Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Bài viết đáng chú ý

Giáo sư Trần Phương nói về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Giáo sư Trần Phương nói về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Phát biểu của giáo sư Trần Phương cựu Phó Thủ tướng Chính phủ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982), cựu ủy viên Trung ương Đảng, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tại hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội 11 gần 3 năm trước.

Clip này xuất hiện cách đây chừng 10 ngày. Nay NTT blog tổng hợp lại thành một entry có chỉnh lý đôi chút cho tiện theo dõi. Do không biết bản rã băng gốc ở đâu nên không dẫn đường link, mong được thông cảm.

Phần 1: CNXH được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ

Thế tôi hỏi ông là: bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây nhỉ? Thế ông không nói đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu, cái chuyện đó xa xôi, với các nhà học thuật thôi, có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì, mà ông nói là nền tảng của ông?

CNXH được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
Chúng ta đã trải qua 70 năm (người Việt Nam thì 20 năm) ông xây dựng CNXH theo nguyên tắc mà ông Mác đưa ra, là gì? Chuyên chính vô sản về mặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy, thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không? Tôi nghĩ ông từ chối rồi còn gì nữa. Có phải không? Khi các ông đổi mới… À, người Việt Nam thì giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông ‘đổi mới’ nhưng thực ra ông ‘thụt lùi’.

Tôi có lần viết cho lời nói đầu một bài viết của anh Đặng Phong về tư duy kinh tế. Tôi nói đổi mới thực chất là ông lùi lại. Ông tiến lên chế độ công hữu như bây giờ đó thì ông phải lùi lại rồi. Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ.

Tôi không gọi là thụt lùi mà là bởi vì cái thời kỳ mà ông xây dựng CNXH từ năm 60 cho đến năm 80 là ông theo cái tư tưởng tả khuynh. Ông theo một cái tư tưởng giáo điều mà cái điều này tôi nói là ông Mác sai, ông Mác sai dự kiến là CNXH, với những đặc trưng đó, là dự kiến của ông Mác là sai. Ông Mác có nhiều cái dự kiến phải nói là thiên tài, nhưng riêng dự kiến là những đặc trưng của CNXH là ông Mác sai. Nhưng mà chúng ta không thừa nhận rằng ông ý sai. Chúng ta cứ làm giả vờ như là ta vẫn theo ông Mác. Thì xin lỗi, ông giả vờ ông Mác thì ông đã thay đổi hành động của ông rồi.

Cho nên cái đổi mới của ông nó thực chất là ông lùi lại chứ không phải là ông tiến lên. Lùi lại chế độ sở hữu tư nhân. Ngay cả chế động công hữu ông cũng phải cổ phần hóa bớt đi. Vì công hữu đó, ông có hiệu quả đâu. Trừ mấy thằng to tổ bố thì không ai làm nổi, ông dầu khí này, ông điện lực này v.v… thế còn nói chung một loạt các cái công hữu của ông đó là nó làm bố láo, nó tiêu tốn đất đai và vốn của nhà nước rất nhiều. Nhưng mà ông cứ ôm lấy nó để tưởng là CNXH.

Cho nên tôi nói rằng là chúng ta đổi mới mà thực ra là chúng ta lùi lại chứ không phải đổi mới. Đổi mới là so với những cái chúng ta đã làm sai 20 năm thì gọi là đổi mới. Ông đổi mới theo kiểu đó, theo ông là sai 20 năm rồi, bây giờ ông đổi mới thì ông phải sửa cái sai ấy đi. Nhưng thực chất ông lùi lại. Vâng, vâng, ông trở lại. Bởi vì thế này, thực ra tôi nói là Mác nói là triệt tiêu cái chế độ tư hữu, tôi nói là luận điểm của cụ là sai. Bởi vì 70 năm Liên Xô và Đông Âu, Đông Âu thì 40 năm thôi, ông triệt tiêu cái chế độ tư hữu. Thế là nền kinh tế mất động lực, mất động lực, ông phải lùi lại, thực chất ra ông lùi lại đấy chứ. Việt Nam ta cũng phải lùi lại đấy chứ.

Cho nên tôi nói là chúng ta … đây thì không biết là góp ý kiến rồi để rồi người ta như thế nào, nhưng ý tôi thì thế này này, ông đừng tiếp tục nói như bịp người ta! Tôi nói ví dụ như bây giờ, là vì ông nói là nền tảng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin cho nên rằng tất cả các trường ông đều bắt nó dạy chủ nghĩa Mác – Lênin. Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó, nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó biết cái gì?! Nhưng mà cứ vẫn phải bắt buộc làm như thế.

Còn bây giờ trong cái cương lĩnh này, trong cái gì này… thì ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN, nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất rồi đây. Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái gì? Tôi đố ông trả lời được đấy?!

Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác!

Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu là gì, “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH!

Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh: anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy! Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!

Đại hội X, tôi đã nói trước Bộ Chính trị trước khi các anh đưa … bởi vì thế này này: tôi được cái ưu điểm là người ta mời mình vì mình là một thằng lão thành, lâu năm quá rồi mà chưa chết cho nên người ta cũng mời mình phát biểu. Nhưng tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là nó là cái gì? Cũng không ai trả lời. Rồi tôi hỏi là: ông nói định hướng cái XHCN thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây, là ông cũng không trả lời được. Có phải không ạ? Ông nói về định hướng XHCN thì định hướng của ông là cái gì đây, ông nói tôi nghe? Ông bảo là xóa đói giảm nghèo. Xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên hợp quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó. Thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.

Cho nên tôi cảm thấy là … viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là ‘nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin’, lúc nào cũng là ‘định hướng XHCN’ rồi ‘xây dựng CNXH’ và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là ‘chúng ta đang quá độ lên CNXH’!”

Phần 2: Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại. Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng.

Tôi thì nói thật là tất cả những điều tôi nói, là để muốn nói rằng ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này nó phải tiến lên tới đâu, nó đi theo con đường nào? Thế nhưng mà cương lĩnh của ông đó, ông nói chủ nghĩa Mác – Lenin, thì chủ nghĩa Mác – Lenin, tôi đồng ý với anh Tiến (Đào Công Tiến), có điều đúng và có điều sai rồi. Nhất là những dự đoán của Mác và Lenin nữa về cái gọi là CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi!

Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng
Thất bại thì rõ ràng rồi, ông nói là chế độ công hữu thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Rõ ràng là một sự thất bại rõ ràng rồi. Thế bây giờ ông nói cái gì đây? Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lenin là nền tảng tư tưởng của đảng ta, thì tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái gì là nền tảng, còn cái gì không là nền tảng chứ?

Tôi nói ngay như là cái dự đoán của ông Mác về Chủ nghĩa Cộng sản thôi, tôi nghĩ là có thể 100 năm trước đây thì ông nghĩ thế có thể được, có thể được, nhưng bây giờ thì ông không thể nghĩ thế được rồi. Bây giờ cả cái trái đất nó mới có sáu tỷ rưỡi người mà đến nước sạch cũng thiếu rồi đây này, chứ ông đừng nói đến năng lượng nữa, nước sạch cũng thiếu rồi đây này. Thế làm sao mà ông sống, Chủ nghĩa Cộng sản theo kiểu như mô tả là ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ được? Bất lực hoàn toàn. Cho nên ngay cái Chủ nghĩa Cộng sản cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến đấy được.

Tôi nói là mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có sáu tỷ rưỡi người thôi, mà người ta nói là hết thế kỷ này nó lên mười tỷ người. Mười tỷ người thì đến nước sạch cũng đang thiếu đây này, đánh nhau vì nước sạch đây này. Trung Đông đánh nhau vì nước sạch đây này. Cho nên, cái gọi là Chủ nghĩa Cộng sản cũng là ảo tưởng, cái gọi là CNXH thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là, đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận rằng chúng ta tiến lên CNTB được. À, nó mới khổ thế, nhưng mà không tiến lên CNTB, thì ông tiến lên cái xã hội gì đây? Là ông chưa nghĩ ra.

Thực tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được một cái CNXH cho cái dân tộc này, thì ông đó là ông thánh rồi đấy, ông thánh Mác rồi. Chưa, chưa có vị nào làm được đâu!

Khi tôi phát biểu với anh Phạm Văn Đồng và anh Đỗ Mười tôi bảo là cuối thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến CNXH được. Mới nghĩ đến thôi, chứ còn đã biết CNXH là cái khỉ gió gì mà nghĩ? Nhưng phải đến gần đấy thì mới nghĩ, chứ còn bây giờ thì chúng ta nghĩ cái gì? Cuối cùng ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi, ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ. Thế bây giờ đó, ông mà cứ nói chuyên chính vô sản người ta chán ông lắm đấy. Có phải không?

Cho nên, tôi nghĩ rằng cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục. Còn viết lại như thế nào thì thực ra mà nói mình cũng không viết lại được, mình có thì giờ đâu mà viết lại và những người mà người ta viết ra rồi cũng chả viết lại. Thế thì cuối cùng để làm gì đây? Tôi lắm lúc tôi nghĩ rằng: thôi được, cứ tung ra cho vui vậy thôi chứ chả ai tranh luận. Giỏi lắm là mấy cái thằng lý luận này ngồi đây mà tranh luận, nhưng cuối cùng thì ông cũng không làm gì cả đâu, vì cái người viết lại họ cũng không chịu viết lại và họ cũng không biết viết lại theo cách nào? Nhưng chả lẽ một đảng lại không có cương lĩnh à? À, mới chết ở chỗ đó đó!

Ngay Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi, tôi nói là định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, các ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ không làm nổi đâu.

Hồi đó, Lưu Bích Hồ còn ngồi trong cái Ban Dự thảo Văn kiện đấy, tôi nói thật là ngay cả anh Lưu Bích Hồ cũng không viết nổi. Tôi đánh đố thế thôi chứ tôi biết rằng là ông không làm nổi. Đấy là nói về cương lĩnh, lúc đó tôi nói như thế. Mục đích tôi chỉ muốn nói rằng là ông viết cương lĩnh mà không rõ ràng, thế thôi, còn chê cái gì thì bảo rằng là mình xây dựng được hay không thì mình có thì giờ đâu, có ăn cơm suốt ngày để mà nghĩ về việc này đâu.

Việc thứ hai là về chiến lược, tôi thì không nói nhiều nhưng tôi xin đề nghị một số điểm thế này. Tôi cảm thấy chiến lược có nhiều điều không rõ ràng. Đối với nước ta thì nông dân bây giờ chiếm 70% dân số mà nếu ông có bớt đi nữa thì cũng còn 50% dân số. Cho nên tôi cho rằng cái việc đầu tư cho nông nghiệp 30 năm nay quá thấp. Đảng ta, Đại hội V mà tôi đã dự đó cũng là người viết văn kiện đó, thì chúng tôi khẳng định rằng phải đầu tư tốt hơn cho nông nghiệp.

Nhưng mà 30 năm nay, chúng ta đầu tư được gì cho nông nghiệp? Không được bao nhiêu đâu. Không được bao nhiêu bởi vì tôi nói ví dụ như là đê, đập không tốt. Đê có tốt đâu, mà nay mai nước nó dâng lên thì đê của ông có là cái gì đâu. Đập nước, một cái nước mà núi cao, đồng bằng thì hẹp, mưa một cái là nó trôi tuột ra biển. Thế ông không có những cái đập, không có những cái hồ làm sao ông giữ được nước. Cho nên một cái nước như thế này phải biết giữ nước ngọt lại mà dùng, phải có hệ thống thủy nông, phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất.

Sắp tới đây, chúng ta sẽ có 100 triệu dân, ông nuôi sống 100 triệu dân đấy thế nào? Hiện nay thì có đồn rằng ông nuôi sống 100 triệu dân có vẻ thoải mái bởi vì ông nghĩ rằng là ông xuất khẩu được, 6 triệu tấn gạo cơ mà. Nhưng xin lỗi, trong khi đó ông lại nhập trên 1 triệu tấn thức ăn gia súc để ông có thịt ông ăn. À, cho nên đó, không phải là ông dồi dào đâu. Tôi nghĩ rằng phải nghĩ nhiều về nông nghiệp nữa, đặc biệt là cái nền nông nghiệp của anh manh mún như thế này. Anh phải tác động thế nào chứ? Ông phải tạo thành như thế nào chứ?

Tôi nói thằng Thailand, nó cũng sản xuất tiểu nông như ông, nhưng nó có hệ thống kho rất tốt để mà xuất khẩu còn ông thì không có. Cho nên tôi nói là rất nhiều chuyện về nông nghiệp ông chưa làm tốt, mà đấy là cái nguồn sống của 100 triệu dân. Tôi cho rằng cái đảng này và cái nhà nước này muốn ổn định xã hội phải lo đến nông nghiệp và nông dân. Ba mươi năm qua tôi chê là chúng ta quá tồi.

Cái thời mà tôi làm tài chính thì cóc có tiền. Tôi xin lỗi, lúc đó thì Liên Xô viện trợ với đi vay được hơn 1 tỷ đô la một năm thôi, thế bây giờ ông có mấy tỷ cơ mà. Bây giờ cái ngân sách của ông mỗi năm là ông có mấy tỷ đô la đấy. Cho nên tôi cho là cái nhận xét của tôi là đầu tư bất cập vào nông nghiệp, cần phải sửa trong cái chiến lược mới này, trong cái mười năm tới đây”.

Phần cuối: Chúng ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác

“Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi: Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong đảng ta đó nó không có rõ ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng đấy. Ta nên nhớ rằng cái đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối CNXH rất rõ ràng rồi. Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các ĐCS họp lại với nhau ra một nghị quyết là “quy luật tiến lên CNXH là gì?”. Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinist đấy, đấy là năm 57. Tất cả các ĐCS và công nhân đã ra một nghị quyết đó. Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả những điều đó là quy luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai trừ Nam Tư ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư tưởng của một thời đại.

Cho nên có khi cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn là một người biết nghe như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này: anh Lê Duẩn tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ấy cũng nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra được, bởi vì thế này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị 60. Ông ấy là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ thống XHCN thế giới này. Nó đấy! Cho nên tôi nói thật với các anh đó, khi năm 86 chúng ta đổi mới, thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu, nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu.

À, cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã đổi mới được đâu? Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng của cái hệ thống Xô Viết. Có khác gì? Anh phải xem lại 6 điểm mà cái Cương lĩnh 91 ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế hoạch v.v…

Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm, cho nên cho đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin lỗi anh, khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó, rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa, tôi bảo là mấy cái ông này đầu óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu? Ông có tiếp nhận cái tư tưởng như thế nào? Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông vẫn y như thế!

Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như gọi là ban lý luận, Hội đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu, mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi vì ba cái thằng già này rút lui hết rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy, trong đó có Lê Huy Hứa (Tô Huy Rứa), Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách của Mác và Lênin? Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi nghĩ!

Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái đúng. Quá đúng rồi! Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về Chủ nghĩa Cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ấy dự báo thôi, tức là ông ấy dự báo dựa trên cái như Lenin nói, tức là ông nghiên cứu cái quy luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó mà ông ấy nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng như thế nào, đấy là dự đoán thôi!

Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, ông dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó thôi. Nhưng tôi xin lỗi, gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai?! Cho nên tôi nghĩ là lúc nào cũng tụng là ‘nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lenin’. Tôi xin lỗi, Lenin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lenin nói về hai sách lược là sai: ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH. Trên 100 năm nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à?

Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lenin là sau cách mạng dân tộc dân chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao tức là…

Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lenin và một số cái của Mác nữa, là sai, mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau, công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con.

Nhưng mà hôm nay, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì! Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!

Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.

Bây giờ không biết là, bốn giờ rưỡi rồi, không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không? Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu tôi nói đó, là người ta cả một cái đảng, cả một cái nước, 5 năm người ta mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học, những nhà lý luận có thể nói là rất… của lớp trí thức chứ không phải lớp trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à? Ông không phát huy ý kiến à? Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta cũng nên có một cuộc thảo luận.

Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì tùy, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý nghĩ của ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban Văn kiện, Ban Văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban Văn kiện tức là Bộ Chính trị đó, (mấy) ông ấy làm gì có thì giờ ông ấy đọc, có phải không? Anh biết thừa là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì… Đó là ý thứ nhất, mục đích thứ nhất.

Giáo sư Trần Phương "Chúng ta tự lừa dối chúng ta và chúng ta lừa dối người khác"
Nhưng mục đích thứ hai là gì? Ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái Hội Khoa học Kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người ta không tiếp nhận. Vậy thôi! Đó là chuyện của lịch sử, nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác, nếu ông hy vọng như thế thì ông hơi ảo tưởng đấy.

Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến, mình sẵn sàng nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được, tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình không phí thì giờ. Có phải như vậy không?”

Giáo sư Trần Phương
Theo blog Nguyễn Tường Thụy

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền: “Đòn đánh mạnh vào đối tượng vu cáo”

(Dân trí) - “Nhiều cái rõ như ban ngày nhưng người ta vẫn cố tình nói khác. Thế nên việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất là đòn đánh mạnh vào các đối tượng luôn cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta về vấn đề này”.

Ngày 13/11, bên lề buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội, ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - chia sẻ với báo chí về việc Việt Nam vừa trúng cử với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Theo ông Hằng đây còn là thời cơ thuận lợi để Việt Nam hợp tác với các nước trong vấn đề phát triển thương mại, khoa học kỹ thuật và đầu tư.
Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (ảnh P. Thảo)
Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (ảnh P. Thảo)
Việt Nam vừa trúng cử với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, điều đó giúp chúng ta chứng minh với thế giới điều gì, thưa ông?
Điều đó không chỉ chứng tỏ chúng ta hội nhập rất sâu, rộng mà còn thể hiện thành tựu rất to lớn trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Vấn đề cụ thể nữa, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 mà chúng ta đang thảo luận, chuẩn bị thông qua thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng (trước đây chúng ta chỉ nêu ở phần sau) và đó là xu hướng của thế giới, bao giờ họ cũng đặt mục tiêu bảo đảm quyền con người là trên hết…
Ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khi các thế lực phản động đang hoạt động rất ráo riết để tẩy chay, thậm chí dựng nhiều vụ việc để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ về vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Thế nhưng những hành động đó là những tiếng nói đơn độc, không thể hiện sự thật trong vấn đề bảo đảm quyền con người mà Đảng và Nhà nước ta đã làm trong thời gian qua.
Hơn nữa, khi chúng ta ứng cử, một thời gian dài trước đó có rất nhiều đối tượng phản động tập trung kích động để giảm uy tín của ta. Thế nhưng các hoạt động đối thoại cũng như thực tế về vấn đề nhân quyền giữa Việt Nam với Mỹ và các nước bắc Âu, EU (Liên minh châu Âu) đều khẳng định rằng vấn đề này có tiến bộ vượt bậc. Chính vì thế trong cuộc bỏ phiếu vừa qua chúng ta đạt rất cao. Đó là thành công rất lớn trong thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước bảo đảm quyền con người của chúng ta.
Như ông nói các thế lực phản động luôn tìn cách vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ về vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Vậy, những lá phiếu trên có phải là một đòn đánh mạnh vào ý những ý đồ xấu xa đó hay không?
Nhiều cái rõ như ban ngày nhưng người ta vẫn cố tình nói khác. Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay luôn cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta. Điều đó còn cho họ thấy rằng hoạt động của họ không có tác dụng gì đối với những việc mà chúng ta đang nỗ lực phấn đấu với quyết tâm chính trị rất cao.
Trước khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, một số nước cũng như tổ chức luôn đặt vấn đề nhân quyền của Việt Nam để gây khó khăn trong việc hợp tác thương mại, khoa học kỹ thuật. Thời gian tới, rào cản này liệu có dỡ bỏ hay không?
Như tôi đã nói đúng là có các thế lực, phần tử tác động cũng như nhận thức không đúng về Việt Nam. Nhưng qua thực thế hàng năm chúng ta rất tích cực đối thoại nhân quyền, chúng ta mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại chứ không e ngại bất cứ vấn đề gì. Và qua đối thoại trực tiếp họ mới nhận thức được rằng thông tin sai lệch của một số đối tượng hoàn toàn khác xa với mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề bảo đảm quyền con người.
Thông thường họ thường dựa vào vấn đề nhân quyền để cản trở, gây khó khăn cho công tác hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Thế nhưng khi chúng ta vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, tôi tin rằng quan điểm đó dần bị loại bỏ. Đó là một điều kiện, thời cơ thuận lợi để chúng ta hợp tác với các nước trong vấn đề phát triển thương mại, khoa học kỹ thuật và đầu tư.
Trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trọng lượng tiếng nói của Việt Nam về vấn đề này sẽ thay đổi thế nào so với trước đây, thưa ông?
Với tư cách là một thành viên Hội đồng Nhân quyền, chúng ta sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia được thể hiện thế nào. Điều đặc biệt nữa là để thế giới hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam vì hiện nay nhận thức, hiểu biết về quyền con người của các thế lực rất khác nhau, do vậy, chúng ta phải chứng minh bằng hành động, bằng thực tế của đất nước.
Việc trước đây, Việt Nam chỉ ở bên ngoài Hội đồng Nhân quyền nên họ nói, thậm chí họ ra các nghị quyết chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta trong Hội đồng sẽ có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)

Ba thi hào họ Nguyễn cùng chung một dòng máu: Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu !


Thái Doãn Hiểu 
Mộ Nguyễn Bặc tại xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình
Năm 1991, sau khi công bố phát hiện Vương Bột tử nạn nơi nào !? ở báo Văn Nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Tổng biên tập của báo đến nhà chúng tôi ở Sài Gòn chơi, cùng tác giả nhấm nháp thành tích phát hiện ra mộ tổ của nền thơ Đường bất hủ. Đó là sự kiện làm “sửng sốt cả thế giới”
(chữ dùng của tạp chí Liêu Vọng, cơ quan văn hóa đối ngoại của Hội nhà văn Trung Quốc). Nhà thơ Hữu Thỉnh phát giác ra là tôi có bản Ba thi hào họ Nguyễn… và cứ đòi xin nằng nặc. Tôi thưa với Hữu Thỉnh là các luận điểm của tôi còn non, chờ cho một thời gian để nó cứng cáp đã. Nay đã trên 24 năm, vấn đề này đã ổn và chín, tôi xin thông báo với nhà thơ Hữu Thỉnh là tôi công bố đây. Độc Chiêu cuối cùng trong 5 phát hiện quan trọng của tôi đối với văn học Việt Nam và thế giới, mà chúng tôi đang dự định in thành sách:
Nguyễn Trãi 1380-1442
1. Phát hiện nơi tử nạn của Thi hào Trung Quốc Vương Bột đời Đường cách đây 1.300 năm
      trên biển Cửa Hội sông Lam, Nghệ An. Bài công bố trên báo Văn Nghệ số  - !991 của Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Truyện Kiều là tự truyện tâm linh của Nguyễn Du.  Đăng trên Tạp chí Sông Hương số 11-2010
3. Làng Vạc - phế đô nước Âu Lạc. Đăng ở VanVN.net của Hội Nhà văn Việt Nam
4. Chu Thần Cao Bá Quát là cha đẻ của Phó vương Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Đăng Tạp chí Sông Hương số 4-2013
5. Ba thi hào họ Nguyễn cùng mang một dòng máu Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu. Đăng Tạp chí sông Hương số 11- 2013

Nguyễn Du 1766-1820
Để khỏi vòng vo Tam quốc mất thì giờ quý vị bạn đọc, và mọi người đỡ sốt ruột, tôi xin thưa ngay: Vị thủy tổ của ba thi hào họ Nguyễn : Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu là  Thái tể triều Đinh, Định Quốc công Nguyễn Bặc.
Vậy, Nguyễn Bặc là ai ?
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikiphedia thì Nguyễn Bặc sinh năm 924 –15 tháng 10979 âm lịch là công thần khai quốc nhà Đinh, cùng với Đinh Điền giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, Ninh Bình. Từ thuở nhỏ, ông đã cùng kết bạn với Đinh Bộ LĩnhĐinh ĐiềnTrịnh Tú và Lưu Cơ.

Nguyễn Đình Chiểu 1882-1888
Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Theo thần phả, khi đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn Siêu, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác bị tử trận. Vạn Thắng Vương liền sai Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoàn mang quân đánh báo thù, kết quả diệt được Nguyễn Siêu (967).
Ngoài trận đánh Nguyễn Siêu, Nguyễn Bặc đóng góp nhiều công lao trong việc đánh dẹp các sứ quân, thống nhất toàn quốc dưới tay vua Đinh.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công, Đinh Điền được phong làm ngoại giáp. Chính sử không nói rõ nhưng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng: Nguyễn Bặc làm quốc công, coi việc nội giáp, tức là việc nội chính, còn Đinh Điền làm ngoại giáp coi việc bên ngoài.
·          
Theo các gia phổ họ Nguyễn và tài liệu “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, Nguyễn Bặc được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam. 

Sau khi vương quyền nhà Đinh mà Thái hậu Dương Vân Nga cùng quần thần chuyển giao sang tay họ Lê, Đinh Điền,  Nguyễn Bặc khởi binh đánh Lê Hoàn và cả hai vị khai quốc công thần này đều tử trận. Nguyễn Bặc có một  người con trai cả là Nguyễn Đê ở lại làm quan cho triều Lê Đại Hành. Cuối đời ông dời cư vào Gia Miêu  Thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu từ thế kỷ X sắp xếp như sau: Nguyễn Bặc : 1-Nguyễn Đê. 2-Nguyễn Viễn. 3- Nguyễn Phụng. 4- Nguyễn Nộn. 5- Nguyễn Thế Tứ. 6- Nguyễn Hoằng Du. 7- Nguyễn Biện. 8- Nguyễn Sử. 9-Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn). 10- Nguyễn Đức Trung.
Muốn nghiên cứu nguồn gốc họ Nguyễn ở Việt Nam, chúng ta hãy tìm đến Gia Miêu ngoại trang, là cái nôi, nơi xuất phát điểm của nhiều dòng họ Nguyễn tỏa đi khắp nước.
Gia Miêu ngoại trang là một trang ấp có từ xa xưa. Trang là làng, ấp nhưng ở tiếp giáp với núi, nằm trong thung lũng nhỏ sông Tống Giang, có Long Khê chảy qua ở phía tây bắc huyện Tống sơn tức huyện Hà Trung, Thanh Hóa bây giờ, phía bắc Gia Miêu có rặnng núi Răng Cưa, nằm ở Bắc Thiên Tôn Sơn, ngọn núi thiêng của dòng họ Nguyễn. Gia Miêu là nơi tập kết an nghỉ của tổ tiên bao đời dòng họ Nguyễn sau khi tung hoành khắp bốn phương, tận trung báo quốc xây dựng và bảo vệ đất nước. Rặng núi Rặng Cưa phía bắc Thiên Tôn Sơn là biên giới tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây Gia Miêu cách 5 km là núi Thạch Thành nơi ngày xưa có một đồn binh gọi là Man Bảo (hay Vạn Bảo), nơi tận cùng phía đông mường Thạch Thành mà Nguyễn Biện (đời thứ7) đã xây dựng thành công 12 sơn động cuối đời Trần, làm hậu thuẫn căn cứ địa cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành rất nhiều khai quốc công thần kháng Minh thời Lê Lợi. ! Làng Mường này đến thời Pháp cai trị trở thành 37 làng Mường trực thuộc dòng lang cun Nguyễn Đình ở Quảng Tế. Vùng thung lũng này cao so với các cánh đồng trũng phía đông và nam, nên không bao giờ ngập lụt. Từ khi ngăn đập Bến Quân làm thủy lợi lấy nước suối Rồng thì vùng này phì nhiêu không thể thiếu nước
Gia Miêu là quê gốc của nhiều dòng họ Nguyễn. Từ xa xưa, nhiều người họ Nguyễn đã từ đây chuyển cư đi khắp mọi miền đất nước và thành lập những dòng họ rất lớn ở Bắc, Trung, Nam. Dòng họ ở đây là con cháu Định quốc công Nguyễn Bặc, nhưng từ đầu đời Lê đã tách ra làm ba họ Nguyễn : Họ Nguyễn Đình thờ vị tổ là Bình Ngô khai quốc công thần  Nguyễn Lý. Họ Nguyễn Hữu thờ vị tổ là bình Ngô khai quốc Công thần Nguyễn Công Duẩn. Dòng họ Nguyễn Văn thờ Thịnh Quận công Nguyễn Chữ. Vì họ to và họ xa phải tách ra làm ba họ Nguyễn để con cháu có điều kiện kết hôn với nhau. Trong làng còn có họ Mai là họ ngoại của họ Nguyễn. Từ xa xưa, đình làng Gia Miêu chỉ có thờ bốn vị tiên hiền là tổ của bốn vị tổ họ Nguyễn Hữu, Tổ họ Nguyễn Lý, Tổ họ Nguyễn Văn và Tổ họ Mai. Từ trước 1945, ở Gia Miêu  chỉ có 4 họ trên. Trong thời Nguyễn, không thể có họ nào khác lọt vào sống ở đây. (1)
Sử sách thường ghi Nguyễn Kim (1468-1545) - cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng – là danh tướng Việt Nam thời nhà Lê sơ và là người đặt nền móng cho sự thành lập nhà Lê trung hưng
Theo phả hệ họ Nguyễn Gia Miêu cho rằng Nguyễn Kim và Nguyễn Hoằng Dụ là anh em họ. Người sinh ra Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, anh Nguyễn Văn Lang và bác Nguyễn Hoằng Dụ (đời thứ 6).
Sau khi tướng  Lê - Trịnh là Nguyễn Kim (2) chết do bị đầu độc bởi hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất, bộ tướng của ông lên thay là Trịnh Kiểm. Để diệt trừ hậu hoạ, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Thấy anh trai bị hại, có ngày vạ lây, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái là vợ Trịnh Kiểm nói khéo cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sinh ra chúa Nguyễn sau này.
Danh sách tổ tiên chúa Nguyễn nối đời là: Nguyễn Đức Trung  · Nguyễn Văn Lang  · Nguyễn Hoằng Dụ  · Nguyễn Kim  · Nguyễn Hoàng · Nguyễn Phúc Nguyên  · Nguyễn Phúc Lan  · Nguyễn Phúc Tần  · Nguyễn Phúc Thái  ·Nguyễn Phúc Chu  · Nguyễn Phúc Trú  · Nguyễn Phúc Khoát  · Nguyễn Phúc Luân.
*
Ở Gia Miêu, ông tổ của dòng Nguyễn Đình là Bình Ngô khai quốc công thần Nguyễn Lý. Cháu của Nguyễn Lý là Nguyễn Đình Thuận theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng di cư vào xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên.
Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn nhất của miền Nam nửa cuối thế  kỷ XIX xuất thân trong gia đình nhà nho là hậu duệ của 1 trong 3 họ Nguyễn Đình ở Phong Điền.(3) Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Đình, ông tổ của họ theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại nơi này. Lớn lên, ông Nguyễn Đình Huy cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái).Mùa hạtháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh được 7 con (4 trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới , phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu KhoQuận 1Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Con của Nguyễn Đình Chiểu có tất cả là ba trai ba gái. Trong số ấy có nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái thứ tư) và Nguyễn Đình Chiêm (con trai thứ sáu) là người có tiếng trong giới văn chương, nối nghiệp cầm bút của cha.

 

Mộ Nguyễn Đình Chiểu (giữa), mộ vợ Lê  Thị  Điền (phải), mộ
Sương Nguyệt Anh (trái), đằng sau là đền thờ ở Ba Tri, Bến Tre.
*
Sau khi cha là Nguyễn Bặc tử nạn, trừ người anh cả Nguyễn Đê ở lại làm quan cho Lê Hoàn, còn người con thứ hai của Nguyễn Bặc là Nguyễn Thứ bất cộng đái thiên với triều đình mới nên dời cư về  huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí LinhHải Dương). Sau non bốn thế kỷ thì sinh ra Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi (1380–19/9/1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang. Ông là con trai của hàn sĩ Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của thân vương Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400, ông từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Nguyễn Trãi là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm
Đền thờ Nguyễn Trãi tại Côn Sơn, xã Cộng Hòa –
                                             huyện Chí Linh- Hải Dương

1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nòi giống của Nguyễn Trãi còn sót lại từ  Anh Vũ – con bà Phạm Thị Mận
vẫn được duy trì phát triển. Năm 1969, khi khoa Văn Đại học Sư Phạm Vinh sơ tán về xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An, lớp chúng tôi thường mượn nhà thờ họ Nguyễn làm nơi hội thoáng mát. Ông tộc trưởng cho biết chi họ của ông thuộc dòng Nguyễn Trãi, trực tiếp thờ ông tổ Anh Vũ. Trên đường Nguyễn Trãi kéo dài từ quận 1 đến quân 5 tp Hồ Chí Minh hiện có một nhà thờ lớn thờ Nguyễn Phi Khanh khá lâu đời, do con cháu Anh Vũ lập. Tôi có chơi thân với nhà thơ Nguyễn Phi Nguyện. Anh Nguyện thuộc dòng trực hệ Anh Vũ. Như vậy con cháu Nguyễn Trãi vẫn không bị tuyệt chủng.
Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
*
Có một hậu duệ xuất sắc của Nguyễn Bặc thế kỷ XVI là Tướng quân Nguyễn Quyện. Nguyễn Quyện là người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, xứ Sơn Nam, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông cùng dòng họ với Nguyễn Trãi. Cha ông là Nguyễn Thiến (có chỗ ghi là Thuyến) đỗ trạng nguyên năm NhâmThìn niên hiệu Đại Chính Nhà Mạc 1532. Dưới triều vua Mạc Phúc Nguyên, Nguyễn Thiến giữ chức Thượng thư bộ Lại, tước Thư Quận công. Tướng Nguyễn Quyện được giao giữ vệ Phù Nam, tước Văn Thái hầu và là con rể Thái tể Lê Bá Ly. Tháng ba năm Tân Hợi, Lê Bá Ly đem 17.000 quân các đạo Tây Nam  sang hàng Lê thì Nguyễn Thiến và Nguyễn Quyện cùng đi theo. Nguyễn Thiến được vua Lê cho giữ nguyên chức tước. Tháng 8 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Quang Bảo thứ tư  triều Mạc 1557, Nguyễn Thiến chết,  Nguyễn Quyện cùngg em là Nguyễn Miễn trốn về hàng vua Mạc Phúc Nguyên.
Trong trận chống nhau với vua Lê ở Hồ Trì tháng 9 năm Đinh Tỵ, Nguyễn Quyện đánh tan quân Lê do Vũ Lăng hầu  và Phạm Đức Kỳ chỉ huy, lập chiến công rực rỡ.
Tháng 6 năm Diên Thành thứ 9 năm 1574 vua Mạc Mậu Hợp sai tướng Nguyễn Quyện đánh Nghệ An, huyết chiến với tướng Lê Công Tích và Trịnh Mô (tức Nguyễn Cảnh Mô) vài tháng không phân thắng bại, lại rút quân về.
Ngày 6 tháng giêng năm Diên Thành thứ 10 năm 1575, Nguyễn Quyện lại cất quân tiến đánh Nghệ An giết được Lại Quốc công Phan Công Tích ngay giữa trận tiền ở Lèn Hai Vai, Diễn Châu.
Tháng 7 năm Diên Thành thứ 11 năm 1576, Nguyễn Quyện lại đánh vào Nghệ An, truy bắt sống được Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Mô (Trịnh Mô) ở núi Ngọc Sơn Thanh Hóa, giải về kinh sư.

               Nhà thờ Nguyễn Du ở Tiên Điền, Hà Tĩnh
 
Từ đó uy danh của Nguyễn Quyện.càng lẫy lừng. Đương thời coi ông là một danh tướng. Tháng 4 năm Đan Thái Nguyễn Quyện được vua thăng Thượng Đẳng Quốc công.
Mùa xuân ngày 6-1 năm Hồng Ninh thứ 3 năm 1592, khi kinh thành Thăng Long thất thủ, Nguyễn Quyện bị quân Trịnh bắt, được Trịnh Tùng biệt đãi. Ông than rằng “Ông tướng bại trận không thể nói mạnh được. Trời đất bắt Mạc suy thì dẫu anh hùng cũng khó ra sức”.
Sau khi vua Mạc Hồng Ninh  (Mạc Mậu Hợp) bị giết, Nguyễn Quyện và các con cháu phải khuất theo nhà Lê, nhưng không phục, tìm cách chống lại. Việc bại lộ, cả nhà cùng  bị thảm sát, chỉ có một người con trai của Nguyễn Miễn trốn thoát. Đó là Nam Dương hầu Nguyễn Nghiệm. Ông giong buồn vượt biển chạy trốn vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, giấu tên họ, tung tích, chỉ  gọi là ông già Nam Dương. Sau này, con cháu tập hợp lại thành chi phái họ Nguyễn Tiên Điền, tức là dòng họ của Đại Thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện  Kiều bất hủ. Danh nhân văn hóa thế giới.
 Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
(1) Viết theo tài liệu Gia phả dòng họ Thái tể triều Đinh, Định Quốc công Nguyễn Bặc. Bộ thế phả do tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868) biên soạn.
(2) Nguyễn Kim được các vua nhà Nguyễn sau này truy tôn miếu hiệu là Triệu Tổ, thụy hiệu là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế.
(3) Ban tu thư Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu có về xã Bồ Đề điều tra nhưng không ra manh mối gì cả.

Nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước phán ứng việc Quốc hội sắp thông qua Hiến pháp 2013


VRNs (14.11.2013) – Sài Gòn – Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất (GHPGVNTT), Khối 8406, Nhóm nhân sĩ trí thức 72 … đã lên tiếng kêu gọi các đại biểu Quốc hội dừng việc thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013).
GHPGVNTT kêu gọi lương tâm ngay chính của các Đại biểu Quốc hội. Khối 8406 kêu gọi tẩy chay Hiến pháp vì đảng cộng sản, mà không vì dân. Nhóm kiến nghị 72 kêu gọi QH dừng thông qua bản Hiến pháp 2013 này.
13111411
Đại lão Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo (VHĐ)  xác nhận tư cách và vai trò của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH): “Tuy rằng quý vị đã không được nhân dân bầu lên một cách dân chủ theo đúng tình tự của một cuộc bầu cử công bằng và tự do. Và quý vị cũng không có được thực quyền của một Quốc hội trong thể chế tam quyền phân lập như các quốc gia dân chủ khác trên thế giới, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước khi Trung quốc đang từng bước thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông và đang trên lộ trình trở thành một thế lực siêu cường hùng mạnh và tham lam tại Đông Á thì nguy cơ đối với an ninh quốc gia là nhãn tiền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trở nên mong manh, cần phải có một đối sách thích ứng để giữ nước”.
Ngài viện trưởng VHĐ lưu ý theo quy định của điều 83 Hiến pháp VN, các ĐBQH có quyền và trách nhiệm rất cao. Sau khi phân tích tình hình VN, Đại lão Hòa thượng Viện trưởng đã kêu gọi các ĐBQH hãy can đảm thực hiện sứ mạng lịch sử của mình:
“Quý vị hãy can đảm vượt qua chính mình, vượt qua sợ hãi, vượt qua những mặc cảm tội lỗi và quyền lợi cá nhân, phe nhóm nhất thời. Quí vị hãy thức tỉnh một lần cho muôn đời đất nước được bền vững, cho dân tộc được sống trong tự do, dân chủ, nhân quyền.
Quí vị hãy theo ý dân, vì dân, cho dân, đúng với nghĩa người dại diện dân chứ không phải là đại diện cho một đảng phái nào.
Được như vậy, là quí vị sẽ cứu dân, cứu nước thoát khỏi quốc nạn nội ngoại xâm hiện nay.
Lịch sử sẽ ghi công quí vị, dân tộc sẽ nhớ ơn quí vị, thế giới sẽ cảm phục quí vị”.
Hòa thượng kêu gọi trả lại quyền tư hữu đất đai cho mọi công dân, hủy điều 18, và đặt các ĐBQH trước chọn lựa hoặc là những người phục vụ nhân dân đúng nghĩa quốc tế, hoặc là những tội đồ của nhân dân.
13111412
Khối 8406 phản ứng trước việc cương quyết thông qua bản Hiến pháp 2013 bằng cách đưa ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam quốc nội và hải ngoại:
Chú ý về tuyên truyền thu thập ý kiến của dân về bản Hiến pháp sắp thông qua, vì bản chất vẫn đi ngược lại quyền lợi của dân. Lời kêu gọi nhất mạnh: “Hãy nhận thức rõ ràng rằng: bản Hiến pháp mà Quốc hội sắp thông qua là bản Hiến pháp của Đảng cộng sản (ĐCS), do ĐCS và vì ĐCS, nhằm duy trì chế độ độc tài, toàn trị của Đảng trên đầu trên cổ nhân dân, nhằm bảo đảm cho Đảng muôn năm thống trị Đất nước. Bộ luật gốc kiểu ấy, dân tộc tuyệt đối không thể nào chấp nhận và phải phản đối kịch liệt (qua những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động)”. Lời kêu gọi nhắc đến quyền phúc quyết của nhân dân về Hiến Pháp, và kêu gọi mọi người đòi có một bản Hiến pháp mới thực sự do dân và vì dân, tạo ra một xã hội đa nguyên, một chính trường đa đảng… và nhiều điều khác.
13111413
Nhóm kiến nghị 72 cho rằng tình hình đất nước đang nguy cập, nên không thể thông qua một bản Hiến phápmà không thật sự tiếp thu ý kiến của dân.
Nhóm kiến nghị 72 viết: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định tạm dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân. Muốn vậy, phải tổ chức tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai những điểm cơ bản về thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tiến hành trưng cầu ý dân. Trường hợp vẫn đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi kêu gọi các vị đại biểu bỏ phiếu không thông qua.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như Dự thảo đang bàn thì Quốc hội khóa XIII sẽ có tội với Tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ phải chịu phần trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước dân tộc”.
Theo chương trình, ngày 28.11 tới đây, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp này sẽ thông qua Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2013. Việc thông qua Hiến pháp lần này xem ra không thể dừng lại do quyết ý của Đảng cộng sản cầm quyền.
PV. VRNs

CSVN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Chiếc áo không làm nên thầy tu

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Trong mọi cuộc bầu cử, ứng viên phải là tuyệt đối do tổ chức của “đảng CS” lựa chọn đưa ra – Ngoài xã hội tuyệt đối không một tờ báo tư nhân nào được phép xuất bản… Đây là thông điệp, tiêu chuẩn nhân quyền của CSVN “Tân” thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ”
2013 - Việc lựa chọn thành viên cho UNHRC (Hội đồng Nhân quyền LHQ) được tiến hành theo khu vực. Các quốc gia trong khu vực sẽ lựa chọn ứng cử viên. Thường thì một khu vực có nhiều ứng cử viên cùng cạnh tranh để được bầu. Tuy nhiên lần này, bốn ứng cử viên cho khu vực châu Á là Việt Nam, Trung Quốc, Saudi Arabia và Maldives không có “đối thủ” nào cạnh tranh, nên muốn hay không Hội Đồng cũng phải chọn bốn thành viên của khu vực này vào UNHRC cho đủ túc số của số ghế đang bỏ trống. Dù vậy hãng tin AP tường thuật, Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Saudi Arabia trở thành thành viên của UNHRC khiến nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền thất vọng và bất bình.
Trong khi đó sau nghị sự, ông ngoại trưởng Phạm bình Minh của nhà nước CSVN “chém gió” khua to như cái thùng rỗng, mà không biết ngượng mồm với báo chí rằng:
Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Việc Việt Nam trúng cử là thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc (sic)!? Chúng ta có thấy sự kịch cỡm hãnh tiến lố bịch như diển viên hài của ông “ngoại” này không?
Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, không có gì lạ.
Có lạ chăng là chuyện này, cách nay 5 năm trong một phiên họp Quốc Hội có Đại Biểu than phiền nhà nước thiếu hụt ngoại tệ nhưng một số bộ ngành TW “tự quản” ngoại tệ tại cơ quan mình, thay vì phải chuyển vào kho bạc hay ngân hàng nhà nước quản lý, trong đó có bộ Ngoại Giao “tự quản” hàng chục triệu USD- tại sao lại như vậy? Thường vụ QH thông báo sẽ trả lời bằng văn bản riêng đến từng ĐB/QH vấn đề này, và báo chí sau đó cũng được khuyến cáo không nên đào sâu hay đi quá xa sự việc?
Bộ ngoại giao quản lý một số ngoại tệ khá lớn ấy để làm gì? Khi về nguyên tắc các bộ, ban ngành, tổng công ty nhà nước làm ra ngoại tệ đều phải chuyển hết tất cả vào kho bạc (nơi tay hòm chìa khóa). Mọi lý do để kho bạc mở khoản “giải phóng” nguồn ngoại tệ này đều phải chứng minh đầy đủ các yếu tố qui định của pháp luật.
Xin công khai duyệt chi vài triệu USD với lý do để “đối ngoại” rõ ràng là bộ Ngoại Giao rất khó kê khai bằng văn bản thể hiện chi tiết “đối ngoại” (hay hối lộ?) cho ai và tại sao phải đối ngoại ví dụ như trong trường hợp tìm (hay mua) sự hậu thuẫn để “trúng cử” vào Hội đồng Nhân quyền LHQ vừa qua.
Như con tắc kè hoa, CSVN tự nguyện nhanh chóng biến đổi từ vô sản thành “tư sản đỏ” - Suốt hơn 2 thập niên đến tận ngày hôm nay vẫn nằm trên hàng đầu trong danh sách quốc gia tham nhũng hối lộ nhiều nhất thế giới của tổ chức Minh Bạch quốc tế.
CSVN nhạy cảm biết giá trị như thế nào là “vận động hành lang” (Lopy) như lời nhận định của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu cho rằng: “dù có được thừa nhận công khai hay không, vận động hành lang ngày càng trở nên quan trọng và là một thực tế không thể thiếu trong đời sống chính trị. Nó phát triển "đồng hành" cùng với sự phát triển của hệ thống chính trị tại mỗi quốc gia, thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ quan hệ từ một quốc gia với một quốc gia, có thể nói, vận động hành lang là hoạt động của hậu trường cần phải có” Tuy nhiên Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu cũng nhấn mạnh rằng, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, vận động hành lang về nguyên tắc chưa được Quốc Hội và nhà nước chính thức thừa nhận (1)
Và vì vậy câu hỏi: Bộ ngoại giao CS/XHCN/VN tự độc lập quản lý lượng ngoại tệ khá lớn ấy để làm gì – Không khó để chúng ta có câu trả lời.
CSVN chen chân vào được HĐ nhân quyền LHQ Vậy hành trang đại diện nhà nước CSVN mang theo đặt lên bàn nghị sự gồm những gì?
Bao gồm. Nổi bật nhất là tư duy độc tài lạc hậu:
“Trong mọi cuộc bầu cử ứng viên phải là tuyệt đối do tổ chức của “đảng CS” lựa chọn đưa ra – Ngoài xã hội tuyệt đối không một tờ báo tư nhân nào được phép xuất bản… Đây là thông điệp, tiêu chuẩn nhân quyền đặc trưng của độc tài toàn trị CSVN mang theo vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ”

“Việt Nam đang trở thành là một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động cho tự do dân chủ khác”. Rupert Abbott, nhà nghiên cứu Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết như vậy.
Kể từ đầu năm 2012 tới nay, ít nhất 65 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa đã bị kết án tù dài hạn trong 20 vụ xét xử công khai nhưng cấm tuyệt đối mọi người đến tham dự - Các phiên tòa xét xử không đạt tiêu chuẩn tối thiểu phổ quát cần phải có của công pháp quốc tế.
Đòi hỏi quyền con người là “kẻ thù” của chế độ CSVN
Tại Việt Nam, tù nhân lương tâm phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt và đôi khi bị biệt giam hoặc bị cô lập khỏi các tù nhân khác, trong khi một số phải chịu tra tấn hoặc bị những sự đối xử tàn bạo và vô nhân đạo khác, điển hình là Đỗ Thị Minh Hạnh 28 tuổi, một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động đồng bào với mình đã bị bỏ tù bảy năm vào năm 2010 vì tội phát tờ rơi với sự hỗ trợ của giới công nhân nhằm đòi tăng lương và điều kiện lao động tốt hơn. Cô đã phải chịu đựng sự tệ hại trong tù - "Đỗ Thị Minh Hạnh, và tất cả những người khác giống như cô ấy là tù nhân lương tâm, những người đã không làm gì khác hơn là thực thi quyền bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách ôn hòa. Một số nhân vật khác như blogger Điếu Cày, đang thọ án tù 12 năm về tội tuyên truyền chống nhà nước, và luật sư Lê Quốc Quân, đang bị cầm tù 30 tháng về các cáo trạng trốn thuế, mang động cơ chính trị. ông Abbott cho biết. (2)
Như hứng tình trong cơn tự sướng ông “ngoại” Phạm Bình Minh còn rên rỉ: “Với tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, trong 3 năm tới, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và chủ động đóng góp vào công việc chung của Hội đồng, bám sát quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người và các định hướng lớn trong chính sách đối ngoại của ta, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên LHQ”.
Ông “ngoại” kiếm sĩ chém gió Phạm Bình Minh
Trong khi Bà Peggy Hicks, một viên chức của Tổ chức Quan sát nhân quyền (Human Rights Watch – HRW), khuyến cáo, Việt Nam, là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, kết án bỏ tù nhiều PV Bloge và những người ôn hòa lên tiếng vì nhân quyền trong nước nhưng lại từ chối để các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm hỏi và điều tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền đã diễn ra trong nước. Tại sao lời nói không song hành với việc làm - Cần phải buộc Việt Nam và các quốc gia ứng cử vào UNHRC giải thích về điều này.
Căn cứ vào lời phát biểu với báo chí rằng Việt Nam “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên LHQ” Ông “ngoại” Phạm Bình Minh thử trả lời tại sao “đảng, nhà nước ta” lại “từ chối để các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm hỏi và điều tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền đã diễn ra trong nước” với các tù nhân lương tâm VN.Nếu CS/XHCN/VN cho rằng trong nước không có những điều này?
Làm sao che mắt được! Khi bản chất CS là độc tài toàn trị là một trong những chế độ có nhiều nhà tù lớn nhất Đông Nam Á thì cái ghế thành viên UNHRC (Hội đồng Nhân quyền LHQ) chỉ là cái áo mỏng tanh. Chẳng thể nào che dấu hay làm nên thầy tu được – Chắc chắn như vậy, bởi không có chiếc áo nào đủ lớn và rộng để lau hết màu đào của cả dân tộc - không bao giờ. 
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________
Chú thích:

Vai Hề trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - “Sự cố” một số nước thuộc “diện” côn đồ về mặt đàn áp nhân quyền trong đó có CHXHCNCC vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ đang khiến cho tất cả các tổ chức theo dõi và những cá nhân quan tâm về vấn đề Quyền Con Người trên thế giới “bức xúc” sửng sốt và bất bình tức giận, nhưng không hiểu đó là do nhu cầu đổi mới bộ mặt của Liên Hiệp Quốc.
Tuổi thọ của tổ chức LHQ, không tính đến tiền thân của nó là Hội Quốc Liên, nay cũng đã xấp xỉ “thất thập cổ lai hy”. Ở vào tuổi này, “cha già dân tộc” Hồ cũng được cái đám con cái kia đồng ý nhất trí cho đi thoải mái, vì còn có các chú Duẩn, Mười, Linh, Kiệt, Mạnh, Lú… để mà “bám chân” (cha chết bám chân chú”), nhưng các nước trên thế giới thì không thể để “cụ” LHQ ra đi, vì lo ngại chẳng còn ai cầm trịch ắt sẽ loạn cào cào. Cụ LHQ phải sống; không những cụ phải sống, mà cụ phải sống dai, cụ phải sống khỏe.
Muốn cụ LHQ được tiếp tục sống, sống dai sống khỏe, không còn cách gì hiệu nghiệm hơn là làm cho cụ hồi xuân. Nói đến xuân là nói đến tươi vui. Nghĩ đến vui tươi là hiển hiện những nụ cười trên môi. Vui tươi nhất là những nụ cười chẳng những ở trên môi mà còn ăn sang má, lăn tận tai, bò lên mắt, lan lên trán, có khi còn vãi ra… Đó là những nụ cười không dễ gì mà có, mà phải nhờ đến những tay hề tầm cỡ danh hài.
Nhưng với bộ mặt lúc nào cũng đăm đăm nghiêm nghị, cái gì cũng đòi hỏi phải đàng hoàng đâu ra đó, nhất là cái việc tôn trọng Quyền Con Người, nay lại ở tuổi già lụm khụm của cụ Hội Đồng, người ta cứ chịu đựng mãi cảnh trên (tổ chức nhân quyền) nói dưới (những nước côn đồ) không nghe riết rồi đâm ra oải quá, không còn ai muốn nhìn, ngoại trừ bọn “đương sự”, thị muốn vực dậy nụ hồi xuân, tái cười tươi vui phải cần cỡ siêu danh hài.
Phải là “Siêu danh hài” mới đạt yêu cầu! Cỡ Charles Spencer Chaplin tức “Vua hề Charlo” cũng chỉ ở mức đại danh hài mà thôi, nên giả như có đội mồ sống lại được, cố đệ nhất danh hài thế giới Charlo cũng bất lực trong việc cứu vãn sinh khí cho cụ Hội Đồng NQ/LHQ.
Phúc “vô” cho thế giới là siêu sao hài hước lù lù xuất hiện từ Phương Đông-lại “từ Phương Đông” - nơi mãnh đất hình chữ S, có hang Pắc Bó ly tinh làm động. Siêu sao hài hước mang trên ngực cái băng vải đỏ có hàng chữ vàng “Mình phải có răng, mới được như ri”(*).
“Mình phải có răng”! “Có rang” là bắt bớ, kết án, giam cầm các bloggers bày tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm, đòi tự do dân chủ; “có răng” là ngăn cấm sinh hoạt tôn giáo; “ có răng” là dùng côn an đi cưỡng chế bất hợp pháp tài sản của người dân vì lợi ích của phe nhóm chứ không phải vì an ninh quốc phòng; “có răng” là xúc lên xe đem nhốt vào trại phục hồi nhân phẩm những người dân oan đi khiếu kiện khắp nước; “có răng” là bất chấp ngụyện vọng của đại bộ phận công dân để khư khư ôm lấy độc quyền cai trị; “có răng” là tiếp tục ghi vào hiến pháp đất đai là sở hữu toàn quan;” có răng”... Và nhiều trò “phải có răng” khác… “mình mới được như ri”.
Là đi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ làm anh hề cho thiên hạ cười hả hê.
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
__________________________________
Chú thích:
(*) “Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”, TBT Cả Lú phát biểu sau khi được ĐGH tiếp tại Vatican, như khách hành hương.
 

Tất nhiên là phải chối…?!

(PetroTimes) - Những ngày này, dư luận vẫn chưa nguôi được sau cơn "địa chấn" vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn.

Quả thực đây là một điều không thể chấp nhận được trong thời buổi hiện nay, khi việc cải cách tư pháp của chúng ta đang có những tiến bộ mạnh mẽ.

Đành rằng vụ án này xảy ra đã 10 năm, nhưng hầu hết những người tham gia quá trình điều tra, xét xử vụ án này vẫn còn đang đương chức, đương quyền, thậm chí có một số điều tra viên, kiểm sát viên đã được giữ những chức vụ cao hơn ngày ấy.

Được biết lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao đã chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm cá nhân trong quá trình thực hiện tố tụng vụ án này.

Có một điều mà dư luận hết sức quan tâm, ấy là việc Nguyễn Thanh Chấn đã công khai tố cáo việc mình bị các điều tra viên dùng nhục hình, hoặc cho đầu gấu, lưu manh hành hạ.
Anh Nguyễn Thanh Chấn trước lúc nhận quyết định tạm hoãn thi hành án

Những điều mà Nguyễn Thanh Chấn kể với ai thì có thể lạ, nhưng với người viết bài này đã từng tham gia và viết về nhiều vụ án lớn; đã từng dự rất nhiều buổi hỏi cung các đối tượng; đã từng đến không ít trại giam từ cấp quận, huyện, đến thành phố, tỉnh, rồi trại giam của Bộ… thì thấy rằng, chuyện trước đây, cán bộ điều tra đánh đập phạm nhân, dùng nhục hình, hoặc nhục hình biến tướng, hoặc dùng "đầu gấu, đại bàng" trong trại giam làm công cụ dọa dẫm, hành hạ phạm nhân, rồi chuyện cán bộ điều tra bức cung, mớm cung, dụ cung… là có thật. Chính vì thế mà đã xảy ra không ít vụ án oan và đã có những cán bộ điều tra phải xử lý bằng pháp luật vì những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp.

Trở lại vụ Nguyễn Thanh Chấn, mặc dù ông ta tố cáo như vậy, nhưng những cán bộ tham gia điều tra vụ án này đồng loạt phủ nhận chuyện đánh đập, ép cung. Trong án văn số 45/HSST ngày 26/3/2004 của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã viết: "Mặt khác, trong suốt quá trình điều tra vụ án, bị cáo không hề bị đánh đập, ép cung như chính những lời thừa nhận của bị cáo dưới những bản cung… Việc bị cáo nại ra rằng, do cơ quan điều tra ép phải nhận tội, nên bị cáo mới nhận là hoàn toàn không có cơ sở".

Tất nhiên là bây giờ chẳng có ai nhận vạ này vào mình. Bởi lẽ những người làm công tác điều tra, xét xử biết rất rõ rằng, họ sẽ phải bị xử lý như thế nào nếu như chứng minh được là họ đã dùng nhục hình, ép cung bị can. Nhẹ thì là án kỷ luật hành chính như cảnh cáo, buộc thôi việc, giáng cấp, giáng chức; nặng thì ra trước vành móng ngựa và có khi lại đi tù thay.

Thật ra, rất hiếm vụ án mà cán bộ điều tra đánh đập phạm nhân bị phát giác, mặc dù ra tòa, bị cáo kêu rằng mình bị đánh đập, ép buộc, rồi sợ chết mà phải nhận tội.

"Án tại hồ sơ" - cụm từ đó rất chính xác. Nghĩa là việc đưa ra xét xử một người phạm tội hoặc để khép cho các điều tra viên, những người làm tố tụng hành vi xâm hại hoạt động tư pháp thì phải có chứng cứ. Chẳng ai tin vào được vào lời của bị can, bị cáo rằng tôi bị đánh đập, bị dùng nhục hình, mà phải có chứng cứ về việc này.

Trời ạ!

Đào đâu ra chứng cứ bây giờ?

Nếu như bị cáo bị đánh đập, gây thương tích nặng, phải đưa đi xác định chấn thương, phải nằm viện, rồi có những người làm chứng thì dễ quy trách nhiệm. Nhưng hầu hết những vụ bị can, bị cáo tố cáo cán bộ điều tra dùng nhục hình thì chẳng lấy đâu ra chứng cứ.

Làm gì có ai được chứng kiến phạm nhân bị dùng nhục hình, đánh đập vào lúc nửa đêm, gà gáy?

Ai được biết cảnh "đầu gấu, đại bàng" hành hạ bị can, bị cáo ở trong nhà giam?

Ai được biết các thủ đoạn dọa dẫm phạm nhân của cán bộ điều tra, hoặc của các đối tượng được công an sử dụng?

Sẽ chẳng bao giờ có chứng cứ cho những việc ấy.

Nhưng nếu suy ngẫm một cách logic sự việc thì rõ ràng một người như ông Nguyễn Thanh Chấn không ngu dại gì mà lại đi nhận tội vào mình, bởi ông ta thừa biết mức án dành cho mình sẽ là như thế nào.

Trong vụ án này, yếu tố tiền bạc có thể hoàn toàn loại trừ. Những gia đình như Nguyễn Thanh Chấn, Lý Nguyễn Chung lấy đâu ra tiền để mà "chạy án".

Việc các cán bộ điều tra, kiểm sát viên, rồi sau này là tòa án các cấp xét xử làm oan sai cho Nguyễn Thanh Chấn chỉ có thể lý giải rằng: Thứ nhất là sự cẩu thả, tắc trách trong nghiệp vụ, sự vô cảm đối với sinh mệnh chính trị của người dân; Thứ hai là chủ nghĩa thành tích.

Ai cũng biết rằng, một vụ trọng án xảy ra, nếu thời gian điều tra, phá án càng nhanh thì những người làm công tác điều tra càng dễ được khen thưởng và càng có cơ hội được đề bạt, cất nhắc. Vậy nên để rút ngắn thời gian điều tra, để sớm "đưa hung thủ ra xét xử trước pháp luật", nhiều khi những người làm công tác điều tra đã dùng những biện pháp mà biết chắc sẽ không có chứng cứ, ấy là bức cung, dùng nhục hình đối với bị can.

Nhưng người ta lại quên mất một điều rằng, trước tòa, lời khai của bị cáo chỉ là một phần sự thật, cho dù đó là phần sự thật quan trọng. Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là phải chứng minh cho được lời khai đó phù hợp với diễn biến của vụ án và được thể hiện chính xác qua công tác khám nghiệm hiện trường, giám định dấu vết, thực nghiệm điều tra và qua nhân chứng.

Tiếc thay, không phải lúc nào những việc làm sai của cơ quan điều tra lại được kiểm sát viên, hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhìn nhận và phát hiện những mâu thuẫn, thiếu sót.

Trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn, kiểm sát viên Đặng Thế Vinh, mà sau đó đã được đề bạt làm Trưởng phòng 9 của Viện Kiểm sát Nhân dân Bắc Giang, là người giám sát điều tra vụ án từ khâu đầu tiên là khám nghiệm hiện trường chính là người về cùng một "phe" với cơ quan điều tra. Nếu như "tội" của cán bộ điều tra là 1 thì tội của kiểm sát viên Đặng Thế Vinh phải là 2, bởi nhiệm vụ anh ta được giao là giám sát điều tra.

Một điều cũng thật đáng buồn trong vụ án này, ấy là khi xét xử, những chứng cứ ngoại phạm có lợi cho bị cáo, những lập luận chính xác, sắc sảo của luật sư khi vạch ra lỗi trong quá trình điều tra đã bị những người làm công tác xét xử phớt lờ.

Người viết bài này đi dự nhiều phiên tòa và cũng đã chứng kiến cảnh trong khi luật sư hăng hái bào chữa thì người giữ quyền công tố tại tòa ngủ gà ngủ gật và rồi cuối cùng chỉ buông một câu gọn lỏn: "Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm trong bản luận tội".

Chẳng phải tranh cãi cho phí lời, chẳng phải vắt óc suy nghĩ để phản bác lời bào chữa của luật sư. Rồi thậm chí có không ít những vụ án trước khi xét xử đã được thông qua mức án với lãnh đạo địa phương. Chẳng thế mà ngày ấy đã có thuật ngữ "án bỏ túi" - nghĩa là mức án dành cho các bị cáo đã được lãnh đạo 3 ngành Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, rồi chính quyền địa phương thống nhất từ trước. Khi ra tòa, bị cáo khai gì, luật sư bào chữa gì chẳng còn có ý nghĩa gì nữa.

Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn xảy ra đã hơn 10 năm, nhưng ý nghĩa thời sự của nó vẫn còn nguyên giá trị cho những người làm công tác bảo vệ pháp luật ngày hôm nay.

Đây là một bài học lớn cho những người làm công tác điều tra, xét xử và hy vọng rằng, từ nay về sau, những vụ án oan sẽ không còn nữa.
Như Thổ

Võ Văn Tạo - Chối tội bức cung, họ tự kết án

Nhiều ngày nay, trên các báo, “lề đảng” lẫn “lề dân”, công luận vô cùng phẫn nộ khi biết tin 6 sĩ quan công an tỉnh Bắc Giang liên can vụ án oan nghiệt Nguyễn Thanh Chấn, bị giám đốc công an tỉnh yêu cầu viết tường trình, đã đồng loạt trơ trẽn phủ nhận hành vi dùng nhục hình, bức cung ông Chấn.

Công luận cũng hết sức bất bình khi chính đại tá Phạm Văn Minh - giám đốc đương nhiệm Công an Bắc Giang, 10 năm về trước, khi xảy ra vụ ông Chấn, là Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang; và ông này vừa báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Giang để trả lời báo chí rằng xem xét lại (theo yêu cầu của Tỉnh ủy) quá trình điều tra vụ án, thấy “không có vấn đề gì”(!?).

Công luận lấy làm lạ khi ông Minh, với cương vị Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh khi đó, không phải làm tường trình (dù cấp phó là ông Thái Xuân Dũng – người giúp việc của ông Minh – ký Kết luận điều tra, đề nghị VSK truy tố, thì theo quy định của pháp luật, ông Minh vẫn liên đới chịu trách nhiệm). “Cùng hội cùng thuyền”, mà bây giờ đại tá Minh lại “vô can”, sắm vai “quan thanh tra” trong scandal này, khỏi động não cũng biết công lý sẽ còn bị nhạo báng cỡ nào!

Đại tá Phạm Văn Minh
“Không có vấn đề gì”(!?). Ô hay! Tỉnh ủy được báo cáo vậy mà chỉ đành biết vậy và trả lời báo chí như vậy? Không có cách nào buộc các điều tra viên thành khẩn? Cái gọi là “thiên tài” lãnh đạo “sáng suốt”, “anh minh” của “Đảng ta” biến đâu mất rồi? Không lẽ đành để mấy tay điều tra viên cục súc giỡn mặt, coi như “thằng Bờm”?

“Không có vấn đề gì” mà VKSNDTC kháng nghị tái thẩm (và đã được TANDTC chấp nhận), ông Chấn được trả tự do?

Như đã phân tích trong các bài viết trước, để ký quyết định tạm đình chỉ thi hành án, trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Chấn, VKSNDTC phải cầm chắc 100% ông vô tội. Không cơ quan, không quan chức nào nào dám thả một nghi can giết người, vì hệ lụy của chuyện đó là khôn lường (bỏ trốn, tiếp tục gây án…). Vô tội mà bị các cơ quan tố tụng khép tội đặc biệt nghiêm trọng, nếu không có cha là liệt sĩ, thì ông Chấn đã bị tử hình! Oan sai là điều không thể phủ nhận. Vậy mà rà soát lại quá trình làm án, lại thấy “không có vấn đề gì”(!?). Quái lạ! Câu chuyện có vẻ như còn khó hiểu hơn cái bổ đề của Giáo sư Ngô Bảo Châu!

Những ngày qua, hàng trăm bài báo đã tường thuật lại vụ án rất đầy đủ và chi tiết. Bằng lý trí và trái tim mách bảo, công luận tin ông Chấn – một người dân vốn chất phác, thuần hậu ở ngoài đời; thụ án trại giam cũng được giám thị cảm nhận như vậy.

Ông Chấn nói bị các điều tra viên dùng nhiều tiểu xảo, hăm dọa, quát mắng, cho bạn tù đánh đập để bức cung, đạo diễn thực nghiệm hiện trường, mớm lời nhận tội… các điều tra viên tường trình rằng không có việc tra tấn, bức cung như ông Chấn nói. Công luận quá biết ai chất phác trung thực, ai dối trá đến trơ trẽn, vô liêm sỉ.

Rất có thể, bằng động tác chối tội, các điều tra viên mong thoát được sự trừng phạt của pháp luật. Thoát hay không, còn phụ thuộc vào trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo và các điều tra viên của VKSNDTC. Bởi theo quy định hiện hành của pháp luật, việc điều tra nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là của duy nhất VKSNDTC. Rõ ràng, vụ gây oan sai cho ông Chấn là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm các tội “dùng nhục hình”, “bức cung”, “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội”… Với chức trách được luật pháp quy định, các cá nhân hữu trách trong VKSDNTC sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự những người vi phạm pháp luật trong vụ oan sai của ông Chấn, theo quy định tại điều 294 của Bộ luật Hình sự (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội). Nhưng đó chỉ là khía cạnh pháp luật.

Bên cạnh pháp luật, còn có tòa án lương tâm và dư luận xã hội. Qua báo chí phản ánh, mọi người đều tin chắc đã xảy ra chuyện ép cung ông Chấn, dẫn đến oan sai. Và các điều tra viên Công an Bắc Giang biết rõ hơn ai hết chuyện ép cung này. Họ cũng biết chắc chắn rằng, khi họ phủ nhận, chỉ những “thằng Bờm” mới có thể nói “ừ”. Họ cũng không thể không biết trước rằng công luận thừa biết họ quanh co chối tội. Thật không còn gì vô liêm sỉ và trơ trẽn hơn! Vì vậy, bình luận vụ chối tội này, đã có 2 tờ báo “lề đảng” (Tri Thức Trẻ và Soha) đánh động công luận “ĐỪNG TRÔNG CHỜ VÀO LƯƠNG TÂM KẺ CƯỚP”.

Ai cũng vậy, sai lầm trong công việc là điều khó tránh. Nhưng thái độ thành khẩn, cầu thị có thể giúp khắc phục phần nào và cũng giúp tránh lặp lại sai lầm. Trong vụ oan sai ông Chấn, với hành vi chối tội, chưa biết các điều tra viên Công an Bắc Giang có tránh khỏi bị pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, nhưng chắc chắn họ đã tự kết án mình một bản án TỬ HÌNH về nhân cách trong tòa án công luận!

Không, họ làm gì có lương tâm! Nên công luận cũng đừng mong có một bản án lương tâm dày vò họ!
  Võ Văn Tạo
Theo blog Quê Choa

Báo Trung Quốc: Việt Nam ít đầu tư cho Lục quân, vẫn mạnh nhất khu vực

Đông Bình
Thứ năm 14/11/2013 09:37
(GDVN) - Bài báo tự suy đoán và chỉ ra: Những năm gần đây, Việt Nam không mua bất cứ vũ khí trang bị nào quy mô lớn cho Lục quân, cho thấy Việt Nam cho rằng, mối đe dọa của Trung Quốc trên đất liền hoàn toàn không lớn...
Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Lục quân Nhật Bản tiến hành diễn tập tên lửa đất đối hạm ở căn cứ Naha, Okinawa, kiềm chế Trung Quốc.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 13 tháng 11 có bài viết cho rằng, ở hướng đông Trung Quốc đang đồng thời đối mặt với vài đối thủ nghiêm trọng hoặc rõ ràng hoặc che giấu, một loạt tranh chấp lãnh thổ và nguồn gốc gây bất ổn đã làm sâu sắc tình hình này.
Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh quân sự của Mỹ, Mỹ còn duy trì quan hệ quân sự chặt chẽ với Đài Loan, Philippines. Những nước và khu vực này có mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc, thực chất đã hình thành phòng tuyến chuỗi đảo thứ nhất chống Trung Quốc.
Theo luận điệu của bài báo này "đối thủ đặc biệt nghiêm trọng của Trung Quốc là Nhật Bản. Nhật Bản trước đây từng là lãnh đạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vào cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, Nhật Bản từng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, làm nhục Trung Quốc, hiện nay rõ ràng không có ý định nhường vị thế lãnh đạo khu vực cho Trung Quốc. Cuộc đấu giữa hai nước thực chất không thể tránh khỏi".
Nếu trong tương lai Mỹ mất đi vị thế hiện tại, thúc đẩy thực hiện chính sách cô lập, sẽ làm cho quan hệ Trung-Nhật xuất hiện cục diện đặc biệt thú vị, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ căng thẳng Trung-Nhật tiếp tục leo thang vì vấn đề đảo Senkaku. Hiện nay, sự ác cảm lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Trung-Nhật đã đạt tới đỉnh.
Nhật Bản diễn tập tên lửa đất đối hạm tại Okinawa.
Tờ "Nhật báo Trung Quốc" và các cuộc khảo sát của tổ chức nghiên cứu Nhật Bản cho biết, có 93% người Nhật có ác cảm với Trung Quốc, khoảng 90% người Trung Quốc có ác cảm với Nhật Bản. Hiện nay, lực lượng vũ trang Nhật Bản có ưu thế hơn Quân đội Trung Quốc về mặt vật chất và huấn luyện nhân viên.

Tất cả các hệ thống quân sự mới của Quân đội Trung Quốc đa số là hàng nhái của Nga và phương Tây, chưa trải qua kiểm nghiệm trong chiến đấu thực tế. Trình độ huấn luyện của Quân đội Trung Quốc cũng gây nghi ngờ.
Nhưng, cùng với sự tăng trưởng nhanh về số lượng và chất lượng của Quân đội Trung Quốc, có thể nhanh chóng làm cho tình hình có sự thay đổi căn bản có lợi cho Trung Quốc, khi đó Trung Quốc có thể sẽ chiếm thế thượng phong trong vấn đề đảo Senkaku. Vì vậy, Nhật Bản hiện nay có ý định làm cho lực lượng vũ trang của họ phát triển lên trình độ mới, cải tổ Lực lượng Phòng vệ thành lực lượng vũ trang thực sự phù hợp với yêu cầu, có tiềm lực tấn công to lớn.
Trung Quốc đang quan tâm chặt chẽ sự phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên. CHDCND Triều Tiên không thể nói là đồng minh hoàn toàn của Trung Quốc. Một mặt, CHDCND Triều Tiên là lô-cốt đầu cầu ngăn chặn Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ở biên giới đông bắc; mặt khác, "tiểu huynh đệ" CHDCND Triều Tiên là đối tác rất khó dự đoán.
Nhật Bản diễn tập tên lửa đất đối hạm kiềm chế Trung Quốc
Vì vậy, đầu năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên trong 4 năm qua đã biểu quyết ủng hộ thông qua nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên; tháng 9 năm 2013, Trung Quốc cấm xuất khẩu hàng hóa và công nghệ cho CHDCND Triều Tiên trong lĩnh vực hạt nhân, tên lửa, hóa học và sinh học có liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trung Quốc và Hàn Quốc không có tranh chấp nghiêm trọng, nhưng Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ, rõ ràng sẽ là người tham gia vào chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của quân Mỹ. Ngoài ra, Mỹ tìm mọi cách thúc đẩy Hàn Quốc với Nhật Bản kết thành đồng minh, cho dù giữa Nhật-Hàn tồn tại tranh chấp lãnh thổ.
Do Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng quan hệ vì vấn đề đảo Senkaku, vì vậy để tránh làm gay gắt quan hệ với Hàn Quốc, Trung Quốc thậm chí quyết định không đề cập tới tranh chấp đảo Leodo giữa Trung-Hàn. Trung Quốc không muốn mạo hiểm đồng thời để xảy ra chiến tranh lãnh thổ với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, chỉ muốn tập trung nguồn lực cho tranh chấp với Nhật Bản.
Đài Loan vừa tiếp nhận lô 6 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache đầu tiên từ Mỹ.
Xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan, giữa Trung Quốc và Philippines càng có ý nghĩa mang tính nguyên tắc. Trung Quốc cho rằng, Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ, sớm muộn họ cũng tìm cách lấy lại.

Do Đài Loan là đồng minh của Mỹ và Nhật Bản, vì vậy cho đến hôm nay Trung Quốc vẫn tìm cách giải quyết vấn đề Đài Loan bằng con đường ngoại giao. Nhưng, Mỹ vẫn tiếp tục can thiệp, ngăn chặn Trung quốc sử dụng vũ lực để đoạt lấy Đài Loan, đồng thời thuyết phục Nhật Bản coi Đài Loan là khu lợi ích chiến lược chung của Mỹ-Nhật.
Năm 2005, Quốc hội Trung Quốc thông qua "Luật chống chia cắt" nói rằng, một khi thế lực bên ngoài có ý định chia cắt Đài Loan, làm cho Trung Quốc không thể đoạt lấy, Chính phủ Trung Quốc có thể "áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", theo đó, Trung Quốc chính thức cho phép sử dụng vũ lực để đoạt lấy Đài Loan.
Năng lực tài chính của Đài Loan tương đối tốt, hơn nữa không ngừng tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự, muốn có năng lực chống lại Quân đội Trung Quốc. Nhưng, dưới sức ép to lớn của Trung Quốc, rất nhiều nước đã từ chối bán vũ khí trang bị hiện đại cho Đài Loan, thậm chí Mỹ cũng bị ép hạn chế bán vũ khí cho Đài Loan.
Máy bay chiến đấu F-16A/B của Không quân Đài Loan
Những năm gần đây, Đài Loan đã thông qua kế hoạch nâng cấp máy bay chiến đấu F-16, đã mua 12 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, 30 máy bay trực thăng tấn công AH-64D3, nâng cấp máy bay cảnh báo sớm, tăng cường tiềm lực tên lửa, đồng thời còn chuẩn bị mua 2 tàu hộ vệ cũ của Mỹ, nhưng Mỹ đến nay vẫn chưa quyết định bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D cho Đài Loan.
Vấn đề Đài Loan mua 8 tàu ngầm cũng chưa thể giải quyết, buộc phải cân nhắc tự thiết kế, chế tạo tàu ngầm. Hiện nay, Trung Quốc "hoàn toàn có năng lực phát động chiến dịch đoạt lấy Đài Loan", nhưng Trung Quốc vẫn chưa làm như vậy, chủ yếu là lo ngại có thể xảy ra xung đột với Mỹ, Nhật. Đài Loan lạc hậu rất nhiều so với Quân đội Trung Quốc về sức mạnh trên không và trên biển, sức chiến đấu của Lục quân cũng rất yếu, binh sĩ Đài Loan có dám chiến đấu đến giọt máu cuối cùng hay không cũng đáng nghi ngờ.
Cùng với việc thực lực của Mỹ tiếp tục suy yếu, có thể sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành tác chiến đổ bộ, đánh chiếm Đài Loan, đây sẽ là tín hiệu cảnh báo đối với toàn bộ khu vực.
Philippines mua 12 máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc
Philippines đã để xảy ra xung đột với Trung Quốc do vấn đề đảo, đá ở Biển Đông. Lực lượng quân sự của Philippines yếu nhất trong các nước khu vực, Quân đội Philippines chỉ có thể tiến hành hoạt động chống du kích, có ít trang bị kỹ thuật quân sự, cơ bản không có máy bay chiến đấu hiện đại. Lực lượng hải quân cực kỳ bé nhỏ, vừa không có tàu ngầm, vừa không có tàu chiến mặt nước trang bị vũ khí tên lửa.
Philippines muốn làm thay đổi thực trạng này, không ngừng tăng cường sức mạnh không quân, lần lượt mua 10 chiếc và 8 chiếc máy bay trực thăng của Ba Lan và Italia, đã tiếp nhận vài chiếc máy bay trực thăng từ Mỹ, đã nhận được 12 chiếc máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc. Philippines cũng có kế hoạch tăng cường năng lực tấn công hải quân, gọi thầu mua 2 tàu hộ vệ. Nhưng, nói chung, Philippines hiện nay chỉ có thể đóng "vai phụ" trong cuộc đấu với Trung Quốc.
Theo bài báo này tự tuyên truyền, một đối thủ "nghiêm túc" khác của Trung Quốc là Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam "có vấn đề" trong việc quy thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam), vấn này cũng liên quan đến Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Việt Nam.
Bài báo nói rằng "tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam nghiêm trọng nhất (Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam), rất nhiều chuyên gia cho rằng, chính vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (thuộc Việt Nam) có thể gây ra xung đột khu vực nghiêm trọng. Những hòn đảo này có diện tích rất nhỏ, nhìn vào góc độ cư trú hoặc tiềm lực kinh tế, không có ý nghĩa đặc biệt.
Nhưng, quy thuộc đảo đá quyết định chủ quyền thềm lục địa, trong khi ở đó có dầu mỏ và khí đốt phong phú cũng như tài nguyên sinh vật biển. Hơn nữa, những hòn đảo này có ý nghĩa chiến lược địa-chính trị quan trọng, có thể triển khai lực lượng không quân và hải quân, bảo đảm an toàn tuyến đường vận tải giao thông trên biển.
Bài báo cho rằng, Việt Nam và Ấn Độ ký kết “thỏa thuận đồng minh”, từ năm 2000 trở đi, hàng năm đều tổ chức diễn tập liên hợp ở Biển Đông. Bài viết xuyên tạc cho rằng, "để ngăn chặn Trung Quốc, Việt Nam thậm chí bắt đầu từ bỏ hận thù chiến tranh, từng bước tiếp cận Mỹ, năm 2010 và năm 2012, Việt-Mỹ tổ chức diễn tập liên hợp trên biển, gây sự bất mãn mạnh mẽ cho Trung Quốc".
Tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam, mua của Nga
Bài viết quy kết, chụp mũ , thiếu tính xây dựng cho rằng, "Việt Nam sẽ là một trong những thành viên chính của liên minh chống Trung Quốc. Lịch sử quan hệ Trung-Việt đã nói rõ điểm này. Việt Nam có một đội quân mạnh nhất khu vực, hơn nữa tiếp tục tiến hành xây dựng hiện đại hóa, duy trì mối quan hệ đặc biệt với Nga".
Việt Nam đã mua nhiều vũ khí trang bị tiên tiến của Nga như đã nhập khẩu 12 máy bay chiến đấu Su-27 và 12 máy bay chiến đấu Su-30, đã nhập khẩu 2 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1, đã mua 4 tàu tên lửa Molniya Project 12411, sau đó lại nhập khẩu 12 tàu tên lửa Project 12418 (2 chiếc được chế tạo ở Nga, số còn lại chế tạo ở Việt Nam), 2 tàu hộ vệ Project 11661 (2 chiếc khác vẫn chưa ký kết hợp đồng), 4 chiếc tàu tuần tra Svetlyak Project 10410, 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo Project 636 (1 chiếc đã bàn giao, 2 chiếc khác sẽ bàn giao vào năm 2014) và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.
Hiện nay quan hệ Trung-Việt tương đối hữu nghị. Nhưng, bài báo vẫn tiếp tục quy kết cho rằng, Việt Nam củng cố sức mạnh quân sự, quan hệ hữu nghị với Ấn Độ hoàn toàn là để "ngăn chặn" Trung Quốc. Theo bài báo thì khả năng kinh tế của Việt Nam không bằng được Trung Quốc, hệ thống công nghiệp quân sự phát triển kém, ngành đóng tàu mới bắt đầu phát triển. Cho dù có sự giúp đỡ của Nga, Quân đội Việt Nam cũng cơ bản không thể "đấu lại" Quân đội Trung Quốc về thực lực.
Tàu ngầm Hà Nội, Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo
"Nhưng, Việt Nam cũng không cần một đội quân quá mạnh, bởi vì bản thân Việt Nam không sẵn sàng chủ động tấn công Trung Quốc, muốn có được một đội quân có năng lực "gây ra tổn thất để Trung Quốc không thể gánh chịu". Nhiệm vụ ưu tiên của Việt Nam là phát triển không quân và hải quân, duy trì kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng nước trên Biển Đông (thuộc chủ quyền vốn có của Việt Nam, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển). Những năm gần đây, Việt Nam không mua bất cứ vũ khí trang bị nào quy mô lớn cho Lục quân, cho thấy Việt Nam cho rằng, mối đe dọa của Trung Quốc trên đất liền hoàn toàn không lớn".- bài báo tiếp tục luận điệu.
Trung Quốc không có kẻ thù công khai ở biên giới phía nam, nhưng tình hình cũng không ổn định. Thái Lan định vị chiến lược hướng tới cả Mỹ và Trung Quốc, giữa Thái Lan và Campuchia có nguồn gốc chiến tranh, tháng 2 năm 2011 đã xảy ra xung đột. Thái Lan còn có xung đột với Lào. Campuchia và Lào đã nhận được sự ủng hộ của Việt Nam, Quân đội Thái Lan mặc dù mạnh hơn Campuchia và Lào, nhưng không được sự ủng hộ của Việt Nam, một nước mạnh hơn.
Myanmar hoàn toàn dựa vào Trung Quốc về lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, Trung Quốc coi họ là hành lang để vươn tới Ấn Độ Dương, đồng thời làm một mắt khâu quan trọng để đối kháng với Ấn Độ.
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene của Hải quân Malaysia, mua của Pháp
Quân đội Singapore tuy quân số không nhiều, nhưng tương đối mạnh và tiên tiến, chủ yếu có xu hướng phương Tây. Malaysia giống các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã đầu tư khá lớn các nguồn lực để phát triển lực lượng vũ trang, do tồn tại tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, họ đã phát triển quan hệ kỹ thuật quân sự với Ấn Độ nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Trong đối đầu tương lai, lập trường của Malaysia và Indonesia hiện nay rất khó dự đoán, nhưng hiện nay họ tạm thời đều giữ lập trường chống Trung Quốc.
Australia và New Zealand rõ ràng thuộc mặt trận chống Trung Quốc. Những năm gần đây, Australia đã đầu tư rất nhiều tiền bạc để tiến hành xây dựng hiện đại hóa không quân, hải quân và lực lượng phản ứng nhanh. Điều này có ý nghĩa mang tính quyết định ở khu vực Thái Bình Dương.
Đồng thời, điều cần phải chỉ ra là, ở hướng nam Trung Quốc cũng đối mặt với mối đe dọa chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, hơn nữa vấn đề này còn liên quan tới Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.
Ở biên giới phía bắc, Trung Quốc tạm thời yên bình nhất. Trung Quốc phát triển quan hệ kinh tế thuận lợi với Kazakhstan, Mông Cổ và Nga, các nước này tuy lo ngại Trung Quốc bành trướng, đe dọa, nhưng không muốn phá hoại hợp tác kinh tế lẫn nhau, dù sao Trung Quốc cũng là thị trường hàng hóa lớn nhất của họ. Huống hồ, thực lực quân sự của Mông Cổ và Kazakhstan tương đối yếu, không có bất cứ mối đe dọa nào đối với Trung Quốc.
Tháng 7 năm 2013, Quân đội Nga tiến hành diễn tập quy mô lớn ở khu vực Viễn Đông.
Ở hướng phía tây, Trung-Nga có khả năng xảy ra xung đột tiềm tàng, nhưng Trung Quốc biết rất rõ bản thân cần có hậu phương yên ổn, hơn nữa Trung Quốc không cần thiết phát động chiến tranh để có được tất cả nguồn lực cần thiết.

Đương nhiên, một khi Nga suy yếu nhanh chóng, cư dân người Nga rời khỏi Viễn Đông và đông Siberia quy mô lớn, Trung Quốc chắc chắn sẽ tích cực bành trướng lên phía Bắc. Chỉ có khi Nga trở thành lực lượng ngang ngửa hoặc vượt Trung Quốc ở một số hướng nào đó, hòa bình và hợp tác cùng có lợi Trung-Nga có thể mới thực tế hơn.

Nếu cứ theo những luận điệu và cách suy nghĩ tự diễn của bài báo, có lẽ tất cả các quốc gia láng giềng gần xa của Trung Quốc có lẽ đều bị truyền thông của nước này liệt vào dạng kẻ thù, ngáng đường phát triển của Trung Quốc!

Không phải ghẻ ruồi đâu, thưa Tổng bí thư!

30% “tôm tép” và 70% “cá mập” tham nhũng
70% số doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ và 30% là do cán bộ công chức gợi ý - đó là con số từ báo cáo kết quả tham nhũng do Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Ngô Mạnh Hùng đưa ra tại cuộc đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 12 - diễn ra ngày 12.11 tại Hà Nội.
Con số rành rành vậy đấy! Hóa ra DN xấu nhiều gấp hơn hai lần quan chức, riêng trong chuyện tham nhũng hối lộ?
Vậy mà lâu nay, xã hội cứ nhầm tưởng quan chức ăn tiền thô bạo quá, cho nên DN phải khổ sở, phải đem đồng tiền xương máu của mình dâng lên cho quan chức.
Vậy mà lâu nay, báo chí cứ lên tiếng phê phán quan chức tham nhũng, liệu có oan không khi có những người chuyên đi đưa hối lộ cho quan chức và xem cái việc đưa hối lộ đó như một “giải pháp” kinh doanh – nói như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc đối thoại này.
Mổ xẻ thêm nữa sẽ thấy, loại DN coi hối lộ như giải pháp kinh doanh là những gương mặt nào trên đất nước này. Những tập đoàn chuyên hủy hoại tiền của là Vinashin, Vinalines kinh doanh bằng giải pháp hối lộ; những ''tay tổ'' tham ô khác đang đứng đối diện với bản án tử hình liên quan đến vụ án xảy ra tại Cty cho thuê tài chính II cũng là loại kinh doanh bằng giải pháp hối lộ.
Hóa ra cũng là DN nhà nước cả, mà lãnh đạo các tập đoàn, DN nhà nước cũng là một loại quan chức nhà nước đi làm “doanh nhân”.
Còn các DN chủ động đưa hối lộ cho quan chức cơ quan nhà nước hay quan chức DN nhà nước để có dự án, công trình thì phần lớn cũng là sân sau, cửa trước của ai đó.
Sẽ hiểu ai đó là ai khi nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định, tham nhũng, hối lộ được thực hiện với sự câu kết giữa DN và các quan chức tha hóa, sẽ hình thành những “nhóm lợi ích thân hữu”.
Ghê gớm hơn - theo ông Tranh, nhóm này “có khả năng tác động tiêu cực tới quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật”.
Đến đây thì rõ rồi, những nghi vấn được nêu ra ở trên đã được hóa giải, và hóa ra 70% và 30% kia là một. Đó là “nhóm lợi ích thân hữu”, họ mượn cái ghế quan chức, cái mác DN để “kinh doanh”.
Cho nên, hãy ngẫm nghĩ đi, 30% số quan chức gợi ý đưa hối lộ hay 70% số DN chủ động đưa hối lộ khác nhau điều gì. Có những quan chức đâu cần gợi ý, gặp mặt chưa chắc đã cho gặp, lấy đâu gợi ý.
DN chỉ việc tự hiểu ý đem dâng tiền mà thôi. Chậm hiểu là chết chắc. 30% số quan chức gợi ý DN đưa hối lộ là thứ quan chức ''tôm tép'', 70% số quan chức mà DN chủ động dâng tiền bạc lên là quan chức ''cá mập''.
Cả hai loại này đều có giải pháp kinh doanh là phá đất nước này để làm giàu.
Lê Thanh Phong
(Lao động) 

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc - Khi sống thì chẳng cho ăn

 
Tôi có nhiều kỷ niệm gắn bó với nhạc sĩ Văn Cao, tôi gọi ông bằng bác.

Chính tôi là người đã đứng ra tổ chức buổi sinh nhật khi ông 60 tuổi, cách đây đã 30 năm (1983). Khi ấy phải làm “chui” vì bác Văn Cao thuộc diện theo dõi của bên An ninh, các bài hát thời tiền chiến lúc đó bị cấm không ai hát.

Buổi sinh nhật Văn Cao 60 năm đó cũng tổ chức ở 51 Trần Hưng Đạo, chính căn phòng này, tham dự có các nhạc sỹ như Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung…và cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (khi đó anh ra Hà Nội chơi đâu 2, 3 tháng và sáng tác bài “Mùa thu Hà Nội” trong dịp đó). Tôi còn nhớ anh hát tặng bác Văn Cao bài “Bốn mùa thay lá” của anh trong buổi đó.

Buổi sinh nhật đó của ông, tôi đệm piano cho các ca sỹ như Ngọc Bảo, và tôi còn nhớ ca sỹ Kim Ngọc hát “Thiên Thai” “Đàn chim Việt”…

Tôi còn độc tấu 2 bản nhạc nhỏ viết cho piano của Văn Cao là “Hàng dừa xa” và “Sông tuyến”. Rất tiếc là 2 bản này đã thất lạc.

Sinh thời bác Văn Cao sống khốn khó cả về tinh thần lẫn vật chất, ngay cả khi bác bị cấp cứu, đang đau đớn trong bệnh viện Việt-Xô, giáp Tết, vợ của bác vẫn mang giấy, mang màu vào tận bệnh viện bắt bác phải cố vẽ minh hoạ cho báo Tết để kiếm ít tiền còm…

Nếu bác được chính quyền quan tâm chăm lo cả khi sống lẫn khi chết thì là tốt nhất.

Hoặc kém hơn thì khi bác còn sống, bác được chăm lo, khi chết thì quên cũng được.

Nay thì khi sống hành bác quá khổ, khi bác chết rồi thì mới lại tổ chức tưởng nhớ để lấy thành tích này nọ, tôi thấy giống như câu ca dao của cha ông ta:

“Khi sống thì chẳng cho ăn
Đến khi đã chết, làm văn tế…ruồi”
 
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc

----------------------
Chùm ảnh Lễ kỉ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao Nguyễn Thị Minh Châu 
Theo Hội nhạc sĩ Việt Nam

Hội Nhạc sĩ cùng Hội Nhà văn và Hội Mĩ thuật đã tổ chức buổi họp mặt kỉ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao vào sáng 12/11/2013 tại 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội.

Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ với sự có mặt của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà văn, họa sĩ và gia đình nhạc sĩ Văn Cao.



Nhà thơ Văn Thao, con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao

Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trình bày tham luận về sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao
CÁC CA SĨ TRÌNH BÀY NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NHẠC SĨ VĂN CAO:

NSND Quang Thọ

Ca sĩ Lan Anh

Nhà thơ Vũ Quân Phương nói về thơ của Văn Cao

Chủ tịch Hội Mĩ thuật Trần Khánh Chương nói về các tác phẩm hội họa của Văn Cao

Đại diện gia đình của nhạc sĩ Văn Cao

NSND Trọng Bằng kể lại những kỉ niệm với nhạc sĩ Văn Cao

Bà Thúy Băng, quả phụ của nhạc sĩ Văn Cao

Nhà thơ Thụy Kha

Các nhạc sĩ Doãn Nho và Hồng Đăng

Nhạc sĩ Hoàng Vân và nhà Văn Đỗ Chu
 

 
(Quê Choa)

Xe thang triệu đô, 14 năm chữa cháy 1 lần

Chiếc xe thang 72m chuyên dùng cho chữa cháy và cứu hộ thuộc loại cao nhất và duy nhất ở VN hiện nay với chi phí nhập khẩu hơn 1 triệu USD. Khoảng 14 năm nay, chiếc xe chỉ lăn bánh cứu chữa trong một vụ cháy...
Chiếc xe nói trên được nhập khẩu về TP.HCM thời gian 1998-1999. Theo các thông số kỹ thuật của xe, đây là loại xe thang gấp khúc với tầm hoạt động cao tối đa 72m (tầm các tòa nhà 22 tầng). Giỏ thang cứu người có thể mang được khoảng bảy người trong một lần nâng lên hạ xuống.
Xe thang chữa cháy 72m đậu trong nhà xe Phòng cảnh sát PCCC Q.Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Không vươn thang được
Vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC (Q.1) xảy ra hồi cuối tháng 10-2002 làm 60 người chết, 70 người bị thương là vụ cháy duy nhất mà chiếc xe thang này tham gia cứu chữa.
Trung tâm thương mại quốc tế ITC xưa kia là tòa nhà thấp, sáu tầng lầu. Hai con đường (Nguyễn Trung Trực và Nam Kỳ Khởi Nghĩa) chạy dọc bên hông tòa nhà này khá hẹp. Theo các cơ quan chuyên môn, với đặc điểm địa hình như vậy (tòa nhà thấp, đường hẹp), chiếc xe thang 72m được điều đến hiện trường vụ cháy nhưng không vươn thang được, không đảm bảo kỹ thuật khi vươn thang. Ngoài việc có mặt tại vụ cháy duy nhất vừa nêu, chiếc xe thang 72m cũng chỉ tham gia vài lần thực tập ở một số tòa nhà cao tầng tại khu vực trung tâm TP. Trong khi đó, sức nặng của xe khoảng 47-48 tấn, cồng kềnh nên không dám đi qua cầu, phà... Do vậy, hoạt động của chiếc xe chỉ giới hạn trong một số tuyến đường ở trung tâm TP.
Một cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải TP cho biết thời gian gần đây đã tiến hành cải tạo nâng cấp nhiều cây cầu trên địa bàn TP theo hướng đáp ứng xe có trọng tải lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn TP vẫn còn hàng loạt cây cầu có tải trọng dưới 30 tấn. Vì vậy, khả năng xe nặng đến 47-48 tấn là không an toàn. Cụ thể, trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ... nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng nhưng trên các tuyến đường này đều có nhiều cây cầu có tải trọng 20-30 tấn. Ví dụ, dưới chân cầu Điện Biên Phủ, Văn Thánh 1, cầu Sơn (Q.Bình Thạnh) có biển thông báo khả năng chịu tải tối đa của cầu chỉ 25 tấn. Cầu Thị Nghè nối Q.Bình Thạnh và Q.1 cũng chỉ chịu được tải trọng tối đa 20 tấn, cầu Văn Thánh 2 là 30 tấn.
Mặc dù vậy, ngân sách nhà nước lại gánh nặng chi phí “chăm sóc” chiếc xe hằng năm. Lý do chiếc xe thường xuyên “trở bệnh” và mỗi lần “thăm khám” phải mời chuyên gia nước ngoài rất tốn kém, chi phí mỗi lần sửa hơn 10.000-12.000 euro. Chưa kể những hỏng hóc lặt vặt khác cũng phải tốn hàng trăm triệu đồng để sửa chữa. Hiện nay chiếc xe cũng mang nhiều hư hỏng, không dám sử dụng vì lý do an toàn.
Tìm cách tận dụng khả năng của xe
Với đặc điểm TP.HCM ngày càng có nhiều tòa nhà chọc trời, việc trang bị xe thang đến 72m sẽ dễ tiếp cận các mục tiêu cao tầng. Tuy nhiên, do xe thang chưa phát huy được công năng trong điều kiện đường sá, cầu đường hiện nay nên để tránh lãng phí, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP được UBND TP yêu cầu khảo sát các tòa nhà, tuyến đường, lộ trình mà xe có thể tiếp cận được. Từ khảo sát này, sở đưa ra phương án tận dụng các chức năng của xe, nhất là chức năng cứu hộ, cứu nạn.
Một chuyên gia lĩnh vực cầu đường TP cho rằng cần sửa chữa dứt điểm những hỏng hóc của xe để tận dụng cho công tác chữa cháy, cứu hộ những khu vực phù hợp hơn như khu đô thị Phú Mỹ Hưng hay khu đô thị Thủ Thiêm trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề xử lý xe thang, ông Trần Triều Dương - giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP - cho biết đang liên hệ với nhà sản xuất để đánh giá hiện trạng của xe. Nếu chiếc xe được sửa chữa, bảo trì tốt thì cũng đáp ứng được một phần công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn ở TP. Cũng theo ông Dương, sở đã có kinh nghiệm khi mua sắm phương tiện chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn là phải đảm bảo công nghệ cao, giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện VN; bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành, cung cấp thiết bị tại VN.
Ngoài lực lượng chữa cháy của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, ông Dương cho biết theo quy định, tất cả nhà cao tầng phải được trang bị hệ thống thiết bị, phương tiện đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy như: hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống thông gió, hệ thống điều áp buồng thang, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cho các họng nước vách tường... Chưa kể để đảm bảo cho việc thoát hiểm thì các nhà cao tầng phải có ít nhất hai lối thoát hiểm, tại những lối thoát hiểm phải có đèn chiếu sự cố, bảng chỉ dẫn thoát hiểm. Bên cạnh đó, nhà cao tầng phải có thiết kế riêng biệt hai hệ thống điện dùng cho sinh hoạt và dùng cho hệ thống điện chữa cháy... Những nhà cao tầng khi xây dựng phải trình bản thiết kế hệ thống về phòng cháy và chữa cháy để Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt, cấp giấy đủ tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào hoạt động.
Mua thêm xe chữa cháy
Ngày 9-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân chính thức chấp thuận chủ trương cho phép Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy lập đề án đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị xe chuyên dụng điều khiển tự động chữa cháy đa năng và phá dỡ công trình, xe chuyên dụng xử lý độc hại môi trường cháy.
NHÓM PV CTXH
(Tuổi trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét