Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Ngày 15/11/2013 - tiếp theo

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Chủ tịch QUỐC CƯỜNG GIA LAI có thể bị trắng tay?

Trong vòng 1,5 năm nữa, tình hình thanh khoản của Quốc Cường Gia Lai (QCG) không cải thiện, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty có thể “trắng tay”.
Theo BCTC quý III/2013, Quốc Cường Gia Lai có khoản nợ gốc trên 1.358 tỷ đồng sẽ bắt đầu đáo hạn từ ngày 30/6/2014 đến ngày 30/6/2015. Điều đáng nói là, khoản nợ trên được thế chấp bằng dự án Phước Kiển và cổ phiếu của bà Như Loan, Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai.
Trong khi đó, cả năm 2012, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của QCG là âm gần 18 tỷ đồng; hoạt động đầu tư âm gần 215 tỷ đồng.
Cả năm 2012, Công ty (báo cáo hợp nhất) chỉ vay mới được 536 tỷ đồng, phải trả nợ gốc gần 272 tỷ đồng. Con số này thấp hơn rất nhiều so với năm 2011 là gần 1.935 tỷ đồng vay mới.
Quốc Cường Gia Lai vẫn chưa thoát khỏi “vận hạn” đất đai
9 tháng đầu năm nay, lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương gần 308 tỷ đồng chủ yếu do giảm được 208 tỷ đồng hàng tồn kho, nhưng do phải trả nợ gốc 231 tỷ đồng, nên cuối cùng, dòng tiền thuần trong kỳ vẫn âm trên 46 tỷ đồng.
Với con số 9 tháng chỉ giảm được 208 tỷ đồng hàng tồn kho, thu thêm được khoảng 200 tỷ đồng tiền khách hàng trả tiền trước (nhưng chưa tính vào doanh thu) trên số dư gần 4.200 tỷ đồng hàng tồn kho hiện tại, dường như sức ép hàng tồn kho của Quốc Cường Gia Lai vẫn rất lớn.
Như vậy, nếu không giải phóng được hàng tồn kho, công ty này sẽ phải sử dụng đến khả năng thương thảo với chủ nợ hoặc phải tìm một vay khác để bù đắp cho các khoản vay trên.
Trong trường hợp không giải quyết được các bài toán trên, liệu bà Loan có trở nên “trắng tay” vì Quốc Cường Gia Lai không khi ngoài thế chấp cổ phiếu (để cùng tham gia bảo lãi khoản vay cho QCG) bà Loan còn thế chấp nhiều tài sản khác.
Khoản vay Vietinbank còn trị giá 13,15 tỷ đồng đã bị quá hạn, với thời gian đáo hạn gốc là từ ngày 28/8-29/9/2013 cũng là khoản vay được thế chấp đất sở hữu của bà Loan bao gồm: lô đất số 1265 tại số 772 Phường Bình Trung Tây, Quận 2, TP.HCM; lô đất số 120A, Nguyễn Chí Thanh, Phường Trà Bá, Pleiku; lô đất số 138B, số 140B Hai Bà Trung, Phường Yên Đỗ, Pleiku, lô số 90B đường Trần Phú, Phường Diên Hồng, Pleiku. Các khoản vay này, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vẫn đang được thương thảo để gia hạn.
Kết thúc quý III/2013, bà Loan đang sở hữu 47,67% vốn điều lệ Quốc Cường Gia Lai, tương đương 60,58 triệu cổ phần, với giá trị tính theo thị giá 411 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm, Công ty lãi khiêm tốn 5,36 tỷ đồng, với nguyên nhân của việc lãi đến từ thu nhập khác, chủ yếu là tiền thanh lý hợp đồng mua căn hộ.
THEO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Vĩnh Quang Lê: Một gã hề hay là...?

- Vĩnh Quang Lê tuổi Quý Tỵ, cầm tinh con rắn. Lê dữ dội, sắc sảo, cơ mưu nên không ít người ngại, nghĩ Lê là một con rắn độc. Nhưng thực ra Lê chỉ là con rắn trong rạp xiếc cho bạn bè và các chính khách cởi mở quàng lên cổ để thị uy một cách an toàn vì những nọc độc trong chú rắn kia đã được hóa giải bởi sự hồn nhiên, tình nghĩa, thơ ca.
Thơ ca hay bệ phóng bay vào vũ trụ quyền lực?

Lê tên thật là Lê Quang Vinh, sau một lần đăng thơ trên báo bị in nhầm tên là Lê Quang Vịnh, một anh hùng thời chống Mỹ, Lê đảo ngược tên mình thành Vĩnh Quang Lê. Lê làm thơ theo hướng trí tuệ nhiều ý tứ mạnh bạo sắc sảo, nhưng gửi thơ đến các báo thường không được in vì gai góc quá, các biên tập viên khuyên viết cái gì thời sự hơn và có nội dung chính trị phù hợp hơn.


Nhà thơ Vĩnh Quang Lê 
Tức mình, Lê hì hục cả năm viết một tập trường ca về Đảng có tên là Những lời ca chưa đủ trong đó có hàng loạt chân dung của những người đang sống như các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu.vv…

Những tưởng tập trường ca sẽ được in ra ngay và tung hô rầm trời, nhưng thật oái oăm! Dư luận quần chúng thì ỉ eo cho rằng bây giờ lại viết thơ ca ngợi Đảng như thế là cơ hội. Các nhà xuất bản thì từ chối khéo hoặc nhấc lên đặt xuống phân vân. Gai góc quá, nói cả về cải cách ruộng đất có sợ phạm húy không? Táo bạo quá, viết cả một chương vạch mặt những kẻ cơ hội có sợ làm mất uy tín Đảng không?

Rồi chân dung những vị còn đang sống sờ sờ ra đấy đặt lên cân tiểu ly của thơ ca để cân trong họ có chính xác không và có được chấp nhận không? Quả thật, vào thập kỷ 70 mà Lê đã dám viết những dòng tự vấn như tiên báo, như lật tẩy những trò ảo thuật ma mãnh của những kẻ giả danh cách mạng, thì không phải dễ dàng được in ra.

Để tung ra được những dòng thơ gai góc, chàng thi sĩ nông dân táo tợn lại phải lao vào một cuộc phiêu lưu mới để tìm kiếm sự ủng hộ của những cấp cao nhất cho tập thơ của mình. Có lần, Lê đã đứng khấn trước lăng Bác rằng: “Bác phù hộ cho cháu in tập Trường ca về Đảng, nếu không sau này chẳng ai dám viết về Đảng về Bác nữa”.

Không biết có phải lời khấn được ứng nghiệm không mà tập trường ca đã nhận được sự ủng hộ của nhiều vị đứng đầu đất nước. Cuối cùng tập Trường ca về Đảng cũng được in ra, được Báo Tiền Phong và các trường đại học tổ chức hội thảo sôi nổi. Có rất nhiều những chuyện liên quan đến nó có thể viết ra đến cả ngàn trang.

Kẻ cơ hội hay con người nghĩa hiệp, thủy chung?

Tôi với Lê công tác cùng cơ quan, Viện Triết học. Năm 1978, tôi viết tập chuyên luận Phúc thẩm án Juđa bị cơ quan kiểm điểm, Lê nhảy vào bênh, thế là mấy năm liền bị cuốn vào chuyện đấu tranh, kiện cáo. Một hôm Lê bảo tôi: "Trong trường Đại học Sân khấu Điện ảnh đang tuyển sinh lớp đạo diễn điện ảnh khoá I, tôi với cậu nộp hồ sơ thi đi. Làm đạo diễn sướng hơn ở đây”. Tôi bùi tai nghe theo, cả hai nộp hồ sơ dự thi và đều đỗ điểm cao.

Thấy Lê sắc sảo, dữ dội, lại quen biết nhiều ông lớn, thiên hạ nhiều người sợ Lê, lảng tránh và cảnh giác. Không ít người khuyên tôi đừng chơi với Lê vì "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Tôi trả lời họ: "Đông- ky-sốt đi với San-xo Pan-sa nhưng có ai ảnh hưởng ai đâu? Đông-ky-sốt vẫn cưới con ngựa gầy Rot-xi-nang-tê và mơ tưởng tới nàng Đuyn-xi-nê, còn San-xo Pan-sa vẫn cưỡi con lừa của mình và mơ tới ngai vàng của một hòn đảo nhỏ".

Lê đúng là anh chàng San-xo Pan-xa tỉnh táo và thiết thực, bù đắp cho cái mộng mơ bát ngát của tôi. Chúng tôi đã nhiều năm liên danh, gặp gỡ nhiều vị tai to mặt lớn để thực hiện cái mà hồi ấy tôi gọi là “dân chủ xanh tươi”, một kiểu dân chủ sinh động, hồn nhiên và tươi mới trong đó người dân thường như chúng tôi có thể đưa đến các cấp lãnh đạo cao nhất những nguyện vọng, những thông tin tươi mới nhất qua những cuộc tiếp xúc thân tình chứ không phải qua những đơn từ kiện cáo hay báo cáo.

Trong những cuộc tiếp xúc với những vị quan trọng nhất như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng hay các ủy viên Bộ chính trị, tôi thường say sưa trình bày những chiến lược vĩ mô về đổi mới văn hóa văn chương hay bảo vệ trí thức, còn Lê lại chú tâm đến việc giúp một con người cụ thể nào đó, hay đánh chặn một đối thủ đã chơi xấu với Lê.

Không chỉ lo cho bè bạn, Lê còn là một hiệp sĩ giúp đỡ những người tài, người tốt một cách nhiệt tâm. Vào những năm 80, khi Báo Tiền Phong in bài của Trần Xuân Bách bị không ít chỉ trích đòi cách chức tổng biên tập, tôi đã chứng kiến Lê nói với một số uỷ viên Bộ Chính trị rằng Tiền Phong là tờ báo của tuổi trẻ, cần ủng hộ đổi mới nếu làm không khéo sẽ gây chấn động mất uy tín Đảng trên trường quốc tế.

Đầu những năm 80 Lê đã dẫn các ông Nguyễn Văn An - Phó ban TCTW, Vũ Mão - Bí thư TW Đoàn và Hoàng Quốc Dũng - Trợ lý thủ tướng đến nhà nhạc sĩ Văn Cao để họ quan tâm đến cuộc sống khó khăn chật chội của ông. Lê còn giới thiệu nhiều người cho Đảng, giúp họ trở thành những lãnh đạo cao cấp. Phải viết thành sách mới kể hết những chuyện này.

Phải công nhận Lê có ma lực đặc biệt trong lời nói, có thể điều khiển chiếc lưỡi “thiên tài” của mình để làm những người nghe tin tưởng hay kích động, hoan hỷ hay giận dữ.

Vũ khí của Lê là cái miệng, cái miệng thẳng thừng, kích động và tai tiếng lúc nó bô bô oang oang như loa phường, cái miệng khôn ngoan ý tứ và sắc lẻm lúc nó thì thào rỉ tai điều bí mật.

Năm 1982, khi Lê được cử đi Liên Xô học đạo diễn điện ảnh, bị chậm giấy tờ nên vào học ngoại ngữ muộn. Lê tuyên bố: “Ông Tố Hữu bảo nếu Lê không kịp học ngoại ngữ thì cử phiên dịch cho Lê đi học”.

Câu nói đó đã phải trả giá đắt, suýt nữa thì Lê phải ở nhà vì xe của Bộ Đại học không đón Lê, tôi và chị Chung vợ Lê phải lóc cóc đèo Lê ra sân bay bằng xe đạp. Sang Nga, Lê lại tuyên bố: “Sẽ gặp Tổng Bí thư Bzrezzenhep!” Không biết có phải vạ miệng vì câu nói ấy không mà một năm sau Lê phải về nước vì không đủ điểm Nga văn!

Cái miệng bô bô của Lê chính là cái miệng nhà thơ, nó dữ dội chân tình nhưng có lúc lộng ngôn, làm người nghe hoan hỷ bốc đồng hay tức điên lên và làm cho kẻ nói bỗng nhiên bị ghét. Trước thiên hạ thì Lê nói năng hồn nhiên, bất cẩn như vậy, nhưng trước các vị quan chức lớn Lê nói năng rất khôn khéo, tỉnh táo và mức độ. Nhiều lần Lê phải bấm đùi tôi vì tôi nói hớ hênh, chệch hướng hoặc say sưa với những chiến lược mênh mông mà quên mất mục tiêu thiết thực của mỗi lần “thuyết khách”, đi săn gấu lấy mật mà cứ say sưa đuổi theo lũ phượng hoàng.

Có người bảo Lê thực ra rất dại, có những việc chỉ cần cốc bia là xong, cần gì lôi Chủ tịch nước hay Thủ tướng ra cho phí của trời, nhiều khi còn mang hoạ! Nhưng Lê không quen giấu giếm, đã nghĩ thế nào thì nói ra thế ấy, đã mang theo gươm thì phải tuốt trần vung vẩy trên tay. Có lẽ Lê thích khoe khoang quyền lực vì trong sâu thẳm Lê sợ bạn bè và xã hội bỏ rơi, Lê luôn phải tung ra những cái phao quyền lực giật gân cho dư luận bám vào, yên tâm mà cộng tác với Lê trong sóng gió?

Có thể nói, Lê đã lập kỷ lục Guiness ở Việt Nam trong tư cách nhà báo có quan hệ với nhiều nhân vật cao cấp nhất. Trong vòng ba mươi năm qua Lê đã có mối quan hệ với mấy trăm Uỷ viên TW, Thứ trưởng Bộ trưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị ...

Khi đến với họ, Lê chẳng mang theo gì ngoài cái miệng và một số bạn bè. Thuở hàn vi, thỉnh thoảng đến chơi nhà các vị lãnh đạo Lê cũng mang theo mấy quả táo héo cùng chai rượu trắng nút lá chuối chắt ở can nhựa ra, hay gói đậu xanh, gói lạc để biếu, nói là quà mang ở quê ra.

Có lẽ bí quyết để Lê chiếm lĩnh được tình cảm của nhiều vị lãnh đạo là ở cái bản lĩnh dám đối thoại thẳng thắn, chân tình, bỗ bã với bất kỳ ai, qua sự đối thoại ấy các vị có thể tiếp cận với những hơi thở sinh động của đời sống xanh tươi mà các trợ lý, các tham mưu trong guồng máy không thể nào có được.

Kẻ "buôn vua" hay người hoạt động nhân đạo có công?

Có người ác miệng bảo Lê là Xuân tóc đỏ thời mới, là kẻ buôn Vua. Nhưng Xuân tóc đỏ chỉ là kẻ láu cá ăn may, làm gì có trí tuệ chính trị sắc sảo của Lê và đâu phải vất vả nỗ lực trong mọi việc như Lê?

Sau ba mươi năm với ngần ấy các mối quan hệ kinh thiên động địa, Lê vẫn chỉ là một công chức hạng tầm tầm, gia sản hạng trung và chưa từng được Hội Nhà văn hay Hội Chữ thập đỏ - nơi Lê đang công tác - cho đi nước ngoài lần nào cả. Ngay cả việc vào Đảng cũng khó khăn chật vật!

Cái gọi là lộc của các quan, có lẽ chỉ là căn hộ ở tầng 4 khu tập thể Bách khoa hiện nay vợ Lê đang ở, thêm nữa là miếng đất mấy chục mét ở phường Nam Đồng nhờ cụ Nguyễn Văn Linh đề nghị thành phố cấp. Còn các quan hệ khác Lê chẳng khai thác được gì đáng kể gọi là ưu đãi cho cá nhân ngoài những ý kiến ủng hộ việc in Trường ca Đảng, mấy bức thư của Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi Báo Nhân đạo và Đời sống, các chương trình trả lời phỏng vấn của các ủy viên Bộ Chính trị dành cho chương trình Truyền hình Nhân đạo do Lê phụ trách.

Lê lôi hầu hết ủy viên Bộ Chính trị vào các họat động nhân đạo, quyên góp từ thiện, kêu gọi bảo trợ nạn nhân chất độc da cam từ trước khi đất nước có phong trào ấy cả chục năm.

Từ giữa thập kỷ 90, Lê đã phỏng vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc nhân rộng phong trào “xóa đói giảm nghèo” ra cả nước. TBT Đỗ Mười cũng từng lên chương trình của Lê kêu gọi toàn dân tham gia họat động nhân đạo. Chương trình được sự ủng hộ về tinh thần là thế, nhưng cứ như đứa con hoang, sóng gió và thiếu thốn đủ điều nên đôi lúc Lê cũng nhì nhằng rắc rối lấy chỗ nọ đập chỗ kia, vay nợ thế chấp không đúng luật. Thế là đơn thư nặc danh gửi khắp nơi, công an kinh tế vào kiểm tra sáu tháng trời không thấy có tội mới thôi.

Dạo ấy chúng tôi đang hục hặc với nhau vì nhiều chuyện phức tạp, gặp tôi ở hành lang Hội trường Ba Đình trong một kỳ cuộc họp Quốc hội, Lê hỏi: “Cậu đánh tôi phải không?” Tôi bảo Lê rằng: “Tôi đánh cậu làm gì, đánh cậu chẳng ra tiền, thời gian ấy tôi đi làm phim vẽ tranh còn sướng hơn”.

Lê vẫn khăng khăng: “Cậu không đánh sao công an, kiểm sát vào thanh tra tôi mấy tháng liền?” Tôi nói: “Nếu cậu không tin thì bắt đầu từ ngày mai tôi sẽ đánh cậu, cậu sẽ thấy khác ngay”. Nghe vậy, bằng trực giác bén nhạy, Lê tin tôi ngay. Lê bảo: “Thôi, nếu cậu không đánh thì thôi”. Thế là từ đấy bọn tôi giải tỏa những hiềm khích do mâu thuẫn quan điểm và do bên ngoài kích động. Bây giờ trải đời hơn, nhìn lại tôi lại thấy cái chương trình Truyền hình Nhân đạo ấy cũng đóng góp được nhiều việc cho xã hội.

Chỉ nguyên việc đưa câu khẩu hiệu: “Người người, nhà nhà, ngành ngành làm việc thiện” trong thư của Chủ tịch Võ Chí Công vào tâm thức xã hội trở thành khẩu hiệu phổ biến như hiện nay cũng có công lớn lắm rồi.

Một "chính khách" lỡ vận hay một anh hề?

Có lẽ một mặc cảm sâu sắc về sự yếu ớt của người nghệ sĩ gai góc và bộc trực nên Lê luôn gồng lên chứng minh sức mạnh quyền lực của mình: khoe một bức ảnh chụp với lãnh đạo, công bố các bức thư của các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng gửi cho mình, tung thông điệp dọa dẫm những ai có ý đồ cản phá, đi hội nghị ngồi hàng ghế đầu để tivi dễ quay, mặc cùng một chiếc áo trong các hội nghị khác nhau để hình ảnh của mình trở nên quen thuộc lặp đi lặp lại trong ký ức của xã hội.vv..

Lê làm tất cả để xây dựng một ký ức quyền lực, tạo một vỏ bọc chính thống quyền uy, che khuất con người nghệ sĩ chân tình, bộc trực và gai góc. Mặc dù vậy, Lê vẫn chẳng thể có được một quyền lực thực sự trong guồng máy. Có lần Lê nói với tôi: “Tớ chỉ có thể làm hề thôi, không thể làm quan”. Đúng vậy! Không có guồng máy nào chấp nhận một nhà thơ gai góc và ngạo mạn định dùng xảo thuật tâm lý chiến "bắt cóc" nó, hòng biến nó thành con ngựa, chiếc xe cho mình rong ruổi tới những chân trời chữ nghĩa lông bông.

Để có thể làm một chính khách thực sự trong guồng máy, sự sắc sảo, cơ mưu, bản lĩnh và sự ủng hộ của hàng loạt những con người đầy quyền uy và đáng kính là chưa đủ. Cần phải có thêm những điều kiện gì đó nữa, có thể là sự nhẫn nhục, sự kín đáo, sự ngậm miệng ăn tiền, kỹ năng nói một đằng làm một nẻo, kỹ năng phớt lờ những việc đáng phải làm, kỹ năng lấy lòng quần chúng.vv...

Nhưng Lê sẽ chẳng bao giờ có được những phụ gia quyền lực đó vì Trời đã sinh ra Lê là một con người tư tưởng bày trên trán, một con người hành động, đã nói là làm, yêu ghét rạch ròi và không có khả năng phớt lờ bất cứ điều gì đã chạm đến con tim đầy những cảm xúc cực đoan của một nhà thơ.

Thế mới biết, những vị quan chức cấp cao ủng hộ Lê từ tình cảm cá nhân một phần, nhưng họ cũng biết giới hạn xã hội của những việc mình làm. Họ đủ bản lĩnh để quan hệ với Lê một cách gần gũi chân tình mà vẫn tôn trọng sự vận hành cư xử của hệ thống quản lý mà mình lãnh đạo, không áp đặt bắt nó phải gánh một con người gai góc như Lê.

Vì thế, Lê vẫn chỉ là một công chức khả nghi, say mê thu xếp quyền lực cao cấp cho người khác, chật vật loay hoay thu xếp một chỗ đứng khiêm tốn cho mình ở vùng ven của guồng máy chính thống mà Lê thân thiết với hầu hết những đã người sinh ra nó.

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn
VietNamNet
19/10/2008
Đã đăng ở địa chỉ: http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/809144/

Đại gia vào tù: Nỗi hận lòng bị chân dài bỏ rơi

Kiều nữ và đại gia từ lâu vẫn luôn được coi là sự kết hợp hoàn hảo, dường như họ sinh ra là để cho nhau. Nhưng không ít cặp đôi khi tiền hết thì tình cũng tan. Khi đại gia gặp nạn thì nhiều chân dài quanh họ cũng tìm cách chạy trốn.
Kiều nữ và đại gia từ lâu vẫn luôn được coi là sự kết hợp hoàn hảo, dường như họ sinh ra là để cho nhau.

Công “mô tô” và những chân dài, hot girl

MOTO-CONG

Trong giới dân chơi, Công “mô tô” được biết đến như là “ông vua” trong giới mô tô khủng, độc ở Việt Nam và là đại gia từng cặp với những chân dài danh tiếng.
Chuyện tình của Công “mô tô” mà dư luận biết đến đầu tiên là với người mẫu B.L. Cuộc tình này kéo dài nhiều năm tưởng sẽ đi đến hồi kết tốt đẹp nhưng bất ngờ cả hai đường ai nấy đi. Chuyện với B.L chấm dứt, theo nhiều bạn bè của Công “mô tô” thì đại gia này trúng tiếng sét ái tình của chân dài V.H.Đ vào đầu năm 2007.
V.H.Đ từng bước đi lên trong làng nhan sắc Việt, trong đó có dấu ấn của Công “mô tô”. Cả hai từng úp mở trên báo chí về kế hoạch tổ chức đám cưới. Nhưng sau 4 năm mặn nồng, họ bất ngờ chia tay.
Sau cuộc tình với V.H.Đ, Công còn có thêm vài đồn đoán cặp với các hotgirl ở Sài Gòn và Hà Nội nhưng chỉ được một thời gian ngắn hay chỉ dừng lại ở những lời đồn thổi. Người đẹp của Công “mô tô” được biết đến gần đây nhất là “chân dài” N.T.Đ – người đại diện các dòng xe mô tô khủng, độc cho công ty của Công. Cả hai chỉ úp úp mở mở, là bạn đồng hành trong cuộc sống.
Tuy nhiên, gần 40 tuổi đời, Công “mô tô” vẫn là đại gia đơn thân và thích chơi. Mới đây, Công bị khởi tố trong vụ mua bán xe thanh lý ở Hải Dương. Khi phải đối diện với vòng lao lý, bên cạnh đại gia này không có bóng một chân dài nào.

Việt Trinh và mối tình với hai đại gia bị kết án

VIETTRINH

Vào năm 1990, cả nước chấn động trước vụ án đại gia Phạm Huy Phước – Giám đốc Công ty Tamexco – vướng vào vòng lao lý và chịu mức án tử hình về việc đã vay hàng trăm tỷ đồng để nướng vào sòng bạc, bao gái và hối lộ các quan chức. Lúc đó, người ta cũng xôn xao về chuyện tình của Phạm Huy Phước với diễn viên điện ảnh Việt Trinh. Khi còn chưa bị bắt, đại gia Phước đã ôm cả núi tiền đi mua biệt thự, xe hơi cho nữ diễn viên này. Việc đại gia Phước bị bắt rồi bị tử hình đã khiến cho danh tiếng của Việt Trinh trong thời gian đó bị sa sút nghiêm trọng.
Sau những ồn ào trong chuyện tình với Phạm Huy Phước, Việt Trinh tiếp tục dính líu tới một “đại gia” thứ hai – Trần Văn Giao – kẻ nổi tiếng trong vụ lừa đảo của công ty Đông Phương – hiện đang thi hành án tù chung thân tại Trại giam Xuân Lộc. Nữ diễn viên Việt Trinh chính là người có mặt trong chiếc xe ôtô của Trần Văn Giao hôm Giao bị bắt.
Sau khi Trần Văn Giao bị bắt, Việt Trinh cũng bị triệu tập lên cơ quan điều tra để làm rõ về sự liên quan của cô với “đại gia” siêu lừa đảo này. Cô phủ nhận sự liên quan của mình đến Trần Văn Giao, phủ nhận cả mối quan hệ tình cảm với “đại gia” này và cho rằng mình cũng là “nạn nhân” bị Trần Văn Giao lừa đảo trong việc mua bán đất đai. Bất chấp những lời giải thích của Việt Trinh, ngay sau đó, dư luận và các dự án điện ảnh cũng quay mặt với cô, buộc Việt Trinh phải rút lui vào hậu trường cho đến khi dư luận yên ắng trở lại. Hình ảnh sang trọng và trong sáng của Việt Trinh đã bị hai người tình dính líu đến pháp luật của mình làm tổn thương nặng nề.
Thời gian trước, khi có phóng viên lên thăm Trại giam Xuân Lộc, tiếp xúc với Trần Văn Giao, Trần Văn Giao đều tỏ ra những dấu hiệu về thần kinh không bình thường khi suốt ngày chỉ xoay quanh chuyện “sự kỳ diệu của môn hóa học”. Trong những lúc “bình thường” nhất, Trần Văn Giao nhắc tới Việt Trinh và “lên án” người tình cũ đã phụ bạc sau khi anh ta thất thế.

Đại gia vào tù, hoa hậu vui duyên mới

HAKIEUANH-NGUYENGIATHIEU
Hoa hậu Hà Kiều Anh động viên “người cũ” Nguyễn Gia Thiều sau khi ra khỏi tòa.

Chuyện tình của hoa hậu Hà Kiều Anh và đại gia Nguyễn Gia Thiều – Giám đốc công ty Đông Nam – thời điểm 2002-2005 khiến cho giới truyền thông tốn nhiều giấy mực.
Đây từng được ca ngợi là một câu chuyện tình đẹp bởi ngay cả khi đại gia hoạn nạn chân dài vẫn luôn kề vai sát cánh. Họ thành vợ chồng khi chưa tổ chức lễ cưới, chỉ về sống cùng nhau với vỏn vẹn một tờ đăng ký kết hôn. Năm 2005, khi bị khởi tố về tội buôn lậu và trốn thuế, Nguyễn Gia Thiều đã tìm mọi cách để tẩu tán tài sản, và hầu như rất nhiều tài sản quý, ông đều chuyển qua thành tài sản riêng của Hà Kiều Anh.
Khi toà tuyên án Nguyễn Gia Thiều phải nộp phạt 130 tỷ đồng cùng 20 năm tù giam, người ta đã nhìn thấy nước mắt của Hà Kiều Anh cùng lời tâm sự “Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì em cũng luôn bên cạnh, cùng anh Thiều vượt qua khó khăn, hoạn nạn”.
Song khi ông Thiều ngồi tù một năm rưỡi, câu chuyện tình lãng mạn ấy lại kết thúc khi Hà Kiều Anh chính thức cho biết cô đã ly dị Nguyễn Gia Thiều. Ít lâu sau, hoa hậu Việt Nam năm 1992 đã lên xe hoa cùng một đại gia khác, kết thúc mối tình nhiều tai tiếng và sóng gió giữa hoa hậu và đại gia.

Diễn viên Linh Nga và đại gia Thuyết “buôn vua”

DAIGIA-LinhNga

Chuyện tình của Thuyết “buôn vua” (Trần Văn Thuyết) và Linh Nga từng gây xôn xao dư luận một thời. Khi quen nữ diễn viên Linh Nga, Trần Văn Thuyết đang ở trên đỉnh cao danh vọng. Thuyết từng chia sẻ, sự thông minh và nhiệt huyết của tuổi 20 đã khiến cho sự từng trải của tuổi 40 của anh phải đầu hàng. Có khi họ đã có một gia đình hạnh phúc nếu đại gia này không dính vào vụ chạy án cho Năm Cam và kết thúc sự nghiệp của mình bằng bản án 20 năm tù.
Khi Thuyết “buôn vua” bị bắt, Linh Nga là vợ chưa cưới. Sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người khiến Linh Nga bị dư luận “chĩa họng súng” khi cái tin Thuyết “buôn vua” bị bắt. Nhiều người nói Linh Nga ham tiền nhưng cô từng chia sẻ trên báo chí rằng đó là mối tình tri kỷ của mình.
Trần Văn Thuyết kể, từ khi anh bị bắt rồi cải tạo tại trại giam Phước Hòa, năm nào Linh Nga cũng đến thăm anh vài lần, mỗi lần đến thăm đều khóc, đều động viên Thuyết cải tạo tốt để sớm trở về. Khi đó, Linh Nga nói với Thuyết một câu chắc chắn: “Em sẽ chờ”.
Nhưng để một cô gái mới ngoài 20 tuổi phải chờ đợi mình với án tù 20 năm chưa biết ngày về là điều mà Thuyết không cam lòng. Vì vậy, đại gia này đành ngậm ngùi để người đẹp của mình lên xe hoa cùng người khác.
Theo VEF
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét