Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Thứ Sáu, 18-10-2013 - Nhân việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam, bàn về "giao thoa" văn hóa

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Xây dựng trường học trên đảo Sinh Tồn (Trường Sa) (SGGP).
- Minh Văn: An Nam Phù Thuỷ (DL).
Lo lắng và nghi ngại Học viện Khổng tử (RFA/DĐXHDS) (lại móc cống cái đạo quân thần của phong kiến lên đây). - Nhân việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam, bàn về “giao thoa” văn hóa (FB Trần Quốc Quân/Quê choa).
biendong_11 <- Sự vắng mặt của Tổng Thống Obama cô lập các đồng minh (Asia Times/DL). - EU có ‘lợi ích cốt yếu’ ở Biển Ðông (VOA).
- Đoàn Thanh Liêm: Chuyện đáng ghi nhớ tại Đại Hội XI Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (DĐXHDS). - Loạn “giải thưởng nhân quyền” ! (ND/DĐXHDS).
Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh đập trong tù (RFA). - Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh và trong tù (DCCT). – Nguyễn Hoàng Vi: Cập nhật tình hình về thầy giáo Đinh Đăng Định (DLB).
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ lại tuyệt thực trong tù (RFA). - Đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Dương Hà về Hành vi vi phạm pháp luật của Giám thị Trại giam số 5-BCA đối với Ts Cù Huy Hà Vũ (DTD). - Biên bản ghi nhớ buổi thăm gặp của bà Nguyễn Thị Dương Hà với Ts Cù Huy Hà Vũ. - Biên bản làm việc của bà Nguyễn Thị Dương Hà vợ Ts Cù Huy Hà Vũ với Trại giam số 5.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực lần nữa trong trại giam (VOA). ”Mỗi lần có việc gì, thư tín không có giá trị gì cả, hoàn toàn chỉ còn cách lấy bản thân mình để đấu tranh đòi và giữ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà thôi”.
Thông tin tiếp theo về bà con H’Mông ở Hà Nội (Nguyễn Tường Thụy).
Nguyên lý chân lý không bao giờ là chân lý (Nguyễn Tường Thụy). - ĐỐI THOẠI VỚI BÀI “NGUYÊN LÝ CHÂN LÝ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ” CỦA BS – BÀ ĐẦM XÒE. - BỆNH PHU AN-NAM (Phọt phẹt).
- Việc truy phong hàm nguyên soái hoặc đại nguyên soái đối với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Mãi mãi là Đại tướng của nhân dân (LĐ).  Mời xem lại bình luận sáng qua, xem có đúng là Cả nước đang lên đồng?. Đây rồi! - “Đại tướng Giáp xứng đáng nhận Giải Nobel Hòa bình” (TTXVN).
Cũng để thêm gợi ý cho lời bình sáng qua, mà có độc giả cho là khó hiểu. Gợi ý đó là, trong vụ đám tang Tướng Giáp, rất nhiều người dân VN, trong cơn bệnh từ chính sách ngu dân, giờ như đang được vài vị nhân sĩ, trí thức, nhà văn hóa có uy tín ít nhiều cắt cho một thang thuốc. Nhưng oái oăm thay, trong thang thuốc đó, dường như vô tình, nó lẫn lộn cả thuốc trị bệnh, thuốc bổ và thuốc … độc, thứ cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. Hay nói cách khác, họ như con nghiện được thầy lang cho xài thứ thuốc gây nghiện nguy hiểm khác để hy vọng cai nghiện.

- Cả nước đang lên đồng?

Cả nước đang lên đồng? Nếu có kẻ nào dám mở mồm ra đặt một câu hỏi bậy bạ như thế thì ắt sẽ bị mắng là xúc phạm vong linh người đã khuất, nhất là một con người đặc biệt, mà chỉ trừ có hàng chục triệu con tim lặng lẽ khác không muốn nói, không có chỗ nói, hoặc không thể nói nên lời vì một lẽ nào đó, là không thấy cái “đặc biệt” đó.
“Hàng chục triệu” con tim “lạc loài” đó ở đâu?
Là của những con người với những mối hờn căm chế độ CS đã làm người thân của họ phải bỏ xác nơi biển khơi hay bị hải tặc nước ngoài làm nhục, phải trải qua hàng chục năm “học tập cải tạo”, bị cướp hết của cải qua những đợt cải tạo tư bản tư doanh, v.v.. Mà còn nhiều lắm, trước đó xa lắm, nào là Mậu thân 68, Giải phóng Sài Gòn, …  Họ không thể biết, không cần biết cái cỗ máy lãnh đạo tập thể, chịu trách nhiệm tập thể quái dị kia, ai nhiều phần công, phần tội trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Đó là những kẻ “vô ý thức”, kéo nhau đi xem đám tang như đi hội, tò mò lần đầu tiên trong đời chưa thấy “Quốc tang”, hay nhân dịp đó mà lên Thủ đô thăm thú này nọ luôn thể, chụp mấy bức ảnh về khoe với xóm làng cho oách.
Đó còn là lũ trẻ ranh tôm tép cứt lộn lên đầu, chẳng được mò tới những thông tin thâm cung bí sử của chế độ, để mà biết một “khai quốc công thần cộng sản” lẫy lừng như thế thì cũng bao nhiêu phần công bao nhiêu phần tội cho những gì ngày hôm nay đang đổ lên đầu, lên tương lai tươi sáng như đêm đông của chúng, nên chỉ biết nổi nóng vì mất nơi vui chơi giải trí, không được xem phim, nghe nhạc cuối tuần chỉ vì cái “Quốc tang” kia.
Cả những kẻ quá coi trọng mạng dân đen chết thảm vì vụ nổ kho pháo hoa ngay giờ bắt đầu quốc tang, hay chết trôi vì bão lũ ngay trên mảnh đất nghèo xác xơ của con người lẫy lừng ấy, liền sau lễ “hạ huyệt” quốc tang (sao ông Trời giỏi thử lòng người đến vậy nhỉ?!), để rồi sao nhãng coi thường sự ra đi của một ngôi sao đã lụi tàn từ lâu, ít được ai ngó tới, chỉ khi hay tin nó tắt thật, mới có bao kẻ giật mình run rẩy tiếc thương.
Đó là những kẻ chỉ chăm chắm lo dõi theo đoàn lũ “bạn vàng” phương Bắc tham lam kia (chúng sang đem tới niềm vui hay họa mất nước ngày càng rõ?) để rồi vô lễ mà sao nhãng việc khóc thương cùng “cả nước”.
Rồi còn có cả những kẻ được vinh dự làm cho nhà đài VTV, mà dám … cười cợt, không biết cố mà giữ vẻ mặt nghiêm trang từng được luyện từ tấm bé dưới mái trường XHCN tươi đẹp. Thế là bị truy tìm, đưa cả ảnh lên mặt báo như những tên nghi can hình sự. Giờ thì đấm ngực mà tự kiểm. Lại cả những kẻ “ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm”, được gọi là “MC”, cũng vô ý thức tới mức phải gọi là “vô chính trị”, dám không biết giữ mồm giữ miệng, mà nói ra câu “Chúc ‘Quốc tang’ có nhiều niềm vui ” cho thứ có một không hai trong lịch sử Dân tộc (cộng sản).
Chưa hết! Có tay được gọi là “nhiếp ảnh gia” mà cũng dám “xua đuổi” một vị cao niên vì say sưa chụp một hiện tượng vô cùng xúc động – một người đàn ông quỳ lạy vị tướng giờ đã được cái tổ chức có tên là HASCO đang có công văn thỉnh cầu phong làm “Đại nguyên soái”. Vụ này chắc chắn bọn thối mồm sẽ bảo: Cụ xứng đáng quá đi chứ, xuống dưới đó chỉ huy hàng triệu triệu quân, cả quân tướng của tổ tiên của cụ từ Hùng Vương cho tới  triều Nguyễn nữa, chứ đâu như trên này …
Và … nhưng … thôi! không kể nữa, vì cũng lại dễ bị những con tim đang thổn thức mắng là ăn nói xách mé. Thôi thì kết luận:
Chính quyền đang thắng lớn!!!

(Xin tiếp tục chủ đề này vào một bình luận trong kỳ tới).

Những giờ phút cuối của Tướng Giáp (BBC).
- V.Quốc Uy: Lịch sử sẽ nói gì về đám tang tướng Võ Nguyên Giáp? (DĐXHDS). – Minh Việt: Thế hệ tướng Giáp và bi kịch của dân tộc (Thông luận/DL). - Ngoảnh mặt quay lưng trước tiền đồ dân tộc? (DLB).
- Nguyễn Ngọc Già: Học làm thuyết khách (RFA).
- Nguyễn Quang Duy: CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN CHỊU THUA (DĐXHDS).
ĐỘT PHÁ, XOÁ LẠC HẬU ‘TƯ DUY CHÍNH TRỊ’ (Bùi Văn Bồng). - MÔ HÌNH DÂN CHỦ, TỰ CHỦ THANH VĂN (Bùi Văn Bồng).
Diễn tập chống bạo loạn ở Đắc Nông (VNN).
QH sẽ xem xét, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tám dự án luật (ND).
Dàn phó thủ tướng VN ‘bớt một thêm hai’ (BBC).
Việt Nam nhất quyết làm điện hạt nhân bất chấp quan ngại về an toàn (VOA/BBC/DĐXHDS). Nam Triều Tiên truy tố 100 người trong vụ án lò phản ứng hạt nhân (VOA).
Tỉnh nào “vô địch” về sai phạm đất đai? (VnEco). “Hà Nội, nơi nổi tiếng với nhiều vi phạm về đất đai, lại là một trong số 8 địa phương vắng mặt trong danh sách này”.
Kiều bào than khó khi giữ lại Quốc tịch Việt Nam (PNTP).
Minh bạch trong tuyển dụng công chức (ND).
- VỤ “PHƠI TRẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN”: Hai bộ vào cuộc (NLĐ).
Đề xuất áp dụng “cái chết êm ái” (DV).
Nhận 10 tỉ đồng chia chác tham ô, Dương Chí Dũng nói: Cảm ơn! (NLĐ).  - Thi hành án dân sự Vinalines phải tránh sai lầm vụ Vinashin (TN). – Thùy Linh: “Vụn Vặt” thường ngày (HDTG).
Ông lớn sai lầm, dân khổ  (SK&ĐS).
Quảng Nam: Dân gồng mình chống bão, Bí thư Tp. Tam Kỳ “vô tư” ngồi nhậu (Công lý/DLB).
2a7db94947dfa87ce0bc3e0cbc4d4ff3_LSẽ xử lý vụ khai thác trái phép khoáng sản tại thôn Bôi Câu (ND). =>
LẬT TOA TÀU NHƯNG… MỘT PHÓNG VIÊN BỊ ĐÁNH, MỘT NGƯỜI BỊ ĐÒI THU MÁY ẢNH (Tân Châu).
Khởi tố bổ sung đối với phóng viên Võ Thanh Tùng (TT).
Thêm 2 nạn nhân tử vong sau vụ nổ kho pháo hoa (DV).
Bắt phó thanh tra Sở VH-TT&DL Cần Thơ (PLTP).
- Vụ sạt lở tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM : Đơn vị thi công tự ứng tiền ra xây lại bờ kè (PNTP).
Con đường không vui (hết) (Phan Ba).
Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra (BBC).  -Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra tội tham nhũng (VOA). - Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra tham nhũng (RFI). - Trung Quốc: Thêm một “con hổ” sa bẫy (NLĐ).
- Ulara Nakagawa: Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các Viện Khổng học (1) (DL). - Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các Viện Khổng học (2) (DL). - Trung Quốc đàn áp biểu tình tại Chiết Giang (VOA).
CÓ “HẬU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI” CHĂNG ? – Kỳ 1 (Bùi Văn Bồng). - Hungary: Tội ác Cộng Sản không thể tha thứ (DLB).
Cảnh sát Cam Bốt đụng độ với người biểu tình bị thu nhà (RFI). - Diệt chủng tại Cam Bốt : Vai trò « trọng yếu » của Noun Chea và Khieu Samphan (RFI).
MÔ HÌNH THÀNH CÔNG CỦA PARK CHUNG HEE CHO HÀN QUỐC (Hồ Hải).

- TRANH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA ĐÔNG: Vì sao Mỹ, Nhật quan tâm tới Philippines? (PT). - Nhật, Philippines có thêm đồng minh chống Trung Quốc? (VnM).
KINH TẾ
Tìm giải pháp căn cơ cho xử lý nợ xấu (ND).
Bất cập vốn ODA (NLĐ).  - Động lực và trở lực (NLĐ).  - ODA: 42 tỷ USD chảy vào Việt Nam qua hai thập kỷ  (TTXVN).  - ODA chiếm 3% GDP (TQ).
Rào cản từ sở hữu chéo (ND).  - Nở rộ ngân hàng trá hình (ĐT).
Các doanh nghiệp tư nhân khó lớn, vì sao? (TBKTSG).
Cho vay gói 30.000 tỷ đồng: Nếu không điều chỉnh sẽ thất bại (LĐ).  - Nhà đất tăng tốc, văn phòng đủng đỉnh (TBKTSG).  - Cám cảnh khách hàng của CID18 đội mưa đi đòi đất (ĐT).
7chot_7f074 <- Sân bay Long Thành: Số liệu… tào lao? (NLĐ).  - Cử tri Tân Bình đề nghị cân nhắc việc đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất (VOH).  - Lấy đất sân bay làm sân golf: Nhiều vấn đề đáng ngại (PNTP).
Dân mua xăng đóng quỹ bình ổn cho doanh nghiệp lời (TBKTSG).
Hộ nông dân nhỏ không sống được bằng nghề trồng lúa (TBKTSG).
Phập phù giá cá tra nguyên liệu (TBKTSG).
Đâu là nguy cơ lớn nhất với kinh tế Mỹ? (Tin tức).
Anh cho TQ đầu tư vào điện hạt nhân (BBC).
Trung Quốc: Vấn đề doanh nghiệp nhà nước và thị trường (TQ).

VĂN HÓA-THỂ THAO
59f053feee7e4266462fdd96f6bda603_XLSự thiếu hụt văn hóa dân gian của trẻ em đô thị (ND). =>
- Video: Thông điệp từ quá khứ : Trí tuệ tâm linh trầu cau Việt (VTV).
Giáo sư Đinh Gia Khánh với thành tựu nghiên cứu và giảng dạy văn học cổ – trung đại Việt Nam (PBVH).
Sự mất ngủ của trí thức (Văn chương Việt).
‘Mùi chữ’ và ‘Không gian văn học đương đại’ (PBVH).
Nhóm thân hữu đề nghị giúp đỡ Nhạc sĩ Tô Hải (Nguyễn Tường Thụy).
Kỳ nhân xứ sở cao nguyên (Lê Thiếu Nhơn).
Chùm thơ Vương Văn Kiểm (Trần Mỹ Giống). - MƯA BUỔI ẤY (Tương Tri). – Nguyễn Lãm Thắng: Nhắm & mở (Tiền Vệ). – Chu Thụy Nguyên: Ánh sáng và những bộ cánh (Da màu). - Chiều không điểm tựa.
- Tru Sa: Đôi mắt màu xanh dương (Da màu).
Vài chục năm nữa, biết đâu chúng ta lại phải vinh danh Na Sơn… (Soi). - Một câu chuyện về phóng viên “moi” cảm xúc (Soi).
LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM: Tẻ nhạt, thụt lùi (NLĐ).  – Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Giải thưởng cũng cần có đôi (ND).  - Hai phim truyện được trao giải Bông Sen Vàng.  -Học sinh lớp 7 hét lên khi phải xem phim có cảnh “nóng” (TT).  - Học sinh phải xem phim người lớn vì hưởng ứng liên hoan phim (DV).  - Tóm tắt nội dung phim “người lớn” Scandal được chiếu cho học sinh.
Những nét tiêu cực trong tính cách Việt cần loại bỏ (QĐND).
Đẳng cấp… kỳ dị (PNTP).
Khi trẻ em là thần tượng của người lớn (SK&ĐS).
Sao chép và trả giá (NLĐ).
Danh hoạ và danh tướng (Nguyễn Đình Đăng).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nâng cấp bằng cấp quốc gia (NLĐ).
Gắn bó cả đời với nghiệp “trồng người” (CP).
btyt <- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận danh hiệu Giáo sư thỉnh giảng ĐH Oxford (Tin tức).
- Vụ Thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế: ‘Kết luận của Bộ Giáo dục vi phạm nghiêm trọng pháp luật’ (NĐT).
Chuyển sinh viên trường Hùng Vương sang trường khác thi tốt nghiệp (Tin tức).
Lũ chia cắt Nghệ An: 1 HS đuối nước, 40.000 HS nghỉ học (GD&TĐ).  - Nam sinh lớp 11 dũng cảm cứu bé gái thoát lũ dữ (ANTĐ).
SV Lào, Campuchia không áp dụng yêu cầu đầu ra ngoại ngữ (GD&TĐ).
Xì-căng-đan giáo dục Trung Quốc (NLĐ).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
TRỞ VỀ TỪ RỐN LŨ, LỐC XOÁY (Cu Vinh). - Nước lũ chạm mái nhà, dân Hà Tĩnh đói rét (TT). - TRƯỜNG MẦM NON SẬP DO BÃO, 98 TRẺ EM PHẢI ĐI HỌC NHỜ (Mai Thanh Hải). - CHUYẾN CỨU TRỢ THỨ 2 TRONG NGÀY HOÀN THÀNH (Cu Vinh).
Số tử vong vì bão Nari tại miền Trung tăng lên 11 người (VOA).  - Hình ảnh kinh hoàng lũ cuốn phăng đường (VNN).  - Ảnh: Hà Tĩnh vẫn chìm trong lũ, dân đói khổ thấu trời (VTC).  - Bắt dân chờ… còi hú! (PNTP).  - Miền Trung: Thiên tai chồng chất (TQ).  - Thống khổ bên bờ sông Gianh (NLĐ).  - Liều mạng mưu sinh.  – Video: Mưa to gây thiệt hại lớn ở Nghệ An (VTV).  - Lũ quét gây thiệt hại lớn tại Vũ Quang, Hà Tĩnh.  - Quảng Bình trước nguy cơ lũ lớn.  - Bàu Sen tiêu điều sau trận lũ lịch sử (TT).
Nhiều tuyến đường Sài Gòn ngập chồng ngập hai ngày liền (TT).
Viện phí tiếp tục tăng (NLĐ).
- GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm: Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại (SK&ĐS).  – TP.HCM: Đề nghị không khởi tố vụ hàng chục người đe dọa bác sĩ (TT).
Vụ 50 triệu văng ra đường: “Tôi nhìn thấy bọn cướp nhặt tiền, chứ không phải là dân” (Kênh 14).
Bố dùng đục sát hại 2 con đẻ giữa rốn lũ (VNN). – Nữ sinh 16 tuổi đánh bạn đến chết (KT).
131017063654_slave_2_304x171_afp_nocreditViệt Nam ‘có khoảng 250 ngàn nô lệ’ (BBC). =>
Có 5 người Việt tử nạn trong chuyến bay định mệnh (TN).  - Bốn người Việt chết vì máy bay rơi ở Lào (BBC).   - Nguyên nhân tai nạn máy bay ở Lào do thời tiết xấu (VOA).  - VỤ RƠI MÁY BAY Ở LÀO: Có thể đã gặp phải luồng gió mạnh (NLĐ).  – Video: Lào: Rơi máy bay hơn 40 người thiệt mạng (VTV).  - Vớt được 10 thi thể trong vụ tai nạn máy bay ở Lào (TTXVN).  - Vụ máy bay rơi ở Lào: Nhiều thi thể cách hiện trường đến 20 km (TN).  - Máy bay Lao Airlines gặp nạn: Một người thoát chết vì… chậm chuyến (DV).
- Kinh Ảo thuật tách thân và đầu khỏi chân siêu rùng rợn (MTG).
Mỹ: Nhiều người gốc Á thất nghiệp, nghèo túng ở Los Angeles (VOA).
Thế giới có thể chấm dứt nạn đói (VOA).
‘Yeti chỉ là một loài gấu’ (BBC).
Kenya gắn chip cho tê giác để ngừa săn trộm (VOA).
- Trung Quốc: Phải Cắt chân Bởi vì quá nghèo để đi Bệnh viện (ĐKN).
- Philippines: Tan hoang sau động đất, hàng nghìn người chờ cứu trợ (VOV).

QUỐC TẾ 
Chuyên gia vũ khí hóa học quan ngại về an ninh ở Syria (VOA).  - Nhà ngoại giao Hà Lan lãnh đạo sứ mạng tiêu hủy vũ khí hóa học Syria.  - Đã thanh sát hơn nửa kho vũ khí hóa học Syria (NLĐ).  - Syria: Sau một năm trụ vững, nhà tù ở thành phố Aleppo có nguy cơ thất thủ (QĐND).
Chính phủ Hoa Kỳ làm việc trở lại (BBC).  - Chính phủ Mỹ mở cửa lại (VOA).  - Tổng thống Obama hoan nghênh thỏa hiệp về mức trần nợ. - Trung Quốc hoan nghênh thỏa thuận giờ chót của Mỹ.  - Mỹ gấp rút trở lại guồng máy (NLĐ).  - Thoát hiểm trong gang tấc, nước Mỹ chưa hết âu lo (TTXVN).
Đóng cửa chính phủ kết thúc, nhân viên nghỉ việc không lương trở lại làm việc (ĐKN). - Khủng hoảng ngân sách: Mỹ bị thiệt hại hàng chục tỷ đô la (RFI). - Trung Quốc hoan nghênh Mỹ ra khỏi khủng hoảng (RFI). - Ý dân là ý trời (Phi Vũ).
Anh cho phép Trung Quốc là cổ đông chính trong các dự án nguyên tử (RFI).
birmanie police  171013 <- Khủng bố bằng bom tiếp diễn tại Miến Điện (RFI).
Thủ tướng Nhật gửi đồ cúng tới đền Yasukuni (VOA). - Thủ tướng Nhật lại cho mang lễ vật đến đền Yasukuni (RFI).
Mỹ quan ngại về tình trạng bất ổn tại Bahrain (VOA).
Hoãn án tù đối với lãnh đạo đối lập Nga (VOA).
Pháp: Hàng ngàn học sinh biểu tình phản đối trục xuất một bạn học Kosovo (RFI).
Thái Lan cam kết biên giới hòa bình với Campuchia (TTXVN).

* RFA: Audio:  +  ; Video: +
* RFI: 
* VTV: + Chào buổi sáng – 17/10/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 17/10/2013;  + Khoảnh khắc thường ngày – 17/10/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 17/10/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 17/10/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 17/10/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 17/10/2013;  + Thời sự 12h – 17/10/2013.

Ngoảnh mặt quay lưng trước tiền đồ dân tộc?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Chưa bao giờ bức tranh xã hội Việt Nam lại tồi tàn cùng cực như ngày hôm nay! Đó là câu ta thán rất chân thật từ tận đáy lòng của mỗi một người Việt Nam chân chính. Vấn đề được đặt ra là chúng ta không cần phải đào sâu về những nguyên nhân tại sao bởi thiết nghĩ, rất nhiều người đã hiểu mà là chúng ta phải làm sao để chấn chỉnh và cải thiện.
Sự tác hại
Tuy không quá chi tiết nhưng người bản thân người viết mong được nêu lên một cách ngắn gọn, cái mà nhiều người thường gọi là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” mà trong đó ông Hồ là tụ điểm. Từ du nhập một chủ nghĩa ngoại lai và không tưởng, để thực thi cái gọi là chủ nghĩa này, điều kiện ắt có và đủ là phải trải qua nhiều bước cải tạo xã hội mà cải cách ruộng đất là một trong những bước nghiêm trọng cùng cái hệ quả to lớn của nó đã đè nặng và ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong đời sống xã hội kể cả hai mặt vật chất và tinh thần.
Sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng long trời lở đất này mà sức bọc phá của nó còn tác hại nhiều hơn bom nguyên tử. Bom nguyên tử là thứ tác hại chính về thể lực với chỉ số nhỏ về tinh thần nhưng đấu tố, tác động cả hai. Sự di hại khủng khiếp của nó cho đến hôm nay và sẽ kéo dài đến mãi về sau, khi mà đảng thuộc cái thứ chủ nghĩa này vẫn còn tồn tại.
Phải đối mặt như thế nào?
Tất nhiên không ai hài lòng và công nhận một xã hội mà đại đa số thành viên sống hoặc phải sống trong sự thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, lọc lừa dối trá, vô trách nhiệm, vô đạo đức được. Không thể nào an tâm khi nhiều người được hỏi:
- Anh, chị nghĩ thế nào và có phản ứng ra sao khi sống trong một xã hội đầy dẫy gian xảo, hà hiếp và toàn trị?.
- Chịu thôi, phải sống với lũ!
- Thế anh, chị có mong muốn được góp phần tranh đấu để đạp đổ những tiêu cực của xã hội không?
- Muốn lắm chớ nhưng nếu tranh đấu thì ai lo cho gia đình.
- Trước sự xâm lấn ngày càng rõ nét của Trung cộng, tiến chiếm biển đảo, vịnh thác, đất liền… Anh, chị thấy sao?
- Tôi không biết và tôi cũng chả quan tâm!
- Thế mục đích cuộc sống của anh, chị là gì?
- Tiền, làm sao có được thật nhiều tiền.
- Có bao giờ anh, chị từng trăn trở về tiền đồ của Tổ Quốc không?
- Tiền đồ là những gì khá trừu tượng, tiền đô mới là chính!
Vân vân và vân vân...
Trước những thực thể đau lòng như thế thì thử hỏi tương lai của dân tộc sẽ đi về đâu?. Hỏi là trả lời.
Đối diện với sự thật và trách nhiệm
Nếu chỉ với hy vọng mong manh là trước khi rơi vào vực thẳm, con người ta sẽ tỉnh ngộ. Tốt, nhưng tỉnh ngộ như thế nào để vượt qua sinh tử trong một thời gian ngắn khi trong tâm thức không có những ý niệm khả dĩ có thể vượt qua cơn nguy hiểm tột cùng ấy?. Bằng ngược lại, nếu không tỉnh ngộ thì sao?.
Dân trí
Để quần chúng có được những vũ khí tự vệ và có được những con đường thoát khỏi sự nguy hiểm như nêu trên, thiết nghĩ những người với với đầy sự tran trở cùng cảm nhận được ý thức trách nhiệm, các nhà đấu tranh, ngoài việc sẵn sàng hy sinh làm những viên gạch lót đường, còn có những bổn phận phải bằng mọi cách truyền bá ý thức trách nhiệm cùng sự đánh động lương tâm tới mọi tầng lớp trong xã hội.
Thiết thực hơn, chúng ta đang may mắn hơn người xưa là chúng ta có được nền tin học hiện đại. Hãy xem đó là một trong những thứ vũ khí mũi nhọn có thể chọc thủng bất cứ bức màn bưng bít nào trong một thể chế toàn trị như là Việt Nam.
Trên căn bản vạch rõ toàn bộ sự thật của một bức tranh xã hội, từ đó, do lòng tự trọng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, họ sẽ cảm thấy rằng mình đã đang và sẽ bị phỉnh lừa một cách trắng trợn và tinh vi… và dĩ nhiên con người ta sẽ có phản ứng.
Tư duy chỉ đạo hành động, càng nhiều người phản ứng thì chuỗi dây xích phản ứng sẽ nối kết mà không có một lực nào có thể phá vỡ được, chuỗi dây xích đó là sức mạnh của toàn thể nhân dân.
Ai cũng hiểu rằng vạn vật luôn biến chuyển. Trên đời này, không có gì có thể gọi là vĩnh viễn. Một cách rõ nét hơn thì cơ chế hiện hành cũng phải bắt buộc rơi vào qui luật lô-gic ấy.
Cái ngày không vĩnh viễn đó, nó sẽ đến. Nhưng đến nhanh hay chậm là còn tùy vào cuộc hành trình có nhiều hay ít tham dự viên và hướng đến đích có đầy tính khoa học và chính nghĩa hay không mà thôi.
Để kết thúc cho vài ý tưởng ngắn gọn này, tác giả xin được lấy hai câu sau đây thay lời mình muốn diễn đạt:
Chết một đời để ngàn đời được sống,
Còn hơn sống một đời mà nòi giống tiêu tan.

CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN CHỊU THUA

Nguyễn Quang Duy * 
Năm 1989 nhân lọai chứng kiến đảng Cộng sản Liên Xô với trên 20 triệu đảng viên, với một lực lượng quân đội và an ninh lên đến chục triệu người và với một guồng máy tuyên truyền từng tạo ảnh hưởng từ Tây sang Á đã sụp đổ hòan tòan trong một thời gian rất ngắn.
Đảng cũng chịu thua!!!
Tình trạng dẫn đến sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam đã được chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thú nhận. Khai mạc Hội Nghị 4, ngày 26-12-2011, ông Trọng cho biết:“Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp … khó nhưng không thể không làm vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”

Khi đảng này càng chỉnh đốn thì tình trạng tham nhũng càng bộc lộ. Xin dẫn chứng vài lời thú nhận của tầng lớp cầm quyền để thấy đảng Cộng sản đã hòan tòan bất lực trước tệ nạn tham nhũng:
Ông Trương Tấn Sang ví tham nhũng như “bầy sâu”, còn bà Nguyễn Thị Doan nêu rõ chúng “…ăn của dân không từ một cái gì”. Nguyễn Phú trọng thú nhận “Bây giờ ra khỏi nhà, cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng có, như ngứa ghẻ, rất khó chịu“.
Ngày 18-9-2013, trong cuộc họp Uỷ Ban Tư Vấn Quốc hội, Nguyễn Sinh Hùng cho biết “Không tham nhũng lấy tiền đâu mà chạy chức?”, rồi ông đặt câu hỏi: “Có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng không?”. Nguyễn Phú Trọng chính thức trả lời là “có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng.”
Sau Hội Nghị 8, khi tiếp xúc cử tri Trương Tấn Sang cho biết “Vai trò của những cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra là cực kỳ quan trọng. Nếu những cơ quan này tìm không ra thì Đảng cũng chịu thua thôi!!!”.
Tham nhũng gắn liền với quyền lực vì thế càng nắm được quyền lực khả năng tham nhũng càng tăng cao. Khi đã nắm được quyền lực không ai tự ý rời bỏ. Chả thế dù biết tham nhũng là ghẻ ngứa, là sâu bọ, là hại dân hại nước, là “Đảng cũng chịu thua”,Nghị Quyết Hội Nghị 8 vẫn tiếp tục kiên định giữ Điều 4 Hiến Pháp độc quyền đảng trị.
Tình Trạng Bắc Hàn và Trung Cộng Không Mấy Tốt Đẹp
Ngày 19-09-2013 Viện Nghiên Cứu Chiến Lược RAND Corp, một tổ chức chuyên nghiên cứu và cố vấn chiến lược cho chính phủ Hoa Kỳ đã công bố phúc trình khuyến cáo Hoa Kỳ, Nam Hàn và các nước Đồng Minh phải chuẩn bị cho sự sụp đổ của Bắc Hàn. Sự kiện này có thể dẫn đến chiến tranh, nguy hại khủng khiếp so với những gì đã diễn ra tại Đông Âu.
Ngày 12-10-2013 vừa qua, Bắc Hàn ra Thông Cáo yêu cầu Hoa Kỳ phải chấm dứt cuộc tập trận với Nam Hàn và cảnh cáo tấn công Hoa Kỳ bằng một cuộc “chiến tranh tổng lực”.
Ngày 20-09-2013, tạp chí nổi tiếng Financial times cũng cho đăng bài “Đảng Cộng sản còn tồn tại ở Trung Quốc được bao lâu nữa?”. Nhà báo Jamil Anderlini vạch rõ các điều kiện cần và đủ để nếu đảng Cộng sản Trung Hoa không chấp nhận cải cách chính trị thì cách mạng xã hội sẽ bùng nổ.
Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là thực hiện tự do dân chủ tòan cầu. Để thực hiện mục tiêu này chiến lược và chiến thuật áp dụng tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia và ở mỗi thời điểm có phần khác nhau. Gần đây Hoa Kỳ công khai công bố chiến lược xoay trục về Á Châu. Một chiến lược được đánh giá là bao vây Trung Quốc chuyển hóa nước này và các quốc gia đang bị cộng sản cai trị thành các quốc gia dân chủ.
Xét cho cùng chuyển biến chính trị là điều không thể tránh khỏi. Chuyển biến lúc nào và chuyển biến ra sao là điều chúng ta cần quan tâm và chuẩn bị.
Con Đường Miến Điện Ôn Hòa
Đến nay đảng Cộng sản luôn tìm mọi cách tiêu diệt mọi tiếng nói bất đồng trong hay ngòai đảng Cộng sản. Bởi thế, Việt Nam không thể có được một Tổng thống như ông Thein Sein hay một lãnh đạo dân chủ như bà Aung San Suu Kyi. Mặt khác nhà cầm quyền Miến Điện còn phải đối đầu với những lực lượng sắc tộc đối kháng có quân đội và lãnh thổ riêng. Không có những nhân vật lãnh đạo và hòan cảnh như thế Việt Nam khó có thể có được thay đổi ôn hòa như đã xẩy ra tại Miến Điện.
Con Đường Bạo Lực Cộng Sản Việt Nam
Trong tình trạng khủng hỏang tòan diện dẫn đến sụp đổ thay vì chấp nhận chuyển đổi ôn hòa, đảng Cộng sản đã chọn con đường bạo lực. Bế mạc Hội nghị 8, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố phải: “…có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa…khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác; phòng, chống có hiệu quả các nguy cơ chiến tranh, xung đột trên các hướng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập…”
Tuyên bố như trên chỉ xác định đảng Cộng sản sẽ tiếp tục con đường đàn áp dân oan mất đất, đàn áp tín đồ tôn giáo đòi tự do tôn giáo, đàn áp người yêu nước, yêu dân chủ, đàn áp mọi bất đồng. Như trường hợp Mỹ Yên thay vì chọn phương cách đối thọai ôn hòa, cộng sản đã thẳng tay đàn áp giáo dân, rồi cho diễn tập chống khủng bố ngay tại địa phương. Đương nhiên tức nước vỡ bờ, bạo lực sẽ tạo thêm bất ổn chính trị, dẫn đến nổi dậy của tòan dân.
Chiến tranh cũng có thể xẩy ra giữa các phe nhóm trong đảng đang công khai tranh giành quyền lực và quyền lợi, hay do các biến động tại Bắc Hàn và Biển Đông dẫn đến chiến tranh khu vực Á Châu.
Mọi biến động đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại Trung Quốc. Vì thế cũng có thể xẩy ra trường hợp Trung cộng mang quân đánh chiếm một phần phía Bắc Việt Nam. Điều may mắn là chính đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang lâm vào khủng hỏang tòan diện dẫn đến sụp đổ. Trường hợp Trung Quốc sụp đổ trước sẽ dẫn đến sụp đổ dây chuyền của cộng sản Việt Nam.
Cộng Sản Lợi Dụng Cái Chết Của Võ Nguyên Giáp
Bế mạc Hội Nghị 8, Nguyễn Phú Trọng cho biết phải “Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha“. Tuần qua cái chết của Võ Nguyên Giáp một người cộng sản mang nhiều huyền thọai đã được tận tình khai thác. Sự rầm rộ khai thác lại bộc lộ sự bất lực và bế tắc của những người hiện đang cầm quyền. Không lâu cái chết của ông Giáp sẽ đi vào quên lãng để mọi người phải đối đầu với thực tế đang xảy ra hằng ngày.
Chuẩn Bị Cho Chuyển Biến Chính Trị
Nói tóm lại nhiều yếu tố cho thấy đảng Cộng sản sẽ sụp đổ, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào và sự việc xẩy ra vô cùng nhanh chóng. Điều quan trọng là chúng ta làm sao gì để chuẩn bị cho việc ấy xảy ra sớm hơn và ít nguy hại cho đất nước.
Hơn 7 năm về trước Khối 8406 đã tiên phong phát động phong trào công khai và ôn hòa đấu tranh đòi tự do dân chủ. Đến nay việc đấu tranh đã chuyển sang một bước mới, với sự hình thành và phát triển của nhiều nhóm, nhiều tổ chức dân sự: Liên Tôn, Nhóm 72, Nhóm Công Dân Tự Do, Nhóm Tuyên bố 258, Câu lạc bộ No-U.
Mặc dù các tổ chức dân sự không nhằm mục tiêu tham gia một chính quyền dân chủ hậu cộng sản. Các tổ chức Xã hội Dân sẽ đóng góp rất nhiều cho việc hình thành một hiến pháp tự do, làm hậu thuẫn cho các chính đảng dân chủ và là nguồn cung cấp những nhân sự lãnh đạo cho một Việt Nam tự do.
Các chính đảng dân chủ trong thời gian qua cũng đang phục hồi, phát triển và tìm cách liên kết hành động. Trong số các đảng chính trị có Đảng Dân Chủ Xã Hội do Đức Hùynh Phú Sổ sáng lập ngày 21-9-1946, có 1 hậu thuẫn rộng rãi của bảy triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Chính vì thế trong diễn văn bế mạc Hội Nghị 8 Nguyễn Phú Trọng đã phải chính thức tuyên bố không để hình thành các tổ chức đối lập.
Hải Ngọai giữ vai trò yểm trợ từ việc ngọai vận, đến truyền thông, từ vật chất đến tinh thần. Khi đảng Cộng sản gia tăng đàn áp nhân quyền thì chúng ta cũng cần gia tăng việc ngọai vận để buộc đảng Cộng sản phải tôn trọng những gì họ đã ký kết với Quốc Tế.
Nói đến truyền thông, cũng cần nhắc đến sự đóng góp của Đài Phát Thanh Âu Châu Tự Do đã phá vỡ bức tường sắt Đông Âu. Hiện nay chúng ta có được Đài Á Châu Tự Do, chương trình Việt Ngữ đang vận động chính phủ Hoa Kỳ để tăng số giờ phát thanh từ 2 giờ lên 5 giờ mỗi ngày. Một việc làm cần được hổ trợ vì truyền thanh giúp những việc xẩy ra nhanh hơn và tốt hơn.
Không riêng Đài Á Châu Tự Do, chúng ta cần hổ trợ tất cả các đài phát thanh hướng về Việt Nam, các diễn đàn mạng tự do. Truyền Thông là mặt mạnh nhất hải ngọai chúng ta có được.
Việc nước là việc chung, vì thế mỗi người trong chúng ta cần sửa sọan để chủ động thực hiện những việc làm tốt nhất trong hòan cảnh, điều kiện và khả năng của mình.
Muốn hành động có kết quả mỗi người, mỗi tổ chức cần hiểu, cần chấp nhận, cần tôn trọng và cần bảo vệ sự khác biệt của nhau. Những yếu tố trên vừa là nguyên tắc căn bản của dân chủ và cũng là điều kiện để chúng ta có thể liên kết hành động buộc đảng Cộng sản phải chịu thua.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi

CÓ "HẬU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI" CHĂNG ? - Kỳ 1

* ALAN CHARLES KORS *
(Lê K. Hiển dịch, Ðông Hiến hiệu đính)
Kỳ 1 
Không có "hậu chủ nghĩa xã hội" trong đời chúng ta, hoặc đời con chúng ta, sẽ không có cái gọi là "hậu chủ nghĩa xã hội" (!?).
Ngay sau Đại nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust) và sự sụp đổ của chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa kỳ thị người Do Thái đã phần nào im hơi lặng tiếng, hổ thẹn vì đã chường ra bộ mặt xấu xa nhất, thể hiện dưới hình thức quyền lực nhà nước thực sự.
Ngay sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, vốn dĩ là cơ hội hiện thực nhất để chủ nghĩa xã hội thử nghiệm quyền lực toàn diện, chủ nghĩa xã hội cũng phải im hơi lặng tiếng, nhưng chỉ trong chốc lát.
Tuy nhiên, những nguyên cớ dẫn đến chủ nghĩa xã hội ở Tây phương vẫn còn mãi với chúng ta, đó là sản phẩm của sự hội tụ hai thành tựu xuất sắc: một hệ thống kinh doanh tự do cởi mở và một thể chế chính trị dân chủ. Thành tựu thứ nhất tạo ra của cải vật chất làm thay đổi hoàn toàn những giới hạn của con người, nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh tính ghen tỵ đặc biệt sâu sắc.
Alan Charles Kors
Thành tựu thứ hai thì lại tạo ra cho những người có tham vọng một con đường để đạt được quyền lực, dưới hình thức kêu gọi nhà nước dân chủ phải nhân danh công bằng xã hội mà thâu tóm và tái phân phối của cải.
Như Friedrich Hayek và Ludwig von Mises đã từng hiểu một cách toàn vẹn, của cải dồi dào do hệ thống kinh doanh tự do cởi mở mang lại đã làm cho những thành phần vô tích sự tin rằng những của cải ấy vốn sẵn có, là "của trời cho", ai lấy cũng được. Và rồi luận thuyết nói với hy vọng có gắn niềm tin: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”; nhưng suy cho cùng, cũng là con người với nhau cả, ai làm? Ai hưởng? Thường là con ngườii mang bản chất bẩm sinh thích hường thụ hơn là thích làm việc; thì câu hỏi đó trả lời sao đây?
Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là bãi bỏ tư hữu, tư lợi, và bãi bỏ trao đổi tự nguyện giữa các cá nhân với nhau.  Nhưng, hưởng thụ lại là nhu cầu của cá nhân?
Điều đó có nghĩa là việc tổ chức sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ - tức là những thành quả của phát minh, sáng kiến, tư duy, sự can đảm, tài năng, và sức lao động của con người - sẽ được thực hiện dưới bàn tay của các nhà hoạch định chính trị, những người được cho rằng vừa nắm vững nguyện vọng của quần chúng, vừa biết cách đáp ứng những nguyện vọng đó. Và họ tự cho mình quyền lực để chỉ huy, quản lý, quản trị, điều hành và cả…sự ban phát. Thế thì tự bản thân nó đã sinh ra một thể chế, cái mầm bất công và thiếu bình đẳng, nghĩa là đụng đến nhân quyền! Nghĩa là xoá bỏ giai cấp, nhưng vẫn còn chính trị, còn kẻ sai khiến, kẻ có quyền ban phát theo ý riêng, áp đặt chủ quan có thế lực, và người bị sai bảo, tức là vấn đề của tự do. Chủ nghĩa xã hội cũng có nghĩa là tài sản riêng sẽ bị quốc hữu hoá và của cải sẽ được phân phối bởi những người làm kế hoạch dựa trên những tiêu chuẩn do chính những người nầy xác định. Chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa mà bất kỳ đứa bé con nào cũng hiểu. Đó chính là việc lấy đồ của người khác. Đó cũng chính là câu chuyện giết con gà đẻ trứng vàng một cách hồ đồ và ngu tối. Câu chuyện này sở dĩ đã đi vào văn học dân gian và mang tính trường cửu chính là vì nó đã phản ánh một cái gì thật sâu xa trong bản chất của con người. Vì thế, trên thực tế, ta chỉ có thể nói đến "hậu chủ nghĩa xã hội" một khi đã loại bỏ được lòng thèm muốn, sự oán giận, bạo lực, sự thiếu lý trí, và tham vọng chính trị trong các công việc của chúng ta. Điều này, tuy nhiên, chỉ có thể có được trong một thế giới khác.
Sẽ không khó khăn, - thật ra ngay bây giờ cũng không khó khăn gì lắm - để cho chủ nghĩa xã hội, khi cần thiết, tự đổi cái tên ‘xưa xưa là lạ’ đó một chút trong khi vẫn hun đúc lòng tị hiềm, tham lam, vọng tưởng, và cơn cuồng vọng muốn kế hoạch hoá cuộc sống của người khác thành một chương trình hành động đầy sức mạnh về chính trị, kinh tế, và cuối cùng là văn hoá. Giờ đây, toàn bộ giấc mơ và niềm xác tín thiên niên của chủ nghĩa xã hội thời thế kỷ thứ mười chín có lẽ không còn hiệu nghiệm để sách động đám đông, các đầu lĩnh, hay những kẻ muốn tử vì đạo, nhưng các giá trị và nguyên động lực nền tảng của chủ nghĩa xã hội vẫn còn mạnh mẽ và năng động.
Vào giai đoạn này, một giai đoạn "hậu chủ nghĩa xã hội", các nhà chính trị, những kẻ mỵ dân,vẫn và sẽ thành công trong việc kêu gọi chống lại quyền tư sản, lợi nhuận, tự do kinh tế, và "thị trường". Chính nhờ "hậu chủ nghĩa xã hội", mà Lionel Jospin và Đảng Xã hội của ông ta đã nắm được chính quyền tại Pháp, trên chiêu bài tạo thêm công ăn việc làm bằng cách khống chế số giờ được làm việc mỗi tuần trong khi vẫn giữ nguyên mức lương. Chính nhờ "hậu chủ nghĩa xã hội", mà học thuyết "Con đường thứ Ba" đã giành được uy tín và ảnh hưởng, trong khi một trong những "con đường" bị bỏ quên lại là con đường dựa trên tự do kinh tế trao đổi tự nguyện. Cũng chính do "Hậu chủ nghĩa xã hội" mà chúng ta chứng kiến một đất nước tự do nhất trên thế giới lại bị cuốn vào tình trạng kế hoạch hoá tập trung các dịch vụ bảo vệ sức khoẻ và phân phối dược phẩm. Cũng chính do "hậu chủ nghĩa xã hội" mà chúng ta thấy quyền kiểm soát đời sống kinh tế ngày càng được phó thác nhiều hơn cho những ‘nhà lãnh đạo’ có quyền lực đứng lên tren những nguwòi khác, không thuộc tầng lớp lao động (mà quy luật đã chi rra xu hướng muốn toàn trị, chuyên chế ngày càng gia tăng) , những hội đồng quốc tế gồm những người được mệnh danh là chuyên gia.
Những sự kiện trên lại xảy ra lúc mà ai cũng nghĩ rằng hệ thống tự do kinh doanh đã đắc thắng, trong khi các nền kinh tế tập trung đã thất bại thê thảm. Do đó, sẽ là ngu muội nếu tin rằng trong tương lai con người sẽ ít bị mê hoặc hơn bây giờ bởi những học thuyết mị dân, bởi lòng ghen tỵ, và bởi huyền thoại kế hoạch hoá. Không có cách gì để nhận định chắc chắn tương lai sẽ thuộc về ai.
Ta phải lưu ý đến bài tựa Mises viết cho ấn bản lần thứ nhì (1951) của tác phẩm kinh điển của ông về chủ nghĩa xã hội, Die Gemeinwirtschaft: Untersuchungen über den Sozialismus (1922). Mises đã cảnh cáo chúng ta đừng lầm lẫn giữa những "sự kình địch giữa các phong trào toàn trị khác nhau" - cuộc đối đầu giữa các nhà chống cộng sản trên sách vở (ví dụ như những người theo Vận hội Mới (New Dealers) và những người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu) và những người cộng sản - với một cuộc tranh chấp sâu sắc hơn, "cuộc tranh chấp ý thức hệ lớn của thời đại của chúng ta", - tức là cuộc đụng đầu giữa những người ủng hộ "kinh tế thị trường" và những người ủng hộ "quyền lực nhà nước toàn trị."[1] Mises đã lầm lẫn, ngay trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, khi ông coi nhẹ các tranh chấp giữa một bên là những người New Dealers và những người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu với bên kia là những người Bôn-sê-vic; lầm lẫn bởi vì có giành được tự do cá nhân cho con người hay không, là tuỳ thuộc vào việc chủ nghĩa cộng sản có bị đánh bại hay không. Ông cũng đã sai lầm khi - đối diện với một chủ nghĩa cộng sản trong đó con người chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh - lý luận rằng để cho một tập đoàn kỹ sư kinh tế này hay một một tập đoàn kỹ sư kinh tế nọ kiểm soát cỗ máy kế hoạch của nhà nước thì cũng vậy thôi, không có khác biệt gì đáng kể. Dường như Mises không bao giờ hiểu một cách toàn vẹn - nếu ông có hiểu đi nữa - tính bất khả phân giữa quyền tư hữu trên mọi lãnh vực và sự tự do về kinh tế. Tuy nhiên, xét chung cuộc, ông đã đúng khi cho rằng, rốt cuộc tự do vẫn tuỳ thuộc vào kết quả của cuộc chiến đấu giữa một bên là quyền tư hữu, tư doanh, sản xuất và trao đổi tự nguyện, và một bên là kế hoạch hoá tập trung.
Hayek và Mises đã gặp nhau ở chỗ họ tin tưởng rằng sự kế hoạch hoá từ trung ương có một lô-gích kinh tế, xã hội, ý thức hệ, văn hoá, và tối hậu là toàn trị hoá. Về mặt lý thuyết kinh tế cơ bản, cả hai đã hiểu được tính chất quá ư hiển nhiên của một điều mà nhiều nhà trí thức Tây phương đương đại vẫn xem như một ý nghĩ ngờ nghệch: đó là, một xã hội và kinh tế càng phức tạp thì việc kế hoạch hoá tập trung càng trở nên bất khả thi và không ăn khớp. Một khi không có cơ chế giá cả để phản ánh các lựa chọn của cá nhân thì xã hội sẽ không có biện pháp hữu hiệu để phát hiện và phân phối các kiến thức về kinh tế, hoặc để phối hợp các hoạt động của nhiều tác nhân riêng lẻ, hướng tới sự thoả mãn những nhu cầu của con người. Sâu sắc hơn nữa, cả Hayek lẫn Mises - khi nói về những hậu quả sâu sắc nhất đối với đời sống và xã hội - đều đã hiểu rằng sự hoạch định từ trung ương đã đặt chúng ta, theo lời của Hayek, vào Con đường đến chế độ nông nô.
Vào những năm cuối của thập niên 1920, những người cộng sản bắt đầu phân biệt giữa "chủ nghĩa xã hội" và "chủ nghĩa cộng sản". Chia tay với Marx, người có vẻ đã dùng chung hai khái niệm trên một cách không phân biệt, Đảng Cộng sản Liên Xô - và do đó, phong trào cộng sản quốc tế - đã lập luận rằng "chủ nghĩa xã hội" là một thời kỳ quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và "chủ nghĩa cộng sản" tối hậu. Trong chừng mực nào đó, tác phẩm của Hayek, Con đường đến chế độ nông nô (1944) - thật ra tác phẩm này còn tải rất, rất nhiều ý khác nữa - có thể được xem như là một luận cứ đã được khẳng định, theo đó, dù có chủ ý hay không, "chủ nghĩa xã hội dân chủ" chỉ có thể là một thời kỳ quá độ đến một cái gì khác.[2] Tuy nhiên, cái gì khác đó không phải là một thế giới không tưởng, nhưng lại là một cái gì tương tự như chủ nghĩa cộng sản Sô Viết, một chủ nghĩa toàn trị ra đời sau khi tự do kinh tế và xã hội đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Cốt lõi của luận cứ trên nằm trong chương "Tại sao những kẻ tồi tệ nhất lại ngoi lên được những địa vị cao nhất," một chương có thể làm lạnh gáy người đọc, có tính quy nạp hoàn chỉnh, và, vì khả năng dự phóng của nó, còn có tính tiên tri…
(còn tiếp)
----------------
[1] Ludwig von Mises, Chủ nghĩa xã hội: Một phân tích kinh tế và xã hội học (Socialism: An Economic and Sociological Analysis), dịch. J. Kahane (Indianapolis, IN: Liberty Classics, 1979), 1-2.
[2] F. A. Hayek, Con đường đưa đến chế độ nông nô (The Road to Serfdom) (Chicago: University of Chicago Press, 1944).
-------------
(*) - Alan Charles Kors ( sinh ngày 18 tháng 7 năm 1943 ) là giáo sư lịch sử tại Đại học Pennsylvania. Ông đã nhận được cả hai giải thưởng Quỹ Lindback và Đài tưởng niệm giải thưởng Ira Abrams cho giảng dạy đại học xuất sắc . Tiến sĩ Kors tốt nghiệp summa cum laude từ Đại học Princeton vào năm 1964 , và ông nhận bằng cử ( năm 1965 ) và Tiến sĩ (1968) từ Đại học Harvard , trong lịch sử châu Âu . Ông là Henry Charles Lea giáo sư lịch sử tại Đại học Pennsylvania .
Năm 1992 Tổng thống George HW Bush đã bổ nhiệm ông vào Hội đồng Quỹ Quốc gia của các ngành nhân văn . Ông đã được xác nhận bởi Thượng viện Hoa Kỳ và phục vụ trong ủy ban trong sáu năm.
Năm 2005, Tổng thống George W. Bush trao Huân chương Kors Nhân văn Quốc gia của mình " học bổng , sự tận tâm với các ngành nhân văn , và ... bảo vệ tự do học thuật .
 Năm 2006, ông là T.B. Davie Memorial Giảng viên về tự do học thuật tại Đại học Cape Town, Nam Phi .
Ông đã phục vụ trong các ban của Hội Lịch sử và Hội Mỹ Nghiên cứu của thế kỷ XVIII và hiện đang phục vụ như một khách của Ralston College.

Nhân việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam, bàn về "giao thoa" văn hóa

Trần Quốc Quân
Viện Khổng Tử đã được thiết lập ở 40 quốc gia
Không ai phủ nhận nền văn hóa Trung Hoa là vĩ đại, là có sức lan tỏa lớn và có rất nhiều điều đáng phải học tập. Nhưng trong nền văn minh nhân loại không chỉ có văn hóa Trung Hoa mà bên cạnh đó còn có nhiều nền văn hóa khác cũng không kém vĩ đại như văn hóa Ấn Độ, văn hóa Lưỡng Hà, văn hóa Hy – La và thời hiện đại là văn hóa Pháp, văn hóa Mỹ…Tất cả các các nền văn hóa ấy phải được trân trọng, phải được coi là di sản chung của nhân loại, phải được giữ gìn và phát triển.


Không quá chủ quan, tôi tự nhận là người yêu văn hóa Trung Hoa. Bằng chứng ư? Tôi đã đọc (thậm chí gần như nhớ) các tác phẩm đại thụ của nền văn học Trung Hoa cổ đại, trung đại và cận đại như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây du kí, Hồng Lâu Mộng…Tôi thuộc sử Tàu không thua sử Việt. Ngày bé tôi thích được đi cắt tóc ngay cả khi tóc còn ngắn, chưa đến kì, chỉ bởi vì hiệu cắt tóc có bộ truyện tranh Tam quốc diễn nghĩa mà thằng bé là tôi mê mệt. Thời sinh viên tôi say sưa truyền tay nhau đọc tất cả bộ chưởng Kim Dung. Cho đến bây giờ cũng như về sau, tôi vẫn không hết ngưỡng mộ nền văn hóa Trung Hoa. Dân tộc Nhật Bản vốn rất tự hào về nền văn hóa của mình cũng phải công nhận nền văn hóa của họ được thừa hưởng nhiều tinh hoa của nền văn hóa Trung Hoa (nhất là từ đời nhà Đường, Trung Quốc).
Tôi ghét chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cực lực phản đối tư tưởng Sô Vanh và không bao giờ cổ vũ cho tinh thần đối đầu dân tộc. Nhưng tôi có quan điểm riêng về xung đột văn hóa. Ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa không có nghĩa là sùng bái nền văn hóa ấy.
Trong lịch sử, ít có dân tộc nào trên thế giới bành trướng trên mọi phương diện thành công bằng chính sách đồng hóa văn hóa như dân tộc Đại Hán. Theo sử sách, thủy tổ của dân tộc Hán trước đây chỉ cư trú tại vùng Hoa Hạ, lưu vực sông Hoàng Hà trên một diện tích chỉ bằng nước ta hiện nay mà dân tộc Hán gọi một cách ngạo mạn là Trung Nguyên (nghĩa là đất trung tâm). Trải qua hơn 5 nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc ấy dần thôn tính các dân tộc khác vừa bằng vũ lực, vừa bằng truyền bá và đồng hóa văn hóa để đến bây giờ dân tộc ấy trở thành một dân tộc thống nhất đông dân nhất thế giới, có tới hơn 1 tỷ dân trải trên lãnh thổ rộng hơn 9,5 triệu kilomet vuông. Trong lịch sử, thế mạnh nhất của dân tộc Hán không phải là chiến tranh mà là văn hóa. Bằng chứng là gần 2 nghìn năm nay, dân tộc ấy phải xây nên một Vạn Lý Trường Thành dài hơn 6 nghìn kilomet để ngăn chặn sự lấn chiếm của dân tộc Hung Nô trong nhóm mà người Hán gọi khinh miệt là man di mọi rợ. Bằng chứng là gần một nghìn năm nay Trung Quốc bị ba quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn xâm chiếm và nô dịch là Mông Cổ (gần một trăm năm), Mãn Châu ( gần bốn trăm năm) và Nhật Bản. Nhưng trong lịch sử cổ đại và trung đại, hầu hết các dân tộc nô dịch được Trung Quốc đã phải trả một giá rất đắt, đó là mất nước, đó là xóa sổ dân tộc, đó là bị thôn tính cả nền văn hóa và bị đồng hóa hoàn toàn.
Nằm bên cạnh một nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại vừa là một diễm phúc lớn vừa là bất hạnh lớn, vừa là cơ may vừa là thách thức đối với dân tộc Việt Nam. Trải qua 1 nghìn năm Bắc Thuộc, Việt Nam giành và giữ được nền độc lập hơn 1 nghìn năm nay và không trở thành một bộ phận của Trung Quốc, không trở thành nạn nhân hòa tan vào dân tộc Đại Hán chính là nhờ sức sống của văn hóa Việt, là nhờ bản sắc riêng có của văn hóa Việt. Vừa tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, dân tộc Việt Nam luôn phải giữ gìn và phát huy được những bản sắc riêng có về văn hóa của dân tộc mình. Đánh mất văn hóa đồng nghĩa với đánh mất dân tộc. Trong thời đại bùng nổ thông tin, văn hóa ngày càng trở thành vũ khí mềm và quyền lực mềm lợi hại.
Đừng bao giờ quên lời cảnh tỉnh của nhà báo Phu Xích „ Nhân loại, hãy cảnh giác!”.
Dân tộc Việt Nam hãy cảnh giác!
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả


ĐỐI THOẠI VỚI BÀI “NGUYÊN LÝ CHÂN LÝ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ” CỦA BS – BÀ ĐẦM XÒE

                                                                  Nguyễn Hoàng Đức
 .
Xin có lời trao đổi lại với BS của Bà Đầm Xòe khi đối thoại với bài “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí Việt quá yếu, không có khả năng công bằng” của tôi.
Trước hết tôi bất đắc dĩ phải đối thoại với người có tên là BS nghe nó cộm lên như phải đối thoại với comment dấu mặt. Trong ngoại giao người ta lấy tướng đối tướng, quân đối quân, đem comment ra đọ với comment, đằng này tôi phải đọ với anh BS chẳng khác nào quân chính qui đọ với quân du kích, quần sắn móng lợn, bắn được một hai phát đòm đòm rồi chạy. Vấn đề của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vấn đề rất lớn, đó như một vũ đài mà tôi muốn người tranh luận phải có tên đeo số đàng hoàng, “đánh” vậy mới đã, khi xong còn biết kẻ thua người thắng , chứ không lại ù ù cạc cạc, nghe như trận chiến của vài con vịt, chán lắm. Nhưng BĐX và tôi là chỗ thân tình chẳng lạ gì nhau nên tôi đành thượng đài đấu với một bên đeo mặt nạ.
Bài của BS – BĐX có cái tên rất to tát như “NGUYÊN LÝ CHÂN LÝ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ”, nhưng cả bài chẳng đề cập gì đến chân lý hay nguyên lý cả. Nói “nguyên lý chân lý” không bao giờ là “chân lý” thì có khác gì bảo “thịt lợn không phải là lợn”. Nguyên lý là cái xuyên suốt vạn vật vậy mà chân lý sau khi đi qua nó lại không còn là chân lý nữa thì chân lý có phải là đồ giả không? Tôi nghĩ đây không phải là thế mạnh của BS, mà chỉ là cách trưng diện cái không thuộc sở trường của mình?!
BS không đưa ra luận cứ cụ thể nào của mình, nghĩa là lên đài không có chính kiến mà lại đưa ra 5 câu hỏi, tôi xin trích cả lại đây:

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu trận đánh? Thắng thua mỗi trận thế nào?
2. Tại sao chiến dịch kéo dài quá lâu, gây tổn thất quá lớn về nhân mạng?
Do khách quan hay do yếu kém về khả năng chỉ huy?
3. Ai chỉ huy chiến dịch?
4. Chiến thuật trong mỗi trận đánh do ai thiết kế? Ai quyết định? Hay hay dở?
5. Súng ống, đạn dược ở đâu ra? Nếu do viện trợ thì ai viện trợ? Tại sao viện trợ?
Về các câu hỏi này tôi xin nói: chúng là thông tin (informations) chứ không phải nhận thức. tôi nghĩ cuộc đối thoại của chúng ta những người trưởng thành thì phải ở mức “ban tham mưu” chứ không phải thông tin. Thông tin được đưa về qua các lên lạc viên, điện thoại, báo chí hay vệ tinh, để cho ban tham mưu xử lý đưa ra phán đoán, thì đó mới là bộ não của lãnh đạo. Còn nếu thông tin chỉ là thông tin thì nó là các ngăn kéo lưu trữ mốc meo không có gì để bàn. Để biết thông tin xin BS tìm gặp các cơ quan lưu trữ hay gõ Google. Người Pháp lưu nhiều số liệu về Điện Biên Phủ có lẽ còn tốt hơn Việt Nam. Vậy mà căn cứ trên những số liệu đó, họ đã không ngừng xác định Đại tướng VN Giáp là một thiên tài quân sự đã lãnh đạo và đánh thắng trận Điện Biên Phủ.
Theo các triết gia “câu hỏi không bao giờ sai”. Muốn hiểu sao Hỏa người ta phải tiến hành biết bao công nghệ vũ trụ và nghiên cứu. Nhưng để hỏi chỉ cần khẽ nhếch môi: trên sao Hỏa thế nào và có những gì nhỉ? Khi tôi đã viết bài trước, thì BS cứ thế thấy điểm nào chưa ổn thì phản biện, việc gì lại đi đặt câu hỏi lại. Trong môn bóng bàn khi người ta đã service cho mình, thì cứ thế đánh trả, việc gì lại hỏi lại hay bắt đánh lại nữa???
BS còn đặt câu hỏi thế này “Thắng như thế nào mới là điều kiện để đánh giá?” Thắng – thua là khái niệm kinh điển, hỏi thế khác nào hỏi “điểm” là gì? Còn thắng thế nào ư, quân do tướng Giáp chỉ huy đã leo lên nóc hầm tướng De Castries phất cờ, chui vào hầm tiếp quản tài liệu, bắt sống toàn bộ ban chỉ huy… như vậy không phải những thứ thực chứng sờ sờ ư?
Còn chiến thắng mà không phải hy sinh ư? Có phương ngôn “có chiến thắng nào không phải trả giá”. Người phương Tây còn nói “Muốn ăn ốp lếp thì phải đập trứng”. Chẳng lẽ muốn ăn ốp lếp mà quả trứng vẫn còn nguyên.
Tôi nghĩ chấp nhận người khác cũng có gì khó lắm đâu vì “cái gì của Sê da hãy đem trả Sê da”, làm sao tôi có thể không chấp nhận Đặng Thái Sơn chơi piano giỏi, Ngô Bảo Châu giỏi toán học, và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm quân tài ba? Thắng trận có nhiều kiểu thắng, thắng nhẹ nhàng thì ít hy sinh, thắng sát nút thì sứt đầu mẻ trán, dù sao vẫn là thắng. Trong chiến trận kẻ thắng thì luôn hơn kẻ thua. Tất nhiên đó là khía cạnh quân sự chứ không phải khía cạnh nhân đạo. Nhưng bàn về nhân đạo thì lại sang chuyện khác và lạc đề mất rồi. Muốn có tâm hồn khoa học thì không nên lạc đề.
Tôi xin trao đổi những gì chính yếu. Và tôi thấy thế cũng đủ nhiều, đủ rõ. Anh BS lần sau  nên đưa ra chính kiến của mình. Tôi xin hỏi BS một câu thật rõ ràng: anh đề cử ai là tướng giỏi nhất Việt Nam trong thế kỷ 20. Chỉ một câu này thôi nếu BS không thích hợp trả lời, thì tôi nghĩ chúng ta chẳng còn lý do nào để đối thoại nữa. Cám ơn!
NHĐ  17/10/2013
Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét