Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Lượm lặt - Khi công an trở thành người bị trói

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Phạm Chí Dũng: Khi công an trở thành người bị trói (BBC/DĐXHDS).
Tập đoàn điện lực Việt Nam: Độc quyền – đặc lợi – tội đồ -Phạm Chí Dũng – (Boxitvn /ttxcc)


   <<<=== -BỘ MẶT “KHIÊM NHƯỜNG” DỄ SỢ CỦA NGÀI THỦ LĨNH ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG LÝ KHẮC CƯỜNG  -Cựu Chiến Binh- (Boxitvn /ttxcc)
Tự do luôn luôn là tự do của người có quan điểm khác  =Phạm Hải Hồ- (Boxitvn)
Thư của bà Nguyễn Thị Dương Hà- (Boxitvn)   -Bauxite Việt Nam nhận được thư và bốn tư liệu của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, tố cáo việc Trại giam số 5 Bộ Công an tại Yên Định, Thanh Hóa thu giữ tranh của ông Cù Huy Hà Vũ một cách vô lối, khiến ông Cù Huy Hà Vũ sau khi cảnh báo giám thị trại giam đã phải tuyên bố đấu tranh bằng cách tuyệt thực từ ngày 15 tháng 10 năm 2013.
Bauxite Việt Nam tuyên bố như sau cùng với việc đăng những thông tin được luật sư Nguyễn Thị Dương Hà gửi tới.
Du hành Đông Nam Á, lãnh đạo Trung Quốc rạng ngời hơn Kerry  -Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên    -(Defend the Defenders)  -JANE PERLEZ  -The New York Times
Biên bản làm việc của bà Nguyễn Thị Dương Hà vợ Ts Cù Huy Hà Vũ với Trại giam số 5  -(Defend the Defenders)
Đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Dương Hà về Hành vi vi phạm pháp luật của Giám thị Trại giam số 5-BCA đối với Ts Cù Huy Hà Vũ  -(Defend the Defenders)
Sự tiếc thương của người dân VN đối với đại tướng cũng là dịp để thế giới thấy rằng…..  (Nguyễn đăng Hưng)
Những vị lãnh đạo cao tuổi sắp qua đời có lẽ sẽ cảm thấy má mình bỏng rát như bị tát khi nhìn thái độ mà…. (Nguyễn đăng Hưng)
Phong Nguyên soái cho Đại tướng? Rất không nên!  -Lê Thanh Phong –(Báo Lao động  /Quechoa)

Bùi Minh Quốc ấy không phải là nhà thơ Bùi Minh Quốc  -(Quechoa)   -Một vài suy nghĩ về “hiện tượng”những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp  – Bùi Minh Quốc   -Theo Viet-  studies
Nhà thơ Bùi Minh Quốc===>>>
Tôi khẩn nhờ Quê Choa kính báo với bạn đọc : đây không phải là bài tôi viết tuy nội dung có một số điều tương đồng với ý kiến của tôi đã bày tỏ rải rác trong các bài tôi viết đã công bố trước đây hoặc trao đổi giữa một số bạn hữu.Tôi cũng chưa kịp liên lạc với giáo sư Trần Hữu Dũng để hỏi xem giáo sư nhận được bài từ địa chỉ e-mail nào.
Kính báo
BÙI MINH QUỐC

Ông Hai Say và chuyện uống trà  (QLB)    —–Việt Nam cần đột phá “công nghệ” chính trị  (QLB)

Khủng hoảng và chính sách chuyển trục »  -  -(ĐCV) - Hoa Kỳ có đủ quyết tâm và năng lực để chuyển trọng tâm sang vùng Thái Bình Dương trong hoàn cảnh chính trị nội bộ chia rẽ …..
Tâm sự người vợ tù »  -  -(ĐCV)  - Có phải từ ngày Điếu Cày chuyển vào trại, sợ mối liên kết bền chặt giữa 4 người trong một phân trại sẽ bất lợi cho chúng trong lĩnh vực đối phó với…
Nguyễn Văn Sơn: Phản hồi bài viết của Lê Nguyên Hồng về “Triển lãm Thuyền nhân Việt” »  - - Chủ đề của cuộc triển lãm là Escape from Vietnam (Vượt biên từ Việt Nam) chứ không phải chuyện người Việt định cư ở Úc…
-(Danluan)
Ulara Nakagawa – Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các Viện Khổng học (1)-(Danluan)
Phạm Chí Dũng – Khi công an trở thành người bị trói-(Danluan)    —-Anh Gấu Phạm – Hoàng tử và Đại tướng (4)-(Danluan)
Phọt Phẹt – Bệnh phu An Nam-(Danluan)   —–Dove – Lên xe ôm, thế là đi… Đà Lạt-(Danluan)

Malaysia thành lập căn cứ hải quân mới trên Biển Đông  (Infonet)

VN quyết làm điện hạt nhân đến cùng  -(BBC)  -Việt Nam kiên quyết theo đuổi kế hoạch phát triển điện hạt nhân đầy tham vọng bất chấp lo ngại về độ an toàn của công nghệ.
Dự án điện hạt nhân đầy tham vọng của Việt Nam  (RFA)   —Việt Nam xúc tiến tham vọng hạt nhân bất chấp quan ngại về an toàn  (VOA)

Bốn người Việt chết vì máy bay rơi ở Lào  -(BBC)     —-Nguyên nhân tai nạn máy bay ở Lào do thời tiết xấu (VOA)  Dàn phó thủ tướng VN ‘bớt một thêm hai’  (BBC)   —-Việt Nam có hai Phó Thủ tướng mới vào tuần tới  (ĐV)
Đề xuất bổ nhiệm các ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng   -(GDVN)
Việt Nam ‘có khoảng 250 ngàn nô lệ’  (BBC) -Khoảng 30 triệu người sống như nô lệ trên toàn cầu, riêng Việt Nam có khoảng 240-260 ngàn người.
VN ‘chưa phát huy’ hết tài Tướng Giáp  (BBC /nghe)  -Đại tá Nguyễn Văn Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói Đảng Cộng sản chưa tận dụng hết khả năng của vị tướng.
Nước Pháp trên con đường tái chinh phục Việt Nam  (RFI)
Chuyển hồ sơ EVN ‘phải chờ Thủ tướng’  (BBC) -  Bộ Công an đề nghị chuyển hồ sơ vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam để điều tra nhưng Thanh tra Chính phủ chưa cung cấp vì chờ ý kiến Thủ tướng.
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ lại tuyệt thực trong tù   (RFA) -Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tiếp tục phải tuyệt thực trong nhà tù để phản đối những vi phạm của cán bộ trại giam về những quyền căn bản của tù nhân như ông.
Lo lắng và nghi ngại Học viện Khổng tử  - (RFA)   —–Đề xuất cho hỗ trợ bệnh nhân ‘cái chết êm ái’  (ĐV)
Thiếu sót, vi phạm trong Đề án “Kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ”  -(GDVN)  >>>‘Hoạt động của Bộ Giáo dục không theo nguyên tắc cơ bản’
Doanh nghiệp chưa dừng cắt giảm lao động  (Infonet)
Có Ai Về Ghé Qua Đồng Tháp  (Tưởng năng Tiến -RFA)

KINH TẾ
‘Ngày phán quyết’ cận kề, vàng lên giá (Tin tức)    —- Gạo: Mất trắng thị trường truyền thống (PLTP)
Công ty chứng khoán vay nợ “khủng” (VNEco) —- Cà phê tiếp tục rớt giá (ĐĐK)
Ôtô nhập tháng 9 tăng 60%, từ đầu năm gần bằng cả 2012  (SM)
Số lượng ô tô nhập khẩu của Việt kiều tăng đột biến  (RFA)
Vốn ODA chưa giải ngân của VN lên 17 tỉ đô la  (RFA)
Ngân hàng mua vàng đấu thầu từ tiền huy động?  (ĐV)
Sẽ mở cho nước ngoài cùng xử lý mạch máu tài chính!  (ĐV)

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 
Chính phủ Hoa Kỳ làm việc trở lại  (BBC)    —-Tổng thống Mỹ ban bố đạo luật cho phép nâng trần nợ công và mở cửa các công sở  (RFI)
Trung Quốc hoan nghênh Mỹ ra khỏi khủng hoảng  -(RFI)   —Trung Quốc hoan nghênh thỏa thuận giờ chót của Mỹ  (VOA)- Bới thế này cho nên mới hoan nghênh :   Trung Quốc sẽ “chết chùm” cùng khủng hoảng nợ của Mỹ  (Infonet)
Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra   -(BBC)  -Ông Quý Kiến Nghiệp, thị trưởng thành phố Nam Kinh, bị điều tra tội tham nhũng, theo truyền thông Trung Quốc.    —-Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra tham nhũng  (RFI)
Anh cho phép Trung Quốc là cổ đông chính trong các dự án nguyên tử -(RFI)   —-’Túi tiền to’  (BBC) -Anh cho công ty TQ nắm cổ phần ngành điện hạt nhân của Anh.    —Trung Quốc mua tàu sân bay duy nhất Anh rao bán?  (ĐV)
Cảnh sát Cam Bốt đụng độ với người biểu tình bị thu nhà -(RFI)
Syria : Đã thanh tra phân nửa số kho vũ khí hóa học -(RFI)
Iran: Tiến triển trong hồ sơ nguyên tử -(RFI)
Khủng bố bằng bom tiếp diễn tại Miến Điện -(RFI)    —-Miến Điện sẽ dân chủ hóa theo mô hình Châu Á ? -(RFI)
Pháp: Hàng ngàn học sinh biểu tình phản đối trục xuất một bạn học Kosovo -(RFI)
Thủ tướng Nhật lại cho mang lễ vật đến đền Yasukuni -(RFI)    —- Thủ tướng Nhật gửi đồ cúng tới đền Yasukuni  (VOA)
Diệt chủng tại Cam Bốt : Vai trò « trọng yếu » của Noun Chea và Khieu Samphan -(RFI)

Phạm Chí Dũng - Khi công an trở thành người bị trói

Phạm Chí Dũng
Xã hội Việt Nam năm 2013 đang trở thành chứng nhân cho sự thừa kế quy luật nhân quả của vài chục năm trước, với tâm điểm thuộc về những người mặc sắc phục và mang trên mình sứ mạng “bạn của dân”.
Không còn quá hiếm hoi hiện tượng người dân phản ứng mạnh mẽ với đối tượng được xem là “người thi hành công vụ”.
Vụ dân chúng bắt giữ và trói nghiến 5 sĩ quan và chiến sĩ cảnh sát vào tháng 10/2013 là một dấu chỉ điển hình cho kịch tính buổi giao thời.
Kịch tính trên xảy ra ở tình Hòa Bình, một trong những địa phương cộm cán về tình trạng khai thác vàng bừa bãi và nạn đầu gấu lộng hành, đã được báo chí trong nước phản ánh rất nhiều lần trong rất nhiều năm qua, nhưng vẫn chỉ chứng nhận tình hình bị mất kiểm soát hơn.
Nguyên nhân dẫn đến vụ bạo hành đối với công an hầu như được dắt dây từ tâm thế bất mãn tích tụ quá lâu, nỗi kìm nén không thể giải tỏa của người dân đối với cách hành xử thiếu công bằng và vô tâm của chính quyền địa phương. Trong nhận thức giờ đây của người dân địa phương, hầu như trong các động tác can thiệp của chính quyền và lực lượng công an đều hiện lên bóng dáng những kẻ bảo kê cho nhóm lợi ích.
Sau quá nhiều thất vọng cùng niềm tin bị đổ vỡ, sự thể tất yếu phải dẫn đến điều mà báo Đảng thường gọi là “bị giảm sút ý chí cách mạng”.
Sống còn
Sau 38 năm kể từ đỉnh vinh quang của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xã hội Việt Nam đã liên tục xuống dốc về mọi mặt, kết tụ thành một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, để giờ đây đang lao nhanh vào một dấu chuyển khác của nhân dân: cách mạng hành vi tự phát.
Cách đây không lâu, người ta cũng chứng kiến cuộc cách mạng tự phát đó xuất thần tại quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Điểm khởi đầu có tính bùng nổ của sự kiện công giáo Mỹ Yên tại Nghệ An chính là việc giáo dân bắt giữ một số nhân viên an ninh mặc thường phục. Những người giấu thẻ ngành trong cốp xe máy đã tự cho mình quyền chặn và khám xét chiếc ô tô chở giáo dân đến dự phiên tòa xử 14 thanh niên công giáo và tin lành, lập tức kích hoạt vô số uẩn ức bị dồn nén lâu ngày trong cơ thể các con chiên thiên chúa.
Nghệ An lại rất gần với Hà Tĩnh. Người ta cũng chưa thể quên một vụ phản ứng quyết liệt chưa từng thấy của người dân đối với chính quyền địa phương vào tháng 4/2011 tại huyện Kỳ Anh của ở Hà Tĩnh. Vụ việc bắt nguồn từ chuyện một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan có tên là Formosa, được sự bảo trợ của nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, đã tiến hành dự án cảng nước sâu mà do đó làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên lẫn môi trường sinh sống của người dân địa phương.

Đã có nhiều vụ đụng độ giữa công an và dân
Sau nhiều lần đơn thư khiếu nại của người dân địa phương không được giải quyết thỏa đáng, khi Formosa sử dụng thủ đoạn dùng chính quyền và cảnh sát để dập tắt làn sóng phản đối của người dân nhằm giải phóng mặt bằng thi công, hàng trăm giáo dân xã Kỳ Lợi đã bất ngờ bắt giữ 5 cán bộ và nhân viên công an – những người đang “thi hành công vụ” tại hiện trường.
Sự việc hy hữu này chỉ được giải quyết tạm ổn thỏa sau khi chính quyền thương lượng với giáo dân thất bại và các quan chức chính quyền phải dựa vào sự can thiệp của Tòa giáo phận Vinh để thả người – một chuyện tréo ngoe đến khó tin.
Trong nhiều năm qua, “những người thi hành công vụ” đã làm nên một trang sử đặc sắc về hình ảnh “công an là bạn của dân”, liên quan đến không ít cái chết và bị chấn thương nặng nề của những người dân bị công an bắt giam tại đồn. Nếu vào thời gian trước, báo chí nhà nước còn e ngại khi đưa tin về những vụ việc luôn được coi là “nhạy cảm” như vậy, thì trong vài năm gần đây, nỗi bức xúc đã trở thành tinh thần phẫn uất về nạn cường quyền không có giới hạn, kiến việc loan tin và mổ xẻ trên báo chí nhà nước đã trở thành một hiện tượng truyền thông và cũng là món ăn đắng ngắt của ngành công an từ cấp trung ương đến địa phương.
Khi nổ ra vụ việc cưỡng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng mà giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca đắc ý bình phẩm là “trận đánh đẹp”, phiên tòa xử các quan chức “ăn đất” ở Tiên Lãng cũng đánh dấu độ phẫn uất trong lòng nông dân đã lên đến cao độ. Từ nhiều địa phương, dân oan đất đai hướng về Tiên Lãng với tinh thần hiệp thông với những người đồng cảnh ngộ. Trước tinh thần sẻ chia dào dạt và tràn tính kích nổ ấy, những sắc phục công an lại như chọn cách nhảy sang phía bên kia của chiến tuyến.
Không thể nói khác hơn là tâm trạng oán hận và thù địch đối với ngành công an đang dâng cao ở Việt Nam, tại nhiều địa phương và đặc biệt tập trung vào giai tầng nông dân phải chịu thiệt thòi nhất về quyền mưu sinh.
Dự án Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một ví dụ rất sống còn. Ở nơi đây, người dân tin chắc rằng lực lượng công an đã trở thành công cụ của giới chủ đầu tư lắm tiền và lắm tham vọng cướp đất. Cũng bởi thế, cuộc xung đột mang tính đối đầu giữa nông dân với nhóm lợi ích đã mau chóng biến thành cuộc đối kháng giữa dân oan với lực lượng mặc sắc phục.
“Tử vì đạo”

Một vụ công an bắn đạn cao su khiến dân bị thương ở tỉnh Vĩnh Long
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy nông thôn Việt Nam đang tái hiện quang cảnh của làng Ô Khảm ở Quảng Đông của Trung Quốc vào cuối năm 2011. Được châm ngòi từ âm mưu cưỡng chế nhằm chiếm đoạt đất của nông dân, công an địa phương đã bắt giữ nhóm cầm đầu khiếu kiện của nông dân và gây ra cái chết của một trong những người này ngay tại đồn công an. Ngay sau đó, dân làng Ô Khảm đả phản ứng dữ dội bằng cách đóng cổng làng, tống cổ các quan chức chính quyền ra khỏi khu vực.
Về thực chất, đây là giai đoạn đầu tiên của một cuộc khởi nghĩa nông dân với quy mô nhỏ. Cuộc khởi nghĩa này lẽ ra đã lan rộng và kéo theo sự đồng thuận của nhiều địa phương lân cận khác, nhưng Bắc Kinh đã tỏ ra khôn ngoan khi tiến hành xử lý những viên chức chính quyền sai phạm và còn để cho dân làng Ô Khảm được bầu cử tự do, chọn lựa người đứng đầu cho mình.
Cho đến năm 2013, chính cựu bộ trưởng Bộ công an và nguyên ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc - ông Chu Vĩnh Khang - đã bị điều tra và đang có nhiều khả năng phải đối mặt với vòng tố tụng hình sự vì những hành vi cấu kết đậm đặc của ông ta với các nhóm lợi ích.
Nhưng ở Việt Nam lại hầu như chưa có tiền lệ như thế. Bất chấp rất nhiều sai phạm đã trở thành hệ thống xảy ra trong ngành công an, bất chấp chuyện ăn hối lộ của cảnh sát giao thông đã trở thành một trong những sẹo lồi gớm ghiếc nhất làm xấu xí dung nhan chế độ, vẫn không có bất kỳ một chiến dịch làm sạch nào được làm đến nơi đến chốn.
Trong khi giới quan chức nhà nước luôn kêu gào nhân dân phải có niềm tin với chế độ, giới báo chí đảng vẫn hàng ngày thở không ngớt về điều được coi là “thái độ phấn khởi” của người dân, thực tế lại đang diễn biến ngược chiều chưa từng thấy. Các vụ việc người dân công khai phản ứng với cảnh sát ngoài đường phố trở nên dày dạn và quyết tâm hơn. Vài ba trường hợp còn mang dấu ấn “tử vì đạo”. Vào tháng 9/2013, một nông dân ở Thái Bình là Đặng Ngọc Viết đã dùng súng ngắn giết chết vài cán bộ quản lý quỹ đất của chính quyền tỉnh này.
Nhưng dù vụ Đặng Ngọc Viết gây chấn động trong dư luận và chắc hẳn phải làm cho nhà cầm quyền ngao ngán không ít về vị thế chính trị bị thách thức đến tận giường ngủ, chỉ vài tuần sau đó vẫn xảy ra hàng loạt vụ cưỡng chế đất đai vô lối ở Văn Giang ở Hưng Yên và Trịnh Nguyễn tại Bắc Ninh. Không chỉ hiện diện công an trong các vụ cưỡng chế này, côn đồ cũng là một thực thể đang hiện tồn tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Trong tâm não của rất nhiều dân oan, côn đồ với công an đang hóa thân làm một.
Trong tâm não của rất nhiều dân oan, côn đồ với công an đang hóa thân làm một... Đường cùng của dân chúng lại rất thường là lối cùng của chế độ.
» Phạm Chí Dũng
Sự hóa thân của cái xấu càng không thể khiến cho tình hình bớt tồi tệ hơn. Phản ứng của người dân đối với công an đang manh nha tự phát và tiến dần vào xu hướng đối đầu bất chấp. Nhưng về phía mình, ngành công an nhiều địa phương vẫn như mắc nghẹn trong tâm thế bế tắc về não trạng và hành vi. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho kết luận này là sau vụ giáo xứ Mỹ Yên, tiêu chí của công an vẫn chỉ là “ngăn chặn” cùng “sẵn sàng trấn áp” mà không một chút gần gũi hơn với đồng loại.
Đường cùng của dân chúng lại rất thường là lối cùng của chế độ.
Đánh giặc!
Vụ dân trói công an mới đây ở Hòa Bình chỉ là một trong những giọt nước đầu tiên tràn ly, biểu tả cho một phong trào có tên “Hồi tố” xuất phát từ dân chúng. Kế tiếp dân chúng, giờ đây các công an viên lại trở thành nạn nhân của phần hậu quả xã hội và chính trị mà họ đã đóng góp “một phần không nhỏ”.
Hòa Bình lại rất gần với Ninh Bình – một địa phương mà vào giữa năm 2013 đã nổ ra “trận đánh đẹp” với nạn côn đồ hành dân.
“Thông báo với toàn thể nhân dân! Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. Giặc đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh giặc! Loa, loa, loa…” – tiếng kêu gọi hệt như lời hiệu triệu cứu quốc thống thiết của ông trưởng thôn Đồng Quân gào vào loa phóng thanh, đã làm cho xóm núi heo khuất ở vùng Ninh Bình bùng lên ký ức rạo rực của những năm tháng tiêu thổ kháng chiến, cùng nỗi giận bất chấp giới hạn pháp luật đối với đám cướp cạn giữa ban ngày ban mặt.

Việt Nam cần đột phá “công nghệ” chính trị

QLB (nhiều chỗ viết sai chính tả nhưng BTV không sửa để đảm bảo nguyên văn của tác giả)


Chúng ta đang chứng kiến một số hiện tượng “diễn biến” đên bất ngờ. Trên thế giới thì Trung Quốc tiến vọt về kinh tế do từ bỏ CN Mác Lê, mở cửa hội nhập với phương Tây, nhưng không thực hiên Tự do Dân chủ Nhân quyền, Đa nguyên thực chất, từ đó chủ nghĩa phong kiến bành chướng bá quyền Đại Hán được dịp khôi phục. Đó là một điều bất ngờ đối với thế giói văn minh và đối với ngay cả nhân dân Trung Quốc. Thế giới Tư bản, đứng đầu là Mỹ, sau gần hai thế kỷ tiến bộ vượt bực cả về chính trị lẫn kinh tế, xã hội, KHKT, v.v. . . , nhưng, ngoài những khuyết tật bản chất của CNTB còn rơi rớt lại, do quá chủ quan, kiêu ngạo và thiếu tầm nhìn xa . . .(một “đẳng cấp” cao hơn của những khuyết tật chính trị xã hội) nên đã xa lầy vào cuộc khủng hoảng chưa từng có về cơ cấu tài chính, phân phối thu nhập, sản xuất, tiêu sài, hưởng thụ trên mức tự làm ra quá nhiều. Còn quá trình Dân chủ hoá trên thế giới được coi là xu thế thời đại, nên những sự kiện phức tạp bất ngờ nẩy sinh không phải là từ bản chất tốt đẹp và đương nhiên của xu thế Dân chủ hoá này, mà là các lực lượng tiến bộ đổi mới ở các nước chậm tiến gần như chưa đủ (chưa chuẩn bị đủ) trí tuệ và kinh nghiệm đấu tranh, khó lường hết những phức tạp khó khăn của khuyết tật thâm căn cố đề độc tài, mất dân chủ của giới câm quyền, hoặc thói quen làm nô lệ đã thấm đến tận từng người dân đã quá kèo dài ở những nơi này . . .nên không ít người đặt dấu hỏi vào sự “tất yếu” của những bước tiến hoá, còn lực lượng bảo thủ thì dựa vào những khó khăn trục trặc cụ thể để bảo vệ những quan điểm lạc hậu, cố hữu! Trong nước ta, một tổng hợp hỗn tạp các vấn đề, từ rất văn minh tiến bộ hiện đại và cả những rất lạc hậu trì trệ bảo thủ ghê gớm của thế giới đang diễn ra lộn xộn tại đây. Chính đó là nguyên nhân của những khó khăn khôn lường mà chúng ta đang gặp phải. Một mặt, chúng ta không thể đòi hỏi giai cấp công nhân VN (như định nghĩa và thực chất của nó) có thể sáng suốt tài giỏi lãnh đạo được công nghiệp hoá, hiện đại hoá VN, tiến tới nền kinh tế trí thức để VN trở thành văn minh, giầu có (như ghi trong cương lĩnh của các Đảng CS). Nhưng mặt khác, tầng lớp ưu tú của Việt Nam (cả mới lẫn cũ, trong lẫn ngoài nước), dưới thể chế “Đảng chủ” giống như ở đất nước Xô viết đàn anh trước đây, không được giai cấp công nhân “lãnh đạo” thừa nhận là đội ngũ tiên phong, ưu tú và do đó trên thực tế không được các tổ chức Đảng trọng dụng, ngay cả khi họ đề xuất góp ý kiến xây dựng và phản biện rất tâm huyết. Dưới sự lãnh đạo độc đảng toàn trị của giai cấp công nhân, sau gần 40 năm hoà bình xây dựng, xã hội VN ngày càng đi vào ngõ cụt, mấp mé của sự hỗn loạn. Đảng CS VN hiện giờ cũng đã thấy rõ tình hình đó và nguy cơ mất vị trí lãnh đạo.

Nhưng sửa chữa thế nào thì lại là vấn đề khác. Về tổng thể thì cần nhận thức rằng, mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, xã hội tự do dân chủ, công bằng, văn minh” (XHCN hay XHDC) thì gần như nước nào, hay dân tộc tiến bộ nào cũng có, nhưng họ không cần nói nhiều. Cái khác nhau quan trọng (ăn nhau) gốc rễ là ở “công nghệ” thực hiện mục tiêu (mà ta quen gọi là “đường lối” cách mạng) mà thôi ! Cần thừa nhận rằng, “công nghệ” thực hiện ở bên TBCN là thực tế, thông minh tiên tiến hơn hẳn phần còn lại của thế giới (vì họ Dân chủ, cạnh tranh công khai, minh bạch, tam quyền phân lập, thựơng tôn pháp luật . . .). Quả thật, rất nhiều nước TBCN (dù vẫn còn rất nhiều trục trặc cụ thể) đang dẫn đầu thế giới hầu như toàn diện, vì vậy họ đang như cục nam châm cuốn hút tất cả những ai mong có một cuộc sông sung sướng hơn, kể cả nhiều con cái các lãnh tụ cộng sản ! Ở đây, tôi chỉ muốn nói thêm đến cái diễn biến “đặc thù” riêng có của Việt Nam, mà tôi đã kịp viết nguyên nhân của nó trong bức thư gửi Tổng thống Obama và nguyên thủ các nước có liên quan (đồng gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và lãnh đạo Đảng CS VN) từ giữa tháng 5, 2013, trước khi Chủ tịch nước sang thăm Mỹ ít ngày (xin xem phụ lục phía dưới trước khi đọc tiếp).

Tôi nghĩ rằng, cùng với việc thừa nhận lãnh đạo và nhân dân Việt nam có nhiêù sai lầm yếu kém chủ quan và VN cũng nhận thức được rằng “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, nhưng dù vậy, đối với Việt Nam, cội nguồn của những yếu kém sai lầm đó phần lớn lại đến từ những sai lầm, thói xấu phổ biến từ bên ngoài, nói khác đi, Việt nam chính là nạn nhân tệ hại của một thế giới lạc hậu sai lầm kéo dài, ngay cả hiện nay. Có lẽ chính vì có thể dựa trên những suy tư đó mà gần đây, mặc dù Việt nam không những không có những thành tích xuất sắc gì nhiều như mấy chục năm trước, thậm chí xã hội còn thể hiện sự kém cỏi và thoái hoá trông thấy, nhưng rất nhiều nước văn minh trên thế giới đã và đang tỏ rõ sự thông cảm, liên kết, nâng đỡ và thậm chí hỗ trợ Việt Nam khá nhiệt tình. Không phải ngẫu nhiên các nước lớn tư bản chủ nghĩa, như là Mỹ và Pháp chẳng hạn, gần đây lại ký kết hợp tác toàn diện và chiến lược với Việt Nam. Đây là dấu hiệu của một “suy tính chân thành thông minh” của các dân tộc văn minh trên thế giới.

Để đón nhận có hiệu quả bàn tay thân thiện mới này của thế giới văn minh, điều quan trọng đầu tiên là Việt nam đừng hiểu nhầm, rằng mình gần đây đã có nhiêù sự tài giỏi hay ho gì đã cuốn hút họ, mà nên hiểu là thế giới đã thấy được tiềm năng sức mạnh còn tiềm ẩn của Dân tộc Việt. ! Vì vậy để đón nhận được tinh thần và nội dung hợp tác có hiệu quả của các nước văn minh trên thế giới, điều quan trọng đặc biệt là Việt nam cần rất cương quyết từ bỏ những tư duy và thể chế lạc hậu vốn bị mê muội vận dụng lâu năm của mình (tức thể chế “Đảng chủ” xuất sứ CN Mác - Lê), mà cần rất khiêm tốn, thực sự cầu thị, học hỏi những mặt tốt (công nghệ thực hiện) của các thể chế Dân chủ tự do bình đẳng nhân quyền, công khai minh bạch trên thế giới. Tóm lại, muốn hội nhập tốt và tiếp nhận sự giúp đỡ hỗ trợ có hiệu quả của thế giới văn minh, thì bản thân người Việt Nam mình, Đảng lãnh đạo của mình cũng phải tự “Đột phá bản thân”, dừng tiếp tục lầm lẫn tự phụ về mục tiêu nữa để tương thích tối đa (có cùng công nghệ) với các đối tác thân thiện văn minh trên thế giới ! Đây chính là cơ hội vàng của Việt Nam. Hy vọng rằng niềm thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm noi theo tấm gương vô song của Người sẽ giúp tất cả chúng ta “Đột phá” được chính mình để cùng đưa dân tộc vươn tới xứng đáng với truyền thống vinh quang của cha ông chúng ta.

Vũ Duy Phú

Phụ lục: 

Kính gửi Ông Obama và nguyên thủ các nước có liên quan 

Với sự kính trọng đặc biệt, tôi xin trình bầy với các ông một việc như sau.

Hồ Chí Minh, với “Luận cương cách mạng dân tộc dân chủ” (không theo đường lối Quốc tế Cộng sản) nên đã bị Stalin cử cán bộ cộng sản chính hiệu của mình đến tịch thu tài liệu, sau đó với Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp năm 1946 theo mô hình của Pháp và Mỹ, và Chính phủ đa nguyên, đa đảng được lập ra lần đầu tiên ở VN, sẵn sàng gia nhập Liên hiệp Pháp, điều đó khẳng định rằng, Hồ Chí Minh – Việt Nam, nếu không bị Pháp với sự giúp sức của Mỹ xâm lược trở lại (1946), thì Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đã là một nước theo đường lối Tự do Dân chủ Cộng hoà, Nhân quyền đa nguyên, không bị rơi vào quỹ đạo Nga Xô và Trung cộng (vì năm 1949 mới ra đời). Mọi sự rắc rối, nhầm lẫn tệ hại và tai hoạ khủng khiếp xẩy ra ngay sau thắng lợi cách mạng 1945 và cho đến tận hôm nay là do sai lầm chiến lược tệ hại của Mỹ và Pháp đối với Việt Nam từ thủa ấy! Vì bị buộc phải dựa và Nga Xô và Trung cộng để bảo vệ nền độc lập non trẻ, tức là bị buộc phải dựa vào những chế độ độc đảng toàn trị mất dân chủ, nên cuối cùng VN đã buộc phải bị động từ bỏ mục tiêu trở thành một nước tự do dân chủ đa nguyên (để từ đó có thể thật sự hoà cùng trào lưu văn minh thế giới), đã buộc phải bị động trở thành một nước độc đảng toàn trị như đã thấy . . .nên đã vấp rất nhiều sai lầm, khuyết tật, như đã và đang xẩy ra. Nay việc khắc phục những tư duy và thói quen sai lầm đã kéo dài ăn sâu đến tận từng người dân của VN là hoàn toàn không phải dễ, cần có thời gian, và theo tôi trách nhiệm tinh thần và nhân đạo của Pháp và Mỹ, chừng mực nào đó còn là của cả nước Nga tiến bộ hiện nay, và nhiều đồng minh của Mỹ tham chiến tàn sát nhân dân VN, đối với câu chuyện này vẫn còn rất nặng nề, không thể thoái thác!.(Ai cũng biết rằng, do có cuộc chiến tàn phá khốc liệt tại Việt Nam mà nhiều nước đã được dịp phát triển kinh tế như một hệ quả liên đới và ngẫu nhiên ! )

Trong khi ở Syry, chính quyền đương thời thối nát bị nhân dân một nửa nước nổi lên chống lại, đấy là việc của nội bộ nước họ, (theo tôi, ông Alasat phải từ chức là hợp lý nhất), vậy mà đông đủ các nước phát triển, trong đó có Pháp và Mỹ đang cố sức giúp gỡ rối cho họ (tuy việc đó là cần thiết). Còn đối với Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay, Trung quốc- một nước lớn gấp VN gần mười lăm lần, lại cùng là uỷ viên Hội đồng bảo an với Mỹ, Pháp, Anh và Nga, đang làm bao điều sai trái với luật pháp quốc tế, rất thất nhân tâm vô nhân đạo đối với nhân dân VN, với nước VN, tạo quan hệ rất bất công, nguy hiểm giữa 2 nước thành viên LHQ, thì các ông gần như bỏ mặc, hoặc gần như “trung lập” giữ gìn quan hệ ! Hoặc là lên tiếng giúp đỡ cho phải phép !

Trong khi việc sử dụng vũ khí hoá học ở Syri mới đang là hiện tượng đáng nghi ngờ (tháng 5 trở về trước), thì thế giới đã lo lắng đến mức đe doạ thẳng tay trừng phạt (việc đó có thể là cần thiết) , còn hậu quả đau thương tàn khốc do hàng ngàn tấn vũ khí hoá học đã công khai, nhẫn tâm trải xuống Việt Nam và còn đang gây hậu quả thảm hại thì lại bị thế giới văn minh coi là chuyện đã qua !

Tôi thấy những điều đó là rất bất công. Tôi xin khẩn thiết kiến ghị với các ông, hãy vì chuộc lại sai lầm cũ của mình đối với nhân dân Việt nam mà ra tay ngăn cản thực sự trước sự lấn át, chèn ép và xâm lược, trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc đối với Việt nam. Đây không chỉ là sự rửa tội lỗi lầm nhân đạo và sai lầm chiến lược rất lớn trước kia của thế giới văn minh đối với Việt Nam, mà còn là trách nhiệm của những Uỷ viên Hội đồng bảo an của LHQ trước những hành động sai trái rất rõ ràng với luật pháp quốc tế của một thành viên quan trọng trong tổ chức này!

Tôi vẫn ghi nhớ những câu nói bất hủ trong các diễn văn của Ông Obama, như có lần ông đã nới: "An ninh lâu dài của chúng ta sẽ có được không phải từ khả năng gây ra nỗi sợ hãi đối với các dân tộc khác mà thông qua khả năng đáp ứng niềm hy vọng của họ. Và công việc đó sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua sức mạnh của sự chính trực và nhân phẩm của người dân Mỹ". Hoặc trong diễn văn đầu năm 2013: “Trên hết, Mỹ cần phải tiếp tục là ngọn hải đăng cho tất cả những ai tìm kiếm tự do trong thời kỳ thay đổi mang tính lịch sử này”. Việt Nam đấu tranh kiên cường mấy chục năm nay để dành lấy quyền tự do thật sự trong ngôi làng toàn cầu, mà đến nay vẫn chưa đạt được. Vì vậy, tôi không chỉ nhìn lên phương Bắc để hy vọng vào những trái tim con NGƯỜI còn đang hiện hữu nơi đó, mà cũng đồng thời đang hướng về các nước phát triển, trong đó dẫn đầu là nước Mỹ, như là hướng về những ngọn hải đăng cho niềm hy vọng của đất nước mình.

Tôi xin mạn phép nhắc các Ông cần quan tâm nhiều hơn đến sự hung hăng quá trớn mất cả lý trí lẫn xúc cảm của Trung Nam Hải, không chỉ vì quyền lợi của riêng Việt Nam, mà là vì nền hoà bình và công lý chung trên thế giới, vì tương lai của toàn thể Loài người những thế kỷ sắp tới trên hành tinh. Tôi cũng xin nhắc lại những lời bàn rất chí lý của nhiều công dân chính trực của nước Mỹ nói với ông, rằng ông đã cam kết quá mạnh mẽ với những thứ còn mơ hồ, như vũ khí hạt nhân của Ỉran, của Triều tiên, vũ khí hoá học của Syri . . .nhưng ông lại rất e dè trước những biểu hiện vô luân, vi phạm luật pháp quốc tế rảnh rành tại Đông Nam Á và một số nơi khác. Người dân Mỹ cũng đã bàn thảo với ông rằng, đối với sự nghiệp bảo vệ lòng chính trực và công bằng của công dân Mỹ và của các nước, đặc biệt là bênh vực và bảo vệ các nước nhỏ yếu, thì 1+1+1+1 sẽ lớn hơn 4 rất nhiều. Tôi thật bất nhã khi nhắc lại những điều trên với một Tổng thống đã nhiều năm và hiện vẫn là nhân vật số một trong danh sách những người tài năng nổi tiếng nhất của thế giới. Sở dĩ tôi dám mạnh dạn như vậy, là bởi vì tôi rất tin ở trí tuệ khá đặc biệt và trái tim nhân hậu của ông, người mà tôi vẫn nhiệt tình ủng hộ bằng thư từ qua lại ngay từ những ngày ông còn đang vận động tranh cử để trở thành tổng thống nước Mỹ vĩ đại.

Xin gửi tới các ông lời chào rất kính trọng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5, năm 2013

Vũ Duy Phú, một công dân hành tinh.

TB: Xin phép ông cho công bố bức thư ngỏ này trên trang mạng của tôi.

Tôi nghĩ rằng, cùng với việc thừa nhận lãnh đạo và nhân dân Việt nam có nhiêù sai lầm yếu kém chủ quan và cũng nhận thức được “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, nhưng dù vậy, đối với Việt Nam, cội nguồn của những yếu kém sai lầm đó phần lớn lại đến từ những sai lầm, thói xấu phổ biến từ bên ngoài, nói khác đi, Việt nam chính là nạn nhân tệ hại của một thế giới lạc hậu sai lầm kéo dài, ngay cả hiện nay. Có lẽ chính vì có thể dựa trên những suy tư đó mà gần đây, mặc dù Việt nam không những không có những thành tích xuất sắc gì nhiều như mấy chục năm trước, thậm chí xã hội còn thể hiện sự kém cỏi và thoái hoá trông thấy, nhưng rất nhiều nước văn minh trên thế giới đã và đang tỏ rõ sự thông cảm, liên kết, nâng đỡ và thậm chí hỗ trợ Việt Nam khá nhiệt tình. Không phải ngẫu nhiên các nước lớn tư bản chủ nghĩa, như là Mỹ và Pháp chẳng hạn, gần đây lại ký kết hợp tác toàn diện và chiến lược với Việt Nam. Đây là dấu hiệu của một “suy tính chân thành thông minh” của các dân tộc văn minh trên thế giới.

Để đón nhận có hiệu quả bàn tay thân thiện mới này của thế giới văn minh, điều quan trọng đầu tiên là Việt nam đừng hiểu nhầm, rằng mình có nhiêù sự tài giỏi hay ho gì đã cuốn hút họ, mà nên hiểu là trái lại ! Vì vậy để đón nhận được tinh thần và nội dung hợp tác có hiệu quả của các nước văn minh trên thế giới, điều quan trọng đặc biệt là Việt nam cần rất cương quyết từ bỏ những tư duy và thể chế lạc hậu vốn bị mê muội vận dụng lâu năm của mình (tức thể chế “Đảng chủ” xuất sứ CN Mác - Lê), mà cần rất khiêm tốn, thực sự cầu thị, học hỏi những mặt tốt (công nghệ thực hiện) của các thể chế Dân chủ tự do bình đẳng nhân quyền, công khai minh bạch trên thế giới. Tóm lại, muốn hội nhập tốt và tiếp nhận sự giúp đỡ hỗ trợ có hiệu quả của thế giới văn minh, thì bản thân người Việt Nam mình, Đảng lãnh đạo của mình cũng phải tự “Đột phá bản thân”, dừng tiếp tục lầm lẫn tự phụ về mục tiêu nữa để tương thích tối đa (có cùng công nghệ) với các đối tác thân thiện văn minh trên thế giới ! Đây chính là cơ hội vàng của Việt Nam. Hy vọng rằng niềm thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm noi theo tấm gương vô song của Người sẽ giúp tất cả chúng ta “Đột phá” được chính mình để cùng đưa dân tộc vươn tới xứng đáng với truyền thống vinh quang của cha ông chúng ta.
Vũ Duy Phú

Khủng hoảng và chính sách chuyển trục


Tháng 11-2012 Do Thái tấn công Hezbollah 4 ngày trước cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 21 tại Cam Bốt. Báo chí Hoa Kỳ đăng tít lớn về tình hình chiến sự khiến chuyến đi của Tổng Thống Obama sang vùng Thái Bình Dương bị mờ nhạt, và Ngoại Trưởng Clinton phải gấp rút rời Đông Nam Á để tìm một giải pháp hòa bình ở Trung Đông.
Tháng 10-2013 Tổng Thống Obama lại phải huỷ bỏ kế hoạch tham dự Hội Nghi Thượng Đỉnh APEC và Đông Á bởi khủng hoảng ngân sách nhà nước và mức trần nợ công.
Các cuộc khủng hoảng xảy ra liên tiếp vào mỗi dịp họp Thượng Đỉnh khiến các nước vùng Đông Nam Á quan ngại liệu
08C9CDCA-93F0-372D-DC3FD21B45F47F5B_1
Hoa Kỳ có đủ quyết tâm và năng lực để chuyển trọng tâm sang vùng Thái Bình Dương trong hoàn cảnh chính trị nội bộ chia rẽ và ngành ngoại giao tiếp tục bị cuốn hút vào khu vực Trung Đông: nền an ninh của Do Thái, khủng bố Hồi Giáo, nội loạn tại Ai Cập – Syrie, hậu quả của Mùa Xuân Ả Rập và chính sách đối với Iran.
Những quốc gia không dính líu trực tiếp hay không có tranh chấp tức thời với Trung Quốc đã trải thảm đỏ để tiếp đón các nhà lãnh đạo Bắc Kinh: Indonesia ký hợp tác thương mại lên đến 30 tỷ USD; Mã Lai nâng tầm liên hệ với Hoa Lục lên đối tác chiến lược toàn diện; Thủ Tướng Lý Khắc Cường được trao vinh dự hy hữu phát biểu trước Quốc Hội Thái Lan.
Những tuyên bố của Ngoại Trưởng Kerry rằng Hoa Kỳ không hề thay đổi lập trường đối với vùng Đông Nam Á trở nên chiếu lệ và thiếu thuyết phục vì không có hành động cụ thể đi kèm, nhất là khi nhiều quan sát viên đã nhận xét chính ông Kerry am hiểu tình hình Âu Châu và Trung Đông nhiều hơn đối với Á Châu.
Trước đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel đã công du nhưng chỉ sang Đông Bắc Á nhằm thắc chặc quan hệ quân sự với Nhật Bản và Nam Hàn tức hai đồng minh cột trụ mà Hoa Kỳ không thể bỏ quên. Nên nhớ rằng ông Hagel chỉ là một Bộ Trưởng Quốc Phòng yếu, vì mới hồi tháng 01-2013 ông suýt bị Quốc Hội đánh văng khỏi chức vụ bởi vài lời tuyên bố không có lợi cho Do Thái khi ông còn là Thượng Nghị Sĩ.
Ai cũng biết muốn phá vỡ một chính sách chiến lược không lúc nào bằng giai đoạn phôi thai khi các nước liên minh còn chưa tin cậy lẫn nhau, vào lúc ngân sách cùng nhân sự chưa bén rễ nên còn thiếu tổ chức chu đáo.
Âu Châu và Do Thái là hai đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ chẳng những không xem Trung Quốc như mối đe doạ chiến lược (do khoảng cách địa lý quá xa) nhưng trái lại đây còn là đối tác kinh tế đầy triển vọng, cho nên các thế lực này không hề muốn thấy căng thẳng Mỹ-Trung làm ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Việc Hoa Kỳ can thiệp vào tranh chấp biển Đông chẳng những không cần thiết mà còn tổn hại đến quyền lợi của họ.
Còn về quốc phòng Hải và Không quân Mỹ hậu thuẫn chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương do tăng thêm ngân sách (trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn) trong lúc Lục Quân sẽ bị cắt giảm mất ưu tiên như trong thời gian chiến tranh Iraq và Afghanistan. Các chuyên viên hàng đầu trong ngành ngoại giao cũng phải thăm dò liệu chính sách chuyển trục có giữ được mối quan tâm ở cấp bực cao nhất (tức là Tổng Thống và Bộ Trưởng) trước khi họ tìm thay đổi nhiệm sở sang Á Châu.
Cho nên chính sách đối với Đông Nam Á chỉ vừa xúc tiến đã gặp quá nhiều trở ngại nhất là chỉ trong hai năm nữa ông Obama sẽ trở thành “vịt què” (lame duck president) do không thể tiến hành một kế hoạch quan trọng nào mới vì sắp mãn nhiệm kỳ. Kế tiếp ngoại trừ trường hợp bà Clinton đắc cử Tổng Thống thì không có một chính trị gia hàng đầu nào của Mỹ hiện tỏ vẻ sốt sắng với chiến lược chuyển trục sang Thái Bình Dương.
Trước những dấu hiệu như vậy các nước Phi Luật Tân và Việt Nam vốn chịu áp lực trực tiếp từ Trung Quốc không khỏi xét lại những phương án hiện thời: hoặc nhân nhượng để chấp nhận thua thiệt đối với Hoa Lục; hay quyết tâm bảo vệ lập trường cho dù đơn độc; hoặc tìm thêm hậu thuẫn từ Úc, Ấn Độ và Nhật Bản nhằm quốc tế hoá tranh chấp khu vực.
Riêng có thêm một chọn lựa khác bắt nguồn từ Do Thái: mỗi khi người Do Thái nhận xét rằng Mỹ tỏ thái độ do dự ở Trung Đông thì họ không ngần ngại khuấy động một cuộc khủng hoảng lớn để kéo lại sự chú ý của dư luận, báo giới và các chính khách Hoa Kỳ – với đe doạ là khủng hoảng có thể lan tràn ra khắp khu vực. Biện pháp này chẳng khác gì trong gia đình hay hãng xưởng đối với những người lớn miệng mồm lại nhận được nhiều quan tâm nhất.
Hoa Kỳ là siêu cường quốc tế nên lúc nào cũng bị chi phối từ nhiều mặt: khủng hoảng kinh tế Âu Châu; các vấn đề của Iran, Syrie, Ai Cập, Pakistan, Afghanistan, Bắc Hàn; quan hệ với Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề nội bộ khác. Phương án để Mỹ không quên lảng đối với biển Đông là khuấy động một cuộc khủng hoảng có chừng mực để chính quyền và dân chúng Hoa Kỳ cùng các đồng minh giật mình rằng nền an ninh và tự do hàng hải khu vực thật sự bị gián đoạn chớ không chỉ là giả thuyết.
Dĩ nhiên trong vai trò lãnh đạo đất nước thì phải vô cùng cẩn trọng vì đây là trò chơi với lửa, hoặc tệ hại hơn nửa có thể bị xem như đem vận mệnh của dân tộc đi đánh cuộc. Riêng trường hợp Do Thái có hai điểm mạnh mà Việt-Phi thiếu: một là ưu thế tuyệt đối về quân sự trong khu vực, và hai là hậu thuẩn hành lang rất mạnh trong chính trường Hoa Kỳ.
Nhưng không nên bỏ qua phương án tính toán này để khi đến lúc ngồi trên lửa thì không còn chọn lựa mà phải chơi với lửa – hoặc như chính Đặng Tiểu Bình đã nói trong thời kỳ tranh chấp Nga Hoa: có dám sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy.
© Đàn Chim Việt

Ulara Nakagawa - Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các Viện Khổng học (1)

Diên Vỹ chuyển ngữ
PHẦN 1: Tại sao có tên này
Khổng Tử: (511-479 Trước CN) Một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo và người sáng lập tư tưởng Nho giáo Trung Quốc (Tự điển Bách khoa Stanford).
Viện Khổng học: (2004- ) Những học viện công cộng phi lợi nhuận với mục đích quảng bá ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc ở nước ngoài. (Văn phòng Uỷ ban Quốc tế về Tiếng Trung Quốc)
Có gần 400 nghìn người trên 96 quốc gia đang theo học trong 369 lớp Khổng giáo tại 322 Viện Khổng học về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc - một quốc gia châu Á đang được mọi con mắt đổ dồn vào khi nó đang trên con đường bước lên vị trí đại cường quốc của thế kỷ 21. Quyền lực ngày càng cao của Trung Quốc rõ ràng là một trong những nguyên nhân chính khiến mọi người xem những Viện Khổng học trở thành một khởi xướng đầy hấp dẫn của quyền lực mềm. Nhưng cũng có những quan điểm thú vị gắn liền với những học viện này mà tôi sẽ đề cập đến qua loạt bài viết này.
Ví dụ như, cần thừa nhận một điều mỉa mai nhưng cũng quan trọng rằng chẳng có tí liên hệ gì giữa nhà triết học Khổng Tử xa xưa của Trung Quốc mà khởi xướng này đã mượn tên và bản thân các học viện trên. Đây là điều mà Daniel Bell, tác giả của cuốn Thuyết Khổng Giáo Mới của Trung Quốc: Chính trị và Đời sống Thường nhật trong một Xã hội Đổi thay, đã nhắc nhở tôi khi tôi đề cập đến chủ đề này: "(Viện Khổng học) chủ yếu nhằm đào tạo ngôn ngữ hơn là quảng bá giá trị Khổng giáo."
Thế thì tại sao lại có cái tên này? Tôi đã nhờ một trong những cố vấn chính trong loạt bài này, Don Starr thuộc Đại học Durham, để làm sáng tỏ phần nào vấn đề này.
Không thể gọi là "Học viện Mao Trạch Đông"
Don Starr đã nói với tôi rằng khi nói về những tổ chức văn hoá quốc gia trên thế giới, chúng thường muốn được nhận diện bởi danh xưng của quốc gia ấy (Quỹ Nhật Bản, Hội Đồng Anh) hoặc một nhân vật văn học nổi tiếng (Việt Goethe của Đức, Hội Dante Alighieri của Ý), có nghĩa là trong ngữ cảnh này, quyết định của Trung Quốc cũng chẳng có gì khác thường.
Tuy nhiên ông cũng nói rằng ban đầu các nhà quan sát Trung Quốc đã đặc biệt bất ngờ về cái tên Viện Khổng học vì "Khổng Tử từng bị các trí thức Trung Quốc và Đảng Cộng sản đả phá trong hầu hết thế kỷ 20."
Nhưng ông cũng nói thêm rằng giờ đây ông tin rằng cái tên này là một lựa chọn rất tốt, hầu như bởi vì những gì nó chưa mang lại hơn là những gì nó đã mang lại.
Ví dụ như, ông nói, nếu nó được gọi là Quỹ Trung Quốc (hoặc cái gì đấy tương tự), nó có thể làm dấy lên vô số những vấn đề nhạy cảm khó gỡ chung quan danh xưng của quốc gia: "Đã có sự lẫn lộn giữa hai Trung Quốc và Đài Loan. Ví dụ như China Airlines là của Đài Loan - Cộng Hoà Trung Hoa. Vì thế nếu dùng "Trung Quốc," mặc dù Trung Quốc lục địa sẽ tuyên bố chỉ có một Trung Quốc, tuy nhiên trên thực tế, cũng có những người khác tự nhận là Trung Quốc."
Ông nói rằng vì người dân tại Đài Loan, Hồng Kông và Singapore nhìn chung đều vui sướng ngưỡng mộ Khổng Tử, quyết định dùng tên của nhà tư tưởng này hầu như "là điều liên kết những Hoa Kiều... chứ không phải chia rẽ."
Vậy nếu dự định dùng tên của một nhân vật văn hoá, tại sao lại chọn Khổng Tử? Một lần nữa, là vì những gì cái tên không có hơn là những gì nó đang có. Starr giải thích: "Tôi cho rằng tên tuổi, thương hiệu đã thành công trong phạm vi khi chẳng còn những cái tên nào có vẻ tốt hơn. Bạn có thể cho rằng, chắc chắn ta có thể tìm ra được một cái tên tốt hơn thế nữa. Nhưng một khi bạn bắt tay vào suy nghĩ, điều này rất khó."
Ví dụ như ông cho rằng trong khi có một cái tên có thể nảy ra ngay trong đầu mọi người là 'Học viện Mao Trạch Đông, hoặc tương tự như thế," nhưng đơn giản là nó "không phù hợp."
Một thương hiệu toàn cầu
Thêm vào đấy, Starr nói rằng trên thực tế Khổng Tử là một trong vài thương hiệu toàn cầu mà Trung Quốc có được. Ông nói đối với đa số người phương Tây, Khổng Tử thường được liên hệ đến việc học hỏi và những triết lý chung, và vì thế nó hợp với các học viện và mục đích của chúng về mặt thương hiệu.
Trong khi đó ở Trung Quốc, bất chấp chỉ trích trong lịch sử đối với Khổng giáo, khái niệm này vẫn luôn được thừa nhận về việc nhấn mạnh vào học hỏi và bình đẳng trong học hỏi - những nguyên tắc mà chính quyền hiện tại nói rằng họ muốn được triển khai rộng rãi.
Còn những giá trị khác? Theo Starr, những phong trào khác như Chủ nghĩa Marx vốn từng rất phổ biến trong quá khứ tại Trung Quốc, giờ đây "là một khuôn

Ulara Nakagawa - Quyền lực mềm của Trung Quốc: Các Viện Khổng học (2)

Diên Vỹ chuyển ngữ

PHẦN 2: Khổng giáo quay lại
Là một phần giới thiệu của loạt bài văn hoá đang diễn ra về quyền lực mềm của Trung Quốc và các Viện Khổng học, tôi đã đề cập về thực tế rằng thật sự có rất ít liên hệ giữa vị triết gia Trung Quốc Khổng Tử cổ xưa và các Học viện Khổng học, (mặc dù trên khía cạnh thương hiệu, cái tên này dường như đã có hiệu quả trong nhiều mức độ).
Tuy nhiên, cũng đã có một sự hồi phục thú vị về mối quan tâm về Khổng giáo tại Trung Quốc, một chuyển đổi có thể dẫn đến việc thay đổi hình ảnh của quốc gia này.
"Đầu tháng trước, biểu tượng nổi bật nhất tại Bắc Kinh là một bức tượng Khổng Tử cao chín mét tại Quảng trường Thiên An Môn. Như bạn biết, Quảng trường Thiên An Môn hầu như là một vị trí chính trị thiêng liêng và nơi duy nhất tại Bắc Kinh hầu như đông cứng trước thời gian trong ba thập niên qua. Thực tế việc họ đặt nó ở đây cho thấy rằng chính quyền đang tiến gần hơn nữa đến việc chính thức đón nhận Khổng giáo."
Đấy là những gì Daniel Bell, tác giả của cuốn Thuyết Khổng Giáo Mới của Trung Quốc: Chính trị và Đời sống Thường nhật trong một Xã hội Đổi thay, đã nói với tôi khi tôi hỏi ông về sự hồi phục của tư tưởng Khổng giáo ở Trung Quốc đương đại. Bell, người đang sống tại bắc Kinh và dạy môn triết tại trường Đại học Thanh Hoa, đã giải thích rằng đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về mối quan tâm mạnh mẽ đối với Khổng giáo tại Trung Quốc trong hai thập niên qua. Theo Bell, đúng là trong mười năm qua việc này đã thật sự tăng trưởng nhiều.
Thật thú vị khi tôi thấy một nhân vật mà trong hầu hết thế kỷ qua từng bị giới trí thức và Đảng Cộng sản đả kích giờ đây lại được đón nhận rộng rãi trong nước.
Vậy Khổng giáo đang được khuyến khích và lan toả tại Trung Quốc bằng cách nào nữa? Theo Bell, điều này đang xảy ra trên nhiều phương diện trên toàn quốc, bao gồm cả hệ thống giáo dục quốc gia. Ông lưu ý rằng ví dụ như những điển tích của Khổng giáo đang được dạy nhiều hơn trong các lớp học trên cả nước. "Ước tính có ít nhất là 10 triệu học sinh đang học các điển tích Khổng giáo một cách nghiêm túc," ông giải thích.
Những cộng đồng Khổng giáo "thử nghiệm"
Trong khi đó, cũng đã có những thử nghiệm, ví dụ như cộng đồng "thử nghiệm" tại tỉnh An Huy, nơi các công dân về cơ bản được khuyến khích sống theo các nguyên tắc Khổng giáo, (đặc biệt nhấn mạnh về tính hiếu thảo và tầm quan trọng của giáo dục, vân vân). Bell tin rằng nếu những thử nghiệm này sẽ thành công, chúng có thể được dùng làm khuôn mẫu cho các cộng đồng Khổng giáo khác trên khắp Trung Quốc. "Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và hiện có nhiều thử nghiệm đang được tiến hành và nếu chúng thành công tại một tầng lớp, chúng có thể được nhân lên ở các tầng lớp khác trên toàn quốc."
Sự hồi sinh này cũng đang được thúc đẩy bởi các cá nhân, Bell nói, đưa ra ví dụ về một cựu sĩ quan công an Trung Quốc tại Bắc Kinh, người từng bắt đầu đọc các điển tích Khổng giáo - và giờ đây đã trở thành một nhà giáo toàn thời gian chuyên phổ biến Khổng giáo trong hệ thống giáo dục.
Việc này cũng đang xảy ra tại các thành phần khác nhau trong chính quyền, ông nói, "đặc biệt là tại những nơi như Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử, nơi người dân tự hào về di sản Khổng Giáo của họ." Và, Bell bổ xung, nó còn được đưa vào hệ thống giáo dục xã hội Trung Quốc. "Tôi đã tham dự những hội nghị về giáo dục xã hội nơi họ thường dùng những giá trị Khổng Giáo... mà không thực sự gọi tên thật của nó."
Lý do phía sau của việc hồi sinh này là gì? Theo Bell, có rất nhiều nguyên nhân.
Tốt hơn Phật giáo
Về mức độ chính trị - vốn rõ ràng nhất - Bell giải thích rằng trong khi Trung Quốc vẫn được xem là một quốc gia cộng sản hoặc Marxist, "chẳng còn ai ngoại trừ những cụ già cách mạng còn tiếp tục tin vào chủ nghĩa Marx." Điều này đã dẫn đến một hiện tượng "khủng hoảng về tư tưởng chính danh" vốn làm nổi bật câu hỏi: "Chủ nghĩa Marx sẽ là gì, nếu không bị thay thế, thì ít nhất cũng được hỗ trở bởi cái gì?"
Đối với một số người, dân chủ cấp tiến Tây phương dường như là câu trả lời "có thể" cho tình cảnh hiện tại, nhưng theo Bell, vì mức độ tự hào về văn hoá ở Trung Quốc, người ta thường từ chối một khuôn mẫu chính trị kiểu phương Tây, "không chỉ chính quyền mà còn cả những nhà cải cách xã hội, các nhà chỉ trích và sinh viên trẻ đều đang tìm kiếm thêm nhiều những giá trị truyền thống riêng của Trung Quốc" - ví dụ như Khổng giáo. Bell nói thêm rằng rất quan trọng để nhớ rằng những thế hệ mới này không chỉ đơn giản "mù quáng đi theo" những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà còn rút tỉa từ những truyền thống này để tìm cách giải quyết những khó khăn chính trị hiện tại ở Trung Quốc.
Trong khi đó, trong thành phần xã hội, Khổng giáo cũng được đón nhận để đề cập đến sự suy yếu về trách nhiệm xã hội mà chủ nghĩa tư bản đem lại, Bell cho biết. Ông nói rằng tư tưởng Khổng giáo, về khía cạnh này, có thể đưa ra nhiều khả năng về giải pháp xã hội so với Phật giáo và Thiên Chúa giáo, vốn thường chú trọng nhiều về việc phát triển đời sống tinh thần cá nhân hơn là xã hội.
"Khổng giáo còn hơn là một cuộc sống tốt đẹp trong quan hệ xã hội, và với đức tính của một thành viên trong những quan hệ xã hội khác nhau, điều này đưa đến những trách nhiệm xã hội nhất định," ông giải thích. "Và vì thế Khổng giáo là một nguồn lực đương nhiên để nghĩ đến việc phát huy trách nhiệm xã hội trong thời đại của chủ nghĩa cá nhân - vốn thịnh hành trong đa phần các xã hội tư bản hiện nay." Vì thế, tư tưởng Khổng giáo đơn giản có hiệu quả tốt trong sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của Trung Quốc.
Cuối cùng, về mức độ tư tưởng, sự đi lên về vị thế trên thế giới của Trung Quốc đang làm nảy ra việc nhìn lại những giá trị truyền thống cũ. "Giờ đây kinh tế Trung Quốc đang tương đối tốt đẹp so với nhiều quốc gia khác, người ta nói rằng 'hượm đã, có thể là truyền thống của chúng ta đã đóng góp vào việc này.'" Và đấy là lúc Khổng giáo bước vào khung cảnh, và nó có thể được liên hệ đến niềm tự hào văn hoá.
Với việc sống lại của Khổng giáo ở Trung Quốc, liệu các Viện Khổng học thực sự bắt đầu đón nhận và quảng bá những giá trị Khổng giáo trên toàn thế giới? Tiếp theo, tôi sẽ tìm hiểu điều này có thể xảy ra như thế nào, và nếu đúng như thế, tại sao nó lại là một điều tốt.
(còn tiếp)
mẫu kiểm soát xã hội... thật sự kém hiệu quả. Tôi nghĩ trên quan điểm của người Trung Quốc, Khổng giáo thì hợp lý hơn và giới lãnh đạo Trung Quốc muốn nhấn mạnh giá trị của nó."
Liệu có phải chỉ nhờ cái tên mà Khổng Tử đã được chọn để đại diện cho Trung Quốc trước thế giới, hay đây thật sự là một lựa chọn tốt nhất, không còn nghi ngờ gì rằng các học viện này là những chiến thuật về quyền lực mềm thành công nhất của của đất nước. Mặc dù kế hoạch ban đầu của Văn phòng Uỷ ban Quốc tế về Tiếng Trung Quốc (hoặc Hán Ban) chuyên cấp ngân sách cho các học viện, là chỉ thiết lập 100 cơ sở trên toàn thế giới vào năm 2010, mục tiêu này đã nhanh chóng được thay đổi thành 500 khi các học viện hoạt động tốt hơn mong đợi.
Tôi sẽ điểm qua những nguyên nhân khiến chúng thành công trong bài sau.

Anh Gấu Phạm - Hoàng tử và Đại tướng (4)

Anh Gấu Phạm
Theo FB Anh Gấu Phạm
Khoảng ngày 10 tháng Tám năm 1998, nhóm của Khanh và John cùng các người bạn học từ trường Luật của John là Kenan, Kevin và nhiếp ảnh gia là Robert đã đến Việt Nam. Họ đi thành các nhóm, nói theo ngôn ngữ của Điện Biên Phủ là các mũi giáp công, riêng rẽ với Khanh tới Sài Gòn trước còn John và những người kia đi tới Hà Nội. Nhóm của John mang theo đầy đủ các dụng cụ chèo thuyền và cả thuyền kayak nhãn hiệu Featherlight loại có thể gấp gọn được. Khanh từ Sài Gòn ra và đến ở tại một gia đình mà thời gian trước từng cho gia đình anh thuê nhà phía mạn Quảng Bá còn John và cả nhóm ở khách sạn Sofitel Metropole ở trung tâm khu phố tây. Họ thuê thêm một căn phòng dưới gầm cầu thang ngay lối cửa vào khách sạn để chứa những đồ đoàn cồng kềnh của nhóm.
Đầu tiên, Khanh đưa John cùng đến thăm dịch giả Dương Tường. Sau đó ba người cùng qua thăm nhà văn Hữu Mai. Ông Hữu Mai gọi điện ngay cho một vị là thư ký của Đại tướng. Vị này hứa sẽ cố gắng giúp đỡ thu xếp cuộc gặp và hẹn sẽ có câu trả lời trong vòng vài ngày. Ngay từ đầu Khanh đã nói với những vị hảo tâm địa phương là anh muốn cuộc gặp được thu xếp vào ngày cuối cùng họ ở Việt Nam là ngày 22 Tháng Tám. Lý do của việc này anh sẽ nói với tôi về sau.
Kế hoạch đã được khởi động và quyền định đoạt chiều hướng tiếp theo sẽ như thế nào không còn nằm trong tay họ nữa, nhóm đi ra khỏi Hà Nội để đi thuyền kayak trên sông. Điểm đến là Pác Bó – căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Tôi hỏi tại sao lại chọn Pác Bó - để nịnh người ta hả? Khanh trả lời là không phải thế mà vì Pác Bó là một trong hai địa điểm mà anh cho là đẹp nhất Việt Nam. Trên đường đi, do thời gian giờ chỉ là chờ đợi và vì vậy quá thừa thãi, nhóm bạn dừng lại ở Thái Nguyên ăn cơm rồi ở đó một đêm. Dọc đường đi có lúc cả đám dừng lại đi đái ở ven đường xong John chạy đi đâu mất mà không nói với ai cả. Hóa ra là John nhìn từ xa thấy có cái làng bên đường và tò mò muốn tìm hiểu đời sống của người dân ở đó nên đi vào xem. Tới Pác Bó, họ đi thăm cả hang Pác Bó và hang gì gần đó xưa đặt Bộ Tham mưu không đẹp bằng.

Hang Pak Bó
Họ mất cả ngày để lắp các thuyền kayak lên xong đêm đó Khanh thương lượng với bảo vệ của một trạm dịch vụ du lịch gần đó cho họ ngủ trộm qua đêm ở đó với chăn màn Khanh đã mua mang theo từ Hà Nội. Sáng sớm bảo vệ đã vào đánh thức họ dậy để giục họ đi trước khi các nhân viên của trạm đến làm việc có thể bắt gặp họ ở đó.

Suối Lê Nin
Mấy ngày sau cả nhóm đi thuyền dọc sông, có ngày đi được 7 km. Khanh kể là John là người ưa mạo hiểm tới mức mà nhiều lúc anh ấy chèo thuyền vượt thác khi mà những người khác chọn mang thuyền lên bờ đi bộ xuống. Tới cuối hành trình Khanh liên hệ với ông Tường ở Hà Nội và được cho biết là cuộc gặp của họ với Đại tướng đã được chấp thuận vào lúc 2h chiều ngày 22 tháng Tám đúng như Khanh đã yêu cầu.
Trở về Hà Nội cả nhóm lại đi tiếp đi Hạ Long nơi họ đến thăm “hang Sửng sốt, đảo Titov vân vân.” John rất quan tâm đến đời sống của dân nghèo Hạ Long và thường không bỏ lỡ dịp trò chuyện với ngư dân để hỏi thăm về đời sống con cái của họ. Anh hay hỏi nhiều về việc học hành, nghề nghiệp tương lai. Khanh nói anh nhận ra John là người rất thương trẻ con và thương người nghèo khổ. Khi đi bơi ở Hạ Long có chú bé con nhà ngư dân chỉ tay vào cái kính bơi của John hiệu gì đó đắt tiền John bỏ ra và cho ngay chú bé cái kính “giá 2-300 đô.”

John với cháu bé con ngư dân ở Hạ Long.
Trưa 22 tháng Tám, cả nhóm tập trung ở khách sạn Metropole. Theo kế hoạch sẽ có Khanh, John và Robert là nhiếp ảnh gia đi đến cuộc gặp. Đang kể Khanh bỗng sực nhớ ra điều gì và bảo để anh kể tôi nghe chuyện này:
“Anh biết đấy ở Việt Nam mình tay nào cũng có nào là vợ hai, nhân tình, bồ nhí, phòng nhì vân vân…Theo tôi là bởi vì tương lai nó mờ mịt quá không ai biết về sau rồi sẽ ra làm sao nên họ buộc phải có cái mà tiếng Anh gọi là redundancies – tức là như trong công nghệ cao thì là những cái hệ thống phụ trợ để nếu hệ thống chính hỏng thì còn có cái sau nó đỡ, tức là những cái kế hoạch hai, kế hoạch ba đấy.”
“Như anh biết thì kế hoạch một của chúng tôi là xin đi qua con đường chính thức với Đại sứ quán Việt Nam mà rồi không thành, và đi kiểu chui qua ông Hữu Mai thế này đã là kế hoạch hai, nhưng mà biết rõ cái kiểu Việt Nam mình là cái gì đi nữa đến phút cuối vẫn có thể thay đổi nên tôi vẫn chưa thật yên tâm. Bên nhà vợ tôi có một người anh họ tên Ân, tình cờ thế nào lại lấy vợ là cháu họ xa đằng nhà ông Giáp. Biết thế tôi mới dặn anh Ân là nếu như 2h chiều chúng tôi đến mà vì bất kỳ lý do gì cuộc gặp bất thành thì tới 4h chiều, nhờ anh chị xin phép gia đình trước, cho tôi và John được đi cùng hai xe máy với anh chị tới thăm ông Giáp với tư cách như người cháu trong gia đình. Đấy là cái kế hoạch ba dự trù của chúng tôi. Tôi nói với anh Ân là tôi không thể nào mà đưa Kennedy Con đến đây rồi lại về không mà không gặp được ông Đại tướng.”
Xuất phát từ khách sạn Metropole, họ cẩn thận không đi bằng taxi mà đi trên một xe có biển hiệu của làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân nơi anh Ân công tác. Họ lọt vào “tập đoàn cứ điểm” 30 Hoàng Diệu mà không gặp khó khăn gì. Họ được đón bởi một cô gái là chị Phạm Quỳnh Anh – nhìn danh thiếp cô Quỳnh Anh thấy ghi Ban Đối ngoại Khanh kể là anh thở phào nhẹ nhõm vì biết là cuộc gặp đã được phép chính thức. Các vị khách được dẫn vào phòng tiếp khách qua lối cửa sau nơi Lão Đại tướng và nhóm tùy tùng đã đứng chờ sẵn. Lúc đó là khoảng 2h chiều ngày 22 tháng Tám năm 1998.
“Có những ai ở trong phòng?”
“Có Tướng Giáp và cô Quỳnh Anh ngồi ở góc này với tôi và John còn ở góc xa có một nhóm khác trong đó có người mặc quân phục và sau này đọc báo thì biết chắc là có cả ông Dương Trung Quốc nữa. Họ cũng ghi âm và chụp ảnh nhưng tôi không biết giờ họ giữ tài liệu ở đâu. Có lẽ ông Quốc biết.”
“Tức là chỉ có anh và John với Cụ và cô Quỳnh Anh nói chuyện?”
“Đúng thế. Chỉ có ông Giáp và John nói còn cô Quỳnh Anh dịch. Tôi chỉ ngồi đó để bổ khuyết cho cô Quỳnh Anh khi cần. Cô Quỳnh Anh là con gái ông Phạm Văn Chương là người mà tới nay tôi cho là nói tiếng Anh hay nhất Việt Nam nên tiếng Anh cô cũng giỏi lắm.”
“Cụ với John ngồi thế nào?”
“Hai người ngồi cạnh nhau như tôi với anh đây. Ông Giáp rất rất thân mật. Thỉnh thoảng để nhấn mạnh điều gì ông còn vỗ vào đùi John.”
“Cuộc gặp kéo dài bao lâu?”
“Khoảng một tiếng rưỡi. Nhưng tôi phải nói với anh là tôi rất ngu ở chỗ thế này. Khi đến cuộc hẹn thì tôi vẫn cứ có cái tâm lý là đang đi làm chui nên tôi dặn John là chỉ ngồi 1 tiếng thôi, xong là anh phải xin phép ông Giáp đi ngay, vì là tôi sợ là ngồi lâu rồi có ai biết chuyện nó thu mất cái băng ghi âm của tôi thì thành ra tay trắng. Đấy cũng chính là lý do mà tôi cố đẩy cuộc hẹn tới hôm trước ngày rời Việt Nam. John cũng xin phép đi nhưng ông Giáp cứ níu kéo lại trò chuyện. Nếu tôi mà biết trước là gặp thế là người ta đã cho phép rồi thì tôi đã để kệ cho họ ngồi với nhau mà không thúc giục.”
Một tiếng rưỡi sau bên khách xin phép Đại tướng ra về. Họ chụp chung với nhau một vài bức ảnh. Khanh nói Đại tướng đối xử với John rất gần gũi, rất thân thiện, và cởi mở. Ra về Khanh chạy về chỗ ở giấu cái băng ghi âm xong quay lại khách sạn Metropole cả nhóm gặp nhau để ăn mừng một điệp vụ đã hoàn thành xuất sắc. John vui mừng mang hết đồ đạc gửi trong kho ra phát cho nhân viên Metropole người áo, người mũ, người kính. Khanh bảo tôi là không hiểu còn nhân viên nào của Metropole giữ lại những món đồ kỷ niệm đó không.
Khanh và John ôm chào tạm biệt nhau để Khanh vào Sài Gòn rồi từ đó về lại Mỹ. Chắc chắn không ai trong họ biết rằng đó là lần cuối cùng trong đời mà họ gặp mặt nhau.

Chủ và khách
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét