
một câu nói thêm: Chúng tôi không bỏ cuộc.
Mao đã mang theo một quyển album ảnh của
gia đình đến nơi tụ họp của những người đánh trống, nơi mà chúng tôi
quen nhau: mẹ của cô khi còn trẻ, bà của cô, những bức ảnh của lễ cưới,
bản thân cô trong vòng gia đình và bạn bè ở Rikuzentakata. Cô có quyển
album này ở bên cạnh mình vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, trong căn hộ
hiện giờ của cô ở gần Nayoga. May mắn, cô nói, vì tất cả những thứ khác
đã không còn nữa.
Mao nhìn thấy cha mẹ cô lần cuối vào ngày
lễ hội O-Bon tưởng nhớ người chết, giữa tháng Tám. O-Bon trong năm nay
2011 có một tầm quan trọng đặc biệt. Cần phải an ủi linh hồn của bao
nhiêu người chết đó. Cả Mao cũng mất bạn bè và họ hàng. Ánh mắt của cô
đi vào chốn hư không khi cô kể lại điều đó. Cha mẹ của cô thoát nạn và
sống ở một nơi tạm trú.
Chính Mao đã cùng biểu diễn một vài năm
trong nhóm Taiko như là người thổi sáo. Đó là khi cô còn đi học trung
học ở Rikuzentakata. Cô quen biết với tất cả những người ngày hôm nay
đang đứng ở đây trên sân khấu. Nhóm này giống như một gia đình lớn;
người trẻ nhất đang có mặt đứng chỉ vừa nhìn qua được cái trống của
mình. Em phải giơ hai cánh tay lên thật cao, để có thể dùng dùi đánh
trúng vào trống.
Mao có mang theo một tạp chí. Hình ảnh từ
Rikuzentakata. Ảnh chụp sự tàn phá từ trên cao, được phát hành bởi nhà
xuất bản báo Tokai Shimbunsha từ thành phố Ofunato ở gần đó và cũng bị
thiệt hại nặng. Ảnh bìa là cây thông đơn độc. Mao chỉ vào một nơi trong
cái sa mạc đổ nát đó: nhà cha mẹ tôi đã ở đây.
Đó là những bài ca từ quê hương, những cái xuyên thấu vào trái tim của họ.
Sau màn trình diễn, cô lao ngay lập tức
vào hậu trường, để nói chuyện với những người chơi trống “của cô”. Cuộc
tái ngộ là một lời chào nhau thật to.
“Tôi rất hạnh phúc về buổi biểu diễn của ngày hôm nay”, cô nói với tôi sau đó, “nó đã mang lại can đảm cho tất cả mọi người!”
Đó là tháng Mười năm 2011, bảy tháng sau
ngày 3 tháng 11 và tất cả đều chờ có một cái gì đó chuyển động. Chờ
thành phố của họ được tái xây dựng. Nhưng cả ở đây cũng không có một kế
hoạch tổng thể. Có một điều mang tính cơ bản cần phải được quyết định:
Lại xây ở gần biển hay ở nơi cao hơn, trên núi?
Người dân được quyền tham gia vào trong
quyết định này, một người đàn ông từ Rikuzentakata, Otomo Shigetaka,
giám đốc của một đài truyền hình địa phương nhỏ thuật lại. Đó là một quá
trình thảo luận sôi nổi, tất cả đều kéo dài quá lâu.
“May mắn là cha mẹ tôi có một bảo hiểm động đất, hầu như không có ai có cả, vì rất đắt tiền”, Mao nói.
Điều này cũng được một nghiên cứu của nhà
kinh tế học và Nhật học Franz Waldenberger của Đại học München, hiện
đang nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học Nhật, xác nhận. Theo
đó, trên toàn nước chỉ có hai mươi ba phần trăm hộ tư nhân là có một
bảo hiểm động đất; trong các tỉnh đặc biệt bị thiệt hại nặng vì thảm họa
Iwate và Fukushima còn chỉ là mười lăm phần trăm. Lý do cho việc này
được diễn đạt theo hai cách: Rủi ro động đất được đánh giá quá thấp, hay
tiền đóng bảo hiểm quá cao. Một điểm đặc biệt ở Nhật: Nhà nước đóng vai
nhà tái bảo hiểm, không có cạnh tranh trong số những người chào mời và
vì thế mà cuối cùng thì người đóng thuế phải trả tiền. Để hãng bảo hiểm
nói chung là trả tiền cho một hư hại vì động đất thì căn nhà phải bị phá
hủy ít nhất là năm mươi phần trăm.
Cha mẹ cô dự tính, Mao nói, rằng nhờ bảo
hiểm và trợ giúp của nhà nước cho tái xây dựng, nếu như chúng đến, mà
khoảng bảy mươi phần trăm chi phí cần thiết để xây một ngôi nhà mới sẽ
được bảo đảm.
Thành phố Nagoya, có tầm quan trọng trước
hết là bởi các nhà máy của Toyota ở gần đó, hỗ trợ cho Rikuzentakata,
nơi không còn có tòa đô chính, không có trạm cảnh sát, không có bệnh
viện, không có trường học. Nayoga giúp tái thiết lập nền hành chính và
luôn gửi nhân viên nhà nước tới. Vì cùng với tòa đô chính, tất cả các
văn kiện cũng biến mất. Không có ghi nhận về sinh đẻ, kết hôn, không có
sổ gia đình, không có sổ điền thổ. Mực đất đã hạ xuống tám mươi
xăngtimét. Phải đo đạc lại.
Người ta cho rằng đã phát hiện ra vật
liệu nhiễm phóng xạ trong đống đổ nát khi đang tiến hành dọn dẹp, Mao
thuật lại. Rikuzentakata nằm cách nhà máy Fukushima bị tai nạn tròn hai
trăm kilômét. Nhưng cũng có thể đó là một tin đồn, cũng như nhiều tin
đồn khác hiện nay, Mao nhanh chóng thêm vào: “Khi tôi ở đó vào mùa Hè,
cha mẹ tôi lo lắng trước hết là cho tôi, vì tôi đang có thai.”
Mặc dù vậy, không ai ở đó muốn bỏ đi, Mao nói: “Phần lớn đều sinh ra ở đó và luôn sống ở đó. Mọi người đều quen biết nhau.”
Trong số nhiều người tình nguyện đi tới
vùng này để giúp đỡ từ khi có thảm họa có một người đặc biệt hăng hái:
Shoma Okamoto, anh em của Mao. Anh phản ứng ngay tức khắc, gọi bạn bè tụ
họp lại, những người cũng có quê ở Rikuzentakata như anh và sống ở
Tokyo, thành lập một nhóm và đi về phương Bắc, Vài giờ sau động đất và
sóng thần, những con người trẻ tuổi đó đã đến nơi với những hiện vật
giúp đỡ đầu tiên. Okamoto đã ở lại cho tới ngày hôm nay. Anh thành lập
tổ chức từ thiện “Save Takata”. Anh đã bỏ việc làm của anh ở Tokyo cho
điều này. Anh bắt đầu thiếu tiền và rồi sắp tới đây, tổ chức phi chính
phủ hình thành từ tiền viện trợ ngay tức khắc này cần phải được chuyển
sang một nền tảng chuyên nghiệp, để các thành viên của “Save Takata” có
thể tiếp tục làm việc.
Mao cũng cố gắng hết sức để giúp tôi và cả cô cũng là một nhà hoạt động tích cực.
Chỉ vài ngày sau Lễ hội Taiko ở Nagoya,
tôi nhận được một thư điện tử và một cuộc gọi điện thoại đầy háo hức:
Lại có một sự kiện từ thiện ở Nagoya cho Tohoku, một cuộc gặp gỡ của các
tổ chức phi chính phủ, và lần này thì người từ Rikuzentakata đến với
những sản phẩm địa phương, tổ chức phi chính phủ trong vùng, và những
người đánh trống của Tanabata-Matsuri, một trong số các lễ hội quan
trọng nhất trong vùng, cũng sẽ biểu diễn.
Mao, chồng cô và Tanyu nhỏ bé lại đón tôi
từ ở nhà bằng ô tô. Đứa bé ngủ say sưa ở ghế trước. Mao và tôi ngồi ở
băng sau, và không lâu sau đó, cô đã lục lọi lôi ra từ túi xách của cô
đủ mọi thứ mà cô đã chuẩn bị cho tôi. Đầu tiên là một tấm bản đồ, chỉ
đường về cho tôi từ nơi tổ chức sự kiện. Cô đã tìm kiếm tuyến đường của
tôi trong Internet và đã in ra cho tôi, kể cả bảng thời gian và cước
phí. Trên tấm bản đồ, cô đã khoanh tròn các trạm tàu điện ngầm mà tôi
phải chuyển tàu ở đó. Ngoài ra, cô còn làm một tấm bản đồ nhỏ của khu
vực xung quanh căn hộ của tôi mà trên đó tất cả các cửa hàng tôi có thể
quan tâm tới đều được đánh dấu: một cửa hàng sang trọng cho kimono (tôi
không biết là từ đâu mà cô biết được tôi có thể thích điều đó!) , một
cửa hàng bán kẹo bánh Nhật, cũng như hai cửa hàng bánh mì Tây Âu. Các
cửa hàng và căn hộ của tôi được đánh dấu bằng một cây bút đỏ và được ghi
số với hình vẽ nhỏ. Hình chiếc bánh mì nhỏ, kimono, một quả cầu với ba
dấu chấm (đó là biểu tượng của Mao cho kẹo bánh Nhật). Có ghi chú ở dưới
theo những con số đó.
À vâng, còn nữa, rồi cô nói: “Chúng em đã
đến Nagano, em có một omiyage cho chị (một món quà nhỏ mà người ta mang
về từ một chuyến đi), một loại kẹo từ hạt dẻ.” Tôi ngồi ở đó với đôi
bàn tay không và lại thêm một lần nữa, như thường hay xảy ra ở Nhật Bản,
không biết điều gì đang xảy ra với tôi.
Sự kiện được tổ chức ở ngôi nhà Triển lãm
thế giới trước đây của tỉnh Aichi, xa ở ngoài, khoảng một giờ ô tô.
Ngay khi chúng tôi còn tìm nơi đỗ ô tô, Mao đã nhìn thấy người quen từ
Rikuzentakata và hồi hộp chỉ ra ngoài ô tô.
Ở trong đó đang náo nhiệt, và từng nhóm
nhạc, đại diện cho các tổ chức phi chính phủ, người tại các quầy hàng
bán cá chiên, mì và cá thu đang cố nói to hơn người khác. Ngay trong cái
nhìn đầu tiên, Mao đã thấy những người từ Rikuzentakata. Chúng mình
phải tới đó!, cô nói và bước đi – mang thai sắp đến ngày sinh nở như cô,
đeo chiếc túi xách to và cái máy ảnh – thẳng tới đó.
Họ đã đến, một lần nữa với những cái
trống khổng lồ của họ và lần này thì trong trang phục cổ truyền, với món
arare, một thức ăn ngon có nhân đậu ngọt, với nước nho và rượu táo và
với áo thun. Tôi mua một cái với cây thông cô độc, là cây duy nhất ngay
cạnh bờ biển đã chống chọi lại được với con sóng thần. (Trong tháng Mười
Hai 2011 sẽ có tin cây này chết. Rễ của nó đã bị thối vì quá nhiều nước
biển.)
Tôi nói chuyện với các nam nữ bán sản
phẩm địa phương, với những người thành lập các tổ chức giúp đỡ, với
những người tình nguyện từ những nơi khác, đã đi lên miền Bắc sau thảm
họa để giúp đỡ và vẫn còn làm cho tới ngày hôm nay.
Nước Nhật đã nhích lại gần nhau, dường như là vậy, từ ngày 3 tháng 11.
Hầu như tất cả mọi người ở đây đều là
những ngưởi bị ảnh hưởng, nạn nhân của con sóng thần. Nhiều người mất họ
hàng và bạn bè, nhà của họ, tài sản của họ. Nhiều người sống ở những
nơi ở tạm bợ và chuẩn bị tinh thần sống ở đó thêm nhiều tháng và nhiều
năm nữa. Và tuy vậy, họ vẫn cố gắng tỏ ra lạc quan. Chỉ khi nói chuyện
riêng, trong một cuộc trao đổi dài hơn, mới nghe được một nỗi đau buồn
sâu lắng thoát ra ngoài từ ở những người nào đó. Toshio Fukuda, một
trong những người đánh trống, kể về lễ hội truyền thống
Tanabata-Matsuri, được tổ chức hàng năm vào giữa tháng Tám, đồng thời
với lễ vong hồn O-Bon. Tất cả sức lực được tập trung lại tại
Rikuzentakata, để nó có thể được tiến hành chính trong năm 2011. Anh vui
mừng, vì anh đã có thể an ủi được linh hồn của những người đã chết,
Fukuda nói, nó không làm cho anh buồn rầu mà làm cho anh vui tươi. Cha
mẹ anh và một vài người bạn đã chết trong cơn sóng thần.
Tất cả đều hết sức vui mừng về sự quan
tâm của một nữ nhà báo người nước ngoài đến tình cảnh của họ. Một làn
sóng thiện cảm ập đến với tôi. Tôi hầu như không thể dứt mình ra được.
Xin cô hãy đến Rikuzentakata, Shigetaka Otomo nói, sếp của một đài
truyền hình nhỏ ở địa phương, bây giờ cũng lại có một nhà hàng rồi! Nhà
của tôi vẫn còn đó, nó nằm ngoài Rikuzentakata một chút, có một phòng
dành cho khách mà cô có thể sử dụng nó.
Judith Brandner
Phan Ba dịch
Sách đã được xuất bản trên Amazon: www.amazon.com/dp/B00G3436CG
PHƯƠNG THUỐC QUÝ CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG
Lê Anh Hùng
Mẹ tôi vốn mắc bệnh tiểu đường từ nhiều
năm nay. Đây là một căn bệnh khó chữa và là một nguyên nhân chính của nhiều căn
bệnh hiểm nghèo khác. Chính vì vậy mà sức khoẻ của bà ngày càng sa sút.
Cách đây hơn một tháng, khi ra chợ
Đông Hà (Quảng Trị) để mua cao lá vằng cho mẹ, tôi phát hiện ra quầy hàng bán
cao lá vằng còn bày bán một số loại cao khác, đặc biệt là cao tiểu đường. Thật
là một sự tình cờ may mắn. Tôi bèn mua một hộp về cho mẹ uống thử xem sao.
Gần một tháng sau, mẹ tôi bảo tôi mua
tiếp loại cao tiểu đường đó cho bà, vì kết quả rất tốt, lượng đường trong máu
giảm xuống nhanh. Quan trọng hơn, đây là thuốc nam nên ít gây ra tác dụng phụ cho
người bệnh như thuốc tây.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy mặc dù đây là
một phương thuốc hiệu nghiệm nhưng xem ra chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy,
tôi quyết định tìm hiểu và phổ biến thông tin này đến mọi người, bởi ở Việt Nam
số người mắc bệnh tiểu đường đang tăng rất nhanh: Năm
2002 Việt Nam chỉ có 2,7% người bị đái tháo đường nhưng năm 2012 con số này đã
là 5,7% - một tốc độ cực kỳ nhanh so với mức trung
bình của thế giới.
Ông chủ hiệu thuốc nam tên là Trần
Đình Tự, năm nay 60 tuổi. Ông từng đi bộ đội, sau năm 1975 thì chuyển ngành sang
công an, và đến khi tỉnh Bình Trị Thiên chia thành ba tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng
Trị và Quảng Bình thì ông lại chuyển sang ngành lao động - thương binh - xã hội.
Năm 2008, ông nghỉ hưu.
Lương y Trần Đình Tự trước quầy thuốc của mình ở chợ Đông Hà, Quảng Trị |
Ông nội của ông vốn là một lương y thuốc
nam. Tuy nhiên, trong số con cháu của cụ thì chỉ có người cháu nội Trần Đình Tự
là nối nghiệp cụ. Bản thân ông Tự cũng chỉ bắt đầu hành nghề này sau khi nghỉ
hưu. Trước đó, vợ ông (bà Hồ Thị Tính) bị mắc bệnh tiểu đường. Ông đã tự tay tìm
các thứ cây lá và theo chỉ dẫn trong các cuốn sách thuốc mà ông nội để lại, kết
hợp với các cuốn sách mà ông đã mua được trong những lần sang Trung Quốc trước
kia, rồi nấu thành cao để chữa bệnh cho vợ. Vợ ông chính là “bệnh nhân” đầu
tiên mà ông “thể nghiệm” phương thuốc của mình.
Sau khi nghỉ hưu, ông bắt tay vào nghề
chữa bệnh bằng các loại cao cũng như các thang thuốc khác từ cây lá.
Nguyên liệu làm thuốc của ông gồm trên
100 vị thuốc nam, điển hình như cây chó đẻ, mật nhân, chè cát, cà gai leo, kim
tiền thảo, rễ rum, củ một, quả tràm, lá đung, lá rau ngô, rau má… Các vị thuốc
này do tự tay ông tìm kiếm, và cũng chính ông nấu thành cao.
Các loại cao do lương y Trần Đình Tự tìm kiếm nguyên liệu và tự tay nấu |
Ngoài tiểu đường, ông còn chữa được
nhiều bệnh khó chữa khác như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, gút, sỏi thận, u nang,
u xơ, khớp, gai cột sống, suy thận cấp, xơ gan… Tất cả đều từ phương thuốc nam rất
hiệu nghiệm mà rẻ tiền của ông (một lạng cao tiểu đường giá 150.000 VNĐ, pha nước
uống trong vòng 20 - 25 ngày).
Ngoài nấu cao, lương y Trần Đình Tự còn bốc thuốc chữa bệnh từ các loại cây lá |
Ông Tự cho biết, đến nay ông đã chữa dứt
bệnh cho hàng trăm người bị tiểu đường và các bệnh nói trên. Bệnh nhân của ông rải
khắp ở Quảng Trị, Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh… Qua người này người nọ giới
thiệu mà họ tìm đến ông. Những người ở xa thì điện thoại cho ông, thanh toán tiền
qua tài khoản trước rồi ông gửi thuốc cho họ theo đường bưu điện.
Đối với những bệnh nhân nghèo, gia cảnh
khó khăn, ông thường giúp đỡ và chữa bệnh không lấy tiền.
Hiện nay, ngoài hai cơ sở ở Quảng Trị (Khu phố 5 – Phường 1 – Tp Đông Hà và Định Sơn – Cam Nghĩa – Cam Lộ – Quảng Trị; điện thoại 0934512040 – 0969520502), ông còn có một cơ sở ở Hà Nội (Cổ Nhuế – Từ Liêm; điện thoại: 0944666659), nơi người con gái lớn của ông lấy chồng, sinh sống và làm việc. Bệnh nhân ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có thể mua thuốc tại cơ sở ở Hà Nội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét